Tài liệu Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng, phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái: ... Ebook Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng, phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng, phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN TRIẾT HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
”Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.
Vận dụng, phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay”.
Sinh viên thực hiện:Ngô Văn Huy
Lớp: QTKD Thương Mại 48C
Giáo viên hướng dẫn:
Hà Nội, tháng 5/2007
LỜI MỞ ĐẦU
Ph¸t triÓn kinh tÕ lµ ®ßi hái tÊt yÕu víi mçi quèc gia nÕu c¸c quèc gia ®ã kh«ng muèn bÞ suy vong , th«n tÝnh . Tõ gi÷a thÕ kû 20 ®Õn nay , cïng víi sù ph¸t triÓn nh vò b·o cña khoa häc vµ c«ng nghÖ , kinh tÕ c¸c níc ph¸t triÓn rÊt m¹nh mÏ ®ång thêi m«i trêng sèng cña con ngêi còng ®· bÞ tµn ph¸ hÕt søc nÆng nÒ. VÊn ®Ò nan gi¶i ®îc ®Æt ra t¹i nhiÒu quèc gia hiÖn nay lµ : lµm thÕ nµo t¨ng trëng kinh tÕ m¹nh mµ kh«ng tµn ph¸ m«i trêng tù nhiªn . §Ó gi¶i quyÕt vÊn ®Ò nµy, t¨ng trëng kinh tÕ ph¶i kÕt hîp víi b¶o vÖ m«i trêng sinh th¸i . C¬ së lý luËn cho vÊn ®Ò nµy ®óng ®¾n nhÊt chØ cã thÓ lµ triÕt häc M¸c – Lªnin . Do ®ã , tiÓu luËn nµy ®îc lµm víi môc ®Ých : ph©n tÝch râ mèi liªn hÖ biÖn chøng gi÷a t¨ng trëng kinh tÕ vµ b¶o vÖ m«i trêng sinh th¸i dùa trªn c¬ së nguyªn lý vÒ mèi liªn hÖ phæ biÕn cña triÕt häc M¸c - Lªnin vµ viÖc thùc hiÖn vÊn ®Ò nµy ë ViÖt Nam ta.
Tuy nhiªn , trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu cßn nhiÒu thiÕu sãt , em rÊt mong nhËn ®îc sù gãp ý vµ chØnh söa cña c« .
1. Nguyªn lý vÒ mèi liªn hÖ phæ biÕn
1.1. Khái niệm
Từ xa xưa con người luôn có khát vọng tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, vén bức màn bí mật chi phối đời sống tự nhiên và xã hội. Do đó con người luôn thắc mắc:các sự vật, hiện tượng và các quá trình có mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?
Trong lịch sử triết học, có rất nhiều câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi đó. Đối với vấn đề thứ nhất, có hai quan niệm lớn sau: theo chủ nghĩa duy vật siêu hình thì cho rằng sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tồn tại trong trạng thái biệt lập tách rời nhau,hết sự vật này đến sự vật khác, giữa các sự vật không có mối liên hệ hoặc nếu có liên hệ chỉ là liên hệ bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Một số ít người theo quan điểm này cho rằng: các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú song các hình thức liên hệ khác nhau không có hình thức chuyển hoá lẫn cho nhau. Đối lập với quan điểm trên thì chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập khác nhau nhưng đều có sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn cho nhau. Ví dụ như: môi trường của một đất nước không chỉ tác động tới đời sống kinh tế - xã hội ở nước đó mà còn làm cho môi trường thế giới thay đổi theo, vì môi trường của một đất nước là một bộ phận của môi trường thế giới. Từ đó các hoạt động của con người, giới tự nhiên cũng bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều .
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm đều cho rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người. Các nhà duy vật biện chứng đã có quan điểm hoàn toàn khác với các quan điểm trên.Họ cho rằng tuy các sự vật, hiện tượng vô cùng phong phú, đa dạng nhưng chúng thống nhât với nhau ở tính vật chất.Nhờ có tính thống nhất đó,chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn cho nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng đã khẳng định: liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại,sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vât, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới .
1.2. Tính chất của mối liên hệ.
Mối liên hệ giữa bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có những đặc điểm chung đó là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Trước hết, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là tất yếu, khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng ấy. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có mối liên hệ với bên ngoài. Bởi như đã nói, thế giới vật chất là vô hạn, không sinh ra, không mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Con người không thể quyết định các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ hay không.
Thứ hai, mối liên hệ còn mang tính phổ biến. Vì mối liên hệ của các sự vật,hiện tượng mang tính khách quan nghĩa là sự vật, hiện tượng nào cũng có mối liên hệ nên mối liên hệ có tính phổ biến. Một ví dụ điển hình là: trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay và những vấn đề như ô nhiễm môi trường sinh thái, bùng nổ dân số, bùng phát các dịch bệnh như: HIV, cúm gia cầm,…thì đòi hỏi các nước phải có sự hợp tác với nhau. Mối liên hệ dù biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt nhưng chúng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Những hình thức liên hệ riêng rẽ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu nhửng vấn đề chung nhất, bao quát nhất của thế giới.
Thứ ba, đó là tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ khác nhau.Vì thế giới vật chất vô hạn, các sự vật, hiện tượng trong đó cũng muôn hình, muôn vẻ nên mối liên hệ cuả chúng cũng mang tính đa dạng. Do vậy bên trong một sự vật, hiện tượng cũng có thể có nhiều mối liên hệ. Như mỗi con người sống trong một gia đình, ngoài mối liên hệ bên trong với các thành viên trong gia đình thì mỗi thành viên đều có mối liên hệ bên ngoài với mỗi cá nhân khác, với tập thể trong xã hội. Vì vậy mối liên hệ của chúng ta rất phong phú, đa dạng. Mối liên hệ có thể chia thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp,…Tuy nhiên sự phân chia các cặp chỉ mang tính chất tương đối. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật. Cụ thể như: nếu xét mối liên hệ giữa các công ty, xí nghiệp là những chủ thể độc lập kinh doanh trên một đất nước thì chúng có mối liên hệ bên ngoài, còn nếu xét tổng quan nền kinh tế đất nước, chúng là những bộ phận đóng góp, xây dựng nền kinh tế đất nước nên mối liên hệ của chúng lúc này là mối liên hệ bên trong.
Mặc dù việc phân loại chỉ mang tính tương đối nhưng nó cho ta xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi loại mối liên hệ. Thông qua đó, con người có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
1.3. Ý nghĩa của nguyên lý
Như ta đã biết, vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến nên trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện. Do đó, khi nhận thức bất kì một sự vật, hiện tượng nào, chúng ta phải nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua giữa lại các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại của chính sự vật đó với các sự vật khác. Đây chính là quan điểm toàn diện. Có như vậy, sự vật mới được nhận thức đúng đắn. Để nhận xét một con người, chúng ta không thể chỉ nhận xét con người đó qua mối quan hệ với chính chúng ta mà phải thông qua các mối quan hệ khác, cả môi trường của họ nữa. Khi đó ta mới có được cái nhìn bao quát nhất, khách quan nhất về người đó. Đồng thời quan điểm toàn diện còn đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt được từng mối liên hệ, xác định được vị trí, vai trò của chúng trong sự vận động, phát triển và tồn tại của sự vật. Trên cơ sở đó, trong hoạt động thực tiễn, ta có các phương pháp tác động phù hợp vào sự vật, đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt, chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác, phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại.
Từ nội dung của nguyên lý đòi hỏi chúng ta đi nghiên cứu xem xét sự vật phải có quan điểm. Quan điểm này yêu cầu phải xem xét tất cả các mối liên hệ vốn có của sự vật nhưng không được đặt các mối liên hệ có vai trò vị trí ngang nhau. Cần xác định cho được đâu là những mối liên hệ bản chất tất yếu bên trong và đâu là những liên hệ bên ngoài không bản chất để từ đó có kết luận chính xác về bản chất của sự vật.
2. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái .
2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
2.1.1. Đánh giá tổng quan về nền kinh tế Việt Nam qua các thời kì
2.1.1.1. Thời kì kinh tế bao cấp ( 1976 – 1985 ):
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976), Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã thông qua những mục tiêu cho xây dựng và phát triển kinh tế cả nước. Đó là: nhanh chóng đưa Việt Nam thoát khỏi một nước nghèo nàn, lạc hậu, biến Việt Nam thành một nước công – nông nghiệp hiện đại. Đường lối cải tạo XHCN trước hết là ở các tỉnh phía Nam và đường lối công nghiệp hoá XHCN trên phạm vi cả nước.
Từ 1976-1981, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của nước ta là 1,43% /năm. So với năm 1976, tổng sản phẩm xã hội năm 1980 tăng 4,2%. Còn riêng trong giai đoạn 1981-1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 42,3%, bình quân tăng 7,3%/năm. Nền kinh tế nước ta đã đạt được một số thành tựu: hàng trăm công trình xây dựng tương đối lớn trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, văn hoá xã hội…đã được xây dựng trên khắp các miền của đất nước đã góp phần phát triển thêm một bước lực lượng sản xuất. Tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân đã được tăng lên đáng kể, so với năm 1976 thì năm 1980 là 129,2% và năm 1985 là 205,3%. Đã khắc phục được một phần lớn hậu quả chiến tranh, nhất là ở các tỉnh phía Nam, thống nhất được cả hai miền về mọi mặt, xoá bỏ được quan hệ sản xuất bóc lột ở phía Nam…
Mặc dù có không ít những thành tựu nhưng trong 10 năm xây dựng đã bộc lộ không ít những hạn chế yếu kém, thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai và ba không đạt được, thậm chí tỉ lệ hoàn thành ở mức rất thấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nền kinh tế quốc dân còn yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ kỹ thuật nói chung còn lạc hậu, lại chỉ phát huy được công suất ở mức 50% là phổ biến. Nền kinh tế chủ yếu vẫn còn là sản xuất nhỏ, phân công lao động xã hội kém phát triển, năng suất lao động xã hội rất thấp. Cơ cấu kinh tế nước ta thì chậm thay đổi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Sản xuất phát triển chậm, không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra. Trong 10 năm này, thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ bằng 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng.
2.1.1.2. Thời kì hội nhập và mở cửa (1986 đến nay)
a. Những thành tựu đạt được
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 và đã có nhiều sự thay đổi to lớn. Trước hết là sự thay đổi về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng đói nghèo, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động cùng Hiến pháp sửa đổi năm 1992 và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối...
Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến 2005, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống 20,89% GDP, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 41,03%, còn khu vực dịch vụ được duy trì ở mức gần như không thay đổi: 38,6% năm 1990 và 38,10% năm 2005. Trong từng nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực. Trong khu vực nông nghiệp, tỷ trọng của ngành nông và lâm nghiệp đã giảm từ 84,4% năm 1990 xuống 77,7% năm 2003, phần còn lại là tỷ trọng ngày càng tăng của ngành thủy sản. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng từ 12,3% năm 1990 lên 20,8% năm 2003, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…
Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%.
Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, những chính sách và biện pháp điều chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp, đặc biệt là những biện pháp về quản lý tài chính của công ty nhà nước, quản lý các nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hay việc chuyển các công ty nhà nước thành công ty cổ phần theo tinh thần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước, ngày càng được coi trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực kinh tế quốc doanh. Với chính sách xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm đi, từ 40,1% GDP năm 1991 xuống còn 38,3% năm 2003, kinh tế tập thể giảm từ 10,2% xuống 7,9% trong thời gian tương ứng. Trong các năm 2002-2003, có 1.655 doanh nghiệp nhà nước được đưa vào chương trình sắp xếp và đổi mới, năm 2004 là 882 doanh nghiệp và năm 2005 dự kiến sẽ là 413 doanh nghiệp.
Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cách tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nước năm 1994, lên vị trí thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên 72 tuổi năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dưới 7% năm 2005.
b. Những tồn tại
Ngoài những thành công đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn có những khó khăn và yếu kém, biểu hiện đó là:
- nền kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp; công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển; cơ sở vật chất- kĩ thuật chưa xây dựng được bao nhiêu. Mặc dù cơ cấu các ngành trong GDP có sự chuyển dịch rõ rệt, nhưng cơ cấu lao động chậm biến đổi. Hiện nay, hơn 75% dân số vẫn sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp vẫn chiếm hơn 60% trong tổng lao động xã hội.
- nước ta còn nghèo nhưng chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và đầu tư phát triển còn thấp.
- nền kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả còn thấp.
- vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế- xã hội còn yếu: khả năng kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Ngân sách thu không đủ chi, tỷ lệ bội chi ngân sách còn cao.
- tình trạng bất công xã hội, tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỷ cương còn nặng và phổ biến.
Nguyên nhân của những yếu kém trên một mặt là do hậu qủa của nhiều năm trước đây để lại và do những tác động bất lợi của tình hình thế giới; mặt khác, còn do những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước.
2.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng trưởng và phát triển kinh tế trong tương lai
2.1.2.1.Mục tiêu đề ra
Bước vào thời kì đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đề ra những mục tiêu cơ bản để phát triển kinh tế trong 5 năm 2006 - 2010, đó là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Các chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm từ 2006 đến 2010:
- tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2010. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,5 – 8%/ năm phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt tương đương 1.050 - 1.100 USD.
- Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.
- Tỉ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách đạt 21 - 22%.
- Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt khoảng 40% GDP.
2.1.2.2. Nhiệm vụ, giải pháp lớn của kế hoạch phát triển kinh tế trong 5 năm 2006 – 2010
1. Phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch đồng bộ cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý về đầu tư phát triển, xoá bỏ cơ chế xin – cho, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chống thất thoát lãng phí và nợ đọng, tăng cường quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến. Hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển trên quy mô rộng.
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp để giữ vững và mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Tập trung phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp có tiềm năng, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống. Phát triển các loại hình dịch vụ mới. Phát triển và tăng khả năng cạnh tranh những ngành dịch vụ có tiềm năng. Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công - khâu đột phá để đưa tiến trình xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, xã hội lên một bước phát triển mới.
2. Chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tận dụng điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế những tác động bất lợi trong hội nhập để tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
3. Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp. Phát triển mạnh, không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, đạt khoảng 500 nghìn doanh nghiệp vào năm 2010.
4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế và tôn trọng yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường trong các hoạt động kinh tế. Tập trung hoàn thiện thể chế về phát triển các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ, bất động sản, lao động, tài chính và khoa học công nghệ. Đổi mới công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát huy tối đa những tác động tích cực của thị trường.
5. Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước và xã hội, trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng cường phân cấp, tăng quyền hạn đi đôi với đề cao trách nhiệm đối với các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách. Nâng cao hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong sử dụng và quản lý ngân quỹ, ngân sách nhà nước, tạo chuyển biến rõ rệt trong kiểm soát, tăng cường công tác kiểm toán nhà nước để góp phần ngăn chặn lãng phí, thất thoát, tham nhũng tiền và tài sản nhà nước.
Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát và bảo đảm an toàn hệ thống các ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng. Huy động tốt các nguồn vốn gắn liền với đổi mới, tăng khả năng cung ứng vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt; đổi mới phương thức thanh toán theo hướng tăng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam.
6. Phát triển kinh tế, xã hội các vùng lãnh thổ theo hướng phát huy lợi thế và tính cạnh tranh của từng vùng về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, gắn kết liên ngành, liên vùng. Ban hành chính sách thông thoáng để phát triển các vùng kinh tế trọng điểm thành động lực thúc đẩy nền kinh tế cả nước. Chú trọng phát triển các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các địa bàn khó khăn khác thông qua các cơ chế và hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, thu nhập và đời sống giữa các vùng và các dân tộc.
2.2. Bảo vệ môi trường sinh thái
2.2.1.Thực trạng môi trường nước ta và những ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới môi trường sinh thái trong những năm gần đây
a. Tình trạng phá rừng:
Các ước tính cho thấy diện tích rừng Việt Nam bị thu hẹp khoảng 200.000 ha/năm, như vậy, phần lãnh thổ quốc gia được bao phủ bởi rừng rậm chỉ còn khoảng từ 10 đến 20%, tức từ 3,3 đến 6,6 triệu ha. Nói cách khác, mức độ phá rừng trung bình hàng năm trên toàn quốc thay đổi từ 3 đến 6%”
Việc phá rừng ở Việt Nam dường như vẫn tiếp diễn ở mức báo động. Riêng tỉnh Dak Lak ở Cao nguyên miền Trung, diện tích rừng nhiệt đới giảm với mức độ trung bình khoảng 4,5% một năm, từ 1.219.848 ha trong năm 1995 còn khoảng 1.000.000 ha trong năm 2000.
Kể từ thập niên 1990, hệ thống rừng Việt Nam còn phải đối diện với một hiểm họa mới: phá rừng nuôi tôm. “Việc phát triển nhanh chóng của kỹ nghệ nuôi tôm đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với rừng ngập mặn ở Việt Nam. Trong năm 2000, chỉ còn khoảng 110.680 ha. Ngày trước, nông nghiệp, ruộng muối, và việc sử dụng hóa chất trong thời chiến là những hiểm họa quan trọng nhất đối với rừng ngập mặn (xem chi tiết trong khung); trong thập niên vừa qua, việc nuôi tôm đã trở thành hiểm họa lớn lao nhất. Trong tỉnh Cà Mau ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL], diện tích dùng cho việc nuôi tôm đã tăng gấp 3 lần trong vòng 12 tháng cho đến giữa năm 2001, và hiện nay đã lên đến 202.000 ha. Các ước tính cho thấy diện tích rừng ngập mặn trong tỉnh giảm từ trên 200.000 ha trước năm 1975 xuống chỉ còn 60.000 đến 70.000 ha, và hầu như tất cả việc phá rừng nầy là để nuôi tôm” (7).
b. Ô Nhiễm Nước
Sự tăng trưởng một cách nhanh chóng về kinh tế và xã hội từ năm 1986 đã gây nên tình trạng ô nhiễm nước ở đô thị và nông thôn trên cả nước, và phẩm chất của các nguồn nước ở Việt Nam dường như càng ngày càng suy thoái, ít nhất là trong ngắn hạn.
Nước thải từ các khu đô thị và kỹ nghệ đã được xả trực tiếp vào đồng ruộng, kinh rạch, ao hồ, và sông ngòi mà không được gạn lọc (xử lý) chất độc hại. Trên toàn quốc, số lượng nước thải gia dụng và kỹ nghệ không được gạn lọc và xả trực tiếp vào sông ngòi được ước tính vào khoảng từ 240 đến 300 triệu m3 một năm. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, số lượng nầy sẽ tăng lên gấp 10 lần trong vòng 15 năm tới [vào năm 2010].
Việc xả nước thải không được gạn lọc chất độc đã gây nên tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Hải Phòng, Việt Trì, và Biên Hòa. Theo Báo cáo Hiện Trạng Môi trường Việt Nam 2001, “hầu hết các sông được theo dõi đều bị ô nhiễm các chất như N và P, từ 4 đến gần 200 cao hơn tiêu chuẩn cho nước loại A [nước uống] và từ 2 đến 20 lần cao hơn tiêu chuẩn cho nước loại B [nước không uống được]. Tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ trong sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và các kinh rạch rất nghiêm trọng, riêng sông Đồng Nai thì cực kỳ nghiêm trọng. Sông ở các thành phố lớn có độ BOD [biochemical oxygen demand] cao gấp 2,5 đến 7,5 lần tiêu chuẩn nước uống của Việt Nam và của Cộng đồng Châu Âu, chứng tỏ nước có chứa nhiều chất hữu cơ. Cá không thể sống trong các con sông nầy, vì nồng độ oxy thấp hơn 4 mg/l”
Ngoài các chất hữu cơ và chất đạm, hóa chất độc hại cũng hiện diện trong nước thải. Một số nghiên cứu về Nhà máy giấy Bãi Bằng trong tỉnh Vĩnh Phú đã phát hiện các chất thuộc họ dioxin trong cây cỏ và bùn ở hồ lắng và nguồn nước nhận nước thải của nhà máy, và PCBs [polychlorinated biphenyls] được tìm thấy trong nước thải gia dụng của thành phố Hồ Chí Minh. Thuốc trừ sâu có chứa chlorine và PCBs cũng được phát hiện trong trầm tích ở cửa sông Hậu.
Ở vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp (bao gồm kỹ nghệ thủy sản và các công trình ngừa lụt) đang gây ô nhiễm nước nghiêm trọng cho nhiều vùng của đất nước. Nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm chất đạm và vi khuẩn từ phân bón và chất thải của con người và súc vật. Theo một phúc trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trị số trung bình của vi khuẩn, vào khoảng 1.500 đến 3.500 MNP/100 ml [MPN/100 ml] dọc theo sông Tiền và sông Hậu, tăng lên đến 3.800 đến 12.500 MNP/100 ml [MPN/100 ml] trong các kinh thủy lợi ở nội đồng. Tiêu chuẩn quốc tế hiện nay không cho phép có vi khuẩn trong nước uống. Thạch tín (arsenic) cũng được phát hiện với nồng độ cao trong nước ngầm ở nhiều nơi trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Ở vùng ĐBSCL, nồng độ thạch tín trong nước ngầm đang tiến dần đến mức cho phép. Vấn đề ô nhiễm thạch tín, tương tự như trường hợp của Ấn Độ và Bangladesh, dường như bắt nguồn từ hơn 210.000 giếng khoan ở ĐBSH và ĐBSCL từ năm 1980.
c. Ô Nhiễm Hóa Chất
Việc sử dụng không đúng cách một số lượng lớn hóa chất và thuốc trừ sâu, trong việc sản xuất kỹ nghệ và nông nghiệp và phòng ngừa bệnh tật, đã gây nên tình trạng ô nhiễm hóa chất nghiêm trọng trên cả nước. Các hóa chất nầy có thể chứa các chất hữu cơ dai dẳng (persistent organic pollutants (POPs)) như PCBs, HCB (hexachlorobenzene), HCHs (hexachlorocyclo-hexanes), các chất thuộc họ dioxin, furans, và DDT.
Số lượng phân bón dùng trong năm 1996 được ước tính vào khoảng 3.300.000 tấn. Tổng số lượng NPK (N cho nitrogen, P cho P2O5, và K cho K2O) sử dụng trong 10 năm qua tăng trung bình 11,6% mỗi năm. Đây là một trong các mức gia tăng cao nhất ở Đông Nam Á; so với 3,2% ở Nam Dương, 7,2% ở Phi Luật Tân, và 12,1% ở Thái Lan.
Theo số liệu chính thức của Bộ Thương mại, năm 2000, đã có gần 34.000 tấn thuốc BVTV [bảo vệ thực vật] thành phẩm được nhập khẩu. Đó là chưa kể tới việc nhập lậu theo con đường tiểu ngạch. Ước tính có khoảng 15 triệu tấn thuốc BVTV cực độc, được nhập lậu và lưu hành trôi nổi trên thị trường. Mặc dù hiện nay, cả nước có khoảng 50 nhà máy, công ty gia công sản xuất thuốc BVTV với tổng công suất trên 130.000 tấn/năm, vượt gấp đôi so với nhu cầu, nhưng tình trạng nhập lậu hóa chất BVTV vẫn diễn ra rất phức tạp.
Khoảng 27.000 đến 30.000 tấn dầu ô nhiễm PCBs đã được nhập cảng từ Liên Xô, Trung Quốc, và Rumania. PCBs được dùng một cách rộng rãi trong các máy biến thế và tụ điện lớn, dầu thủy lực và dầu chuyển nhiệt, sơn, và dầu nhớt. Một phần của số dầu ô nhiễm nầy đã được xả trực tiếp vào môi trường và gây ô nhiễm nghiêm trọng .
Việt Nam đang cố gắng chận đứng bệnh tật nhưng lại chấp nhận tình trạng ô nhiễm môi trường. Thật vậy, DDT đã thấm vào môi trường và dân chúng. Kết quả nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An cho thấy DDT vẫn còn trong một nhà kho hoạt động từ năm 1965 đến năm 1985. Nồng độ của DDT thay đổi từ 3,38 đến 960,6 mg/kg trong các mẩu đất và từ 0,00012 đến 0,00168 mg/l trong các mẩu nước. Trong nhiều năm liên tiếp, mùi thuốc DDT nồng nặc bay xa đến 600 mét. Đã có 25 người chết vì ung thư, và 22 trường hợp dị thai được ghi nhận .
DDT có nồng độ cao từ 4.220 đến 7.300 phần tỉ (ppb) đã được phát hiện trong các mẩu sữa mẹ trong một cuộc nghiên cứu của Bác sĩ (BS) Schecter trong năm 1989. Một cuộc nghiên cứu khác trong năm 1999 cũng đã phát hiện nồng độ rất cao chẳng những của D._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35910.doc