Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn 20 năm đổi mới, đất nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, chúng ta đã đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Trong quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện phát triển cơ sở hậ tầng ngành
106 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng, điều này được thể hiện ở chính sách và huy động và sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước, của doanh nghiệp và của nhân dân. Chính vì vậy trong những năm qua cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đẫ có bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tuy vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ ngành giao thông vận tải nước ta hiện nay so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới còn nhiều yếu kém, nhiều tồn tại, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng đường bộ đã là một trong những tác nhân làm hạn chế thu hút vốn đầu tư, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây nên lãng phí, sử dụng không hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân.
Trong quá trình đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có không ít công trình thời gian thi công quá dài, nợ đọng lớn hiệu quả sử dụng thấp, hiệu quả không cao. ở một số công trình cán bộ có nhiều biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật như tình trạng bán thầu, vi phạm quy trình kỹ thuật, quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm trình độ chuyên môn quản lý còn nhiều bất cập yếu kém.
Các ban QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ngành GTVT (PMU) là đơn vị sự nghiệp, thay mặt chủ đầu tư quản lý đầu tư xây dựng dự án được giao thông quản lý, điều hành nghiệm thu, thanh quyết toán nhiều công trình phân bố trên nhiều tỉnh, nhiều vùng của cả nước với lực lượng nhân sự không nhỏ, quản lý và điều hành một lượng tiền hàng ngàn tỷ đồng hàng năm.
Để quản lý tốt và có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước, ngoài việc cần phải hoàn thiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước, các quyết định quy định của ngành chủ quản, thì việc tổ chức xắp xếp lại ban QLDA cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cũng phải tiến hành đồng thời. Trong đó một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết là phải phát triển và nâng cao chất lượng NNL quản lý dự án. Chỉ có như vậycông tác quản lý dự án và việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng mới chuyển biến tích cực và đạt được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước .
Với lý do đó , tác giả chọn đề tài “phát triển nguồn nhân lực trong quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học của mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn với lĩnh vực công tác củabản thân tác giả.
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Phát triển NNL là một đề tài khoa học rộng lớn và đã có nhiều đề tài công trình khoa học đi sâu nghiên cứu,phân tích ở các lĩnh vực và khía cạnh khác nhau ,tuy nhiên đề tài phát triển NNL quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ gắn với điều kiện mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế thì chưa cóđề tài hay công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu .
Trên thực tế sau vụ tiêu cực ở ban quản lý dự án 18 (PMU18) đã như một hồi chuông cảnh báo cần phải xem xét lạiviệc tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án, mà ở nước ta có đến gần 1000 ban quản lý dự án của các nghành, các cẩp trung ương và địa phương.
Chiều ngày 3/5/2006 khi làm việc với lãnh đạo bộ GTVT, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng (nay là thủ tướng chính phủ) đã yêu cầu bộ rà soát, siết chặt quản lý các PMU, xem xét những sai lầm khiếm khuyết từ PMU 18 để có biện pháp có chấn chỉnh kịp thời, ngăn chặn ngay những lỗ hổng từ cơ chế, đặc biệt coi trọng công tác cán bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ khoa học của đề tài.
-Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bảnvà thực tiễn về phát triển NNL, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, QLDA ngành giao thông vận tải thông qua phân tích, đánh giá thực trạng NNL QLDA xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Luận văn nêu lên định hướng và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực quản lý dự án xây dựng giao thông đường bộ đắp các yêu cầu đặt ra trong quá trình CNH-HĐH.
-Những nhiệm vụ khoa học:
+Phân tích, khái quá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL.
+Phân tích đánh giá thực trạngNNL quản ls dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam
+Nêu lên những định hướng và đề xuất các giải pháp cơ bản để phát triển NNL QLDA trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam trong thời gian tới.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
-Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển NNL QLDA xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam trong thời kỳ CNH –HĐH và trong quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
-Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển NNL QLDA xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong thời kỳ CNH –HĐH và trong quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị đó là: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kết hợp logíc với lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá,phương pháp so sánh, hệ thống hoá, phương pháp phân tích các số liệu thống kê để nghiên cứu NNL.Ngoài ra luận văn còn kế thừa các kết quả và số liệu nghiên cứu đã được kiểm nghiệm, đánh giá từ trước tới nay, các nguồn thông tin đại chúng để làm sáng tỏ thêm những vấn đề cần nghiên cứu, phân tích.
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn.
-Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển NNL qua thực tiễn phát triển NNL QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
-Trên cơ sở phân tích thực trạng NNL QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong thời kỳ đổi mới,luận văn tập trung phân tích những nhân tố tác động chủ yếu đến phát triển NNL. Qua đó đánh giá những mặt mạnh cũng chỉ ra những tồn tại, yếu kém của NNL QLDA ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng lĩnh vực giao thôg đường bộ Việt Nam.
-Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thôg đường bộ ở nước ta trong thời gian tới.
7.Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng NNL QLDA xây dựng giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản phát triển NNL QLDA xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam .
Chương i
Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây
dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Vệt nam
i. nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
1.1.1 Nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
1.1.1.1 Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực (NNL) là một khái niệm không phải mới, đã xuất hiện và được sử dụng ở nhiều nước nhưng ở nước ta mới xuất hiện trong thời gian gần đây và hiện nay được sử dụng nhiều không chỉ trong giới khoa học mà ngay ở trong cơ quan doanh nghiệp, NNL đang là một vấn đề được chú ý và đặc biệt quan tâm ở nước ta hiện nay.
NNL là một khái niệm đa dạng và rộng lớn khi các nhà khoa học, nhà kinh tế nghiên cứu, phân tích ở các khía cạnh, góc độ khác nhau. Hiện nay chưa có một định nghĩa chung nào cho phạm trù NNL.
Trong kinh tế chính trị học, con người được coi là yếu tố trung tâm của quá trình sản xuất xã hội. Khi đề cập đến lực lượng sản xuất thì con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất quuyết định sự vận động và phát triển của LLSX, quyết định quá trình sản xuất và năng suất lao động. Chính vì vậu, NNL là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội.
NNL trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế được xác định là nguồn lực chủ yếu tạo động lực cho sự phát triển, do đó NNL đóng vai trò là yếu tố cơ bản hàng đầu quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong quá trình SXKD khi nói về vốn, con người được đề cập đến như một loại vốn, nó đóng vai trò quan trọng, cơ bản và quyết định thành bại của quá trình này. Đề cập đến vấn đề này thống đốc ngân hàng (WB) cho rằng: “NNL con người được hiểu là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp) mà mỗi cá nhân sở hữu. Như vậy nguôn lực con người coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn khác như tiền ( tư bản), công nghệ tài nguyên thiên nhiên, đất đai…
Liên hợp quốc (UN) đề cập đến vấn đề này thì cho rằng: “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người liên quan đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước”. Trong quan niệm này NNL được xem xét chủ yếu ở phương diện chất lượng con người, cùng với vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế – xã hội.
Có thể điểm thêm một số quan niệm, cũng như cách đánh giá nhìn nhận khác nhau về NNL, của một số học giả, nhà nghiên cứu trong nước để thấy được tính đa dạng phong phú, rộng lớn của vấn đề này.
Trong đề tài khoa họcmã số KX – 07 “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội”, do giáo sư tiến sĩ khoa học Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm thì: “Phát triển người tựu trung là gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị thể chất, vật chất”, phát triển NNL được hiểu cơ bản là gia tăng giá trị con người trên mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực …làm cho con người trở thành những người lao động có những năng lực phẩm chất mới cao đẹp, đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự phát triển KTKH, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong luận án Tiến sĩ Triết học – Nguồn lực con người trong quá trình CNH – HĐN đất nước – tác giả Đoàn Văn Khải cho rằng “Nguồn lực con người là chỉ số dân, cơ cấu và dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả các đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội”.
Một số nhà khoa học đưa ra quan điểm:NNL được xem là số dân và chất lượng con người, bao gồm thể chất, tinh thần, sức khoẻ, trí tuệ, năng lực, phẩm chất thái độ và phong cách lao động.Chất lượng NNL phải gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.
Như vậy, NNL được đề cập đến dưới nhiều góc độ, khía cạnh, quan điểm thành tựu chung đều thống nhất ở những nội dung cơ bản đó là : “NNL là nguồn cung cấp sức lao động, là yếu tố cấu thành của LLSX mà nó giữ vai trò trung tâm và quyết định đến sự phát triển KT – XH của một quốc gia, đồng thời được xem xét là một yếu tố đánh giá sự phát triển, tiến bộ xã hội của đất nước”.
Nói đến NNL là nói đến nguồn lực về con người, nó được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì NNL bao gồm sức mạnh cả thể chất, trí tuệ, tinh thần và sự tương tác giữa các cá nhân trong một tập thể, cộng đồng, trong một xã hội, một quốc gia, được đem gia hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào những việc hữu ích.Với tư cách là yếu tố của sự phát triển KTXH thì NNL là khả năng lao động của xã hội.
Khi xem xét NNL người ta thường xem xét dưới hai góc độ, đó là số lượng và chất lượng NNL.
Về số lượng: Được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng NNL. Các chỉ tiêu này liên quan đến chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số, tuổi thọ bình quân …NNL đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển KTXH một đất nước, nếu số lượng không phù hợp không tương xứng với sự phát triển ( cả trong trường hợp thiếu hoặc thừa) sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển.Như vậy số lượng NNL xã hội bằng tổng số người đang có việc làm, số người thất nghiệp và số người dự phòng. Đối với doanh nghiệp thì NNL không bao gồm những người trong độ tuổi lao động của toàn xã hội mà chỉ tính những người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong doanh nghiệp.
Về chất lượng: NNL được biểu hiện ở thể lực, trí lực, tinh thần, thái độ, phong cách, động cơ và ý thức lao động. Nói đến chất lượng NNL là nói đến sức khẻo, trí tụê và phẩm chất đạo đứcv.v…ba mặt thể lực, trí lực, tinh thần có quan hệ chặt chẽ với nhau và thống nhất cấu thành chất lượng NNL. Trong đó thể lực là yếu tố cơ sở, nền tảng để phát triển, truyền tải tri thức, trí tuệ vào hoạt động thực tĩên, tinh thần ( phong cách đạo đức, tác phong, ý thức…) đóng vai trò chi phối chuyển hoá thể dục, trí tuệ vào thực tiễn hoạt động. Trí tuệ là yếu tố quyết định đến chất lượng NNL.
Từ các phân tích, các luận cứ khoa học cũng như kế thừa kiến thức của các tổ chức, các nhà nghiên cứu khoa học đi trước tác giả luận văn cho rằng: “ NNL là nguồn lực về con người bao gồm cả về chất lượng và số lượng” và số người dự phòng liên quan đến chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số, tuổi thọ bình quân ..vv chất lượng đựợc thể hiện ở trí lực, tinh thần bao hàm các nội dung và sức mạnh của nó. Điều đó được thể hiện trong quá trình phát triển bản thân con người và xã hội”.
1.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực
Nói đến sự phát triển NNL là nói đến phát triển nguồn lực con người hoặc phát triển nguồn tài nguyên con người được dịch từ cụm tiếng Anh: Human Resourses Development và khái niệm phát triển con người được dịch từ cụm tiếng Anh: Human Development là những khái niệm đã được hình thành và phát triển trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ XX. Khái niệm phát triển con người và khái niệm NNL có mối liên hệ, liên quan chặt chẽ với nhau.
Trong chương trình KT – 07 “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển KTXH” do giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm các tác giả cho rằng: “phát triển người tựu trung là gia tăng giá trị con người, giá trị tinh thần, gía trị đạo đức, giá trị thể chất, vật chất”, “Phát triển nguốn nhân lực được hiểu về cơ bản là gia tăng giá trị con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực…làm cho con người trở thành những người lao động có những năng lực phẩm chất mới cao đẹp, đáp ứng được yêu cầu to lớn của sự phát triển KTXH, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Giáo sư Vũ Văn Tảo trong bài viết: “Những hướng đột phá nhằm phát triển NNL” đã chỉ ra và nhấn mạnh việc phát triển con người, phát triển NNL con người là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững.Theo ông cần tạo được những bước đột phá quan trọng như cải tiến mạnh mẽ tổ chức và cơ chế vận hành của giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, có chính sách quy hoạch và sử dụng NNL đúng đắn.
Đất nước ta với đường lối đổi mới, mở cửa, chúng ta đã phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế, là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), tham gia các hiệp định mậu dịch ASEAN; Diễn đàn kinh tế châu á - Thái Bình Dương ( APEC); là sáng lập viên diễn đàn hợp tác á âu ( ASEM)… và ngày 7/11/2007 nước ta được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO ), chính với bối cảnh đó, việc phát triển con người, phát triển NNL là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển bền vững đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
Theo Liên hợp Quốc, để phát triển con người cần phải đầu tư vào con người, phát triển nhân tính đi đôi với khả năng của họ. Đồng thời với việc đầu tư vào con người phải tạo ra cơ hội, điều kiện, môi trường thuận lợi cho con người hoạt động và phát huy năng lực, hiệu quả. Hai điều này có quan hệ tương hỗ với nhau.
Có thể nói phát triển NNL là sự biến đổi về số lượng và chất lượng NNL, được biểu thị thông qua các mặt cơ cấu, thể lực kĩ năng
Theo tác giả luận văn thì: “phát triển NNL là sự phát triển về nguồn lực con người.Đó là quá trình của sự biến đôi về số lượng và chất lượng NNL, được biểu hiện thông qua các mặt số lượng, cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cần thiết cho công việc.Việc đầu tư cho con người cả về phát triển nhân tính đi đôi với việc phát triển khả năng đồng thời phải tạo ra cơ hội, điều kiện và môi trường để con người phát huy được hiệu suất của mình.
1.1.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá NNL
Nguồn nhân lực của một quốc gia được xác định trên hai tiêu chí cơ bản là số lượng và chất lượng NNL.
Các chỉ tiêu đánh giá số lượng NNL:
Số lượng NNL chỉ số dân cư, cơ cấu dân số, là số người lao động tham gia KT – XH. Để đánh giá người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu:
- Cơ cấu dân số và mức độ tăng dân số. Dân số và cơ cấu dân số là cơ sở cho việc hình thành và phát triển NNL. Dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng tác động đến qui mô NNL, dân số tăng kéo theo NNL tăng. Qui mô dân số và tốc độ tăng dân số càng cao thì qui mô và tốc độ tăng NNL càng lớn và ngược lại.
- Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế so với số dân. Chỉ tiêu này thể hiện tỉ lệ giữa dân số hoạt động kinh tế gồm những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm và không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm nhưng có nhu cấu tìm việc làm trên tổng số dân. Đây là bộ phận quan trọng nhất của NNL.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượngNNL.
Như đã trình bày ở phần phát triển chất lượng NNL, chất lượng NNL được đề cập ở cả khía cạnh thể lực và trí lực, đạo đức tinh thần của con người nói chung. Để đánh giá chất lượng NNL, thông thường người ta thông qua một số chỉ tiêu sau:
Tình trạng sức khoẻ: Sức khoẻ ở đây là nói đến thể chất và tinh thần. Sức khoẻ cơ thể là sự cường tráng,là năng lực lao động chân tay. Sức khoẻ tinh thần đó là sự dẻo dai, là ý trí,nghị lực, khả năng chịu áp lực lớn trong công việc,là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO)thì: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoả mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là không co bệnh hoặc thương tật”. Khi đánh giá sức khoẻ người ta thường đưa ra một số tiêu chí cơ bản như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tình hình bệnh tật…
Trình độ văn hoá: Trình độ văn hoá của NNL được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. được đánh giá là số % của những người từ 15 tuổi trở lên có thể đọc và hiểu được những câu đơn giản của tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nước ngoài trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hoá tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tỷ lệ này được đánh giá là % dân số từ 15 tuổ trở lên hoạt động kinh tế với trình độ văn hoá tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông so với tổng số dân từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế.
Số năm học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Là số năm TB của một người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế giành cho học tập.
Tỷ lệ số đi học TB các cấp: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: là % số em đi học, dù độ tuổi có thuộc độ tuổi quy định hay không trong tổng số dân ở độ tuổi cấp tiểu hờct 6- 10 tuổi; cấp trung học cơ sở từ 11-14tuổi; cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi.
Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi các cấp; tiểu học; THCS, THPT:là số % tổng số em đi học đúng độ tuổi các cấp đã nêu như trên trong tổng số các em ởlứa tuổi của các cấp đó trong tổng số dân số.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: trình độ CMKT là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ , công việc trong quản lý, kd, trong các hoạt động nghề nghiệp. Lao động được đánh giá có CMKT là lao động có tay nghề đạt từ thợ bậc 3 trở lên (có thể có hoặc không có bằng) cho tới những người có trình độ trên đại học. Để đánh giá trình độ CMKT người ta thường dung các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với LLLĐ đang làm việc hay tỷ lệ số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế đã qua đào tạo trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Được đánh giá là % số lao động đã qua đào tạo với cấp độ khác nhau từ sơ cấp, CNKT đến trên đại học so với LLLĐ đang làm việc.
Tỷ lệ lao động được đào tạo cấp bậc: là % số lao động có trình độ CMKT ở các cấp bậc: sơ cấp, CNKT, THCN, cao đẳng, đại học và trên đại học so với tổng số lao động đang làm việc.
Cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ CMKT và các cấp bậc đào tạo: thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ cao đẳng, đại học % số lao động có trình độ THCN so với số lao động là CNKT.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có việc làm là % số lao động đã qua đào tạo đang làm việc so với số lao động đã qua đào tạo.
Chỉ số phát triển nhân lực HDI (Human Development Index). Theo tổ chức liên hiệp quốc, sự phát triển nhân lực của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau có thể so sánh với nhau bằng một thước đo chung, đó là chỉ số phát triển con người hay còn gọi là chỉ số phát triển nhân lực HDI. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp gồm 3 tiêu chí đó là:
Mức độ phát triển kinh tế: được xác định bằng tống sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người hàng năm tính theo phương pháp PPP (Perchasing Pover Parity – phương pháp sức mua tương đương) phương pháp tíh GDP bình quân đầu người của một nước theo sức mua tương đương của họ tại Mỹ, theo đồng USD.
Chỉ tiêu về phát triển giáo dục: được xác đinh bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học 320+ nghiệm sống và năng lực hoạt động thực tiễn.
Trong lúc chung ta mở cửa, tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, xây dựng một nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường thì vấn đề nhận thức, tinh thần thái độ ,phong cách làm việc đạo đức của con người có tác động hết sức lớn đến hoạt động và kết quả hoạt động của họ trong thực tiễn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công hay thất bại, khi người lao động có những phẩm chất đã nêu tốt hay không tốt, không những thế nó còn là những yếu tố bên trong thúc đẩy khả năng và sức mạnh con người, giúp con người phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực cả về tinh thần, đạo đức.
Một vấn đề nữa cần thiết mà chúng ta phải đề cập đó là hiểu biết thực tiễn kinh nghiệm sống, khả năng nắm bắt thực tiễn của người lao động để từ đó có những nghiên cứu, tìm tòi, thừa kế, phát huy và có những giải pháp, biện pháp sáng tạo đưa đến những kết quả, hiệu quả cao trong những vấn đề mà thực tiễn công việc, cuộc sống đặt ra.
1.1.3,Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL.
1.1.3.1.Nội dung của phát triển NNL.
Nội dung phát triển NNL bao gồm cả phát triển về số lượng và chất lượng NNL.
Phát triển số lượng NNL:
Việc phát triển NNL phải đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu và khả năng cung ứng sức lao động cho sư phát triển KT-XH.
Số lượng NNL phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu dân số. Tăng trưởng dân số có tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng NNL,mức tăng dân số nhanh, thì nguồn Lao động trong tương lai của xã hội cũng tăng, điều đó cũng dẫn đến áp lực làm việc, nạn thất nghiệp tác động đến kinh tế, làm giảm thu nhập GDP bình quân/đầu người.
ở các nước đang phát triển, dân số tăng nhanh trở thành áp lực, nhất là trong giải quyết công ăn việc làm, nó làm khó khăn cho việc nâng cao chất lượng NNL bởi trình độ kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế còn thấp, thiếu vốn, thị trường chưa phát triển. Vấn đề đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng của những người trong độ tuổi lao động và có việc làm là một khó khăn bởi không đủ cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, hơn nữa NNL chất lượng cao được sử dụng sẽ loại bỏ một khối lượng lớn lao động giản đơn là trầm trọng đến tình trạng thất nghiệp. Mặt khác do dư thừa LLLĐ trẻ, khoẻ và chấp nhận với mức tiền công lao động thấp cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp phải cho những người lớn tuổi có kinh nghiệm, trí thức về hưu sớm để đưa người mới vào dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa lãng phí chất xám.
ở một khía cạnh khác, khi dân số tăng nhanh thì chi tiêu cho mục đích tiêu dùng sẽ lớn hơn chi tiêu mục cho đích phát triển, cho nâng cao chất lượng NNL. Việc không có việc làm trong giới trẻ làm phát sinh và gia tăng tội phạm trong xã hội. Do đó mức tăng dân số phải phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội và phù hợp với tăng chất lượng NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định.
Phát triển chất lượng nguồn nhân lực:
Phát triển chất lượng NNL là nâng cao thể lực và trí tuệ đạo đức, tinh thần của con người nói chung.
Nâng cao chất lượng NNL chính là sự tăng trưởng sức mạnh và kỹ năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất, năng lực tinh thần của LLLĐ lên đến một trình độ nhất định để LL này có thể hoàn thành được nhiệm vụ phát triển KT –XH trong một giai đoạn phát triển của một quốc gia. Chất lượng NNL là động lực để phát triển KT- XH và thể hiện trình độ phát triển kinh tế –xã hội của mỗi quốc gia, biểu hiện văn minh của một xã hội. Việc phát triển chất lượng NNL được thực hiện thông qua các nội dụng:
a.Nâng cao chí lực của NNL. Trí lực của NNL là tiêu chí quan trọng nhất trong các tiêu chí đánh giá về chất lượng NNL. Trí lực NNL được biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp của LLLĐ xã hội. Vì vậy để nâng cao trí lực của NNL đòi hỏi phaỉ:
Nâng cao trình độ học vấn. Đây là tiêu chí biểu hiện trí lực của NNL, nó thể hiếnự hiểu biết của người lao động về những kiến thức tự nhiên, xã hội. Trình độ học vấn được tích luỹ thông qua đào tạo, giáo dục của hệ thống giáo dục, qua quá trình tự học của người lao động ở thực tiễn ngoài xã hội qua tháng năm.
Nângcảotình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT). Trình độ CMKT của người lao động là kiến thức, sự hiểu biết,khả năng thực hành về một lĩnh vực, công việc chuyên môn nào đó, trong công tác quản lý, kinh doanh trong các hoạt động nghề nghiệp.trình độ CMKT người lao động có được thường thông qua đào tạo tại các trường đào tạo nghề ở các trường trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học và được rèn luyện, tiếp thu, nâng cao trong thực tế.
Trong thực tế trình độ CMKT của NNL ở một đơn vị, doanh nghiệp cơ quan, một lĩnh vực,một ngành, một địa phương hay của một quốc gia thường được đánh giá qua những con số cụ thể như: Số lao động được đào tạo và lao động phổ thông, số người có bằng ỹ thuật và không có bằng kỹ thuật,trình độ tay nghề theo bậc thợ cũng như được đánh giá ở con số: tỷ lệ cán bộ có trình độ văn hoá trung cấp, cao đẳng, đại học hay sau đại học trong toàn bộ NNL.
Trình độ CMKT của NNL còn được thể hiện và đánh giá qua khía cạnh khai thác và sử dụng lực lượng này qua tỷ lệ lao động có việc làm và số lao động bị thất nghiệp so với tổng số lao động được đào tạo, các số liệu này cho thấy hiện giữa của việc khai thác và sử dụng NNL đã qua đào tạo.
Trình độ CMKT của NNL còn được biểu hiện và đánh giá ở kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, năng lực hoạt động chuyên môn của người lao động điều này phụ thuộc vào mỗi người, phụ thuộc vào sự say mê nghề nghiệp, ý thức rèn luyện CMKT trong thực tiễn. Kỹ năng, kỹ xảo có được thông qua đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm qua hoạt động thực tiễn.
b) Nâng cao năng lực thể chất NNL: Nói đến thể chất ( thể lực) của NNL là nói đến tình trạng sức khẻo của NNL, nó bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần, đảm bảo sự hài hoà giữa bên trong bên ngoài.
Thể lực của NNL được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng chăm sóc, rèn luyện sức khẻo…con người không chỉ cần rèn luyện cơ bắp mà cần phải rèn luyện cả yếu tố tinh thần như ý chỉ, nghị lực sự quyết tâm vượt khó, vượt lên chính mình.Thực tế, thể lực của NNL phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
Thể lực tốt thể hiện sự mãnh mẽ trong ý chí, nghị lực, sự quyết tâm, thể hiện sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức mạnh cơ bắp trong công việc. Xã hội càng phát triển càng yêu cầu cao ở thể lực, chỉ có thể lực tốt mới chịu được những sức ép căng thẳng trong công việc và trong cuộc sống hiện đại, đồng thời mới đủ sức tìm tòi, sáng tạo, phát triển những giá trị về vật chất và tinh thần ngày càng cao.
c) Nâng cao phẩm chất đạo đức và giáo dục truyền thống văn hoá và dân tộc của NNL. Chất lượng NNL còn được thể hiện ở những yếu tố phi vật chất những yếu tố không thể định lượng bằng những con số cụ thể được như phẩm chất đạo đức, văn hoá, truyền thống dân tộc …Nhưng đây lại là những yếu tố rất quan trọng quy định bản tính của NNL, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của mỗi quốc gia.Hay nói cách khác là phát triển nguồn lực con người trong thời đại ngày nay không thể thiếu được yếu tố văn hoá, truyền thống dân tộc. Đây là những yếu tố mang đặc thù của mỗi quốc gia, dân tộc trong sự phát triển NNL. Và trong quá trình mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo mục tiêu hoà nhập chứ không hoà tan.
1.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL
Tốc độ tăng dân số: Qui mô, tốc độ tăng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng NNL….Qui mô dân số đông, tốc đô phát triển dân số cao là một nguyên nhân làm giảm tăng trưởng, phát triển KT – XH và phát triển NNL vì dân số tăng nhanh làm tăng số lao động gây nên sức ép lớn về giải quyết công ăn việc làm, về giáo dục, chăm sóc sức khẻo, và các vấn đề cộng đồng, xã hội cần giải quyết, làm tăng số lao động ăn theo trên một lao động, làm chậm phát triển và giảm thu nhập bình quân GDP/đầu người.Theo tính toán của tổ chức Liên hợp quốc khi dân số tăng 1% muốn đảm bảo thu nhập, công ăn việc làm ổn định như trước thì thu nhập GDP phải đạt ở mức tăng trưởng 3%.
Trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Sự phát triển KT – XH có tác động rất lớn đến phát triển NNL.Kkhi nền kinh tế – xã hội của một quốc gia phát triển cao thì điều đó tác động đến mọi người, đến trực tiếp người lao động bởi lẽ sự phát triển này chính do con người và vì con người.
KT – XH Càng phát triển cao thì con người càng có điều kiện thoả mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của mình, qua đó con người tự hoàn thiện, phát triển chính bản thân mình, làm việc cống hiến được nhiều điều đó lại thúc đầy phát triển KT – XH. Như vậy sự phát triển KT – XH là một trong những tiền đề phát triển NNL.
Mức sống: Các Mác đã chỉ và đưa ra qui luật về vấn đề cơ bản của triết học là: vật chất có trước, ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức. Như vậy con người trước hết phải ăn, ở mặc học hành, đi lại …trước khi tính đến c._.huyện hoạt động kinh tế, chính trị khoa học, nghệ thuật, tôn giáo …Điều kiện vật chất là yếu tố cơ bản đầu tiên để con người tồn tại và phát triển.
Như vậy mức sống không chỉ ảnh hưởng mà còn tác động lớn đến phát triển NNL. Để LLLĐ phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và tinh thần, thái độ, phong cách làm việc, đạo đức đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao trong xã hội phát triển thì việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động là một việc làm cần thiết, thường xuyên đây là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cơ quan, các đơn vị của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.
Trình độ phát triển và chất lượng giáo dục đào tạo: Giáo dục - đào tạo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được coi là “ quốc sách hàng đầu” trong chiến lược và kế hoạch phát triển KT – XH của nước ta.
Vấn đề giáo dục đào tạo tham gia trực tiếp và ảnh hưởng lớn, đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người, đến phát triển NNL. Qua giáo dục - đào tạo, NNL nâng cao trình độ văn hoá, trình độ học vấn, trình độ CMKT, nănng lực quản lý KT – XH tổ chức hoạt động SXKD và năng lực hoạt động thực tiễn của con người.
Có thể nói giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng, cơ bản ảnh hưởng đến phát triển NNL, phát triển nguồn nhân lực con người đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trình độ phát triển khoa học công nghệ. ở mỗi quốc gia, với một trình độ khoa học nhất dịnh, sử dụng công nghệ thế nào đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển NNL, là người phát minh ra những thành tựu khoa học công nghệ, mà còn áp dụng những kết quả nghiên cứu khoa học những công nghệ hiện đại tiên tiến trong nước và quốc tế vào quá trình sản xuất xã hội, trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Thông qua việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ, những công nghệ hiện đại, tiên tiến mà xây dựng được đội ngũ lòng cốt của NNL có chất lượng cao thúc đẩy KT – XH phát triển, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu.
Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ. Đây làmột trong những tiêu chuẩn quan trọng của hầu hết các quốc gia, nó thể hiện bản chất của Nhà nước đó có ưu việt không, có phải Nhà nước:” của dân, do dân, vì dân”không, phát triển y tế và chăm sóc sức khẻo là nâng cao thể lực của con người, tạo điều kiện để phát triển trí lực, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nó ảnh hưởng lớn đến phát triển NNL- nguồn lực con người, bởi con người có sức khẻo, được bảo vệ và chăm sóc tốt sẽ có thể lực tốt để hoạt động có chất lượng và hiệu quả, thúc đẩy KT – XH đất nước phát triển.
Tư tưởng lối sống, đạo đức và truyền thống văn hoá dân tộc.
Một đất nước, một quốc gia mà ở đó có tư tưởng tốt, lối sống tốt đẹp, tiến độ văn minh, thì đó là môi trường tốt để phát triển con người và ngược lại , chính những con người trong môi trường đó sẽ thúc đẩy KT – XH đất nước phát triển.
Đạo đức của xã hội với những giá trị con người chân, thiện, mĩ được khẳng định là nền tảng để xây dựng và hoàn thiện một lớp người mới, như Bác Hồ đã từng nói về con người là “ Vừa hồng, vừa chuyên”.
Lối sống văn hoá tại cơ quan, đơn vị và địa phương và rộng ra là toàn quốc có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển NNL, phải kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Đảng và Nhà nước ta khẳng định hướng phát triển văn hoá đã nêu: “Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Như vậy tư tưởng, lối sống đạo đức và truyền thống văn hoá dân tộc có tác động sâu sắc đến con người, đến phát triển NNL, đáp ứng quá trình mở cửa đổi mới, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
1.2 Vai trò của sự cần thiết phát triển NNL cho qlda xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở việt nam
1.2.1 Vai trò của NNL quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tần giao thông đường bộ trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước.
Sự nghiệp CNH – HĐH được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là:” Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế –xã hội từ sử dụng lao động thủ công chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ”. Như vậy tiến hành CNH – HĐH là một cuộc cách mạng sâu sắc, là quá trình cải biến cách mạng toàn bộ đời sống xã hội.
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố của quá trình tái sản xuất được dịch chuyển dịch tự do hơn từ nước này sang nướckhác thông qua các cam kết mở cửa thị trường song phương hoặc đa phương. Quá trình toàn cầu hoá vừa thúc đẩy phát triển NNL nhưng cũng làm cho công cuộc chạy đua phát triển giữa NNL giữa các quốc gia và giữa các doanh nghiệp trong một quốc gia cũng diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt với các mức độ khác nhau.
Nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, là thành viên hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN); Diễn đàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) và có thể coi ngày 7/11/2006 là điểm mốc đánh dấu sự hội nhập đầy đủ của nước ta khi tổ chức Thương mại thế giới WTO chính thức công nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Chính vì vậy sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ phải có những bước đột phá, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế xã hội, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
Trong những năm qua, để quản lý xây dựng các công trình giao thông đường bộ chúng ta đã tổ chức các ban quản lý dự án với các chức năng và nhiệm vụ là thay mặt Bộ GTVT làm đại diện Chủ đầu tư các dự án, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đầu tư trong nước và các tổ chức quốc tế xây dựng các dự án quan trọn, thiết yếu của hệ thống đườn giao thông quốc gia.Và tất yếu là chúng ta phải xây dựng, phát triển NNL để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ này.Qua hơn 10 năm hoạt động thực tiễn, các ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển mạng lưới hạ tầng GTVT và cả nước và ở đây không thể không nhắc tới vai trò to lớn của NNL. Vai trò được thể hiện ở các khía cạnh:
Thứ nhất. Vai trò dẫn dắt hu nhập định hướng, lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Bất kỳ một dự án nào cũng phải trải qua các giai đoạn:Lập báo cáo tiền khả thi và phê duyệt báo cáo tiền khả thi của dự án; lập báo cáo khả thi và phê duyệt báo cáo khả thi của dự án; Tổ chức thực hiện dự án; Khai thác và sử dụng. Dự án có đem lại hiệu quả kinh tế hay không, có góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hay không, có góp phần củng cố an ninh quốc phòng hay không đều phụ thuộc vào rất nhiều giai đoạn lập dự án. Chỉ một sai sót nhỏ trong khâu lập dự án sẽ gây hiệu quả rất nghiêm trọng cho toàn bộ dự án cả về phương diện vốn đầu tư cũng như hiệu quả của dự án mà điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào tư duy, ý trí, khả năng của những người lập dự án.
Thứ hai: Vai trò tổ chức, quản lý triển khai thực hiện dự án. Các dự án được lập ra và phê duyệt xong thì phải tiến hành tổ chức thực hiện. Tiến bộ của dự án có được đảm bảo hay không? Chất lượng của dự án như thế nào một phần phụ thuộc vào ý chí và khả năng của con người. Tiến độ chung của một dự án chịu tác động của tiến độ khâu thiết kế, tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công. Đối với thiết kế và thi công ngoài năng lực thiết bị, trình độ công nghệ của các nhà thầu thì năng lực của người thực hiện sẽ mang tính chất quyết định tới tiến độ, chất lượng của dự án bởi bản thân thiết bị, công nghệ không tự thiết kế, thi công mà phải được được thực hiện do bàn tay con người. Đối với khâu giải phóng mặt nằng nếu người thực hiện không làm theo các cơ chế, chính sách đã quy định, không giải thích rõ ràng với người dân thì khó lòng mà đảm bảo được tiến độ đề ra. Khi tiến độ của từng khâu bị ảnh hưởng thì tiến độ chung của dự án sẽ bị ảnh hưởng, gây lãng phí và trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân.
Thứ ba: Tiếp thu và ứng dụng các thành tựu KHCN vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Chất lượng các công trình đường bộ của nước ta trong những năm qua đã được nâng lên đáng kể. Từ những con đường, cây cầu chỉ chịu được trọng tải 10 đến 20 tấn, tốc độ lưu thông chỉ đạt 40 – 50km/h đến những con đường, cây cầu chịu tải trọng 30 – 40 tấn, tốc độ lau thông đạt 80 – 1000km/h đều có dự đóng góp đáng kể của các thành tựu khoa học công nghệ nhất là những thành tựu khoa học công nghệ xây dựng giao thông đường bộ. Và NNL quản lý dự án có ảnh hưởng rát lớn đến việc tiếp thu cũng như ứng dụng các thành tựu khoa học vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Nếu NNL không đủ trình độ, khả năng thì không thể tiếp thu được thì cũng không dám ứng dụng vào hoặc áp dụng không đúng.
1.2.2 Sự cần thiết khách quan về phát triển NNL, QLDA xây dựng giao thông đường bộ.
Trong công cuộc đổi mới, tiến hành CNH – HĐH đất nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả từ kinh tế đến quốc phòng, tf văn hóa, y tế đến đào tạo, giáo dục, thể dục thể thao đến trật tự an ninh xã hội. Nhiều lĩnh vực, nhiều ngành đã có những bước tiến nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng bên cạnh những kết quả, thành tựu đó cũng không ít những thách thức, những tồn tại cần sớm được giải quyết. Lĩnh vực xây dựng giao thông đường bộ cũng không nằm ngoài tình hình chung đó.
Tron bài viết: “Gia nhập tổ chức thương mại thế giới, cơ hội thách thức và hành động của chúng ta” trên Báo Thanh niên ngày 8/11/2006, khi nói về cơ sở hạ tầng đã và đang hạn chế thu hút đầu tư, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các nước về cơ sở hạ tầng sẽ là cạnh tranh dài hạn, nhất la trong điều kiện hình thức ưu đãi với quy định của Tổ chức thương mại thế giới sẽ bị loại bỏ. Vì vậy phải đặc biệt coi trọng sự phát triển hạ tầng. Lâu nay nước nhà đã rất chú ý tới cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn khác nhau: Vốn ngân sách, Vốn OĐA vốn của doanh nghiệp đầu tư theo BOT, BT…vốn của dân. Khuyết điểm ở đây là tình trạng đầu tư nguồn vốn nhà nước phân tán, kéo dài chậm được khắc phục. Phát triển cơ sở hạ tầng là yêu cầu bcs xúc của địa phương, các vùng kinh tế…”
Trên cơ sở lý thuyết đó, Chính phủ đưa ra mục tiêu đến năm 2020 “Toàn bộ hệ thống quốc lộ hầu hết tỉnh lộ phải được đưa vào đúng kỹ thuật, mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải quan trọng. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực.
Trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế thì giao thôn vận tải đường bộ là khâu quan trọng trong kết cầu hạ tầng có tính chất mở cửa, tạo tiền đề, là yếu tố cần thiết cho toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng, của đất nước, tạo điều kiện và thúc đẩy việc phát triển phân bố lực lướng sản xuất.
Nước ta có bờ biển dài, nhiều hải cảng các vùng lãnh thor Tây Nam Trung Quốc, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Camphchia và Lào ra biển đông phải qua cảng Việt Nam thì hiệu quả sẽ cao hơn. Chính vì vậy, ngoài mục tiêu củng cố phát triển giao thông vận tải đường bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước còn cần phải thật sự coi trọng hơn sự hội nhập giao thông vận tải đường bộ Việt Nam vào hệ thống liên á, phải đưa việc xây dựng cũng như củng cố cơ sở hạ tầng đường bộ theo hướng hiện đại và hội nhập khu vực trong tương lai không xa
Trong tổng số 200.000 tỷ đồng vốn đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn 2006 – 2010 gồm đường bộ, đường sắt, đường biển (cảng biển) sân bay, giao thông đô tjị đường bộ rất được quan tâm đầu tư. Trong tổng số vốn ngân sách khoảng 110.000 tỷ, nguồn trái phiếu chính phủ khoảng 45.000tỷ, còn lại là vốn ODA, vốn viện trợ phát triển và huy động từ các nguồn khác. Bên cạnh đó Nhà nước còn chủ trương nhất quán, ổn định lâu dài trong việc gọi vốn đầu tư ngoài ngân sách, tập trung ở những dự án ít sinh lời. Nhà nước có các chương trình tham gia vào dự án BOT để chia sẻ rủi ro cho nhà đầu tư cũng như tăng tính khả thi cho dự án.
Trong thời gian qua dù đã nâng cấp, làm mới 1 200km đường nhưng kết cấu hạ tầng giao thông vẫn không đáp ứng được, hành lang an toàn giao thông bị xâm hại nghiêm trọng, việc tăng nhanh các phương tiện vận tải, đặc biệt là mô tô và công tác quản lý vận tải chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Một vấn đề nữa cần nói đến là số lượng và chất lượng của hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH, ở nhiều dự án giao thông đường bọ công trình bị kéo dài, bị chậm là phổ biến, chất lượng nhiều công trình đường bộ chưa cao, còn nhiều tồn tại, yếu kém. Những điểm này dẫn đến việc đầu tư kém hiệu quả.
Phải nói rằng hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình chủ yếu phụ thuộc vào công tác quản lý của chủ đầu tư nên vai trò quản lý dự án là đặc biệt quan trọng. Đòi hỏi quản lý dự án vừa phải có trình độ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức.
Theo các nghị định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn thực hiện đã ban hành thì: “Ban quản lý dự án là tổ chức thực hiện vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư và có nhiệm vụ trực tiếp quản lý thực hiện dự án, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư”. Có tư cách pháp nhân đầy đủ.
Do tính chất đặc thù của các dự án đầu tư xây dựng trong ngành GTVT là số lượng nhiều, thời gian chuẩn bị và thực hiện kéo dài nên Ban quản lý dự án thuộc bộ và cục thuộc loại hình ban quản lý dự án chuyên ngành theo như quy định thông tư số 15/2000/TT – BXD ngày 13/11/2000 của bộ xây dựng, khối lượng công việc của ban quản lý dự án đảm nhận do chủ thầu trực tiếp giao. Còn những ban quản lý dự án được chủ đầu tư thành lập ra để thực hiện một số nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và sau khi hoàn thành dự án thì giải thể.
Trong luận văn này, tác giả đi vào nghiên cứu trình bày về ban quản lý dự dự án là các ban quản lý chuyên ngành (PMU) của bộ GTVT.
PMU đầu tiên của ngành GTVT được thành lập năm 1993, với hơn 10 năm phát triển đến nay bộ GTVT đang có 10 ban quản lý dự án trực thuộc, mỗi năm giải ngân đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Các PMU đều có chung một chức năng là thay mặt bộ GTVT làm đại diện chủ đầu tư các dự án, nhưng các PMU hiện có được tổ chức cũng chưa thống nhất về tên gọi, khái niệm và cách thức tổ chức, PMU1 được gọi là tổ chức kinh tế. PMU 18 lại được gọi là “đơn vị sự nghiệp kinh tế”, PMU Thăng Long lại được cho là “Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản các dự án GTVT ủy nhiệm. “Về tổ chức PMU cũng có những cơ cấu tổ chức khác nhau, cách thức tổ chức, vận hành quản lý cũng khác nhau.
Từ khi thành lập các ban QLDA (PMU) đến nay cùng với sự phát triển của đất nước, sự đầu tư phát triển nhanh chóng của hạ tầng GTVT trong những năm qua các PMU đã thực hiện một khối lượng công việc lớn, đã được đánh giá và ghi nhận trong quá trình xây dựng và phát triển hạ tầng GTVT nói chung và hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng. Nhưng cũng còn nhiều tồn tại bất cập chính điều này đang là một vấn đề thời sự, một lĩnh vực cần được tổ chức sắp xếp, chấn chỉnh cũng như là ra soát lại cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia trong quá trình đầu tư xây dựng và phân cấp trách nhiệm rõ ràng từng cơ quan, đơn vị theo hướng tách bạch, làm rõ vai trò quản lý của Nhà nước và thực hiện dự án.
Theo các quy định hiện hành, trọng trách thực hiện, giám sát và thẩm định hiệu quả dự án, tiến độ thi công chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án. Cơ quan này có toàn quyền thay mặt chủ dự án thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc dự án, kể cả việc quyết toán, nghiệm thu bàn giao đưa dự án vào khai thác, sử dụng việc xem xét cơ chế quản lý và những tồn tại của các bản quản lý dự án là hết sức cần thiết và cấp bách nhất là ở một số khấu trong quản lý đầu tư và xây dựng, về trách nhiệm của chủ đầu tư đó là:
Việc giám sát, đánh giá đầu tư: Theo quy định công tác giám sát đánh giá đầu tư phải được thực hiện theo thông tư số 03/1003/thị trường-BXD của Bộ xây dựng. Theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm vụ này được giao cho vụ kế hoạch đầu tư nghiên cứu vì đây là công cụ để đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án đầu tư xây dựng.
Việc quản lý dự án đầu tư: Ban quản lý dự án có chức năng: Thay mặt chủ đầu tư tuyển chọn tư vấn đầu tư xây dựng để triển khai các công việc điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán công trình, lập hồ sơ mời thầu, giám sát kỹ thuật xây dựng, nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận và toàn bộ công trình thuộc dự án đầu tư; Ký kết hợp đồng xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị, trợ giúp kỹ thuật với các nhà thầu; chuẩn bị hồ sơ để chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án, tổng dự toán và giao cho các nhà thầu; Quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ, kinh phí của dự án trong tổng dự án được duyệt; Giúp chủ đầu tư giải quyết thủ tục đất đai, tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, xin giấy phép xây dựng; Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình, đưa công trình vào khai thức sử dụng theo quy định; Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán cho chủ đầu tư khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.
Về phía nhà thầu: Nhà thầu xây dựng trong thời gian qua chủ yếu là các đơn vị trong ngành GTVT. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu lại đề nghị ban QLDA điều chỉnh, sửa đổi, bổ xung thiết kế hay nghiệm thu quyết toán công trình BQL dự án đề nghị chủ đầu tư là Bộ GTVT hoặc trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Như vậy, trong thời gian qua hoạt động quản lý dự án xây dựng cơ bản hoạt động khép kín trong nội bộ ngành GTVT. Điều đó dẫn đến việc kiểm tra, giám sát bị hạn chế rất nhiều. Điều cần thiết hiện nay là làm rõ, tách bạch các tổ chức sau đây hoạt động một cách độc lập đó là: cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu. Trong nhà thầu phải tách nhà thầu tư vấn thiết kế với nhà thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị nhà thầu tư vấn giám sát.
Trên thực tế, việc tổ chức quản lý và hoạt động của các ban QLDA không thống nhất về cơ cấu tổ chức cũng như không thống nhất về các nhiệm vụ của các tổ chức bên trong, quy mô và phạm vi quản lý các ban QLDA đã làm khó khăn cho cơ quan chủ quản, trong giải quyết công việc và các hoạt động của các nhà thầu xây dựng và các đơn vị tư vấn.
Mặt khác theo quy định của Luật xây dựng năm 2003 và nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/5/2005 của Chính phủ về quản lý dự á xây dựng công trình, với những kết quả tồn tại trong hoạt động của Ban QLDA thì đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại những bất cập, những tồn tại trên để nghiên cứu chuyển đổi tổ chức và hoạt động của các ban QLDA thuộc bộ đúng quy định pháp luật và thúc đẩy việc xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ phát triển, thúc đẩy quá trình CNH –HĐH đất nước đạt được những mục tiêu đề ra đồng thời tham gia ngày càng nhiều hơn trong giao lưu, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Cùng với việc nghiên cứu, chuyển đổi tổ chức hoạt động của các ban QLDA thì một việc không thể thiếu đó là phải quan tâm, chú trọng đến phát triển NNL cho việc QLDA xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ.
Hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đây là cơ hội tốt những cũng là thách thức rất lớn trong thương mại, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng quản lý kinh tế….nhất là từ các nước công nghiệp phát triển, các hoạt động trong nước có nhiều quan hệ và liên quan đến thị trường thế giới. Đây chính là quá trình mà chúng ta cần thiết phải đào tạo và có một NNL có đủ số lượng và chất lượng cao cho những lĩnh vực quan trọng. Trọng tâm là để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế đất nước.
Việc xây dựng hạ tầng giao thông vận tải nói chung và xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng càng được quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển trong quá trình CNH –HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, điều đó trở thành sức ép, đòi hỏi phải có một NNL quản lý quá trình xây dựng nà, NNL trong lĩnh vực quản lý xây dựng giao thông đường bộ không những chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý mà còn phải có chất lượng đạt ở trình độ khu vực và quốc tế, phải có tinh thần đạo đức tốt.
Quá trình xây dựng cơ sở h ạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình CNH –HĐH được tập trung đầu tư phát triển để làm tiền đề cơ sở cho một số lĩnh vực, một số ngành, doanh nghiệp liên quan phát triển. Trong thời gian qua, mỗi năm Nhà nước ta cũng đầu tư cho lĩnh vực này hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này đòi hỏi NNL phải có trình độ, có năng lực chuyên môn và quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt mới quản lý và điều hành quá trình này đạt tiến độ chất lượng và hiệu quả đầu tư.
Thực tế cho thấy, khi bước vào nền kinh tế thị trường, con người trong xã hội bị phân hóa giàu nghèo, định hướng về giá trị, suy nghĩ về cống hiến và hưởng thụ, tinh thần yêu nước, phẩm chất đạo đức…đã có nhiều thay đổi. Nhiều quan tâm và suy nghĩ khác nhau và tác động không nhỏ đến hoạt động của con người, đến hoạt động và xây dựng giao thông đường bộ. Với số tiền đầu tư lớn, khi quyền lực được tập trung vào tổ không đúng, cán bộ quản lý điều hành không có lập trường tư tưởng vững vàng, không có phẩm chất đạo đức tốt thì dẫn đến những sai phạm, những thiệt hại về kinh tế, thiệt hại trước mắt và lâu dài khi công trình đáp ứng được tiến độ, không đảm bảo chất lượng và không đạt được hiệu quả đầu tư. Điều đó để thấy rằng muốn quản lý dự án xây dựng giao thông đường bộ được tốt, ngoài các yếu tố thể chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý vì một vấn đề không thể thiếu được của NNL đó là phải có nhận thức và tư tưởng tốt, đúng đắn. Phải có phong cách thái độ lao động, phải có trách nhiệm trong công việc và phải có phẩm chất đạo đức tốt.
Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng giao thông đương bộ nói riêng, cơ hội và khả năng đầu tư và xây dựng hạ tầng giao thông vận tải được mở rộng cho cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, khíên cho việc cạnh tranh trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng là rất lớn và khốc liệt.
Tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các ban quản lý dự án xây dựng giao thông đường bộ có điều kiện và cơ hội đổi mới toàn diện triệt để từ cách thức quản lý, cơ chế tổ chức hoạt động, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn nghĩa vụ của từng tổ chức, đơn vị bảo đảm tiến độ chất lượng hiệu quả trong công việc phát triển hạ tầng giao thông đường bộ qua đó thúc đẩy sự phát triển cho nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế cũng như của toàn bộ nền kinh tế.
1.3.Kinh nghiệm các nước trong khu vực và quốc tế về phát triển NNL cho QLDA xây dựng giao thông đường bộ.
1.3.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Trong lý luận của Đặng Tiểu Bình về xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc năm 1992 ông đã khái quát bằng lý luận về bản chất của CNXH là giải phóng lực lượng sản xuất, tiêu diệt bóc lột xóa bỏ phân hóa thành hai cực, cuối cùng đạt tới cùng giàu có.
Đường lối cơ bản về xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc trong toàn bộ giai đoạn đầu của CNXH là “ lãnh đạo và đoàn kết nhân dân các dân tộc trong các nước, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, giữ vững 4 nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách mở cửa, tự lực cánh sinh, chịu đựng gian khó để lập nghiệp phấn đấu để xây dựng Trung Quốc thành đất nước XHCN hiện đại giàu mạnh dân chủ và văn minh”.
Trong lý luận về xây dựng XHCN mang đặc sắc Trung Quốc đã đưa ra lý luận về xây dựng nền kinh tế văn minh tinh thần XHCN,. Đàò tạo con người mới XHCN có lý tưởng, đạo đức, văn hóa, kỷ luật. ở đây nền văn minh tinh thần được coi là đặc trưng quan trọng của xã hội chủ nghĩa đồng thời với việc xây dựng văn minh vật chất. Một tay nắm văn minh vật chất, một tay nắm văn minh tinh thần với quan điểm: “Nắm cả hai tay hai tay đều phải mạnh”. Đó là quan điểm, phương châm quan trọng căn bản trong công cuộc xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Họ nêu lên hai mặt của xây dựng văn minh tinh thần lag xây dựng tư tưởng, đạo đức và xây dựng nền giáo dục văn hóa, khoa học thích ứng với đòi hỏi công việc cải cách, mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Đạo tào con người mới xã hội chủ nghĩa có lý tưởng, đạo đức, văn hóa có kỷ luật. Nâng cao tố chất tư tưởng, đạo đức và tố chất văn hóa, khoa học của toàn bộ dân tộc Trung Hoa. Tư tưởng chỉ đạo xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa là “Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình làm chỉ đạo, kiên trì đường lối và phương châm cơ bản của Đảng, tăng cường xây dựng đạo đức, tư tưởng phát triển văn hóa khoa học, giáo dục, lấy lý luận khoa học trang bị cho con người, đạo đức xã hội chủ nghĩa có lý tưởng, cớ đạo đức có văn hóa, có kỷ luật, nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng và tố chất văn hóa khoa học của toàn dân tộc đoàn kết và động viên nhân dân các dân tộc xây dựng đất nước Trung Hoa thành một nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Về công tác cán bộ của Trung Quốc có quan điểm là: “Sự nghiệp hưng suy mấu chốt là con người” và rằng “Cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt hiện nay xét cho cùng chính là cuộc cạnh tranh nhân tài” quan điểm tuyển chọn và dùng người là: “Chọn người và dùng người sai lệch là sai lầm lớn, để nhân tài mai một, chậm trễ sử dụng cũng là một sai lầm lớn”.
Theo thống kê của Bộ giao thông Trung Quốc từ năm 1998 – 2003 Trung Quốc đã đầu tư 1.700tỷ NDT để xây dựng các công trình giao thông chính phủ Trung Quốc đang tích cực trong vấn đề sử dụng đầu tư nước ngoài bằng chính sách hết sức mềm dẻo.
Quá trình xây dựng các công trình giao thông, bên cạnh những thành tựu và những kinh nghiệm quý báu được rút ra, Trung Quốc còn xem xét, kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến tham nhũng trong quá trình xây dựng hạ tầng giao thông tìm ra những kẽ hở trong quản lý đó là cơ chế, rà soát các khâu qui hoạch, thiết kế đến mời thầu, thi công đêr tìm ra kẽ hở. Phát hiện thấy cơ chế đầu tư về giao thông đang áp dụng còn quá khép kín trong nội bộ. Một công trình giao thông lớn từ qui hoạch, thiết kế, mời thầu giám sát thi công dự toán, hạch toán tài chính đến nghiệm thu đều chỉ do sở giao thông phụ trách hướn dẫn.
Để rút kinh nghiệm ở một tỉnh đã có chỉ đạo không tập trung mọi quyền hạn và
1.3.2. Kinh nghiệm ở một số nước NIES đông á
Xuất phát từ nền kinh tế kém phát triển đi lên CNH, HĐH trong điều kiện không được thiên nhiên ưu đãi nhiều về tài nguyên khoáng sản. Các nước NIES đành chọn con đường phát triển bằng cách phải khai thác tối đa nguồn lực con người dồi dào của mình, coi con người là động lực của CNH, việc khai thác này ở nhiều phương diện nhưng chung quy lại đều nhằm quy tụ, tập hợp tri thức và nâng cao dân trí, coi trọng cả việc tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài lẫn việc từng bước nâng cao mặt bằng dân trí, vừa hình thành nên một đội ngũ quản lý, đội ngũ các nhà doanh nhân tài ba vừa tạo ra một lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của CNH đó là những người giàu tính sáng tạo có tinh thần kỷ luật cao, có ý thức lao động quên mình vì công ty, vì đất nước. ở các nước NIES đã có một số biện pháp khá hiệu quả đó là:
Xây dựng, hình thành đội ngũ quản lý giỏi
Nhiều nhà kinh tế, khi tổng kết thành công sự phát triển KTXH ở các nước NIES khẳng định ở các nước này có chính phủ suất sắc bởi: “có quyết tâm cao thực hiện các mục tiêu kinh tế và có giới lãnh đạo mạnh có năng lực khác thường”.
Tổng thống Hàn Quốc Pắc Chung Hy từng nói: “ông cần vạch ra chiến lược CNH và các nhà kinh tế học để đảm động tài chính”. ở Hàn Quốc mỗi tháng tổng thống lại họp một lần với các bộ, các đại diện doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến kinh tế kinh tế, đến CNH.
Coi trọng việc phát huy các yếu tố truyền thống vào quản lý và sử dụng con người.
Hãng Hyundai của Hàn Quốc có một khẩu hiệu: “tài nguyên thì có hạn nhưng sức sáng tạo của con người là vô hạn”.
NHững yếu tố văn hóa truyền thống như tính kỷ luật, tính hiếu học của đạo Nho, tính cộng đồng của văn hóa lúa nước, tính căn cơ vượt khó khăn đều được khai thác rất triệt để.
Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng NNL phục vụ CNH.
ở các NIES chính phủ rất quan tâm tới dự nghiệp giáo dục đào tạo ngang tầm với các chính sách quan trọng khác. ở các nước này luôn dành một khoản ngân sách đầu tư rất lớn cho giáo dục - đào tạo. Ví dụ như ở Hàn Quốc, tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục trong ngân sách của Chính phủ là rất lớn và luôn tăng dần: Cuối thập niên 50 là 9/10%, nửa đầu thập niên 60 là 15/16%, cuối thập niên 60 là 17/18% đầu thập niên 80 là 19/20%. ở Singapor ngay từ những thập niên 60, 70 đã có tỷ lệ đứng đầu châu á là 20% ngân sách hàng năm, chính phủ thực thi nhiều biện pháp như cải cách giáo dục phổ thông, thay đổi chương trình bằng phương pháp giảng dạy, áp dụng chế độ tuyển chọn, phân ngành rất chặt chẽ. Học sinh ở mọi cấp học được phân loại rành mạch để có định hướng cho giáo dục chuyên nghiệp quá trình đào tạo NNL gắn với ba đối tượng: Thông minh, trung bình, kém với ba tầng đào tạo là: Sơ cấp, trung cấp, cao cấp kỹ thuật và đội ngũ nhân tài. Có chính sách ưu đãi và ưu tiên cho đào tạo các đối tượng nhân tài của đất nước.
Điều nổi bật trong hệ thống giáo dục phổ thông ở các nước NIES là chú trọng dạy tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh.
Về chính sách nhân lực, khác với Sìngapor, Thái Lan là nước đông dân, lao động nhiều và rẻ, để giải quyết khó khăn cho nền kinh tế tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, chính sách nhân lực của Thái Lan không chỉ hướng vào việc nâng cao trình độ cho người lao động, bố trí việc làm cho người lao động, xây dựng chính sách lương….Mà còn hướng tới xuất khẩu lao động ra nước ngoài nhằm giảm bớt chênh lệch về cung cầu lao động và ổn định thị trường lao động trong nước.
Chính phủ Thái Lan có những kế hoạch với lượng tiền đầu tư lớn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông để thúc đẩy kinh tế phát triển. Để tránh các tiêu cực trong lĩnh vực này trong những công trình trọng điểm. NGuyên thủ tướng Thái Lan Thak Sin Shinawatra nói rằng: “Chính phủ sẽ thực hiện phương pháp đấu thầu công khai trên m._. có trách nhiệm đề ra các chính sách chung và thủ tục cần thiết để triển khai chương trình đào tạo. Đồng thời lãnh đạo ban quản lý dự án còn có trách nhiệm xây dựng một môi trường thích hợp để khuyến khích việc đào tạo và bồi dưỡng.
Thứ ba Trong mỗi ban quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là khác nhau đối với từng người, từng phòng ban. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí việc làm, vị trí quản lý, khả năng , trình độ, sức khỏe.mong muốn…..Do vậy các chương trình đào tạo phải nghiên cứư tất cả các yếu tố trên để phù hợp với những yêu câù cụ thể riêng của từng người
Phải gắn kết kiến thức đào tạo, bồi dưỡng với thực tế công việc của người được đào tạo.
Do việc vận dụng những kiến thức được học là nhân tố cơ bản trong sự phát triển của mỗi con người. Người đựoc đào tạo và các nhà quản lý đào tạo phải cố gắng để làm cho việc đào tạo liên quan để những kiến thức được đào tạo có thể sử dụng vào công việc. Điều này có nghĩa những kiến thức nhận được qua đào tạo phải quan hệ trực tiếp với công việc đang làm hoặc với công việc người đó sẽ làm.
Tuy nhiên, môi trường làm việc có thể không củng cố những điều được học. Người học có thể không thực sự hiểu việc vận dụng những kỹ năng và kiến thức vào công việcnhư thế nào. vì lý do này, trong bất cứ trương trình đào tạo nào cũng cần ghi nhớ 5 nhân tố thúc đẩy việc vận dụng những điều đã học vào công việc là: Phải đào tạo những kiến thức lý thuyết; Tiến hành thực hành hay mô phỏng; tiến hành thực hành công việc với thông tin phản hồi;Tiến hành thực hành công việc với người hướng dẫn.
Trong việc đào tạo, bồi dưỡng phải xác định được mục đích của việc đầo tạo, bồi dưỡng
Trước hết là nhằm trang bị cho nhân viên những kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc hiện tại để đảm bảo cho năng suất lao động cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi các nhân viên không đảm bảo tiêu chuẩn để thực hiện một công việc cụ thể.
Với tốc độ phát triển nhanh của khoa học công nghệ thì việc phải cập nhật những kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp học nắm bắt vận hành được những công nghệ mới nhất là điều hành hết sức cần thiết. Với xu hướng hiện nay các kiến thức sẽ trở lạc hậu trong vòng 3 – 5 năm.
Kỹ năng quản lý của chúng ta còn lạc hậu, chế độ bao cấp nặng nề. Vì vậy các nhà quản lý cần trang bị những kỹ năng quản lý hiện đại đáp ứng được yêu cầu phát triển của toàn xã hội.
Chuẩn bị đội ngũ những nhà quản lý, chuyên môn kế cận, sẵn sàng thay thế các vị trí khuyế khi cần thiết. Việc đào tạo bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho những lực lượng kế cận này là rất cần thiết, đảm bảo cho họ có sự thay đổi ngay những vị trí quản lý chuyên môn cao hơn khi cần.
Tạo động lực và kích thích các nhân viên thăng tiến về nghề nghiệp, chuyên môn, đảm bảo cho họ làm việc có năng lực đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn, phưc tạp và có nhiều thách thức hơn đồng thời cũng có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Phải tiến hành hoạch định nhu cầu đào tạo.
Các Ban quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực xây dựng đường bộ cần đảm bảo rằng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đợc những nhu cầu nguồn nhan lực của mình về các kỹ năng và năng lực cần thiết. Đồng thời cần phải quyết định những chương trình đào tạo, bồi dưỡng nào sẽ được thực hiện bởi các tổ chức như nhà trường, trung tâm daỵ nghề…
Để gải quyết vấn đề trên các ban quản lý dự án cần đánh giá một cách có hệ thống những nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng vào các yếu tố: Kế hoạch và chiến lược phát triển cũng như những yêu cầu về công việc của Ban quản lý dự án: Khả năng, năng lực làm việc của các cán bộ công nhân viên trong Ban quản lý dự án; Sự phát triển của khoa học công nghệ và khoa học quản lý; Nhu cầu phát triển của nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên trong Ban quản lý dự án.
Phải lựa chọn phương án đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhất.
Hiện nay, có rất nhiều phương án đào tạo tốt nhất là gửi đi học các lớp hoặc các khóa học về quản lý, đồng thời kết hợp với việc bổ nhiệm vào các vị trí quản lý từ thấp tới cao để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ.
Đối với cán bộ công nhân viên Phòng kế hoạch thống kê, do chức năng, nhiệm vụ chính của phòng này là đảm bảo mối quan hệ và kế hoạch đầu tư dự án, nguồn vốn giữa các ban và các cơ quan quản lý Nhà nứoc về các tổ chức tài trợ đồng thời tổ chức kêu gọi, tuyển chọn, đảm phán sơ bộ và trình cấp có thẩm quyền về các đối tác đầu tư, dự án đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT hoặc các hình thức đầu tư khác cho những dự án được giao quản lý. Xác định nhu cầu, mục tiêu qu mô , phương thức huy động vốn, hình thức quản lý dự án; chịu trách nhiệm về khả năng tài chính của các đối tác đầu tư BOT, BT và khả năng hoàn vốn để trình cấp có thẩm quyền quyết định, do đó phương án đào tạo tốt nhất là cử họ đi học các lớp khóa về đầu tư, quản lý đầu tư.
Đối với các cán bộ công nhân vien Phòng giải phóng mặt bằng do thường cuyên liên quan đến các chính sách, chế độ đền bị, giải tỏa, tái định cư, thu hồi đất …của Nhà nước, nên phương án đào tạo là tốt nhất là mời các chuyên gia pháp luật về ầo tạo, tư vấn cho họ.
Đối với cán bộ công nhân viên Phòng quản lý dự án, do thường xuyên liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng thì ta nên sử dụng kết hợp cả hai phương pháp là cử họ đi học và mời chuyên gia về đào tạo. Việc cử họ đi học sẽ giúp cho họ nắm vững về lý thuyết, còn việc mời chuyên gia về đào tạo sẽ giúp cho họ biết cách áp dụng linh họat vào thực tế…
Phải tiến hành đánh giá chương trình đào tạo.
Sự thành công thực sự của chương trình đào tạo, bồi dưỡng có thể được đánh giá cuối cùng trên cơ sở thành công của dự án. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá phải cố gắng lượng hóa được, coi đào tạo như là một khoản đầu tư so sánh giữa chi phí và lợi ích đạt được.
Tuy nhiên, thường rất dễ xác định chi phí đào tạo nhưng rất khó khăn để xác định lợi ích trong đào tạo nhất là việc đào tạo các nhà quản lý. Vì vậy có thể đánh giá lợi ích bằng việc phân tích thực nghiệm hoặc đánh giá những thay đổi của học viên.
Đối với các cơ sở đào tạo của Bộ ngành giao thông vận tải.
Ngành GTVT hiện nay có 24 trường bao gồm:
+ 01 Trường Đại học hàng hải.
+ 01 Trường Đại học GTVT Thành phố Hồ Chí Minh.
+ 01 Trường Cao đẳng GTVT (có phân hiệu ở Thái Nguyên)
+ 01 Trường đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
+ 05 Trường trung học chuyên nghiệp
+ 15 Trường dạy nghề.
Ngoài ra còn có các trường nghiệp vụ GTVT của các Sở GTVT (GTCC) do địa phương quản lý và một số trung tâm đào tạo thuộc Tổng công ty.
Riêng trường đại học GTVT do Bộ giáo dục và đào tạo quản lý, nhưng là nơi đào tạo kỹ sư thuộc hai chuyên ngành lớn là đường bộ và đường sắt cung cấp chủ yếu cho ngành GTVT.
Hệ thống trường đạo tạo dạy nghệ và dạy nghề hiện nay của ngành Giao thông Vận tải có các ưu điểm sau:
- Ưu điểm:
Nhìn chung hệ thống trường hiện có của ngành đáp ứng được yêu cầu bổ sung và phát triển lực lượng cán bộ và lao động cho ngành trong từng giai đoạn. Đã xây dựng được nề nếp trong công tác quản lý đào tạo, một số trường đã công nhận là là cờ đầu trong phong trào thi đua khối lượng toàn quốc.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có kinh nghiệm, trưởng thành từ các phong trào cũng như yêu cầu đào tạo của ngành. Mạng lưới trường hiện có của ngành tương đối hợp lý, cơ sở đào tạo từng bước được nâng cấp, bước đầu các trường thực hiện có hiệu quả mô hình đào tạo “giáo dục – khoa học – sản xuất” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Bộ giao thông vận tải chú trọng đầu tư các nguồn vốn cho trường ngoài Ngân sách Nhà nước cấp, tạo cho các trường gắn liền đào tạo với thực tiễn sản xuất.
Nhược điểm:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị quá cũ, lạc hậu, thiếu, kể cả giáo trình và tài liệu cũng không đủ đáp ứng việc đào tạo. Về nguyên tắcạnh tranh nhà trường phải đi trước một bước về thiết kế kỹ thuật mới nhất, nhưng các trường ta hầu như không có.
Do ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh nên địa điểm một số trường hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu đào tạo, việc đầu tư của Nhà nước cho ngành đào tạo còn hạn chế, trong khi yêu cầu củng cố và xây dựng lại nhiều. Thực trạng hiện na7y chưa có một trường nào của ngành đạt được đúng nghĩa là cơ sở đào tạo chính quy, hầu hết các trường của ngành GTVT đều vẫn đang ở giai đoạn xây dựng cơ bản để tiến hành hoàn chỉnh, song vì vốn đầu tư nên tốc độ xây dựng rất chậm; hệ thống trường của ngành GTVT cũng đang nằm trong quá trình: “Cải cách giáo dục” của Nhà nước nên từ hệ thống mạng lưới trường đến tính cơ cấu hệ thống ngành nghề, cấp, hệ đạo tạo vẫn còn mang tình trạng vừa làm vửa chờ đợi một sự thống nhất chung toàn quốc (như trường Đại học GTVT có trở lại Bộ GTVT quản lý không? tổ chức học viện chuyên ngành như thế nào? Hệ cao đẳng phát triển ra sao…)
Cơ cấu đào tạo trong hệ thống trường chưa cân đối như: Bậc đào tạo thì lệch về đào tạo Đại học nhiều hơn so với công nhân kỹ thuật bậc cao. Một số ngành đặc thù chưa quan tâm đúng mức. Công tác đào tạo sau Đại học, đào tạo cán bộ bồi dưỡng cán bộ quản lý còn hạn chế.
Mục tiêu, chương trình đào tạo đã có thay đổi do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn mới song giáo trình, tài liệu chưa biên soạn kịp, trang thiết bị phục vụ cho nội dung đào tạo mới còn thiếu nhiều, một số môn chưa khắc phục được trong tình trạng dạy chạy. Trong nội dung của các ngành, các hệ đào tạo chưa có một số kiến thức chưa được chú ý đưa vào nội dung đào tạo như: Thẩm mỹ trong GTVT, khoa học môi trường, pháp luật trong GTVT.
Các trường trực thuộc Tổng công ty, mà phần lớn các công ty này SXKD chưa có lãi, nên Tổng công ty không thể tự lo các hoạt động đào tọa của trường, vẫn có nhu cầu được Nhà nước cấp kinh phí như những trường khác.
Để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đào tạo và dạy nghề thuộc Ngành Giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu phát triển NNL cho toàn ngành giao thông vận tải nói chung và các Ban quản quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng, các trường cần phải tiến hành thực hiện các giải pháp: Tăng cường công tác lãnh đạo ngành đối với việc mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo; Xây dựng đội ngũ giáo viên và những chuyên gia giỏi; Tăng cường công tác đào tạo lại; Nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Xây dựng và trang bị cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo; Đa dạng hóa phương thức đào tạo và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo: Phát triển hệ thống thông tin về thị trường lao động, gắn đào tạo với sản xuất; Tăng cường phát huy nguồn lực đầu tư và mở rộng các nguồn vốn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công tác đào tạo; Tăng cường chất lượng tuyển dụng đầu vào của công tác đào tạo. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo.
Bên cạnh đó, do đặc thù công việc của ngành quản lý dự án xây dựng giao thông đường bộ nên hiện nay một số chuyên ngành mà các ban quản lý dự án xây dựng giao thông đường bộ cần thì các trường lại chưa đào tạo. Chính vì vậy, các ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cần chủ động liên kết đào tạo với các trường ngoài ngành như trường Luật, Tài chính – kế toán để đáp ứng nhu cầu NNL của mình.
Đối với cá nhân người lao động.
Để quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng NNL được thành công, không thể không nhắc tới giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng mà cụ thể là người lao động.
Các yếu tố cần thiết mà người lao động có thể tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL là:
- Phải có đủ sức khoẻ về thể lực và tinh thần. Nếu người lao động không có đủ sức khẻo thì sẽ không thể tiếp thu được các kiển thức mới cũng như không thể theo học được các lớp cần thiết.
- Phải có mong muốn được đào tạo để nâng cao nghề nghiệp. Ta chỉ có thể dào tạo được những người thật sự mong muốn học hỏi, nâng cao khả năng và kiến thức của mình.
- Phải có khả năng đào tạo. Ngoài các kiến thức được đào tạo qua trường, lớp các khóa học, người lao động phải còn tự đào tạo thông qua sách vở hoặc công việc thực tế. Chỉ có như vậy thì chất lượng của người lao động mới được nâng lên một cách tốt nhất.
3.3.3 Nhóm giải pháp về công tác tuyển dụng, sử dụng NNL.
Tuyển dụng là việc lấy thêm người để đáp ứng những mục tiêu của tổ chức. Khi việc tuyển dụng bắt đầu, các yêu cầu đối với các vị trí công tácmà nên gắn trực tiếp với nhiệm vụ – phải được xác định rõ ràng. Như vậy sẽ dễ dàng hơn khi tuyển các ứng cử viên thích hợp từ bên ngoài.
Để việc tuyển dụng có kết quả thì đòi hỏi những nhà quản lý có ý tưởng rõ ràng về các vị trí cần bố trí người, người sử dụng có thu nhập và các thông tin về người dự tuyển, vẽ ra được hình ảnh hấp dẫn về tổ chức, nhưng phải thực tế và thu hút được nhiều người có trình độ nhất định để tuyển mộ cho các vị trí đó. Để có thể tuyển dụng được những người theo đúng yêu cầu cần phải thực hịên các giải pháp sau:
Tiến hành hoạch định nhu cầu tuyển dụng NNL hàng năm và dài hạn.
Hoạch định NNL là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu NNL, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho các tổ chức có đủ NNL, với phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, với bất kỹ một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ngay từ khi thành lập báo cáo khả thi cũng đều dự kiến được thời gian hoàn thành. Và một đặc thù của việc quản lý dự án xây dựng nói chung và quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng là nhu cầu NNL biến đổi theo dạng hình Sin. Khi dự án mới triển khai thì nhu cầu về nhân lực là chưa nhiều, và nhu cầu về nhân lực tăng dần theo tiến độ của dự án. Khi dự án sắp hoàn thành thì nhu cầu về nhân lực lại giảm xuống. Vì vậy, các nhà quản lý phải nắm được chu kỳ biến đổi này để hoạch định được NNL hàng năm và hạn chế để từ đó hoạch định được nhu cầu tuyển dụng của mình.
Để quá trình hoạch định NNL đạt hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầ công việc cũng như yêu cầu phát triển của mình, các ban quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thong vận tải đường bộ nên tiến hành theo trình tự sau: Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho tổ chức; Phân tích hiện trạng NNL; Dự báo khối lượng công việc và cả trong ngắn hạn và dài hạn; Dự báo nhu cầu NNL; Phân tích quan hệ cung cầu NNL; Thực hiện các chính sách, chương trình quản lý NNL; Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện.
Xây dựng nội dung, quy tình tuyển dụng phù hợp với công việc quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Đối với việc tuyển dụng nhân viên hiện nay ở các Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao vận tải nói chung và ban quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng còn có rất nhiều các khuyết điểm, việc tuyển dụng chủ yếu là từ sự giới thiệu của người thân quen hoặc có quan hệ nào đó. Tình trạng “thư tay” trong tuyển dụng còn diễn ra phổ biến. Điều này đặt ra các Ban quản lý dự án vào tình trạng rất khó giải quyết, đôi khi không có nhu cầu tuyển dụng vẫn phải tuyển dụng, hoặc có nhu cầu tuyển dụng nhưng tuyển dụng được những người không thích hợp. Việc phỏng vấn, xét duyệt hồ sơ chỉ là hình thức. Để khắc phục tình trạng tuyên dụng vì “quan hệ” này, các Ban quản lý dự án cần phải xây dựng một quy trình tuyển dụng chặt chẽ, được công bố công khai. Theo Tác giả luận văn, quy trình gồm những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng
Đây là một trong những bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng nhân sự, nó là sự tiền đề củathành công hay thất bại của việc tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng bao gồm các công việc như : thành lập hội đồng tuyển dụng, xác định nhu cầu tuyển dụng, xác định nhu cầu tuyển dụng…..
Bước hai :Thông báo tuyể dụng
Việc thông báo tuyển dụng có thể được thực hiện bằng các hình thức như: Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ,qua các trung tâm giới thiệu việc làm , gửu yêu cầu về các trường đào tạo … Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ hình thức nào thì những thông báo cũng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ thông tin cung cấp cho các ứng cử viên.
Bước 3 Thu nhận, nghiên cứu đơn xin việc
Trong bước này, bộ phận văn phòng của ban quản lý dự án phải có trách nhiệm tiếp nhận và phân loại hồ sơ. Căn cứ vào hồ sơ và đơn xin việc nhận được, các ứng cử viên có thể được phân chia làm 03 nhóm là: nhóm loại ngay; Nhóm còn cân nhắc; Nhóm có thể tiếp nhận và làm các thủ tục khác trong tuyển dụng.
Bước 4. Phỏng vấn sơ bộ
Đây là bước để sác định sơ bộ để loại bỏ các ứng viên không đủ tiêu chuẩn. Bước này cần phải làm việc cẩn trọng để tránh hiện tượng loại nhầm ứng viên có khả năng.
Bước 5 Kiểm tra, tắc nghiệm
Đây là bước áp dụng kiểm tra, phỏng vấn nhằm chọn lọc được các ứng cử viên xuất sắc nhất. Các bài kiểm tra, sát hạch được sử dụng để đánh giá ứng cử viên về các kiến thức cơ bản, khả năng thực hành. Trắc nghiệm cũng nên được sử dụng để đánh giá ứng cử viên về một số khả năng đặc biệt là trí nhớ, sự khéo léo của bàn tay.
Bước 6. Thực hiện phỏng vấn
Phỏng vấn là mọt phương pháp thông dụng nhất trong nghiệp vụ tuyển dụng trong bất kỳ cơ quan , tổ chức nào. Nó được sử dụnh để chọn một ứng cử viên thích hợp cho dù ứng cử viên đó sẽ đảm nhiệm nhận một chức vụ hay nhiệm vụ nào đó từ cấp thấp nhất cho đến cấp cao nhất. Mục đích của phỏng vấn này là khi ứng cử viên đã trải qua các thủ tục tuyể dụng, lãnh đạo ban quản lý dự án muốn phối kiểm lại tất cả những dữ kiện mà ứng cử viên đã cung cấp thuộc nhiều khía cạnh khác nhau trong suất các giai đoạn lựa chọn . Ngoài ra ban quản lý dự án có thể yêu cầu các ứng cử viên bổ sung một số tài liệu còn thiếu để cho ứng cử viên có thể chứng minh được sự trung thành của mình.
Bước 7. Xác minh, điều tra.
Xác minh điều tra là một quá trình làm sáng tỏ những điều chưa rõ đối với ứng cử viên có triển vọng tốt nhằm kiểm tra lại tất cả những điều mà ứng cử viên đã trình bày có đúng sự thực hay không. Điều này nhằm kiểm tra lại một số chi tiết liên quan đến trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tư cách tác phong của ứng cử viên và thẩm tra lại một số điểm còn nghi ngờ.
Bước 8: Khám sức khẻo và quyết định tuyển dụng.
Cho dù đáp ứng được đầy đủ các yếu tố về trình độ học vấn, hiểu biết thông minh, có năng lực, tư cách tốt nhưng nếu sức khẻo không đảm bảo phù hợp với công việc cũng không nên tuyển dụng. Người không đủ sức khẻo sẽ thực hiện công việc không có hiệu quả và còn gây nên những rắc rối khác.
Bước quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng là ra quyết định tuyển dụng hay không tuyển dụng. Để nâng cao mức độ chính xác của quyết định cần phải xem lại một cách có hệ thống tất cả các thông tin về ứng cử viên. Khả năng thực hiện công việc của ứng cử viên chịu ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố.
+ Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có thể làm: Kiến thức, kỹ năng, năng khiếu…
+ Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng muốn làm: Kích thích động viên, sở thích, đặc điểm cá nhân…
Vì vậy phải cân nhắc đầy đủ và tổng hợp cả hai yếu tố này.
Cách thức ra quyết định tuyển dụng cũng ảnh hưởng tới mức độ chính xác của tuyển dụng. Do đó hội đồng tuyển dụng nên có sự thống nhất trước về cách thức ra quyết định tuyển dụng.
Xây dựng chiến lược tuyển dụng, các nguồn tuyển dụng và lựa chọn nguồn thích hợp.
Căn cứ vào yêu cầu công việc, các Ban quản lý dự án phải xây dựng được chiến lược tuyển dụng hợp lý. Có những vị trí cần phải tuyển dụng người lao động có kỹ năng, trình độ vừa phải rồi đào tạo dần.
Trong việc tuyển dụng thường có hai nguồn tuyển dụng chính: Là nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài. Vấn đề chính ở đây là lãnh đạo các Ban quản lý dự án phải vận dụng linh hoạt hai nguồn này để lựa chọn được ứng viên phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc.
Định kỳ tiến hành đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên.
Chỉ khi nào đánh giá chính xác được hiệu quả làm việc của công nhân viên thì ta mới động viên, kích thích được những người làm tốt, đồng thời có chương trình đào tạo, bồi dưỡng hoặc đưa ra các biện pháp kỷ luật đối với những người làm chưa tốt. Để đảm bảo quá trình đánh giá hiệu quả làm việc nhanh của cán bộ công nhân viên được chính xác và khách quan, các cán bộ tiến hành đánh giá cần phải đảm bảo được việc đánh giá đạt được những mục tiêu sau:
Nâng cao khả năng thực hiện công việc và cung cấp những thông tin phản hồi cho nhân viên biết được mức độ thực hiện công việc, nâng cao và hoàn thiện hiệu suất công tác.
Đánh giá năng lực thực hiện công việc giúp lãnh đạo Ban quản lý dự án có những dữ liệu cho biết khả năng thăng tiến của nhân viên. Nhờ sự đánh giá này Ban có thể có cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực.
Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc, đồng thời làm cơ sở kích thích động viên họ.
Đánh giá năng lực thực hiện công việc cũng là giúp ban có cơ sở dự báo về nguồn nhân sự trong tương lai, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, phát triển NNL.
Thông qua đánh giá năng lực thực hiện công việc, người quản lý có thể điều chỉnh những năng lực của nhân viên cho phù hợp với công việc, phát hiện những tiềm năng còn ẩn dấu trong nhân viên, giúp họ phát triển một cách toàn diện.
Việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ có tác động nên cả Ban lẫn các cá nhân.
Thực hiện luân chuyển cán bộ.
Do đặc thù công việc của quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là mỗi ban quản lý dự án thường quản lý nhiều dự án khác nhau và tổng vốn đầu tư thường rất lớn. Để giảm thiểu tình trạng cán bộ quản lý dự án thông đồng với các nhà thầu thi công nhằm mục đích trục lợi thì việc luân chuyển cán bộ từ dự án này sang dự án khác là một trong những biện pháp tích cực nhất và dễ thực hiện nhất…
3.3.4 Nhóm giải pháp về chế độ chính sách đối với phát triển NNL quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Các chế độ, chính sách phát triển NNL quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Xây dựng chính sách quản lý NNL hợp lý, đáp ứng đựoc đặc thù công việc quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
Quản lý NNL là một quá trình bao gồm các hoạt động: Hoạch định nhu cầu về NNL, bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, cho thôi việc nhằm đáp ứng mục tiêu chung của tổ chức, cơ quan.
Chính sách quản lý NNL chính là việc đưa ra một tập hợp các lựa chọn hoặc cam kết về nguồn nhân lực. Chính sách quản lý NNL cho phép gắn kết các hoạt động tác nghiệp khác nhau của quản lý NNL.
Do đặc thù của từng dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là nhu cầu về nhân lực dạng hình Sin và yêu cầu về nhân lực là khác nhau trong từng giai đoạn của dự án từ khi lập báo cáo khả thi, trình duyệt, thiết kế, thi công, hoàn thiện, đến khi đưa ra khai thác sử dụng. Chính vì vậy mà chính sách quản lý nguồn nhân lực của các ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ phải luôn chú ý tới các yếu tố này để luân chuyển cán bộ, tận dụng được nguồn nhân lực của mình.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ quản lý trong Ban quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
Hệ thống chính sách là công cụ điều tiết cạc kỳ quan trọng trong lãnh đạo quản lý. Hệ thống chính sách vừa có thể là thúc đẩy, tạo động lực sự phát triển, nhưng cũng có thể là kìm hãm, triệt tiêu các động lực, cản trở sự phát triển của một hoạt động nào đó của Ban quản lý dự án.
Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với cán bộ quản lý trong cácn ban quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian tới phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
- Phải quán tiệt, thể hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
- Phải hướng tới đạt được mục tiêu, chiến lược phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
- Đảm bảo quyền lợi gắn liền với chính sách, quyền lợi càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề.
- Hệ thống chính sách phải đảm bảo công bằng và đảm bảo nguyên tắc cơ bản là có làm, có hưởng, làm nhiều, cống hiền nhiều mang lại lợi ích nhiều cho tập thể, cho đất nước thì được hưởng nhiều, tương xứng với công sức đã bỏ ra, không làm thì không hưởng. Nói cách khácạnh tranh chính sách đảm bảo trả công giá trị sức lao động thực tế thỏa đáng. Đó là nguyên tắc phân phối của Chủ nghĩa xã hội.
- Hệ thống chính sách cán bộ phải đảm bảo tính kích thích, khuyến khích tài năng sáng tạo, có sức lôi cuốn, hấp dẫn để mọi người tự giác phấn đấu vươn lên. Đồng thời phải có tác dụng ngăn chặn răn đe, điều tiết hành vi sai trái, tiêu cực của đội ngũ cán bộ.
- Thông qua hệ thống chính sách cán bộ có thể điều tiết, luân chuyển cán bộ, làm cho chất lượng cán bộ cân đối, đồng đều hơn.
- Hệ thống chính sách cán bộ phải đảm bảo cả ý nghĩa về mặt vật chất, tinh thần, ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo, không chênh lệch, phiến diện trong việc thực hiện chính sách, nhằm tạo sự hài hòa, cân đối trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống cũng như sự phát triển toàn diện của nhân cách của mỗi người cán bộ.
Xây dựng chính sách tiền lương hợp lý nhằm thu hút và giữ được các nhân tài.
Hiện nay, các Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông dường bộ vẫn đa phần hoạt động theo cơ chế là các “ đơn vị sự nghiệp kinh tế” mặc dù có thể được gọi bằng các tên gọi khác nhau. chíng vì vậy mà tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên vẫn phải tuôn thủ theo các quy định của nhà nước( theo hệ số cấp bậc căn cứ vào trình độ, thời gian làm việc và mức lương tối thiểu). ặc dù hiện nay nhà nước đã tăng mức lương tối thiểu lên nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì trên thực tế hiện naymức lương này không đáp ứng được yêu cầu tái tạo sức lao động. Chính vì mức thu nhập không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế mà nhiều cán bộ đã tìm mọi cách để tham ô, trục lợi nhằm tăng thu nhập cho mình.
Để góp phần làm giảm các tiêu cực trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, nhà nước nên tạo cho nghành một cơ chế xây dựng mức lương riêng.
Bên cạnh đó, các Ban quản lý dự án cũng nên xây dựng cho mình một cơ chế khoán quỹ lương để góp phần nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời nâng cao chất lượng của NNL.
Ngoài ra, các Ban quản lý dự án cũng phải đảm bảo các chế độ và quyền lợi đối với người lao động như: Hợp đồng lao động, Thỏa ứoc lao động,Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hộ lao động, chế độ độc hại, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động…
Xây dựng chính sách khen thưởng tạo môi trường làm việc.
Khen thưởng là một trong những biện pháp dùng để khuyến khích người lao động hăng say làm việc, cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của cơ quan tổ chức. Tuy nhiên việc khen thưởng phải đảm bảo tính công bằng, đúng người đúng việc để tránh hiện tượng phản tác dụng, phải biết kết hợp giữa hình thức khen thưởng động viên tinh thần với khen thưởng vật chất. Đối với các Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cũng vậy. đạo Ban phải xây dựng được chế độ khen thưởng hợp lý, phù hợp với đặc thù công việc của mình. Theo tác giả luận văn, việc khen thưởng của Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nên thực hiện theo từng giai đoạn của dự án (trừ trường hợp có thành tích đặc biệt), bởi vì chỉ có như vậy thì việc khen thưởng mới không mất tính thời sự và đồng thừi sẽ khuyến khích đượcngười lao động hăng say làm việc.
Trong bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào, việc khen thưởng bao giờ cũng phải đi kèm với kỷ luât. Kỷ luật là giải pháp để các cơ quan, tổ hcức duy trì kỷ cương của mình. Đặc biệt đối với Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở giao thông đường bộ thìcàng quan trọng hơn bởi kỷ luật nghiêm minh sẽ có tác dụng ngăn ngừa các hành vi tham ô, trục lợi của cán bộ công nhân viên trong Ban. Đồng thời việc thi hành kỷ luật đúng lúc và đúng cách sẽ giúp cho nhân viên làm việc có ý thức kỷ luật hơn, năng suất hơn, và vì thế có lợi cho nhân viên và Ban hơn.
Bên cạnh các chính sách khen thưởng, Lãnh đạo các Ban quản lý dự án cũng phải quan tâm, chú ý đến việc xây dựng môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp trong ban. Việc xây dựng môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Một khi người lao động được tôn trọng thì họ sẽ có động lực để rèn luyện học tập, phát huy tối đa khả năng của mình vào việc xây dựng nên các hạ tầng giao thồng vận tải đường bộ đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Kết luận
Với mỗi nền kinh tế giao thông vận tải đường bộ đóng vai trò rất lớn và nước ta cũng không phải là ngoại lệ. Nhất là trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nước ta vừa gia nhập WTO và đang hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, quá trình CNH, HĐH trong nước đang được đâỷ mạnh nhu cầu về phát triển giao thông vận tải trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.
Giao thông vận tải bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và được cấu thành bởi hai yếu tố đó là có hạ tầng và phương tiện vận tải. Để phát triển giao thông vận tải ngoài yếu tố vốn đầu tư không thể không nhắc đến NNL.
Luận văn “Phát triển nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vưc giao thông đường bộ” góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại và hạn chế của nguồn nhân lực quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trải dài từ Bắc vào Nam, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến trung du, miền núi đồng thời nghiên cứu nguồn lực là nghiên cứu các yếu tố liên qún trực tiếp đến con người nên trong khi phân tích đánh giá còn nhiều hạn chế và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng thực tế cao hơn.
Qua đây, tác giả luận văn xin được gửu lời cảm ơn chân thành nhất đến Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Quang Phan cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế chính trị đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tk15.doc