Tài liệu Phóng sự tài liệu truyền hình “ Đất mỏ xưa và nay ”: LỜI CẢM ƠN
Thời gian được học tập và rèn luyện tại Khoa Báo chí, trường Đại học KHXH & NV đang dần khép lại. Trong 4 năm là Sinh viên Báo chí, em đã được lĩnh hội những kiến thức và có cơ hội được trưởng thành hơn trong cuộc sống. Những bài giảng tận tình của các Thầy, Cô trong Khoa cùng với những bài học thực tế được các Thầy, Cô hết mình chia sẻ, truyền đạt lại, đã giúp đỡ chúng em dần hình thành hành trang tri thức về nghề nghiệp cũng như cứng cáp hơn trong ngòi bút của mình.
Đối với em, đâ... Ebook Phóng sự tài liệu truyền hình “ Đất mỏ xưa và nay ”
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phóng sự tài liệu truyền hình “ Đất mỏ xưa và nay ”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y không chỉ đơn thuần là một bài khoá luận tốt nghiệp của một sinh viên năm cuối mà còn là sản phẩm truyền hình đầu tiên với bao đam mê, tâm huyết.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các Thầy, Cô trong Trường, trong Khoa đã cống hiến hết mình với từng giờ giảng, trong từng bài học .
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo và Cô giáo hướng dẫn, vì Thầy Cô là người đã không ngừng nỗ lực dày công giảng dạy và truyền đạt những kiến thức và những bài học thực tế của báo chí hiện đại. Thầy Cô đã nuôi dưỡng niềm say mê “Nghề báo” cho nhiều thế hệ sinh viên. Thầy Cô đã theo sát và dõi theo từng bước trưởng thành của chúng em trong cả 4 năm học qua.
Khóa luận còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong Thầy, Cô và các bạn góp ý trao đổi để tác giả tiếp tục hoàn thiện kiến thức và kỹ năng.
.
PHẦN MỞ ĐẦU
Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Với khẩu hiệu “Kỷ luật và đồng tâm, chúng ta nhất định thắng!’’, cách đây 72 năm, cuộc đình công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả vào đêm 12 rạng sáng ngày 13-11-1936, kéo dài hơn 20 ngày đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp và buộc chủ mỏ phải chấp nhận những yêu sách như tăng lương, giảm giờ làm, không đánh đập người lao động...
Cuộc đình công này biểu thị ý chí quật cường của những người lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, đã để lại cho tổ chức Đảng và giai cấp công nhân vùng mỏ bài học to lớn về tập hợp lực lượng, tính kỷ luật trong đấu tranh, sự đùm bọc tương thân, tương ái của những người cùng cảnh ngộ, cùng nghề nghiệp, cùng giai cấp. Bài học này đã đồng hành với cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân, nhân dân vùng mỏ thời kỳ trước, trong và sau Cách mạng Tháng 8-1945; trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng vùng mỏ 25-4-1955 và sau đó là kháng chiến chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Chính vì lẽ đó, sau ngày giải phóng vùng mỏ, Đặc khu uỷ Hồng Quảng đã quyết định chọn ngày 12-11-1936 là Ngày miền mỏ bất khuất nay gọi là Ngày truyền thống công nhân Mỏ và tổ chức kỷ niệm hàng năm. Đến năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định lấy ngày 12-11 làm ngày truyền thống ngành than.
Từ Xí nghiệp Quốc doanh Than Hòn Gai năm 1955 nay đã trở thành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), giữ vị trí chủ lực của nền kinh tế, kinh doanh đa ngành với ngành than là nền tảng. Đến nay Tập đoàn Than Việt Nam đã có 10 đơn vị trực thuộc và 45 công ty con với hơn 110.000 CBCNVC-LĐ (trong đó có gần 20% là đảng viên); dự kiến cuối năm 2008 sẽ hoàn thành chương trình cổ phần hóa các công ty nhà nước.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: Giai cấp công nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, và đặc biệt là giai cấp công nhân mỏ, họ thường xuyên phải chịu đựng những môi trường làm việc bụi bặm, nguy hiểm và vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên trên hết là tinh thần công nhân, tinh thần giai cấp, phát huy những truyền thống quý báu của giai cấp mình trong lao động và chiến đấu.
Sản phẩm truyền hình này, mục đích chính là để biểu dương và tôn vinh tinh thần bất khuất của công nhân vùng than. Bất kể sống trong thời kỳ nào thì trong họ vẫn luôn cháy một ngọn lửa của tình yêu nghề, yêu quê hương, yêu đất mỏ anh hùng. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, dường như mọi người, họ thường quan tâm và biết đến nhiều hơn những nghề như: kỹ sư, bác sĩ hay cán bộ văn phòng…và vì thế, không mấy ai còn nhớ đến những người lao động âm thầm trong hầm lò hay những công trường than bụi bặm cả ngày không nhìn thấy ánh mặt trời.
Tác phẩm này, ngoài việc tôn vinh tinh thần công nhân mỏ còn với một mong muốn nhắc nhở mọi người về một đội ngũ công nhân lao động đang có mặt trong đời sống của chúng ta và nghề nghiệp của họ cũng đáng quý như chính con người của họ vậy.
Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, nguồn tài liệu về tinh thần công nhân mỏ không nhiều, có chăng chỉ là một vài cuốn kỷ yếu của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, hoặc một vài bài viết ngắn của các nhà sử học. Tại phòng tư liệu của khoa Báo chí và Truyền thông thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN và Học viện Báo chí Tuyên truyền có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu và làm các sản phẩm truyền hình, nhưng chưa có một sản phẩm nào làm về đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi thực hiện đề tài
Hiện nay, trên đất nước ta có rất nhiều các mỏ khai thác Than và Khoáng sản phân bố ở khắp nơi. Ví dụ: Bể than Đồng bằng Sông Hồng phân bố ở Việt Trì có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng, thuộc các tỉnh thành phố: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Nam, Phủ Lý, Phúc Yên, Vĩnh Yên và dự kiến còn kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt Nam..., với diện tích khoảng 3500 km2, với tổng trữ lượng dự báo khoảng 210 tỷ tấn; hay các mỏ than vùng nội địa có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bố ở nhiều tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: Than nâu-lửa dài (mỏ than Na Dương, mỏ than Đồng Giao); than mỡ (mỏ than Làng Cẩm, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khe Bố); than bán Antraxit (mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Nông Sơn)...
Nhưng Quảng Ninh vẫn là vùng đất có trữ lượng khai thác than lớn nhất cả nước. Khoá luận này tập trung khai thác nội dung đề tài trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh và cụ thể là hai Công ty Than: Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu và Công ty Than Mông Dương.
Cơ sở và phương pháp thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về Báo chí truyền hình, cụ thể là phóng sự truyền hình.
Phương pháp thực hiện đề tài dựa trên quy trình sản xuất của một phóng sự truyền hình.
Tổng hợp các tài liệu về Phóng sự truyền hình và tập trung phân tích, tìm hiểu thể loại Phóng sự Tài liệu truyền hình.
Thu thập các thông tin, tài liệu về đội ngũ công nhân mỏ Tỉnh Quảng Ninh.
Quay và ghi hình, phỏng vấn những chất liệu cần thiết cho Phóng sự.
Thực hiện bước Montage.
Nội dung - kết cấu của đề tài
Đề tài được thực hiện dưới dạng một phóng sự truyền hình
Nội dung: Tinh thần công nhân mỏ
Tên đề tài: “Đất mỏ xưa và nay”
Thời lượng: 16:47:13
Phóng sự được thực hiện theo kết cấu thời gian: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai, nhằm tái hiện tinh thần công nhân mỏ một cách có chiều sâu và nền tảng.
Kết cấu:
- Mục lục
- Lời cảm ơn
- Phần mở đầu
Chương I : Tổng quan về phóng sự truyền hình
Chương II: Vài nét về giai cấp công nhân và đội ngũ công nhân mỏ
Chương III: Sơ lược về Công ty Cổ phần Than cọc Sáu và Công ty
Than Mông Dương.
Chương IV: Quy trình thực hiện Phóng sự tài liệu
“Đất mỏ xưa và nay”
- Phần Kết
- Tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
Khái niệm về phóng sự truyền hình
Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thể loại phóng sự truyền hình. Theo giáo trình bài giảng Báo chí Truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn: “Phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giầu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình ”.
Đặc trưng của phóng sự truyền hình
Về mặt thể loại, phóng sự truyền hình cũng mang những đặc trưng chung của thể loại báo chí, ngoài ra, phóng sự truyền hình còn có những đặc điểm riêng góp phần tạo nên thế mạnh của nó: Đó là ngôn ngữ hình ảnh – âm thanh, thủ pháp Montage, phỏng vấn và phóng viên trước ống kính.
Ngôn ngữ phóng sự truyền hình là sự kết hợp của hai yếu tố hình ảnh và âm thanh.
- Hình ảnh: Hình ảnh trong phóng sự truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng tác giả. Hình ảnh trong phóng sự truyền hình phải mang tính thời sự và tính xác thực. Nó không chỉ mô tả hoạt động của con người mà còn giúp khán giả “tham gia” hoặc “đứng trên” nhìn vào sự kiện. Các cỡ cảnh chính thường dùng trong phóng sự truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả.
Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong phóng sự truyền hình còn thể hiện ở mối liên kết giữa các hình ảnh với nhau theo tuyến tính thời gian của quá trình vận động sự kiện.
- Âm thanh: Âm thanh trong phóng sự truyền hình gồm ba yếu tố: lời bình, tiếng động hiện trường, âm nhạc. Đó là âm thanh từ cuộc sống thực tế, không dàn dựng, giả tạo là yêu cầu bắt buộc đồng thời cũng là sức mạnh của phóng sự truyền hình.
Ngôn ngữ của phóng sự truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của của hình ảnh và âm thanh. Hai yếu tố này luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau, cùng tạo nên hiệu quả thông tin của phóng sự. Tuy nhiên, ở mỗi dạng phóng sự truyền hình khác nhau, vai trò của mỗi yếu tố này cũng khác nhau.
Thủ pháp Montage
Truyền hình là phương tiện thông tin bằng cách truyền hình ảnh và âm thanh theo tuyến tính thời gian. Vì thế, đặc trưng nổi bật của phóng sự truyền hình cũng là montage. Các thủ pháp montage góp phần làm tăng hiệu quả phản ánh của phóng sự, rút ngắn độ dài thời gian xảy ra sự kiện trên màn ảnh. Montage là sự kết hợp hài hoà hai yếu tố hình ảnh và âm thanh theo ý đồ sáng tạo của tác giả theo một trật tự nhất định, nối tiếp trong thời gian nhằm phản ánh , lý giải sự kiện, vấn đề trong cuộc sống.
Montage đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tư tưởng chủ đề, tiết tấu ẩn dụ, liên tưởng của phóng sự truyền hình.
Phỏng vấn
Phỏng vấn ngoài chức năng là một thể tài độc lập của báo chí trong quá trình thực hiện phóng sự truyền hình. Phỏng vấn được sử dụng như một phương tiện để thu thập và khai thác thông tin từ nhân chứng phục vụ đắc lực cho chủ đề của phóng sự truyền hình. Thông thường có các phương pháp sau để khai thác thông tin: phương pháp quan sát và phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phỏng vấn thường xuất hiện trong phóng sự của truyền hình dưới các dạng:
- Phóng viên đặt câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời. Dạng này được sử dụng trong phóng sự điều tra, phóng sự ngắn.
- Ý kiến của người được phỏng vấn được xen vào lời bình một cách khéo léo, nhằm thuyết phục cho những luận điểm mà phóng viên nêu ra trong phóng sự truyền hình.
Phóng viên trước ống kính
Sự xuất hiện của phóng viên trước ống kính máy quay phim tại bối cảnh của sự kiện, vấn đề sẽ làm tăng tính thuyết phục của những thông tin được phóng sự đưa ra. Đây cũng là thế mạnh của báo chí truyền hình so với báo in về tính thời sự và báo phát thanh về hình ảnh.
Tuy nhiên, thủ pháp này được sử dụng hay không còn tuỳ vào tính chất của từng sự kiện, vấn đề và khả năng diễn đạt của từng phóng viên.
Tóm lại, tất cả những yếu tố nói trên đều trực tiếp góp phần tạo nên những đặc trưng riêng của phóng sự truyền hình, và bên cạnh đó còn góp phần khẳng định tính phức tạp và khó khăn khi thực hiện một phóng sự truyền hình.
Quy trình thực hiện phóng sự truyền hình
Lựa chọn đề tài, chủ đề
Đây là bước đầu tiên định hướng cho phóng viên tiếp cận vấn đề. Việc lựa chọn đề tài, xác định tư tưởng chủ đề mang tính chất khoanh vùng đối tượng phản ánh. Khi lựa chọn đề tài, phóng viên phải dựa vào hai yếu tố: thứ nhất, đề tài phải có tính thời sự được xã hội quan tâm; thứ hai, đề tài đó phải nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí trong từng thời điểm cụ thể.
Tư tưởng, chủ đề là cái đích cuối cùng, có ý nghĩa bao trùm nội dung tác phẩm phóng sự. Đồng thời nó chi phối từng chi tiết, lời bình và con người trong phóng sự. Tư tưởng chủ đề quyết định hướng khai thác và xử lý tài liệu nếu không được định hướng bởi một tư tưởng, chủ đề nhất định thì khi thâm nhập thực tế, trước hàng loạt sự kiện, hiện tượng, biết chọn cái nào để làm chất liệu cho phóng sự.
Tìm hiểu sự kiện
Khi sự kiện xảy ra bất ngờ thì phóng viên khó có thể tìm được các thông tin lưu trữ. Trong trường hợp được thông báo về sự kiện thì sẽ có thể tìm được nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau: qua báo, đài, hộp thư truyền hình, các băng tư liệu, các kho lưu trữ thông tin…là nguồn cung cấp các dữ liệu. Khi thực hiện một phóng sự, phóng viên cần phải tìm hiểu về khung cảnh của sự việc bằng cách hình dung qua các dữ liệu mà mình có trong tay, cùng với nó là việc khảo sát địa điểm và bối cảnh để nhằm mục đích tiết kiệm thời gian quay phim, dự kiến được các cảnh xen và các cảnh chồng, trám hình làm chuyển ý, tạo ra tác phẩm có sức thuyết phục.
Quay phim
Quay phim là quá trình cụ thể hoá kịch bản tại hiện trường với sự lựa chọn các cảnh quay riêng biệt, song phải tương đối logic, trình tự theo những nguyên tắc về mỹ học, tạo nên bức tranh cuộc sống vừa khái quát vừa cụ thể, vừa chính xác lại sống động, điển hình. Việc tiến hành quay phóng sự phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc về quay hình của phóng sự truyền hình. Trong một ê-kip đi làm phóng sự truyền hình, giữa phóng viên, biên tập viên và quay phim phải có một sự phối hợp ăn ý và nhịp nhàng.
Về nguyên tắc, cần phải quay tất cả các hình ảnh có liên quan, việc chọn lọc các hình ảnh tiêu biểu và ăn khớp sẽ được dàn dựng và thực hiện trong quá trình dựng băng. Người quay phim có kỹ thuật để ghi lại hình ảnh và người biên tập phải biết được các kỹ thuật đó.
Trong khi ghi hình phải biết các cú pháp về hình ảnh, cần có một vài cảnh mở ra hay khép lại chủ đề. Trong khi dựng phim, những cảnh trái trục, những cái nhìn và khi đối tượng quay ra khỏi khuôn hình phải theo những quy tắc nghiêm ngặt để có thể dựng được.
Dựng phim
Đối với phóng sự truyền hình, việc sử dụng nghệ thuật montage không chỉ đơn thuần là việc chọn một đoạn hay rút ngắn những hình ảnh đã thu được mà đây là việc tổ chức lại, sắp xếp lại các hình ảnh để đem lại tính hợp lý và nội dung nhằm giúp người xem dễ hiểu.
Phim phóng sự truyền hình cho phép sử dụng hầu hết các thủ pháp montage của hình ảnh. Nó giúp phóng sự truyền hình ghép nối các phim rời rạc thanh một chỉnh thể hoàn thiện theo ý đồ kết cấu của tác giả.
Hậu kỳ dàn dựng
Hậu kỳ là khâu cuối cùng của việc hoàn thành phim phóng sự truyền hình. Các phương tiện kỹ thuật hậu kỳ không những cho phép xử lý nhanh, chính xác mà còn cho phép tạo hình ảnh, sử dụng máy tính để sản xuất các chương trình, chủ yếu sử dụng bắn chữ, hình hiệu. Bàn dựng hiện đại cho phép thực hiện hàng trăm kỹ xảo khác nhau. Những kỹ xảo ấy cho phép tạo hiệu quả đặc biệt trong phóng sự. Mỗi phim phóng sự là kết quả sáng tạo của tác giả bằng kỹ thuật tinh xảo.
Phương pháp montage trong hậu kỳ được sử dụng để bố trí sắp xếp hình ảnh theo trật tự thời gian và bố cục của tác phẩm. Ở khâu hậu kỳ, biên tập viên bằng phương pháp montage kiểm tra lại tất cả các khâu, hoàn thiện tác phẩm phóng sự của mình.
Viết lời bình
Lời bình là những lời giải thích cho những gì mà phóng viên được chứng kiến mà thông tin trên hình ảnh không chuyển tải được. Chính phóng viên đọc lời bình này là tốt nhất. Ngay từ câu đầu tiên, lời bình của phóng sự phải thu hút được sự chú ý của khán giả xem truyền hình, gây ngạc nhiên cho họ và tạo cho họ ý muốn tiếp tục theo dõi phóng sự đó.
Bút pháp của lời bình: nói chung cũng giồng như tin tức, phóng sự cần những câu ngắn gọn, đơn giản, có một mệnh đề, câu ngắn làm cho người xem dễ tiếp nhận, dễ hiểu. Từ ngữ sử dụng trong phóng sự phải cụ thể thêm sống động.
*Tóm lại: Phóng sự truyền hình là một thế mạnh của báo chí truyền hình, trong đó, nội dung phản ánh là những cái tươi mới, nóng hổi, sinh động từ cuộc sống. Để thực hiện một phóng sự hay, sinh động cần rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố cơ bản là người phóng viên, nhà báo phóng sự truyền hình.
4. Phóng sự tài liệu truyền hình:
4.1. Khái niệm về phóng sự tài liệu truyền hình
Có thể coi đây là một thể loại phóng sự truyền hình có tính giao thoa, đan cài lớn nhất, ở trong phóng sự tài liệu truyền hình có sự kết hợp giữa thông tin sự kiện lý lẽ, vừa có tính chất văn học đậm nét trong ngôn ngữ, cách thức thể hiện. Phóng sự tài liệu truyền hình có một số đặc điểm giống với phim tài liệu, tuy nhiên dung lượng và quy mô, phạm vi tầm ảnh hưởng của vấn đề nhỏ hẹp hơn. Là một thể loại đặc biệt trong phóng sự truyền hình nói chung, phóng sự tài liệu truyền hình cũng mang những đặc điểm, chức năng của phóng sự truyền hình, đồng thời có những đặc trưng khác biệt.
Về đề tài, phóng sự tài liệu lấy hiện thực cuộc sống làm chất liệu, loại bỏ sự hư cấu, dàn dựng, tập trung khai thác những vấn đề lớn, về thông tin thẩm mỹ. Thông qua cái Tôi đậm nét, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm lớn có tính khách quan cao hơn do phạm vi phản ánh rộng hơn các thể loại phóng sự truyền hình khác như: Phóng sự ngắn, phóng sự chân dung, phóng sự vấn đề, phóng sự điều tra… Kết cấu của phóng sự tài liệu có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Nó không chỉ mang tính chất thời sự nhất thời mà đi sâu vào vấn đề có tầm ảnh hưởng vượt thời gian, vượt không gian, có giá trị lâu dài khiến người xem phải suy ngẫm.
Phóng sự tài liệu khai thác những chi tiết khái quát mang tính lâu dài. Hình ảnh trong phóng sự tài liệu trau chuốt mang tính nghệ thuật cao, còn phần lời bình thì có xu hướng khái quát và hình tượng hóa. Do đó, tính khái quát và tất cả những đặc điểm của phóng sự truyền hình nói chung được đẩy lên cao nhất trong thể loại Phóng sự tài liệu.
Phóng sự tài liệu truyền hình có thể chia thành 3 dạng, nhằm vào 3 đối tượng: con người, sự kiện, vấn đề.
- Phóng sự tài liệu chân dung
- Phóng sự tài liệu sự kiện
- Phóng sự tài liệu vấn đề.
4.2. Đặc trưng của phóng sự tài liệu truyền hình:
Đối tượng chính của phóng sự tài liệu truyền hình là những nhân vật có thực với đầy đủ số phận, tính cách trong cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người, với bản thân mình, với cuộc sống… Trong phóng sự tài liệu truyền hình, phải tôn trọng các sự kiện trong thời gian, không gian lịch sử, những giới thiệu vấn đề, nhân vật theo cách nhìn và cách hiểu riêng của mình để tái hiện lại hình ảnh, việc làm của nhân vật, tái hiện lại sự kiện, vấn đề. Qua một chân dung, qua một sự kiện, một cách giải quyết vấn đề người ta có thể hình dung được về cuộc sống, hoàn cảnh lịch sử, xã hội một thời.
Các phương pháp khai thác chất liệu để thực hiện một phóng sự tài liệu truyền hình.
Phương pháp trực tiếp: Đây là phương pháp ra đời sớm nhất, được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các thể loại nói chung. Phương pháp này đảm bảo tính chân thực cao nhờ ghi lại được những hình ảnh của người thật, việc thật đang diễn ra trong cuộc sống. Đây là phương pháp dễ thực hiện và có hiệu quả nhất, nhưng lại khó sử dụng trong các loại phim về đề tài lịch sử hoặc tái hiện quá khứ.
Phương pháp gián tiếp: Thông qua tĩnh vật ( thư từ, ảnh chụp, hiện vật….) thường được sử dụng với phương pháp trực tiếp, đặc biệt hiệu quả khi cần tái hiện những sự kiện, hoặc vấn đề đã qua, quá khứ của một nhân vật hoặc những người quá cố… Các chi tiết, tĩnh vật được cân nhắc, lựa chọn và sử dụng một cách đúng mực, tránh cảm giác thiếu chân thực hay lạm dụng, dẫn đến việc giảm bớt tính thuyết phục cho người xem.
Dựng các tư liệu cũ: Sử dụng tư liệu cũ từ nhiều nguồn khác nhau ( phim thời sự, tư liệu, ảnh chụp…) theo quan điểm riêng của tác giả, kết hợp với lời bình được viết lại, tạo nên một ý nghĩa hoàn toàn mới, sáng tạo so với ý nghĩa ban đầu của tư liệu.
CHƯƠNG II
VÀI NÉT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN MỎ
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công nhân mỏ Việt Nam
Trước thế kỷ XV, Việt Nam chưa có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công, thương nghiệp và kinh tế hàng hoá, nhưng đã có tầng lớp thợ thủ công. Sang thế kỷ XV, XVI đội ngũ “những người lao động làm thuê” đã xuất hiện. Đầu thế kỷ XIX, ngành khai mỏ phát triển và hàng ngàn “thợ” mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc. Nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp.
Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp. Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh... Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người trong đó có 1.800 thợ chuyên môn.
Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người. Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa”. Tổng số công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh.
Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến... dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người. Ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định.
Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp. Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng...
Từ cuối thế kỷ XIX các mỏ khoáng chất đã ra đời, trong đó có Công ty Than Bắc kỳ được thành lập năm 1888 là tập đoàn tư sản lớn nhất của thực dân Pháp và cũng từ đây vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu công nghiệp lớn và quan trọng nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Đội ngũ công nhân mỏ than cũng từ đây được hình thành và dần dần trở thành lực lượng công nhân công nghiệp trong giai cấp công nhân Việt Nam.
Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam, trong đó có tầng lớp công nhân mỏ.
Đặc điểm của công nhân mỏ xưa và nay.
Tầng lớp công nhân mỏ ở nước ta có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là: Đa số công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Trong số 27.505 công nhân, đồn điền, thợ mỏ ở 15 tỉnh Bắc Kỳ vào năm 1929 thì có tới 24.658 người là nông dân (chiếm 84,6%). Sớm tiếp thu truyền thống anh dũng bất khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã hăng hái đấu tranh với tư bản Pháp. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt, với các hình thức như: bỏ việc về quê, lãn công, đòi tăng lương, chống đánh đập. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, công nhân mỏ thiếc - kẽm Cao Bằng, gạch Yên Thế, dệt sợi Nam Định. Song cũng có một số cuộc đấu tranh của công nhân có tinh thần dân tộc cao như phong trào đấu tranh ủng hộ nghĩa quân Yên Thế, tham gia biểu tình đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh..., trong cao trào yêu nước những năm 1925-1926 ở Sài Gòn.
Công nhân mỏ xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ bị địa chủ phong kiến và bọn cường hào gian ác áp bức bóc lột phải ra mỏ làm phu kiếm sống. Một số khác là anh em thợ thủ công bị thất nghiệp phiêu bạt ra đất mỏ làm ăn. Những người thợ mỏ mang trong lòng nỗi nhục của người dân mất nước phải làm nô lệ và mối căm thù bọn tay sai phong kiến nên ý thức phản kháng luôn luôn sục sôi trong trái tim họ khi có thời cơ và có hạt nhân lãnh đạo, họ sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Công việc khai thác mỏ lúc này hoàn toàn là thủ công hết sức nặng nhọc vất vả. Mỗi ngày thợ phải làm từ 10 đến 12 giờ tiền lương ít ỏi, cuộc sống cơ cực lại thường xuyên bị bọn cai ký đánh đập bớt xén. Điều kiện ăn ở sinh sống rất lầm than. Họ không có con đường nào khác là phải đấu tranh đòi chủ mỏ tăng lương cải thiện điều kiện làm việc.
Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng và quan trọng hơn là bãi công có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo. Nếu như năm 1927 có 7 cuộc bãi công thì năm 1929 có đến 24 cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượng người tham gia lên đến ngót 32.000 người. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm 1925 đến năm 1929 là một điều kiện quyết định sự ra đời các tổ chức Cộng sản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Nét khác biệt lớn nhất là tư duy quản lý sản xuất, kinh doanh của thợ mỏ đã thay đổi. Ngày nay, đến nơi làm việc người thợ biết mình sẽ làm gì và được bao nhiêu tiền chứ không như trước đây chỉ biết làm ra mà không quan tâm xem có tiêu thụ được không? Người thợ mỏ hôm nay có sức khoẻ tốt, tri thức tốt, có đời sống vật chất, tinh thần lành mạnh. Vì vậy, mà họ luôn sáng tạo trong lao động, dám đương đầu với thử thách, vượt khó đi lên. Đặc biệt họ thích nghi nhanh với công nghệ sản xuất mới như chống lò bằng giàn chống thuỷ lực, khấu than bằng máy trong hầm lò; khai thác lộ thiên sử dụng phương pháp nổ mìn hiện đại kết hợp với các loại ô tô có trọng tải từ 35-96 tấn và máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích 12m3/gầu để vận chuyển than, đất đưa năng suất lao động tăng gấp đôi, gấp ba. Năm 2007, sản lượng than đã tăng gấp hơn 6 lần, tổng doanh thu tăng gấp 9 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 5 lần so với 10 năm trước đây. Chỉ tính riêng Công ty Than Vàng Danh có trên 500 người có thu nhập từ 6-7 triệu đồng/tháng.
Đời sống văn hoá tinh thần của người lao động được đặc biệt quan tâm. Các nhà ăn, khu tập thể công nhân được xây dựng, cải tạo, mở rộng. Công nhân đi làm có xe ca đưa đón, thợ lò và những nghề có tiếp xúc với các hoá chất độc hại được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ. Nhiều khu vực sản xuất đã được lắp đặt máy điều hoà, nhà tránh nắng, tưới nước, phun sương dập bụi. Đa số các đơn vị trong Tập đoàn đều đã xây nhà tắm nước nóng, phòng xông hơi và giặt sấy quần áo BHLĐ, ủng đi lò. Nhiều công ty còn tổ chức đưa cơm hộp tới tận nơi sản xuất hoặc tổ chức ăn tự chọn với chất lượng cao, góp phần cải thiện rõ rệt điều kiện ăn, ở của người lao động. Hầu hết các đơn vị đều đã có sân vận động, nhà thi đấu, nhà sinh hoạt văn hoá thể thao, văn hoá công nhân cùng hệ thống các câu lạc bộ, thư viện... Hàng năm, trên 90% CNLĐ trong các doanh nghiệp được đi tham quan du lịch, và khám sức khoẻ định kỳ.
Như vậy, ngày nay, công nhân mỏ đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía Đảng và Nhà nước, trên nền tảng truyền thống huy hoàng của công nhân mỏ, họ vẫn đang ngày đêm say sưa lao động để sản xuất ra vàng đen của Tổ quốc.
CHƯƠNG III
SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU VÀ CÔNG TY THAN MÔNG DƯƠNG
1. Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu là một đơn vị khai thác than lộ thiên của vùng than Đông bắc Tổ quốc, được thành lập từ tháng 8 năm 1960, từ những năm 1990 tới nay, đặc biệt là giai đoạn 10 năm (1996 - 2005), Công ty CP Than Cọc Sáu đã tiến hành đồng bộ các giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý chỉ huy điều hành, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị áp dụng chọn lọc những tiến bộ và sự năng động của cơ chế thị trường, phát huy sức mạnh tập thể, chấp hành sự lãnh đạo của Đảng.
Năm 1995 khai thác than cua công ty mới chỉ xuống sâu ở mức 60 m so với mực nước biển; công nghệ khai thác trước thời điểm này chỉ là áp dụng công nghệ tầu hút bùn thuê ngoài giải quyết sự cố đáy mỏ, khai thác chủ yếu bằng thiết bị cơ điện do Liên Xô chế tạo. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thực hiện năm 1995 chỉ là 1,5 triệu tấn than, đất bóc 4,8triệu m3, tổng doanh thu 18 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9,5 tỷ đồng, các khoản nộp ngân sách 30 triệu đồng, tổng quỹ tiền lương 27,9 tỷ, thu nhập bình quân hơn 600 nghìn đồng/người/tháng, năm 1995 cũng là năm vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản lớn lên, đến 72 tỷ đồng.
Đến năm 2002 vốn đầu tư mới đã vượt con số này. Đây là sự quan tâm rất đúng mức của Tổng công ty than Việt Nam lúc đó đối với tiến độ phát triển của Than Cọc Sáu, mở đầu bằng việc đổi mới công nghệ khai thác xuống sâu cho những năm sau này như trang bị máy súc thuỷ lực PC của Nhật, CAT của Mỹ và máy khoan chủ lực; hệ thống bơm nước moong lên thẳng. Bên cạnh đó, công ty còn có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật và các giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế lớn làm lợi từ vài trăm triệu tới nửa tỷ đồng đã được áp dụng như: Cải tạo lắp đặt hệ thống sàng và dùng băng tải để vận chuyển than lên ô tô; khoan thêm lỗ tiết lưu giảm xóc…Công tác khoán chi phí và quản trị chi phí được giao đến tổ sản xuất với quy chế khen thưởng phân minh, đã phát huy được tính tích cực đem lại hiệu quả lớn trong kinh doanh. Từ năm 2001 tới nay, công tác này đã thành nền nếp, tiết kiệm được chi phí từ 12 đến 15 tỷ đồng một năm.
Công tác bảo vệ sức khoẻ phòng chữa bệnh cho công nhân viên được đặc biệt quan tâm. Hàng năm, công ty luôn tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Mặt khác, hàng năm, công ty luôn duy trì và tổ chức các hội diễn văn nghệ và các giải thể thao như: bóng đá, cầu lông, cờ tướng, vật, điền kinh, bóng bàn…10 năm giữa lòng than Việt Nam, công ty than Cọc Sáu đã có những bước phát triển nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế, kỹ thuật công nghệ đào sâu đáy mỏ cũng như công tác quy hoạch, huấn luyện, đào tạo bổ sung kiến thức lý thuyết về tay nghề cho cán bộ công nhân.
Hiện nay, công ty đang tích cực đẩy mạnh biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện kế hoạch cả năm là bóc xúc 20,5 triệu m3 đất đá; khai thác 3 triệu tấn than, tổng doanh thu 768 tỷ đồng; lương bình quân thu nhập không dưới 3,1 triệu đồng/người/tháng.
2. Công ty Than Mông Dương.
Công ty than Mông Dương là một đơn vị có điều kiện kỹ thuật mỏ địa chất vào loại phức tạp nhất ở vùng than Quảng Ninh. Hơn ai hết, những người thợ mỏ Mông Dương hiểu điều này bằng cả mồ hôi nước mắt và cả máu. Vì thế, hơn 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Mông Dương luôn trong tình trạng khó khăn chồng chất._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LBC1006.doc