Tài liệu Phố cổ Hà Nội: ... Ebook Phố cổ Hà Nội
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phố cổ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý DO CHäN §Ò TµI
Tuy kh«ng sinh ra t¹i Hµ Néi, nhng kh«ng biÕt tù khi nµo t«i lu«n t×m thÊy mét ®iÒu g× ®ã thËt ®Æc biÖt vÒ Hµ Néi. Cã thÓ ®ã lµ nÐt ®Ñp thanh b×nh thÇm l¨ng cña Hµ Néi hay nh÷ng mãn ¨n ®Æc s¶n chØ Hµ Néi míi cã mµ còng chØ cã vµo nh÷ng thêi ®iÓm nhÊt ®Þnh trong n¨m hay c¸I c¶m gi¸c ®îc ®I bé d¹o quanh hå G¬m hay trªn nh÷ng con ®¬ng th¬m nøc hoa s÷a mïa thu. Hay ®Æc biÖt h¬n lµ vÎ ®Ñp cña ngêi thiÕu n÷ Hµ thµnh, mét nÐt thanh lÞch cña ngêi Trµng An. Nhng thó vui lín nhÊt cña t«I lµ ®îc ®I d¹o trªn nh÷ng con phè hÑp bÒ réng dµi hun hót cña khu phè cæ Hµ Néi, ng¾m nh÷ng con ngêi Hµ Néi gèc , hä bu«n b¸n vµ sinh ho¹t ra sao. Qua ®ã t«I cã thÓ h×nh dung ®îc cuéc sèng cña nh÷ng ngêi Hµ Néi xa.
Mét phÇn còng v× trong thêi buæi kinh tÕ thÞ trêng phè cæ ®· bÞ thay ®æi qu¸ nhiÒu vµ nh÷ng nÐt ®Ñp xa ®ang dÇn mÊt ®i. t«I hi väng m×nh cã thÓ lµm mét ®iÒu g× ®ã ®Ó mäi ngêi hiÓu ®îc gi¸ trÞ lÞch sö còng nh v¨n ho¸ cña khu phè vµ cïng nhau b¶o vÖ nh÷ng gi¸ trÞ Êy.T¹o mét nÒn t¶ng v÷ng ch¾c cho ngµnh du lÞch sù nghiÖp mµ t«I vµ c¸c b¹n m×nh ®ang theo ®uæi, còng nh mong muèn c¶ thÕ giíi biÕt ®Õn Hµ Néi –ViÖt Nam.
CH¦¥NG 1: GiíI THIÖU CHUNG VÒ KHU PHè Cæ
A VÞ TRÝ §ÞA Lý Vµ GiíI H¹N
Căn cứ quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30/3/1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định:
- Phía Bắc: Phố Hàng Đậu
- Phía Tây: Phố Phùng Hưng
- Phía Nam: Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng.
- Phía Đông: Các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
toàn bộ khu vực trên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có 76 phố thuộc 10 phường, tổng diện tích khoảng 100ha.
Khu phè cæ n»m trong pham vi 10 phêng, ®ã lµ cµc phêng: phêng hµng ®µo, phêng hµng b¹c, phêng hµng b«ng, phêng hµng bå, phêng hµng m·, phêng hµng gai, phêng ®ång xu©n, phêng cöa ®«ng,phêng lÝ th¸I tæ, phêng hµng buåm.
Phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.
Theo Quyết định 70 Khu phố cổ Hà Nội được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc trưng như sau:
- Khu bảo vệ, tôn tạo cấp I: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện tích khoảng 19 ha).
- Khu bảo vệ , tôn tạo cấp II: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu Phố Cæ
Khu phè cæ hµ néi cã dan sè lªn tíi 10 v¹n ngêi ®©y lµ khu vùc co mËt ®é d©n sè rÊt c¨ßnm gi÷a trung t©m thµnh phè: 1000/ ha
Bản đồ Khu phố cổ Hà Nội
B- LÞCH Sö THµNH Vµ PH¸T TRIÓN
Thăng Long Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ 16 Thăng Long - Đông Đô. Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy. “Kẻ Chợ” tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa có Thành, có thị, có bến có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ô ven đô có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản.
Dân tài tứ xứ kéo về Thăng Long - Hà Nội, họ cọ xát, đua trí, đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội, ở đất Hà Nội, đó là cách sành mặc, sành chơi, sành ăn, sành làm.
Qua tư liệu cũ để lại khu vực sầm uất đông vui nhất của Hà Nội xưa là huyện Thọ Xương (tức quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay) mà người ta quen gọi là Khu Phố cổ. Nơi đây là cửa hàng cửa hiệu buôn bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố, mỗi phố bán một mặt hàng hay hành một nghề riêng biệt và người ta lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố. Điều này đã thể hiện rõ trong ca dao với đầy đủ tên 36 phố Hà Nội.
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.”
Thương nhân và thợ thủ công sống rải rác trong tất cả các phố phường, phố giàu có như Mã Mây tập trung khá nhiều nhà buôn lớn, nhất là thương nhân Hoa Kiều. Đường xá ở đây được lát sạch sẽ, giữa hơi nhô lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nước mưa hoặc nước cống rãnh thải ra .
Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cánh nghiêm ngặt.
Phố cổ Hà nội sở dĩ chiếm được vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô, trở thành niềm tự hào và say mê và quan tâm sâu sắc trong lòng mọi người của cả nước như ngày hôm nay, bởi vì trong Phố cổ Hà nội đã và đang chứa đựng được một hệ thống giá trị di sản lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc...to lớn.
Thủa xa xưa, dọc theo hai bờ sông Hồng đã hình thành những khu vực dân cư sinh sống, quần tụ thành những làng nhỏ. Vào thế kỷ thứ V (454 - 456), thuộc thời kỳ Bắc thuộc, một trong những điểm dân cư này phát triển thành một quận nhỏ có tên là Tống Bình. Trải qua hàng ngàn năm, từ một đô thị sơ khai của người Việt với quy mô nhỏ bé, Tống Bình đã trở thành một thành phố trên ba triệu dân và là một trung tâm đầu não về chính trị, quốc phòng, văn hoá, kinh tế quan trọng của đất nước Việt Nam. Từ Tống Bình tới Hà Nội ngày nay là cả một quá trình đô thị hoá phức tạp diễn ra trong một không gian rộng với quy mô lớn.
Trong thời kỳ phong kiến, Hà Nội sớm trở thành trung tâm chính trị của đất nước khi viên đô hộ Cao Biền cho mở rộng Đại La Thành vào năm 866 và đặt tại đây đại bản doanh của chính quyền đô hộ Trung Hoa. Nhưng Hà Nội chỉ trở thành thủ đô của nước Đại Việt vào năm 1010, khi Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ vị vua đầu tiên của triều đại Lý quyết định cho dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Khu Phố cổ Hà nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt. Khu Phố cổ Hà nội có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị: sinh sống, bán hàng, sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu Phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.
Nói về lịch sử hình thành của khu Phố cổ Hà nội, yếu tố này được biểu hiện như là một thành tố quan trọng của sinh thái nhân văn, sinh thái xã hội. Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Dưới thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay. Vậy, cùng với những yếu tố nổi trội về lịch sử khác, khu Phố Cổ cũng xứng đáng được xem như là một không gian, mà tại đó một thời đã thể hiện một dấu ấn không thể phai mờ về một cuộc sống đô thị khá toàn diện về kinh tế, xã hội, tập quán, truyền thống.
Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.
Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ búa và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.
Từ thế kỷ XV khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán. Rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.
Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX thành phố đã thiết lập một mạng lưới chợ. Phía đông là khu dân cư, kinh thành, nơi tập trung các phường nghề.
Trong lịch sử phát triển Hà Nội đã đón chào các du khách và thương gia nước ngoài như người Hà Lan và người Anh vào thế kỷ XVII. Trong số đông người nước ngoài đó phần lớn là các thương gia Trung Quốc.
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi: Khu Phố Cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được lát trải nhựa và có hệ thống chiếu sáng. Nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói với các gờ đấu, bờ nóc dật tam cấp xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu âu.
Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân; chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ phục vụ v.v...) Toàn bộ khu Phố Cổ nơi buôn bán sầm uất đây đã trở thành khu đơn thuần để ở (1960 - 1983) dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố v.v... mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa đi và cửa sổ - phố xá yên tĩnh hơn; sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo gìơ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối; sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da,...)
Dân cư ở khu Phố Cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà; các gác xép chất đầy trong không gian nhà; một số đình chùa bị biến thành nơi ở, nơi làm việc. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một; văn hoá lễ hội tâm linh bị lắng xuống.
Khu Phố Cổ từ 1986 đến nay, với đường lối chính sách mới từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường; mở rộng sự giao lưu kinh tế và quan hệ với quốc tế; mở rộng các thành phần kinh tế trong nước, khích lệ mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế văn hoá xã hội, buôn bán ở khu Phố Cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Các mặt tiền nhà được cải tạo đổi mới - nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng đã được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình đền chùa được tu sửa, không khí tâm linh đã trở lại với khu Phố Cổ.
Góp phần vào không khí hoạt động của khu Phố Cổ trong gần thập kỷ nay là sự qua lại tấp nập của dòng người du lịch phát triển là nhân tố tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, văn hoá.
Ch¬ng 2: Lich sö h×nh thµnh tõng phè cæ
PHè CH¶ C¸
Trước được gọi là phố Hàng Sơn, Phố Hàng Sơn ban đầu là một ngõ hẹp; trước năm 1910 đường phố đó vẫn chỉ là một lối đi vừa một chiếc xe tay, bên cạnh đầu ngõ lại là một cái cống nhỏ choán cả lối ra vào. Bên trong ngõ có độ dăm bảy ngôi nhà đều chuyên nghề buôn sơn sống đưa từ mạn Phú Thọ về. Sau khi vạch thành đường phố, con đường đó được đặt tên là phố Hàng Sơn, song vẫn bị xếp vào loại phố xép.
Ngay cả khi mở mang rồi phố Hàng Sơn cũng chỉ dài một trăm tám mươi mét.
Đoạn đầu phố từ ngã năm Hàng Mã - Hàng Lược đến ngã tư Hàng Cá, hai bên mặt đường đi chỉ là tường bên và cổng hậu của những nhà quay mặt ra mấy phố Hàng Mã, Hàng Cá và Hàng Đường. Qua ngã tư Hàng Cá, một bên dãy nhà số chẵn, mặt phố vẫn được giữ nguyên, nhà cửa đều cũ kỹ, kiểu cổ, diện tích hẹp, nền cao, gác thấp, cửa ván gỗ, làm đã từ lâu đời; một bên, phía bên trái, dãy số lẻ, là mặt phố được xây lại sau khi mở rộng mặt đường đi, xén lẫn vào phía sau Hàng Đường nên có những ngôi nhà mới làm, cao hai ba tầng kiểu hiện đại. Đầu phố giáp phố Phúc Kiến (Lãn Ông) là lớp nhà sau kho hàng của hãng Alim Macca.
Lý do phố Hàng Sơn được đổi tên là phố Chả Cá là do trong phố có người họ Đoàn (gia đình bà Trưởng Mền, con là Cả Hy) có tài làm món đặc sản là chả cá nướng. Cửa hàng đó có từ lâu năm, được nhiều người tìm đến thưởng thức món cá nướng. Cho đến nay vẫn ngôi nhà cổ thấp hẹp ấy, vẫn chiếc cầu thang gỗ thấp ngược ấy. Trước đây trên gác có sập gụ tủ chè. Các cụ thường ngồi ăn trên sập.
Cửa hàng bán chả cá trước sau không nhiều; cũng có đôi ba nhà thấy đông khách ăn chả cá, cũng mở cửa hàng ở trong phố này, song không bền lâu; riêng có hiệu Sơn Hải, cũng là người họ Đoàn, vừa bán chả cá vừa làm hoa giấy, rồi sau cũng chỉ làm hoa giấy.
Từ sau 1945 trong phố Hàng Sơn không còn nhà nào buôn bán sơn nữa, mà người ta chỉ tìm đến đây ăn chả cá nên mới thành tên gọi phố Chả Cá, mặc dù cả phố chỉ có một cửa hàng chả cá.
Những ngôi nhà nhỏ cũ bên số chẵn lại là những cửa hàng nhỏ bán và sửa chữa đồ điện gia dụng.
Phố Hàng Sơn là nơi sinh của Đoàn Trần Nghiệp tức Ký Con, một đảng viên nổi tiếng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1929 - 1930 về những hoạt động mưu trí và táo bạo; gia đình họ Đoàn có nghề làm đồ vàng bạc dọn đến ở phố Hàng Bạc.
.
PHè HµNG B¹C
Phố Hàng Bạc đã được hình thành từ thế kỷ 18. Đời Hậu Lê chỗ này là đất thuộc giáp Nỗ Hạ phường Đông Các; đến nửa đầu thế kỷ 19 là đất các thôn Đông Thọ và Dũng Hãn, thuộc tổng Hữu Túc; sang giữa thế kỷ 19 thì hai thôn sát nhập với nhau làm một gọi thôn Dũng Thọ, thuộc tổng Đông Thọ.
Đoạn đầu từ ngã ba phố Mã Mây và ngã ba Hàng Bè đến ngã tư Tạ Hiện - Định Liệt. Khúc này đa số những nhà là nhà cổ, nhà nào có gác thì là gác “chồng diêm”, tức là nhà thấp, gác xép, cửa sổ nhỏ trông xuống đường; nhiều nhà kiến trúc theo lối ta xưa còn tồn tại; lác đác xen lẫn những nhà được cải tạo lại theo kiểu mới hơn; có nhà được xây hẳn lại mới, cao ráo, có gác.
Dân ở đoạn đầu phía đông Hàng Bạc một phần là người bản địa, một số làm nghề bán hàng cơm chứa trọ (họ ở lan cả sang đầu phố Mã Mây và ngõ Phất Lộc), vì chỗ đó ngày xưa giáp bến sông, thuyền mành cập bến dỡ hoặc ăn hàng, chủ mành ở lại lâu phải có chỗ trọ; và một phần dân phố là người làng Trâu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra Thăng long làm nghề đúc bạc và đổi tiền.
Nghề vàng bạc ở đây do Lưu Xuân Tín, người làng Trâu Khê, làm thượng thư triều Lê Thành Tông (thế kỷ 16) được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình; ông đem người trong họ hàng và nguời làng ra Thăng Long mở phường đúc bạc. Trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
Có hai nơi là chỗ tiếp các quan trên đến giao bạc để đúc và nhận bạc nén, đó làTrương Đình (đình trên) nay là số nhà 58 Hàng Bạc, và Kim Ngân đình (đình dưới) ở số nhà 42; đình thờ thần Hiên Viên là “ông tổ bách nghệ”.
Người làng Châu Khê ra Thăng Long khá đông, họ cần có nơi sinh hoạt chung, nên đã mua đất thờ vọng thành hoàng làng, đất ấy ở thôn hài tượng. Trong ngõ Hài tượng hiện còn một ngôi đền mang chữ “Trâu khê vọng từ”, còn gọi là Nội Miếu. Người Trâu Khê giữ tập quán tổ chức phe giáp phỏng theo phe giáp làng gốc ( tên giáp là: Nhất - Nhị - Đông - Tây Xuyên - Trung), hàng năm mở hội hè đình đám.
Người Châu Khê làm nghề đúc bạc và kiêm cả nghề đổi tiền. Đoạn phố này ở gần bến sông, tiện cho thuyền bè xuôi ngược buôn bán; họ đổi tiền kẽm lấy bạc nén bạc vụn tiện mang đi xa, nhất là những lái buôn đem vốn đi cất hàng, hoặc đổi bạc nén lấy đồng tiền kẽm cho những người đi mua vặt.
Đầu đời Nguyễn, trường đúc bạc bị giải thể, việc đúc bạc nén triều đình giao cho trường đúc Huế; Hàng Bạc vẫn còn giữ nghề đổi bạc. Đến khi người Pháp chiếm Hà Nội, theo nghề nghiệp từng phường, đã gọi phố này là Rue des Changeurs (Phố những người đổi bạc).
Đoạn cuối phố ở phía tây, từ ngã tư Tạ Hiền - Đinh Liệt đến ngã tư Hàng Đào - Hàng Bồ là nơi tập trung của người làng Định Công di cư ra Thăng Long cũng làm nghề vàng bạc. Họ là những người thợ kim hoàn, tức là nhận đặt làm những đồ nữ trang như khuyên vàng, xã tích bạc, vòng xuyến, hoa, hột bằng vàng, khánh, vòng bạc cho trẻ con. Những người nhiều vốn vừa làm hàng, vừa mua vừa bán ra các đồ vàng bạc; người không có vốn nhận làm thuê lấy tiền công.
Người làng Định Công ở cuối phố Hàng Bạc, ở lan cả sang Hàng Bồ, nên ngôi đền thờ tổ sư nghề kim hoàn - ba anh em họ Trần: Trần Điền, Trần Điện - Trần Hoà (sống về thế kỷ 6 thời Lý Nam Đế) - ở đầu phố Hàng Bồ; đền đó đã bị phá bỏ từ những năm 20.
Người làng Định Công ưa ở quây quần với nhau, quan hệ sinh hoạt và nghề nghiệp mật thiết, che chở cho nhau, nên đoạn phố Hàng Bạc này, nếu không phải là người cùng làng thì khó mà len được vào lập nghiệp ở khu vực này. Chỉ có một số người Định Công ngụ hẳn ở phố Hàng Bạc, một số đông là người làng ra nhận việc đem đồ về nhà làm rồi lại đem trả lấy công.
Làng nghề kim hoàn ở Hàng Bạc còn có người làng Đồng Sâm (huyện Kiến Xương - Thái Bình). Người Định Công thạo các “hàng đậu”, “hàng trơn”, thì người Đồng Sâm chuyên về “hàng chạm”, tức là chạm trổ những đồ dùng bằng bạc, như hộp trầu, hộp thuốc, khay chén bạc, bát đĩa bạc. Họ làm ở làng rồi đem đi bán hoặc đổi bạc cũ tại khắp các nơi: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh.
Nghề kim hoàn hoạt động quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất là ở mấy tháng cuối năm là thời kỳ có nhiều đám cưới xin cần xắm tư trang cho cô dâu.
Về sau nghề làm vàng bạc ở Hà Nội không tập trung riêng ở Hàng Bạc mà còn ở mấy phố lớn khác như Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Trống; Tràng Tiền cũng có những hiệu lớn của người nước ngoài Hoa kiều hoặc Pháp; nhưng khách hàng Việt Nam thường chỉ quen với những cửa hàng ở Hàng Bạc. Sự tín nhiệm của khách hàng với chủ hiệu là cần thiết, nên Hàng Bạc được nổi tiếng về các loại vàng mang nhãn hiệu Sư Tử, Kim Thành, Chân Hưng.
Nghề đổi bạc không tồn tại lâu vì tiền đồng tiền kẽm ít dần rồi không tiêu đến nữa; người đổi bạc đồng và bạc giấy không ở Hàng Bạc mà lại hành nghề ở phố khác như Hàng Bồ, Hàng Gai, nhất là ở trước cổng và trong các chợ.
Những cửa hàng chuyên nghề kim hoàn không phải chỉ có làm hàng lấy tiền công mà kiêm cả mua bán đổi chác vàng bạc cũ mới, rồi một số nhà buôn, do có kinh nghiệm nghề nghiệp, làm giàu nhanh chóng, nhất là khi họ nắm được mánh khoé đầu cơ giá vàng.
Cho đến năm 1930 - 1932 là thời kỳ nạn kinh tế khủng hoảng làm lung lay nền tảng các nhà công thương thì phố Hàng Bạc buôn bán vẫn chỉ bình thường, chưa nổi lên những người giàu to, do chưa biết cách đầu cơ vàng bạc tiền tệ. Chỉ khi đồng bạc Đông Dương bị cột vào đồng Fơrăng của Pháp, giá vàng bạc cao hạ thất thường, việc buôn bán vàng bạc và tiền ngoại tệ lan vào thị trường Việt Nam, một số cửa hàng vàng bạc tinh khôn đã phất lớn trong thời kỳ 1937 - 1942, họ giàu to vì buôn bán cả kho hàng Tàu -Nhật.
ở đoạn phố giáp Hàng Đào - Hàng Ngang này, nhiều nhà sẵn tiền đã cải tạo lại bề mặt cửa hàng cho nó có vẻ hiện đại, song bên trong vẫn là cốt cách nhà cổ xưa từ cuối thế kỷ 19. Những ngôi nhà hẹp bề ngang chỉ có mấy mét, mà cũng nâng lên ba tầng (như mấy số nhà 171, 133,125...). Một số người bỏ tiền ra tậu lại đất cả hai ba cơ nghiệp nhỏ liền nhau, phá nhà cũ kỹ đi xây lại hẳn một ngôi nhà bề thế bằng bê tông, cửa sắt kiên cố, thí dụ nhà Quảng Thái (số 115) đã mua thêm cả khu nhà ổ chuột phía sau, có cổng thông sang phố Đinh Liệt, làm nhà phụ và vườn hoa cây cảnh. Những nhà khác làm lại kiểu hiện đại có nhà Chân Hưng (số 86) - Đức Bảo (số 92) - Lợi Thái (số 106) - Kim Thành (số 147) - Bảo Thành (số 76) - Phúc Lý (số 163)...
Trong khi đoạn phố Hàng Bạc giáp với Hàng Đào - Hàng Ngang được đổi mới nhanh chóng và gần khắp các nhà, nếu không xây hẳn lại cho rộng khang trang, thì cũng sửa lại bề mặt với cửa sắt cửa kính, xoá bỏ các hình ảnh cũ kỹ, thì đoạn giáp với Hàng Bè - Mã Mây vẫn rất ít có sự thay đổi. Những ngôi nhà kiểu cổ gác chồng diêm với cửa sổ nhỏ, nhiều nhà bề ngang vẫn hẹp, có nhà phía trước còn lấn ra hè phố, và bên số chẵn nhiều nhà nền nhà thấp hơn mặt đường, giữ nguyên dấu vết của đường phố ngày xưa cạnh hồ nước cũ đã được lấp để làm nhà.
Tại đoạn phố Hàng Bạc nói trên cũng có cửa hàng làm vàng bạc nhưng hầu hết là các cửa hàng nhỏ, đa số làm hàng cho khách đem vàng bạc đến thuê làm đồ, hoặc họ làm gia công cho các hiệu lớn ở đoạn cuối phố. Tại đây vẫn tồn tại mấy ngôi đình cổ của Hàng Bạc và có nhiều cửa hàng không liên quan đến vàng bạc mà buôn bán các thứ hàng khác: nhà Giũ Nguyên (số 38) làm bánh kẹo; cửa hàng thuốc cam hiệu Con Hươu Vàng khá nổi tiếng; hiệu Đông y Bồng Lai dược phòng (số5); một hiệu cho thuê xe tay (số 74).
Chỗ giáp Hàng Mắm và Hàng Bè thêm mấy cửa hàng bán đồ sành, đồ đá (cối đá, chân cột đá, mộ chí...).
Chỗ ngã tư Hàng Bạc - Đinh Liệt có mấy cửa hàng giải khát, cháo, phở, đón khách khi tan hát ở rạp Tố Như ra.
Rạp Tố Như trong ngày đầu kháng chiến chống Pháp (cuối 1946 - đầu 1947) là trung tâm của Liên khu I; ngày 24 tháng giêng 1947, tại đây đã tổ chức buổi lễ tuyên thệ của Đội quyết tử của Trung đoàn Thủ Đô.
Phố Hàng Bạc là nơi sinh trưởng và lớn lên của mấy nhà văn nhà thơ tiếng tăm một thời là Vũ Trọng Phụng, Phạm Huy Thông, Vũ Đình Liên. Ký con Đoàn Trần Nghiệp, một yếu nhân Việt Nam Quốc dân Đảng cũng là người của phố Hàng Bạc, gia đình ở số nhà 36.
PHè HµNG GIÊY
Phố Hàng Giấy nguyên là một con đường đất cũ từ góc đông bắc thành phố Hà Nội đi xuống, đã có từ lâu đời trên một đoạn đê cũ. Bên phía đông con đường đó là đất của thôn Huyền Thiên, bên phái tây là đất thôn Tân Khai.
Hàng Giấy là một phố dài trên hai trăm mét. Trước năm 1915, đường phố này chưa có vỉa hè, mặt đường trải gạch vụn, không có cây cối quang cảnh một con đường giáp ngoại ô, còn nhiều nhà lá lẫn với nhà tường gạch lợp tôn, chưa có nhiều nhà lợp ngói, nhà có gác cũng là nhà kiểu cũ lối chồng diêm, nhà xây chưa theo vạch thẳng hàng. Trong phố chỉ có những cửa hàng nhỏ bày dưa cà mắm muối ngay trước cửa, mấy hàng xén nhỏ, vài ông lang bắt mạch bốc thuốc trong nhà. Phố còn hẻo lánh, khi chưa có Bốt cảnh sát ở đầu phố thì dân phố phải thuê tuần phiên canh gác, những ngày có phiên chợ Đồng Xuân, người Kẻ Bưởi đem giấy bày bán ở hai bên đường đi chỗ gần ngã tư Hàng Khoai.
Đầu phố chỗ gần két nước có một Bốt cảnh sát, người ta gọi là Sở Cẩm Hàng Đậu, tuy nó ở Hàng Giấy. Ngôi nhà hàng hiên rộng là chỗ khách ngồi uống rượu hóng gió từ sông Hồng vào, chiến tranh 1914- 1918 chủ tiệm phải đóng cửa vì bị động viên về Tây đánh giặc, thành phố lấy ngôi nhà làm Bốt cảnh sát trông coi an ninh khu vực này.
Còn một đặc điểm nữa của phố Hàng Giầy cũ là có nhà hát cô đầu. Trước năm 1920, người ta nói lóng rủ nhau lên Hàng Giấy nghĩa là đi " nghe hát đập trống". Cô đầu Hàng Giấy có từ bao giờ? không ai nhớ nữa. Chỉ biết trong một thời gian hàng chục năm, ở Hàng Giấy vẫn có sáu bảy nhà hát, đều ở cả bên dãy số chẵn phía tây.
Những năm thập niên mười đầu thế kỷ 20, mặt đường vẫn còn trải đá, chưa có vỉa hè, đèn đường, chưa có mấy nhà xây có gác. Người trong phố một số là gia đình công chức nhỏ hoặc nhân viên sở tư, sống nền nếp, kín đáo. Rất ít cửa hàng khang trang. Có một số cửa hàng bán giấy bút, giấy bản, bút lông, một số nhà làm kẹo bột, vài ba cửa hàng Đông y.
Sau năm 1925, Hàng Giấy mới dần được xây dựng đẹp mắt với nhiều ngôi nhà kiểu Tây diện tích rộng, gác cao. Một số nhà buôn giàu có xuất hiện. Năm 1938 xây dựng ngôi nhà của khách sạn Hoa Nam đồ sộ ( nay là rạp chiếu bóng Bắc Đô).
Chiến sự cuối năm 1946- đầu 1947, Hàng Giấy ở vào chỗ địa đầu Liên khu I, những nhà có gác cao đều được chiến sĩ ta dùng làm nơi quan sát và phục bên trong bắn tỉa lên Câù Sắt có lính Pháo đóng giữ; địch đã nã pháo và ném bom vào phố này làm đổ nát nhiều nhà cửa. Đến thời kỳ tạm chiếm ( !948- 1954) những nhà bị tàn phá mới được xây lại.
PHè PHïNG H¦NG
Phố Orleans (Phùng Hưng) dài 1.250 mét, đi từ bắc xuống nam theo vết tường thành và con hào phía đông thành trì Hà Nội cũ; tưòng thành đã bị phá và hào bị lấp năm 1896 - 1897. Khi làm đường xe lửa thì cầu dẫn xe lửa được xây trên nền tường thành cũ và phố Orleans (Phùng Hưng) là chỗ con hào đã bị lấp bằng. Phần đất làm nền bên phía đông dãy số lẻ là đất thôn Tân Khai cũ.
Sau khi phá tường thành lấp hào và quy hoạch khu vực này thành đường phố đi dọc theo cầu xây đặt tên là đại lộ Henri d’ Orleans, nhưng đường phố đó hàng chục năm tiếp theo vẫn chưa được thiết kế hoàn chỉnh.
Trong thời gian những năm thập niên mười và hai mươi, phố Orleans mới chỉ có hai đoạn ngắn ở hai đầu phố phía bắc và phía nam tức là đã có nhà cửa và có cả ở hai bên mặt đường.
Đầu phố phía bắc giáp vườn hoa Hàng Đậu đến chỗ cầu xây thì bên phải mặt đường, dãy số chẵn, có ba ngôi nhà gác lớn kiểu villa, xây vuông hai tầng nhiều phòng, chung quanh nhà có sân và vườn, có hàng rào sắt. Tiếp đến ba villa nữa, nhỏ hơn, một tầng nhưng gọn gẽ xinh xắn, cây cối râm mát. Từ đây đến hết đoạn phố, tức là gặp phố GI Nogues (Lê Văn Linh) luồn dưới gầm cầu sắt, chỉ là mặt sau của một cơ quan quan sự. Những ngôi nhà nói trên của đoạn phố này đều là của người Pháp hoặc Hoa kiều buôn bán giàu có, hoặc làm mại bản cho các hãng buôn lớn.
Bên số lẻ mé bên trái đường quang cảnh xây dựng có khác với bên số chẵn. Chỗ đất đó giáp lưng với bên phố Hàng Cót, là những nhà của người Việt Nam, nhà diện tích không rộng lắm, xây ra đến sát hè phố. Những ngôi nhà hai tầng xây liền dãy, cao ráo theo kiểu nhà Tây, chủ là nhà buôn hoặc quan lại làm để ở hoặc cho thuê, người thuê nhà cũng là người lương cao. Tại dãy phố đó có mấy nhà mở quán cà phê và phòng cho thuê phục vụ khách nhà binh trong Thành. Nhà Cả Tròn ở số 21 có sáng kiến mở nhà cho thuê đám cưới, phòng cưới đầu tiên cho thuê của Hà Nội: những phòng khác phòng ngủ bày biện trang trí đẹp, đồ đạc lịch sự, có vẻ một gia thế; cho thuê cả bát đĩa kiểu để làm cỗ đón dâu, chủ giao thiệp rộng có thể mời những người đi ăn cưới áo gấm bài ngà trịnh trọng. Nhà này sau mở cả phòng hút thuốc phiện, loại tiệm hàng sang, khách đa số là Tây, sĩ quan trong Thành.Phố Phùng Hưng qua gầm cầu sắt rồi quay về hướng nam, đoạn đầu dọc theo cầu xây mang một tên khác là Gầm Cầu.
Đầu phía nam phố Orléans (Phùng Hưng) ban đầu có một tên gọi thông thường là phố bà đầm Đơ Măng giáp với phố Hàng Bông Lờ và Cửa Nam. Đây cũng là một đoạn của phố Orléans có nhà cả ở hai bên mặt đường, xây dựng từ những năm đầu thế kỷ. Lớn nhất là ngôi nhà của Hãng Demange, một hãng xuất nhập khẩu chủ yếu là vải bông. Vì đây là phố cũ nên đa số nhà cửa mang cùng tính chất như ở bên phố Hàng Bông Lờ: nhà làm từ xưa, kiểu cũ, thấp nhỏ và hẹp, lợp ngói ta. đó là nhà của người Việt Nam, để ở hoặc có cử hàng buôn bán nhỏ (nổi tiếng có hàng “bánh giò Đờ Măng” số 50). Những nhà hai tầng bên số lẻ kiến trúc kiểu mới hơn, cao ráo và lợp ngói tây, là làm dần ở những năm sau tức từ 1920 trở đi.Cũng dãy bên số lẻ, chỗ gần ngã ba Hà Trung, có một ngõ nhỏ đi vào bên trong (hiện nay gọi là ngõ Hà Trung) có một xóm nhà ở. Ngõ đó trước kia có cả một lối thông ra Hàng Bông (bây giời đã bị một nhà xây bịt kín), vốn là một xóm nghèo, nhà cửa lụp xụp, sau mới được cải tạo xây dựng sạch sẽ.Chỗ còn lại của phố Orléans (Phùng Hưng) thì trên bản dồ Hà Nội năm 1921 cũng chỉ thấy ghi chép vết tích khúc hào bị láp còn bỏ hoang chưa có xây dựng gì. Trừ phố Bichot (Cửa Đông) nhà đã kín hai bên mặt phố, mấy đoạn cuối những phố Hàng Mã, Hàng Vải, Bát Đàn, Đường Thành vẫn chưa hình thành, mấy phố đó chỉ thấy vẽ đến trục đường Hàng Cót, Hàng Gà, Hàng Điếu là dừng lại.Khoảng đất trống dọc cầu xây đường lửa ở nhiều chỗ vẫn bỏ trắng; thí dụ như bãi cỏ ở đấu phố Nhà Hoả và Đường Thành là một bãi đá bóng của học trò trường Cửa Đông cạnh đó, hoặc những bãi đất trống lầy lội, mùa mưa ngập nước, cỏ lác mọc đầy như ở quãng giáp đầu phố Hà Trung; đằng sau và bên cạnh chợ Hàng Da là một khu vườn rộng của một người Tây là Dufourq chuyên trồng rau và trồng hoa bán, có cả ao chứa nước tưới.Từ sau chiến tranh thế giới thứ I (1914 - 1918), là thời kỳ khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ hai, trên đà mở mang của Hà Nội, phố Orléans được xây dựng nhanh chóng.
Tại phần nửa phía nam của phố Orléans (Phùng Hưng), khu vườn rau của Dufourq được thành phố đổi cho khu đất khác (ở phía sau nhà Đấu Xảo cạnh nghĩa địa công giáo), và toàn bộ chỗ đó được cải tạo và qui hoạch thành ba bốn đường phố mới (Rue Bourret, Nguyễn Trãi, Phạm Phú Thứ) với những ngôi nhà kiểu mới. Phố Orleans có thêm nhà ở chỗ đường xe lửa lượn cong lên cầu xây; ở bên phía tây mặt đường phố có hai ngôi nhà gác lớn xây kiểu xép, một xưởng in rộng rãi của Trung Bắc Tân Văn; chỗ áp vào cầu xây ít đất thế mà cũng có một dãy nhà mỏng lưng nhiều gian (số 24 và 26).
Dần dần quãng giữa phố Orléans (Phùng Hưng) được xây dựng kín hết nhà ở một bên mặt đường, bên phía đông, dãy số lẻ. Đặc điểm về xây dựng ở đây là do đất mới san lấp của thành phố lại được quy hoạch ở những năm hai mươi, ba mươi, đường phố Orléans có mặt đường rộng, vỉa hè thẳng, có cống thoát nước, đèn đường và cây bóng mát. Nhà làm ở bên mặt đường phía đông trông sang cầu xây dẫn xe lửa nên đường phố trông lại càng thêm rộng rãi thoàng mát. Nhà cửa ở đây được xây dựng theo những yêu cầu hiện đại hơn mấy khu vực quanh nhà diện tích rộng, sử dụng những vật liệu sắt xi măng, kiến trúc mới của những năm kinh tế Hà Nội phát triển.Từ chỗ Cầu Sắt giáp phố Gầm Cầu đi về phía nam đến chỗ hết cầu xây, tức là đầu đường Gallíeni (Trần Phú), dọc đoạn đường Orléans (Phùng Hưng) đó có mấy loại nhà khác nhau, song nói chung, đều là những ngôi nhà kiểu mới đẹp. Đó là những villa lớn, có sân rộng vườn cây và nếu là villa nhỏ thì cũng đủ rộng rãi xinh xắn. Đó là những dãy nhà làm để cho thuê, mỗi dãy từ năm đến mười gian và cũng là những căn hộ cao ráo khang trang.
Mấy ngôi nhà lớn ở Đại lộ Orléans (Phùng Hưng) thường được xây dựng ở góc mấy ngã ba ngã tư, có cái thế đứng trông ra cả hai mặt phố; đó thường là những khách sạn lớn, hoặc bệnh viện và hộ sinh tư, hoặc trụ sở hãng kinh doanh.
PHè CAO TH¾NG
Phố Grappin (tên thời Pháp, nay là phố Cao Thắng) là một phố ngắn có một trăm năm mươi mét, ở trên đất thôn cũ Nguyên Khiết thượng; thời kỳ đầu cũng chỉ là một lối đi nhỏ từ bờ sông vào chợ, lối đi của những người buôn bán từ đầu cầu xuống, sau thành một phố xép. Quang cảnh giống như đoạn đầu Hàng Khoai: nhà một tầng nhỏ hẹp kiểu cũ, đôi ba nhà có gác nhưng cũng nhỏ. Dãy số chẵn phía tây có nhiều nhà lụp xụp cất tạm trên bãi đất trống trước kia là bãi tha ma. Một ngõ nhỏ đi vào bên trong là khu nhà Tư Đường. Cuối phố còn một bãi đất rộng chưa xây dựng, làm chỗ chứa than củi để bán lẻ. Phố Grappin (Cao Thắng) có mấy nhà nhiều tầng diện tích lớn, kiểu hiện đại là làm về sau, trong thời tạm chiếm (1948 - 1954), đó là nhà Sao Mai (số 5), Tân Quang (xưởng cơ khí số 11 - 13).
PHè THANH Hµ
Một phố nhỏ dài không quá một trăm năm mươi mét. Đó là một ngõ nhỏ tồn tại suốt thời gian thuộc Pháp; ngõ có một lối vào ở cạnh cửa ô Đông Hà. bản đồ cũ của Pháp năm 1890 ghi là phố Củ Nâu, vì trong ngõ có đông gia đình buôn bán lâm sản của các bè chở đến bến sông. Mãi đến những năm ba mươi mới có đông người đến làm nhà ở.
Đường phố gãy góc ở cách đầu ngõ một quãng ngắn._.; đường rải đá gồ ghề, thiếu vỉa hè cống rãnh. Ngang chỗ đường gãy góc là đền Hội Thống thờ bà chúa Liễu Hạnh. Hai bên đường hầu như là những tường sau có cổng hậu của những nhà to quay ra phố Bờ Sông hoặc Hàng Chiếu; có những ngôi nhà nhỏ làm phụ ở mấy chỗ còn đất rộng.
Gần hết nửa phố Thanh Hà, lên phía Bắc đường đi, từ chỗ đường phố gãy khúc đến bãi tha ma cũ là tường cạnh của xóm Tư Đường có cổng thông sang phố Bờ Sông.
Xóm tư đường nguyên là Chàn, tức là nhà kho cũ rộng, không có tường ngăn, được Tư Đường chủ hãng xe ô tô khách ngoài bờ sông mua rồi cho sửa lại thành nhiều căn hộ cho nhiều gia đình thuê rẻ tiền. Có đến bốn mươi căn diện tích từ mười hai đến mười tám mét vuông, nghĩa là đủ kê chiếc giường hoặc phản gỗ, còn thừa thì chứa chất đủ các thứ, đồ dùng linh tinh. Trong ngôi nhà đó có đến bốn trăm con người sống chui rúc. Không có nước máy,cửa không đủ ánh sáng. Tiện nghi chỉ có sáu hố xí. Mỗi gia đình che lấy một chỗ để nấu ăn hai bữa hàng ngày ở sân thượng, bên lối đi, dưới cầu thang...
Sống gần chợ Đồng Xuân dân cư trong xóm Tư Đường làm đủ các nghề lao động chân tay, bán quà rong; bọn du thủ chuyên nghề trộm cắp móc túi, đĩ điếm... Nhiều phản kê sát nhau trong căn buồng tối là tiệm hút thuốc phiện rẻ tiền.
Khu nhà tư Đường bị tàn phá nặng trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp 1946 - 1947, rồi được xây dựng lại trong thời kỳ tạm chiếm thành một khu cư dân khang trang với nhiều nhà riêng biệt có kiểu đẹp có sân rộng.
Chỗ đất bãi tha ma cũ phía sau thì mãi đến sau 1954 mới được sử dụng: xây một kho thực phẩm đông lạnh và một trường phổ thông cơ sở.
PHè Y£N TH¸I
Phố Yên Thái bắt đầu từ giữa phố Hàng Mành và hết ở đầu phố Hàng Điếu, ngang chỗ bãi trống trước mặt chợ Hàng Da. Phố có bề dài khoảng non trăm rưởi mét.
Suốt già nửa thế kỷ thời thuộc Pháp, trong khi các đường phố chung quanh được mở mang khang trang rộng rãi thì ở phố này mặt đường hẹp chỉ vừa đi lọt chiếc xe tay, phố không có vỉa hè, không cống thoát nước, nhà cửa hầu hết chật chội lụp xụp bẩn thỉu. Những nhà trong ngõ nhất là bên số lẻ thường thò ra thụt vào, không làm theo hàng lối trông lại càng bẩn thỉu.
Người dân cư trú đa số là dân nghèo kiếm ăn bằng những nghề nhỏ mọn. Họ chủ yếu là thợ thuyền đủ mọi nghề: vẽ mành mành, thợ mộc, thợ nề, thợ quét vôi đi rong, kéo xe... Vợ con buôn thúng bán mẹt trong chợ Hàng Da. Dân nghèo Yên Thái còn có cả những người Tàu sống về nghề bán quà rong.
Thời Pháp ở phố này còn là nơi tập trung nhiều nhà thổ, những nhà chứa chính thức có môn bài và nộp thuế.
Mãi đến những năm ba mươi bốn mươi, do giá trị nhà đất nội thành tăng cao, một số người có tiền tậu đất làm nhà cho thuê, họ xây những nhà gác hai tầng song lúc đó chưa nhiều.
PHè HµNG PHÌN
Phố Hàng Phèn là đoạn từ phố Thuốc Bắc đến phố Cửa Đông. Thời Pháp thuộc gọi là Rue du Vieux Marché ( Phố Chợ cũ) .
Phố Hàng Phèn ngắn chỉ độ trăm mét, song hai bên mặt phố toàn là nhà kiểu mới, nhà hai ba tầng, xây liền nhau; đi ngoài phố, chỗ này không còn vết tích ngôi nhà cổ như những phố khác.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phố Hàng Phèn còn là một phố cổ nhỏ. Tên gọi là Hàng Phèn vì ở đây có bán phèn, các loại phèn đen, phèn xanh, phèn chua nhất là phen chua để lọc nước sông, nước hồ. Thời kỳ đó nhiều phố Hà Nội chưa có mấy nước máy nên dân phố phải đi gánh nước ở sông hồ về dùng ( một số nhà có giếng trong sân), hoặc thuê người gánh nước, nước sông phải đánh phèn cho lắng đất phù sa trước khi về cất hàng. Phèn cục to, mua về phải đập nhỏ ra mới dùng được. Phèn một phần nhỏ bán cho người Hà Nội còn lại bán cho người các tỉnh. Ngoài phèn ra, phố này còn có bán các loại hàng tạp hoá, giấy bút như bên phố Hàng Bút cũ ở liền đó.
Quang cảnh một cửa hàng thời kỳ đầu không khác gì ở những phố khác: nhà cửa lùa, ban ngày hạ cánh cửa xuống bậu cửa làm quầy bày hàng; trên quầy bày những thúng phèn, thúng hạt móng chó, mã tiền, thuỷ ngân đựng trong những ống tre khô; cạnh những thúng mủng đó là những chồng giấy bản, những hộp mực tàu, bỏ bút lông. Các bà bán hàng ngồi trên sạp, phía sau là tủ ngăn đựng hàng. Mấy tháng giáp Tết, ở đây bán thêm cả pháo, chè tàu. Sau này lại có cả giấy tây.
Trước năm 1930, phố Hàng Phèn hầu hết là nhà một tầng cũ kỹ. Sau này những ngôi nhà cũ kỹ được xây lại theo kiểu mới với những vật liệu sắt thép xi măng, nhưng vì giá trị đất của một phố buôn bán rất cao nên diện tích không thể mở rộng được và nhà nọ xây liền tường nhà kia.
NGâ TR¹M
Những đường phố nằm trong khu vực tam giác Đường Thành - Orleans (Phùng Hưng) - Ngõ Trạm mới được quy hoạch, hình thành và xây dựng trong cùng một thời gian trên cơ sở những bãi đất trống bỏ hoang sát cầu dẫn xe lửa và khu đất trồng hoa và trồng rau thuộc thôn Yên Trung bên cạnh chợ Hàng Da. Tại khu vực đó, trong những năm thập niên mười đầu thế kỷ, phố Đường Thành mới chỉ lác đác có mấy ngôi nhà ở đầu phố giáp với phố Cửa Đông. Một trường tiểu học Pháp Việt, gọi là trường Cửa Đông, một ngôi nhà một tầng năm gian làm lớp ở giữa một khu sân rộng có cây đa cổ thụ làm sân chơi; chỗ ngã ba Cửa Đông - Đường Thành - Phùng Hưng là một bãi cỏ chỗ học trò giờ chơi ra đá bóng. Suốt chỗ Đường Thành đến gần chợ Hàng Da chưa xây dựng nhà cửa gì.
Trên bãi đất rộng từ ngã ba Hà Trung trở lên về phía bắc đến chỗ trường Cửa Đông mới được san lấp mặt bằng chia từng lô, khuyến khích các nhà tư sản bỏ tiền ra tậu đất xây nhà. Chỉ trong vòng mười năm, những người có tiền (quan lại, thầu khoán, buôn bán trên phố...) tìm đến xây biệt thự để ở như dinh cơ tổng đốc Hoàng Thụy Chi, dinh cơ tuần phủ Phạm Gia Thụy có những tổ chức tôn giáo hội thiện cần chỗ rộng để xây trụ sở, như Nhà thờ Tin Lành Hà Nội, Hội Hợp Thiện; cũng có những người sẵn tiền mua từng lô đất rộng xây nhiều dãy nhà hai tầng cho thuê sinh lời.
Tuy là khu đất ở sát chợ Hàng Da, khu vực đó không phải là nơi buôn bán, nhà cửa chủ yếu xây để ở, không có cửa hàng cửa hiệu gì cả. Song đó lại là một khu dân cư yên tĩnh, nhà cửa lại to rộng, nên tại đây người ta mở những khác sạn lớn, mà khách sạn đều chiếm vị trí ở góc đường trông bề thế (những khách sạn của Nhật, Hoa Kiều, Pháp). Những dãy nhà nhiều gian rộng rãi cao ráo thuận tiện cho người ta thuê mở trường học (trường trung học Thăng Long - An Nam học đường...), phòng khám bệnh và bệnh viện tư (phòng khám của bác sĩ Nguyễn Văn Luyện - bệnh viện tư của Phạm Hữu Chương, Kỳ Quang Thân...). Dân trong khu vực đó là những nhà tư sản, những thành niên trí thức, và nơi đó đã có những hoạt động văn hoá xã hội (thời kỳ thập niên ba mươi có nhóm Việt Nam của Hội Tam Điển Bắc Kỳ) và đến thời kỳ mặt trận Dân chủ 1936 - 1939, tại đây đã có những tổ chức chính trị tìm dến đặt trụ sở cho cơ quan ngôn luận của họ, (toà báo Tin Tức, báo Bạn Dân, Hà Thành thời báo).
Hội Tam Điển Bắc Kỳ của ngưòi Pháp ở Hà Nội có hai trụ sở: một trụ sở chính ở phố Gambetta (Trần Hưng Đạo) trước cửa ga xe lửa Hàng Cỏ, gọi là Loge Ecossaise nơi hội viên người Pháp họp đông, và một nơi sinh hoạt riêng của hội viên người Việt Nam ở khu vực Đường Thành.
PHè B¸T Sø
Bát Sứ là một đường giao thông cũ đi khu vực Cửa Bắc xuống, con đường đi dọc theo bờ hào cũ, vì thành Thăng Long nhà Nguyễn đắp lại, tường thành lui về phía tây nên bỏ lại một khoảng đất trống; chỗ đất trống đó ít lâu sau ( đầu thế kỷ 19) dân nghèo được phép quan tỉnh cho đến ngụ cư, làm nhà lập xóm. Thôn xóm đó không có đường cái, con đường cũ phía ngoài thôn vẫn là lối đi chính, đoạn đường đi qua cạnh chợ Đông Thành và có tên là phố Bát Sứ.
Phố Bát Sứ chỉ dài khoảng hai trăm mét. Thời thuộc Pháp đoạn đường đó cùng với phố Hàng Đồng bây giờ là một phố với cái tên là Rue des Tasses ( phố Hàng Chén). Phố Hàng Đồng thuộc địa phận thôn Yên Phú, còn phố Bát Sứ thuộc đất thôn Đông Thành.
Người dân phố Bát Sứ lâu đời đa số gốc ở mấy làng từ Hà Đông ra như Tả Thanh Oai, Cự Đà, Bình Đà, người cử những họ Nguyễn, họ Bùi, họ Phạm.
Những cửa hàng trông sang chợ Đông Thành ở đoạn phố này có nghề buôn đồ sứ từ lâu đời. Hàng đồ sứ buôn lại của người Tàu ở Hàng Bồ, Hàng Buồm, có những thứ như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa ấm chén sản xuất ở bên Trung Quốc.
Các cửa hàng bán đồ sứ xếp đặt cũng giống như những cửa hàng khác ở các phố buôn bán chung quanh; cánh cửa lùa hạ xuống kê trên bậu cửa làm sạp bày hàng, trên xếp từng chồng bát đĩa, bày ấm chén làm mẫu, hàng còn xếp ở dưới đất trong gian ngoài, người bán hàng ngôi trên bục, bục này thường xây bằng gạch, bên trong bục cũng chứa hàng. Cạnh bục là chiếc hòm gỗ to đựng tiền đồng tiền kẽm.
Tên cửa hiệu viết bằng chữ nho trên tấm bảng gỗ treo dọc bên cạnh tường ngoài cửa. Trước kia có những tấm phên đan bằng tre để che nắng bên ngoài cửa; đến sau phố xá được sửa sang lại, nhà hàng phải bỏ phên đi thay bằng màn vải dày kaki. Nhà nào cũng có mái hiên hẹp. Cả phố không có ngôI nhà hai tầng nào cao; nhà một tầng thì nhiều, cũng có nhà có gác thấp kiểu " chồng diêm". Nhà to hai tầng làm sau 1920, rồi dăm ba nhà nữa làm theo, sau lan ra khắp dọc phố.
Những năm sau 1920, do yêu cầu xây dựng lại các phố của Hà Nội, vật liệu bằng sắt đắt khách, bên phố Hàng Đồng, Hàng Sắt làm ăn phát đạt, một số cửa hiệu bên Bát Sứ cũng chuyển sang buôn bán sắt. Hàng sắt thì buôn lại của mấy hiệu Tây phố Tràng Tiền và buôn đồ do bên phố Lò Rèn làm ra như dao kéo, lưỡi cày bừa.
Cả phố Bát Sứ cũng có chừng ba mươi nhà có cửa hàng. Cũng như ở những phố buôn bán chung quanh đó, các bà, các cô bán hàng, còn các ông là " đồ nho" không làm gì chỉ vui với ấm trà cây cảnh trong nhà. Con cái đi học trường Tây ngay từ đầu thế kỷ khi mới mở trường Pháp- Việt, sau ra làm công chức.
Về sau một số gia đình gốc nggười phố này vì buôn bán sa sút đã bán nhà cho người khác, chuyển ra ở khu cư dân mới xây dựng ở phía bắc và phía nam thành phố, giá rẻ hơn, kiến trúc lại mới, những nhà nào còn giữ nghề buôn bán đĩa thì một số vào trong chợ Đồng Xuân đặt sạp bán hàng.
PHè B¸T §µN
Phố Bát Đàn dài gần Hai trăm năm mươi mét, đi từ tây sang đông nối phố Phùng Hưng với phố Hàng Bồ ở ngã tư phố Hàng Thiếc - Thuốc Bắc Phố bát Đàn chia làm hai đoạn rõ rệt:Đoạn thuộc đất thôn Tân Khai, trước kia là đoạn qua đất còn bỏ trống mới được mở mang sau này; đoạn thuộc đất thôn Nhân Nội, một phố cũ có từ xưa, sẵn có nghề buôn bán.
Đoạn thuộc đất Tân Khai cũ, mới được xây dựng từ những năm 1920 trở đi. Đầu phố giáp với phố Phùng Hưng và phố Đường Thành là khu đất cũ của ngôi trường tiểu học, Trường Cửa Đông, trường đã bị dỡ bỏ và người ta xây lên đó một ngôi nhà lớn ba tầng quay ra hai mặt đường (số 71) để làm khách sạn: An Cương Hotel (nay là khách sạn Phùng Hưng).
Qua phố Đường Thành, phía bên trái số lẻ, có nhiều nhà tư nhân, không buôn bán, xen kẽ là những cửa hàng tương đối lớn. Một dãy nhà tám gian hai tầng là cửa hàng của Nhật, vừa là khách sạn vừa là cửa hàng tạp phẩm (số 67); nhà Đức Lợi (số 61) bán đồ đồng; nhà Oda Yamada Tiểu Điền (số 41) xuất nhập khẩu. Phía bên phải số chẵn: Tô Mỹ (số 68) thợ may Tây; Phùng Gia Lư (số 460) bán đồ đồng; afay (số 40) hàng thêu); Yamada (số 38) tức là cửa hàng tạp phẩm; Hoc Seng Hing (số 36) bán gương soi; Đức Bảo (số 34) bán đồ gỗ; An seng, Hoa kiều làm bánh kẹo. Qua đó ta thấy phố Bát Đàn vì ở gần Cổng Thành nên có những cửa hàng của Nhật, của Hoa Kiều mở phục vụ cho khách hàng là binh lính Pháp; một số cửa hàng của người Việt cũng mở ra để đón những khách hàng đó.
Đoạn phố Hàng Đàn thuộc đất thôn Nhân Nội cũ mới thực là phố bán hàng đồ đàn, một nghề đã có sẵn ở đây từ xưa. Vào khoảng những năm hai mươi, ba mười thế kỷ 20 trở đi, chỗ phố đó có thêm một cửa hàng làm đồ da như va li, cặp sách, túi xách, đồ du lịch. Và ở đầu phố giáp Hàng Thiếc có mấy nhà bán thừng, dây gai, võng, chão bện bằng đây và gai.
Bên số lẻ giáp Hàng Điếu là đình Nhân Nội (số 33). Phía mặt đường này có sáu nhà bán đồ hàng du lịch (Hưng Lonh Trịnh Xuân Mão số 27 - Tường Long số 15) và hai ba nhà bán bát đĩa (số 17 và 19), rồi đến bốn nhà bán thừng võng.
Bên số chẵn có nhà Nguyên Cát buôn tơ sợi, nhà Phúc Chi in sách truyện, còn thì là những cửa hàng bán bát đĩa, từ số 2 đến số 22 liền một dãy.
Người trong phố làm nghề buôn bán hàng đàn là người làng Phượng Dực, Đồng Quan. Đồ đàn là chậu (tư đòn năm đòn tức là các cỡ chậu sành lồng vào nhau), vại chum buôn của Phù Lãng và Thành Hoá. Thuyền Mành từ Thành ra chở chum vại và nước mắm. Về sau phố Bát Đàn buôn cả hàng Trung Quốc, Móng Cái: bát chiết yêu Thành Lạng, ấm đựng nước mầu xanh, đĩa Thành Trúc con phượng. Rồi buôn thêm cả đồ sứ của Nhật.
Cửa hàng đồ Đàn thường đơn giản: đồ đàn thường bày ngay trên mặt đất, sát tường là mấy giá hàng nhiều tầng bày lọ lộc bình, bát buộc từng dây, ấm sứ. Một số cửa hàng kê thêm chiếc quầy đằng trước bày đồ sứ Nhật đẹp.
Các bà đứng ra buôn bán giao thiệp, chồng chỉ trông nom sổ sách cho vợ. Buôn bán nhiều hàng mà không cần nhiều vốn, vì cát hàng đồng chịu đồng trả, lãi nhiều, làm ăn chóng phát đạt.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930 - 1932 làm cho hàng ế ẩm, nhiều cửa hàng phải đóng cửa. Nhưng đến năm 1936 - 1939 nền kinh tế Hà Nội được phục hưng, việc buôn bán trở lại thinh vượng nhanh chóng.
Chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947 phố Bát Đàn bị tàn phá nghiêm trọng, nhà cửa đổ hoặc bị hư hại nặng; cả phố chỉ còn sót lại có bốn nóc nhà nguyên vẹn (số 3 - 5 - 7 và 11). Trong thời tạm chiếm hai mặt đường phố mới được xây dựng lại.
(Hiện nay gia đình cũ của phố Bát Đàn chỉ còn lại mươi nhà 1 - 3- 5 - 7- 11- 23 - 10 - 12 - 24 - 26).
PHè CHî G¹O
Cửa sông Tô Lịch, chỗ đổ ra sông Hồng, là đất giáp Giang Nguyên thôn Hương Nghĩa tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm). Đoạn cuối sông Tô Lịch đó được lấp bằng vào khoảng cuối những năm thập niên chín mươi thế kỷ 19 (bản đồ Hà Nội năm 1890 còn vẽ sông Tô Lịch).
Chỗ sông lấp đó là một khu đất hình chữ nhật bề dài bảy lăm mét, bề rộng bốn mươi mét. Hai bên chiều dài là hai mặt phố chợ Gạo, một chiều rộng là một đoạn của phố Đào Duy Từ. Một phố nhỏ và ngắn, phố Đông Thái, nối góc Đông Nam chợ Gạo với phố Mã Mây. Ban đầu chỗ sông lấp này còn là một bãi trống rộng, trở thành nơi tập trung những người buôn bán ngũ cốc do thuyền các nơi chở đến đậu ở chỗ cửa sông cũ, trước kia cũng đã là một chợ thóc gạo.
Người Pháp sau khi lấp sông, đặt tên cho bãi trống họp chợ buôn bán thóc gạo này là Place du Commerce (Bãi rộng buôn bán). chung quanh là khu phố Hoa kiều có nghề cân đong và xay xát gạo, xuất cảng gạo, nên chợ gạo nhanh chóng sầm uất. Người ta dựng một cầu chợ khá rộng lợp tôn, không có tường, để mọi người tránh mưa nắng. Một hàng cây phượng vĩ được trồng ở hè đường Clémenceau (Trần Nhật Duật) cho bóng mát, mùa hè hoa nở đỏ ối.
Hai mặt phố chợ gạo là:
Dãy phố phía Bắc: đầu phố là Trường Ke, tường bên chiếm một quãng dài; tiếp đến một loạt mấy ngôi nhà nhỏ hai tầng có vẻ mới làm, của những gia đình buôn bán gạo (từ số 2 đến số 8); rồi đến khu đất đình Hương Nghĩa.
Dãy phố Nam chợ Gạo là một kho lớn chứa gạo, mặt chính quay ra phố Đào Duy Từ.
Chợ Gạo là một phố nhỏ ít nhà, nhưng là một địa điểm buôn bán sầm uất, bên trong lại thông với Hàng Buồm, nên có đông người dựa vào đây sinh sống: phu khuân vác gạo và hàng hoá khác cho các cửa hiệu bên Hàng Buồm - Đào Duy Từ; họ là dân trú ngụ ở ngoài bãi sông hoặc từ các làng ngoại ô vào, một số khá đông là phu người Hoa kiều thì ở trong các ngõ Sầm Công; Lataste (Hàng Giấy), Galet (Lương Ngọc Quyến). Những người đàn bà đáo để kiếm ăn bằng nghề hàng xáo. Quanh chợ gạo cũng là đất hoạt động của bọn lưu manh, du côn, kẻ cắp giật khăn và tay nải, ô nón của hành khách đi tàu thuỷ, người qua đường lúc nhá nhem tối; bọn du côn chuyên đánh nhau thuê, xưng anh chị.
PHè CÇU Gç
Phố Cầu Gỗ là một đường phố có sẵn từ lâu, nối đoạn con đê cũ Hàng Đào với con đê đắp sau ở đoạn gọi là phố Bè Thượng ( nay là phố Nguyễn Hữu Huân) đường Cầu Gỗ theo dọc bờ bắc của Hồ Gươm.
Cho mãi đến đầu thế kỷ 20, khoảng phía trong giữa Hàng Đào và Hàng Bè vẫn tồn tại một dải hồ lớn gọi là Hồ Thái Cực, tên gọi thông thường là hồ Hàng Đào. Hai hồ Thái Cực và Hồ Gươm thông với nhau có một con lạch nhỏ, đường phố này đi qua con lạch đó, trên có bắc một chiếc cầu gỗ, do đó có tên phố Cầu Gỗ. Chỗ con lạch nay là cái ngách có tên là phố Hoàn Kiếm.
Phố Cầu Gỗ nằm trên đất các thôn Đại Lợi ( chỗ cuối phố Hàng Đào), Hương Minh ( chỗ bờ bắc của Hồ Gươm), Nhiễm Thượng ( chỗ phố Hàng Bè).
Những năm 70 - 80 thế kỷ 19, phố Cầu Gỗ có nhiều nhà mở hàng cơm cho học trò học trọ. Đến những năm đầu thế kỷ 20, phố Cầu Gỗ trở thành đường giao thông chính, nhà cửa ở đây làm từ xưa nên hầu hết là nhà kiểu cổ, thấp, thường chỉ có gác xép, hẹp bề ngang. Trước khi được quy hoạch lại thì phố Cầu Gỗ mặt đường còn hẹp, quán hàng che liếp lan ra hè phố đến mặt đường. Nhiều nhà nền thấp hơn mặt đường đến hai ba bậc vì đất đằng sau là hồ cũ.
Bên số lẻ, nhiều nhà mặt chính ở phố Cầu Gỗ và đằng sau ăn ra mãi đường Bờ Hồ ( nay là phố Đinh Tiên Hoàng ); tuy đã có con đường đắp cạp quanh hồ rồi, nó vẫn còn bày ra cảnh phía sau của một khu phố dân cư Việt Nam, nghĩa là vẫn chia ra mặt đường nào chỗ lấy phân, cửa nhà xí, cổng sau nhà bếp, tường hậu nhem nhuốc ở suốt một đoạn đường.
Ga tận cùng của con đường xe điện đi Hà Đông và chỗ đổi đầu máy ở ngay đầu phố Cầu Gỗ. Chung quanh chỗ hành khách đợi tàu nhanh chóng có những hàng nước hàng quà tập trung. Một hiệu phở - một trong số hàng phở mở cửa ở trong nhà đầu tiên của Hà Nội- được khai trương ở đây. Sau này có một cửa hàng phở nữa mở ra.
Suốt phố Cầu Gỗ lác đác, có những cửa hàng bán sơn sống và bán dầu lạc dầu vừng. Số nhiều cửa hàng bán sơn là người Phú Thọ , Bắc Ninh.
PHè CÇU §¤NG
Phố Cầu Đông là một phố mới nó được mở ra sau khi chợ Đồng Xuân đuợc xây lại sau vụ cháy năm 1994. Cầu Đông trước đây là tên của một chợ lớn của thành Thăng Long thời Lý - Trần cho đến giữa thế kỷ XIX. Vì chợ họp trong khu vực Cầu Đông nên có tên gọi. Đặc biệt các hàng hoá được bày bán trên cầu Đông nên gọi là chợ Hoa (Hoa Thị). Sông Tô Lịch bị lấp, cầu Đông không còn; chợ Cầu Đông cùng với chợ Bạch Mã dời đến họp trên đất phường Đồng Xuân, tổng Đồng Xuân, nên gọi là chợ Đồng Xuân, tiền thân của chợ Đồng Xuân hiện nay.
PHè §µO DUY Tõ
Phố Đào Duy Từ hiện nay là một đường phố dài ngót ba trăm mét. Thời thuộc Pháp là hai phố có tên khác nhaU
Từ Ô Đông Hà đến Hàng Buồm là đất thôn cũ Hương Bài, sau gọi là Hương Nghĩa (thôn Hương Bài sát nhập với thôn Kiên Nghĩa thành thôn Hương Nghĩa, tổng Tả Túc, Tả Túc cũng đổi là tổng Phúc Lâm). Tên cũ là phố Sông Đào Cũ. Tại sao lại có tên đó? Có lẽ vì phố này đi dọc con đê cũ có đình Hương Nghĩa ở số 13b phố Đào Duy Từ góc phố Chợ Gạo, trong đình thờ Cao Tứ là em Cao Lỗ tướng nhà Thục.
Từ Hàng Buồm đến phố Lương Ngọc Quyến là đất thôn cũ Ngư Võng thuộc tổng Hữu Túc sau gọi là tổng Đông Thọ; tên cũ vẫn là phố Đào Duy Từ.
Cả hai đoạn phố Đào Duy Từ có nhiều phố ngang xuyên qua, cắt nhiều khúc ngắn, với những ngã tư Nguyễn Văn Siêu - Chợ Gạo, Hàng Buồm - Mã Mây, Sầm Công (ngõ Đào Duy Từ) - Galet (Lương Ngọc Quyến).
Phố Đào Duy Từ có nghề buôn thóc gạo là chính. Cửa hàng buôn bán gạo ở khu vực này rải rác ở mấy phố Trần Nhật Duật xuống đến Cột Đồng Hồ, Chợ Gạo và Ancien Canal (Đào Duy Từ trên) và tập trung nhất ở đoạn phố Ancien Canal. Tại đây có những hiệu buôn lớn của Hoa kiều và của người Việt Nam. Trong phố có đến hơn chục nhà buôn bán gạo; ở cả hai đoạn trên và dưới Đào Duy Từ có những nhà “chàn” tức là những kho rộng lớn chứa hàng cử người Tàu.
Việc buôn bán ngoài gạo có ngô, khoai ngô. Miền Bắc Trung Kỳ thường thiếu gạo khi giáp hạt, người ta ra đây mua ngô khoai (sản xuất nhiều), chở bằng đường xe hoả về làm lương thực. Hà nội còn tập trung gạo mua ở các tỉnh lân cận và bán lại cho bọn Hoa thương để mang xuống Hải Phòng xuất khẩu cho bọn Hương Cảng.
Hoa kiều buôn gạo trường vốn và thông thạo hơn ta, lại có điều kiện liên hệ rộng với bên ngoài như Hương Cảng, Tân Gia Ba, có quan hệ đồng hương với khách trú Chợ Lớn, nên nắm phương tiện vận chuyển, giao dịch với nhiều công ty xuất khẩu gạo. Họ tung tiền ra đón mua thóc gạo ngay sau những vụ gặt hái, phái người đi khắp các tỉnh đồng bằng thu mua của nông dân, cùng với Hoa kiều ở Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, thao túng thị trường. Thóc đi chuyên chở về, họ có cơ sở say sát, đặt máy, làm kho chứa một số lớn thóc gạo ở phố Đào Duy Từ này. Bao tải, thừng đay mua ở huyện Mỹ Hào (Hưng Yên).
Những cửa hiệu buôn bán thóc gạo của người Việt Nam ở phố Ancient Canal (Đào Duy Từ trên) có số nhà 4 - 6 (nhà Triệu Ngọc Hồ), 8 - 10 - 12 (gia đình Nghiêm Tử Trình), 14 - 18 - 7 - 9. Đoạn Đào Duy Từ dưới chỉ có nhà chàn (kho hàng) của người Tàu.
Về mặt xây dựng, trừ mấy nhà ở sát ô Đông Hà là những nhà cũ một tầng kiểu cổ như ở phố ô Quan Chưởng còn suốt phố tất cả đều là những ngôi nhà hai hoặc ba, có khi bốn tầng, cao to; có những nhà gồm nhiều gian (như dãy từ số 6 đến số 14). Các nhà kho hầu hết một tầng nhưng diện tích rộng, mái nhà cao, bên trong có nhiều lớp; trong kho có đặt máy xay xát. Nhà kho số 32 cao hai tầng có ba gian. Kho gồm nhiều lớp bên trong là dãy nhà từ số 19 đến số 23 cạnh chợ Gạo; nhà 40 là kho có hai lớp rộng.
Cuối phố tại góc đường Galet (Lương Ngọc Quyến) có dãy nhà gác gồm năm gian của Nguyễn Đình Phẩm; góc đường bên đối diện là đình Hương Tượng.
Phố Đào Duy Tử sát khu vực phố Hoa Kiều, có những nhà buôn thóc gạo lớn người Tàu, và cũng có cả người Tàu nghèo làm công cho các cửa hiệu người đồng hương họ, lao động khuân vác nặng nhọc. Phu khuân vác người Việt Nam làm công ở phố này đa số ngủ ngoài bãi Phúc Xá; họ có cai đứng ra nhận việc cho cả nhóm. Cai có nhiều người trở thành nhà buôn gạo như Cai Cúc, chủ hiệu Liên Phương.
Trong phố Đào Duy Từ có một rạp hát, rạp Sán Nhiên Đài thời kỳ đầu chuyên về sân khấu chèo. Đào Duy Từ cũng là một phố có nhiều tiệm hút (tiệm số nhà 11 - 13 đã được một khách hàng quen lui tới là Pierre Foulon, giáo sư trường Bưởi kiêm văn sĩ tả tỉ mỉ ngôi nhà ba tầng đó) nhà chứa gái điếm và ổ cờ bạc.
PHè §INH LIÖT
Trên bản đồ cũ (bản đồ sau cùng về Hà Nội cũ năm 1890) ta thấy có hai ngõ đi vào các xóm cư dân ở chung quanh hồ Thái Cực: một ngõ từ Hàng Bạc vào (tên cũ gọi là ngõ Thuốc Cam) và một ngõ từ phố Cầu Gỗ vào ở cạnh nhà số 100/102. Sau khi hồ bị lấp, hai con đường này được nối với nhau và mở rộng thành đường phố bây giờ. Người Pháp đặt tên phố là Od Endhal sau cách mạng 1945 ta đổi tên là phố Đinh Liệt.
Cứ quan sát quang cảnh xây dựng tại phố này ta cũng thấy dấu vết sự hình thành của đường phố.
Chỗ hai đầu phố, phía Bắc giáp Hàng Bạc và phía Nam giáp Cầu Gỗ, là hai ngõ lớn đi vào nên hãy còn những ngôi nhà cổ cũ kỹ làm từ lâu năm. Góc phố giáp Hàng Bạc là tường cạnh của mấy ngôi nhà sâu lòng có nhiều lớp bên trong và sân giữa.
Đoạn phố này cũng có vài ngôi nhà hai tầng cao rộng, đó là những nhà làm vào thời kỳ sau.
Đầu phố phía Nam giáp Cầu Gỗ cũng có cái cảnh tượng một phần mặt phố là tường bên và cổng hậu của những nhà bên phố khác, với những căn nhà nhỏ cũ một tầng hoặc hai tầng thấp. Đặc điểm của đoạn phố này là nơi tập trung nhiều cửa hàng ăn uống nhỏ chuyên bán cháo phở vằn thắn và cửa hàng cà phê giải khát nhỏ.
Đoạn giữa có mấy ngôi nhà hai tầng to, diện tích rộng, đó là nhà làm sau của mấy chủ đất tậu được ở chỗ lòng hồ mới lấp ( một chủ nhà đất là Lý Sáng người làng Trung Yên có ngôi nhà riêng số 48 Đinh Liệt)
PHè §¤NG TH¸I
Chỗ này là bờ nam của sông Tô Lịch, đất thuộc giáp Đông Thái phường Hà Khẩu (tổng Hữu Túc), đối diện với bên kia sông cũ là giáp Giang Nguyên thôn Hương Nghĩa (tổng Tả Túc). Di tích còn đình Đông Thái ở số 6 trong phố.
Ngõ Đông Thái còn có tên là ngõ Hàng Trứng (khác với phố Hàng Trứng ở đầu phố Hàng Mẵm), dài chưa đến bảy mươi mét, đi chéo từ đầu góc đông nam Chợ Gạo xuống đầu phố Mã Mây.
Đông Thái là một phố nhỏ, mặt đường hẹp, nhưng hai bên mặt phố toàn là những nhà gác hai tầng cao, làm sát liền nhau. Phố này hầu hết là nhà riêng của người Hoa kiều giàu có buôn bán gạo ở mấy phố quanh Chợ Gạo.
PHè §ång xu©n
Chợ Đồng Xuân khi xây dựng có để chừa ra một khoảng đất rộng ở đằng trước, và sau đó là chỗ tránh nhau của đường xe điện Bờ Hồ- Chợ Bưởi. Chỗ đó trước kia có một bồn cỏ, kê mấy ghế đá dưới bóng mát một hàng cây to. Trên bãi trống này thường ngày họp các hàng bán gạo, ngũ cốc, do đấy mà thời thuộc Pháp con đường có tên là Rue du Riz ( Phố Hàng Gạo). Tên phố Đồng Xuân xuất hiện từ sau năm 1945.
Khoảng năm 1920- 1923, chỗ trước cửa chợ Đồng Xuân được sửa sang lại; phía cửa chợ có tường xây kín; bồn cỏ lại bị phá bỏ, cây cối chặt quang để mở thành đường phố có vỉa hè, có rãnh thoát nước.
Phố Đồng Xuân dài khoảng một trăm bảy mươi mét. Bên số chẵn ( từ số 2 đến số 90) gồm dãy trước cửa chợ chạy dài đến một trăm mét; đoạn còn lại có nhà ở cả hai bên mặt phố, hai dãy nhà cổ hai tầng, chỉ còn một vài nhà một tầng ( dãy số từ số 1 đến số 25), nhà nào cũng mở cửa dọn hàng. Đất bên số lẻ thuộc phường cũ Đồng Xuân.
Dãy nhà bên số chẵn thuộc đất thôn cũ Phương Trung, còn di tích đình làng Phương Trung ở số nhà 18 phố Đồng Xuân. Những nhà ở phố Đồng Xuân đều được làm từ lâu đời, dáng cũ kỹ, hẹp bề ngang, nhiều nhà còn gác lối chồng diêm. Nhà làm không thẳng hàng, ở cửa chợ, hè phố nhô ra mặt đường đến ba chỗ, di tích của lối đi cũ lâu đời; từ số 26 đến số 60, hè lại nhô thêm ra vài ba thước nữa. Chỗ xế cửa chợ đó có hai đường tránh nhau thế mà chỗ trống còn khá rộng để các hàng gạo, đỗ, họp chợ.
Phố Đồng Xuân là một đường phố ngắn, nhưng lại có vị trí buôn bán thuận lợi. Nơi đây có thể coi là một bộ phận của chợ Đồng Xuân; các cửa hàng chuyên bán các hàng khô để nấu cỗ; có mấy nhà làm và bán hương; hương trầm, hương đen ( Tân Mỹ số 14); thuốc lào (Giang ký số 16 và Xuân Hương số 24); vài ba nhà bán thịt quay; một hiệu đại lý cho nhà máy thuốc lá Yên Phụ. Hiệu sách Đồng Xuân ( số 26) bán sách báo công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương khoảng năm 1937- 1939; một hiệu bán sách vở giấy bút nữa là Nam Long.
Đoạn phố Đồng Xuân giáp đầu Hàng Đường ( bên số chẵn) có nhiều cửa hàng bán đường mứt, làm các loại bánh ngọt dân tọc ( bánh xu xê vàng, bánh mảnh cộng, bánh gấc đỏ, bánh cốm xanh), oản bột, bánh khảo, những con giống bằng bột nặn, có hàng cắt giấy bán cho người có điện thờ chư vị, trang trí bàn thờ.
Bên số chẵn cuối dãy giáp phố Hàng Mã có nhiều nhà buôn có cửa hiệu tương đối lớn, mấy nhà xây liền nhau là Hương Lĩnh ( buôn tơ sợi số 80). Toàn Thịnh (đóng giày số 84), Đông Mỹ ( sản xuất bánh kẹo số 86), nhà htuốc Tây Pharmacie Tín.
Phố Đồng Xuân chỉ có đôi ba cửa hàng của Hoa Kiều: nhà Hà Cự Môn trồng răng giả, trước dọn hàng trong chợ, sau ra phố mở cửa hàng. Nhà Lương Lý bán thực phẩm đồ hộp rượu Tây.
Phè ®êng thµnh
Phố Đường thành dài ngót nửa cây số, nối phố Cửa Đông chỗ cổng Chính Đông cũ với phố Hàng Bông. Như vậy đoạn đầu phố phía bắc là chỗ hào và dương mã thành (tường thành phụ bên ngoài) mới bị san bằng năm 1896, còn đoạn gần Hàng Bông là đất của thôn cũ Kim Cổ. Đó là một đường phố có sẵn từ xưa, được mở mang rộng, có đủ vỉa hè, cống thoát nước ngay từ những năm cuối thế kỷ 19. Đoạn phố giáp Cửa Đông trên đất thôn cũ Tân Khai, tiếp theo đó là đoạn phố trên đất thôn Kim Cổ từ chợ Hàng Da đến Hàng Bông Đệm. Đoạn phố Đường Thành này là con đường nối chợ Hàng Da và Hàng Bông là những nơi buôn bán sầm uất, nên cũng là một phố buôn bán có những cửa hàng vào loại khá, xen với những nhà ở mà người ở thuê cũng là gia đình sống dư dật.
Dãy phía đông bên số lẻ, bắt đầu từ chỗ ngã ba Yên Thái, là nhà Chân Dung (số 43), một hiệu ảnh ở Hàng Quạt dọn sang; rạp Olympia vừa chiếu phim vừa làm nhà hát kịch; khu đất đó trước khi là rạp hát cũng là một hiệu ảnh, nhà Vạn Xuân, từ đầu Hàng Điếu (số 18) dọn đến, sau nhà cũ bị phá xây lại. Rồi đến mấy ngôi nhà hai tầng mở cửa hàng kinh doanh về may mặc: hiệu Vĩnh Long (số 53) còn có tên là Babylux bán quần áo trẻ em may sẵn; nhà Cự Thịnh (số 59) dệt kim; hiệu An Thịnh (số 63) vừa làm thợ may vừa đóng giày da.
Mấy nhà kiểu cổ có gác xép thấp nhỏ, là nhà để ở không buôn bán gì. Ngôi chùa Kim Cổ (số 73) nay đổ nát, đã có một lịch sử lâu đời. Tương truyền đây là nơi vua Lý Thành Tông đem cô gái ỷ Lan từ Kinh Bắc về Thăng Long đã gửi nàng ở tạm chùa này trước khi rước vào cung phong làm vương phi. Cạnh chùa là dãy nhà hai tầng nhiều gian của ngôi nhà góc phố Hàng Bông.
Dãy phố bên phía tây, số chẵn, quay ra bãi rộng trước mặt chợ Hàng Da là hiệu sơn Thăng Long Gecko; ngôi nhà đó nằm trong khu đất của Cố Hồng; (tên cố đạo phá giới Croibier, chồng cô Tư Hồng); khu đất có nhiều lớp nhà xây quay ra hai mặt phố Hàng Da và Đường Thành, bên Hàng Da là những cửa hàng, còn bên Đường Thành chỉ là tường bên có trổ cổng (số 26) của nhà bên trong thông ra phố.
Tiếp đến một dãy nhà bảy gian hai tầng xây cao ráo phong quang kiểu kiến trúc 1927, của một chủ cho thuê (từ số 30 đến số 38) nhà số 36 là hiệu Cơ Quang bán và sửa đồ điện. Tiếp đó là những ngôi nhà một tầng kiểu cổ, những nhà còn sót lai của một đường phố cũ, cho đến chỗ góc Hàng Bông (số 52) vẫn còn là những nhà một tầng thấp hÑp
Phè gia ng
Tên Gia Ngư gốc ở tên gọi thông thường của Làng Cá, một làng bên bờ hồ Thái Cực, sống về nghề chài lưới, gần hồ gần chợ nên dân làng đánh bắt cá và nộp thuế cho triều đình nhà Nguyễn ( những năm Minh Mạng) làm lại sổ đinh điền đã Háng Hoá những tên nôm cũ các thôn xã vì thế tên nôm Làng Cá thành tên chữ nho Gia Ngư.
Phố Gia Ngư dài hai trăm bảy mươi mét đi từ đông( Hàng Bè) sang tây ( Hàng Đào) đi qua chỗ lòng hồ Thái Cực cũ ; tức là ở hai đầu phố nguyên vẫn có sẵn hai đoạn đường làng, hai con đường đất đi vào các xóm bên trong theo mép hồ và nối với đường làng Trung Yên. Hai con đường ấy hồi đầu thuộc Pháp chỉ là đường ngõ bẩn thỉu: đoạn đầu giáp với phố Hàng Đào người Pháp đặt tên là phố Nguyễn Du, đoạn giáp Hàng Bè là ngõ Gia Ngư. Phố Gia Ngư được hình thành sau khi lấp hồ và hai đoạn đường cũ được đắp nối lại với nhau.
Đoạn từ ngã tư Ed’Endhal ( Đinh Liệt) đến Hàng Đào thời Pháp thuộc được đặt tên là phố Nguyễn Du.
Phố Tirant ( Gia Ngư) một thời gian dài chỉ là mặt sau của mấy phố lớn chung quanh, một xóm nghèo trước đâm nhà cửa chật hẹp làm đã lâu, giá thuê phù hợp với những gia đình làm những nghề mọn, đó là những tiểu thương hàng ngày chạy chợ, những người vốn liếng chỉ có gánh quà rong. Dân phố là người Việt Nam ._.c nhà nhỏ cho cu ly Tàu khuân vác và người coi kho. Từ nhà 19 đến nhà 25 có những nhà ba tầng.
Trông ra ngã ba Hàng Quạt là rạp chiếu bóng Ciné Tonkinois của một người Tây lai vợ Việt Nam ; rạp chuyên chiếu phim trinh thám và phiêu lưu nhiều tập.
Đoạn mở về sau từ ngã ba Hàng Quạt đến Bờ Hồ, trước kia chỉ là một ngõ hẹp, sau người ta phá ngôi nhà án ngữ lối vào ở góc thước thợ Hàng Quạt và xén hai bên ngõ cho rộng, bên giáp phố Tố Tịch (số chẵn) bị xén nhiều có nhà mất cả đằng trước và sân giữa chỉ còn lớp nhà bên trong. Dãy giáp phố Hàng Đào thì bị xén ít hơn. Vì thế tất cả các nhà cải tạo mặt đằng trước phần nhiều ở bên số lẻ, có nhà còn ngõ đi vào, bên số chẵn thì hầu như xây lại hoàn toàn, có những ngôi nhà lớn hai ba tầng, những ngôi nhà này phần lớn được làm trong thời tạm chiếm.
Qua ngã tư Hàng Gai, con đường xuống dốc đến sát ven hồ Hoàn Kiếm. Gọi là một đoạn phố nhưng chỉ có một số nhà, đó là ngôi nhà cuối dốc quay ra mặt đường, còn thì đều là tường cạnh chạy dài, trổ cửa sau, của những ngôi nhà lớn phố Hàng Gai, Hàng Hành cả.
Phè m· m©y
Phố Mã Mây thời xưa là hai phố tên gọi khác nhau: Hàng Mây và Hàng Mã.
Hàng Mây là đất của Giáp Hương Tượng thuộc phường Hà Khẩu cũ, tức là phần đất giáp Hàng Buồm; đình Hương Tượng ở số 64 phố Mã Mây thờ Nguyễn Trung Ngạn, còn có tên là Tử ý đại vương. Gọi là Hàng Mây vì ở gần bến sông, nơi thuyền bè đậu chở từ miền ngược về các thứ lâm sản: song mây tre nứa bán cho Hàng Mây và Hàng Mã; gỗ đem lên Bè Thượng; vỏ gió củ nâu đưa lên phố Thanh Hà.
Hàng Mã giáp với Hàng Bạc là đất thôn cũ Dũng Thọ, dân trong phố có nghề làm đồ Mã dùng cho các đám tang và cúng mã, cúng cầu mát, cùng với nghề làm vàng gộp dùng trong ngày giỗ ngày Tết và các đám cúng ( khác với Hàng Mã gần Hàng Đồng là nơi làm đồ mã nhỏ và hoa giấy bày bàn thờ, Hàng Gai bán đồ chơi bằng giấy Tết Trung thu).
Thời thuộc Pháp, hai phố Hàng Mây - Hàng Mã nơi trên được gọi chung là Rue Des Pavillons Noirs (phố quân Cờ Đen). Có tên đó là vì năm 1882, ở Mã Mây những tháng tiếp theo quận Cầu Giấy, quân Pháp bị bao vây ở Đồn Thuỷ và trong Thành thì quân Cờ Đen hoành hành ở khắp các phố Hà Nội, một đơn vị của chúng đến đóng ở phố Mã Mây. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn cứ tên cũ mà gọi hai phố này là phố Mã Mây.
Giai đoạn đầu sau khi chiếm Hà Nội (thập niên cuối thế kỷ 19) người Pháp đã có ý định mở mang khu vực này thành nơi kinh doanh của chúng. Chính quyền Pháp đặt nhiều công sở trong khu vực bến sông : Sở Thuế quan ở bờ sông ngoài cửa Ô Quan Chưởng (sau nhà đó dùng làm trường học Trường Ke); Sở Xen đầm ở Hàng Bè (số 55); Toà án ở Hàng Tre. Tại phố Mã Mây có nhiều di tích của sự mở mang đó: là nhà ngục(một dãy nhiều gian từ số 19 đến số 33 thuê của tư nhân; nhà chủ ngục người Pháp ở bên kia đường nhà số (20 - 21), trụ sở Hội Tam Điểm Bắc Kỳ (nhà số 37, sau dùng làm trường học trường Hàng Mã). Bọn con buôn Pháp cũng có đôi ba cửa hàng ở Mã Mây.
Người Pháp có ý định mở mang khu vực này vì tiện có bến sông, lại gần phố người Tàu có nhiều cửa hiệu lớn.Thời kỳ đầu thế kỷ 20, những thập niên trước và sau chiến tranh thế giới 1914 - 1918, quang cảnh phố Mã Mây vần giữ các hình ảnh một phố cổ của Hà Nội.
Đoạn phố Hàng Mây có những cửa hàng nhỏ bán thứ đồ gia dụng bằng song mây tre như quang thừng; họ bán những sợi mây sợi song làm nguyên liệu. Sau 1920 có một số ít nhà làm đồ hàng như ghế mây bàn mây, ghế xích đu theo kiểu đặt hàng của khách nước ngoài, thợ là người làng Sơn Đồng học lại được nghề làm ghế mây theo kiểu hàng Nhật có bày bán ở Bảo tàng khu Maurice Long khu Đấu Xảo.
Những năm cuối thế kỷ 19, tại đoạn phố này vì ở giáp phố Hàng Buồm - Chợ Gạo nên hãy còn một số tàn quân Cờ Đen không theo chủ tướng về nước. Đoạn phố Hàng Mã, giáp với Hàng Bạc, thì có nghề làm và bán đồ mã khá quan trọng: những đám ma lớn trong thành phố khi chưa có mốt rước cữu bằng xe song mã, vẫn rước bằng đòn rồng thì phải thửa nhà táng; nhà đám có sang hay không, cứ trông thứ hàng cầu kỳ này thì tốt.
Phố Hàng Mã, bên ngoài mặt phố thì làm đồ Mã, đằng sau phố trong các ngõ hẻm thì là những gia đình nghèo ít vốn làm vàng hoa, vàng gộp, bán buôn đi khắp các chợ, đắt hàng nhất là vào dịp Tết đầu năm mới.
Phố Hàng Mã thực ra chỉ có bốn năm nhà có kỹ thuật , có nhiều vốn, thuê thợ giỏi (như ông Ba Xu ở sát đình Hương Tượng) mới làm được đồ mã xa xỉ. Từ những năm 1930 trở đi, các đám tang phổ biến thuê xe song mã không cần đến nhà táng, sau Cách mạng tháng Tám không còn lễ vào hè và ít có đám đốt mã rằm tháng 7 không ai đặt hàng nữa, những gia đình tiếp tục làm đồ mã đã chuyển đến phố Hàng Mã Đồng Xuân kiếm ăn; nghề làm vàng gộp ở phía sau vẫn tồn tại mãi đến năm 1954 mới hết dần.
Cũng ở thời kỳ thập niên đầu thế kỷ 20, trong phố Mã Mây ngoài nghề làm hàng mây, hàng mã, còn nhiều nhà mở hàng cơm chứa trọ cho những lai buôn thuyền mành Thanh Nghệ mang hàng ra bán và cất hàng về.
Chứa trọ những lái buôn giàu thường kèm theo gá bạc. Phố Mã Mây trước kia là một tổ quỉ cờ bạc. Gá bạc tất nhiên phải giấu giếm. Nhưng đến ngày hội Tây - 14 tháng 7 gọi là “Cát tó duy dê” - thì họ đánh bạc công khai, trải chiếu thành hàng để bọn lái buôn xóc đĩa.
Mã Mây qua các thời kỳ vẫn chỉ là một phố bình thường của Hà Nội, không có mấy thay đổi. Hai dãy nhà thấp kiểu cổ gác xép của những gia đình công chức và nhân viên sở tư, của những người buôn bán nhỏ và thợ thủ công. Những ngôi nhà được cải tạo lại, có vẻ cao ráo hơn, hoặc làm mới lại hẳn là có ở thời kỳ những năm bốn mươi và năm mươi.
Những năm ba mươi, bốn mươi phố Mã Mây với tính chất là một phố cũ của Hà Nội ít được cải tạo, lại ở gần những trung tâm buôn bán, gần bến sông, nên đông dân nghèo ở, nhà cửa chật chội, thiếu điều kiện vệ sinh.
Phè ngâ g¹ch
Từ Hàng Ngang - Hàng Đường rẽ vào Ngõ Gạch, đường phố cong một khúc ngắn, chỗ uốn khúc có ngôi đền cổ kính dưới bóng một cây đa rễ tua tủa xum xêu. Cổng Đền (số 14) dáng kiêm tốn, nhưng bên trong lại khá rộng, gồm đình Thành Hà và chùa Đồng Môn, lại thờ thêm cả chư vị: phật của Phật Giáo và thần tiên của đạo Lão cùng tồn tại.
Cả phố dài trên một trăm mét mà mỗi bên mặt phố không có quá năm ngôi nhà làm riêng biệt; những số nhà (số lẻ từ 5 đến 21, số chẵn từ 2 đến 20) lẫn cả số của nhà chính và số của nhà sau nhà bên phố khác. Là một phố bán vật liệu xây dựng - do thế mà có tên là Ngõ Gạch - mà nhà cửa lại thấp nhỏ cũ kỹ vì đa số đã xây từ lâu năm chưa mấy nhà được cải tạo lại, nhà kiểu cũ một hay hai tầng nhỏ (vài nhà cao là làm vào thời kỳ 1948). Cửa hàng có cửa lùa, hàng hoá bày bán ngay trên mặt nền nhà sát ngưỡng cửa: bao xi măng, gói giấy bột màu, từng bó chổi đót; gạch ngói xếp bên ngoài hiên một ít làm mẫu. Chỗ đầu phố giáp Hàng Ngang - Hàng Đường là hai dãy tường dài; giữa phố là ngôi đền cổ cũng chiếm một khoảng dài mặt đường. giáp phố Hàng Giày một bên là kho cũ của nhà Vạn Bảo (nay là Sở Lương thực Hà Nội) cũng chiếm một đoạn dài; đối diện bên kia đường là cổng sau của rạp Kim Môn, tường kéo dài đến mấy chục mét.
Nhà số 20 Ngõ Gạch là cổng sau của ngôi nhà lớn bên trong cửa trước là Hàng Chiếu, hiệu Anh Hoa của Ngô Lê Đông, nơi mà Tết 1947 các chiến sĩ thủ đô đã tổ chức lễ giao thừa trong cảnh khói lửa chiến tranh trước sự ngạc nhiên của đại biểu ngoại giao nước ngoài có mặt ở Hà Nội lúc đó.
Một đường phố nhỏ và ngắn như Ngõ Gạch ở thời thuộc Pháp cũng không tránh khỏi có vết nhơ của xã hội thuộc địa, tức là sự có mặt của một “nhà thổ” có đăng ký và nộp thuế môn bài hành nghề cho chính con em trong nhà.
Phè nguyÔn h÷u hu©n
Phố Nguyễn Hữu Huân là một phố thay đổi tên nhiều lần: phố Bè Thượng, Bắc Ninh, Thống chế Pétain, Phan Thanh Giản và cái tên Nguyễn Hữu Huân có từ sau hoà bình lập lại năm 1954.
Phố Nguyễn Hữu Huân là một phố tương đối lớn so với các phố xung quanh vì mặt đường rộng, hai bên đều có các nhà cao to; hè phố trồng cây.
Trong phố có nhiều nhà buôn gỗ. Trong nghề buôn gỗ này chủ xưởng giao dịch với những người cần gỗ làm nhà, đóng đồ, kho chứa gỗ thường ở xa nhà, ngoài bờ sông, nhiều khách hàng là những tổng lý nông thôn thay mặt người làng ra mua gỗ để làm hoặc sửa chữa đình chùa đền miếu.
Phu khuân gỗ ở Bờ Sông có tổ chức; một người cai đứng ra nhận việc với các chủ xưởng, với người mua gỗ, rồi phân việc lại cho phụ làm. Tổ chức của họ cũng khá chặt chẽ.
Khoảng những năm bốn mươi thế kỷ 20 cả hai dãy phố có nhiều nhà buôn bán gỗ phiến rồi cửa hàng bán đồ gỗ. Hàng đồ gỗ đại loại là bàn ghế giường tủ, là thứ thường dùng trong gia đình. Những cửa hàng bán đồ gỗ ở đây thường không đóng lấy mà mua lại của thợ ngoại thành.
Ngày nay tại phố Nguyễn Hữu Huân vẫn còn nhiều cửa hàng buôn bán đồ gỗ.
Phè nguyÔn quang bÝch
Trước năm 1964 phố Phạm Phú Thứ gồm cả hai phố Nguyễn Quang Bích và Hội Tin Lành bây giờ. Phố Phạm Phú Thứ trước kia dài gần hai trăm mét, và phố Nguyễn Quang Bích ngày nay chỉ có một trăm hai mười mét. Phố Phạm Phú Thứ có một đặc điểm là gãy góc ở đoạn ngắn giáp phố Phùng Hưng
Nhà cửa phố Phạm Phú Thứ hoàn toàn xây để ở hoặc làm dãy nhiều gian để cho thuê. Nhà nào cũng cao ráo đẹp đẽ cho thuê cao giá; người thuê cũng phải là những công chức lương cao. Vì thế người quanh đấy đã gọi phố Phạm Phú Thứ là “ phố các ông tham” .
Hai ngôi nhà lớn ở hai góc ngã ba Phùng Hưng là nhà ở bên phố đó; còn nhà của phố Phạm Phú Thứ (Nguyễn Quang Bích) bên số chẵn có một dãy sáu gian nhà hai tầng đến chỗ gãy góc ở quãng đường cong; bên số lẻ chỗ gãy góc là cổng sau của dinh cơ Hoàng Thụy Chi, rồi đến mươi ngôi nhà hai tầng làm riêng lẻ. Ngôi nhà số 14 Phạm Phú Thứ cũ 9 nay là nhà số 11 Nguyễn Quang Bích, thời kỳ mặt trận dân chủ 1937 - 1939 là trụ sở của báo Thế Giới, cơ quan của Đoàn Thành niên Dân chủ).
Cả phố Phạm Phú Thứ chỉ có hai ngôi nhà một tầng (số 20 và số 22) xây theo kiểu villa, chung quanh có sân, hàng rào trước cửa; đó là những nhà riêng của tư nhân có cửa hàng buôn bán trên phố.
Đầu phố Phạm Phú Thứ giáp với phố Nguyễn Trãi (nay là Nguyễn Văn Tố), hai góc bên đường cũng là hai ngôi nhà lớn nhiều gian quay cả ra hai mặt phố; nhà xây hình thước thợ, mỗi cạnh có bốn gian.
Phè nguyÔn siªu
Thời thuộc Pháp là phố án Sát Siêu; sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, gọi là phố Phương Đình; từ 1948 chữa lại là phố Nguyễn Văn Siêu)
Cũng như phố Ngõ Gạch, ở phố Nguyễn Siêu, dãy nhà bên mặt đường phía bắc, số chẵn, đều xây dựng trên bờ sông Tô Lịch đã bị lấp đi. Tại đây còn di tích đình Cổ Lương ở sâu trong ngõ số 28; đình trước kia vốn có diện tích khá rộng, là nơi đông học trò của Nguyễn Văn Siêu trọ học. Đình cũ của giáp Giang Nguyên trong có bàn thờ Nguyền Văn Siêu, nay bị một ngôi nhà lớn hai tầng (số 20) che lấp. Và Phương Đình, nơi nhà cũ của Nguyễn Văn Siêu chỗ ông dùng làm trường dạy học, nay cũng có một ngôi nhà hai tầng cao rộng thay thế (nhà số 8 - 10 - 12).
Khác với phố Ngõ Gạch, phố Nguyễn Văn Siêu có những nhà làm liên tiếp liền nhau. Dãy nhà số chẵn này đã được xây dựng sau lại được cải tạo thêm từ khi đường phố được mở rộng trên chỗ dòng sông cũ đã bị san lấp, nên có nhiều ngôi nhà tương đối mới, hầu hết là nhà hai tầng (cả dãy suốt mặt phố có khoảng ba mươi ngôi nhà, chỉ có hai nhà một tầng); nhà kiểu cũ thấp thì không còn mấy.
Bên dãy số lẻ, phía nam đường phố, nhà làm lên trên nền con sông bịlấp; dãy này cũng có nhiều nhà hai tầng cao rộng, cả dãy chỉ có sáu bảy nhà một tầng trên tổng số hai trăm nhà. Chỗ đầu phố giáp Đào Duy Từ, một quãng dài là những ngôi nhà phụ thuộc phía sau của Hội quán Quảng Đông bên phố Hàng Buồm.
Phè nguyÔn thiÖn thuËt
Phía sau chợ Đồng Xuân, giữa hai phố Hàng Khoai và Hàng Chiếu có một khoảng đất rộng địa điểm cũ của một dải hồ lớn, hồ Đồng Xuân mới bị lấp cuối thế kỷ 19.
Năm 1892, hãng buôn vải sợi Bourgouin- Meiffre được phép xây dựng một xí nghiệp sản xuất sợi bông. Nhà máy này khá lớn mướn 200 công nhân hầu hết là nữ, người ta thường gọi là nhà máy Bắc qua. Năm 1918, nhà máy Bắc qua bị sát nhập, xưởng và nhà kho bị phá bỏ, nơi đây trở thành bãi bỏ trống. Thời kỳ những năm hai mươi, ba mươi, phong trào thể dục thể thao nảy nở và phát triển, bãi Bắc qua trở thành bãi tập và thi đấu, bãi có tên là Stade Lepage.
Có bãi đá bóng và làm hàng rào ngăn tử tế, con đường đất đi ngang trước bãi bóng dần hình thành và được gọi là Rue Lepage tức là phố Nguyễn Thiện Thuật ngày nay. Lúc bấy giờ gọi là phố song chưa có nhà cửa, lối thông sang Hàng Chiếu còn là một ngõ hẹp. Phố này đêm tối ít người qua lại.
Chiến sự cuối năm 1946- 1947, bãi Bắc Qua thành chiến hào. Ngày quân Pháp đánh chợ Đồng Xuân chúng đã bắn đại bác và cho xe tăng từ sông đánh vào qua bãi bóng, quân ta đã chống trả lại quyết liệt.
Thời tạm chiếm ( 1948- 1954), bãi Bắc Qua được sửa sang thành nơi họp chợ của những người buôn bán ở bên Gia Lâm sang. Phố Nguyễn Thiện Thuật dần dần có nhà xây dựng ở đầu phía giáp Hàng Chiếu.
Phè nguyÔn thiÕp
Phố Nguyễn Thiếp dài hai trăm bảy mươi lăm mét, có ba đoạn:
Từ phố Nguyễn Trung Trực đến Hàng Đậu (tức là từ số nhà1/2 đến số nhà 17/30).Từ phố Hàng Đậu đến Cầu Sắt (tức là từ số nhà 19/32 đến số nhà 27/50).Từ Cầu Sắt đến phố Hàng Khoai (từ số nhà 29/54 đến số nhà 33/74).Phố Duranton là tên trong thời thuộc Pháp, đến năm 1946 đổi tên là phố Nguyễn Mậu Kiến; năm 1948 lại đổi gọi là phố Nguyễn Thiếp.
Đường phố Duranton (Nguyễn Thiếp) là một phố xép, mặt đường hẹp, trải đá lổn nhổn. Nhà cửa trong phố nhỏ bé lụp xụp, nơi cư ngụ của dân lao động chân tay và người buôn bán nhỏ trong chợ, đồng thời cũng là chỗ trọ và gửi nhờ hàng hoá của lái buôn từ các địa phương về Hà Nội bán hoặc mua hàng. Từ hàng Đậu đến cầu Sắt chỉ có bên số chẵn là liền nhà có chừng mười số nhà; bên số lẻ qua mấy nhà giáp ngã tư Hàng Đậu thì đến cổng chùa cũng gọi là đề Bà Móc (số 27) và phía dưới là quãng tường dài của nhà kho Sở Công Chính (thuỷ lợi Bắc Kỳ). Từ Cầu Sắt đến ngã tư phố Hàng Khoai chỉ có những nếp nhà nhỏ hẹp một tầng ở dãy số chẵn phía tây mặt đường (từ số 54 đến số 74).
Đền Bà Móc hiện nay mặt đằng trước bị lấn mất đất nên chỉ có chiếc cổng nhỏ, song bên trong đất vẫn còn khá rộng. Đền Bà Móc không còn cái quang cảnh một ngôi đền cổ có từ thời Hậu Lê, đã để tên lại cho một bến đò ngang chính của sông Hồng: Bến Bà Móc, trong đền còn một bia đá niên hiệu Cảnh Thịnh 4 (Bính Thìn 1796), người soạn bia là Nguyễn Cát Địch đốc học trường Giám Thăng Long.
Phè nguyÔn v¨n tè
Phố Nguyễn Trãi dài một trăm tám mươi mét, được qui hoạch và xây dựng vào những năm hai mươi, đến năm 1946 thì được đổi gọi là phố Nguyễn Văn Tố. Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Tố) không phải là một đường phố cổ của Hà Nội xưa, nhà cửa phần nhiều làm về thời kỳ sau; đó lại là một phố ta, ở cạnh chợ Hàng Da, nên đa số nhà nào trong nhà cũng có giếng nước, vì nói chung các phố ta, việc dùng điện thắp trong nhà rất muộn và nước dùng thì ghánh ở vòi nước công cộng đầu phố.
Phố Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Tố) chia làm hai đoạn
- Đoạn phía tây từ ngã ba Orleans (Phùng Hưng) đến ngã tư Phạm Phú Thứ (Nguyễn Quang Bích) có nhà ở cả hai bên mặt phố. Mặt phố phía bắc, bên số chẵn, là những ngôi nhà hai tầng một gian hoặc hai gian; đến chỗ góc phố Phạm Phú Thứ (Nguyễn Quang Bích) hai góc phố là hai ngôi nhà lớn ba bốn gian liền quay ra mỗi bên mặt phố. Ngôi nhà số 44 có thời kỳ là trụ sở của Hội Truyền bá Quốc ngữ (trong những năm 1938 - 1946) nên phố này được đổi tên là phố Nguyễn Văn Tố, ông là người sáng lập và là Hội trưởng của hội đó.
- Bên mặt phố phía nam, dãy số lẻ, có một ngôi nhà hai tầng ở góc phố Orleans (Phùng Hưng), một dãy nhà hai tầng bốn gian (số 13 -- 15 - 17 - 19) và nhiều nhà một tầng riêng lẻ hoặc nhiều gian (dãy một tầng ba gian số 7 - 9 -11); có một ngõ nhỏ cạnh nhà số 7 đi vào bên trong cũng có nhà ở. Đến gần chỗ ngã tư phố Hội Tin Lành là khu vực của Nhà thờ Tin Lành: ngôi nhà một tầng rộng là xưởng in sách Kinh thánh; ngôi nhà kiểu villa ở góc phố là nhà riêng của mục sư người Anh ở với gia đình.
- Đoạn phía đông của phố Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Tố) đến ngã tư phố Đường Thành, chỉ có nhà ở một bên mặt phố, bên số chẵn, đối diện với bãi đất rộng mặt trước chợ Hàng Da. Đoạn phố đó vừa có nhà hai tầng (sáu nhà) và vừa có nhà một tầng (ba nhà) xen nhau. Tuy ở cạnh chợ, ở đoạn phố này cũng chỉ có đôi ba nhà mở cửa hàng ở gần góc phố Đường Thành và đều là cửa hàng bán lặt vặt.
- Không phải là một đường phố buôn bán, phố Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Tố) lại là một nơi có những hoạt động văn hoá của khu Cửa Đông giáp thành ngoài ngôi nhà số 44 là trụ sở Hội Truyền bá Quốc ngữ đã nói trên, ở phố đó ta còn thấy nhà số 26 Nguyễn Trãi (góc phố Phạm Phú Thứ số 24) là trường tư thục An Nam Học đường; một nhà là trụ sở Hà Thành Thời Báo (1937) cơ quan của phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Phè nhµ háa
Có một phố nhỏ nay mang biển tên phố là Nhà Hoả, thời thuộc Pháp là Rue Feitshamel, ở sau hai phố lớn là phố Cửa Đông và phố Bát Đàn. Sở dĩ có tên Nhà Hoả là vì đoạn phố giáp với đầu Hàng Điếu là đất thôn Yên Nội và đoạn phố giáp với Đường Thành là đất thôn Tân Khai. Thôn Yên Nội có đền thờ Hoả Thần ở số nhà 30 Hàng Điếu nên khu vực hai đầu phố Hàng Điếu và Feitshamel thời Pháp thuộc người ở đây gọi tên chung là phố Nhà Hoả.
Phố nhà Hoả dài một trăm hai mươi tám mét, ở lọt vào phía sau hai đường phố lớn, lại là một phố nhỏ, phố xép nên ở hai bên mặt đường phố này có nhiều quãng chỉ là cổng sau của những ngôi nhà lớn của mấy phố cửa Đông, Hàng Điếu, Bát Đàn. Nhà chính thức treo biển số quay ra mặt đường phố Nhà Hoả, bên số lẻ có hai ngôi nhà gác nhỏ (số 3 và số 5) và một nhà một tầng (số 11); bên số chẵn độc nhất có ngôi nhà hai tầng cao rộng (số 6). Phố Nhà Hoả có hai ngõ nhỏ ở bên số lẻ, đi sâu vào trong có nhiều căn hộ nhỏ là những nhà phụ thuộc của nhà bên phố Cửa Đông.
Có lẽ vì nó là một phố xép nên mặt đường và hè phố không rộng, hai bên đường không có cây cối , lại thêm cống rãnh ở những nhà bếp chảy ra, cửa nhà xí làm quay ra mặt đường đã làm mất vẻ mỹ quan của phố này.
Trước kia thời thuộc Pháp, nơi đây có những ngõ ngách, không khỏi có những phần tử xã hội sống lén lút bằng những nghề bất chính mà khách hàng là bọn lính Tây trong thành. Nhiều người ăn chơi thạo còn nhớ ở sâu trong ngõ hẻm đó có hàng cà phê đặc biệt ngon có tiếng chỉ có khách hàng quen mới biết tìm đến.
Phè t¹ hiÖn
Phố Tạ Hiện dài trên hai trăm mét thực tế do mấy đoạn phố cũ gộp lại thành một phố dài, thời Pháp gọi là phố Géraud.
Ngõ Quảng Lạc, có tên thế vì trong ngõ có rạp Quảng Lạc hát tuồng cổ. Đó là một ngõ chật hẹp lọt vào giữa hai bên tường của hai ngôi nhà cao lâu lớn và sâu của phố Hàng Buồm; dọc tường có trổ cửa sau của những lớp nhà phụ thuộc bên trong lấy lối đi ra đường của những gia đình ngụ tại đó. ( Từ Hàng Buồm đến ngã ba Sầm Công ( ngõ Lương Ngọc Quyến) có ở bên số lẻ 1-3; số chẵn từ 2-10).
Rạp hát Quảng Lạc ở quãng giữa ngõ về phía bên phải; từ rạp hát đến hết ngõ, tức là ngã tư phố Galet ( Lương Ngọc Quyến) có độ trên mươi gian nhà đều là nhà nhỏ hẹp một tầng cũ kỹ lụp xụp chật chội bẩn thỉu. Những nhà bên dưới rạp Quảng Lạc đều mở cửa hàng ăn uống giải khát phục vụ khách xem hát hoặc đi chơi đêm. Chủ nhà hàng hầu hết là khách trú; họ bán bia nước chanh chè ẩm...; họ bán cháo, phở, vằn thắn. Cửa hàng chật chội, lò bếp nấu nướng ở ngay cạnh cửa ra vào.
Đối diện rạp Quảng Lạc là một ngã ba, một ngõ hẻm nữa, gọi là ngõ Sầm Công đa số cũng là người Tàu nghèo khổ hoặc mới di cư sang Việt Nam chưa có vốn liếng, hoặc có những người đã từng làm ăn khá giả sau bị thất bại. Họ làm đủ mọi nghề: phu khuân vác cho các nhà buôn xuất nhập khẩu ở mấy phố Hàng Buồm, Đào Duy Từ, làm công trong các hiệu khách, bán hàng rong, thịt quay, bánh bao, bán các thứ chè vừng đen, chè khoai, bánh rán, xê cấu đi các phố.
Dọc hai bên ngõ Sầm Công có khoảng trên chục số nhà ( từ số 12 đến số 18 và từ số 5 đến số 25) nhà nào cũng nhỏ bé chật hẹp, còn thì là tường của các nhà bên phố c hính hoặc cửa sau của mấy kho hàng lớn.
Ngõ Sầm Công được nhiều người Hà Nội nghe nói đến hoặc có biết là ở chỗ đó nhưng ít người dám đặt chân đến, họ không dám đi ngang qua sợ mang tiếng vì ngõ này có nhiều nhà thổ.
Đoạn dưới phố từ ngã tư Lương Ngọc Quyến đến Hàng Bạc, thuộc đất thôn cũ Hài Tượng, là lòng cũ một hồ rộng đã bị lấp và một thời gian dài nơi đây hãy còn là một bãi cỏ hoang. Quãng này có vài ba ngôi nhà làm từ lâu nhỏ bé một tầng, mấy ngôi nhà hai tầng đã cũ xây từ những năm 1920, còn những ngôi nhà cao rộng là làm sau đó nhiều năm. Cuối phố bên dãy số lẻ là khoảng tường dài mặt bên của rạp hát Chuông Vàng.
Đoạn cuối phố không phải là chỗ buôn bán. Những cửa hàng mở ra đây là thuộc thời kỳ sau, chủ yếu là trong những năm tạm chiếm, người về thành đông, nhà cửa hiếm hoi, họ phải kiếm ăn bằng buôn bán nhỏ.
Ngõ Hài Tượng dài một trăm sáu mươi mét, chỗ trước kia là một xóm nhỏ ở cạnh một cái hồ nông đầy rác, sau được lấp đi. Lối đi từ phố Tạ Hiện vào trong ngõ bắt đầu hai bên là hai ngôi nhà một tầng nhỏ cũ ( số 22 và 24) chứng tỏ bên trong là một xóm cũ mới cải tạo lại, vì đi sâu không kể liên tiếp một bên là ba bốn cổng sau khá to rộng của mấy ngôi nhà lớn bên Hàng Bạc ( như cổng sau nhà Chân Hưng với lớp nhà trong cũng khá lớn); một bên là bức tường của ngôi đình Hài Tượng, có cổng bên ( số 16) còn cổng trước quay ra phố Tạ Hiện, trong cùng mới có một dãy nhà hai tầng nhiều gian được xây trên bãi cỏ trống vào những năm đầu 1940.
Đình Hài Tượng là của người gốc làng Long lâm ( Chẩm Giữa) lập nghiệp ở vùng này.
Phè tè tÞch
Tố Tịch theo nghĩa chữ là chiếu trắng. Không rõ nguyên do sao lại có địa danh này, vì ở đây không có dấu vết gì về nghề làm chiếu và bán chiếu cả. Hoặc giả xưa kia ở chân khúc đê cũ cạnh bờ sông đă có thời từng là nơi buôn bán chiếu chăng ? Điều đó không thấy nói đến trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi về phường bán chiếu.
Di tích của thôn Tố Tịch còn lại là một ngôi đình cổ ở góc phố, nhà số 1 phố Tố Tịch không rõ đình thờ vị thành hoàng lý lịch như thế nào.
Phố Tô Tịch dài không đến một trăm mét. Phố mới được mở mang khoảng sau năm 1920. Lúc đầu lối đi từ ngã ba Hàng Gai vào rất hẹp, phố còn là một con đường đất lẫn đá, trời mưa thì lầy lội. Góc bên trái ngã ba có một ngôi đình. Đình Đông Hà cổng trông ra Hàng Gai số 46, cạnh đình là một gốc bàng cổ thụ. Khi mở rộng phố đình đã bị phá và cây bàng về sau cũng không còn; bài vị thành hoàng được đưa lên một cái mưỡu trên gác một hàng nước.
Phố Tố Tịch là một phố cổ, những nhà cổ ở đây nay không còn mấy. Đầu phố giáp Hàng Quạt có một ngôi nhà cũ hai tầng xây từ năm 1912 là của Đào Văn Sử hội trưởng Hội Trí Tri, đó là ngôi nhà lớn đầu tiên ở trong thành phố này. Giáp đình Tố Tịch là nhà thờ họ Phạm, nhà hai tầng xây năm 1920; họ Phạm là một họ đông người ở phố Tố Tịch. Ngôi nhà số 20 là ngõ cũ đi vào phía sau của khu nhà 80 Hàng Gai thông sang Hàng Chỉ.
Một nửa phố Tố Tịch, đoạn giáp Hàng Gai dãy số lẻ, là gia đình những người làng Nhị Khê làm nghề tiện gỗ, khắc gỗ, trước kia chuyên nghề khắc mộc bản in sách chữ nho chữ nôm cho các cửa hàng sách bên Hàng Gai. Dãy nhà một tầng nhiều gian đó là của chủ hiệu ích Gia ở góc phố Hàng Gai làm giàu về nghề làm đồ khắc gỗ và ngà. Dãy nhà hai tầng giữa phố bên số chẵn là của chủ hiệu bán sơn ở phố Hàng Gai làm cho thuê.
Phè thuèc b¾c
Phố Thuốc Bắc không dài đi từ ngã tư Hàng Bồ - Bát Đàn đến phố Hàng Mã. Thời Pháp chính quyền thành phố đã gộp bốn năm đoạn phố cũ trước đây đều rất ngắn thành một phố thẳng dài, đặt tên là Rue des Médicaments ( phố Thuốc Bắc). ở đoạn phố Thuốc Bắc cũ thực ra là những cửa hàng bán các vị thuốc Nam thuốc Bắc chỉ tập trung từ ngã tư Hàng Vải- Phúc Kiến ( Lãn Ông) đến ngã ba Hàng Mụn ( nay là Hàng Bút).
Cửa hàng bán thuốc ở đây phần đông là người làng Đa Ngưu ra đây làm ăn, họ ở đây và ở bên phố Phúc Kiến bày bán đơn giản: những thúng mẹt đựng các vị thuốc sống bày ngay xuống mặt đất từ trong nhà ra đến ngưỡng cửa; thuốc để nguyên cả cành, cả rễ chưa cắt, củ chưa thái, những gói giấy bọc những hạt nhỏ, người ta đi qua quãng phố này được ngửi thấy mùi các vị thuốc bốc ra thơm lừng.
Nghề buôn thuốc không đòi hỏi nhiều vốn, người cùng làng thường có quan hệ họ hàng với nhau, làm cùng nghề nên có tinh thần tương trợ cao; cửa hàng nào có khách mua hàng mà không có đủ thuốc trong đơn thường lấy lẫn của nhau mà bán.
Đoạn phố ở vào giữa hai ngã ba Hàng Mụn và Hàng Phèn tức là một bề mặt của khu chợ Đông Thành cũ, tên trước kia là Hàng Vải- được gọi rõ hơn là Hàng Vải Thâm - gọi là Hàng Vải Thâm để phân biệt với Hàng Vải Nâu tức là phố Hàng Vải bây giờ. Gọi là Hàng Vải Thâm nhưng tại đây lại bán các thứ vải tấm, tức là vải khổ nhỏ do khung cửi cổ truyền dệt ra nên khổ vải chỉ dài độ hai gang tay do Kẻ Bưởi sản xuất. Ngoài ra còn bán vải ngoại.
Đoạn phố này có tính chất buôn bán hàng nội hoá thủ công nên những chủ cửa hàng trong phố ít người là tư sản lớn; nhà ở của họ vẫn chỉ là những ngôi nhà cổ của gia đình buôn bán nhỏ, không có mấy sự thay đổi. Tuy nhiên lại có những người nhiều tiền ở phố khác mua được nhà đất ở đây xây dựng lại thành nhà mới có gác cao, hiện đại hơn để mở những cửa hàng lớn.
Đoạn từ ngã tư Hàng Phèn đến hết phố, tức là đến ngã tư Hàng Bồ- Hàng Thiếc, trước kia gọi là Hàng Bút. Đoạn phố đó ngày xưa chuyên bán các thứ hàng giấy bút ta và đồ dùng văn phòng.
Đoạn phố Thuốc Bắc từ ngã tư Lãn Ông đến Hàng Mã ngày trước là hai đoạn phố Hàng áo cũ và Hàng Khoá.Tại đoạn có tên Hàng áo cũ người ta buôn và bán những quần áo cũ đã dùng rồi và chăn màn may sẵn. Quần áo dùng rồi đấy là thứ may bằng the lụa của các nhà đại gia may trong dịp hiếu hỷ cho khách dự lễ mặc, xong việc thừa nhiều đem bán đi. ở đây còn bán quần áo sân khấu tuồng chèo, khăn chầu áo ngự cho những người lên đồng.
Tại đoạn có tên Hàng Khoá bán các lại khoá. Khoá chủ yếu làm từ mấy phố gần đó đem đến bán hoặc khoá đồng do thợ làng Phùng Khoang đúc. Đến thời người ta sính dùng khoá Tây, cũng đồng thời là thời kỳ xây dựng lớn trong thành phố Hà Nội nên những nhà buôn khoá cũng quay ra buôn sắt. Nghề buôn đồ sắt gặp nhiều dịp làm giàu to nhanh chóng.
Ngày nay tại phố Thuốc Bắc vẫn buôn bán rất sầm uất với đủ các loại mặt hàng khoá, một số vật liệu kiến thiết bằng sắt, kẽm, chì...
CH¦¥NG 3:ý KIÕN KÕT LUËN
Tõ viÖc t×m hiÓu vÒ phè cæ Hµ Néi t«i ®· kh¸m ph¸ ra nhiÒu ®iÒu vµ t«i cµng c¶m thÊy yªu Hµ Néi h¬n.Nhng yªu Hµ Néi h¬n th× l¹i thÊy xãt xa cho nh÷ng g× chóng ta ®ang ®¸nh mÊt n¬i phè cæ. Trong thêi buæi kinh tÕ thÞ trêng, nh÷ng ngêi d©n phè cæ thi nhau më réng nhµ ®Ó kinh doanh bu«n b¸n. Hä ®Ëp bá nh÷ng ng«i nhµ nhá hÑp ®Ó thay vµo nh÷ng ng«i nhµ hiÖn ®¹i h¬n, cao h¬n, to h¬n.Nªn nh÷ng kiÕn tróc cæ xa ®· kh«ng cßn lµ bao. §iÒu nµy kh¸c h¼n víi khu phè cæ Héi An. Giê ®©y ®i d¹o trªn phè cæ Hµ Néi rÊt Ýt khi ta cã thÓ thÊy mét ng«I nhµ víi kiÕn tróc cæ thùc sù. §i cïng víi sù thay ®æi vÒ kiÕn tróc cña nh÷ng ng«i nhµ lµ sù mÊt dÇn cña nh÷ng mÆt hµng ®Æc trng truyÒn thèng cña mçi phè. Cã nh÷ng phè giê chØ cßn lµ c¸i tªn chø mÆt hµng truyÒn thèng th× ®· mÊt tõ l©u. Tuy nhiªn bªn c¹nh ®ã vÉn cã nh÷ng phè vÉn gi÷ ®îc mÆt hµng truyÒn thèng cña m×nh nh phè hµng m· phè hµng b¹c… nhng c¸c m¨t hµng còng ®îc hiÖn ®¹i ho¸ lªn nhiÒu ®Ó phï hîp víi thÞ hiÕu kh¸ch hµng. Vµ chóng ta vÉn cã thÓ thÊy ®îc phÇn nµo cña Hµ Néi xa rÊt ®Ñp rÊt thanh b×nh r¸t gi¶n dÞ…
CH¦¥NG 4: PHô LôC
MéT Sè H×NH ¶NH VÒ PHè Cæ Hµ NéI
§Òn ngäc s¬n 1884
Chî §ång Xu©n
Phè Hµng C©n
Hµng §µo 1962
Hµng §µo
Hµng Hßm
Hµng Qu¹t
Hµng Qu¹t
Phè M· M©y
MôC Lôc
Tªn danh môc Trang
LÝ do chän ®Ò tµi……………………………………… 1
Ch¬ng 1: Giíi thiÖu chung vÒ phè cæ……………….. 2
vÞ trÝ ®Þa lÝ vµ giíi h¹n……………………… 2
lÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn……………… 3
Ch¬ng 2: LÞch sö h×nh thµnh tõng phè 7
Phè Ch¶ C¸…………………………………….. 7
Phè Hµng B¹c…………………………………. 8
Phè Cao Th¾ng………………………………… 12
Phè Thanh Hµ………………………………….. 13
Phè Yªn Th¸i…………………………………… 14
Phè Hµng PhÌn…………………………………. 15
Phè Ngâ Tr¹m………………………………… 16
Phè B¸t Sø……………………………………… 17
Phè B¸t §µn……………………………………… 18
Phè Chî G¹o……………………………………. 19
Phè CÇu Gç……………………………………… 20
Phè CÇu §«ng…………………………………… 20
Phè §inh LiÖt…………………………………….. 22
Phè §«ng Th¸i……………………………………. 22
Phè §ång Xu©n………………………………… 23
Phè §êng Thµnh………………………………. 24
Phè Gia Ng…………………………………….
Phè Hµ Trung………………………………….. 25
Phè Hµng BÌ……………………………………… 26
Phè Hµng Bå…………………………………….. 27
Phè Hµng Bót……………………………………. 28
Phè Hµng B«ng………………………………….. 29
Phè Hµng C¸……………………………………… 30
Phè Hµng Buåm…………………………………... 31
Phè Hµng C©n……………………………………. 33
Phè Hµng Chai……………………………………. 34
Phè Hµng ChiÕu………………………………… 35
Phè Hµng ChÜnh………………………………….. 36
Phè Hµng Cãt……………………………………. 37
Phè Hµng Da…………………………………… 38
Phè Hµng §µo………………………………….. 39
Phè Hµng §Ëu………………………………….. 42
Phè Hµng §iÕu…………………………………… 43
Phè Hµng §ång………………………………… 45
Phè Hµng §êng………………………………… 45
Phè Hµng Gµ……………………………………. 47
Phè Hµng Gai…………………………………… 48
Phè Hµng GiÊy………………………………….. 50
Phè Hµng Hßm…………………………………… 51
Phè Hµng Khoai………………………………….. 51
Phè Hµng Lîc…………………………………… 52
Phè Hµng M·……………………………………... 53
Phè Hµng M¾m…………………………………… 54
Phè Hµng Mµnh………………………………… 55
Phè Hµng Muèi……………………………….. 55
Phè Hµng Nãn…………………………………. 56
Phè Hµng Ngang………………………………….. 57
Phè Hµng Qu¹t…………………………………. 58
Phè Hµng R¬i……………………………… 58
Phè Hµng ThiÕc………………………………… 59
Phè Hµng V¶i…………………………………….. 60
Phè L·n ¤ng…………………………………… 60
Phè Lß RÌn……………………………………… 62
Phè L¬ng Ngäc QuyÕn………………………… 63
Phè L¬ng V¨n Can………………………….. 64
Phè M· M©y…………………………………… 65
Phè Ngâ G¹ch………………………………….. 66
Phè NguyÔn H÷u Hu©n…………………………… 67
Phè NguyÔn Quang BÝch………………………… 67
Phè NguyÔn Siªu…………………………………. 68
Phè NguyÔn ThiÖn ThuËt………………………… 68
Phè NguyÔn ThiÕp………………………………. 69
Phè NguyÔn V¨n Tè…………………………….. 69
Phè Nhµ Háa……………………………………. 70
Phè T¹ HiÖn……………………………………… 70
Phè Tè TÞch……………………………………. 71
Phè Thuèc B¾c…………………………………… 72
Ch¬ng 4: Phô Lôc Mét Sè tranh ¶nh VÒ Phè Cæ Hµ Néi……. 74
TµI LIÖU THAM KH¶O
Ban Qu¶n Lý Dù ¸n Phè Cæ Hµ Néi- 38 Hµng §µo
Cuèn s¸ch : Hµ Néi Thµnh Phè Ngh×n N¨m cña
NguyÔn Vinh Phóc
ViÖn ®¹i häc më hµ néi
Khoa du lÞch
B¶n nghiªn cøu khoa häc kiÓm tra
®iÒu kiÖn m«n lÞch sö
Tªn ®Ò tµi: phè cæ hµ néi
Gi¶ng viªn híng dÉn : NguyÔn M¹nh Tïng
Sinh viªn : §ç ThÞ NguyÖt
Hµ Néi ngµy 15 th¸ng 1 n¨m 2006.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2980.doc