Mục lụC
Lời nói đầu…………………………………………………………….. 4
Phần nội dung…………………………………………………………. 6
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối liên hệ phổ biến………………………………………………………………………………………….. 6
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến…………………………………………. 6
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi phải rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể……………………………………………………...8
Chương 2: Biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế…………………………………………………………………………….
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế-xu thế, thời cơ và thách thức……………………………………………………………………………9
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tạo thế cân bằng giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với lợi ích kinh tế toàn cầu…………………………………………..15
Hội nhập kinh tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là mối liên hệ phổ biến mang tính khách quan ……………………………………………………….17
Chương 3: Hội nhập kinh tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở nước ta hiện nay…………………………………………………………………………………..17
Tình hình kinh tế nước ta hiện nay…………………………………………...17
Nước ta xác định: “ phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”………………………………………………………………….20
Giải Pháp……………………………………………………………………..21
Lời kết……………………………………………………………………24
Các tài liệu tham khảo……………………………………………………………..25
Các kí hiệu viết tắt
CNDVBC Chủ nghĩa duy vật biện chứng
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kĩ thuật
TCH Toàn cầu hóa
HNKT Hội nhập kinh tế
XHCN Xã hội chủ nghĩa
GDP Thu nhập bình quân
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lời nói đầu
Sau hơn mười năm đổi mới, có thể nói kinh tế Việt nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. GDP đạt trung bìmh 7.6% từ năm 1999 đến năm 2000, mức sống người dân được nâng lên rõ rệt và quan trọng nhất là chúng ta làm cho thế giới có một cách nhìn mới về Việt Nam: Việt Nam không chỉ là đất nước của chiến tranh, Việt Nam còn là một đất nước đầy tiềm năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận rằng kinh tế Việt Nam tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn kém phát triển, khoa học kĩ thuật còn lạc hậu ngay cả khi so sánh với các nước trong khu vực. Chúng ta mới chỉ ra cho thế giới thấy một Việt Nam đầy tiềm năng nhưng chúng ta chưa biến các tiềm năng đó thành sự thực. Nếu đem so sánh với Nhật Bản, chúng ta thấy rằng: Nhật Bản là một nước hầu như không có tài nguyên thiên nhiên lại hay gặp phải thiên tai trong khi chúng ta luôn tự hào rằng chúng ta có “rừng vàng, biển bạc”. Con người Việt Nam cũng không hề thua kém con người Nhật. Chúng ta thông minh, cần cù, chịu khó và cũng không ít nhân tài. Nhưng thực tế thì sao? Nước Nhật chỉ trong vòng hai mươi năm, từ một nước chịu hậu quả nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới II, đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới về phát triển kinh tế. Còn Việt Nam chúng ta sau hơn 10 năm đổi mới vẫn mới chỉ thu được một số thành tựu và cho đến năm 2000, với GDP 400 USD/người, Liên Hợp Quốc vẵn xếp nước ta là một trong những nước ở mức under-poverty (dưới mức nghèo đói). Câu hỏi đặt ra là: chúng ta có nhiều tiềm năng hơn hẳn Nhật Bản nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa có một nền kinh tế phát triển thần kì như Nhật Bản? Chúng ta luôn lấy lí do rằng chúng ta phát triển kinh tế từ một xuất phát điểm thấp nhưng cũng phải thừa nhận rằng việc phân tích, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và khu vực của chúng ta còn kém dẫn đến chúng ta bỏ lỡ quá nhiều cơ hội trong tầm tay.
Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế đang trở thành một xu thế của thời đại. Tích cực mà toàn cầu hoá đem lại cũng nhiều mà tiêu cực thì cũng không ít. Nói về toàn cầu hoá, có người cho rằng toàn cầu hoá đem lại rất nhiều lợi ích. Toàn cầu hoá đem lại vốn, công nghệ cho các quốc gia để phát triển kinh tế trong nước, như là một “chiếc phao” cho những nước đang phát triển “vịn” lấy để bơi đến “con thuyền kì diệu” của những nền kinh tế phát triển. Theo đó mà Việt Nam cần phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phải mở rộng cửa ngay để nắm lấy cơ hội trong tầm tay này. Lại có người cho rằng toàn cầu hoá chỉ là công cụ của những nước phát triển đặc biệt là Mỹ và các nước phương tây, sử dụng để chèn ép các nước đang phát triển nhằm thu được những lợi nhuận kếch xù. Toàn cầu hoá là “cái phao” thật đấy nhưng “dây phao” thì có thể thành “dây thòng lọng” với bất kì nền kinh tế nào. Chính bởi vậy mà Việt Nam cần phải thận trọng, dè dặt, phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, không nên nôn nóng vội vàng. Vậy thực sự, toàn cầu hoá là gì? Và Việt Nam chúng ta cần phải làm gì để tận dụng được tối đa những mặt tích cực mà toàn cầu hoá đem lại? Qua việc nghiên cứu về một nguyên lý rất cơ bản của chủ nghĩa duy vật biên chứng Mác-Lênin về mối liên hệ phổ biến, bài tiểu luận này sẽ giải thích vì sao chúng ta phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong khi vẫn phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta sẽ thấy rằng mối liên hệ, tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế hiện nay chỉ là một sự vận dụng tài tình của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Không có một quốc gia nào nằm ngoài mối liên hệ và Việt Nam với tiềm năng sẵn có của mình, thông qua toàn cầu hóa hoàn toàn có thể có một nền kinh tế phát triển thần kì như Nhật Bản nếu chúng ta có kế sách và hướng đi đúng.
Phần Nội Dung
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối liên hệ phổ biến
1/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Như vậy, theo quan điểm của CNDVBC thì các sự vật hiện tượng vừa tồn tại độc lập, lại vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn như lực hấp dẫn giữa mặt trăng và trái đất tạo nên hiện tượng thủy triều, và hiện tượng thủy triều, đến lượt nó sẽ tác động đến mọi hoạt động của con người trên trái đất. Hay như sự bùng nổ dân số sẽ tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường…Quan điểm này cũng đồng thời bác bỏ quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập , tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì đó chỉ là những quy định bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Hay nếu có những mối liên hệ vô cùng đa dạng giữa các sự vật, hiện tượng thì không thể có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ.
CNDVBC cũng khẳng định cơ sở của mối liên hệ này chính là tính thống nhất vật chất của thế giới. Do đó, các sự vật, hiện tượng dù có phong phú, đa dạng đến mấy thì cũng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Vì vậy, mà sự vật, hiện tượng trong thế giới không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Và chúng cũng chỉ bộc lộ được bản chất, tính quy luật và biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau đó. Cũng như chúng ta chỉ có thể đánh giá bản chất của một con người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của con người đó với người khác, với xã hội, tự nhiên, thông qua hoạt động của chính người ấy. Ngay cả tri thức của con người, cũng chỉ có giá trị khi chúng được vận dụng vào hoạt động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính con người.
Tính chất của mối liên hệ:
Mọi mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng đều là khách quan, vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Ngay cả những vật vô chi, vô giác cũng đang hàng ngày chịu tác động của các sự vật, hiện tượng bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…và đôi khi là cả sự tác động của con người. Con người-một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên, dù muốn hay không, cũng luôn phải chịu tác động bởi các sự vật, hiện tượng khác và ngay cả những yếu tố trong chính bản thân con người. Là một “bông hoa rực rỡ của tự nhiên”, ngoài sự tác động của tự nhiên như mọi sinh vật khác, con người còn chịu tác động bởi vô vàn các mối quan hệ xã hội, và chính các mối quan hệ xã hội này giúp cho con người hình thành nhân cách. Vấn đề đặt ra là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình, giải quyết các mối quan hệ sao cho phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của xã hội và của bản thân con người.
Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến. Thể hiện:
Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay, không có một quốc gia nào không có mối liên hệ với các quốc gia khác về kinh tế cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế hiện nay trên thế giới xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Nhiều vấn đề đã trở thành vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số…
Thứ hai, mối liên hệ có thể biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo điều kiện nhất định. Song dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.
Nghiên cứu mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới ta còn thấy rõ tính đa dạng, nhiều vẻ của nó. Có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ bên ngoài; có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của thế giới đó; có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ không bản chất…Tính đa dạng đó là do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật; nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật đó. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau nói chung, nó không có ý nghĩa quyết định; hơn nữa, nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Chẳng hạn sự phát triển của một cơ thể động vật trước hết và chủ yếu là do các quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể đó quyết định; môi trường (thức ăn, không khí…) dù có tốt đến mấy chăng nữa nhưng khả năng hấp thụ kém thì con vật ấy cũng không thể lớn nhanh được. Tương tự như vậy, toàn cầu hóa kinh tế đang là một xu thế trên thế giới, vừa tạo ra thời cơ, vừa tạo ra thách thức to lớn đối với tất cả các nước đang phát triển. Nước ta có tranh thủ được thời cơ hay không, có hạn chế được những mặt tiêu cự của toàn cầu hóa hay không, trước hết phụ thuộcvào năng lực của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân ta.
Song cơ thể cũng không thể sống được nếu thiếu môi trường. Chúng ta khó có thể phát triển kinh tế, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nếu không chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, không tận dụng được những thành tựu KHCN mà thế giới đã đạt được. Nói cách khác, mối liên hệ bên ngoài cũng rất quan trọng, đôi khi đóng vai trò quyết định.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ này chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa cho nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật.
2/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi phải rút ra được quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể:
Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, chúng ta cần rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật, hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật và hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi: để có được một nhận thức đúng về sự vật, chúng ta cần phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó và trong cả mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp).
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn. ý thức được điều đó chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật, và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật, chúng ta cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ , “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta những sai lầm và sự cứng nhắc” (V.I.Lênin).
Xem xét toàn diện các mối liện hệ của sự vật không phải là xem xét một cách dàn trải, đồng loạt như nhau mà phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ. Từ trong mối liên hệ ấy, trước hết phải rút ra được những mối liên hệ cơ bản chủ yếu-những mối liên hệ quy định bản chất và phương hướng vận động, phát triển của sự vật đang chi phối những mối liên hệ khác, và do đó, cho phép thống nhất tất cả các mối liên hệ của sự vật thành một hệ thống hoàn chỉnh. ở đây, từ yêu cầu xem xét toàn diện chuyển thành yêu cầu xem xét có trọng tâm, trọng điểm. Nhờ đó mà nhận thức được bản chất của sự vật.
Sau khi vạch ra được mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, chủ thể phải xuất phát từ mối liên hệ ấy để giải thích các mối liên hệ khác của sự vật. Như thế là từ việc xem xét có trọng tâm, trọng điểm lại chuyển thành việc lý giải toàn diện sự vật. Nhưng đến đây, tính toàn diện đã khác hẳn: nếu trước đây tất cả các mối liên hệ được xem xét cái này bên cạnh cái kia, có vai trò như là căn cứ đầy đủ để từ đó rút ra được một cách chính xác mối liên hệ căn bản, thì bây giờ chúng được xem xét trong mối liên hệ tác động qua lại với nhau, phù hợp với mối liên hệ cơ bản, với vai trò như là điều kiện để giải quyết mối liên hệ cơ bản, bảo đảm tính đồng bộ trong việc nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn của sự vật, thúc đẩy sự vật phát triển.
Tóm lại nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, coi chúng là cơ sở, là căn cứ đầy đủ rút ra được bản chất của sự vật. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải chống lại chủ nghĩa chiết trung, luôn tỏ ra chú ý đến nhiều mặt nhưng thực lại không biết rút ra được mặt bản chất, mối liên hệ căn bản, dẫn tới xem xét mối liên hệ một cách bình quân, kết hợp vô nguyên tắc, khiến cho sự vật trở nên hỗn tạp, cuối cùng dẫn đến sự lúng túng bất lực trước chúng. Nguyên tắc toàn diện cũng bác bỏ thuyết ngụy biện khi quy tất cả các mặt riêng biệt thành mặt phổ biến, dẫn đến xuyên tạc mối liên hệ toàn diện và tính chất mềm dẻo, linh hoạt của các khái niệm, phạm trù.
Cần lưu ý rằng mọi sự vật đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian, thời gian đó. Do vậy, chúng ta cần có quan điểm lịch sử-cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Việc quán triệt quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh, lịch sử cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực-cả khách quan lẫn chủ quan. Khi xem xét một quan điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong những mối quan hệ như vậy. Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn của nó.
Như vậy, muốn đánh giá đúng tình hình, muốn nhận thức được bản chất của sự vật và giải quyết tốt sự việc ta cần phải quán triệt quan điểm toàn diện. Bên cạnh đó cũng cần phải quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể để có thể xác định được xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, hạn chế được những mặt tiêu cực, phát huy được nhân tố tích cực của điều kiện, hoàn cảnh khách quan.
Chương 2: Biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
1/ Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế-xu thế, thời cơ và thách thức.
1.1. Bản chất của toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là một thuật ngữ xuất hiện nhiều nhất kể từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay. TCH là một quá trình có tính đa diện, nó tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Có thể nói TCH đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế đương đại.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về toàn cầu hóa, đã có hàng trăm khái niệm về TCH khác nhau được các học giả trong và ngoài nước đề cập đến. Một số học giả coi nó là một khái niệm chính trị; một số khác cố gắng làm sáng tỏ khái niệm toàn cầu hóa trong phạm vi phát triển kinh tế; lại có những người chú trọng phân tích các tác động tích cực hoặc tiêu cực của TCH. Nhưng dù đánh giá ở góc độ nào, cuối cùng đa số đều đi đến một khái niệm hàm chứa đầy đủ những đặc trưng của TCH-một khái niệm chung nhất với những nội dung cơ bản:
“ Toàn cầu hóa là quá trình làm tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến cố có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới. Toàn cầu hóa khiến cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn mở rộng ra trên toàn thế giới.”
Khái niệm trên đưa đến cho chúng ta nhận thức rằng, TCH đang “đụng chạm” đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng biểu hiện rõ nhất là toàn cầu hóa về kinh tế. Vậy TCH bắt nguồn từ đâu? Do điều kiện khách quan hay cho ý muốn chủ quan của con người? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo này.
Nguyên nhân của toàn cầu hóa:
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, TCH nói chung bắt nguồn từ những giao lưu văn hóa, từ buôn bán, di dân, từ sự mở rộng các tôn giáo ra ngoài phạm vi biên giới các quốc gia và cho đến nay là sự phát triển của một loạt các công ty xuyên quốc gia, các ngân hàng và các tổ chức quốc tế, là sự trao đổi công nghệ, sự phát triển gắn với hiện đại hóa…
Gốc rễ xâu xa củaTCH, làm cho sự xuất hiện và biến đổi của nó trở thành một xu thế khách quan và phổ biến với đời sống quốc tế là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất đã vượt ra khỏi khuôn khổ của từng nước, từng khu vực, trở thành lực lượng sản xuất có tính chất quốc tế và quy mô thế giới. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, ở khắp mọi nơi, trong từng văn phòng, trong từng công ty, các viện nghiên cứu, các trường đại học trên toàn thế giới người ta đang soạn thảo các báo cáo, văn bản với một công cụ hỗ trợ giống nhau là một máy tính cá nhân với phần mềm Microsoft Word, quản lý thống kê tài chính với phần mềm Excel…, ở bất cứ một bệnh viện nào trên toàn cầu người ta cũng thấy có các máy chụp X-quang cắt lớp, các dao phẫu thuật sử dụng tia laze, các thiết bị nội soi…, các nhà quản lý kinh tế đều được trang bị những kiến thức như nhau để quản lý và điều hành các công ty…Có thể nói, lực lượng sản xuất đã mang tính xã hội hóa trên toàn thế giới.
Nguyên nhân thứ hai của TCH là phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ rất cao, không chỉ giới hạn ở chuyên môn hóa sản phẩm mà đã là chuyên môn hóa các chi tiết sản phẩm cho mỗi quốc gia. Phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, lấy các nước làm phân xưởng của mình, mà qua đó phân công lao động quốc tế có thể lợi dụng được ưu thế kĩ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường của các nước, góp phần thúc đẩy quốc tế hóa sản xuất phát triển lên nhanh chóng. Thí dụ, một loại xe của hãng Toyota, mặc dù sản xuất tại Nhật Bản nhưng có đến 25% linh kiện được sản xuất ngoài nước.
Việc phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động trên phạm vi quốc tế có sự đóng góp rất lớn của những thành tựu KHCN và sự tích tụ, tập trung sản xuất. Cách mạng khoa học-công nghệ hiện nay, đặc biệt với các ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa đã và đang thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc cũng đang ngày càng phát triển, góp phần không nhỏ tạo nên thị trường thế giới mà ở đó có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tất yếu giữa các nền kinh tế, giữa các quốc gia dân tộc.
Cùng với các nhân tố nêu trên, sự xuất hiện và bành trướng của các công ty xuyên quốc gia với những lợi thế về quy mô vốn lớn, kĩ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn, chi phối hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài cũng là một nhân tố làm xuất hiện và phát triển mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cho phép họ lựa chọn các nguồn nguyên liệu, mở rộng sản xuất và chinh phục thị trường các nước khác, đồng thời thích ứng được với những điều kiện không ngừng thay đổi. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, năm 1996, thế giới có 44.000 công ty xuyên quốc gia, theo đó có vào khoảng 28 vạn công ty con, tổng giá trị sản xuất chiếm 40% GDP thế giới, mậu dịch chiếm 50% của thế giới, tổng kim ngạch tài sản năm 1996 lên đến 3200 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty này chiếm đến 90% đầu tư trực tiếp của thế giới. Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển được trong cạnh tranh, hiện nay cũng có nhiều công ty tìm đến con đường là sát nhập để tăng vốn và mở rộng thị trường. Chẳng hạn như vụ sát nhập của 3 ngân hàng lớn ở Nhật Bản vào tháng 8-1999 với số vốn lên đến 1200 tỷ USD đã bằng tổng giá trị vốn sát nhập của 7700 vụ sát nhập năm 1998.
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến TCH là tự do hóa thương mại và các hình thức tự do kinh tế khác, đã khiến các quốc gia phải hạn chế chính sách bảo hộ mậu dịch và làm cho mậu dịch thế giới trở nên tự do hơn. Kết quả là biểu giá giảm mạnh, nhiều rào cản thuế quan trong buôn bán hàng hóa và dịch vụ bị loại bỏ. Các hình thức tự do hóa khác đã làm gia tăng sự chuyển dịch vốn vào các yếu tố sản xuất còn lại.
Sự phát triển của toàn cầu hóa còn là do có sự đồng thuận toàn cầu giữa các quốc gia dân tộc không kể chính trị xã hội về kinh tế thị trường và hệ thống mậu dịch tự do. Điểm khởi đầu của sự việc này được đánh dấu bằng cuộc cải cách được tuyên bố ở Trung Quốc vào năm 1978 và sau là sự kết thúc chiến tranh lạnh. Quá trình này dẫn đến một tư tưởng: thay cho mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường của các nước tư bản Phương Tây và kinh tế XHCN ở Liên Xô cũ và một số các nước ở Phương Đông, trên thực tế hiện nay chỉ còn tồn tại cách nhìn thống nhất toàn cầu về hệ thống kinh tế thị trường, tạo điều kiện rất thuận lợi cho TCH kinh tế.
Sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia khiến cho một loạt các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính ra đời. Đó là tổ chức thương mại thế giới WTO, qũy tiền tệ thế giới IMF, ngân hàng thế giới WB, liên minh Châu Âu EU, khu vực thương mại tự do bắc Mỹ NAFTA, liên minh các nước Đông nam á ASEAN…Thông qua các tổ chức kinh tế, thương mại tài chính này, qui mô lưu thông vốn quốc tế phát triển chưa từng thấy, tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế; các lĩnh vực hợp tác trong kinh tế không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, nhờ các thể chế riêng, các tổ chức này cũng góp phần bảo vệ quyền lợi cho các thành viên. Do đó, việc liên kết kinh tế giữa các quốc đã và đang trở thành một xu hướng chung.
Quá trình liên kết về kinh tế hiện đại tác động đến lĩnh vực chính trị, dẫn đến sự hình thành các tổ chức phi chính phủ mà lớn nhất là Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc cùng với các tổ chức của nó như: WHO (tổ chức y tế thế giới), FAO (tổ chức lương thực thế giới, UNESCO (tổ chức văn hóa thế giới), UNICEF (tổ chức về vấn đề trẻ em Liên Hợp Quốc)…đang có ảnh hưởng lớn đến tất cả các khu vực, các nước trên phạm vi toàn cầu. Các tổ chức này cùng với các nước thành viên góp phần giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu như bùng nổ dân số, HIV/AIDS…
Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hóa sản xuất, của trình độ phát triển nhanh của lực lượng sản xuất, bắt nguồn từ sự thúc đẩy của khoa học, kĩ thuật, và công nghệ hiện đại; nó là kết quả tất yếu của sự phát triển sâu rộng kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng phân công lao động quốc tế, sự mở rộng cao hơn nữa trong không gian và thời gian các mối quan hệ giao lưu phố biến của loài người và sự hiện diện nóng bỏng của những vấn đề cấp bách. Nói cách khác, nó là kết quả của các quá trình tích lũy về số lượng đã tạo ra một khối lượng tới hạn để số lượng biến thành chất mới; xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa đã chuyển thành xu hướng toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay.
1.3 Sự tác động của TCH đến nền kinh tế các quốc gia:
Mặc dù TCH kinh tế đang trở thành một xu thế trên thế giới hiện này tuy nhiên hệ quả của TCH thì vô cùng phức tạp, có mặt tích cực và mặt tiêu cực, mang lại những thời cơ đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức với mọi quốc gia.
1.3.1 Tác động tích cực của toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa các lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Toàn cầu hóa đã làm tăng nhanh tổng sản lượng thế giới: ngày nay tổng sản phẩm thế giới ước đạt 30.000tỷ USD, tăng 23 lần tổng sản phẩm thế giới vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX (1300 tỷ USD). Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng có những thay đổi cơ bản tích cực: tỉ trọng nông nghiệp giảm xuống, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. TCH còn làm tăng năng xuất lao động nhờ hợp lý hóa sản xuất cũng như áp dụng được các thành tựu KHCN.
TCH kinh tế thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, nhờ đó mà làm giảm hoặc hủy bỏ các rào cản thương mại, làm cho hàng hóa của mỗi nước có thị trường tiêu thụ quốc tế rộng hơn, do đó kích thích sản xuất phát triển. Cũng nhờ vậy mà thúc đẩy phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hóa, làm cho các nguồn lực ở mỗi nước và trên thế giới được sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao hơn.
Tự do hóa thương mại đặt ra cho các doanh nghiệp phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu qủa kinh tế, phát huy lợi thế của mình và hạn chế những rủi ro, thách thức trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Nhìn chung các nước phát triển thường có lợi thế hơn do họ có nến kinh tế mạnh, khả năng cạnh tranh lớn, lại nắm trong tay các công nghệ cao, vốn lớn, lao động có trình độ tay nghề cao…Trong khi đó các nước đang phát triển thì ở vào vị trí khó khăn hơn vì nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng cạnh tranh yếu, vốn ít, trình độ công nghệ thấp…Song, các nước này nếu biết lợi dụng những ưu thế của mình, phát huy nội lực, tranh thủ kĩ thuật cao, “đI tắt đón đầu” thì vẫn đạt được những tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Các nước NIC là những thí dụ. Có những thời kì, các nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 8% chủ yếu do biết tận dụng được những mặt tích cực của tự do hóa thương mại và chính sách hướng vào xuất khẩu.
TCH làm tăng các nguồn chuyển giao vốn và công nghệ. TCH làm tăng các hoạt động đầu tư quốc tế, chủ yếu là FDI, chủ thể đầu tư cũng như chủ thể thu hút vốn đầu tư cũng ngày càng đa dạng. TCH cũng thực hiện chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành tựu của KHCN cũng như các kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh tế…Nhờ đó mà ngay cả những nước nền kinh tế còn kém phát triển nhưng hoàn toàn có thể đưa vào ứng dụng những thành tựu mới nhất của KHCN vào trong sản xuất hay như có mạng lưới thông tin phát triển không kém bất kì một quốc gia có nền kinh tế phát triển nào.
Không chỉ có thế, sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia còn giúp cho việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, các bệnh dịch, ô nhiễm môi trường…Bệnh dịch SARS vừa qua là một ví dụ. Nhờ sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các quốc gia mà căn bệnh này đã được ngăn chặn ở nhiều nước và không trở thành một đại dịch lớn, nguyên nhân của căn bệnh cũng nhanh chóng được tìm ra, ngay cả việc giải quyết các hậu quả hậu SARS cũng đang được các nước cùng nhau tiến hành.
1.3.2. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa:
TCH không chỉ đem lại những mặt tích cực mà còn bao hàm trong đó cả những mặt tiêu cực mà hậu quả của nó là những cản trở không nhỏ tới chính sự phát triển kinh tế của các quốc gia.
TCh tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội. Nguyên nhân là do các nước tham gia TCH với những điều kiện khác nhau. Các nước tư bản phát triển luôn có thế và lực hơn hẳn các nước đang phát triển. Chính vì vậy, để chạy theo lợi nhuận, họ sẵn sàng sử dụng các luật chơi bất bình đẳng, thuyết phục các nước đang phát triển mở cửa thật nhanh để vào nắm lấy nguồn nguyên liệu, nhân công lao động rẻ mạt và biến các nước này trở thành thị trường tiêu thụ. Không chỉ có thế, các nước này đôi khi còn lợi dụng sự kém phát triển về KHCN của các nước đang phát triển để biến các nước này thành bãi thải công nghiệp cho mình.
Trong cạnh tranh, không những đa phần hàng hóa của các nước kém phát triển không cạnh tranh nổi với các nước phát triển mà ngay cả những hàng hóa có khả năng cạnh tranh cũng vẫn bị các nước tư bản dùng các điều luật riêng để kiềm chế.
TCH kinh tế đồng thời cũng làm bành trướng thế lực của các nước tư bản phát triển, tạo nên sự thách thức mới với nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Trong quá trình TCH, các nước đều phải cắt giảm hoặc xóa bổ các rào cản thuế quan, vai trò của nhà nước bị thu hẹp, mậu dịch quốc tế diễn ra nhanh hơn nhưng nguy cơ bị thôn tính thì luôn thường trực. Đơn cử như cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 do Mỹ và Anh thực hiện, với cái cớ là tiêu hủy vũ khí hủy diệt nhưng cũng không thể phủ nhận một trong những động cơ đằng sau là muốn bành trướng sức mạnh kinh tế và thế lực quân sự trên toàn cầu.
TCH kinh tế buộc các quốc gia phải nương tựa vào nhau để phát triển kinh tế trong khi sự vận động của các nguồn vốn lại chưa được kiểm soát do đó nếu kinh tế trong nước không vững vàng thì việc lâm vào nguy cơ khủng hoảng kinh tế là không thể tránh khỏi. Khủng hoảng tài chính tiến tệ Châu á 1997 là một ví dụ. Hậu quả của nó vô cùng to lớn và khắc phục kinh tế sau đó cũng không mấy dễ dàng, thậm chí đẩy các nước này về con số không.
TCH không chỉ làm cho nền kinh tế trở nên bất ổn định mà còn làm cho quan hệ giữa các nước có cùng lợi ích kinh tế trở nên ngày càng căng thẳng đặc biệt là các nước đang phát triển đang cần vốn, kĩ thuật để phát triển kinh tế. Đây cũng là điều mà ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29958.doc