bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
---------&---------
NGUYễN thực huy
luận văn thạc sĩ kinh tế
phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Vân Đình
hà nội, 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu vμ kết quả nghiên cứu trong luận văn lμ trung thực vμ ch−a hề đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nμo.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho vi
137 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc thực hiện luận văn nμy đã đ−ợc cảm ơn vμ các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thực Huy
Lời cảm ơn
Khi nhận đề tμi nghiên cứu nμy, tôi vô cùng bỡ ngỡ bởi sự mới mẻ của nó, nh−ng đ−ơc sự định h−ớng tận tình của GS.TS Phạm Vân Đình về những vấn đề lý luận vμ thực tiễn, những khó khăn đó đã đ−ợc khắc phục để đề tμi dần đ−ợc định hình vμ đến nay đã hoμn thμnh. Khi tôi tiến hμnh nghiên cứu đề tμi tại địa ph−ơng các cấp chính quyến từ Phòng Nông nghiệp, trạm khuyến nông, chính quyền các xã, các thôn trong địa điểm nghiên cứu đã có những hợp tác giúp đỡ rất vô t− vμ tận tình. Đó chính lμ những nguồn động viên lớn giúp tôi v−ợt qua khó khăn khi thực hiện đề tμi nμy. Đặc biệt lμ sự hợp tác của bμ con nông dân khi tôi tiến hμnh điều tra, phỏng vấn đã dμnh thời gian đón tiếp vμ cung cấp những thông tin quý báu cho đề tμi. Qua đó tôi không chỉ thu đ−ợc những thông tin kiến thức cần thiết cho đề tμi mμ còn học hỏi đ−ợc rất nhiều bổ ích về đời sống kinh tế xã hội trong cộng đồng nông thôn. Ngoμi ra để nắm bắt đánh giá đ−ợc chính xác hơn tình hình thực tế tôi đã có những sự hợp tác hiệu quả với các cán bộ chuyên môn tại Sở Nông nghiệp vμ Phòng Nông nghiệp huyện cũng nh− các cán bộ khuyến nông cơ sở. Khi nghiên cứu thực tế kết thúc, các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách đã có những đóng góp quý báu cho việc hoμn tất cuối cùng của luận văn. Bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ trong công việc tôi không thể quên sự động viên của gia đình vμ bạn bè trong quá trình học tập vμ nghiên cứu thực tế. Cuối cùng tôi xin chân thμnh cảm ơn tới tất cả mọi ng−ời vμ các tổ chức đã giúp đỡ tôi thực hiện thμnh công luận văn thạc sĩ kinh tế nμy.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thực Huy
Mục lục
Trang
Ký hiệu các chữ viết tắt
BQ
: Bình quân
CC
: Cơ cấu
DCBT
: Dưa chuột bao tử
DT
: Diện tích
ĐVT
: Đơn vị tính
FAO
: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc
GO
: Tổng giá trị sản xuất
GT
: Giá trị
HQKT
: Hiệu quả kinh tế
HTX
: Hợp tác xã
IC
: Chi phí trung gian
MP
: Năng suất cận biên
NS
: Năng suất
NXB
: Nhà xuất bản
SL
: Số lượng
SLHĐ
: Số lượng hợp đồng
SLLTBQ
: Sản lượng lương thực bình quân
STT
: Số thứ tự
UBND
: Uỷ ban nhân dân
VA
: Giá trị gia tăng
Danh mục các bảng, sơ đồ
Trang
Bảng 3.1 Tình hình diện tích đất tự nhiên của huyện 33
Bảng 3.2 Tình hình dân số vμ lao động 35
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo giá cố định phân theo ngành kinh tế (theo giá cố định năm 1994) 37
Bảng 4.1a Diện tích dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2006 - 2008 43
Bảng 4.1b Diện tích dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2006 - 2008 44
Bảng 4.2a Năng suất sản lượng dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2006 - 2008 46
Bảng 4.2b Năng suất sản lượng dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2006 - 2008 46
Bảng 4.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2009 48
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhân khẩu nam, nữ trong các hộ điều tra 49
Biểu đồ 3: Tỷ lệ lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp trong các hộ điều tra 49
Bảng 4.4 Tình hình đất đai và tình hình sản xuất của các hộ 50
Biểu đồ 4: Tỷ lệ các loại đất của hộ 51
Biểu đồ 5: Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng của hộ 51
Bảng 4.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ 52
Biểu đồ 6: Cơ cấu giá trị sản xuất(GO) của hộ 53
Biểu đồ 7: Tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi trong nông nghiệp của hộ 53
Bảng 4.6 Mức độ đầu tư các yếu tố trong sản xuất dưa chuột bao tử của các nhóm hộ 58
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất dưa chuột bao tử của các nhóm hộ 59
Bảng 4.8 Hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ điều tra 62
Bảng 4.9 Hiệu quả sản xuất một số cây trồng hàng năm chính của các hộ 64
Biểu đồ 8: So sánh các chỉ tiêu GO, IC, VA của dưa chuột bao tử với một số cây trồng chính của hộ 64
Bảng 4.10 Phân tổ các hộ điều tra theo năng suất dưa chuột bao tử 70
Bảng 4.11 Một số ý kiến của các hộ điều tra 72
Biểu 4.12 Số lượng hợp đồng DCBT được ký kết và vốn đầu tư ứng trước theo hợp đồng 74
Biểu 4.13 Diện tích sản xuất, sản lượng hàng hoá DCBT thực hiện theo hợp đồng 75
Bảng 4.14. Tình hình tiêu thụ dưa chuột bao tử của các hộ điều tra 77
Bảng 4.15 Tình hình thu gom dưa chuột bao tử nguyên liệu của các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện Lạng Giang 79
Bảng 4.16 Công suất của các cơ sở chế biến rau quả xuất khẩu ở tỉnh Bắc Giang 83
Bảng 4.17 Cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến DCBT ở tỉnh Bắc Giang 83
Bảng 4.18 Các hình thức tiêu thụ DCBT của các doanh nghiệp ở Lạng Giang 86
Sơ đồ 1: Các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh DCBT............................. 9
Sơ đồ 2 Công đoạn sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu............................... 10
Sơ đồ 3 Mạng lưới thu gom từ hộ trồng DCBT được triển khai ở huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang 78
Sơ đồ 4 Mạng lưới thu gom từ các đại lý thu mua DCBT được triển khai ở huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang 80
Sơ đồ 5 Kênh tiêu thụ xuất khẩu DCBT ở Lạng Giang 84
Danh mục biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1: Mức độ biến động giá trị sản xuất của các ngành trong 3 năm..... 36
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhân khẩu nam, nữ trong các hộ điều tra 49
Biểu đồ 3: Tỷ lệ lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp trong các hộ điều tra 49
Biểu đồ 4: Tỷ lệ các loại đất của hộ 51
Biểu đồ 5: Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng của hộ 51
Biểu đồ 6: Cơ cấu giá trị sản xuất(GO) của hộ 53
Biểu đồ 7: Tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi trong nông nghiệp của hộ 53
Biểu đồ 8: So sánh các chỉ tiêu GO, IC, VA của dưa chuột bao tử với một số cây trồng chính của hộ 64
Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau khi giải quyết cơ bản vấn đề an ninh lương thực, ngành sản xuất rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn[2].
Với ưu thế về sự đa dạng của điều kiện sinh thái, cả về tài nguyên đất cũng như thời tiết, khí hậu và sự phong phú về nguồn quỹ gen bản địa và kinh nghiệm truyền thống của từng địa phương và đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sản xuất rau quả ở Việt Nam nói chung và các vùng sản xuất rau quả truyền thống nói riêng có một số thuận lợi rất cơ bản, diện tích và sản lượng những năm gần đây có sự gia tăng nhanh chóng, bình quân tiêu thụ tính trên đầu người đạt và vượt kế hoạch đề ra thậm chí ngang bằng với các nước tiên tiến trên toàn thế giới.
Mặc dù vậy, phải thừa nhận rằng, kết quả sản xuất rau quả của nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, kim ngạch xuất khẩu còn ở mức thấp và thiếu sự ổn định, chất lượng hàng hoá và giá trị thu được còn khá thấp và đặc biệt việc áp dụng các công nghệ sau thu hoạch tiên tiến theo hướng công nghiệp hoá rất bị hạn chế.
Trong số các cây thực phẩm thì dưa chuột bao tử là cây trồng ngắn ngày, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu được nhiều quốc gia ưa thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưa chuột bao tử là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả có nhiều vitamin A, B, B6, E…và đặc biệt có nhiều men tiêu hoá làm cho quá trình đồng hoá và hấp thụ thức ăn được tốt hơn. Nhận thức được vai trò đó của dưa chuột bao tử, những năm gần đây đã có nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khảo sát nghiên cứu và chọn Việt Nam là nơi sản xuất dưa chuột bao tử làm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Mỹ, Nga và các nước Đông Âu[2]. Xuất khẩu dưa chuột bao tử của Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng tăng lên. Sản xuất và xuất khẩu dưa chuột bao tử của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể. Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột đang tăng mạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột 5 tháng đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với cùng kỳ 2008. Ước tính tháng 6 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt gần 1,9 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu mặt hàng dưa chuột đến các thị trường đều tăng, trong đó tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường là Nga, Nhật Bản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội (chiếm 77,5% tổng kim ngạch)[3].
Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam, trong đó Liên Bang Nga đạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ. Đây cũng là thị trường đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2008 đến nay[3]. Sản phẩm dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột được người tiêu dùng Nga khá ưa chuộng.… Thị trường xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột đã được mở rộng thêm 10 nước, trong đó chủ yếu là các nước trong khối EU như Hà Lan, Bồ Đào Nha và khối Asian là Campuchia, Singapore và Malaysia. Như vậy, ngoài việc là sản phẩm tiêu thụ nội địa, dưa chuột bao tử còn là mặt hàng quan trọng trong xuất khẩu nông sản nói chung và ngành rau quả nói riêng. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ dưa chuột bao tử của nước ta là rất lớn. Do đó nó góp phần tạo thuận lợi cho việc phát triển các vùng sản xuất dưa chuột bao tử nguyên liệu.
So với các cây trồng ngắn ngày, cây dưa chuột bao tử có nhiều ưu thế như chi phí cho sản xuất không phải là cao, vòng quay thu hồi vốn nhanh, bình quân 35 đến 40 ngày là có thể cho thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 60 đến 80 ngày. Gieo trồng và thu hoach dưa chuột bao tử phù hợp với những lao động nữ. Vì thế cây dưa chuột bao tử trong giai đoạn hiện nay rất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn và được xem như là một cây trồng xoá đói giảm nghèo.
Lạng Giang là một huyện trung du nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh (TP Bắc Giang) 15 km. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Lạng Giang giai đoạn 2007 – 2020 khẳng định “...tập trung đầu tư cho nông nghiệp để ổn định nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất/đơn vị canh tác...”[40]. Lạng Giang đang nỗ lực xây dựng vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung với khối lượng lớn chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng. Tuy nhiên nhìn chung việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm, các mô hình canh tác tiên tiến chưa được triển khai diện rộng nên hiệu quả chưa cao, sản xuất nông nghiệp hay gặp rủi ro hạn chế. Dưa chuột bao tử là loại nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang và Lạng Giang là một trong những huyện sản xuất dưa chuột bao tử từ năm 2004 với mục đích tăng xuất khẩu mặt hàng nông sản. Quả dưa chuột được sản xuất ra vẫn không đủ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến rau quả nằm trên địa bàn huyện.
Bên canh những thuận lợi như đã trình bày ở trên, cây dưa chuột bao tử ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lạng Giang nói riêng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết về trình độ khoa học kỹ thuật của người nông dân trong các công đoạn như chọn đất và chuẩn bị đất trồng, cách trồng và khoảng cách, cách làm bầu và xử lý hạt, thời điểm phát hiện bệnh và phun thuốc hoá học còn ở mức thấp. Công tác tổ chức sản xuất, quản lý thị trường của Nhà nước cũng chưa đáp ứng với yêu cầu của từng ngành. Vì thế năng suất và hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột bao tử chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó. Theo kết quả điều tra trong những năm gần đây, năng suất dưa chuột bao tử vụ động là 800 – 1000kg/sào, vụ xuân là 400 đến 500kg/sào. Tổng thu nhập kinh tế trên 1 sào dưa chuột bao tử gần 2 triệu đồng[3].
Tuy nhiên để đánh giá một cách đúng đắn về trình độ và hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này trong thời gian qua để có những định hướng, chúng ta cần phải có những nghiên cứu nghiêm túc và tập trung vào những vấn đề sau:
1. Chương trình hành động của Huyên uỷ Lạng Giang về thực hiện NQ Hội nghị TW 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 27/NQ_HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lạng Giang về chương trình phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2006 – 2010; Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện đề án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất rau chế biến giai đoạn 2009 – 2010 thì cây dưa chuột bao tử phát triển như thế nào?
2. Việc đầu tư sản xuất dưa chuột bao tử trên vùng đồng ruộng của huyện Lạng Giang có thuận lợi và khó khăn gì?
3. Giải pháp nào cho sự phát triển?
Vì thế việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm góp phần phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã chọn nội dung: “Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh dưa chuột bao tử của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, từ đó tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử của huyện.
* Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất, kinh doanh dưa chuột bao tử.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử nông hộ trong huyện.
- Nghiên cứu, đề xuất, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế - kỹ thuật và tổ chức quản lý trong sản xuất kinh doanh dưa chuột bao tử với chủ thể là các nông hộ sản xuất dưa chuột bao tử, những đối tượng tham gia thị trường xuất khẩu dưa chuột bao tử như Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang, Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC, Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Đông Hải, Công ty TNHH Việt Nga.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tμi tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn vμ các yếu tố ảnh h−ởng đến sản xuất, kinh doanh dưa chuột bao tử.
- Về không gian nghiên cứu:
+ Đề tài được thực hiện ở các xã sản xuất dưa chuột bao tử tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.
+ Nghiên cứu tình hình thu gom nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu rau quả ở một số công ty xuất khẩu rau quả ở tỉnh Bắc Giang như Công ty Cổ phần CBTPXK Bắc Giang, Công ty Cổ phần CBTPXK GOC, Công ty Cổ phần CBTPXK Đông Hải, Công ty TNHH Việt Nga.
- Về thời gian: phân tích đánh giá trình độ sản xuất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh dưa chuột bao tử trong thời kỳ 2006 – 2008, khảo sát trong năm 2008 và dự kiến đến 2012.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Sơ lược về cây dưa chuột bao tử
Dưa chuột là loại rau ăn quả quan trọng, là cây rau truyền thống, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều quốc gia. Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX dưa chuột là cây chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Ai Cập... Dưa chuột được trồng từ châu á, châu Phi đến 630 vĩ Bắc.[8]
Dưa chuột bao tử là một trong các loại dưa nói chung, theo sự phân loại của viện VIR thì tất cả các giống dưa bao tử đều nằm trong loại phụ Đông á, hàm lượng protein có trong dưa chuột cao hơn cả, hàm lượng nước thấp hơn, có đầy đủ muối khoáng, các nguyên tố vi lượng và các loại vitamin cần thiết.
ở nước ta hiện nay dưa chuột bao tử có nhiều giống như Mirinda quả chùm, giống Levina quả đơn, giống dưa chuột bao tử F1 nhập từ Hà Lan MTXE, Anaxo (hay F1 5039), Mento 10, Mirabell... Ưu điểm của các giống này là năng suất cao, hình dạng đẹp, kích thước quả đồng đều. Hiện nay nước ta đang đưa các giống dưa bao tử này vào gieo trồng để thay thế các giống dưa chuột quả to.
Trước đây dưa chuột được dùng như loại hoa quả tươi để giải khát là chủ yếu. Khi thị trường trong nước và thế giới mở rộng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay dưa chuột được dùng trong bữa ăn dưới dạng quả tươi, salát, trộn, sào, cắt lát, muối chua, đóng hộp...trong đó dưa bao tử được đưa vào chế biến rộng rãi ở các doanh nghiệp chế biến mà sản phẩm chế biến chủ yếu là dưa bao tử muối đóng lọ thủy tinh xuất khẩu. Có thể nói đây là sản phẩm không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành chế biến nông sản mà còn là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành trồng trọt.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây dưa chuột bao tử
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí và là một loại rau truyền thống. Cây dưa chuột được khoa học xác nhận có nguồn gốc ở Việt Nam, tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm nay [7]. Trong quá trình giao lưu buôn bán nó được trồng phổ biến sang Trung Quốc và từ đây chúng được phát triển sang Nhật Bản và châu Âu hình thành dạng dưa chuột quả dài, gai trắng màu xanh đậm. Nhóm thứ hai mang đặc trưng của vùng nguyên sản được phát triển sang lục địa ấn Độ hơn 2000 năm trước. Hiện nay dưa chuột được trồng khắp nơi, từ xích đạo tới 630 vĩ Bắc.
Dưa chuột bao tử là cây rau ăn quả ngắn ngày, một năm có thể trồng 2 – 3 vụ. Đây là cây trồng cung cấp nguyên liệu cho chế biến dưa muối đóng lọ xuất khẩu mang lại HQKT cho cả người sản xuất và cả người chế biến. Trên thị trường nhu cầu nội tiêu cũng như xuất khẩu về các loại rau thực phẩm với chất lượng cao đang ngày càng tăng. Trong số các loại rau đó, thị trường tiêu thụ rất mạnh mấy loại như ngô, dưa chuột bao tử, cà chua bi...
Cho đến nay diện tích trồng dưa bao tử ngày càng mở rộng trên các tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ...hầu hết ở các tỉnh này đều đưa dưa chuột bao tử vào sản xuất hàng hóa cung cấp cho các nhà máy chế biến. Đối với người nông dân ở các địa phương này thì dưa bao tử đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao cho họ. Riêng ở Bắc Giang, dưa chuột bao tử được đưa vào trồng từ năm 2002, diện tích dưa ngày càng mở rộng.
Nếu như trước đây ở Bắc Giang dưa chuột bao tử chỉ trồng ở một số xã của huyện Tân Yên và các xã ven của thành phố Bắc Giang, thì đến nay dưa chuột bao tử được mở rộng diện tích trồng ở hầu hết các xã của huyện Tân Yên, Việt Yên, và Lạng Giang...đây là cây trồng mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Tiến hành hạch toán 1 sào Bắc bộ mà hộ nông dân trồng dưa bao tử lãi từ 1 – 1,5 triệu đồng/sào/vụ, trong khi cây lúa lãi thu được chỉ 0,3 – 0,4 triệu đồng/sào/vụ.
2.1.4 Tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột bao tử
Trong lĩnh vực tiêu thụ rau quả nói chung và dưa bao tử nói riêng, xuất khẩu chính ngạnh chủ yếu do các tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau quả nhà nước (Tổng công ty rau quả Việt Nam) đảm nhiệm bao gồm các khâu: thu mua - chế biến và trực tiếp tiêu thụ. Nguồn dưa bao tử để chế biến chủ yếu lấy từ các hộ nông dân, các trang trại ở các vùng sản xuất tập trung. Ngoài ra, các công ty tư nhân, tư thương cũng tham gia tổ chức thu gom nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ dưa bao tử, còn gọi là xuất khẩu tiểu ngạch. Trong lĩnh vực xuất khẩu tiểu ngạch thường có tình trạng cạnh tranh quyết liệt trong việc thu gom hàng tại các địa phương hoặc tại các chợ bán buôn có hàng xuất sang các nước, đặc biệt là Trung Quốc.
Trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu dưa bao tử trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp đã tích cực chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, tìm nguồn hàng, tổ chức tốt các khâu quản lý, thanh quyết toán kịp thời từng lô hàng nhằm đem lại hiệu quả cao. Khâu sắp xếp lại tổ chức và mạng lưới kinh doanh đã được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Các doanh nghiệp đã xúc tiến mở văn phòng đại diện, thành lập công ty kinh doanh ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm ra nước ngoài tiêu thụ. Các doanh nghiệp cũng xúc tiến mở chi nhánh ở một số tỉnh đường biên, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu dưa chuột bao tử sang thị trường các nước có chung đường biên giới với nước ta (ví dụ như thị trường Trung Quốc).
Trong hoạt động sản xuẩt kinh doanh xuất khẩu dưa chuột bao tử đã xuất hiện các mô hình được thể hiện ở sơ đồ 1. Trong mô hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu dưa chuột bao tử thường gặp các mối quan hệ mua bán giữa các nhà sản xuất (người trồng trọt, hộ nông dân, trang trại), nhà thu gom (ngưòi mua-bán buôn, hợp tác xã), nhà chế biến và xuất khẩu.
Mô hình 1 bao gồm 3 cơ cấu trung gian đó là thu gom, nhà chế biến và nhà tiêu thụ. Thông thường các loại sản phẩm dễ bảo quản, các sản phẩm sơ chế dần được phân phối theo kênh này. Mô hình này có ưu điểm là dễ phát huy tác dụng tốt nếu người chủ doanh nghiệp biết cách sản xuất và thành phần tham gia vào chia sẻ lợi nhuận một cách hợp lý cho mỗi thành phần tham gia. Tuy nhiên nhược điểm mô hình này là có nhiều trung gian, khó áp dụng đối với các sản phẩm đòi hỏi vận chuyển và tiêu thụ nhanh, các sản phẩm tươi sống như dưa chuột bao tử...
SX
NL
Thu gom
Chế biến
Tiêu thụ
Xuất khẩu
Nội
địa
Mô hình 1
SX
NL
Thu gom, chế biến
Tiêu thụ
Xuất khẩu
Nội
địa
Mô hình 2
Mô hình 3
Nội
địa
Xuất khẩu
Tiêu thụ
Thu gom, chế biến
SX
NL
Đầu tư
SX
NL
Thu gom, chế biến và tiêu thụ
Xuất khẩu
Nội
địa
Mô hình 4
Đầu tư
Sơ đồ 1: Các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh DCBT
Mô hình 2 bao gồm hai thành phần trung gian là nhà thu gom, chế biến và nhà tiêu thụ. Ưu điểm của mô hình này là sơ chế và bảo quản được các sản phẩm tươi sống trong một thời gian nhất định, tránh hư hỏng. Mặc dù vậy, hạn chế của mô hình này là vẫn còn nhiều trung gian nên rủi ro lớn, không phù hợp với những công ty có công nghệ chế biến lạc hậu.
Mô hình 3 bao gồm hai thành phần trung gian là nhà thu gom, chế biến và nhà tiêu thụ. Tuy nhiên điều đặc biệt ở mô hình này là nhà thu gom, chế biến lại chính là nhà đầu tư cho sản xuất nguyên liệu. Ưu điểm của mô hình này là có tổ chức chặt chẽ, quy mô hàng hoá lớn, nguồn nguyên liệu ổn định. Hạn chế của mô hình này là doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn, quản lý phức tạp.
Mô hình 4 bao gồm một thành phần trung gian trong đó nhà tiêu thụ thực hiện thu gom, chế biến và xuất khẩu trực tiếp đồng thời đầu tư lại cho nhà trồng trọt. Ưu điểm của mô hình này là ít khâu trung gian, có tính chủ động và tiết kiệm chi phí. Nhược điểm là chu chuyển vốn chậm, chi phí bán hàng lớn, quản lý phức tạp....
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất kinh doanh dưa chuột bao tử
Sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu tuy trải qua nhiều công đoạn nhưng có thể gộp lại thành hai công đoạn và được thể hiện trên sơ đồ 2.
* Công đoạn 1: Sản xuất nguyên liệu quả (kể từ khi trồng đến khi thu hoạch quả) được thực hiện bởi những hộ nông dân.
* Công đoạn 2: Chế biến sản phẩm. Sản phẩm của công đoạn này là dưa chuột bao tử dầm giấm và dưa chuột bao tử muối chủ yếu là xuất khẩu phần lớn công đoạn thứ nhât là do nông dân đảm nhiệm còn công đoạn thứ hai là do các công ty, các doanh nghiệp thực hiện.
NL đầu vào cho SX dưa chuột bao tử (giống, phân bón... )
Thu hoạch quả
Thu gom
Chế biến
Trồng
Vận
Chuyển
Công đoạn 1
Công đoạn 2
Sơ đồ 2 Công đoạn sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu.
Trong công đoạn thứ nhất, các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sản xuất là yếu tố đầu vào và nhóm các yếu tố tự nhiên.
Yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào thường bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, trí thức, vốn, kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ sử dụng các yếu tố đầu vào này ở mỗi ngành, mỗi sản phẩm khác nhau là không giống nhau.
+ Giống: Một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm dưa chuột bao tử xuất khẩu là giống dưa chuột bao tử. Những chính sách hỗ trợ giống có năng suất cao và giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đã có tác động giảm một phần chi phí sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh giống dưa chuột bao tử được độc quyền nhập khẩu và kinh doanh bởi các Công ty nhập khẩu giống nông sản và Nhà nước không kiểm soát được giá độc quyền. Do vậy, nông dân vẫn phải mua giống với giá cao. Mặt khác, chính sách hỗ trợ giá giống nhập khẩu mới chỉ có tác dụng khuyến khích nhập khẩu và sản xuất giống dưa chuột bao tử có năng suất cao mà chưa có tác dụng đủ mạnh để phát triển sản xuất giống dưa có chất lượng cao. Do đó, mặc dù khối lượng xuất khẩu dưa chuột bao tử nhiều song giá xuất khẩu lại thấp hơn so với các nước khác do thua kém về chất lượng sản phẩm.
+ Giá phân bón, thuốc trừ sâu: Một yếu tố đầu vào nữa cũng ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân đó là giá phân bón và thuốc trừ sâu. Việc tiếp tục tăng giá các yếu tố đầu vào đang là vấn đề lo ngại đối với nông dân vì hai đầu vào này không được Nhà nước trợ cấp. Khi phân bón trên thị trường tăng giá, làm cho chi phí đầu vào và đầu ra trong sản xuất dưa chuột bao tử trở nên mất cân đối, khiến gánh nặng của người nông dân càng tăng thêm ...Nếu để giá đầu tư chăm bón tốt, bình quân mỗi hecta dưa chuột bao tử có thể thu hoạch được 25-28 tấn, thu lãi trên 50 triệu đồng /hecta/vụ, nhưng khi giá phân bón tăng, giá nhân công cũng tăng, e rằng khó có thể lãi được 40 triệu đồng/ha/vụ. Trong khi đó yêu cầu về nhân công phục vụ cho chăm sóc dưa chuột bao tử là rất cao và cần nhiều công, phải thuê mướn nhiều thì thua lỗ là chuyện có thể xảy ra. Điều này khiến cho nhiều hộ nông dân nản chí và không tiếp tục trồng dưa chuột bao tử nữa mà chuyển hướng sang các cây trồng khác.
+ Nguồn lực tài chính: Là yếu tố quan trọng trong phản ánh sức mạnh của doang nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực tài chính quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, do đó tác động tới sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn tài chính đủ mạnh sẽ dễ dàng hơn trong việc thu gom hàng hoá đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn, có thể cấp tín dụng cho khách hàng trong những trường hợp cần thiết, có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại đòi hỏi chi phí tốn kém...Ngược lại, nếu nguồn nhân lực tài chính hạn hẹp, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
+Nhân tố công nghệ chế biến
Công nghệ chủ yếu trong chế biến dưa chuột bao tử là công nghệ vận dụng sinh hoá. Trong những năm qua, ngành chế biến rau quả của nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ. Tính đến năm 2006, cả nước có gần 35 nhà máy chế biến và 48 cơ sở chế biến rau quả với công suất đạt khoảng 180 nghìn tấn sản phẩm/năm, trong đó công suất chế biến dưa bao tử là 5.500 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra còn một số lượng những cơ sở chế biến nhỏ của hộ gia đình thường ở các vùng tập trung như dưa chuột bao tử muối ở Nam Định (200 hộ), Vĩnh Phúc (200 hộ), Thái Bình (270 hộ) [14]. Đến năm 2008, tổng công suất chế biến rau quả của cả Nước đạt 290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó dưa chuột bao tử đạt 20.000 tấn sản phẩm/năm[4],[6]. Trong số các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Công ty rau quả nông sản là đơn vị có vai trò chủ đạo với tổng công suất chế biến trên 100.000 tấn sản phẩm/năm (chiếm 34% tổng công suất cả nước) và trên 50% số các nhà máy mới được đầu tư với trình độ thiết bị công nghệ hiện đại [7]. Những năm gần đây Nhà nước cũng đã cố gắng đầu tư và hình thành được một số hệ thống các nhà máy ở khắp các vùng trồng trọng điểm, có trình độ công nghệ tiên tiến, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, phần nào đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến rau quả ở các quy mô khác nhau đã tạo nên động lực cho các thành phần kinh tế phát triển hàng trăm ngàn cơ sở chế biến nhỏ.
Do sản phẩm dưa chuột bao tử được chế biến dưới dạng các món ăn khác nhau nên công nghệ chế biến cũng bao gồm các dạng khác nhau. Khác với một số ngành chế biến nông sản khác (như lạc, gạo..), đối tượng nguyên liệu đưa vào bảo quản và chế biến dưa chuột bao tử dưới dạng tươi, nhanh mất phẩm cấp và chóng hư hỏng nếu không được xử lý kịp thời. Do vậy công nghệ chế biến rất phức tạp. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp chế biến rau quả không chỉ sản xuất 1 loại rau mà còn nhiều mặt hàng chế biến khác như sản phẩm đóng hộp, nước quả tự nhiên, sản phẩm đông lạnh..., với mục tiêu mùa nào thứ ấy thì cơ cấu sản xuất sẽ phức tạp. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp được bố trí trong một vùng lãnh thổ gần nhau, có cơ cấu mặt hàng dễ giống nhau, điều này dễ tạo ra sự bất lợi trong cạnh tranh, trong xuất khẩu bởi sự phân tán ở nhiều đầu mối của các ngành chế biến rau quả nói chung và dưa chuột bao tử nói riêng.
Nhóm các nhân tố tự nhiên
Một đặc điểm quan trọng của sản xuất rau quả nói chung và dưa chuột bao tử nói riêng là sản xuất phần lớn tiến hành ngoài trời, diễn ra trên không gian rộng lớn nên chịu ảnh hưởng rất lớn về các điều kiện thời tiết, khí hậu do vậy nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xuất khẩu dưa chuột bao tử.
Khí hậu thời tiết vừa ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào và cũng vừa ảnh hưởng đến nguồn cung ứng sản phẩm trên thị trường.
Nguồn cung ứng: Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất là quan trọng, nó quyết đinh đến những sản phẩm mà doanh nghiệp định tung ra thị trường, sự đa dạng của sản phẩm khi tung ra thị trường và uy tín của doanh nghiệp. Nếu như một doanh nghiệp không có nguồn cung ứng chắc chắn thì trong quá trình kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cung ứng những sản phẩm đúng thời hạn theo đơn đặt hàng của bạn hàng. Chính vì vậy, trong lĩnh vực xuất khẩu dưa chuột bao tử, do số lượng sản phẩm xuất khẩu đã được định trước và ghi rõ trong hợp đồng nên việc cung cấp sản phẩm đúng thời gian và số lượng là yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định đến uy tín và sự phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Chính sách kinh tế vĩ mô
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Nhà nước đã đề ra các chính sách quản l._.ý xuất nhập khẩu thông thoáng, chính sách thuế ưu đãi đối với hàng hoá xuất khẩu và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước được thể hiện qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực để mở rộng quan hệ thương mại, điều đó có tác động mạnh đến quá trình tìm kiếm, mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu. Các công cụ kinh tế vĩ mô Nhà nước thường sử dụng để điều tiết hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu là thuế xuất khẩu, tỷ giá hối đoái và tín dụng sản xuất, xuất khẩu.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử ở nước ngoài
Theo số liệu của FAO diện tích trồng dưa bao tử của thế giới hiện nay là 1.220.000 ha trong đó các nước đang phát triển gieo trồng 830.000 ha. Diện tích dưa bao tử hiện nay gấp 3 lần so với diện tích dưa bao tử những năm đầu thập kỷ 90, cây dưa chuột đứng thứ 6 về diện tích trong số 14 cây rau gieo trồng chủ lực trên thế giới[11], với vị trí này cây dưa chuột bao tử có vai trò hết sức quan trọng trong ngành sản xuất rau trên thế giới.
Dưa bao tử được trồng nhiều ở một số nước ASEAN như Indonexia 17.500 ha; Thái Lan 13.000 ha; Malaysia 4.200 ha… Mỗi năm các nước này cung cấp cho thị trường thế giới khoảng 400.000 tấn dưa chuột. Ngoài các nước ASEAN thì cây dưa bao tử cũng được trồng nhiều ở các nước Châu á như Trung Quốc, Đài Loan, và đặc biệt là Srilanca có mặt hàng dưa chuột xuất khẩu chiếm 60% khối lượng rau quả của nước này. Hiện nay ở Srilanca có khoảng 8.000 hộ nông dân cá thể trồng dưa chuột quanh năm, sản lượng dưa chuột hàng năm đạt khoảng 15.000 tấn[10].
Nhìn chung cây dưa chuột được trồng ở nhiều nước trên thế giới các nhà khoa học đã tạo ra nhiều giống dưa cho năng suất cao, chất lượng tốt từng bước thay thế các giống địa phương năng suất và chất lượng thấp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên để cây dưa bao tử phát triển và không ngừng mở rộng nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chính vì vậy chúng ta cũng cần tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm một số nước có điều kiện gần giống với chúng ta
- Kinh nghiệm của Đài Loan
Đài Loan hiện nay là một vùng lãnh thổ có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực Châu á và nền kinh tế của Đài Loan đi lên từ sản xuất nông nghiệp. Cùng với nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm có vai trò quan trọng trong xuất khẩu thu ngoại tệ - một hoạt động cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá. Do vậy, Chính phủ có kế hoạch phát triển ngành thực phẩm dự trữ, đóng hộp và đã có những tác động thúc đẩy lĩnh vực này phát triển.
Vào cuối những năm 1950 xuất khẩu chủ yếu của ngành chế biến thực phẩm Đài Loan là dứa hộp với giá trị xuất khẩu chiếm tới 90% toàn nghành. Đến nay, ngoài dứa hộp là mặt hàng thực phẩm đóng hộp chủ lực, dưa chuột bao tử cũng là loại rau được chế biến phục vụ cho xuất khẩu [30]. Để giữ uy tín của dưa bao tử đóng lọ Đài Loan và tránh tình trạng trong sản xuất và xuất khẩu, Chính phủ Đài Loan đã đặt ra những tiêu chuẩn về các cơ sở đóng hộp cho xuất khẩu. Ngoài ra, để hỗ trợ cho các hộ nông dân trồng chuyên canh dưa chuột bao tử, Chính phủ có những khoản trợ giá cho những vùng trồng dưa chuột bao tử lớn, có phần thưởng cho dưa chuột bao tử chất lượng cao và nhiều hoạt động khuyến khích khác.
Để khắc phục tình trạng các nhà máy chế biến rau quả cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu làm cho quá trình phân loại quả không đồng đều dẫn đến chất lượng thấp, mỗi nhà máy được giao một hạn ngạch sản xuất dựa trên ước tính về thu hoạch quả và số lượng xuất khẩu của nhà máy chế biến đó. Chỉ có những nhà máy có cơ sở cung cấp nguyên liệu của chính mình mới có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Vào thời kỳ chính vụ hoặc trái vụ đã hình thành nên các trung gian đầu cơ giữa người nông dân và các nhà máy chế biến. Đối phó với tình hình này các công ty lớn thường lập hệ thống thu mua riêng của mình, thành lập “Văn phòng nông trại trung tâm”. Văn phòng này có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo về tình hình mùa màng. Hệ thống thu mua quả từ nông dân được thành lập ở ngay những vùng trồng dưa chuột bao tử. Hệ thống này đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc thu mua nguyên liệu.
Chính phủ cũng như các công ty kinh doanh dưa chuột bao tử rất chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học về đồ hộp thực phẩm, hoa quả và đồ dự trữ. Các kết quả nghiên cứu được phổ biến cho các nhà sản xuất, công chúng qua các tạp chí cũng như các cuộc trình diễn thực nghiệm.
Kinh nghiệm thành công trong ngành chế biến đồ hộp đóng lọ dưa chuột bao tử cho thấy Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp. Bên cạnh việc liên kết có tính chiến lược giữa những nhà sản xuất, quyền lực của Chính phủ giúp gây dựng những luật lệ cơ bản, những tiêu chuẩn kỹ thuật, những yêu cầu cần thiết về xuất khẩu và nhiều biện pháp khác giúp các nhà sản xuất đi đúng hướng. Sự hỗ trợ của Chính phủ còn thể hiện ở đầu tư cho những nghiên cứu cơ bản giúp gây dựng nền tảng cho cạnh tranh lâu dài.
Vì vậy, khảo cứu kinh nghiệm của Đài Loan có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở Việt Nam.
- Kinh nghiệm của Malaysia
Là một nước có xuất phát điểm nông nghiệp gần giống với nước ta nhưng những năm qua tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh và ổn định. Việc thực hiện chính sách nông thôn của Malaysia đạt được nhiều kết quả toàn diện. Malaysia thể hiện chính sách đối ngoại “độc lập - tự chủ” rõ rệt, do đó phát huy được trí tuệ dân tộc cao hơn, đặc biệt chính sách đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái có kết quả nổi bật. Về chính sách phát triển, Malaysia hết sức chú trọng nông nghiệp, thực hiện chính sách xuất khẩu mạnh mẽ, thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài cho dù bị thiệt hại ban đầu, thực hiện chiến lược nông nghiệp đa canh, giỏi tiếp cận thị trường và cạnh tranh thị trường nông sản bên ngoài.
Trong những cỗ gắng xúc tiến phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu, chính phủ đã đưa ra những khuyến khích tài chính đầy sức hấp dẫn, hay những khuyến khích đầu tư, khuyến khích về thuế nhằm hỗ trợ người sản xuất.
Malaysia khuyến khích sản xuất các loại cây ăn quả, các loại rau dùng cho chế biến đóng lọ như dưa chuột bao tử. Các loại cây này được cân nhắc lựa chọn trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Đồng thời các vụ chức năng trực thuộc Bộ Nông nghiệp còn thực hiện các dịch vụ tư vấn cho sản xuất, tư vấn tiếp thị cho các nhà quản lý, có thể cung ứng các yếu tố đầu vào.
Lựa chọn thế mạnh nông nghiệp qua từng thời kỳ. Dưa chuột bao tử được Malaysia đưa vào 1 trong số 14 loại rau chủ lực với diện tích 2.985 ha, và là nước đạt năng suất cao nhất các nước Đông Nam á (23 tấn/ha vào năm 2008) [30]. Có được kết quả này là nhờ chính sách đầu tư giống có năng suất cao, chất lượng tốt cho nhà sản xuất. Malaysia còn thực hiện những khuyến khích trong việc trồng dưa chuột bao tử hàng hoá phù hợp với mục tiêu của chính sách nông nghiệp quốc gia. Chính phủ Malaysia hàng năm vẫn đưa ra những khuyến khích về tài chính và tiền tệ nhằm khuyến khích trồng, chế biến và xuất khẩu dưa chuột bao tử trên quy mô lớn. Các công ty (bao gồm các hợp tác xã, các tổ hợp nông nghiệp, các nông hội, công ty cổ phần...) muốn tham gia vào việc trồng dưa chuột bao tử xuất khẩu đều có quyền hưởng các khuyến khích về thuế.
Để thúc đẩy xuất khẩu dưa chuột bao tử Chính phủ có những khuyến khích trợ cấp xuất khẩu, trợ giúp phí tổn khi xúc tiến việc xuất khẩu dưa chuột bao tử, trợ giúp các nhà xuất khẩu thâm nhập vào các thị trường mới, trợ giúp trong việc xây dựng các kho chứa, bảo quản.
Đối với lĩnh vực chế biến dưa chuột bao tử Chính phủ có những khuyến khích như: Với công ty mới thành lập được giảm thuế trong 5 năm đầu kể từ ngày bắt đầu sản xuất, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến dưa chuột bao tử xuất khẩu.
Các nhà xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột bao tử đã qua chế biến được hưởng chính sách khuyến khích như trợ cấp xuất khẩu, cấp vốn tín dụng xuất khẩu, chuẩn bị cho các nhà xuất khẩu các khoản tín dụng với lãi suất thấp có thể giúp họ cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc tế.
Tiếp đến bước đi chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Malaysia là gắn bó hài hoà với công thương nghiệp, xuất nhập khẩu nông sản đã tạo ra hiệu quả lớn trong đó có chiến lược tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài vào những thời điểm có lợi nhất, đáng để cho chúng ta nghiên cứu, nhất là kinh nghiệm của nước này về len lỏi vào thị trường Châu Âu; Bắc Mỹ dần tạo thế đứng thương mại vững mạnh cả về nông sản phẩm và sau này là một số sản phẩm công nghiệp mũi nhọn.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu dưa chuột bao tử như Đài Loan, Malaysia cho thấy sự tăng trưởng của ngành rau quả xuất khẩu nói chung và dưa chuột bao tử nói riêng đều dựa vào bốn yếu tố cơ bản: chính sách, khoa học công nghệ và thị trường. Trong đó yếu tố chính sách có ý nghĩa quyết định tạo nên động lực thúc đẩy sản xuất dưa chuột bao tử phát triển. Từ những kinh nghiệm của các nước thành công trong lĩnh vực sản xuất - chế biến - xuất khẩu dưa chuột bao tử có thể rút ra bài học quý giá vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta.
+ Thành công của các nước trước hết là xác định đúng vị trí quan trọng của các ngành, các sản phẩm mũi nhọn trên cơ sở đánh giá đúng lợi thế so sánh phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu. Trong đó chú trọng phát huy lợi thế về quy mô, hình thành những vùng chuyên canh dưa chuột bao tử, tập trung sản xuất lớn, có tỷ suất hàng hoá cao. Đồng thời chú trọng đầu tư kịp thời và đồng bộ công nghệ bảo quản, chế biến nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp, khuyến khích lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu dưa chuột bao tử phát triển.
Sự quan tâm của Chính phủ thể hiện thông qua chủ trương phát triển các vùng nguyên liệu dưa chuột bao tử tập trung nhằm xúc tiến việc sản xuất dưa chuột bao tử trên quy mô lớn.
Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích về tài chính, về đầu tư, về thuế đối với người sản xuất phục vụ xuất khẩu, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, tìm thị trường, trợ cấp xuất khẩu, cấp vốn tín dụng xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành rau quả.
+ Tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ sản xuất, lưu thông, xuất khẩu dưa chuột bao tử như dịch vụ tư vấn, tiếp thị, dịch vụ vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
+ Ban hành hệ tiêu chuẩn, những điều kiện tham gia xuất khẩu dưa chuột bao tử, đảm bảo uy tín, chất lượng dưa chuột bao tử xuất khẩu.
+ Hình thành lên hiệp hội trồng rau quả nhằm tăng cường sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh sản xuất, xuất khẩu dưa chuột bao tử.
+ Tăng cường hệ thống tiếp thị, phát triển các kênh sản xuất - lưu thông - xuất khẩu dưa chuột bao tử, coi trọng chữ tín để tạo lập thị trường mới.
2.2.2 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử ở trong nước
Dưa chuột bao tử được trồng ở nước ta từ khá lâu, đây là cây dễ trồng, cho năng suất cao, trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy vậy nhiều năm trước dưa bao tử chưa được xem là cây trồng chính mà cây lúa mới được xem là cây trồng chính. Chỉ khi điều kiện sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về rau quả tăng cao, các sản phẩm được chế biến từ quả dưa bao tử dần được ưa chuộng trong và ngoài nước. Năm 2007 tổng công ty rau quả Việt Nam đã xuất khẩu được 47.423 tấn dưa chuột hộp và 552 tấn dưa chuột đóng lọ thủy tinh. Năm 2008 tổng diện tích trồng dưa chuột của cả nước là 1.685,56 ha, sản lượng xuất khẩu đạt 70.478 tấn dưa chuột hộp và 1.718 tấn đóng lọ thủy tinh, tổng giá trị xuất khẩu đạt 7,98 triệu USD[4]. Nước ta có điều kiện sinh thái đa dạng và chế độ nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới, yếu tố khí hậu cùng với điều kiện đất đai lao động, tập quán là điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển trồng cây dưa bao tử với quy mô lớn. Đây là ưu thế để Việt Nam có thể cạnh tranh với thị trường nước ngoài.
Hiện nay dưa chuột được trồng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ: Hải Dương, Hưng Yên, Hải phòng, Hà Nam, Bắc Ninh... Trong những năm 90 xuất khẩu rau quả có nhiều biến động, hiện nay đã hồi phục và xâm nhập vào một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore... Việc phát triển rau quả nói chung và dưa bao tử nói riêng đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho nông dân, giá trị xuất khẩu rau quả hàng năm ước đạt 100 – 125 triệu USD. Tổng diện tích rau xuất khẩu là 1.765 nghìn ha sản lượng xuất khẩu là 18,9 triệu tấn dự báo năm 2009 diện tích rau là 1.990 nghìn ha với sản lượng xuất khẩu là 27,3 triệu tấn, đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng rau ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu
Như vậy, sản xuất dưa chuột bao tử của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể về quy mô cũng như cơ cấu sản phẩm, dưa chuột bao tử có chất lượng cao được quy hoạch thành những vùng chuyên canh. Diện tích trồng dưa chuột bao tử của Việt Nam đã tăng từ 148,42 nghìn hecta năm 2005 lên đến 448,42 nghìn hecta năm 2008. Khu vực sản xuất dưa chuột bao tử chủ yếu là vùng Đồng bằng Sông Hồng chiếm 25,26% diện tích và 30,78% sản lượng dưa chuột bao tử của cả nước, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 23,28% diện tích và 25,46% sản lượng (2007) [22].
Nhờ hiệu quả kinh tế cao mà bà con nông dân đã đưa dưa chuột bao tử vào sản xuất cả 2 vụ đông và xuân và được coi là “cây làm giầu”. ở tỉnh Hưng Yên, để giúp nông dân có thêm kiến thức sản xuất, hợp tác xã đã liên hệ với các viện, trường, trung tâm Khuyến nông tỉnh, Sở Khoa học - Công nghệ Hưng Yên chọn tạo giống, xây dựng quy trình thâm canh các loại rau mầu; mở lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con; liên kết với các xí nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã còn hỗ trợ 100% tiền giống, cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu theo phương thức trả chậm, tổ chức cho xã viên, nông dân tham quan các mô hình thâm canh rau màu xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao.
ở các huyện Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh của tỉnh Bắc Ninh...đã hình thành các vùng chuyên canh có quy mô hàng hoá như dưa chuột, rau an toàn, cây cảnh...theo phương pháp công nghệ cho thu nhập đạt từ 50 đến 100 triệu đồng/ha/năm. Cùng với việc tăng sản lượng nông sản, các hợp tác xã cũng tích cực tìm kiếm đầu ra giúp các hộ nông dân yên tâm sản xuất. Hợp tác xã Đông Mai (Yên Phong) đã ký kết hợp đồng bao tiêu dưa chuột bao tử với sản lượng trên dưới 80 tấn/năm. Hợp tác xã Ngang Nội (Tiên Du) liên kết với các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng quy trình sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu khép kín từ gieo trồng, thu mua đến chế biến và tiêu thụ với sản lượng trên 200 tấn/năm [22].
Việc nâng cao năng lực chế biến dưa chuột bao tử đã được chú ý. Trước năm 2000, cả nước ta chỉ có 12 nhà máy và 48 cơ sở chế biến rau, quả có thiết bị, công nghệ dưa chuột bao tử lạc hậu, sản phẩm làm ra không phù hợp với thị trường, công suất chỉ khoảng 150 nghìn tấn/năm. Sau 4 năm triển khai đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh giai đoạn 2000 - 2010, đã có thêm 12 nhà máy chế biến, nâng tổng công suất cả nước lên gần 290 nghìn tấn với các thiết bị tiên tiến của châu Âu; sản phẩm chế biến của nước ta đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, EU... Theo điều tra của Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI), hiện nay trên cả nước có hàng trăm nhà máy và cơ sở chế biến rau quả có quy mô nhỏ và vừa với công suất bình quân khoảng 1000 - 1500 tấn nguyên liệu/năm. Trong số đó 2/3 chỉ chế biến rau, khoảng 1/5 chỉ chế biến quả và phần còn lại thì chế biến cả rau và quả. Phần lớn khoảng 4/5 các nhà máy là thuộc kinh tế tư nhân, chỉ có khoảng trên 10% là thuộc doanh nghiệp Nhà nước và còn lại là các nhà máy liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài [9].
Bên cạnh tình hình sản xuất, chế biến, thị trường xuất khẩu rau quả cũng có những biến động và đến nay đã dần được hồi phục và xâm nhập vào một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, các nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc, các nước Đông Âu.... Việc xuất khẩu rau quả nói chung dưa chuột bao tử nói riêng đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm tăng thu nhập cho nông dân. Hàng năm giá trị xuất khẩu rau quả cả nước ta đạt bình quân 120 - 150 triệu USD. Bình quân lượng rau xanh tính trên đầu người ở nước ta khoảng 84/kg/người/năm so với nhu cầu dinh dưỡng thì lượng rau quả còn thấp, chỉ với mức 100kg/người/năm (tiêu thụ 80kg). Do vậy, ngành rau quả đã xây dựng diện tích rau, quả tập trung 1265 nghìn hecta vào năm 2010 và 25,3 triệu tấn vào năm 2010 [10]. Hiện nay chúng ta mới đạt chỉ tiêu về khối lượng rau quả cho tiêu dùng trong nước, một phần cho xuất khẩu và dưa chuột bao tử đã góp phần vào việc sản xuất rau quả đó.
Theo dự toán của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6% năm, trong khi cung vẫn chưa đủ cầu và chỉ tăng 2,8% năm [33]. Dưới tác động của hội nhập, xuất khẩu dưa chuột của Việt Nam đã có những bước phát triển mới, đã mở rộng cơ hội phát triển thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả. Các mặt hàng rau quả ở Việt Nam đã có mặt trên 50 nước và lãnh thổ ở khắp các châu lục [31]. Thị trường châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (xuất khẩu dưa chuột bao tử sang thị trường Hoa Kỳ còn quá ít ỏi so với nhu cầu tiêu thụ trên thị trường này). Châu á là thị trường lớn nhất của Việt Nam và chủ yếu là Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu rau quả của nước ta sang Trung Quốc trong mấy năm gần đây đã giảm hẳn, từ thị trường xuất khẩu rau quả với 142 triệu USD vào năm 2001, sau đó giảm dần so với năm 2005, Việt Nam chỉ xuất khẩu có 35 triệu đô la Mỹ sang Trung Quốc. Sở dĩ kim ngạch giảm do nhiều nguyên nhân. Theo Nguyễn Quốc Vọng (viện Nghiên cứu rau quả Gosford của Bộ Nông nghiệp bang New South Wales của úc), điều quan trọng là thị trường Trung Quốc bây giờ thích hàng hiệu, mẫu mã đẹp, chất lượng cao và nhất là an toàn vệ sinh [24].
Theo ông Nguyễn Quốc Vọng, là thành viên WTO, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước bốn thách thức lớn. Đó là xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices) để cho ra dưa chuột bao tử sạch, hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng kháng sinh, hoá chất; hai là tập trung sản xuất dưa chuột bao tử có quy mô lớn; ba là đảm bảo chất lượng cao và bổ dưỡng; và bốn là giá rẻ để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính vì vậy, GAP là chìa khoá thành công cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam, bởi sản xuất theo quy mô GAP đã là hội tụ đủ ba thách thức còn lại [24].
Trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO với thị trường tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỷ đô la Mỹ hàng năm nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé [29].
Trước tình hình đó, trong phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ nay đến 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Những vùng nông thôn đồng bằng có nhiệm vụ chiến lược là đảm bảo vững chắc an toàn lương thực quốc gia, cung cấp thực phẩm, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành vùng tập trung chuyên canh... đáp ứng nhu cầu nông nghiệp chế biến và thị trường nước ngoài” [12].
2.3 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là cây rau truyền thống nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thông dụng của nhiều nước.
Công tác nghiên cứu về cây dưa chuột đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là công tác chọn tạo giống đã thu hút được sự tham gia của một số lượng khá lớn các nhà khoa học.
Hiện nay, đã giải quyết nhu cầu của sản xuất và xuất khẩu dưa chuột, mục tiêu của các cơ quan khoa học là tập trung vào nghiên cứu theo định hướng sau:
- Khảo nghiệm tập đoàn giống nhập nội, xác định giống thích hợp, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu.
- Lai tạo chọn lọc các giống mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu: chọn giống dưa chuột cho chế biến (quả nhỏ), chọn giống dưa chuột cho ăn tươi (quả dài). Việc chọn tạo giống dưa chuột phục vụ cho chế biến và suất khẩu đã và đang được nhiều người quan tâm và tập trung nghiên cứu.
Ngày nay, giống đóng lọ cả quả thường được định hướng là những giống leo giàn, quả ngắn hơn giống ăn tươi và có nhiều quả. “Balam khira” của Saharanpur (UP) là giống tương tự với dạng đóng lọ nhỏ hơn và ít hạt hơn, đây là một đặc điểm quan trọng trong việc đóng lọ có dung dịch muối. Trong giai đoạn hiện nay giống dùng cho chế biến yêu cầu nghiêm ngặt về màu sắc quả, quả sau khi chế biến phải giữ nguyên được màu sắc. Đặc điểm này có liên quan đến gen quy định màu quả khi chín hoàn toàn. Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận là giống có gai quả màu trắng giữ được màu sắc sau chế biến tốt hơn giống có gai màu vàng đậm. Tất cả các giống dưa cắt lát của Tây Âu và Mỹ đều có gai màu trắng. Các giống dưa chuột của châu Âu trồng trong nhà kính có đặc điểm khác nhau như: Dạng dưa của Anh có quả to; giống của Nga có quả ngắn, dày và có sọc nâu; giống ở Pháp quả to, dày, hình dạng thay đổi theo mục đích thương mại. Trong khi đó ở Đông Nam á và cận đông châu á dạng quả xanh bóng có sọc là phổ biến, ở Nhật Bản người tiêu dùng thích giống cắt lát có dạng quả nhỏ.
Giống dưa chuột có gai đen chuyển màu da cam khi chín hoàn toàn, có xu hướng chuyển màu trước khi chín ở điều kiện nhiệt độ cao (cả trên đồng ruộng và trong quá trình bảo quản, vận chuyển).
Giống dưa chuột lai hiện nay có giá trị kinh tế cao, rất nhiều ưu điểm trong việc tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cao, thời gian cho thu hoạch dài, khi trồng trong nhà kính ở các nước Tây Âu, đậu quả tập trung thích hợp cho thu hoạch bằng máy và chống được nhiều loại bệnh. Tất cả các giống lai hiện nay đều là giống 100% hoa cái và không có hạt (trong trường hợp trồng trong nhà kính ở Tây Âu) và chống được rất nhiều bệnh.
Sau đây là một số giống dưa chuột ở ấn Độ:
+ Giống Straight Eight: là một giống chín sớm thích hợp với vùng cao, gai trắng, quả dài trung bình, dày, giòn, tròn, màu xanh vừa, cũng được tạo ra từ trung tâm vùng IARI, Katrai (thung lũng Kuhy) [26].
+ Giống Pointette: Giống này có quả màu xanh đậm dài 20-25 cm. Nguồn gốc từ Nam Carolina của Mỹ chống được bệnh phấn trắng, sương mai, thán thư và đốm lá [26].
Công tác khảo nghiệm các tập đoàn giống để xác định ra các giống thích hợp, phục vụ cho sản xuất đã được nghiên cứu nhiều như:
- Tại học viện nông nghiệp Jimiriazep từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây đã tiến hành thu thập và nghiên cứu một tập đoàn hết sức phong phú (khoảng 8000 mẫu giống). Mục đích là nghiên cứu và khai thác nguồn gốc, sự tiến hoá, đặc điểm sinh thái, sinh lý, miễn dịch của tập đoàn dưa chuột. Dựa trên những kết quả thu được Viện sỹ Taraconov.G đã tạo ra các giống dưa chuột lai TCXA nổi tiếng và có năng suất kỷ lục 25-40 kg/m2 ở trong nhà ấm [38].
- ở Liên Xô cây dưa chuột được xếp là cây rau đứng thứ 3 sau cải bắp và cà chua. Trong các nhà ấm trồng rau, diện tích dưa chuột lên tới 80 - 90%. Ngay từ đầu thành lập Viện cây trồng liên bang Nga đã xúc tiến kế hoạch nghiên cứu và thu thập các nguồn gen dưa chuột trên khắp thế giới. Viện sỹ Vavilov và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo ra những loại hình dưa chuột có ưu điểm tốt để phổ biến trong sản xuất. Nhà chọn tạo nổi tiếng Teachenko năm (1967) đã sử dụng tập đoàn dưa chuột của Nhật Bản, ấn Độ, Trung Quốc trong công tác chọn tạo giống [26].
Một số nghiên cứu trên tạp trí Nông nghiệp Sarhad (Pakistan) cho thấy các giống dưa chuột lai trồng trong nhà nilon cho năng suất cao. Thí nghiệm gồm 11 giống dưa chuột có tên là Dala, Luna, Belcanto, Benlland, Safa, Mubis, Jaha, Pigan, Maram, Donna, Nibal. Các giống trên được trồng ở điều kiện bình thường trong nhà nilon vào mùa thu và mùa xuân. Vào mùa xuân giống Jaha, Luna và Dala sinh trưởng tốt, cho năng suất 55,8 tấn/ha; 41,8 tấn/ha; 41,7 tấn/ha. Trong mùa thu có các giống Dala, Mubis và Luna cho năng suất lần lượt là 24,8 tấn/ha; 23,0 tấn/ha; 22,4 tấn/ha. Năng suất và chất lượng của dưa chuột phụ thuộc vào giống và phương pháp gieo trồng. Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng để thu được năng suất cao như trồng trong nhà nilon, trong nhà lưới, trong nhà kính (trồng trên đất và trồng không dùng đất).
Ngoài việc tạo ra giống dưa chuột có năng suất cao, các giống chống chịu được sâu bệnh hại cũng là một định hướng quan trọng của công tác chọn tạo giống dưa chuột. Một trong những đối tượng bệnh nguy hiểm nhất đối với dưa chuột là bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk và Curt) [28].
Cũng ở Mỹ (tháng 7, 8 năm 1997), đã làm thí nghiệm kiểm tra tính chống bệnh sương mai của dưa chuột đối với việc chống lại bệnh sương mai ở Bắc Carolina. Tỷ lệ bệnh hại thay đổi từ 1,3 - 9,0 trên thang điểm từ 0-9, có 9 giống có tính chống chịu cao và được phổ biến rộng rãi [42].
Số liệu nghiên cứu qua nhiều năm cho thấy các giống Gy4, Clinton, Galay, M21, M27, Poisett có khả năng chống chịu sương mai tốt. Ông Staub và các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã lai chéo thành công các giống dưa chuột hoang dã của Trung Quốc với một giống đang canh tác. Giống dưa chuột hoang dã này có tính kháng bệnh héo thân, có thể kháng cả giun tròn và một số loại virus khác [23].
Năng suất của dưa chuột phụ thuộc vào yếu tố cơ bản là di truyền và điều kiện ngoại cảnh trong đó điều kiện ngoại cảnh hết sức quan trọng, một giống có tỷ lệ hoa cái cao nhưng tỷ lệ đậu quả không cao cũng cho năng suất thấp.
Giới tính và đặc điểm nở hoa của dưa chuột: Bất kỳ loài thực vật nào có sinh sản hữu tính cũng biểu hiện đặc điểm giới tính riêng biệt của mình. Nghiên cứu dạng hoa, mức độ biểu hiện giới tính và giới hạn biến đổi đặc tính này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tế to lớn. Trong việc giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng sản phẩm các cây trồng trong đó có cây dưa chuột [23].
ở dưa chuột, tỷ lệ hoa đực/cái là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc hình thành năng suất. Sự thay đổi tỷ lệ này khống chế bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Vì thế mà người gieo trồng phải tìm hiểu chi tiết nhằm tăng hiệu quả của công việc.
Dưa chuột thuộc dạng cây đơn tính cùng gốc (monoecious) nghĩa là trên cây đồng thời có cả hoa đực và hoa cái. Tuy nhiên trong quá trình tiến hóa và do tác động sâu sắc của con người trong công tác giống đặc điểm nay bị phá vỡ; nhiều dạng hoa mới đã xuất hiện làm phong phú thêm tính di truyền của cây này. Hoa của dưa chuột nói riêng và của cây thuộc họ bầu bí nói chung thường nở vào khoảng 40-50 ngày sau mọc. Sự thay đổi thời gian này còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Số đốt xuất hiện hoa đầu tiên là chỉ tiêu rất quan trọng, quan trọng hơn nữa là số đốt xuất hiện hoa cái đầu tiên hay hoa hoàn chỉnh và cũng là đặc điểm của những giống chín sớm, biến động của các giống trong loài.
ở dạng cây đơn tính cùng gốc số hoa đực có được nhiều hơn số hoa cái, tỷ lệ này thường là 25: 1, 30: 1 hoặc 15: 1, nhưng đặc điểm quan trọng và có ý nghĩa kinh tế là số lượng hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất. Tỷ lệ hoa đực và hoa cái có cao hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường cũng như kỹ thuật chăm sóc (nhất là liều lượng đạm), ngày dài và nhiệt độ cao làm tăng số hoa đực.
Theo nghiên cứu thì Gibberillins đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ hoa đực và đối nghịch với Ethylen và axit abcicic[20].
Nghiên cứu vấn đề này đã kết luận rằng gen, môi trường và yếu tố hoá học là phức tạp trong việc điều khiển hoa đực, hoa cái ở dưa chuột [42] có 3-4 cặp gen, yếu tố môi trường (độ dài ngày, nhiệt độ) là những yếu tố chính điều khiển sinh trưởng, tất cả được kết hợp lại sẽ xác định được giới tính của cây dưa chuột. Nếu xác định giới tính của cây dưa chuột vào giai đoạn sớm của thời kỳ
sinh trưởng thì có thể điều khiển được nó thông qua môi trường và yếu tố hoá học [42].
Sự thụ phấn ở dưa chuột: sự nở hoa, tung hạt phấn và đậu quả của các cây họ bầu bí nói chung và cây dưa chuột nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường. Thông thường quá trình thụ phấn thụ tinh ở dưa chuột xảy ra vào lúc 6 đến 8 giờ sáng ở tháng 3 và tháng 4. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình này là 12,80C đến 18,30C. Ngày nay công nghệ hỗn hợp hạt phấn trở nên rất cần thiết cho thụ phấn bằng tay, thụ phấn nhờ côn trùng mang lại hiệu quả rất đáng kể. Những nghiên cứu về giới tính dưa chuột có tầm quan trọng đáng kể về cả lý thuyết cũng như thực tế chọn giống ở quy mô lớn. Dưa chuột dạng hoa cái (100% hoa cái gynoecious) được điều khiển
2.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
ở Việt Nam việc trồng thử các giống lai F1 tiến hành từ những năm bảy mươi đã chứng tỏ ưu thế của việc sử dụng giống lai F1. Do các dòng hoa cái nhập vào nước ta thường bị bệnh (phấn trắng, sương mai…), việc tạo ra các dòng tương tự có sự tham gia của các giống dưa chuột địa phương mang gen chống chịu đã được tiến hành ở Viện cây Lương thực và Thực phẩm từ năm 1976 đến nay, cùng với nó là các nghiên cứu khác của vấn đề ưu thế lai như khả năng kết hợp chung và riêng của các giống [18][20].
ở nước ta nghiên cứu về cây dưa chuột còn rất ít ỏi, chưa cân xứng với sự tồn tại lâu đời cũng như giá trị của loại cây trồng này.
Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tập trung vào các điểm sau đây:
Trước năm 1975 ở miền Nam, đoàn chuyên gia Nam Triều Tiên đã khảo sát tính thích nghi của 24 giống dưa chuột có nguồn gốc từ Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Nam Triều Tiên tại trại giống rau Thủ Đức trong các năm 1967 - 1968. Các kết quả khảo nghiệm ở đây cho thấy: giống dưa chuột gốc Đài Loan Fonguan Grun skin tương đối thích nghi trong điều kiện Miền Nam Việt Nam. Ngoài ra tác giả còn mô tả một số đặc điểm sinh lý và hình thái của các giống trong thí nghiệm [23].
Từ năm 1973-1976, tại trại giống rau Hải Phòng ._.ọng hơn nữa công tác dự tính, dự báo tổ chức và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy tiềm năng, nội lực sẵn có. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung cần nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường đã xuất khẩu cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tổ chức nguồn nguyên liệu ổn định, nắm vững giá cả và hưỡng dẫn người nông dân sản xuất.
- Tăng cường quản lý chất lượng và phổ biến các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước được coi là thị trường tiềm năng của mặt hàng dưa chuột bao tử của Lạng Giang như Nga, Nhật, Trung Quốc...bên cạnh đó còn tranh thủ hợp tác sản xuất và chế biến, tranh thủ công nghệ tiên tiến.
- Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm dưa chuột bao tử của huyện.
- Tăng cường kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu sản phẩm dưa chuột bao tử sang các nước, lập lại trật tự trong khâu thu gom để một mặt nâng cao chất lượng dưa chuột bao tử xuất khẩu, mặt khác tránh cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh dưa chuột bao tử gây thua thiệt cho các bên.
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài để xúc tiến, ký kết các hợp đồng, đồng thời tổ chức tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận được những thông tin phản hồi từ khách hàng ngay tại những thị trường đó.
- Tập trung đầu tư, xây dựng kỹ năng marketing, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho dưa chuột bao tử Lạng Giang, thường xuyên cử các cán bộ ra nước ngoài tham gia hội thảo, triển lãm...thông qua đó học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt nhu cầu thực tế, tìm kiếm bạn hàng trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư nhằm tranh thủ vốn, kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật của bạn hàng trong và ngoài nước.
4.4.2.8 Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hệ thống canh tác
Sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của vùng. Mặc dù, huyện cũng đã có chủ chương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho các hộ, nhưng các chính sách cụ thể về đất đai, đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, tín dụng ... chưa được xác lập. Dẫn đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa thực sự đem lại hiệu quả nhất định. Một số cây trồng, công thức canh tác cho hiệu quả kinh tế thấp và tác động xấu đến môi trường còn tồn tại ở nhiều xã cần chuyển đổi. Các chân ruộng cho năng suất thấp không chủ động hoàn toàn tưới tiêu, các hộ mạnh dạn chuyển sang trồng luân canh với cây dưa chuột bao tử. Riêng đối với diện tích dưa chuột bao tử cho năng suất thấp và khó có khả năng phát triển ở các xã Nghĩa Hoà, Xuân Hương, An Hà, Tiên Lục có thể chuyển sang trồng các cây ngắn ngày có giá trị cao: ngô rau, măng tây, hành tây...
5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
Nghiên cứu vấn đề sản xuất và hiệu quả trong sản xuất cây dưa chuột bao tử tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi rút ra một số kết luận cụ thể như sau:
1, Lạng Giang là một trong những huyện dẫn đầu trong toàn tỉnh Bắc Giang về diện tích và sản lượng dưa chuột bao tử (27,6% về diện tích và 28,10% về sản lượng). Năm 2008, diện tích cây dưa chuột bao tử là 136,44 ha chiếm đến 26,6% diện tích các cây ngắn ngày. Điều đó cho thấy, cây dưa chuột bao tử thực sự đã trở thành cây trồng ngắn ngày chủ lực có tính hàng hoá cao. Cây dưa chuột bao tử là cây đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ. Thu nhập từ sản xuất dưa chuột bao tử chiếm đến 46,83% thu nhập từ trồng trọt và 21,04% thu nhập ngành nông nghiệp ở các hộ.
2, Năng suất dưa chuột bao tử của các hộ điều tra tuy cao hơn năng suất bình quân chung của huyện, nhưng khoảng cách giữa năng suất tiềm năng với năng suất thực tế còn lớn. Đây là cơ hội để tăng năng suất dưa chuột bao tử của địa phương nếu thực hiện tốt vấn đề thâm canh. Kết quả mô tả thống kế cho thấy mức đầu tư của các nhóm hộ có năng suất khác nhau có mức đầu tư khác nhau về giống, phân chuồng, phân lân, phân đạm, vôi, chi phí thuốc hoá học, công lao động. Nhóm hộ năng suất kém có mức đầu tư phân lân, công lao động, vôi thấp hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình còn chi phí thuốc hoá học thì lại cao hơn. Nhóm hộ khá và trung bình thì lại có sự chênh lệch mức đầu tư về phân đạm, lân, vôi và công lao động khá lớn. Nếu xét về chi phí, thì sự khác biệt giữa các nhóm hộ thể hiện rõ nhất ở chi phí phân bón và chi phí thuốc hoá học trong tổng chi phí của các hộ.
3, Thông qua phân tổ thống kê cho thấy các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều với năng suất dưa chuột bao tử là mức bón phân chuồng, đạm Urê, lân, kali, vôi, công chăm sóc. Chi phí thuốc hoá học có ảnh hưởng gián tiếp và làm giảm năng suất dưa chuột bao tử thông qua sự phá hoại của sâu bệnh. Trong các loại phân có ảnh hưởng đến năng suất thì phân chuồng có ảnh hưởng rõ rệt nhất, tiếp sau đó là phân đạm, phân lân, Kali. Tỷ lệ các loại phân này giữa các hộ cũng có sự sai khác và không cân đối. Trong các yếu tố đó nếu tăng một đơn vị yếu tố đầu vào thì năng suất dưa chuột bao tử trung bình sẽ tăng mạnh đối với phân chuồng và công lao động. Các yếu tố khác có mức độ tăng chậm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cho sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ nếu tiếp tục tăng đầu tư.
Công chăm sóc là một trong những nhân tố tích cực làm tăng năng suất dưa chuột bao tử. Các hộ làm kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật các công đoạn: làm đất, lên luống, làm cỏ. Xới xáo, vun gốc và theo dõi phát hiện sâu bệnh kịp thời, ngay cả khâu thu hoạch cũng phải kịp thời thì cho năng suất và chất lượng quả cao hơn các nhóm hộ khác. Điều này rất phù hợp với điều kiện nguồn nhân lực dồi dào của địa phương.
Sâu bệnh có ảnh hưởng lớn đến năng suất dưa chuột bao tử của các hộ. Việc theo dõi đồng ruộng thường xuyên sẽ phát hiện sâu bệnh kịp thời. Trên cơ sở đó giúp các hộ lựa chọn được phương án tiêu diệt các ổ dịch bệnh có hiệu quả nhất góp phần đảm bảo năng suất cây dưa chuột bao tử. Ngược lại, nếu sâu bệnh không được phát hiện và tiêu diệt kịp thời, để sâu bệnh lan nhanh gây thiệt hại cho cây dưa chuột bao tử sẽ làm giảm năng suất. Chi phí thuốc hoá học tăng thì sẽ làm cho năng suất giảm. Phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) còn được áp dụng khá hạn chế trong sản xuất dưa chuột bao tử.
4, Diện tích đất trồng dưa chuột bao tử của huyện chủ yếu là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ và không chủ động về nước tưới. Cây dưa chuột bao tử được xác định là cây trồng phù hợp nhất đem lại kết quả cao hơn các cây trồng khác trên cùng điều kiện về đất đai. Giá trị VA ở mức cao. Đây là cơ sở để các hộ mở rộng và chuyên môn hoá hơn nữa trong sản xuất dưa chuột bao tử.
5, Giống là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất dưa chuột bao tử Trong khi đó, giống dưa chuột bao tử có năng suất cao thì đang được các hộ trồng thử nghiệm trên phạm vi hẹp. Hiện tại có quá ít các bộ giống mới có năng suất và chất lượng cao, ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt trên địa bàn huyện. Do giá dưa chuột bao tử giống đắt, giống dưa chuột bao tử được các hộ sử dụng phần lớn là thông qua nhà máy cung cấp theo hình thức hỗ trợ trước.
6, Cây dưa chuột bao tử được xác định là cây trồng chính được trồng luân canh với các cây trồng ngắn ngày khác. Tuỳ thuộc vào vị trí, chân đất, điều kiện về ẩm độ, thời gian sinh trưởng của các cây trồng mà chọn hình thức cho hợp lý. Riêng đất trồng lúa vụ Đông và không chủ động hoàn toàn nước tưới thì cây dưa chuột bao tử thay cây lúa trong vụ Xuân là một giải pháp tối ưu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem hiệu quả cao rõ rệt.
7, Xuất khẩu dưa chuột của huyện Lạng Giang khá ổn định, tỷ lệ xuất khẩu trong tổng doanh thu tiêu thụ của các Nhà máy từ 2006 đến 2008 luôn ổn định khoảng 93%. Tuy nhiên, đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch chủ yếu là các thị trường truyền thống có nhu cầu tiêu thụ dưa chuột bao tử đóng lọ với giá rẻ. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện phải xuất khẩu uỷ thác cho các công ty khác ở Hà Nội, Bắc Ninh nên vẫn bị động trong quá trình tìm kiếm thị trường. Dưa chuột bao tử mới xuất khẩu trực tiếp với khối lượng nhỏ vào một số thị trường yêu cầu chất lượng không cao như ấn Độ, các nước đông Âu. Khu vực thị trường trọng tâm là EU, Hoa Kỳ hầu như chưa xâm nhập được. Nguyên nhân là sự bị động của các doanh nghiệp, nguồn cung cấp nguyên liệu bấp bênh, hệ thống những người thu mua thực hiện đã gây thiệt hại cho người sản xuất do bị ép giá và các nhà máy thì phải mua với giá cao. Hơn thế nữa dưa chuột bao tử nguyên liệu cung cấp cho nhà máy còn thấp, phân loại quả không đồng đều.
8, Trong các giải pháp thúc đẩy sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử của huyện, quy hoạch cụ thể vùng sản xuất dưa chuột bao tử cần được thực hiện trước tiên và đồng thời chú trọng đến các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ, khuyến nông, đầu tư thâm canh dưa chuột bao tử... Từ đó thu hút sự đầu tư của nhà nước và người dân nhằm khai thác hết thế mạnh sản xuất dưa chuột bao tử của vùng.
9, Để đẩy mạnh tiêu thụ dưa chuột bao tử, huyện cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế của trồng dưa chuột bao tử vừa đảm bảo rau sạch và an toàn ngay từ nguyên liệu đầu vào.
- Tăng cường quả lý khâu sản xuất và cung ứng dưa chuột bao tử cho các nhà máy chế biến để đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng.
Mở rộng thị trường xuất khẩu và chế biến dưa chuột bao tử. Tăng cường quản lý chất lượng cũng như phổ biến các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước được coi là thị trường tiềm năng của mặt hàng dưa chuột bao tử trong huyện như EU, Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Trung Quốc.
5.2 Kiến nghị
Lạng Giang là vùng sản xuất rau chế biến lớn và có truyền thống của tỉnh Bắc Giang, diện tích và sản lượng dưa chuột bao tử tuy ngày một tăng nhưng kết quả và hiệu quả sản xuất lại chưa cao. Để Lạng Giang trở thành vùng sản xuất dưa chuột bao tử hàng hoá trọng điểm của tỉnh, huyện cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu để giúp người sản xuất có thể nâng cao năng suất dưa chuột bao tử. Từ những kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ mang tính tự phát chưa có quy hoạch hoặc định hướng phát triển cụ thể rõ ràng. Diện tích đất có khả năng trồng dưa chuột bao tử lớn nhưng lại chưa có quy hoạch và kế hoạch sử dụng chi tiết. Trước tiên, chính quyền cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết phát triển cây dưa chuột bao tử. Trên cơ sở đó tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi cho vùng sản xuất dưa chuột bao tử. Đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi để cung cấp đủ nước tưới cho các cây trồng hàng năm khác và cây lúa.
- Mặc dù đất đai đã được giao ổn định và lâu dài cho người dân theo nghị định 64/CP nhưng đất có khả năng trồng dưa chuột bao tử của các hộ khá manh mún sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư thâm canh. Huyện cần thực hiện tốt công tác “dồn điền, đổi thửa” chuyển dịch tích tụ ruộng đất để nâng cao quy mô sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
- Các cơ quan chức năng cần tìm kiếm và thử nghiệm các giống dưa chuột bao tử mới cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng kháng sâu bệnh tốt và phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng của địa phương. Sau khi xác định được bộ giống thích hợp cần xây dựng quy trình sản xuất các giống dưa chuột bao tử mới và chuyển giao về cho người sản xuất để các hộ thực hiện đầu tư theo đúng quy trình.
- Do đặc thù của sản xuất nông sản hàng hoá nói chung và dưa chuột bao tử nói riêng chịu tác động nhiều của điều kiện khách quan như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh…, vì vậy hợp đồng sản xuất tiêu thụ đã ký kết có thể bị phá vỡ do điều kiện bất khả kháng. Để tránh bị thua thiệt do cả người sản xuất và doanh nghiệp, đề nghị Nhà nước có cơ chế chính sách cụ thể hỗ trợ một phần rủi ro cho người sản xuất và doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Nhà nước và chính quyền cần tổ chức tốt hơn nữa công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật trên địa bàn. Đây là nhân tố quan trọng để duy trì, đảm bảo và nâng cao năng suất dưa chuột bao tử của các hộ. Để làm được việc này cần có chính sách thu hút, tuyển dụng, ưu đãi người có trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật.
- Mức đầu tư thâm canh sản xuất dưa chuột bao tử nói riêng và nông nghiệp nói chung hiện nay còn thấp, do đó các hộ cần mạnh dạn vay vốn đầu tư cho sản xuất dưa chuột bao tử để thu được kết quả và hiệu quả cao hơn. Cơ chế chính sách cho vay tín dụng phục vụ sản xuất của các tổ chức tín dụng đối với người sản xuất cần phải thông thoáng hơn. Qua đó vừa đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng mà nâng cao thu nhập cho người dân.
- Quyền lợi của người sản xuất cần phải được chú trọng và quan tâm nhằm tiến tới hình thành vùng sản xuất dưa chuột bao tử hàng hoá ổn định thì cần phải quan tâm đến đầu ra của cây dưa chuột bao tử. Do đó, chính quyền cần có chính sách thu hút và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở chế biến và thu mua dưa chuột bao tử xuất khẩu trên địa bàn.
- Cùng với trung tâm khuyến nông và các công ty xây dựng vùng sản xuất tập trung chuyên sản xuất dưa chuột bao tử sạch, tạo nguồn hàng xuất khẩu chất lượng ổn định cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Để làm được điều này Nhà nước cần quan tâm đến người dân, trong chương trình GAP cần hỗ trợ có tính chất chìa khoá như tập huấn sử dụng thuốc BVTV, thực hành vệ sinh kết hợp với đánh giá hiệu quả của thuốc trừ sâu và lượng vi khuẩn tồn dư tiềm tàng..
- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, hàng hoá của huyện. Có kế hoạch từng bước xây dựng thương hiệu.
- Đề nghị hỗ trợ cho các xã xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, kiên cố hoá kênh mương) cho vùng sản xuất dưa chuột bao tử.
- Có cơ chế hỗ trợ tổ chức các đoàn cán bộ, đặc biệt là cấp cơ sở, các hộ sản xuất lớn tham quan, tìm hiểu thị trường, tiếp xúc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu dưa chuột bao tử để tìm kiếm cơ hội tiêu thụ dưa chuột bao tử.
Danh mục tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Mai Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi (1996). Rau và trồng rau, NXB NN, HN.
2. TS. Lê Thị Vân Anh(2003). ”đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế”.
3. Bắc Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ trồng rau quả xuất khẩu (2008), Trung tâm Thông tin khoa học Công nghệ quốc gia.
4. Bộ thương Mại (2005), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sản xuất dưa chuột (Cucumis sativus L.) Quy trình công nghệ cao.
6. Trần Xuân Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia.
7. Công nghệ là khâu đột phá để phát triển rau quả xuất khẩu, Thông tấn xã Việt Nam.
8. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà ( 2000), Giáo trình cây rau, NXB NN
9. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2006, 2007, 2008), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2006, 2007, 2008.
10. Doanh nghiệp nông nghiệp trong sân chơi WTO: chủ động, linh hoạt để thành công(2007).
11. Lê Tiến Dũng (2002), Luận văn tiến sỹ khoa học nông nghiệp.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), văn kiện đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự(1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Quách Đĩnh, Nguyễn Vân Tiếp, Nguyễn Văn Thoa(1996), Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
15. Phan Thúc Đường (1997). Kết quả bước đầu của việc chọn giống dưa chuột phú Thịnh. Thông tin KHKT Rau quả .
16. Ngô Đình Giao, Kinh tế học vi mô, NXB giáo dục, Hà Nội, 1997, tr33.
17. Giá phân bón tại thị trường Hà Nội, Vietnamnet.
18. Vũ Tuyên Hoàng và CS (1999). Giống dưa chuột Sao xanh. Báo nông nghiệp Việt Nam số 55 (814), Tr. 12.
19. Vũ Tuyên Hoàng và CS (1995). Giống dưa chuột H1. Nghiên cứu cây Lương thực và cây thực phẩm, Nhà xuất bản nông nghiệp, Tr. 162 - 165.
20. PGS.PTS. Nguyễn Văn Hiển (2002), Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB Giáo Dục.
21. Nguyễn Văn Hiền, Vũ Thị Hiền (2001), ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng và vi lượng đến sinh trưởng và phát triển của dưa chuột, Kết quả nghiên cứu rau, hoa, quả năm 1998 - 2000, NXB NN, HN.
22. Minh Hoài (2006), Tiêu thụ nông sản theo hợp đồng sau 4 năm thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ(2002 – 2006), Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1 số tháng 10 năm 2006, tr 4+7
23. Vũ Tuyên Hoàng và CS (1996). Giống dưa chuột PC1. Nghiên cứu cây Lương thực và cây thực phẩm, Nhà xuất bản nông nghiệp, Tr. 155 - 158.
24. Hội thảo và đào tạo về ISO 22000:2005 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm(26/4/2006), Tin Quốc tế,
25. Đinh cao khuê (2006), Mội số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tóm tắt luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Hà Nội.
26. Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh và CS (2004). Kết quả phục tráng giống dưa chuột Phú Thịnh phục vụ cho chế biến công nghiệp, Báo cáo khoa học tại Hội nghị KH Bộ NN và PTNT, Hà Nội.
27. Vũ Văn Liết (2006), Thực hành thí nghiệm nghiên cứu nông nghiệp và phân tích thống kê kết quả nghiên cứu, Trường ĐH Nông Nghiệp I.
28. Phạm Mỹ Linh (1999), Đánh giá đặc tính sinh học một số giống dưa chuột trong điều kiện Gia Lâm – Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp.
29. Trương Đức Lực (2006), Phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập, tóm tắt luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
30. Hoàng Tuyết Minh, Trần Minh Nhật, Vũ Tuyết Lan (2000), Chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Lê Huy Ngọ (1999), “Nông nghiệp Việt Nam - những thành tựu và định hướng phát triển”, Nông nghiệp Việt Nam những thành tựu, NXB Lao động, tr 16 - 17, Hà Nội.
32. GS.TS. Vũ Triệu Mân, PGS. TS. Lê Lương Tề (2001), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp.
33. Rau quả Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (2007). Thời báo kinh tế Việt Nam.
34. Smeles, Bộ thương mại Việt Nam, 2007.
35. Lê Văn Thanh (2000), Xuất khẩu hàng nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
36. Trần Khắc Thi, Vũ Tuyên Hoàng (1979), Nghiên cứu đặc điểm các giống dưa chuột Việt Nam, Tạp chí KH và KTNN, Hà Nội.
37. Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê Việt nam 2008, NXB Thống kê, Hà Nội.
38. Trần Khắc Thi (1985), Nghiên cứu đặc điểm một số giống dưa chuột, tạp chí KH và KTNN, Hà Nội.
39. Trần Khắc Thi, Nguyễn Văn Thắng (2001) Sổ tay người trồng rau, NXB NN.
40. Uỷ ban nhân dân Huyện Lạng Giang (2007), Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Lạng Giang thời kỳ 2007 - 2020.
41. Uỷ ban nhân dân Huyện Lạng Giang (2002), Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010.
42. Nguyễn Vi (1995), Bón phân cân đối trong mối quan hệ với phẩm chất nông sản và bảo vệ môi trường.
43. Viện chiến lược phát triển (2001). Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
Phụ lục
Phụ Lục 1: Đặc điểm kỹ thuật của cây dưa chuột bao tử
Theo Taracanov G. Và CS điều kiện môi trường tác động đến sinh trưởng, năng suất của cây trồng bao gồm: khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ), thổ nhưỡng, yếu tố sinh vật và tác động của con người. Về mặt sinh lý học, cây dưa chuột bao tử phản ứng rất mạnh với tác động của điều kiện ngoại cảnh.
* Nhiệt độ
Dưa chuột bao tử cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương giá đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 00C có tuyết và khi nhiệt độ về ban đêm trong khoảng 3-40C. Dưa chuột bao tử thuộc nhóm cây ưa nhiệt, yêu cầu khí hậu ấm áp và khô ráo để sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột bao tử sinh trưởng và phát triển là từ 25-300C. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ từ 35-400C cây sẽ chết. Nhiệt độ dưới 150C cây sẽ bị rối loạn quá trình đồng hóa và dị hóa, cây sinh trưởng kém, nhiệt độ thấp kéo dài các giống sinh trưởng rất khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa. ở 50C hầu hết các giống dưa chuột bị chết rét, khi nhiệt độ lên tới 400C cây ngừng sinh trưởng hoa cái không xuất hiện, lá bị héo. Hạt dưa chuột có sức sống cao, khỏe, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp từ 12-130C. Nhiệt độ đất tối thiểu phải đạt 160C, ở nhiệt độ này hạt có thể nảy mầm sau 9-16 ngày, nếu nhiệt độ đất khoảng 210C thì hạt sẽ nảy mầm sau 5-6 ngày.
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Nhiệt độ thích hợp cho cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài. Tổng tích ôn từ lúc hạt nảy mầm đến thu quả đầu tiên ở các giống địa phương là 9000C, đến kết thúc là 16500C.
ở nhiệt độ dưới 150C cây mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa. Do nhiệt độ thấp làm phá vỡ quá trình trao đổi chất thông thường và một số quá trình sinh hóa bị ngừng trệ, toàn bộ chu trình sống bị đảo lộn làm cho cây tích lũy các độc tố. Trong trường hợp bị lạnh kéo dài số lượng độc tố tăng làm chết các tế bào.
Ngoài ra, nhiệt độ thấp còn làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây ở các giai đoạn khác nhau từ sự phát triển cá thể đến giới tính, tốc độ lớn của quả và năng xuất cá thể.
Về đặc điểm sinh lý có liên quan đến tính chịu lạnh của dưa chuột, các nhà nghiên cứu có đề cập tới độ nhớt đậm đặc của nguyên sinh chất, sức sống của tế bào và tính hút nước của nó. Khi bị lạnh độ nhớt của nguyên sinh chất giảm, lượng diệp lục và khả năng hút nước cũng giảm theo, ở các giống dưa chuột phương bắc chứng tỏ khả năng chịu lạnh của chúng cao hơn các giống phía Nam châu Âu. Qua nghiên cứu ở Việt Nam trong điều kiện làm lạnh nhân tạo ở nhiệt độ 5-100C trong vòng 10 ngày, các giống dưa chuột Việt Nam và Trung Quốc có sức chịu lạnh cao hơn các giống Châu Âu và Châu Mỹ.
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ tinh thụ phấn. Theo Yoshihari Ono hoa bắt đầu nở ở nhiệt độ 150C (sáng sớm) và bao phấn mở ở nhiệt độ 170C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17-240C, nhiệt độ quá cao, hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ này đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó cũng chính là nguyên nhân gây giảm năng suất sản phẩm.
* ánh sáng
Dưa chuột bao tử thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn, độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng phát dục là 10-12 giờ/ngày. Phản ứng của dưa chuột đối với ánh sáng còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng. ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây trồng nói chung và dưa chuột bao tử nói riêng. Cường độ sáng thích hợp cho dưa chuột bao tử sinh trưởng, phát triển, giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng từ 15000-17000 lux.
Độ dài ngày và cường độ chiếu sáng không phải là chỉ tiêu duy nhất đặc trưng cho ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động sống của cây. Công trình nghiên cứu của nhiều tác giả cho phép rút ra kết luận rằng chiếu sáng bổ sung tia hồng ngoại lên cây sẽ kích thích sự phát triển của cây ngày dài và ức chế cây ngày ngắn. Ngược lại, tia cực tím có bước sóng ngắn lại kích thích sự phát triển của cây ngày ngắn và ức chế cây ngày dài.
Các tác giả hiệp hội khoa học trồng trọt Mỹ (1997) cũng đã chứng minh sự biến động thời hạn sử dụng của quả dưa chuột trồng trong nhà kính đã được cải thiện bằng việc tỉa thưa và che bóng cho quả. Kết quả cho thấy việc tỉa thưa và che bóng đã ảnh hưởng đến động thái tăng chiều dài quả, màu sắc quả lúc thu hoạch và phổ diệp lục của vỏ quả.
Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp cây sinh trưởng phát triển yếu và thậm chí rất khó phục hồi mặc dù sau đã được cung cấp đầy đủ ánh sáng. Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây sinh trưởng và phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng, năng suất quả thấp, chất lượng quả giảm, hương vị kém. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (t > 300C) sẽ thúc đẩy phát triển thân lá, hoa cái xất hiện muộn. Nghiên cứu về phản ứng ánh sáng của dưa chuột với độ dài ngày (dẫn theo Trần Khắc Thi, 1985) đã xếp giống địa phương Quế Võ - Việt Nam là giống phản ứng ngày ngắn điển hình. Khi chiếu sáng 16 giờ liên tục trong thời gian thí nghiệm cây của giống này không có khả năng hình thành hoa cái, hoa đực xuất hiện rất muộn khi mà ở các cây có thời gian chiếu sáng cho hoa đực sớm hơn 1 tháng.
Mức độ phản ứng của cây với thời gian chiếu sáng trong quá trình phát sinh cá thể cũng khác nhau. Qua thí nghiệm đã kết luận rằng dưa chuột ở tuổi cây 20-25 ngày sau nảy mầm có phản ứng thuận với độ dài chiếu sáng dưới 12 giờ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả cho biết dưa chuột ở giai đoạn cây con có mức độ mẫn cảm hơn cây lớn.
Cường độ và số giờ chiếu sáng có tương quan thuận tới quá trình lớn của quả. Trong thí nghiệm vào tháng 12, lúc cường độ ánh sáng trung bình trong ngày khoảng 140 lux, số giờ chiếu sáng liên tục.
* Nước
Dưa chuột là cây vừa kém chịu hạn lại kém chịu úng, vì dưa chuột có nguồn gốc ở vùng ven rừng ẩm ướt, bộ rễ phát triển kém, hệ rễ phân bố ở tầng đất mặt. Trong thân cây nước chiếm 91,3%, trong quả có chứa tới 93-95% nước, bộ lá dưa chuột to, hệ số thoát hơi nước lớn nên dưa chuột yêu cầu độ ẩm cao, là cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu bí, độ ẩm đất thích hợp cho cây dưa chuột là: 85-90%, độ ẩm không khí: 90-95%. Trong giai đoạn ra quả phải giữ ẩm thường xuyên từ 90-100% độ ẩm đồng ruộng. Dưa chuột kém chịu hạn, nếu thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà còn tích lũy chất cucurbitancin gây đắng trong quả. Chất này thường tập trung nhiều ở phần cuối thân và dưới lớp vỏ cây. Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng và cây dễ bị nhiễm virus. Thời kỳ cây ra hoa tạo quả yêu cầu lượng nước cao nhất. Hạt nảy mầm, yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt.
Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, dưa chuột yêu cầu một lượng nước khá lớn vì vậy cần cung cấp đủ và kịp thời nước cho cây đặc biệt là ở thời kỳ khủng hoảng nước của cây (giai đoạn cây con và khi cây ra hoa hình thành quả, quả rộ).
Phụ lục 2: Nguyên tắc sản xuất dưa chuột bao tử sạch theo tiêu chuẩn GAP[20]
(GAP-Good Agriculture Practice là quy trình “nông nghiệp an toàn” hay “nông nghiệp tốt” )
Chọn đất: đất để trồng dưa bao tử phải chọn đất thoát nước tốt, thích hợp với quy trình sinh trưởng, phát triển của cây. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm. Vùng trồng dưa phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất là 200m. Đất có thể chứa 1 lượng nhỏ kim loại nhưng không được tồn dư hóa chất độc hại
Nước tưới: vì trong dưa có hàm lượng nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật(BVTV)... Trong giai đoạn đầu có thể dùng nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh.
Giống: chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được sử lý hóa chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.
Phân bón: tuyệt đối không dùng phân chuồng tưới để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đối không dùng phân tưới và nước phân chuồng pha loãng tưới cho dưa.
Bảo vệ thực vật: không sử dụng thuốc hóa học BVTV thuộc nhóm độc I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nếu chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hóa học trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như Bt, hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch đề phòng bệnh. áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý...
Thu hoạch, đóng gói: Thu đúng lúc, đúng lứa quả, thu vào buổi sáng sớm hay chiều mát, khi quả rộ phải thu hoạch 2-3lần/ngày. Tránh không để quả dập nát, khi thu phải đựng vào các thùng, hộp sạch, bảo quản nơi thoáng mát và vận chuyển bằng thùng carton đến nơi chế biến ngay.
Lưu ý: đây là giống lai F1 nên nên hạt giống chỉ sử dụng cho một vụ, nông dân không tự để giống cho vụ sau.
Phụ lục 3: tiêu chuẩn HACCP
HACCP là tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point) đã được uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm – CODEX – chấp nhận.
Nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự nhận biết và kiểm soát mối nguy hại trong chế tạo, gia công sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Có thể áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.
Các doanh nghiệp muốn tự khẳng định sự tuân thủ của mình với các chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm, khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác, được chứng nhận bởi bên thứ ba cho hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn của mình.
Phụ Lục4: Quy trình chế biến dưa chuột bao tử muối và DCBT dầm giấm
Thu mua NL
Phõn loại kỹ thuật:
- Theo yờu cầu của khỏch hàng
- Theo tiờu chuẩn kớch cỡ
Ngõm nguyờn liệu
Ngõm nước
Sục khớ
Vệ sinh lọ
Ngõm
Rửa bằng mỏy
Rửa thủ cụng
Xếp quả vào lọ
Đổ dung dịch vào lọ(dung dịch đó được pha nấu sẵn)
Vặn nắp chai, lọ
Băng tải thanh trựng
(nhiệt độ 85 – 900 C)
Sản phẩm
(lau khụ, thổi khụ)
Xuất khẩu
trực tiếp
Nhập kho
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09081.doc