Phủ định biện chứng trong việc xây dựng con người Việt Nam ngày nay

Lời mở đầu Trong chúng ta, ai cũng nhận thấy rằng con người đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa tạo hoá và xã hội. Từ xưa đến nay vấn đề con người luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của mọi người. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta ,xây dựng con người mới đang là chủ đề nóng bỏng. Con người cũ như thế nào? Tại sao và làm thế nào để xây dựng con người mới? “Xây dựng con người mới?” Đã có biết bao câu hỏi được đặt ra nhưng để trả lời câu hỏi đó rõ ràng không phải là điều đơn giản. Tìm được câu trả

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phủ định biện chứng trong việc xây dựng con người Việt Nam ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời cũng có nghĩa là chúng ta loại bỏ được những quan điểm , những tư tưởng cũ lạc hậu kìm hãm sự phát triển ;cải tạo ,bổ xung , hoàn thiện để xây dựng hệ tư tưởng mới phù hợp với thực tế đất nước .Từ đó rất nhiều khó khăn ,vưóng mắc trong quá khứ ,hiện tại thậm chí cả trong tương lai sẽ được giải quyết ; đồng thời mở ra những vấn đề mới ,những con đường mới đưa đất nước ta hoàn thành các mục tiêu đã đề ra .Đó là ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay. Phủ định biện chứng trong việc xây dựng con người Việt Nam ngày nay Nội dung 1. Lý luận chung: A-Phủ định biện chứng và các nội dung của nó Khái niệm: phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển là một khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới. Phủ định biện chứng có ba đặc trưng cơ bản, đó là tính kế thừa, tính khách quan và tính sáng tạo.Phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái bị phủ định.Trái lại để dẫn tới sự ra đời của cái mới ,quá trình phủ định biện chứng bao hàm trong nó nhân tố giữ lại nội dung tích cực của cái bị phủ định ,do vậy phủ định có tính kế thừa.Theo nghĩa đó phủ định đồng thời cũng là khẳng định . Lênin đã viết:’không phải sự phủ định sạch trơn,không phải sự phủ định không có suy nghĩ ,không phải là sự phủ định hoài nghi’...là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng.Đồng thời phủ định biện chứng là phủ định khách quan, nguyên nhân trực tiếp của qúa trình phủ định biện chứng nằm trong bản thân sự vật.Cùng với hai đặc trưng trên phủ định còn có tính sáng tạo: trong cái mới phát sinh những mặt, những nhân tố mới hoàn thiện hơn cái cũ. B- Những điều cần biết về con người xã hội chủ nghĩa nói chung. Con người xã hội chủ nghĩa là sản phẩm tổng hợp của các mối quan hệ xã hội đựợc hình thành trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. ‘Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt .Trong tính hiện thực của nó ,bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội’ (Mác và Ang-ghen toàn tập) Nxb CTQGHN-1995 Có 4 đặc trưng cơ bản của con người XHCN Con người XHCN là con người có ý thức và trình độ ,đồng thời có đủ điều kiện để thực hiện năng lực làm chủ của mình bởi lẽ con người XHCN đuợc giải phóng khỏi áp bức ,bóc lột và bất công ,các quan hệ xã hội ngày càng được đảm bảo ;chế độ XHCN là chế độ được thiết lập trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất hài hoà lợi ích cá nhân-tập thể-xã hội. Con người XHCN là con người sống có văn hoávà có tình người .Đời sống cá nhân của họ phong phú ,có điều kiện và khả năng phát triển tự do,toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần . Có tri thức ,địa vị cá nhân trong xã hội ,về tự do ,kỉ luật và trách nhiệm công dân. Con người XHCN là con người giàu lòng yêu nước ,yêu sự nghiệp các mạng , có tình yêu thương giai cấp và đồng loại. 2. Phủ định biện chứng với việc xây dựng con người Việt Nam ngày nay: Con người Việt Nam trong những thập kỷ 70-80 gần đây Đảng ta cho rằng con người XHCN ở Việt Nam là con người biết gắn bó lý tưởng độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội ,có đạo đức trong sáng ,có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, có năng lực tiếp thu tính hoa văn hoá của nhân loại; có ý thức cộng đồng, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại , có tư duy sáng tạo và tác phong công nghiệp .... Song trên thực tế con người Việt Nam chưa thực sự hoàn hảo như vậy.Do cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp kéo dài ,không những kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thái độ làm việc của rất nhiều công nhân viên chức nhà nước . Đó là thái độ ỷ lại, trông chờ vào người khác, không tự khai thác và phát huy năng lực của bản thân. Đó là cung cách làm việc thiếu tổ chức kỉ luật ,không nghiêm túc ...Tất cả những cái đó không chỉ làm cho năng suất lao động giảm ,chất lượng sản phẩm kém mà còn gây nên sự bất công trong lao động sản xuất, dẫn đến sự mất đoàn kết ,thiếu niềm tin vào nhau, vào cơ quan ,vào Đảng vào chính quyền. Không những thế ,sự xuất hiện một cách nhanh chóng ,sâu rộng của các yếu tố văn hoá ngoại lai cũng gây nên nhiều tác động tiêu cực . Cách sống tự do của người phương tây không phù hợp với lối sống và truyền thống của ta nhất là giơí trẻ . Hậu quả là nhân cách của nhiều người bị thái hoá .Các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý ,cờ bạc...đang xâm nhập vào ngõ ngách cuộc sống. Ma tuý không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân con nghiện là không phát triển hoàn thiện mình, chỉ tìm thoả mãn cơn nghiện bằng mọi cách như:trộm cắp, cướp giật ,thậm chí cả giết người mà còn ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội .Rồi cả những cô gái vì tiền ,đua đòi mà bán rẻ lương tâm,đạo đức của mình ...Tất cả những điều đó cần cho chúng ta phải xây dựng con người mới. B- Lý do cần xây dựng con người mới Con người của chúng ta luôn tồn tại những đức tính phẩm chất tốt đẹp tạo cho sự phát triển mọi mặt đời sống kinh tế,xã hội chính trị nhưng đồng thời mặt trái của nó cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển đó .Vì vậy trong mỗi giai đoạn phát triển chúng ta luôn cần sự đổi mới sao cho phù hợp với những điều kiện ,hoàn cảnh thực tế đất nước, khu vực và thế giới . Đất nước ta đang trong thời kì quá độ đi lên CNXH đây là thời kì đấu tranh quyết liệt về chính trị ,tư tưởng,kinh tế, xã hội , giữa giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác . Đất nước tuy đã dành được độc lập ,chủ quyền , các thế lực bị đánh đổ ,nhưng chưa bị xoá bỏ họ vẫn nuôi hi vọng giành lại những gì đã mất .Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội không đi qua chế độ TBCN là sư lựa chọn phù hợp với đặc điểm tình hình nước nhà và xu thế phát triển của thời đại . Từ tình trạng còn lạc hậu về kinh tế ,những tàn dư của chế độ cũ ,hậu quả của chiến tranh để lại còn nặng nề dù đã qua mấy chục năm ;chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ ,các thế lực thù địch luôn tìm cách bao vây phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta.Trong khi đó nước ta đang chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Nền kinh tế nước ta có rất nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước vì thế nên cơ hội kẻ thù xâm nhập vào nước ta là rất lớn .Cùng cới các thế lực phản động bằng diễn biến hòa bình chúng tìm các phá hoại công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội của ta, tìm cách khống chế ta về chính trị .Mà nội bộ nước ta còn có sự đan xen giữa các thành phần kinh tế ,các tầng lớp ,giai cấp có quyền lợi kinh tế khác nhau ,luôn có mâu thuẫn với nhau mặc dù chúng chưa bộc lộ ra ngoài một cách rõ ràng. Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn trên chúng ta còn có rất nhiều thuận lợi đó là :chính quyền nước ta ngày càng được củng cố, hoàn thiện, đất nước đang ở giai đoạn hoà bình; nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn ,tinh thần đoàn kết, cần cù trong lao động sáng tạo, cách mang khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với xu thế hoá quốc tế là thời cơ để đẩy mạnh phát triển của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay ta đã kết thúc chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá với mục tiêu tổng quát xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.Từ nay đến năm 2020 nước ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp tiên tiến. Từ phân tích trên chúng ta đã thấy được một môi trường kinh tế của nước ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai .Vì thế vị trí và vai trò của con người trong hoạt động của đất nước như thế nào? Như chúng ta đã biết con người luôn giữ vị trí trung tâm cho mọi hoạt động xã hội, nhà nước là của dân do dân và vì dân nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước đều xoay quanh các vấn đề con người, do đó con người có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế trong các giai đoạn hiện nay của đất nước. Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong số các nguồn lực ổn định , nó không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất mà còn là yếu tố hàng đầu quyết định của lực lượng của sản xuất xã hội. Hơn thế nữa nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của chủ thể trong quá trình lịch sử. Như vậy khi nói đến nguồn lực con người và vai trò của nó ,ta phải xem xét đến con người với tư cách chủ thể và tư cách khách thể của các quá trình kinh tế xã hội. Sự phát triển của con người quyết định mọi sự phát triển của xã hội . C-Phủ định biện chứng trong việc xây dựng con người Việt Nam, những yêu cầu cần thực hiện Theo nghĩa triết học, phủ định biện chứng với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay phải dựa trên con người cũ, quá trình đó có tính kế thừa, tính khách quan và tính sáng tạo . Quá trình phải xuất phát từ những yếu tố cũ của con người cũ, cải tạo phát triển chúng thành các yếu tố của con người mới. Phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn cái cũ mà là phủ định có tính kế thừa cái mới.Cái mới sinh ra mà không từ cái cũ thì cái mới không thể tồn tại được. Con người cũng vậy nếu không xuất phát từ một số yếu tố con người cũ còn tiếp tục tồn tại và phát triển ở con người mới cũng không thể nào hoàn thiện được. Dù vậy nhưng con người mới vẫn rất độc lập với con người cũ, theo quy luật tất yếu của cuộc sống ,con người luôn có những thay đổi dù lơn hay nhỏ nhưng thay đổi đến đâu đi chăng nữa thì họ vẫn luôn hướng theo yếu tố con người trước đó. Con người Việt Nam hiện nay phải là con người mang đầy đủ phẩm chất để đáp ứng nhu cầu của đất nước, tiếp tục tiến hành đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đó phải là con người có nhìn nhận đúng đắn về đường lối đổi mới, từ đó thấy được các chuyển biến tích cực và tìm ra các thiếu sót, sai lầm để tiếp tục hoàn thiện mình. Đồng thời với sự phát triển là sự phân công xã hội, sự phân hoá giàu nghèo, sự phân hoá giai cấp đó là xu hướng phù hợp với quy luật phát triển. Xu hướng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng lực và hiệu quả sản xuất nhưng cũng đồng thời nảy sinh các vấn đề thiếu sự công bằng xã hội. Con người đó phải có nhận thức về vai trò của văn hoá trong sự phát triển xã hội, có như vậy thì con người mới thực sự phù hợp với thời đại mới. D-Vai trò và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong xây dựng con người mới Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì thế vai trò của Đảng,Nhà nước là hết sức quan trọng. Đảng lãnh đạo bằng hệ thống đường lối,chủ chương,chiến lược...Còn Nhà nước tiến hành quản lý bằng hệ thống pháp luật, các chính sách, kế hoạch. Trách nhiệm của Đảng là phải đề ra hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện đất nước và con người, đạt hiệu quả cao. Còn nhà nước phải có trách nhiệm chỉ đạo đồng bộ trên các mặt: Nhà nước, Xã hội và lĩnh vực sự nghiệp. Đồng thời có biện pháp kết hợp phân bố hài hoà giữa đào tạo, sử dụng và việc làm cho các nguồn nhân lực trẻ.Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức phát triển tốt cho nguồn lực địa phương. Bên cạnh đó phải có các biện pháp đẩy lùi các tác động tiêu cực của cơ chế, của các nguồn văn hoá ngoại lai...xâm phạm đến nguồn nhân lực con người. E-Một số biện pháp và quá trình tiến hành Giáo dục đào tạo là nhiệm vụ đầu tiên trong quá trình phát triển nhân cách con người. Muốn phát huy được nguồn lực đó thì phải tạo điều kiện vật chất lẫn tinh thần cho họ một cách đầy đủ. Bên cạnh việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đào tạo , chúng ta cần cung cấp những kiến thức cần thiết cho việc hoàn thiện và phát triển tài năng của các cá nhân, góp phần tạo ra các giá trị mới để thay đổi và làm tăng khả năng tiếp nhận những giá trị mới.Trên cơ sở đó, giáo dục làm tăng năng suất lao động, nâng cao sức khoẻ, giảm đói nghèo, tăng thu nhập. Giáo dục còn nâng cao dân trí,đó là một trong những chức năng chủ yếu của giáo dục trong nhà trường. Giáo dục trong nhà trường hoàn toàn khác với việc đào tạo các kỹ năng để sản xuất hàng hoá và làm dịch vụ nó không giúp ích cho trực tiếp cho sản xuất của cải vật chất, nhưng góp phần quan trọng đến nhân cách của con người. Hàng năm nước ta đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo một khoản ngân sách khá lớn, đồng thời cũng có nhiều biện pháp để thay đổi hệ thống giáo dục đào tạo cho phù hợp với thời đại mới. Cùng với việc giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế là một vấn đề hết sức quan trọng, nó luôn gắn liền với công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ được thực hiện trong phân phối sản xuất mà còn được thực hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, tạo điều kiện cho mọi người phát huy tốt năng lực của mình.Khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển,mức sống giữa các vùng,các dân tộc và các tầng lớp dân cư...Đảm bảo cho người nghèo, những người trong diện chính sách được học hành...Có như vậy mới thể hiện được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, thể hiện được tinh thần đoàn kết, thương yêu giữa các dân tộc. Đồng thời có kế hoạch phát triển hài hoà giữa đào tạo và sử dụng việc làm cho con người.Hiện nay sự không ăn khớp giữa các hình thức trên gây ra hiện tượng thừa thiếu lao động,nhiều ngành cần kỹ thuận chuyên môn cao và các ngành sản xuất thì thiếu lao động trong khi đó các ngành như luật, kinh tế ...thì thừa rất nhiều .Rất nhiều người làm việc trái ngành nghề được đào tạo,vì thế chúng ta không phát huy được tối đa năng lực chuyên môn của họ gây lãng phí cho xã hội. Do đó Đảng và Nhà nước đang tiến hành nhiều biện pháp như:xây dựng các khu chế xuất thu hút đầu tư của nước ngoài,tạo thêm việc làm cho người lao động,khuyến khích cán bộ sinh viên sau khi ra trường đi đến các vùng sâu vùng xa lập nghiệp đẻ thúc đẩy phát triển các khu vực ở đó.Đầu tư đào tạo công nhân có tay nghề cao, có ý thức kỷ luật,có năng lực sáng tạovà khả năng tiếp thu cái mới một các nhạy bén, tạo một hành trang tương đói hoàn thiện để góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh những yếu tố trên, Đảng và Nhà nước phải có những biện pháp để ngăn chặn các tệ nạn xã hội như: cờ bạc,rượu chè, ma tuý, mại dâm...bởi lẽ môi trường sống cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến nhân cách của mỗi con người . Rõ ràng khi một con người đã bị suy thoái về đạo đức, nhân cách thì không những nó không giúp cho sự phát triển mà còn gây sự kìm hãm thậm chí còn tụt hậu nền kinh tế. F-Một số thành tựu đạt và chưa đạt được Sau một thời gian thực hiện đời sống của nhân dân đã được cải thiện một cách rõ rệt, thu nhập khá, các dịch vụ phát triển giúp cho con người có nhiều thời gian hơn cho việc tập chung vào chuyên môn của mình, từ đó làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm là nguồn lực tốt cho đất nước sau này. Do đó con người mới ngày càng hoàn thiện mà vẫn giữ được truyền thống của dân tộc. Nước ta đã đào tạo ra nhiều đội ngũ cán bộ lao động có trình độ cao, hàng năm có rất nhiều khoá sinh viên ra trường đó là nguồn lao động tiềm năng của đất nước, vì vậy chất lượng con người Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn nữa. Một dẫn chứng điển hình :từ năm 1990 chỉ số phát triển của người Việt Nam là 0,456 (xếp thứ121/174 nước) đến năm 1999 lên đến 0,64 xếp thứ 110. Nguyên nhân chủ yếu nhà nước đầu tư vao giáo dục tăng lên, bản thân mỗi cá nhân đều có ý thức với chính mình, chú trọng hơn công tác xây dựng chủ nghĩa, xây dựng con người. Kinh tế nước ta phát triển luôn gắn liền đảm bảo công bằng xã hội. Tuy kinh tế nước ta so với một số nước khác trong khu vực và nhiều nước khác trên thế giới thì là một nền kinh tế còn yếu kém , nhưng so với trước đây thì nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó khác với nhiều quốc gia, nước ta luôn cố gắng đảm bảo công bằng xã hội, chế độ làm theo năng lực người lao động dã và đang tiến hành. Tất cả đều quá trình sản xuất đó sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng con người mới. Ngày nay chúng ta đã cân đối hơn trong cơ cấu đào tạo, sử dụng việc làm cho mọi trình độ người lao động, số thất nghiệp đã giảm đi đồng thời số lao động làm đúng chuyên môn của mình cũng tăng lên .Tuy không phải là lớn nhưng nó cũng là động lực, là cơ sở giúp con người có niềm tin, có quyết tâm trong việc hoàn thiện bản thân và xây dựng thế hệ trẻ. Bên cạnh những thành tựu đã và đang đạt được cũng còn tồn đọng một số vấn đề đó là: chi phí cho giáo dụcquá nặng chiếm 15%tổng số chi tiêu ngân sách quốc gia.Phần lớn kinh phí tập chung ở thành thị, còn các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa điều kiện học tập còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn .Do đó hiện tượng học sinh bỏ học, giáo viên bỏ nghề ở các vùng này không phải là hiện tượng cá biệt. Cơ cấu đầu tư cho giáo dục, đào tạo cũng chưa hợp lý kết quả là chúng ta vẫn thừa những người có trình độ đại học nhưng quá thiếu công nhân kỹ thuật đặc biệt là công nhân lành nghề. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng bất hợp lý không sát với yêu cầu thực tế, các cử nhân luật, kinh tế thì thừa còn kỹ sư về khoa học đặc biệt là kỹ sư nông nghiệp lại thiếu trầm trọng.Điều đó dẫn tới sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm chiếm tỉ lệ cao (khoảng 50%), số kiếm dược đúng ngành nghề đào tạo chưa đạt 1/3. Bên cạnh đó vấn đề chất lượng đào tạo cũng rất đáng lo ngại, do sự yếu kém của công tác quản lý, do tác động của nền kinh tế thị trường ,việc mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn tác động xấu đến nhân cách con người. Chúng ta đã đào tạo ra không ít người có bằng cấp , nhưng trình độ và khả năng thực tế, không tương ứng với bằng cấp nhận được. Do mặt trái của cơ chế thị trường nên con người bị thị trường hoá trở thành nô lệ của đồng tiền .Từ đó sinh ra các tệ nạn tham nhũng,buôn lậu,trốn thuế...nó khiến nhiều người mất hết nhân cách sống,làm việc sai trái vì tiền. Còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên nhưng một phần do Đảng và Nhà nước chưa thực hiện một cách triệt để, dứt khoát các biện pháp đã đề ra; chưa ngăn chặn, xử lý kip thời các yếu tố tiêu cực trong xã hội có hiệu quả .Đồng thời do chính các tổ chức, các cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối,biện pháp của Nhà nước;gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của xã hội. Kết luận Xây dựng con người Việt Nam ngày nay là một vấn đề hết sức cấp bách, là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển đất nước về mọi mặt nhưng nó cũng là một vấn đềhết sức khó khăn trong quá trình thực hiện. Có rất nhiều biện pháp để xây dựng con người Việt Nam hiện nay song muốn tiến hành xây dựng có hiệu quả thì phải luôn quan tâm đến vận dụng phủ định biện chứng .Không thể có một con người mới với đủ phẩm chất , năng lực mà không xuất phát từ con người cũ,vì con người cũ dù không phù hợp với hoàn cảnh mới thì họ vẫn luôn là cơ sở để xây dựng con người mới. Bởi dù sao họ cũng có những phẩm chất,năng lực và kinh nghiệm bản thân trong quá trình sống,học tập và lao động ; mà những năng lực đó luôn là cơ sở cho sự phát triển con người. Đồng thời tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan hay chủ thể của hành động, đặc biệt là sự quản lý các quá trình phát triển của xã hội, nắm bắt các quy luật khách quan nói chung,các quy luật xã hội nói riêng. Chỉ có nắm bắt được các quy luật ấy mới xây dựng và phát huy được tính sáng tạo của con người. Định hướng hoạt động, kích thích nhu cầu của người lao động một cách hợp lý trên cơ sở kết hợp đúng đắn các lợi ích, để nâng cao chất lượng con người Việt Nam. Tài liệu tham khảo : 1 Giáo trình triết học Đại học QL-KD HN Tạp chí triết học Tháng 6-2000 Giáo trình chủ nghĩa xã hội Nhà xuất bản giáo dục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0316.doc
Tài liệu liên quan