Lời nói đầu
Trên thế giới ngày nay, nền kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ ,mỗi quốc gia cần phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế .Do đo, xuất nhập khẩu trở thành hoạt động thương mại cực kỳ quan trọng đối với mổi quốc gia . ở mổi nước doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội đễ phát triển song họ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn , thách thức khi tiến hành hoạt động kinh doanh . Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước khiến cho họ l
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển thị trường Xuất khẩu của Công ty XNK Nông sản thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôn phải tiến hành công tác phát triển thị trường nhằm bảo vệ thị trường truyền thống và phát triển sang thị trường mới.
Các doanh nghiệp rất chú trọng đến công tác phát triển thị trường , song họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện . Xác định đúng phương hướng và giải pháp phát triển thị trường phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là điều không mấy dễ dàng . Nhưng đễ có đầy đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch đặt ra lại càng khó khăn hơn. Bằng nhận thức từ tình hình thực hiện và sau một thời gian thực tập tại công ty xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Hà Nội em đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Ha Nội ”.
Với mong muốn củng cố thêm kiến thức đã tiếp thu áp dụng vào thực tế và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty .
Nội dung bài viết được chia làm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội
Chương3: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường xuất nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội
Do thời gian có hạn nên chuyen đề của em vẩn còn nhiều thiếu sót . Em rất mong nhận được nhiều ý kiến phê bình , góp ý của các thầy trong khoa cùng các cô chú trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội đễ luận văn của em được hoàn thiện hơn .Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Việt Lâm và cô Ngô Thị Việt Nga đã giúp đỡ hoàn thành luận văn này .
chương 1
Giới thiệu khái quát về công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm hà nội
I. quá trình hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm hà nội
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tổng công ty XNK nông sản tên điện tín là AGREXPORT – HN có trụ sở đặt tại số 6 Tràng Tiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội, được thành lập từ năm 1960 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc bộ Thương mại quản lý. Năm 1985 được chuyển sang bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quản lý theo quyết định số 08/HĐBT ngày 14/1/1985
Đến năm 1995 tổng công ty XNK nông sản được đổi tên thành Công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội, trực thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, theo quyết định 90/TTG ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ và công văn hướng dẫn của UBKH nhà nước số 04/UBKH ngày 5/5/1984.
Trong thời kì đầu 1960 đến năm 1975 là giai đoạn nhà nước đang thực hiện đường lối Đại hội Đảng với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Do đó phương châm công tác của công ty lúc này là: đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu. Tổng công ty đã thành lập hàng loạt trạm thu mua từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Nghệ An để thu gom hàng xuất khẩu. Trong giai đoạn này nhiều nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên 144,71 triệu rúp, trong đó hàng nông sản chiếm 20%. Có năm tổng công ty đã xuất khẩu trên 100 loại mặt hàng, có những mặt hàng đặt hàng vạn tấn, riêng gạo đạt từ 15 đến 20 vạn tấn. Về nhập khẩu thì chủ yếu là hàng viện trợ của các nước XHCN đó là các mặt hàng về lương thực (như gạo, ngô, lúa mì, bột mì…) và thực phẩm (đậu tương, thịt hộp, cá hộp…) của nhân dân. Do vậy mà tổng kim ngạch nhập khẩu là một con số rất lớn 950 triệu USD.
Sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước thì nhà nước thực hiện cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trong giai đoạn từ 1975 đến năm 1995. Thời gian này, tổng công ty được độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh XHCN hàng nông sản, nên có địa bàn hoạt động rộng lớn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là vùng nông nghiệp phía nam với một số hàng lương thực, hàng nông sản chế biến.
Tổng công ty có hợp tác chặt chẽ với Bộ nông nghiệp, Bộ lương thực, UBND của các tỉnh trong cả nước và các tổ chức ngoại thương địa phương để ký kết hợp đồng thu mua hàng nông sản xuất khẩu như: gạo ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đậu tương ở Đông Nai, An Giang, lạc ở Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh, Long An cùng các sản phẩm công nghiệp như rượu, bia, chè, đường, thuốc lá…Nên tổng kim ngạch xuất khẩu đạt được trong thời kì này là 1411,2 triệu USD, còn tổng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng lên và đạt 13600 triệu USD. Khối lượng nhập khẩu chủ yếu là lương thực từ Liên Xô cũ và đường từ Cu Ba.
Trong thời kì đầu quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước (1986 – 1990) nhiệm vụ chủ yếu trong xuất nhập khẩu của công ty vẫn là thực hiện nghị định của nước ta và các nước XHCN như Liên Xô cũ, CHDC Đức, Ba Lan…
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, hàng tiêu dùng như : mì chính, các thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu xã hội.
Trong thời kì này thực hiện chủ trương của nhà nước và Bộ, tổng công ty đã giao một số mặt hàng cho đơn vị quản lý chuyên ngành.
Năm 1985 bộ phận xuất nhập khẩu lương thực chuyển sang Bộ lương thực thực phẩm.
Năm 1987 chuyển mặt hàng đậu nành sang Bộ thương nghiệp
Năm 1989 chuyển bộ phận cà phê sang Liên hiệp xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam.
Thời kì 1991 đến 1994: tổng công ty là một đơn vị xuất nhập khẩu có uy tín trong nước, nhưng đứng trước một cơ chế chuyển hướng của cơ chế thị trường thì công ty đã trải qua những khó khăn phức tạp. Đặc biệt là trong kinh doanh xuất nhập khẩu, mặc dù bước đầu đã làm sang khu vực XHCN và cân đối tài chính vẫn do nhà nước trợ giúp. Đến năm 1994 thì công ty đã hoàn toàn phải tự cân đối tài chính trong kinh doanh bao gồm: đời sống cán bộ công nhân viên, trả khấu hao tài sản, thuế, vốn, và các khoản phải nộp ngân sách.
Trong thực tế tổng công ty đã thích ứng với kinh tế thị trường. Hàng năm kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng, mặt hàng nông sản chiếm tỉ trọng lớn (80%) nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, mức nộp ngân sách được đảm bảo, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện.
Công tác điều chỉnh tổ chức quản lý ngày càng phù hợp, khuyến khích được cả ba chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh là Nhà nước, tập thể và người lao động.
Đến năm 1995, tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản được đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội
2. Vấn đề pháp lý
Căn cứ luật doanh nghiệp Nhà nước được quốc hội CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/4/1995
Căn cứ quyết định số 5/8/NN – TCCB ngày 12/7/1995 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc thành lập
Công tác điều chỉnh tổ chức quản lý ngày càng phù hợp, khuyến khích được cả ba chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh là Nhà nước, tập thể và người lao động.
Đến năm 1995, tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản được đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội
II. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
Trụ sở văn phòng: công ty Agrexport có trụ sở văn phòng tại số 6 Tràng Tiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Công ty Agrexport – HN thuộc sự quản lý của Nhà nước, hiện nay trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng chưa được tự chủ trong hoạt động kinh doanh.
Công ty có bộ máy tổ chức được thực hiện theo cơ cấu trực tuyến chức năng nghĩa là công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng và các nhân viên được nhóm vào các bộ phận phòng ban trên cơ sở sự thành thạo tay nghề hoặc các hoạt động giống nhau.
1. Ban giám đốc
Giám đốc là người trực tiếp điều hành và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty.
Phó giám đốc giúp giám đốc quản lý điều hành các mảng hoạt động mà giám đốc giao. Phó giám đốc thay mặt giám đốc quản lý điều hành các công việc khi được giao.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:
Nhà máy Bắc Giang
XN chế biến nông sản Vĩnh Hoà
Chi nhánh Hải Phòng
Phòng kế hoạch thị trường
Ban giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng công nợ
Các phòng XNK(1-7)
Chi nhánh TPHCM
2. Phòng kế hoạch thị trường: có hai bộ phận
a. Bộ phận kế hoạch
Chức năng chủ yếu là tham mưu cho giám đốc xây dựng chương trình kế hoạch mục tiêu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tổng hợp và cân đối toàn diện kế hoạch nhằm xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Giúp giám đốc kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch và điều chỉnh những mặt cân đối trong quá trình thực hiện mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế nội, ngoại thương.
b. Bộ phận thị trường
Làm nhiệm vụ xúc tiến, quảng cáo giúp giám đốc quản lý về công tác đối ngoại, chính sách thị trường, thương nhân nước ngoài về công tác pháp lý, tuyên truyền quảng cáo, thông tin liên lạc và lễ tân với thị trường nước ngoài. Đồng thời bộ phận này còn làm nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất kiến nghị với giám đốc giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến lĩnh vực đó.
3. Phòng tổ chức hành chính
Phòng này có nhiệm vụ tham mưu lên giám đốc để bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức và công tác cán bộ của công ty, nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị, giúp giám đốc trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra và các hoạt động kinh tế của các đơn vị cơ sở thực hiện các chế độ chính sách đào tạo bồi dưỡng về cán bộ, giúp giám đốc thực hiện các mặt công tác bảo vệ nội bộ, an toàn cơ quan, khen thưởng, kỉ luật lao động.
4. Phòng kế toán tài chính
Chức năng nhiệm chủ yếu của phòng là giúp cho giám đốc quản lý chỉ đạo điều hành, kiểm tra các hoạt động tài chính tiền tệ của công ty và các đơn vị cơ sở. Hoạch toán hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối giữa vốn và nguồn, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm phát huy quyền chủ động trong kinh doanh và tự chủ tài chính của công ty và cơ sở, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động tiêu cực vi phạm chính sách chế độ kinh tế tài chính của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty và các đơn vị trực thuộc.
5. Phòng công nợ
Phòng công nợ có chức năng xây dựng và đề xuất các phương án thu hồi công nợ còn tồn đọng ở các địa phương trình giám đốc duyệt, đồng thời phối hợp cùng phòng kế toán tài chính đối số nợ cũ và phòng kế hoạch thị trường đàm phán, thương lượng với khách hàng trong nước cũng như thương nhân ở nước ngoài nhằm giải quyết tốt công tác thanh toán công nợ, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các bạn hàng.
Phòng công nợ còn phối hợp với các phòng, cá nhân có liên quan, cung cấp chứng từ cần thiết để làm sáng tỏ các chứng lý giúp công tác thanh toán công nợ tiến hành thuận lợi.
Một chức năng nữa đó là tổng hợp các báo cáo định kì về tình hình thu hồi công nợ và thanh toán công nợ cho lãnh đạo, công ty, cũng như cho cơ quan quản lý chức năng cấp trên biết để có sự chỉ đạo sâu sắc triệt để nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi và thanh toán công nợ.
Ngoài ra, ban đề án còn tìm các đối tác và xây dựng các đề án có liên doanh và làm các thủ tục có liên quan để đề án có tính khả thi.
.6. Các phòng xuất nhập khẩu(1-7)
Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh theo sự chỉ đạo chung của giám đốc, được phép kinh doanh tất cả các mặt hàng trong giấy phép kinh doanh của công ty được sở kế hoạch và đầu tư thành phố cho phép và Bộ Thương mại cung cấp, không phân biệt nhóm mặt hàng cho các phòng nghiệp vụ.
Được phép liên doanh liên kết xuất nhập khẩu với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước và các đơn vị có liên quan trên cơ sở phương án được giám đốc duyệt.
Được phép vay vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất thu mua, mua bán với nước ngoài, trên cơ sở đó có phương án với sự tham gia của các phòng chức năng và giám đốc duyệt
7. Chi nhánh, nhà máy, xí nghiệp
ở phía Bắc chi nhánh Hải Phòng, nhà máy Bắc Giang. ở phía Nam có chi nhánh xuất nhập khẩu nông sản thành phố Hồ Chí Minh và các xí nghiệp Vĩnh Hoà nhằm khai thác vùng nguyên liệu và mở rộng thị trường ổn định. Hai chi nhánh này mở rộng quan hệ thương mại với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Hai chi nhánh được uỷ quyền đại diện cho công ty trong quan hệ kinh tế, tài chính, chắp mối, hợp tác, tìm kiếm, đầu tư và giao dịch ở thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Các nhà máy, chi nhánh đều được hạch toán độc lập.
III. hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm hà nội
1. Quy mô và tốc độ xuất nhập khẩu của công ty
Bảng :giá trị xuất nhập khẩu năm 2000 – 2004
Đơn vị tính: nghìn USD
chỉ tiêu/năm
Tổng giá trị XNK
Giá trị xuất khẩu
giá trị nhập khẩu
kế hoạch (%)
Số lượng
tỉ trọng (%)
số lượng
Tỉ trọng (%)
2000
20.224
9.157
45,28
11.067
54,72
118,26
2001
24.202
15.055
62,20
9.148
37,80
100,8
2002
14.475
3.004
20,75
11.471
79,25
96.49
2003
14.132
3.065
21,69
11.067
78,31
94,20
2004
14.030
4.347
30,98
9.683
69,02
144,8
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy quy mô xuất nhập khẩu của công ty trong thời kì 2000- 2004 có nhiều biến động. Trong hai năm đầu của thơi kì, lượng hàng xuất khẩu chiếm tỉ lệ cao so với lượng hàng nhập khẩu. Nó phản ánh mặt hàng xuất khẩu của công ty rất đa dạng. nguyên nhân là công ty đã mở thêm nhà máy Bắc Giang với hai day chuyền sản xuất mới. Cụ thể là:
Năm 2000 giá trị xuất khẩu đa đạt 9.157.321USD chiếm 45,28% tổng giá trị xuất nhập khẩu gần đủi kịp được giá trị nhập khẩu là 54,72%.
Năm 2001 công ty lại có con số đột biến với tổng giá trị xuất nhập khẩu cao nhất là 24.202.522 và giá trị xuất khẩu lại cao hơn giá trị nhập khẩu, nó chiếm 62,20% so với giá trị nhậplà37,8% đó là do hàng xuất
khẩu Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn. tuy kim ngạch xuất khẩu cao hơn kế hoạch (trong đó có hàng năm 2000chuyển qua) nhưng lợi nhuận chưa cao
Năm 2002,2003tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt thấp nhất chỉ có 14.474.516 USD (năm 2002)và 14.132.032(năm 2003). Đây là kết quả thấp, trở lại về thời kì 96-97. Trong đó kim ngạch xuất khẩu từ năm 2001 chuyển sang là 1 triệu USD. Kim nghạch xuất khẩu chỉ đạt được 3 triệu USD là do không xuất khẩu được hàng nông sản và số lượng lớn như hoa, lạc, cà phê kim nghạch nhập khẩu 2 năm liên tiếp đạt gần 12 triệu USD hơn năm trước là một cố gắng lớn của toàn bộ công nhân viên. Công ty lấy nhập khẩu bù xuất khẩu bên cạnh những mặt hàng nhập khẩu truyền thống như: sữa, thuốc trừ sâu, malt đã có thêm thức ăn gia súc, thiết bị kĩ thuật.
Năm 2004 giá trị xuất khẩu có tăng nhẹ đạt 4.347.123 USD chiếm 30,98% tuy nhiên tổng giá trị xuất nhập khẩu chỉ đạt 14.030.212 USD đã giảm so với các năm trước. Mặt khác chi phí quản lí của công ty còn cao, có nhiều lãng phí như chi phí thông tin giao dịch, chi phí cố định xe cộ. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong quản lí và sử dụng.
Dù rằng với kết quả trên cho thấy hoạt độngxuất nhập khẩu của công ty đã giảm dần qua các năm. Đây là xu hướng chung của nền kinh tế nước ta. Đó là các mặt hàng của nước ta chưa đáp ứng tốt nhu cầu của bạn hàng quốc tế, mẫu mã chưa phong phú, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, chất lượng sản phẩm vẫn chưa được chú ý theo tiêu chuẩn quốc tế, lại chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu: Enino, lũ lụt, hạn hán, và các cuộc chiến tranh trên thế giới …
2.Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
2.1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu
2.1.1 Nhóm hàng nông sản xuất khẩu
Trong số các mặt hàng nông sản thì hoa quả tươi là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tương đối cao và được xuất khẩu liên tục. Trong ba năm kim ngạch xuất khẩu của hoa quả tươi hàng năm chiếm từ 20% - 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính của hoa quả tươi là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…Các loại quả xuất khẩu thường là thanh long, chôm chôm, nhãn các loại, vải thiều.Tuy nhiên, hai năm gần đây mặt hàng này không được chú trọng. Số lượng ý zĩ cũng được xuất đều và khá cao qua ba năm. Tuy nhiên mặt hàng này đã không được xuất khẩu qua hai năm gần đây trong đó có cả lạc nhân, vừng, hàng thực phẩm. Ngoài ra còn có rất nhiều mặt hàng nông sản khác được xuất khẩu nhưng không đều và số lượng không lớn như : bột sắn, ngô, hành củ…Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản
Năm
Mặt hàng
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
Lạc nhân
Tấn
1.373
36
23
ý zĩ
Tấn
420
779
735
Hàng thực phẩm
USD
25.212
Vừng
Tấn
435
607
Hoa quả tươi các loại
Tấn
2400
2.114
136
2.1.2. Nhóm hàng lâm sản xuất khẩu
Trong giai đoạn 2000 – 2004 thì cao su là mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất. Đặc biệt là xuất khẩu đều đặn và khá cao chiếm 60% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong hai năm gần đây sản lượng cao su đã giảm mạnh cụ thể là sản lượng giảm từ 960 tấn vào năm 2003 xuống 272 tấn vào năm 2004. Nguyên nhân là do thị trường cao su thế giới cuối năm 2003 và năm 2004 có nhiều biến động.
Chè, quế, hoa hồi, hạt điều cũng là các mặt hàng xuất khẩu lớn sau cao su. Trung bình hàng năm chiếm khoảng 40% so với kim ngạch xuất khẩu lâm sản. Các thị trường xuất khẩu chính của các mặt hàng lâm sản là Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông, Đức, Philipin…Đó cũng là các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty.
Ngoài các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu truyền thống công ty còn xuất khẩu một vài mặt hàng thuỷ sản như: cá mực khô, bột tôm khô,cá cơm khô…và một số mặt hàng khác như: chậu gốm, bánh đa nem, kẹo dừa.
Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu lâm sản 2000 – 2004
Năm
Mặt hàng
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
Cao su
Tấn
1.559
1248
1.307
960
272
Chè các loại
Tấn
228
166
169
353
Hoa hồi
Tấn
60
129
72
28
Hạt điều
Tấn
213
164
200
481
887
Quế
Tấn
159
111
183
2.2. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Với mục đích đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, các mặt hàng của công ty rất đa dạng bao gồm cả tiêu dùng tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. c
Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu
Năm
Mặt hàng
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
Men bia
Tấn
3.670
2.579
8.549
7.515
313
Thuốc trừ sâu
Tấn
564
829
460
200
Sữa các loại
USD
2.568.616
2.640.912
2.805.531
2.345.873
Hoá chất
USD
18.650
22.255.060
161.181
44.800.950
1.238.265
Rượu các loại
USD
308.799
23.563.300
43.209.577
333.476
Ô tô
Chiếc
28
14
9
Dầu bơ
Tấn
46
370
Van nước
Tấn
29.342
15.840
Lúa mì
Tấn
15.115
3.542
2300
Hiện nay do xu hướng phát triển của các ngành sản xuất, chế biến, xây dựng, giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, công ty đã đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu như: men bia, ô tô, hóa chất… Kể từ năm 2000 – 2004 do đời sống được nâng cao nên nhu cầu dùng rượu bia ngày càng nâng cao, công ty đã nhập men bia và rượu tương đối lớn.
Năm 2002 men bia đạt số lượng nhập khẩu kỉ lục với 8549 tấn chiếm 60% và năm 2003 là 7515 tấn chiếm 36% so với kim ngạch nhập khẩu tư liệu sản xuất của năm. Còn rượu các loại năm 2001 đạt 23.563.300 đến năm 2003 đạt 43.209.577 tương ứng 56%.
Ngoài các nhóm hàng vật liệu sản xuất và tiêu dùng công ty còn nhập các hàng khác như: sữa, lúa mì, ô tô…
chương 2
thực trạng phát triển thị trường của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm hà nội
I.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường của công ty
1.ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Nó quyết định giá các sản phẩm của công ty tăng hay giảm, lượng hàng sản xuất thấp hay cao, tiêu thụ nhanh hay chậm… Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xuấtnhập khẩu nên thường phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng sau:
Thứ nhất,đó là tình hình chính trị thế giới. Trước đây cơ chế kinh tế của nước ta là cơ chế đóng, hoạt động kinh doanh của công ty ít chịu ảnh hưởng của môi trưòng quốc tế. ngày nay, xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là xu hướng có tính khách quan. hoạt động của công ty phụ thuộc rất nhiều vào môi trường quốc tế, nhất là mắt hành nông sản vô sản. Hiện nay, tình hình chính trị thế giới có rất nhiều biến động, Mỹ cùng các nước đã và đang phát động ráo riết phất động cuộc chiến tranh với các nước khác: Điển hình là Irắc làm ho giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng đột ngột và ảnh hưởng không nhỏ tới nước ta. Từ đầu năm 2005 đến nay, giá vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể, giá nhập khẩu CIF cảng Việt Nam các loại phân urê bao của Inđônêsiađã tăng từ 125USD/tấn cuối năm 2004 lên 165 - 168 USD/ tấn hiện nay, làm cho giá bán lẻ phân đạm urê cho người sản xuất cũng tăng lên khaỏng 200đ/kg (tăng 9% so với trước). Giá bán lẻ urê tăng tất yếu sẽ làm cho giá thành các mặt hàng của nông dân tăng. Mà hoạt động sản xuất của công ty lại phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu do nông dân cung cấp. Chính vì vậy giá xuất khẩu các mặt hàng của công ty cung tăng lên nhất là các mặt hàng như: Cà phê, hạt điều, cao xu…
Thứ hai, các quy định pháp luật của quốc gia, luật pháp và các thông lệ quốc tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Việt Nam là một thành viên của ASIAN, tham gia vào các thoả thuận tự do theo lộ trình CEPT/AFTA, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Các thoả thuận này vừa tạo nhiều các cơ hội mới, vừa xuất hiện nhiều nguy cơ thách thức đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty có cơ hợi nhập khẩu hàng háo với giá thấp hơn so với trước đây. Tuy nhiên, công ty cũng phải tìm mọi cách để tăng khả năng cạnh tranh trong đó vấn đề giảm chi phí phải được ưu tiên hàng đầu.
Thứ ba, yếu tố kĩ thuật - công nghệ cũng tác động trực tiếp đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào, năng xuất,chất lượng,giá thành…Nên là nhân tố tác đọng mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của congo ty. Hiện nay coong ty chưa có nhiều bạn hàng nội ngoại vững chắc , tin tưởng để xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, các bạn hàng tự klàm lấy ngày một nhiều hơn. Vì vậy, việc thay đổi công nghệ là yếu tố mà công ty cần hết sức chú ý. Bởi, có năng cao kĩ thuật công nghệ mới có khả năng cạnh tranh với các nước bạn, mới có được vị thế tót trên thương trường.
Thứ tư, yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân đó là nhân tố luật pháp và quản lí nhà nước về kinh tế. Quản lí nhà nước về kinhtế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trước đây , trong cơ chế nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, công ty không chịu nhiều ảnh hưởng mấy. Nhưng ngày nay, cơ chế của nhà nước được mở rộng nên các đơn vị kinh doanh tham gia trựoc tiếp nhiều hơn, ngày càng có nhiều công ty mới ra đời nên việc cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt hơn. Là một công ty nhà nước nên công ty càng phải chú ý đến hoạt động kinh doanh của mình nhiều hơn, bởi hiện nay nhà nước đang ráo riết tổ chức cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, ngoài ra sẽ thi hành chính sách bán, hoặc cho thuê những doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Vì vậy hành năm công ty phải có những chiến lược phù hợp với tình hình kinh tế, các hoạt động cụ thể đẻ nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty .
Thư năm,nhân tố văn hoá xã hội cũng co ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Các vấn đề về phong tục tập quán,lối sống ,trình độ dân trí, tôn giáo ,tín ngửỡng… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường.Để chiếm được nhiều thị phần trên thế giới,công ty cần hết sức chú trọng đến yếu tố này.Bởi nó có quyết định công ty có xuất khẩu được nhiều mặt hàng haykhông,lượng hàng tiêu thụ của công ty tăng hay giảm…
Thứ sáu,đó là các yếu tố tự nhiên,nó bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được,các điều kiện về địa lý nhu địa hình đất đai ,thời tiết, khí hậu... Các nhân tố này quyết định đến chất lượng cũng như sản lượng đầu vào của công ty cũng như chủng loại mặt hàng công ty sản xuất. Như năm 2001 , công ty chủ yếu chế biến và sản xuất hạt điều với sản lượng 1320 tấn và tham gia xuất khẩu được 600.000 USD. Năm 2002, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là dứa(với 600 tấn) vải (với 400 tấn), điều thô (với 1515 tấn). Như vậy, hàng háo xuất khẩu thay đổi theo từng năm và phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên.
2. ảnh hưởng của các nhân tố bên trong
2.1 ảnh hưởng của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lược là lực lượng lao động sáng tạo của công ty. Toàn bộ lực lượng lao động của công ty bao gồm cả lao động quản trị , lao động nghiên cứu và phát triển, đội ngũ lao động kĩ thuật trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất tác động rất mạnh và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của công ty. Tình hình nguồn nhân lực của công ty vừa qua có nhiều biến động. ở xí nghiệp Vĩnh Hoà, lực lượng công nhân của xí nghiệp luôn thiếu và tỉ lệ tuyển mới là 20% mặc dù lượng công nhân xấp xỉ 400người/năm(chưa kể công nhân gia công) nhưng, phần đông công nhân chưa an tâm với nghề và làm thao thời vụ. Công ty cần chú trọng đẩm bảo sản lượng , chất lượng và cơ cấu lao động trong công ty bởi đây là nhân tố quan trọng.
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí thao từng cấp nhằm thực hiện chức năng quản trị. Quả trị lao động có chất lượng nếu trước hết có cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tốt. Vì vậy, công ty cần chú trọng việc đánh giá đúng thực trạng cơ cấu tổ chức quản trị trên cả hai mặt là hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của nó và khả năng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước các biến động của môi trường kinh doanh. Ngoài ra, công ty còn phải chú ý đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức thông qua các chỉ tiêu: Tốc độ ra quyết định, tính kịp thời và độ chính xác của các quyết định...
2.3.Tình hình tài chính của công ty
Tình hình tài chính của công ty tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của công ty.Đối với AGREXPORT-HN ngoài vốn do ngân sách nhà nước,cong ty còn phải huy động rất nhiều vốn ở các nơi khác mới có thể trang trải cho hoạt động kinh doanh của công ty .trong năm qua các dự án như nhà máy Bắc Giang ,liên doanh OPERA chiếm nhiều thời gian cả tiền vốn của công ty (trong khi chưa giải ngân được phải mươn vốn của công ty )nhưng chưa hiệu quả hoặc không khởi công được.Ngoài ra ,các khoản nợ cũ để lại còn nhiều phức tạp .Tuy nhiên,công ty vẫn bảo đảm đủ vốn cho kinh doanh và cho sản xuất của nhà máy ,xí nghiệp và bảo toàn được vốn quy định ,không bị mất hay chiếm dụng vốn ,đảm bảo khâu thanh toán nội ngoại không sai xót ,mặc dù có lô hàng tới vài tỉ đồng.Một số vấn đề về hoàn thuế VAT hàng đi Trung Quốc đến nay vẫn đang tiếp tục Dược giải quyết .Nói chung hoạt đọng tài chính là hoạt đọng rất phức tạp .Vì vậy công ty cần phải xem xét một cách kĩ lưỡng tất cả các khoản trong kinh doanh, tính toán được khả năng thanh toán và khả năng dòi nợ... để đảm bảo cho sự phát triển của công ty.
Nói tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Có các tác nhân tố trực tiếp như: Các các nhân tố về nguồn lực, các nhân tố tự nhiên, nhân tố văn hoá hã hội... Và cũng có nhân tố ảnh hưởng gián tiếp như: Tình hình kinh tế chính trị trên thế giới, các quy định quốc gia, thông lệ quốc tế tuỳ từng thời điểm cụ thể mà nó ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến công ty công ty phải giải quyết trước và nhan gọn những nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của mình và đối phó tốt với các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp tới công ty nhằm đảm bảo và duy trì thế ổn định, phát triển lâu dài cho công ty.
II. Thị trường và phát triển thị trường xuất nhập khẩu của công ty AGREXPORT - HN thời gian qua .
1. thị trường trong nước
Do nước ta là một nước nông nghiệp nên sản phẩm nông sản thực phẩm rất phong phú và đa dạng. Do đó, phạm vi về thị trường nguồn hàng xuất khẩu của công ty cũng rất rộng, thuộc phạm vi toàn bộ các tỉnh thành trong nước ta ở đâu có hàng và có điều kiện kinh doanh tốt thì đó là thị trường kinh doanh của công ty. Nhưnh nguồn hành chủ yếu vẫn được cung cấp tại cá nhà máy, xí nghiệp của công ty như: Bắc Giang, Vĩnh Hoà...Ngoài ra công ty còn thiết lập được nhiều mối quan hệ với bạn hàng trên cả nước từ các thành phố đến các tỉnh đồng bằng, miền núi. Tuy có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vin xuất nhập khẩu trong cả nước như VINALINEX, VINAFOOD, tổng công ty nông sản bộ nội thương, tổng công ty xuất khẩu lâm thổ sản ... xong công ty vẫn duy trì và phát triển được phạm vi thị trường rộng khắp cả nước.
2. Thị trường ngoài nước
Với chủ trương ngày các mở rộng các hoạt động nghiên cứu thị trưòng đễ mở rộng xuất nhập khẩu ,công ty đă từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu và có sự chuyển hướng hoạt động xuất khẩu sang một số thị trường lớn ,đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của công ty .Tư những năm 90 trở về trước thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu tập trung vào các nước Liên Xô và các nước Đong Âu với những mặt hàng truyền thống theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước . Đến năm đầu thập niên90 với sưtan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu , công ty phải chuyển hướng mở rộng thị trường xuất khẩu .
Sau thời kỳ bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng toàn diện của một số nước trên thế giói đến nay công ty đã trụ vững khởi sắc định hướng được đường đi cho mình. Đến nay bạn hàng mà công ty có được là các nước trong khối ASIAN ,Tây Âu và một số nước thuộc Liên Xô trước đây . Thêm nữa còn các nước Châu á khác như :Hồng Kông, Trung Quốc , Đoài Loan ,Hàn Quốc , Nhật Bản….và thị trường Mỹ .
Bảng: thị trường xuất khẩu của công ty
Đơn vị : Nghìn USD
Thị trường/năm
2000
2001
2002
2003
2004
1. Nhật
202
503
642
9
226
2. Trung quốc
6.844
12.121
877
199
3.hàn quốc
121
42
295
4.Đức
138
147
562
43
5. Mỹ
1.793
3.571
6. Hồng kông
54
489
768
490
7. Nga
122
207
8. ấn độ
234
412
276
36
9. Đài Loan
872
358
33
285
10. Lào
69
144
61
302
227
11. Singapore
57
112
12.úc
24
12
13. Philipine
399
14. Bỉ
175
27
10
15. Indonesia
85
165
Qua bảng trên ta thấy công ty mặc dù có quan hệ với nhiều nước trên thế giới, nhưng không phải lúc nào công ty cũng giữ được kim ngạch xuất nhập khẩu với các thị trường truyền thống như Indonesia. Trước đây Indonesia là thị trường có tiềm năng phát triển các mặt hàng nông sản xuất khẩu như lạc nhân , nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ mà Indonesia là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nên kim ngạch xuất khẩu sang nước này rất thấp và không đều như trước đây. Ngoài ra còn một lượng nhỏ xuất khẩu sang Singapore và Phi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0392.doc