Phát triển thị trường Tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương I

Tài liệu Phát triển thị trường Tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương I: Lời Mở Đầu Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I là một đơn vị sản xuất và kinh doanh thuốc thú y hang đầu Việt Nam hơn nữa nước ta là một nước nông nghiệp với 70% dân số làm nông ngiệp và xu hướng chăm nuôi ngày càng phát triển từ đó cho tháy tầm quan trọng của thuốc thú y nói chung và tầm quan trọng của Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I nói riêng. Thuốc thú y còn có vai trò bạo vệ con người tránh được những lay nhiễm bệnh trưc tiếp từ động vật. Trong nền kinh tế thị trường các doan... Ebook Phát triển thị trường Tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương I

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát triển thị trường Tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp được quyền tự quyết hoạt động sản xuất kinh doanh của mình do vậy mà trong những năm qua sản phẩm thuốc thú y của Công ty đã được phân phối rộng khắc trong cả nước diều đó đã tạo điêu kiện cho nghành chăm nuôi ngày càng phát triển. Sản phẩm thuốc thú y là sản phẩn có các đặc tính kỹ thuật cao cần phải được bảo quản cận thận cũng như phải biết cách sự dụng chính vì vậy mà ngoài những khách hang truyền thống thì còn nhiều khách hang và những người dân họ ngại dùng hoặc chưa quen dùng.xuất phát từ đặc điẻm và tầm quan trọng của thuốc thú y, cũng từ đó mà em đã chọn đề tài ”Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y trung ương I“ làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Bố cục chuyên đề gồm ba chương sau: Chương I: Phát triển thị trường và sự cần thiết phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y trung ương I Chương II:Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y trung ương I: Chương III: Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y trung ương I. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo : Đinh Lê Hải Hà- giảng viên khoa Thương mại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các chú, các anh trong Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Chương I: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I. I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Khái niệm và vai trò của công tác phát triển thị trường. a. Khái niệm thị trường và phát triển thị trường. + Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa: Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi mua bán, trong đó là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua và người bán thỏa thuận với nhau. Qui mô của thị trường lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng người mua hay người bán nhiều hay ít. Thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ hàng hóa. Thị trường là nơi mua bán hàng hóa và là nơi gặp gỡ để tiến hành mua bán giữa người mua và người bán. Thị trường là biểu hiện thu gọn của nhiều yếu tố như: Các hộ gia đình họ quyết định tiêu dùng mặt hàng nào, các doanh nghiệp thì phải sản xuất cái gì, bán như thế nào. Thông thường thị trường được thể hiện qua ba nhân tố cơ bản và có quan hệ mật thiết với nhau: Nhu cầu về hàng hóa dịch vụ, cung ứng hàng hóa và dịch vụ và giá cả hàng hóa dịch vụ. Thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị hàng hóa dịch vụ và ngược lại hàng hóa dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu của thị trường vì được thị trường chấp nhận. + Mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều đạt ra cho mình rất nhiều mục tiêu trong đó có 3 mục tiêu chính là:lợi nhuận, an toàn và vị thế. Trong đó lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, cơ bản và lâu dài nhất có lợi nhuận doanh nghiệp mới có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường.để đạt được mục tiêu trên doanh nghiệp phải bán dược hàng hóa, thu hút được nhiều khách hàng đến với mình, tạo uy tín trên thị trường để mọi người biết đến. Để làm được đều đó doanh nghiệp phải chú trọng đến việc phát triển thị trường. Phải phát triển thị trương cả về chiều rộng và chiều sâu. + Thị trường của công ty cổ phần thuốc thú y do đặc điểm của sản phẩm thuốc thú y có những đặc tính kỹ thuật cao, quy trình bảo quản đòi hỏi phải nghiêm ngặt, thuốc thú y là loại sản phẩm mà người tiêu dùng mua về phòng và chữa dịch cho gia súc gia cầm, cho vật nuôi tăng trưởng và phát triển. Nhu cầu tiêu dùng thuốc thú y phụ thuộc quy mô từng thị trường và đầu gia súc và tình hình sưc khỏe của vật nuôi nói chung. Tất cả các loại thuốc thú y đều được quy định thời gian sử dụng và bảo quản theo chế độ, đặc biệt là các loại Vacxin. Ngoài ra nếu không biết cách bảo quản và sử dụng thuốc thú y thì có thể gây ảnh hửong đến sức khỏe con người. Từ đó cho thấy ngoài những thị trường truyền thống, công ty muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thuốc thú y cần phải đi sâu nghiên cứu các thị trường mới, quảng cáo, giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng thuốc. b. Vai trò của phát triển thị trường đối với hoạt động doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, thị trường thuốc nói chung và thị trường thuốc thú y nói riêng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Với ngành nông nghiệp chiếm khoảng 70% và chăn nuôi đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về thuốc thú y là rất lớnvà không ngừng tăng lên, điều này đem đến cho công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng và đây cũng là một lợi thế giúp công ty khai thác thị trường. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực đáng kể, từ cơ chế quản lý tập trung quan lieu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh để có thể cạnh tranh trên thương trường, đem lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp. Thị trường là nơi kiểm tra đánh giá các chương trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh sản xuất kinh doanh trên thị trường từ đó doanh nghiệp có thể nhận thấy những ưu, nhược điểm của mình để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thị trường. Thị trường nói chung có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Thị trường là chiếc cầu nối giữa sản suất và tiêu dùng, thị trường là mục tiêu của quá trính sản xuất hàng hóa. 2. Nội dung của công tác phát triển thị trường đối với hoạt động doanh nghiệp. 2.1. Ngihên cứu thị trương, tìm kiếm thị trìơng mới bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng là một phần tử của thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển đươc thì công ty hay doanh nghiệp đó phải làm côngbtác nghiên cứ thị trường để tìm ra khách hang và từ đó đáp ứng nhu cầu khách hang. Công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải được thị trueoèng thùa nhận vì vậy mà mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điều phải nghiên cứu thị trường, đó là việc làm cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong thời buổi hiện nay thị trường luôn biến động và thay đổi không ngừng, nó có thể mang lại cơ hội hoạt nguy cơ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy nghiên cứu thị trường còn phải làm một việc làm thường xuyên của Công ty trong suất quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Nghiên cứu thị trường chính là Công ty phải làm rõ hay trả lời được các câu hỏi như: Ai là người mua? Mua để làm gì? Mua bao nhiêu? đối thủ cạnh tranh là ai? Tiềm lực của họ như thế nào.Từ đò Công ty xác định được thị trường để khai thác một cách tốt nhất.cũng trên cơ sở đó Công ty đưa ra các loại thuốc với giá cả và dịch vụ khách hang phù hợp nhất nhằm đạt được thị phần . 2.2. Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghi ệp Để thành công trong kinh doanh thì doanh nghiệp phải bán được hàng và có khách hàng.để có thị trường vàn khách hàng doanh nghiệp phải thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng trong khi đó khách hàng cần không phải chỉ là sản phẩn tốt mà còn cần được dáp ứng dung thời gian và dịa diểm cần thiết. Do đó Công ty cần phải xây dựng được một hệ thống hợp lý nhất. Sanr phẩn hàng hóa của Công ty có thể trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng hoặc giám tiếp, vì vậy Công ty phải xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối sao cho hàng hóa tới người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiểu quả nhất. Với một mạng lưới phân phối hợp lý doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứng đựoc nhu cầu khách hàng vừa có thể giảm được chi phí bán hàng. Hiện nay Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I đang sử dụng kênh phân phối hỗn hợp, nghĩa là bao gồm cả kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. tuy nhiên khối lượng hàng hóa dược tiêu thụ phần lơn qua kênh phân phối gián tiếp, sản phẩm đến tay người tiêu dùng chủ yếu qua các đại lý. Đối với các đại lý có hợp đồng đại lý với Công ty thì Công ty nên xem xét chính sách giá, mức hoa hồng dành cho họ. Công ty có thể tăng cường các hoạt động hỗn trợ chi phí vận chuyển , hỗn trợ bán hàng và cơ sở vật chất để bảo quản hàng hóa,từ đó tạo động lực cho họ lấy hàng của Công ty nhièu hơn.Để tăng hiểu quả hoạt động thị trường của các đại lý thì Công ty có thể phối hợp hoạt động của nhân viên bán hàng tại các đại lý với nhân viên làm công tác thị trường tìm hiểu sát thực hơn nhu cầu của người tiêu thụ cuối cùng trên khu vực thị trường đó. Công ty cần dàm phán với các đại lý của mình về mức giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng để tránh tình trạng có mức giá bán lẻ trênh lệch trên một thị trường, khiên cho hoạt động tiêu thụ sản phẩn hàng hóa trở nên kho khăn. Tại các đại lý bán lẻ trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng, Công ty cần quan tâm đến đội ngũ nhân viên. Lien tục mở các lớp bồi dưỡng kiếm thức, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động bán hàng,tìm hiểu nhu cầu khách hàng và khả năng tư vấn cho khách hàng. Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm: Để đạt được mục tiêu phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ, Công ty cần mở rộng them nhiều đại lý ở các khu vực thị trường tiền năng trong cả nước .Các đại lý hoạt động ửa trên hợp đồng đại lý, bán hàng cho Công ty và được hưởng hoa hông đại lý, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong kinh doanh. Công ty cần nghiên cứu các khách hàng ở khu vực thị trương tiềm năng và tìm cách thu hút những người co đủ năng lực ký hợp đông đại lý với Công ty. Để đảm bảo kinh doanh ổn định và phát triển, thực hiện được mục tiêu của mình thì Công ty phải thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện công tác phát triển mạng lưới phân phối. 2.3. Phát triển các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng. Doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu trong kinh doanh phải thực hiện có hiểu quả các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng. Doanh nghiệp nào làm tốt công tác bán hàng thì doanh nghiệp đó sẽ đạt hiểu quả cao trong kinh doanh. Các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng có tác động rất lớn đến khách hàng, làm tăng sự nhận biết cũng như hiểu biết của khách hàng về doanh nghiệp và sản phâm hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh. Thông qua hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán doanh nghiệp có thể giũ vưng được khách hàng của mình đồng thời lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Cũng từ đó mà tạo cho doanh nghiệp một hình ảnh đẹp dưới con mắt của khách hàng . Trong thực tiễn bán hàng được coi là nhiêm vụ hàng đầu của cán bộ và nhân viên Công ty cổ phần thuôc thú y trung ương I.chỉ có bán được hàng Công ty mới có thể thu hồi vốn, thực hiện lợi nhuận và mở rộng sản xuất kinh doanh . để tăng hiểu quả hoạt động phát triển thị trường thì ngoài các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến Công ty cân xây dựng mối quan hệ tốt với các trang trại,tăng cường các hoạt động khuyến mại… Thông qua mối quan hệ với các trang trại lớn Công ty có thể thu thập đưodj những thông tin như nhu cầu, thái độ của họ đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả phản hồi từ khách hàng, để từ đó Công ty đưa ra chính sách giá, phân phối và dịch vụ hợp lý. Một nội dung quan trọng trong hoạt động xúc tiến bán hàng mà Công ty có thể thực hiện có hiệu quả đó là xaay dựng và thực hiện các hinh thức khuyến mại vào những thời diểm nhất định để tăng khối lượng sản phẩm thuốc bán ra, mở rộng thị trường.Một số hình thức khuyến mại mà Công ty có thể sự dựng: giảm giá tặng them hiện vật hoặc dụng cụ bảo quản một số loại thuốc có tính ký thuật cao phần thưởng cho những khách hàng thường xuyên mua hàng phiếu mua hàng Thông qua cá hình thức khuyến mại này Công ty có thể đạt được mức tiwu thụ cao trong nhưng thời gian cao điểm và thu hút đưodj them khách hàng mới,khuyến khiích khách hàng mua hàng. Để có thể thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến nói trên thì Công ty phải có đội ngũ nhân viên làm công tác thị trường tìm hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra các hoạt động xúc tiến phù hơp nhất. II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. - Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I trải qua hai giai đoạn phát triển chủ yếu. Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1988 đến năm 2001, công ty là một doanh nghiệp hoạt động với số vốn ngân sách . Giai đoạn thứ hai: Từ năm 2001 đến nay công ty đã chuyển sang công ty cổ phần hoạt động dựa trên vốn góp của các cổ đông và hiện tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I là một công ty sản xuất và kinh doanh thuốc thú y phục vụ cho chăn nuôi. - Thông tin chung: + Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I. + Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Viet nam Veteriry jont stọk company NI. + Tên giao dịch viết tắt: VINAVETCO. + Giám đốc công ty. TS. Lê Văn Nam. + Tổng số nhân viên của công ty: 170 người. + Trụ sở chính: 88 Trường Chinh, Đống đa, Hà nội. + Tel: 04.8691262, 04.8696243. Fax: 04.869163. - Lĩnh vực hoạt động: Quản lý và phân tích thuốc thú y dự trữ quốc gia. Nghiên cứu sản xuất, kinh doanh thuốc vật tư chăn nuôi thủy sản. Vật tư chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi thuốc thú y. - Quá trình hoạt động: Từ năm 1960 đến 1990 quản lý phân phối thuốc thú y nhập theo nghị định thư của nhà nước. Từ năm 1990 đến nay tổ chức nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh thuốc thú y. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. - Tổ chức sản xuất- kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, thương nghiệp bán buôn bán lẻ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, khám chữa bệnh cho chó mèo và động vật, kinh doanh vật tư và dụng cụ thú y. Sản xuất buôn bán hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng theo đúng ngành nghề và mục đích kinh doanh mà công ty đã đăng ký. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật. - Luôn quan tâm đến đời sống và của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bổ sung kiến khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bôn công nhân viên. - Giữ gìn vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, đảm bảo trật tự an ninh và an toàn xã hội. - Thu thập và phân tích số liệu, đo lường và thử nghiệm sản phẩm. 3. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận trực thuộc của công ty. a. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty: *Sơ đồ 1:Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần thuốc thú y trung ương I HĐQT VINAVETCO GIÁM ĐỐC P.Tổ chức hành chính Kho PHÓ GIÁM ĐỐC P.Kế toán tài vụ P.Thị trường bán hàng P Kỹ thuật Kiểm tra chất lượng SP P Phân xưởng sản xuất Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. * Phong tổ chức hành chính và kho Chức năng. - Tham mưu cho ban giám đốc về các lĩnh vực tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, thực hiện chế độ chính sách, công tác nội chính, hành chính quản trị và quản trị trong cơ quan. - Tham mưu cho giám đốc việc quản lý các loại vật tư, nguyên liệu, hàng hóa và sử dụng mặt bằng kho tang, vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện công việc liêm quan đên: - Bố trí, điều động lao động. - Chịu trách nhiệm về việc cân đối lao động giữa các đơn vị phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị. - Xây dựng định mức văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lập kê hoạch và tổ chức bồi dưỡng máy móc, thiết bi. - Xây dựng kế hoạc đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức công tác đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo hướng GMP,GLP, GSP. - Kiểm tra thực hiện ngày giờ, công lao động và nội quy quy định của công ty. - Khen thửong, kỷ luật. - Chế độ bảo hiểm xã hội, BHYT. - Bảo hộ an toàn lao động, nâng bậc lương, hợp đồng lao động. - Công tác bảo vệ cơ quan Phòng cháy chữa cháy, tự vệ. - Các công việc về thuê đánh máy. - Mua sắm hành chính, điện nước, điện thoại, báo chí. - Sửa chữa nhỏ, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị. - Nấu ăn trưa cho CBCNV. - Ôtô con phục vụ sản xuất kinh doanh và công tác. - Quan hệ với cơ quan địa phương mà công ty có chi nhánh đóng để giải quyết các việc có liên quan. - Căn cứ nhu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhập vật tư nguyên liệu hàng hóa theo đúng nguyên tắc và quy định của công ty đối với quản lí vật tư hàng hóa trong kho. - Đề xuất với giám đốc về việc sử dụng mặt bằng kho tổ chức sắp xếp hàng hóa, vật tư đắp ứng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại vật tư hàng hóa. - Tổ chức thực hiện việc đóng dấu nhẵn mác, bao bì phục vụ sản xuất hàng hóa theo đúng quy định về đóng dấu lô nhẵn trên sản phẩm hàng hóa. - Điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc toàn bộ hoạt động của phòng đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất, nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh toàn công ty. * Phòng tài chính kế toán Chức năng: - Tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện công tác kế toán trưởng tại đơn vị, thực hiện các quyết định của pháp luật kế toán tài chính trong đơn vị. - Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán tài chính - Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. - Kế toán trưởng báo cáo tài chính theo quý, 6 tháng, 9 tháng và quyết toán năm tài chính. - Tham mưu cho giám đốc về giá mua, bán các loại nguyên liệu vật tư hàng hóa. - Tham mưu cho giám đốc công tác tổ chức quản lý tiền, vốn, hàng hóa vật tư theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán và nội quy quy chế của công ty. - Tham mưu cho giám đốc về phương thứ trả lương và đơn giá tiền lương. - Thực hiện mọi chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng hiện hành của nhà nước và của công ty. - Cung cấp các số liệu về nguyên vật liệu, vật tư, nhẵn mác, bao bì, thành phẩm, nhập và xuất trong tháng và tồn trong tháng. - Tham mưu xử lý giá cả hàng trả về, hàng hỏng nhẵn mác bao bì hao hụt trong quá trình sản xuất cho hội đồng thanh lý trước khi trình giám đốc. * Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chức năng: Tham mưu cho giám đốc và soạn thảo các quy định về kiểm tra hướng dẫn tiến hành kiểm tra, phân tích các thành phẩm và bán thành phẩm trong quá trình sản xuất. Hoàn thiện từng vước những quy định hệ thống quản lý chất lượng. Phối hợp với các phòng ban kiểm tra có hiệu quả các chính sách về chất lượng trong hỉện tại và tương lai. Kiểm tra giám sát toàn bộ chất lượng sản phẩm từ khâu nhập vật tư nguên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Nhiệm vụ: - Bố trí hợp lý các thành viên trong các khâu kiểm tra của quá trình sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối, đặc biệt là công tác kiểm nghiệm trong Labo - Triển khai và quản lý kịp thời các thong tin về chất lượng sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và các loại vật tư khác, đặc biệt là các phương pháp kiểm nghiệm thực tế tại phòng Labo của công ty. - Xây dựng kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra và xử lý mẫu, định kỳ mẫu và lưu mẫu làm đối chứng sau này. Thường xuyên có ý kiến đánh giá sản phẩm theo quy định của cục thú y. - Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc quản lý nguyên vật liệu tư, sử dụng hoặc hủy bỏ nguyên liệu, các sản phẩm trung gian và các thành phẩm không đạt tiêu chuẩn. - Xây dựng chính sách chất lượng sản phẩm, những biện pháp quản lý chất lượng, vật tư, nguyên liệu, hạn chế những tổn thất không đáng có trong quá trình sản xuất. - Kiểm tra vệ sinh thú y, thực hiện nghiêm túc các quy định trong và ngoài khu vức sản xuất. * Phân xưởng sản xuất. Chức năng: Quản lý điều hành, tổ chức hoạt động của phân xưởng theo phân công của lãnh đạo công ty. Nhiệm vụ: - Lập kế hoạc sản xuất tuần, ngày và thực hiện kế hoạch đó. - Bố trí sắp xếp và phân công lao động hợp lý giữa các tổ trong phân xưởng. - Chỉ đạo việc thực hiện các nội quy, quy chế quy định của công ty về quy trình sản xuất, an toàn lao động, PCCC và vệ sinh thú y. - Đề xuất cải tiến cơ sở vật chất, thiết bị máy móc để không ngừng nâng cao năng suất lao động, đảm bảo hàng hóa phục vụ kinh doanh trong mọi tình huống. - Tham mưu cho giám đốc về bố trí sắp sếp lao động, mặt bằng sản xuất. * Phòng kỹ thuật. Chức năng: Tham mưu giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật bào chế, nghiên cứu sản phẩm mới, tổ chức thực hiện pha phối chế và khắc phục sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất. Nhiệm vụ: - Bố trí hợp lý các tổ và các thành viên trong tổ để đảm bảo hoàn thành kế hoạch nghiên cứu và sản xuất. - Nghiên cứu sản xuất các thuốc mới. - Quan hệ đối ngoại với các đối tác để liên doanh hợp tác nghiên cứu chế tạo sản phẩm cũng như tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. - Phối hợp với phòng thị trường và bán hàng nghiên cứu chế tạo sản phẩm, cải tiến sản phẩm cũ cho phù hợp với thị trường. - Thiết lập hồ sơ kỹ thuật theo yêu cầu của cục thú y. - Thiết lập xây dựng quy trình sản xuất cho mỗi sản phẩm. - Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở cho từng loại bán thành phẩm và thành phẩm. - Tổ chức triển khai nghiên cứu thực nghiệm về độ bền vững, độ an toàn và hiệu lực của thuốc. - Kết hợp với phòng đảm bảo chất lượng hoàn chỉnh các phương pháp kiểm nghiệm trong Labo cho từng loại sản phẩm, bán thành phẩm và các loại vật tư khác. - Cung cấp những thong tin kỹ thuật khi giám đốc yêu cầu. - Chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất( giảng bài, tư vấn kỹ thuật) * Phòng thị trường bán hàng. Chức năng. - Tham mưu cho giám đốc tổ chức thực hiện công tác thị trường và mô hình hàng hóa. - Đề xuất các biện pháp và cơ chế bán hàng hợp lý nhằm duy trì, mở rộng phát triển thị trường và hoàn thành doanh số khoán, quản lý các phương tiện vận chuyển và tổ chức vận chuyển hàng hóa. Nhiệm vụ của phòng thị trường bán hàng. - Xây dựng và tổ chức thực hiện việc phát triển và khai thác thị trường ở trong nước. - Chủ động đề xuất và thực hiện xuất khẩu sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài. - Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo tiếp cận thị trường, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi thú y nhằm giới thiệu với khách hàng khả năng sản xuất kinh doanh hàng hóa thuốc thú y và năng lực chuyển giao khoa học kỹ thuật của công ty. - Tổ chức thực hiện việc ký hợp đồng đại lý bán hàng do khách hàng thanh lý hợp đồng hàng năm theo quy định. - Hàng tháng báo cáo tổng hợp tình hình những vấn đề cần xử lý liên quan đến khách hàng nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng. - Thực hiện việc viết đơn bán hàng, tổng hợp báo cáo xuất nhâpj khẩu và tồn kho. - Quản lý và sử dụng hóa đơn theo đúng quy định nhà nước, chịu trách nhiệm công nợ trong quá trình giao nhận tiền, hàng và kịp thời nộp tiền hàng vào quỹ cơ quan theo đúng quy định. - Báo cáo kịp thời những biến động của thị trường để giám đốc biết và có hướng giải quyết kịp thời và phù hợp. - Chủ động đề xuất các biện pháp quản lý cơ chế lương, thưởng và các chi phí khác có liên quan đến tiếp thị bán hàng. - Tổ chức quản lý tốt nhân lực nhằm đảm bảo thực hiện được kế hoạch kinh doanh và mở rộng thị trường. - Hàng tháng tập hợp và báo cáo về những vấn đề phát sinh cấn xử lý như: Chất lượng sản phẩm, quy cách, giá cả hàng hóa và vấn đề liên quan đến khách hàng. - Tổ chức quản lý và thực hiện vận chuyển hàng hóa theo đúng quy định của công ty. * Phòng kế hoạch đầu tư. Chức năng: Tham mưu cho giám đốc và xây dựng kế hoạch cho sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, xác định nguồn và tổ chức thực hiện mua vật tư, nguyên liệu khi đã được duyệt. Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch và lệnh sản xuất sản phẩm cho các phân xưởng thực hiện, theo dõi và báo cáo sản lượng trình giám đốc và thong báo điều chỉnh kế hoạch. - Lựa chọn xác định các nhà cung cấp, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đơn hàng nhập khẩu, hợp đồng mua các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh trình giám đốc. - Tham mưu giá mua, bán các loại vật tư, nguyên liệu. - Tổ chức giao nhận các loại vật tư nguyên liện đảm bảo đúng, đủ và kịp thời gian. - Tổ chức thực hiện ký hợp đồng nhập và tiến hành thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu cho từng lô hàng, mặt hàng. - Kiểm tra, giao nhận và làm các thủ tục pháp lý quyết toán lô hàng. Báo cáo tổng hợp và nhận xét, kiến nghị đánh giá tình hình thực hiện ( giá cả, quy cách, chất lượng…) - Thực hiện cung ứng hàng hóa theo yêu cầu của các chi nhánh ( căn cứ vào kế hoạch đã duyệt). - Căn cứ kế hoạch sản xuất tuần đã được duyệt, tiến hành viết hóa đơn xuất vật tư, san sẻ nguyên liệu theo đúng mức định mức cho các tổ sản xuất. - Theo dõi xuất nhập tồn các loại vật tư, nguyên liệu, bao bì phát hiện và hướng đề xuất trong việc bả đảm tránh thiếu vật tư và tránh tồn kho, ứ đọng vật tư nguyên liệu gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có đề xuất đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, đảm bảo hàng đủ tiêu chuẩn quy cách, chất lượng. - Tổng hợp báo cáo, nhận xét đánh giá. - Tổ chức thực hiện và đề xuất việc làm mẫu nhắn mác, bao bì mới, cải tiến mẫu cũ đảm bảo yêu cầu quy định về nội dung cũng như hình thức đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và mang màu sắc đặc trưng của công ty, đồng thời hệ thống bao bì nhẵn mác đảm bảo đồng bộ, thuận tiện cho việc sử dụng trong quá trình sản xuất và lưu thong tiêu thụ trên thị trường. - Căn cứ kế hoạch sản xuất cả năm, căn cứ tình hình thực hiện tại đơn vị, lập kế hoạch sản xuất trong tháng, tuần và lập lệnh sản xuất chuyển đến các phân xưởng, thực hiện đồng thời tổng hợp báo cáo tình hình. * Các chi nhánh. Chức năng: Tham mưu cho giám đốc công ty về chiến lược phát triển thị trường tại khu vực mình phụ trách. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty. - Trực tiếp quản lý nhân sự và tài sản theo đúng quy định của công ty, của nhà nước. - Phối hợp với các phòng ban khác trong công ty có những đề xuất và cải tiến các công thức thuốc , quy trình sản xuất, điều kiện bảo quản, các giải pháp về thị trường nhằm không ngừng nâng cao doanh số và hiệu quả sản xuất kinh doanh. III. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I. - Nội dùng phát triển thị trường của công ty. Phát triển thị trường là quá trình gia tăng thi phần, thị trường bằng cách tăng tổng lượng hàng bán ra hoặc tăng số lượng khách hàng mua hàng của công ty để thực hiện thành công chiến lược phát triển thị truờng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, công ty phải có chiến lược phân đoạn thị trường thích hợp, sản xuất ra các sản phẩm thuốc phù hợp với từng thị trường. Công ty định thâm nhập vào thị trường mới hay lĩnh vực mới thì phải lập ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với lĩnh vực đó. Công ty phải định kỳ đánh giá và xem xét từng loại thị trường vì nhu cầu thị trường luôn luôn biến động nên công ty cũng phải thay đổi cho phù hợp. Để đạt được kết quả cao trong công tác phát triển thị trường thì công ty cần phải làm tốt hai vấn đề sau: + Tổ chức tốt và hợp lý vấn đề thu nhập thong tin để thu nhập đầy đủ và chính xác các thong tin cần thiết. + Phân tích và xử lý đúng đắn, có cơ sở khoa học các thong tin thị trường. Trên cơ sở thông tin thu thập được công ty đi đến xác lập chính sách tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn bị cuốn vào sự phát triển không ngừng mà ở đó bất cứ một doanh nghiệp nào nếu không theo kịp sự thay đổi, biến động của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ không còn chố đứng trên thị trường nữa. Do đó các doanh nghiệp ( công ty) phải khai thác triệt để nguồn thu và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh có trên thị trường. Phát triển thị trường là nhân tố quan trọng để công ty vương lên và đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I coi mục tiêu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu nhiệm vụ chính. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty. - Sản xuất, gia công thuốc thú y. - Xuất, nhập khẩu và kinh doanh thuế và vật tư thú y. - Nghiên cứu đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh thuốc thú y và vật tư thú y. - Dịch vụ thương mại - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa. - Sản xuất, gia công thuốc thú y thủy sản - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinhd oanh - Sản xuất, buôn bán hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. - Khám chữa bệnh cho chó mèo và động vật. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y chính của Công ty. Phân xưởng sản xuất của Công ty có 2 bộ phận chính là : - Bộ phận sản xuất thuốc nước - Bộ phận sản xuất thuốc bột. Phân xưởng nói trên chỉ thực hiện sản xuất thuốc còn bao bì, nhãn mác, ống và túi, lọ thì phải đặt ở nơi khác sản xuất. Để hỗ trợ cho hai phân xưởng trên, Công ty có các thiết bị khác phục vụ cho sản xuất như thiết bị sản xuất nước cất, tổ phát điện. Cho đến nay công ty đã sản xuất khoảng 170 loại thuốc khác nhau và thức ăn dùng trong chăn nuôi như các loại thuốc dùng cho lợn, gà, chó, mèo. Các loại sản phẩm của Công ty có những ưu điểm được các nhà chăn nuôi lựa chọn như : - Chế phẩm ổn định về mặt bào chế - Có tác dụng nhanh mạnh và kéo dài - Tăng tuổi thọ của sản phẩm - Không gây đau - Không ăn mòn dụng cụ bằng kim loại - Dễ sử dụng và hiệu quả kinh tế cao - An toàn cho người và vật nuôi Đó là một số những ưu điểm về sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng lựa chọn. Trong quá trình sản xuất thuốc gồm các giai đoạn. Sơ đồ 2 : Các giai đoạn sản xuất sản phẩm của Công ty. Cân nguyên, phụ liệu Kiểm tra dược chất và tá dược Hòa toan dược chất Lọc trong Kiểm nghiệm bán thành phẩm Bình, chai đã xử lý Chia liều, đóng chai, đậy nút Dán nhãn, đóng thùng Nhập kho Kiểm nghiệm thành phẩm Nguồn: phòng hành chính tổng hợp Bảng 1. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm(20._.04-2006) Danh mục ĐVT 2004 2005 2006 So sánh(%) 05/04 06/05 BQ 1.Tổng doanh thu Trđ 37,310 37,720 39.748 101.09 105.4 103.245 2.Doanh thu thuần Trđ 37,310 37,720 39,748 101.09 105.4 103.245 3.Tổng chi phí Trđ 20,318.74 25,869.56 30,218.72 127.95 116.81 122.38 Giá vốn hàng bán ra Trđ 16096.82 20921.56 23163.25 129.97 110.71 120.34 Chi phí bán hàng Trđ 1896.18 1970.65 2593.17 105.43 131.59 121.49 4.Lợi nhuận trước thuế Trđ 3,300 3,640 3,950 110.3 108.5 109.4 5.Thuế thu nhập Trđ 376.23 390.46 604.05 103.76 154.70 129.23 6.Lợi nhuận sau thuế Trđ 799.70 829.72 2569.41 103.76 309.67 206.71 Một số chỉ tiêu bình quân tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần % 2.1 2.2 6.5 - - - tỷ suất lợi nhuận thuần tính trên giá vốn % 2.318 1.803 1.716 Thu nhập bình quân 1000đ 2,350 2,500 2,647 1.064 1.059 1.59 Nguồn: phòng tổng hợp bộ kế toán Qua bảng 1 cho thấy : doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. Năm 2004 doanh thu tiêu thụ của công ty là 37,310 triệu đồng , năm 2005 doanh thu tiêu thụ của công ty lên 37,720 triệu đồng , tăng 0.109% bằng 4,111.48 triệu đồng. Năm 2006 doanh thu tăng 39,748 triệu đồng tăng 0.54% so với năm 2005 21,463.92 triệu đồng . Bình quân tăng trong 3 năm (2004 – 2006) là 0.3245%. Công ty luôn thực hiện đày đủ nghĩa vụ đối với nhà nước như vnộp thuế và các khoản phải nộp khác. Lợi nhuận sau thuế 2004 là 799,7 triệu đồng , năm 2005 là 829,72 triệu đồng, tăng 3,76 bằng 30,02 triệu đồng . Năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng tới 2569,41 triệu đồng 209,67% , tăng gấp 3 lần so với năm 2005, bằng 1739,69 triệu đồng . Lợi nhuận sau thuế tăng cũng là một bước tăng thu nhập cho người lao động. Cụ thể lương tháng cán bộ công nhân viên năm 2004 là 920000 đ / người / tháng , đến năm 2005 là 1100000đ / người / tháng , đến năm 2006 là 1683000 đ / người / tháng . Ngoài ra cổ tức bình quân là 15% / năm theo cổ phiếu người lao động nắm giữ. Qua bảng 1 cho thấy hiệu quả sửng dụng vốn của công ty tương đối tốt , tăng qua các năm . Năm 2004 là 8,515, năm 2005 là 8,72% và năm 2006 tăng lên 20,92%. Chỉ tiêu này cho thấy năm 2006 cứ 100 đồng vốn bỏ ra có 20,92 đồng lợi nhuận trước thuế. 3. Tình hình nhân sự và tài chính của Công ty. + Số lượng cán bộ CNV: Tổng số cán bộ công nhân viên đến 31/12/2007 là 170 người trong đó : Tiến sĩ : 01 người Thạc sĩ : 02 người Đại học : 59 người Trung cấp : 18 người CN kỹ thuật : 10 người Số còn lại là công nhân Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm 2007 là 2,750.000 đồng (VNĐ) / người / tháng. + Tình hình tài chính của Công ty. Công ty coi việc huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển nâng cao sức cạnh tranh được xem là mục tiêu số một. Bảng 2 : Tình hình vố kinh doanh của công ty( 2003-2007). Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn kinh doanh 35 40 49 65 80 Vốn điều lệ 12 12 12 12 14,8 Nguồn: phòng thị trường Tình hình vốn kinh doanh của Công ty lien tục tăng qua các năm từ năm 2005 đén 2007 là tăng nhiều nhất, còn số vố diều lệ hầu như không tăng từ khi Công ty chuyển sang Công ty cổ phần mới đưa số vốn điều lệ lên 12 tỷ đồng cho đến năm 2007 mới tăng lên 14,8 tỷ đồng, đầu năm 2008 ban lãnh đạo cùng các cổ đông họp và đã quyết định đưa số vốn điều lệ lên 33 tỷ đồng và đang trinh lên câp trên, quyết đinh trên sễ chính thức đi vào hoạt đọng trong 6 tháng cuối năm 2008. Trong đó Công ty tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực. - Mua với phương tiện vận tải, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Đây là yếu tố được. Công ty ưu tiên hàng đầu vì nó quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng khả năng phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Đổi mới phương tiện vận tải cũng chính là đẩy nhanh quá trình lưu chuyển hàng hóa, rất ngắn thời gian lưu thông sản phẩm, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. - Đầu tư xây dựng nhà máy G. M. P tại Hưng Yên. Là một Công ty có uy tín đối với người tiêu dùng nên sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng hết nhu cầu tiêu dùng của xã hội do vậy Công ty quyết định mở rộng thêm một nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên với tổng số vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng. Hiện nay nhà máy đang từng bước đi vào hoạt động. Một số cán bộ quản lý có kinh nghiệm được điều về cơ sở để trực tiếp quản lý. Với dự án này Công ty sẽ giải quyết thêm số lượng lao động tại tỉnh Hưng Yên. - Ngoài ra Công ty cò đầu tư xây dựng khách sạn Hà Thành tại Xuân Thành – Hà Tĩnh. Đây là một hướng mới trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty muốn đa dạng hóa các loại hình kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. - Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu sản phẩm mới. Nguồn nhân lực là bộ phận có vai trò thiết yếu, quyết định đến sự phát triển của Công ty. Một Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề cùng với ban lãnh đạo có khả năng điều điều hành tốt công việc thì đó sẽ là một thành công lớn của Công ty. Do vậy mà Công ty luôn chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Hàng năm Công ty luôn tiến hành các đợt tuyển dụng nhân viên vào các vị trí có thiếu đồng thời đào tạo lại để nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty. 4. Các sản phẩm chính của Công ty. Công ty có những sản phẩm đạt chất lượng, đa dạng và phong phú về chủng loại, từ thuốc để phòng trị bệnh, thuốc tăng trưởng sinh trùng, thuốc bổ sức khỏe, kích thích tăng trọng đế thuốc điều tiết sinh sản, thuốc diệt ký sinh trùng và các loại thuốc diệt nấm mốc. Thế mạnh đặc biệt của Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I là những sản phẩm về kháng sinh đặc biệt là những kháng sinh đặc trị các bệnh về tiêu hóa, hô hấp đã được các bác sĩ thú y, các trang trại và người chăn nuôi công nhận. Công ty đã có 10 sản phẩm được trao giải thưởng bông lúa vàng : Anti CRD, Gentaty lotex, Trisulfon – Sepot, Pneumotic, Vinacoc BCB, Spectirin, chlotetrelcsol, lincomyan, coli – vinavet. Hai sản phẩm được trao giải huy chương vàng là : Kanatialin và Cala-Fort. Bảng 3: Bảng về các sản phẩm chủ yếu của Công ty. STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Thuốc ống nhọn 1 Anagin 30%, 5ml ống 2 Atropin Sulphate 0,1% 2ml ống 3 B-complex, 2ml ống 4 Cafein Na – Benzoat 20%, 5ml ống 5 Calcium – F, 5ml ống 6 Gentamicin sulphate 200mg, 5ml ống Thuốc ống cổ bồng 1 Calmaphos, 5ml ống 2 Genta – Tylo, 5ml ống 3 Hampiseptol, 5ml ống 4 Hantril-inj 5%, 5ml ống 5 Levasol 7,5%, 5ml ống Thuốc lọ nước 1 Amtyo, 100ml Lọ 2 Chlotiadexa, 10ml Lọ 3 Enotril-50, 10ml Lọ 4 Genorfcoli, 10ml Lọ 5 Genta – Tylo, 100ml Lọ 6 Gentamicin-Sulphate, 100ml Lọ 7 Kanamycin Sulphate 10%, 20ml Lọ Thuốc lọ bột pha tiêm 1 Ampicillin -1000, 1g Lọ 2 Ampi-Kana, 1g Lọ 3 Hamcloxan-1, 1g Lọ 4 Kanamycin Sulphate 1g Lọ 5 Oxytetracylin HCL, 500mg Lọ 6 Dolosin-200, 100g Hộp 7 CRD – Stop 20g Gói Thuốc trị ký sinh trùng 1 Berenil (Azidin) 1,18g Lọ 2 Hancoc, 125ml Lọ 3 Haneba 30%, 20g Gói 4 Han-Dertil-B, 600mg Viên 5 Menbendazol 10%, 4g Gói 6 Hantox-spray, 100ml (6 lọ/hộp) Lọ Chế phẩm sinh học 1 Han-Lacvet, 4g Gói 2 Hanvet K.T.E (kháng thể E.Coli) 50ml Lọ 3 Hanvet K.T.G Lọ 4 Hanvet K.T.G Lọ 5 Hanvet K.T. V Lọ Vitamin và thuốc nâng cao sức đề kháng 1 ADE, 500g Gói 2 B-Complex, 100g Gói 3 Calmaphos, 100ml Lọ 4 Fe-Dextran-B12 10%, 100ml Lọ 5 Glucoza 500g Gói 6 Glucose 30%, 500ml Lọ 7 Lysin 98, 5%, 100g Gói 8 Vitamin C 10%, 100ml Lọ Thuốc sát trùng 1 Chloramin T (Halamin), 50g Gói 2 Derma-spray, 100ml Lọ 3 Han-lodine 10%, 50ml Lọ Sách 1 Thuốc thú y và cách sử dụng Quyển 2 Một số bệnh quan trọng của lợn Quyển 3 Một số bệnh quan trọng ở trâu bò Quyển 4 Một số bệnh quan trọng ở gà Quyển 5 Nuôi ngan vịt và các bệnh thường gặp Quyển II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y CỦA CÔNG TY. 1. Hoạt động ghiên cứu thị trường. Thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nắm bắt được thị trường, nghiên cứu đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch và chiến lược đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy nghiên cứu thị trường là nội dung quan trọng trước tiên, là công việc thường xuyên phải được tiến hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên cở đó nâng cao khả năng thích ứng với thị trường từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ có hiệu quả theo yêu cầu của thị trường. Thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường Công ty cung đã nhận được những đánh giá của một số khách hàng ở Đồng bằng song Hồng về sản phẩm của Công ty. Bảng 4 . Đánh giá của khách hàng về sản phẩm của Công ty Yếu tố Mức Độ Khách hàng Chủng loại thuốc Chất lượng Giá cả Hình thức Phong phú đa dạng Trung bình kém Tốt Trung bình kém Đắt Trung bình Rẻ Đẹp Bình thường Xởu 1.Hà nội 20 - 20 - 20 - 8 12 2.Hải phòng 10 - 10 1 18 1 3 7 3.Hà tây 10 - 10 3 7 1 2 8 4.Hải dương 10 - 10 3 8 3 7 5.Hưng yên 8 2 10 1 9 - 1 9 6.Hà nam 9 2 10 10 - 3 7 7.Nam định 10 - 10 3 7 - 3 7 8.Thái bình 10 - 10 - 10 - 4 6 Nguồn: phòng thị trường bán hàng Qua bang 4 cho thấy đánh giá của khách hàng ở vùng Đồng bằng song Hồng về sản phẩm của Công ty như sau: chủng loại thuốc của Công ty phong phú đa dạng ,chất lượng tốt , giá cả trung bình, còn vè hinh thức sản phẩm, do trong thời gian qua Công ty phải đạt một số bao bi ở nơi khác làm.hiện nay Công ty cũng đã chú trong đến việc cải tiến bao bì, nhãn mác cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Qua nghiên cứu thị trường hiện nay Công ty cũng có nhiều thay đổi về hình thức sản phẩm, giá cả phù hợp với ngừoi tiêu dùng ở từng vùng khác nhau trong cả nưoc để đạt mức tiêu thụ sản phâm cao nhất. 2. Phát triển kênh tiêu thị sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm là hoạt dộng phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.Hiện nay kênh phân phối của Công ty dang thực hiện qua nhiều thanh viên.trên các kênh có nhiều nhà kinh doanh với qui mô nhỏ đièu đó sẽ làm phân tán khả năng kiểm soát của Công ty, có thể làm cho Công ty rơi vào tình thế bị đọng và chịu sự chi phối của các nhà phân phối sản phẩm cho Công ty. Trong kinh doanh việc nắm bắt dựoc các thông tin thị trường có ý nghĩa lớn đối với sự thành công của Công ty. Thông qua các kênh phân phối, Công ty cần thiết lập một hệ thống thu thập thông tin chính xác, kịp thời. Qua đó nắm bắt nhu cầu thanh toán và dự đoán các tình huống biến động có thể xảy ra,bên cạnh đó Công ty cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà phân phối để làm ăn lâu dài. Ngoài việc bán hàng qua các đại lý,các của hàng của Công ty như trước đây, Công ty cần thực hiện các giao dịch trực tiếp, Công ty nên đạt các đại lý bán lẻ tại các xã để bán trực tiếp cho người tiêu dùng, người tiêu dùng mua hàng ở đây sẽ khác với giá mua của người bán lẻ.Hàng tháng Công ty nên kết hợp với các trạng thú y địa phương giới thiệu, quang cáo thuốc và là cơ sở khả định chất lương sản phẩm của Công ty. Đây là nguôn thông tin nhanh nhất và phổ biến nhất tới người tiêu dùng vì mang lưới các trang thú y có ở tất cả các xã và thôn. Qua đó việc nắm bắt thông tin về nhu cầu cũng như việc đáp ứng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đây là mang lưới sử dụng trực tiếp sản phẩm của Công ty nên độ tin cậy cao hơn. Hơn nữa mang lưới thú y cung thường xuyên thực hiện các chương trình xây dựng mô hình thí diểm, tuyên truyền hướng dẫn những biện pháp kỹ thuật mới cho người chăm nuôi cũng từ đó mà sản phẩm của Công ty có thể thâm nhập vào thị trường trên diện rộng. Vì mà việc mở rộng hệ thống các đại lý bán lẻ của Công ty là rất cần thiết. Công ty cần xúc tiến triển khai thiết lập hệ thống các của hàng bán lẻ của mình để tạo thế chủ động trong kinh doanh cũng như để giảm bớt các khâu trung gian. 3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 3.1. Thị trường tiêu thụ Theo khu vực địa lý. - Nhu cầu tiêu dùng theo từng vùng khác nhau : nhu cầu thuốc thú y không phải ở khu vực nào cũng giống nhau do vị trí địa lý phân thành các vùng đồi núi, đồng bằng, trung du. Vị trí địa lý này ảnh hưởng mạnh tới chăn nuôi. Ở vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, trồng trọt phát triển đi đôi với chăn nuôi nên ở đây cần nhiều đến thuốc thú y. Ở vùng đồi núi cao trình độ dân trí thấp, chăn nuôi theo tập quán thủ công, không theo kỹ thuật nên nhu cầu thuốc thú y rất thấp. Theo Tổng cục thống kê số đầu gia súc, gia cầm của cả nước đều tăng qua các năm. Bảng 5 : Số lượng đàn gia súc gia cầm qua các năm(2004-2006). Loại gia súc, gia cầm ĐVT 2004 2005 20026 So sánh (%) 05/04 06/05 1. Trâu 1000 con 2.943,6 2.951,4 2.955,7 100,3 100,1 2. Bò 1000 con 3.904,8 3.987,3 4.063,6 102,1 101,9 3. Lợn 1000 con 17.635,9 18.132,4 18.885,8 102,8 104,2 4. Ngựa 1000 con 119,8 122,8 149,5 102,5 121,7 5. Dê cừu 1000 con 515 514,3 470,7 99,9 91,5 6. Gia cầm Triệu con 160,6 166,4 179,3 103,6 107,8 Nguồn : Niên giám thống kê Qua bảng 3 cho thấy : Số trâu, bò, lợn,ngựa, gia cầm đều tăng qua các năm, năm 2004 số trâu, bò, lợn, ngựa, gia cầm lần lượt là 2.943,6 nghìn con, 3.904,8 nghìn con, 17.635,9 nghìn con, 119,8 nghìn con, 160,6 triệu con. Đến năm 2005 thì số này tăng lên là 2.951,4 nghìn con 3.987,3 nghìn con, 18.132,4 nghìn con, 122,8 nghìn con, 166,4 triệu con tăng lần lượt là 0,3% 2,1%, 2,8%, 2,5%, 3,9% so với năm 2004 bằng lần lượt là 7,8 nghìn, 82,5 nghìn con, 496,5 nghìn con, 3 nghìn con, 5,8 triệu con. Năm 2006 số gia súc này tăng lên tới 2.955,7 nghì con, 4.063,6 nghìn con, 18.885,8 nghìn con, 149,5 nghìn con, 179,3 triệu con tăng lân lượt là 0,1%, 1,9%, 4,2%, 21,7%, 7,8% so với năm 2005 bằng lần lượt là 4,3 nghìn con, 76,3 nghìn con, 753,4 nghìn con, 26,7 nghìn con, 12,9 triệu con. Trong đó, đàn gia súc : Ngựa lợn tăng mạnh nhất sau đó gia cầm, dê cừu có xu thế giảm. - Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty : mỗi khu vực thị trường chứa đựng trong lòng nó mọi yếu tố khác nhau kéo theo lượng thuốc thú y cung cấp cũng khác nhau. Thị trường thuốc thú y được chia thành 5 vùng chính : Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Đông Bắc (ĐB), Bắc Trung Bộ (BTB), Duyên hải Nam Trung. Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty là toàn bộ các tỉnh thành trong cả nước, được chia thành 5 khu vực như sau : + Khu vực I : Bao gồm các tỉnh : Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên, cửa hàng Đông Anh. + Khu vực II : Bao gồm các tỉnh : Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. + Khu vực III : Bao gồm các tỉnh : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang. + Khu vực IV : Hà Nội + Khu vực V : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon tum. Ngoài ra còn có các chi nhánh tại Sài Gòn và Cần Thơ. Công ty đã thiết lập một hệ thống bao gồm trên 300 đại lý được đặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Dưới đây là thông tin về một số đại lý có doanh số bán đạt từ 50.000.000đ/tháng trở lên. Bảng 6 : Danh sách đại lý có doanh số trên 50.000.000đ/tháng STT Đại lý Địa chỉ Doanh số (trđ/1thangs) 1 Nguyễn Thị Liễu Kiến An – Hải Phòng 120.000.000 2 Nguyễn Phương Thu Đạn Phượng – Hà Tây 90.000.000 3 Đào Tú Khanh Trường Chinh – Hà Nội 150.000.000 4 Đào Diệp Anh Trường Chinh – Hà Nội 110.000.000 5 Vương Đức Cường Trường Chinh – Hà Nội 90.000.000 6 Hồng Đố Trường Chinh – Hà Nội 80.000.000 7 Hồng Quyên Trường Chinh – Hà Nội 80.000.000 8 Nguyễn Văn Thìn Trường Chinh – Hà Nội 110.000.000 9 Đỗ Bích Nhung Trường Chinh – Hà Nội 230.000.000 10 Phạm Thu Hồng Trường Chinh – Hà Nội 120.000.000 11 Nguyễn Thị Chi Thành phố Thái Bình 60.000.000 12 Lê Thị Bình Tiền Hải – Thái Bình 60.000.000 13 Nguyễn Minh Nguyệt Đông Anh – Hà Nội 60.000.000 14 Phạm Xuân Hải Yên Phong – Bắc Ninh 90.000.000 15 Lưu Bích Thu Thành phố Hải Dương 90.000.000 16 Trần Trọng Bình Hùng Vương–Nha Trang 90.000.000 17 Trần Văn Trình Thành phố Đà Nẵng 75.000.000 18 Nguyễn Mai Hương Thành phố Quy Nhơn 80.000.000 19 Lê Thị Lan Thành phố Vinh 80.000.000 Nguồn : Phòng thị trường Qua bảng số liệu trên cho ta thấy các đại lý ở địa chỉ Trường Chinh – Hà Nội có doanh số bán cao nhất trong cả nước. Điều này là rất hợp lý bởi đây là địa chỉ đặt trụ sở chính của Công ty, người tiêu dùng thường quen với việc mua sản phẩm tại chính Công ty vì sẽ tránh được hàng giả hàng kém chất lượng và giá cả thường rẻ hơn so với những nơi khác. Chính vì tâm lý đó mà rất nhiều những nhà chă nuôi lớn ở các tỉnh lân cận thường xuyên đổ về các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ngay trước của Công ty để mua hàng. Nắm bắt được điều này, Công ty đã mở một loạt các đại lý chuyên bán buôn và bán lẻ các sản phẩm của Công ty tại gần địa chỉ 88 Trường Chinh – Hà Nội. Ngoài ra tại Thái Bình cũng có một số đại lý có doanh số bán ra hàng tháng đạt trên 20 triệu đồng, vì đây là một tỉnh nông nghiệp, các hộ chăn nuôi trong tỉnh chiếm một tỷ lệ và thường là chăn nuôi theo mô hình trang trại, do vậy nên nhu cầu về sản sản phẩm thuốc thú y là rất lớn. Mặt khác về địa lý Thái Bình là một tỉnh có khoảng cách khá xa so với Hà Nội nên các hộ chăn nuôi không có điều kiện để lên tận Công ty mua hàng, vì vậy Công ty đã đặt trên 10 đại lý tại các huyện và thành phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tại thị trường Hà Tây là một tỉnh có điều kiện địa lý rất thích hợp cho chăn nuôi gia súc với quy mô lớn, Hà Tây có các tổ hợp HTX, Công ty và số hộ gia đình chăn nuôi rất nhiều, chủ yếu là nuôi lợn, bò sữa và trâu bò lấy thịt, đây là một thị trường trọng điểm của Công ty, Công ty đã mở trên 30 đại lý thuộc địa phận tỉnh Hà Tây để cung cấp các sản phẩm thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi cho bà con. Nhưng tại Hà Tây lại có ít cửa hàng cho doanh thu cao là vì Hà Tây là một tỉnh giáp với Hà Nội, rất thuận tiện cho các hộ chăn nuôi có thể đến tận Công ty để mua hàng, ngoài ra Hà Tây đặt nhiều đại lysneen lượng mua sẽ phân tán nhiều hơn. Bảng 7. Số lượng đại lý ở một số tỉnh (thành phố) STT Tỉnh (Thành phố) Số đại lý STT Tỉnh (Thành phố) Số đại lý 1 Hà Nội 15 7 Hải Dương 13 2 Hà Tây 35 8 Hưng Yên 14 3 Bắc Giang 18 9 Nam Định 11 4 Bắc Ninh 14 10 Nghệ An 8 5 Vĩnh Phúc 12 11 Bình Định 7 6 Thái Bình 14 12 Quảng Nam 8 Nguồn : Phòng thị trường Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy Công ty chủ yếu tập trung vào thị trường trọng điểm khu vực Đông Bắc Bộ, bởi lẽ đây là thị trường có quy mô chăn nuôi vào hàng lớn nhất cả nước, đặc biệt là khu vực các tỉnh như Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình... Công ty luôn cố gắng tìm cách để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, tập trung nhiều cho công tác nghiên cứu thị trường, tìm ra những nhu cầu cần thiết của bà con về thuốc và thức ăn trong chăn nuôi, tập trung cho công tác tiếp thị sản phẩm mới, hướng dẫn bà con cách sử dụng và chăn nuôi một cách có hiệu quả nhất. Bảng 8: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trưòng(2004-2007) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III Khu vực IV 2004 10.6 9.7 8.5 7.2 2005 12.5 12.9 11.4 10.8 2006 18.2 16.3 13.7 12.9 2007 22.5 19.5 14.7 13.8 Nguồn : Phòng thị trường Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy, khu vực I luôn đạt doanh thu cao nhất so với các khu vực còn lại. Khu vực này bao gồm các tỉnh phía Bắc Sông Hồng : Bắc Giang ; Hải Dương ; Hưng Yên... là những tỉnh có số lượng người tiêu dùng sản phẩm của Công ty tương đối nhiều. Tiếp sau đó là các tỉnh phía Nam Sông Hồng như : Hà Tây, Hà Nam, Nam Định... Những tỉnh có doanh thu xấp xỉ bằng các tỉnh thuộc khu vực I. Hai khu vực còn lại là khu vực III, và khu vực IV có doanh thu thấp hơn. Một phần là do ở khu vực IV có ít hộ chăn nuôi, nhất là chăn nuôi với quy mô lớn hơn các khu vực còn lại. Còn tại khu vực III do khoảng cách khá xa nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các khu vực lân cận. Đồng thời tại khu vực này có một số đối thủ cạnh tranh có trụ sở chính đặt tại các tỉnh miền trong nên họ đã nắm vững thị trường và nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng rõ hơn cán bộ của Công ty, chính vì vậy lượng hàng bán ra ở khu vực này giảm hơn so với khu vực các tỉnh phía Bắc. Doanh thu cụ thể của các khu vực qua các năm như sau: từ năm 2004 đến năm 2007. khu vực I có doanh thu 11.9 tỷ đồng , cao nhất vào năm 2006 với doanh thu 5.7 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2007 có giảm xuống chúc nhưng khong dáng kể; Đứng thứ hai là khu vực II có doanh thu trên 9 tỷ đồng và điều qua các năm. Hai khu vực còn lại đạt doanh thu lần lượt là 6.2 va 6.6 tỷ đồng. Để tăng lượng hàng hóa bán ra tại khu vực các tỉnh miền Trung và miền Nam Công ty cần có những chính sách phát triển thị trường, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường này làm cho khách hàng quan tâm đến sản phẩm của Công ty nhiều hơn. 3.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm theo danh mục khách hàng. Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào đó cũng để phục vụ cho một nhóm khách hàng nhất định. Khách hàng của Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I là các đại lý bán buôn, bán lẻ trong cả nước và người tiêu dùng cuối cùng như các trang trại và các hộ gia đình, đây được xem là nhóm khách hàng chính của Công ty. Khách hàng là các đại lý : Là các cơ sở kinh doanh có ký hợp đồng đại lý với công ty đặt tại các tỉnh thành phố trong cả nước. Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng : là các trang trại, bà con nông dân trực tiếp mua sản phẩm của Công ty tại các cửa hàng đại lý trong cả nước. Có thể khái quát qua sơ đồ sau : Sơ đồ 3: Mạng lưới phân phối thuốc của Công ty Công ty CP thuốc thú y TWI KH tiêu dùng cuối cùng Bán lẻ Đại lý Bán lẻ Qua sơ đồ trên cho thấy hoạt động phát triển thị trường của Công ty đó là tận dụng tất cả các kênh phân phối : trực tiếp, gián tiếp và kết hợp cả trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên hướng chính được xác định là tập trung vào việc phát triển các đại lý. 3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo danh mục sản phẩm Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều gây ra bệnh tật cho đàn gia súc, gia cầm. Chăn nuôi chịu ảnh hưởng bởi thời tiết rất nhiều. Chính vì vậy, vào mùa mưa phùn, gió bấc, nhu cầu về thuốc rất cao. Lượng thuốc tiêu thụ của Công ty cũng tăng lên theo. Mặt khác vào mùa chuẩn bị thu hoạch, để tận thu những thức ăn rơi vãi sau thu hoạch, người dân nuôi rất nhiều gia cầm nên nhu cầu về thuốc cũng tăng lên theo. Do ảnh hưởng của mùa vụ nên vào các tháng 2, 3, 5, 10, 12 lượng thuốc thú y tiêu thụ rất mạnh. Các đại lý thuốc thú y dựa vào đặc điểm trên để lấy thuốc thú y bán ra thị trường. Vào tháng 2, tháng 3 lượng thuốc tiêu thụ ra thị trường nhiều vì vào tháng này khí hậu thường ẩm thấp gây dịch bệnh nhiều cho gia súc, gia cầm. Còn vào tháng 5 là mùa gặt nên lượng thuốc tiêu thụ cũng tăng lên. Vào cuối tháng 12 lượng thuốc tiêu thụ mạnh bởi vì người tiêu dùng mua phucjvuj cho việc phòng chống và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm nhằm chuẩn bị thực phẩm cho ngày tết Nguyên đán. Bảng 9: Doanh số tiêu thụ một số loại thuốc. Đơn vị tính: % Tên thuốc 2005 % 2006 % 2007 % 2006/ 2005 2007/ 2006 Giá trị sản xuất 13905,28 100 17740,03 100 26266,74 100 127,58 148,06 Kháng sinh 10191,53 73 13127,06 74 18705,02 71 128,80 142,49 Thuốc bổ 1582,32 11 1443,47 12,3 1924,68 13,6 91,92 133,44 Thuốc kháng khuẩn 1441,67 10 2266,99 13 4331,51 16,5 157,25 191,07 Thuốc bổ sung 182,91 1 202,22 1,14 366,12 1,4 110,56 181,05 Thuốc giải độc 230,85 2 338,61 1,9 460,32 1,75 146,68 135,94 Thuốc an thần 132,03 0,2 177,77 1 244,7 0,93 134,64 137,65 Thuốc giảm đau 27,84 0,5 31,62 0,18 40,77 0,15 113,58 128,94 Thuốc trợ tim 75,94 0,18 75,21 0,42 93,69 0,35 99,04 124,57 Dung môi 25,28 0,12 47,76 0,27 66,61 0,25 177,06 148,82 Sát trùng 14,91 32,32 0,18 33,32 0,12 216,77 103,09 Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp Doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh của Công ty năm 2005 là 15.554,72 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số tiêu thụ 1.617,59 triệu đồng chiếm 10,4% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 8 doanh số tiêu thụ 999,52 triệu đồng chiếm 6,43% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh. Năm 2006 doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh của Công ty lên 19.163,53 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số tiêu thụ 2.523,43 triệu đồng chiếm 13,17% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 1 doanh số tiêu thụ 1188.1 triệu đồng chiếm 6,2% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tăng 23,2% bằng 3.608,81 triệu đồng. ăm 2006 doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh của Công ty lên 23.894,52 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số tiêu thụ 2.395,54 triệu đồng chiếm 10,03% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 5 doanh số tiêu thụ 1.510,4 triệu đồng chiếm 6,32% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tăng 24,69% so với năm 2006 bằng 4.730,99 triệu đồng. Doanh thu tiêu thụ thuốc bổ, ăm 2005 là 2.166,39 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 5, doanh số tiêu thụ 221,61 triệu đồng chiếm 10,23% tổng doah số tiêu thụ thuốc bổ, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 10 doanh số tiêu thụ 147,43 triệu đồng chiếm 6,81% tổng doanh số tiêu thụ thuốc bổ. Năm 2006 doanh số tiêu thụ thuốc bổ của Công ty lên 2.679,82 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 2 doanh số tiêu thụ 266,34 triệu đồng chiếm 9,94% tổng doah số tiêu thụ thuốc bổ, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 4 doanh số tiêu thụ 154,86 triệu đồng chiếm 5,78 tổng doanh số tiêu thụ thuốc bổ, tăng 23,7% bằng 513,43 triệu đồng. Năm 2007 doanh số tiêu thụ thuốc bổ là 2.420,83 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 8 doanh số tiêu thụ 245,4 triệu đồng chiếm 10,14% tổng doanh số tiêu thụ thuốc bổ, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 4 doanh số tiêu thụ 164,28 triệu đồng chiếm 6,79% tổng doanh số tiêu thụ thuốc bổ, giảm 9,66% so với năm 2006 bằng 258,99 triệu đồng. Thuốc kháng khuẩn tiêu thụ mạnh thứ hai sau thuốc kháng sinh, là loại thuốc cho lợi nhuận cao nhất, doanh thu tiêu thụ tăng đều qua các năm. Năm 2005 doanh thu tiêu thụ là 2.815,49 triệu đồng tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số 553,97 triệu đồng chiếm 19,68% tổng doanh thu tiêu thụ thuốc kháng khuẩn, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 6 doanh số 112,21 triệu đồng. Năm 2006 doanh thu tiêu thụ lên 4.071,05 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số 706.32 triệu đồng chiếm 17.35% tổng doanh thu tiêu thụ thuốc kháng khuẩn, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 7 doanh số 218,19 triệu đồng, tăng 44,59% bằng 1.255,56 triệu đồng. Năm 2007 doanh thu tiêu thụ lên tới 5.403,28 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số 781,88 triệu đồng chiếm 17,35% tổng doanh thu tiêu thụ thuốc kháng khuẩn, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 7 doanh số 320,42 triệu đồng, tăng 32,72% so với năm2006 bằng 1.332,23 triệu đồng. Thuốc bổ sung và các loại thuốc khác như an thần, thuốc giải độc, thuốc giảm đau, thuốc trợ tim, thuốc dung môi, thuốc sát trùng cũng tăng đều qua các năm, góp phần tăng doanh thu tiêu thụ của Công ty lên. Tóm lại, cơ cấu thuốc thú y tiêu thụ qua các năm, tháng thường phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ trong năm. Vì vậy, Công ty cần phải biết đặc điểm này để sản xuất cung cấp đầy đủ thuốc thú y. * So sánh khối lượng sản xuất và tiêu thụ thuốc thú y của Công ty cổ phần thuốc thú y TWI. Số liệu bảng 7 cho thấy : hệ số tiêu thụ của tất cả các loại sản phẩm của Công ty qua các năm tương đối cao, chứng tỏ lượng sản phẩm được tiêu thụ qua các năm nhiều và lượng hàng tồn kho là không đáng kể. Đối với các mặt hàng kháng sinh phải kể đến mặt hàng penicilin, có hệ số tiêu thụ là cao nhất. Năm 2005, lượng Penicilin tiêu thụ 2.666.905 lọ, hệ số tiêu thụ là 99,64%, đến năm 2006 lượng Penicilin tiêu thụ lên 3.519.733 lọ, hệ số tiêu thụ là 98,88% giảm 0,76% do lượng sản phẩm tồn cao, năm 2007 lượng Penicilin tiêu thụ lên 3.962.888 lọ hệ số tiêu thụ 98,94% tăng 0,06% so với năm 2006 lượng Penicilin được tiêu thụ nhiều. Đối với thuốc bổ, mặt hàng Vitamin B1 có hệ số tiêu thụ cao nhất, lượng tiêu thụ lớn nhất, thể hiện qua các năm, năm 2005 lượng Vitamin B1 tiêu thụ 2.354.900 ống, hệ số tiêu thụ là 99,93%, năm 2006 lượng Vitamin B1 tiêu thụ lên 2587600 ống, hệ số tiêu thụ là 99,86% hệ số tiêu thụ giảm 0,07% do lượng sản phẩm tồn cao, năm 2007 lượng Vitamin B1 lên tới 3.317.750 ống hệ số tiêu thụ 98,94% giảm 0,92%, điều đó chứng tỏ rằng tốc độ tiêu thụ mặt hàng này là chưa cao. Đối với thuốc kháng khuẩn là những mặt hàng đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất, như mặt hàng Anticocid, năm 2005 lượng này tiêu thụ 55.044 gói, hệ số tiêu thụ 99,37%, năm 2005 lượng tiêu thụ 86.836 gói, hệ số tiêu thụ 92,36% giảm 7,01% do năm 2006 do lượng tồn năm trước còn nhiều, năm nay giá thành hạ nhưng Công ty không hạ giá bán, lượng sản vẫn tiêu thụ nhiều hơn so với nawm2005, chứng tỏ giá thành không làm ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ.Năm 2007, lượng tiêu thụ lên tới 190.321 gói hệ số tiêu thụ 95,08% tăng 2,72% so với năm 2006. Một lần nữa khẳng định mặt hàng Anticocid được thị trường chấp nhận, mặc dù giá thành năm 2007 giảm chỉ còn 4000đ/1 gói, Công ty không giảm giá mà còn tăng giá lên nữa. Thuốc giải độc đối với mặt hàng điện giải có hệ số tiêu thụ cao, thể hiện qua 3 năm (2005 - 2007). Qua bảng 9 cho thấy, năm 2005 lượng thuốc tiêu thụ là 68.900 gói, hệ số tiêu thụ 97,74%, năm 2006 lượng thuốc tiêu thụ tăng lên 120.250 gói, hệ số tiêu thụ là 97,97% tăng 0,23%, năm 2007 lượng thuốc tiêu thụ tăng lên tới 240.673 gói, hệ số tiêu thụ 98,55% tăng 0,81%. Lượng thuốc điện giải tiêu thụ nhiều và đều tăng qua các năm. Các mặt hàng còn lại của Công ty cũng có hệ số tiêu thụ cao, góp phần tăng doanh thu tiêu thụ sản p._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11510.doc