Lời mở đầu
Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu , khi đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản cần có thời kì quá độ . Để có thể tiến hành thành công chủ nghĩa xã hội cần đổi mới nền kinh tế và đổi mới chính trị .Gắn liền với phát triển kinh tế , xây dựng nền kinh tế thị trường , định hướng xã hội chủ nghĩa , đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện hóa đất nước phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị ,nâng cao vai trò lãnh đạo và sức lãnh đạo của đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ n
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Phép biện chứng đổi mới kinh tế và chính trị ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa , nâng cao vai trò của các tổ chức nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nước ta là nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì sự phát triển kinh tế là một vấn đề cấp bách và không thể thiếu được để nhà nước tồn tại .Hơn thế nữa kinh tế còn là cở sở ,là nền tảng cho sự phát triển xã hội.Do vậy đổi mới kinh tế là gốc ,là cở sở cho toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử .Chính trị và các hình thức khác của đời sống xã hội như:giáo dục ,văn hoá ,khoa học...Đó là hình thức xã hội phục vụ cho kinh tế.Do đó các mặt hình thức này tác động ngược trở lại nền kinh tế .Trong thực tế ,cho dù điều kiện mỗi nước khác nhau nhưng đối với sự phát triển và đổi mới thì kinh tế ,chính trị ,xã hội là không thể tách rời nhau.Nhưng xét trên phương diện triết học thì học thuyết hình thái kinh tế –xã hội là một học thuyết khoa học .Trong điều kiện hiện nay chúng ta cần có cái nhìn tổng quát hơn về quan hệ giữa kinh tế và chính trị,học thuyết vẫn còn giữ nguyên giá trị ,nó đưa lại mọt phương pháp thực sự khoa học để phân tích các hiện tượng trong đời sống xã hội để vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn.
Để làm rõ vấn đề này thì ta cần làm sáng tỏ những vấn đề cấp bách trong công cuộc đổi mới ở nứơc ta hiện nay, đó là phát triển kinh tế và xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Do vậy em chọn đề tài :” Phép biện chứng đổi mới kinh tế và chính trị ở nước ta.”Để thấy rõ hơn sự quan trọng của việc đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Đoàn Quang Thọ và trung tâm thư viện nhà trường đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Phần nội dung
I- Cơ sở đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
Khi xem xét một sự vật , hiện tượng hay nhận thức và giải quyết một vấn đề gì thì phải đặt nó trong mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác ,xem xét tất cả mọi mặt ,các yếu tố ,kể cả các khâu trung gian,phải đặt nó trong mọi mối liên hệ có thể có.Như vậy, nó có thể giúp ta tránh được sự phiến diện khi giải quyết vấn đề . Đồng thời cũng phân biệt được vị trí ,vai trò của mỗi mặt , mỗi mối liên hệ khác nhau trong tổng thể của nó. Có như vậy mới thực sự nắm bắt được bản chất của sự vật mà không bị rơi vào nguỵ biện trong nhận thức và không quyết trong hành động.Do vậy cần đổi mới kinh tế và chính trị dựa trên quan điểm phát triển dựa trên quan điểm toàn diện .Đồng thời với phát triển kinh tế ,phải phát triển văn hoá ,xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân ;phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ; giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu :”dân giàu nước mạnh xã hội công bằng ,dân chủ và văn minh”.
II- Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị –trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trên quan điểm toàn diện
Kinh tế không tồn tại trong trạng thái cô lập ma nó tồn tại trong môi quan hệ với các lĩnh vực khác của đời sống như: kinh tế –chính trị –ngoại giao , kinh tế – chính trị –khoa học kĩ thuật,kinh tế – chính trị... mà trong đó quan hệ giữa kinh tế – chính trị là một trong những vấn đề cơ bản cần được quan tâm trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Đây là vấn đề luôn được đặt ra và giải quyết trong suốt quá trình đổi mới . N hững thành tựu đạt được trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua không thể tách rời khỏi việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.Việc nhận thức mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cũng không ngừng phát triển cùng sự phát triển của xã hội và gắn liền với thực tiễn công cuộc đổi mới .
1) Vấn đề lí luận chung của chủ nghĩa Mác- Lệnin về quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Theo Mác –Lênin thì kinh tế quyết định chính trị , chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế .Trong lịch sử phát triển xã hội của loài người không phải bao gìơ cũng có chính trị . Mà nó chỉ xuất hiện khi có sự ra đời của nhà nước . Như vậy trong quá trình phát triển của xã hội không phải lúc nào cũng có chính trị . Lịch sử cho thấy rằng , xã hội cộng sản nguyên thuỷ dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất , mọi người sống bình đẳng , chưa có giai cấp và chưa có nhà nước nên ở thời kì này chưa có vấn đề chính trị .Những vấn thuộc về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp .Vấn đề chính trị là vấn đề đấu tranh giữa các giai cấp ,lực lượng xã hội nhằm giành , giữ chính quyền nhà nước và sử dụng chính
quyền đó là công cụ để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội phù hợp với lơị ích của giai cấp cầm quyền .Bản thân chính trị ra đời hoàn toàn do kinh tế quyết định
Chính trị không phải la mục đích , mà là phương tiện để thực hiện mục đích kinh tế.
Quyền lực chính trị là công cụ mạnh nhất để bảo vệ chế độ xã hội . Sự thống trị về chính trị của một giai cấp nhất định là điều kiện đảm bảo cho giai cấp đó thực hiện được sự thống trị về kinh tế. Đấu tranh giai cấp , thực chất là đấu tranh về lợi ích kinh tế , điều đó được thực hiện thong qua đấu tranh chính trị. Theo F.Ănghen, bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là đấu tranh chính trị , xét đến cùng đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh tế. Để nhấn mạnh vai trò của chính trị , Lênin đã khẳng định :”chính trị không thể chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”. Khẳng đó của Lênin không có nghĩa là phủ định vai trò kinh tế đối với chính trị , mà muốn nhấn mạnh tác động tích cực của chính trị đối với kinh tế . nếu đứng trước một vấn đề kinh tế nào đó , để nhận thức đúng bản chất cần xem xét. Do vậy
nó trên tất cả các mặt , các mối liên hệ . Bởi vậy những vấn đề kinh tế không thể tách rời vấn đề chính trị . Giai cấp cầm quyền sẽ xây dưng hệ thống chính trị để phục vụ cho lợi ích kinh tế của mình. Nếu lập trường chính trị đúng hay sai cũng đều có ảnh hương đến sự phát triển của nền kinh tế , do vậy cần đề ra các chính sách hợp lý để có thể tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.Và phải nhận ra rằng kinh tế và chính trị co mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau
2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội ,có mối quan hệ biện chứng với nhau . CSHT quyết định KTTT và ngược lại KTTT cũng có tác động trở lại đối với CSHT.
CSHT quyết định KTTT
Mỗi hình thái kinh tế – xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng riêng, trong đó cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng .Thể hiện ở chỗ :
Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể như thế nào , tính chất , giai cấp diện của nó ra sao ,thì hệ thống tư tưởng chính trị , pháp quyền ... và các quan hệ , các thể chế tương ứng với những tư tưởng ấy cũng vậy .
Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng . Trong xã hội có giai cấp , sự biến đoỏi đó diễn ra thông qua cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị .
Sự tác động trở lại của kiến truc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện trước hết là ở chỗ chức năng chính trị xã hội cũa nó. Đó là KTTT sẽ bỏ vệ duy trì củng cố và phát triển CSHT sinh ra nó. Đồng thời đấu tranh xoá bỏ CSHT và KTTT cũ không phù hợp với nó.
Trong thời đại ngày nay , vai trò của kiến trúc thượng tầng càng tăng lên rõ rệt , càng thể hiện là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử .Tuy nhiên không nên thổi phồng hoặc quá nhấn mạnh vai trò của kiến trúc thượng tầng phủ nhận tính tất yếu kinh tế của đời sống xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm , chủ quan ,duy ý chí.
CSHT và KTTT trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
hiện nay.
CSHT trong thời kì quá độ ở nước ta bao gồm các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập nhau ,cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa .Giữa các thành phần kinh tế ấy có sự thống nhất ở mức độ nhất định về lợi ích . Sự cùng tồn tại ấy , cũng nói lên sự không đồng nhất về bản chất kinh tế – xã hội của chúng.
Tương ứng với sự không đồng nhất về bản chất kinh tế ấy là sự tác động của hệ thống quy luật kinh tế :hệ thống quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , hoạt động định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ bó hẹp ở thành phần kinh tế quốc doanh , mà ở tất cả các thành phần kinh tế khác nữa ,trong đó kinh tế quốc doanh phải được củng cố , phát triển nó để giữ được vị trí vai trò chủ đạo ,nòng cốt trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân .
Về xây dựng kiến trúc thượng tầng ở nước ta , Đảng ta khăng định :lấy chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng lí luận và kim chỉ nam cho hành động .
Xây dựng hệ thống chính trị xã hội XHCN mang tính chất giai cấp công nhân , do đội tiền phong của nó là Đảng cộng sản lãnh đạo ,bảo đảm , cho nhân dân thưc sự là người chủ xã hội . Các tổ chức ,các bộ máy tạo thành hệ thống chính trị –xã hội thực sự là cơ quan phục vụ cho con người , thực hiện lợi ích và quyền của nhân dân.
Thực hiện nền dân chủ XHCN để phát huy được những khả năng sáng tạo của mỗi con người , mỗi tổ chức nhân dân vào công cuộc phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh . Có thể nói phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng XHCN là quá trình đấu tranh ,tìm tòi ,sáng tạo và nó sẽ diễn ra trong suốt thời kì quá độ lên CNXH.
III- Thực trạng kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng Cộng Sản Việt Nam, đất nước ta chuyển sang một giai đoạn mới – giai đoạn thực hiện công cuợc đổi mới.
Đường lối đổi mới đươc đề xướng kể từ đại hội lần thứ 6 đã thu được những kết quả to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam mà trước hết là trong lĩnh vực kinh tế . Nước ta đã trải qua chiến tranh và bị tàn phá một cách nặng nề ,nhưng nhờ đường lối đổi mới ,nước ta đã đạt được thành công lớn . Đó là xoá đươc nạn đói , kìm chế lạm phạt,trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới . giữ vững ổn định xã hội .Từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và xã hội.
Trong những năm đầu của thời kì quá độ , nước ta tiến hành phát triển kinh tế theo hướng tập trung bao cấp .Chính giai đoạn này đã làm cho đất nước lâmvào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. N hưng do sự thay đổi chính sách trong năm 86 :chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước , chúng ta đã thay đổi hàng loạt các chính sách kinh tế như đa dạng hoá các hình thức sở hữu , chấp nhận sở hữu tư nhân , kể cả sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa , tạo điều kiện cho nền kinh tế hộ gia đình phát triển,đa phương hoá kinh tế đối ngoại ...Chính những chính sách đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mạnh.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường làm cho con người có sự thay đổi , nó làm cho con gnười trở nên năng động hơn,không còn thái độ thụ động mà bắt nhịp nhanh với cơ chế thị trường . Đồng thời các chính sáchkinh tế mới và cơ chế thị trường đã khơi dậy , nâng cao vai trò chủ động , kích thích sự sáng tạo của người quản lí và điều hành lẫn người trực tiếp ttham gia sản xuất. Và kết quả là vấn đề được đặc biệt quan tâm nó được coi là thước đo cho mọi thành công. Nhờ có thời kì đổi mới mà nước ta nhanh chóng chấm dứt được thơif kì khủng hoảng về kinh tế, nó đã tận dụng hết mọi tiềm năng của nước ta, giải phóng
được lực lượng sản xuất . Do vậy mà đơi sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt và nó đã đưa đất nước thoát khủng hoảng .
Trong quá trình đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựư to lớn trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong nông nghiệp .Trước đây khi chưa thực hiện công cuộc đổi mới do việc áp dụng chính sách công hữu hoá nên đã làm cho động lực trong nông nghiệp bị trịêt tiêu . Nhưng kể từ khi thực hiện khoán 10 thì đã có sự thay đổi lớn trong chính sách nông nghiệp , đạc biệt trong giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nhân dân và việc xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế chủ yếu , chính nó đã thúc đẩy sản xuất phát triển.
Việc đổi mới chính sách kinh tế đã làm cho các nghành nghề và nhiều vùng thủ công truyền thống tưởng chừng bị mai một nay lại phát triển nhanh.
Kinh tế tư nhân phục hồi đã làm xuất hiện nhiều nhà doanh nghiệp lớn .Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp làm cho đời sống của nhân dân ngày càng dược cải thiện. Nước ta trở thành một nước suất khẩu gạo lớn nhất thế giới .
Đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp , đặc biệt là công nghiệp quốc doanh . Mặc dù vậy kết quả thu được là tốc độ tăng trưởng đạt trên dưới 15% /năm và hiện nay đang có xu hướng tăng cao hơn .
Luật đầu tư nước ngoài thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước , thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài .Kể từ khi thực hiện luật đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã có gần 1644dự án được cấp giấy phép và với tổng số vốn đăng kí là gần 21,8 tỷ USD.
Đồng thời với việc gia nhập ASEAN và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kì , công cuộc đổi mới kinh tế đã thu được kết quả lớn trên mọi mặt , phương diện.
Trong công cuộc đổi mới dảng ta đặc biệt nhấn mạnh đối với tư duy và nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, đó là một điều rất quan trọng trong công cuộc đổi mới .Việc đổi mới tư duy lãnh đạo để có thể tạo ra một cách thức làm việc mới nhưng không đồng nghĩa với việc đổi mới tư duy xa vời với đổi mới trong thực tiễn.Bản thân đổi mới tư duy là phản ánh yêu cầu đổi mới trong thực tiễn và gắn liền với thực tiễn.
Vào những năm đầu của công cuộc đổi mới ở nước ta , sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu làm cho nước ta phải suy nghĩ thật kĩ về quá trình đổi mới và các bước thực hiện , tránh chệch hướng XHCN.
Mac-Lênin cho rằng, mỗi khi chính trị không phù hợp với kkinh tế thì thay đổi về chính trị là điều kiện quyết định để thay đổi kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Cho nên sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị không được phát hiện và khăc phục sớm dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng về chính trị làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Nhiều quan điểm cho rằng phát triển chỉ là phát triển về kinh tế. Chính điều đó đã làm mất cân bằng trong phát triển kinh tế xã hội .Kinh tế và chính trị luôn găn liền không thể tách rời trong một xã hội.Trong một xã hội không có một sự kiện nào tồn tại một cách biệt lập ,tách rời những sự kiện khác.Mọi hoạt động kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của con người , nâng cao mức sống cho toàn xã hội . Xã hội có ổn định thì mới có phát triển kinh tế và chính nền kinh tế đó xác lập nên hệ thống chính trị sao cho phù hợp với phương thức sản xuất có sẵn của nền kinh tế.Đường lối đổi mới của đảng ta đề ra , trên cơ sở hình thành chính sách mới luật pháp mới ...thì mới có thể đổi mới kinh tế.Bản thân đường lối của đảng cùng với chính sách , luật pháp... của nhà nước đều thuộc về chính trị , vấn đề là ở chỗ : lĩnh vực chính trị là lĩnh vực hết sức phức tạp, liên quan đến quyền thống trị của giai cấp , nó có ý nghĩa quyết định thành bại của công cuộc đổi mới nên phải tiến hành từng bước và phải hết sức thân trọng . Đổi mới chính trị phải dựa trên cơ sở đổi mới kinh tế và đáp ứng yêu cầu của đổi mới kinh tế.
IV- Những quan điểm đổi mới của đảng và giải pháp
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ( 6/1991) Đảng ta đã khẳng định:
“Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung hết sứclực làm cho tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân vê đời sống , làm việc và các nhu cầu xã hội khác , xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới ôtrong lĩnh vực chính trị . Đồng thời với đổi mới kinh tế phải tưng bứơc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị , phát huy ngày càng tốt hơn quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trong các lĩnh vực chinh trị ,kinh tế , xã hội ,vvăn hoá. Vì chính trị có liên quan đến các mối quan hệ đặc biệt quan trọng và nhạy cảm trong xã hội , nên việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải dựa trên nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc. Không cho
phép gây mất ổn định chính trị dẫn đến rối loạn. Nhưng không vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thống chính trị , nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ , mối quan hệ giữa đảng và nhà nước , các đoàn thể nhân dân , bởi đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế , xã hội và thực hiện dân chủ.”
Điều đó cũng từng bước thực hiện đổi mới nhưng không tách rời đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ,mà gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Và đồng thời cũng khẳng định phải tiến hành dồng thời và thận trọng , không gây mất ổn định về chính trị.
Và trong các đại hội tiếp theo Đảng ta cũng luôn coi trong vấn đề này . Như đại hội toàn quốc lần thứ VIII(tháng 6/1996) Đảng ta cũng đã khẳng định :”phải biết kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu , ngay từ khi đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị”. quan điểm trên phù hợp với lý luận Mac Lêninvà thực tiễn công cuộc đội mới ở nước ta. Đối với nứơc ta hiện nay , ổn định về chính trị thực chất là giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng , tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước xã hội chủ nghĩa , bảo vệ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đồng thời trong điều kiện mới , kẻ thù luôn đe doạ và chống phá bằng mọi thủ đoạn nên cần phải cảnh giác với mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù.
Ta thấy ổn định chính trị là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế. Và chính nó đã tạo ra thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong va ngoài nước.Bởi vì một nước có nền chính trị ổn định thì mới đảm bảo vế sự an toàn trong kinh doanh. Và ổn định chính trị thì lại không thể tách rời đổi mới chính trị . Nhưng đổi mới chinh trị không phải là vô nguyên tắc mà dựa trên cơ sở giữ vững và tăng cường vai trò ãnh đạo của đảng và vai trò quản lí của nhà nước. Song đổi mới kinh tế cũng không phải là tuỳ tiện mà theo định hướng . Đó chính là chuyển từ nèn kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần., sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo co cấu hợp lí , phù hợp vợi điều kiện thực tế đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định.
Như vậy , ổn định và đổi mới về chính trị là hai mặt đối lập nhau nhưng thống nhất biện chứng với nhau. Có ổn định thì mới có đổi mới và đổi mới là điều kiện để ổn định . Hai mặt đó tác động qua lại với nhau và gắn bó chặt chẽ với đổi mới kinh tế, trên nền tảng đổi mới kinh tế.
Việc giải quyết các vấn đế chính trị không thể thoát ly khỏi sự tăng trưởng kinh tế . Cần phải có chínhư sách phù hợp không nên coi nhẹ các chính sách chính trị . Vì vậy cần phải đề ra các chính sách để tạo sự phát triển cho kinh tế. Chính sách chính trị đúng đắn kịp thời sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triểnvà nếu ngược lại sẽ làm kìm hãm kinh tế.
Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ ra :”Chiến lược phát triển kinh tế –xã hội 10 năm 2001 -2010: đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân , tạo nền tảng để đến năm 2020 nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại . Nguồn lực con người , năng lực khoa học công nghệ , kết cấu hạ tầng ,tiềm lực kinh tế , quốc phòng , an ninh được tăng cường ; thể chế kinh tế , quốc phòng , an ninh được tăng cường ; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản ;vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Đảng ta luôn vận dụng tư tưởng Mac –Lênin vào điện kiện cụ thể của nước ta, đảng luôn khẳng định :độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam , là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của đảng .Việc đảng ta luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.
Kết Luận
Trong suốt 20 năm đổi mới , nước ta đã đạt được những thành tưu to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như trong kinh tế, chính trị, ngoại
giao...Sự phát triển kinh tế đã dần làm cho cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, và đất nước ta đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo .
Trước khi thực hiện chính sách đổi mới nước ta phát triển theo cơ chế tập trung bao cấp trong một thời gian khá dài làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội . Cuộc sống trong thời kì bao cấp đã làm cho đất nước cạn kiệt nguồn sống , các tài nguyên không được khai thác một cách triệt để, các nguồn lực con người không được phát huy làm chột mất các nhân tài , các nhà kinh doanh ... đưa họ vào tập thể làm việc theo hợp tác xã . Không chấp nhận nền kinh tế có các thành phần kinh tế tư nhân , liên doanh... mà chỉ có hai hình thức đó là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể –do đó đã làm cho đất nước gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy kinh nước ta thực hiện đổi mới nền kinh tế là hết sức đúng đắn nó đã góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng . Đảng ta đã nhận định đúng để có thể phát triển kinh tế một cách toàn diện tức là đổi mới cả kinh tế kết hợp lẫn chính trị, trong đó kinh tế đóng vai trò trọng tâm ,còn đổi mới chính trị phải tiến hành từng bước sao cho phù hợp với đổi mới kinh tế , đáp ứng đổi mới kinh tế. Đồng thời các chính sách kinh tế và chính trị phải bổ sung cho nhau , đổi mới kinh tế phải đi đôi với đổi mới chính trị thì mới không gây ra rối loạn , bất ổn định trong xã hội . Phải nhận thức cho kì được việc đoỏi mới kinh tế và đổi mới chính trị vừa là cơ sở vừa là động lực của nhau để phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Nước ta định hướng xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 theo những định hướng mà Đảng nhà nước ta đã đề ra. Và chính khẳng định sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội Mac- Lênin đặc biệt là quan điểm toàn diện khoa học là đúng đắn và nó có giá trị dịnh hưóng cho giai đoạn phát triển kế tiếp - giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.những thành tựu mà nước ta đã đạt được trong 20 năm thực hiện đổi mới đã
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình triết học Mác – Lênin
Văn kiện đại hội đảng VI,VII, VIII, IX
Tạp trí triết học tháng 6 -1991
Tạp chí triết học tháng 12-1996
Tạp chí triết học tháng 4-1997
Tạp chí triết học tháng 2-1998
Mục lục
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35802.doc