TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế
----o0o----
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN BÃO
Sinh viên thực tập :NGUYỄN LAN HƯƠNG
Lớp : QTKDTM – K38
Hà Nội – 5/2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 6
1.1. Khái quát về Công ty May Việt Tiến 6
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 6
1.1.2. Chức nă
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8804 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban 8
1.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty 13
1.1.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty 17
1.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 19
1.2- Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường 21
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp 21
1.2.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 23
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 27
1.3 – Nội dung tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp 29
1.3.1. Nghiên cứu thị trường 29
1.3.2.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 30
1.3.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất bán 31
1.3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm 32
1.3.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng 33
1.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng 34
1.3.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 36
2.1. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến 36
2.2. Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến 37
2.3. Khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty 45
2.4. Đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến 46
2.4.1. Những ưu điểm 46
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 49
3.1- Phương hướng phát triển thị trường của Công ty May Việt Tiến 49
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 49
3.1.2.Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 50
3.2 – Giải pháp thực hiện để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 52
3.2.1.Tăng cường công tác đầu tư xây dựng, góp vốn để mở rộng và phát triển thị trường 52
3.2.2. Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh 53
3.2.3.Tăng cường hoạt động quảng cáo 54
3.2.4. Xây dựng chiến lược chào hàng 55
3.2.5. Các giải pháp thị trường 56
3.2.6. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm 58
3.2.7. Tổ chức hội nghị khách hàng 60
3.2.8. Phát triển Công nghệ và nguồn nhân lực 60
3.2.9. Tăng cường áp dụng Thương mại điện tử trong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
LỜI NÓI ĐẦU
Triết lý kinh doanh của sản xuất hàng hóa là sản phẩm đuợc sản xuất để bán nhằm thu lợi nhuận.. Do đó, tiêu thụ sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp để thực hiện triết lý đó.
Hiểu một cách cơ bản, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa nguời mua và nguời bán và sự chuyển quyền sở hũư hàng hoá. Thực tế cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng những hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ do Nhà nước quy định. Còn trong nền kinh tế thị truờng, các Doanhnghiệp phải tự mình giải quyết ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, bằng cách nào và cho ai. Do vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề sống còn của mọi Doanh nghiệp.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp: “ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến” và tiến hành tìm hiểu thực tế tại Công ty.
Nội dung chuyên đề của tôi gồm 3 chương:
Chương 1: “ Tổng quan chung về Công ty May Việt Tiến”
Chương 2 “ Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến”
Chương 3: “Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến”
Sau đây là những kết quả đạt được trong quá trình thực tập tại Công ty. Tôi xin chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn thực tập TS. Trần Văn Bão, các thầy cô trong Khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế cùng các cán bộ thuộc Công ty May Việt Tiến đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
1.1 – KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
1.1.1.1. Thông tin chung về Doanh nghiệp:
- Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Công ty May Việt Tiến
- Tên giao dịch quốc tế: Viet Tien Garment Export and Import Company
- Tên viết tắt: VTEC
- Trụ sở giao dịch: Số 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08.38.640800
- Fax: 08.38.645085
- Website: www. Viettien.com.vn
- Các chi nhánh:
Chi nhánh Hà Nội: 79 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chi nhánh Hải Phòng: 27 Hoàng Văn Thụ, tp. Hải Phòng
Chi nhánh Đà Nẵng: 102 Nguyễn Văn Linh, tp. Đà Nẵng
Chi nhánh Nha Trang: 204 Thống Nhất, tp. Nha Trang
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Trước 30/4/1975, tiền thân của Công ty là một xí nghiệp may tư nhân mang tên Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công ty – tên giao dịch là Pacific Enterprise, xí nghiệp này do 8 cổ đông góp vốn với tổng số vốn là 80.000.000 đồng do ông Sầm Hào Tài, một thương nhân người Hoa là Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1513 m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.
Ngày 29/11/1975, Xí nghiệp được Nhà Nước tiếp quản từ Ban quân quản xí nghiệp may Thái Bình Dương.
Ngày 08/8/1977, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 1066/QĐ/UB vê việc quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công Nghiệp Nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp) quản lý.
Đến ngày 05/9/1977 được Bộ Công nghiệp nhẹ công nhận xí nghiệp quốc doanh và đổi tên là Xí nghiệp May Việt Tiến trực thuộc Liên Hiệp các Xí nghiệp May.
Ngày 13/11/1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghieepk bị hỏa hoạn và bị hủy hoại hoàn toàn. Tuy thế, được sự giúp đỡ của các dơn vị bạn cộng với lòng hăng say, gắn bó với xí nghiệp, toàn thể công nhân và lãnh đạo xí nghiệp đã đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí trên thương trường.
Nhờ vào nỗ lực và cố gắng không ngừng, ngày 22/4/1990 theo quyết định số 103/CNn/TCLĐ, xí nghiệp được chấp nhận nâng lên thành Công ty May Việt Tiến gồm 1 xí nghiệp trung tâm và 8 xí nghiệp phụ thuộc với 3388 công nhân.
Ngày 22/4/1993, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 214/Cnn/TCLĐ thành Doanh nghiệp Nhà nước Việt Tiến.
Theo quyết định số 102.01/GP ký ngày 08/02/1991, công ty được Bộ Kinh Tế Dối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch quốc tế là VIET TIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY, viết tắt là VTEC.CO
Ngày 20/6/2000, Công ty đã được tổ chức BVQI, Vương Quốc Anh công nhận đạt ISO 9002.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban:
1.1.2.1.Lãnh đạo:
- HĐQT Công ty: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến quản lý, quyền lợi của Công ty. Nghị quyết, quyết định của HĐQT được Giám Đốc Công ty triển khai và thực hiện.
- Tổng Giám Đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm và toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Tổng Giám Đốc thực hiện việc ký kết hợp đồng, sắp xếp, phân bổ nhân sự, giám sát và sử dụng vốn có hiệu quả, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, phối hợp và giám sát chặt chẽ các Công ty liên doanh.
- Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính – Kinh doanh: chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, khai thác mặt hàng, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh thông qua sự đồng ý của Tổng Giám Đốc. Ngoài ra, ông còn giám sát, theo dõi các của hàng, đại lý bán lẻ sản phẩm, các Công ty liên doanh trong nước và chi nhánh tại Hà Nội, xây dựng các kế hoạch phù hợp với tình hình kinh doanh và các hợp đồng đã ký kết. Ông còn một nhiệm vụ nữa là kiểm soát tài chính kế toán của Công ty, đanh giá hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, từng năm.
- Phó Tổng Giám Đốc sản xuất: chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất, phân công và đốc thúc các xí nghiệp thực hiện tiến độ kế hoạch sản xuất, điều phối vật tư, phân bổ nhân sự và giám sát về mặt lao động tiền lương.
- Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính: chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của văn phòng Công ty, điều hành các hoạt động hành chính, văn thư, an toàn lao động, y tế, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và đời sống của công nhân viên. Bên cạnh đó, ông còn phải theo dõi các hợp đồng xuất nhập khẩu và các hoạt động pháp lý của công ty.
1.1.2.2. Khối phòng ban:
- Phòng tổ chức - lao động: có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, sắp xếp, bố trí lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng các quy chế về tuyển dụng, phân bổ tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các chính sách đối với lao động, lập chiến lược dài hạn về quản lý cán bộ cũng như về hành chính.
- Phòng kế toán: có chức năng quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn, theo dõi các hạch toán kinh tế toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp Ngân sách, chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính về toàn bộ Công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính.
Để thực hiện các chức năng trên, đồng thời có thể chỉ đạo tập trung toàn bộ công tác kế toán, phòng kế toán đã chuyên môn hóa hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tích và sử dụng hình thức sổ nhật ký chung. Theo hình thức này, tất cả công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập các báo cáo, thông tin kinh tế … đều được thực hiện ở các xí nghiệp trực thuộc rồi được tập trung tại phòng kê toán của công ty. Công ty sẽ tiến hành giao vốn ( cố định, lưu động) theo hình thức khoán chi phí và báo cáo về công ty vào cuối kỳ ( mỗi tháng). Nghiệp vụ này phản ánh trên hai tài khoản 1368 ( phải thu nội bộ) và 3368 ( phải trả nội bộ).
- Phòng kinh doanh: Có chức năng đàm phán hợp đồng kinh doanh, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng dã ký kết, thực hiện việc xuất khẩu ủy thác, đảm bảo việc đối ngoại và tìm thị trường ở nước ngoài, hoạch định các chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing, quản lý việc tiêu thụ nội địa, theo dõi hoạt động tiêu thụ của các cửa hàng và các đại lý.
- Phòng kỹ thuật công nghệ và cơ điện: có trách nhiệm kiểm soát hệ thống kỹ thuật, thiết kế dây chuyền sản xuất, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật sản phẩm, giải quyết các thắc mắc kỹ thuật của công ty, kết hợp với phòng kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ yêu cầu về kỹ thuật và đề ra hướng giải quyết, may mẫu cho khách hàng duyệt và thống kê chương trình sản xuất, cân đối, kiểm tra nguyên phụ liệu, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sản phẩm.
- Phòng kế hoạch điều độ: có nhiệm vụ ký kết và theo dõi thực hiện các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập định mức cho từng sản phẩm, duyệt hàng mẫu, thanh lý hợp đồng. Dựa trên các hợp đồng của phòng kinh doanh, phong này phân bổ cho các xí nghiệp sản xuất sao cho đúng tiến độ giao hàng.
- Phòng cung tiêu: có nhiệm vụ cung cấp các nguyên phụ liệu, nhiên liệu cho từng xí nghiệp theo kế hoạch của phòng kế hoạch điều độ. Giám sát việc sử dụng nguyên phụ liệu, điều hành hệ thống kho, kết hợp với phòng kinh doanh đưa sản phẩm đến cửa hàng, đại lý tiêu thụ, trực tiếp vận hành trạm vận tải hơn 20 xe.
- Phòng đảm bảo chất lượng: báo cáo trực tiếp với Tổng Giám Đốc. Phòng này có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống ISO 9002.
- Phòng đoàn thể: xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể cho từng công ty
- Phòng đời sống: chăm lo việc ăn ở, cùng những sinh hoạt khác cho công nhân viên.
- Phòng chăm lo sức khỏe cho công nhân viên
- Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm, kịp thời phát hiện và giải quyết các vướng mắc của sản phẩm để điều chỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín chất lượng của sản phẩm công ty.
- Bộ phận kế hoạch đầu tư – xây dựng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các công ty liên doanh, xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc và xây dựng mới cho công ty.
- Văn phòng Công ty: tổ chức việc quản lý hành chính, văn thư, tổ chức đội bảo vệ của công ty, giám định sức khỏe cho công tác tuyển dụng, tổ chức bếp ăn tập thể cho cán bộ công nhân viên.
- Hệ thống kho gồm có: Kho nguyên liệu, Kho phụ liệu, Kho bao bì, Kho phế liệu, Kho thành phẩm, Kho văn phòng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty May Việt Tiến:
HÌNH 1
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
CÁC CÔNG TY CON
XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC VÀ HỢP TÁC KINH DOANH
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI
KHỐI PHÒNG BAN TỔNG CÔNG TY
Bộ máy quản lý của Công ty làm việc có hiệu quả, các phòng ban, bộ phận có nhiệm vụ khác nhau, phục vụ tối đa Ban Giám Đốc đê điều hành công việc chung của toàn Công ty.
Các xí nghiệp trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện các chit tiêu sản xuất kinh doanh do Công ty giao hàng năm và đều làm rất tốt.
Quan hơn 20 năm xây dựng và phát triển hiện nay Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và lực lượng lao động đông đúc với hơn 8000 công nhân có trình độ tay nghề cao, sản xuất giỏi, góp phần to lớn cho việc sản xuất kinh doanh chung của Công ty.
Áp dụng ISO 9002 đã tạo nên sự thông suốt trong bộ máy, các thủ tục, quy trình rõ ràng, chặt chẽ càng thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.
1.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty:
Khả năng hoạt động của Công ty
Với số vốn điều lệ là 230 tỷ đồng, Việt Tiến có tổng quy mô nhà xưởng là 55.709.32 m2, tổng các lạo thiết bị lên đến 5.668 bộ, số lao động thường xuyên của Công ty lên đến 20.000 người. Chi tiết một số đơn vị sản xuất chính như sau:
Nhận xét chung: Với khả năng hoạt động như bảng sau, Việt Tiến đảm bảo những mặt hàng chính của Công ty luôn được sản xuất thường xuyên, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Các đơn vị May 1, May 2, Việt Long, Vimiky có năng lực sản xuất luôn cao nhất, luôn đảm bảo 3 triệu sản phẩm 1 năm.
Bảng 1: Nguồn lực tính đến năm 2009:
STT
Đơn vị
Lao Động
MMTBị các loại
D. Tích nhà xưởng
Mặt hàng
Năng lực ( sp/năm)
1
May 1
960
665
6.672 m2
Shirt
3.000.000
2
May 2
990
655
6.672 m2
Shirt
3.000.000
3
SIG – VTEC
1010
861
5.700 m2
Jactket, sportwear
2.000.000
4
Duong Long
510
512
2.133 m2
Dress pants
1.800.000
5
Viet Long
900
1.083
2.532 m2
Khaki, dress pants
3.000.000
6
Vimiky
500
395
2.780 m2
Suit
3.000.000
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
1.1.3.1. Khả năng về vốn:
Với tiềm lực về vốn khá cao, Việt Tiến luôn tự tin trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo đủ năng lực để đối phó với những biến động của thị trường may mặc . Điều đó được thể hiện cụ thể tại bảng sau:
Bảng 2: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty:
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Tài sản
2006
2007
2008
2009
1
Tài sản lưu động
383.530.870
573.594.879
589.873.444
595.768.910
2
Tài sản cố định
168.537.501
194.999.913
205.453.913
211.452.789
3
Vốn kinh doanh
130.672.621
155.574.874
175.688.910
190.575.230
4
Tổng nguồn vốn (cuối năm)
552.068.371
768.594.793
795.327.358
826.327.215
5
Nguồn vốn chủ sở hữu
222.759.777
237.930.416
252.761.745
260.000.000
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy:
Tài sản cố định, tài sản lưu động và vốn kinh doanh của Công ty đều tăng theo các năm. Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên từ năm 2006 đến năm 2009, cụ thể là: năm 2006 có 222 tỷ đồng, năm 2007 hơn 237 tỷ đồng, năm 2008 là 252 tỷ đồng và đến năm 2009 con số đã tăng lên 260 tỷ đồng. Như vậy, ngoài nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, Công ty luôn cố gắng tích lũy nhằm nâng cao hơn nữa nguồn vốn chủ sở hữu để có thể đứng vững, phát triển mở rộng thị trường trong thời đại cạnh tranh đầy biến động này.
Có thể nói, các Công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc Việt Nam đang đứng trước những khó khăn lớn thì Việt Tiến lại có tiềm lực về kinh tế khá mạnh. Điều đó cho thấy Công ty có những năng lực tài chính vượt trội so với các doanh nghiệp khác trên thương trường, tạo được lòng tin cho khách hàng và các tổ chức tín dụng.
1.1.3.2. Nguồn nhân lực:
Tổng số lao động của toàn Công ty là 8.300 người, nếu tính cả đơn vị kinh doanh trong nước – Liên doanh nước ngoài – Hợp tác kinh doanh thì tổng số cán bộ công nhân viên là 16.000 người.
T ính đến tháng 9 năm 2009, cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Tiến có số liệu thống kê như trong bảng sau:
Bảng 3: Nguồn nhân lực gián tiếp của Công ty Việt Tiến như sau:
STT
Trình độ
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1
Trên đại học
3
0,5
2
Đại học
221
37,39
3
Cao đẳng
145
24,53
4
Trung cấp
80
13,54
5
Công nhân bậc cao
46
24,04
6
Tổng số nhân viên gián tiếp
591
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền Lương)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta có những nhận xét như sau:
Cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học là 224 người chiếm 37,43% lục lượng lao động. Đây là đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tiếp thu các tiến bộ của khoa học Công nghệ vào trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm cách hiệu quả nhất. Họ là những nhân tố góp phần vào sự phát triển mang tính đột phá của Công ty.
Cán bộ có trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 225 người chiếm 38,07% nguồn nhân lực. Họ có vai trò to lớn trong việc ứng dụng các thành tựu của nghiên cứu kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Đây là đội ngũ được đào tạo cơ bản, có thể trực tiếp chỉ đạo và vận hành các loại máy móc hiện đại, thực hiện các mẫu mã thiết kế đòi hỏi chất lượng cao tại các thị trường khó tính.
1.1.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty:
Các sản phẩm chủ lực của Công ty May Việt Tiến là: sơ mi, jacket, quần âu, veston, thể thao... Thống kê số lượng và tỷ trọng từng loại sản phẩm được thống kê trong bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu sản phẩm của Công ty t ính đến năm 2009:
Chủng loại
Số lượng ( sản phẩm)
Giá trị gia công thuần túy tính theo năng lực sản xuất (USD)
Tỷ trọng
Số lượng
Giá trị
Sơ mi
5.128.000
3.948.000
41,21
22,88
Thể thao
899.999
3.362.000
7,22
19,49
Jacket
985.000
3.689.000
7,92
21,38
Quần
3.387.000
4.064.000
22,22
23,56
Thun
1.528.000
825.000
12,28
4,78
Veston
517.000
961.000
4,15
5,57
Khác
518.000
404.000
4
2,34
( Nguồn : Phòng Kế Hoạch)
Sơ mi: là một trong những sản phẩm chính của Công ty với các chất liệu vải là 100% cotton, silk được xuất khẩu sang các nước như: Mỹ, Cannada, Nhật và Nga… Sản phẩm sơ mi bao gồm: nam, nữ, trẻ em, áo chơi gôn… Đây là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn cả về mặt chất lượng và số lượng, được khách hàng quốc tế cũng như trong nước tín nhiệm, đánh giá rất cao về chất lượng vải, chất lượng đường may, kiểu dáng cũng như độ an toàn và yên tâm tuyệt đối khi mặc sơ mi Việt Tiến. Chính sơ mi của Việt Tiến đã mang lại ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng. Ban lãnh đạo đã đầu tư rất nhiều công sức cũng như chi phí để khai thác tối đa lợi thế này, tăng cường hoàn thiện và phát triển cả về số lượng và chất lượng, không ngừng đổi mới Công nghệ sau đó áp dụng vào sản xuất thực tế. Điều đó tạo nên khả năng cạnh tranh của Việt Tiến, khiến tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như ngoài nước.
Thể thao, jacket: Với những thiết kế có màu sắc và kiểu dáng đa dạng. hai dòng hàng này đã đáp ứng được thị hiếu của các tầng lớp khách hàng. Không những tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, Công ty còn cho xuất khẩu sang nhiều nước khác như: EU, Mỹ, Nhật, . . .
Quần âu: Đây là mặt hàng có chỗ đứng mạnh trên thị trường quốc tế do Việt Tiến đã chú trọng vào việc phát triển trong thời gian trước đó. Sau sơ mi, quần âu được Việt Tiến sản xuất ra những sản phẩm cao cấp, nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sản phẩm này dự tính sẽ đem lại cho Công ty một nguồn doanh thu khá lớn trên các thị trường và có khả năng cạnh tranh cao.
Thu, veston và các sản phẩm khác như váy, caravat, áo len…: những sản phẩm này chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường nội địa, tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu chủ yếu theo các đơn đặt hàng.
Cơ cấu sản phẩm đa dạng, hình thức mẫu mã luôn có sự thay đổi phù hợp hơn với nhiều đối tượng khách hàng đã khiến cho Việt Tiến tạo được chỗ đứng trên thương trường, tạo tiền đề cho công tác tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn.
Ngoài ra phải nói thêm rằng, hàng hoá của Việt Tiến là hàng gia công may mặc, gia công 100% hay từng phần. Công ty có quyền xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường nước ngoài và tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu ngành may phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty.
1.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Việt Tiến:
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn nền kinh tế chỉ đạt 6,7%/năm. Nhưng nhìn chung, từ cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ ở Châu Á (1997) nền kinh tế Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn.
Một là, sau năm 1997, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm qua các năm, điều này có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nhỏ bé có nguồn vốn chủ yếu dựa vào bên ngoài như Việt Nam.
Hai là, nền kinh tế có những dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế không vững chắc hay chất lượng tăng trưởng không cao – sự suy giảm của hiệu quả vốn đầu tư.
Ba là, trong giai đoạn 2001 – 2005, tình hình giá cả hàng hóa ở Việt Nam trở nên phức tạp, hàng hóa đầu vào cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh liên tục tăng giá như xi măng, sắt thép, điện nước v.v..đã làm suy giảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế nói chung và khả năng canh tranh của các Doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Trong lĩnh vực dệt nmay, tuy lượng vốn được đầu tư tương đối lớn nhưng do toàn nền kinh tế gặp khó khăn nên lượng vốn được đầu tư vào khu vực này cũng suy giảm nhiều.
Trước bối cảnh đó, Công ty May Việt Tiến vẫn sản xuất và nhận được những hợp đồng có giá trị lớn, giải quyết được hàng nghìn lao động, nộp ngân sách hàng năm hàng chục tỷ đồng.
Bảng 4: Bảng số liệu tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty giai đoạn 2006-2009 :
STT
Chỉ tiêu
Đ/vị tính
Năm
Tỷ lệ tăng trưởng
2006
2007
2008
2009
2007/
2006
2008/
2007
2009/ 2008
1
Doanh thu
Tỷ đồng
1.115 ,09
1.316,96
1.585,16
956,059
18,10
%
20,37
%
-39,68
%
2
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tỷ đồng
8,44
5,30
9,43
6,49
37,20
%
77,92
%
-31,17
%
3
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
29,64
29,30
20,13
41,35
-
1,14
%
-31,29
%
105,4
%
4
Thu nhập bình quân người lao động
Triệu đồng
1,650
1.70
1,80
1,85
3,03%
5,88
%
2,78
%
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Công ty)
Qua bảng trên ta có thể có những nhận xét như sau:
Về Doanh thu: Doanh thu của Công ty luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rằng năm 2009 do có khó khăn chung của toàn ngành dệt may nên doanh thu của Công ty có giảm sút so với những năm trước. Việc doanh thu tăng liên tục qua nhiều năm đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thị phần của mình trên thị trường may mặc.
Nộp Ngân Sách: Từ giai đoạn 2006-2009, thuế thu nhập của Doanh nghiệp luôn vượt chỉ tiêu của Công ty giao cho. Từ 8,44 tỷ đồng năn 2006 đế 5,30 tỷ đồng năm 2007 và 9,43 tỷ đồng năm 2008 cho thấy Công ty đã có sự trưởng thành về hiệu quả sản xuất kinh doanh và luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách đối với Nhà Nước.
Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân của người lao động không ngừng tăng lên chứng tỏ Công ty luôn quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên của toàn Công ty. Năm 2004, Công ty có 6.754 lao động, năm 2006 có 8,080 lao động, Từ năm 2006 đến nay, mặc dù thị trương lao động có nhiều biến động song đội ngũ lao động của Công ty vẫn giữ được sự ổn định.
1.2 – Ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường:
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp:
1.2.1.1. Khái niệm:
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, sản phẩm được oi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận.
Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hay còn gọi là bán hàng là việc đưa sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng, sau khi có sự thảo thuận giữa hai bên sẽ tiến hành việ chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhau.
Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình mang tính hệ thống bao gồm: tìm hiêu nhu cầu khách hàng, thiết lập mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng và các dchj vụ hậu mãi sau bán hàng.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tiêu thu sản phẩm chỉ là một khâu, là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và là cầu nối trung gian giữ sản xuất và tiêu dùng. Nhưng trên thực tế thì lại không đơn giản như vậy, muốn tiêu thụ được sản phẩm phải thực hiện khâu rất quan trọng đó là nghiên cứu thị trương. Dây là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi Doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường sẽ trả lời ba câu hỏi lớn: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai?
Như vậy tiêu thụ sản phẩm là hoạt động hết sức đa dạng, đòi hỏi cần có nhiều yếu tố kết hợp lại và phải có sự nghiên cứu kỹ thị trường trên diện rộng.
1.2.1.2. Đặc điểm:
Coi tiêu thụ như quá trình gồm nhiều nghiệp vụ liên quan đến hai mảng lớn của Doanh nghiệp:
Một là: Nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất trong tiêu thụ sản phẩm, gồm: Tiếp nhận thành phẩm sản xuất, kiểm tra chất lượng, phân loại sản phẩm, bao gói sản phẩm, lên nhãn hiệu sản phẩm, ghép đồng bộ sản phẩm để cung ứng cho khách hàng. Tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông ở các Doanh nghiệp
Hai là: Nghiệp vụ tổ chức quản lý tieu thụ sản phẩm, gồm: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho Doanh nghiệp, thống kê kế toán thành phẩm sản xuất, phan tích đánh giá kết quả tiêu thụ, những hoạt động liên quan xúc tiến tiêu thụ ở Doanh nghiệp. Coi tiêu thụ như hành vi chuyển hoá sản phẩm thành tiền cho Doanh nghiệp, như vậy tiêu thụ sản phẩm đồng nghĩa với bán hàng.
Trong nền kinh tế thị trường thì việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào cầu của người tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội trong hoàn cảnh hiện nay . Việc tiêu thụ sản phẩm giúp Doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, nắm bắt rõ hơn cầu về hàng hoá của họ.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:
- Tăng thị phần của Doanh nghiệp trên thị trường, quy mô phát triển hàng hoá không ngừng được mở rộng.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp
- Tăng cường tài sản vô hình của Doanh nghiệp, tức là tăng uy tín của Doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin đối với người tiêu dùng vào sản phẩm do Doanh nghiệp sản xuất ra.
- Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đẩy nhanh quá trình xuất bán đến tay người tiêu thụ cuối cùng.
1.2.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm :
Qua tiêu thụ, hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và đồng thời vòng chung chuyển vốn kinh doanh của Doanh nghiệp được hoàn thành. Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sản xuất được giữ vững và có điều kiện phát triển. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó, giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người sản xuất hàng hoá nói riêng, và của toàn bộ xã hội nói chung mới được thừa nhận. Sản phẩm được tiêu thụ, thể hiện sự thừa nhận của thị trường, của xã hội và khi đó lao động của Doanh nghiệp mới thực sự là lao động có ích. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trong quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Doanh nghiệp, quyết định sự mở rộng và thu hẹp sản xuất của Doanh nghiệp và là cơ sở để xác định vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường. Là cầu nối giữa sản xuất va tiêu dùng, tiêu thụ giúp người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh. Nhà sản xuất, thông qua tiêu thụ có thể nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng. Doanh nghịêp có điều kiện sử dụng tốt hơn nguồn lực của mình, tạo dựng một bộ máy kinh doanh hợp lý và có hiệu quả.
Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi Doanh nghiệp phải sử dụng tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như nắm nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm ở Doanh nghiệp là một hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, bao gồm nhiều loại công việc khác nhau liên quan đến nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nhgiệp vụ tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ. Mục tiêu của quá trình này bao gồm mục tiêu số lượng: thị phần, doanh số, đa dạng hoá doanh số, lợi nhuận và mục tiêu chất lượng, cải thiện hình ảnh của Doanh nghiệp và cải thiện dịch vụ khách hàng.
Trong quá trình sản xuất Doanh nghiệp luôn gặp phải mâu thuẫn, đó là chất lượng, mẫu mã và giá thành sản phẩm. Chất lượng phải tốt, mẫu mã phải đẹp nhưng giá thành phải hợp lý. Khi hàng hoá được tiêu thụ tức là thị trường đã chấp nhận cả ba yếu tố trên, từ đó chứng tỏ mâu thuẫn đã được giải quyết.
Trong môi trường cạnh tranh việc phát triển thị trường và mở rộng quy mô sản xuất là hết sức quan trọng. Thông qua tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp xác định được vị trí của sản phẩm trên thị trường, từ đó biết được đâu là thế mạnh để tìm cách duy trì, đâu là điểm yếu để có những chính sách khắc phục kịp thời. Trên cơ sở đó có thể chiếm lĩnh thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc cho Doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.
Hoạt động của Doanh nghiệp có 6 chức năng cơ bản: sản xuất, tiêu thụ, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị. Sản xuất là khâu trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng tiêu thụ mới là tiền đề cho sản xuất có cơ hội phát triển. Chất lượng và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm quyết định đến khả năng hoạt động của quá trìn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26831.doc