Tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN
======
PHONG CÁCH HÀI TRONG CÁC TIỂU PHẨM
BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI QUA BA NHÀ BÁO LÝ SINH SỰ, LÊ THỊ LIÊN HOAN, THẢO HẢO
(KHẢO SÁT TRÊN BÁO LAO ĐỘNG, AN NINH THẾ GIỚI CUỐI THÁNG,
THỂ THAO & VĂN HOÁ, TỪ 2002 ĐẾN 2005)
BÁO CÁO TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 60.32.01
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, công chúng ngày càng thích thú với những tác phẩm báo chí vừa đáp ứng nhu cầu thông tin th... Ebook Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời sự tươi mới, vừa góp phần thư giãn, giải trí cho họ.
Trong các thể loại báo chí, tiểu phẩm nổi bật trong việc đáp ứng nhu cầu ấy. Đây là thể loại có lợi thế trong việc thông tin thời sự một cách hài hước. Nó kết hợp tính chính luận nhạy bén với tính hài hước sắc sảo khi nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề nào đó.
Trong rất nhiều tác giả, đặc biệt có Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo là những cây bút viết tiểu phẩm báo chí hiện đại rất quen thuộc và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng bằng phong cách viết đậm chất hài hước trên các báo Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng, Thể thao & Văn hoá.
Cái mới, độc đáo của họ là đã tạo cho mỗi tác phẩm của mình, trong mỗi chuyên mục, như một diễn đàn mà ở đó các nhân vật thẳng thắn đối thoại với nhau trong không khí thoải mái, dân chủ nhằm tìm ra bản chất vấn đề.
Hiệu quả xã hội mà các tiểu phẩm báo chí của ba nhà báo mang lại là không thể phủ nhận. Họ đã thành danh, góp phần tạo uy tín và chiếm vị trí khó thay thế trên các tờ báo lớn như Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng, Thể thao & Văn hoá.
Việc nghiên cứu phong cách viết của họ nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho thế hệ nhà báo đang và sẽ viết tiểu phẩm là cần thiết nên trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
PHONG CÁCH HÀI TRONG CÁC TIỂU PHẨM BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI QUA BA NHÀ BÁO LÝ SINH SỰ, LÊ THỊ LIÊN HOAN VÀ THẢO HẢO
(Khảo sát trên báo Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng,
Thể Thao & Văn hoá từ năm 2002 đến năm 2005)
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có khá nhiều những lá thư của công chúng gửi đến các tác giả Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo bày tỏ sự đồng tình, lời cảm ơn, sự động viên về những đóng góp của họ cho sự phát triển lành mạnh của xã hội. Nhưng chưa có các công trình khoa học báo chí học nghiên cứu về họ một cách chuyên sâu mà chỉ có một số bài báo nói về các tác giả này như những hiện tượng đặc biệt của nền báo chí đương đại, đồng thời chỉ có một số khoá luận cử nhân báo chí nghiên cứu gợi mở về một trong số họ, chủ yếu là về Lý Sinh Sự như các khoá luận "Phong cách báo chí Lý Sinh Sự" của Nghiêm Thị Thu Hà; và "Chuyên mục Nói hay đừng trên báo Lao Động" của Đào Thái Tư, sinh viên khoa báo chí trường Đại học KHXH& Nhân văn Hà Nội. Còn chưa thấy học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh báo chí nào nghiên cứu đồng thời về cả ba tác giả, đặc biệt là các tác giả Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo thì chỉ được đề cập ở cấp độ các bài báo.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là chỉ nhằm nghiên cứu những nét riêng trọng tâm về phong cách hài của ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo thể hiện trong các tiểu phẩm hài hước trên các tờ báo đó; đánh giá hiệu quả thực tiễn của ba phong cách. Thông qua đó, luận văn có thể tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm viết tiểu phẩm báo chí hài hước và chỉ ra xu hướng vận động, phát triển của phong cách đặc biệt này. Đồng thời, luận văn cũng hy vọng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu, học hỏi phong cách báo chí hài hước của các nhà báo này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực tế hiện nay những công trình nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung còn chưa nhiều, những công trình nghiên cứu về các tác giả, các cây bút nổi tiếng hiện nay, đặc biệt là ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo, là rất hiếm. Cho nên, nguồn tư liệu kế thừa phục vụ cho việc triển khai đề tài là hạn chế.
Vì thế, Luận văn dùng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí để định hướng, làm cơ sở lý luận nghiên cứu. Đồng thời, từ lý luận chung về phong cách, về thể loại báo chí, về tiểu phẩm báo chí, sẽ soi rọi vào các tác phẩm cụ thể của ba nhà báo nhằm phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra kết luận khái quát.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm thể hiện được sự sinh động, khác biệt của ba nhà báo trong việc dùng cùng một loại bài tiểu phẩm hài hước mà thông tin thời sự có ý nghĩa chính trị xã hội nóng hổi, tác giả tập trung khảo sát đề tài trên ba tờ báo: Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng, Thể thao & Văn hoá - nơi mà các cây bút này xuất hiện thường xuyên nhất.
Các tiểu phẩm khảo sát phục vụ triển khai đề tài là trên ba tờ báo đó trong thời gian từ 2002 đến 2005.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phong cách và tiểu phẩm báo chí
Chương 2: Nội dung phản ánh và phong cách viết tiểu phẩm báo chí hài hước của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo
Chương 3: Hiệu quả thông tin từ ba phong cách hài của ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo.
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH VÀ TIỂU PHẨM BÁO CHÍ
1.1. Khái niệm về phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Phong cách và phong cách ngôn ngữ
a, Phong cách:
Có nhiều quan điểm khác nhau về "phong cách" nhưng nhìn chung đều thống nhất rằng: thuật ngữ "phong cách" là một khái niệm chung của nhiều địa hạt khác nhau. Nó chỉ những đặc điểm riêng của con người trong cách hành động sống. Hay nó chỉ về hình thức và nội dung của từng sản phẩm trong từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau mà ở đó dấu ấn cá nhân tác giả thể hiện đậm nét.
b, Phong cách ngôn ngữ:
Phong cách ngôn ngữ là khái niệm để chỉ về hình thức sử dụng ngôn ngữ ứng với từng loại hình lao động sáng tạo khác nhau. Trong cuộc sống, con người sử dụng ngôn ngữ là một phương tiện phục vụ quá trình giao tiếp. Ứng với những tình huống giao tiếp khác nhau, ngôn ngữ đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhằm mục đích chuyển tải được ý nghĩa của thông tin mà chủ thể định truyền tải tới khách thể tiếp nhận thông tin trong quá trình giao tiếp. Cho nên, nói đến phong cách ngôn ngữ phải gắn ngôn ngữ với những chức năng nhất định của nó.
Trên cở sở nhiều cách phân chia khác nhau của các nhà nghiên cứu, xét thấy trong tình hình ứng dụng ngôn ngữ vào hoạt động sống của con người trong thời nay, tôi cho rằng, có thể chia ngôn ngữ ra 6 phong cách chức năng: Phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách khoa học, phong cách hành chính, phong cách chính luận, phong cách văn chương, phong cách báo chí.
Sáu phong cách ngôn ngữ này thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chức năng ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người ở mọi lĩnh vực khác nhau. Để phục vụ trực tiếp cho luận văn này, ở đây tác giả luận văn chỉ tập trung bàn kỹ đến một phong cách gắn liền với hoạt động truyền thông đại chúng là phong cách ngôn ngữ báo chí.
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí
1.1.2.1. Khái niệm
Bản thân báo chí hết sức đa dạng về loại hình và phong phú về thể loại. Nó khai thác các phong cách ngôn ngữ ứng với mỗi loại thông tin, tình huống, môi trường giao tiếp truyền thông khác nhau để đạt hiệu quả thông tin cao nhất có thể.
Trong phong cách ngôn ngữ báo chí, người ta sử dụng tất cả các loại phong cách (khẩu ngữ tự nhiên, khoa học, hành chính, chính luận, văn chương) nhằm tái hiện sinh động, chân thực sự kiện, hiện tượng, con người,… mà nó phản ánh.
Do vậy, có thể quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí như sau:
Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách ngôn ngữ đặc thù (bao hàm nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ) mà báo chí sử dụng trong hoạt động thông tin về các vấn đề thời sự chính trị - xã hội nhằm truyền tải thông tin bằng các thông điệp báo chí đến với đại chúng một cách nhanh, chính xác, dễ hiểu, đảm bảo vừa thông tin vừa giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
Phong cách ngôn ngữ báo chí có những chức năng và đặc trưng sau:
Về chức năng: Có hai chức năng chính là thông báo và tác động.
Về đặc trưng: Có 3 đặc trưng: + Tính thời sự:
+ Tính chiến đấu:
+ Tính hấp dẫn:
1.1.2.2. Đặc điểm
a, Ngữ âm: Tuỳ thuộc vào cơ quan báo chí trung ương hay địa phương để sử dụng ngữ âm sao cho chuẩn (đúng và thích hợp).
b, Từ vựng:
b1- Sử dụng lớp từ toàn dân, có tính thông dụng cao.
b2- Từ dùng thường có màu sắc biểu cảm.
c. Cú pháp:
c1, Cấu trúc cú pháp thường lặp đi lặp lại ở một số kiểu nhất định.
c2, Thường hành văn theo khuôn mẫu văn bản tác phẩm nhất định.
Tóm lại: Phong cách ngôn ngữ báo chí của mỗi nhà báo chính là sự thể hiện những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ khác nhau một cách độc đáo riêng biệt trên cơ sở sáng tạo tác phẩm theo thể loại để thể hiện nội dung thông tin báo chí.
1.2. Quan niệm về tiểu phẩm và tiểu phẩm trên báo chí
1.2.1. Quan niệm về tiểu phẩm
Có nhiều quan niệm khác nhau về tiểu phẩm, song nhìn chung, căn cứ vào thực tiễn hoạt động báo chí đương đại, có thể rút ra quan niệm về tiểu phẩm như sau:
Tiểu phẩm là một trong những thể loại báo chí, thông qua sự phản ánh các sự kiện thời sự bằng phương pháp biện luận, châm biếm hài hước nhằm phê phán cái xấu, cái tiêu cực, những mặt hạn chế trong xã hội.
1.2.2. Tiểu phẩm trên báo chí
Tiểu phẩm là một trong những thể loại hấp dẫn, xuất hiện thường xuyên, có sức mạnh trong việc phản ánh những tiêu cực, bức xúc của nhân dân nhằm đẩy lùi, tiêu diệt những cái phản tiến bộ để xây dựng một xã hội phát triển vững mạnh theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tiểu phẩm thể hiện thông tin ngắn gọn về sự kiện, hiện tượng ở một góc nhìn, một khía cạnh nào đó của vấn đề.
Trong tiểu phẩm, tác giả có thể bộc lộ quan điểm, thái độ của mình về vấn đề.
Nhân vật xuất hiện trong tiểu phẩm có thể trực tiếp chính danh, địa chỉ, hoặc có thể là điển hình hoá một loại người, một tầng lớp hay một giai cấp nào đó.
Mục tiêu chính của tiểu phẩm là cười vào thói hư tật xấu ở đời, châm biếm, đả kích nhằm lành mạnh hoá xã hội, hướng xã hội, con người tới giá trị Chân - Thiện- Mỹ.
Tiểu phẩm báo chí là một thể loại độc lập nên cũng mang những đặc trưng cơ bản của báo chí như thông tin thời sự, chân thật, khách quan, chịu sự chi phối bởi tính khuynh hướng,… Tuy nhiên, nó có những đặc trưng riêng:
Thứ nhất - Tính châm biếm hài hước: Cái hài của tiểu phẩm báo chí thường biểu hiện tính thâm trầm, kín đáo, không lộ liễu, biểu hiện trí tuệ, tài năng của tác giả.
Và dù ở cung bậc nào cái hài đó cũng thể hiện gồm ba yếu tố cơ bản:
+ Bản chất mang tính hài hước của đối tượng phản ánh;
+ Sự cường điệu và những liên hệ trong việc mô tả đối tượng;
+ Sự sắc bén, hóm hỉnh của tác giả làm tăng thêm hiệu quả của tiếng cười.
Sự sâu sắc, thâm thuý được kế thừa từ chất liệu hài hước của truyện cười dân gian. Do vậy, tiểu phẩm châm biếm càng có sức mạnh là vũ khí tấn công cái ác, cái xấu, phê phán những cái tiêu cực bằng cánh nói ngụ ý, hàm ngôn.
Phong cách tiểu phẩm báo chí là gây cười trên cơ sở sự kiện, hiện tượng có thực của cuộc sống mà bản thân nó chứa đựng những mâu thuẫn mang tính xã hội. Việc của tác giả tiểu phẩm là vận dụng sáng tạo phong cách ngôn ngữ báo chí, bằng óc sáng tạo của mình thể hiện nó ra cho mọi người nhìn thấy, cảm nhận thấy và "bật cười" về nó.
Đối tượng phản ánh của tiểu phẩm báo chí là hiện thực đời sống xã hội đương thời nhưng thu hẹp trong phạm vi cái xấu, cái ác, cái mâu thuẫn, nghịch lý.
Nói chung, trong mỗi tiểu phẩm, vũ khí tiếng cười châm biếm trong tiểu phẩm báo chí là nghệ thuật thiết lập nên những mối quan hệ mâu thuẫn, những liên hệ bất ngờ, những tình huống éo le với nhiều tầng lớp nghĩa, tính chất của cái cười là biện pháp thể hiện ý đồ, thái độ của tác giả đối với cái ác, cái xấu đã được phản ánh và lên án với mục đích không phải chỉ viết ra để cười giải trí đơn thuần mà nó cười để chiếu đấu vì sự phát triển lành mạnh của xã hội.
Thứ hai: Dung lượng tác phẩm nhỏ:
Mỗi tiểu phẩm trung bình thường dài từ 300 đến 500 chữ. Và tần số xuất hiện ít hơn so với các thể loại khác nhưng thường được ưu tiên dành cho những vị trí xứng đáng và ổn định trong các chuyên mục với các tên gọi độc đáo riêng, chẳng hạn như: "Nói hay đừng" (Báo Lao Động), "Tôi xem, đọc, thấy, nghe"(Báo Thể Thao & Văn hoá), "Mua vui cũng đựơc một vài trống canh" (Báo An ninh thế giới cuối tháng), …
Thứ ba: Sự kết hợp giữa những phương pháp thể hiện của báo chí và thủ pháp nghệ thuật của văn học, giữa ngôn ngữ thông tin chính luận với ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật:
Tóm lại: Tiểu phẩm báo chí là một thể loại châm biếm có tính chiến đấu cao, kết hợp sinh động giữa nội dung và phương pháp thể hiện của báo chí với các thủ pháp nghệ thuật văn học, sử dụng vũ khí là tiếng cười, nhằm biểu thị thái độ đối với cái xấu của nội bộ xã hội và kẻ thù được phản ánh chân thật và vạch trần bản chất.
1.3. Tác động của tiểu phẩm báo chí đối với xã hội
Tiểu phẩm báo chí với thế mạnh của mình là thông tin thời sự nhưng bằng chất giọng hài hước nhẹ nhàng mà sâu sắc đã thực sự ấn tượng, thu hút được công chúng và có sức lay động lòng người cao.
Tiểu phẩm đã góp phần đáng kể vào công cuộc đấu tranh đào thải, ngăn chặn cái xấu, cái ác kìm hãm xã hội phát triển, đồng thời cũng làm cho đời sống của nhân dân thêm trong sạch lành mạnh hơn, giúp con người thêm yêu đời và tin tưởng nhau hơn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I:
Qua nghiên cứu lý luận chung về phong cách và tiểu phẩm báo chí cho thấy, Phong cách là khái niệm rộng chỉ những đặc điểm riêng về nội dung và hình thức của từng sản phẩm trong từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau mà ở đó dấu ấn cá nhân tác giả thể hiện đậm nét.
Phong cách ngôn ngữ báo chí là một biểu hiện đặc thù riêng của phong cách ở lĩnh vực hoạt động báo chí. Nó thể hiện ở khả năng thông tin về các vấn đề thời sự chính trị - xã hội nhằm truyền tải thông tin bằng các thông điệp báo chí đến với đại chúng một cách nhanh, chính xác, dễ hiểu, đảm bảo vừa thông tin vừa giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
Một biểu hiện của phong cách ngôn ngữ báo chí thể hiện trong thể loại tiểu phẩm báo chí là phản ánh các sự kiện thời sự bằng phương pháp biện luận, châm biếm hài hước nhằm phê phán cái xấu, cái tiêu cực cũng như những mặt hạn chế trong xã hội.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ PHONG CÁCH VIẾT TIỂU PHẨM
BÁO CHÍ HÀI HƯỚC CỦA LÝ SINH SỰ, LÊ THỊ LIÊN HOAN, THẢO HẢO
Mỗi tác phẩm báo chí là một chỉnh thể gồm hai yếu tố nội dung và hình thức. Cả hai yếu tố đó hợp thành nhằm trả lời câu hỏi: CÁI GÌ MỚI?". Và để trả lời câu hỏi đó, mỗi tác phẩm phải đảm bảo đạt hai phẩm chất thông tin cơ bản là sự trong sáng của thông báo (nội dung) và sự trong sáng của ngôn ngữ thông báo (hình thức). Tức là mỗi tác phẩm báo chí chỉ nhằm truyền đi một thông báo cốt lõi với nội dung trả lời 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Thế nào? Tại sao? Chính sự giản dị và tính đơn nhất của thông báo (chỉ chứa đựng một thông báo cốt lõi), sẽ tự đi đến một hình thức chuyển tải thích hợp, nghĩa là sự trong sáng của thông báo.
Sự trong sáng của ngôn ngữ thông báo là diễn đạt tác phẩm bằng ngôn ngữ báo chí trong sáng, để thông báo cho số đông người tiếp nhận thông tin, ai ai cũng có thể hiểu được thật giản dị và rõ ràng, nhằm đạt tới yêu cầu: Một thông báo cho mỗi bài viết, một thông tin cho mỗi câu.
Trên cơ sở đó, khi xem xét thực tiễn hoạt động sáng tạo tiểu phẩm báo chí của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo thấy rằng, mỗi nhà báo, bằng góc tiếp cận thông tin (tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan báo chí mà họ phục vụ), hình thức thể hiện thông tin khác nhau, nhưng đều biểu hiện rõ có sự đa dạng trong việc đảm bảo sự trong sáng của thông báo (nội dung) và phong cách viết tiểu phẩm (sự trong sáng của ngôn ngữ thông báo - hình thức).
2.1. Những nội dung cơ bản của các tiểu phẩm của ba nhà báo
Thực tiễn khảo sát các tiểu phẩm của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo trong thời gian từ 2002 đến 2005 thì thấy cả ba đều tập trung phản ánh vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó có thể là về một cá nhân, về một tập thể, hoặc là về một vấn đề, một sự kiện, một hiện tượng "nổi cộm" của cuộc sống. Chúng được các tác giả tái hiện dưới một góc nhìn báo chí riêng biệt, độc đáo và thể hiện bằng phong cách tiểu phẩm báo chí rất riêng.
2.1.1. Lý Sinh Sự
Với thế mạnh là một tờ nhật báo lớn - Lao Động (Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- Tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam), trong chuyên mục "Nói hay đừng" xuất hiện đều đặn hằng ngày, tác giả Lý Sinh Sự có điều kiện thả sức viết về mọi vấn đề của cuộc sống đang sục sôi. Có thể thấy mỗi vấn đề mà ông đưa ra đều "gãi đúng chỗ ngứa".
Và, Lý Sinh Sự đã lật mặt trái xã hội để phê phán nhằm mục đích bảo vệ cái đúng, vì sự tiến bộ của xã hội. Đó là Lý Sinh Sự thường xoáy sâu vào các lĩnh vực xuất hiện nhiều tiêu cực, bất cập trong các chính sách mới, bất cập trong quản lý, điều hành, cả những biến đổi về đời sống tinh thần dân tộc về mặt văn hoá, đạo đức, lối sống có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
Những mảng đề tài chủ yếu mà tiểu phẩm của Lý Sinh Sự đề cập:
1. Về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước:
2. Về kinh tế:
3. Về dân số:
4. Về tham nhũng:
5. Về vệ sinh môi trường:
6. Về giáo dục:
7. Về văn hoá:
Nhìn chung có thể nhận thấy, trọng tâm tấn công của tiểu phẩm của Lý Sinh Sự là "cái xấu", cái mâu thuẫn, nghịch lý và nhằm tiêu diệt chúng, giúp con người nhận thức và loại trừ nó.
2.1.2. Lê Thị Liên Hoan
Trong chuyên mục "Mua vui cũng được một vài trống canh" ở trang cuối cùng của báo An ninh thế giới cuối tháng, tác giả Lê Thị Liên Hoan đã thường xuyên viết về những vấn đề khá thú vị, đầy kịch tính của cuộc sống. Với tần số mỗi tháng một lần xuất hiện, các tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan trên An ninh thế giới cuối tháng cũng đã tiếp cận cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau, bám sát thời sự nhưng có giới hạn hơn.
Ở mỗi góc tiếp cận, đối tượng được đề cập thật thú vị, mang tính đại diện cao. Nó thường là những vấn đề đáng bàn của ngành, lĩnh vực nào đó, hay một hiện tượng, một trào lưu nào đó đang có trong cuộc sống.
Nhân vật xuất hiện như những người đại diện cho một tầng lớp, một lĩnh vực nào đó. Họ không xuất hiện chính danh cá nhân mà là đại biểu trong chức danh, địa vị.
Và đặc biệt, vấn đề được bàn luận trong một cuộc phỏng vấn giả tưởng rất vui, hóm hỉnh. Các mảng đề tài mà Lê Thị Liên Hoan đề cập cơ bản như:
1. Về Kinh tế:
2. Về văn hoá nghệ thuật:
3. Về giáo dục:
4. Về giao thông:
5. Về bảo tồn văn hoá truyền thống, tín ngưỡng:
6. Về luật pháp:
Tóm lại: Bản thân báo An ninh thế giới cuối tháng, do sự hạn chế về tính định kỳ của nó, nên mỗi tháng, tác giả chỉ có thể chọn những vấn đề được coi là "có vấn đề" nhất thời điểm đó để ưu tiên bàn luận. Chẳng hạn, dịp ngày 8.3 có bài: Phỏng vấn một bà cụ nhân ngày 8.3, hay Phỏng vấn một ông già No- en, hoặc Phỏng vấn một bà già No-en nhân dịp lễ No- en,…
Lê Thị Liên Hoan phản ánh thường có chủ đề tập trung vào những chỗ đang chứa đựng nhưng mâu thuẫn, nghịch lý nhất định cần được tháo gỡ. Mỗi cuộc trò chuyện trong tiểu phẩm có đối tượng riêng, không lặp lại.
Lê Thị Liên Hoan không bàn đến những vấn đề đại sự quốc gia, chính trị một cách trực tiếp mà ông đi vào khai thác các mảng khác nhau của cuộc sống và thông qua đó góp phần tác động đến hệ thống chính trị quốc gia.
2.1.3. Thảo Hảo
Tiểu phẩm của Thảo Hảo xuất hiện không thường xuyên trên Báo Thể thao & Văn hoá nhưng nó đề cập đến nhiều một số lĩnh vực của cuộc sống như:
1. Về văn hoá văn nghệ:
2. Về giáo dục:
3. Về kinh tế:
4. Các vấn đề khác như: toàn thực phẩm, bảo tồn văn hoá, giao thông,…
2.2. Phong cách hài hước qua các tiểu phẩm của ba nhà báo
Các chuyên mục "Nói hay đừng"trên Báo Lao Động; "Mua vui cũng được một vài trống canh"(Báo An ninh thế giới cuối tháng); "Tôi xem, đọc, thấy, nghe"( Báo Thể thao & Văn hoá) là những bức tranh thu nhỏ của xã hội và nó khai thác các khía cạnh của cuộc sống ở nhiều góc độ.
Chuyên mục đề cập vấn đề rất khách quan, là nơi gửi gắm những suy nghĩ của quần chúng trước một sự kiện nào đó. Các chuyên mục có nội dung phong phú, đa dạng. Vì thế mà hình thức thể hiện cũng luôn luôn biến đổi phù hợp với từng diễn biến của sự việc. Xoay quanh các vấn đề của cuộc sống là cuộc mạn đàm giữa các nhân vật được tác giả xây dựng lên: Gã đài phường và tác giả Lý Sinh Sự ("Nói hay đừng" của Lý Sinh Sự). Những nhân vật đại diện liên quan đến lĩnh vực mà tác phẩm đề cập như: Gà và vịt, Nhà văn và nhà viết kịch, Phóng viên và thầy giáo,… (Mua vui cũng được một vài trống canh- Lê Thị Liên Hoan); hay hình thức tác giả kể chuyện, bàn luận trên cơ sở sự từng trải, sự nghe đọc mà thấy để nói về vấn đề nào đó như Thảo Hảo.
2.2.1. Nghệ thuật đặt tên (rút tít) tiểu phẩm
2.2.1.1. Lý Sinh Sự
Các tít bài của Lý Sính Sự thể hiện sự khéo léo trong cách vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, sắc bén. Các tít bài của ông biểu hiện rất rõ nét sự thoả mãn một số yêu cầu đặt ra đối với tít báo hay và tạo ra một số nét đặc trưng sáng tạo trong cách rút tít.
Một là, sự ngắn gọn: Bình quân từ 2 đến 5 âm tiết tiếng Việt/ tít.
Hai là, sử dụng cách nói lái của ca dao, tục ngữ, thành ngữ đặt tít.
Ba là, dùng lời nói thông tục hằng ngày nhưng qua cách thể hiện gắn với vấn đề
thời sự nóng bỏng, nó có sức tác động rất lớn.
Bốn là, dùng trực tiếp, phiên âm, viết rút gọn tiếng nước với tiếng Việt.
Năm là, dùng từ ngữ thể hiện sự tương phản, đối lập.
Sáu là, dùng hình thức chơi chữ.
Bảy là, dùng từ ngữ đối lập tạo sự mâu thuẫn ngay từ tít.
2.2.1.2. Lê Thị Liên Hoan
Tít được thể hiện theo hai khuôn mẫu nhất định: Bắt đầu hoặc bằng "Phỏng vấn… " hoặc bằng "Cuộc trò chuyện giữa…"
Lê Thị Liên Hoan phân biệt rất rạch ròi trong việc tình huống nào thì "Phỏng vấn…", tình huống nào thì "Cuộc trò chuyện giữa…".
+ Dùng "Phỏng vấn…" khi khai thác thông tin, đặt vấn đề gì đó dưới dạng một cuộc phỏng vấn giả định của một Phóng viên với một nhân vật (là người hoặc sự vật, con vật) đại diện tiêu biểu, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực, vấn đề mà tác phẩm đề cập. Kiểu như: Khi nói về giáo dục, có Phỏng vấn một thầy giáo; Nói về bảo tồn văn hoá có Phỏng vấn Tháp Rùa; Nói về thể thao có Phỏng vấn một chuyên gia bóng đá; Nói về giao thông có Phỏng vấn một chiếc gương chiếu hậu; …
+ Dùng "Cuộc trò chuyện…" để lấy ý kiến tranh luận của những nhân vật mà họ là đại diện tiêu biểu của những ngành, lĩnh vực,… mà bài viết đề cập. Cuộc tranh luận vắng bóng nhà báo, tác giả ẩn sau đó với tư cách là người quan sát và ghi chép lại tạo cảm giác câu chuyện diễn ra khách quan hơn. Tiêu biểu như: Cuộc trò chuyện giữa một học sinh béo và một học sinh gầy (6. 2004); Cuộc trò chuyện giữa ông trưởng phòng hành chính và con vịt giời (4.2005);
Các tít của Lê Thị Liên Hoan do những từ dẫn mang tính bản lề thể hiện hình thức chuyển tải câu chuyện, không khí cuộc nói chuyện như "Phỏng vấn…" hoặc "Cuộc trò chuyện giữa…" làm cho tít có vẻ dài về mặt số lượng âm tiết tiếng Việt, song nó cũng rất cô đọng, súc tích bởi các "từ khóa" cốt lõi thông tin của tiểu phẩm như: Một bà già nô- en (trong Phỏng vấn một bà già nô - en); hay Tháp Rùa (trong Phỏng vấn Tháp Rùa);…
Cả hai hình thức thể hiện là phỏng vấn và cuộc trò chuyện nhưng chúng đều xuất phát điểm là cùng có người hỏi và người trả lời và đích đến là tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất (theo quan điểm của các nhân vật) cho vấn đề được bàn luận.
Về từ ngữ: Lê Thị Liên Hoan thể hiện rõ quan điểm về những cái tít có từ ngữ đơn giản, nêu bật sự xuất hiện của nhân vật chính trong bài. Điều này cũng là điều phù hợp với mô típ thường thấy trong các cuộc phỏng vấn thời sự.
2.2.1.3. Thảo Hảo
Có tài đặt tít (tiêu đề) như bỡn cợt ngôn từ, hành văn dễ như chơi, nhưng thỉnh thoảng lại xỉa một cái thí mạng vào thói đời…Nó tự do, không theo một khuôn mẫu cố định, thường bắt đầu bằng sự xuất hiện cái Tôi tác giả có phần mạnh dạn, táo bạo và thậm chí là bản thân các con chữ thể hiện một sự thách thức gì đó với người khác, với đời hay là một sự kết luận vấn đề như một tuyên ngôn mang tính răn đe ngay từ tít. Chẳng hạn: Nếu tao là nhà nước, Gửi Đoàn của tôi, Lên đường đi các bác, Tôi muốn đời tôi màu gì?, Ai cho mày chê con tao xấu ?, Tôi cũng muốn ăn cắp, Tôi có đủ thuốc ngủ rồi, Không có chồng thì đừng có làm giàu, Học phí trả bằng máu,…
Về độ dài các tít: Ngắn nhất là 3 âm tiết (Học cách chết (24.5.2002), và dài nhất là 10 âm tiết (À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói! (19.4.2002).
Và các tít dùng nhiều dấu hỏi(?) [Hàng không có biết thương dân? (3.2002); Mì gói, bạn hay thù?(26.7.2002); Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?(06.01.2004); Biết tin ai bây giờ?(03.5.2002);…] và dấu chấm than (!): [Lên đường đi các bác!(2003); À, ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói! (19.4.2002);… ].
2.2.2. Phương pháp dẫn chuyện trong tiểu phẩm
2.2.1.1. Lý Sinh Sự
Thể hiện bằng phương pháp đàm thoại. Đó là cuộc nói chuyện tranh luận rất cởi mở của hai người: Tác giả và Gã đài phường. Chính sự xuất hiện của nhân vật gã đài phường ham học hỏi, chịu thông tin kết hợp với "ông Lý" giỏi lý sự đã làm cho những câu chuyện của họ nóng đến mức công chúng ít quan tâm cũng phải tìm đọc, nghe họ luận bàn để mà ngẫm nghĩ, hành động.
Cái tinh tế, nghệ thuật đàm thoại độc đáo trong chuyên mục còn thể hiện ở chỗ chính các nhân vật cứ "luôn miệng" nói rằng, chuyện họ đang bắt đầu bàn là "chuyện vỉa hè, có chết ai đâu mà sợ! (lời ông Lý khuyên gã đài phường trước khi bắt đầu tranh luận về vấn đề gì đó ). Nó tạo cho cuộc đàm thoại được cởi mở, thẳng thắn hơn.
2.2.1.2. Lê Thị Liên Hoan
Dùng hình thức cuộc phỏng vấn giả tưởng rất nghệ thuật. Các nhân vật tham gia tranh luận trong tiểu phẩm chính là sự hoá thân của tác giả trong đó.
Cách dẫn chuyện này tạo ra không khí khách quan, sinh động, đa dạng, sát thực tế hơn; và tạo cho công chúng cảm giác an toàn khi họ đang nghe các nhân vật nói chứ không phải tác giả nói.
Cách làm này đòi hỏi tác giả phải là người am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là có khả năng hoá thân, nhập vai nhân vật như thật để nói bằng cách nói của nhân vật, phong thái, tâm lý,…của nhân vật.
2.2.1.3. Thảo Hảo
Sử dụng đan xen kết hợp tả, thuật, luận về một vấn đề nào đó trên cơ sở sự trải nghiệm của bản thân rồi đem ra phân tích, so sánh quá khứ, hiện tại và định hướng tương lai. Đồng thời, tác giả triển khai câu chuyện như một lá thư gửi bạn (Nếu tao là nhà nước, Gửi đoàn của tôi), như một đoạn nhật ký (Nhật ký gã đào đường).
Một số biện pháp khác được sử dụng bắt đầu và duy trì câu chuyện:
+ Kể ra điển tích cổ rồi bàn xã hội hiện tại.
+ Tóm tắt lại một bài báo, bộ phim, một vở kịch nào đó rồi bàn
+ Ngắt đoạn kiểu rút tít phụ bằng các con số: 1, 2, 3,….
+ Dùng biểu bảng, hình vẽ minh hoạ.
2.2.3. Ngôn ngữ tiểu phẩm
Ba nhà báo đều dùng phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí, với chất giọng hài hước của tiểu phẩm để tái hiện cuộc sống, phân tích, luận bàn những vấn đề nóng của xã hội. Đó là sự kết hợp phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ chính luận, sự đan xen khéo léo ngôn ngữ đậm chất báo chí với ngôn ngữ giàu chất văn học.
Mỗi tác giả do cái chủ quan, giọng điệu khác nhau, với chức năng thông tin của cơ quan báo chí họ phục vụ khác nhau, do định kỳ của mỗi tờ báo khác nhau,… nên ngôn ngữ trong các tiểu phẩm của họ có phần khác nhau:
2.2.3.1. Lý Sinh Sự
Bên cạnh những sự trang trọng nhất định nhưng vẫn rất gần gũi với người lao động, mà trước hết là gần gũi từ trong lời nói hằng ngày của họ. Đó là sự dung dị, đời thường đảm bảo không xa cách, mà dễ hiểu. Nó biểu hiện ngay trong cách xưng hô của Lý Sinh Sự với gã đài phường trong câu chuyện họ đàm đạo với nhau.
Ngay tít bài đã thể hiện đậm chất hài hước, mang đặc trưng rõ nét giọng điệu của ông Lý thích… sinh sự. Nó khiến người ta phải vừa cười cười vừa "cay cay". Màu sắc chính luận đậm nét nhưng không lên gân mà cứ cười cười để chiến.
2.2.3.2. Lê Thị Liên Hoan
Sử dụng ngôn ngữ đậm chất văn học nhưng tính luận lý và sự châm chích, mỉa mai cay nghiệt rõ nét trong từng đoạn. Cứ mỗi nhân vật nói là một lần họ xoáy vào vấn đề, vừa bàn sâu vừa gợi mở để người kia đào sâu hơn, xa hơn để đạt mục đích bài viết.
2.2.3.3. Thảo Hảo
Ngôn ngữ uyển chuyển, linh hoạt, đậm chất sống với những giằng co, mâu thuẫn mà không thấy căng thẳng, ngột ngạt; đậm dấu ấn cá nhân với lời lẽ thể hiện theo cảm hứng sáng tạo, nó bộc lộ rõ cái tính khí con người có vẻ "ngoa ngoa", "chua chua" từ cách xưng hô: Tôi, Tao ngay từ tít trong bài.
Đó còn là sự sắc nhọn của chính luận báo chí kết hợp với lối viết rất mềm mại, hình ảnh khiến công chúng thích thú vì vừa thấy thư giãn, vừa thấy rõ tính chiến đấu.
2.2.4. Đặc điểm kết cấu
Cả ba nhà báo giống nhau ở chỗ không ai nói thẳng cái cần nói ra ngay mà thông qua rào đón, đưa đẩy để bắt đầu câu chuyện rồi thúc đẩy cao trào, thậm chí tạo kịch tính rồi "phang" một cái kết đắc địa về vấn đề đang được luận bàn. Tất cả đều không tạo thành một lối mòn trong kết cấu mà họ có độ co giãn khá linh hoạt, tuỳ từng vấn đề mà triển khai theo mạch: đặt vấn đề, phân tích, kết luận.
2.2.4.1. Lý Sinh Sự
Đảm bảo thành phần kết cấu cơ bản gồm: Tít- tiêu đề: tạo sự hấp dẫn, thậm chí thể hiện ngay phần linh hồn, cái mâu thuẫn cốt lõi của vấn đề. Nội dung bài triển khai rất gọn, kết cấu thể hiện sự chặt chẽ, thống nhất trong giới hạn khoảng 300 đến 500 chữ, qua 3 phần cơ bản:
Mở bài - nêu vấn đề: Vào đề một cách tự nhiên, không đao to búa lớn mà bằng cái chào hỏi, gợi ý nói chuyện rất linh hoạt giữa gã đài phường và ông Lý (ông Sự).
Thân bài - phân tích, mổ xẻ, bình luận vấn đề: Các nhân vật xuất hiện đối thoại với nhau rất hài hước. Qua giọng văn dí dỏm tác giả biến các luận cứ, luận điểm, chi tiết trần trụi được kết nối, xâu chuỗi khéo léo trong sự phân tích, luận bàn lô gíc, thuyết phục vừa có tình, vừa có lý.
Kết luận vấn đề: Thường là nhận định của tác giả hoặc của nhân vật phát biểu nhưng đó cũng chính là ý tưởng của tác giả được gửi qua nhân vật. Nó là sự khẳng định hoặc phủ định một điều gì đó đã được luận bàn.
2.2.4.2. Lê Thị Liên Hoan
Dùng hình thức hỏi - đáp toàn bài để triển khai vấn đề, kết cấu các tiểu phẩm cũng đảm bảo các phần: Tít, Mở bài, Thân bài, Kết luận. Vấn đề không được đặt ra ngay từ những câu đầu tiên mà là qua vài câu hỏi đáp xa xôi một chút. Vấn đề được triển khai mở rộng đi xa, về gần rồi mới xoáy vào trọng tâm. Mỗi tác phẩm, nhiều vấn đề khác nhau được gợi mở quanh vấn đề trọng tâm. Để nắm được vấn đề, hiểu được đúng, rõ tư tưởng chủ đề chính, đòi hỏi độc giả phải theo dõi hết tác phẩm.
2.2.4.3. Thảo Hảo
Mở đầu không thể hiện ngay cái mâu thuẫn định làm sáng tỏ mà t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LBC1117.doc