Tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi của Công ty sản xuất thương mại & đầu tư Anh Dũng: LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, ngành nông nghiệp nước ta nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng đang phát triển rất mạnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, là sự xuất hiện ngày càng nhiều các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm TAGS. Điều đó đã tạo môi trường cạnh tranh giữa các DN trong ngành để tranh giành những khách hàng nhằm chiếm “một chỗ” trong thị trường TAGS VN. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, Công ty Sản Xuất Thương Mại & ... Ebook Phát triển thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi của Công ty sản xuất thương mại & đầu tư Anh Dũng
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi của Công ty sản xuất thương mại & đầu tư Anh Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu Tư Anh Dũng để tồn tại & phát triển thì giữ được khách hàng đang có, đồng thời phải không ngừng tìm kiếm khách hàng. Trong thời gian thực tập em nhận thấy vấn đề thị trường & các chính sách Marketing của công ty còn nhiều bất cập. Do đó với chuyên đề thực tập, em quyết định chọn đề tài :
“Phát triển thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi của công ty sản xuất thương mại & đầu tư Anh Dũng”
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS.TS HOÀNG MINH ĐƯỜNG, Người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty Anh Dũng đã giúp đỡ & tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Giang
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN GIA SÚC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN GIA SÚC
Một số khái quát về thức ăn gia súc
Khái niệm về thức ăn gia súc
Thức Ăn Gia Súc (TAGS) là sản phẩm từ tự nhiên & hoạt động của con người. Cùng với nhu cầu ngày càng tăng lên về sản phẩm từ chăn nuôi của con người, ngành nuôi ngày càng phát triển. Sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, trứng, sữa…không ngừng đáp ứng nhu cầu tiêu dung tươi hang ngày cho người dân mà còn làm nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược chăn liệu & hiện nay còn có vai trò quan trọng trong xuất khẩu. Chính vì vậy, nguồn thức ăn cung cấp cho ngành chăn nuôi ngày càng đa dạng. Người ta không những đã sử dụng nguồn thức ăn từ thực vật mà còn sử dụng cả nguồn thức ăn động vật, vi sinh vật, khoáng chất, vitamin & những loại thức ăn tổng hợp khác.
Do đó, khái niệm thức ăn vật nuôi đã được định nghĩa : “ Thức ăn là những sản phẩm từ thực vật, động vật, khoáng vật những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi, được khai thác từ tự nhiên hoặc qua quá trình hoạt động của con người”
Các loại thức ăn cho vật nuôi
● Thức ăn tự nhiên : gồm các loại thực vật & động vật làm thức ăn cho gia cầm chăn thả tự nhiên.
● Nguồn thức ăn được chế biến : Hoạt động chế biến TAGS đảm bảo thức ăn được cung cấp đầy đủ cân đối các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho con vật góp phẩn tăng năng suất vật nuôi thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
● Thức ăn sản xuất từ trồng trọt : gồm các loại rau xanh, các loại bèo, các sản phẩm chính của trồng trọt có chất lượng thấp không dùng cho người.
- Chế biến thức ăn bảo đảm nguồn cung cấp thức ăn ổn định đều đặn, không mang tính thời vụ. Chế biến TAGS gồm 2 dạng :
+ Chế biến thức ăn dạng thô
+ Chế biến thức ăn dạng tinh
Ngành công nghiệp TAGS: Sản phẩm TAGS gồm 2 loại là TAGS hỗn hợp & TAGS đậm đặc :
+ TAGS đậm đặc : Là loại thức ăn hỗn hợp của 3 nhóm dinh dưỡng chính Protein, khoáng & vitamin với hàm lượng cao, ngoài ra được bổ xung thêm các thức ăn bổ sung như bột cám gạo, bột ngô, bột sắn… Theo tỉ lệ thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của từng vật nuôi.
+ TAGS hỗn hợp : Là loại thức ăn hoàn toàn cân bằng các chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Loại thức ăn dạng này đảm bảo sự duy trì được đời sống & sức sản xuất của vật nuội. Khi người chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp sẽ không phải sử dụng thêm các loại thức ăn khác ( bột, ngô, sắn…) trừ nước uống. Loại thức ăn hỗn hợp thích hợp với những phương thức chăn nuôi công nghiệp
Tổng quan về thị trường & phát triển thị trường TAGS
Khái niệm của thị trường TAGS
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan. Trong hệ thống lý thuyết kinh tế, nhiều khái niệm thị trường được ghi nhận song hầu hết các quan niệm thị trường có tính chất vĩ mô. Ở phạm vi của DNTM, thị trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau & những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu trên của khách hàng.
Đứng trên giác độ đó có thể hiểu, thị trường thức ăn chăn nuôi gồm những người chăn nuôi & tất cả các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất hoặc mua bán thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu về nguồn thức ăn cho những người chăn nuôi.
Phân loại thị trường TAGS
Phân loại thị trường là việc phân chia thị trường theo các tiêu thức khác nhau để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu & phát triển thị trường.
Các DN quan niệm, “ Thị trường bao gồm tất cả khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng & có khả năng tham gia trao đổi đẻ thỏa mãn nhu cầu & mong muốn đó”. Do vậy, người kinh doanh sản phẩm TAGS, phải xác định được những nhóm khách hàng mình đang phục vụ & những khách hàng doanh nghiệp sẽ vươn tới.
Như đã nói ở trên, thị trường của doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh sản phẩm TAGS là những người chăn nuôi. Nhưng không phải tất cả những khách hàng này doanh nghiệp đều phục vụ. với tiềm lực của mình doanh nghiệp sẽ xác định những nhóm khách hàng sẽ cung cấp sản phẩm một cách tốt nhất hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.
Có thể chia thị trường của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TAGS như sau :
Sơ đồ 1.2 : kết cấu của thị trường thức ăn chăn nuôi
Thị
trường
tiềm
năng
(1)
Thị
trường
hiện
có
(2)
Thị trường
đủ tiêu
chuẩn
hiện có
(3)
Thị trường mục tiêu
(4)
Thị trường chiếm lĩnh
(5)
Tổng số người chăn nuôi
Nguồn : Quản trị Marketing – Philip Kotler
- Thị trường tiềm năng (1) : Là tập hợp những người tiêu dùng tự công nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trường. Người chăn nuôi tiềm ẩn sẽ có ba yếu tố ảnh hưởng để tạo nên thị trường là : Sự quan tâm, Thu nhập & cách tiếp cận.
+ Sự quan tâm : xuất phát từ nhu cầu muốn chăn nuôi dựa tren đặc điểm của thị trường TAGS
+ Thu nhập : Người chăn nuôi do phần lớn là nông dân, thu nhập thấp & vốn sản xuất nhỏ lại phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất dài. Do vậy, lý do giá TAGS công nghiệp quá cao là một nguyên nhân giảm cầu về TAGS công nghiệp.
+ Khả năng tiếp cận : khi khách hàng ở thị trường tiềm ẩn có những rào cản tiếp cận nào đó không tiếp cận tới sản phẩm & công ty sẽ thu hẹp quy mô thị trường của doanh nghiệp.
- Thị Trường hiện có (2) : Là tập hợp những khách hàng có quan tâm thu nhập & khả năng tiếp cận một sản phẩm cụ thể của thị trường.
- Thị trường đủ tiêu chuẩn hiện có (3): Gồm tập hợp những khách hàng có quan tâm, thu nhập, khả năng tiếp cận & đủ tiêu chuẩn đối với một mặt hàng cụ thể của thị trường
- Thị trường mục tiêu (4) : Là một bộ phận của thị trường có đủ tiêu chuẩn hiện có, mà công ty theo đuổi & thực hiện những mục tiêu của mình
- Thị trường chiếm lĩnh (5): Là tập những khách hàng đang mua sản phẩm của công ty
Với kết cấu thị trường như vậy, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong môi trường kinh doanh như hiện nay đều phải hoạch định chiến lược thị trường. Với mục tiêu không những bảo vệ nhóm khách hàng mà đang tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, mà còn phải mở rộng nhóm khách hàng của doanh nghiệp.
Nội dung phát triển thị trường
Phát triển sản phẩm
Là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn hơn nữa những nhu cầu của thị trường, đặc biệt là sản phẩm mới – chất lượng cao. Đây chính là phương thức kinh doanh có hiệu quả cho các doanh nghiệp & cũng là cách thức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Ở đây, San phẩm của doanh nghiệp nên được hiểu là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ các nhu cầu của khách hàng bao gồm các sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, cách thức phân phối… Sản phẩm mà người tiêu dùng nhận được bao gồm hàng hóa cứng ( hàng hóa hiện vật ) & hàng hóa mềm (dịch vụ). Từ quan điểm này cho thấy chỉ cần một sự thay đổi một trong những yếu tố trên như có thêm những tính năng mới hoặc bao bì mới, dịch vụ mới…
Có thể phát triển sản phẩm theo hai hướng :
- Phát triển sản phẩm mới hoàn
- Cải tiển, hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có, bao gồm :
Phát triển thị trường về khách hàng
Theo quan điểm của kinh doanh hiện đại là nhằm vào nhu cầu của khách hàng để sắp xếp tiềm lực & mọi cố gắng của DN tìm ra sự thỏa mãn với khách hàng. Thị trường của các DN sản xuất & kinh doanh sản phẩm TACN có thể phân chia thành các nhóm sau :
Căn cứ vào hành vi tiêu thụ : khách hàng là những người tiêu dùng cuối cùng & người tiêu thụ trung gian.
Căn cứ vào phạm vi địa lý , các vùng miền
Căn cứ vào khối lượng hàng hóa mua : khách hàng mua với khối lượng lớn & khách hàng mua với khối lượng nhỏ.
Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng – doanh nghiệp : Khách hàng truyền thống & khách hàng mới.
Phát triển khách hàng theo hai hướng cả về số lượng & chất lượng
Phát triển thị trường về phạm vi địa lý ( địa bàn kinh doanh )
Phát triển thị trường của DN không chỉ là phát triển về sản phẩm, về khách hàng mà cả về mặt không gian. Phát triển thị trường về mặt không gian là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.
Phát triển thị trường về không gian có thể được thực hiện thông qua sự lựa chọn các kênh phân phối thích hợp. Tùy vào mục tiêu chiến lược bán hàng, các doanh nghiệp có thể quan hệ với người bán lẻ, người bán buôn & cả người trung gian để mở rộng phạm vi bán hàng.
Phương hướng phát triển thị trường
Phương hướng phát triển thị trường về mặt lý luận có thể phát triển theo 3 hướng :
-Phát triển theo chiều rộng : Đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý,tăng quy mô sản xuất & kinh doanh hay nói khác là hình thức phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm về mặt lượng.
- Phát triển theo chiều sâu : Chính là sự nâng cao chất lượng hiệu quả của thị trường :
+ Thâm nhập sâu vào thị trường
+ Mở rộng thị trường
+ Cải tiến hàng hóa
- Phát triển kết hợp cả chiều rộng lẫn chiều sâu : Khi DN đã có vị trí vững chắc trên thị trường & có điều kiện tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất & năng lực quản lý.
Biện pháp phát triển thị trường
a ) Đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu cụ thể của khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại quy cách, thời điểm cần hàng hóa dịch vụ, nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng để đưa ra thị trường những hàng hóa, dịch vụ phù hợp.
b ) Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh & phát triển thị trường, chiến lược cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.
c ) Hoàn thiện bộ máy kinh doanh, bộ máy nghiên cứu & phát triển thị trường của DN theo hương gọn nhẹ & có hiệu lực với công việc được giao
d ) Tăng cường chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng cao.
e ) Phát triển các hoạt động dịch vụ để đưa ra thị trường nhiều loại dịch vụ với chất lượng tốt như một phương tiện lôi kéo khách hàng, một phương tiện cạnh tranh hiệu quả nhất. Đặc biệt chú ý đến dịch vụ sau bán hàng.
f ) Mở rộng thị trường bằng lựa chọn kênh phân phối, kênh bán hàng hợp lý hiệu quả, phát triển hệ thống đại lý bán hàng, thành lập các chi nhánh, trung tâm giao dịch mua bán, giới thiệu sản phẩm với đông đảo khách hàng.
g ) Tăng cường hợp lý các hoạt động xúc tiến thương mại : Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm, thâm nhập vào các kênh phân phối hàng hóa. Xây dựng và bảo vệ, phát triển thương hiệu sản phẩm để làm tăng giá trị sản phẩm, tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
h ) Sử dụng đòn bẩy giá cả để thu hút khách hàng, căn cứ vào cung cầu thị trường để điều chỉnh linh hoạt.
i ) Không ngừng tạo dựng & nâng cao uy tín của DN trên thị trường để DN có vị trí cao, có uy tín lớn & có hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng.
k ) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, yếu tố quyết định của mọi yếu tố, chìa khóa của mọi thành công.
Một số giải pháp về Marketing hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh sản phẩm TAGS công nghiệp
Những chính sách Marketing DN có thể sử dụng :
5.1 Chính sách sản phẩm :
Sản phẩm là một trong những yếu tố đầu tiên & quan trọng nhất của chương trình Marketing. Chiến lược sản phẩm đòi hỏi phải đưa ra được những quyết định hài hòa về danh mục sản phẩm, Chủng loại sản phẩm, bao bì & cách gắn nhãn hiệu. Các chiến lược sản phẩm trong DN kinh doanh thức ăn gia súc thường gồm :
- Xác định vị trí & xác định lại vị trí cho sản phẩm nhằm tăng sản phẩm, củng cố niềm tin cho khách hàng hiện tại & khách hàng tương lai :
+ Chiến lược xác định vị trí sản phẩm bao gồm sự chuẩn đoán có mục đích đó là xác định các sản phẩm đang cạnh tranh & vị trí của chúng đối với những quyết định của người tiêu dùng & khách hàng tương lai.
+ Đặt lại vị trí của sản phẩm bằng cách tăng ( giảm ) các đặc tính để tạo ra hình ảnh mới của sản phẩm. Đặt lại vị trí của sản phẩm là một giải pháp hợp lý trong DN kinh doanh TAGS. Đây là một chiến lược marketing nhằm khắc phục ứ đọng sản phẩm trên thị trường.
Cùng với chiến lược đặt vị trí sản phẩm & đặt lại vị trí sản phẩm các DN phải sử dụng kết hợp cùng với các công cụ khác như Quảng cáo phải được tăng cường, kênh phân phối giá cả hợp lý.
- Đổi mới sản phẩm : Là thay đổi sản phẩm của người kinh doanh, 2 chiến lược đổi mới sản phẩm
+ Chiến lược đổi mới phản ứng : Đây là chiến lược của người bắt chước sản sàng phản ứng nhanh đối với sự thay đổi của môi trường nhờ có một khả năng lớn về marketing & sự mềm dẻo linh hoạt của cơ cấu tổ chức sản xuất.
+ Chiến lược “hậu hiệu” : Chiến lược này chỉ ra rằng DN thấy trước những thay đổi của môi trường & đi vào một quy trình đổi mới : DN sẽ bắt trước các DN cạnh tranh của mình. VD : thức ăn công nghiệp chứa chất kháng sinh phòng dịch bệnh mới như hiện nay là bệnh cúm gia cầm…là sản phẩm rất mới, nếu DN nào theo đuổi chiến lược này sẽ có một lợi thế.
- Phát triển sản phẩm mới : Việc phát triển một sản phẩm hoàn toàn mới trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp hiện có trên thị trường.
- Các chiến lược khác :
+ Chiến lược bắt chước : Phù hợp với các DN theo sau các đối thủ dẫn đầu về thị phần & về hình ảnh sản phẩm nổi tiếng trên thị trường.
+ Chiến lược thích ứng : Chu kì sống của sản phẩm thường trải qua thời gian dài với rất nhiều biến động trên thị trường TAGS công nghiệp như sự xuất hiện sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh, sự gia nhập của một DN thức ăn mới. Sự thích ứng được thực hiện ở từng pha sản phẩm với từng loại khách hàng, với từng loại thị trường cạnh tranh hay không cạnh tranh. Các biện pháp & phương pháp áp dụng : Định lại vị trí sản phẩm, cải tiến nhằm biến đổi sản phẩm để tạo ra sự thích ứng.
5.2 Chính sách giá cả
Định giá sản phẩm : Định giá TAGS trong mỗi DN chịu chi phối 3 yếu tố :
+ Nhu cầu
+ Chi phí
+ Cạnh tranh
● Nhu cầu về sản phẩm TAGS lớn vào mùa thu & mùa đông. Đây là mùa mà nhu cầu về thịt, trứng, nhất là thịt rất lớn để cung cấp cho mùa cưới hỏi & dịp tết…
● Đối với nhân tố chi phí sản xuất : Giá bán của DN đưa ra phải đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất & chi phí lưu thông.
Nhưng trên thị trường còn nhiều đối thủ cạnh tranh, do đó để đạt được mục tiêu của mình thì DN phải dựa vào cả giá bán, giá thành sản xuất của đối thủ cạnh tranh để xem xét mình có lợi thế về chi phí hay không. Ngoài ra, công ty cần phải xem xét cách định giá của đối thủ cạnh tranh dựa trên những tiêu chuẩn nào (chất lượng hàng hóa…) để có quyết định về giá cho sản phẩm của mình nhằm thu hút được khách hàng.
Một số chính sách giá cả :
+ Chính sách giá phân biệt : Tùy thuộc từng loại thi trường, từng loại sản phẩm, từng địa phương…Công ty có thể dùng chính sách phân biệt giá như sau : Giá khác nhau với mỗi loại khách hàng. Mức giá khác nhau cho lượng bán khác nhau. Với khách hàng mua buôn giá khác với khách hàng mua lẻ. Tùy từng khúc thị trường của DN giá bán sẽ khác nhau.
+ Chính sách giá đối với sản phẩm mới ở giai đoạn mới tung ra sản phẩm trên thị trường (kết hợp với các chính sách khác của marketing)
Sản phẩm mới có thể là sản phẩm mới so với danh mục sản phẩm hiện có của công ty; sản phẩm hiện có tung ra thị trường mới.
5.3 Chính sách kênh phân phối
Đối với sản phẩm TAGS, thường sử dụng các loại kênh sau :
Sơ đồ 1.3 : Mốt số kênh phân phối sản phẩm TAGS
Người
chăn
nuôi
Nhà
sản
xuất
TAGS
(1)
Đại lý bán lẻ
(2)
Đại lý cấp 2
Đại lý cấp 1
(3)
Kênh (1) : Thường là những khách hàng lớn & khối lượng sản phẩm mua nhiều lại ổn định như các trang trại chăn nuôi lớn, các trại giống…nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm trực tiếp cho người chăn nuôi.
- Kênh (2) : Đại lý bán lẻ sản phẩm rộng rãi cho mọi người chăn nuôi bao gồm cả sản phẩm TAGS của hãng khác.
- Kênh (3) : Gồm 2 nhà trung gian, gồm đại lý cấp 1 & đại lý cấp 2
Để duy trì & mở rộng thị trường, các DN phải đánh giá hiệu quả từng kênh tiêu thụ, trên cơ sở đó lựa chọn kênh tiêu thụ thích hợp. Do khách hàng tiêu dùng sản phẩm TAGS là phân bố theo vùng địa lý, tập trung rộng, nhu cầu lớn tại các nơi có tiềm năng lợi thế phát triển chăn nuôi. Do đó, trên cơ sở phân tích qui mô thị trường đối thủ cạnh tranh…DN lựa chọn kênh phân phối phù hợp đã đạt được mục tiêu của mình.
5.4 Chính sách xúc tiến hỗ trợ
Xúc tiến hỗ trợ là hoạt động truyền tin về sản phẩm,dịch vụ DN tới khách hàng để thuyết phục họ mua thông qua những phương tiện khác nhau như quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán hàng, tuyên truyền.
Tầm quan trọng của công cụ truyền thông được thể hiện như sau
Sơ đồ1.4 : Các công cụ của chương trình xúc tiến hỗn hợp
Mức
độ quan trọng giảm dần
Các công cụ truyền thông Marketing
+ Bán hàng trực tiếp
+ Kích thích tiêu thụ
+ Quảng cáo
+ Tuyên truyền – quan hệ quần chúng
Nguồn : Quản trị marketing của Philip Kotler
Khi quyết định mua sản phẩm TAGS của hãng nào, người chăn nuôi sẽ tham khảo ý kiến của rất nhiều người khác nhau, tức là có nhiều người ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng của họ. Đó là những người có uy tín, có hiểu biết về lĩnh vực chăn nuôi như các chủ trang trại chăn nuôi giỏi, chính quyền địa phương…
Do đặc thù của khách hàng tiêu dùng TAGS, nên các phương tiện dùng để quảng cáo phải gần gũi, tiếp cận thường xuyên với bà con nông dân – nơi mà ít có cơ hội tiếp cận với báo chí, internet…phương tiện thích hợp cho việc quảng cáo về sản phẩm TAGS là đài phát thanh, đài truyền hình trung ương & địa phương, nhất là chú trọng vào chưong trình chuyên môn dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tùy vào thị trường mục tiêu của mình DN lựa chọn phương tiện phát thanh & truyền hình ở địa phương đó. Quảng cáo giúp giới thiệu snả phẩm của DN cho người chăn nuôi, làm cho họ chú ý đến, có thiện cảm, từ đó thu hút lôi cuốn khách hàng.
● Đối với quan hệ quần chúng : Đó là việc dựa vào các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tin về sản phẩm, về DN tới khách hàng hiện tại & tiềm năng nhằm đạt những mục tiêu cụ thể của DN. Thông điệp tuyên truyền thường là những câu chuyện, những bài viết hay nói về sản phẩm của công ty. Để có một hình ảnh đẹp của sản phẩm của công ty trong lòng công chúng & người chăn nuôi thì DN phải tạo dựng mối quan hệ mật thiết với những người ảnh hưởng lớn tới quyết định mua sản phẩm TAGS của khách hàng như chính quyền địa phương các đoàn thể xã hội tại địa phương thông qua các vai trò tài trợ các cuộc thi của người nông dân trên địa bàn hoạt động của cty.
ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM & CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ THỨC ĂN GIA SÚC.
Đặc điểm thị trường thức ăn gia súc ở việt nam.
- Nguyên liệu phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, Giá thành sản phẩm cao.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, trong 9 tháng đầu năm 2006, 249 nhà máy, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đạt sản lượng trên 4,2 triệu tấn thức ăn công nghiệp (công suất thiết kế 7,6 triệu tấn), trị giá trên 17.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới trên 54,6% giá trị sản xuất (tương đương 9.300 tỷ đồng), trong đó riêng ngô và khô dầu đậu nành khoảng 1,2-1,3 triệu tấn.
Sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mất cân đối trong quy hoạch phát triển, hạn chế trong kiểm tra chất lượng thức ăn..., đang đặt ra cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn nuôi quá nhiều khó khăn để có thể phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh trên "sân chơi" WTO
Theo số liệu khảo sát của Cục Chăn nuôi Việt nam, nguồn nguyên liệu trong nước hiện chỉ mới đáp ứng 70% nhu cầu, 30% còn lại phải nhập khẩu. Trong đó, ngay cả những nguyên liệu có thể sản xuất trong nước như bắp phải nhập khẩu bình quân 500.000-600.000 tấn/năm. , nguyên nhân là do chúng ta không chú trọng đầu tư cho cây trồng nàytrong khi năng suất bắp tại các nước khá cao, năng suất tại Mỹ khoảng 9-11 tấn bắp/ha, năng suất bắp tại VN chỉ khoảng 3,6 tấn/ha. Do vậy, dù tổng diện tích sản xuất bắp của cả nước hơn 1,1 triệu ha, nhưng Việt nam vẫn phải đổ hàng trăm triệu USD để nhập sản phẩm này mỗi năm. Một trong những nguyên nhân, là do hệ thống thủy lợi tại các vùng chuyên canh bắp cho đến nay vẫn không được đầu tư, người sản xuất chủ yếu nhờ vào nước... trời! Việt nam còn phải nhập khoảng 400 triệu USD đậu nành (khô dầu) và hơn 100 triệu USD bột cá mối năm. " Việt nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới với bờ biển dài hơn 3.000km cùng đội tầu đánh bắt hàng ngàn chiếc nhưng lại phải đi nhập bột cá tận ... Peru
Việt nam không có thế mạnh về sản xuất đậu nành hàng hóa nhưng hoàn toàn đủ khả năng cung cấp nguyên liệu bột cá cho ngành TĂCN với điều kiện ngành thủy sản chú trọng hơn đối với lĩnh vực này. “Một nước sản xuất nông nghiệp như Việt nam mà phải nhập hàng loạt nông sản về làm nguyên liệu phục vụ ngành chăn nuôi, làm sao giá thành chăn nuôi không tăng lên được. Ngành nông nghiệp lẽ ra cần có những chính sách hợp lý để loại bỏ những nghịch lý này” - một chuyên gia nông nghiệp nói
- Tốc độ phát triển của ngành sản xuất TAGS tăng nhanh
Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có 241 nhà máy chế biến TAGS (13,7% của nước ngoài, 4,1% liên doanh và 82,2% trong nước). Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích các công ty đầu tư vào ngành thức ăn chăn nuôi trong nước. Số lượng các công ty tham gia vào ngày ngày càng nhiều trong đó khoảng 20 -25 nhà máy đã xây dựng được thương hiệu, số tiền đầu tư từ 2-3 triệu USD. Khoảng 30 nhà máy đầu tư trên 10 tỷ đồng còn lại là các xưởng nhỏ, mỗi tháng sản xuất từ 100-300 tấn TAGS. Tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt nam khoảng 100 triệu USD, công suất khoảng 2 triệu tấn/năm. Hiện nay, có khoảng 15 công ty nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam với tổng số nhà máy của họ lên tới 36-40 nhà máy công suất 3,6-4 triệu tấn/năm. Tính về đánh giá đầu tư, các công ty nước ngoài đầu tư chiếm 75%, các công ty trong nước chiếm khoảng 25% về giá trị đâu tư cho ngành TAGS.
Bảng 1.1 : Phân loại các nhà máy sản xuất TAGS ở VN theo công suất
Phân loại các nhà máy sản xuất TAGS của Việt Nam theo công suất
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng
%
Số lượng
%
Tổng số nhà máy
249
100
234
100
≤ 5 tấn/h
145
58,2
115
49,1
≥ 10 tấn/h
57
22,9
62
26,4
≥ 20 tấn/h
28
11,2
32
13,6
≥ 30 tấn/h
19
7,6
25
10,6
Nguồn: BC Tổng quan SX TAGS Việt Nam
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp qua các năm
Do nhu cầu tất yếu của sản xuất, kết hợp với chính sách thông thoáng trong cơ chế quản lý, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn 2000-2006 cũng đã có những chuyển biến lớn.
Bảng 1.2: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp giai đoạn 2000 - 2006
Đv. tính: 1000 tấn
Năm
TĂ hỗn hợp
TĂ đậm đặc
Tổng số
TĂ hỗn hợp quy đổi
Tỷ lệ tăng BQ (%)
2000
1.700
330
2.030
2.690
2001
1.950
350
2.300
3.000
11,5
2002
2.400
340
2.740
3.420
14,0
2003
2.650
400
3.050
3.850
12,6
2004
2.700
400
3.100
3.900
1,3
2005
3.238
702
3.940
5.344
37,0
2006
4.361
747
5.118
6.600
23,5
Bình quân (%)
16,7
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2006, bình quân là 16,7%/năm. Năm 2004, do ảnh hưởng của giá thành nguyên liệu tăng và dịch cúm gia cầm, một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải ngừng hoạt động hoặc giảm công suất hoạt động nên sản lượng thức ăn chăn nuôi gia cầm giảm 30-35%, do vậy tỷ lệ tăng trưởng thấp (1,3%). Năm 2005, với việc phục hồi ngành chăn nuôi nên có sự tăng trưởng bù, sản lượng tăng 37,02% so với năm 2004.
Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, năm 2001 đạt 27,0%; năm 2006 đạt 45,1% (tại phụ lục 6), song con số này so với bình quân thế giới vẫn còn quá thấp. Theo số liệu của Ruedi.A.Wild (1994), trong tổng số 1 100 triệu tấn thức ăn tinh gia súc, gia cầm sử dụng trên toàn cầu thì có tới 530 triệu tấn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (chiếm 48,2%); nông dân tự trộn 350 triệu tấn (31,8%) và 220 triệu tấn (20,0%) thức ăn được sử dụng ở dạng nguyên liệu đơn. Như vậy, so với mức trung bình chung của thế giới tỷ lệ TĂCN công nghiệp/tổng lượng thức ăn tinh sử dụng ở nước ta vẫn còn thấp.
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại các vùng sinh thái
Theo vùng sinh thái, lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Đông Nam bộ chiếm 49,5% sản lượng của cả nước, Đồng bằng Sông Hồng 36,7%, Đồng bằng Sông Cửu Long 11,7%, các vùng còn lại tỷ lệ quá thấp từ 0,02-1,0% (bảng 2).
Bảng 1.3: Tổng lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất năm 2006
Đv. tính: 1000 tấn
STT
Vùng sinh thái
Hỗn Hợp
Đậm Đặc
Quy đổi
Tỷ lệ (%)
1
Đông Bắc
15.107
7.139
36.523
0,6
2
Tây Bắc
4.229
5.732
21.425
0,3
3
Đồng bằng Sông Hồng
1.325.903
365.382
2.422.050
36,7
4
Bắc Trung Bộ
28.482
13.043
67.610
1,0
5
Duyên Hải Nam Trung Bộ
4.027
3.136
13.433
0,2
6
Tây Nguyên
9
47
149
0,02
7
Đông Nam Bộ
2.442.683
275.256
3.268.449
49,5
8
Đồng bằng Sông Cửu Long
540.126
77.000
771.127
11,7
Tổng
4.360.566
746.735
6.600.766
100,0
Để giảm ô nhiễm môi trường tại những vùng có mật độ chăn nuôi lớn (Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng) và tránh hiện tượng vận chuyển nguyên liệu từ miền núi xuống đồng bằng để chế biến rồi chuyển thức ăn chăn nuôi theo chiều ngược lại thì hướng phát triển một số các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lên vùng trung du, miền núi là điều cần thiết góp phần khai thác hết tiềm năng điều kiện tự nhiên, xã hội ở các vùng sinh thái này
Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thức ăn gia súc ở VN
Nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất thức ăn gia súc. “Hạn chế lớn nhất của ngành sản xuất TĂCN hiện nay là quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, khi giá nguyên liệu thế giới tăng, giá sản phẩm trong nước cũng phải tăng theo...” –
Công nghệ, dây truyền sản xuất ảnh hưởng đến năng suất & chất lượng sản phẩm TĂCN
Do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh đe dọa trực tiếp đến đầu ra của thị trường thức ăn gia súc
Cơ chế, chính sách của nhà nước : VD Chính sách thuế với nguyên vật liệu nhập khẩu, Cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất….
Sự cạnh tranh của các sản phẩm nước ngoài trong quá trình hội nhập WTO…
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG
1.1 Khái quát về công ty Anh Dũng
Tên công ty : Công ty SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG ( ADC )
Tên giao dịch : Công ty SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG
Trụ sở chính của công ty : Cụm công nghiệp I – khu công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Số đăng kí kinh doanh : 0102001284
Mã số thuế : 0101074738
Số điện thoại : 6840126
Fax : 04.6892346
Quá trình hình thành & phát triển
Công ty được thành lập năm 2000 với tên gọi ban đầu là công ty TNHH PHÁT TRIỂN THỨC ĂN CHĂN NUÔI. Ngay từ khi thành lập công ty đã xác định ngành hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các sản phẩm thức ăn gia súc. Mục tiêu của công ty cam kết sẽ cung cấp ra thị trường những sản phẩm thức ăn gia súc sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, có chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp với giá cả cạnh tranh. Công ty hi vọng sẽ cùng làm giàu cùng bà con chăn nuôi.
Những ngày đầu thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn vốn đầu tư ít ỏi, nhà xưởng phải đi thuê, công nhân vừa yếu vừa thiếu. Khách hàng chủ yếu là những nông dân hoặc hộ gia đình chăn nuôi nhỏ. Khó khăn hơn cả là tâm lý của người tiêu dùng thịnh hành nhãn mác ngoại, sản phẩm của công ty phải kí gửi với lý do rất đơn giản : “ sản phẩm không mang mác ngoại “. Ban lãnh đạo công ty quyết tâm phải đưa sản phẩm đến được người chăn nuôi, đặt ra mục tiêu rất rõ ràng đó là lấy chất lượng sản phẩm làm hàng đầu – người chăn nuôi phải có lãi.
Cùng với xu thế hội nhập, công ty không ngừng đổi mới và phát triển, thị trường kinh doanh ngày càng mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng. Năm 2004 công ty chính thức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Điều này đảm bảo công ty luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất ra sản phẩm chất lượng.
Nhờ định hướng phát triển đúng đắn & sự quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên công ty, sự quan tâm & tạo điều kiện của chính quyền thành phố. Đến năm 2006 Công ty quyết định xây dựng nhà máy mới tại Khu Công Nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội. Công ty đã mạnh dạn đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại, Chuyển đổi dây chuyền sang cơ giới hóa theo chu trình khép kín từ khâu xử lý nguyên liệu thô đến phối trộn & đóng gói thành phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm & nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng cao.
Tháng 6/2006 công ty chính thức đổi tên thành Công Ty Sản Xuất Thương Mại & Đầu Tư Anh Dũng ( ADC ) Với mong muốn tận dụng triệt để hơn các nguồn lực, tiềm lực để phát triển công ty, thích ứng với môi trường kinh doanh cạnh tranh trong thời đại mới. Hiện nay bên cạnh mặt hàng chủ lực thức ăn gia súc công ty còn tham gia đầu tư kinh doanh thêm các lĩnh vực khác.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ADC.
Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty ADC khá gọn nhẹ, bao gồm một số phòng ban chức năng & một số phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản trị của công ty theo kiểu trực tuyến – chức năng. Có sự phân định rõ ràng quyền hạn & trách nhiệm của từng cán bộ , nhân viên , từng bộ phận dưới sự chỉ đạo cao nhất của Tổng giam đốc . Sơ đồ tổ chức của công ty như mô hình dưới đây :
Sơ đồ 2.1 : Tổ chức ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20410.doc