ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của chúng ta đang phát triển một cách mạnh mẽ. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu chúng ta dần chuyển mình trở thành một nước công nghiệp, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Song mặt trái của sự phát triển kinh tế đó là làm ô nhiễm môi trường bởi các chất thải công nghiệp, nhà ở, ý thức người dân…Do vậy vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái là mộy đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu v
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phép biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đối với nước ta nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết hợp lý.
Việt Nam đang bước vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hoá đất nước với tốc độ tương đối cao. Trong những năm qua, tổng sản phẩm quốc nội(GDP) tăng bình quân hàng năm là trên 7%, công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 12,6%. Đó là nức tăng trưởng khá cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Mục tiêu phấn đấu đẫ được Đảng và Nhà nước xác định là:” Từ giờ đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nứoc công nghiệp”. Theo định hướng mục tiêu đó, dự kiến kế hoạch trong những năm tới, tăng trưởng kinh tế ở nước ta, mặc dù còn có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực, vẫn phải được duy trì ở mức khá cao như vậy sẽ còn được tiếp tục duy trì trong một vài thập niên tới.
Sự phát triển và tăng trưởng cao như vậy là một điều cần thiết nhằm làm cho đất nước nhanh chóng phát triển, hoà nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhưng đồng thời cũng chính sự phát triển với nhịp độ cao như vậy cũng có nghĩa là một khối lượng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng được khai thác nhiều hơn để chế biến, một khối lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng được thải ra tự nhiên. Nhất là trong vài năm gần đây, do nền kinh tế nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố lớn. Do vậy, bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nướcta rất quan tâm trong chiến lược xây dựng kinh tế- xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá -hiện đại hhoá đất nước. Vì vậy cần có một chính sách đúng đắn, cụ thể về bảo vệ môi trường thì kinh tế sẽ phát triển bền vững và ổn định. Vì vậy trên quan điểm triết học duy vật biện chứng ta có thể nhận thấy giưa môi trường và kinh tế có mối quan hệ biện chứng, trong đó giữa các mặt có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc và tương quân hỗ trợ nhau.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này em xin trình bày một số hiểu biết về phép biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay và những đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển của đất nước với tư cách là một nhà kinh tế trẻ trong tương lai. Bài tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi sai sót về nội dung cung như ngôn từ. Em rất mong được thầy cùng các bạn giúp đỡ, đóng góp ý kiến.
Trong bài tiểu luận nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái,em đặt ra những vấn đề sau:
I> Quan điểm biện chứng về mâu thuẫn
1. Mâu thuẫn là động lực để phát triển
2. Tính phổ biến của mâu thuẫn
II> Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam
1.Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
a. Khái niệm
- Phát triển kinh tế
-Môi trường sinh thái-kinh tế môi trường
-Phát triển bền vững
b. Phân tích sự mâu thuẫn và thống nhất giữa hai mặt phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
-Sự đối lập
-Sự thống nhất
2.Tình trạng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta trong thời gian qua
III> Một số giải pháp để két hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiên nay
NỘI DUNG
I> Quan điểm biện chứng về mâu thuẫn
-Khái niệm: Mâu thuẫn biện chứng là mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật hay giữa sự vật này với sự vật khác.
1> Mâu thuẫn là động lực để phát triển
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả sự “thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự theống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không thể tách rời nhau trong quá trình vận động phát triển của sự vật.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. V.I Lênin viết: “sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập “tuy nhiên, không có thông nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
2> Tính phổ biến của mâu thuẫn.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong tất cả các sự vật, hiện tượng,cũng như trong tất cả các giai đoạ phát triển của nó, đó là sự tất yếu.
Mâu thuẫn tồn tại trong đời sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau: mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn tồn tại phổ biến trong suốt quá trình phát triển của chúng. Không có sự vật hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không có giai đoạn trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không tồn tại mâu thuẫn, một khi mâu thuẫn này mất đi thì lại có mâu thuẫn khác được hình thành. Ngay cả trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng khiếu nhân thức vô tận ở bên trong của mỗi con người với sự tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ con người, thế hệ nào cũng đều đạt được những tiến bộ nhất định trong sự vạn động đi lên vô tận của tư duy. Tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, là cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay theế.
II> Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
1.1>Khái niệm
Phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lương cuộc sống và đời sống xã hội hay là sự đi lên của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện cho được ba nội dung sau:
Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quôc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người
Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của nhu cầu thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người được hưởng.
Cơ cấu tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống.
Môi trường sinh thái- Kinh tế môi trường:
Môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ nói riên của nền kinh tế- xã hội và nhận thức công loài người nói chung.
Kinh tế môi trường là một ngành khoa học đa ngành và mới mẻ, lấy các vấn đề môi trường làm đối tượng nghiên cứu chính của mình và tiếp cận chủ yếu dưới góc độ kinh tế.
Môi trường là toàn bộ các vùng địa- vật lí và sinh học, các điều kiện về vật chất- tự nhiên, bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất, ánh sáng…) và hệ sinh thái với tư cách là sản phẩm của tạo hoá, có trước con người, tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành và phát triển của con người cùng các hoạt động xã hội của nó. Bản thân các hoạt động sinh tồn của con người cũng đang ngày càng làm thay đổi môi trường một cách mạnh mẽ.
Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một sự phát triển làng mạnh, là sự bảo đảm tăng trưởng kinh tế với sự chuyển dịch cơ cue kinh tế, đảm bảo phân loại xã hội cho con người và bảo vệ môi trường sống. Những điều trên là ba “chân” kiềng của sự phát triển bền vững.
Trên thực tế, phát triển bền vững là một xu hướng mới được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm. Như một số tổ chức như: UNEP,WCED…đẫ coi tính bền vững của môi trưòng là một tiêu chuẩn mới cho mọi hoạt động phát triển.
Với phương châm “ Bảo vệ và cải thiện môi trường cho các thế hệ hiện nay và mai sau” đã trở thành mục tiêu cấp bách của loài người- là một mục tiêu kiên trì và hài hoà với những mục tiêu cơ bản và được xây dựng vì một nền hoà bình và vì sự phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.
Nguồn gốc chủ yếu của sự thay đổi về môi trường sinh thái hiện nay là các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội của con người.
Phát triển là quy luật tất yếu của tiến hoá đã và đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta từ khi nó được hình thành.
1.2> Sự đối lập và thống nhất giữa phát triển kinh tế và môi trường sinh thái.
1.2.1 Sự đối lập
Trong đơì sống, do nhu cầu về điều kiện sống của con người ngày càng cao nên tất yếu sẽ thúc đẩy chúng ta phải phát triển kinh tế để thoả mãn những nhu cầu của bản thân cũng như của toàn xã hội. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nguyên vật liệu để đảm bảo quá trình mở rộng sản xuất, mà nguồn cung cấp đó lại được lấy từ tự nhiên và điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng tới môi trường sinh thái: khai thác quá mức, tàn phá tài nguyên trên phạm vi rộng lớn không những làm suy thoái tài nguyên mà còn làm giảm chất lượng của môi trường sinh thái. Đây chính là mâu thuẫn : kinh tế càng phát triển thì lại ngày càng làm cho môi trường xấu đi.
Cơ cấu các ngành sản xuất sẽ chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ lệ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Các phương án phát triển được đề xuất ở tầm vĩ mô (cả nước) tầm trung mô (ngành, địa phương) và vi mô (công ty, doanh nghiệp) đều có nét chung nổi bật là tốc độ tăng. Sản xuất nông nghiệp (thường được xác định khoảng 6%/ năm). Kết quả là tỉ trọng của sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Sự tăng trưởng cao của các ngành công nghiệp, xây dựng nhất định sẽ dẫn đến các vấn đề về môi trường cần quan tâm đặc biệt, bởi lẽ đằng sau mức tăng trưởng của sản xuất công nghiệp tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Kinh nghiệm quốc tế đã khái quát mối quan hệ giữa tăng trưởng công nghiệp, đô thị hoá và chất lượng môi trường ở các nước đang phát triển như sau:
Tăng khối lượng chất thải và các chất gây ô nhiễm môi trường
Tăng trưởng công nghiệp
Tăng công ăn việc làm
Tăng số dân di cư vào thành thị
Tăng sự hoà trộn công nghiệp đô thị
Chúng ta có thể thấy rằng, nếu như không có các chính sách, chiến lược phù hợp thì khi định hướng phát triển công nghiệp của Việt Nam nhằm gvào các ngành mà các nước hiện đang có lợi theế so sánh như: công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, điện năng, chế biến nông, lâm, hải sản, dệt may, thì sẽ càng thấy rõ những nguy cơ tiềm ẩn lớn dần về ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ các ngành công nghiệp nói trên đều thuộc loại danh mục các nguồn lớn nhất gây ô nhiễm môi trường.
Bảng dự báo sản xuất than 1996-2010 (1000 tấn)
1996-2000
2001-2005
2006-2010
Than nguyên khối
58.795
69.963
78.271
Than hầm lò
18.116
30.345
36.485
Than lộ thiên
37.895
43.155
44.875
Một khía cạnh khác cũng cần phải tính đến trong hoạch định chính sách kinh tế là cùng với nhịp độ tăng của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tiêu dùng chất đốt cho năng lượng sẽ tăng lên đáng kể. Sự tăng lên về tiêu dùng năng lượng than, điện… chắc chắn sẽ thải các chất thải ngày càng một nhiều hơn và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Dự báo về nhu cầu than tới năm 2010 của bộ công nghiệp cho thấy nhu cầu tiêu cùng than mà nền kinh tế năm 2010 cần sẽ tăng gấp đôi so với nhu cầu tiêu dùng của năm 1995, cụ thể là từ 6,89 triệu tấn lên 12,8 triệu tấn.
Dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu) của các năm,có thể dự báo các dạng khí độc ảnh hưởng tới chất lượng không khí. Tài liệu dự báo của bộ công nghiệp cho thấy tổng lượng phát thải khí CO2 vào năm 2010 từ sự tiêu dùng năng lượng sẽ tăng gấp 3 lần năm 1999.
Vì vậy ta có thể thấy từ thực tế Việt Nam những năm qua, chúng ta càng tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng, nền kinh tế tăng trưởng càng cao thì môi trường sinh thái ngày càng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Đây chính là một trong những khía cạnh chính của sự đối lập giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước cũng như của các ngành, các địa phương đều nhằm vào mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài.
Mục tiêu chiến lược mà các ngành, các địa phương đều định hướng vào tăng gấp đôi và hơn nữa GDP trong mỗi thập kỉ phát triển. Điêù đó có nghĩa là phải duy trì tốc độ tăng trưởng trong một theời gian dài hàng năm của GDP ở mức độ cao khoảng 8- 10%/năm. Nếu như trình độ công nghệ của sản xuất và cơ cấu sản xuất của nền kinh tế không được cải thiện nhiều thì sự tăng trưởng GDP của đất nước cũng có nghĩa là tăng khối lượng tài nguyên khai thác cho sản xuất và tăng lượng chất thải vào môi trường. Kết quả là ô nhiễm môi trường chắc chắn sẽ tăng lên, nhất là khi tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp cao vẫn sẽ là chủ lực và duy trì ở mứcđộ cao (12-15%/năm). Hiện tại tốc độ đổi mới công nghệ trong nền kinh tế quốc dân mới vào khoảng 7- 10%/năm. Định hướng chiến lược phát triển khoa học- công nghệ của Việt Nam xác định tốc độ đổi mới công nghệ hàng năm khoảng 10-15%/năm. Điều đó có nghĩa là phải sau 7- 10 năm nền kinh tế mới dổi mới được công nghệ của mình. Trong khoảng theời gian đó thì môi trường đã phải chịu ngững tác động hết sức nặng nề.
Không chỉ trong công nghiệp và xây dựng, việc phát triển nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở ngay Việt Nam nói riêng cũng đã và đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.
Trong cơ cấu GDP của nước ta, giá trị của nông, lâm ngư nghiệp vẫm còn chiếm giữ một tỉ trọng tương đối lớn (khoảng gần 1/4). ở phần lớn các tỉnh và địa phương, tỉ lệ này còn có nơi chiếm tới 50-60%. Sự chuyển dịch cơ cấu tế theo hướng giảm dần tỉ trọng của sản xuất nông nghiệp sẽ gắn liền với việc thâm canh ngày càng tăng trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Quá trình thâm canh hoá sản xuất nông nghiệp ở việt nam sẽ vẫn tiếp tục gắn liền với việc tăng cường sử dụng các loại phân vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Vào năm 1996, mức sử dụng phân bón hoá học cho một ha sản xuất nông nghiệp ở nước ta trung bình vào khoảng 120-150 kg. Đến năm 2000, để đạt sản lượng 30 triệu tấn thóc thì phải tăng mức phân bón hoá học nói trên 3 lần, tức là vào khoảng 200-450 kg cho một ha.
Rõ ràng là nếu không có những chính sách và biện pháp bảo vệ thích hợp và lâu dài thì với sự tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, các chất vô cơ lâu phân huỷ và độc hại thì nguy cơ ô nhiễm môi trường ở tất cả các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, đa dạng sinh hoc…) sẽ ngày càng tăng lên, đe doạ chính sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ của con người. Đây chính là một khía cạnh đối lập rất rõ ràng trong mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nhiều nước trên thế giới và ngay ở Việt Nam.
Phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu của cuộc sống con người, thế nhưng dù ở trình độ nào thì sự phát triển của con người dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới môi trường sinh thái thông qua việc khai thác tự nhiên
Một số nền kinh tế ở trình độ thấp lại chủ trương tăng trưởng quá nóng, thường thiếu các điều kiện vật chất, tài chính và dễ bỏ qua các nguyên tắc, yêu cầu bảo vệ môi trường. Thậm chí có nước đã chủ trương “hy sinh” môi trường để đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ tiết kiệm các khoản chi phí ngân sách cho bảo vệ môi trường.
1.2.2 Sự thống nhất
Kinh tế là cái chủ quan còn môi trưòng sinh thái là cái vật chất tồn tạo khách quan. Tuy nhiên bảo vệ môi trường sinh thái lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thống nhất nhau về mục đích trong quá trình phát triển của một chỉnh thể tự nhiên – xã hội. Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế là hai mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng giữa chúng. Trong mối quan hệ này sự thống nhất của các mặt đối lập với nhau và tác động lẫn nhau theo hai hướng chính.
Chiều tiêu cực:
Môi trường là xuất phát điểm quan trọng cho việc hình thành các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, cũng như cho việc triển khai các hoạt động kinh tế trên thực tế, đồng thời bất cứ nền kinh tế nào vận hành trên các nguyên tắc và thể chế không được thiết kế nhằm khuyến khích và định hướng hành vi, thái độ ứng xử của cá nhân và tập thể người sản xuất cũng như người tiêu dùng, ở cả cấp vĩ mô và vi mô, cũng gây tác động xấu đến môi trường. Hơn nữa, khi đó những lợi ích kinh tế ban đầu thu được từ việc khai thác và sử dụng bừa bãi thiên nhiên sẽ không bù lại được những chi phí đắt đỏ và tổn thất to lớn mà con người phải hứng chịu về sau trong quá trình khôi phục môi trường, hay để thích hợp hơn trong một môi trường mới đã bị biến dạng, bị xuống cấp bởi chính bàn tay con người.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì con người và sự phát triển của con người đang bị đe doạ bởi những tác động trở lại của môi trường như sau:
Các vấn đề xã hội cấp bách là nạn nghèo đói đang lan tràn tại các nước chậm phát triển, nạn thất nghiệp đang đe doạ nhiều nước trên thế giới kể cả những nước phát triển nhất, sự cách biệt về thu nhập và mức sống giữa các quốc gia, cũng như giữa các nhóm người khác nhau trong cùng một nước. Suy giảm về trữ lượng và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên có nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người như: đất, nước, rừng, thuỷ sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng. Điều này có khả năng dẫn tới tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực cho nhân loại.
Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vi lớn hơn trước.
Chiều tích cực
Phát triển kinh tế làm cho con người có điều kiện tạo ra những loại máy móc sản xuất ít gây ảnh hưởng đến môi trường và cả những máy móc xử lý rác thải. Trước đây, trong những buổi đầu của ngành công nghiệp dệt, lượng bông lẫn trong không khí quá lớn đã làm cho các công nhân dệt bị lao phổi, ung thư phổi…rất nhiều. Nhưng cho đến nay không chỉ trong ngành dệt mà trong tất cả các ngành công nghiệp khác, công nhân đều được bảo vệ an toàn do máy móc trang bị được cải tiến. Đó là thành quả của việc phát triển kinh tế. Cũng như ở Việt Nam hiện nay đã và đang có ngày càng nhiều máy móc thiết bị xử lí rác thải. Các khu công nghiệp đã giảm thiểu lượng khói độc bay vào khí quyển.
Về tình trạng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên: sự khác biệt giữa các nước giầu và các nước nghèo ở chỗ đối với các nước giầu thì sự phát triển bền vững phải gắn liền với việc giảm một cách đáng kể mức độ tiêu dung lãng phí về năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Trong khi các nước nghèo lại ra sức khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để xuất thô. Tức là phát triển kinh tế lam nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao nhận thúc người dân, do đó lượng tài nguyên bị khai thác giảm xuống, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của con người tăng lên. ở Việt Nam hiện tượng đốt nương làm rẫy cũng đã giảm đáng kể.
Về môi trường nước: Phát triển kinh tếtạo điều kiện cho nguồn nước được bảo vệ an toàn và ngược lại. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch ở nước taảtước đây và bây giờ. Kinh tế càng phát triển thì hệ thống xử lí nước sạch càng hiện đại, rác thải trước khi đưa ra biển đã được xử lí do vậy hạn chế phần nào sự ô nhiễm nguồn nước.
Việc phát minh và đưa vào sử dụng các máy móc trang thiết bị mới nhằm hạn chế tối thiểu tác hại đến môi trường cũng đồng nghĩa với bảo vệ môi trường sinh thái. Do vậy xét trên một khía cạnh nào đó thì phát triển kinh tế đã tác động tích cực đén việc bảo vệ môi trường.
Như vậy sự phát triển của xã hội chỉ được coi là sự phát triển, sự tiến bộ đích thực khi có sự kết hợp hài hoà giữa hai mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trưòng sinh thái.
2> Thực trạng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua.
Theo ngân hàng thế giới thì chỉ với mức tăng GDP của nền kinh tế việt nam như những năm qua (khoảng 7%/ năm) thì mức độ ô nhiễm môi trường vào năm 2020 có thể gấp 4 -6 lần mức ô nhiễm năm 2000. Các chuyên gia của ngân hàng thì Việt Nam sẽ có mức độ ô nhiễm tăng cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. Tổn thất kinh tế do ô nhiễm là khoảng 0,3% GDP của đất nước vào năm 2000 và tới năm 2010 sẽ tăng lên tới 9%. Nếu tính gộp cả các giá trị hưởng thụ bị mất đị, sự mất mất đa dạng sinh học… thì tỉ lệ này còn lớn hơn gấp bội. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của thế giới cho thấy rằng: tính trung bình trong 10 năm, nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước Chõu Á tăng lên 3 lần thì mức độ ô nhiễm tăng lên 5 lần, tỉ lệ này ở việt nam là 1/2. Theo thống kờ của Văn phũng phỏt triển bền vững( bộ kế hoạch và đầu tư), 70% dõn số quốc gia hiện đang kiếm sống từ cỏc nguồn tài nguyờn, khiến họ phụ thuộc vào chất lượng và khối lượng của tài nguyờn thiờn nhiờn. Điều đú tạo ra sứ ộp ngày càng tăng với mụi trường và cỏc nguồn tài nguyờn. Độ che phủ rừng toàn quốc hiện đạt gần 37%, tăng hơn 10% so với năm 1990, nhưng chất lượng rừng lại cú chiều hướng suy giảm, với hơn một nửa số diện tớch rừng nguyờn sinh đó bị mất, trờn 850 loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng; mức độ ụ nhiễm thường xuyờn ở cỏc đụ thị vượt quỏ mức tiờu chuẩn ớt nhất 2 lần; cỏc nguồn tài nguyờn được khai thỏc theo kiểu tận thu, tận diệt diễn ra ở hầu hết cỏc tỉnh, thành phố song khụng được quản lý chặt chẽ… Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc(UNDP) về đa dạng sinh học quốc gia khẳng định: Môi trường sinh cảnh Việt Nam có đa dạng sinh học phong phú nhất khu vực Đông Nam á, là nơi cư trú của trên 21.000 loài động thực vật các loại(khoảng 7000 loài). Trong đó Việt Nam lưu giữ tới 10% các loài động vật trên thế giới và hơn 40% các loài thực vật ở nước ta không tồn tại ở bất kì nơi nào khác trên thế giới. Thế nhưng, đa dạng sinh học Việt Nam đang bị suy giảm báo động bởi tình trạng khai thác rừng quá mức, tập quán du canh du cư, lấn chiếm đất trồng trọt, ô nhiễm các nguồn nước và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tự phát theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó nhiều dự án đập nước, đường giao thông, công trình thuỷ điện đã và đang được xây dựng cũng gây tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học nếu không được quy hoạch, quản lý tốt. Suy giảm đa dạng sinh học là thách thức lớn nhất của Việt Nam đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải nhìn nhận đây là “kho tài sản môi trường vô giá” để cân đối nhu cầu phát triển với nhu cầu bảo tồn.
2.1 Có thể tóm tắt các hoạt động kinh tế đã và đang gây suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam gồm:
* Khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý.
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp vào hệ sinh thái rừng, đất ngập nước…
- Tiếp tục du canh du cư và cnah tác nương rẫy…
- Khai thác bừa bãi động vật hoang dã, tiếp tục buôn bán các loài thú quý hiếm.
- Sử dụng chất nổ, chất độc, điện để đánh bắt thuỷ sản.
- Khai thác nước ngầm không đúng kỹ thuật
- Khai thác lâm nghiệp không hợp lý: săn bắn, sản phẩm rừng…
- Tiếp tục để hoang đất trống, đồi trọc.
* Sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội không bền vững.
- Quy hoạch dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa đạt yêu cầu cân bằng, ổn định.
- Khai thác quá mức tài nguyên thuỷ sản trong các khu vực nước ngọt và ven biển.
- Khai thác bừa bãi các rạn san hô làm vôi, bán làm kỉ niệm.
- Theân canh nông nghiệp theo hướng tăng thuốc trừ sâu, phân hoá học.
- Chưa thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường của các hoạt động tưới tiêu thuỷ lợi.
- Còn bỏ sót đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển kinh tế- xã hội.
- Chưa kiểm soát được di dân tự do.
- Thực hiện chưa đầy đủ các công ước về bảo vệ môi trường đã kí.
* Ô nhiễm môi trường đang gia tăng bởi:
- Các nhà máy thiếu bộ phận xử lí chất thải chưa có công nghệ tái sử dụng chất thải.
- Không tiết kiệm khi khai thác quặng không quy hoạch bãi thải.
- Các chất thải từ các đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là các chất thải độc hại, không được quản lí chặt chẽ.
- Chưa kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn của các phương tiện giao thông, sân bay, cầu cảng…
- Không quản lí tốt môi trường khu du lịch, thể thao, nghỉ ngơi, giải trí.
* Các rủi ro và thảm hoạ môi trường xảy ra ngày một nhiều bởi:
- Khai thác và vận chuyển dầu chưa an toàn.
- Chưa kiểm soát tốt các lưu vực.
- Sử dụng thiếu an toàn thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh gia súc và phân hoá học.
- Các chất độc hại không có quy chế quản lí.
- Chưa có kế hoạch tốt đề phòng các rủi ro và thảm hoạ môi trường.
- Cung cấp nước sạch cho nhân dân chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu.
- Không xử lý phân bắc ở nông thôn, đặc biệt là ở Đồng bằng Nam Bộ, kể cả phân gia súc.
- Rừng tiếp tục bị phá là nguyên nhân lớn dẫn đến lũ quét và ngập lụt lớn.
2.2 Các số liệu thống kê và thực trạng về một số khía cạnh nổi cộm của tình trạng môi trường sinh thái của việt nam trong thời gian gần đây.
Những năm gần đây, do việc phát triển kinh tế đã kéo theo quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh. Nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoài thành giờ đây đã nằm lọt trong các đô thị với lượng dân cư đông đúc, đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước sạch do rất nhiều nhà máy, công xưởng xả nước thải chưa hề được xử lí hoặc đã đã được xử lí nhưng chưa đạt yêu cầu ra sông ngòi, kênh rạch… “ Riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có 550000 kg BOD bị thải ra sông rạch, trong đố nước thải công nghiệp chiếm 250000 kg/ngày. Các nhà máy dệt, nhuộm gây ô nhiễm nặng nề nhất từ 15000- 200000 mg/l COD “. Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, tổng lượng nước thải từ 350-450 ngàn m3/ ngày, trong đó lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp là 100-135 ngàn m3/ngày, tổng khối lượng rác thải sinh hoạt là 1800-2000 m3/ngày, trong đó khối lượng thu gom được chỉ đạt 850 m3/ngày, phần còn lại chủ yếu được đổ vào các khu vực ven sông, kênh mương nội thành.
Mặc dù kinh tế nước ta đang đạt mức tăng trưởng khá cao, nhưng hệ thống thoát nước tại các đô thị hiện nay đều là hệ thống chung cho cả thoát nước mưa, nước thải công nghiệp, đã tồn tại từ rất lâu đời và chưa được quy hoạch một cách cụ thể. Hệ thống cống rãnh thoát nước yếu kém cùng với hồ ao bị san lấp đã gây ra tình trạng ngập trầm trọng vào mùa mưa ở nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và việc sản xuất, phát triển kinh tế.
Do quá trình xây dựng, phát triển kinh tế hiện nay, các nhà máy công nghiệp, các ngành nghề sản xuất phụ nhanh chóng phát triển. Do đó mức độ ô nhiễm ở những nơi có nhà máy sản xuất công nghiệp, ngành nghề sản xuất phụ đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Các đô thị đều bị ô nhiễm tới mức đáng báo động, đặc biệt là về nồng độ bụi trong không khí :” Nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4-0,5 mg/m3, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hay gần đường giao theông lớn đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5- 3 lần, nơi bị ô nhiễm nặng nhất là khu dân cư gần nhà máy xi măng hải phòng…”. Ô nhiễm bụi chủ yếu do giao thông vận tải, xây dựng sửa chữa nhà cửa và sản xuất công nghiệp gây ra. Tuy nhiên theo số liệu của trạm quan trắc môi trường quốc gia thì ô nhiễm bụi ở các khu dân cư đô thị gần các khu công nghiệp từ năm 1995 đến nay có chiều hướng giảm dần.
Bên cạnh quá trình phát triển kinh tế là sự suy thoái tài nguyên rừng. Trong mấy chục năm qua, rừng của Việt Nam đang bị tàn phá nặng nề trên quy mô lớn.
Rừng có mối quan hệ chặt chẽ với đất đai. Việt nam có diện tích là đồi núi. Ngoài hai vùng châu thổ là đồng bằng sông Hồng và đông bằng sông Cửu Long có đất canh tác tôt, còn có các vùng khác, chất lượng đất đai nói chung là kém, có hàm lượng sắt và nhôm cao, thiếu các thành phần hoá chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Sự giảm nhanh chóng độ che phủ của rừng đã gây ra một áp lực rất lớn lên chất lượng đất đai trồng trọt như đất bị mất khả năng canh tác. Đất nông nghiệp không trồng trọt như đất bị xói mòn, rửa trôi còn trơ sỏi đá hoặc letarit hoá làm mất khả năng canh tác. Đất nông nghiệp không chỉ bị thu hẹp về diện tích mà còn bị ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm do các chất phòng trừ dịch hại đã giết hại nhiều quần thể sinh vật có ích trong đất, làm cho đất bạc màu, mất khả năng tự phục hồi. Trong những năm gần đây, đứng trước thực trạng về sự xuống cấp nghiêm trọng của đất nước hiện nay, nhà nước đã ban hành các biện pháp để khai thác và quản lí đất có hiệu quả hơn, sử dụng triệt để hơn cùng với việc phát triển kinh tế như luật đất đai ra đời năm 1989, được bổ sung và hoàn chỉnh năm 1993 nhằm xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân trong thời gian dài cùng với việc giao đất, giao rừng cho từng hộ dân quản lí…
Do phát triển kinh tế, chúng ta phải khai thác khoáng sản sẵn trong tự nhiên. Các nguồn khoáng sản của ta đa dạng chứ không giàu, trữ lượng thấp, do đó đến nay một số khoáng sản của ta đã bị cạn liệt mà nguyên nhân chủ yếu không phải sản xuất công nghiệp mà do sử dụng chúng chưa có hiệu quả và không đúng mục đích. Khác với nguồn khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch do khó khai thác nên chúng ta còn khá nhiều, đây sẽ là nguồn tài lực quan trọng cho chúng ta phát triển kinh tế trong những năm tới.
Qua những thực trạng trên, chúng ta thấy rằng việc đề ra các biện pháp để giải quyết sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, và là một nhiệm vụ cực kì cấp bách để bảo đảm sự phát triển bền vững cho các thế hệ sau.
III>Một số biện pháp để kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, môi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0497.doc