Tài liệu Phát triển thị trường nem chua Thanh Hóa: Mục lục:
I.Cơ sở nảy sinh ý tưởng:
II.Phân tích thị trường:
Nhu cầu thị trường:
Thị trường đồ nhậu
Thị trường quà lưu niệm
c. Vấn đề an tòan thực phẩm
Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh trong phân phối
Thị trường, khách hàng mục tiêu:
Thị trường mục tiêu
Khách hàng mục tiêu
III.Phân tích sản phẩm:
Mô tả sản phẩm:
Phân tích SWOT:
Điểm mạnh
Điểm yếu
Cơ hội
Thách thức
IV.Chiến lược bán hàng:
Mô hình phân phối:
... Ebook Phát triển thị trường nem chua Thanh Hóa
15 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6086 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phát triển thị trường nem chua Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối gián tiếp
Tổ chức hệ thống phân phối
Chiến lược sản phẩm:
Định vị sản phẩm
Chiến lược giá
Chiến lược marketing
4. Các mối quan hệ và cách hình thức hợp tác
V. Chiến lược phát triển của công ty
1. Chiến lược trong ngắn hạn
2. Chiến lược trong dài hạn
VI. Mô hình tổ chức của công ty:
VII. Kế hoạch tài chính công ty:
Chi tiêu tài sản cố định
Chi tiêu tài sản lưu động
Bảng lương
Chi phí nguyên vật liệu
Doanh thu dự kiến
Lợi nhuận dự kiến
I/ Cơ sở nảy sinh ý tưởng:
Khi nhắc tới Thanh Hóa người ta thường nghĩ tới dân ca đi cấy, điệu hò sông mã, và chắc hẳn có một món ăn không thể không nhắc tới đó là “nem chua Thanh Hóa”.Nem chua Thanh Hóa là một loại nem truyền thống có từ rất lâu đời ở Thanh Hóa, làm từ thịt lợn, với các loại gia vị và công thức làm độc đáo tạo thành một hương vị đặc biệt thơm ngon, hơi cay, chua rất phù hợp khi dùng với rượu bia.
Xuất phát từ thực tế, sản xuất nem chua rất phát triển ở Thanh Hóa, có rất nhiều cơ sở sản xuất ở Thanh Hóa, số lượng nem chua bán ra là rất lớn. Nem chua được sử dụng làm quà, tặng phẩm. Tôi đã thấy rất nhiều người từ mọi miền đất nước rất thích loại nem này, họ mua để ăn, làm quà cho gia đình người thân, và nem chua Thanh Hóa cũng được sử dụng như một món quà quê hương khi những người Thanh Hóa thăm bạn bè. Việc vận chuyển phức tạp và thường làm chất lượng nem không đảm bảo, ngoài ra rất nhiều đã bị mua phải hàng giả, hàng kém phẩm chất. Những thứ hàng này không những làm mất cơ hội để người tiêu dùng được thưởng thức một món nem tuyệt vời, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của nem Thanh Hóa.
Qua những thực tế trên, vấn đề này đã để lại cho tôi rất nhiều suy nghĩ. Đây là một món ăn rất đặc biệt, tất cả mọi người đều có quyền được thưởng thức món ăn này đúng với hương vị của nó. Vì vậy, tôi có ý tưởng xây dựng một cơ sở sản xuất nem chua Thanh Hóa với chất lượng, hương vị truyền thống , xây dựng thương hiệu nem chua Thanh Hóa để nhân dân cả nước biết tới món ăn này và bạn bè quốc tế có cơ hội thưởng thức một đặc sản trong thế giới ẩm thực Việt Nam.
Dự án này trước hết đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, ngoài ra nó còn có ý nghĩa về mặt văn hóa rất lớn. Sản phẩm là một hình thức để quảng bá văn hóa Thanh Hóa- một vùng đất rộng lớn , có những phong cảnh hùng vĩ, nên thơ, con người thông minh hiếu học, nền văn hóa lâu đời, và cũng là hình ảnh của một Việt Nam có những nét truyền thống với nghệ thuật ẩm thực riêng biệt trong con mắt bạn bè thế giới.Hơn thế nữa, dự án cũng đem lại hiệu quả về mặt xã hội, sản xuất nem là công việc không đòi hỏi trình độ lao động cũng như sức khỏe, do vậy có thể tạo công ăn việc làm cho ngay cả những người ở độ tuổi trung niên, là những người mà hầu như không thể kiếm được việc làm trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đây thực sự là một dự án đem lại rất nhiều lợi ích cho không những cá nhân mà là cả xã hội .
II/ Phân tích thị truờng:
Nhu cầu thị trường:
Sản phẩm này hướng tới hai thị trường mục tiêu: thị trường các món ăn dùng với rượu bia, đặc sản vùng dùng làm quà tặng.
Thị trường đồ nhậu:
Cũng giống như rất nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam sử dụng rất nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia, … đây cũng là một nét trong văn hóa của Việt Nam. Điều này có thể thấy rõ qua sự có mặt và phát triển lớn mạnh của rất nhiều hãng bia lớn trên thế giới: Halida, tiger…., sự mở rộng và phát triển của các hãng bia rượu Việt Nam, nghề nấu rượu ở VIệt Nam cũng rất phổ biến, số lượng các quán rượu là rất lớn.
Tuy nhiên thị trường đồ nhậu , đặc biệt đồ nhậu được chuẩn bị sẵn, không nhiều sự lựa chọn. Qua tìm hiểu tôi thấy người ta hay sử dụng một số sản phẩm: lạc rang, nem, các món ăn tù thịt lợn, bò, dê…Các món ăn từ thịt lợn, bò, dê có một nhược điểm là thời gian chuẩn bị khá lâu, còn các món chuẩn bị sẵn không phong phú. Con người ngày càng bận bịu, vì vậy nhu cầu về các đồ ăn sẵn là rất lớn, vì vậy có một tiềm năng rất lớn cho các đồ nhậu chuẩn bị sẵn, và nem là một sự lựa chọn hợp lý để phát triển.
Đặc biệt nem chua Thanh Hóa rất thích hợp làm đồ nhậu. Có rất nhiều loại nem: nem tai, nem rán, nem chua… Mỗi laọi có một đặc tính riêng, Sản phẩm nem chua của Thanh Hóa có 1 đặc tính nổi bật: thơm,c ó vị chua, hơi cay, điều này rất phù hợp khi nhắm với rượu, bia.
Thị trường quà lưu niệm:Khi đi qua motọ vùng đất người ta thường mua một món quà mang đặc trưng của vùng đất đó để làm quà . Nem chua Thanh Hóa rất thích hợp làm tặng phẩm vì nó mang đậm nét truyền thống.
Thị trường quà tặng ở đây được hiểu là: quà tặng cho khách du lịch đi qua Thanh Hóa, khách từ miền Nam ra miền bắc, khách du lịch nước ngoài.
Nem chua Thanh Hóa mang bản sắc ẩm thức vụng, và bản sắc ẩm thực Việt Nam vì vậy rất thích hợp làm tặng phẩm cho người từ miền Nam ra,hoặc du khách nước ngoài tới Việt Nam.
Trong thực tế nem chua Thanh Hóa được sử dụng làm quà tặng rât nhiều, theo khảo sát 80% số người được hỏi đã được tặng hay đã tặng nem chua Thanh Hóa cho người khác.
Vấn đề an toàn thực phẩm: Hiện nay ở Việt Nam, an toàn thực phẩm đang là motọ vấn đề nổi cộm. Các bệnh dịch: cúm gia cầm, lở mồm long móng làm mọi người rất lo ngại; thuốc sâu , thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản bị sử dụng tràn lan. Các quy trinh fsản xuất không đảm bao vệ sinh. Đời sống người dân ngày càng cao, người ta bắt đầu tỏ ra quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm, và sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để trả cho các sản phẩm sạch và an toàn.
Các loại nem hiện nay được sản xuất theo cách thủ công, chưa chú ý tới vấn đề vẹ sinh trong nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, thậm chí rất nhiều nơi chạy theo lợi ích cá nhân mà xâm hại tới lợi ích người tiêu dùng. Vì vậy sản phẩm nem chua Thanh Hóa sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đã thực sự đang hướng tới nắm bắt được các nhu cầu này của xã hội.
Kết luận: Nem chua Thanh Hóa không những đã cung cấp một sản phẩm đang có khoảng trống trên thị trường mà còn có những lợi thế mà các sản phẩm tương tự hay cùng loại trên thị trường không có được đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối thủ cạnh tranh:
Có 3 đối thủ cạnh tranh:
+Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: những cơ sở sản xuất nem khác
+ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: cơ sở sản xuất đồ nhắm khác, và các cơ sở sản xuất các đặc sản truyền thống khác.
+ Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: các cơ sở sản xuất nem khác
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nem: nem Hà nội: nem chua, nem rán, nem phùng,.. nem chua Hà Tây, nem các tỉnh khác, nem chua Thanh Hóa do các cơ sở sản xuất khác.
Ưu điểm :
+ Thời gian họat động lâu, do đó có các khách hàng quen, có đầu mối tiêu thụ quen.
+ Sử dụng hình thức phân phối trực tiếp, sử dụng lao động gia đình, do đó chi phí sản xuất giảm bớt, giá thành hạ.
Nhược điểm:
+ Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
+ Vấn đề an tòan thực phẩm không được chú trọng.
+ Yếu kém trong khâu marketing
Do đó để cạnh tranh với các đối thủy này không sử dụng cạnh tranh bằng giá cả, mà sẽ cạnh tranh bởi các thế mạnh của sản phẩm của công ty: sản xuất theo quy mô lớn, chất lượng, an toàn thực phẩm, chiến lược marketing tốt, nâng cao giá trị của sản phẩm: sản phẩm không chỉ là một món đồ nhậu bình thường mà nó đem theo giá trị văn hóa của Thanh Hóa, cũng như của Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp bao gồm: các cơ sở sản xuất đồ nhắm ăn sẵn và đồ nhắm phải nấu khác, các cơ sở sản xuất các đặc sản cổ truyền khác.
Ưu điểm:
+ Một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cũng có các ưu điểm như đề cập ở trên,ngoài ra có rất nhiều các cơ sở sản xuât có quy mô công nghiệp, chiến lược marketing tốt.
Nhược điểm:
+ Sản phẩm nem chua thanh Hóa có hương vị phân biệt đặc trưng khác so với các sản phẩm của đối thủ cạn trnah gián tiếp.
Do vậy, để cạnh tranh với các đối thủ này, chiến lược tốt nhất là tăng cường công tác marketing chỉ rõ những điểm phân biệt của sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối:
Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này là các công ty có nhu cầu phân phối sản phẩm qua các kênh phân phối như: cửa hàng tạp hóa, siêu thị, … các kênh phân phối đặc trưng của sản phẩm này như: cửa hàng bia , rượu,…
Phân phối ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Các đối thủ trong lĩnh vực này gồm rất nhiều công ty đã xây dựng được một mạng lưới phân phối lâu dài, trả hoa hồng cao.
Do đó, thứ nhất công ty chúng tôi sẽ trả hoa hồng cao cho các kênh phân phối, thứ hai tăng cường marketing quảng bá thương hiệu( bởi suy cho cùng các cửa hàng phân phối chạy theo lợi nhuận, nếu khách hàng có nhu cầu cao thì cửa hàng đó sẽ chấp nhận là kênh phân phối của sản phẩm chúng tôi) , thứ ba, phát triển các kênh phân phối trực tiếp.
Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu:
Thị trường mục tiêu:
Sản phẩm nem chua Thanh Hóa phục vụ hai nhu cầu: thứ nhất là đò nhắm kèm với rượu bia, và thứ hai là đặc sản vùng dùng làm quà lưu niệm .
Do đó nem chua Thanh Hóa sẽ nhắm vào thị trường chính là ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,….Hà Nội là nơi lượng tiêu thụ nem cho nhu cầu dùng kèm rượu bia lớn, hơn thế nữa Hà Nội là địa điểm có rất nhiều khách du lịch từ mọi miền đất nước và từ nước ngoài tới thăm, do đó đây là thị trường trọng điểm ., Thị trường quan trọng thứ hai là Thanh Hóa, bởi trước hết nem chua thanh Hóa là một đặc sản vùng nổi tiếng của Thanh Hóa, nên sẽ có rất nhiều khách du lịch qua Thanh Hóa chọn đây là món hàng để tặng gia đình và bạn bè.
Khách hàng mục tiêu:
Xuât phát từ những đặc điểm và giá trị sử dụng của nem chua Thanh Hóa, khách hàng mục tiêu được xác định là: những người có thu nhập từ trung bình trở lên thuộc các nhóm sau:
Những người thừờng uống rượu bia.
Những khách du lịch qua Thanh Hóa
Những khách du lịch từ các nơi khác đặc biệt là miền Nam ra Hà nội
Những khách du lịch nước ngoài tới VIệt Nam
5. Những người thích ăn nem chua Thanh Hóa.
III. Phân tích sản phẩm:
Mô tả sản phẩm:
Sản phẩm được làm từ:
+ thịt nạc lợn
+ bì lợn
+ các gia vị : ớt, tỏi
+ các nguyên liệu khác
Sản phẩm được gói bằng lá chuối thành từng cái nhỏ, trọng lượng 25g/ 1 cái, đóng thành hộp 10 cái/ 1 hộp , trọng lượng hộp là 250 g/ 1 hộp
Hương vị sản phẩm: sản phẩm có vị thơm ngon của thịt lợn được lên men,vị chua đặc trưng, vị cay của ớt và tỏi.
Thời gian bảo quản:
+ sản phẩm sau khi gói để ở nhiệt độ bình thường sau 2 ngày có thể ăn được, sau đó bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giữ được trong 15 ngày
+ để sản phẩm ở nhiệt độ thấp có thể để được 20 ngày sau đó lấy ra để ngòai nhiệt độ bình thường 2 ngày sau có thể ăn được.
Cách sử dụng : sản phẩm thơm ngon nhất nếu để ở trong tủ lạnh trước khi ăn ( nem sẽ chắc hơn) , ăn cùng với tương ớt hoăc nước mắm hoặc có thể ăn một mình, Nem chua Thanh Hóa phù hợp khi dùng với rượu bia.
Vận chuyển:
+với mục đích làm đồ nhắm, nem chua sẽ được để cho chín, sau đó vận chuyển bằng xe lạnh và bảo quản trong tủ lạnh.
+ với mục đích làm quà tặng nem chua thanh Hóa sẽ được vận chuyển bằng xe lạnh, bảo quản trong tủ lạnh sau đó bán tới tay người tiêu dùng.
Phân tích SWOT;
Strength( điểm mạnh) :
Nem chua Thanh Hóa là một sản phẩm truyền thống rất nổi tiếng của Thanh Hóa, vì vậy khi tiến hành sản xuất sản phẩm này trên quy mô công nghiệp và điều kiện an toàn thực phẩm chúng tôi sẽ có những lợi thế sau:
-Thương hiệu sẵn có , khẳng định chất lượng sản phẩm ( theo kết qủa điều tra thị trường có 87%( 87/100 người) biết tới thương hiệu nem chua Thanh Hóa.
-Nem chua Thanh Hóa là một đặc sản truyền thống rất thích hợp làm quà tặng.
- Các nhà sản xuất sản phẩm này và các sản phẩm tương tự còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa chú trọng tới quảng bá thương hiệu và nhắm vào thị trường làm quà tặng .
-Nem chua Thanh Hóa có hương vị rất đặc biệt thơm ngon, phù hợp làm đồ nhắm cũng như để ăn.
Để phát huy các thế mạnh sẵn có, thứ nhất xây dựng thương hiệu, sản phẩm công ty gắn liền với thương hiệu nem chua Thanh Hóa. Thứ hai, nhắm vào cả hai thị trường : làm đồ nhắm, và làm quà tặng. Thứ bà,sản xuất với quy mô lớn đảy mạnh quảng bá thương hiệu, chú ý an toàn thực phẩm.
Weakness( điểm yếu):
Thời gian bảo quản ngắn.
Uy tín của nem chua Thanh Hóa bị tổn hại nhiều do hiện tựợng hàng kém phẩm chất.
Nem chua Thanh Hóa là đặc sản vùng , chỉ đặc trưng cho Thanh Hóa.
Để khắc phục những nhược điểm này, trước hết chú ý đầu tư khâu bảo quản và vận chuyển, đặt các cơ sở sản xuất gần các thị trường mục tiêu, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu để có thể có các công nghệ mới kéo dài thời gian sử dụng của nem chua Thanh Hóa. Thứ hai, chú trọng vào bao bì, marketing để làm cho người mua thấy rõ điểm khác biệt của sản phẩm nem chua Thanh Hóa của VFC với các sản phẩm khác kém chất lượng, tránh tình trạng người tiêu dùng mau phải các sản phẩm kém chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm.Thứ ba, chuyển tải các giá trị văn hóa vùng miền vào sản phẩm, và không những của Thanh Hóa mà của Việt Nam.
Opportunity:
Thị truờng lớn, tiềm năng: thị trường đồ nhắm,thị trường quà tặng.
Thị trường ở các lĩnh vực sản phẩm tương tự hay liên quan cũng còn đang bỏ ngỏ.
Thách thức:
Cạnh tranh gay gắt tới từ các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ,các công ty sản xuất các sản phẩm thay thế
Lâu nay người dân vẫn quan niệm về các sản phẩm nem chua Thanh Hóa được sản xuất thủ công nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, nên việc thay đổi thói quen và tâm lý người tiêu dùng là một trở ngại rất lớn.
IV. Chiến lược bán hàng:
Mô hình phân phối:
Mô hình phân phối trực tiếp:
Khi tiến hành phân phối một cách gián tiếp thông qua các đại lý, các cửa hàng bán lẻ công ty sẽ phải nhượng lại cho các nhà bán lẻ này một lượng lợi nhuận rất lớn, lượng lợi nhuận này ngày càng tăng lên do tính chất cạnh tranh phức tạp trong việc lôi kéo các nhà bán lẻ của các nhà sản xuất các sản phẩm cạnh tranh, không những thiệt hại về vấn đề lợi nhuận mà nhà sản xuất còn phải cho nhà bán lẻ nhiều quyền lợi khác.
Mặt khác, cửa hàng bán lẻ là nơi trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, nên nếu tiến hành phân phối trực tiếp, công ty sẽ có thể tiến hành các chương trình quảng cáo, khuyến mại của mình đạt kết quả cao hơn, các cửa hàng phân phối trực tiếp là một kênh hữu ích cung cấp thông tin phản hồi từ khách hàng. Ngoài ra đây còn là kênh phân phối có thể giúp đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng và đưa các giá trị văn hóa của sản phẩm tới vớikhách hàng.
Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nem chua, nem chua là một đồ nhắm rất thích hợp, vì vậy mô hình phân phối trực tiếp sẽ dưới hai dạng:
+Các cửa hàng bán nem làm quà tặng.
+Các cửa hàng bia chuyên bán nem chua Thanh Hóa
Bia,rượu và nem chua Thanh Hóa là hai sản phẩm bổ sung cho nhau, vì vậy khi mở các đại lý phân phối trực tiếp là các cửa hàng bán bia chuyên bán nem chua Thanh Hóa thì sẽ vừa tiêu thụ được sản phẩm lại vừa có thể có được doanh thu từ bia. Trong dài hạn đây thực sự là một kênh rất tốt để có thể tạo được mối liên kết giữa VFC và các công ty kinh doanh rượu bia.
Các cửa hàng bán nem làm quà tặng sẽ tập trung vào những nơi có đông khách du lịch tới tham quan, đặt mối quan hệ với các công ty du lịch để cung cấp sản phẩm này làm quà tặng cho khách du lịch.
Kênh phân phối gián tiếp:
Các kênh phân phối gián tiếp gồm có: cửa hàng bia, cửa hàng tạp hóa, siêu thị ,…
Chiến lược phân phối: để hoa hồng cao cho các đại lý phân phối.
Đối với kênh phân phối gián tiếp quan trọng là các cửa hàng bia, rượu, ngoài việc để hoa hồng cho cửa hàng, VFC tổ chức một hệ thống quản lý thưởng cho các nhân viên phục vụ bàn khi mà họ bán được sản phẩm. Hệ thống này sẽ giúp biến mỗi người phục vụ bàn trở thành một nhân viên tiếp thị cho VFC.
Tổ chức hệ thống phân phối:
Cả hai hình thức sẽ được sử dụng một cách linh hoạt ,tuy vào đặc điểm của từng thị trường. Ở các thành phố lớn, sẽ xây dựng một, hai địa điểm phân phối trực tiếp lớn, tuy nhiên chủ yếu sẽ dựa vào kênh phân phối gián tiếp.Ở các khu vực thị trường nhỏ hơn sẽ sử dụng kênh phân phối gián tiếp là chủ yếu , và tiến hành nhượng quyên thương mại để mở rộng thị trường phân phối.
Chiến lược sản phẩm:
Định vị sản phẩm:
Sản phẩm được định vị dựa trên hai tiêu chí: chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa bên trong sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một trong những điểm mạnh của nem chua Thanh Hóa ( qua điều tra thị trường 80/87 người đã từng ăn nem chua Thanh Hóa đều đánh giá nem chua Thanh Hóa ngon). Hơn thế nữa chúng tôi cũng ý thức rằng để một sản phẩm có thể tồn tại được lâu, có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng thì điều đầu tiên sản phẩm phải đảm bảo được chất lượng . Vì vậy chúng tôi chủ trương chú trọng vào chất lượng, tăng cường nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm . Tăng cường quảng cáo khẳng định chất lượng sản phẩm, tiếp cận người tiêu dùng bằng chính sách để người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm, tự mình khẳng định hương vị thơm ngon của nem chua Thanh Hóa.
Ngòai chất lượng các giá trị vô hình chính là giá trị sống mãi trong tâm trí người tiêu dùng, các giá trị văn hóa không chỉ giúp định hình phân biệt với sản phẩm cùng loại mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới các khách hàng mục tiêu. Nem chua Thanh Hóa khác với các loại nem khác ở chỗ : nem chua Thanh Hóa mang các giá trị truyền thống của Thanh Hóa- 1 vùng đất giàu đẹp, con người cân cù chăm chỉ,hiều học, giầu truyền thống yêu nước mang lại một ấn tượng sâu sắc, bởi vậy cân gắn nem chua Thanh Hóa với các giá trị của đất và người Thanh Hóa. Hơn thế nữa chúng tôi sẽ nâng cao các giá trị văn hóa này lên một tầng nữa đó là nem chua Thanh Hóa mang những đặc trưng truyên thống của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam.
Chiến lược giá:
Giá bán lẻ sản phẩm: 15.000 / 1 gói( 10 cái nem)
Đây là một mức giá phù hợp với đối tượng là người tiêu dùng có mức thu nhập vừa.
Sản phẩm có giá bán cao hơn so với giá các loại nem khác trên thị trường( 1000/ 1cái) tuy nhiên sản phẩm của chúng tôi có trọng lượng lớn hơn, và hơn thế nữa giá cao hơn cũng là một lợi thế bởi điều này cũng đảm bảo chất lượng đi kèm, điều kiện an tòan thực phẩm, tạo được tâm lý tin tuởng cho người tiêu dùng.
Các hình thức marketing:
Xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Xây dựng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Trong quá trình marketing chú trọng nhấn mạnh tới hai ưu điểm này.
Hình thức quảng cáo: phương châm quảng cáo là khi người tiêu dùng được
dùng thử sản phẩm biết tới sản phẩm họ sẽ sử dụng sản phẩm. Vì vậy chúg tôi sẽ sử dụng các hình thức các ngày hội ăn thử nem miễn phí, phát tặng sản phẩm.
Ngòai ra chúng tôi sẽ sử dụng các hình thức quảng cáo truyền thống khác. Trong giai đoạn đầu do hoạt động sản xuất chưa mở rộng , lợi nhuận còn ít các hình thức quảng cáo chi phí thấp: phát tờ rơi, băng rôn quảng cáo, các bảng quảng cáo sẽ được ưu tiên hơn. Tuy nhiên khi hoạt động của công ty được mở rộng các hình thức quảng cáo khác như trên báo chí, đài , ti vi sẽ được ưu tiên vì chúng có lượng khán giả lớn.
Lượng chi phí dành cho quảng cáo chiếm một lượng lớn trong chi phí sản xuất, vì chúg tôi muốn quảng bá mạnh mẽ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nem chua Thanh Hóa, mở rộng thị trường, một trong những yếu tố được ưu tiên nhất chính là hoạt dộng marketing.
Tham gia các hoạt động tài trợ cho các sự kiện lớn, đặc biệt tổ chứccác sự kiện liên quan tới hình ảnh văn hóa Thanh Hóa để dần dân đưa giá trị văn hóa Thanh Hóa vào sản phẩm của công ty.
4. Các mối quan hệ và các hình thức hợp tác: - Các mối quan hệ : - quan hệ với đối thủ
- quan hệ với khách hàng
- quan hệ liên minh giữa các công ty
Quan hệ với các dối thủ cần được giữ tôt đẹp.
Quan hệ với khách hàng là một mối quan hệ có vai trò cực kỳ quan trọng tới sự tồn tại và phát triể của công ty. Công ty giữ mối quan hệ này được bền vững bằng cách luôn bảo đảm chất lượng tốt cho các sản phẩm, phong cách phục vụ tân tình. Ngoài ra với các khách hàng thường xuyên có thể áp dụng các chính sách giảm giá, duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng các quan hệ cá nhân( quan tâm tới các ngày lễ, tết)….
Nem chua Thanh Hóa là sản phẩm rất thich hợp làm đồ nhắm, bởi vậy sẽ rất thuận tiện nếu tạo một liên minh với một công ty sản xuất bia rượu, sản phẩm nem chua sẽ được quảng cáo, bán kèm với các sản phẩm đồ uống của công ty này , đồng thời các cửa hàng phân phối trực tiếp của nem chua Thanh Hóa sẽ sử dụng đồ uống của hãng này.
V. Chiến lược phát triển của công ty:
1. Chiến lược trong ngắn hạn:
Trong ngắn hạn , công ty sẽ duy trì sản xuất , mở rộng khuyếch trương quảng cáo để san phẩm nem chua Thanh Hóa của công ty trở thành một sa phẩm quen thuộc trong tâm trí và trong tiêu dùng hàng ngày của người tieu dùng. Mục tiêu của công ty trong ngắn hạn là đưa thị phần của công ty trong ngắn hạn chiếm ưu thế , dần dần hình thành bản sắc văn hóa trong sản phẩm,, hướng tới đối tượng khách du lịch.
2.Chiến lược trong dài hạn:
Sản phẩm: Hiện nay có rất nhiều sản phẩm trên thị trường có nhiều điểm tương đồng với nem chua: giò,chả,… là những món ăn rất quen thuộc với người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay có rất ít công ty kinh doanh trong lĩnh vực này sản xuất với quy mô công nghiệp, theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Vì vậy đây là một khoảng trống trong thị trường mà trong dài hạn công ty muốn hướng tới. Lĩnh vực đồ nhắm cũng là thị trường mục tiêu của công ty, công ty sẽ phát triển đa dạng hơn nữa các sản phẩm đồ nhắm.
Thị trường: Các sản phẩm của công ty hầu hết là các sản phẩm rất quen thuộc và gần gũi với người Việt Nam , Do đó , snả phẩm có thể tiếp cận và nhám tới tất cả mọi đối tượng . Mục tiêu của công ty là hàng hóa sẽ có mặt và đáp ứng nhu cầu của mọi vùng miền trên cả nước.
Các sản phẩm này cũng là những sản phẩm mang đậm phong cáh ẩm thực việt nam , và là những món ăn rất bổ duỡng, công ty hướng tới xuất khẩu tới các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật…
- Để đảm bảo an toàn thực phẩm công ty tiến hành hợp tác với các hộ chăn nuôi, để đảm bảo từ khâu nguyên liệu
VII/ Mô hình tổ chức công ty:
Tên công ty: công ty VFC( vietnam food company)
Công ty tổ chức theo phương thức công ty cổ phần . Loại hình công ty này thích hợp để tạo ra hiệu quả quản lý và giám sát cao đồng thờitạo điều kiện thuận lợi để công ty huy động vốn khi có nhu cầu mở rộng sản xuất trong dài hạn.
Hai bộ phận quan trọng nhất là : bộ phận sản xuất và bộ phận marketing
+Bộ phận sản xuất gồm : 1 người quản lý, 20 công nhân
+Bộ phanạ marketing gồm: 1 người quản lý và 2 nhân viên
Ngòai ra còn có : 1 kế tóan, và một giám sát kỹ thuật.
Trong dài hạn khi mà sản xuất được mở rộng, bộ phận nghiên cứu và phát triển là bộ phận cần phải được mở rộng và đầu tư nhiều nhất.
Tổng số nhân sự trong công ty: 26 người
Lương cho công nhân trả theo sản phamả.
Lương trả cho bộ phận marketing,trả theo số lượng sản phẩm án ra, tuy nhiên có một phần lương cứng.
Bảng lương dự kiến:
Lương giám đốc điều hành: 3 tr/ 1tháng
Lương quản lý sản xuất : 2 tr/ 1tháng
Lương giám sát kỹ thuật: 3 tr/ 1 tháng
Lương quản lý marketing: 2 tr/ 1 tháng
Lương công nhân sản xuất: 800 nghin đồng/1 tháng
Lương nhân viên marketing: 1.5 triệu/1 tháng
Lương kế toán: 1.5 tr/ 1 tháng
Tổng cộng: 30,5 tr/1 tháng
VIII. Kế hoạch tài chính:
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
- đơn vị tiền: VN đồng
1. Chi phí cố định
Chi phí
Giá trị( triệu đồng)
Thời gian sử dụng( năm)
Khấu hao theo năm( triệu đồng)
Khấu hao theo tháng( triệu đồng)
1.Nhà xưởng
2. Kho bảo quản
3.Máy móc
4. Thiết bị văn phòng
5. Chi phí mua công nghệ
100
50
20
20
50
10
5
5
5
5
10
10
4
4
10
0.83
0.83
0.33
0.33
0.83
Khấu hao trong một năm: 38 triệu vnd
2. Chi phí nguyên vật liệu:
- Thịt lợn nạc: đơn giá 35.000 đ/ 1kg
- Bì lợn : 10.000đ/ 1 kg
Chi phí
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
1.Thịt lợn
63
63
94.5
126
126
126
126
126
126
94.5
63
63
2. Bì lợn
12
13
19.5
26
26
26
26
26
26
19.5
13
13
3. nguyên liệu khác
1
1
1.5
2
2
2
2
2
2
1.5
1
1
4. Bao bì
2
3
4
4
4
4
4
4
4
3
2
2
Tổng chi phí
78
78
117
156
156
156
156
156
156
117
78
78
Tổng chi phí nguyên liệu cả năm: 1482 triệu vnd
Chi phí lưu động:
Chi phí
Số tiền ( theo tháng)
( triệu đồng)
1. Chi phí nhân công
28.5
2. Chi phí quảng cáo
15
3. Chi phí dịch vụ mua ngoài
3
4, Chi phí vận chuyển
5
5. Tổng chi phí
53.5
Tổng chi phí lưu động trong 1 năm là : 53.5*12=642 tr
5. Doanh thu dự tính:
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
Số lượng( nghìn gói)
12
18
24
24
24
24
24
24
24
18
12
12
Đơn giá( nghìn đồng)
10.5
10.5
10.5
10.5
10.5
10.5
10.5
10.5
10.5
10.5
10.5
10.5
Doanh thu( triệu đ
126
189
189
252
252
252
252
252
252
189
189
126
Tổng doanh thu năm thứ nhất : 2394 triệu vnd
6. Lợi nhuận dự kiến :
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm 1
Chi phí nguyên liệu
78
78
117
156
156
156
156
156
156
117
78
78
1482
Chi phí lưu động
53.5
53.5
53.5
53.5
53.5
53.5
53.5
53.5
53.5
53.5
53.5
53.5
642
Chi phí khấu hao
3.17
3.17
3.17
3.17
3.17
3.17
3.17
3.17
3.17
3.17
3.17
3.17
38
Tổg phải chi
134.67
13467
171.67
212.67
212.67
212.67
212.67
212.67
212.67
171.67
134.67
134.67
2158.04
Tổng doanh thu
126
126
189
252
252
252
252
252
252
189
126
126
2394
Lợi nhuan trước thuế
-8.6
-8.6
17.33
39.33
39.33
39.33
39.33
39.33
39.33
17.33
-8.6
-8.6
235.78
Vậy lợi nhuận năm thứ nhất : 235.78
Do trong giai đoạn đầu cần đầu tư mạnh vào khuếch trương thương hiệu, quảng cáo nên cần một lượng vốn ban đầu lớn.
Tổng số vốn ứng trứớc là : 240 tr(vốn cố định) + 160 tr vốn lưu động = 400 tr
Thời gian thu hồi vốn ban đầu là : 400/( 235,78+ 3.17)=1.67 năm
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14072.doc