Đề cương chi tiết
Đặt vấn đề:
Nội dung:
Tính tất yếu phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
1.1: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.1: Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2: Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
1.2: Thực trạng nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới.
1.3 : Những thành tựu về kinh tế mà nước ta đã đạt được sau khi xây dựng nền kinh tế thị
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phép biện chứng về mâu thuẫn & vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nứơc ta:
2.1: Lí luận chung về mâu thuẫn.
2.2: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3: Nền kinh tế nhiều thành phần: thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh, tồn tại xung quanh.
2.3.1: Thực trạng các thành phần kinh tế nước ta hiện nay.
2.3.2: Những mâu thuẫn xung quanh các thành phần kinh tế.
2.4: Mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của người thuê mướn lao động.
2.5: Mâu thuẫn giữa lợi ích của người cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội.
2.6: Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
Phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3.1: Mặt tích cực và tiêu cực sau khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3.1.1: Mặt tích cực.
3.1.2: Mặt tiêu cực.
3.2: Đường lối, chính sách, mục tiêu phát triển và vai trò của Đảng
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2.1: Những bài học về quản lí kinh tế sau hơn 15 năm thực hiện việc đổi mới kinh tế.
3.2.2: Vai trò quản lí của Nhà nước.
3.2.3: Đường lối, chính sách, mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
C. Kết luận:
D. Danh mục tài liệu tham khảo:
A. Lời mở đầu
Mặc dù là một trong những nước giành được độc lập sớm ở châu á, đã bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chế độ xã hội chủ nghĩa nhưng "độc lập, tự do, hạnh phúc" chỉ đến với nhân dân Việt Nam kể từ ngày 30-4-1975 khi dân ta chiến thắng đế quốc Mĩ sau nhiều năm chiến đấu. Hâụ quả từ hai cuộc chiến tranh với đế quốc Pháp, Mĩ và những tàn dư còn sót lại từ chế độ cũ đã đẩy đất nước ta lâm vào khủng hoảng ở nhiều mặt trong đó có kinh tế, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, cơ sở vật chất bị tàn phá, trình độ học vấn thấp, công cụ lao động còn thô sơ...Đứng trứơc tình hình này, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã quyết định đổi mới kinh tế, thay thế nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới thực sự đã làm thay đổi bộ mặt đất nước, cuộc sống nhân dân được nâng cao, củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Một nhà triết học đã từng nói: "Sự phát triển của chính trị, luật pháp, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật đều dựa trên sự phát triển về kinh tế". Điều đó cho thấy, kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới mọi lĩnh vực của đất nước. So với các nước trên thế giới, nước ta là một nước nghèo, đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội. vì vây, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lí của Nhà nước bên cạnh những khó khăn về kinh tế, thì những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới kìm hãm sự phát triển là điều không thể tránh khỏi. Do vây, việc tìm ra một hướng đi đúng đắn, cho nền kinh tế phù hợp với hoàn cảnh đất nước, phù hợp với thế giới, với thời đại là hết sức cần thiết.
Nghiên cứu đề tài: "Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta" dưới góc độ triết học, trong tổng thể mối quan hệ biện chứng sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn những vấn đề xung quanh việc phát triển kinh tế.
Là một sinh viên năm thứ nhất, với những hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nên nội dung bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, em mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô, để em không ngừng học hỏi, bổ xung kiến thức nhằm không ngừng hoàn thiện mình, góp một phần sức nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Em xin chân thành cảm ơn!
B.Nội dung:
1. Tính tất yếu phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
1.1: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
1.1.1: Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường là thể chế kinh tế vận hành. Nó là hình thức phát triển cao hơn của kinh tế hàng hoá. Kinh tế thị trường không phải là sản phẩn riêng của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường nhưng dưới sự điều tiết của nhà nước và đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2: Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có những tính chất chung của nền kinh tế: nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh; có chủ thể kinh tế có tính độc lập, tự chủ để có quyền ra những quyết định phi tập trung hoá; thị trường có vai trò quyết định trong việc phân phối các nguồn lực kinh tế; giá cả do thị trường quyết định; nhà nước thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô để giảm bớt những thất bại của thị trường. Nhưng bất cứ nền kinh tế thị trường nào cũng hoạt động trong những điều kiện lịch sử nhất định, nên nó bị chi phối bởi điều kiện lịch sử và đặc biệt là chế độ xã hội của nước đó, và do đó có những đặc điểm riêng phân biệt với nền kinh tế thị trường của các nước khác. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những đặc trưng sau đây:
Nền kinh tế dựa trên cơ sở cơ cấu đa dạng về hình thức sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước làm chủ đạo.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập: phân phối theo kết qủa lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, và phân phối thông qua các quĩ phúc lợi xã hội, trong đó phân phối theo kết quả lao động giữ vai trò nòng cốt, đi đôi với chính sách điều tiết thu nhập một cách hợp lí.
Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng vận động theo những qui luật kinh tế nội tại của kinh tế thị trường nói chung, thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân chia các nguồn lực kinh tế.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập tự chủ quyền và bảo vệ được lợi ích của quốc gia. dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
1.2: Thực trạng nền kinh tế Việt nam trước thời kì đổi mới:
Năm 1945, tại quảng trường Ba Đinh lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hoà. Cũng từ đây, nước Việt Nam với hàng nghìn năm lịch sử đã thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Nước ta xuất phát từ nước nông nghiệp lạc hậu, lại chịu hậu quả từ hai cuộc chiến tranh khốc liệt, điều mà nước ta có được sau ngày giải phóng đó là hoà bình còn về kinh tế thì nước ta rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Các cơ sở kinh tế, nhà máy, xí nghiệp không vận hành tốt, đời sống nhân dân lâm vào tình trạng hết sức túng thiếu. Nền kinh tế lúc bấy giờ là nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Mọi người phải dùng tem phiếu để mua hàng, hàng hoá sản phẩm làm ra được chia đều. Nhưng trong một điều kiện hết sức khó khăn, túng thiếu mọi mặt, sản phẩm lao động là ra không đủ cung cấp cho người tiêu dùng.Lương thực bình quân đầu người rất thấp, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta được xếp vào một trong những nước nghèo trên thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Với một nền kinh tế rhấp kém như vậy, nó đã kéo theo các vấn đề về y tế, giáo dục cũng thấp. Về giáo dục, số người không biết chữ và tình trạng tái mù chữ tồn tại rất nhiều, số người học tới các bậc học cao như Đại học, cao đẳng và các bậc học cao hơn nữa rất thấp, các thành tựu khoa học của thế giới chưa được phổ biến tới người dân. Về y tế, các bệnh viện thiếu các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác khám chữa bệnh, thuốc men không đáp ứng được như cầu...
1.3: Những thành tựu về kinh tế mà nước ta đạt được sau khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kể từ khi nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa năm 1986, những thành tựu về kinh tế ở nước ta đã làm được thật đáng khâm phục. Nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng. Từ một nước không sản xuất đủ lương thực phục vụ cho ngay chính đồng bào mình, thì nay nước ta đã là một trong những nước sản xuất gạo lớn trên thế giới. Những con số sau đã nói lên điều đó: Năm 1991 tổng sản lượng lương thực là 21,98 triệu tấn; sản lượng gạo xuất khẩu là 1 triệu tấn; lương thực bình quân đầu người là 324,9Kg. Đến năm 1995, tổng sản lượng lương thực đã là 27,44 triệu tấn; sản lượng gạo xuất khẩu là 2 triệu tấn; lương thực bình quân đầu người là 364Kg. Ngành thuỷ sản cũng đạt được những thành tích khả quan. Năm 1995, tổng sản lượng thuỷ sản qui ra thóc là 1.355.149 triệu tấn; thuỷ sản nuôi và khai thác nội hạc đạt 450000 tấn tăng 3 lần so với năm 1980. Ngành công nghiệp cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao trung bình trong những năm gần đây đạt vào khoảng 7,8%, riêng một vài năm như 1996 là 9,3%, 1997 là 8,1%. Một trong những bước tiến quan trọng của nứoc ta là bình quân thu nhập đầu người trên dưới 400 USD /1 người/ 1năm. Những thành tựu khả quan về kinh tế đã kéo theo mọi mặt đời sống phát triển. Giáo dục đã có nhiều thành tích nổi bật, trình độ học vấn ngày càng cao. Đã có 10 tỉnh trong cả nước hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, số lao động được đào tạo tăng từ 13% năm1996 đến 20% năm 2000, số người có học vị từ thạc sĩ trở lên ngày càng nhiều, trình độ đọi ngũ khoa học của chúng ta tăng, một số lĩnh vực bắt kịp thế giới. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới đã nhanh chóng phổ biến đến người dân bằng chứng là số người truy cập Internet ngày càng ra tăng. Kể từ ngày đổi mới Việt Nam đã tham giavào rất nhiều tổ chức trên thế giới và vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
2. Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường:
2.1: Lí luận chung về mâu thuẫn:
Ngay từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem sự tác động qua lại đó là cơ sở vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học cổ đại phương Đông đã xem vận động do sự hình thành những đối lập và các đối lập ấy cũng luôn luôn vận động. Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu có giá trị nhất trong toàn bộ lịch sử 2000 năm của triết học, dựa trên nhũng thành quả mới nhất của khoa học hiện đại (cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và nhân văn), khái quát thực tiễn thời đại mình, C.Mac và Ph.Ăngghen đã phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao mới. Nhờ có lí luận mâu thuẫn biện chứng và sự vận dụng lí luận đó vào đời sống xã hội đương thời, hai ông đã phát hiện đúng mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản, làm sáng tỏ nội dung tính chất của mâu thuân đối kháng trong xã hội đó, trước hết là mâu thuẫn giữa tích chất xã hội của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn kinh tế nêu trên được thể hiện trên lĩnh vực xã hội thành mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản. Qua đó, ông chỉ ra rằng lực lượng sản xuất cơ bản có thể lãnh đạo cuộc cách mạng nhằm xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa - là giai cấp vô sản. Như vậy, bằng việc kế thừa những thành quả tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn, bằng việc tổng kết lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng chúng ta phải tìm xung lực vận độngvà phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật. Quan điểm lí luận đó được thể hiện trong qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Vì qui luật này đề cập đến vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của phép biện chứng là vấn đề nguồn gốc của sự phát triển, nên V.I.Lênin đã xem lí luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép bịên chứng. Nội dung cơ bản của qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm sáng tỏ thông qua một loạt những cặp phạm trù cơ bản: "mặt đối lập", "sự thống nhất" và "đấu tranh của các mặt đối lập". Khi nghiên cứu bất kì sự vật, hiện tượng nào, chúng ta cũng thấy các sự vật, hiện tượng đó được tạo thành từ nhiều bộ phận, mang thuộc tính khác nhau. Xem xét kĩ hơn chúng ta lại thấy, trong số các yếu tố cấu thành sự vật hay trong số các thuộc tính của sự vật đó không chỉ có sự khác nhau mà có cả những cái đối lập nhau. Khi nói tới những nhân tố cấu thành mâu thuẫn biện chứng, "đối lập", "mặt đối lập" là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính qui định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chính những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong cả tự nhiên lẫn trong xã hội và tư duy. mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức, của tư duy trên con đường vươn tới chân lí khách quan, chân lí tuyệt đối về hiện thực. Những mâu thuẫn lôgic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, nó xuất hiện do sai lầm trong tư duy. Mâu thuẫn lôgic hình thức là mâu thuẫn được tạo thành từ hai phán đoán phủ định nhau về cùng một sự vật và cùng một quan hệ tại cùng một thời điểm; trong hai phán đoán đối lập đó chỉ có một là chân lí. Việc giải quyết mâu thuẫn lôgic hình thức được thực hiện bằng cách loại bỏ nó khỏi tư duy. Việc thủ tiêu như vậy là điều kiện để có nhận thức đúng đắn về sự vật. Hai mặt đối lập tuy có thuộc tính bài trừ, phủ định lẫn nhau, nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng đồng thời tồn tại.Hai mặt đối lập trong sự vật tồn tại trong sự thống nhất của chúng. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Như vậy, cũng có thể xem sự thống nhất của hai mặt đối lập là tính không thể tách rời của hai mặt đó. Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có nhân tố giống nhau, "đồng nhất" với nhau. Với ý nghĩa đó, "sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm sự "đồng nhất" của các mặt đó. Do có sự " đồng nhất" của các mặt đối lập mà trong sự khai triển của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó, mặt đối lập này có thể chuyển hoá sang mặt đối lập kia - khi xét về một đặc trưng nào đó. Sự thống nhất củaicác mặt đối lập còn thể hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập. Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau, " đấu tranh" với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lai theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Như vây, không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đó. Sự thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập chỉ là một trong những hình thức đấu tranh của các mặt đối lập. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập tuỳ thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như của mối quan hệ qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh có mối quan hệ gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Khi xem xét mối quan hệ như vậy, V.I.Lênin viết: "Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối". Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn,chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, ở các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng. C.Mac, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã luận chứng và phát triển hơn nữa những luận điiểm đó trên cơ sở biện chứng duy vật. Mác viết: "Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa các mặt ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới". Nhấn mạnh hơn nữa tư tưởng đó V.I.Lênin đã viết: : Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập". Để hiểu được kết luận đó, chúng ta phải tìm nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật là sự tác động lẫn nhau. Chính sự tác động qua lại đó tạo thành nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt, có khuynh hướng trái đối lập nhau. Sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập qui định một cách tất yếu những thay đổi của các mặt đang tác động qua lại cũng như của sự vật nói chung, nó là nguồn gốc vận động và phát triển, là xung lực của sự sống. Sự thống nhất và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập qui định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển. Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, nó tồn tại ở trong tất cả các sự vật và hiện tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng. Nhưng, ở các sự vật khác nhau, ở giai đoạn phát triển khác nhau của một sự vật, ở mỗi lĩnh vực, mỗi yếu tố cấu thành một sự vật sẽ có những mâu thuẫn khác nhau.
2.2: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
Lịch sử loài người là lịch sử biến đổi và phát triển của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Phương thức sản xuất là sự thống nhất hai mặt gắn chặt với nhau: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, phát triển không ngừng, quyết định quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất với tính cách hạ tầng cơ sở lại quyết định kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, suy đến cùng, lực lượng sản xuất quyết định mọi mặt đời sống xã hội, quyết định mọi sự biến đổi từ thấp đến cao của lịch sử loài người, của các hình thái kinh tế xã hội. Sự biến đổi và phát triển lực lượng sản xuất là nguyên nhân sâu xa nhất, là nguyên nhân cuối cùng quyết định mọi biến đổi và phát triển của xã hội.
Do quy luật khách quan, tuy nước ta xuất phát từ điều kiện kinh tế thấp kém nhưng cần phải và có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội. Dù miền Bắc đã có gần 50 năm và cả nước đã có trên 25 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng một phần lớn thời gian đó vẫn là tình trạng "một chủ nghĩa xã hội thời chiến". Bên cạnh thành tựu to lớn phục vụ cho công cuộc kháng chiến và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật thì chúng ta cũng có những khuyết điểm nghiêm trọng trong tổ chức quản lí, giữa những năm 80 lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Sau hơn 15 đổi mới, nền kinh tế đã có những thay đổi quan trọng, đã tương đối ổn định và bước đầu phát triển, tạo nên thế và lực mới cuả cách mạng nước ta, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đến nay trên 62% lao động xã hội vẫn là lao động nông nghiệp, công cụ thủ công, năng suất lao động thấp, GDP tính theo đầu người xếp vào nước nghèo kém phát triển của thế giới. Tuy lưới điện đã phủ gần khắp toàn quốc, song chỉ số tiêu thụ điện cho sản xuất và tiêu dùng cá nhân theo đầu người còn quá thấp. Các chỉ số khác như thép, công cụ lao động cơ khí, phương tiện thông tin tính theo đầu người cũng thấp. Đối tượng lao động chủ yêú vẫn là đồng ruộng và những tài nguyên có sẵn trong thiên nhiên nứơc ta. Người lao động là yếu tố động nhất, quyết định nhất lực lượng sản xuất thì điều kiện tái sản xuất sức lao động có nhiều hạn chế, lao động theo kỹ thuật và công nghệ tiên tiến còn cách xa nhiều nước trên thế giới. Trình độ lực lượng sản xuất cón kém phát triển đang là cản trở chủ yếu của việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, mà quan hệ sản xuất này vốn mang bản chất xã hội hoá nền sản xuất xã hội. Và, chính từ trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển, năng suất lao động thấp, lại hạn chế tận dụng sức lao động dồi dào, chưa tạo được sự thay đổi nhảy vọt căn bản đời sống nhân dân, do đó cũng chưa tạo được thuận lợi cho việc củng cố quan hệ sản xuất mới đã được xây dựng nhiều năm trên phạm vi cả nước. Vì vậy, qua thời gian tìm tòi, thủ nghiệm, có thành công và không thành công, thu được thnàh tựu nhưng cũng có lúc phải trả giá đắt, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, Đại hội IX của Đảng đã xác định: 'Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội".
Lực lượng sản xuất bao gồm sức lao động cùng tư liệu sản xuất; trong tư liệu sản xuất có tư liệu lao động (mà trước hết là công cụ lao động) và đối tượng lao động. Khi nói ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất là phải nâng cao trình độ của tất cả các yếu tố đó. trong điều kiện mới, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta bao gồm:
Tạo việc làm, tận dụng nguồn lao động dồi dào, đồng thời nâng cao hàm lượng trí tuệ trong sức lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động ở nước ta, trước hết qua giáo dục đào tạo và phát triển khoa học - công nghệ trong khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nâng cao mặt bằng dân trí là yêu cầu cấp bách và thường xuyên làm cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng then chốt đủ sức trang bị kĩ thuật hiện đại cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến. Công nghiệp chế biến là lĩnh vực công nghiệp làm tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Điều đó vô cùng cần thiết và thích hợp với điều kiện nước ta có lực lượng lao động dồi dào nhưng thiếu việc làm, thu hút thêm được nhiều lao động, đấy là một trong những yêu cầu hàng đầu phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.
Coi trọng phát triển công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, từng bước phát triển kinh tế tri thức.
Phát triển lợi thế của những ngành nghề truyền thống, thế mạnh của từng vùng kinh tế.
Trên đây vừa kể đến những nội dung chủ yếu việc ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất. Chúng ta nói ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất không có nghĩa là chúng ta chỉ phát triển lực lượng sản xuất một cách đơn độc, càng không có nghĩa là chỉ phát triển lực lượng sản xuất. Thật ra, không ở đâu và không lúc nào lực lượng sản xuất lại tách rời quan hệ sản xuất. Một phương thức sản xuất bao giờ cũng gồm hai mặt đó, dính liền mật thiết với nhau. Vì thế đường lối của Đảng ta là vừa phát triển lực lượng sản xuất vừa phải chăm lo xây dựng quan hệ sản xuất, nghĩa là phải luôn luôn quan tâm đến cả hai mặt đó. Mục đích trực tiếp của phát triển lực lượng sản xuất là tạo cơ sở vật chất cho quan hệ sản xuất tương ứng; mục đích trực tiếp của xây dựng quan hệ sản xuất là để phát triển lực lượng sản xuất mạnh hơn nữa, cao hơn nữa. Tuy nhiên trong bước đi thì chân nào bước trước, chân nào bước theo ngay thì lại là vấn đề mang đầy tính thực tiễn cũng như tính lí luận. Xuất phát từ điều kiện của nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đường lối kinh tế Đảng ta đã xác định: ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta chăm lo phát triển phương thức sản xuất, đi đỗng bộ cả hai mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cách đi đồng bộ ấy thì ưu tiên cho lực lượng sản xuất và tuỳ vào từng bước đi, từng trình độ của lực lượng sản xuất mà chúng ta chủ động xây dựng quan hệ sản xuất cho phù hợp, phản ánh đúng tính qui luật về mối quan hệ giữa chúng: quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Thế nhưng thực tế cho thấy, khi bắt tay vào xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thì lực lượng sản xuất luôn tỏ ra mâu thuẫn với quan hệ sản xuất. Tính cạnh tranh năng động là một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường thì ngược lại chúng ta lại chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo động lực và điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn, kịp thời chỉ ra phương hướng, biện pháp đổi mới kinh tế hợp tác, chưa kịp thời đúc kết kinh nghiệm, giúp đỡ các hình thức kinh tế mới phát triển. Chưa giải quyết tốt một số chính sách để khuyến khích kinh tế tư nhân phát huy tiềm năng, đồng thời chưa quản lí tốt thành phần kinh tế này. Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc. Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá, qui hoạch xây dựng còn yếu kém, thủ tục đổi mới hành chính chậm. Thương nghiệp nhà nước bỏ trống một số trận địa quan trọng, chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo trên thị trường. Chế độ phân phối thu nhập còn bất hợp lí...Đó là một số hạn chế của quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của nước ta. Một trong những vấn đề gây bức xúc đối với nước ta hiện nay đó là tình trạng thất nghiệp. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang xảy ra trên đất nước ta. Đó là sự biểu hiện rõ ràng để chứng tỏ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có sự mất cân đối. Chính mâu thuẫn giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất cho thấy tình trạng bất cập trong nhiều vấn đề hiện nay: Vấn đề giáo dục, vấn đề quản lí trong các cơ quan nhà nước ...Do đó mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hôị chủ nghĩa.
2.3: Nền kinh tế nhiều thành phần: Thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh tồn tại xung quanh nó.
2.3.1: Thực trạng các thành phần kinh tế nước ta hiện nay:
Nền kinh tế quá độ nước ta hiện nay là nền kinh tế đa sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu toàn dân mang hình thức sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể của nông dân, của thợ thủ công, của người làm thương mại, dịch vụ; sở hữu cá thể của nông dân, của thợ thủ công, của người làm thương mại, dịch vụ; sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa; sở hưũ tư bản nhà nước; sở hữu của người hoặc tổ chức nước ngoài đầu tư vào nước ta. Các hình thức sở hữu đó đan xen, tác động qua lại, còn hình thành những hình thức cụ thể của sở hữu hồn hợp. Tuy phong phú đa dạng thế, nhưng khái quát lại thì chỉ có 3 hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân. sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Nề kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay gồm có:
Kinh tế nhà nước: bao gồm tài nguyên, khoáng sản, đất đai,...là tài sản quốc gia do nhà nước đại diện toàn dân làm chủ sở hữu; hệ thống các quĩ bảo hiểm do Nhà nước đảm nhiệm và các quỹ dự trữ quốc gia; ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, tài chính nhà nước; các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở tất cả các ngành, các lĩnh vực; phần vốn nhà nước đầu tư vào các thành phần kinh tế khác dưới dạng công ty cổ phần. Xét về tổ chức, kinh tế nhà nước có hai hệ thống: Hệ thống doanh nghiệp và hệ thống phi doanh nghiệp. Hệ thống doanh nghiệp có các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp công ích. Hệ thống phi doanh nghiệp có ngân sách nhà nước, các quĩ quốc gia, tài sản thuộc sở hữu nhà nước... Doanh nghiệp nhà nước là bộ phận nòng cốt, có tính năng động của kinh tế nhà nước.
Kinh tế tập thể: là thành phần kinh tế của những người và hộ lao động sản xuất, kinh doanh, bao gồm nông dân, thợ thủ công và tiểu nông nghiệp, người buôn bán và làm dịch vụ nhỏ, cùng nhau làm ăn tập thể. Những người và hộ lao động tự nguyện góp những tư lịêu sản xuất chủ yếu, góp vốn (cổ phần), lao động tập thể có phân công, ăn chia theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Cũng có thể, họ chỉ góp vốn (cổ phần), lao động hợp tác ở một số khâu, vừa ăn chia theo cổ phần vừa ăn chia theo lao động, đồng thời vẫn duy trì và phát triển những hoạt động kinh tế của riêng hộ. Ngoài ra, còn có quỹ không chia, sử dụng theo mục đích và lợi ích chung của hợp tác xã. Việc làm ăn tập thể với các dạng và mức độ như trên, được tổ chưc thành các đơn vị kinh doanh, có tư cách pháp nhân, đó là hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp, hợp tác xã dịch vụ, hợp tác tín dụng, hợp tác xã kinh doanh tổng hợp....Đại hội IX của Đảng chỉ ra rằng: "Các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, cac doanh nghiệp vừa và nhỏ, không giới hạn qui mô, lĩnh vực và địa bàn. Phát triển hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành".
Kinh tế cá thể, tiểu chủ: Thành phần kinh tế này còn tồn tại rất lâu dài, nhay cả khi kết thúc thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. tuy tiểu chủ có thuê mướn nhân công nhưng lao dộng của bản thân và gia đình vẫn là chủ yếu, thu nhập và cuộc sống chủ yếu vẫn nhờ vào lao động của mình và gia đình. Một mặt, với đà phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là với nông nghiệp, nông thôn, thì kinh tế cá thể, tiểu chủ giảm bớt dần; mặt khác về chính sách lại ra sức giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ, vì đây là lĩnh vực tự tạo việc làm, tạo thu nhập chính đáng, làm giảm bớt thất nghiệp, giảm bớt đói nghèo trong xã hội. ở nứơc ta, khả năng phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong lĩnh vực trang trại nông nghiệp, trong lĩnh vực công nghiệp nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ là rất rộng lớn. Kinh tế tư bản tư nhân: thàn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0212.doc