Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------------- NGUYỄN THỊ HOA PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------------- NGUYỄN THỊ HOA PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã

pdf113 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5149 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số : 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phạm Văn Tình Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................ 7 6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................................ 7 7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7 8. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 8 Chƣơng I ........................................................................................... 9 CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................... 9 1.1. Một vài nét về ngữ pháp văn bản (NPVB) ............................................... 9 1.1.1. Khái niệm về văn bản ......................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm li ên kết văn bản và một số khái niệm liên quan đến liên kết văn bản ..................................................................................................... 9 1.2. Hệ thống các phép liên kết văn bản ........................................................ 11 1.2.1. Phép lặp ............................................................................................. 11 1.2.2. Phép đối ............................................................................................. 16 1.2.3. Phép liên tưởng ................................................................................. 19 1.2.4. Phép tuyến tính .................................................................................. 22 1.2.5. Phép thế ............................................................................................. 24 1.2.6. Phép tỉnh lược ................................................................................... 26 1.2.7. Phép nối ............................................................................................. 28 1.3. Vai trò của phép lặp trong liên kết văn bản thơ ..................................... 29 Chƣơng 2 ......................................................................................... 32 PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH ............................................................................................ 32 2.1. Lí thuyết về hiện tượng lặp...................................................................... 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 2.1.1. Hiện tượng lặp ................................................................................... 32 2.1.2. Phép lặp từ vựng ............................................................................... 34 2.1.3. Phép lặp ngữ pháp ............................................................................. 39 2.2. Đôi nét về ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh ....................................................... 41 2.3. Kết quả khảo sát và thống kê phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh ................................................................................................. 44 2.3.1. Kết quả phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh .............................. 44 2.3.2. Kết quả phép lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh ........................... 57 2.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 60 Chƣơng 3 ......................................................................................... 62 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH ................................................... 62 3.1. Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh .............. 62 3.1.1. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị nhận thức ............................. 62 3.1.2. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị miêu tả ................................. 72 3.1.3. Lặp từ vựng tạo giá trị biểu cảm ...................................................... 74 3.1.4. Lặp từ vựng góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ ........................... 77 3.1.5. Lặp từ ngữ góp phần tạo nên giá trị liên kết.................................... 79 3.2. Giá trị nghệ thuật của phép lặp ngữ pháp ............................................... 86 3.2.1. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên tính nhạc cho thơ ......................... 86 3.2.2. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị nhận thức ........................... 90 3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị miêu tả ............................... 97 3.2.4. Lặp ngữ pháp tạo giá trị biểu cảm.................................................. 100 3.2.5. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị liên kết ............................. 102 3.3. Tiểu kết ............................................................................................... 107 PHẦN KẾT LUẬN ................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ học trong suốt quá trình phát triển luôn quan niệm câu là đơn vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất. Nhà ngôn ngữ học Mĩ L. Bloomfield đã từng đưa ra định nghĩa: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn đang xét không phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm). Hay một nhà ngôn ngữ học Nga A.A. Refrmatskij cũng nói: “Trong ngôn ngữ không còn gì và không thể còn gì nữa ngoài các đơn vị: âm vị, hình vị, từ, câu”. Nhưng trên thực tế các lí thuyết ngôn ngữ xây dựng trong phạm vi câu ngày càng bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng hết được nhu cầu của lí luận và thực tiễn. Chính vì thế một bộ môn mới ra đời nghiên cứu những hiện tượng ngôn ngữ ở lĩnh vực trên câu đó là ngôn ngữ học văn bản. Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn khá mới mẻ trong khoa học ngôn ngữ. Trong ngữ pháp văn bản thì tính liên kết được xem là đặc điểm cơ bản nhất bởi các nhà ngôn ngữ học văn bản cho rằng văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong một văn bản có một mối liên hệ chặt chẽ. Bất kì một văn bản nào cũng sử dụng một hoặc hơn một phương thức liên kết và đôi khi còn lồng ghép, đan xen giữa các phép liên kết: như sử dụng phép thế để tránh lặp từ vựng, hay như trong lặp ngữ pháp thường có phép đối đi kèm….Ngoài ra người ta còn chú ý đến những hiện tượng mang chức năng liên kết như: sử dụng từ nối, song hành cú pháp, các hiện tượng tỉnh lược…Trong số những phương tiện liến kết câu đó chúng tôi nhận thấy hiện tượng lặp là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Nó không chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm mà các nhà thơ, nhà văn cũng sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo nên những tác động tích cực tới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 cảm quan của người đọc.Trong các nhà thơ đã từng biết đến chúng tôi nhận thấy Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ như thế. Ông đã sử dụng hiện tượng lặp như một thủ pháp để liên kết văn bản. Tác giả Hữu Thỉnh là tác giả được giảng dạy trong trường phổ thông nên việc tìm hiểu về hiện tượng lặp trong các sáng tác của nhà thơ này này là một việc hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp chúng ta nắm vững kiến thức cơ bản về hiện tượng lặp để sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả. Từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn tiến hành chọn đề tài nghiên cứu: “Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh” 2. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam mãi đến những năm 70 ngữ pháp văn bản và đặc biệt là hiện tượng lặp đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu và thừa nhận chúng như một hiện tượng phổ biến trong tiếng Việt. Trong khi đó trên thế giới ngữ pháp văn bản được hình thành từ những năm 40-50 của thế kỉ XX với các tên tuổi như: K. Boot, N. S. Pospelov, Z. S. Haris… Những tác giả tiêu biểu đã đề cập đến hiện tượng này trong các công trình nghiên cứu như: Trần Ngọc Thêm, cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”, NXB GD, 1999. Đinh Trọng Lạc, cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt”, NXB GD, Hà Nội. Nguyễn Minh Thuyết, cuốn ”Tiếng Việt thực hành”, NXB ĐH QG HN, 2001. Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu cuốn “Tiếng Việt 10”, NXB GD 2000. Đinh Trọng Lạc cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, NXB GD 1999. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Diệp Quang Ban cuốn “Văn bản và liên kết trong văn bản”, NXB GD 2006. Trong các tài liệu hiện có về ngôn ngữ học văn bản khái niệm lặp được hiểu khá rộng và rất nhiều ý kiến khác nhau. Song tựu trung theo các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, hiện tượng lặp được hiểu thống nhất là: “phép lặp là một phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn” (Trần Ngọc Thêm). Dưới cấp độ nghiên cứu khác nhau hiện tượng lặp được gọi tên, phân loại, và có sự khu biệt ở từng tác giả. Theo Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu trong Tiếng Việt 10, NXB GD 2000, cũng cho những cách gọi tên khác nhau về hiện tượng lặp, chẳng hạn như lặp từ ngữ được gọi là điệp ngữ và cũng đưa ra những cách định nghĩa như sau: “Điệp ngữ là cách lặp từ ngữ trong câu hoặc trong cụm từ nhằm tạo ra sức biểu cảm hoặc làm tăng sức diễn đạt ý nghĩa của lời nói”. Các ông phân chia lặp dựa trên mặt cấu tạo thành: lặp nối tiếp, lặp cách quãng, lặp đầu – cuối, lặp cuối - đầu, lặp vòng tròn. Còn Đinh Trọng Lạc khi xem xét hiện tượng lặp lại là một dạng của phượng tiện tu từ cú pháp ông cũng gọi lặp là điệp ngữ. Từ đó ông định nghĩa: “Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh, hoặc gợi xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe”. Mặc dù có sự khác nhau trong nội hàm khái niệm, và cách gọi tên song nhìn chung ba tác giả Đinh Trọng Lạc, Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu đều đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng lặp. Đến với Trần Ngọc Thêm, ta thấy tác giả đã bắt đầu hệ thống hoá các phương tiện liên kết của văn bản tương đối chi tiết. Trong cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, tác giả coi hiện tượng lặp là một phương tiện liên kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 văn bản.Vì từ quan niệm này, cho phép các nhà nghiên cứu mở rộng hướng quan sát để chỉ ra các quy tắc liên kết các phát ngôn thông qua hiện tượng lặp. Nó đã mở ra một hướng tiếp cận mới cho những người nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung và nghiên cứu văn bản nói riêng. Còn trong cuốn Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã nghiên cứu hiện tượng lặp như một phương thức liên kết văn bản nhưng ông đề cập nhiều về phương diện lí luận mà chưa thực sự đi sâu vào mặt biểu hiện của chúng trên văn bản. Tất cả những công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ kể trên xét về phương diện lý luận đều là những thành tựu có giá trị trong công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu tiếng Việt nói chung. Song, những công trình nghiên cứu ấy còn nằm trên bình diện rộng. Nó chưa thể đi vào tìm hiểu hết ý nghĩa và tác dụng của hiện tượng lặp ở từng tác giả và tác phẩm cụ thể. Hưu Thỉnh đã góp mặt trên thi đàn văn học Việt Nam với rất nhiều tác phẩm có giá trị, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Nhưng những công trình khoa học nghiên cứu, phê bình đã có những đánh giá, phân tích về mọi mặt như: nội dung, hình thức, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ... Trong sáng tác của Hữu Thỉnh, chưa có một công trình chuyên biệt nào đề cập đến hiện tượng lặp được sử dụng như một phương thức liên kết văn bản. Với tình hình đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu hiện tượng lặp trong sáng tác của Hữu Thỉnh quả là một công việc khó khăn nhưng rất bổ ích, lý thú. Trong luận văn này trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học đã đạt được ở mặt lý luận, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu trong những tác phẩm cụ thể để làm rõ cách sử dụng và giá trị của hiện tượng lặp - một hiện tượng khá phổ biến trong sáng tác của nhiều tác giả. Tư liệu mà chúng tôi khảo sát cụ thể là nhà thơ Hữu Thỉnh với các tác phẩm thơ của ông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 3. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra các hiện tượng lặp từ vựng, lặp ngữ pháp trong các câu thơ của Hữu Thỉnh. - Nghiên cứu giá trị của hiện tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong các câu thơ của Hữu Thỉnh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Vận dụng những kiến thức cơ bản của các nhà nghiên cứu đi trước để tìm hiểu về hiện tượng lặp trong các sáng tác của Hữu Thỉnh. - Miêu tả cơ chế biểu hiện của hiện tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh. - Miêu tả giá trị của hiện tượng lặp trong sáng tác của Hữu Thỉnh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt lí luận: Qua việc xem xét hiện tượng lặp sử dụng trong sáng tác của Hữu Thỉnh chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu phong cách tác giả qua việc miêu tả một thủ pháp liên kết văn bản. Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn các giá trị ngữ nghĩa của thơ Hữu Thỉnh. Giúp cho việc cảm thụ, giảng dạy thơ trong nhà trường được tốt hơn, sinh động hơn. 6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Với khuôn khổ của luận văn chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu tất cả các tập thơ của Hữu Thỉnh. Chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu tập thơ “Từ chiến hào tới thành phố”. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 7.1. Phương pháp khảo sát thống kê ngôn ngữ học Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát thống kê hiện tượng lặp trong sáng tác của Hữu Thỉnh. Trên cơ sở khảo sát, thống kê sẽ phân loại tư liệu thành các tiểu loại để miêu tả. 7.2. Phương pháp so sánh đối chiếu Từ kết quả thống kê phân loại được chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu và đưa ra nhận xét về hiện tượng lặp được sử dụng như thế nào trong sáng tác của Hữu Thỉnh. 7.3. Phương pháp phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để phân tích, mô tả làm sáng tỏ ý nghĩa, giá trị mà hiện tượng lặp mang lại trong văn bản thơ của Hữu Thỉnh. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương. - Chương I: Cơ sở lý luận. - Chuơng II: Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh. - Chương III: Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Chƣơng I CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một vài nét về ngƣ̃ pháp văn bản (NPVB) 1.1.1. Khái niệm về văn bản * Quan niệm thƣ́ nhất “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ , nó là một thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung , hoàn chỉnh về hình thức . [5, tr.19]. * Quan niệm thƣ́ hai “Văn bản là một hệ thống gồm một chuỗi câu được sắp xế p theo hình tuyến tính và có tổ chức chặt chẽ , trong đó mỗi câu là một đơn vị liên kết của văn bản . Mỗi đơn vị của văn bản tổ hợp gắn bó với nhau tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh , nhằm thực hiện một ý đồ giao tiếp c hung”. [Lê A, Đình Cao, Làm văn, Nxb GD, 1989]. 1.1.2. Khái niệm liên kết văn bản và một số khái niệm liên quan đến liên kết văn bản 1.1.2.1. Khái niệm liên kết văn bản Liên kết văn bản là một mạng lưới các mối liên hệ và quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần… trong mỗi văn bản . 1.1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến liên kết văn bản * Khái niệm chủ ngôn và kết ngôn Trong hai câu liên kết với nhau , có một câu chứa đựng chỉ ra sự liên kết của nó v ới câu còn lại - câu đó được gọi là kết ngôn . Câu còn lại có vai trò độc lập hơn được gọi là chủ ngôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Như vậy chủ ngôn là phát ngôn tiền đề, phát ngôn đứng làm chủ. Còn kết ngôn là phát ngôn liên kết với các phát ngôn khác. Đó là nói theo quan hệ giữa hai câu đang xét. Trên thực tế, một kết ngôn này lại có thể là chủ ngôn của phát ngôn khác. Ví dụ: (1)Đánh mắng lắm, nó mụ người đi đấy.(2) Mà mình bắt nó làm vừa vừa chứ. (Nam Cao) Trong ví dụ trên, câu (1) liên kết với câu (2) – câu (1) là chủ ngôn (phát ngôn đứng làm chủ), còn câu (2) chứa những dấu hiệu liên kết với câu (1) (từ nối mà và từ nó)- đó là kết ngôn (phát ngôn liên kết). * Khái niệm yếu tố liên kết , kết tố, chủ tố. Những yếu tố trực tiếp tham gia thể hiện sự liên kết ở chủ ngôn và kết ngôn được gọi là các yếu tố liên kết . Yếu tố liên kết ở kết ngôn được gọi là kết tố, yếu tố liên kết ở chủ ngô n được gọi là chủ tố . Ví dụ: “Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chƣa nản chỉ vì có lẽ tôi tin vào ông cụ”. (Nam Cao) Ở ví dụ này yếu tố liên kết là từ “nản” và cụm từ “chƣa nản”. Từ “nản” là chủ tố còn từ “chƣa nản” là kết tố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 * Khái niệm câu tự nghĩa và câu hợp nghĩa Trong hai câu liên kết với nhau nếu câu nào hoàn chỉnh về nội dung , ta có thể hiểu được nó mà không cần sự hỗ trợ của câu còn lại hoặc ngữ cảnh , câu đó là câu tự nghĩa . Câu hợp nghĩa là câu không độc lập về nghĩa , muốn hiểu được nó ta phải dựa vào nghĩa của câu khác hoặc ngữ cảnh . Ví dụ: (1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. (2) Đó là một truyền thống quý báu của ta” (Hồ Chí Minh) Xét ví dụ trên câu (1) là câu tự nghĩa, câu (2) là câu hợp nghĩa. 1.2. Hệ thống các phép liên kết văn bản 1.2.1. Phép lặp 1.2.1.1. Khái niệm phép lặp Phép lặp là một phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn . [20, tr.87]. 1.2.1.2. Phân loại phép lặp Phép lặp có cả hai yếu tố liên kế t là chủ tố và kết tố được gọi là lặp tố . Tùy thuộc và tính chất của lặp tố mà phép lặp có thể chia thành 3 dạng sau : lặp ngữ âm, lặp từ ngữ và lặp ngữ pháp . * Lặp ngữ âm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Là một dạng thức của phương thức lặp thự c hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết , số lượng ấm tiết , khuôn vần , phụ âm đầu, thanh điệu… ) đã có ở chủ ngôn. Ví dụ: “Cái bống là cái bống bang Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm” (Ca dao) Trong ví dụ trên , vần “ang” ở âm tiết “bang” được lặp lại ở âm tiết “sàng”. - Phân loại lặp ngữ âm Trong lặp ngữ âm , các phương tiện ngữ âm được sử dụng để liên kết thường ở hai kiểu sau : lặp số lượng âm tiết và vần . - Lặp số lượng âm tiết: đây là một phương tiện liên kết được sử dụng trong văn vần của mọi ngôn ngữ . Ví dụ: “Nu na nu nống Cái bống nằm trong Con ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật” (Đồng dao) Ở ví dụ trên ngoài lặp từ ngữ , lặp vần, lặp cấu trúc ngữ pháp , các câu còn liên kết với nhau nhờ lặp số lượng âm tiết (4 âm tiết). - Lặp vần: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Ví dụ: “Mẹ bống đi chợ đƣờng trơn Bống ra gánh đỡ chạy cơn mƣa ròng” (Ca dao) Ở ví dụ này câu dưới lặp lại vần “ơn” của câu trên (âm tiết trơn và cơn ). * Lặp từ vựng Là một dạng thức của phương thức lặp t hể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những từ hoặc những cụm từ (ngữ) đã có ở chủ ngôn . Ví dụ: “Mái tây để lạnh hƣơng nguyền Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng ” (Nguyễn Du) - Phân loại lặp từ vựng: Lặp từ ngữ có thể được xem xét , phân loại dưới nhiều góc độ khác nhau Căn cƣ́ về mặt cấu trúc, cấu tạo lặp tƣ̀ ngƣ̃ đƣợc chia ra làm 4 loại. + Lặp nối tiếp : là dạng lặp trong đó từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau. Ví dụ: “Chuyện kể tƣ̀ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy” (Phạm Tiến Duật) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 + Lặp cách quãng : là dạng lặp trong đó những từ ngữ được lặp lại đứng cách xa nhau. Ví dụ: “Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn” (Chiều – Xuân Diệu) + Lặp vòng tròn (lặp cuối đầu ): là dạng lặp có giá trị tu từ lớn thể hiện ở chỗ cuối của cấu trước được lặp lại ở chữ đầu của câu sau . Ví dụ: “Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh nhƣ̃ng mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một mầu Lòng chàng ý thiếp cứ sầu hơn ai” (Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm) + Lặp đầu – cuối: là dạng lặp mà yếu tố được đứng ở đầu câu còn yếu tố lặp đứng ở cuối câu . Ví dụ: “Vui là vui gƣợng kẻo là Ai tri ân đó mặn mà với ai” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Căn cƣ́ vào chủ tố và lặp tố , ta có thể phân chia phép lặp tƣ̀ ngƣ̃ thành hai loại: lặp tƣ̀ và lặp cụm tƣ̀ (ngƣ̃). Trong cụm từ có thể phân thành : lặp hoàn toàn và lặp bộ phận . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Ví dụ: lặp từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” (Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử) Ví dụ: lặp ngữ “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử) * Lặp ngữ pháp Là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ mà chủ ngôn đã sử dụng. Ví dụ: “Ta say ngựa cũng la đà Trời cao xuống thấp , núi xa lại gần Ta say ngựa cũng tần ngần Trên lưng ta quẩy một vùng giai nhân” (Ta say – Lưu Trọng Lư) - Phân loại lặp ngƣ̃ pháp Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn , có thể phân loại lặp ngữ pháp thành bốn kiểu : lặp đủ, lặp thiếu, lặp thừa và lặp khác . - Lặp đủ: là toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ các thành phần của nó được lặp lại hoàn toàn ở kết ngôn . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Ví dụ: “Không tiếng, không tăm, không thưa, không hỏi Không hát, không cười, không than, không tủi ” (Trên đường đời - Lưu Trọng Lư) - Lặp thiếu: là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận trọng kết ngôn . Ví dụ: “Vẫn vui nhƣ lúc nãy, chồng đi trƣớc thổi sáo, vợ đằng sau hát theo” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm) - Lặp thừa: là ngoài cấu trúc của chủ ngôn , trong kết ngôn còn chứa thêm một bộ phận nào đó của chủ ngôn không có . Ví dụ: “Lắng nghe trăng giải bên thềm Lắng nghe trăng giải bên thềm… ái ân!” (Bao la sầu – Lưu Trọng Lư) - Lặp khác: là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có bộ phận được lặp lại trong kết ngôn. Ví dụ: “Chúng ta không cho những nhà tƣ bản ngóc đầu lê n. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm) 1.2.2. Phép đối 1.2.2.1. Khái niệm phép đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) có ý nghĩa đối lập với một ngữ đoạn nào đó có ở chủ ngôn. 1.2.2.2. Phân loại phép đối Căn cứ vào đặc điểm của các phương tiện dùng làm chủ tố và đối tố, có thể phân loại phép đối thành bốn kiểu : đối trái nghĩa, đối phủ định, đối miêu tả và đối lâm thời. * Đối trái nghĩa Đối trái nghĩa là kiểu đối sử dụng từ trái nghĩa, và từ trái nghĩa là những từ cùng một trường nghĩa và có ít nhất một nét nghĩa đối lặp nhau, tất cả các nét nghĩa khác đều đồng nhất. Ví dụ: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” (Sóng – Xuân Quỳnh) Căn cứ vào hình thức của từ, ta có thể chia đối trái nghĩa thành hai kiểu: - Đối sử dụng các cặp từ trái nghĩa trực tiếp. - Đối sử dụng những cặp từ trái nghĩa gián tiếp. Việc sử dụng kiểu liên kết đối trái nghĩa trong văn bản có tác dụng trọng việc tích cực hóa vốn từ trái nghĩa của người viết. * Đối phủ định Đối phủ định là kiểu đối mà một trong hai yếu tố liên kết là dạng phủ định của yếu tố liên kết kia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Ví dụ: “Cứu quan sát kỹ thì rất nản. Nhƣng tôi chưa nản chỉ vì tin vào ông cụ” (Nam Cao) Cũng có thể chia đối phủ định thành hai kiểu: - Đối phủ định trực tiếp. - Đối phủ định gián tiếp. * Đối miêu tả Đối miêu tả là kiểu đối mà ít nhất một trong hai yêu tố liên kết là một cụm từ miêu tả những dấu hiệu của thuộc tính đối lập, yếu tố liên kết còn lại có thể là một từ hoặc một cụm từ. Ví dụ: “Nó cười rúc rích, rồi trở mình một cái, ngáy khò khò luôn. Ông Sần không ngủ, nằm cân nhắc một lúc nữa” (Dẫn theo Trần Ngọc Trâm) * Đối lâm thời Đối lâm thời là kiểu đối trong đó các cụm từ làm chủ tố và đối tố vẫn không phải là những từ trái nghĩa, nhưng nhờ tồn tại trong những điều kiện nhất định mà chúng trở nên lâm thời đối lập nhau. Ví dụ: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước” (Sóng – Xuân quỳnh) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 - Đối lâm thời suy luận trung gian. - Đối lâm thời do áp lực của đối ổn định. - Lâm thời do áp lực của lặp ngữ pháp. 1.2.3. Phép liên tƣởng 1.2.3.1. Khái niệm Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập. 1.2.3.2. Phân loại theo phép liên tƣởng Theo tính chất của mối quan hệ giữa chủ tố và liên tố, phép liên tưởng có thể chia thành bảy kiểu: - Liên tưởng bao hàm. - Liên tưởng đồng loại. - Liên tưởng định lượng. - Liên tưởng định vị. - Liên tưởng định chức. - Liên tưởng đặc trựng. - Liên tưởng nhân quả. * Liên tưởng bao hàm Liên tưởng bao hàm là kiểu liên tưởng mà chủ tố và liên tố chỉ những đối tượng có quan hệ bao hàm với nhau. Quan hệ bao hàm ở đây là bao hàm giữa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 một cái chung, cái toàn thể với cái riêng, cái bộ phận chứ không bao hàm theo kiểu giống, loại như ở thể đồng nghĩa lâm thời. Ví dụ: “Súc sắc súc sẻ Nhà nào còn đèn còn lửa Mở cửa cho anh em chúng tôi vào!” (Đồng dao) Liên tưởng bao hàm có thể gặp ở hầu hết các loại yếu tố liên kết: loài người, loài vật, hình tượng, khái niệm, hành động, sự viêc… Liên tưởng bao hàm có độ liên kết rất mạnh. Nó dựa trên mối quan hệ biện chứng chặt chẽ giữa cái riêng và cái chung. * Liên tưởng đồng loại Liên tưởng đồng loại là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất ngang hàng nhau, không phân biệt được cái nào bao hàm cái nào. Chúng đều là những cái riêng của cùng một cái chung, những giống của một loài. Ví dụ: “Những ngày xuân mới bắt đầu. Chim hót ơi ới đầu cành, ánh nắng lụa nõn phủ trên trùm cây. Những vạt cỏ trở lại non tươi, xanh mơn mởn khắp mặt đất cỏ xuân nhấp ngọt nhƣ đƣờng phèn” (Dế Mèn phiêu lƣu kí – Tô Hoài) Kiểu liên tưởng đồng loại có thể gặp ở hầu hết các loại yếu tố liên kết: loài người, loài vật, hiện tượng, khái niệm… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Kiêu liên tưởng đồng loại khá gần kiểu đối lâm thời. Nó sẽ chuyển thành đối lâm thời khi bị giới hạn trong hai đối tượng và ít nhất khi có từ nối liên tưởng đi kèm. * Liên tưởng định lượng Liên tưởng định lượng là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất, vì khi chúng thuộc cùng một loại ta có thể xem xét tính đếm về mặt số lượng. Ví dụ: “Hai đứa trẻ cũng có bộ mặt giống mẹ. Cả ba mẹ con không ai cƣời” (Trần Mai Nam) Kiểu liên tưởng định lượng có thể chia thành hai loại: - Liên tưởng định lượng hợp – phân. - Liên tưởng đối chiếu. * Liên tưởng định vị Liên tưởng định vị là kiểu liên tưởng giữa một đơn vị, một tĩnh vật hoặc một hành động với vị trí tồn tại điển hình của nó trong không gian. Ví dụ: “Đồng nước tràn ngập tiếng sóng vỗ rì rào xao động. Gió vi vu thổi ngang qua xuồng” (Nước – Đinh Quang Nhã) Chúng ta có thể liên tưởng định vị cho người, sự vật, đôi khi còn có thể gặp định vị liên tưởng cho hiện tượng, cho hành động nhưng rất ít. * Liên tưởng định chức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Liên tưởng định chức là kiểu liên tưởng giữa đơn vị, tĩnh vật hoặc một hoạt động với chức năng điển hình của nó. Ví dụ: “Bởi vậy, suốt một năm đầu , y là một ông thầy rất tận tâm. Y soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kĩ càng” (Sống mòn - Nam Cao) Liên tưởng định chức là kiểu liên tưởng phong phú nhất của phép liên tưởng. Nó được dùng cho người, hiện tượng, hoạt động. * Liên tưởng đặc trưng Liên tưởng đặc trưng là sự liên tưởng giữa một tĩnh vật hoặc một hoạt động với dấu hiệu điển hình đặc trưng cho nó. Ví dụ: “Con chim mày ở trên cây Tao đứng dƣới gốc mày bay đƣờng nào” (Đồng dao) * Liên tưởng nhân._. quả Liên tưởng nhân quả là kiểu liên tưởng giữa những từ ngữ chỉ nguyên nhân (thường là sự vật, hành động, sự việc) và những từ ngữ chỉ kết quả. Ví dụ: “Trận lụt chƣa rút. Nƣớc mênh mông.” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm) 1.2.4. Phép tuyến tính 1.2.4.1. Khái niệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Phép tuyến tính là phương thức liên kết thực hiện ở việc sử dụng trật tự tuyến tính của các câu vào việc liên kết những câu có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. Ví dụ: “Hắn rút dao xông vào. Bá kiến ngồi nhổm dậy. Chí Phèo đã văng dao tới rồi” (Chí Phèo – Nam Cao) Ở ba câu này đều có sự liên kết bằng phép tuyến tính vì khi thay đổi trật tự của các câu thì nghĩa của chuỗi phát ngôn cũng thay đổi theo. 1.2.4.2. Phân loại phép tuyến tính Xét mối quan hệ nội dung giữa các câu, phép tuyến tính có thể quy về hai kiểu: - Liên kết tuyến tính của những câu có quan hệ thời gian. Ví dụ: “Khi hoàng hôn buông xuống, mặt nước phương trời sáng lên trong giây lát, đƣợm vẻ bao la, khêu gợi vô hạn lòng giang hồ.” (Dế Mèn phiêu lƣu kí – Tô Hoài) - Liên kết tuyến tính của những câu không có quan hệ thời gian. Ví dụ: “Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt” (Dì Hảo – Nam Cao) Ở ví dụ này sự liên kết diễn ra đồng thời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 1.2.5. Phép thế Đây là phương pháp thay thế từ ngữ ở các câu đi trước bằng các từ ngữ tương đương của các câu đi sau. Nhờ đó các câu này liên kết với nhau. Có thể phân biệt thành một số loại nhỏ sau: 1.2.5.1. Phép thế đồng nghĩa * Khái niệm Phép thế đồng nghĩa là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) khác nhau có cùng một nghĩa (chỉ cùng một đối tượng). * Phân loại phép thế đồng nghĩa Phép thế đồng nghĩa có cả hai yếu tố liên kết, kết tố ở phương thức liên kết này được gọi là thế tố. Căn cứ vào các phương tiện dùng làm chủ tố và thế tố, có thể phân loại phép thế đồng nghĩa thành bốn kiểu: - Thế đồng nghĩa từ điển. - Thế đồng nghĩa lâm thời. - Thế đồng nghĩa phủ định. - Thế đồng nghĩa miêu tả. * Thế đồng nghĩa từ điển Thế đồng nghĩa từ điển là kiểu thế đồng nghĩa ổn định mà cả hai yếu tố liên kết là những từ đồng nghĩa (thường được cố định trong các từ điển đồng nghĩa). Ví dụ: “Ăn ở với nhau đƣợc đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 (Mùa lạc – Nguyễn Khải) Phép thế đồng nghĩa ngoài chức năng liên kết còn có thể sử dụng diễn đạt những sắc thái ý nghĩa khác nhau. * Thế đồng nghĩa phủ định Thế đồng nghĩa phủ định là kiểu thế ổn định mà một trong hai yêu tố liên kết là cụm từ cấu tạo từ từ trái nghĩa của yêu tố liên kết cộng với từ phủ định. Ví dụ: “Ngƣời Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hi sinh cũng không ít” (Hồ Chí Minh) * Thế đồng nghĩa miêu tả Thế đồng nghĩa miêu tả là kiểu thế không ổn định, có ít nhất một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả một thuộc tính điển hình nào đó đủ để đại diện cho đối tượng mà nó biểu thị. Ví dụ: “Bóng cá Chuối loáng cả dòng nƣớc, răng nhe trắng nhƣ lưỡi cưa, nó lƣớt vào đến trƣớc mặt thì dòng nƣớc đang trong vắt bỗng đen sạm nhƣ nền trời cơn mưa” (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) * Thế đồng nghĩa lâm thời. Thế đồng nghĩa lâm thời là kiểu thế không ổn định mà chủ tố và thế tố là những từ vốn không phải là từ đồng nghĩa sóng có quan hệ ngữ nghĩa bao hàm (theo kiểu giống - loài). Trong đó có từ ngoại diên hẹp hơn (chỉ giống) bao giờ cũng phải làm chủ tố, còn từ kia (có ngoại diên rộng hơn) bao giờ cũng làm thế tố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Ví dụ: “Trâu đã già. Trông xa, con vật đẹp dáng” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm) 1.2.5.2. Phép thế đại từ * Khái niệm Phép thế đại từ là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn mà đại từ (hoặc đại từ hóa) để thay thế cho một ngữ đoạn nào đó ở chủ ngôn. - Phân loại phép thế đại từ + Phép thế đại từ khiếm diện dự báo. Ví dụ: “Trí thức là gì? Trí thức là hiểu biết” (Dẫn theo Nguyễn Ngọc Thêm) Ở ví dụ này đại từ “gì” là đại từ nghi vấn có liên kiết khiếm diện, dự báo trước sự xuất hiện của câu sau. + Thế đại từ khiếm diện hồi quy Ví dụ: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta” (Hồ Chí Minh) 1.2.6. Phép tỉnh lƣợc 1.2.6.1. Khái niệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Phép tỉnh lượng là phương thức liên kết thực hiện ở việc tỉnh lược một số yếu tố cần thiết ở kết ngôn. Muốn hiểu được hết nghĩa của kết ngôn thì cần phải khôi phục yếu tố tỉnh lược và việc khôi phục các yếu tố tỉnh lược này phải lựa vào một câu khác gần đó (vì yếu tố đó có mặt trong câu ấy). 1.2.6.2. Phân loại phép tỉnh lƣợc Yếu tố tỉnh lược được gọi là lược tố. Câu chứa lược tố chính là kết ngôn, còn câu làm cơ sở cho việc khôi phục yếu tố tỉnh lược là chủ ngôn. Tùy theo chức năng của lược tố mà trong phép tỉnh lược liên kết có thể tách ra hai trường hợp. * Phép tỉnh lược yếu Tỉnh lược yếu là việc rút bỏ trong câu kết những yếu tố tương ứng có mặt trong câu chủ đề tạo liên kết, sự vắng mặt của những yếu tố lược bỏ này phá vỡ tính hoàn chỉnh nội dung của câu kết nhưng vẫn không ảnh hưởng đến cấu trúc nòng cốt của nó. Ví dụ: “Tôi khệ nệ bựng đặt lên đầu hè. Rồi đem đến một đôi guốc mộc, để bên cạnh” (Ông Ấm – Tô Hoài) Ở ví dụ này, chủ ngữ đã được tỉnh lược ở kết ngôn. Phép tỉnh lược yếu được chia thành các loại sau: - Tỉnh lược bổ ngữ trực tiếp ở câu kết. - Tỉnh lược bổ ngữ (trong cả bổ ngữ trực tiếp) ở câu kết. - Tỉnh lược động từ đi sau trong chuỗi điện thoại ở câu kết. - Tỉnh lược chủ ngữ ở câu kết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 - Tỉnh lược định ngữ của danh từ. * Phép tỉnh lược mạnh Phép tỉnh lược mạnh là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thực hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố làm thành phần nòng cốt, dựa vào sự có mặt của chúng trong chủ ngôn. Ví dụ: “Hai ngƣời đi qua đƣờng đuổi theo nó. Rồi ba bốn ngƣời, sáu bảy ngƣời” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm) Với từ nối “rồi” ở kết ngôn nên kết ngôn có thể tỉnh lược được vị ngữ và thành phần phụ đã có ở chủ ngôn. Căn cứ vào chức vụ cú pháp của yếu tố bị tỉnh lược có thể phân biệt tỉnh lược mạnh thành các kiểu sau: - Tỉnh lược trạng ngữ. - Tỉnh lược chủ ngữ. - Tỉnh lược đại từ ở vị ngữ. - Tỉnh lược vị ngữ. - Tỉnh lược đại từ ở vị ngữ. 1.2.7. Phép nối 1.2.7.1. Khái niệm Khi hai hay nhiều câu nhờ quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng chuyển tiếp mà liên kết được với nhau, ta gọi cách liên kết đó là phép nối. 1.2.7.2. Phân loại phép nối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Căn cứ vào tính chất của các phương tiện nối mà phép nối được chia thành hai loại. * Phéo nối chặt Phép nối chặt là phương thức liên kết của ngữ trực tiếp thuộc thể hiện bằng sự có mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy) hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo) của nó, tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với chủ ngôn. Ví dụ: “Giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng cả loài ngƣời khỏi áp bức, bóc lột, cho nên lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân là nhất trí” (Hồ Chí Minh) * Phép nối lỏng Phép nối lỏng là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà “ngôi” còn lại là chủ ngôn. Ví dụ: “Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở gần đấy nghe tiếng. Thế là, cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra”. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm) 1.3. Vai trò của phép lặp trong liên kết văn bản thơ Lặp là một hiện tượng thường thấy nhất trong các phát ngôn của mọi văn bản. Về mặt sử dụng có thể thấy lặp có khả năng truyền cho văn bản tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. Chính vì vậy nó được dùng phổ biến để lặp các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 thuật ngữ trong văn bản hành chính, văn bản khoa học… Nhưng sự xuất hiện của một từ nào đó sẽ gây ức chế với người đọc và chứng tỏ sự nghèo nàn về vốn từ của người viết. Tuy nhiên, trong các văn bản nghệ thuật phép lặp lại được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Bàn về thơ Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Ngƣời làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhƣng thơ là một tình cảm và lí trí ấy đƣợc diễn đạt bằng những hình tƣợng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên những nhạc điệu khác thƣờng”. Chính vì điều này mà ngôn ngữ thơ có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt nó với ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ kịch. Điểm riêng biệt đó là thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa từ ngữ trên những trang giấy mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ. Tính nhạc là nét đặc thù cơ bản của tác phẩm thơ. Có rất nhiều yếu tố tạo lên tính nhạc cho thơ: cách hợp vần, ngắt nhịp, phối thanh, các biện pháp điệp ngữ, điệp âm… Tuy có ý kiến cho rằng không có vần thì không thể gọi là thơ. Sức mạnh của vần được nhà thơ Xuân Diệu nhận định “Vần, nhịp là gì? Nếu không phải là những cái ngăn cản vờ để tâm hồn trú ngụ. Con ngựa chỉ bất kham khi ngƣời cƣỡi ngựa yếu bóng vía, khi con ngựa lồng lộn đã chịu cƣơng rồi, nó đi nhanh hơn ngựa thƣờng”. Một văn bản liên kết tất yếu phải có lặp ngữ âm, lặp từ vựng, lặp ngữ pháp. Vì các đối tượng của hiện thực luôn nằm trong những mối quan hệ đa dạng khác nhau và được xem xét dưới nhiều góc độ. Để thực hiện những mối quan hệ và những góc độ xem xét ấy, trong một văn bản hình tuyến tất yếu phải sử dụng một trong ba tiểu loại của phép lặp. Chính điều này sẽ tạo ra tính liên kết cho văn bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Có thể nói phép lặp là một biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản văn học. Giá trị nhấn mạnh và biểu cảm của phép lặp được hình thành trong mối quan hệ ngữ cảnh với những từ khác trong chuỗi lời nói. Việc sử dụng phép lặp bao giờ cũng gắn liền với sự tăng tiến hoặc vận động của ý nghĩa cảm xúc. Một điều cần chú ý khi phân tích hiện tượng lặp đó là: về mặt hình thức nó là sự lặp lại , nhưng về nội dung thì hiện tượng đó lại muốn nhấn mạnh một giá trị nào đó mà tác giả muốn gửi gắm. Phép lặp nghệ thuật trong thơ là một sự nhắc lại theo ý đồ của tác giả. Thơ liên kết với nhau theo các dòng thơ, thể hiện một nội dung ngữ nghĩa, một chủ đề, một “tứ” thơ nào đó. Trong giao tiếp ngôn ngữ, nhiều khi có nhiều yếu tố tưởng như “thiếu” (tỉnh lược) và tưởng như “thừa” (lặp). Nhưng sự thiếu và sự thừa đó vẫn đem lại một hiệu ứng ngữ nghĩa riêng. Chúng tôi muốn qua các tác phẩm thơ của Hữu Thỉnh – một nhà thơ nổi tiếng trong thời kì chống Mĩ để khảo sát hiện tượng lặp dưới góc độ phân tích liên kết văn bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Chƣơng 2 PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH 2.1. Lí thuyết về hiện tƣợng lặp 2.1.1. Hiện tƣợng lặp 2.1.1.1. Khái niệm lặp “Lặp là nhắc lại giống y như cái đã có trước” [16, tr. 547]. Hiện tượng lặp được sử dụng một cách có dụng ý trong các văn bản nghệ thuật tạo nên giá trị liên kết và giá trị tu từ. Đó là một dụng ý nghệ thuật, một tín hiệu thẩm mĩ mà chúng ta cần đi sâu khai thác. 2.1.1.2. Các phƣơng thức lặp trong tiếng Việt. “Phương thức lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn nhưng yếu tố đã có ở chủ ngôn” [20, tr. 87]. Căn cứ vào tính chất của lặp tố phương thức lặp chia thành 3 dạng thức: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, lặp ngữ pháp. - Lặp ngữ âm: Là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết, số lượng âm tiết, khuôn vần…) đã có ở chủ ngôn. Ví dụ: “Long lanh đáy nƣớc in trời Thành xây khói biếc non xây bóng vàng” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 (Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Lặp từ ngữ Là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố từ vựng (từ, cụm từ) đã có ở chủ ngôn. Vídụ: “Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xƣa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mƣa giữa trời” (Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa) - Lặp ngữ pháp: Là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những cấu trúc ngữ pháp đã có ở chủ ngôn. Ví dụ: “Của ong bƣớm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đông nội xanh rì Này đây lá của cành tơ lơ phất Của yến anh này đây khúc tình si” (Vội vàng - Xuân Diệu) Như vậy phương thức lặp được chia thành ba dạng thức chủ yếu trong đó lặp từ vựng và lặp ngữ pháp là một bộ phận của phương thức lặp. Trong phạm vi luận văn chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về 2 dạng thức: lặp từ vựng và lặp ngữ pháp để có cái nhìn cụ thể, rõ ràng về hiện tượng này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 2.1.2. Phép lặp từ vựng 2.1.2.1. Khái niệm. Lặp từ vựng đựợc sử dụng như một biện pháp tu từ bằng cách lặp lại một từ hay một cụm từ trong câu hoặc những câu nằm liền nhau nhằm tạo nên một màu sắc tu từ. Lặp vựng là một phương thức liên kết các câu trong văn bản, là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những từ, cụm từ đã có ở chủ ngôn nhằm liên kết và làm nổi bật chủ đề văn bản. 2.1.2.2. Đặc điểm của lặp từ ngữ Việc sử dụng hiện tượng lặp một cách có ý thức trong văn bản đều thực hiện được các chức năng cơ bản của phép lặp nói chung. Đó là chức năng liên kết và chức năng tu từ. Hiện tượng lặp lại có ý thức, có tính chủ động nhằm tạo nên những ấn tượng mới mẻ, nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, một sắc thái biểu cảm nào đó…khi đó phép lặp đã thực hiện được mục đích tu từ. Phép lặp thực hiện được mục đích liên kết khi nó được dùng để tạo nên tính liên kết trong văn bản, tức là giữa các câu có sự liên kết logic một cách chặt chẽ, gắn bó với nhau cả về nội dung và hình thức. Như vậy lặp từ ngữ là một dạng thức liên kết dùng để thực hiện liên kết chủ đề của văn bản. Các nhà nhiên cứu có sự phân loại khác nhau về hiện tượng lặp từ ngữ, chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến đó để có thể làm nổi bật đặc điểm phân loại của hiện tượng này. - Về mặt cấu trúc, cấu tạo lặp từ ngữ được chia làm 4 loại sau: + Lặp nối tiếp: là dạng lặp trong đó từ ngữ được lặp lại đứng liền nhau, nốitiếp nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Ví dụ: “Ngày mai ra trận rồi Ngày mai, ngày mai, nếu chúng mình không trở về Cậu có nhớ lối rẽ vào nhà mình không cậu?” (Trần Đăng Khoa) + Lặp vòng tròn (lặp cuối - đầu): là dạng lặp trong đó từ ngữ ở cuối câu trước được lặp lại ở chữ đầu của câu sau. Ví dụ: “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” (Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm) + Lặp đầu - cuối: là dạng lặp trong đó yếu tố được lặp đứng đầu câu còn yếu tố lặp đứng cuối câu. Ví dụ: “Ăn thì ăn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm” (Ca dao) - Cũng căn cứ về mặt cấu trúc có thể chia hiện tượng lặp từ vựng thành hai loại: lặp đầu và lặp cuối. + Lặp đầu: là việc lặp lại một vài yếu tố ở đầu câu trong một số câu tiếp theo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Ví dụ: “Đội ơn Thầy, đội ơn Má sinh con. Cảm ơn Thầy vƣợt đèo Ngang bất kể! Cảm ơn Má biết yêu ngƣời xứ Nghệ, Nên máu con chung hòa hai miền”. (Cha đằng ngoài, mẹ đằng trong – Xuân Diệu) + Lặp cuối: là việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu trong một số câu tiếp theo. Ví dụ: “Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta” (Đất nƣớc – Nguyễn Đình Thi) - Căn cứ vào kích thước của chủ tố và lặp tố ta có thể chia thành lặp từ và lặp cụm từ. Trong cụm từ ta có thể phân ra lặp hoàn toàn và lặp bộ phận. + Lặp từ: Ví dụ: “Thề xuân dù chẳng vuông tròn, Khóa buồng xuân lại vẫn còn sầu xuân.” (Sầu xuân - Hàn Mạc Tử) + Lặp ngữ:  Lặp hoàn toàn Ví dụ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử)  Lặp bộ phận: Ví dụ: “Trƣớc hết phải có phương pháp học tập đúng đắn. Phương pháp có đúng thì kết quả mới cao” - Căn cứ vào bản chất từ loại của chủ tố và lặp tố có thể chia lặp từ ngữ thành lặp cùng từ loại và lặp chuyển từ loại. + Lặp cùng từ loại: Ví dụ: “Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trƣớc, kiến già theo sau Cầm hƣơng, kiến Đất bạc màu áo tang Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang” (Trần Đăng Khoa) + Lặp chuyển từ loại Ví dụ: “Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong” (Tống biệt hành – Thâm Tâm) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 - Căn cứ vào chức năng làm thành phần phát ngôn của chủ tố và lặp tố có thể chia ra lặp cùng chức năng và lặp chuyển chức năng. + Lặp cùng chức năng: Ví dụ: “Tôi yêu trời nguyệt bạch, Tôi say màu thanh thiên, Tôi ƣng cả thuyền quyên Ở trong pho tình sử” (Cao hứng – Hàn Mạc Tử) + Lặp chuyển chức năng Ví dụ: “Tôi sắp phải đi công tác xa. Nhƣng sức khỏe của tôi quá yếu” Trong các văn bản nghệ thuật, lặp từ vựng chính là một biện pháp nghệ thuật. Giá trị nhấn mạnh và giá trị biểu cảm của lặp từ vựng được hình thành trong mối quan hệ ngữ cảnh với những từ khác trong chuỗi lời nói. Ngoài ra trong các văn bản nghệ thuật lặp từ vựng tự thân nó đã chứa sự lặp ngữ âm nên nó tạo cho văn bản tính nhịp điệu, tính nhạc. Mặt khác khi lặp từ vựng được đẩy tới mức cực đoan nó có tác dụng nhấn mạnh vào hiện tượng được nói tới đồng thời làm nổi rõ sự khác biệt. Một đặc điểm nữa của phép lặp từ vựng trong các văn bản nghệ thuật là nó có thể có dạng liên kết bắc cầu trên khoảng cách tương đối lớn có khi từ đầu đến cuối văn bản. Chính sự liên kết bắc cầu ấy là chìa khóa để chúng ta hiểu thêm văn bản. Đồng thời chỉ trong văn bản nghệ thuật lặp từ vựng mới phát huy được đầy đủ khả năng tu từ học của mình đặc biệt là với thơ ca. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Một văn bản liên kết tất yếu phải có lặp từ vựng. Đây chính là hệ quả do mâu thuẫn giữa tính hình tuyến của văn bản và tính nhiều chiều của hiện thực đưa ra. Sở dĩ có điều này là do các đối tượng của hiện thực luôn nằm trong các mối quan hệ đa dạng khác nhau và được xem xét dưới nhiều góc độ. Để thực hiện những mối quan hệ và những góc độ xem xét ấy, trong một văn bản tính hình tuyến bắt buộc đối tượng phải xuất hiện nhiều lần tức là tên gọi của đối tượng phải lặp lại. Vì thế ở bất kì một chuỗi phát ngôn nào thì lặp từ vựng xuất hiện cũng có tính liên kết văn bản. Khi sử dụng lặp từ vựng cũng như khi phân tích lặp từ vựng cần luôn luôn ý thức rằng về hình thức nó là sự lặp lại, nhưng về nội dung thì nó là sự nhấn mạnh và mở rộng ý. 2.1.3. Phép lặp ngữ pháp 2.1.3.1. Khái niệm lặp ngữ pháp Lặp ngữ pháp là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lai trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ mà chủ ngôn đã sử dụng. 2.1.3.2. Đặc điểm của lặp ngữ pháp Sự tương ứng về cấu trúc cú pháp đã tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn cho văn bản. Chính nhờ các phát ngôn trong văn bản lặp ngữ pháp nên đã tạo ra sự liên két nội dung, mà rõ nhất là liên kết chủ đề. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn, có thể phân loại phép lặp ngữ pháp thành bốn tiểu loại: lặp đủ, lặp thiếu, lặp thừa, lặp khác. - Lặp đủ: là toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ các thành ph ần của nó được lặp lại hoàn toàn ở kết ngôn . Ví dụ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 “Hoa thơm thì nín lặng Hƣơng thơm thì bay lan” (Sáng trăng – Hàn Mạc Tử) - Lặp thiếu: là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận trọng kết ngôn . Ví dụ: “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ” (Từ ấy – Tố Hữu) - Lặp thừa: là ngoài cấu trúc của chủ ngôn , trong kết ngôn còn chứa thêm một bộ phận nào đó của chủ ngôn không có . Ví dụ: “Lắng nghe trăng giải bên thềm Lắng nghe trăng giải bên thềm… ái ân!” (Bao la sầu – Lưu Trọng Lư) - Lặp khác : là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có bộn phận đượ c lặp lại trong kết ngôn. Ví dụ: “Những manh buồn xơ xác phủ vai gầy Những chân run bấm ngót trên đƣờng lầy” (Xuân đến – Tố Hữu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 2.2. Đôi nét về ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học. Ông tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1976. Hữu Thỉnh là học viên đầu tiên của trường viết văn Nguyễn Du, từng đảm nhiệm các chức vụ: Trưởng ban thơ, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, Phó Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ…Tác phẩm chính đã xuất bản: Âm vang chiến hào (thơ, in chung, 1976); Đường tới thành phố (trường ca, 1979); Từ chiến hào tới thành phố (thơ ngắn, trường ca, 1985); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung, 1985); Thư mùa Đông (thơ, 1994); Trường ca biển (trường ca, 1994); Thơ Hữu Thỉnh (thơ tuyển, 1998); Sức bền của đất (trường ca, 2004); Thương lượng vói thời gian (thơ 2005)…. Có lẽ bạn đọc đến với thơ Hữu Thỉnh trước nhất qua những vần thơ về chiến tranh. Là người trực tiếp cầm súng nên ông có điều kiện thấm thía hơn ai hết chân giá trị của dân tộc và của mỗi người được đem ra thử thách với cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng cũng vô cùng oanh liệt. Khi viết “Đường tới thành phố”, bút lực của Hữu Thỉnh vô cùng dồi dào. Cấu trúc từng chương, từng khúc vừa có hình tượng thơ độc lập, lại có những liên kết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Hữu Thỉnh đã phơi bày trước mắt bạn đọc một trận mạc không mấy tô hồng: “Gạo chỉ mang đủ mƣời ngày còn dành mang súng Còn mang thuốc Còn mang nhau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Mang bao nhiêu tai biến dọc đƣờng” Đôi khi có những vần thơ đọc lên mà ta thấy người làm thơ không nhờ cậy chút nào vào sức mạnh của liên tưởng. Chỉ nhìn, nghe và nghi lại những gì hiện ra trước mắt mình vậy mà vẫn rất thơ: “Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trƣờng Sơn Ngƣời sốt rét hát cho ngƣời sốt rét Đƣờng ngổn ngang đƣờng đất còn cháy khét Cây mát cho ngƣời ngƣời mát cho nhau” Nhịp thơ ngắt làm đôi, đều đặn mà không phân cách. Ý thơ được nối liền nhân đôi, nhân ba lên tạo cho câu thơ ngân nga, vang sâu. Bên cạnh những câu thơ hết sức chân thực về cuộc chiến tranh oanh liệt của dân tộc đó, Hữu Thỉnh vẫn sáng tạo nên những câu thơ rất giàu mỹ cảm. Đó là những câu thơ mô tả những người lính đảo trên bãi cát mép đảo: “Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững Họ cứ ngồi nhƣ chum vại hứng mƣa” Hoặc những câu thơ trữ tình về cuộc đời người mẹ trong quá khứ buồn khổ: “Mẹ đành gọi bán lúa non Liềm hái buồn quang gánh cũng buồn Rơm rạ sang làm khói bếp nhà ngƣời” Cũng như bao trí thức và văn nghệ sĩ chân chính, khi cuộc sống bước sang thời kì đổi mới Hữu Thỉnh cũng có những thay đổi trong ngôn ngữ thơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 của mình. Nhà thơ mặc dù hướng tới cái cổ điển nhưng ngôn ngữ thơ vẫn đạt được độ liên tưởng, sinh động: “Tôi ngồi nhặt sỏi đếm buồn Gió đi tìm khói chon von mấy đồi” Ngoài ngôn ngữ thơ chân thực, giàu liên tưởng Hữu Thỉnh còn có những vần thơ rất súc tích nhưng vẫn đạt được ý tứ sâu và sức liên tưởng thật rộng: “Chƣa viết giấy đã cũ Chƣa viết sông đã đầy Đám cƣới đi qua có ngƣời đứng khóc” Ngay cả những bài thơ tình yêu, đáng lẽ ra thường viết dài để giãi bày được nhiều song Hữu Thỉnh cũng sử dụng ngôn từ rất ngắn gọn: “Chúng ta buồn cũng vì nhau Trời thấy vậy cho mùa xuân trở lại” Nói đến ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh không thể không nhắc đến những vần thơ tình chan chứa cảm xúc nhưng lại chất chứa chuyện nhân tình thế thái: “Trái đất chẳng rộng đâu Ta hoang dại, dƣới mặt trời Lấy tình yêu làm mái nhà che chở” Hay: “Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồn một chút đã cô đơn” Hữu Thỉnh vẫn tiếp tục con đường thơ của mình bằng một bản lĩnh sống và một bản lĩnh sáng tạo. Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 nghệ thuật tạo hình, sử dụng ngôn ngữ, và tài cấu trúc bài thơ của tác giả. Con đường thơ của Hữu Thỉnh chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp tục, bởi khi suy nghĩ về thơ tác giả có bộc bạch: “Tôi rất tin: Thơ là kinh nghiệm sống”. 2.3. Kết quả khảo sát và thống kê phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh 2.3.1. Kết quả khảo sát phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh 2.3.1.1. Lặp từ Như đã trình bày ở cơ sở lí luận hiện tượng lặp từ vựng được các tác giả phân loại khác nhau bởi họ nhìn nó ở các góc độ khác nhau. Trong đề tài này để hướng tới tính liên kết của văn bản chúng tôi tiến hành khảo sát theo tiêu chí của Trần Ngọc Thêm: - Tiêu chí cấu tạo ngữ pháp - Tiêu chí về vị trí của yếu tố lặp Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp của yếu tố lặp, chúng tôi phân loại, thống kê hiện tượng lặp trong thơ Hữu Thỉnh thành 2 loại: lặp từ và lặp ngữ. Số liệu cụ thể được thống kê qua bảng dưới đây: Phân loại Lặp từ Lặp ngữ Tổng Số phiếu 225 152 377 Tỉ lệ % 59,7% 40,3% 100%  Lặp từ Căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ chúng tôi tiếp tục phân chia hiện tượng lặp từ thành các tiểu loại sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 - Lặp danh từ Danh từ là những từ gọi tên sự vật, sự việc. Sự vật có thể là người hoặc các sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Chúng tôi nhận thấy lặp danh từ là một hiện tượng phổ biến trong thơ Hữu Thỉnh. Số lượng chứa lặp danh từ là 107/225 lần chiếm 47,6% Ví dụ: “Anh giở bức hình chụp những năm còn trẻ Anh ngó ngơ nhƣ một kẻ xa lạ” (Một lần lỡ hẹn) Ví dụ: “Ƣớc gì gửi cát cho em nhỉ Để cát mang về những dấu chân Những đêm xô cát đi tuần đảo Gió cát lùa ngang trắng áo quần” (Gửi từ đảo nhỏ) - Lặp động từ. Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật hay sự việc. Trong thơ Hữu Thỉnh sau danh từ thì lặp động từ được sử dụng với số lượng lớn thứ hai: 35/225 lần chiếm 15,5% Ví dụ: “anh tôi mất sau loạt bom tọa độ mất chỉ còn cách nƣớc một vài gang” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 (Phan Thiết có anh tôi) Ví dụ: “các chiến sĩ quen nghĩ bằng trận đánh quen hi sinh, quen đột biến từng giờ họ làm nên những chiến trƣờng giông bão” (Xuân 1975) - Lặp tính từ Tính từ là những thực từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự việc. Theo thống kê số phiếu thu được của hiện tượng lặp tính từ khiêm tốn chỉ có 6/225 lần chiếm 2,6%. Ví dụ: “Đƣờng ngổn ngang đƣờng đất còn cháy khét Cây mát cho ngƣời , ngƣời mát cho nhau” (Tiếng hát trong rừng) - Lặp phó từ Phó từ là hư từ, hầu như không có ý nghĩa từ vựng cụ thể. Chúng thường diễn đạt các ý nghĩa phạm trù, ý nghĩa thời thể, ý nghĩa mức độ, ý nghĩa số lượng… Chúng tôi thống kê có 19/225 lần lặp chiếm 8,4%. Ví dụ: “suối cứ âm thầm nuôi lớn biển cứ âm thầm chảy xiết với thời gian” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 (Khúc một: Bàn đạp) Ví dụ: “đời vật vờ trôi nổi những nén nhang, những mâm bông mâm trái nƣớc lã đổ đi, nƣớc lã lại đem thờ” (Chương 5: Tự do) - Lặp kết từ Kết từ là những hư từ cú pháp chuyên dùng để nối kết các từ, các câu và biểu hiện mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần được nối kết ấy. Trong thơ Hữu Thỉnh chúng tôi thống kê có 15/225 lần lặp, chiếm 6,6%. Ví dụ: “Tôi với chiến sĩ xe tăng cầu Chaki tắm mát Một số anh thì đuổi nhau trên cát Một số anh thì đổ dế hái hoa” (Sau trận đánh) Ví dụ: “cánh lính trẻ lại tha hồ đƣợc dịp tƣởng tƣợng bằng cái vốn mang theo tất cả bắt đầu bằng nhịp chèo cắt nƣớc đồng chí quê mạn ngƣợc quả quyết ngƣời lái đò có vạt áo chàm tƣơi” (Chuyến đò đêm giáp ranh) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 - Lặp trợ từ Trợ từ là những từ có mặt trong câu để nhấn mạnh hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc cho người nói. Qua quá trình khảo sát chúng tôi thống kê có 9/225 hiện tượng lặp sử dụng kết từ chiếm 4,0%. Ví dụ: “những chiếc xe tăng đòi anh nguyên vẹn những vết thƣơng đòi anh lành lặn” (Một lần lỡ hẹn) Ví dụ: “mang thơm nức những triền sông cây quả đến những đảo xa những quả trứng giập giờn giữa sóng những nhớ thƣơng không ở ngoài tầm” (Hồi âm) - Lặp số từ Số từ là những từ biểu thị ý nghĩa số. Xét theo đối tượng phản ánh trong nhận thức và tư duy, ý nghĩa số vừa có tính chất thực (khái niệm số thường gắn với khái niệm thực), vừa có tính chất hư (không tồn tai như những._. ở thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 đại đó cũng cảm nhận được ngọn lửa của lòng quyết tâm, của một ý chí và nghị lực sẽ tin tưởng và một ngày mai chiến thắng. Mỗi cấu trúc câu được lặp lại như một lời thúc giục các chiến sỹ hãy tiến lên về phía trước bằng tất cả sức lực và lòng quyết tâm dành độc lập. Ví dụ: “Anh đi hái rau và đôi khi lại vấp Anh còn lại sau những lần thay quân Sau những lần hổ vồ Sau những lần voi đuổi Sau bữa canh nấm độc cào gan Giặc đổ quân vào hậu cứ sƣ đoàn Hất anh qua biên giới Thêm một chỗ ngồi thƣ thả bóc măng” (Những người mới đến) Lời thơ vang lên có lúc thấy như thể hiện một nỗi niềm suy tư, một lời tâm sự nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc, lúc lại thấy xót xa cho chính số phận của mình. Chính cách lặp ngữ pháp (phép lặp thiếu) như muốn khắc sâu sự sống còn giữa còn và mất chỉ trong gang tấc. Chiến tranh là khắc nghiệt vậy đó, nhưng mỗi người lĩnh vẫn luôn phải vượt lên trên tất cả: “sau lần hổ vồ”, “lần voi đuổi”, “canh nấm độc cào gan” để sống và chiến đấu. Lời thơ lúc quyện chặt lúc nhấn mạnh, lúc dồn dập dứt khoát, cất lên như những nét nhạc trầm bằng giai điệu ngôn từ. Nó đã để lại một khoảng lặng trong lòng người đọc về một cuộc chiến tranh ác liệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 3.2.2. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị nhận thức Theo từ điển tiếng Việt thì nhận thức là: “quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, vậy giá trị nhận thức là những giá trị đem lại cho con người sự hiểu biết”. Đọc những trang thơ của Hữu Thỉnh ta nhận thấy nó mạng lại cho người đọc những giá trị nhận thức mới. Đó là những dấu ấn khó quên của tác giả trong những năm đánh giặc gian khổ và anh hùng của đất nước. Mỗi bài thơ phần nào đó hé mở cho người đọc rất nhiều hiểu biết về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, những bên cạnh đó vẫn có những cảm xúc lãng mạn, hiện thực đan xen. Ví dụ: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa Táo bạo, táo bạo hơn nữa Hành khúc các binh đoàn hất kẻ thù ra biển” (Khúc 3: Thần tốc) Ở ví dụ trên cấu trúc câu được lặp lại hoàn toàn. Ngoài ra trong từng câu từ ngữ được lặp lại “thần tốc” “táo bạo” và đứng nối tiếp nhau. Điều này giúp chúng ta cảm nhận một khí thế chiến trận qua từng chữ, từng câu trong đoạn thơ. Tác giả đã rất khéo léo sử dụng phép lặp ngữ pháp để không mất công miêu tả nhưng vẫn mang lại giá trị ngữ nghĩa mà mình muốn truyền đạt tới người đọc. - Lặp ngữ pháp có tác dụng khẳng định rõ ràng, dứt khoát một việc cụ thể. Ví dụ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 “Thêm một ngƣời bị cắm cọc bêu đầu Thêm một ngƣời bị lôi đi mất tích Thêm một ngƣời bị chụp ảnh lăn tay Thêm một làng bị quăng bom hủy diệt” (Khúc 1: Bàn đạp) Ở ví dụ trên cấu trúc câu lặp lại thuộc nhóm lặp thiếu theo mô hình: A-B- C. A-B-D. Cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận được lặp lại trong kết ngôn. Mỗi phát ngôn được nhắc lại có một phần khác nhau: “cắm cọc bêu đầu” “lôi đi mất tích” “chụp ảnh lăn tay” “quăng bom hủy diệt”. Chính điều này đã cho phép thoát khỏi sự gò bó chặt chẽ của lặp đủ, cho phép sử dụng cấu trúc phát ngôn một cách uyển chuyển tuy nhiên vẫn giữ được tính cân đối của nó. Với cách làm này Hữu Thỉnh như muốn khắc sâu những tội ác mà bọn chúng đã gây ra. Hành động như xảy ra một cách liên tục, không ngừng: cuộc càn sẽ không bao giờ dứt cho đến khi nhổ cộng sản sạch trơn Ví dụ: “còn ao ước nào hơn tự do và đoàn tụ vào rừng lấy mật và đẵn gỗ thương mẹ và yêu con còn hạnh phúc nào hơn Tổ quốc” (Những người mới đến) Trong ví dụ trên cấu trúc câu được lặp lại nhưng có sự tham gia của lặp từ vựng (hư từ). Các cấu trúc câu không hoàn toàn cân đối về mặt hình thức: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 lặp nhưng có chêm xen ở câu thứ 3. Không câu nệ sự sai biệt đôi chút về một thành phần nào đó nhưng chính cách lặp này vẫn mang lại sự khẳng định về những ao ước rất giản dị nhưng cũng rất thiêng liêng của người lính. Ngoài ra trong đoạn thơ trên còn có sự tham gia của lặp bắc cầu nhờ vào sự hỗ trợ của của các cặp lặp ngữ pháp xen kẽ nhau. Chính sự tương đồng về mặt vị trí này đã giúp cho đoạn thơ có sự liên kết chặt chẽ hơn. Sự khẳng định bằng cách lặp lại cấu trúc đó có sức thuyết phục hơn về những ao ước, hạnh phúc của những người lính trong kháng chiến. Ví dụ: “Sau bản Đông giải phóng vài ngày Tôi với chiến sỹ xe tăng cầu Chaki tắm mát Một số anh thì đuổi nhau trên cát Một số anh thì đổ dế, hái hoa Các anh không nói nhiều về chiến thắng những ngày qua Chỉ mong mƣa cho đồng bào gieo lúa” (Sau trận đánh) Trong ví dụ trên cấu trúc câu được lặp lại cũng thuộc nhóm lặp khác. Nhờ việc sử dụng phép lặp ngữ pháp (lặp khác) tác giả đã sử dụng cấu trúc phát ngôn một cách uyển chuyển khắc họa được việc làm của những chiến sĩ sau những trận đánh: “đuổi nhau trên cát”, “đổ dế, hái hoa” mới thật sự hồn nhiên biết bao. Sau những căng thẳng, nguy hiểm của cuộc chiến họ lại trở về hòa mình vào thiên nhiên, đắm mình trong những giây phút tinh nghịch của tuổi thơ. Ví dụ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 “khi anh lên ôm bộc phá lao lên khi anh xuống dìu đồng đội ngã khoảng cách giữa hai chớp lửa không kịp cho anh khoét một căn hầm” (Khúc 2: Mở cửa) Trong ví dụ trên cặp từ đối chọi nhau về nghĩa lên/xuống được sử dụng trong cấu trúc câu lặp lại đã giúp việc biểu đạt được sự đối lập giữa hai hành động thêm rõ ràng. Chủ thể hành động là “anh” nhưng tham gia hai hành động trong vị trí đối chọi nhau. Hữu Thỉnh đã rất khéo léo sử dụng cách lặp ngữ pháp để nhấn mạnh vào hành động của đối tượng nhưng không gây ra cảm giác đơn điệu mà vẫn xây dựng lên hình tượng của một người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. - Lặp ngữ pháp để phủ định một điều gì đó. Ví dụ: “Con đƣờng chỉ một con đƣờng thôi Anh không ngại phong thư có những dòng dang dở Anh không ngại đỉnh đèo những thân cây gục đổ Anh không ngại nghìn hôm chẳng được thấy em Trong cuộc chiến tranh này Đừng để ngƣợng với nhau khi gặp mặt Lại trận bom tụt đằng sau tháp pháo của ta rồi” (Ý nghĩ không vần) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Bài thơ chính là những “ý nghĩ không vần” của người chiến sĩ trên con đường chiến dịch. Cả ba câu trên đều có kiểu cấu tạo chủ ngữ - vị ngữ. Tuy nhiên thành phần vị ngữ ở mỗi phát ngôn vẫn có một phần khác nhau riêng: C-không ngại V. Mặc dù có sự khác nhau này nhưng chúng thuộc nhóm lặp cân vì thế vẫn tạo ra sự liên kết giữa các câu. Đoạn thơ hướng về nội dung đó là sự phủ định của người chiến sĩ trước những khó khăn trong cuộc hành quân vì dân tộc này. Anh dường như đã bỏ lại sau những trăn trở trong cuộc sống để hướng về mục tiêu chung đó là Tổ quốc. Ví dụ: “Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím Sóng chẳng đi đến đâu Nếu không đƣa em đến Dù sóng đã làm anh Nghiêng ngả Vì em” (Thơ viết ở biển) Cấu trúc câu thơ được lặp lại hoàn toàn nhưng thuộc nhóm lặp khác. Tuy nhiên vẫn giữ được sự cân đối của các phát ngôn liên kết. Ta thấy phần giao (bộ phận lặp lại) chính là bộ phận chủ yếu để tạo nên sự liên kết. Ở hai câu thơ trên chủ thể là hai đối tượng khác nhau nhưng đều có một hành động chung đó là sự phủ định “không phải là” sau đó đến sự lặp lại của hư từ “mà” và đến bộ phận được lặp lại nhưng khác nhau về ngữ nghĩa. Tuy nhiên sự khác nhau đó không ảnh hưởng gì đến cấu trúc của đoan thơ mà trái lại còn làm cho lời thơ uyển chuyển, nhịp nhàng hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 - Lặp ngữ pháp có tác dụng kích thích, thúc dục. Ví dụ: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa Táo bạo, táo bạo hơn nữa hành khúc các bình đoàn hất kẻ thù ra biển ta nghe nhật lệnh – lửa mặt trời” (Khúc 3: Thần tốc) Cấu trúc thơ được lặp lại tạo ra một khí thế chiến đấu: nhanh chóng, bừng bừng. Lời thơ như thúc dục, khích lệ những người lính phải cố lên dù con đường phía trước là gian khổ, hiểm nguy. Ví dụ: “anh đang ở bên này thành phố cách một mệnh lệnh cách một trận đánh cách một cây cầu, cách một đêm nay đèn thành phố hắt lên áo anh soi rất rõ từng chiếc khuy sứt mẻ thành phố càng gần càng không dám nghĩ nhiều đến mẹ” (Tờ lịch cuối cùng) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Khoảng cách giữa chiến tranh và tự do không xa. Điều này được diễn tả bằng một loạt cấu trúc được lặp lại. Nhưng ở đây đã có sự đan xen giữa phép tỉnh lược và phép lặp. Tuy nhiên điều này không hề chứa đựng sự mâu thuẫn mà là một trong những biện pháp tránh lặp từ vựng mà vẫn tạo ra sự liên kết giữa các câu về mặt ngũ pháp. Còn về mặt ngữ nghĩa có tác dụng thúc dục, kích thích tinh thần của các chiến sĩ trong những ngày cuối cùng sắp tiến vào thành phố. - Lặp ngữ pháp để miêu tả sự việc Ví dụ: “Giặc đổ quân sau rừng ủi và đốt cây thở dài trên đất tàn tung bay “cán gáo” thõng đôi càng Man rợ xoáy Đóng đinh vào chân tóc Bởi rừng lên” (Một lần lỗi hẹn) Đọc những câu thơ trên chúng ta như cảm nhận rõ hơn, sâu sắc hơn về sự ác liệt của chiến tranh. Cấu trúc câu được lặp lại như muốn khắc sâu vào tâm trí bạn đọc những hành động dã man, điên cuồng của quân thù. Bên cạnh sự lặp lại về ngữ pháp còn kéo theo sự lặp lại về số lượng âm tiết nhưng không đứng liền kề nhau mà cách quãng nhau: câu trên 5 âm tiết thì câu dưới 3 âm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 tiết. Cứ thế tạo thành từng cặp một miêu tả một cách chân thực sự tàn khốc của chiến tranh. - Lặp ngữ pháp có tác dụng biểu thị sự tồn tại Ví dụ: “hai mƣơi năm anh em khó nhận ra mình ngƣời trong ảnh bây giờ là tƣ lệnh khoảng cách cách giữa anh và bức ảnh có bao quãng đường những bà mẹ tiễn con đi có lầy lội quãng đường sau rút Huế có băn khoăn trước hứa hẹn chưa thành” (Một lần lỡ hẹn) Bài thơ là sự hồi tưởng của một người chiến binh đã từng tham gia cuôc chiến tranh thần kì của dân tộc. Giờ đây trong anh tràn đầy những kỉ niệm khi nhìn lại bức ảnh xưa, kí ức lại dội về: hình ảnh người mẹ tiễn con ra trận, là quãng đường sau khi rút, là những băn khoăn trăn trở chưa thực hiện được. Cấu trúc câu lặp lại càng làm cho những hồi tưởng hiện ra rõ ràng, cảm xúc tràn ngập về một quãng đời của tuổi trẻ gian khổ nhưng đầy ý nghĩa. 3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị miêu tả Miêu tả là “Dùng ngôn từ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc, hoặc thế giới nội tâm của con người” (Từ điển tiếng Việt – trang 628). Thơ là biểu hiện của cái đẹp (giá trị thẩm mĩ). Thơ là tiếng hát đẹp nhất để ca ngợi cái đẹp: ngôn từ đẹp, hình tượng con người và hình tượng thiên nhiên đẹp, cấu trúc bài thơ đẹp…Thơ Hữu Thỉnh đã tạo nên ấn tượng khó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 phai trong lòng độc giả. Bởi đó là sự trải nghiệm của ông với cuộc sống nên nó xúc cảm trần đời hơn. Ví dụ: Chúng tôi tuốt phồng tay Chúng tôi còn tuốt nữa Hạt thóc nhằn ấm cả đêm suông đất rừng mênh mông đất núi mênh mông đất nhiều thế mà hiếm hoi hạt thóc” (Thứ hoa đẹp nhất) Xét ví dụ trên ta thấy câu lặp thuộc nhóm lặp đủ: A-B-C. A-B-C. Toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ các thành phần của nó được lặp lại hoàn toàn ở kết ngôn lại càng làm cho không gian của núi rừng thêm “mênh mông”. Chính sự lặp đủ này đã kéo theo sự cân đối về ngữ âm mà trước hết là về số lượng âm tiết (4 âm tiết) và sự lặp lại của từ vựng “đất”, “mênh mông”. Chính điều này đã tạo ra hiệu quả cao cho việc miêu tả được thành công. Người đọc cảm nhận được khoảng không mênh mông không có giới hạn đang hiện ra trước mắt như muốn thách thức lòng người. Ví dụ: “- ngã tƣ, đƣờng tự do, rẽ trái Chiến sĩ nhẩm trong đêm Có lẽ sao rất dày và sáng Có lẽ gió rất rộng và thơm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 ừ có thể và còn nhiều thứ nữa tất cả đáng yêu và đáng quan tâm nhƣng chúng tôi không hề có thời gian (Tờ lịch cuối cùng) Cả hai câu trong ví dụ trên đều có chung một kiểu cấu tạo cú pháp. Chính điều này đã kéo theo sự cân đối về số lượng âm tiết (7 âm tiết) và từ vựng “có lẽ” “rất” “và”. Giữa những câu thơ không cân đối nhau về mặt hình thức tác giả đã xen vào giữa hai câu thơ cân đối nhau về mặt cấu trúc cú pháp có tác dụng nhấn mạnh vào vấn đề mà mình muốn nói tới gây ra sự chú ý đối với người đọc và tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ: thiên nhiên không chỉ được miêu tả bằng những tính từ chỉ mức độ mà còn được cảm nhận bằng khứu giác. Ví dụ: “Con cá chày bắt mồi tẩm ngẩm Con cá bống bộp chộp háu ăn Cả đám mây trắng ngần Cũng bắt mồi nhấp nháy” (Câu cá trên bờ sông SêPôn) Hai câu thơ lặp cú pháp trên đều có kiểu cấu tạo C - B - V. Cấu trúc câu được lặp lại càng khiến người đọc nhận ra bút pháp miêu tả rất tinh tế của tác giả. Mặc dù sự lặp lại cân đối nhưng không hề tạo nên sự đơn điệu trong miêu tả. Thực sự phải có một khả năng quan sát rất nhạy bén tác giả mới phát hiện ra được những đặc tính của từng loài cá một cách chính xác đến vậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 3.2.4. Lặp ngữ pháp tạo giá trị biểu cảm Thơ luôn bộc lộ mình bằng chính ngôn ngữ của đời sống một cách trực tiếp mà không có sự hỗ trợ nào của cốt truyện, tình huống…Từ tiếng nói quen thuộc của đời sống, ngôn ngữ thơ đã mang lại rất nhiều những sắc thái biểu cảm bất ngờ. Ví dụ: “Chi bộ họp những cánh tay xóc nảy Đất nƣớc mình dài rộng của mình đây Bao nhiêu thành phố đã đi qua Bao nhiêu cánh đồng, bao nhiêu khuôn mặt Bao nhiêu cuộc đời gọi ta về kịp Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy” (Khúc ba: Thần tốc) Xét ví dụ trên ta thấy cấu trúc câu được lặp lại vừa là lặp đủ, vừa lặp thiếu. Ta thấy câu đầu tiên có có liên kết lặp thiếu với câu hai và câu ba, nhưng lại có liên kết lặp đủ với câu thứ tư. Thực ra những câu thơ trên có nguồn gốc là lặp đủ nhưng ở đây kết ngôn thứ hai và thứ ba đã tách thành hai phát ngôn nhằm mục đích nhấn mạnh và biểu cảm. Về mặt ngữ nghĩa thì chính điều này đã giúp cho người đọc cảm nhận được nhịp hối hả, khẩn trương trên con đường tiến về thành phố của những người lính. Nó đã tạo ra một khí thế hừng hực, thần tốc trong những giờ phút quan trọng của đất nước. Có thể thấy con đường chiến dịch thật dài nhưng trái tim của mỗi ngừời vẫn luôn thao thức đập, nhịp đập của khát khao của hi vọng. Ví dụ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 “Ta nhìn lên trời, trời dậy ta khát khao Ta đi trong rừng, rừng nuôi ta dài rộng Mẹ dõi theo ta thức khuya dậy sớm Nắm cơm chiến hào xúc động quá sao Mai Một đoạn thơ ngắn nhưng Hữu Thỉnh đã có dụng ý tạo ra những cấu trúc cú pháp được lặp lại với số lượng khá nhiều. Ở phát ngôn thứ nhất cấu trúc câu lặp đủ và thuộc nhóm lặp cân. Sự lặp đủ này kéo theo sự cân đối về số lượng âm tiết (9 âm tiết) và lặp từ vựng “ta” “trời” “rừng” đứng ở vị trí nối tiếp nhau. Còn ở phát ngôn thứ hai thuộc nhóm lặp thiếu. Phần không lặp ở đây là chủ ngữ, tuy nhiên vẫn có liên kết lặp ngữ pháp với những phát ngôn phía sau. Xét về mặt ngữ nghĩa thì chính cách lặp này đã mang đến cho tâm hồn người đọc ấn tượng sâu sắc về chiều sâu của cảm xúc, những cung bậc của tâm trạng: đó là những phấp phỏng, trăn trở, băn khoăn của người lính trước giờ ra trận. Trong cái căn hầm chật hẹp đó những ý nghĩ miên man cứ xâm chiếm trong tâm hồn mỗi chiến sĩ. Nhưng có một điều chắc chắn luôn thường trực là chỉ ngày mai thôi họ sẽ tiến về thành phố dành lại tự do. Ví dụ: “các anh về làm một cơn giông lớn làm sáng lên gƣơng mặt phố phƣờng theo các anh rừng núi trở về các anh về nhƣ núi những người yêu của những người yêu niềm trông đợi của những niềm trông đợi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 những nụ cƣời dƣới vành mũ sáng trƣng thành phố hả hê đung đƣa bồng bột” (Tự do) Trong ví dụ trên xét về mặt liên kết những câu thơ lặp cấu trúc kia thuộc nhóm lặp đủ và kéo theo sự lặp lại của những ngữ danh từ “những ngƣời yêu” “những niềm trông đợi” và kết từ “của”. Chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau và làm tăng hiệu quả liên kết của hai phát ngôn. Còn xét về mặt ngữ nghĩa cấu trúc câu thơ lặp lại giúp người đọc nhận ra sự tăng tiến trong cảm xúc của nhân dân khi các chiến sĩ của ta tiến vào thành phố và tăng tính biểu cảm cho lời thơ. 3.2.5. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị liên kết Liên kết là một nội dung quan trọng, chủ yếu của văn bản. Liên kết của văn bản có hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung. Trong liên kết nối dung tách ra làm hai hình thức: liên kết chủ đề và liên kết logic. Giữa hai mặt liên kết nội dung và hình thứccó mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nôi dung được thể hiện bằng một hệ thống các phuơng thức liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung. Trong thơ Hữu Thỉnh không chỉ lặp ngữ âm và lặp từ ngữ mới có tác dụng liên kết mà lặp ngữ pháp cũng có tác dụng liên kết. Có thể nói lặp ngữ pháp là một một dạng thức liên kết phổ biến và không thể thiếu trong thơ Hữu Thỉnh. Chính hiện tượng lặp ngữ pháp đã làm cho các câu, các đoạn được liên kết hướng nội, liên kết hướng ngoại tạo cho tác phẩm trở thành một văn bản hoàn chỉnh thống nhất về mặt nội dung lẫn hình thức. - Liên kết hướng nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Được chia làm hai cấp độ, đó là liên kết hướng nội ở cấp độ câu và liên kết hướng nội ở cấp độ đoạn thơ. + Liên kết hƣớng nội ở cấp độ câu Liên kết hướng nội ở cấp độ đoạn thơ là sự tổ hợp các yếu tố trong cấu trúc nội bộ của câu thơ để xác lập nên một câu. Ở cấp độ này cấu trúc câu được lặp lại được nằm trong cấu trúc của một câu. Thành phần ấy có thể là thành phần chính hoặc thành phần phụ của câu. Giữa yếu tố lặp lại và các yếu tố khác của câu phải có mối quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa và nội dung. Khi đó câu văn sẽ trở thành đoạn văn có nội dung hoàn chỉnh điều đó cũng có nghĩa là câu văn đã có liên kết hướng nội khi nó chứa hiện tượng lặp ngữ pháp. Ví dụ: “Nắng chẳng giữ cho ta, mây chẳng giữ cho ta” (Tự do) Trong câu thơ trên được chia làm hai vế rõ ràng ngăn cách nhau bởi dấu phẩy. Mỗi vế là một cụm C – V có thể tồn tại độc lập nếu tác giả tách ra. Tuy nhiên cách làm này của tác giả đã tạo ra sự liên kết bền chặt hơn giữa chính các vế trong cùng một câu thơ. Không những thế giữa các vế câu còn có sự lặp lại của cụm từ “chẳng giữ cho ta” và đó chính là phần giao nhau của hai phát ngôn. Chính điều này đã tạo nên cấu trúc nội tại gắn kết hai vế của câu thơ, làm cho câu thơ không hề rời rạc mà gắn kết chặt chẽ có tác động qua lại với nhau, không tách rời nhau, nhấn mạnh bổ sung ý nghĩa cho nhau. + Liên kết hƣớng nội ở cấp độ đoạn thơ ở cấp độ này. Liên kết hướng nội ở cấp độ đoạn thơ là cấu trúc nội bộ của đoạn liên kết hướng ngoại của câu thơ là liên kết hướng nội của đoạn thơ. Đó là các cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 trúc câu xuất hiện trong những câu liền kề nhau (lặp đủ, lặp thừa, lặp thiếu, lặp khác) tạo ra sự liên kết chủ đề trong đoạn thơ. Ví dụ: “năm năm trời anh nhìn chị trong đêm chị gặp anh mà không hay anh ốm mập gặp anh mà không hay anh đen trắng ra sao chỉ nghe giọng anh mỗi ngày nặng xuống” (Khúc 1: Bàn đạp) Trong đoạn thơ trên cấu trúc câu đựợc lặp lại thể hiện sự liên kết hướng nội ngay trong nội bộ một đoạn thơ. Tuy nhiên cấu trúc câu lặp lại thuộc nhóm lặp thiếu: thiếu chủ ngữ nhưng ta vẫn thấy phần thiếu này được xem như dùng chung cho cả phát ngôn và có liên kết lặp ngữ pháp với nó ở phía sau. Mỗi câu thơ vang lên là một lần người đọc thấy xót xa cho số phận của những con người trong chiến tranh. - Liên kết hướng ngoại Cũng được thể hiện ở hai cấp độ đó là liên kết hướng ngoại ở cấp đọ câu và liên kết hướng ngoại ở cấp đọ đoạn thơ. + Liên kết hƣớng ngoại ở cấp độ câu. Được hiểu là mối quan hệ gắn bó giữa câu đó với các câu xung quanh. Liên kết hướng ngoại ở cấp độ câu chính là liên kết ở cấp độ đoạn thơ nhờ hiện tượng lặp mang lại. Ví dụ: “nếu sáng ra anh nhìn thấy cỏ tức là anh nhìn thấy mẹ và em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 tức là anh được đến với người yêu anh chỉ thở mà không cần phải nói” (Tờ lịch cuối cùng) Việc lặp lại cấu trúc câu đã tạo ra sự liên kết hướng ngoại ở cấp độ đoạn thơ. Mỗi câu thơ được lặp lại là một sự khẳng định con đường đi tới tự do đang đến gần với người chiến sĩ. + Liên kết hƣớng ngoại ở cấp độ đoạn thơ Được thể hiện ở mối quan hệ giữa các đoạn thơ với nhau hay giữ đoạn thơ đang xét với các đoạn xung quanh. Trong thơ Hữu Thỉnh để thể hiện sự liên kết hướng ngoại ở cấp độ đoạn thơ thì lặp ngữ pháp được tác giả sử dụng là một trong những phương thức liên kết chủ đạo. Mối liên kết giữa các đoạn thơ có thể ở dạng bắc cầu trên một khoảng cách lớn từ câu đầu của đoạn này tới câu đầu của đoạn kia, hoặc câu cuối của đoạn này tới câu cuối của đoạn kia. Ví dụ: “Ngày mai chúng mình tiến vào thành phố Đêm nay mẹ lại nhắc chúng mình đây Mẹ cả nghĩ và bố thƣờng ít nói Lúa đồng mình mỏi mắt vẫn chƣa hoe Năm thì ngắn mà tháng ba dài thế Nhìn trong nhà rộng rãi đến là lo Ngày mai chúng mình tiến vào thành phố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Chẳng có cách chi báo tin cho mẹ mẹ đỡ lo, đỡ thấp thỏm đôi bề ba đứa con có mặt trong này mấy cuộc chiến tranh mẹ gánh cùng một lúc” (Tờ lịch cuối cùng) Xét ví dụ trên ta thấy, câu thơ “ngày mai chúng mình tiến vào thành phố” được lặp lại ở đầu của đoạn thơ kế tiếp. Điều này khiến cho chủ đề của đoạn thơ thống nhất với nhau: đó là nỗi trăn trở của những đứa con khi bước vào những giai đoạn quyết định thì điều đầu tiên họ nghĩ đến là gia đình: thương mẹ, thương bố còn nhiều lo toan, vất vả dồn xuống hai vai mà không có ai gánh vác. Ví dụ: “Em cứ tô đậm nữa đi em tô thật đậm để hiện ra đất nước sớm mai em bổ con lợn đất bao nhiêu niềm vui sẽ tỏa dƣới chân em sẽ hiểu đất nƣớc mình dành dụm. …………………………………… Em cứ tô thật đậm nữa đi em tô thật đậm để hiện ra đất nước hiện ra ngày chúng ta hằng mong ƣớc đất nƣớc theo em ra ngõ một mình”. (Tờ lịch cuối cùng) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Trong ví dụ trên hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất được lặp lại ở đầu của đoạn thứ hai. Cấu trúc câu được lặp lại ở đây thuộc nhóm lặp thiếu: thiếu chủ ngữ. Nhưng điều đó không hề làm cho hai đoạn thơ rời rạc, thiếu sự liên kết mà nhờ vào sự liên kết hướng ngoại đã làm cho hai đoạn vừa có sự liên kết nội dung vừa có sự liên kết hình thức. 3.3. Tiểu kết Qua việc tìm hiểu phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh, chúng tôi nhận thấy đây là một nét riêng rất độc đáo góp phần tạo nên phong cách của nhà thơ. Và sự giải thích phong cách của một nhà thơ chính là sự phân tích những cấu trúc làm thành và xác định hệ thống cụ thể: - Hiện tượng lặp từ vựng trong thơ Hữu thỉnh đã góp phần tạo tính nhạc và tạo nhịp điệu hài hòa cho câu thơ. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị miêu tả cho tác phẩm, đồng thời còn nhấn mạnh, trình bày để duy trì chủ đề cho văn bản, tô đậm hình ảnh, hình tượng và còn tạo ra giá trị biểu cảm gây nên những xúc cảm trong lòng độc giả và diễn đạt chính xác tư tưởng tác giả. Lặp từ vựng còn tạo nên mối liên kết vững chắc cho tác phẩm. - Hiện tượng lặp ngữ pháp tạo nên một nhịp điệu thơ rất riêng, ngoài ra còn có tác dụng biểu thị sự tồn tại, miêu tả sự việc, kích thích thúc dục hành động…Lặp ngữ pháp tạo sự liên kết vững chắc trong cấu trúc bài thơ và những nét đẹp riêng ở tính nghệ thuật đã gây hứng thú đối với người đọc, người nghe. Nói chung phong cách nghệ thuật của một nhà thơ là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật. Và trong thơ Hữu Thỉnh nét riêng ấy được chúng ta phát hiện ra qua sự lặp đi, lặp lại của từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 KẾT LUẬN Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ về phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp vào việc nghiên cứu hai hiện tượng này trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành phố” trong thơ Hữu Thỉnh, công trình của chúng tôi tập trung vào việc khảo sát, thống kê, miêu tả và phát hiện các giá trị, các đặc điểm cách sử dụng mà tác giả đã dùng. Sau một quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: 1. Hữu Thỉnh là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong sáng tác nghệ thuật. Bên cạnh những hình thức nghệ thuật mà tác giả lựa chọn trong sáng tác như đối, liên tưởng, tuyến tính,….để tạo tính liên kết cho văn bản thì hiện tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp được ông sử dụng một cách có ý thức và xem nó như một thủ pháp nghệ thuật để sáng tác. 2. Quá trình tiến hành khảo sát, thống kê tần số sử dụng, cũng như đặc điểm cơ bản của hai hiện tượng này trong thơ Hữu Thỉnh cúng tôi nhận thấy: sự xuất hiện của hai hiện tượng này trong thơ Hữu Thỉnh khá nhiều. Ta bắt gặp hầu hết hiện tượng này xảy ra trong các câu, các khổ thơ của một bài. Trong đó, chủ yếu xuất hiện kiểu lặp đầu, lặp cuối, lặp cách quãng và lặp từ. Những kiểu lặp này đã tạọ nên nét đắc sắc nghệ thuật và sự liên kết trong văn bản. 3. Lặp từ vựng và lặp ngữ pháp góp phần không nhỏ vào việc tạo giá trị nghệ thuật cho thơ Hữu Thỉnh: Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp đã góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ, đây là một dấu hiệu hình thức quan trọng để khu biệt giữa thơ và văn xuôi. Lặp từ vựng vừa góp phần tạo nên giá trị nhận thức, giá trị miêu tả cho tác phẩm để nhấn mạnh về hành động, đối tượng, thời gian,….và giá trị biểu cảm để khắc sâu vào tâm trí người đọc, người nghe những cung bậc khác nhau của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 tình cảm, đồng thời diễn đạt chính xác tư tưởng của tác giả. Lặp từ vựng và lặp ngữ pháp còn góp phần tạo nên sự liên kết hướng nội và liên kết hướng ngoại của câu, của đoạn trong bài thơ, đồng thời thắt chặt chủ đề giữa câu này với câu kia, đoạn này với đoạn kia của tác phẩm. 4. Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp chắc chắn còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đến trong luận văn. Chúng tôi mong muốn có dịp mở rộng phạm vi nghiên cứu cả phép lặp ngữ âm để có cái nhìn tổng thể về phép lặp mà Hữu Thỉnh đã sử dụng một cách có ý thức trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Luận văn đã cố gắng giải quyết những vấn đề đặt ra, nhưng trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để hoàn thiện luận văn tốt hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (II), NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Đỗ Hữu Châu (2000), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐHSP, Hà Nội 4. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Đại học & THCN, Hà Nội. 5. Lê Cận, Nguyễn Quang Ninh (1996), tiếng Việt 9, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), NXB Đại học & THCN, Hà Nội. 7. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB GD, Hà Nội. 9. Nguyễn Chí Hoà (2000), “Một vài đặc điểm của phát ngôn có phần dư được hình thành bằng phương thức lặp”, Ngữ học Trẻ „99, Hội Ngôn ngữ học VN, NXB Nghệ An, tr. 43 - 47. 10. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt : Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ Văn học,NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Trần Đăng Khoa (2004), Thơ Trần Đăng Khoa, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 13. Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán (2001), tiếng Việt (tập 2), NXB GD, Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Nội. 14. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 Phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15. Đinh Trong Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2004), Phong cách học tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội. 16. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 17. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 18. Hữu Quỳnh (1996), Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 19. Hữu Quỳnh (1979), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 20. Trần Ngọc Thêm (1999, tái bản), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói, NXB Giáo dục, Hà Nội. 22. Hoài Thanh, Hoài Chân (2003), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học. 23. Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm Tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội. 24. Hữu Thỉnh (1985), Từ chiến hào tới thành phố, NXB Văn học, Hà Nội. 25. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Phạm Văn Tình (2002), Phép tỉnh lƣợc và ngữ trực thuộc tỉnh lƣợc trong tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9444.pdf
Tài liệu liên quan