Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bánh trứng của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, sự thay đổi về kinh tế xã hội cũng như sự phát triển không ngừng của khoagắt hơn. Với sự mở cửa và sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng có những biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khâu tiêu thụ. Không cần phải nhắc đến, chúng ta cũng đều có thể biết được khâu tiêu thụ có vai trò quan trọng như thế nào. Nó là khâu kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bánh trứng của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh (đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng), nhưng đồng thời nó cũng mở ra một chu kỳ kinh doanh mới. Căn cứ vào hoạt động tiêu thụ của năm cũ mà các doanh nghiệp mới có thể lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm mới. Như vậy, hoạt động tiêu thụ là khâu then chốt nhất trong quá trình kinh doanh, không có doanh nghiệp nào có thể thiếu hoạt động này. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đào tạo, học tập của Nhà trường, tôi đã có một thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương nhằm nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Vấn đề làm tôi quan tâm nhất chính là hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm chính của công ty là bánh kẹo, đây là mặt hàng rất nhạy cảm với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và điều kiện của người dân: mức sống càng cao thì nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo càng tăng. Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao thì ngành bánh kẹo đang có xu hướng phát triển mạnh. Sau khi thực tập tại công ty, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển thị trường tiệu thụ sản phẩm bánh trứng của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương”. Đề tài cuả tôi gồm ba phần chính: Phần 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương. Phần 2: Thực trạng thị trường sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thục phẩmThanh Hương Phần 3: Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, bài viết còn có những thiếu sót, rất mong có sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên thạc sĩ Bùi Trọng Nghĩa, công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thiên chuyên đề này . B. NỘI DUNG PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIÊM HỮU HẠN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THANH HƯƠNG I. Thông tin chung về công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo thực phẩm Thanh Hương 1. Tên công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương Tên giao dich: Thanh Huong Food Troces Company Limited Tên viết tắt: Thanh Huong Co.Ltd 2. Hình thức pháp lý Công ty trách nhiệm hữu hạn. 3. Chức năng nhiệm vụ của công ty Theo quyết định 995/QĐ – TW/TCCB ngày 23 tháng 10 năm 1996 của Bộ Thương mại, Công ty trách nhiêm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương có chưc vụ sau: 3.1. Chức năng Là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh bánh kẹo nên giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý đầu ra, đầu vào của dây chuyền sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Công ty sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần xuất khẩu 3.2. Nhiệm vụ Thực hiện nghị quyết Hội nghị 7 khoá VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước. Chấp hành mọi quy định, các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, tài sản và nộp ngân sách theo quy định. Đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tay nghề, đặc biệt đội ngũ nhân viên thị trường. Tăng cường đầu tư chiều sâu, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng năng suất lao động. Bảo vệ uy tín của Công ty, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Thực hiện phân phối theo lao động, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 4. Lĩnh vực hoạt động của công ty Sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các lĩnh vực bánh kẹo và chế biến thực phẩm. 5 . Đỉa chỉ trụ sở chính Số nhà 50 . phố An Dương -phường Yên Phụ -quận Tây Hồ - Hà Nội. Điện thoại : ( 043 ) 8292601 Fax :( 043 ) 7170678 Email : ThanhHuong@yahoo.com 5.1. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện Số 26 Nguyễn Siêu - phường Hàng Buồm - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội. 5.2. Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh NHÀ MÁY SẢN XUẤT-CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THANH HƯƠNG. Đia chỉ : Cụm công nghiệp Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội . Diện tích mặt bằng hiện nay 50.000 m2, trong đó: Khu A: 30.000m2 , gồm: Khu nhà điều hành của công ty Nơi sx Bánh quy kem xốp Nơi sx Bánh nếp Khu nhà cho công nhân Nơi sx Bánh vừng dừa mặn Nơi sx Kẹo Hệ thống kho Khu B: 20.000m2 đang trong thời gian xây dựng. 6.Tài khoản ngân hàng Chủ tài khoản: Đặng Thế Nghiệp Số tài khoản: 2703205001604 – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. II. Lich sử hình thành và quá trình phát triển công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương được thành lập năm 2004. Tiền thân của công ty là cơ sở bánh kẹo Thanh Hương hoạt động từ năm 1980. Cho đến nay Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương đã không ngừng phát triển, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tạo đươc uy tin trên thị trường và các sản phẩm cuả Công ty đã được khẳng định. 1. Giai đoạn 1980 – 1990 Khi mới thành lập, cở sở chỉ sản xuất các loại kẹo như: kẹo lạc, kẹo vừng và bánh đậu xạnh với diện tích hoạt động là: 500m2. Các sản phẩm này đều đươc làm bằng thủ công và máy móc ở trong nước. 2. Giại đoạn 1991 – 2003 Trong giai đoạn nay, cở sở sản xuất bánh kẹo Thanh Huơng đã có những bước tiến đáng kể, diện tích hoạt động từ 500m2 phát triển lên thành 1500m2 và các sản phẩm của cơ sở sản xuất cũng đa dạng hơn, thêm các loại bánh như: bánh dẻo, bánh mềm… 3. Giai đoạn 2004 – nay Năm 2004, cơ sở sản xuất bánh kẹo Thanh Hương thành lập thành công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương. Diện tích công ty hiện nay là 50.000m2. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú, có thêm nhiều loại mặt hàng như: Bánh qui bơ thập cẩm, bánh kem xốp, vừng mặn, socola. Các máy móc đều được nhập khẩu ở Trung Quốc và Đài Loan. Giám đốc Phó giám đốc phụ trách Kinh doanh Phó giám đốc phụ trách sản xuất Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Sản xuất Phòng Marketing Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hiện nay III. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật 1. Đặc điểm sản phẩm Bánh kẹo là sản phẩm có tính chất thời vụ, được tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ tết, mùa cưới xin, ngày hội… Nó có chu kỳ sống ngắn, chủng loại phong phú có thể dễ thay thế lẫn nhau. Sản phẩm của công ty là sản phẩm được chế biến từ nhiều loại nguyên vật liệu, đòi hỏi công ty phải không ngừng đa dạng hoá danh mục sản phẩm của mình, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác. Sản phẩm của công ty có khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập thấp và trung bình. Sau đây là một số loại sản phẩm của công ty: Bánh các loại: Bánh nếp, bánh vừng, bánh bắp dừa, bánh quy bơ và bánh kem xốp các loại, bánh kem xốp phủ sôcôla các loại… Kẹo các loại: kẹo hoa quả, kẹo mềm, kẹo cốm, , kẹo sữa cứng, kẹo mềm sôcôla… 2. Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu làm bánh chủ yếu gồm: Bột mỳ, đường, sữa bột, muối, iốt, các chất phụ gia, xúc tác và chất liệu bao bì như glucose, dầu Shortening, ca cao, hương liệu, lêcothin, tinh dầu, vani, bột tỏi, mỳ chính, NaHCO3 bao gói đóng hộp,… Trong đó bơ, bột mỳ, sữa bột, váng sữa và các nguyên liệu phụ gia hầu như đều phải nhập từ nước ngoài có chất lượng tốt nhưng giá thành còn cao. Công ty đã và đang cố gắng tìm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước để hạ giá thành và ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp. Nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Và trong đó công tác quản lý nguyên liệu, vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguyên vật liệu. Công ty luôn chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng vật liệu để sản xuất có hiệu quả và tránh lãng phí. Để xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu Công ty căn cứ vào: định mức của nguyên vật liệu, tình hình thực hiện định mức của các kỳ trước, thành phần, chủng loại sản phẩm, trình độ của công nghệ. Công ty cũng thường xuyên rà soát và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý tiết kiệm cho từng sản phẩm, từng công việc tận dụng phế phẩm để đưa vào sản xuất. Bảng 1: Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn bánh Cơ cấu vật liệu Khối lượng (Kg) Cơ cấu vật liệu Khối lượng (Kg) 1. Vật liệu chính 2. Vật liệu phụ Bột mỳ 700 Tinh dầu 3 Đường 250 Phẩm mầu 0,4 Dầu ăn 95 Phụ gia khác 6,6 Bơ sữa 45 Bột nở 3 Bảng 2: Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn kẹo Cơ cấu vật liệu Khối lượng (kg) Cơ cấu vật liệu Khối lượng(Kg) 1. Vật liệu chính 2. Vật liệu phụ Đường 580,84 Muối 2 Glucoza 400,39 Tinh dầu 1,6 Shortening 44,25 Vani 0,489 Sữa béo 41,5 Lêcithin 1,095 ( Nguồn phòng: Kế hoạch vật tư) 3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 3.1.Hệ thống thiết bị sản xuất cũ Bảng 3: Hệ thống trang thiết bị sản xuất cũ (tính đến năm 1992) STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Xuất xứ Năm trang bị 1 Máy trộn nguyên liệu 1 Việt Nam 1990 2 Máy cuốn kẹo 1 Việt Nam 1985 3 Máy cán 1 Việt Nam 1989 4 Máy cắt 2 Việt Nam 1990 5 Máy sàng 2 Việt Nam 1993 6 Máy đóng khung 2 Việt Nam 1993 7 Máy dần bột 1 Việt Nam 1985 3.2. Hệ thống trang thiết bị mới trang bị mới Bảng 4: Hệ thống trang thiết bị sản xuất mới trang bị STT Tên thiết bị Giá trị Xuất xứ Năm trang bị Công suất 1 Dây chuyền bánh nếp 30.000 NDT Trung Quốc 2003 8tấn/ngày 2 Dây chuyến bánh vừng 40.000NDT Trung Quốc 2003 10tấn/ngày 3 Dây chuyền bánh bắp dừa 35.0000NDT Trung Quốc 2004 6tấn/ngày 4 Dây chuyền bánh kem xốp 25.0000NDT Trung Quốc 2004 7tấn/ngày 5 Dây chuyền bánh quế cuộn 50.000NDT Trung Quốc 2008 2tấn/ngày 6 Dây chuyền socola 45.0000NDT Trung Quốc 2005 8tấn/ngày 7 Dây chuyền bánh vừng dừa 80.000NDT Trung Quốc 2008 10tấn/ngày 3.3. Quy trình công nghệ sản xuất bánh Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bánh kem xốp (Nguồn : phòng kỹ thuật) TRỘN NVL à Cán thành hình à Nướng à Chọn bao gói Tạo vỏ bánh Nướng vỏ bánh Phết kem Tạo kem Máy cắt thanh Bao gói Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất kẹo mềm Phôi chế nguyên liệu Nấu Làm nguội Lên máy cán Lên máy cắt Sàng rung Gói thủ công Gói túi to Lăn côn Máy cuốn (vuốt) Máy gói tự động Đóng túi to Hoà đường 4. Đặc điểm về lao động 4.1 . Cơ cấu lao động của Công ty trách nhiệm hũu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương Đặc điểm nổi bật của ngành sản xuất bánh kẹo là có tính mùa vụ. Xuất phát từ đặc điểm trên nên nguồn nhân lực của Công ty bánh kẹo Thanh Hương luôn có sự biến động. Ngoài số công nhân viên chức hợp đồng chính thức vào mùa vụ (đầu năm, cuối năm, dịp lễ, dịp tết, mùa cưới,…) Công ty thường phải ký hợp đồng tuyển thêm công nhân thời vụ, số lượng công nhân tuyển phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất và nhu cầu của thị trường. Số lượng người lao động trong Công ty: 230 người (tính tại thời điểm tháng 6/2007) Bảng 5: Bảng phân chia lao động trong công ty Số lượng % Nam Nữ Phân theo trình độ học vấn 1. Trên đại học và đại học 5 3 3,4 2. Cao đẳng 3 5 3,4 3. Trung cấp 6 10 6,95 4. Công nhân kỹ thuật 30 6 15.65 5. lao động phổ thông 50 112 70,4 Phân theo phân công lao động 1. lao động quản lý 5 3 3,4 2. Lao động CMNV 15 10 10,86 3. Lao động trực tiếp 77 127 88,69 Phân theo HĐLĐ 1. Hợp đồng không xác định thời hạn 25 55 34.8 2. Hợp đồng xác định thời hạn từ 1-3 năm 15 35 21.7 3. Hợp đồng thời vụ 40 60 44.5 4.2. Tình trả lương, định mức và sử dụng thời gian lao động ở công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương - Về mặt tiền lương: Công ty đã sử dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên nên đã tạo được tâm lý phấn khởi nhiệt tình, hiệu quả và năng suất lao động được tăng lên rõ rệt. Hiện nay Công ty áp dụng các hình thức trả lương sau: + Trả lương theo bậc và theo sản phẩm cho người lao động + trả lương theo thời gian cho cán bộ quản lý Ngoài ra công ty còn áp dụng các chế độ khen thưởng khác nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Sau đây là bảng thu nhập của lao động từ 2005 đến 2008 Bảng 6: Thu nhập của lao động trong những năm gần đây Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ tăng(%) 1.000 đ 2005 2006 2007 2008 06 so 05 07 so 06 08 so 07 Thu nhập bình quân 1150 1400 1550 1690 21,74 10,71 9.03 Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập bình quân của người lao động có xu hướng tăng lên qua các năm: Năm 2006 tăng 250.000đ so với năm 2005, tương ứng tăng 21%. Năm 2007 tăng 150.000đ so với năm 2006, tương ứng tăng 10,71%; năm 2008 tăng 140.000đ so với năm 2007, tuơng ứng tăng 9,03% . - Về thời gian lao động: Thời gian lao động của mỗi công nhân dài hạn là 45h/1tuần và 12 ngày phép, ốm và 7,5 ngày nghỉ lễ trong một năm. 4.3. Tình hình tài chính của công ty Bảng 7: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty (triệu đồng) TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1 Tổng tài sản 6789.2 9833.2 11165.8 14565 2 TSCĐvà đầu tư ngắn hạn 2334.2 3019.2 4342.3 5543 3 TSCĐ và đầu tư dài hạn 4455 6814 68235.5 9022 4 Tổng vốn 10101.1 9833.2 11165.8 14565 5 Nợ phải trả 1415.15 3599.2 4512.3 6097.2 6 Vốn chủ sở hữu 5374.05 6234 6653.5 8467.8 7 NVKD 5374.05 6023 6455.4 8000.2 Nguồn khác 0 211 1981 467.6 5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu chế biến thực phẩm Thanh Hương 5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ 5.1.1. Tình hình sản xuất Phòng kế hoạch căn cứ vào tình hình sản xuất kỳ trước và tình hình tiêu thụ thực tế sẽ đề ra kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng loại mặt hàng và sẽ giao nhiệm vụ cho từng phân xưởng để thực hiện. Cuối mỗi kỳ tổng kết, phòng kế hoạch kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của từng sản phẩm và có những giải pháp kịp thời để khắc phục nếu có sản phẩm nào không hoàn thành kế hạch sản xuất. Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất (Đơn vị: Tấn, Nguồn: Phòng kế hoạch) TT Sản Phẩm 2007 2008 KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) I Bánh quy 491.54 522.07 106.2 546.95 570.28 104.3 1 Bánh quy bơ thập cẩm 160.5 165.87 103.3 170.5 173.45 101.7 2 Bánh mặn 180.26 190.5 105.6 200.02 210 105 3 Quy vừng dừa 150.78 165.7 110 176.43 186.83 106 II Kem xốp 42.5 45 106 50 55.4 111 1 Kem xốp 400 42.5 45 106 50 55.4 110.8 IV Kẹo 46.5 52.31 112.4 67.76 73.66 108.7 1 Kẹo mềm 16 17.53 109.56 19.5 21.5 110.2 2 Kẹo hoa qủa 15 18.78 125.2 23.5 25.5 108.5 3 Kẹo cứng 15.5 16 103.2 24.76 26.66 107.6 Nhìn vào bảng trên ta thấy, sản phẩm bánh quy, kẹo của công ty luôn vượt kế hoạch. Năm 2007 sản xuất bánh quy đạt 106.2%,kẹo đạt 112,4%so kế hoạch sản xuất, năm 2008bánh quy đạt 109,6% và kẹo đạt 108,7% so với kế hoạch, Đây là những sản phẩm truyền thống của công ty, là thế mạnh cạnh tranh của công ty giúp công ty củng cố vị thế trên thị trường. Tình hình sản xuất sản phẩm bánh kem xốp,đang có xu thế giảm. Năm 2007, tình hình sản xuất kem xốp đạt 106%, với kế hoạch.Năm 2008, sản xuất bánh kem xốp đạt 111% . 5.1.2. Tình hình tiêu thụ Bảng 9: Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm Sản phẩm 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng(%) SL (Tấn) % SL (Tấn) % SL (Tấn) % SL (Tấn) % 06 so 05 07 so 06 08 so 07 Bánh 342.2 87.3 350 89.6 191.4 77.43 180.87 78 2.3 -45.3 -5.5 Kẹo 49.355 12.7 40.43 10.4 55.76 22.57 51.54 22 -18.1 38 -7.56 Tổng 392 100 390.4 100 247.16 100 232.41 100 -0.41 -36.6 -6 - Bánh : là sản phẩm truyền thống là thế mạnh của công ty. Với nhiều chủng loại bánh phong phú có chất lượng đảm bảo, mang hương vị đặc trưng, đáp ứng được nhiều tầng lớp khách hàng, đây là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ của công ty. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, tỷ trọng bánh của công ty có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do sản phẩm bánh của công ty chưa thực sự đa dạng, chưa có một sản phẩm mang tính đột phá. Cụ thể: sản lượng bánh năm 2005 là 342.2 tấn chiếm 87.3%, năm 2006 là 350 tấn, chiếm 89.65%, năm 2007 là 191.4 tấn chiếm77.437%, năm 2008 la 180.87 tấn chiếm 378%trong tổng sản phẩm tiêu thụ toàn công ty. - Kẹo: Là sản phẩm chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng sản phẩm tiêu thụ của Công ty, năm 2005 là 12,6%, năm 2006 là 10.4%, năm 2007 là 22.56% và năm 2008 là22%. Một số năm gần đây, sản phẩm bánh kẹo được cải tiến đáng kể về chất lượng cũng như về chủng loại, Công ty đã chú trọng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào tới khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đưa vào lưu thông. Công ty đã nghiên cứu tìm tòi nguyên liệu mới phù hợp hơn như đưa tinh dầu các loại hoa quả và tinh dầu chịu nhiệt vào chế biến không những đã làm tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng mà còn tăng sự hấp dẫn về khẩu vị cho người tiêu dùng. Mặc dù công ty đã cho ra nhiều sản phẩm kẹo có hương vị khác nhau nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, nhưng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ của kẹo vẫn thấp so với các mặt hàng khác. Bảng 10: Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường Thị trường 2006 2007 2008 Tốc độ tăng(%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) 07 so 06 08 so 07 Miền Bắc 395.5 79.03 386.87 82.63 398.68 77.4 -2.2 3.05 Miền Trung 44.7 8.93 31.18 6.6 51 9.9 -30.2 63.6 Miền Nam 60.2 12.03 50.11 10.1 65.32 12.7 -16.7 30.35 Xuất khẩu Tổng 500.4 100 468.16 100 515 100 -6.4 6.16 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, thị trường Miền Bắc là thị trường tiêu thụ chính của công ty, nhưng trong những năm gần đây tỷ trọng tiêu thụ ở thị trường này có giảm sút. Cụ thể năm 2007 chiếm 82.63%, năm 2008 chiếm 77.74% tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ và tốc độ tăng là không cao, đặc biệt là năm 2007 còn giảm sút so với năm 2006. Nguyên nhân của sự giảm sút này một phần là do ở Miền Bắc công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh như .Mặt khác, sản phẩm của công ty còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng có thu nhập cao. Thị trường miền trung nam 2007 giảm so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lai tang lên. Thi trường này chưa ổn định . Thị trường Miền Nam là thị trường lớn nhưng mức tiêu thụ còn hạn chế . tỷ trọng khá khiêm tốn so với toàn bộ thị trường của công ty. 4.2. Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trong khoảng 5 năm lên công ty và gân 30 năm hoạt động, công ty chế biến đã thực phẩm Thanh Hương xây dựng cho mình một thương hiệu có uy tín trên thị trường. Với những sản phẩm đã từ lâu như: bánh quy, , kẹo, bánh kem xốp…. Đây là điểm mạnh của doanh nghiệp, có thể đưa ra nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan: + Khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập trung bình và thấp, do đó sản phẩm của doanh nghiệp có giá rẻ và thời gian thu hồi vốn cao. + Một số dây chuyền thiết bị đã sử dụng lâu nên làm cho số lượng sản phẩm sai hỏng nhiều, ảnh huởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. + Ảnh hưởng bởi chi phí đầu tư, lãi vay, khấu hao phát sinh ở những năm đầu sau đầu tư trong khi sản phẩm mới chưa thâm nhập được vào thị trường, máy móc thiết bị vẫn chưa đạt được công suất thiết kế khiến chi phí cao, doanh thu thấp, hiệu quả thấp. + Ảnh hưởng của giá vật tư thế giới: tốc độ tăng giá vật tư lớn hơn tốc độ tăng giá bán sản phẩm, hơn nữa nhiều nguyên liệu của công ty nhập khẩu và thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng thị trường ngoại hối cũng rất thất thường nên doanh nghiệp phải chịu rủi ro. + Thuế suất cũng là một khó khăn của công ty: Nguyên liệu sản xuất đường kính thuế đầu vào được khấu trừ 5% trong khi thuế đầu ra là 10% cũng làm chi phí tăng lên. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành, ngoài ra còn vấn đề hàng giả, hàng nhái cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm của công ty cũng bị nhiều đối thủ, trong khi công ty chưa có nhiều cải tiến nên sản phẩm chưa có tính nổi trội.. Nguyên nhân chủ quan: + Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, công ty cũng đưa vào sản xuất 2 loại sản phẩm mới nhưng chất lượng vẫn chưa ổn định, tiêu thụ chậm, dây chuyền chưa phát huy hết công suất. + Trong quá trình sản xuất công ty cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật nhưng chưa được giải quyết hết làm ảnh hưởng đến việc tăng năng suất, giảm giá thành. + Tiếp thị thị trường chưa được nhạy bén nới thị trường làm cho các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới tiêu thụ chậm, sản phẩm phải tái chế sử dụng cho các sản phẩm phụ khác, tỷ lệ thu hồi vốn thấp. 5. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Trong môi trường cạnh tranh Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương cũng nhiều doanh nghiệp khác gặp nhiều cơ hội cũng như thách thức: - Cơ hội: Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất khác, việc mở cửa thị trường giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới và trong khu vực sẽ là động lực cho phát triển, nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra, mặt khác nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao do điều kiện kinh tế mà người dân đã có thu nhập cao hơn, kèm theo đó là nhu cầu tiêu dùng tăng đáng kể. - Thách thức: Như đã phân tích ở trên, việc hội nhập kinh tế, thông thương cửa khẩu sẽ làm cho các sản phẩm ngoại thâm nhập thị trường nhiều hơn, bánh kẹo là mặt hàng người Việt ưa dùng nên việc cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Hơn nữa công ty cũng đang sản xuất với nhiều loại nguyên liệu nhập ngoại và hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ là một thách thức. Tồn tại là phải cạnh tranh được trên thị trường và phải làm ăn có lãi, công ty sẽ phải đương đầu với rất nhiều đối thủ, để có thể tồn tại và phát triển chắc chắn công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương phải nỗ lực hết mình mới có thể có vị trí vững chác trên thị trường. PHẦN II: TÌNH HÌNH TIỆU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THANH HƯƠNG I. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh trứng của công ty trách nhiệm hữu chế biến thực phẩm Thanh Hương 1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh trứng qua các năm Bảng 11: Khối lượng tiêu thụ bánh trứng qua các năm Năm 2006 2007 2008 07 so 06 (%) 08 so 07 (%) Khối lượng tiêu thụ (Tấn) 5.4 7.5 15.32 138.88 204.2 Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng tiêu thụ bánh trung tăng rất nhanh, năm 2007 so với năm 2006 tăng 138.88%, năm 2008so với năm 2007 tăng 204,2% điều này cho thấy triển vọng phát triển của bánh truứng của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương trong tương lai, khách hàng dần dần đã chấp nhận sản phẩm. Do vậy công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. 2. Tình hình tiêu thụ của sản phẩm bánh trứng Thanh Hương 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng Theo nguồn thông tin từ các cửa hàng bán bánh lẻ, nơi tiếp xúc với khách hàng thì đa số các cửa hàng đều có nhận xét khách hàng lựa chọn sản phẩm để biếu tặng, lượng mua không đều thường tăng trong dịp lễ tết, người đến mua thuộc nhiều loại thành phần khác nhau, chủ yếu là phụ nữ mua để tặng gia đình. 2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực Bánh trứng được đưa vào sản xuất và tiêu thụ trên thị trường nếu so với các sản phẩm khác: bánh quy, kẹo, bánh nếp , bắp dừa,bánh dừa , bánh vừng,socola…, kem xốp thì có thể là rất mới mẻ, vì vậy nên sản phẩm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng sản phẩm, chỉ khoảng 1%. Do đó sẽ rất là khó khăn cho công ty để nâng cao tỉ lệ của sản phẩm này. Bảng 12. Sản lượng tiêu thụ tại các vùng thị trường Khu vực 2007 2008 So sánh 08/07(%) Sản lượng (Kg) % Sản lượng (Kg) % Miền Bắc 50539 59 55553 62.2 110 Miền Trung 20064 22.4 20087 22.5 100 Miền Nam 15297 18.6 13687 15.3 89.47 Tổng 85900 100 89327 100 104 (Nguồn: Phòng KDTT) Ta thấy rằng mặc dù khu vực thị trường được xem là chủ yếu của công ty là thị trường miền Bắc nhưng sản lượng tiêu thụ ở đây lại có mức tăng thấp, khu vực kinh doanh sản phẩm dịch vụ đạt mức tăng khá lớn . Cũng phải nói rằng bánh kẹo là loại sản phẩm có tính mùa vụ cao, trong những dịp lễ tết thường tiêu thụ tốt hơn. Nếu so sánh thời điểm trước và sau tết thì có thể thấy một điểm đặc biệt khác nhau giữa bánh mềm và các sản phẩm bánh kẹo khác đó là bánh mềm được tiêu thụ nhiều hơn vào thời điểm sau tết mà nguyên nhân điều tra tại một số cửa hàng bán bánh kẹo tại Hà Nội, là do vào thời điểm người dân sử dụng bánh như một loại quà biếu hoặc cũng có thể dùng tại gia đình. Để biếu thường dùng loại sản phẩm cao cấp với xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia, Indonessia, …Còn đối với sản phẩm tại nhà, khách hàng thường tiêu thụ các loại bánh bích quy thông thường. 3. Tỷ trọng tiêu thụ so với các sản phẩm khác Bảng 13: tỷ trọng tiêu thụ bánh mềm Năm DT (Tỷ đồng) 2006 2007 2008 DT bánh trứng 2,97 4,10 8,47 Tổng DT bánh kẹo 149 168 195 tỷ trọng DT bánh trứng / Tổng DT (%) 2,00 2,44 4,34 Từ bảng ta thấy doanh thu bánh mềm qua các năm tăng rất nhanh, đồng thời tỷ trọng doanh thu bánh mềm trên tổng doanh thu cũng tăng. Tỷ trọng DT bánh mềm/Tổng DT năm 2006 là 2%, năm 2007 là 2,44%, năm 2008 là 4,34%. Đây là thành công của doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu bánh mềm. Tuy nhiên doanh thu bánh mềm còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu bánh kẹo, công ty cần có sự điều chỉnh trong cơ cấu sản xuất sản phẩm và có những chính sách hiệu quả hơn để tăng tỷ trọng doanh thu bánh mềm. 4. Tình hình tiêu thụ so với kế hoạch sản xuất qua các năm Bảng 14: Kết quả tiêu thụ bánh trứng so với kế hoạch qua các năm Năm 2007 2008 KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) Khối lượng (Tấn) 86 95 110.4 101 110 109 (Nguồn: Phòng KDTT) Khối lượng tiêu thụ bánh trứng năm 2007 và 2008 đều vượt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2007 vượt 110.4% so với kế hoạch, năm 2008 vượt 109% so với kế hoạch, công ty nên duy trì việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra, tuy nhiên nên dựa trên năng lực hiện có để đề ra kế hoạch cho hợp lý, tránh việc vì thành tích mà đặt ra kế hoạch thấp hơn khả năng thực hiện. II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường bánh trứng 1. Đối thủ cạnh tranh Là một công ty sản xuất trong ngành bánh kẹo, công ty chế biến thực phẩm Thanh Hương có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng như các đối thủ tiềm ẩn, ngoài ngành sẽ tham gia sản xuất bánh kẹo trong tương lai. Để hiểu thêm về những khó khăn từ phí đối thủ cạnh tranh ta có thể thông qua thị phần của công ty trên thị trường bánh kẹo. Thị phần của công ty là rất thấp và thị trường chủ yếu là ở nông thôn. Sau đây là bảng thị phần của công ty so với một số đối thủ cạnh tranh: Bảng 15 :Thị phần của công ty bánh kẹo Thanh Hương so với một số đối thủ cạnh tranh TT Tên công ty 2006 2007 2008 Sản lượng(tấn) Thị phần(%) Sản lương(tấn) Thị phần(%) Sản lượng(tấn) Thị phần(%) 1 Thanh Hương 1135.35 1.89 1110.96 1.75 1159.5 1.86 2 Như Hương 1051.59 1.73 1066.95 1.67 1072.2 1.72 3 Văn miếu 715.2 1.18 720.56 1.13 687.99 1.1 4 Tích sỹ giai 930.96 1.54 945.45 1.5 937.35 1.5 5 Thiên Hồng 429.9 0.71 431.58 0.67 434.34 0.7 6 Long An 983.64 1.62 990.43 1.55 964.38 1.55 7 Thái Bảo 985.43 1.63 993.57 1.56 976.65 1.56 9 Công ty khác 32122.6 53.1 34021.6 53.4 35785.9 57.5 9 Hàng nhập ngoại 22158.8 36.6 23344.67 36.7 20199.6 32.5 Tổng số 60513.47 100 63625.77 100 62217.91 100 (Nguồn: PKDTT) Bảng 16: Tốc độ tăng thị phần của công ty Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tốc độ tăng(%) 07 so 06 08 so 07 Thanh Hương Tấn 1135.35 1110.96 1159.5 97.86 104.3 Sản lượng ngành Tấn 60513.47 63625.77 62217.91 105.14 97.78 Thị phần của T. Hương % 1.87 1.75 1.9 94 108.5 (Nguồn: PKDTT) Ta thấy thị phần của công ty tăng qua các năm, riêng năm 2007 thị phần giảm do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong năm này giảm. Thị phần của công ty ngày càng tăng chứng tỏ công ty ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng hơn, đây là một tín hiệu tốt. Qua đó cho thấy thương hiệu bánh kẹo Thanh Hương ngày càng được củng cố, đây là điều kiện rất thuận lợi để Bánh trứng Thanh Hương có thể phát triển hơn nữa. Nhìn vào bảng ta cũng thấy công ty có những đối thủ cạnh tranh chính là công ty TNHH chế biến thực phẩm Như Hương, công ty bánh kẹo Tích Sỹ Giai, công ty bánh kẹo Long An - Công ty TNHH chế biến thực phẩm Như Hương: Là một công ty có tiềm lực tài chính và đã chứng tỏ được sức mạnh của mình trên thị trường. Hiện nay, công ty Như Hương có các sản phẩm được nhiêu người tiêu dung chấp nhận. Công ty có danh mục sản phẩm lớn với trên 50 nhãn hiệu, sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại bánh có mẫu mã đẹp, chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của các tầng lớp trong xã hội, bao gói đẹp, bánh của Như Hương thường được đựng trong những chiếc hộp trông rất lịch sự thích hợp để biếu tặng. Ngoài ra, công ty còn có sản phẩm bánh trung thu với chất lượng cao, mẫu mã bao gói đẹp, lịch sự, đa dạng rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó công ty còn có hệ thống kênh phân phối rộng khắp, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng diễn ra thường xuyên, mạnh mẽ. Chiến lược kinh doanh của công ty là chú trọng đến kênh phân phối, tăng cường các hoạt động quảng cáo để mở rộng thị phần. Công ty bánh kẹo Như Hương thực sự là một đối thủ cạnh tranh mạnh của các công ty khác trong ngành bánh kẹo. - Công ty TNHH bánh kẹo Tích Sỹ Giai: Công ty TNHH bánh kẹo Tích Sỹ Giai cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn của công ty cổ phần bánh kẹo Thanh Hương. Công ty TNHH bánh kẹo Tích Sỹ Giai có danh mục sản phẩm đa dạng hơn so với Thanh Hương, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp, giá cả phải chăng, Công ty có những mặt hàng có tính cạnh tranh khá cao so với sản phẩm Thanh Hương như các loại kẹo dẻo ( kẹo gôm, chíp chíp..), còn có mặt hàng bánh gạo và các loại bim bim. Ngoài ra, công ty Tích Sỹ Giai còn có hệ thống kênh phân phối giúp cho việc phân phối sản phẩm được thuận tiện. Mới đây công ty này sản xuất loại bánh gạo có phun S._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21418.doc