Lời nói đầu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển các phương thức sản xuất. Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Trong đó sự vận động , phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện thông qua trình độ của các yếu tố
11 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 13754 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phép biện chứng về sự phát triển của Lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp thành : trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kĩ năng lao động của con người , trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.Trên thực tế những yếu tố đó không thể thiếu đối với bất kì một nền sản xuất nào.Và bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải chú trọng phát triẻn toàn diện lực lượng sản xuất. Để làm rõ hơn ý nghĩa của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của nền kinh tế và vận dụng nó vào sự phát triển kinh tế ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghã xã hội, sau đây em xin nêu một số vấn đề về “phép biện chứng về sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
Từ việc nghiên cứu vấn đề trên ta có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của lượng sản xuất đối với sự phát triển của sản xuất nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung, để từ đó có những tư duy và biện pháp đúng đắn, phù hợp góp phần phát triển hơn nữa lực lượng sản xuất ở nước ta, đặc biệt trong điều kiện nước ta đang trong quá trình gia nhập kinh tế quốc tế. Đó vừa là điều kiện vừa là thách thức đối với nền kinh tề của chúng ta. qua đó rút ra những hướng đi phù hợp cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và nền kinh tế đất nước.
Trong quá trình viết bài viết này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS Đoàn Quang Thọ đã qiúp đỡ em hoàn thành bài viết. Đồng thời cảm ơn trung tâm thư viện trường ĐH Kinh tế quốc dân đã cung cấp cho em thêm tư liệu để em thực hiện bài viết đầy đủ hơn.
Vấn đề phép biện chứng về sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
I.Lý luận chung về phép biện chứng sự phát triển của lực lượng sản xuất .
1. Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất.
Từ khi xuất hiện con người đã tiến hành các hoạt động khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…Để tiến hành các hoạt động nói trên trước hết con người phải tồn tại. Muốn tồn tại con người phải thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại và các thứ cần thiết khác. Để có những thứ đó con người phải tạo ra chúng, tức là con người phải tiến hành hoạt động sản xuất. Trong quá trínhản xuát con người không ngừng tác động đến tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên. Tự nhiên cung cấp cho con người tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển, đồng thời con người lại cải biến tự nhiên theo mục đích của mình. Như vậy con người và tự nhiên luôn có mối quan hệ ràng buộc không thể tách rời nhau hình thành nên lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất.
2.Sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất.
Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội bao gồm: sức lao động và tư liệu sản xuất, hay nói một cách chung nhất gồn yếu tố người và những yếu tố vật của quá trình sản xuất. C. Mac cho rằng cùng với tư liệu lao động, đối tượng lao động cũng thuộc về tư liệu sản xuất, còn trong tư liệu lao động tức là tất cả những yếu tố vật mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động như công cụ lao động nhà xưởng, phương tiện vận tải, kho chứa, đất đai…thì vai trò quan trọng hơn cả thuộc về công cụ lao động. Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất. Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, với những phát minh sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử. Muốn đánh giá trình độ phát triển của xã hội thì phải căn cứ vào chỉ tiêu quan trọng, đó là tư liệu lao động vì tư liệu lao động là cơ sở quyết định sự phát triển của sản xuất ở mọi thời đại. Vì vậy C. Mac đã khẳng định: “ Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào”
Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người. Công nhân và người lao động được ví như “lực lưọng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại”. Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất với khả năng cải tiến công cụ lao động cũ đồng thời chế tạo ra những công cụ lao động mới. Con người với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người không ngừng phát triển. Ph. Ăngghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì một mình tư liệu lao động, dù là cơ giới hay bất kì tư liệu nào khác cũng không đủ,mà cần có những con người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó. Những tư liệu lao động được tạo ra từ trước có sức mạnh đến đâu và đối tượng lao động có phong phú như thế nào nhưng thiếu những con người có kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, thói quen lao động và tri thức thì cũng không có tác dụng.
Ngoài những vai trò không thể phủ nhận của người lao động và công cụ lao động thì đối tượng lao động cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Con người chỉ có thể dùng công cụ lao động để biến khả năng lao động của mình thành hiện thực và tạo ra những vật phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình trên cơ sở những công cụ lao động nhất định.
Ngày nay trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ thì khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển của khoa học gắn lion với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát ra đời những nghành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới. Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất, trở thành yếu tố không thể thiếu được của sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thức khoa học. Có thể nói: khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
3. Vai trò của lực lượng sản xuất trong sự vận động và phát triển của xã hội
Lịch sử loài người được đánh dấu bằng những cái mốc quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Sau bước bước ngoặt sinh học, sự xuất hiện công cụ lao động đánh dấu bước ngoặt khác trong sự chuyển từ vượn thành người, từ sự kiếm sống theo bản năng sinh học sang hoạt động lao động thích nghi với tự nhiên và dần dần cải tạo tự nhiên. Trải qua quá trình lao động con người không ngừng hoàn thiện bản thân, tích luỹ nghiệm, chế tạo ra những công cụ lao dộng mới góp phần nâng cao tác động của con người đối với tự nhiên. Từ công cụ lao động thô sơ trong giai đoạn sản xuất nông nghiệp cổ truyền kéo dài hàng nghìn năm loài người đã chuyển sang giai đoạn sản xuất công nghiệp lớn, cơ khí hoá.Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn này không chỉ giới hạn ở việc tăng một cáh đáng kể số lượng cá công cụ đã có, mà chủ yếu là ở việc tạo ra những công cụ lao động hoàn toàn mới sử dụng những nguồn năng lượng thiên nhiên khác nhau thay thế nguồn năng lượng cơ bắp của con người. Nhờ vậy mà con người đã chuyển một cách đáng kể những lao động nặng nhọc sang cho máy móc, có điều kiện để phát triển các năng lực khác của mình. Hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự bắt đầu một giai đoạn mới của nền văn minh loài người. Trên cơ sở của nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí, nhờ các tri thức của khoa học hiện đại trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật như toán học, điều khiển học, lý thuyết thông tin, sinh học…mà nền kỹ thuật cơ khí đang chuyển sang nền kỹ thuật tự động hoá với cơ sở của nó là sử lý thông tin và tự động hoá điều khiển. ở giai đoạn tin học hoá, lực lượng sản xuất của xã hội sẽ có những biến đổi về chất. Những máy tính điện tử hiện đại, những robot thông minh, những thiết bị điều khiển tự động là những công cụ đác lực và hết sức có hiệu quẳchcs chắn sẽ còn có thêm những biến chuyển mới. Đi kèm với sự phát triển ngày càng cao của máy móc, thiết bị thì yếu tố con người cũng phải không ngừng hoàn thiện. Đẻ ứng dụng những công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề cao, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để làm chủ được những máy móc hiện đại, khai thác tối đa hiệu quả của các thiết bị sản xuất góp phần đẩy nhanh sản xuất tạo ra năng suet lao động xã hội ngày càng tăng. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng đã làm mở rộng thêm đối tượng lao động. Đối tượng lao động là những nguồn nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên: khoáng sản, dầu mỏ…và những nguồn không thể tái tạo được có xu hướng giảm xuống. Đồng thời với đó là các nguyên vật liệu nhân tạo ngày càng đước sử dụng nhiều đẻ thaythế các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt. Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến lực lượng sản xuất, làm biến đổi cơ bản về cơ cấu và chất của lực lượng sản xuát. Qua các giai đoạn phát triển kế tiếp nhau, lực lượng sản xuất của giai đoạn trước được kế thừa và nâng cao, bổ xung ở giai đoạn sau, cùng song song tồn tại với những lực lượng sản xuất mới trong những điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước khác nhau.
4.Vai trò của quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng với sự phát triển của lực lượng sản xuất .
Về vai trò của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại khi nó không phù hợp sẽ là yếu tố cản trở, kìm hãm sự phát đó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản zuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “tạo ra địa bàn đày đủ’cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Quan hệ sản xuất có thể tác động đến lực lượng sản xuất bởi vì nó trực tiếp qui định hệ thống lợi ích kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Mà sự phát triển của nền sản xuất xã hội phụ thuộc vào nhiều yéu tố trong đó lợi ích kinh tế của người lao động là động lực trực tiếp. Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện của quan hệ sản xuất được phản ánh trong ý thức thành động cơthúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế. Quan hệ sản xuất qui định mục đích của sản xuất, ảnh hưởng đến lợi ích và thái độ của người lao động trong sản xuất. Do đó có thể nói quan hệ sản xuất có vai trò không nhỏ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Những yếu tố thuộc về kiến trúc thượng tầngcũng có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tếvà do đó không thể tránh khỏi cái ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Kiến trúc thượng tầng bao gồm những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, tôn giáo, nghệ thuật…cùng với những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước, đảng phái, cá đoàn thể xã hội…Trong các yếu tố đó thì chính trị có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Một thể chế chính trị ổn định và thống nhất sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nó tạo điều kiện thúc đẩy mỗi người sáng tạo, phát huy hết khả năng của mình trong sản xuất kinh doanh và sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển hơn nữa.
Tóm lại, những yếu tố thuộc về cấu trúc của lực lượng sản xuất phải dược phát triển tương xứng với vai trò của từng yếu tố. Bên cạnh đó những yếu tố thuộc về quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng cũng có tác dụng to lớn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy phép biện chứng về sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải phát triển đồng thời các yếu tố trênđẻ đảm bảo sự hoàn thiện ngày càng cao của lực lượng sản xuất.
II. Biện chứng về sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
1. Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội.
Khi nghiên cứu hình thái kinh tê xã hội C. Mac tin tưởng rằng hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa một khi đã hết tiềm năng rồi thì tất yếu sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Như vậy trong quan niệm của Mac hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là hình thái có sau chủ nghĩa tư bản, là xã hội có sâx hội có nền sản xuấthàng hoá phát triển cao độ, là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Đây chính là tiến trình phát triển tự nhiên của lịch sử. Nhưng ở một số nước kém phát triển giai cấp vô sản đã nắm chính quyền và hướng theo con đường xây đựng xã hội theo lí tưởng cộng sản chủ nghĩa. C. Mac không loại trừ khả năng có thể rút ngắn bớt thời kì thai nghén trong quá trình phát sinh các giai đoạn phát triển tự nhiên của xã hội, nhưng khi bàn về phương thức sản xuất, khi trình bày lý thuyết về hình thái kinh tế xã hội của mình không bao giờ C. Mac coi nhẹ vai trò của lực lượng sản xuất hay tuyệt đối hoá quan hệ sản xuất bởi vì lực lượng sản xuất mới là cái quyết định, mới là cái thúc đẩy sự ra đời của quan hệ sản xuất. Điều đó có nghĩa là những nước kém phát triển về lực lượng sản xuất, chưa trải qua giai đoạn phát triển cao của hình thái tư bản chủ nghĩa thì không thể trực tiếp chuyển sang trạng thái cộng sản chủ nghĩa. Điều này đã được V.I.Lênin tìm ra hướng đi thích hợp bằng các hình thức trung gian, quá độ, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Vậy lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ chưa cao, cần được củng cố và phát triển hơn nữa cả về số lượng lẫn chất lượng để khi đủ điều kiện sẽ phát triển lên một hình thái xã hội cao hơn.
2. Đặc điểm nước ta khi đi lên chủ nghĩa xã hội.
ở nước ta hiện nay, chúng ta đang ở trong tình trạng kế thừa những lực lượng sản xuất vừa nhỏ nhoi, vừa lạc hậu so với trình độ chung của thế giới, hơn nữa trong một thời gian khá dài những lực lượng ấy lại bị kìm hãm, phát huy tác dụng kém. Bởi vậy Đại họi lần thứ VI của Đảng đặt ra nhiệm vụlà phải tìm cách “giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả giúp đỡ của quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất”. Mặt khác chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển khoa học công nghệ, đòi hỏi chúng ta phải có sự lựa chọn khôn khéo để vừa tận dụng cái vốn có vừa nhanh chóng tiếp thu những cái mới do thời đại tạo ra.
Thực tế hiện nay, nhiều nghành sản xuất công cụ thủ công vẫn đang là chủ yếu, lao động cơ bắp nặng nhọc vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ tuy tỷ lệ có tăng song tốc độ tăng còn chậm, do đó tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất cao khoảng 80%. Mặt khác có sự đan xen của những trình độ phát triển khác nhau trong từng yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Bởi vậy song song với tình trạng lạc hậu, trong một phạm vi nhất địnhchúng ta đã bắt đầu thực hiện việc tự động hoá, sử dụng những công cụ điều khiển tự động hiện đại. Đối tượng lao động cổ điển là chủ yếu đang được bổ sung thêm bằng những đối tượng mới của thời đại cách mạng công nghệ như những sản phẩm và vật liệu tổng hợp mới, những quy trình công nghệ mới và những dạng năng lượng mới. Ttrong thời kỳ nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì có những điều kiện khách quan đòi hỏi phải có sự tiến hoá, sử dụng những tư liệu, những công cụ thích hợp, thông dụng, chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc nắm vững những tiên tiến nhất, những công cụ lao động hiện đại nhất. Với thực trạng nước ta hiện nay không thể đi ngay vào trình độ cao nhất và hiện đại nhất nhưng trong từng lĩnh vực riêng biệt cụ thể, ở một công đoạn, một xí nghiệp hay một nghành nào đó, có thể và cần làm như vậy để tạo nên sức trội, tạo ra sự kích thích có sức lôi kéo và cũng là sự chuẩn bị cho bước phát triển mới.
3. Vấn đề xây dựng lực lượng sản xuất ở nước ta.
Trong xây dựng lực lượng sản xuất thì yếu tố con người đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển nói chung. Với tư cách là chủ thể của mọi quan hệ thì yếu tố con người cần phải được chú trọng phát triển một cách đúng mức. Trong việc xây dựng con người phải coi “con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đầu tư cho con người phải chiếm vị trí ưu tiên, gắn chiến lược phát trển con người với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Phát triển con người cả về thể lực và trí lực, nâng cao lý tưởng và đạo đức cách mạng.
Yếu tố khoa học công nghệ góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của sản xuất nói chung và vào sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng. Đảng và nhà nước ta đã xác định phải đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động khoa học công nghệ, đẳy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Từng bước đổi mới trang thiét bị sản xuất theo hướng hiện đại, tiếp thu những thành tựu về khoa học công nghệ mà thế giới đã đạt được đồng thời không ngừng học hỏi, chuyển giao khoa học công nghệ với các nước ngoài.
Cùng với quá trình ứng dụng công nghệ vào sản xuất thì các nghành, nghề cũng được chuyên môn hoá với một mức độ nhất định từ đó dẫn đến những thay đổi trong phân công lao động xã hội. Do máy móc hiện đại được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp thay thế cho lao động cơ bắp nặng nhọc của người nông dân vì thế lao động trong nông nghiệp giảm xuống đồng thời lao động trong các nghành công nghiệp và dịch vụ lại tăng lên. Đây là xu thế tất yếu, khách quan đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới.
Để phát triển lực lượng sản xuất một mặt phải chú trọng phát triển các yếu tố thuộc về bên trong lực lượng sản xuất, mặt khác cần phải xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp. Đại hội Đảng VI của Đảng cộng sản Việt Nam, đại hội mở đầu quá trình đổi mới của đất nước đã ý thức được điều này và đã có một tổng kết mang ý nghĩa triết học quan trọng, đó là:“lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Điều này nói lên rằng quan hệ sản xuất không những phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà bộ phận hợp thành quan hệ sản xuất: quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý phải phát triển đồng bộ tương xứng với nhau thì mới tạo điều kiện cho lực lượng sẩn xuất phát triển. Mac nói rằng:“ những quan hệ sản xuất mới cao hơn không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muổitong lòng bản thân xã hội cũ”. Do đó muốn có một quan hệ sản xuất mới phù hợp thì trước hết phải đặt nền móng trước cho nó từ trong lòng xã hội cũ, nghĩa là nhà nước phải trực tiếp đứng ra can thiệp, có biện pháp điều chỉnh phù hợp các mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội để đảm bảo lợi ích kinh tế mà vẫn tạo được cơ sở cho sự phát triển mới.
4. Nhà nước và các chính sách phát triển lực lượng sản xuất.
Nhận thấy tầm quan trọng của ;ực lượng sản xuất đối với sự phát triển sản xuất, đặc biệt trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách thích hợp để góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, tránh được sự tụt lùi so với tốc độ biến đổi nền kinh tế thế giới. Trước hết là chính sách phát triển nguồn lực con người vì con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội mà hơn nữa nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử của chính mình- lịch sử xã hội loài người. Để thực hiện mục tiêu phát triển qui mô và cơ cấu nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng cả về thể lực và trí lực, tính năng lao động xã hội, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế nhà nước đề ra các giải pháp :
Đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, nghành học.
Đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề đủ điều kiện sử dụng máy móc hiện đại trong quá trình sản xuất
Nâng cao chất lượngvà hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
Xây dựng con người Việt Nam kết hợp với quá trình đổi mới kinh tế xã hội
Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của nhà nước trong quá trình xây dựng con người
Tiếp đó là vấn đề phát triển khoa học công nghệ. Những thành tựa khoa học công nghệ không những đẩy nền sản xuất lên cao mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực trong sản xuất. Các chính sách cụ thể là :
Đẩy mạnh nghiên cứa khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
Đẩy nhanh ứng dụng chuyển giao kĩ thuật tiến bộ và thành tựu khoa học công nghệ cho nông nghiệp nông thôn
Triển khai cơ chế phát triển các hướng công nghệ cao : công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, cơ khí điện tử và tự động hoá
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình cải tiến công nghệ, nhập công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào
Những chính sách của nhà nước đã và đang phát huy hiệu quả trong tiến trình phát triẻn đất nước, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu qủa của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế. Đây chính là một trong những tiền đề phát triển trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Kết luận
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia do hoàn cảnh mỗi nước là khác nhau, điều kiện khách quan tác động không giống nhau do đó trình độ phát triển của mỗi quốc gia có sự khác biệt. Nhưng nói cho cùng thì mỗi quốc gia muốn phát triển sản xuất thì yếu tố phát triển lực lượng sản xuất là không thể thiếu được. Đối với nước ta quá trình này sẽ là điều kiện để phát triển sản xuất trong công cuộc xây dựng kinh tế của thời kì quá độ.Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp, do đó vấn đề phát triển lực lượng sản xuất đặt ra như một đòi hỏi khách quan . Thực tế trong thời gian qua, nước ta đã xây dựng phương án phát triển trong đó nhân tố con người được đặt lên vị trí trung tâm đồng thời nhà nước cũng có chính sách phát triển các nguồn lực khác :khoa học công nghệ, điều tiết phân công lao động xã hội, để tạo tiền đề cho sự phát triển lực lượng nsản xuất. Những năm gần đây tuy lực lượng sản xuất ở nước ta đã có những bước phát triển mới nhưng vẫn còn thua xa trình độ của thế giới. Do vậy trong thời gian sắp tới yêu cầu phát triển lực lượng xuất đòi hỏi cần có những ưu tiên xứng đáng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình Triết học Mac-Lênin
Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lênin
Nhà xuất bản chính trị quốc gia
3.Một số vấn đê về triết học- con người- xã hội
GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn
Nhà xuất bản khoa học xã hội
4. Triết học Mac- Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá
TS. Vũ Thiện Vương
Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0393.doc