Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đh kinh tế quốc dân
tiểu luận triết học
Đề tài: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế.
Người viết: Vũ Xuân Trường
Lớp: Tin 44A
Khoá: 44
Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Văn Sinh
hà nội-2003
I. Đặt vấn đề:
Bước vào thế kỉ XXI, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề mang tính thời đại mang tính sống còn đối với sự phát triển của mỗi quỗc g
18 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập.., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia. Nước Việt Nam chúng ta lại đang đứng trước một vận hội mới, thời cơ nhiều nhưng cũng không ít thách thức khó khăn. Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nh một chỉnh thể, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan là một xu hưóng mới của quá trình phát triển của kinh tế thị trường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội mà ở đó, phân công lao động quốc tế và quốc tế hoá sản xuất đã trở thành phổ biến.
Đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thể, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú.Đến nay toàn cầu hoá kinh tế đã thu hút nhiều quốc gia ở khắp các châu lục, đã có 27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu ra đời và hoạt động. Đây là sự phát triển mới chưa từng có. Cuộc sống càng chứng tỏ không một quốc gia dù lớn dù giàu đến đâu, cũng không thể tự mình sản xuất được tất cả những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của mình. Do đó hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu khách quan trong đIêu kiện hiện nay.
Mặt khác toàn cầu hoá kinh tế đang làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc nhau về vốn, công nghệ, nguyên liệu và thị trường, nó tạo điều kiện cho chủ nghĩa thực dân kinh tế phát triển dưới những hình thức ngày càng tinh vi, nguy hiểm không kém gì chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Vi vậy cần xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, vững mạnh chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế với kinh tế trong nước.
Nói như vậy không phải là tách rời độc lập tự chủ và hội nhập, mà hai quá trình này diễn ra một cách song song, có sự liên hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau giúp cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
II. Giải quyết vấn đề:
1- Quan điểm của triết học Mac-Lênin về mối liên hệ phổ biến:
Cùng với nguyên lý về sự phát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý lớn nhất và là cơ sở cho việc xây dựng các nguyên lý, quy luật khác trong phép biện chứng duy vật. Nó là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật.
Mối liên hệ được chủ yếu sử dụng theo ý nghĩa là sự rằng buộc lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng. Trong phép biện chứng duy vật của triết học Mac-Lênin thì thuật ngữ mối liên hệ được sử dụng mang ý nghĩa biện chứng, tức là nó được dùng để chỉ:
Sự rằng buộc lẫn nhau không thể tách rời giữa các sự
vật, hiện tượng.
Đồng thời nó còn là sự tác động làm và biến đổi lẫn
nhau của các sự vật, hiện tượng.
VD: - Mối liên hệ giữa cung và cầu trong kinh tế.
- Mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị trong một xã hội.
Mối liên hệ đặc thù là mối liên hệ chỉ tồn tại trong phạm vi giới hạn của sự vật hay hiện tượng nào đó. Mối liên hệ đặc thù chính là sự thể hiện mối liên hệ phổ biến trong một giới hạn cụ thể, không có sự tách rời giữa liên hệ phổ biến và liên hệ đặc thù.
Trong triết học biện chứng duy vật thì khái niệm mối liên hệ phổ biến được dùng để chỉ tất cả những tính chất phổ biến trong mọi mối liên hệ. Tất cả các mối liên hệ đều có một số tính chất chung như là: tác động, phụ thuộc lẫn nhau, đều tạo nên cấu trúc của sự vật.
Theo phép biện chứng duy vật thì bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, thì bản thân nó một cách khách quan cũng đều có các mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác, vì bất cứ một sự vật, hiện tượng nào thì cũng là cấu trúc của một hệ thống mở.
VD: Nền kinh tế của Việt Nam đều là một hệ thống cơ cấu của các ngành, giữa các vùng kinh tế. Đồng thời các ngành kinh tế ấy cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam lại có mối liên hệ với các lĩnh vực khác trong xã hội như chính trị, văn hoá, khoa học... cũng như quan hệ hợp tác với quốc tế, thể hiện tính đa dạng và đa phương hoá.
Và như vậy hoàn toàn có thể nói rằng:
Không có sự vật đồng nhất.
Không có sự vật tồn tại cô lập tuyệt đối.
Các mối liên hệ của sự vật giữ vai trò xác định tư cách
tồn tại của nó.
Sự vật là tổng số của các mối liên hệ.
Vì vậy muốn nhận thức sự vật, hiện tượng thì phải xét nó trong mối quan hệ, sự vận động và phát triển của nó phụ thuộc vào tương quan tác động của các mối liên hệ.
Tuy nhiên, với mỗi sự vật, trong mỗi hoàn cảnh cụ thể thì các mối liên hệ của nó giữ vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình tồn tại, biến đổi và phát triển của nó. Trong đó về mặt tổng quan thì thường được phân loại như sau:
Mối liên hệ bên trong và bên ngoài: Trong đó mối liên hệ bên trong chính là mối liên hệ cơ cấu của bản thân sự vật, còn mối liên hệ bên ngoài chính là mối liên hệ của các yếu tố bên trong của sự vật này đối với các sự vật khác và đồng thời nó cũng chính là mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Đối với sự vật thì mối liên hệ bên trong giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, biến đổi và phát triển của sự vật, vì nó chính là cơ cấu của sự vật.
Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản: Trong đó mối liên hệ cơ bản chính là mối liên hệ tạo thành bản chất của sự vật.
VD: Xã hội tư bản là tổng thể của các mối quan hệ về kinh tế-chính trị-xã hội, nhưng mối quan hệ kinh tế là mối quan hệ quyết định xã hội tư bản, vì vậy nó quyết định các mối quan hệ khác. Đồng thời ngay trong quan hệ kinh tế thì mối quan hệ giữa tư bản với người làm thuê chính là mối liên hệ cơ bản. Đây là mối quan hệ bản chất của xã hội tư bản, lúc nào còn tồn tại quan hệ này thì còn tồn tại xã hội tư bản. Mối liên hệ này được thể hiện thông qua sự chiếm đoạt giá trị thặng dư của các nhà tư bản với công nhân làm thuê.
Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp: Mối liên hệ trực tiếp là những mối liên hệ mà nó không thông qua các khâu trung gian mà nó tác động trực tiếp tới cơ cấu sự vật. Chính vì vậy mối liên hệ trực tiếp có vai trò lớn hơn đối với sự vật.
Mối liên hệ chủ quan và khách quan: Trong nghiên cứu kinh tế-xã hội thì người ta rất coi trọng mối liên hệ giữa chủ quan và khách quan. Trong đó cái khách quan giữ vai trò quyết định.
ý nghiã về các mối quan hệ: Từ những luận giải trên ta có thể thấy rằng:
- Thực chất của việc nhận thức, nhất là nhận thức khoa học chính là nghiên cứu về các mối liên hệ, quan hệ của các đối tượng nhất định trong đó điều quan trọng của nó là tìm ra mối quan hệ tất yếu, ổn định (phải mô hình hoá được).
- Sự tác động lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng làm biến đổi lẫn nhau chính là sự biểu hiện của mối quan hệ rằng buộc lẫn nhau của chúng. Vì vậy trong nghiên cứu khoa học người ta thường phải nghiên cứu, quan sát các sự tác động.
- Trong khi giải quyết một cách toàn diện thì đồng thời cũng đòi hỏi phải phân biệt được các giá trị khác nhau của các mối quan hệ, cho nên điều quan trọng là phải nhận thức và giải quyết mối quan hệ trọng điểm. Nhưng mối quan hệ trọng điểm đó không được tách rời các mối quan hệ khác. Vì vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tránh dẫn tới ngụy biện và chiết trung.
2. Vận dụng nguyên lý triết học để phân tích giải quyết vấn đề:
2.1– Vài nét của nền kinh tế Việt Nam trên con đường xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế:
1) Các mặt thuận lợi:
+ Về vị trí địa lý: Lãnh thổ nước ta bao gồm 2 bộ phận: phần đất liền (diện tích 330991 km2) và phần biển rộng gấp nhiều lần so với vùng đất liền.
Nước ta nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam á, có một vùng biển rộng lớn nhiều tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
Nước ta nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới, được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển nhất trên giới trong thiên niên kỷ mới. Nền kinh tế của các nước trong khu vực, đứng đầu là Xingapo, sau đó là Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia có nhiều biến chuyển đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế ở Châu á Thái Bình Dương và thế giới.
+ Về tài nguyên thiên nhiên: Nước ta là một nước đa dạng về tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên đất: Nước ta có khoảng 7,3 triệu hecta đất nông nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và cao nguyên. Đất ở nước ta bao gồm nhiều loại có giá trị cao như: đất phù sa, đất pherarit nâu đỏ ...
Tài nguyên khoáng sản: đây là loại tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Nước ta có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như: quặng bôxít, dầu khí, sắt , than ...
Tài nguyên về nông, lâm, thuỷ, hải sản: Nước ta có vùng biển rộng lớn vì vậy có những loài thuỷ hải sản có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra nước ta còn có diện tích rừng khá lớn có nhiều loại gỗ quý như: lim, táu, gụ ...
+ Về nguồn lực con người: Với dân số đông nước ta có một nguồn lao động dồi dào. Đồng thời đó cũng là một thị trường tiêu thụ rộng lớn nếu bết cách khai thác. Dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ, lực lượng lao động chiếm khoảng 50% tổng số dân.
Gần đây nước ta và chính phủ Mỹ đã ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ, đây là một thuận lợi không nhỏ cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Đây là điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Ngoài những thuận lợi trên nước ta còn có một sự thuận lợi rất lớn đó chính là phương hướng chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Kết hợp giữa thực tế khách quan, các quan điểm của triết học Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã đề ra các đường lối, phương hướng phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn của sự phát triển kinh tế Viêt Nam. Mà vào giai đoạn này đường lối đó là “Xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”
2) Các mặt khó khăn:
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp. Hơn nữa, việc xây dựng đất nước luôn bị các cuộc chiến tranh làm gián đoạn và để lại những hậu quả nặng nề.
Nước ta đi lên từ một nền kinh tế trong đó nông nghiệp thu hút hơn 80% dân số, với năng suất thấp, mang nặng tính chất tự cấp, tự túc; công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là các cơ sở khai thác khoáng sản, công ngiệp thực phẩm. Do sự tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thấp vì vậy các cơ sở hạ tầng của ta nhìn chung là chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay.
Trong lúc nước ta còn đang trong chiến tranh thì trên thế giới các cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật diễn ra theo từng ngày. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng thực tế thì trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta vẫn còn ở mức thấp kém gần nhất thế giới. Hệ thống giao thông của nước ta còn thấp kém gây ra các khó khăn trong quá trình sản xuất. Đây là khó khăn không nhỏ trong việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Tâm lý của một nước nông nghiệp lạc hậu vẫn còn tồn tại trong nhiều người đã hoàn toàn không phù hợp với một nền kinh tế mở, nhiều thành phần, quan hệ với các đối tác quốc tế. Đây cũng là một khó khăn cần phải khắc phục.
Ngoài ra, một khó khăn không nhỏ của nước ta đó là các thủ tục hành chính có nhiều bất cập, gây khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như trong việc các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia kinh doanh ở nước ngoài. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở và thiếu tính khả thi trên nhiều lĩnh vực.
2.2 Phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế dựa thên quan điểm triết học phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến:
Theo quan điểm của triết học Mac-Lênin về mối liên hệ phổ biến thì theo quy luật chung, lĩnh vực kinh tế cũng tuân theo phép biện chứng. Biện chứng của lĩnh vực kinh tế đòi hỏi trong việc quản lý nền kinh tế, quản lý doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh phải tuân theo nguyên tắc toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể trong việc giải quyết những vấn đề căn bản của một nền kinh tế, đó là sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai? Để sao cho với một nguồn lực như hiện có đem lại khả năng bình ổn và phát triển nền kinh tế, doanh nghiệp phải có khả năng thu lợi nhuận tối đa, dân cư có thể thoã mãn được một các tốt nhất nhu cầu của họ về hàng hoá dịch vụ.
* Trong nền kinh tế không có một sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập tách rời những sự kiện khác.
Bất kỳ một sự kiện kinh tế nào cũng chỉ tồn tại với tư cách là nó trong mối liên hệ với các sự kiên kinh tế khác.
VD: Giá cả thị trường của mỗi loại hàng hoá chỉ biểu hiện ra trong mối quan hệ với sự biến động cung-cầu về loại hàng hoá đó. Như trong trường hợp các hộ gia đình trồng cà phê ở nước ta trong thời gian gần đây do không nghiên cứu kỹ thị trường nên khi giá cà phê trên thị trường thế giới giảm, do lượng cà phê tăng nên đã phải chịu rất nhiều thiệt hại.
Trong nghị quyết Đại hội Đảng IX Đảng đã xác định rõ: “Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ.”
Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh; vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm nền kinh tế đủ sức đứng vững và ứng phó với các tình huống phức tạp, thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế.
Về cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế:Trong 10 năm trở lại đây cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế đã thay đổi đáng kể. Đã thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhờ đó đã huy động được nhiều nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, làm cho tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP đều tăng nhanh.
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế (%) 1990 1995 2000
1.Nhà nước 32,5 40,1 40,2
2.HTX 10,0 9,0
3.Kinh tế tư nhân 3,12 3,4
4.Kinh tế cá thể 36,0 34
5.Kinh tế hỗn hợp 10,78 13,4
-Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6,4 10
[Báo cáo tổng kết thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư 10 năm (1991-2000)-Bộ Kế hoạch-Đầu tư]
Trong ngành công nghiệp thì:
- Công nghiệp quốc doanh được tổ chức sắp xếp lại, tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị nên đã có những bước tiến đáng kể, số lượng và chất lượng sản phẩm đều tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh tăng bình quân hàng năm 11,7% thời kỳ 1991-2000.
- Công nghiệp ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển trong những lĩnh vực mà Nhà nước không cấm với mọi quy mô và trên tất cả các địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 10 năm (1991-2000) là 9,15%/năm.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng tăng nhanh, đóng góp đáng kể vào mục tiêu tăng trưởng, vào việc nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý của nền kinh tế. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bình quân 10 năm qua tăng 22,3%/năm.
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế:
Đơn vị %
2000
Tỷ trọng 100 100
1.Khu vực kinh tế trong nước 74,9 68
-Kinh tế nhà nước 50,3 45,9
-Kinh tế ngoài quốc doanh 24,6 22,1
2.Khu vực có vốn FDI 25,1 32
[Báo cáo tổng kết thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư 10 năm (1991-2000)-Bộ Kế hoạch-Đầu tư]
*Bản thân nền kinh tế cũng không tồn tại trong trạng thái cô lập mà trong mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế-chính trị-ngoại giao; kinh tế, chính trị, đạo đức-pháp quyền; kinh tế-khoa học-nghệ thuật, v.v...
Vì mọi sự kiện kinh tế chỉ tồn tại, và chỉ biểu hiện với tư cách là nó trong mối quan hệ với những sự kiện khác cho nên nguyên tắc toàn diện đòi hỏi:
- Khi nghiên cứu một sự kiện kinh tế nào đó, để có thể nhận thức được bản chất của sự kiện cần phải xem xét nó trên tất cả các mặt, các mối liên hệ có thể có. Bản chất của sự kiện sẽ là cái chung, được chứa đựng trong tất cả các mối liên hệ đó.
- Trong khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước phải tính tới tất cả các mối liên hệ trên bình diện có thể có như:
+ Tương quan giữa nền kinh tế dân tộc với nền kinh tế của các nước trong khu vực và quốc tế để thấy được lợi thế so sánh.
+ Tương quan giữa các nguồn lực hiện có với nhu cầu của về hàng hoá dịch vụ của dân cư.
+ Tương quan giữa đầu tư cho tương lai với tiêu dùng hiện tại.
+ Tương quan giữa các vùng kinh tế.
+ v.v...
Đảng và Nhà nước đã xác định: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc; bình đẳng cùng có lợi, vừa hợp tác vừa đấu tranh; đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ. Nâng cao hiệu quả hợp tác với bên ngoài; tăng cường vai trò và ảnh hưởng của nước ta đối với nền kinh tế khu vực và thế giới.
[Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX]
Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì mục tiêu của nước ta là: Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, tập trung nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu để đổi mới trang thiết bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế. Tạo thị trường ổn định cho hàng hoá nông sản và công nghiệp có khả năng cạnh tranh; tìm kiếm thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng và uy tín cho hàng xuất khẩu; tăng thêm thị trường cho các mặt hàng truyền thống, tiếp cận, mở rộng các thị trường mới. Tiếp tục phát triển các mặt hàng sử dụng nhiều lao động như rau quả, thủ công, mỹ nghệ...
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt trên 18,8 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2001; trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) gần 4,5 tỷ USD, tăng trên 14%. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến 19,5 tỷ USD, tăng khoảng 14,5%, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5,6 tỷ USD, tăng gần 14,1%; chiếm 28,7% kim ngạch xuất khẩu.
Để đạt được những mục tiêu trên thì các giải pháp là:
- Tiếp tục thực hiện quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005.
- Nghiên cứu, bổ sung nhanh một số mặt hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn được hưởng quy chế thưởng kim ngạch xuất khẩu.
- Nhà nước đầu tư đồng bộ cho các sản phẩm xuất khẩu theo các chương trình, quy hoạch ngành hàng đã được phê duyệt.
- Các cơ quan hữu quan, nhất là hải quan có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Từng bước yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải xuất khẩu sản phẩm theo quy định trong giấy phép đầu tư.
- Không nhập khẩu các hàng hoá trong nước có đủ năng lực sản xuất, nhất là hàng tiêu dùng. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành hàng tiêu dùng sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội, tăng khả năng cạnh tranh và tham gia xuất khẩu.
Trong giai đoạn 10 năm (1990-1999) tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong từng vùng kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Dựa trên sự phát huy lợi thế của từng vùng nên mỗi một vùng kinh tế lại có những bước tiến nhất định.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu các vùng kinh tế nước ta:
Đơn vị: Triệu USD
Năm 1990 Năm 1995 Năm 1999
Xuất khẩu cả nước 2404,0 5448,9 11600,0
-Xuất khẩu trên địa bàn MNPB 27,6 97,6 363,1
Tỷ trọng (%) 1,1 1,8 3,1
-Xuất khẩu trên địa bàn ĐBSH 732,8 1067,0 2475,0
Tỷ trọng (%) 30,4 19,6 21,7
-Xuất khẩu trên địa bàn Miền Trung 123,0 449,8 685,0
Tỷ trọng (%) 5,11 8,25 5,90
-Xuất khẩu trên địa bàn Tây Nguyên 23,5 68,0 311,0
Tỷ trọng (%) 0,97 1,2 2,68
-Xuất khẩu trên địa bàn Đông Nam Bộ 1133,2 3052,5 6128,5
Tỷ trọng (%) 41,7 56,0 52,8
-Xuất khẩu trên địa bàn ĐBSCL 353,6 631,7 1637,3
Tỷ trọng (%) 14,7 11,6 14,1
Nhập khẩu địa phương cả nước 562,4 3225,9 4087,4
-Nhập khẩu địa phương MNPB 1,3 78,2 104,4
Tỷ trọng (%) 0,23 2,48 2,55
-Nhập khẩu địa phương ĐBSH 34,9 75,3 889,0
Tỷ trọng (%) 6,2 17,9 21,7
-Nhập khẩu địa phương Miền Trung 19,7 355,3 392,5
Tỷ trọng (%) 3,5 14,1 9,6
-Nhập khẩu địa phương Tây Nguyên 4,8 33,7 37,0
Tỷ trọng (%) 0,38 1,04 0,9
-Nhập khẩu địa phương Đông Nam Bộ 277,7 1620,7 2225,5
Tỷ trọng (%) 49,4 50,2 54,4
-Nhập khẩu địa phương ĐBSCL 224,0 458,0 439,0
Tỷ trọng (%) 39,8 14,2 10,7
[Báo cáo tổng kết thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư 10 năm (1991-2000)-Bộ Kế hoạch-Đầu tư]
Như vậy với những kết quả đạt được như ở trên ta thấy hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu trong công cuộc đổi mới. Sự nghiệp đổi mới với chúng ta diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế, do đó hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi cấp thiết, nhu cầu tất yếu trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vì những lý do sau:
- Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá trên cơ sở lợi ích kinh tế của các bên tham gia đã trở thành nhân tố góp phần ổn định khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra mối quan hệ giữa kinh tế, chính trị đa dạng, đan xen, phụ thuộc lẫn nhau góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế.
- Cùng với sự giao lưu, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhờ đó chúng ta có thể tránh được những sai sót mà các nước đi trước đã mắc phải như Thái Lan trước đây và Arghentina hiện nay. Ngoài ra chúng ta cũng cần tìm các biện pháp để có thể “đi tắt đón đầu”.
- Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là môi trường quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam chấn chỉnh tổ chức quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, nắm bất thông tin, tăng cường khả năng cạnh tranh trên mọi thị trường cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên trong quá trình hội nhập chúng ta cũng không được đánh mất các giá trị truyền thống của dân tộc ta. Với những phức tạp của nền kinh tế thị trường, chúng ta cần phải tỉnh táo trước các cám dỗ có thể làm đánh mất các giá trị truyền thống của người Việt Nam. Ngoài ra trong quá trình hội nhập chúng ta cũng cần phải giới thiệu những nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam cho bạn bè thế giới có thể hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, tạo các điều kiện thuận lợi trong quá trình hợp tác kinh doanh. Điều quan trọng trong quá trình hội nhập đó là chúng ta cần phải chủ động trong mọi tình huống, tránh việc vì lợi ích kinh tế mà bỏ quên các lợi ích khác, dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc. Cũng cần phải tránh tình trạng nợ nước ngoài quá nhiều; Arghentina là một ví dụ điển hình. Do phụ thuộc quá nhiều vào tiềm lực kinh tế của nước ngoài mà không giữ được thế độc lập tự chủ kinh tế trong nước một cách tương đối, vì vậy đã dẫn tới việc không thể giải quyết được nợ nước ngoài, gây ra khủng hoảng kinh tế.
III. Kết luận và gIảI pháp
Với việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của triết học Mac-Lênin, và phân tích quá trình đổi mới kinh tế nước ta từ sau Đại hội Đảng VI có thể thấy rằng đường lối “Xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. “ của Đảng là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của nước ta.
Có thể nói chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo điều kiện xây dựng thành công một nền kinh tế độc lập tự chủ. Mặt khác có độc lập tự chủ về kinh tế thì mới có thể chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu qủa, bảo đảm chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Đây là một mối quan hệ biện chứng mang tính quy luật.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến lý luận và thực tiễn về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta mà đã được Đại hội IX làm rõ và khẳng định. Qua đó chúng ta có thể khẳng định quan điểm, đường lối, cương lĩnh của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Điều này phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới.
Tuy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế đất nước song đó không phải là nhân tố quyết định. Nhân tố quyết định đối với sự phát triển một nền kinh tế vững mạnh chính là sự vận hành bên trong của nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta hãy tự mình phát huy nội lực để phát triển kinh tế nhưng khong vì thế mà đóng cửa khép mình trong khi cả thế giới đang phát triển từng ngày, ý chí tự cường không mâu thuẫn mà ngược lại là điều kiện cơ bản để thu hút các nguồn lực bên ngoài.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên cần phát huy cao độ nội lực, có những chính sách cụ thể lâu dài, cụ thể là:
Thứ nhất, chủ động tiếp cận và nghiên cứu thể chế của các tổ chức kinh tế quốc tế, xác định khả năng gia nhập của nước ta để rà soát và đổi mới thể chế kinh tế trong nước cho phù hợp làm cơ sở để thúc đẩy hội nhập của chúng ta.
Thứ hai, tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam nhận thức đúng đắn về toàn cầ hoá kinh tế, tác động của nó đối với đời sống kinh tế của đất nước để chủ động hội nhập.
Thứ ba, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đổi mới nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu khai thác, phát huy lợi thế của nền kinh tế trong phát triển và hội nhập quốc tế. Tiếp tuc rà soát để kịp thời điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phát huy các nguồn vốn trong nước để giảm sự lệ thuộc vào nơ và viện trợ của nước ngoài.
Thứ tư, trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế là của một nền kinh tế, phảI đưa các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế vào cuộc. Nếu các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế không sẵn sàng tham gia cạnh tranh quốc tế thì họi nhập kinh tế của ta khó lòng vượt qua thách thức để tận dụng cơ hội.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới để nâng cao vai trò quản lý, hướng dẫn của nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cần có một nhà nước thông minh năng động và có hiệu nực trong việc quản lý nền kinh tế nói chungvà quản lý tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
Thứ sáu, tất cả những giải pháp trên chung quy lại là phải có con người. Con
người Việt Nam thông minh cần cù, vấn đề còn lại là tiếp tục đổi mới hệ thống giáo dục, hướng giáo dục đào tạo vào nhằm vào yêu cầu thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Đảng đã xác định mục tiêu chiến lược 10 năm (2001-2010) là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguòn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX].
Con đường phát triển kinh tế của đất nước ta là hoàn toàn rộng mở, cơ hội cũng nhiều và thách thức cũng nhiều. Nhưng với bản lĩnh của con người Việt Nam, khả năng lãnh đạo, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sức mạnh của toàn thể nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước; chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam sẽ ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn.
danh sách tài liệu tham khảo
- Giáo trình triết học Mac-Lênin (Tập II).
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI -Lê Khả Phiêu.
- Báo cáo: Tổng kết việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư 10 năm (1991-2000). - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Báo cáo: Tình hình thực hiện nghị quyết của quốc hội về nhiệm vụ năm 2001 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2002. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Tạp chí Lý luận chính trị số tháng 8-2001.
- Sách giáo khoa Địa lý lớp 12. - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35380.doc