Lời mở đầu
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất phải được ưu tiên hàng đầu. Trong công nghiệp chế biến muốn tồn tại và phát triển phải gắn với vùng nguyên liệu.
Qua 14 năm thu mua và chế biến kể từ năm 1986 đến nay Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã qua bao khó khăn có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua. Tình hình thực tế Công ty đứng bên bờ vực phá sản nhưng rồi lại phát triển đi lên đem lại những thàn
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu ở Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quả tốt đẹp. Tất cả những thăng trầm ấy do nhiều nguyên nhân đem lại, xong suy cho cùng một trong số những nguyên nhân cơ bản quan trọng bậc nhất đó là vấn đề nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.
Đủ nguyên liệu nhà máy chạy hết công suất, khai thác được tiềm năng săn có của thiết bị, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giá thành hạ, đem lại lợi nhuận cao, nộp ngân sách Nhà nước tăng, công nhân có công ăn việc làm, đời sống ổn định và ngày càng được nâng cao, công nhân gắn bó với nhà máy.
Thiếu nguyên liệu nhà máy hoạt động kém hiệu quả, lãng phí thiết bị máy móc, khấu hao trên đầu sản phẩm tăng, sản xuất bị thua lỗ, công nhân không có công ăn việc làm, đời sống ngày càng khó khăn.
Từ những vấn đề trên trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách của Nhà nước về giao quyền tự chủ cho sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã chủ động đầu tư giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất ổn định và phát triển.
Hiện nay trong xu thế phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã mở rộng nâng cao công suất nhà máy lên 6.500 tấn mía cây/ngày. Do đó việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo đầy đủ cho nhà máy sản xuất ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn.
Từ những vấn đề nêu trên, việc đặt ra những chương trình nghiên cứu về vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, thực trạng vùng nguyên liệu và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn trong những năm vừa qua và đề ra những giải pháp nhằm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu để cung cấp đầy đủ và ổn định cho nhà máy sản xuất là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài: "Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn".
Mục tiêu nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề sau đây:
- Chọn phương pháp quản lý đầu tư.
- Hạ giá thành sản phẩm để tăng giá mía.
- Nâng cao lợi ích cho người trồng mía.
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Công ty với người trồng mía.
Đề tài này được nghiên cứu trên thực tế của vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá.
Đề tài này gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận chung liên quan đến nguyên liệu
Chương II : Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Chương III : Một số giải pháp và ý kiến đề xuất
Với thời gian thực tập tại Công ty không được nhiều lắm và khả năng hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên trong đề tài này không tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo Nguyễn Văn Duệ, các cấp lãnh đạo Công ty và các bạn giúp em hoàn thiện hơn nữa đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Duệ và Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
Phần I
Cơ sở lý luận
I. Tổng quan về quản trị nguyên vật liệu.
1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu.
1.1. Khái niệm quản trị nguyên vật liệu và mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu.
- Các thuật ngữ khác nhau như quản trị nguyên vật liệu và cung ứng được sử dụng như là mác chung cho quy mô toàn cục của tất cả các hoạt động được yêu cầu để quản lý dòng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp thông qua hoạt động của doanh nghiệp đến sử dụng vật liệu cuối cùng, hoặc đối với người tiêu dùng. Ta có khái niệm sau:
- Quản trị nguyên vật liệu là các hoạt động liên quan tới việc quản lý dòng vật liệu vào, ra của doanh nghiệp. Đó là quá trình phân nhóm theo chức năng và quản lý theo chu kỳ hoàn thiện của dòng nguyên vật liệu, từ việc mua và kiểm soát bên trong các nguyên vật liệu sản xuất đến kế hoạch và kiểm soát công việc trong quá trình lưu chuyển của vật liệu đến công tác kho tàng vận chuyển và phân phối thành phẩm ( PGS.PTS Nguyễn Kim Truy (Chủ biên), 1999, trang 120
).
- Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu là:
+ Quản trị nguyên vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất trên cơ sở có đúng chủng loại nơi nó cần và thời gian nó được yêu cầu.
+ Có tất cả chủng loại nguyên vật liệu khi doanh nghiệp cần tới.
+ Đảm bảo sự ăn khớp của dòng nguyên vật liệu để làm cho chúng có sẵn khi cần đến.
+ Mục tiêu chung là để có dòng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng mà không có sự chậm trễ hoặc chi phía không được điều chỉnh.
1.2. Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu.
- Tính toán số lượng mua sắm và dự trữ tối ưu (kế hoạch cần nguyên vật liệu).
- Đưa ra các phương án và quyết định phương án mua sắm cũng như kho tàng.
- Đường vận chuyển và quyết định vận chuyển tối ưu.
- Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu xác định bạn hàng, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán.
- Tổ chức hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu bao gồm từ khâu lựa chọn và quyết định phương án vận chuyển: Bạn hàng vận chuyển đến kho doanh nghiệp thuê ngoài hay tự tổ chức vận chuyển bằng phương tiện của doanh nghiệp, bố trí và tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý (vận chuyển nội bộ).
- Tổ chức cung ứng và tổ chức quản trị nguyên vật liệu và cấp phát kịp thời cho sản xuất.
2. Phân loại nguyên vật liệu.
2.1. Phân loại nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chính: là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (kể cả bán thành phẩm mua vào).
Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhớt, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng...)
Nhiên liệu: Là những thứ để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, xăng, hơi đốt, khí đốt...
Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lắp, vật cấu kết, công cụ, khí cụ...) mà doanh nghiệp nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ bản.
Phế liệu: Là các loại thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt...).
Vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng ( PTS Nguyễn Văn Công (Chủ biên), 1998, trang 45,46
).
2.2. Vai trò nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một bộ phận của đối tượng lao động, là một bộ phận trọng yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ nguyên vật liệu được chuyển hết vào chi phí kinh doanh.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất không thể thiếu nhân tố nguyên vật liệu vì thiếu nó quá trình sản xuất sẽ không thể thực hiện được hoặc sản xuất bị gián đoạn.
Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản xuất, chúng ta không thể có một sản phẩm tốt khi nguyên vật liệu làm ra sản phẩm đó lại kém chất lượng. Do vậy cần có một kế hoạch đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục, cung cấp đúng, đủ số lượng, quy cách, chủng loại nguyên vật liệu... chỉ trên cơ sở đó mới nâng cao được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, sản xuất kinh doanh mới có lãi và doanh nghiệp mới có thể tồn tại được trên thương trường.
- Xét cả về thực tiễn ta thấy rằng, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, nếu thiếu nguyên vật liệu hoặc sản xuất cung cấp không đầy đủ, đồng bộ theo quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ không có hiệu quả cao.
- Xét về mặt vật chất thuần tuý thì nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu tạo nên sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Do đó công tác quản trị nguyên vật liệu là một biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.3. Vai trò quản trị nguyên vật liệu.
- Quản trị nguyên vật liệu tốt sẽ điều kiện tiền đề cho hoạt động sản xuất có thể tiến hành và tiến hành có hiệu quả cao.
- Quản trị nguyên vật liệu tốt sẽ tạo cho điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn góp phần đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
- Là một trong những khâu rất quan trọng, không thể tách rời với các khâu khác trong quản trị doanh nghiệp.
- Nó quyết định tới chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe, khó tính của khách hàng.
- Một vai trò rất quan trọng nữa của quản trị nguyên vật liệu đó là nó góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm do đó tạo điều kiện nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
3. Sự luân chuyển của dòng nguyên vật liệu.
Nắm bắt được sự luân chuyển của dòng vật liệu sẽ giúp cho nhà quản trị nhận biết được xu hướng vận động, các giai đoạn di chuyển của dòng nguyên vật liệu để có biện pháp quản lý một cách tốt nhất.
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của các doanh nghiệp lớn đó là sự vận động. Với một số lượng lớn nhân lực và sự phức tạp của thiết bị có thể kéo theo việc quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Các vật liệu dịch chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác khi các yếu tố đầu vào được chuyển thành các đầu ra thông qua quá trình chế biến.
Ta có sơ đồ sau:
Sơ đồ luân chuyển dòng vật liệu
Bên bán
Bên
Nhận hàng
Nhận hàng
Vận chuyển
Đầu ra
Qua sơ đồ trên ta thấy, phần đầu vào của dòng vật liệu kéo theo những hoạt động như mua, kiểm soát, vận chuyển và nhận. Các hoạt động liên quan tới nguyên vật liệu và cung ứng nguyên vật liệu trong phạm vi doanh nghiệp có thể bao gồm kiểm tra quá trình sản xuất, kiểm soát tồn kho và quản lý vật liệu. Các hoạt động liên quan đến đầu ra có thể bao gồm đóng gói, vận chuyển và kho tàng.
4. Các đơn vị cung ứng và một số hoạt động liên quan tới quản trị nguyên vật liệu.
Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp và trách nhiệm được giao cho từng đơn vị phụ thuộc vào khả năng của người lao động và nhu cầu của doanh nghiệp khi các nhà ra quyết định của nó quan sát được điều đó. Tương ứng với mỗi cách mà doanh nghiệp được tổ chức, một số chức năng liên quan tới quản trị nguyên vật liệu có thể được thực hiện trong một số bộ phận của doanh nghiệp.
Ta có một số hoạt động liên quan tới quản trị nguyên vật liệu:
- Mua.
- Vận chuyển nội bộ.
- Kiểm soát tồn kho.
- Kiểm soát sản xuất.
- Tập kết tại phân xưởng.
- Quản lý vật liệu.
- Đóng gói và vận chuyển.
- Kho tàng bên ngoài và phân phối.
Những người có trách nhiệm đối với các chức năng trên báo cáo cho nhà quản lý vật liệu, nhà cung ứng hoặc nhà quản lý điều hành. Các chức năng được thực hiện và cộng tác để đảm bảo điều hành một cách có hiệu quả.
Từ chỗ các doanh nghiệp tổ chức theo các cách thức rất đa dạng nó có thể đặt tên các loại phòng cụ thể và có trách nhiệm chính xác như tên của nó. Sau đây ta cần phân tích một số hoạt động trên. Bốn chức năng đầu hầu như chỉ diễn ra trong hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động mua bán và kiểm tra hàng hoá trong khi xảy ra trong sản xuất vật chất và phi vật chất.
4.1. Hoạt động kiểm soát sản xuất:
Nó thực hiện các chức năng sau:
- Xây dựng lịch điều hành sản xuất cho phù hợp với khả năng sẵn có của nguyên vật liệu thưo công việc và tiến độ tồn đọng trước đó, xác định cho nhu cầu sản phẩm và thời gian cho sản xuất.
- Giải quyết nhanh gọn hoặc hướng dẫn các phân xưởng sản xuất nhằm thực hiện các tác nghiệp cần thiết để đáp ứng tiến độ sản xuất.
- Xuất vật liệu cho các phân xưởng hoạt động khi chức năng này không được thực hiện bởi bộ phận kiểm tra vật liệu.
- Quản lý quá trình làm việc trong các bộ phận tác nghiệp xúc tiến công việc của các bộ phận này sao cho nó có thể bám sát tiến độ và tháo gỡ những công việc của một số phòng khi tiến độ thay đổi.
4.2. Hoạt động vận chuyển.
Chi phí vận tải và thời gian mà nó thực hiện để nhận được các sản phẩm đầu vào hoặc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Việc lựa chọn địa điểm cho các phương tiện của doanh nghiệp có mối quan hệ cố hữu với chi phí và thời gian từ sản xuất đến giao nhận. Sau khi địa bàn cho các phương tiện được lựa chọn, thì chi phí và thời gian vận chuyển cho các hàng hoá bên trong và bên ngoài đều có thể được kiểm soát đối với một số khu vực thông qua bộ phận vận tải của doanh nghiệp. Bộ phận vận tải của doanh nghiệp có trách nhiệm hợp đồng với người thực hiện để vận chuyển hàng hoá (bộ phận vận chuyển có nhiệm vụ lựa chon các phương tiện và hình thức vận chuyển, kiểm soát vận đơn để xem xét hoá đơn có hợp lệ không, phối hợp sao cho chi phí là thấp nhất).
4.3. Hoạt động giao nhận.
Một số bộ phận của tổ chức thông thường là bộ phận tiếp nhận phải có trách nhiệm đối với hàng hoá nhận ddưcợ của vật tư đến và sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp. Bộ phận này có trách nhiệm:
- Chuẩn bị báo cáo tiếp nhận nguyên vật liệu.
- Giải quyết nhanh gọn các nguyên vật liệu nhằm chỉ ra ở đâu chúng sẽ được kiểm tra, cất trữ hoặc sử dụng.
4.4. Hoạt động xếp dỡ.
- Quản lý các phương tiện vận tải của doanh nghiệp.
- Chuyển hàng lên phương tiện vận tải.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
1. Số lượng nhà cung cấp trên thị trường.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng rất thường tới các quá trình quản trị nguyên vật liệu đó là các nhà cung cấp. Số lượng đông đảo các nhà cung cấp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là thể hiện sự phát triển của thị trường các yếu tốt đầu vào nguyên vật liệu. Thị trường này càng phát triển bao nhiêu càng tạo ta khả năng lớn hơn cho sự lựa chọn nguồn nguyên vật liệu tối ưu bấy nhiêu.
Mặt khác, sức ép của nhà cung cấp có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quản trị nguyên vật liệu. Sức ép này gia tăng trong những trường hợp sau:
- Một số công ty độc quyền cung cấp.
- Không có sản phẩm thay thế.
- Nguồn cung ứng trở nên khó khăn.
- Các nhà cung cấp đảm bảo các nguồn nguyên vật liệu quan trọng nhất cho doanh nghiệp.
2. Giá cả của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường.
Trong cơ chế thị trường giá cả là thường xuyên thay đổi. Vì vậy việc hội nhập và thích nghi với sự biến đổi đó là rất khó khăn do việc cập nhật các thông tin là hạn chế. Do vậy nó ảnh hưởng tới việc định giá nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Việc thay đổi giá cả thường xuyên là do:
- Tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho các nguyên vật liệu nhập khẩu với giá cũng khác nhau.
- Do các chính sách của chính phủ (quata, hạn ngạch...)
- Do độc quyền cung cấp của một số hãng mạnh.
3. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp ở nước ta hiện nay do việc xem nhẹ các hoạt động quản lý liên quan tới nguồn đầu vào của doanh nghiệp cho nên ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh. Một trong những yếu tố của việc xem nhẹ này là việc đánh giá không đúng tầm quan trọng của yếu tố đầu vào (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước) do trình độ của cán bộ quản lý còn hạn chế, số lượng đào tạo chính quy rất ít, phần lớn làm theo kinh nghiệm và thói quen. Mặt khác là do những yếu kém của cơ chế cũ để lại làm cho một số doanh nghiệp hoạt động không năng động còn trông, chờ, ỷ lại...
4. Hệ thống giao thông vận tải.
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu là hệ thống giao thông vận tải của một nơi, một khu vực, một quốc gia, những nhân tố này thuận lợi sẽ giúp cho quá trình giao nhận nguyên vật liệu thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, làm cho mọi hoạt động không bị ngừng trệ mà trở nên đồng đều, tạo ra mức dự trữ giảm, kết quả là ta sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Thực tế đối với mỗi doanh nghiệp nguồn nhập nguyên vật liệu không chỉ trong nước mà còn cả các nước khác trên thế giới. Như vậy hệ thống giao thông vận tải có ảnh hưởng lớn tới công tác quản trị nguyên vật liệu của một doanh nghiệp. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc kìm hãm một doanh nghiệp phát triển, đồng nghĩa với nó là việc hoạt động có hiệu quả hay không của một doanh nghiệp.
II. vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản
Nguyên liệu dùng vào sản xuất bao gồm nhiều loại nguyên liệu như: nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ... Chúng tham gia một lần vào chu kỳ sản xuất và cấu thành thực thể sản phẩm. Nó là một trong những yếu tố chính của quá trình sản xuất. Vì vậy, nếu thiếu nguyên lỉệu không thể tiến hành được sản xuất.
Đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất thực chất là nghiên cứu một trong các yếu tố chủ yếu của sản xuất. Thông qua việc nghiên cứu này để giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được ưu nhược điểm trong công tác cung cấp nguyên liệu đồng thời có biện pháp đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và quy cách phẩm chất. Không để xảy ra tình trạng cung cấp thiếu nguyên liệu ngừng sản xuất, thừa nguyên liệu gây ứ đọng vốn sản xuất.
1. Đảm bảo tình hình cung cấp về tổng khối lượng nguyên liệu.
Để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất , đi đôi với việc đảm bảo các yếu tố lao động, tư liệu lao động, phải thực hiện tốt việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà nguyên liệu của nó có những nét đặc trưng riêng. Đối với doanh nghiệp công nghiệp nguyên liệu gồm: nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, phế liệu. Đối với công ty xây lắp nguyên liệu gồm xi măng, sắt, thép, cát. Đối với doanh nghiệp nông nghiệp nguyên liệu gồm: hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Đối với sản xuất như ngành đường nguyên liệu là cây mía.
Trong điều kiện kinh tế thị trường nguyên liệu nhập về doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau như: tự nhập khẩu, liên doanh liên kết, đối lưu vật tư... Mỗi nguồn nhập lại có một giá mua, bán khác nhau. Vì vậy để đánh giá tình hình cung cấp về tổng khối lượng nguyên liệu không thể dựa vào giá thực tế của chúng mà phải biểu hiện khối lượng nguyên liệu thực tế cung cấp theo giá kế hoạch. Ngoài ra cần dựa vào tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp về tổng khối lượng nguyên liệu.
2. Đảm bảo tình hình cung cấp về các loại nguyên liệu chủ yếu.
Trong thực tế sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng vật liệu thay thế để sản xuất sản phẩm song điều đó không có nghĩa là đối với mọi nguyên liệu đều có thể thay thế được như: cây mía, cao su... Các loại nguyên liệu không thể thay thế được gọi là nguyên liệu chủ yếu, tham gia cấu thành thực thể sản phẩm. Để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn, trước hết doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguyên liệu chủ yếu.
Đảm bảo tình hình cung cấp về tổng khối lượng nguyên liệu mới chỉ biết được nét chung về vấn đề này. Mọi nhân tố cá biệt đã được bù trừ lẫn nhau. Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch cung cấp về tổng khối lượng nguyên liệu, nhưng tình trạng ngừng sản xuất vẫn xảy ra, nếu doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch cung cấp về nguyên liệu chủ yếu cho quá trình sản xuất.
Đảm bảo tình hình cung cấp về các loại nguyên liệu chủ yếu, nhằm mục đích thấy rõ ảnh hưởng của việc cung cấp nguyên liêụ đối với việc đảm bảo tính liên tục của chu trình sản xuất ở doanh nghiệp.
Khi đảm bảo cung cấp nguyên liệu không lấy nguyên liệu cung cấp vượt kế hoạch để bù cho loại nào đó không đạt mức kế hoạch. Điều đó có nghĩa là chỉ cần một loại nguyên liệu chủ yếu, khối lượng cung cấp thực tế thấp hơn kế hoạch là đủ kết luận doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch cung cấp về các loại vật tư chủ yếu.
Khi nhịp điệu sản xuất khẩn trương, việc nắm bắt kịp thời tiến độ cung cấp các loại nguyên liệu chủ yếu là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì nó liên tục trực tiếp đến tiến độ sản xuất. Tuỳ thuộc trọng điểm nguyên liệu cần quản lý một cách sát sao, mà xác định loại nào cần thường xuyên phân tích và ra thông báo kịp thời để chấn chỉnh tồn tại ở khâu cung cấp.
Khi thường xuyên phân tích tình hình cung cấp về các loại nguyên liệu chủ yếu thường sử dụng chỉ tiêu số ngày đảm bảo sản xuất , dựa vào chỉ tiêu này có thể biết được đến một ngày nào đó, số lượng nguyên liệu hiện còn đủ sản xuất trong bao nhiêu ngày.
3. Đảm bảo tình hình khai thác các nguồn nguyên liệu
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp có quyền chủ động trong việc khai thác các nguồn nguyên liệu để đảm bảo sản xuất. Bên cạnh khối lượng nguyên liệu nhập từ các đơn vị cung ứng vật tư của Nhà nước, doanh nghiệp có thể tự nhập khẩu, liên doanh liên kết và nhập từ các nguồn khác. Mở ra cơ chế mới trong việc cung cấp nguyên liệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thoát khỏi sự bế tắc, kéo dài trong một thời kỳ bao cấp chờ đợi Nhà nước cung ứng, trong khi bản thân Nhà nước không đáp ứng nổi.
Để thấy rõ thành tích của doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên liệu, một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng là phải chỉ ra cho được tình hình khai thác của nguồn khả năng về nguyên liệu để đảm bảo nhu cầu sản xuất.
Khi nghiên cứu vấn đề này, có thể so sánh trị giá nguyên liệu thực tế từng nguồn cung cấp với tổng trị giá nguyên liệu kế hoạch, cũng như với tổng giá trị nguyên liệu thực tế cung cấp. Qua đó sẽ thấy được tỷ trọng của từng nguồn trong tổng giá nguyên liệu được cung cấp trong kỳ.
Khối lượng nguyên liệu cung cấp trong kỳ là có liên quan mật thiết với tình hình sản xuất dự trữ và sử dụng nguyên liệu. Khi phân tích cần đặt nó trong mối quan hệ với các nhân tố trên để kết luận được đầy đủ và sâu sắc. Trên thực tế, có khi khối lượng nguyên liệu cung cấp tăng nhưng phẩm chất quy cách không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho sản xuất. Ngay cả trong trường hợp chất lượng và quy cách nguyên liệu đảm bảo, nếu khối lượng sản xuất không tăng mà tăng khối lượng nhập sẽ dẫn đến ứ đọng vốn. Vì thế, vấn đề có tính nguyên tắc đặt ra cho công tác cung cấp nguyên liệu ở mỗi doanh nghiệp cần phải quán triệt là: đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và quy cách phẩm chất nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh ở bất cứ doanh nghiệp nào.
4. Phát triển nguyên liệu trong công nghiệp chế biến nông sản
Chế biến nông sản là chế biến sản phẩm của ngành trồng trọt. Muốn có nguyên liệu cho việc chế biến phải phát triển ngành trồng trọt.
Ngành trồng trọt cung cấp cho xã hội nhu cầu chủ yếu về lương thực cho con người và gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hoa quả, rau xanh cho bữa ăn hàng ngày của con người, sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu và cũng chính cây trồng của ngành nông nghiệp cung cấp cây xanh tạo nên lá phổi của trái đất, góp phần cân bằng sinh thái cho quả đất chúng ta. Như vậy, sản phẩm của ngành trồng trọt rất đa dạng và phong phú.
Ngành trồng trọt sản phẩm chủ yếu là sản phẩm cây trồng. Vì nó là sản phẩm của ngành trồng trọt do đó sản lượng sản phẩm trước hết tuỳ thuộc vào diện tích gieo trồng, năng suất cây trồng. Diện tích gieo trồng phụ thuộc vào thiên tai, chất đất, loại đất và thời vụ mà người ta gieo trồng, nhiều loại giống cây trồng khác nhau mỗi loại giống cây trồng có năng suất thu hoạch khác nhau do đó khi thay đổi giống cây trồng, tức là thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng, tuỳ năng suất từng loại cây trồng có thể thay đổi năng suất thu hoạch bình quân. Nếu chúng ta thay đổi sản lượng cây trồng cuối cùng phải tiến hành cải tạo đất, thứ hạng đất từ đó làm tăng năng suất tăng sản lượng cây trồng.
Vì vậy muốn tăng sản lượng cây trồng phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản ta phải tăng diện tích gieo trồng, diện tích mất trắng, cơ cấu diện tích gieo trồng và năng suất từng loại cây trồng.
5. Tầm quan trọng của nguyên liệu trong công việc chế biến nông sản nói chung và với ngành đường nói riêng.
Trong công nghiệp chế biến nông sản thì nguyên liệu là vấn đề hàng đầu, quyết định sự sống còn và phát triển của nhà máy. Thiếu nguyên liệu trong sản xuất, kinh doanh sẽ trì trệ, lãng phí máy móc, thiết bị, công nhân sẽ không có công ăn việc làm, đời sống khó khăn. Do đó giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu được các nhà máy đặc biệt quan tâm chú ý, đó là một nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm của nguyên liệu chế biến thường là nguyên liệu tươi, cồng kềnh, khó bảo quản, không dự trữ được lâu, gieo trồng và thu hoạch mang tính thời vụ nhất định. Trong khi đó nhu cầu của doanh nghiệp chế biến đường là: sản xuất liên tục, nguyên liệu tươi, thu hoạch xong phải đưa vào chế biến ngay, nếu để lâu chất lượng sẽ giảm. Mía sau khi thu hoạch cứ một ngày để lâu lại trên bãi chất lượng mía giảm 0,03 trữ đường, nếu để quá thời hạn cho phép thì đường sẽ biến chất không ra được sản phẩm đường, mà ra một sản phẩm khác, thậm chí còn làm hỏng một lô mía khác.
Mặt khác trong sản xuất nông nghiệp các loại cây trồng thường tranh chấp lẫn nhau, không ổn định. Trồng mía sau mỗi năm mới cho thu hoạch nếu không có chính sách hợp lý nông dân sẽ bỏ trồng mía mà chuyển trồng cây hoa màu khác như cây ngô, khoai, sắn, cao su.... Thực tế ở nước ta trong nhiều năm qua một số nhà máy do không giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu nên sản xuất bị đình đốn, kém hiệu quả thậm chí còn bị đóng cửa, dỡ bỏ nhà máy đi nơi khác.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thực dân Pháp đã xây dựng ở miền Đông Nam Bộ hai nhà máy đường nhưng do không giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu hai nhà máy bị thải, bỏ.
Năm 1961 Nhà nước ta đầu tư xây dựng nhà máy đường Vạn Điểm công suất 1.000 tấn mía/ngày. Qua bao nhiêu năm vẫn không đủ nguyên liệu cho nhà máy sản xuất, từ năm 1962 đến 1983 trong 21 năm chỉ thu mua được 1.312.486 tấn mía, bình quân mỗi năm chỉ thu mua và chế biến được 62.516 tấn mía. Trong khi đó yêu cầu nguyên liệu của nhà máy là 160.000 tấn/năm. Bước sang thời kỳ đổi mới xoá bỏ bao cấp, mỗi năm nhà máy chỉ thu mua được 30.000 tấn mía. Do không giải quyết được nguyên liệu từ năm 1996 đến nay nhà máy đóng cửa không sản xuất và đang có phương án dỡ bỏ đi nơi khác.
Tiếp đó là nhà máy đường Sông Lam - Nghệ An cũng được xây dựng năm 1961, công suất 500 tấn mía/ngày, hàng năm yêu cầu 70.000 tấn mía nguyên liệu nhưng trong suốt 20 năm hoạt động, bình quân mỗi năm nhà máy chỉ thu mua và chế biến được 32.000 tấn, chưa đạt 50% nguyên liệu, hiệu quả sản xuất thấp.
Cũng trong bối cảnh đó nhà máy đường Việt Trì - Vĩnh Phú trong nhiều năm sản xuất bị thua lỗ, nợ Nhà nước ngày một tăng, nguyên liệu vận chuyển về nhà máy 2 - 3 ngày mới đủ ép một ngày, cũng do thiếu nguyên liệu.
Nhà máy đường Lam Sơn công suất 1.500 tấn mía/ngày hàng năm yêu cầu từ 225.000 đến 250.000 tấn mía để sản xuất ra 22.500 đến 25.000 tấn đường. Được Nhà nước đầu tư xây dựng từ đầu năm 1980 đến cuối năm 1986 nhà máy căn bản hoàn thành và đi vào hoạt động. Là nhà máy có quy mô hiện đại, thiết bị toàn bộ của pháp, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng trong giai đoạn đầu từ 1986 - 1990 khó khăn nhất là thiếu nguyên liệu, liên tục trong suốt 4 năm liền nhà máy chỉ sử dụng được 10% công suất thiết bị (vụ mía 1986 - 1987 thu mua và chế biến 9.600 tấn mía, vụ bằng 4% công suất, vụ mía 1987 - 1988 thu mua được 24.000 tấn mía, vụ mía 1988 - 1989 thu mua được 36.000 tấn mía bằng 12% công suất), nhà máy đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, thậm chí có phương án tháo dỡ nhà máy đưa vào miền Nam.
Từ những dẫn liệu trên đây chúng ta có thể khẳng định rằng xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu là vấn đề then chốt có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nhà máy nhất là trong giai đoạn đến năm 2000 Nhà nước ta đang có chủ trương thực hiện chương trình mía đường trong cả nước đạt 1 triệu tấn đường và đang xúc tiến xây dựng một loạt nhà máy, do đó việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu là bài học cho tất cả các nhà máy đường đã và sẽ xây dựng, việc quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu vừa là bước khởi đầu, vừa là khâu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một nhà máy.
III - vai trò của ngành đường trong việc chuyển dịch cơ cấu vùng từ nông nghiệp sang công nông nghiệp nôngthôn điển hình là vùng kinh tế lam sơn
Khi phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật về mô hình hiệp hội mía đường Lam Sơn, Nhà nước coi đây là một mô hình kinh tế mới nếu thành công sẽ được nhân rộng ra toàn quốc. Thực tế mô hình này đã thành công được nhiều doanh nghiệp Nhà nước áp dụng và nhân rộng ra toàn quốc.
Lúc đầu kinh tế Lam Sơn với 4 nông trường (Sông Âm, Lam Sơn, Sao Vàng, Thống Nhất) sau nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã không thay đổi được bộ mặt kinh tế vùng. Thậm chí bản thân các đơn vị này Nhà nước phải bù lỗ, đồng thời cũng không làm được vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn lãnh thổ. Năm 1986 khi nhà máy đường Lam Sơn ra đời (nay là Công ty đường Lam Sơn). Sau những bước khó khăn ban đầu nhà máy đã tìm ra những giải pháp đúng đắn, có hiệu quả, chỉ trong vòng mấy năm từ 1990 đến nay Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của cả một vùng trung du đồi núi của tỉnh Thanh Hoá. Từ một động thái kinh tế - xã hội kém phát triển sang một giai đoạn mới - giai đoạn tạo những tiền đề ban đầu để chuyển sang kinh tế phát triển mà nội dung của nó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước gắn với thị trường mà tài chính tín dụng là sợi dây chuyền xuyên suốt trong qúa trình đó - sự chuyển dịch này đã làm thay đổi nội dung sinh hoạt toàn vùng. Từ thực tiễn vùng Lam Sơn có thể nói rằng sự ra đời của cơ sở công nghiệp chế biến cùng những bước tìm tòi đổi mới cơ chế quản lý ở đây cũng chính là nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với nông thôn - nông nghiệp - nông dân theo tinh thần đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã đề ra. Bước đi của Lam Sơn cũng chính là bước đi thử nghiệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong một vùng nông nghiệp lạc hậu tự cung, tự cấp, tự túc, không lệ thuộc vào thiên nhiên. Qua đánh giá khái quát trên ta có thể xét vai trò của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đối với quá trình phát triển nông thôn, nông nghiệp, nông dân trong vùng như sau:
1. Giải quyết tốt mối quan hệ CN-NN-DV của vùng theo hướng Công nghiệp hoá, hiện._. đại hoá.
Cơ sở công nghiệp chế biến ra đời từ một vùng nông nghiệp để tìm ra cơ chế, hình thức kinh tế giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế hộ nông dân là một khâu đột phá là cuộc cách mạng sâu sắc trong kỹ thuật sản xuất, được đặc trưng bởi công nghiệp chuyển hoá từ thủ công là phổ biến sang kỹ thuật công nghiệp trở thành một nhân tố chủ đạo chi phối quá trình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất mới tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động, sự thay đổi kỹ thuật dẫn đến những thay đổi trong phương thức sản xuất rõ nét nhất là quan hệ giữa con người với tự nhiên không còn là quan hệ trực tiếp mà công nghiệp chế biến đã xuyên suốt mối quan hệ ấy, đưa con người lên một trình độ mới, đóng vai trò công nghiệp và kỹ thuật mới để tạo ra sản phẩm. Về phương diện quan hệ sản xuất công nghiệp chế biến bằng sự đầu tư của Nhà nước, kênh tín dụng thương mại, chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân, hộ nông trường viên do các doanh nghiệp (doanh nghiệp chế biến tín dụng) đổi mới và tạo ra, đã đưa các hộ sản xuất lên trình độ mới và liên kết hợp tác lại trong nền kinh tế nhiều thành phần. Doanh nghiệp Nhà nước - hộ nông dân - tài chính tín dụng ngân hàng với công nghiệp tạo điều kiện đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá, hoạt động theo cơ chế thị trường.
Về khía cạnh kinh tế - xã hội các thành phần kinh tế liên kết thành bộ máy sản xuất đó là lực lượng kinh tế xã hội kết tinh ở trình độ phát triển. Công nghiệp chế biến ra đời đã phá vỡ vòng tuần hoàn khép kín giữa con người với tự nhiên, đặt giữa chúng là công nghiệp chế biến. Tuy là bước khởi đầu, trước mắt còn nhiều vấn đề đặt ra, song với vai trò của công nghiệp trên vùng Lam Sơn, sức sản xuất của từng hộ nông dân đã được giải phóng khỏi những giới hạn của tự nhiên mà với khả năng của con người trong vòng luẩn quẩn lệ thuộc tự nhiên khó mà vượt qua được. Nều sản xuất trên toàn vùng đã hình thành những yếu tố mới. Một cơ sở kỹ thuật đã từng bước nâng cao năng suất lao động, tất cả những nhân tố mới xuất hiện trên vùng kinh tế mới Lam Kinh, từ khi có công nghiệp đường Lam Sơn dẫn đến nền móng cho việc hình thành hiệp hội mía đường Lam Sơn. "Một mô hình hợp tác mới".
2. Đa dạng hoá các hình thức sản xuất kinh doanh thu hút lực lượng lao động dư thừa vào sản xuất.
Công nghiệp chế biến đường ở Lam Sơn kèm theo chế biến cồn, rượu, bánh kẹo, phân bón vi sinh từ bùn, khí CO2 bước đầu tạo ra thế phân công lao động trong nội bộ Xí nghiệp, tạo thêm đối tượng lao động, tạo thêm công ăn việc làm cho con em trồng mía trong vùng, thêm sản phẩm cho xã hội.
ý nghĩa của công nghiệp chế biến đường Lam Sơn không chỉ hạn chế trong phạm vi bao trùm là sự tác động của nó đến một vùng nông nghiệp, nông thôn đã qua nhiều thập kỷ chìm đắm trong kinh tế tự cấp, tự túc lệ thuộc vào thiên nhiên. Công nghiệp đã tìm ra phương thức kết hợp để giải phóng hoạt động kinh tế của vùng khỏi lĩnh vực nông nghiệp, thuần nông lấy đất đai làm nền tảng duy nhất của sản xuất đồng thời giải phóng sinh hoạt kinh tế khỏi phương thức sinh hoạt có tính tự nhiên. Với vai trò của công nghiệp trong sự hợp tác liên kết mới nông dân trong vùng đã coi nhà máy đường Lam Sơn là của người trồng mía, lợi ích của họ đã gắn bó với lợi ích của nhà máy và ngược lại. Công nghiệp đã giải phóng hoạt động kinh tế của con người khỏi quan hệ trực tiếp với đất đai, tạo ra không gian mới cho hoạt động kinh tế của vùng.
Như vậy công nghiệp xuất hiện tạo ra thế phân công lao động mới, kèm theo sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá đa dạng từ các khâu sản xuất, dịch vụ, chế biến, tiêu thụ. ở đây hoạt động kinh tế chuyển hẳn trạng thái, chấm dứt tình trạng sinh tồn bằng cách mỗi người tự tạo ra mọi sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của mình. Trạng thái kinh tế tự túc, tự cấp khép kín bị phá vỡ, biến sản phẩm mía đường thành một cơ cấu chung, một nền sản xuất mang tính xã hội và đang trong xu thế mở rộng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong một vùng nông thôn rộng lớn.
3. Thay đổi tư duy kinh tế của cư dân trong vùng.
Công nghiệp chế biến đường hình thành trên vùng Lam Sơn, không chỉ có ý nghĩa là phát triển công nghiệp trong vùng nông thôn, tạo ra sự khác biệt về phương thức kinh doanh mới đó là sự thay đổi từ cách tư duy tiểu nông sang tư duy kinh tế hàng hoá và thị trường đó là kiểu kinh doanh theo đuổi mục tiêu gia tăng sản phẩm xã hội, tăng thêm lợi nhuận, đồng thời cũng từng bước giúp cho con người tiếp cận dần với các quy luật của thị trường, như quy luật cạnh tranh, giá trị, lợi nhuận để trên cơ sở đó hạch toán kinh tế theo kiểu phương án tối ưu. Do đó khi công nghiệp đã gắn với nông nghiệp thành một cơ cấu thì công nghiệp hay nông nghiệp đều là lĩnh vực đầu tư để đạt mục tiêu tăng thêm của cải vật chất.
Với ý nghĩa kinh doanh mía đường một lĩnh vực đầu tư nhằm tăng thêm thu nhập cho con người thì công nghiệp cũng là một kiểu công nghiệp hoá. Như vậy quan điểm của Nghị quyết TW5 khóa VII nêu lên: "Đặt sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá". Trong quá trình công nghiệp hoá thì kinh nghiệm của Lam Sơn là sự kiểm nghiệm của thực tế, công nghiệp ở đây là một mô hình kinh tế nói lên phương thức kinh doanh, nhằm mục đích gia tăng của cải để thoả mãn nhu cầu của con người.
4. Góp phần hình thành mô hình hợp tác mới trên địa bàn nông thôn nước ta.
Với việc lựa chọn giải pháp đúng, tìm ra yếu tố then chốt để gắn công nghiệp chế biến với nông nghiệp, dịch vụ, kinh tế Nhà nước gắn với kinh tế hộ nông dân. Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã góp phần quan trọng tìm ra lời giải đáp cho việc hình thành mô hình hợp tác kinh tế mới. Với những tiền đề hợp tác được hình thành dựa trên những yếu tố kinh tế mới đã chứng minh rằng khi công nghiệp gắn với nông nghiệp - dịch vụ thành một cơ cấu hợp lý thì nền sản xuất xã hội của vùng vận động theo quy luật vận động không ngừng. Qua mỗi thời kỳ lại biến của cải vật chất thành một lực lượng sản xuất mới, dấu hiệu tăng đầu tư cả công nghiệp và nông nghiệp trên vùng Lam Sơn là dấu hiệu chuyển dần lên giai đoạn phát triển, nếu tiếp tục tổng kết, tìm tòi hướng đổi mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn một vùng. Phải chăng đây là thời cơ mới của vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, phải nắm lấy và hoàn thiện nó, khẳng định nó để tiếp tục phát triển. Như vậy khi lực lượng sản xuất phát triển vận động theo xu hướng mới, công nghiệp hoá gắn liền với hợp tác hoá, chuyển sang sản xuất hàng hoá thì mô hình tổ chức hợp tác cũng chịu sự chi phối của quá trình đó.
Thực tế xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Lam Sơn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế vùng Lam Sơn so với cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa
ĐVT: %
Tỉnh Thanh Hóa
Vùngmía Lam Sơn
Huyện Thọ Xuân
Năm 1990:
100
100
100
- Nông, Lâm, Thủy Sản
51,63
59,95
52,17
- Công nghiệp, Xây dựng
17,74
11,73
17,39
- Dịch vụ, Thương mại
30,63
28,32
30,43
Năm 1995:
100
100
100
- Nông, Lâm, Thủy Sản
45,99
54,60
43,11
- Công nghiệp, Xây dựng
20,09
14,53
24,80
- Dịch vụ, Thương mại
33,92
30,87
32,09
Với mô hình hợp tác đa thành phần, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp công nghiệp chế biến và ngân hàng đã làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng GDP của vùng. Tình hình ở Lam Sơn đã chứng minh rằng nếu có cơ chế đúng phù hợp với thực tiễn thì quan điểm công nghiệp hóa nông nghiệp của Đảng sẽ được đưa vào cuộc sống. Năm 1995, giá trị tăng thêm của công nghiệp trong vùng chiếm 9,1% tăng 2,6% so với năm 1990 . Trong đó, quốc doanh chiếm 2,3% giảm 1% về tỷ lệ cơ cấu so với năm 1990. Như vậy công nghiệp quốc doanh có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của vùng. Sản xuất của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn liên tục tăng và có hiệu quả. Tính theo giá cố định năm 1989 giá trị sản lượng năm 1995 đạt 40,3 tỷ đồng chiếm 65,6% giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh toàn vùng và 52,5% giá trị toàn vùng kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1995 tăng 7,3 lần so với năm 1990.
Chương II
Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần mía đường lam sơn
i – sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần mía đường lam sơn
1. Hoàn cảnh ra đời Công ty.
Đầu năm 1980, Nhà nước đầu tư xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn với công suất 1.500 tấn mía cây/ngày, vốn thiết bị tương đương 15 triệu USD. Năm 1986, Nhà máy đã căn bản hoàn thành việc xây dựng, bắt đầu đi vào hoạt động. Tổng kinh phi xây dựng nhà máy bàn giao vào sản xuất là 107 tỷ đồng Việt Nam (giá năm 1986).
Nhà máy được xây dựng có công suất tương đối lớn, công nghệ khá tiên tiến. Cái khó của Nhà máy, một doanh nghiệp công nghiệp chế biến là nguồn nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm thập kỷ 80, trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, tình trạng thiếu vốn đầu tư, dịch vụ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu rất nặng nề. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp nhà nước với người trồng mía bị chia rời cắt khúc, quan hệ lợi ích giữa nhà máy và người trồng mía đều không được quan tâm đầy đủ và rốt cuộc là Nhà máy thiếu nguyên liệu không phát huy được công suất của một cơ sở công nghiệp chế biến vừa mới ra đời. Liên tục trong 4 vụ liền, từ năm 1986 đến năm 1990, do thiếu nguyên liệu và chất lượng nguyên liệu kém, Nhà máy mới chỉ sử dụng được xấp xỉ 10% công suất thiết kế (năm 1986 - 1987 mua 9.600 tấn mía, bằng 4% công suất thiết kế; vụ mía năm 1987 - 1988 mua được 24.000 tấn mía, vụ mía 1989 - 1990 mua được 26.000 tấn, bằng 12% công suất thiết kế. Nhà máy lúc này đã đứng trước nguy cơ đóng cửa, thậm chí có phương án tháo dỡ nhà máy đưa vào miền Nam.
Tóm tắt, trước năm 1990 mặc dù với một hệ thống tổ chức sản xuất: hợp tác xã, nông trường quốc doanh, doanh nghiệp công nghiệp chế biến, được hình thành và đi vào hoạt động, nhưng cục diện kinh tế - xã hội trong vùng vẫn không thoát khỏi trạng thái kinh tế chậm phát triển, tự cung, tự cấp.
- ở khu vực kinh tế hợp tác xã, gần 100 hợp tác xã trong vùng chỉ là sự cộng hợp các yếu tố đồng chất của kinh tế hộ nông dân còn lệ thuộc vào kinh tế tự nhiên.
- ở khu vực quốc doanh nông nghiệp, 3 nông trường quốc doanh vẫn chưa tạo ra được điều kiện để phát triển sản xuất tự nuôi sống mình mà vẫn phải trông chờ vào ngân sách nhà nước, do đó không phát huy được vai trò chủ đạo đối với vùng.
- Quốc doanh công nghiệp ra đời, nhưng do chưa tạo đủ điều kiện để tác động đến kinh tế hộ nông dân, lại chưa tạo ra quan hệ kinh tế gắn bó lợi ích nông dân với lợi ích nhà máy, nên đã kéo dài tình trạng thiếu nguyên liệu và đứng trước nguy cơ thua lỗ.
Nhìn lại thực trạng vùng Lam Sơn trước năm 1990 có thể rút ra nhận xét sau đây: Nếu không tạo lập được hình thức tổ chức và cơ chế quản lý phù hợp thì dẫu đầu tư lớn vẫn không tạo ra được động lực làm thay đổi cục diện kinh tế - xã hội trên vùng. Từ đó có thể kết luận rằng tăng cường đầu tư phải đi liền với đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, gắn kinh tế nhà nước với kinh tế hộ nông dân, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng phát triển toàn diện.
2. Qúa trình chuyển đổi Công ty.
Năm 1993 nhà nước cho phép nhà máy đường Lam Sơn chuyển đổi thành Công ty đường Lam Sơn. (Công ty đường Lam Sơn là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo thông báo số 01 TB ngày 04/01/1993 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 11 NN-TCCB ngày 08/01/1994 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT).
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
+ Công nghệ đường mật bánh kẹo.
+ Công nghệ nước uống giải khát có cồn và không có cồn.
+ Chế biến các sản phẩm từ đường và hoa quả.
Dịch vụ sản xuất đời sống.
Nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng cho Ngành sản xuất mía đường.
Xuất khẩu vật tư thiết bị phụ tùng cho ngành sản xuất mía đường từ năm 1998 - 1999 luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, nộp ngân sách Nhà nước ngày một tăng, vốn được bảo toàn không ngừng qua các năm, đời sống CBCNV không ngừng được cải thiện và nâng cao tạo ra bước phát triển mới cả lượng và chất tự khẳng định thế đứng ổn định và vững chắc của một doanh nghiệp quốc doanh trong cơ chế thị trường đã và đang phát huy vai trò trung tâm chủ đạo và là trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của vùng kinh tế mới Lam Sơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp thành một vùng kinh tế hàng hoá lớn, từng bước nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho bà con trồng mía trong vùng. Bộ mặt nông thôn 96 xã của 9 huyện và 4 nông trường Quốc doanh phía Tây Nam Thanh Hoá được đổi mới.
Trong những năm qua Công ty liên tục được nhà nước khen thưởng những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. sản phẩm của Công ty đường Lam Sơn được khách hàng đánh giá cao chất lượng cũng như phương thức bán hàng và uy tín của Công ty được người tiêu dùng bầu chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao bởi Công ty có chính sách đảm bảo chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9002 mang lại niềm tin và luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy sản phẩm của Công ty đã được tặng nhiều huy chương vàng qua các lần hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp, Công ty được giải vàng chất lượng Việt Nam. Là doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam về chế biến công nghiệ thực phẩm được cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9002.
Ngày 06 tháng 12 năm 1999 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1033- QĐ/TTg về việc chuyển đổi Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn kinh doanh các ngành nghề sau:
- Công nghiệp đường, bánh kẹo, cồn, nha.
- Công nghiệp nước uống có cồn và không có cồn.
- Công nghiệp chế biến các sản phẩm sau đường.
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
- Công nghiệp chế bến thức ăn gia súc.
- Các dịch vụ: Vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất và cung ứng giống cây, giống con.
- Các ngành nghề khác phù hợp với pháp luật quy định.
1- Vốn điều lệ: 150 tỷ đồng.
Trong đó:
- Tỷ lệ phần Nhà nước 46% vốn điều lệ.
- Tỷ lệ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp 24% vố điều lệ.
- Tỷ lệ phần bán cho người lao động trồng và bán mía cho doanh nghiệp là 26% vốn điều lệ.
- Tỷ lệ bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp 4% vốn điều lệ.
2- Giá trị thực tế của Công ty đường Lam Sơn để cổ phần hoá là 665.559.000.000 đồng (Sáu trăm sáu nhăm tỷ, năm trăm năm chín triệu đồng).
3- Ưu đãi cho người lao động:
Tổng số cổ phần ưu đãi cho người lao động: 614.456 cổ phần, trong đó:
- Số cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 214.465 cổ phần.
- Số cổ phần ưu đãi cho người lao động trồng và bán mía cho doanh nghiệp: 400.000 cổ phần.
- Toàn bộ giá trị được ưu đãi: 18.433.950.000 đồng.
4. Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá được sử dụng tiền bán cổ phần như sau: Đào tạo và đào tạo lại cho người lao động: 228.400.000 đồng.
5. Căn cứ các chế độ ưu đãi quy định tại Nghị định số 441/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, Nghị định số 51/99/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn lựa chọn những khoản ưu đãi cao nhất của 1 trong 2 Nghị định này và đăng ký với cơ quan thuế của địa phương.
Ngày 18 tháng 12 năm 1999 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tổ chức đại hội cổ đông thông qua kế hoạch bầu ra Hội đồng quản trị và thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000 của Công ty.
ii - thực trạng Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, chất lượng lao động ở các đơn vị của Công ty cổ phần mía đường lam sơn hiện nay.
1.1. Sự cần thiết phải cải tiến tổ chức bộ máy và nhân sự.
- Tất cả các chiến lược sản xuất kinh doanh của bất kỳ của một Công ty nào đều phải đi từ chiến lược quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.
- Việc tổ chức bộ máy điều hành nhân sự hợp lý và có hiệu quả cao là vấn đề rất quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
- Sau nhiều năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước Công ty đường Lam Sơn nói riêng và các doanh nghiệp Nhà nước nói chung đều chịu sự tác động của nhiều yếu tố chính trị xã hội... dẫn đến việc công tác tổ chức bộ máy quản lý điều hành nhân sự chưa hợp lý. Do đó chưa khai thác hết hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
1.2. Cơ cấu lao động và bộ máy quản lý.
a) Cơ cấu lao động:
Tổng số CBCNV của Công ty tính đến 30/12/2000 là: 1.665 người.
Trong đó: Nam : 1.083 người
Nữ : 582 người
Trình độ: - Trên Đại học: 7 người
-Đại học: 168 người
- Cao đẳng: 71 người
- Trung cấp: 192 người
- Thợ bậc cao: 137 người (bậc 5 trở lên)
- Ngoại ngữ: 37 người
- Tin học: 50 người
b) Sơ đồ bộ máy Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (sơ đồ trang bên)
***********Sơ đồ ?????????
c) Đánh giá:
Như vậy ta thấy số lượng CBCNV có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ tương đối cao, nhưng đa phần đều được đào tạo trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp phần lớn trong số này đều chưa đáp ứng được các yêu cầu cho các cương vị hiện tại. Hơn nữa Công ty chưa đầu tư nhiều vào việc đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên nghiệp vụ (do công việc nhiều, khó bố trí được thời gian). Khi chuyển từ Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn thì các yêu cầu về trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng đa dạng với công việc lại càng cao hơn.
Lao động là CNKT chiếm hơn 50% tổng số lao động. Do Công ty đã tập trung đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho số lao động là CNKT trong thời gian qua nên hiện nay có thể nói đội ngũ CNKT của Công ty đang từng bước được nâng cao và hoàn thiện, phần nào đáp ứng được yêu cầu.
Các đơn vị trong Công ty (theo sơ đồ) hiện tại chỉ duy nhất XNBK Đình hương là hạch toán báo sổ, tương đối được chuyển quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh. Còn các đơn vị còn lại đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Công ty. Khi Công ty đường Lam Sơn chuyển thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn theo định hướng mới, cần nâng cấp một số đơn vị, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của Công ty. Cho nên mô hình tổ chức hành chính và bộ máy nhân sự cần thiết phải thay đổi lại cho phù hợp.
Dùng kinh phí đào tạo lấy từ nguồn Nhà nước cho phép trích từ chi phí cổ phần hoá đào tạo tăng số lượng cao đẳng lên tương đương với trình độ đại học để giảm tỷ lệ lao động phổ thông và CNKT (số này tham gia lao động trực tiếp).
Đào tạo nâng cao lao động có trình độ đại học theo hướng tinh thông chuyên môn, nhưng phải đáp ứng được nhiều công việc khác nhau. Các trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của công việc thì chuyển nghề, cho đi đào tạo, chuyển công tác hoặc chấm dứt hợp đồng (hiện tỷ lệ đại học là cao nhưng số đáp ứng được công việc chưa nhiều).
2. Kế hoạch sản xuất và biện pháp thực hiện kế hoạch năm 2000.
2.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000.
Giá bán có thuế: Đường RE : 4.600đ/kg
Đường RS : 4.200đ/kg
Đường vàng : 3.800đ/kg
Thị trường
Chỉ tiêu
ĐVT
Nghị quyết ĐHCĐ
KH 2000
Ghi chú
1
Giá trị sản xuất theo giá CĐ năm 1994
1000đ
637.260.800
642.320.800
2
Giá trị SL hàng hoá thực hiện
1000đ
518.002.600
539.982.511
3
SL sản phẩm sản xuất
- Đường kết tinh
tấn
105.000
105.000
+ Đường tinh luyện
tấn
35.000
35.000
+ Đường kính trắng
tấn
40.000
40.000
+ Đường vàng tinh khiết
tấn
30.000
30.000
- Cồn thực phẩm
1000l
1.800
1.800
- Kẹo các loại
tấn
2.500
3.200
- Bánh các loại
tấn
2.500
3.200
- Phân bón tổng hợp
tấn
40.000
40.000
- Nha
tấn
800
- Bia
1000l
100
4
Lợi nhuận sau thuế
1000đ
38.954.000
39.798.365
- Từ sản xuất đường
33.566.832
- Từ sản xuất Cồn-Bia-Rượu
2.103.312
- Từ sản xuất bánh kẹo
3.336.237
- Từ sản xuất phân bón
791.983
5
Tỷ lệ lợi nhuận/vốn điều lệ sau khi trích các quỹ XN
19,19
2.2. Biện pháp thực hiện kế hoạch năm 2000.
a) Đầu tư mới đa dạng hoá sản phẩm hướng ra xuất khẩu.
Sau khi cổ phần hoá, dự kiến mở rộng sản xuất trên cơ sở đã thăm dò thị trường và đối tác thực hiện 3 dự án có tính khả thi sau đây:
Thị trường
Nội dung
Xí nghiệp cồn xuất khẩu
XN chế biến
thức ăn gia súc
XN chế biến nước quả cô đặc
1
2
3
4
5
1
Công suất thiết kế
15 triệu lít năm
20.000 tấn/năm
20.000 tấn/năm
2
Vốn đầu tư
75 tỷ vay trả
- Việt Nam đồng
80 tỷ đồng
70 tỷ đồng
chậm tiền thiết bị
- Nguồn
Vốn điều lệ
Vay trả chậm tiền thiết bị nước ngoài
3
Nước cung cấp thiết bị
CHLB Đức
australia
CHLB Đức
4
Thời gian vào đầu tư
01/1999
01/2000
01/2000
5
Thời gian đưa vào hoạt động
01/2001
01/2001
01/2001
6
Thị trường tiêu thụ
CHLB Đức
Nhật, Hàn Quốc
CHLB Đức
7
Giá bán sản phẩm
- Việt Nam đồng
5.000đ/lít
1.560.000đ/tấn
10.000.000đ/tấn
- Ngoại tệ
0,5USD/lít
115USD/tấn
1.050USD/tấn
8
Tiến trình thực hiện dự án
Đã có biên bản ghi nhớ
Đã có biên bản ghi nhớ
Chưa làm việc cụ thể
9
Mục tiêu đầu tư
Giải quyết sức chữ mật rĩ
Giải quyết lượng ngọn dư thừa do không mở rộng vùng mía
10
Thời gian hoàn vốn đầu tư
3 năm 6 tháng
6 năm
5 năm 9 tháng
Nguồn vốn: - Từ vốn điều lệ
- Từ vốn vay theo dự án
b) Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, tham nhũng.
Mục tiêu chung: Tăng cường năng suất lao động kể cả trong nông nghiệp và công nghiệp mới, xét lại định mức kinh tế kỹ thuật, tiết kiệm tiêu hao vật chất, cắt giảm những chi phí không đúng chế độ, phấn đấu giảm giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ứ đọng tồn kho, nâng cao hiệu quả đồng vốn.
Trước mắt:
- Thực hiện sản xuất đúng thời vụ tăng khả năng thu hồi đường ở các cụm đoạn sản xuất.
- Duy trì ổn định sản lượng mía 1 triệu tấn mía cây, tập trung đầu tư giống mía mới chất lượng cao đạt 10 -13 CCS có tính chống chịu, đầu tư thuỷ lợi tưới nước, tập trung thâm canh tăng năng suất giảm diện tích chuyển sang trồng dứa và cây ăn quả.
- Hỗ trợ đầu tư mua phương tiện vận tải cho bà con vùng mía bảo đảm vận chuyển đủ mía cho sản xuất và thúc đẩy cơ giới hoá trong nông nghiệp và nông thôn và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.
c) Khai thác và vận dụng tối đa các ưu đãi của nhà nước cho Công ty cổ phần để hạ giá thành sản phẩm.
- Thuế sử dụng vốn không phải nộp. Giảm cụ thể:
92.548.150.000 đồng x 0,48% = 4.442.300.000 đồng
- Kinh phí nộp cấp trên không phải nộp. Giảm được.
640.672.600.000 đồng x 0,4% = 2.562.700.000 đồng
- Miễn tiền thuê đất 13 năm, mỗi năm 195 triệu đồng.
- Miễn tiền thuế sử dụng đất 15 năm, mỗi năm = 150.000.000 đồng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng thuế suất 20% (trước đây 32%)
Miễn 3 năm và giảm 50% cho 7 năm tiếp theo.
Như vậy sẽ giảm:
+ Năm 2000: 12.280.000.000 đồng
+ Năm 2001: 16.897.000.000 đồng
+ Năm 2000: 12.280.000.000 đồng
+ Năm 2001: 16.897.000.000 đồng
+ Năm 2002: 19.151.340.000 đồng
- Miễn thuế thu nhập cho cá nhân trong doanh nghiệp.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc dự án mở rộng, đầu tư chiều sâu là miễn 3 năm và giảm 5 năm tiếp theo.
Qua một số nét về tình hình cơ bản của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, chúng ta có thể đánh giá rằng Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả kinh tế thực sự đã và đang trở thành trung tâm chủ đạo đối với sự nghiẹp phát triển kinh tế của vùng Lam Sơn.
iii - vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
1. Thực trạng vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
1.1. Vị trí địa lý:
Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn được quy hoạch ở 5 huyện Thọ Xuân - Ngọc Lặc - Triệu Sơn - Thường Xuân - Yên Định, gồm 50 xã và 4 nông trường quốc doanh của tỉnh Thanh Hoá, có tổng diện tích đất tự nhiên là 74.500ha, đất có khả năng trồng mía toàn vùng là 23.300ha, trong đó có 19.500ha nằm trong cự ly cách nhà máy khoảng 23km.
Căn cứ vào khả năng phát triển mía tại các điểm gần nhà máy trong vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy hoạt động ổn định kể cả khi nhà máy được mở rộng. Tổng diện tích đất mía thời kỳ 1996 - 2010 được quy hoạch 15.000ha, trong đó mía đứng hàng năm 11.250ha, diện tích luân canh 3.750 đảm bảo sản lượng mía 900.000 đến 1.000.000 tấn mía năm.
- Khối nông trường quốc doanh có diện tích đất mía là 2.200ha, mỗi năm cung cáp cho nhà máy 160.000 tấn mía cây.
- Khối tập thể và hộ gia đình diện tích đất mía là 12.800ha mỗi năm cung cấp 740.000 tấn mía.
Theo quy hoạch diện tích mía trong vùng khá tập trung nằm trên lưu vực của sông Chu và sông Mã, giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển mía về nhà máy.
1.2. Điều kiện đất đai:
Là vùng trung du của tỉnh Thanh Hoá có độ dốc dưới 12o, độ dày của tầng đất từ 0,8 - 1 mét và được chia thành 5 loại đất: đất nông nghiệp, đất có khả năng nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khác. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 43,8%.
Đặc điểm của vùng là khe suối, hồ đập tự nhiên nhiều, độ ẩm của đất cao, cây mía phát triển trên đất đồi vùng này rất phù hợp. Thực tế làm mía của các nông trường, các họ gia đình trong nhiều năm qua đã chứng minh điều đó, năng suất mía bình quân toàn vùng hiện nay đạt 58 tấn/ha, nhiều điển hình tiên tiến đã đạt 120 - 150 tấn/ha.
1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu:
Vùng Lam Sơn có khí hậu ôn hoà, chịu ảnh hưởng không lớn của gió Tây Nam do địa hình đồi núi xen kẽ nếu hạn chế bớt một phần của gió bão. Qua theo dõi về tình hình thời tiết, khí hậu của vùng chúng tôi có nhận xét chung là một vùng mưa thuận gió hoà thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đặc biệt đối với cây mía.
Nhiệt độ của vùng biển động không điều hoà qua các tháng từ tháng 3 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình cả vùng lớn hơn 20oC và giảm dần ở vụ thu hoạch mía. Nhìn chung nhiệt độ ở đây phù hợp với sinh trưởng, phát triển và tích luỹ đường của cây mía.
Về lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 lượng mưa lớn hơn các tháng trong năm trong đó tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất và giảm dần từ tháng 9, lượng mưa trung bình cả năm trên 1.500mm đáp ứng nhu cầu về nước cho cây mía.
ẩm độ các tháng trong năm lớn hơn 80%. Đây là ẩm độ rất phù hợp. Như vậy điều kiện thời tiết khí hậu của vùng rất phù hợp cho cây trồng phát triển đặc biệt đối với cây mía là cây tăng nhanh, sinh trưởng tốt.
Biểu 1 - tình hình thời tiết khí hậu của vùng qua 3 năm
1.4. Tình hình kinh tế - xã hội:
1.4.1. Tình hình kinh tế:
Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn có cơ cấu nông, công nghiệp - dịch vụ. Sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất công nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp tập trung ở các thị trấn, thị tứ.
* Các ngành nghề sản xuất chính:
- Sản xuất lương thực trong vùng có bước phát triển khá, tổng diện tích đất nông nghiệp có 26.091ha. Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt xấp xỉ 100.000 tấn lương thực quy thóc, bình quân lương thực đầu người 200kg. Các cây mẫu lương thực trồng chủ yếu trong vùng là lúa, ngô, khoai, sắn, dong giềng.v.v.... Nhìn chung năng suất thấp và diện tích không ổn định hiện đang có xu hướng thu hẹp dần để phát triển trồng mía.
- Sản xuất cây công nghiệp như cao su, chè, mía, lạc.v.v... và cây ăn quả những năm gần đây diện tích ngày một tăng. Riêng đối với cây mía năm 1980 đã quy hoạch bố trí đất mía 6.500ha ứng với công suất nhà máy 1.500 tấn/ngày. Vụ mía 1996 - 1997 diện tích mía đứng 6.420ha. Sản lượng 360.000 tấn đảm bảo và vượt công suất hiện tại của nhà máy.
- Sản xuất chăn nuôi phát triển toàn diện nuôi trâu, bò, lợn, dê.v.v....
Nghề rừng đây là vùng giầu tài nguyên nhưng sau nhiều năm khai thác, vốn rừng đã cạn kiệt. Hiện còn 19.020ha đất rừng, trong đó rừng tự nhiên 12.413ha, rừng trồng 6.604ha chủ yếu là bạch đàn keo lá chàm, luồng.v.v.... Nhiệm vụ chính của nghề rừng hiện nay là bảo vệ khoanh nuôi, tái sinh, trồng mới.
+ Sản xuất công nghiệp và dịch vụ:
Hoạt động công nghiệp lớn trong vùng là Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn công suất 2000 tấn mía/ngày. Nhà máy giấy Lam Sơn công suất 3000 tấn/năm và một số cơ sở sản xuất cót ép, mộc xẻ, gạch ngói.v.v...
Công nghiệp nhỏ đang phát triển với nhiều ngành nghề khác nhau như dịch vụ cơ khí, sửa chữa, chế biến, nông sản.
Các ngành dịch vụ phát triển rộng khắp với nhiều hình thức kinh doanh, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Đặc biệt là các hình thức tổ chức cung ứng vật tư nông nghiệp, vận chuyển mía, làm đất.v.v... đã góp phần thúc đẩy vùng nguyên liệu mía phát triển.
1.4.2. Tình hình xã hội:
Tổng số dân số trong vùng 290.360 người bao gồm các dân tộc Mường - Thái - Kinh, mật độ dân số 388 người/km2 (theo số liệu 1995). Tổng nguồn lao động 162.917 người, sự phân công lao động trong vùng, ở các thị trấn thị tứ 80% lao động làm công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, các nơi khác 90% lao động lâm nông nghiệp.
Mức sống dân cư không đều, khu vực Bái Thượng, Mục Sơn khoảng 200 USD/người/năm, khu trồng mía khoảng 180USD/người/năm, các nơi khác bình quân 150USD/người/năm.
Trong vùng có 2 di tích lịch sử được xếp hạng đó là khu di tích Lam Kinh, là nơi hội tụ của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi cầm đầu và đền thờ Lê Hoàn. Hiện nay đang được Nhà nước đầu tư tôn tạo tương lai nơi đây sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, là nơi hội tụ lễ hội của đồng bào cả nước.
1.5. Tình hình giao thông thuỷ lợi:
- Giao thông: Hệ thống giao thông bộ rất thuận tiện nhưng chất lượng còn thấp, trong vùng có 2 tuyến quốc lộ chạy qua dài 66,3km; quốc lộ 15A dài 51km cấp V, quốc lộ 47 dài 15,3km cấp IV.
+ Đường tỉnh lộ có 7 tuyến dài 66,5km (cấp IV - VI)
+ Đường nội bộ vùng có 22 tuyến.
* Huyện Ngọc Lặc 10 tuyến dài 92km
* Huyện Thọ Xuân 5 tuyến dài 54km
* Huyện Thường Xuân 1 tuyến dài 8km
* Huyện Triệu Sơn 3 tuyến dài 26km
* Huyện Yên Định 1 tuyến dài 9km
+ Giao thông thuỷ: có 2 tuyến, Sông Chu 32km, sông Nông Giang 13km.
- Thuỷ lợi: Trong những năm qua các công trình thuỷ lợi đã được xây dựng nhiều, toàn vùng có 25 trạm bơm điện tưới cho 2.857ha và 99 hồ đập tưới cho 2.879ha.
Số diện tích được tưới đại bộ phận là đất lúa và một phần đất mía có vùng thấp, còn đại bộ phận đất mía chưa được tưới. Thực trạng của vùng nguyên liệu phản ánh đầy đủ điều kiện mở rộng vùng nguyên liệu mía đảm bảo công suất mở rộng của nhà máy từ 6.500 tấn mía ngày trở lên.
2. Quá trình phát triển vùng nguyên liệu của Công ty.
2.1. Giai đoạn 1986 - 1990 giai đoạn khó khăn, thiếu nguyên liệu, sản xuất kém hiệu quả.
Vào cuối năm 1986 nhà máy xây dựng căn bản hoàn thành ._.ồng mía và người đầu tư.
Chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, đê bao...
Tổ chức lại lực lượng chế biến thủ công, cơ khí nhỏ của hộ gia đình nhằm khai thác vùng nguyên liệu lẻ ở các nơi chưa có nhà máy, ở vùng xa khó vận chuyển, để tận dụng đất đai lao động, bảo vệ rừng tăng thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và làm vệ tinh cho công nghiệp chế biến đường.
Tăng cường chức năng quản lý Nhà nước trong khâu khảo nghiệm giống sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật.
Chính sách chế biến
Quy hoạch các vùng nguyên liệu để đảm bảo đủ và ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế biến phát huy hết công suất thiết bị, chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh tạo nhiều sản phẩm hàng hóa để có thể đầu tư xây dựng một số nhà máy có quy mô trung bình trở lên. Đầu tư thâm canh tăng năng suất của cây mía từ khâu giống đến trồng trọt, tưới, thu hoạch, bảo quản để có nguyên liệu tốt cho chế biến. Đầu tư chiều sâu các nhà máy đã có để nâng cao trình độ công nghệ thiết bị đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Chú ý bổ sung thêm thiết bị để hoàn chỉnh các dây chuyền sản xuất thay thế khâu thủ công bằng máy móc cụ thể là: chế biến đường bằng ép qua quá trình luyện thành sản phẩm đường.
Đối với các nhà máy cần phải xây dựng nhất thiết phải lựa chọn thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện đại. Tăng cường việc nghiên cứu chế tạo thiết bị trong nước để trang bị cho ngành chế biến những thiết bị máy móc có chất lượng tốt giá thành phù hợp.
Chính sách giá mía
Xây dựng phương thức thu mua vận chuyển đầu tư sản xuất hợp lý linh hoạt được đông đảo người trồng mía chấp nhận và thể hiện bằng hợp đồng sản xuất tiêu thụ, đề ra biện pháp khuyến khích người trồng mía, sử dụng giống mới, rải vụ, tăng diện tích thu mua mía nhằm tăng năng suất và chất luợng nguyên liệu kéo dài thời gian ép có hiệu quả hạ giá thành đường, tăng giá thu mua.
Công khai thông báo ngay đến từng hộ nông dân trồng mía giá mua, quy chế thưởng phạt đối với cán bộ theo dõi nguyên liệu, chấn chỉnh lịch đốn chặt có tổ chức, sắp xếp thu mua vận chuyển tạo điều kiện cho nông dân trồng mía thu hoạch. Nông dân trồng mía được tham gia kiểm tra kiểm soát ký kết hợp đồng thu mua mía với công ty thông qua xác nhận của chính quyền địa phương.
Trong thời kỳ khủng hoảng thừa về đường giá đường xuống thấp, nhằm duy trì ngành đường trong thời kỳ khủng hoảng này, Bộ đã có chính sách thu mua mía hài hòa cả 3 lợi ích nông dân, nhà máy và Nhà nước. Bởi vì:
Giá mía bao hàm 3 lợi ích:
- Lợi ích kinh tế của người lao động.
- Lợi ích kinh tế của Công ty và các nhà máy.
- Lợi ích của Nhà nước.
Muốn đạt được cả 3 lợi ích này đòi hỏi chúng ta phải xác định và phản ánh trung thực khách quan từng lợi ích một với mục đích làm sao các bên đều có lợi, từ đó có các chính sách phù hợp với từng đối tượng.
-Lợi ích kinh tế của người lao động: Hiện nay do tình hình đường đang khủng hoảng thừa, giá đường đang từ 6000 đ/kg-7000 đ/kg tụt xuống còn 3000đ-4000 đ/kg từ đó kéo theo giá thành đường của các nhà máy đường giảm dẫn tới giá thu mua mía của các hộ nông dân nông trường, lâm trường giảm, đây là yếu tố khách quan.
Để cho người trồng mía đỡ thiệt thòi vì giá mía giảm xuống, Nhà nước đã có chính sách như sau:
Qua quá trình tính toán và điều chỉnh Nhà nước đã điều chỉnh giá thu mua mía là 160.000 đ/tấn mía – 180.000 đ/tấn mía. Đây là một chính sách mang tính chất kịp thời và đúng đắn hài hoà được cả 3 lợi ích đặc biệt là đối với người trồng mía.
Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 02 năm cho nông dân để tăng thu nhập cho người trồng mía.
Về quy mô đất trồng mía: Đối với các hộ trồng mía thực hiện theo quy định hiện hành của Luật đất đai, tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước giao đất có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả đất được Nhà nước giao.
Mấy năm trước giá bán đường cao thì giá thu mua mía do các nhà máy đường thoả thuận với nông dân trồng mía, giá bình quân là 200.000 đ-220.000 đ/tấn mía thì lợi ích kinh tế của người trồng mía được hưởng là:
Mức thu nhập ( gồm thu từ sản xuất, tiền công, tiền lương) trừ các khoản chi phí không kể tiêu dùng cuối cùng bình quân đạt 1.800.000 đ/người.
Bình quân của các hộ trồng mía đạt 10.000.000 đồng/vụ.
Lợi nhuận cây mía bình quân là 7 –8 triệu đồng/ha/vụ.
Nhờ thu nhập này mà người nông dân tăng diện tích trồng mía phấn đấu gần đạt kế hoạch Nhà nước đề ra. Cụ thể là: 1.000.000 tấn đường/năm. Năm 2000 đạt được 825. 000 tấn đường/năm đạt 82.5% so với kế hoạch.
- Lợi ích của công ty: Để đảm bảo việc tiêu thụ đường trong tình hình hiện nay Nhà nươc đã có các biện pháp giúp Công ty giảm giá thành sản xuất đường bằng các chính sách như sau:
Giảm giá thu mua mía 160.000 đ-180.000 đ/tấn mía
Giảm thuế VAT từ 10% xuống 5%.
Dãn nợ, khấu hao, giảm lãi suất ngân hàng cho vay với giá ưu đãi.
- Lợi ích kinh tế của Nhà nước. Duy trì ngành đường trong thời kỳ khủng hoảng, tương lai giá đường sẽ khác, nghành đường sẽ phát triển.
d) Về năng suất và chất lượng mía.
Bộ giao cho các nhà máy phải quan tâm giúp đỡ nông dân chuyển giao kỹ thuật thâm canh mía cho người nông dân, hộ trồng mía. Coi đó là việc của mình chứ không phải là của ngành nông nghiệp của Tỉnh và của Huyện. Tránh tình trạng năng suất mía thấp, người nông dân cảm thấy trồng mía bị thiệt thòi hơn trồng cây khác.
Bộ giao cho ngành đường phải có chính sách gia tăng năng suất và chất lượng mía để nông dân đỡ thiệt thòi và giá thành sản xuất ra sản phẩm đường giảm xuống.
Cụ thể về chất lượng mía có các giải pháp như sau:
- Luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
- Luôn tìm hiểu kỹ khách hàng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ cung ứng và đáp ứng nhu cầu của họ.
- Thường xuyên giao dục cho mọi nhân viên phải đối xử công bằng, bình đẳng, trân trọng, giao tiếp lịch sự văn minh với mọi khách hàng, mọi CBCNV trong doanh nghiệp phải thực hiện phương châm xử thế “ Khách hàng luôn luôn đúng”; đặc biệt là khách hàng trồng mía và khách hàng tiêu thụ sản phẩm coi đây là thước đo phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm với công ty.
- Luôn luôn giáo dục các nhân viên để mọi người hiểu rằng mình vừa là người cung ứng vừa là khách hàng của các đơn vị khác trong cùng công ty. Như vậy chất lượng không ngừng cải tiến tăng lên về mọi mặt.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược giao dục và đào tạo cho mọi nhân viên để họ không ngừng nâng cao năng lực của mình.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới khoa học, công nghệ và thiết bị, công tác quản lý để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả.
- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng một cách có hiệu quả trên cơ sở có sự tham gia của tất cả mọi người và nền tảng của ISO 9002.
e) Chính sách về giao thông vận tải.
Giao thông là huyết mạch của việc vận chuyển mía từ nơi trồng mía đến các nhà máy. Nhiều nhà máy mới xây dựng nên đường xá còn rất kém, vì vậy Bộ NN & PTNT đã có hội nghị với Bộ GTVT có chính sách phát triển giao thông. Còn đối với các nhà máy xây dựng từ trước thì phải kết hợp với các nghành khác để nâng cấp và mở rộng đường sá nhằm cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động hết công suất. Vấn đề này Bộ trình với Chính phủ giao cho Bộ giao thông vận tải giải quyết.
4.2. Chính sách hỗ trợ về tài chính
Bộ đồng ý với các nhà máy về nguyên tắc mở rộng quy chế tài chính, xây dựng công ty cổ phần, tiếp tục đổi mới các nông trường quốc doanh và nông dân trồng mía. Kết hợp với hệ thống ngân hàng (Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) làm kênh dẫn vốn cho các hộ trồng mía.
Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiêp trong 02 năm cho nông trường viên nông dân để tăng thu nhập cho người trồng mía.
Miễn 50% thuế giá trị gia tăng cho các nhà máy đường nhằm mục đích giảm giá thành đường, tăng giá thu mua mía cho nông dân trồng mía.
Bộ đồng ý phương án của các nhà máy giãn khấu hao máy móc thiết bị của các nhà máy để giá thành hạ xuống.
Giảm lãi suất tiền vay ngân hàng, cho các nhà máy vay với với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn khủng hoảng thừa về đường này.
Bộ sẽ làm việc với Bộ tài chính để trình Chính phbủ giải quyết vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả như: Lam Sơn, Quảng Ngãi, Biên Hòa... bằng vốn ADB và trong nước (soát xét nơi nào khó khăn thì cho giãn nợ) vốn cơ khí cho các nhà máy.
Bộ có chính sách đối với đầu tư phát triển mía giống và nguyên liệu cho tỉnh Thanh Hóa (QĐ số 2480 ngày 19 tháng 11 năm 1997, TB số 357 ngày 10 tháng 3 năm 1998, công văn số 1149 ngày 26 tháng 6 năm 1998, công văn 1173 ngày 27 tháng 6 năm 1998 và công văn 1556 ngày 15 tháng 8 năm 1998...) đó là những chính sách ưu đãi chung cho vùng mía phía Bắc và tây Nam của tỉnh Thanh Hóa ngoài ra còn yêu cầu các ngành các cấp và đơn vị của tỉnh có biện pháp tổ chức thực hiện tốt hơn.
Bộ đồng ý tạo điều kiện cho ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam giúp các công ty đường vay vốn để thực hiện việc mua giống, trồng và chăm sóc mía theo kế hoạch được giao. Nên cho vay tập trung theo giai đoạn sản xuất mía và thanh toán hợp đồng vay phù hợp với điều kiện từng vùng, từng đơn vị hoặc chủ hộ để phát huy hiệu quả tiền vay vốn.
4.3. Chính sách về đào tạo công tác cán bộ
Nguyên liệu là công việc khó khăn phức tạp, gắn với quyền lợi của nông dân vì vậy phải cần triển khai đào tạo bồi dưỡng cán bộ nông vụ cũng như bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật một cách có hệ thống. Đối với cán bộ nông vụ nhất thiết phải hiểu biết về cây mía. Cần có cơ chế khen thưởng động viên các trường, trung tâm, viện đào tạo cán bộ kỹ sư nông nghiệp như công nghiệp như: củng cố và tăng cường bộ phận nông vụ thực sự trở thành đội ngũ cán bộ có năng lực, có trách nhiệm, trung thực bám sát sản xuất và gắn bó với nhân dân, với nhà má. Trong chiến dịch trồng mía Vụ xuân phải giao nhiệm vụ địa bàn cụ thể, phải có hình thức khoán, thưởng phạt hợp lý và huy động mọi lực lượng tổ chức trong nhà máy tham gia xây dựng vùng nguyên liệu. Cải tiến quản lý sản xuất, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu công tác từng bước phát triển sản xuất tổng hợp lợi dụng, nhằm đa dạng hóa sản phẩm hạ giá thành tăng tích luỹ tái đầu tư.
Thực hiện chính sách công tác nghiên cứu: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và cán bộ làm công tác khoa học cho các Viện mía, các công ty, nhà máy đường. Các công ty nhà máy đường cũng cần phải tiến hành công tác nghiên cứu mía tổ chức khảo nghiệm , thực nghiệm các giống mía mới nghiên cứu phương thức canh tác phù hợp.
Phát triển cơ khí chế tạo như hình thành nên một suy nghĩ là nước ta hoàn toàn có năng lực xây dựng ngành cơ khí mía đường, lực lượng cơ khí chế tạo và đội ngũ cán bộ thiết kế hiện nay sắp đảm nhận được việc chế tạo trong nước. Gửi những cán bộ giỏi sang các nước tiên tiến về ngành đường học tập kinh nghiệm tiến tới không phải mua thiết bị của nước ngoài.
B - giải pháp của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đối với phát triển vùng nguyên liệu (vi mô)
I . Chính sách về phát triển vùng nguyên liệu.
1. Chuyển giới cây trồng
Năm 1997 luận chứng kinh tế kỹ thuật về giá trị thu nhập của các cây trồng chủ yếu của ngành trồng trọt tại vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hóa như sau:
Giá trị thu nhập của các cây khác nhau trên 1 ha đất trong năm
Cây
Sản lượng
(tấn)
đơn giá
(đ/tấn)
Thành tiền
(đồng)
Mía
60
240.000
14.400.000
Lạc
2.5
4.000.000
12.000.000
Sắn khô
6
140.000
8.400.000
Nhìn vào bảng biểu này chúng ta thấy chỉ trồng cây mía là thích hợp nhất. Trước kia chưa có công nghiệp chế biến đường vùng này là nơi hẻo lánh, khi chuyển đổi giống cây trồng từ ngô, khoai, sắn sang cây mía thì nơi đây chở thành vùng công nghiệp chế biến trù phú , làm sống lại vùng đát trống , đồi núi trọc trung du miền núi góp phần xây dựng nông thôn mới, đời sống nông dân trồng mía được nâng lên một cách rõ rệt. Vậy chính sách phát triển công nghiệp chế biến là đúng hướng của Đảng và Nhà nước.
2. Thu mua Mía.
Trong những năm qua Công ty đã có nhiều đổi mới trong việc tổ chức hợp đồng đầu tư và thu mua mía. Song trong quan hệ giữa Công ty và người trồng mía vẫn còn nhiều bức bách bởi những khâu trung gian. Công ty đã thành lập một lực lượng mạnh để lo phần này, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại khuyết điểm, một bộ phần cán bộ công nhân viên chưa nêu cao được tinh thần trách nhiệm, nhiều trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu tiêu cực đối với người trồng mía. Do đó việc củng cố lại bộ máy thu mua, đổi mới phương thức đầu tư là công việc phải thường xuyên được quan tâm, để xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà máy với người trồng mía.công ty có những giải pháp sau đây
Xây dựng phương thức thu mua hợp lý , linh hoạt, được các hộ nông dân trồng Mía đồng ý chấp nhận và thể hiện bằng hợp đồng kinh tế. Với nhiều hình thức thiết thực và công khai thông báo ngay mức giá mua , phương pháp xác định chất lượng , tạp chất , địa điểm giao nhận và lịch đốn chặt ... đến từng hộ nông dân trồng Mía , cung ứng đủ vốn cho các hộ khó khăn về vốn với định mức hợp lý , thủ tục thuận tiện , có tiến độ giải ngân phù hợp , tạo điều kiện gắn kết người trồng mía với ngân hàng.
Hành năm công ty còn ký kết hợp đồng mua Mía cây , trong hợp đồng có ghi rõ số lượng , chất lượng , giá cả Mía cây vào thời gian thu mua .
Khi mua Mía công ty còn hổ trợ vận chuyển , đảm bảo cân đúng , lấy mẩu khách quan , đảm bảo quá trình một cách nhanh chóng, gọn gàng.
3. Hỗ trợ nông dân hiện đại hoá nghề trồng mía, thâm canh, tăng năng suất, tăng chất lượng từ đó dẫn đến tăng thu nhập.
Bằng mọi cách phải giúp đỡ nông dân:
- Đưa năng suất mía từ 60 tấn/ha bình quân hiện nay lên 70 tấn/ha vào năm 1998; 80 tấn năm 1999 và 100 tấn/ha vào năm 2000.
- Chất lượng mía từ 9CCS lên 10, 11, 12 và trên 12CCS.
- Đưa mức thu nhập 1ha mía từ 15 triệu, lên 20 triệu, 25 triệu và 30 triệu đồng. Sau đây là những phép tính để chứng minh:
+ 100 tấn mía x 13 độ đường x 240.000đ = 31.000.000đ
+ 80 tấn x 13 độ đường x 240.000đ = 26.000.000đ
Những biện pháp hỗ trợ:
- Từ cơ giới hoá làm đất tiến tới cơ giới hoá chăm sóc và thu hoạch một phần.
- Thuỷ lợi hoá từng bước.
- Hoá học hoá phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ bảo vệ mía.
- Xây dựng cơ cấu giống mía chín sớm - muộn - trung bình phù hợp với từng loại đất đai.
- Rải vụ trồng để nâng cao chất lượng mía, kéo dài thời gian chế biến.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp tổng hợp thâm canh: chế độ canh tác, kỹ thuật trồng chăm sóc, bón phân, thời vụ.v.v...
4. Vấn đề rải vụ chế biến.
Mía là cây thu hoạch theo mùa vụ, nếu thu hoạch đúng thời vụ, mía chín thì hiệu quả đem lại trong chế biến rất cao, nếu thu hoạch trước thì mía non, thu hoạch muộn thì chất lượng mía giảm. Trong khi đó công suất của nhà máy có hạn không thể thu hoạch chế biến hết lượng mía lớn trong một thời gian ngắn. Mặt khác cũng không thể xây dựng một nhà máy công suất lớn để sản xuất trong một thời gian ngắn, sau đó để cho máy nghỉ, làm như vậy quá tốn kém và chi kinh tế. Do đó vấn đề ở đây là phải tìm ra các biện pháp kỹ thuật canh tác, kỹ thuật giống, điều chỉnh thời vụ để rải vụ chế biến của nhà máy.
II. Đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng phụ phẩm để nâng cao giá trị của cây mía, từ đó tăng thêm thu nhập cho nông dân.
- Hiện đại hoá dây truyền sản xuất .
- Duy trì và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9002 , đảm bảo kiểm soát quá trình sản xuất , kiểm soát các bên cung cấp.
- Đầu tư xây dựng Xí nghiệp sản xuất ván ép
- Sản xuất thức ăn gia súc từ mật rỉ, bã mía, ngọn mía.
- Sản xuất cồn rượu
- Sản xuất phân bón từ bùn mía. Phân Komic, Pitohoocmon và phân tổng hợp sinh học cho Mía, cây ăn quả.
III. Tiền lương tiền thưởng
Đảm bảo tiền lương so với mặt bằng chung. Tiền lương của cán bộ công nhân viên chức mức bình quân đạt 1.700.000 đ/người.
Công ty đề ra biện pháp cải tiến nâng cao mức độ thỏa mãn của cán bộ công nhân viên, hoàn thiện môi trường làm việc, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ công nhân viên như:
Hỗ trợ tài chính cho các cuộc nghỉ sau Vụ, đi thăm quan học tập của cán bộ công nhân viên.
Khuyến khích và đỡ đầu kinh phí phong trào văn nghệ thể thao của Công ty và trong vùng.
Hỗ trợ tài chính cho những người gặp ốm đau lâu ngày, tai nạn rủi ro, nghỉ hưu.
Tổ chức trạm y tế khám và điều trị cho cán bộ công nhân viên, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên và nhân dân.
Hàng năm Công ty dành nguồn kinh phí phù hợp cho các gia đình cán bộ công nhân viên vay làm nhà, mua sắm phương tiện vận tải... và trả dần bằng thu nhập.
Số tiền thưởng cán bộ công nhân viên có sáng kiến trong 11 năm là: 701.650.000 đồng.
Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất trong 11 năm là 40.747.000 đồng.
IV. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Công ty ký kết hợp đồng với các trường dạy nghề trung cấp tỉnh Thanh Hóa và của Bộ để đào tạo công nhân mới tuyển dụng, công nhân chưa có tay nghề kỹ thuật.
Hợp đồng với các trường quản lý chính trị để nâng cao và phổ cập lý luận trung cấp cho cán bộ Đảng viên.
Hợp đồng với các trường đại học Bách Khoa nghiên cứu nâng cao hiệu suất và chất lượng sản xuất cồn, CO2 và bảo trì thiết bị tự động hóa... ngoài ra còn nhiều hợp đồng khác.
Hàng năm định kỳ vào Vụ ép công ty tổ chức cho toàn bộ công nhân kỹ thuật học lại quy trình công nghệ tại công ty để kiểm tra trước khi vào vụ.
Đến nay công ty tổ chức cho đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành thực phẩm , tự động hóa được 1 tiến sĩ nôngnghiệp, 4 thạc sĩ nông nghiệp đang theo học, 2 thạc sĩ công nghệ thực phẩm. Hàng năm công ty đưa được trung bình 40 – 60 cán bộ đi học các lớp quản lý kinh doanh, năng suất chất lượng, quản lý mạng vi tính, quản lý dự án tại trung tâm đào tạo Tổng cục đo lường chất lượng, trường quản lý nông nghiệp của Bộ nông nghiệp, đại học Bách Khoa, đại học KTQD.
V. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.
Công ty đường Lam Sơn phải phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của mình, nắm các khâu then chốt nhất là vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ để hỗ trợ đầu tư giúp đỡ cho nông dân trong vùng các điều kiện cần và đủ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá có hiệu quả hơn. Đối với người sản xuất phải hiểu được những gì phải làm, phải học tập nghiên cứu áp dụng những tiến bộ kỹ thuật gì và sử dụng vốn đầu tư như thế nào để đáp ứng nhu cầu của thị trường để đạt mức lợi nhuận cao hơn.
VI. Nâng cao công suất của nhà máy đường, tăng hiệu quả kinh tế từng bước tăng giá mía cho nông dân.
Đối với ngành sản xuất chế biến đường nếu có đủ nguyên liệu, công suất nhà máy lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Theo đánh giá ở phần trên thì vùng nguyên liệu hiện nay đang trong tình trạng dư thừa cho công suất hiện tại của nhà máy, mặt khác trồng mía có lợi hơn so với cây màu khác trong vùng nên nhu cầu mở rộng diện tích hiện nay đang có xu hướng tăng. Do đó việc nâng cao công suất chế biến của nhà máy là cần thiết, nông dân phấn khởi yên tâm trồng mía vì có thị trường tiêu thụ ổn định.
VII. Cùng với việc mở rộng công suất nhà máy phải hiện đại hoá công nghiệp chế biến để tăng thêm tổng thu hồi, để trích phần lợi nhuận thu được tăng thêm vào giá mía, đầu tư cho vùng nguyên liệu.
VIII. Mở rộng vùng nguyên liệu để đáp ứng công suất nhà máy 6.500 tấn mía/ngày.
Như đã phân tích các phần trên nguyên liệu là vấn đề quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, do vậy muốn có nguyên liệu điều trước tiên là phải có diện tích để trồng mía.
Căn cứ vào mục tiêu đề ra từ nay đến năm 2000 diện tích định hình 15.000ha sản lượng 1.000.000 tấn mía, chúng ta có thể xây dựng tiến độ phát triển như sau:
- 1998 diện tích 7.000ha, sản lượng 500.000 tấn.
- 1999 diện tích 9.000ha, sản lượng 700.000 tấn
- 2000 diện tích 12.000ha, sản lượng 900.000 tấn
- 2001 diện tích 15.000ha, sản lượng 1.000.000 tấn
Muốn thực hiện được tiến độ mở rộng diện tích thì phải thực hiện tốt một số phương châm sau:
- Ưu tiên số 1 cho các vùng gần nhà máy cự ly dưới 25km. Đây là vùng có hiệu quả kinh tế cao nhất, cần phải có chính sách khuyến khích thích hợp và tập trung chỉ đạo để khai thác triệt để các loại đất để chuyển sang trồng mía, các loại đất có khả năng cải tạo sẽ tiến hành đầu tư cải tạo, tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để thâm canh cao nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng mía ở khu vực này.
- Tận dụng những vùng đất có đường giao thông tốt và sẵn có.
Những nơi có đường giao thông tốt có thể mở rộng cự ly đến 50km, với công suất 6.500 tấn/ngày. Với địa hình chia cắt, có nhiều đồi núi bắt buộc chúng ta phải mở rộng cự ly vùng nguyên liệu, nếu vừa chi phí vận chuyển xa vừa phải chi phí làm đường giao thông thì giá thành không chịu nổi. Do đó các xã muốn mở rộng diện tích trồng mía thì giao thông phải hết sức thuận lợi.
- Phương châm là nơi dễ, nơi gần, làm trước, làm đến đâu phải thâm canh, rải vụ bảo đảm cơ cấu giống hợp lý, chỉ có thâm canh mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân thì cây mía mới đứng vững được.
IX. Xây dựng cơ sở vật chấtt phục vụ cho kế hoạch, phát triển vùng nguyên liệu.
a) Máy móc làm đất khai hoang phục hoá: Trong 3 năm từ nay đến năm 2000 chúng ta phải mở rộng thêm khoảng 8.000ha mía đứng. Như vậy đòi hỏi một số lượng máy kéo và máy nông nghiệp phải tăng thêm nhiều hơn. Ngoài việc làm đất thông thường như các năm vừa qua còn phải tiến hành khai hoang phục hoá cho một số vùng mới.
b) Đầu tư thêm phương tiện vận chuyển mía và ngọn giống và phân bón.
c) Đường xá giao thông.
Đi đôi với việc mở rộng diện tích mía là việc mở rộng hệ thống giao thông tương ứng để vận chuyển giống và mía.
Đây là một công việc rất lớn và rất quan trọng đòi hỏi nhiều công sức và tiền của cần phải có quy hoạch khảo sát, thiết kế và lập dự toán một cách cụ thể và chi tiết hơn.
X. Thành lập tập đoàn sản xuất để liên kết các thành viên.
- Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn
- Ngân hàng cổ phần
- Xí nghiệp phân bón
- Xí nghiệp thức ăn gia súc
- Xí nghiệp bánh kẹo
- Xí nghiệp ván ép
- Xí nghiệp cồn rượu - bia nước giải khát
- Xí nghiệp hoá chất
Thành một tập đoàn kinh tế mạnh, thể hiện mối quan hệ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trên các khía cạnh khác nhau, tạo nên sự thống nhất về tổ chức quản lý, toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn lãnh thổ, tạo ra thế chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh và có đủ sức mạnh trên thị trường cạnh tranh.
C - ý Kiến đề xuất.
Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn là một vùng kinh tế lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong những năm qua đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của một vùng trung du đồi núi.
Ngày nay nó đang từng bước hoà nhập và xác định thế đứng của mình trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động. Do vậy, gặp phải không ít khó khăn như tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn cho sản xuất - kinh doanh.v.v.... để tạo điều kiện cho vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn phát triển và khai thác hết tiềm năng sẵn có trong vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, chúng tôi có một số kiến nghị.
1- Để thống nhất một đầu mối quản lý đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh ngành đường trong cả nước, đảm bảo cân đối nhu cầu tiêu dùng và xuất nhập khẩu đường. Đề nghị Nhà nước và Bộ sáp nhập hai tổng Công ty mía đường thành một Tổng Công ty mía đường Việt Nam.
2- Thanh Hoá là một trong những trọng điểm về mía đường ở phía Bắc. Đề nghị Nhà nước xem xét đầu tư xây dựng một viện nghiên cứu mía đường phía Bắc để nghiên cứu các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến đường, công nghệ chế biến các sản phẩm sau đường.... đồng thời là nơi đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ ngành để từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành mía đường.
3- Khả năng sản xuất đường trong nước của ta rất lớn chất lượng đường không thua kém đường ngoại, khả năng đáp ứng nhu cầu đường trong nước. Để tạo điều kiện cho các nhà máy đường sản xuất kinh doanh ổn định và bảo hộ cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn. Đề nghị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hạn ngạch nhập khẩu đường hàng năm, đồng thời việc xuất nhập khẩu đường nên giao cho Tổng Công ty đường Việt Nam cân đối.
4- Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn là vùng Trung du, đồi núi hệ thống giao thông phục vụ cho vận chuyển và đi lại của nhân dân rất khó khăn. Đề nghị với Nhà nước đầu tư xây dựng các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến liên huyện, các tuyến giao thông nội bộ vùng mía. Đề nghị Bộ Tài chính cho phép trích 5% giá mía đưa vào giá thành sản xuất để đầu tư tu sửa đường giao thông.
5- Các chi hội phải được củng cố lại, nên kết nạp thêm hội viên ở các xã để đủ điều kiện mỗi xã thành lập được một chi hội cho tiện việc điều hành, giao dịch, hội họp, trao đổi giúp đỡ nhau.
6- Tuỳ theo số hộ, số diện tích trồng mía từng xã để quyết định thành lập hợp tác xã hoặc tổ hợp trồng mía.
Nếu vậy, mỗi xã chỉ nên thành lập một hợp tác xã có tư cách pháp nhân là người chủ hợp đồng có đủ năng lực, có đủ tư cách pháp nhân, có uy tín để điều hành công việc.
7- Trong vùng kinh tế của Thọ Xuân và vùng dân tộc, kinh tế của nhân dân còn rất thấp, trong sản xuất người nông dân rát cần vốn, do đó đề nghị Công ty cần giúp đỡ cho nông dân vay vốn nhiều hơn nữa, bằng cả hai hình thức: vay vật tư và vay thêm tiền mặt.
- Nên thành lập Xí nghiệp phân bón có công suất, công nghệ cao hơn nữa, vừa đáp ứng nhu cầu phân bón cho cây mía, vừa có số lượng bán ra ngoài cho nông dân phục vụ các cây trồng khác.
- Khi Nhà nước đã có chủ trương đóng cửa rừng, thì Công ty nên nhanh chóng mở Nhà máy ván ép bằng bã mía phục vụ nhân dân.
- Mở Xí nghiệp thức ăn gia súc, gia cầm vừa để tiêu thụ sản phẩm cho dân, đồng thời phục vụ trở lại thức ăn gia súc, gia cầm đã chế biến để nhân dân chuyển sang sang chăn nuôi công nghiệp.
8- Nguyên liệu là vấn đề quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa sống còn của các nhà máy. Hiện nay Nhà nước đang có chủ trương xây dựng một loạt các nhà máy đường, do đó trước khi xây dựng nhà máy phải quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu.
kết luận
Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu là một nội dung quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một nhà máy chế biến nông sản thực phẩm nói chung và đối với nhà máy chế biến đường nói riêng.
Từ năm 1990 đến nay trong qúa trình sản xuất kinh doanh Công ty đường Lam Sơn đã đạt được nhiều kết quả. Vùng nguyên liệu ngày càng được mở rộng hiện nay đã và đang trở thành một vùng sản xuất mía đường lớn của cả nước, đó là những thành quả bước đầu rất quý báu.
Trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2010, vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn sẽ được quy hoạch mở rộng lên 15.000ha, để hàng năm cung cấp cho nhà máy từ 900 - 1 triệu tấn mía, chắc chắn sẽ không ít gặp phải khó khăn thử thác. Xong với những kinh nghiệm sẵn có cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước; của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thanh Hoá của các cấp các ngành từ Trung ương đến tỉnh huyện xã và bà con trồng mía trong vùng nhất định những giải pháp trên sẽ được thực hiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội của cả một vùng nông thôn rộng lớn trên địa bàn tỉnh, từng bước góp phần thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạn - xã hội công bằng và văn minh.
Trong quá trình thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp, chúng tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ của thầy Nguyễn Văn Duệ - Phó Tiến sĩ - giáo viên trường Kinh tế quốc dân cũng như sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong trường cùng các bạn và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng uỷ - Ban Giám đốc Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ quý báu đó và mong muốn được sự ủng hộ để đề tài được thực thi có hiệu quả.
******** biểu 1*************** 44
Biểu 2
diện tích - năng suất - sản lượng mía - sản lượng đường
Vụ
Diện tích mía (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng mía (tấn)
Sản lượng đường (tấn)
1986 - 1987
430
22,1
9.636
362
1987 - 1988
1.260
18,1
23.686
1.400
1988 - 1989
1.520
23,7
36.000
2.500
1989 - 1990
960
260
25.000
1.900
1990 - 1991
1.360
37,5
51.000
4.120
1991 - 1992
2.560
38,3
93.000
9.252
1992 - 1993
3.060
43,5
133.300
13.260
1993 - 1994
3.188
50,1
147.000
14.500
1994 - 1995
3.700
53,1
195.000
17.800
1995 - 1996
5.500
57,6
316.800
31.000
1996 - 1997
6.420
60
365.000
36.500
1997-1998
7.440
53,44
397.635
43.700
1998-1999
9.376
93,90
505.377
55.600
1999-2000
16.440
59,06
970.944
110.100
2000-2001
15.170
54,30
850.000
97.500
*********biểu 3**********
*********biểu 4**********
Biểu 5
giá trị thu nhập của các cây khác nhau trên 1ha đất trong năm
Cây
Sản lượng
(Tấn)
Đơn giá
(đ/tấn)
Thành tiền
(đồng)
Mía60
60
240.000
14.400.000
Vụ lạc
2,5
4.000.000
12.000.000
Sắn khô
6
140.000
8.400.000
tài liệu tham khảo
1. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII.
2. Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ VIII, NXB Thanh Hoá 1994
3. Giáo trình Kinh tế chính trị, Khoa kinh tế chính trị Kinh tế quốc dân.
4. Giáo trình Quảnlý kinh tế, Khoa Quản lý kinh tế Kinh tế quốc dân.
5. Giáo trình Kinh tế phát triển, Khoa kinh tế phát triển Kinh tế quốc dân.
6. Các tạp chí Cộng sản trong năm 1996, 1997.
7. Tạp chí Giáo dục lý luận Phân viện Hà Nội năm 1996, 1997.
8. Báo cáo Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh 5 năm 1995 - 2000 của Công ty đường Lam Sơn.
9. Báo cáo Tổng kết hoạt động của hiệp hội mía đường Lam Sơn, từ 10/1992 - 12/1995.
10. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Công ty đường Lam Sơn lần thứ 6.
11. Dự án phát triển mở rộng vùng sản xuất mía đường Lam Sơn năm 1996.
12. Báo cáo quá trình hoạt động của Đảng bộ Công ty đường Lam Sơn 1981 - 1997.
13. Báo cáo tổng kết mô hình hiệp hội mía đường Lam Sơn trình Thủ tướng Chính phủ tháng 4/1999.
14. Thời báo kinh tế - Báo diễn đàn doanh nghiệp trong năm 1995, 1996, 1997.
15. Giải thưởng chất lượng quốc tế Châu á - Thái Bình Dương 2000.
16. Hiệp hội mía đường Lam Sơn - "Mô hình hợp tác kinh tế mới" 2000.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0038.doc