Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại để phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh qua các hoạt động giải bài tập Vật lí phần Cơ học (Chương trình vật lí 10 nâng cao)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- ĐỖ THỊ THUÝ HÀ PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI ĐỂ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ VÀ NĂNG LỰC TỰ LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ PHẦN CƠ HỌC (CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 NÂNG CAO) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN – 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN T

pdf160 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại để phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh qua các hoạt động giải bài tập Vật lí phần Cơ học (Chương trình vật lí 10 nâng cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- ĐỖ THỊ THUÝ HÀ PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI ĐỂ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ VÀ NĂNG LỰC TỰ LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ PHẦN CƠ HỌC (CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 NÂNG CAO) Chuyên nghành: Lý luận & PP dạy - học Vật lí Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN VĂN KHẢI THÁI NGUYÊN – 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- ĐỖ THỊ THUÝ HÀ PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI ĐỂ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ VÀ NĂNG LỰC TỰ LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ PHẦN CƠ HỌC (CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 NÂNG CAO) Chuyên nghành: Lý luận & PP dạy - học Vật lí Mã số: 60.14.10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN – 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học sư phạm - ĐHTN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN VĂN KHẢI Phản biện 1: ………………………………………………….. Phản biện 2: ………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Ngày tháng năm 2009 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đõ từ phía các thầy cô giáo, cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Qua đây, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Văn Khải, người đã tận tình hướng dẫn trong quá trình tác giả làm luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới: - Phòng ĐT – KH – QHQT, Khoa Sau đại học, Khoa Vật lí, Thư viện trường ĐHSP Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. - Các trường THPT và các giáo viên cộng tác đã tạo điều kiện và phối hợp cho việc thực nghiệm sư phạm. - Cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ. Thái Nguyên, 9/2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT Bài tập Vật lí BTVL Công nghệ thông tin CNTT Đối chứng ĐC Giáo viên GV Học sinh HS Năng lực tự học NLTH Phƣơng pháp PP Phƣơng pháp dạy học PPDH Phƣơng pháp dạy học tích cực PPDHTC Phƣơng tiện dạy học PTDH Thực nghiệm TN Thực nghiệm sƣ phạm TNSP Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Chƣơng I: 1.1 1.1.1 1.1.2 1.1.2.1 1.1.2.2 1.1.3 1.1.4 1.2 1.2.1 1.2.1.1 1.2.1.2 1.2.1.3 1.2.2 1.3 1.3.1 1.3.1.1 1.3.1.2 1.3.2 Phần mở đầu CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ VÀ NĂNG LỰC TỰ LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP. Tổng quan……………………………………….………. Những vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông……………… Xu thế đổi mới phương pháp dạy học ở THPT…………. Lý do phải đổi mới phƣơng pháp dạy học ……………….. Xu hƣớng đổi mới PPDH hiện nay………………………. Các nghiên cứu về phối hợp các PP và PTDH hiện đại… Các nghiên cứu về bài tập Vật lí…………………………. Vấn đề phát triển hứng thú học tập của học sinh …….. Hứng thú và những biểu hiện của hứng thú……………. Khái niệm hứng thú ………………………………………. Cấu trúc của hứng thú …………………………………… Vai trò và các biểu hiện của hứng thú trong học tập ……... Các biện pháp phát triển hứng thú trong học tập……….. Vấn đề phát triển năng lực tự lực học tập của học sinh Năng lực tự lực học tập và những biểu hiện của năng lực tự lực học tập ………………………………………... Khái niệm…………………………………………………. Những biểu hiện của năng lực tự lực học tập……………... Các biện pháp phát triển năng lực tự lực học tập …….... 1 6 6 6 7 7 8 10 11 12 12 12 14 15 15 18 18 18 18 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.3.2.1 1.3.2.2 1.4 1.4.1 1.4.1.1 1.4.1.2 1.4.2 1.4.2.1 1.4.2.2 1.4.2.3 1.4.3 1.4.3.1 1.4.3.2 1.4.3.3 1.4.4 1.4.4.1 1.4.4.2 Những điều kiện cần thiết để phát triển năng lực tự lực học tập của học sinh…………………………………………… Những biện pháp cụ thể phát triển năng lực học tập cho học sinh……………………………………………………. Phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ……….………………… Phương pháp dạy học…………….……………………… Khái niệm phƣơng pháp dạy học….……………………… Các PPDH Vật lí đƣợc vận dụng ở các nhà trƣờng phổ thông……………………………….……………………… Các phương pháp dạy học tích cực……………………… Phƣơng pháp dạy học tích cực…………………………… Đặc trƣng của các phƣơng pháp dạy học tích cực ……… Các phƣơng pháp dạy học tích cực………………………. Các phương tiện dạy học hiện đại……………………… Phƣơng tiện dạy học……………….……………………… Phƣơng tiện dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí……… Ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng tiện dạy học hiện đại……………………………….……………………….... Các biện pháp phối hợp các phương pháp và phương tiện hiện đại trong dạy học Vật lí để phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập của học sinh ………………. Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại trong dạy học……………… Các biện pháp phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ……………………. 18 21 24 24 24 24 26 26 27 30 36 36 39 42 43 43 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.5 1.5.1 1.5.1.1 1.5.1.2 1.5.2 1.5.3 1.6 1.6.1 1.6.2 1.6.3 1.6.4 1.7 1.7.1 1.7.2 1.7.3 1.7.4 Chƣơng II: Bài tập trong dạy học Vật lí …….……………………… Khái niệm và phân loại bài tập Vật lí…………………… Khái niệm bài tập Vật lí …….……………………………. Vai trò của bài tập Vật lí…….……………………………. Phân loại bài tập Vật lí…….…………………………….. Các hoạt động giải bài tập Vật lí………………………… Các biện pháp phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại khi giải bài tập Vật lí …………… Phối hợp các phương pháp và PTDH hiện đại trong các bài tập kiểm tra, đánh giá ………………………..…… Sử dụng phương pháp thí nghiệm lí tưởng với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại khi giải các bài tập thí ngiệm……… Sử dụng phương pháp tương tự trong dạy học BTVL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại………………………..…… Sử dụng phương pháp mô hình trong dạy học BTVL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại. ………………………..…. Nghiên cứu thực trạng dạy học bài tập Vật lí với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại Mục đích………………………………………………….. Phương pháp…………………………………………..…. Kết quả điều tra………………………………………….. Những nguyên nhân cơ bản và biện pháp khắc phục….. Kết luận chƣơng I PHỐI HỢP CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP PHẦN CƠ HỌC 47 47 47 47 49 50 51 51 52 53 53 54 54 54 55 57 60 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.1.1 2.2.1.2 2.2.1.3 2.2.1.4 2.3 Chƣơng III 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.1.5 Vị trí và vai trò của phần cơ học (Vật lí 10) …………… Vị trí và vai trò của phần cơ học (Vật lí 10) ……………… Cấu trúc nội dung phần cơ học - Vật lí 10………………... Xây dựng các chủ đề bài tập Vật lí phần cơ học (chƣơng trình tự chọn nâng cao - lớp 10) Các chủ đề về động học chất điểm………………………. Bài tập định tính…………………………………………... Bài tập định lƣợng………………………………………… Bài tập đồ thị……………………………………………… Bài tập thí nghiệm………………………………………… Phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại để tổ chức các hoạt động giải bài tập theo một số chủ đề phần cơ học (chƣơng trình tự chọn nâng cao - lớp 10) Bài 1: Bài tập về động lượng của một vật chuyển động Bài 2: Bài tập về cơ năng của một vật chuyển động Bài 3: Bài tập về năng lượng của một vật chuyển động KẾT LUẬN CHƢƠNG II THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phƣơng pháp của thực nghiệm sƣ phạm Mục đích của thực nghiệm sư phạm…...………………. Nhiệm vụ của thực nhiệm sư phạm…...………………. Đối tượng và cơ sở TNSP…...…………………………… Phương pháp thực nghiệm sư phạm…...………………. Ước lượng các đại lượng đặc trưng cho TNSP………... 61 61 62 64 64 64 68 70 71 71 75 87 97 106 107 107 107 107 107 108 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.1.6 3.2 3.3 3.3.1 3.3.2 3.3.2.1 3.3.2.2 3.3.2.3 3.4 Cách đánh giá, xếp loại…...……………….………........ Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm …...………………… Kết quả và xử lí kết quả …...……………….………….. Các kết quả về mặt định tính của việc phát triển hứng thú và năng lực ……………………………………….…. Kết quả định lượng ………………………………………. Kết quả bài kiểm tra lần 1 ………………………………... Kết quả bài kiểm tra lần 2 ……………………………….. Kết quả bài kiểm tra lần 3 ……………………………….. Đánh giá chung về thực nghiệm sƣ phạm ……………. KẾT LUẬN CHUNG…………………………………… Tài liệu tham khảo……………………………………….. Phụ lục…………………………………………………… 110 111 112 112 114 114 117 120 123 125 128 131 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, đất nƣớc đang bƣớc vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập quốc tế. Bối cảnh lịch sử đặt ra những yêu cầu mới về nhân tố con ngƣời và đặt ra những thách thức mới cho ngành giáo dục. Thực hiện theo những định hƣớng đổi mới đã đƣợc xác định trong các nghị quyết Trung ƣơng đƣợc thể chế hoá trong Luật giáo dục và đƣợc cụ thể hoá trong trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện những mục tiêu trên là đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực. Vì vậy, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay. Bài tập vật lý là một phần hữu cơ của quá trình dạy học vật lý vì nó cho phép hình thành, làm phong phú các khái niệm Vật lý và thói quen vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn. Về phƣơng diện giáo dục, giải các bài tập Vật lý sẽ giúp hình thành các phẩm chất cá nhân của học sinh. Giải các bài tập Vật lý cũng là một phƣơng pháp đơn giản để kiểm tra, hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng và thói quen thực hành, cho phép mở rộng, làm sâu sắc các kiến thức đã học. Với những lí do cơ bản trên, hiện nay, chƣơng trình và sách giáo khoa Vật lý ở các cấp học đã đƣa vào khá nhiều dạng bài tập có nội dung mang tính thực tiễn, tính ứng dụng khoa học cao. Tuy nhiên ở cấp THPT, đối tƣợng học sinh phần lớn còn chƣa xác định đƣợc mục tiêu, phƣơng pháp học tập một cách rõ ràng, tính tự giác, tự lực còn yếu. Về phía giáo viên, chủ yếu sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 các giờ bài tập để hƣớng dẫn học sinh cách giải bài tập theo dạng, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào các bài toán cụ thể mà chƣa quan tâm đến vai trò thực sự của bài tập Vật lý trong quá trình dạy học Vật lý. Trong giảng dạy Bài tập Vật lý đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc đề cập đến các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhƣ lựa chọn và phân dạng bài tập, xây dựng hệ thống bài tập, các phƣơng pháp giải bài tập... Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động dạy và học bài tập Vật lý nhƣ thế nào để đáp ứng những yêu cầu mới của giáo dục thì còn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ. Hiện nay, với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, hệ thống các nhà trƣờng đã đƣợc trang bị khá nhiều các phƣơng tiện dạy học hiện đại nhƣ máy vi tính, máy chiếu, camera kĩ thuật số, đầu đĩa CD, VCD, phần mềm dạy học... Các thiết bị này có vai trò hỗ trợ rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả, chất lƣợng các hoạt động dạy học. Với những lí do trên, chúng tôi mong muốn có thể đƣa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học trong các giờ học bài tập Vật lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục phổ thông qua việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại để phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh qua các hoạt động giải bài tập Vật lý phần cơ học (chƣơng trình Vật lí 10 nâng cao). II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại nhằm phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh lớp 10 THPT qua các hoạt động giải bài tập Vật lý. III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 - Hoạt động dạy và học bài tập Vật lý của giáo viên và học sinh ở trƣờng THPT (Ban cơ bản - Học tự chọn nâng cao môn Vật lí). - Đối tƣợng nghiên cứu: + Tổ chức các hoạt động dạy và học giải bài tập Vật lý cho học sinh lớp 10. + Vấn đề phối hợp các PP và PTDH trong dạy học BTVL. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thiết kế đƣợc phƣơng án phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại để tổ chức tốt các hoạt động dạy và học trong các giờ bài tập vật lý thì sẽ phát huy đƣợc hứng thú và năng lực tự lực học tập của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng nắm vững kiến thức. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc mục đích đề ra, đề tài có nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại. - Nghiên cứu lý luận về phát về vấn đề phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập của học sinh. - Nghiên cứu lý luận về bài tập Vật lý. - Điều tra thực trạng về dạy học bài tập Vật lý theo chƣơng trình sách giáo khoa ở một số trƣờng THPT. - Nghiên cứu về sử dụng phƣơng tiện dạy học hiện đại trong dạy học ở trƣờng phổ thông . - Soạn một số giáo án theo hƣớng của đề tài. - Thực nghiệm sƣ phạm. VI. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu việc phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học (máy vi tính, máy chiếu Projecter, máy chiếu đa vật thể) nhằm phát triển hứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 thú và năng lực tự lực học tập của học sinh lớp 10 thông qua hoạt động giải bài tập Vật lý phần cơ học. VII. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Tham khảo sách báo, tạp chí chuyên ngành về tính tích cực hoạt động nhận thức và các phƣơng pháp dạy học tích cực. - Tham khảo một số tài liệu về bài tập Vật lý và vai trò của bài tập Vật lý trong dạy học. b. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra quan sát - Tổng kết kinh nghiệm qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với một số giáo viên giàu kinh nghiệm ở một số trƣờng THPT. - Phỏng vấn giáo viên và học sinh để nắm tình hình dạy học bài tập Vật lý và sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại ở một số trƣờng THPT. Qua đó thống kê những khó khăn và nhƣợc điểm, hạn chế, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng khắc phục tích cực. c. Phƣơng pháp thực nghiệm - Làm thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học đã đề ra. - Ứng dụng các phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích các số liệu thực nghiệm. VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn đã thực hiện việc tổng hợp đƣợc các cơ sở lý luận về việc phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh, đề xuất đƣợc vấn đề phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học trong quá trình dạy học Bài tập Vật lí. - Tìm hiểu thực trạng dạy học Bài tập Vật lý ở trƣờng THPT hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 - Xây dựng phƣơng án phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học để tổ chức hoạt động dạy và học bài tập Vật lý phát huy hứng thú, tính tự lực học tập của học sinh. Luận văn cũng đóng góp một hệ thống các dạng bài tập phần cơ học (Vật lí 10). - Vận dụng cơ sở lý luận, luận văn đã thiết kế và thực nghiệm tiến trình dạy học 3 bài học giải bài tập cụ thể thực hiện mục đích đề tài đặt ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ VÀ NĂNG LỰC TỰ LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP. 1.1 TỔNG QUAN 1.1.1 Những vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH) đã đƣợc khẳng định trong nghị quyết TW 4 khoá VII, nghị quyết TW 2 khoá VIII và đƣợc pháp chế hoá trong Luật giáo dục (sửa đổi). Nghị quyết TW 2 khoá VIII nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy, sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.” Điều 24.2 Luật giáo dục quy định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” [10]. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 – 2010 (Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ), ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập …”[24]. Nhƣ vậy, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT đƣợc diễn ra theo bốn hƣớng chủ yếu: - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh. - Bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Trong đó, hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của hoc sinh là cơ bản, chủ yếu, chi phối đến ba hƣớng sau. [4] 1.1.2 Xu thế đổi mới phƣơng pháp dạy học ở THPT. 1.1.2.1. Lý do phải đổi mới phƣơng pháp dạy học: - Do yêu cầu của đất nƣớc, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải đào tạo đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng kịp với yêu cầu của thời đại. - Lƣợng thông tin, tri thức khoa học ngày càng tăng lên hết sức nhanh chóng, vì thế kiến thức dạy trong nhà trƣờng càng trở nên ít ỏi; Bởi vậy học sinh không thể chỉ học khi còn ở trên ghế nhà trƣờng mà họ còn phải có khả năng tự học, tự trau dồi kiến thức suốt đời. Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hội. - Nhà trƣờng phải đào tạo đƣợc những lớp ngƣời tự lực, tự chủ, năng động, sáng tạo … Vì thế khi nội dung đào tạo có thể thay đổi thì phƣơng pháp đào tạo cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. [3] Tóm lại, đổi mới phƣơng pháp dạy học là vấn đề cấp bách không chỉ của riêng nƣớc ta mà còn của mọi quốc gia trong chiến lƣợc phát triển nguồn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 lực con ngƣời phục vụ các mục tiêu kinh tế, xã hội trên đƣờng tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ. 1.1.2.2. Xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay: Xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trƣờng Việt Nam hiện nay, nó cũng là xu thế chung của các nhà trƣờng trên thế giới. Ở Việt Nam, định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đã đƣợc xác định trong Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá VII (1 -1993), Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII (12 – 1996), đƣợc thể chế hoá trong Luật giáo dục (2005), đƣợc cụ thể hoá trong nhiều chỉ thị của Bộ GD&ĐT. Có thể nói, điều cốt lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Để vận dụng thành công các phƣơng pháp dạy học, chúng ta cần nắm vững các mối quan hệ sau: a. Quan hệ giữa dạy và học: Cần hiểu phƣơng pháp dạy học bao gồm cả cách thức dạy của giáo viên và cách thức học của học sinh, vì vậy để nhấn mạnh, đôi khi ngƣời ta dùng dấu gạch nối giữa dạy và học, viết là phƣơng pháp dạy - học. Quan niệm chức năng cơ bản của dạy là dạy cách học. Trong hoạt động dạy học thì giáo viên giữ vai trò chỉ đạo còn học sinh giữ vai trò chủ động. b. Quan hệ giữa mặt bên ngoài và mặt bên trong của phương pháp dạy học Mặt bên ngoài là trình tự hợp lí các thao tác hành động của giáo viên và học sinh: Giáo viên giảng giải, đặt câu hỏi, biểu diễn thí nghiệm,… học sinh nghe, quan sát, trả lời … Mặt bên trong là cách thức hoạt động nhận thức của học sinh, là con đƣờng giáo viên dẫn dắt học sinh lĩnh hội nội dung dạy học: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Giải thích, minh hoạ, tìm tòi từng phần, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Mặt bên trong phụ thuộc một cách khách quan vào nội dung dạy học và trình độ phát triển tƣ duy của học sinh. Mặt bên ngoài tuỳ thuộc kinh nghiệm sƣ phạm của giáo viên và chịu ảnh hƣởng của phƣơng tiện, thiết bị dạy học. Mặt bên trong quy định mặt bên ngoài. Nếu chú trọng dạy học phát triển tƣ duy học sinh thì phải quan tâm mặt bên trong của phƣơng pháp dạy học. c. Quan hệ giữa phương pháp dạy học và các thành tố khác của quá trình dạy học Theo tiếp cận hệ thống, quá trình dạy học gồm 6 thành tố cơ bản: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, tổ chức, đánh giá. Chúng tƣơng tác với nhau thành một chỉnh thể, vận hành trong môi trƣờng giáo dục của nhà trƣờng và môi trƣờng kinh tế - xã hội của cộng đồng. Việc lựa chọn, sử dụng, đổi mới phƣơng pháp dạy học phải đƣợc đặt trong mối quan hệ qua lại với những thành tố nói trên, đặc biệt là với mục tiêu và nội dung. [10] Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học (thực chất là đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức dạy học, đổi mới hình thức tƣơng tác xã hội trong dạy học) theo những định hƣớng sau đây: - Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông. - Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. - Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trƣờng. - Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học. - Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phƣơng pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với những việc khai thác những yếu tố tích cực của phƣơng pháp dạy học truyền thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 - Tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện dạy học, thiết bị dạy học, đặc biệt lƣu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. [4] 1.1.3 Các nghiên cứu về phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại Trong dạy học ở các trƣờng THPT, giáo viên đã đƣợc đào tạo và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy rất nhiều phƣơng pháp dạy học nhƣ thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, thực nghiệm, tƣơng tự, mô hình hoá, giải quyết vấn đề,… Việc phối hợp các PPDH nhằm nâng cao hiệu quả giờ lên lớp cũng đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và cũng có không ít những giáo viên tâm huyết thực hiện (có thể không viết thành các tài liệu). Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, các phƣơng tiện kĩ thuật số đang diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giáo dục bởi nó cung cấp cho giáo dục rất nhiều phƣơng tiện dạy học hiện đại. Sử dụng tích cực các phƣơng tiện này trong dạy học sẽ phát huy tính tích cực, hứng thú học tập cho học sinh đồng thời nâng cao chất lƣợng của hoạt động dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. “Đối với giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học, công nghệ thông tin là phương tiên tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác giáo dục đào tạo đóng vai trò bậc nhất thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển … Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học và ngành học theo xu hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học…” (Chỉ thị của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT ngày 30/7/2001). Thực hiện theo chủ trƣơng của Đảng và chỉ thị của Bộ trƣởng, cũng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin, các phƣơng tiện kĩ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 thuật hiện đại vào dạy học nhƣ tác giả Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (ĐHSP 1 Hà Nội) đã thiết kế một số phần mềm dạy học Vật lí (phần mềm mô phỏng hiện tƣợng cảm ứng điện từ, phần mềm phân tích băng hình, …) và viết một số giáo trình về Sử dụng máy vi tính trong dạy học Vật lí, Ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí, tích cực, chủ động và sáng tạo; nhóm tác giả Nguyễn Thƣợng Chung (ĐH Bách khoa Hà Nội) đã thiết kế một số phần mềm thí nghiệm Vật lí ảo, … Chủ yếu các nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học và về phƣơng tiện dạy học mang tính độc lập. Cho tới hiện nay, chủ quan tôi nhận thấy các nghiên cứu về việc phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại còn chƣa nhiều, chƣa phổ biến. Tôi cho rằng, đây là một hƣớng cần đƣợc các nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm để có những định hƣớng cũng nhƣ những giải pháp hợp lí cho giáo viên phổ thông vận dụng. 1.1.4 Các nghiên cứu về bài tập Vật lí Hiện nay, có thể nói đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về bài tập Vật lí. Các nghiên cứu này khai thác khá nhiều mặt, nhiều góc cạnh khác nhau của bài tập Vật lí với những mục đích khác nhau. Các nghiên cứu đó có thể là những nghiên cứu với mục đích cung cấp một phƣơng pháp dạy học hoặc lí luận dạy học về bài tập Vật lí. Vì dụ nhƣ luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Khôi (1995) về Một phương án xây dựng hệ thống bài tập phần Động lực học lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề; hay cuốn Bài tập về phương pháp dạy bài tập Vật lí của GS - TS Phạm Hữu Tòng (1994), … Ngoài ra còn có nhiều luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: Đồng Thị Vân Thoa (2001) với Một số biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi khi giảng dạy bài tập Vật lí, Nguyễn Thị Mai Anh (2002) với Phát huy tính tích cực hoạt động nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 thức của học sinh lớp 10 THPT qua giải bài tập Vật lí bằng phương pháp vectơ, Nguyễn Thị Nga (2004) với Lựa chọn và phối hợp các giải pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh THPT trong giờ giải bài tập Vật lí, … Bên cạnh đó chúng ta cũng gặp rất nhiều nghiên cứu về phân loại và các phƣơng pháp giải bài tập vật lí theo hình thức hệ thống các bài tập theo nội dung, theo phƣơng pháp giải. Ví dụ ngay về các tài liệu tham khảo về bài tập Vật lí lớp 10 THPT, bạn đọc rất dễ tìm thấy các cuốn sách nhƣ: Giải toán Vật lí 10 của tác giả Bùi Quang Hân, Bài tập chọn lọc Vật lí 10 của tác giả Đoàn Trọng Căn (chủ biên), Bài tập Vật lí sơ cấp của tác giả Vũ Thanh Khiết Và Phạm Quý Tƣ, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi THPT môn Vật lí của giáo sƣ Dƣơng Trọng Bái, … Các nghiên cứu về bài tập Vật lí thực sự đã đem lại nguồn tài liệu phong phú và thực sự hữu ích cho giáo viên Vật lí và học sinh. 1.2 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1.2.1 Hứng thú và những biểu hiện của hứng thú 1.2.1.1 Khái niệm hứng thú Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, thậm chí trái ngƣợc nhau: * Phƣơng tây: - Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng, hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con ngƣời, nó đƣợc biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con ngƣời vào một đối tƣợng nào đó trong thế giới khách quan. Annoi nhà tâm lý học ngƣời Mỹ lại cho rằng, hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tƣợng mà con ngƣời hứng thú tham gia vào. * Quan điểm của tâm lý học Macxit về hứng thú: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Tâm lý học Macxit xem xét hứng thú theo quan điểm duy vật biện chứng. Coi hứng thú không phải là cái trừu tƣợng vốn có trong mỗi cá nhân mà là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở con ngƣời. Khái niệm hứng thú đƣợc xét dƣới nhiều góc độ khác nhau. * Một số quan niệm về hứng thú của Việt Nam: - Tiêu biểu là nhóm của tác giả: Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng đƣợc ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tƣợng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó. - Nguyễn Quang Uẩn trong tâm lý học đại cƣơng đã cho ra đời một khái niệm tƣơng đối thống nhất: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tƣợng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khái niệm này vừa nêu đƣợc bản chất cửa hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân. * Xét về mặt khái niệm: Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tƣợng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tƣợng, khao khát đi sâu nhận thức đối tƣợng ._.sự thích thú đƣợc thỏa mãn với đối tƣợng. Một sự vật, hiện tƣợng nào đó chỉ có thể trở thành đối tƣợng của hứng thú khi chúng thoả mãn 2 điều kiện sau đây: - Điều kiện I: Có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, điều kiện này quyết định nhận thức trong cấu trúc của hứng thú, đối tƣợng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứng thú. Muốn hình thành hứng thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tƣợng với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 cuộc sống của mình, nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hứng thú. - Điều kiện II: Có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân. Trong quá trình hoạt động với đối tƣợng, hứng thú quan hệ mật thiết với với nhu cầu. Khoái cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động với đối tƣợng, đồng thời chính khoái cảm có tác dụng thúc đẩy cá nhân tích cực hoạt động, điều đó chứng tỏ hứng thú chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân. Biện pháp quan trọng nhất, chủ yếu nhất để gây ra hứng thú là tổ chức hoạt động, trong quá trình hoạt động và bằng hoạt động với đối tƣợng, mới có thể nâng cao đƣợc hứng thú của cá nhân. 1.2.1.2 C ấu trúc của hứng thú Tiến sĩ tâm lý học N.G. Mavôzôva: Ông đã dựa vào 3 biểu hiện để đƣa ra quan niệm của mình về cấu trúc của hứng thú: + Cá nhân hiểu rõ đƣợc đối tƣợng đã gây ra hứng thú. + Có cảm xúc sâu sắc với đối tƣợng gây ra hứng thú. + Cá nhân tiến hành những hành động để vƣơn tới chiếm lĩnh đối tƣợng đó. Theo ông thì: Hứng thú liên quan đến việc ngƣời đó có xúc cảm tình cảm thực sự với đối tƣợng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tƣợng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú. Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạt động, nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con ngƣời đối với đối tƣợng, nếu chỉ nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện bên ngoài, không thấy đƣợc xúc cảm tình cảm của họ đối với đối tƣợng đó, có nghĩa là hiểu đƣợc nội dung tâm lý của hứng thú nó tiềm ẩn bên trong. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tƣợng, sự thích thú với đối tƣợng và tính tích cực hoạt động với đối tƣợng. 1.2.1.3 Vai trò và các biểu hiện của hứng thú trong học tập * Vai trò của hứng thú: Hứng thú là động lực giúp ngƣời học tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu quả, hứng thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động. Hứng thú làm tích cực hoá các quá trình tâm lý (tri giác, trí nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng…). Hứng thú còn quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân. * Những biểu hiện cơ bản của hứng thú trong học tập đó là: - Sự đam mê trong học tập, hăng hái, tích cực tham gia vào quá trình học tập. - Muốn khám phá những vấn đề mới, khó. - Luôn tìm hiểu những ứng dụng của kiến thức trong thực tiễn, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 1.2.2 Các biện pháp phát triển hứng thú trong học tập Căn cứ vào cấu trúc và các điều kiện để hình thành của hứng thú, chúng tôi đƣa ra một số biện pháp nhằm phát triển hứng thú học tập Vật lí cho học sinh nhƣ sau: 1. Xác định mục tiêu kiến thức, nội dung học tập phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. Khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần phải xác định rõ nội dung kiến thức cần truyền tải trong mỗi hoạt động dạy học, trong mỗi giờ học. Đối với mỗi đối tƣợng học sinh (mỗi lớp) cần lựa chọn mục tiêu kiến thức cho phù hợp. Nếu mục tiêu đặt ra quá các so với năng lực của học sinh sẽ đặt các em vào những vấn đề khó khăn không tự giải quyết đƣợc, gây tâm lí nản chí. Nhƣng nếu mục tiêu đƣa ra quá nhẹ, học sinh chƣa cần vận dụng hết khả năng tƣ duy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 đã giải quyết đƣợc vấn đề cũng không tạo cho các em hứng thú khi tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Để thực hiện đƣợc mục tiêu dạy học phù hợp, giáo viên cần có sự tìm hiểu rõ năng lực học tập của học sinh. Trong trƣờng hợp lớp gồm nhiều đối tƣợng học sinh, giáo viên cần có những các thức tổ chức hoạt động cho phù hợp để mỗi học sinh đều cảm thấy mình đƣợc giao nhiệm vụ đúng với năng lực của mình, nhất là trong các giờ bài tập. 2. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn Trong thực tế, nhiều giáo viên Vật lí vẫn còn giữ quan điểm dạy kiến thức vật lí và làm thế nào để học sinh vận dụng kiến thức vào giải các bài tập, để thi cử cho tốt. Chính vì thế nhiều học sinh cho rằng môn Vật lí là một môn học khó, trừu tƣợng. Muốn học sinh hứng thú học tập, ngƣời giáo viên cần phải làm rõ tính ứng dụng trong thực tiễn của mỗi kiến thức Vật lí. Để thực hiện công việc này, ngƣời giáo viên cần làm rõ bản chất và ý nghĩa thực tiễn của các khái niệm vật lí, sử dụng các định luật, các thuyết Vật lí để giải thích các hiện tƣợng trong tự nhiên, các ứng dụng trong kĩ thuật, công nghiệp. Trong các giờ bài tập, cần thiết đƣa vào những bài toán có tính thực tế. Qua việc giải bài toán, học sinh có thể tự rút ra những cách ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, … 3. Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi thích khám phá, thích sự mới lạ, không thích sự dập khuôn, máy móc. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáp viên cần có sự thay đổi hình thức tổ chức học tập để tránh sự nhàm chán đối với học sinh. Ví dụ nhƣ việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết là gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi mà có thể tổ chức thành trò chơi giải ô chữ, hay trả lời trắc nghiệm, … 4. Tổ chức tiến trình dạy học giải quyết vấn đề theo các pha thích hợp[20] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Tiến trình dạy học theo pha gồm các pha nhƣ sau: - Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức, phát biểu vấn đề. Tức là giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ tiềm ẩn vấn đề. Học sinh hăng hái nhận nhiệm vụ vì cảm nhận ban đầu là có thể thực hiện đƣợc một cách đơn giản. Nhƣng trong quá trình thực hiện các em mới phát hiện ra khó khăn (vấn đề xuất hiện). Sau đó giáo viên định hƣớng để học sinh phát biểu ra vấn đề cần giải quyết đó. - Pha thứ hai: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi , tìm tòi giải quyết vấn đề. Ở pha này giáo viên cần quan sát để đƣa ra những định hƣớng, trợ giúp kịp thời. - Pha thứ ba: Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới. Dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, học sinh tranh luận, bảo vệ cái xây dựng đƣợc. Giáo viên chính xác hoá, bổ sung, thể chế hoá tri thức mới. Học sinh chính thức ghi nhận tri thức mới và vận dụng. 5. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp Để có thể phát triển hứng thú cho học sinh, giáo viên khi lên lớp cần hạn chế sử dụng nhóm các phƣơng pháp dùng lời (nhƣ diễn giảng, thuyết trình) mà cần sử dụng nhiều các phƣơng pháp thuộc nhóm các PP trực quan , nhóm các PP thực hành. 6. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại Giáo viên cần tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh. Mặt khác việc sử dụng máy tính, các phần mềm dạy học, phƣơng tiện trình chiếu sẽ tăng kênh hình và kênh tiếng trong các hoạt động học tập của học sinh. Nhờ có các phƣơng tiện hỗ trợ này, giáo viên có thể trực quan hoá các hiện tƣợng, quá trình giúp HS dễ dàng nhận ra bản chất của vấn đề. Đặc biệt, những vấn đề trừu tƣợng nhƣ hiện tƣợng cảm ứng điện từ, sự lan truyền của sóng cơ học, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 sự truyền nhiệt… nếu khi có sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại (máy vi tính, phần mềm mô phỏng) thì hiệu quả của giờ học rất cao. 1.3 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1.3.1 Năng lực tự lực học tập và những biểu hiện của năng lực tự lực học tập 1.3.1.1 Khái niệm "Năng lực tự lực học tập" (NLTLHT) là tổng thể các năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lực phƣơng pháp và năng lực xã hội của ngƣời học tác động đến nội dung học trong những tình huống cụ thể nhằm đạt mục tiêu (bằng khả năng trí tuệ và vật chất, thái độ, động cơ, ý chí v.v...của ngƣời học) chiếm lĩnh tri thức kĩ năng. 1.3.1.2 Những biểu hiện của năng lực tự lực học tập Dấu hiệu đánh giá năng lực tự học phát triển đó là:  Có khả năng tự mình tìm tòi nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tƣơng tự nhƣng với chất lƣợng cao hơn  Không rập khuôn máy móc mà phải luôn thích ứng với những tình huống mới.  Có khả năng tái hiện kiến thức và thiết lập những mối quan hệ bản chất một cách nhanh chóng.  Vận dụng kiến thức để giải quyết tốt những bài toán thực tế.  Định hƣớng nhanh, biết phân tích suy đoán và vận dụng các thao tác tƣ duy để tìm cách tối ƣu và tổ chức thực hiện có hiệu quả. 1.3.2 Các biện pháp phát triển năng lực tự lực học tập 1.3.2.1 Những điều kiện cần thiết để phát triển năng lực tự lực học tập của học sinh a. Đảm bảo cho học sinh có điều kiện tâm lí thuận lợi để tự lực học tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 - Tạo mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ, hứng thú tìm cái mới, ta thƣờng gọi là xây dựng tình huống có vấn đề. Việc thƣờng xuyên tham gia vào giải quyết các mâu thuẫn nhận thức này sẽ tạo ra thói quen, lòng ham thích hoạt động trí óc có chiều sâu, tự giác, tích cực. - Tạo môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi cho học sinh chủ động, tự lực tham gia vào quá trình nhận thức. Học sinh từ lâu đã quen học thụ động, ít tự lực suy nghĩ, cho nên trong thời gian đầu thƣờng rụt rè, lúng túng, chậm chạp và phạm sai lầm khi thực hiện các hành động học tập. Giáo viên cần phải biết chờ đợi, động viên, giúp đỡ và tổ chức lớp học sao cho học sinh mạnh dạn tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến của riêng mình, nêu thắc mắc, tranh luận chứ không chỉ chờ sự nhận xét của giáo viên. b. Tạo điều kiện để học sinh có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ đƣợc giao. Vì chúng ta chủ trƣơng thƣờng xuyên đặt học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức cho nên sự thành công của họ trong việc giải quyết vấn đề học tập có tác dụng rất quan trọng làm cho họ tự tin, hứng thú, mạnh dạn suy nghĩ để giải quyết những vấn đề ngày càng khó hơn. Để giúp học sinh tránh tâm lí rụt rè, thiếu tự tin khi nhận nhiệm vụ, có thể thực hiện biện pháp sau: - Lựa chọn một logic bài học hợp lí: + Trƣớc hết ngƣời giáo viên phải phân chia bài học thành những đơn vị kiến thức nhỏ vừa với trình độ xuất phát của học sinh để các em có thể tự lực giải quyết vấn đề với sự cố gắng vừa phải. Cần phải có sự chọn lựa kĩ lƣỡng một số vấn đề vừa sức và xác định mức độ mà học sinh có thể tham gia trong việc giải quyết từng vấn đề cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 + Trong giờ học, giáo viên hạn chế thuyết trình, có thể giảm nhẹ nội dung kiến thức để dành thời gian rèn luyện cho học sinh năng lực tự lực học tập. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản: gồm thao tác chân tay và thao tác tƣ duy + Thao tác chân tay trong học tập Vật lí chủ yếu là quan sát, sử dụng các thiết bị đo lƣờng cơ bản, lắp ráp thí nghiệm… + Những thao tác tƣ duy hay dùng là phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá, cụ thể hoá … Các thao tác tƣ duy rất khó rèn luyện. Muốn đạt hiệu quả trong việc rèn luyện thao tác này cần kiên trì, bền bỉ, bắt đầu bằng những câu hỏi mà học sinh muốn trả lời phải thực hiện một số thao tác tƣ duy nào đó. Nếu học sinh chƣa trả lời đúng, giáo viên phải đƣa ra câu hỏi đơn giản hơn, đòi hỏi ít thao tác tƣ duy hơn. Cứ nhƣ thế nhiều lần, thƣờng xuyên, học sinh sẽ quen, tích luỹ đƣợc kinh nghiệm, thực hiện đúng và nhanh hơn. - Cho học sinh làm quen với các phương pháp nhận thức Vật lí được sử dụng phổ biến Con đƣờng nhận thức khoa học nói chung và nhận thức khoa học Vật lí nói riêng cần vận dụng chu trình sau: Mô hình - Giả thuyết trừu tƣợng Các hệ quả logic Kiểm tra - Thực nghiệm Các sự kiện khởi đầu - xuất phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Trong học tập Vật lí, một mặt học sinh phải quan sát thực tế để cảm nhận đƣợc sự tồn tại của thực tế khách quan. Mặt khác học sinh phải thực hiện các phép suy luận, biến đổi trong óc để rút ra những đặc tính bản chất và những mối quan hệ phổ biến khách quan, nhờ thế mà tìm ra chân lí mới. Trình tự hợp lí của hành động vật chất và tinh thần đảm bảo cho kết luận cuối cùng rút ra đƣợc phản ánh đúng thực tế khách quan. Muốn cho học sinh làm quen dần với phƣơng pháp đi tìm chân lí mới trong quá trình học tập, nhất thiết phải dạy cho họ các phƣơng pháp nhận thức phổ biến. Trong các trƣờng phổ thông hiện nay, các phƣơng pháp nhận thức Vật lí phổ biến hay dùng là: Phƣơng pháp thực nghiệm, phƣơng pháp tƣơng tự, phƣơng pháp mô hình, phƣơng pháp thí nghiệm lí tƣởng. [3] 1.3.2.2 Những biện pháp cụ thể phát triển năng lực tự lực học tập cho học sinh Thực chất của việc phát triển năng lực tự học là hình thành và phát triển năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, giải pháp, biện pháp...) từ quá trình giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc vào nhận thức kiến thức mới, năng lực đánh giá và tự đánh giá. Để có thể phát triển năng lực tự lực học tập cho học sinh thì bản thân các em phải có ý chí quyết tâm cao độ, luôn tìm phƣơng pháp học tập tốt cho mình, phải học bằng chính sức mình, nghĩ bằng cái đầu của mình, nói bằng lời nói của mình, viết theo ý mình, không rập khuôn theo câu chữ của thầy, rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ, suy luận đúng đắn và linh hoạt sáng tạo thông qua những câu hỏi, bài toán. Muốn rèn đƣợc năng lực tự học thì trƣớc hết và quan trọng nhất là phải rèn luyện cho các em năng lực tƣ duy độc lập. Bởi lẽ, việc rèn cho học sinh có thói quen tƣ duy (suy nghĩ và hành động) độc lập, sẽ dẫn đến tƣ duy phê phán, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề rồi đến tƣ duy sáng tạo. Rõ ràng, độc lập là tiền đề cho tự học. Biểu hiện của “độc lập”:  không có sự viện trợ trực tiếp từ bên ngoài;  tự mình nhìn thấy vấn đề, phát hiện vấn đề, đặt vấn đề để giải quyết;  tự mình tìm ra cách giải bài toán; tự mình kiểm tra đƣợc, đánh giá đƣợc cách giải của bản thân;  có đầu óc tự phê phán và phê phán đƣợc cách giải của ngƣời khác;  bằng sự hiểu biết tự mình trình bày suy nghĩ, lập luận cách giải bài toán một cách chặt chẽ. Nhƣ vậy để rèn đƣợc tƣ duy độc lập cho học sinh thì phải tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ độc lập. Giáo viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề để học sinh nghiên cứu đề xuất cách giải quyết, ra kết luận. Giáo viên quan tâm chỉ đạo công tác độc lập của học sinh, nhất là bài tập ở nhà. Khuyến khích nhận xét cách giải của bạn. Giúp học sinh biết phƣơng pháp suy nghĩ độc lập và thực hiện hành động độc lập. Tái hiện kiến thức trƣớc khi làm bài tập vận dụng. Yêu cầu học sinh tự ra đề của bài toán. Cho giải bài tập và nâng cao dần nội dung của bài toán. Ra bài tập nhỏ áp dụng vào tình huống mới. Gây cho học sinh có hứng thú suy nghĩ độc lập. Hƣớng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa và tự học. Khuyến khích học sinh sƣu tầm các hiện tƣợng trong thực tế và bài toán mới. Giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đúng mức suy nghĩ và hành động độc lập của học sinh. Ngoài ra, để bồi dƣỡng năng lực tự học cho học sinh một cách toàn diện hơn, chúng ta cần phối hợp với một số biện pháp cụ thể sau: * Đối với giáo viên: - Tự bồi dƣỡng năng lực chuyên môn, năng lực nhận thức của bản thân để có kinh nghiệm thực tiễn trong việc hƣớng dẫn học sinh cách tự học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 - Giảm tỉ lệ thuyết trình trên lớp của giáo viên, dành thời gian thích đáng cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, serminar, thảo luận, giải đáp thắc mắc. - Tăng cƣờng biên soạn giáo án theo hƣớng phát triển năng lực tự lực nhận thức cho học sinh, đáp ứng yêu cầu về tài liệu tham khảo và trang bị đầy đủ các phƣơng tiện dạy học cần thiết. Tổ chức phong trào thiết kế, xây dựng các loại bài tập trong tổ chuyên môn. - Tăng cƣờng tìm kiếm và xây dựng các dạng bài tập, các hình thức ôn tập và tự ôn tập kiến thức qua các kênh thông tin. - Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. - Tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm tăng hiệu quả giờ học. * Đối với học sinh: - Cần xác định thái độ học tập đúng đắn. - Bồi dƣỡng cho học sinh phƣơng pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. - Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học và nghiêm túc thực hiện kế hoạch, thời gian biểu. - Bồi dƣỡng phƣơng pháp đọc sách, phƣơng pháp nghe bài giảng hoặc ghi chép. - Rèn luyện cho học sinh khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong học tập. - Hƣớng dẫn học sinh tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo, tìm kiếm các trang Web phục vụ cho quá trình học tập. Trên đây là những biện pháp mà chúng tôi đƣa ra với mong muốn góp phần bồi dƣỡng năng lực tự học cho học sinh. Những biện pháp trên chỉ thật sự có hiệu quả khi nào có sự nỗ lực đồng thời của cả ngƣời dạy và ngƣời học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 1.4 PHỐI HỢP CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ĐỂ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ VÀ NĂNG LỰC TỰ LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH 1.4.1 Phƣơng pháp dạy học 1.4.1.1 Khái niệm phƣơng pháp dạy học Theo lí luận dạy học, quá trình dạy học đƣợc xem nhƣ là một quá trình kết hợp biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Vì vậy, PPDH là một hệ thống các hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, nhằm đảm bảo cho học sinh nắm vững nội dung trí dục và đạt đƣợc các mục tiêu dạy học đặt ra. Nói cách khác, các PPDH là các cách thức hoạt động có tổ chức và tác động lẫn nhau của ngƣời giáo viên và của học sinh nhằm đạt đƣợc các mục tiêu dạy học đã đặt ra. [10] 1.4.1.2 Các PPDH Vật lí đƣợc vận dụng ở các nhà trƣờng phổ thông Hiện nay đã có nhiều PPDH khác nhau. Đa số các phƣơng pháp này có thể đƣợc nhóm lại theo ba dấu hiệu chung nhất: - Nguồn kiến thức - Đặc trƣng hoạt động của giáo viên - Đặc trƣng hoạt động của học sinh Ba dấu hiệu này xuất phát từ việc xem dạy và học nhƣ là hai mặt của một quá trình thống nhất, trong đó nguồn kiến thức đƣợc xem nhƣ gắn liền với hoạt động của giáo viên và của học sinh. Theo cách phân loại này, các PPDH Vật lí có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm các PP dùng lời, nhóm các PP trực quan và nhóm các PP thực hành. a. Nhóm các phương pháp dùng lời Trong các phƣơng pháp dùng lời, ngƣời giáo viên khi hình thành kiến thức cho học sinh đã dùng phƣơng tiện chính là lời nói, đôi lúc có thể dùng thí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 nghiệm hoặc các phƣơng tiện trực quan để minh hoạ, đàm thoại … và cũng có thể diễn giảng thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ các phƣơng tiện truyền thanh, truyền hình, video, phƣơng tiện công nghệ thông tin … Hoạt động của học sinh trong nhóm này chủ yếu biểu hiện ở việc lắng nghe bài giảng, tƣ duy và tham gia vào các hoạt động dƣới sự tổ chức của giáo viên để chủ động nắm vững kiến thức nhƣ trả lời câu hỏi bằng các hình thức dùng lời nói hoặc trình bày ra giấy, thảo luận… Ở đây thông tin của lời nói là nguồn kiến thức chính trong nhóm các phƣơng pháp dùng lời. b. Nhóm các phương pháp trực quan Trong nhóm các phƣơng pháp trực quan, việc biểu diễn các hiện tƣợng và đối tƣợng cần nghiên cứu đóng vai trò cơ bản, giáo viên dùng lời nói trong trƣờng hợp này để tổ chức hoạt động quan sát và tƣ duy lôgic của học sinh, làm chính xác hoá các tri giác của học sinh. Trong quá trình quan sát, học sinh tƣ duy trên cơ sở các kết quả quan sát, các sự kiện thực nghiệm, thảo luận và chính xác hoá các kết luận dƣới sự chỉ đạo của giáo viên và từ đó thu nhận đƣợc các kiến thức mới. Việc sử dụng các thí nghiệm biểu diễn, giới thiệu các hình ảnh slide, các sơ đồ, hình vẽ, các phim video giáo khoa… trong bài học, thực chất là ngƣời giáo viên đã sử dụng phƣơng pháp trực quan. Đôi lúc các thí nghiệm thực hành đồng loạt mà học sinh thực hiện ngay khi nghiên cứu tài liệu mới dƣới sự chỉ dẫn của giáo viên, nhờ đó học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mới mà cả những kĩ năng đơn giản, cần thiết … cũng có thể xem nhƣ một hình thức trực quan. Nguồn kiến thức cơ bản trong nhóm phƣơng pháp này là các đối tƣợng quan sát, còn hoạt động của ngƣời giáo viên thể hiện ở sự điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Hoạt động của học sinh là quan sát và kể về những điều quan sát đƣợc, là lặp lại thí nghiệm, đôi lúc là nghe và trả lời, tham gia thảo luận… c. Nhóm các phương pháp thực hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Học sinh thực hiện các thí nghiệm thực hành và các thí nghiệm thực hành tổng hợp, các thí nghiệm và quan sát ngoài lớp học, giải các bài toán Vật lí. Trong quá trình áp dụng các phƣơng pháp này học sinh không chỉ nhận đƣợc kiến thức mới mà còn thu đƣợc kĩ năng và thói quen thực nghiệm, đo đạc và nghiên cứu, thói quen áp dụng các kiến thức để giải các bài toán. Lời nói của giáo viên ở đây chỉ đóng vai trò chỉ dẫn và tổ chức, giới thiệu mục đích công việc. Hoạt động của giáo viên cũng tập trung vào tổ chức hoạt động của học sinh, giúp học sinh thảo luận, rút ra kết luận. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, học sinh có thể sử dụng bản chỉ dẫn của giáo viên đã soạn sẵn. Bằng quá trình tƣ duy độc lập, hoạt động thực hành và hoạt động tƣ duy độc lập của học sinh hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ thực hành. Kết quả của các hoạt động nhƣ vậy là nguồn chủ yếu của các kiến thức và kĩ năng. 1.4.2 Các phƣơng pháp dạy học tích cực 1.4.2.1. Phƣơng pháp dạy học tích cực PPDH truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc đƣợc truyền từ lâu đời và đƣợc bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Theo Frire – nhà xã hội học, giáo dục học nổi tiếng ngƣời Braxin đã gọi PPDH này là “Hệ thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là ngƣời thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức” sống, học sinh là ngƣời nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Ở phƣơng pháp này, nội dung bài dạy có tính hệ thống và tính lôgic cao. Song do quá đề cao vai trò của ngƣời dạy nên nhƣợc điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lí luận, ít chú ý đến kĩ năng thực hành của ngƣời học; do đó kĩ năng thực hành, ứng dụng vào thực tiễn bị hạn chế. PPDH hiện đại xuất hiện ở các nƣớc phƣơng Tây (ở Mĩ, Pháp,…) từ đầu thế kỉ XX và đƣợc phát triển mạnh nửa sau của thế kỉ, có ảnh hƣởng sâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 rộng tới các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là lối dạy học theo cách thức phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế thƣờng gọi phƣơng pháp này là phƣơng pháp dạy học tích cực (PPDHTC). PPDHTC hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời dạy, tuy nhiên để dạy học theo phƣơng pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phƣơng pháp thụ động. PPDH này rất chú ý đến đối tƣợng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho ngƣời học. Trong giờ học, giáo viên là ngƣời giữ vai trò trọng tài, ngƣời điều khiển tiến trình giờ dạy, hƣớng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp ngƣời học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Các hoạt động cụ thể của ngƣời giáo viên là nếu ra các tình huống học tập, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh, từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những kiến thức cần nắm vững. Việc thiết kế giáo án dạy học theo PPDHTC đƣợc thực hiện kiểu chiều ngang theo hai hƣớng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Ƣu điểm của PPDHTC rất chú trọng kĩ năng thực hành, vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo PP này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cƣờng dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lí tình huống, song nếu không tập trung cao thì học sinh sẽ không có đƣợc hệ thống và logic kiến thức. 1.4.2.2. Đặc trƣng của các phƣơng pháp dạy học tích cực a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Trong phƣơng pháp dạy học tích cực, ngƣời học - đối tƣợng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - đƣợc cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 phá những điều mình chƣa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã đƣợc giáo viên sắp đặt. Đƣợc đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, ngƣời học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm đƣợc kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm đƣợc phƣơng pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, đƣợc bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hƣớng dẫn hành động. Chƣơng trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chƣơng trình hành động của cộng đồng. b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phƣơng pháp tích cực xem việc rèn luyện phƣơng pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển nhƣ vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lƣợng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phƣơng pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải đƣợc chú trọng. Trong các phƣơng pháp học thì cốt lõi là phƣơng pháp tự học. Nếu rèn luyện cho ngƣời học có đƣợc phƣơng pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con ngƣời, kết quả học tập sẽ đƣợc nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay ngƣời ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trƣờng phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau giờ lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hƣớng dẫn của giáo viên. c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tƣ duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phƣơng pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cƣờng độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học đƣợc thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Áp dụng phƣơng pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. Việc sử dụng các phƣơng tiện công nghệ thông tin trong nhà trƣờng sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều đƣợc hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trƣờng giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đƣờng chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó ngƣời học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng đƣợc vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của ngƣời thầy giáo. Trong nhà trƣờng, phƣơng pháp học tập hợp tác đƣợc tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trƣờng. Đƣợc sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 ngƣời. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tƣợng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên đƣợc bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tƣơng trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đƣa vào đời sống học đƣờng sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Trong nền kinh tế thị trƣờng đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trƣờng phải chuẩn bị cho học sinh. d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trƣớc đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phƣơng pháp tích cực, giáo viên phải hƣớng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh đƣợc tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho s._.êu phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập nhằm tạo dựng nền tảng cho việc phát triển tƣ duy và năng lực sáng tạo cho học sinh, ngƣời giáo viên cần phải đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp. Để làm đƣợc điều đó, giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức và hiểu rõ về các phƣơng pháp dạy học mà cần biết sử dụng, phát huy vai trò tích cực của các phƣơng tiện dạy học hiện đại. Một thực tế hiện nay cho thấy, do tác động của cơ chế thị trƣờng, của việc phổ cập CNTT, Internet, rất nhiều học sinh không xác định đƣợc mục tiêu học tập, quá đam mê vào các trò chơi hoặc chịu ảnh hƣởng của những tác động xấu dẫn đến sự suy thoái về đạo đức. Chính vì vậy cần tạo những sân chơi trí tuệ bổ ích và hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh nhằm cuốn hút các em vào hoạt động học tập. Các sân chơi này không phải chỉ đƣợc thực hiện trong các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp mà phải đƣợc thực hiện ngay trong các giờ học hàng ngày. Trên quan điểm nhận định đó, chúng tôi cho rằng việc sử dụng các phƣơng tiện công nghệ thông tin, phƣơng tiện dạy học hiện đại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 hỗ trợ trong dạy - học là hết sức cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ thông tin chỉ là một trong những biện pháp đổi mới PPDH. Công nghệ thông tin cũng chỉ là một loại phƣơng tiện dạy học. Việc sử dụng chúng đạt hiệu quả hay không, có tác dụng thiết thực đến đổi mới PPDH hay không tuỳ thuộc vào cách dạy của từng giáo viên cụ thể. Việc sử dụng công nghệ thông tin để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, thông qua tổ chức hợp lí hoạt động nhận thức của học sinh là biện pháp đẩy nhanh việc đổi mới PPDH ở trƣờng phổ thông, nâng cao chất lƣợng bài dạy học. Trong dạy học Vật lí, dạy học bài tập Vật lí là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bởi lẽ, các giờ học này giúp học sinh hiểu rõ và nắm đƣợc cách vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống tốt hơn. Chính vì thế, cần tạo cho học sinh có một tâm thế thoải mái và hào hứng trƣớc mỗi giờ học BTVL để các em có thể phát huy tốt nhất năng lực của bản thân. Mặt khác, cũng cần phát huy vai trò tích cực của hoạt động nhóm để học sinh có thể học tập, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cƣờng phát triển tình cảm, tinh thần đoàn kết cho các em. Các quan điểm và đánh giá trên đã đƣợc chúng tôi vận dụng vào việc xây dựng các giờ học BTVL của chƣơng trình Vật lí 10. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại trong dạy học BTVL để phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh là một phƣơng án có tính khả thi và hiệu quả. Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có một số kiến nghị nhƣ sau: - Nên vận dụng các hình thức phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy - học Vật lí nói chung và dạy học bài tập Vật lí nói riêng. Giáo viên cần tăng cƣờng thực hiện nhiệm vụ dạy học gắn liền với cuộc sống, với thực tiễn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 - Các nhà quản lí giáo dục cần tăng cƣờng bồi dƣỡng có hiệu quả cho giáo viên về việc sử dụng công nghệ thông tin, đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ các thiết bị dạy học hiện đại, các phòng học chức năng. Trong các phòng học chức năng cần kết nối mạng Internet đảm bảo chất lƣợng đƣờng truyền để giáo viên có thể sử dụng, khai thác thông tin trên mạng ngay trong các giờ lên lớp. Đồng thời còn có thể hƣớng dẫn học sinh cách truy cập các trang Web học tập, đọc các tài liệu tham khảo, … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Mai Anh (2002), Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh lớp 10 THPT qua giải bài tập Vật lí bằng phương pháp véc tơ, Luận văn thạc sĩ - Trƣờng Đại học Thái Nguyên. 2. Lƣơng Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Bài tập Vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 – Môn Vật lí - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 – Môn Vật lí - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 5. Đoàn Ngọc Căn, Đặng Thị Thanh Mai, Vũ Đình Tuý, Trịnh Thị Hải Yến (2006), Bài tập chọn lọc Vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Hữu Chí, Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học, Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục. 7. Trịnh Thanh Hải (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn toán, Nhà xuất bản Hà nội. 8. Bùi Quang Hân, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Tuyến (2006), Giải toán và trắc nghiệm Vật lí 10 Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Trần Bá Hoành (2001), Tài liệu bồi dưỡng về chương trình THCS cho giảng viên các trường Cao đẳng sư phạm, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008), Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông – Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 11. Phạm Thị Mai, Bùi Thị Hiên, Lê Bá Tứ (2004), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí, Đại học Sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129 12. Nguyễn Thị Nga (2004), Lựa chọn và phối hợp các giải pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh THPT trong giờ giải bài tập Vật lí, Luận văn thạc sĩ - Trƣờng Đại học Thái Nguyên. 13. Nghiêm Xuân Nùng , Lâm Quang Thiệp (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 14. Phạm Xuân Quế (2004), Sử dụng máy vi tính trong dạy học Vật lí, Hà Nội. 15. Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí, tích cực, tự chủ và sáng tạo, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 16. Nguyễn Trọng Sửu (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 – Môn Vật lí - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 17. Nguyễn Đức Thâm, An Văn Chiêu, Vũ Đào Chỉnh, Phạm Hữu Tòng (1983), Phương pháp giảng dạy Vật lí trong các trường phổ thông ở Liên Xô và Cộng hoà dân chủ Đức, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Thuận, Phùng Thanh Huyền, Vũ Thị Thanh Mai, Phạm Thị Ngọc Thắng (2006), Hỏi đáp Vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 20. Phạm Hữu Tòng (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lí, Hà Nội. 21. Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kĩ năng – Phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 22. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại – Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130 23. Lê Trọng Tƣờng, Lƣơng Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân (2006), Bài tập Vật lí 10 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Đức Vũ, Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, (Bài viết trên báo điện tử), Trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Huế. 25. M. E. TULTRINXKI, Ngƣời dịch: Nguyễn Phúc Thuần, Phạm Hồng Tuất (1978), Những bài tập định tính về Vật lí trong trường phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội PHỤ LỤC 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN MẪU: PV – B08-03 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131 TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ HỌC MÔN VẬT LÍ (Phiếu phỏng vấn phục vụ nghiên cứu khoa học không có mục đích đánh giá học sinh) 1. Thông tin cá nhân: Họ, tên: ......................................................... Nam: Nữ: Trƣờng: THPT.................................................. Lớp: 10..................................... 2. Nội dung phỏng vấn: Em hãy điền dấu (+) vào các ô vuông mà em cho là thích hợp để trả lời mỗi câu hỏi dƣới đây. Câu 1: Em có thích học môn Vật lí không? Rất thích Bình thƣờng Không thích Câu 2: Em có thƣờng tìm hiểu ý nghĩa của các kiến thức Vật lí đƣợc học đối với cuộc sống không? Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Câu 3: Em cho rằng khả năng tự lực học tập môn Vật lí nhƣ thế nào? Tốt Khá Trung bình Yếu Câu 4: Đối với bộ môn Vật lí, việc chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp của em nhƣ thế nào? Chỉ học lí thuyết của bài cũ Học lí thuyết và làm bài tập của bài đã học Chỉ làm bài tập đƣợc giao về nhà Vừa học bài cũ, vừa đọc trƣớc bài mới Câu 5: Em có thích các giờ học có sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại (máy vi tính, máy chiếu, phần mềm, phim học tập ...) không? Rất thích Hơi thích Bình thƣờng Không thích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132 Câu 6: Khi học tập có sự hỗ trợ của các phƣơng tiện dạy học trên, em thấy mức độ hiểu bài nhƣ thế nào? Rất dễ hiểu bài Cũng hơn khi không sử dụng thiết bị một chút Bình thƣờng Dễ bị phân tán bởi các hình ảnh, hiệu ứng hoạt hình Câu 7: Khi tự giải bài tập Vật lí, em quan tâm đến những yếu tố nào sau đây? Độ khó hay dễ của bài toán Tìm ra đáp án cho bài toán Tính thực tiễn của hiện tƣợng nêu ra trong bài toán Câu 8: Em thấy mức độ cần thiết của các mục tiêu sau đây trong các tiết học bài tập Vật lí nhƣ thế nào? Rất cần thiết Bình thƣờng Không cần Giải đƣợc một số bài tập trong SGK và SBT Nắm đƣợc phƣơng pháp giải bài tập chung Củng cố, khắc sâu, vận dụng kiến thức đã học Các ý kiến khác: ……………......................................................................................................... ............................................................................................................................. ....................................................................................................... Ngày ..... tháng ........ năm 2009 Xin chân thành cảm ơn em! PHỤ LỤC 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 133 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN MẪU: PV – B08-03 TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VẬT LÍ THPT (Phiếu phỏng vấn phục vụ nghiên cứu khoa học không có mục đích đánh giá giáo viên) 1. Thông tin cá nhân: Họ và tên: .......................................................Nam/Nữ , Tuổi: ............ Trƣờng: THPT...................................................................................... Số năm giảng dạy Vật lí ở trƣờng THPT: .................. 2. Nội dung phỏng vấn: Câu 1: Đồng chí thƣờng sử dụng hình thức tổ chức giải bài tập nào trong các giờ lên lớp? (Thường xuyên: (+), đôi khi: (-), không sử dụng: (o) ) - Giáo viên chữa bài, học sinh ghi chép - Giáo viên phân tích, nêu câu hỏi gợi ý giúp cả lớp giải bài toán - Một học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét, cả lớp chép - Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận, phân tích để giải bài toán - Giáo viên nêu bài toán cho học sinh tự suy nghĩ làm bài Câu 2: Theo đồng chí, mục đích chính của giờ bài tập là: - Chữa đƣợc nhiều bài tập - Giúp học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết để giải bài tập - Rèn luyện cho học sinh phƣơng pháp giải bài tập - Củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện phƣơng pháp giải bài tập Câu 3: Đồng chí thƣờng lựa chọn những loại bài tập nào trong các giờ tập? (Thường xuyên: (+), đôi khi: (-), không sử dụng: (o) ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 134 - Bài tập định tính - Bài tập định lƣợng - Bài tập đồ thị - Bài tập thí nghiệm Câu 4: Trong giờ dạy bài tập Vật lí đồng chí thƣờng dùng những phƣơng pháp dạy học nào? (Thường xuyên: (+), đôi khi: (-), không sử dụng: (o) ) - Diễn giảng – minh hoạ - Thuyết trình - Đàm thoại - Phát hiện và giải quyết vấn đề - Mô hình hoá - PP tích cực hoá hoạt động học tập - Phƣơng pháp thực nghiệm - Sử dụng các phƣơng tiện kĩ thuật Câu 5: Đồng chí đã sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại nào dƣới đây trong các giờ bài tập? (Thường xuyên: (+), đôi khi: (-), không sử dụng: (o) ) - Máy vi tính và máy chiếu Projector - Máy chiếu vật thể (camera) - Phần mềm dạy học - Phim học tập Câu 6: Đồng chí nhận thấy thái độ của học sinh trong các giờ bài tập Vật lí nhƣ thế nào? ( Đồng ý: (+); Không đồng ý: (o); Có thể: (-)) - Rất hăng hái, hứng thú với các giờ bài tập - Bình thƣờng - Không hăng hái bằng khi học lí thuyết - Rất ngại học giờ bài tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 135 Câu 7: Theo đồng chí, số học sinh có khả năng tự lực trong học tập là .......% Câu 8: Theo đồng chí, nguyên nhân nào dẫn đến học sinh thiếu hứng thú trong các giờ bài tập? ( Đồng ý: (+); Không đồng ý: (o); Có thể: (-)) - Do học sinh chƣa nắm vững kiến thức - Do học sinh chƣa thấy đƣợc ý nghĩa của các kiến thức trong đời sống - Do thói quen ỷ lại, lƣời suy nghĩ - Do giáo viên chƣa có phƣơng pháp hợp lí - Do các yếu tố tác động khác (gia đình, xã hội ...) Câu 9: Đồng chí đánh giá thế nào về việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại trong dạy học bài tập vật lí? ( Đồng ý: (+); Không đồng ý: (o); Có thể: (-)) - Có thể tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học - Phát huy đƣợc tính tích cực hoạt động của nhiều học sinh - Tiết kiệm đƣợc thời gian khi lên lớp - Kiểm tra đƣợc nhiều học sinh - Giải đƣợc nhiều dạng bài tập - Giáo viên vất vả mà lại không cho hiệu quả cao Câu 10: Điều kiện và mức độ sử dụng về phƣơng tiện dạy học hiện đại của trƣờng đồng chí nhƣ thế nào? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .................................................................................................... Những ý kiến khác và đề xuất của đồng chí đối với các cấp quản lí: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 136 ............................................................................................................................. ......................................................... Xin chân thành cảm ơn đồng chí! Ngày ....... tháng ....... năm 2009 PHỤ LỤC 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 137 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 Bài 1: Xét một hệ gồm súng và viên đạn nằm trong nòng súng, khi viên đạn bắn đi với vận tốc v  thì súng giật lùi với vận tốc V  . Giả sử động lƣợng của hệ đƣợc bảo toàn thì nhận xét nào sau đây là đúng? A. V  cùng phƣơng và cùng chiều với v  . B. V  cùng phƣơng và ngƣợc chiều với v  . C. V  có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lƣợng của súng. D. V  có độ lớn không phụ thuộc vào khối lƣợng của súng. Bài 2: Một pháo thăng thiên khối lƣợng vỏ 200g, khối lƣợng nhiên liệu 100g bay thẳng đứng lên nhò nhiêu liệu cháy phụt toàn bộ, tức thời ra sau với vận tốc 400m/s. a. Tính vận tốc của quả pháo ngay sau khi nhiên liệu phụt ra. b. Tính độ cao mà pháo đạt tới, biết lực cản của không khí làm giảm độ cao của pháo 5 lần. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 Bài 1: Xét một vật rơi trong không khí (xét hệ vật và trái đất), trong quá trình đó: A. Độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng. B. Tổng động năng và thế năng của vật không đổi. C. Cơ năng của hệ tăng dần. D. Cơ năng của hệ giảm dần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 138 Bài 2: Một vật nặng có khối lƣợng m = 3kg đƣợc thả từ trên độ cao 5m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. a. Tính động năng của vật ngay trƣớc khi vật chạm đất. b. Nếu lực cản trung bình của mặt đất tại vị trí vật nặng rơi xuống là Fc = 600N thì vật nặng sẽ làm bề mặt đất tại chỗ va chạm lún xuống bao nhiêu? ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 Bài 1: Một ngƣời phi công nhảy dù thả mình rơi từ trên máy bay ở một độ cao h xuống đất. Hãy cho biết vai trò của chiếc dù trong chuyển động trên của phi công. A. Sinh công để tăng động năng của ngƣời phi công. B. Sinh công cản để làm giảm động năng của phi công khi tiếp đất. C. Sinh công cản làm tăng thế năng của phi công khi tiếp đất. D. Chỉ có tác dụng làm tăng khối lƣợng của ngƣời phi công. Bài 2: Một viên đạn khối lƣợng 10g đƣợc bắn vào một mẩu gỗ có khối lƣợng 390g đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn. Đạn mắc vào gỗ và cùng chuyển động với gỗ với vận tốc 10m/s. a. Tính vận tốc của viên đạn trƣớc khi va chạm vào mẩu gỗ. b. Tính lƣợng động năng của viên đạn đã chuyển hoá thành dạng năng lƣợng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139 PHỤ LỤC 4 1. Chủ đề bài tập phần Động lực học chất điểm 1.1 Bài tập định tính Bài 1: Tại sao một ngƣời đứng trên một con thuyền đang đi lại khó có thể đứng vững khi con thuyền đột nhiên dừng lại? Bài 2: Khi ta vẩy mạnh chiếc ống cặp nhiệt độ thì cột thuỷ ngân trong ống tụt xuống. Giải thích hiện tƣợng đó nhƣ thế nào? Bài 3: Đầu máy kéo đoàn xe lửa đang chuyển động trên đoạn đƣờng thẳng nằm ngang với một lực không đổi bằng lực ma sát. Hỏi đoàn tàu chuyển động nhƣ thế nào? Ở đây định luật quán tính đã thể hiện ra sao? Bài 4: Từ trên cao, nếu ta nhảy xuống nền cát tơi sẽ an toàn hơn nhảy xuống nền đất rắn, vì sao? Bài 5: Một tên lửa sẽ chuyển động thế nào nếu chịu tác dụng của: a. một lực không đổi. b. một lực giảm dần đều. Bài 6: Hai toa tầu khối lƣợng khác nhau chuyển động với vận tốc nhƣ nhau. Vận tốc của mỗi toa sẽ thay đổi ra sao nếu ta đặt lên các toa đó những lực cản nhƣ nhau. Toa tàu nào sẽ dừng lại trƣớc? Bài 7: Tại sao ô tô chở nặng đi trên các đoạn đƣờng đá gồ ghề lại êm hơn ô tô đó khi không chở hàng? Bài 8: Nếu một tàu thuỷ va vào một con thuyền thì nó có thể làm thuyền đắm mà nó không bị hƣ hại gì. Điều đó có phù hợp với định luật về tác dụng và phản tác dụng không? Bài 9: Lập luận của Arixtot về sự rơi của vật đại ý nhƣ sau: một viên gạch rơi với vận tốc xác định, nếu trên viên gạch đó ta đặt viên gạch khác tì viên trên sẽ đè lên viên dƣới và vì thế hai viên gạch sẽ rơi nhanh hơn một viên. Kết luận này của Arixtot có đúng không: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 140 Bài 10: Khi nhổ cỏ bằng tay, không nên nhổ cỏ một cách quá nhanh. Tại sao? 1.2 Bài tập định lƣợng Bài 1: Lực 1F  tác dụng lên một vật trong một khoảng thời gian 0,8s làm vận tốc của nó thay đổi từ 0,4m/s đến 0,8m/s. Lực 2F  tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 2s làm vận tốc của nó thay đổi từ 0,8m/s đến 1m/s ( 1F  và 2F  luôn cùng phƣơng với chuyển động) a. Tính tỉ số 2 1 F F   , biết rằng các lực này không đổi trong suốt thời gian tác dụng. b. Nếu lực 2F  tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 1,1s thì vận tốc của vật thay đổi thế nào? Bài 2: Một vật khối lƣợng m = 0,5kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 2m/s. Sau thời gian t = 4s,, nó đi đƣợc quãng đƣờng s = 24m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực cản Fc = 0,5N. a. Tính độ lớn của lực kéo. b. Nếu thời gian 4s đó, lực kéo ngừng tác dụng thì sau bao lâu vật sẽ dừng lại? Bài 3: Một tên lửa vũ trụ đang ở cách tâm trái đất 1,5.105km. Lực hấp dẫn của trái đất lên nó ở vị trí đó nhỏ hơn so với ở mặt đất bao nhiêu lần? Cho biết bán kính trái đất là R = 6400km. Bài 4: Một quả bóng ném theo phƣơng ngang với vận tốc ban đầu v0 = 25m/s và rơi xuống đất sau t = 3s. Hỏi quả bóng đƣợc ném từ độ cao nào và tầm ném xa của quả bóng là bao nhiêu? Bỏ qua lực cản của không khí. Bài 5: Một máy bay bay với vận tốc không đổi v0 theo phƣơng nằm ngang ở độ cao h so với mặt đất và thả một vật. a. Nếu h = 2,5km ; v0 = 120m/s ; hãy: - Lập phƣơng trình quỹ đạo của vật. - Xác định thời gian từ lúc thả vật đến lúc chạm đất. Tìm quãng đƣờng vật đi đƣợc theo phƣơng nằm ngang kể từ lúc đƣợc thả cho tới khi chạm đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 141 b. Khi h = 1000m, hãy tính v0 để l = 1500m. Bỏ qua ảnh hƣởng của không khí. Bài 6: Một cái hòm khối lƣợng m = 20kg đặt trên sàn nhà. Ngƣời ta kéo hòm bằng một lực F  hƣớng chếch lên trên và hợp với phƣơng nằm ngang một góc  = 300. Hòm chuyển động trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực F  để chiêc hòm trƣợt đều trên sàn. Biết hệ số ma sát giữa hòm và sàn nhà là t = 0,3. Bài 7: Một mẩu gỗ có khối lƣợng m = 250g đặt trên sàn nhà nằm ngang, ngƣời ta truyềnn cho nó một một vận tốc tức thời v0 = 5m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đƣờng nó đi đƣợc cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trƣợt giữa giữa mẩu gỗ và sàn nhà là t = 0,25. Các đáp số này có phụ thuộc vào khối lƣợng m không? Bài 8: Một máy bay thực hiện một vòng bay quanh mặt phẳng thẳng đứng. Bán kính vòng bay là R = 500m, vận tốc máy bay có độ lớn không đổi v = 360km/h. Khối lƣợng của phi công là m = 75kg. Xác định lực nén của ngƣời phi công lên ghế ngồi tại điểm cao nhất và điểm thấp nhất của vòng bay (ở điểm cao nhất, đầu của ngƣời phi công hƣớng xuống đất , ghế ở bên trên). Bài 9: Một vật đƣợc đặt ở mép bàn xoay. Số vòng quay trong 1s của bàn phải là bao nhiêu thì vật sẽ văng ra khỏi bàn? Cho biết bán hình tròn có bán kính r = 0,4m, hệ số ma sát nghỉ bằng 0,4 và g = 10m/s2. Bài 10: Cho cơ hệ gồm m1 = 200g, m2 = 300g, Hệ số ma sát viữa vật 1 và bàn là t = 0,2. Hai vật đƣợc thả ra cho chuyển động vào lúc vật 2 cách mặt đất một đoạn h = 50cm.  F 1 2 h Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 142 a. Tính gia tốc của mỗi vật. b. Tính lực căng của dây khi hai vật đang chuyển động. c. Kể từ lúc vật 2 chạm đất, vật 1 còn đi thêm một đoạn dài bao nhiêu? Bài 11: Cho hệ vật nhƣ hình vẽ, m1 = 500g,  = 300; các hệ số ma sát trƣợt và ma sát nghỉ giữa vật 1 và mặt phẳng nghiêng là t = n = 0,2. Mặt phẳng nghiêng đƣợc giữ cố định. Hãy tính gia tốc của mỗi vật m1, m2 và lực ma sát giữa vật 1 với mặt phẳng nghiêng trong các trƣờng hợp : a. m2 = 500g b. m2 = 200g 1.3 Bài tập đồ thị Bài 1: Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn l của một lò xo vào lực kéo F. a. Tại sao có thể nói các cặp giá trị F và l trên đồ thị đều nằm trong giới hạn đàn hồi của lò xo. b. Tìm độ cứng của lò xo. c. Khi lực kéo bằng lực Fx chƣa biết thì độ dãn của lò xo là 4,5cm. Hãy xác định Fx bằng đồ thị. Bài 2: Hợp lực tác dụng lên ô tô mà đồ thị vận tốc của nó đã cho trên đồ thị bên biến thiên nhƣ thế nào? Biết khối lƣợng của ô tô là m = 2 tấn. 1 2  F(N) l (cm) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 5 4 3 2 1 v(m/s) t(s) O 10 20 30 40 25 20 15 10 5 A B C Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 143 1.4 Bài tập thí nghiệm Bài 1: Một mẩu gỗ (vật 1) đặt trên đầu B của một tấm ván AB (vật 2). Lúc đầu chúng đứng yên trên mặt bàn nằm ngang. a. Nếu kéo tấm ván bằng một lực F không lớn lắm, mẩu gỗ sẽ chuyển động cùng với tấm ván. - Lực nào đã làm mẩu gỗ chuyển từ trạng thái đứng yên sang trạng thái chuyển động so với mặt bàn? - Vì sao mẩu gỗ vấn đứng yên so với tấm ván? b. Nếu lực F đủ lớn, mẩu gỗ sẽ chuyển động so với tấm ván và so với bàn. Hãy làm thí rồi rút ra nhận xét: - Mẩu gỗ chuyển động so với mặt bàn theo chiều nào?Lực nào làm cho mẩu gỗ chuyển động theo chiều đó? - Mẩu gỗ chuyển động so với tấm ván theo chiều nào? Vì sao mẩu gỗ chuyển động theo chiều đó? Bài 2: Trong thí nghiệm bố trí nhƣ hình vẽ, ngƣời ta dùng bộ cần rung đo thời gian để ghi lại những quãng đƣờng mà vật đi đƣợc sau những khoảng thời gian  = 0,04s. Khi  = 200, ta có các chấm trên băng giấy nhƣ sau: Các con số dƣới mỗi chữ chỉ vạch chia theo milimét, khi ta áp vạch số 0 của thƣớc đo vào A. Khi  = 400, làm tƣơng tự nhƣ trên ta chỉ ra đƣợc kết quả nhƣ sau: Tìm hệ số ma sát trƣợt giữa mặt phẳng nghiêng và vật. A 2 B B 1 F  A B C D E .. . . . . 0 5 12,5 22,5 35 M N P Q R . . . . . . 0 10 28 54 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 144 2. Chủ đề bài tập phần Các định luật bảo toàn 2.1 Bài tập định tính Bài 1: Nhân vật chính trong một quyển sách của Ratxpơ là Bá tƣớc Munhaoxen kể lại “ Tôi túm chặt tóc mình và cố hết sức kéo lên. Thế là tôi dễ dàng kéo khỏi đầm lầy cả tôi và con ngựa mà tôi đã kẹp chặt bằng hai chân mình nhƣ hai gọng kìm”. Hỏi bằng cách đó có thể tự kéo mình lên đƣợc không? Vì sao? Bài 2: Muốn cho thuyền rời bến, ngƣời lái thuyền đi từ phía lái về phía mũi. Tại sao lúc đó thuyền trôi ra khỏi bờ? Bài 3: Tại sao một viên đạn khi bay ra khỏi nòng súng đập vào tấm kính cửa lại không làm vỡ tan tấm kính mà chỉ khoan một lỗ tròn? Bài 4: Một búa máy rơi tự do từ một độ cao nào đó. Hỏi công của trọng lực trong những khoảng thời gian bằng nhau có bằng nhau không? Bài 5: Khi một ô tô leo lên núi mà công suất của động cơ không đổi thì vận tốc của nó lại giảm đi. Tại sao vậy? Bài 6: Tại sao khi lắc một cái xô đựng khoai tây đầy thì những củ lớn nhất lại ở bên trên? Bài 7: Một vật khối lƣợng m ở trên đỉnh núi có chiều cao h trƣợt xuống theo sƣờn núi. Sau khi đi đƣợc một quãng đƣờng, nó dừng lại. Hỏi cần thực hiện một công bao nhiêu để kéo nó quay trở lại cũng theo đƣờng cũ? 2.2 Bài tập định lƣợng Bài 1: Một prôtôn có khối lƣợng mp = 1,67.10 -27 kg chuyển động với vận tốc vp = 10 7 m/s tới va chạm vào hạt nhân Hêli (thƣờng gọi là hạt ) đang nằm yên. Sau va chạm, prôtôn giật lùi với vận tốc v’p = 6.10 6 m/s còn hạt  bay về phía trƣớc với vận tốc v = 4.10 6 m/s. Tìm khối lƣợng của hạt . Bài 2: Một xe cát có khối lƣợng M đang chuyển động với vận tốc V trên mặt nằm ngang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 145 Ngƣời ta bắn một viên đạn có khối lƣợng m vào xe với vận tốc v  hợp với phƣơng ngang một góc  và ngƣợc hƣớng với chuyển động của xe. Bỏ qua ma sát giữa xe và mặt đƣờng. a. Tìm vận tốc u của xe sau khi đạn đã nằm yên trong cát. b. Xác định ngoại lực tác dụng lên hệ đạn – xe trong thời gian t xảy ra va chạm. Bài 3: Một tên lửa vũ trụ khi bắt đầu rời khỏi bệ phóng trong giây đầu tiên đã phụt ra một lƣợng khí đốt 1300kg với vận tốc v = 2500m/s. a. Tìm độ biến thiên động lƣợng của lƣợng khí phụt ra trong 1s. b. Tính lực đẩy của tên lửa tại thời điểm đó. c. Tìm lực tổng hợp tác dụng lên tên lửa, biết khối lƣợng ban đầu của tên lửa là 3.105kg. Bài 4: Một cần cẩu nâng một vật nặng có khối lƣợng m = 5 tấn. a. Lực nâng của cần cẩu phải là bao nhiêu để vật có gia tốc không đổi bằng 0,5m/s2. b. Công suất của cần cẩu biến đổi theo thời gian ra sao? c. Tính công mà cần cẩu thực hiện đƣợc trong thời gian 3s. Bài 5: Một vận động viên cử tạ trong khi thi đấu đã nâng tạ có khối lƣợng m = 230 kg. Ở động tác thứ nhất, ngƣời đó nâng tạ lên vai làm trọng tâm của tạ chuyển từ độ cao h1 30cm lên độ cao h2 = 1,4m (so với mặt đất) trong thời gian  = 1,2s. Ở động tác tiếp theo, tạ đƣợc nâng bổng lên độ cao h3 = 1,8m trong thời gian ’ = 2s. a. Tìm công của trọng lực thực hiện trong hai động tác trên. b. Công suất của lực cơ bắp mà vận động viên đã sản ra trong từng giai đoạn cử tạ là bao nhiêu? V v  Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 146 Bài 6: Nƣớc từ mặt đập nhà máy thuỷ điện cao 80m chảy qua ống dẫn vào tua bin với lƣu lƣợng 20m3/s. Biết hiệu suất của tua bin H = 0,6. Tìm công suất phát điện của tua bin. Bài 7: Một vật có khối lƣợng m = 3kg đƣợc đặt ở một vị trí trong trọng trƣờng va có thế năng Wt1 = 500J. Thả tự do cho vật rơi tới mặt đất. Tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = - 900J. a. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào tới mặt đất? b. Hãy xác định vị trí ứng với mức không của thế năng đã chọn. c. Tìm vận tốc của vật khi đi qua vị trí này. Bài 8: Một lò xo có độ cứng k = 10N/m và chiều dài tự nhiên l0 = 10cm. Treo vào nó một quả cân khối lƣợng m = 100g. Lấy vị trí cân bằng của quả cân làm gốc toạ độ. Tính thế năng tổng cộng của hệ lò xo - quả cân khi quả cân đƣợc giữ sao cho lò xo có chiều dài bằng 5, 10, 20, 30cm. Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua khối lƣợng của lò xo. Bài 9: Một búa máy khối lƣợng 400kg có trọng tâm nằm cách mặt đất 3m. a. Xác định thế năng trọng trƣờng của búa, nếu chọn gốc toạ độ ở mặt đất. b. Khi búa đóng cọc, trọng tâm của nó hạ xuống tới độ cao 0,8m. Tìm độ giảm thế năng của búa và vận tốc của búa khi chạm cọc, biết rằng búa đƣợc thả tự do từ độ cao ban đầu. Bỏ qua mọi lực cản. Bài 10: Một xe khối lƣợng m1 = 1,5kg chuyển động với vận tốc v1 = 0,5m/s đến va chạm vào một xe khác khối lƣợng m2 = 2,5kg đang chuyển động cùng chiều. Sau va chạm, hai xe dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc v = 0,3m/s. Tìm vận tốc ban đầu của xe thứ 2 và độ giảm động năng của hệ hai xe. 2.3 Bài tập thí nghiệm Bài 1: Cho các dụng cụ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 147 - Một mặt phẳng nghiêng - Một khối gỗ khối lƣợng m đã biết. - Một chiếc thƣớc có độ chia tới mm. - Một đồng hồ có kim giây. Hãy trình bày và giải thích phƣơng án thí nghiệm để xác định nhiệt lƣợng toả ra khi khối gỗ trƣợt trên mặt phẳng nghiêng không có vận tốc ban đầu. Bài 2: Cho các dụng cụ sau: - Một viên bi sắt đặc, đƣờng kính khoảng 2 – 3 cm. - Một viên bi sáp đặc, to bằng bi sắt, khối lƣợng riêng khoảng 1,2g/cm3. - Một thƣớc đo có độ chia tới mm. - Một giá đỡ và dây treo. Hãy trình bày và giải thích một phƣơng án thí nghiệm để xác định tỉ lệ tiêu hao cơ năng trong va chạm không đàn hồi của hai viên bi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 148 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 149 149 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9423.pdf
Tài liệu liên quan