Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Tài liệu Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Khái niệm Franchise còn khá mới mẻ đối với Doanh nghiệp Việt Nam. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe qua thuật ngữ này hoặc cụm từ Nhượng quyền kinh doanh hay Nhượng quyền thương mại nhưng hiểu sâu hơn và đủ tự tin để áp dụng cho doanh nghiệp mình thì hiện nay không nhiều. Franchise chỉ xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây song được khởi nguồn ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19 và tới nay và có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Nhượng quyền thương mại đ... Ebook Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược coi là “Một trong các phát minh vĩ đại nhất của chế độ tư bản phương Tây” và là “xu thế của tương lai”, đem lại cho kinh tế thế giới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Sở dĩ kinh doanh theo mô hình Franchise được ngợi ca như vậy vì nó đã được chứng minh là một phương thức kinh doanh an toàn và hiệu quả, giúp chủ thương hiệu mở rộng thị phần, khuyếch trương thương hiệu của mình một cách nhanh nhất mà không phải bỏ ra nhiều chi phí còn bên nhận chuyển nhượng lại có cơ hội được khai thác thương hiệu nổi tiếng, thừa hưởng mô hình quản lý với chi phí và rủi ro thấp. Nhượng quyền kinh doanh thương mại là cánh rất thuận tiện để các thương hiệu Việt Nam có thể vươn ra thế giới và các thương hiệu nổi tiếng thế giới đi vào Việt Nam. Mặc dù còn khá lạ lẫm với Nhượng quyền thương mại nhưng Việt Nam là mảnh đất giàu tiềm năng, lại có được lợi thế của người đi sau, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên phong đi trước để tăng tốc, phát huy hiệu quả của loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên để làm được điều này cần một nỗ lực không nhỏ từ nhiều phía cả nhà nước, doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng…nhất là khi loại hình kinh doanh này vẫn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận, tình hình áp dụng Franchise tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển phương thức kinh doanh này ở Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Do vậy người viết đã lựa chon đề tài nghiên cứu: “Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp” 2- Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về Franchise, đánh giá thực trạng Franchise tại Việt Nam qua những ví dụ điển hình và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng áp dụng và phát triển Franchise tại Việt Nam hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đón đầu trào lưu Franchise nhất là khi hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tình hình áp dụng kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam của một số doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài điển hình Phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ có hạn, đề tài Nghiên cứu lý luận chung về Franchise. Sự phát triển của Franchise trên thế giới. Phân tích thực trạng kinh doanh Franchise tại Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp phát triển hình thức Franchise tại Việt Nam. 4- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp phân tích tại bàn, phương pháp tổng hợp, thống kê , phương pháp so sánh, diễn giải và quy nạp. 5- Kết cấu của luận văn Chương 1: Lý luận chung về Franchise Chương 2: Tình hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Chương 3: Những giải pháp để phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Do thời gian và nguồn tài liệu còn hạn chế , khóa luận của người viết không tránh khỏi những thiếu sót, người viết rất hy vọng nhận được sự quan tâm đóng góp của thầy cô và các bạn. Qua đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Hồng người đã hết lòng nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhượng quyền thương mại. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu và sau đó lan rộng và bùng nổ tại Mỹ. Từ “Franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là “freedom” (tự do). Vào thời đó, người được nhượng quyền là một người rất quan trọng, được trao quyền hạn và quyền tự do để thay mặt nhà nước điều hành, triển khai các luật lệ tại một số lãnh thổ nhất định, ví dụ như việc ấn định mức thuế và thu thuế. Khái niệm trao quyền này sau đó được áp dụng trong kinh doanh và lĩnh vực kinh tế tư nhân. Rất khó có thể xác định một cách chính xác hoàn toàn nhưng hầu hết các tài liệu, sách vở về Franchise đều cho rằng hình thức Franchise hiện đại có lẽ bắt đầu từ việc phát triển ồ ạt các trạm xăng dầu và các gara buôn bán xe hơi ngay sau khi Thế Chiến thứ nhất kết thúc. Các đại lý xăng dầu hay gara xe hơi được cấp giấy phép hoạt động dưới tên một thương hiệu nào đó đều cho rằng mình là đối tác mua Franchise, tuy nhiên họ không phải trả một khoản phí Franchise nào như những hợp đồng Franchise thông thường. Theo thông lệ của các ngành kinh doanh loại này thì điều kiện gần như duy nhất để đại lý được cấp phép hoạt động với tên thương hiệu có sẵn là phải mua sản phẩm độc quyền cung cấp bởi chủ thương hiệu. Dĩ nhiên, các đại lý sẽ mua từ nhà máy hay chủ thương hiệu với giá sỉ, và bán lại tại cửa hàng của mình với gía lẻ. Ngược lại, đối với các thương hiệu trong ngành nhà hàng chẳng hạn, đối tác mua Franchise không bị bắt buộc phải mua hàng độc quyền từ chủ thương hiệu, trừ một số thành phần gia vị, nguyên liệu mang tính “bí kíp” Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, Franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển Franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, Franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển Franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá Franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức Franchise. ngay từ những năm 1990 Luật Nhập cư của Mỹ đã bổ xung một điều khoản mới có kiên quan đến Franchise, đó là bất kể người nước nào mua Franchise tại Mỹ với số vốn đầu tư từ 500.000 đến 1000.000 đô la Mỹ và thuê ít nhất 10 công nhân địa phương sẽ được cấp thị thực thường trú tại Mỹ [6]. Vào thời điểm 1994, 35% tổng số doanh thu bán lẻ tại nước Mỹ là từ các cửa hàng nhượng quyền. Đến năm 2000, tỷ lệ này tăng lên đến 40% , tạo việc làm cho hơn 8 triệu người (cứ 7 công dân trong độ tuổi lao động thì có một người làm việc trong các công ty, cơ sở có liên quan đến Franchise và ngày nay, công nghệ Franchise hàng năm mang lại cho nước Mỹ hơn 600 tỷ USD doanh số, trên 52 tiểu bang của nước Mỹ đã có luật bắt buộc bất kỳ công ty nào muốn tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải có đăng ký nhượng quyền. Cứ mỗi 8 phút lại có một cửa hàng Franchise ra đời, hay nói khác đi, mỗi ngày có tổng cộng 180 cửa hàng Franchise khai trương trên nước Mỹ [5]. Với tốc độ và đà phát triển chóng mặt của mô hình kinh doanh Franchise tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp riêng lẻ với thương hiệu độc lập khó có thể cạnh tranh và tồn tại nổi. Ông Robert Bannerman tuỳ viên thương mại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại tp HCM cũng cho biết: Hoa Kỳ hiện có hơn 550.000 hợp đồng NQTM với lợi nhuận thu được trên 1530 tỷ USD/năm, còn tại khu vực Bắc Mỹ, hiện có hơn 750.000 hợp đồng NQTM được ký kết...Tiềm năng phát triển NQTM trên thế giới vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, theo dự báo của Hiệp hội NQTM Quốc tế là khoảng 7%/năm. ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu  hút một lượng lao động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ. Tại Úc kể từ khi Luật về NQTM chính thức ra đời năm 1998, đến năm 2004 đã có 850 hệ thống nhượng quyền với khoảng 54.000 cơ sở kinh doanh nhượng quyền và sử dụng trên nửa triệu lao động . Những con số sơ phát trên cũng cho thấy vai trò quan trọng của NQTM trong nền kinh tế của nước này [19]. Tính phổ biến và xác xuất thành công cao của mô hình kinh doanh Franchise đối với doanh nghiệp Mỹ nói riêng hay với cả nền kinh tế thế giới nói chung đã được chứng minh qua những con số cụ thể. Theo số liệu của phòng thương mại Mỹ, thì từ 1974 tới nay, trung bình chỉ có 5% số doanh nghiệp hình thành theo mô hình nhượng quyền kinh doanh tại Mỹ là thất bại, trong khi đó, con số này là 30-65% cho các doanh nghiệp không theo mô hình nhượng quyền [5]. IFA cho hay, nhượng quyền kinh doanh thương mại riêng ở khu vực châu á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. (Miguel Pardo de Zela, tham tán thương mại Đại sứ quán Mỹ tại VN) Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống NQTM và 220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%. Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, hơn 50 ngành nghề đã áp dụng quy trình chuyển nhượng. Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55% [19]. Đặc biệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's... đồng thời đây là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán Franchise ra khắp Châu Á. Thông qua đó, hoạt động Franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc. Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của Franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến Franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Ví dụ như tại Malaysia, chính phủ cho thành lập hẳn một chương trình quốc gia gọi là Franchise Development Programe từ 1992, được triển khai và giám sát chặt chẽ bởi một ban chuyên trách trực thuộc Văn phòng Thủ Tướng, và sau này mới chuyển cho Bộ Doanh Nghiệp quản lý. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của NQTM trong nền kinh thế Malaysia nói riêng và Đông Nam á nói chung. Chương trình phát triển nhượng quyền quốc gia này nhắm vào 2 mục tiêu chủ yếu sau đây: Gia tăng số lượng doanh nghiệp tại Malaysia, cả 2 khối mua và bán Franchise Thúc đẩy phát triển những sản phẩm và dịch vụ đặc thù nội địa thông qua hình thức nhượng quyền. Vào năm 2005, nhận thấy những lợi ích to lớn mà NQTM có thể đem lại Bộ Thương Mại Thái Lan cũng đã kịp thời công bố chương trình khuyến khích và quảng bá kinh doanh nhượng quyền đối với các thương hiệu nội địa với mục đích tăng cường uy tín sản phẩm Thái Lan trên thương trường quốc tế. Các doanh nghiệp chủ thương hiệu có tiềm năng phát triển để bán Franchise( hầu hết nằm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng) được Chính phủ hỗ trợ thông qua các chương trình đào tạo trung và ngắn hạn chủ trì bởi Sở Phát Triển Doanh Nghiệp. Tổng doanh số đạt được của các cửa hàng Franchise tại Thái Lan ngay trong năm đó đã đạt 28 triệu Baht và liên tục tăng với tốc độ >10%/năm từ đó tới nay. Số hợp đồng nhượng quyền tại nước này đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Ngày nay, không chỉ có sự vào cuộc của các cơ quan chính phủ mà còn có nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và quảng bá hoạt động Franchise đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hội Franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua Franchise. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như: - Tổ chức các hội chợ Franchise quốc tế - Xây dựng niên giám Franchise khu vực, và trên toàn thế giới  - Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến Franchise... - Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh Franchise. Franchise đang phát triển với tốc độ chóng mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, công nghệ Franchise cũng đã bắt đầu nóng lên tại Việt Nam trong 4-5 năm trở lại đây, nhất là trong tiình hình hiện nay khi Việt Nam đã bước chân vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, các thương hiệu lớn quốc tế đã tràn vào thị trường nội địa và ít nhiều sẽ làm thay đổi thói quen và cách suy nghĩ của cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp. Vai trò của thương hiệu chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều, dẫn theo sự lên ngôi của mô hình kinh doanh Franchise Nhìn nhận vấn đề phát triển NQTM trong làn sóng phát triển toàn cầu, một giáo sư của Mỹ đã đưa ra bức tranh sau [19] : • Những năm 1850: Phát triển NQTM phân phối sản phẩm tại Mỹ. • Những năm 1950: Phát triển NQTM phương thức kinh doanh tại Mỹ. • Những năm 1960: Phát triển nhanh chóng NQTM tại Mỹ. • Những năm 1970: Bắt đầu mở rộng các hệ thống của Mỹ trên phạm vi quốc tế sang các quốc gia phát triển • Những năm 1980: Xuất hiện NQTM trong nước tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của việc mở rộng các hệ thống của Mỹ ra quốc tế. • Những năm 1990: o Phát triển trên phạm vi quốc tế mở rộng tới các quốc gia phát triển và đang phát triển o Hợp nhất các hoạt động NQTM trong nước; o Tiếp tục phát triển mô hình NQTM. • Hiện nay: o Được thực hiện ở mọi khu vực trên thế giới và tại đa số các quốc gia; o Trên 16.000 các hệ thống trên toàn cầu; o Đã cách mạng hóa lĩnh vực phân phối hàng hóa và dịch vụ ở hầu hết các lĩnh vực ngành hàng. • Trong tương lai: o Khả năng phát triển tất yếu và thực sự không có giới hạn ; o mở rộng ở phạm vi trong nước và quốc tế; o phát triển mô hình và việc áp dụng 1.2. Khái niệm Nhượng quyền thương mại NQTM là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau. Các khái niệm dưới đây được chọn lọc dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động NQTM của một số nước tiêu biểu, có thể phân chia các nước trên thế giới thành bốn nhóm nước như sau: (i) Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận NQTM. (ii) Nhóm các nước với hệ thống pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chi tiết nội dung của thoả thuận NQTM. (iii) Nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động NQTM. (iv) Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động NQTM theo luật về chuyển giao công nghệ. Dựa trên 4 nhóm nước này, ta có một số khái niệm nhượng quyền tiêu biểu sau đây: Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: "Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền. Định nghĩa của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC) lại nhấn mạnh tới việc Bên giao quyền kinh doanh hỗ trợ và kiểm soát Bên nhận trong hoạt động. FTC định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó Bên giao: (i) hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận. (ii) li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và (iii) yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu. Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU) lại định nghĩa nhượng quyền kinh doanh theo hướng nhấn mạnh tới quyền của Bên nhận, khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù, ghi nhận vai trò của thương hiệu và hệ thống, bí quyết kinh doanh của Bên giao quyền, định nghĩa này không đề cập tới những đặc điểm khác của việc nhượng quyền kinh doanh. EC định nghĩa quyền kinh doanh là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền kinh doanh có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa ở trên. Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của việc nhượng quyền kinh doanh về mặt hỗ trợ kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao "kiến thức kỹ thuật" (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có chất lượng. Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: "Nhượng quyền kinh doanh tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ  hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó."  Định nghĩa này phản ánh một phần quan điểm của Mêhicô là một nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu công nghệ và bí quyết kinh doanh từ nước ngoài. Ở Nga, thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa là "Sự NQTM" (commercial concession). Chương 54, Bộ luật dân sự Nga định nghĩa bản chất pháp lý của "sự NQTM" như sau: "Theo Hợp đồng NQTM, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ,.." Tương tự như định nghĩa của EU, định nghĩa của Nga nhấn mạnh tới việc Bên giao chuyển giao một số quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho Bên nhận để đổi lấy những khoản phí nhất định, mà không đề câp đến vai trò, nghĩa vụ của bên nhận. Tất cả các định nghĩa về nhượng quyền kinh doanh trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả những định nghĩa này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định. Luật thương mại có hiệu lực ngày 1.1.2006 tại mục 8, điều 284 đã đề cập đến khái niệm NQTM và các điều 284, 286, 287, 288, 289, 290, 291 qui định chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt động NQTM. Nội dung điều 284 như sau: Nhượng Quyền Thương Mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Theo quan điểm của người viết, nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam, nên được định nghĩa như sau: Nhượng quyền kinh doanh là một hoạt động thương mại, trong đó một bên (người có quyền ), với một khoản thù lao, cho phép bên kia (người nhận quyền) quyền độc lập phân phối hàng hoá và dịch vụ theo phương thức và hệ thống được xây dựng, bởi người có quyền và với sự kiểm soát và trợ giúp đáng kể và thường xuyên của người có quyền; và quyền được sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền, gắn liền với hệ thống nói trên, như quyền đối với các chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật thương mại, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ... Định nghĩa này được xây dựng với mục đich xác định rõ:  - Phạm vi điều chỉnh: điều chỉnh các hoạt động phân phối hàng hoá và dịch vụ, không điều chỉnh các hoạt động liên quan đến li xăng công nghiệp ( li xăng pa tăng...). - Trách nhiệm của bên có quyền: phải có phương thức và hệ thống, phải có sự kiểm soát và trợ giúp đáng kể và thường xuyên nhằm bảo đảm chất lượng hàng hoá và dịch vụ do bên nhận quyền cung cấp, phải có và cấp quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. - Trách nhiệm của bên nhận quyền; hoạt động kinh doanh độc lập và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình 1.3. Các ngành kinh doanh nhượng quyền. 1.3.1. 10 ngành kinh doanh Franchise phổ biến nhất thế giới [6] (Được xếp theo thứ tự bởi Hiệp Hội Franchise Quốc Tế) Thức ăn nhanh Cửa hàng bán lẻ Dịch vụ Xe hơi Nhà hàng Bảo trì Xây dựng Cửa hàng bán lẻ thực phẩm Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Khách sạn, lưu trú. 1.3.2. Danh sách các hạng mục sản phẩm và dịch vụ Franchise [6] (Được công nhận và sử dụng bởi Hiệp Hội Franchise Quốc Tế) Kế toán/dịch vụ khai thuế Quảng cáo Cho thuê xe Nước giải khát Nhà sách Dịch vụ kinh doanh Kinh doanh môi giới Kinh doanh cắm trại Dịch vụ tài chính Sản phẩm hoá học Dịch vụ trẻ em Quần áo và giày dép Vi tính/điện tử Cửa hàng tạp hoá Mỹ phẩm Dịch vụ tìm bạn bốn phương Tiệm thuốc tây Sản phẩm và dịch vụ giáo dục Dịch vụ giới thiệu việc làm Cửa hàng bán hoa Thực phẩm: bánh ngọt, bánh nướng Thực phẩm: kẹo, bắp rang, thức ăn nhanh Thực phẩm: kem, sữa chua Thực phẩm: nhà hàng thông thường Thực phẩm: đặc sản Cho thuê quần áo dự tiệc Tiệm làm tóc Dịch vụ sức khoẻ Thiết bị gia dụng Nội thất gia dụng Kiểm tra nhà Khách sạn và phòng trọ Bảo hiểm Dịch vụ coi nhà Nữ trang Giặt ủi Cắt cỏ và làm vườn Dịch vụ giúp việc nhà Bảo trì & làm vệ sinh dọn dẹp Dịch vụ quang học Dịch vụ đưa thư, vận chuyển hàng hải Chụp hình In ấn/photocopy Xuất bản Dịch vụ bất động sản Giải trí: cung cấp hàng Giải trí: thể thao, dịch vụ Cho thuê trang thiết bị Cửa hàng bán lẻ chuyên dụng Cửa hàng bán lẻ đa dụng Hệ thống an ninh Sửa giày Dịch vụ mua sắm Sản phẩm và dịch vụ bảng hiệu Kính màu Dịch vụ kho bãi Dịch vụ viễn thông Đồ ngũ kim Dịch vụ chuyên chở Đại lý du lịch Cho thuê đồng phục Kinh doanh và cho thuê video/audio Cửa hàng sinh tố và khoáng chất Máy điều hoà nước 1.3.3. Các phương thức nhượng quyền Căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh thì NQTM gồm có Nhượng quyền sản xuất, Nhượng quyền dịch vụ Nhượng quyền phân phối. Nếu căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong mỗi quan hệ thì NQTM có thể được phân loại thành: Nhượng quyền đơn nhất (Single-unit Franchise) Nhượng quyền phát triển khu vực(Area-development Franchise) Nhượng quyền độc quyền (Master Franchise) Liên doanh 1.3.3.1. Căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh a. Nhượng quyền sản xuất Là loại hình NQTM theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Thông thường, trong nhượng quyền sản xuất, bên nhượng quyền còn cung cấp cho bên nhận quyền cả những thông tin liên quan tới bí mật thương mại hoặc những công nghệ hiện đại, thậm chí là cả những công nghệ đã được cấp bằng sáng chế. Ngoài ra, bên nhượng quyền còn có thể hỗ trợ bên nhận quyền ở một số khía cạnh như hỗ trợ đào tạo, tiếp thị, phân phối và các dịch vụ hậu mãi. b. Nhượng quyền dịch vụ Nhượng quyền dịch vụ thường thấy phổ biến trong một số lĩnh vực như dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng... Theo loại hình này, bên nhượng quyền là bên đã xây dựng và phát triển thành công một (hoặc một số) mô hình dịch vụ nhất định mang thương hiệu riêng. Sau đó, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được cung ứng các dịch vụ này ra thị trường theo mô hình và với thương hiệu của bên nhượng quyền. c. Nhượng quyền phân phối Trong nhượng quyền phân phối, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có những điểm gần giống như mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, tức là bên nhượng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại sản phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Đối với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, bên mua Franchise thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ bên bán Franchise (chủ thương hiệu hay đại lý độc quyền) ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu (trade mark), thương hiệu (trade name), biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm hay dịch vụcủa bên chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là bên mua Franchise sẽ quản lý, điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị những quy định ràng buộc từ bên bán Franchise. Bên mua Franchise trong trường hợp này thậm chí có thể chế biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình.. Hình thức nhượng quyền này tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing) mà trong đó chủ thương hiệu quan tâm nhiều đến kết quả phân phối sản phẩm của mình hơn là hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn chính thức của cửa hàng nhượng quyền. Do đó, mối quan hệ giữa bên bán và bên mua Franchise là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân phối có thể dễ dàng nhận thấy nhượng quyền phân phối thường gặp trong các lĩnh vực như phân phối mỹ phẩm (Hệ thống cửa hàng phân phối mỹ phẩm VICHY, LO'REAL...) hay phân phối nhiên liệu cho các loại xe máy, xe ô tô (cửa hàng phân phối dầu nhờn CASTROL, CALTEX, EXXON) và phổ biến nhất tại phương Tây là các trạm xăng dầu, các đại lý bán ô tô và các công ty chuyên sản xuất nước giải khát như Coca-cola hay Pepsi 1.3.3.2. Căn cứ theo tính chất mối quan hệ giữa bên nhượng và nhận a. Nhượng quyền đơn nhất (Single-unit Franchise) Đây là phương thức mua Franchise khá phổ biến khi người mua Franchise ký một hợp đồng Franchise trực tiếp với người bán Franchise (người bán Franchise này có thể là chủ thương hiệu hoặc chỉ là một đại lý độc quyền gọi là Master Franchisee) . Người mua Franchise có thể là một cá nhân hay một công ty được chủ thương hiệu hay đại lý độc quyền của chủ thương hiệu cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm và một thời gian nhất định (3-5 năm hay dài hơn). Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn và người mua Franchise sẽ phải trả một khoản phí để gia hạn hợp đồng. Người mua Franchise theo phương thức này không được chuyển nhượng quyền kinh doanh lại cho người khác (sub-Franchise) cũng như không được tự ý mở thêm một cửa hàng mang cùng thương hiệu này. Mỗi cửa hàng mới muốn mở ra đều cần phải ký một hợp đồng Franchise mới nhưng việc có được cấp thêm quyền kinh doanh không còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả kinh doanh của cửa hàng hiện tại và mức độ hợp tác với chủ thương hiệu của người mua Franchise. Nhiều hệ thống Franchise còn yêu cầu người mua Franchise không được kinh doanh các mặt hàng tương tự tuy khác thương hiệu. Các thương hiệu lớn như Mc Donald’s, Burger King, Pizza Hut, 7-Eleven, Gloria-Jeans... ít khi nào bán single-unit Franchise, mà chỉ bán Franchise độc quyền cho cả một khu vực hay một quốc gia (master Franchise). Do đó, đối với một cá nhân hay một công ty nhỏ thường có 2 sự lựa chọn: - Mua Franchise gián tiếp thông qua một đại lý độc quyền (master Franchise- đối với những thương hiệu lớn) - Mua Franchise trực tiếp từ một thương hiệu nhỏ hơn nhưng có tiềm năng phát triển và có mô hình kinh doanh phù hợp với địa phương mà mình nhắm đến. Ví dụ: Tập đoàn chủ thương hiệu McDonald’s bán master Franchise cho doanh nghiệp GARSB của Malaysia, doanh nghiệp này sau đó bán single-unit Franchise cho doanh nhân Muhammad Jamarin Salleh tại một địa điểm khu vực Kota Bharu Kelantan. Cửa hàng McDonald’s của._. Muhammad hoạt động rất hiệu quả nên sau đó Muhammad được ký hợp đồng mở thêm 2 cửa hàng Franchise nữa, một ở Kuantan và một ở Kota Bharu. b. Nhượng quyền phát triển khu vực (Area-development Franchise) Đây là phương thức mua Franchise vừa có những đặc trưng của master Franchise vừa có những đặc trưng của single-unit Franchise Cụ thể là người mua Franchise trong trường hợp này được cấp độc quyền cho một khu vực hay một thành phố nhỏ trong một thời gian nhất định, tuy nhiên không được phép bán Franchise cho bất cứ ai. Dưới hình thức này, ít chủ thương hiệu nào chịu bán cho phạm vi một tỉnh, thành phố hay một quốc gia. Người mua area development Franchise cũng bị ràng buộc trong hợp đồng là phải mở bao nhiêu cửa hàng trong vòng mấy năm, nếu không thực hiện được sẽ bị chủ thương hiệu cắt hợp đồng và rút quyền kinh doanh). Trong một số trường hợp, sau một thời gian kinh doanh tốt, người mua area development Franchise có thể xin chuyển hợp đồng thành master Franchise nếu muốn bán Franchise lại cho người thứ 3. Người mua Franchise dưới hình thức area development Franchise thường được yêu cầu thanh toán trước một khoản tiền để được độc quyền mở cửa hàng trong một khu vực hay thành phố nào đó, giao động từ 5000-10.000USD cho một cửa hàng tuỳ tầm cỡ và quy mô của mỗi hệ thống Franchise. Ví dụ, nếu tổng số cửa hàng tiềm năng mà chủ thương hiệu ước tính có thể mở tại một khu vực hay một thành phố nào đó là 5 thì mức phí cho hợp đồng area development Franchise trong trường hợp này sẽ là 5 x 5.000 = 25.000 USD Hầu như tất cả các thương hiệu Franchise lớn của thế giới vào Việt Nam đều thông qua con đường master Franchise hoặc area development Franchise. Điển hình là các thương hiệu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC, Jolibee, Loterria và sắp tới đây là Pizza Hut, McDonald’s. Người mua Franchise của các thương hiệu nổi tiếng thế giới này là các công ty lớn, có tiềm lực tài chính vững mạnh, đủ để mở hàng loạt cửa hàng trong vài năm. Đây cũng là điều kiện bắt buộc đặt ra bởi chủ thương hiệu mà các công ty nhỏ không thể nào đáp ứng nổi. Được biết, hầu hết những doanh nghiệp đứng ra mua Franchise độc quyền các thương hiệu lớn đều phải chịu lỗ trong ít nhất vài năm đầu để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. c. Nhượng quyền độc quyền (Master Franchise) Thông thường chủ thương hiệu cấp phép cho người mua master Franchise độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong một khu vực, một thành phố, lãnh thổ, quốc gia trong một thời gian nhất định (thường dài hơn nhiều so với hợp đồng Single-unit Franchise). Trong trường hợp này, người mua master Franchise (gọi là master-Franchisee) có thể bán Franchise lại cho người thứ 3 dưới hình thức Single-unit Franchise hoặc Area-development Franchise. Tuy nhiên, người mua master Franchise cũng có thể không muốn bán Franchise lại cho người khác mà tiếp tục mở cửa hàng trong khu vựchay lãnh thổ mà mình kiểm soát độc quyền. Người mua master Franchise thường phải cam kết mở bao nhiêu cửa hàng trong một thời gian nhất định, quy định bởi chủ thương hiệu. Nếu không đáp ứng đúng tiến độ như thoả thuận trong hợp đồng thì người mua Master Franchise có nguy cơ bị cắt quyền độc quyền trong khu vực lãnh thổ đó. Ngoài số lượng các cửa hàng phải mở theo đúng kế hoạch đã thông nhất trong hợp đồng, người mua master Franchise còn phải cam kết xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo những người mua Franchise sau này để đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín của chủ thương hiệu. Nhiều chủ thương hiệu yêu cầu các đối tác master Franchisee tiềm năng phải lên một kế hoạch phát triển kinh doanh và quản trị hệ thống Franchise trong vòng 3-5 năm để xét duyệt trước khi quyết định cấp phép. Do đó, người mua master Franchise ngoài vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm Franchise,còn phải có tiềm lực vững chắc về tài chính và quản trị để có thể xây dựng cả một hệ thống phục vụ cho tất cả các cửa hàng trong khu vực độc quyền kinh doanh của mình. Về khoản phí mua master frachise, không có một công thức chung nào quy định mức phí chính xác mà tất cả tuỳ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của cả người bán lẫn người mua Franchise. Do đó, mức phí cuối cùng sẽ lệ thuộc nhiều vào khả năng thuyết phục và đàm phán của người bán và người mua Franchise. Mức phí master Franchise có thể giao động từ 50.000 tới 1triệu USD. Các chủ hệ thống Franchise thường thuyết phục đối tác của mình rằng sở dĩ gía bán Franchise cao như vậy là do họ sẽ mất cơ hội mở thêm cửa hàng hay bán cho người thứ 3 một khi bán master Franchise. Ví dụ nếu theo tính toán của chủ thương hiệu thì tại một thành phố nào đó thương hiệu của họ có tiềm năng mở ít nhất là 5 cửa hàng (phí Franchise cho mỗi cửa hàng là 15.000 USD) thì phí master Franchise sẽ là: 5 x 15.000 =75.000 USD. Ngoài ra, chủ thương hiệu còn phải trang trải nhiều chi phí đáng kể để hỗ trợ cho người mua master Franchise kinh doanh hiệu qủa (phí đăng ký bảo hộ thương hiệu, phí in ấn, dịch thuật, phí đào tạo, di chuyển, ăn ở của các chuyên gia được chủ thương hiệu cử đi hỗ trợ đối tác để xây dựng hệ thống các cửa hàng Franchise...) Cũng trong ví dụ trên, ngoài phí master Franchise trả một lần ban đầu chủ thương hiệu thường còn tính thêm một khoản phí hàng tháng từ 2-5% trên doanh số. Tuy nhiên người nắm giấy phép master Franchise có thể bán Franchise lại cho nhiều người khác trong khu vực độc quyền của mình với bất kỳ khung giá nào mà mình nghĩ là phù hợp với uy tín thương hiệu và nhu cầu của thị trường. Số lượng cửa hàng nhượng quyền như vậy càng nhiều càng tốt cho doanh nhân đầu tư mua master Franchise. d. Liên doanh Với hình thức này, chủ thương hiệu hợp tác với một doanh nghiệp địa phương thành lập công ty liên doanh. Công ty liên doanh này trở thành công ty thay mặt cho chủ thương hiệu toàn quyền kinh doanh tại một thành phố, một quốc gia hay một khu vực nào đó. Cả hai đối tác trong công ty liên doanh sẽ đàm phán về cổ phần của mình và cách thức huy động vốn. Thông thường, doanh nghiệp địa phương sẽ đóng góp bằng tiền và kiến thức địa phương còn chủ thương hiệu sẽ đóng góp chủ yếu bằng bí quyết kinh doanh, thương hiệu và một lượng tiền mặt nhất định. Đây là hình thức mà chủ thương hiệu không mấy ưu tiên. Chủ thương hiệu chỉ đồng ý hình thức liên doanh này khi quá mong muốn xâm nhập vào một thị trường nào đó mà không có đối tác mua Franchise thuần tuý. 1.4. Quy định pháp lý quốc tế liên quan đến Franchise Luật Franchise nói chung được các nước trên thế giới thiết kế và chủ yếu nghiêng về phía người mua Franchise, hay nói khác đi là để bảo vệ người mua Franchise khỏi bị thiệt thòi với người bán Franchise.Trong các luật liên quan đến Franchise, luật quy định về tài liệu mà người bán Franchise phải công bố cho người mua Franchise có lẽ là quan trọng nhất. Thuật ngữ chuyên môn về tài liệu công bố này được gọi là Uniform Franchise Offering Circular, viết tắt là UFOC. Có nước dùng từ vắn tắt hơn như Franchise Offering Circular (FOC) nhưng nhìn chung nội dung là giống nhau. Tài liệu UFOC chỉ ra từng hạng mục chi tiết mà người bán Franchise phải công bố cho đối tác mua Franchise tiềm năng và phải được trao cho đối tác trước khi hợp đồng được ký. Việc cung cấp UFOC của bên bán cho bên mua là bắt buộc và được quy định tại Luật về Franchise của nhiều quốc gia đã có nền công nghiệp Franchise phát triển khác như: úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Indonesia, ý, Nhật, Malaysia, Mexico, Nam Phi, Hàn Quốc và Tây Ban Nha. Nói khác đi khi mua Franchise từ các thương hiệu có trụ sở đặt tại các nước nêu trên, người mua Franchise sẽ phải nhận được tài liệu nghiên cứu trước khi quyết định ký hợp đồng Franchise. Đối với luật pháp Mỹ, một số tiểu bang có luật riêng về Franchise trong đó yêu cầu người bán Franchise phải đăng ký và trình duyệt tài liệu UFOC với chính quyền trước khi được phép công bố. Tại Việt Nam, Luật thương mại 2005 cũng có những quy định tương tự như các quy định ghi trong tài liệu UFOC của Mỹ hay ULLC của Canada, tuy các trình tự, bố cục và mức độ yêu cầu có khác nhau. Ngoài tài liệu công bố UFOC, hợp đồng Franchise là một tài liệu tối quan trọng khác mà cả người mua và bán Franchise phải nắm rõ . Khi có mâu thuẫn hay bất đồng xảy ra thì hợp đồng Franchise sẽ đóng vai trò quyết định. Nhiều quốc gia có yêu cầu hợp đồng này phải chính thức thông qua Bộ/Sở/Ban/Ngành của Nhà nước trước khi có hiệu lực Đi sâu tìm hiểu tài liệu công bố UFOC của Mỹ: Một tài liệu UFOC chuẩn tại Mỹ có 23 hạng mục thông tin cập nhật nhất về chủ thương hiệu và gần như toàn bộ các điều khoản chính của một hợp đồng Franchise [5] Chủ thương hiệu và hệ thống Franchise Hạng mục này bao gồm lịch sử của hệ thống Franchise như tên thương hiệu, địa chỉ và những vị trí mặt bằng nơi kinh doanh. Mô tả khái quát về hệ thống Franchise như mô hình kinh doanh, thâm niên, kinh nghiệm đã có... Tất cả nhằm mục đích cung cấp thông tin, giúp cho đối tác mua Franchise hiểu hơn về hệ thống Franchise trước khi quyết định mua Franchise. Kinh nghiệm của chủ thương hiệu Đây là phần giới thiệu về kinh nghiệm, khả năng và tiểu sử làm việc của những thành viên ban giám đốc , thành viên trong hội đồng quản trị (nếu có) và những vị trí chủ chốt khác của công ty trong thời gian ít nhất là 5 năm. Tiểu sử tranh chấp, kiện tụng Chủ thương hiệu phải liệt kê tất cả những trường hợp thưa kiện, tranh chấp về dân sự hay hình sự đã từng hay đang xảy ra đối với công ty hay các bất kỳ thành viên điều hành chủ chốt nào của thương hiệu trong thời gian 10 năm trở lại. Tiểu sử phá sản Chủ thương hiệu phải công bố cho các đối tác mua Franchise nếu công ty đã từng tuyên bố phá sản trong thời gian 15 năm qua. Phí f ranchise ban đầu Phí này được thanh toán một lần và thường được trả ngay sau khi ký hợp đồng Franchise. Có nhiều hệ thống Franchise cho đối tác mua thanh toán trước một nửa, phần còn lại sẽ được thanh toán ngay trước ngày khai trương cửa hàng Franchise. Các điều khoản liên quan đến hạng mục này cũng sẽ được ghi rõ, ví dụ như mục đích của chi phí, liệu chi phí có được hoàn trả khi hợp đồng không thực hiện, những trường hợp được giảm chi phí. Những khoản phí khác Phổ biến nhất là phí định kỳ hàng tháng, hàng quý hay hàng năm (thường gọi là royalty fee) được tính trên phần trăm doanh số hoặc một khoản phí khoán cố định tuỳ chủ trương công ty hoặc thoả thuận giữa hai bên. Ngoài ra, còn các khoản phí khác mà không phải hệ thống Franchise nào cũng áp dụng, như phí quảng cáo, phí marketing, phí bảo hiểm, phí đăng ký nộp hồ sơ, phí đào tạo, phí tư vấn, phí kiểm toán, phí hỗ trợ khai trương, phí gia hạn hợp đồng.. Dự toán vốn đầu tư ban đầu Bao gồm tất cả các chi phí đầu tư ban đầu để mở một cửa hàng Franchise điển hình. Các khoản phí đầu tư ở đây có thể gồm phí Franchise, thiết kế, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, trang trí nội thất, đặt cọc, chi phí xin giấy phép, chi phí cho dụng cụ, trang thiết bị, bảng hiệu, đồng phục, vốn hoạt động cho 3 tháng...Người mua Franchise cũng có thể yêu cầu chủ thương hiệu cung cấp một số chi tiết cụ thể hơn về tổng vốn đầu tư từ các cửa hàng mua Franchise tương tự khác để tham khảo. Nghĩa vụ thuê hoặc thuê từ một số nguồn cung cấp chỉ định Chủ thương hiệu phải công bố trước tất cả các nguồn cung cấp, thiết bị mà người mua Franchise phải mua hay thuê. Bên cạnh đó, chủ thương hiệu cũng phải công bố nguồn hàng nào mình có nhận hoa hồng hay được hưởng phần trăm lãi từ từ việc mua hàng của đối tác mua Franchise. Nghĩa vụ của người mua Franchise Phần này liệt kê từng nghĩa vụ chính yếu của người mua trong hợp đồng nhượng quyền. Nghĩa vụ của người bán Franchise Tương tự nghĩa vụ của người mua Franchise, nghĩa vụ của người bán Franchise cũng phải được quy định rõ ràng và cụ thể , trong đó không thể thiếu nghĩa vụ đào tạo và dịch vụ hỗ trợ cho cửa hàng trước và sau khi khai trương. Ví dụ, chương trình về huấn luyện, đào tạo phải được ghi rõ là trong thời gian bao lâu, tại đâu và tiến hành như thế nào. Hỗ trợ tài chính Bao gồm các thông tin liên quan đến khả năng hỗ trợ tài chính của chủ thương hiệu đối với các đối tác mua Franchise Nhiều hệ thống Franchise trên thế giới có chương trình hỗ trợ hoặc cho đối tác mua Franchise vay tiền với lãi suất rất ưu đãi để mở cửa hàng Franchise, tuy nhiên trường hợp này không còn phổ biến nữa. Giới thiệu đối tác mua Franchise vay tiền từ các ngân hàng hay tổ chức tín dụng có quan hệ tốt hay có ký kết với chủ thương hiệu thì khá phổ biến tại Mỹ, úc. Châu Âu và nhiều quốc gia khác. Độc quyền lãnh thổ Nếu chủ thương hiệu cấp phép độc quyền cho người mua Franchise trong một khu vực hay lãnh thổ nhất định nào đó thì các quy định, nghĩa vụ, quyền hạn, điều kiện liên quan phải được ghi rõ trong hạng mục này. Thông tin về nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng và khẩu hiệu Chủ thương hiệu phải cho biết rõ tất cả những thông tin liên quan đến việc đăng ký của nhãn hiệu, thương hiêu, biểu tượng và khẩu hiệu nếu có. Đã có một số trường hợp xảy ra ở nước ngoài, chủ thương hiệu chưa đăng ký bảo hộ mà đã bán Franchise, dẫn đến việc khiếu kiện sau này. Người mua Franchise có quyền yêu cầu chủ thương hiệu cung cấp bản sao của các giấy chứng nhận đã đăng ký bảo hộ. Thông tin về quyền sáng chế và quyền tác giả Hạng mục này bao gồm tất cả những quyền sáng chế, quyền tác giả liên quan đến hoạt động của mô hình kinh doanh mà doanh nhân muốn mua Franchise. Một số quyền tác giả bao gồm: cẩm nang hoạt động, tài liệu quảng cáo, khuyến mãi, marketing... Nghĩa vụ của người mua Franchise trong việc tham gia vào hoạt động của cửa hàng Franchise. Có một số trường hợp chủ thương hiệu bắt buộc đối tác mua Franchise phải bỏ ra một thời gian nhất định vào việc đứng ra điều hành hoạt động của cửa hàng, thậm chí phải làm việc trọn thời gian. Theo thống kê của Mỹ thì để điều hành tốt công việc của một cửa hàng Franchise, trung bình người chủ phải bỏ ra ít nhất 2h/ngày. Giới hạn của những mặt hàng, sản phẩm mà cửa hàng Franchise có thể kinh doanh. Phần này ghi rõ tất cả những gì cửa hàng Franchise được hoặc không được bán. Tuy nhiên, người mua Franchise vẫn có thể thuyết phục chủ thương hiệu cho phép thay đổi nguồn cung cấp nếu chất lượng và giá cả tốt hơn hoặc thêm bớt đi một số mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu của thị trường địa phương. Gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, chuyển nhưọng, sang tên và tranh chấp. Đây là điều khoản dài nhất và phức tạp nhất liên quan đến các vấn đề, điều kiện gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, chuyển nhượng hợp đồng cho người thứ ba và giải quyết tranh chấp nếu xảy ra. Người mua Franchise nào cũng phải nghĩ đến xác suất phải sang lại cửa hàng của mình cho người khác trong tương lai vì nhiều lý do. Thông thường chủ thương hiệu sẽ có quyền ưu tiên mua lại cửa hàng đó với giá cả và các điều kiện tương đương mà đối tác mua Franchise muốn nhượng lại cho người thứ 3. Công bố các nhân vật nổi tiếng liên quan Chủ thương hiệu bắt buộc phải liệt kê tất cả những nhân vật có tên tuổi mà liên quan đến việc sở hữu, quản trị điều hành hay quảng bá cho hệ thống Franchise. Công bố doanh số và lợi nhuận Chủ thương hiệu có quyền lựa chọn công bố hoặc không công bố doanh thu, lợi nhuận thực sự của một cửa hàng Franchise điển hình. Danh sách các cửa hàng trong hệ thống Franchise Tất cả các cửa hàng đã và đang kinh doanh trong hệ thống Franchise của chủ thương hiệu trong thời gian 3 năm qua phải được liệt kê đủ trong hạng mục này, trong đó ghi rõ bao nhiêu cửa hàng là của công ty, bao nhiêu cửa hàng là của đối tác mua Franchise. Đối với các cửa hàng Franchise đã đóng cửa hoặc đã ký hợp đồng nhưng không triển khai được tron g thời gian 3 năm gần đây , chủ thương hiệu phải trình bày lý do. Đây là phần rât quan trọng của tài liệ UFOC. Các con số cửa hàng đóng cửa và mở mới nói lên tính hiệu quả và đà phát triển của hệ thống Franchise. Ngoài ra người mua cũng có thể yêu cầu chủ thương hiệu cho biết kế hoạch phát triển hệ thống ít nhất là trong thời gian 12 tháng sắp tới Báo cáo tài chính của chủ thương hiệu Tài liệu này sẽ cho thấy hệ thống Franchise có đang hoạt động hiệu quả hay không. Bộ báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối tài sản, báo cáo lãi lỗ, báo cáo luân chuyển tiền mặt cho năm gần nhất. nhiều tiểu bang của Mỹ còn đòi hỏi các bảng báo cáo này phải được kiểm toán xác nhận trước khi công bố cho đối tác mua Franchise, tất cả các báo cáo tài chính phải được cập nhật trong vòng không quá 120 ngày. Hợp đồng Franchise và các tài liệu liên quan Hạng mục trên nói về hợp đồng Franchise và bất kỳ tài liệu liên quan nào mà chủ thương hiệu và người mua frachise sẽ phải ký. Một hợp đồng mẫu thường được đính kèm trong phần phụ lục của tài liệu UFOC. Xác nhận của ngưòi mua Franchise đã nhận được tài liệu công bố UFOC. Đa số chủ thương hiệu chỉ cung cấp tài liệu UFOC khi đối tác mua Franchise đến thăm chính thức văn phòng trung tâm, tuy nhiên người mua vẫn có quyền yêu cầu được cung cấp tài liệu này sớm hơn để nghiên cứu kỹ lưỡng. Sau khi nhận được tài liệu này, đối tác mua Franchise sẽ được yêu cầu ký xác nhận vào tài liệu để xác nhận. CHƯƠNG II: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 2.1. Quá trình phát triển Đã manh nha hình thành cách đây gần chục năm. Giữa thập niên 90, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt Kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức NQTM, nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công. Mãi đến 3, 4 năm trở lại đây NQTM mới nổi lên, Đi tiên phong là các hệ thống nhượng quyền kinh doanh toàn cầu như: Five Star Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin Robbins, Texas Chicken, Kentucky Fried Chicken (KFC), Hard Rock Cafe, Chili's… trong đó KFC được đánh giá là thành công nhất với các sản phẩm gà rán tại TP. HCM. Các doanh nghiệp trong nước cũng không hẳn xa lạ với hình thức này, Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu cà phê số 1 và cũng là doanh nghiệp vn đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh NQTM.Thành lập từ giữa năm 1996, đến nay thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt trên 63 tỉnh thành. từ 1998-2004, Trung Nguyên đã có khoảng trên 500 quán cà phê nhượng quyền chính thức. Tới nay, Trung Nguyên thành công không chỉ ở thị trường trong nước mà đã vươn ra thế giới với 1000 quán cà phê ở VN, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, và đang tiếp tục phát triển tại Mỹ, Đức, Australia thông qua phương thức NQTM. [9] Kinh Đô cũng là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực NQTM, đến nay, Kinh Đô đã có mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước với nhiều chủng loại sản phẩm bánh, kẹo khác nhau. Nhiều nhà kinh tế cũng tiên đoán sẽ có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng tìm đến Việt Nam sau khi chúng ta là thành viên của WTO, trong đó đi đầu có thể là các doanh nghiệp Mỹ. Trước mắt, Dunkin Donuts and McDonald's hiện đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu thị trường và đang chờ dịp thuận lợi đổ bộ vào Việt Nam Năm 2004, Hội đồng NQTM Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 70 hệ thống Franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc hay Thái Lan , nhưng với tình thế hiện nay, khi Franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động Franchise sẽ phát triển như vũ bão. Dự kiến tốc độ tăng trưởng phương thức kinh doanh này có thể đạt tới trên 20% mỗi năm. Cục Sở hữu trí tuệ cho biết năm 2005, trong cả nước đã có 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sử dụng 2.2. Quy định pháp lý về hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Trước 01/01/06 : Franchise vẫn chưa được luật hoá, chỉ được nhắc đến trong các văn bản pháp quy. Hoạt động Franchise phải thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ. Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ. Toàn văn như sau: “Việc phân cấp phê duyệt Hợp đồng quy định tại Điều 32 Nghị định 45/1998 được hiểu như sau: a) Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt: Các hợp đồng với nội dung cấp Lixăng, sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một Hợp đồng trên 30.000 USD (Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh- tiếng anh gọi là Franchise)” Có thể thấy, khái niệm về hợp đồng nhượng quyền kinh doanh được mô tả ở trên không thể hiện được rõ bản chất của nó, mà chỉ nhắm tháo gỡ tạm thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nghị định 45/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ. Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP và Thông tư 30/2005/TT-BKHCN quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ, theo đó, hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ và chịu sự điều chỉnh của nghị định này. Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng Cùng với sự phát triển của thực tiễn nền kinh tế và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, NQTM được chính thức xuất hiện trong Luật Thương mại ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 (gọi tắt là Luật Thương mại 2005). Quy định về NQTM được thể hiện trong tám điều luật thuộc mục tám kể từ điều số 284 đến 291. Cụ thể như sau: Định nghĩa về NQTM và hợp đồng NQTM được quy định trong điều 284 và 285. Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ NQTM được quy định từ điều 286 đến điều 290. Điều khoản 291 quy định về quản lý nhà nước trong hoạt động NQTM. Điều 284: Đưa ra định nghĩa về NQTM: NQTM là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; Bên nhượng quyền có quyền kiếm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Điều 285: Quy định về hợp đồng thương mại, theo đó  hợp đồng NQTM phải được làm bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Hợp đồng NQTM phải được làm bằng tiếng Việt, trừ trườnghợp NQTM ra nước ngoài (khi đó các bên có quyền lựa chọn ngôn ngữ khác).Thời hạn hợp đồng và giá nhượng quyền do hai bên tự thỏa thuận.     Nếu các bên không có thỏa thuận khác, một bản sao hợp đồng NQTM mẫu và bản giới thiệu về NQTM phải được Bên nhượng quyền giao cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng NQTM. Nội dung bắt buộc của bản giới thiệu được Bộ Thương mại quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 9 bao gồm nhiều chi tiết liên quan đến Bên nhượng quyền, nhãn hiệu /quyền sở hữu trí tuệ, chi phí ban đầu mà bên nhận quyền phải trả, các chi phí tài chính khác của bên nhận quyền, đầu tư ban đầu của bên nhận quyền, nghĩa vụ của mỗi bên, mô tả thị trường, thông tin về hệ thống nhượng quyền, báo cáo tài chính của bên nhượng quyền....     Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng NQTM có thể bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: (i) Nội dung của quyền thương mại; (ii) Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền; (iii) Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền; (iv) Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán; (v) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng; (vi) Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được lập thành một phần riêng trong hợp đồng NQTM, và phải phù hợp với pháp luật về sở hữu công nghiệp. Điều 286-289: Quy định một số quyền và nghĩa vụ tối thiểu mà các bên tham gia phải tuân theo. Về quyền: Bên bán Franchise có quyền nhận phí Franchise, tổ chức quảng cáo cho hệ thống Franchise của mình, có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của cửa hàng mua Franchise nhằm đảm bảo sự thống nhất, ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của hệ thống Franchise. Bên mua Franchise có hai quyền cơ bản là có thể yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống Franchise và được đối xử bình đẳng với người mua Franchise khác trong cùng hệ thống. Về nghĩa vụ: Bên bán phải cung cấp tài liệu hướng dẫn cho bên mua ; cung cấp các khóa huấn luyện, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên mua ; trợ giúp thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của người mua; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng ghi trong hợp đồng và đối xử bình đẳng với các đối tác mua Franchise trong cùng hệ thống nhượng quyền. Bên mua có bảy nghĩa vụ chính. Đó là: trả tiền Franchise theo thỏa thuận hợp đồng; đầu tư đủ vào cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận công nghệ và bí quyết kinh doanh được chuyển giao; chấp nhận sự giám sats, kiểm soát và hướng dẫn của bên bán; giữ bí mật về bí quyết kinh doanh kể cả sau khi hợp đồng đã kết thúc hoặc chấm dứt; ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh của hệ thống khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng; điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của hệ thống nhượng quyền; và không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận bằng văn bản của người bán. Điều 290: Quy định về việc nhượng quyền cho bên thứ 3. Bên thứ 3 được nhượng quyền này cũng có các quyền và nghĩa vụ như bên nhận quyền. Điều 291: Quy định về việc đăng ký NQTM với Bộ Thương mại. Với việc đăng ký này, Bộ Thương mại sẽ giúp đỡ doanh nghiệp về mặt thông tin để hạn chế rủi ro trong việc ký kết các hợp đồng nhượng quyền. Ngoài ra bằng việc đăng ký này thì dựa vào đó các cơ quan chức năng sẽ có cơ sở để xử lý khi có kiện tụng xảy ra. Tuy nhiên, nếu việc NQTM có liên quan tới đối tượng sở hữu công nghiệp thì phải thực hiện thêm các quy định về pháp luật sở hữu trí tuệ. Đồng thời, ngày 31/3/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện hoạt động NQTM. Nghị định đã có hiệu lực ngày 15/04/2006. Trong nghị định có một số điểm đáng chú ý sau: Về đối tượng được phép tiến hành hoạt động nhượng quyền: Theo nghị định, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền là các đối tượng được tiến hành hoạt động nhượng quyền. Quy định về hợp đồng nhượng quyền: Để hoạt động nhượng quyền mang tính ổn định và giảm thiểu rủi ro cho các bên, hợp đồng nhượng quyền phải có thời hạn ít nhất là 5 năm và hợp đồng nhượng quyền phải đăng ký tại Bộ Thương mại nếu là nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại. Sở Thương mại và Sở Thương mại du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ thực hiện đối với các hợp đồng nhượng quyền trong nước. Quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền: Bên nhượng quyền phải có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng NQTM mẫu và bản giới thiệu về NQTM cho bên nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng NQTM và nội dung của bản giới thiệu này phải có đầy đủ các nội dung như quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định. Quy định về nhượng quyền các đối tượng sở hữu công nghiệp: Trong trường hợp nhượng quyền các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền và chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Nghị định hướng dẫn về NQTM này là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động nhượng quyền ở nước ta, đáp ứng nhu cầu lựa chọn hình thức kinh doanh trong thương mại của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Đến ngày 25/5/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM. Trong đó có những điểm đáng chú ý sau đây: Trước khi tiến hành hoạt động NQTM, Bên nhượng quyền phải đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền (chứ không phải đăng ký từng hợp đồng NQTM riêng lẻ). Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động NQTM (Franchise) với các đối tác nước ngoài và ngược lại sẽ tiến hành thủ tục đăng ký trực tiếp với Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Thương mại). Đối với hoạt động NQTM trong nước, các doanh nghiệp sẽ đăng ký với các Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại và Du lịch tại địa phương mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện NQTM. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cấp phép thành lập sẽ đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Ngoài ra, thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong quá trình đăng ký, đặc biệt là trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình đăng ký hoạt động NQTM của thương nhân lên trang thông tin điện tử của Bộ Thương mại. Hồ sơ đăng ký hoạt động NQTM phải bao gồm: (i)   Đơn đăng ký hoạt động NQTM theo mẫu quy định tại Thông tư số 9 (mẫu nộp cho Bộ Thương mại có một số điểm khác với mẫu nộp cho các Sở thương mại); (ii) Bản giới thiệu về NQTM theo mẫu tại Thông tư số 9; (iii) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương; (iv) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp; (v) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký có trách nhiệm phải đăng ký hoặc ra quyết định từ chối và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn. Các thông tin về tình hình đăng ký hoạt động NQTM sẽ được đăng lên website của Bộ Thương mại Điều kiện kinh doanh theo phương thức NQTM Bên NQTM phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i)    Có đăng ký kinh doanh hợp lệ tại Việt nam hoặc nước ngoài;      (ii)    Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất một năm; Nếu là thương nhân Việt Nam nhận quyền sơ cấp từ Bê._.an kinh tế và Hải quan. Có rất nhiều cơ quan cùng tham gia nhưng rất khó xác định được cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong khi thế giới chỉ có tối đa là hai cơ quan là cảnh sát và hải quan. Mặc dù mức xử phạt vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định cụ thể tại các điều 213, 214, 215 và nâng mức bồi thường thiệt hại về vật chất tối đa lên 200 triệu đồng trong Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực từ 01/07/2006) nhưng vẫn cần thiết phảI quản lý chặt chẽ cũng như nghiêm khắc xử phạt đối với việc làm hàng giả, hàng nhái. Mức phạt nặng, tăng tiến và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự là các biện pháp nên áp dụng để triệt để xoá bỏ nạn làm hàng giả, hàng nhái, nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng . Ngoài ra, cũng cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng để có thể kịp thời đối phó cũng như hợp tác xoá bỏ nạn dịch này. Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước về Nhượng quyền thương mại. Để thực hiện đầy đủ chức năng hoạch định, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định nhà nước về kinh doanh nhượng quyền đối với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mai, cụ thể là Bộ Thương mại cần từng bước tăng cường năng lực của mình. Có như vậy, Nhà nước mới thực hiện được vai trò là người hỗ trợ, người hướng dẫn và kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả thực hiện phương thức kinh doanh NQTM tại doanh nghiệp. Cụ thể là: - Cần nâng cao sự nhuần nhuyễn về kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cho các cán bộ tại các cơ quan chủ quản có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và giám sát thực hiện các phương thức NQTM. Có như vậy các quy định về NQTM mới được soạn thảo ra một cách rõ ràng, chỉ có thể hiểu theo một nghĩa và khi ra đời thì đảm bảo sẽ có được sự giám sát thi hành một cách đầy đủ và chặt chẽ. - Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ trong các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, đơn giản hoá và thuận lợi hoá các thủ tục kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá và dịch vụ được lưu thông một cách dễ dàng , tránh hiện tượng hàng hoá ứ đọng do chờ làm thủ tục, gây phiền hà cho doanh nghiệpvà làm hạn chế kết quả kinh doanh - Tăng cường công tác kiểm tra , giám sát việc thực hiện NQTM trên thị trường. Cần có sự phối hợp kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng như: Hải quan, cơ quan thuế, công an kinh tế, cơ quan quản lý thị trường để chống buôn lậu và gian lận thương mại, tấn công kịp thời các điểm sản xuất kinh doanh hàng nhái, hàng giả , xử phạt thích đáng các đơn vị vi phạm tự ý sử dụng thương hiệu, biển hiệu của các cơ sở kinh doanh nhượng quyền mà chưa được sự cho phép của hệ thống ấy. Tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Sự hạn chế trong khả năng áp dụng mô hình kinh doanh Franchise đối với các doanh nghiệp Việt Nam một phần là do họ chưa có ý thức phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình. Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ ý thức và khó khăn trong nội tại doanh nghiệp. Tuy nhiên còn nhiều chính sách của nhà nước chưa khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu, thậm chí còn chói buộc doanh nghiệp. Chẳng hạn như quy định khống chế doanh nghiệp chỉ được dành 7%-10% cho quảng cáo, khuyến mãi. Hoặc trong nhiều trường hợp doanh nghiệp mất rất nhiều công sức cho việc đăng ký và phát triển thương hiệu nhưng sau khi đã có tên tuổi sẽ nhanh chóng bị làm giả hoặc làm nhái thương hiệu. Chính phủ đã có nghị định 12/1999/NĐ-CP về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng thực ra vẫn không đủ mạnh để răn đe. Do vậy, trong thời gian tới nhà nước cần xây dựng nhiều chương trình tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Ví dụ như: Phát động chương trình xây dựng thương hiệu nhằm thay đổi nhận thức của xã hội, của doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò của thương hiệu bằng cách: Xây dựng các website về thương hiệu Tổ chức các buổi toạ đàm , hội thảo trên truyền hình về thương hiệu Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về thương hiệu Hỗ trợ phát triển thương hiệu. Chẳng hạn như: Tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn về xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu. Lựa chọn những lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao như dệt may, giầy da, thủ công mỹ nghệ, nội thất... để hỗ trợ họ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hay tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội trợ trong nước và quốc tế. Bên cạnh các chương trình này nhà nước cần thực thi nghiêm minh các biện pháp xử lý thích đáng nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái.... Đưa các chính sách, định hướng khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền. Không chỉ riêng đối với hoạt động nhượng quyền, bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào nếu như nhà nước và chính phủ có nhiều chính sách, chương trình định hướng để khuyến khích thì chắc chắn sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp tham gia đông đảo hơn. Để có thể đưa ra một định hướng phát triển Franchise hiệu quả, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm phát triển NQTM của các nước trong khu vực và trên thế giới như “Chương trình phát triển nhượng quyền” của Malaixia, chương trình “ Khuyến khích và kinh doanh nhượng quyền” của Thái Lan... Hay như quy định của Luật Thương mại, bất cứ một doanh nghiệp nào kinh doanh nhượng quyền thì phải đăng ký với bộ Thương mại hoặc Sở thương mại. Vậy chính phủ nên thành lập một ban chuyên trách về NQTM thuộc Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại vừa để quản lý vừa hỗ trợ các doanh nghiệp nhượng quyền. Các cơ quan chuyên trách này sẽ có những cán bộ, chuyên viên được đào tạo sâu về kỹ thuật triển khai Franchise, kiến thức quản lý về hợp đồng Franchise hoặc nắm rõ những ràng buộc pháp lý điều chỉnh mối quan hệ của các bên... để có thể tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp khi cần thiết. Ngoài ra chính phủ có thể tạo điều kiện về thủ tục pháp lý hoặc hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ Franchise tổ chức thường niên trên thế giới. Tham gia vào các cuộc hội chợ này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác, có cơ hội tìm hiểu về thị trường kinh doanh Franchise trên thế giới cũng như những kinh nghiệm thực tiễn về Franchise. Thành lập hiệp hội Franchise. Dù kinh doanh Franchise chưa phát triển mạnh ở Việt Nam và vẫn còn trong giai đoạn khởi động nhưng chính phủ vẫn phải có kế hoạch để thành lập hiệp hội Franchise Việt Nam hiệp hội này sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà nhượng quyền và nhận quyền và là đầu mối liên lạc giữa doanh nghiệp và chính phủ. Ngoài ra hiệp hội này còn là nơi quảng cáo để các doanh nghiệp có nhu cầu nhượng quyền và nhận quyền tìm hiểu thông tin về nhau để hợp tác. Trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hoạt động NQTM của một quốc gia sẽ được thúc đẩy nếu như mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới . Vì thế nếu hiệp hội về Franchise Việt Nam ra đời thì cần phải đăng ký làm thành viên của hiệp hội chuyển nhượng Châu Á Thái Bình Dương và hiệp hội nhượng quyền thế giới. Tham gia các hiệp hội này, các do doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi khi hợp tác với các đối tác nước ngoài đồng thời có cơ hội tham gia những hoạt động bổ ích khác để phát triển Franchise trong nước. Tuy nhiên để tạo tiền đề thành lập hiệp hội Franchise trước mắt chính phủ có thể khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh Franchise thành lập “Câu lạc bộ các doanh nghiệp kinh doanh Franchise” Câu lạc bộ này sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin mới về thị trường Franchise trên thế giới và Việt Nam trước khi thành lập hiệp hội Franchise. Được biết, trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) và công ty Việt Âu đang có kế hoạch thành lập một câu lạc bộ như vậy và trơng tương lai gần sẽ đưa vào hoạt động chính thức. Khuyến khích các ngân hàng thương mại phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ đặc biệt cho loại hình kinh doanh nhượng quyền. Nhà nước nên có những động thái nhất định trong việc khuyến khích các ngân hàng thương mại phát triển các dịch vụ tín dụng cho loại hình kinh doanh nhượng quyền, song song với nó, các ngân hàng cần mạnh dạn hơn trong việc phát triển các loại hình dịch vụ liên quan đến nhượng quyền thương hiệu. Nghiên cứu cơ cấu nền kinh tế của các nước phát triển hiện nay, đặc biệt là các nước Tây Âu cho thấy rằng bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp gần 80% GDP và nhượng quyền thương hiệu được xem là một cơ chế linh hoạt trong việc phát triển kinh doanh đang được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi. Trong đó, ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của loại hình kinh doanh này. Đây là một bước đi đúng hướng mà Việt Nam có thể học hỏi. Dẫn đầu hiện nay về sự am hiểu trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các bên tham gia nhượng quyền thương hiệu có thể kể đến các tổ chức tín dụng như: Bank of Ireland, Bank of New Zealand, Lloyds Bank, HSBC Bank, ABN Amro Bank. Hoạt động của phòng/ban phục vụ các bên tham gia NQTH ( phòng nhượng quyền thương hiệu) trong ngân hàng có sự khác biệt rõ ràng về mức độ cung cấp thông tin so với những dịch vụ tư vấn khác, chúng cung cấp chi tiết hơn những thông tin về tiềm năng và hoạt động trên thị trường nhượng quyền kinh doanh,cụ thể: Các điều kiện và hình thức nhượng quyền kinh doanh. Nhu cầu kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu. Sự phát triển của các công ty nhờ thực hiện nhượng quyền thương hiệu Thông tin về tình hình tài chính hiện tại của các công ty có nhu cầu thực hiện nhượng quyền thương hiệu (mua và bán) Thông tin về các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty tư vấn chuyên cung cấp dịch vụ cho các bên thực hiện nhượng quyền thương hiệu. Tư vấn xây dựng kế hoạch kinh doanh cho bên mua và bán quyền. Làm trung gian trong việc kết nối giữa những nhà Nhượng quyền thương hiệu hay mua quyền thương hiệu tiềm năng. Ngoài ra các ngân hàng còn có thể giúp thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển thông qua các hoạt động sau: Tư vấn cho các chủ thể, pháp nhân những vấn đề về Luật, các thông số kỹ thuật trong hợp đồng và các vấn đề pháp lý liên quan thuộc lĩnh vực NQTM. Xây dựng môi trường quan hệ công chúng, như triển lãm, quảng cáo, giới thiệu và tổ chức các cuộc hội thảo xung quanh các vấn đề về nhượng quyền thương hiệu. Đưa ra các truơng trình đào tạo về lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh cho các cán bộ quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Cung cấp nguồn tài chính cho bên mua và bên bán. Xây dựng các chương trình, xác định công cụ, nguồn tài chính, nguồn nợ, cũng như tối ưu hoá các chương trình kiểm soát và bảo hiểm rủi ro trong quá trình thực hiện. Nếu loại hình dịch vụ này phát triển ở các ngân hàng tại Việt Nam, với những lợi ích nó mang lại cho các doanh nghiệp từ việc được cung cấp đủ thông tin, có nhiều vốn hơn để đầu tư, đến việc được tối ưu hoá tài nguyên có sẵn, nó sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Để làm được điều này, về cơ bản không chỉ cần nỗ lực từ phía nhà nước mà cần sự cố gắng của cả ba phía: Nhà nước, các ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền. 3.2.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp. 3.2.2.1. Về phía các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp muốn phát triển một hệ thống nhượng quyền thì việc xây dựng một thương hiệu uy tín trên thị trường là vấn đề tiên quyết nhất Vấn đề phải cải thiện đầu tiên là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị thương hiệu cũng như ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Song song với nâng cao nhận thức, doanh nghiệp sẽ cần phảI có những đầu tư hợp lý về nguồn nhân lực, tài chính, quản lý cho vấn đề này, Việc xây dựng một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng là một quá trình đầu tư dài hạn, tổng thể và chiến lược về mọi mặt như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng… Mặc dù thương hiệu là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhượng quyền thương mại nhưng hiện tại phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng hay còn dè dặt trong vấn đề xây dựng thương hiệu cho mình. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn cho rằng, số tiền thuê tư vấn để “Xây dựng nhãn hiệu” branding khoảng từ 1000 USD đến 2000 USD là một khoản chi phí quá cao trong khi lại hào phóng nhập dây truyền máy móc thiết bị hàng chục ngàn USD đã lỗi thời từ nước ngoài về để sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp còn đồng thời cần có những chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động xúc tiến bán hàng, tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa, mở rộng quan hệ công chúng, các hoạt động xã hội như hoạt động từ thiện để tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu, nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Qua những hoạt động như thế này, một thương hiệu dù nhỏ cũng sẽ gây được nhiều ảnh hưởng lớn. Có thể lấy ví dụ về thương hiệu gạch Acme Brick, thành lập năm 1891 tại Texas Mỹ, công ty này đã dành phần lớn số tiền dành cho tiếp thị, truyền thông của mình để xây dựng thương hiệu thông qua hoạt động tài trợ cho các lễ hội, các đội thể thao, PR, làm từ thiện và quảng cáo ngoài trời. Năm 1995 họ đưa ra một chương trình táo bạo là bảo hành sản phẩm 100 năm thay vì tiêu chuẩn bảo hành công nghiệp là từ 3 tới 5 năm để tạo sự khác biệt cho Acme. Các nỗ lực xây dựng thương hiệu của họ đã được đền đáp xứng đáng. Acme đã trở thành một thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến tất cả các nhà xây dựng lẫn khách hàng trực tiếp. Acme đã đạt được 84% sự ưa thích về nhãn hiệu trong khi không có nhà cung cấp nào khác đạt trên 10% tại thị trường địa phương của họ. Acme tính rằng mỗi USD giá trị viên gạch họ bán ra thì có 10 cent là giá trị thương hiệu của họ, khoảng 20 triệu trong tổng số 200 triệu USD thu được từ việc bán gạch mỗi năm trở thành vốn đầu tư cho việc xây dựng nhãn hiệu hàng năm của Acme. Nếu gạch có thể tạo ra được sự khác biệt một cách thành công thì hầu hết mọi thứ có thể tạo ra giá trị thương hiệu Bảo vệ thương hiệu Với doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu gồm 2 phần: một là bảo hộ nhãn hiệu và các yếu tố khác cấu thành thương hiệu; hai là xây dựng hệ thống rào cản cần thiết ngăn cản khả năng cạnh tranh của các đối thủ. Các yếu tố cấu thành thương hiệu có thể là nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp hay các dẫu hiệu khác. Tuy nhiên giải pháp về bảo vệ thương hiệu ở đây chủ yếu tập trung đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ-yếu tố quan trọng của thương hiệu. Khi nhãn hiệu đã được bảo hộ thì nó trở thành tài sản của doanh nghiệp. Để có thể nhượng quyền thương mại- franchise một thương hiệu, các doanh nghiệp cần có nhãn hiệu đã được bảo hộ. a) Bảo vệ thương hiệu tại thị trường trong nước Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu hàng hoá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cục Sở hữu công nghiệp. Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trí tuệ này. Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. Quyền sở hữu đối với tên thương mại của một chủ thể sẽ có đủ điều kiện theo pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, quyền sở hữu đối với tên thương mại của một chủ thể không phụ thuộc vào việc tên đó có được đăng ký hay không mà phụ thuộc vào việc chủ thể có được cấp đăng ký kinh doanh dưới tên thương mại hay không. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến thương hiệu, doanh nghiệp cần hiểu rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan , đồng thời nhờ sự trợ giúp của các công ty tư vấn Luật. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá sẽ được ưu tiên bảo vệ đối với cá nhân, doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sớm nhất. b) Bảo vệ thương hiệu tại thị trường nước ngoài Thực tế cho thấy có rất nhiều thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành chuyển nhượng tại thị trường nước ngoài bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký với cơ quan Sở hữu trí tuệ nước họ trước như các Cafe Trung Nguyên, phồng tôm Sa Giang, Vinataba, Việt Tiến… như đã nêu ở phần 2.8. Điều này phần nào đã thức tỉnh và nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ của công ty mình. Việc bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc sử dụng ở các quốc gia khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều quy định người đăng ký trước sẽ được công nhận là người chủ sở hữu của thương hiệu. Ngoài ra một số quốc gia còn đòi hỏi nhãn hiệu phải được đăng ký và sử dụng liên tục thì mới được bảo vệ như: Bolivia, Pháp và Đức. Trong khi đó, có những quốc gia vẫn bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu mặc dù chúng không được đăng ký để trở thành thương hiệu, quyền sở hữu nhãn hiệu được đặt trên cơ sở quyền ưu tiên sử dụng. Các nước áp dụng luật này là Canada, Đài Loan, Philipines, Mỹ và một vài quốc gia khác. Một số nước khác lại chọn cách dung hoà giữa hai cách làm trên, ví dụ như ở Israel, cả người đăng ký trước và người sử dụng trước sẽ cùng sử dụng chung nhãn hiệu. Hiện nay, các hiệp ước quốc tế quan trọng trong vấn đề bảo vệ thương hiệu đã được nhiều quốc gia biểu quyết thông qua như: Hiệp ước quốc tế về tài sản công nghiệp năm 1883: Theo Hiệp ước này, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ nhãn hiệu của các nhà sản xuất trên các quốc gia thành viên. Có trên 70 quốc gia cùng thoả thuận hiệp ước này, phần lớn là các nước Tây Âu và Mỹ. Hiệp ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế năm 1891: Theo quy định, một người đăng ký sở hữu nhãn hiệu ở một nươc này thì xem như đã nộp hồ sơ đăng ký tại các quốc gia thành viên của Hiệp ước. Hiện hiệp ước này có 20 quốc gia thành viên. Tương tự có hiệp ước Liên Mỹ áp dụng cho các nước thành viên ở Tây bán cầu. Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước Madrid 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1981. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại bất cứ một nước thành viên nào của công ước và nhãn hiệu hàng hoá sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó nếu quốc gia đó chấp nhận. Việt Nam cũng tham gia vào công ước Madrid 1891 về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống thoả ước này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian do bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nhiều nước. Khi đăng ký bảo hộ doanh nghiệp chỉ cần nộp một đơn duy nhất bằng tiếng Pháp trong đó chỉ định các quốc gia thành viên nơi nhãn hiệu hàng hoá cần được bảo hộ đến Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam và đơn này sẽ được chuyển đến Văn phòng quốc tế của tổ chức Sở Hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) tại Thuỵ Sĩ. Ngoài việc lưu ý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong và ngoài nước, doanh nghiệp cũng cần có một bộ phận theo dõi và phát hiện hiện tượng làm hàng giả, hàng nhái thương hiệu để có các biện pháp xử lýkịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của thương hiệu. Đây cũng là một cách bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp. Thực tế nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải trả giá đắt khi bị mất thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Nếu doanh nghiệp thiếu các kiến thức chuyên sâu về Luật Sở hữu trí tuệ thì biện pháp tốt nhất là nên sử dụng dịch vụ tư vấn của các công ty luật. Các công ty này có thể giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc sau: - Chuẩn bị tất cả hồ sơ và tài liệu liên quan đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu. - Nộp các hồ sơ và tài liệu này cho cơ quan chức năng đúng thời hạn quy định. - Tư vấn và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký thương hiệu, ví dụ vấn đề về phân nhóm sản phẩm, điều kiện xin hưởng ưu tiên.... - Thay mặt cho chủ thương hiệu trao đổi và phúc đáp các yêu cầu của xét nghiệm viên liên quan đến phạm vi bảo hộ thương hiệu. - Thay mặt chủ thương hiệu khiếu nại các cơ quan xét nghiệm và cho ra quyết định từ chối bảo hội thương hiệu. Lựa chọn đối tác thích hợp để nhượng quyền Việc lựa chọn đối tác để bán Franchise là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai nhượng quyền. Lựa chọn sai đối tác sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sau này: như đổ vỡ tính thống nhất của hệ thống, mất thương hiệu, mất bí quyết công nghệ hay uy tín của cả hệ thống Franchise bị giảm sút. Có một số tiêu chí nhất định chủ thương hiệu có thể dựa vào để lựa chọn đối tác: Đối tác phải có sự am hiểu về thị trường địa phương bao gồm: Tập quán văn hoá, thói quen tiêu dùng, hệ thống luật pháp, ngân hàng, bất động sản,.. điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp doanh nghiệp muốn bán Franchise độc quyền. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể yêu cầu bên mua Franchise ký hợp đồng hợp tác thử nghiệm từ 1-2 năm trước khi quyết định chính thức cấp quyền đại lý độc quyền. Doanh nghiệp đựoc lựa chọn phải là doanh nghiệp có khả năng tài chính nhất định nếu không sẽ rất khó trong việc phát triển hệ thống Franchise cũng như đảm bảo cho hoạt động lâu dài của đối tượng nhượng quyền nếu trong giai đoạn đầu kinh doanh gặp vấn đề. Đối tác mua Franchise phải tin tưởng tuyệt đối vào mô hình kinh doanh và sản phẩm của chủ thương hiệu. Đây là môt điểm cực kỳ quan trọng vì có tin tưởng vào mô hình hoạt động của hệ thống và chất lượng sản phẩm mới đảm bảo cho việc mô hình kinh doanh đó không bị người được nhượng quyền một cách vô tình hay cố tình vi phạm. Có kiến thức và ít nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền. Điều này sẽ giúp bên nhượng quyền dễ dàng huấn luyện, đào tạo cho đối tác. Tuy nhiên hiện nay đang có nhiều tranh luận về vấn đề này. Có người cho rằng nếu như một đối tác không có nhiều kinh nghiệm thực tế thì lại dễ dàng hơn trong việc huấn luyện đào tạo. Xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại bài bản theo đúng chuẩn mực và hợp thông lệ Nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh mang tính nhân bản. Muốn tạo dựng được một hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại vững mạnh cần thiết phải có mô hình mẫu hoạt động hiệu quả và được kế hoạch hoá, chi tiết hoá tất cả các chương trình hành động. Xây dựng hệ thống các tiêu chí kinh doanh hoàn thiện mới có thể nhân rộng và phát triển mô hình mẫu một cách đúng đắn và hiệu quả được. Các bước cơ bản như duới đây sẽ giúp doanh nghiệp chuyển nhượng trình tự và kế hoạch xây dựng chuẩn cho hệ thống nhượng quyền và tiến hành hoạt động chuyển nhượng cho đối tác nhận nhượng quyền. Xây dựng hệ thống Franchise cơ bản chuẩn mực với: cẩm nang hoạt động, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh. Thiết lập gói Franchise xuất phát từ mô hình cửa hàng kinh doanh mẫu Thiết lập, tính toán các vấn đề liên quan đến tài chính: Số vốn ban đầu xây dựng cửa hàng, dự báo chi phí hàng tháng… Thiết lập mối quan hệ, giới hạn giữa: quyền lợi-nghĩa vụ của doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền quy định trong hợp đồng. 3.2.2.2. Về phía các doanh nghiệp mua quyền kinh doanh Tuyệt đối thận trọng trong quyết định mua Các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam khi muốn mua Franchise của thương hiệu nước ngoài để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra dẫn đến thất bại cần hết sức thận trọng và cân nhắc hết sức kỹ lưỡng tất cả các vấn đề sau: Kiểm tra công ty của chủ thương hiệu có triển khai đúng trình tự phù hợp với yêu cầu của luật pháp Việt Nam liên quan đến Franchise hay không.Ví dụ như họ có đăng ký các tài liệu, hợp đồng hay thủ tục cần thiết tại các cơ quan chức năng của chính phủ Việt Nam như Bộ Thương mại, Bộ Khoa học & Công nghệ hay không. Yêu cầu doanh nghiệp bán cung cấp tài liệu UFOC để có đầy đủ thông tin về công ty đó.Một doanh nghiệp kinh doanh Franchise bài bản luôn có sẵn tài liệu này Một trong những thách thức lớn đối với việc mua franchise thương hiệu quốc tế là các kênh thông tin liên lạc giữa người bán và người mua franchise. Đối với các thương hiệu lớn thì sẽ có văn phòng đại diện tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên đối với những hệ thống franchise tuy quốc tế nhưng còn khá mới mẻ trên thương trường thì chưa hẳn sẽ có. Người mua franchise khi đó phải tìm hiểu cẩn thận đối tác bán franchise, nhất là phải biết làm sao họ có thể hỗ trợ thường xuyên và kịp lúc cho cửa hàng của mình trong thời hạn hợp đồng franchise. Người mua nếu có thể còn nên tìm hiểu cụ thể hơn nữa những thông tin khác liên quan đến kênh thông tin giữa người mua và người bán Franchise như định kỳ bao lâu thì gặp hay họp một lần, tại đâu, ai chịu chi phí… Kiểm tra cẩn thận xem thương hiệu của đối tác đã có đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Việc này nên nhờ sự tư vấn của luật sư vì dù thương hiệu của đối tác có nổi tiếng toàn thế giới nhưng chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì vẫn có xác suất rủi ro bị ai đó đăng ký thay và như vậy thì hợp đồng Franchise coi như mất giá trị. Sản phẩm hay thương hiệu quốc tế phải phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam. Nhiều mô hình kinh doanh có thể rất thành công tại nước này nhưng lại thất bại tại nước khác do yếu tố khác biệt về văn hóa. Đây là yếu tố cốt lõi mà người muốn mua franchise cần đặc biệt cân nhắc. Tuân thủ các cam kết kinh doanh với bên nhượng quyền đồng thời biết tự bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp mình. Vì đặc điểm của NQTM là triển khai một mô hình được thử nghiệm thành công hay nói cách khác doanh nghiệp nhận quyền sẽ kinh doanh vì bản thân mình nhưng lại đứng trên đôi chân của người khác. Muốn triển khai thành công mô hình nhượng quyền, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết tuân thủ các cam kết và luật lệ của hệ thống nhượng quyền. Tin tưởng vào nhà nhận quyền, chấp nhận những hướng dẫn và chính sách của họ bởi vì lợi nhuận của nhà nhượng quyền một phần là do người nhận quyền mang lại. Do vậy những chính sách hay bất kỳ một kế hoạch, yêu cầu nào mà bên nhượng quyền đưa ra luôn luôn với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhận quyền, giúp doanh nghiệp nhận quyền khai thác tối đa mọi tiềm lực của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào những yêu cầu mà nhà nhượng quyền đưa ra đều có thể đảm bảo là sẽ mang lại lợi ích cho nhà nhượng quyền, chính vì vậy doanh nghiệp được nhưọng quyền cần phải biết dung hoà những điểm khác biệt trong lợi ích với nhà nhượng quyền, tự biết bảo vệ lấy quyền lợi của mình vì ngoài ra điều đó còn giúp đảm bảo khả năng hợp tác lâu dài giữa 2 bên. Nghiên cứu điều tra thị trường để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả Do hệ thống thông tin về thị trường Việt Nam còn thiếu và không chính xác nên công ty cần có những nghiên cứu thị trường của riêng mình để có được cơ sở thực tiễn chính xác. Việc nghiên cứu này có thể thông qua bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp hoặc một văn phòng tư vấn chuyên môn để có được những thông tin chính xác nhất liên quan đến quy mô cầu, mức thu nhập của người tiêu dùng,mức độ được biết đến của thương hiệu, mức độ hài lòng và yêu thích sử dụng thương hiệu , khu vực địa lý có nhiều khách hàng tiềm năng…Do điều kiện môi trường pháp lý, các yếu tố kinh tế-xã hội có những tác động khác nhau đối với từng ngành nghề khác nhau nên có những ngành rất phát triển ở nước ngoài nhưng lại không có điều kiện thuận lợi để có thểhoạt động tốt và ngược lại. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với kinh nghiệm và các yếu tố như điều kiện về vốn, công nghệ…của doanh nghiệp cũng như cung cầu của thị trường là yếu tố quyết định thành công của hệ thống nhượng quyền thương mại. Tại thị trường Việt Nam, các hình thức nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực như khách sạn, giáo dục đào tạo, thẩm mỹ, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, sức khoẻ.. có tiềm năng nhưng chưa được khai thác một cách quy củ và hệ thống. KẾT LUẬN Trên thế giới, hình thức Franchise đã phát triển từ lâu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Tuy đã xuất hiện ở Việt Nam từ 15 năm nay nhưng cho tới giờ nó vẫn là hình thức kinh doanh khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam lại là một thị trường rất mới mẻ, còn rất nhiều tiềm năng để phát triển và có rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế có thể áp dụng phương thức kinh doanh Franchise. NQTM sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ được nhiều vấn đề như thiếu kinh nghiệm kinh doanh, trình độ quản lý, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập hợp lực lượng để tăng sức cạnh tranh, làm tiền đề xâm nhập thị trường thế giới. Ngoaì ra nhận chuyển nhượng từ nước ngoài còn là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín, tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm, phương thức kinh doanh, bí quyết kinh doanh tiên tiến. Mặc dù nhiều vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp như nhận thức về giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu hay vấn đề thói quen tiêu dùng của người dân còn chưa bị nhiều sức ép về thời gian hay hệ thống luật pháp còn chưa hoàn chỉnh, nhưng nếu tháo gỡ được các tồn tại hạn chế và có sự định hướng cụ thể thì một sự bùng nổ của phương thức kinh doanh Franchise tại Việt Nam là tất yếu khách quan, nhanh chóng có được chỗ đứng trên thị trường và góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật Thương mại Việt Nam 2005 [2] Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 [3] Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại [4] Nghị định số 35 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại 35/2006/NĐ-CP [5] Mua franchise-Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam TS: Lý Quý Trung. Nxb Trẻ 2006 [6] Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh TS: Lý Quý Trung. Nxb Trẻ 2006 [7] [8] franchising.vn [9] [10] pho24.com.vn [11] [12] [13] [14] Diễn đàn doanh nghiệp [15] [16] Bài viết “Bảo vệ nhãn hiệu để cạnh tranh và hội nhập”-2005 [17] [18] Báo Kinh tế và Dự báo số 5/2007 Bài một số dự báo về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2006-2020 [19] http:// www.emotino.com [20] http:// www. irv.moi.gov.vn/KH-CN Industrial Riview of Vietnam ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVKT073.doc