Phát triển nguồn nhân lực kiều hối tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG KIỀU HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. KIỀU HỐI LÀ GÌ ? Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/08/1999 có giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển dổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau: Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép; Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát triển nguồn nhân lực kiều hối tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gởi về cho Người thụ hưởng ở trong nước.” Còn theo ý kiến của một số lãnh đạo các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, điển hình là ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB phát biểu vào cuối năm 2007 trích trong bài báo “Kiều hối lũ lượt đổ về” đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 15/12/2007 về kiều hối : " Trước đây, chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bào gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng. Nhưng nay trong số này còn có tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam. Chúng tôi gọi chung nhóm này là chuyển tiền bank-to-bank” Theo tôi cần kết hợp cả 2 định nghĩa trên để có một định nghĩa tổng quan về Kiều hối như sau: Kiều hối là bao gồm toàn bộ tiền kiều bào gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng, tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam và phải thông qua con đường chính thức như: thông qua các tổ chức tín dụng được phép; thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam có khai báo với Hải quan cửa khẩu. CÁC DÒNG KIỀU HỐI. Nguồn tiền kiều hối chuyển vào một quốc gia có thể phân thành 2 loại sau: 1.2.1. Kiều hối chuyển theo kênh chính thức: Chuyển qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức được Ngân hàng Nhà Nước cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế và các cá nhân mang theo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài, có khai báo với Hải Quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước. Hiện nay phương thức chuyển tiền thông qua con đường chính thức đã phổ biến rộng rãi vì sự nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên cũng rất nhiều kiều bào e ngại vì phải chứng minh tính pháp lý của món tiền, đồng thời phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao. - Đặc điểm của phương thức này là: Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh có các đại lý đặt tại Ngân hàng, công ty kiều hối) An toàn. - Khuyết điểm của phương thức này: Giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn (mua vào thấp hơn) thị trường tự do Phải xuất trình nhiều giấy tờ. 1.2.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức: Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào quốc gia đó mà không khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hoặc qua đường dây ngầm của dịch vụ chuyển tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các công ty kiều hối được cấp giấy phép nhận và chi trả ngoại tệ. Loại hình này được thực hiện dựa trên cơ sở quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Phương thức chuyển tiền này đơn giản. Chỉ cần điện 2 lần điện thoại: một cho cá nhân làm dịch vụ chuyển tiền và một cuộc điện thoại cho thân nhân ở Việt Nam đến địa điểm chi trả hoặc đường dây chi trả sẽ đến tận nhà của kiều quyến để thực hiện chi trả. - Đặc điểm của phương thức này là: Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu. Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào của các ngân hàng thương mại. Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ. - Khuyết điểm của phương thức này: Phí cao. Không an toàn. Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, quy mô của thị truờng kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngang bằng với thị trường kiều hối được chuyển qua kênh chính thức (nguồn www.vnmedia.vn). Cơ sở pháp lý về kiều hối tại Việt Nam Ở Việt Nam, kiều hối chảy về nước cũng thông qua hai phương thức trên. Do đó dể tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều qui định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về Việt Nam đối với người nhận và người gửi. Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng như trước đây, quyền lợi của người nhận và người gửi được đảm bảo đồng thời các hình thức chuyển tiền được mở rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam (Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước; Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17/06/2002). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành thêm nhiều quyết định, nghị quyết từ năm 2000 đến nay nhằm góp phần tạo điều kiện thông thoáng cho lượng kiều hối chuyển về nước nhiều hơn như: Quyết định số 878/2002/QĐ-NHNN nhày 19/08/2002 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với mục đích là hoàn thiện mạng lưới của các tổ chức nhận và chi trả ngoại tệ để đảm bảo thời gian chuyển nhanh, an toàn cho người nhận và đảm bảo dịch vụ chuyển tiền tuân thủ theo các quy định của pháp luật; Quyết định số 77/2006/QĐ-UBND ngày 22/05/2006 cuả Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn thành phố (trong đó có các nghiên cứu điều chỉnh bổ sung kịp thời các chính sách nhằm khuyến khích đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của kiều hối); Nghị quyết số 3/2007/NQ-CP ngày 19/01/02007 của Chính Phủ về việc những giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà Nước năm 2007 (trong đó có chính sách khuyến khích thu hút mạnh nguồn kiều hối)… VAI TRÒ CỦA KIỀU HỐI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Về phân tích cán cân vãng lai, có thể thấy ngay là kiều hối đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai. Cụ thể trong nhiều năm liền Việt Nam là một quốc gia nhập siêu, chỉ tính riêng năm 2007, nhập siêu của cả nước dự báo khoảng 12,4 tỷ USD. Trong khi đó chỉ riêng nguồn kiều hối đã mang về khoảng 6 tỷ USD (chỉ bao gồm đường chính thức), giúp bù đắp gần 50 % thâm hụt cán cân thương mại. - Kiều hối cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với vai trò là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế, tạo ra một nguồn lực tài chính cho đất nước, làm tăng sức đề kháng của Việt Nam trước những chuyến biến phức tạp của nền kinh tế Thế giới. Đây là một nguồn lực tài chính được huy động tư trong dân cư – nội lực tài chính của quốc gia - mang tính ổn định hơn những nguồn ngoại tệ khác như vốn vay, tiền viện trợ…giúp quốc gia giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. - Việt Nam là một nước sản xuất dầu thô và vừa nhận được số lượng kiều hối đáng kể. Do đó Việt Nam là một trường hợp điển hình để so sánh lợi ích của kiều hối và thu nhập từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi số thu nhập về dầu thô trong năm 2007 lên đến khoảng 12,7 tỷ USD (số liệu báo cáo từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia) hoàn toàn nằm trong tay Nhà nước. Việc sử dụng số tiền này một cách hữu hiệu không tránh khỏi những mâu thuẫn liên hệ đến chính trị, giữa quyền lợi của Đảng và của nhân dân. Ngược lại Kiều hối gồm nhiều triệu món tiền nhỏ, được phân phối rộng rãi và không qua trung gian Nhà nước. Do đó kiều hối không bị ảnh hưởng tiêu cực như số lượng thu nhập từ dầu thô. - Quan trọng hơn cả, trên phương diện thực tế, kiều hối trực tiếp giúp nhiều gia đình nghèo có phương tiện sinh sống và vốn làm ăn. Như vậy kiều hối giúp giảm mức nghèo đói ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn vì phần đông công nhân xuất khẩu lao động phát xuất từ đây. Hình 1.1. Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 2002 đến 2007 2.1 2.7 3.2 3.8 6,0 4.7 Nguồn: Niên giám của Tổng cục thống kê, Báo cáo ước tính các năm của Tổng cục thống kê, Báo cáo của Chính phủ và ước tính chuyên gia. Trong 5 năm vừa qua lượng kiều hối chuyển về nước mỗi năm mỗi tăng vượt bậc (hình1.1) cho thấy kiều hối thực sự là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước và đang có nhiều thuận lợi để đột phá trong tương lai. Những năm gần đây chính sách kiều hối được điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, tạo thêm nhiều thuận lợi cho cả người gởi và người nhận. Đây được coi là nguyên nhân chính tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục về lượng kiều hối chuyển tiền về nước. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG KIỀU HỐI. Trước năm 1990. Như chúng ta đã biết, sau năm 1975, Việt Nam có khoảng hơn 2,7 triệu người sống ở nước ngoài. Trong đó đông nhất là ở Mỹ chiếm tơi 1,3 triệu người, ở Pháp có 300.000 người, ở Austalia có 150.000 người, ở Canada có 180.000 người…(Nguồn: www.Vnmedia.vn ). Nhờ phát huy truyền thống lao động cần cù, tiết kiệm, làm ăn chịu khó, chịu khổ, ngày càng có nhiều Việt kiều thành đạt trong kinh doanh buôn bán và làm các ngành nghề dịch vụ. Một số tầng lớp trẻ đã thành đạt trong học tập, đạt trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Một số có trình độ học vấn cao, tay nghề tốt đã được thu nhận vào làm việc ở các viện nghiên cứu, trường đại học và các ngành nghề khoa học kỹ thuật cao về nguyên tử, điện, tin học, luyện kim, hóa dầu, hàng không… và đang phát huy tác dụng tốt, làm rạng rỡ nòi giống Việt Nam trên đất người. Trong điều kiện như vậy, số đông Việt kiều đã có tài sản, vốn liếng tích lũy, tạo thanh nguồn ngoại tệ tiềm năng khá mạnh và chuyển về Việt Nam qua phương thức chuyển tiền kiều hối nhằm giúp đỡ bà con, người thân của họ ở quê hưongViệt Nam phát triển sản xuất kinh doanh và giải quyết các khó khăn trong đời sống hằng ngày. Nhận thấy đây là một tiềm lực về vốn đáng quý cần được khai thác, nên trong những năm 1990, Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích kiều hối trở về nước, tuy nhiên vẫn không ít hạn chế mang tính chất của nền kinh tế tập trung và chưa thực sự khuyến khích chuyển kiều hối về nước như: người nhập cảnh không được tự do mang ngoại tệ, khi rút ngoại tệ từ ngân hàng phải quy đổi sang VND, hạn chế khối lượng rút từng lần, làm tiền gởi cũng bị hạn chế do phải chịu thuế thu nhập, người nhận kiều hối phải làm đơn xin cơ quan công an địa phương cư trú cấp “sổ nhận kiều hối”, trong đơn xin phải khai rõ họ tên người gởi tiền, quan hệ với người gởi tiền từ nước ngoài…Sổ nhận kiều hối còn quy định hạn mức và số lần nhận tiền. Từ 1990 đến 2000. Nhưng từ năm 1990 các quy định nêu trên bắt đầu dần dần được bãi bỏ, thay vào đó là các quy định thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người gởi cả về mặt thủ tục lẫn kinh tế, cho phép người thụ hưởng nhận tiền kiều hối bằng ngoại tệ (USD, CAD, AUD,…), đồng thời cho phép nhiều tổ chức tham gia chuyển tiền kiều hối (như bưu điện, các Ngân hàng thương mại, các công ty làm dịch vụ kiều hối), biểu phí được quy định rõ ràng. Nhà nước không còn tập trung tất cả nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để phục vụ nhu cầu nhập khẩu, giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, giảm sức ép tỷ giá, nghĩa là không còn kết hối số ngoại tệ chuyển về, không phải chịu thuế thu nhập. Nhờ đó lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vào cuối những năm 1990 chỉ có 1 tỷ USD, thì năm 2000 đã tăng lên 1,8 tỷ USD. Từ 2000 đến nay. Từ năm 2000 đến nay với việc xây dựng nền kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam dỡ bỏ dần các hạn chế áp dụng cho các giao dịch ngoại hối. Vào năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Do đó Việt Nam thực sự đã trở thành đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Năm 2007, theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam được xếp ở nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và được Tổ chức thương mại Thế giới xếp thứ 6 về hấp dẫn đầu tư trên thế giới. Vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trên thế giới hiện nay điều này được coi là một động thái tích cực, là cơ sở cho sự phát triển các dòng vốn quốc tế. Thêm vào đó là sự phát triển vượt bậc của hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước. Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Theo số liệu công bố trên website Ngân hàng Nhà nước tính đến tháng 5 năm 2008 đã có đến 84 ngân hàng bao gồm 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 6 Ngân hàng quốc doanh, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 2 ngân hàng mới câp phép thành lập. Do đó, các kênh thanh toán ngày càng được mở rộng đã giảm thiểu chi phí lưu thông, vận chuyển tiền mặt trong quá trình chi trả. Các dịch vụ liên kết với các Tổ chức chuyển tiền quốc tế ngày càng phổ biến giúp việc chuyển tiền đến và đi nhanh chóng, dễ dàng. Nhờ đó lượng kiều hối rủ nhau đổ về Việt Nam ngày càng tăng vượt bậc. Lượng kiều hối năm 2000 đạt khoảng 1,7 tỷ USD; 2001 đạt khoảng 1,8 tỷ USD; 2002 đạt khoảng 2,1 tỷ USD, 2003 đạt khoảng 2,7 tỷ USD; năm 2004 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, năm 2005 đạt khoảng 3,8 tỷ USD; 2006 đạt khoảng 4,7 tỷ USD; 2007 đạt khoảng 6 tỷ USD. QUY TRÌNH NHẬN VÀ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.5.1. Quy trình nhận tiền kiều hối. Ngaân haøng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế ở Nước ngoài Người chuyển tiền (NƯỚC NGOÀI) Người nhận tiền (VIỆT NAM) (2) (1) (3) Ngaân haøng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế ở Việt Nam (5) (4) 1.5.1.1. Sơ đồ nhận tiền kiều hối: (1) Người có nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam sẽ lựa chọn tổ chức chuyển tiền phù hợp đến liên hệ. (2) Các Tổ chức chuyển tiền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ chuyển tiền, nếu đồng ý, sẽ nhận tiền của khách hàng và chuyển đi theo yêu cầu. (3) Thông báo đã chuyển tiền, cung cấp thông tin cần thiết cho người thụ hưởng để nhận tiền (nếu có). (4) Các tổ chức chuyển tiền thông qua các hệ thống liên kết toàn cầu để xử lý các món tiền chuyển lẫn nhau. (5) Người thụ hưởng ở Việt Nam đến nhận tiền tại các tổ chức phù hợp. 1.5.1.2. Các cách thức nhận tiền kiều hối. Nhận tiền kiều hối thông qua tài khoản tại Ngân hàng. Các khách hàng sẽ tự lựa chọn Ngân hàng đại diện cho mình, mở một tài khoản cá nhân sau đó sẽ cung cấp cho người thân của mình những thông tin sau: - Họ và tên (full name): - Số tài khoản (account’s number):………… - Số CMND (passport or ID card number) : - Địa chỉ (address): - Điện thoại (telephone number): TÊN NGÂN HÀNG NGƯỜI THỤ HƯỞNG (beneficiary’s bank) VD: BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM  HO CHI MINH CITY BRANCH 134 NGUYEN CONG TRU, DIST. 1, HO CHI MINH CITY, VIET NAM SWIFT CODE: BIDVVNVX310 Khi Ngân hàng người thụ hưởng nhận được lệnh báo có từ ngân hàng nước ngoài, ngân hàng sẽ lập tức ghi có vào tài khoản khách hàng. Thông thường các ngân hàng sẽ liên lạc với khách hàng để thông báo về số tiền chuyển về. Nếu khách hàng (người nhận tiền) không muốn mở tài khoản tại Ngân hàng thì có thể cung cấp cho người chuyển tiền đủ những thông tin trên kèm theo số chứng minh nhân nhân, Ngân hàng vẫn sẽ nhận tiền về an toàn cho khách hàng. Nhận tiền kiều hối thông qua các đại lý (là các NHTM) của các Công ty chuyển tiền quốc tế. Hiện nay trên các hệ thống Ngân hàng Việt Nam có mặt của nhiều tổ chức chuyển tiền lớn trên thế giới. Đại diện là hai công ty chuyển tiền nhanh toàn cầu là Western Union và Money Gram. Thông qua hệ thống toàn cầu của các tổ chức này khách hàng có thể nhận tiền kiều hối từ người thân một cách nhanh chóng (chỉ mất vài phút). Với mỗi hệ thống Ngân hàng làm đại lý cho các tổ chức trên, cách thức nhận tiền cũng có vài điểm khác nhau. Và đây cũng là một trong những lợi thế thu hút lượng kiều hối của các hệ thống Ngân Hàng Việt Nam. Khách hàng chỉ cần mang chứng minh nhân dân (hoặc những giấy tờ tùy thân hợp lệ khác) đến ngân hàng và cung cấp mã số chuyển tiền mà người thân cung cấp, cùng với loại tiền tệ mà mình mong muốn nhận (VND, USD). Nhân viên ngân hàng sẽ dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp để kiểm tra, đối chiếu trên cơ sở dữ liệu của công ty chuyển tiền quốc tế cung cấp (thông qua mạng internet), nếu khớp đúng nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành chi tiền cho khách hàng, nếu sai thông tin thì nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp lại thông tin. Nhận tiền kiều hối bằng các loại Séc quốc tế (Bank’s draft). Ngoài hai phương thức trên, khách hàng còn có thể nhận tiền từ người thân bằng các loại séc quốc tế. Khi một khách hàng nhận được một tờ bank’s draft của người thân hoặc một công ty từ nước ngoài chuyển về. Khách hàng có thể đến ngân hàng của mình yêu cầu thu tiền hộ. Ngân hàng dựa trên những thông tin cung cấp trên tờ séc sẽ tiến hành nhờ thu đến ngân hàng phát hành tờ séc đó (hoặc một ngân hàng đại lý trung gian). Sau khoảng từ 2 đến 4 tuần, nếu tờ séc hợp lệ ngân hàng sẽ nhận được báo có từ ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng đại lý trung gian), khi đó ngân hàng sẽ báo có đến cho khách hàng của mình. 1.5.2. Quy trình chuyển tiền kiều hối. 1.5.2.1. Sơ đồ chuyển tiền kiều hối. Ngaân haøng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế tại Việt Nam Người chuyển tiền (VIỆT NAM) Người nhận tiền (NƯỚC NGOÀI) (2) (1) (3) Ngaân haøng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế ở Nước ngoài (5) (4) 6 (1) Người có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài sẽ lựa chọn tổ chức chuyển tiền phù hợp đến liên hệ. (2) Các Tổ chức chuyển tiền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ chuyển tiền, nếu đồng ý, sẽ nhận tiền của khách hàng và chuyển đi theo yêu cầu. (3) Thông báo đã chuyển tiền, cung cấp thông tin cần thiết cho người thụ hưởng để nhận tiền (nếu có). (4) Các tổ chức chuyển tiền thông qua các hệ thống liên kết toàn cầu để xử lý các món tiền chuyển lẫn nhau. (5) Người thụ hưởng ở nước ngoài đến nhận tiền tại các tổ chức phù hợp. 1.5.2.2. Các cách thức chuyển tiền kiều hối.. Chuyển tiền kiều hối mà người thụ hưởng nhận tiền thông qua tài khoản tại Ngân hàng. Sau khi Ngân hàng kiểm tra đầy đủ những giấy tờ cần thiết để chứng minh mục đích chuyển tiền hợp pháp, và nguồn tiền hợp pháp (nếu là cá nhân không cư trú) của người chuyển tiền, ngân hàng sẽ chuyển tiền đến ngân hàng thụ hưởng (hoặc một ngân hàng đại lý trung gian). Theo thông lệ thì quy trình chuyển tiền này thì sẽ mất khoảng từ 1 đến 3 ngày làm việc. Khách hàng cần cung cấp cho Ngân hàng đại diện cho mình những thông tin của người thụ hưởng bao gồm: - Họ và tên (full name): - Số tài khoản (account’s number):………… - TÊN NGÂN HÀNG NGƯỜI THỤ HƯỞNG (beneficiary’s bank) VD: UNITED OVERSEAS BANK LIMITED BLK 1 TANJONG PAGAR PLAZA #01-404 SINGAPORE 082001 SWIFT CODE: SB007375 Chuyển tiền kiều hối thông qua các đại lý (là các NHTM) của các Công ty chuyển tiền quốc tế. Khách hàng chỉ cần cung cấp những giấy tờ cần thiết để chứng minh mục đích chuyển tiền hợp pháp và nguồn gốc tiền hợp pháp ( nếu là cá nhân không cư trú) với ngân hàng. Nhân viên ngân hàng sẽ dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp về người thụ hưởng để chyển tiền thông qua hệ thống toàn cầu của công ty chuyển tiền quốc tế cung cấp (thông qua mạng internet). Sau khi chuyển tiền thành công, nhân viên ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng mã số chuyển tiền. Người thụ hưởng có thể nhận tiền ngay tại bất kỳ đại lý nào của công ty chuyển tiền quốc tế ở quốc gia mình đang cư trú. Điều tiện lợi nhất ở đây là người thụ hưởng không cần mở tài khoản tại ngân hàng. 1.5.3. Những mục đích chuyển tiền kiều hối hợp pháp ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa đủ lực để mở cửa nền kinh tế hoàn toàn như các quốc gia đã phát triển khác, cho nên về vấn đề quản lý ngoại hối chính phủ vẫn còn quản lý khá chặt chẽ. Như đã trình bày ở trên, bất kỳ một cá nhân nào muốn chuyển tiền ra khỏi lãnh thổ Việt Nam cũng đều phải chứng minh mục đích chuyển tiền hợp pháp của mình. Những mục đích đó là: 1.5.3.1. Chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích học tâp ở nước ngoài công dân Việt Nam đi du học phải có các giấy tờ sau: Giấy thông báo chi phí, học phí của trường nhận học. Bản sao hộ chiếu - Mức ngoại tệ được phép chuyển, mang ra nước ngoài, căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài. - Trường hợp cơ sở đào tạo ở nước ngoài không có thông báo về tiền ăn ở, sinh hoạt phí và các chi phí khác có liên quan thì ngoài số tiền học phí đã thông báo thì được phép chuyển, mang thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 7,000 USD/người đi học. Trong trường hợp công dân Việt Nam có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài phải có thêm các giấy tờ sau: Giấy chứng minh quan hệ nhân thân Bản sao CMND của người đề nghị chuyển tiền.. 1.5.3.2. Chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích chữa bệnh ở nước ngoài: - Công dân VN có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ để thanh toán tiền viện phí, tiền ăn ở, sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan đến quá trình chữa bệnh ở nước ngoài, cần các giấy tờ sau: Giấy tiếp nhận khám, chữa bệnh của cơ sở y tế ở nước ngoài hoặc giấy giới thiệu ra nước ngoài chữa bệnh của cơ sở y tế trong nước. Giấy thông báo chi phí hoặc dự tính chi phí của cơ sở y tế nước ngoài. Bản sao hộ chiếu người bệnh. - Mức ngoại tệ được chuyển mang ra nước ngoài, căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở y tế ở nước ngoài. - Trường hợp cơ sở y tế ở nước ngoài không thông báo về tiền ăn ở, sinh hoạt phí và các chi phí khác có liên quan, thì ngoài số tiền viện phí đã được thông báo thì được phép chuyển, mang tối đa không quá 10,000 USD /người cho 1 lần chữa bệnh. 1.5.3.3. Chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài: - Công dân VN đi công tác, du lịch, thăm viếng phải có các giấy tờ sau: Giấy thông báo chi phí nước ngoài. Bản sao hộ chiếu Vé máy bay.. - Nếu cơ quan cho đi công tác, du lịch thì phải có thêm: Giấy giới thiệu cơ quan cử đi công tác, du lịch. 1.5.3.4. Chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài. Công dân VN có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ để trả các loại phí: phí hội viên, phí xét hồ sơ, phí visa và các loại phí khác…, thì gồm các giấy tờ sau: Giấy thông báo chi phí nước ngoài. Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu Mức ngoại tệ được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí do phía nước ngoài thông báo. 1.5.3.5. Chuyển, mang ngoại tệ để trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài. - Gồm các giấy tờ: Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân. Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu. Giấy tờ chứng minh người hưởng trợ cấp đang ở nước ngoài. -Việc chuyển, mang ngoại tệ một lần trong một năm cho công dân VN có nhu cầu trợ cấp cho thân nhân nhưng tối đa không quá 7,000 USD cho một người hưởng trợ cấp. 1.5.3.6. Chuyển, mang ngoại tệ cho người thừa kế ở nước ngoài. - Phải có các giấy tờ sau: Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thoả thuận giữa người thừa kế hợp pháp. Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển mang ngoại tệ. Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu. - Công dân VN đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được chuyển tối đa bằng tổng số tiền được thừa kế. 1.5.3.7. Chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích đi định cư ở nước ngoài. - Gồm các giấy tờ sau: Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư, kèm theo bản dịch có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc giấy tờ chứng minh được phép định cư ở nước ngoài. Bản sao Hộ chiếu của người xuất cảnh định cư. - Mức ngoại tệ được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào hợp đồng mua bán tài sản được công chứngchứng thực, sổ tiết kiệm, giấy lĩnh tiền tiết kiệm…. - Trường hợp không chứng minh được nhu cầu cần chuyển, thì được phép chuyển, mang tối đa không quá 7,000 USD /người. KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC VỀ THU HÚT NGUỒN LỰC KIỀU HỐI. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 3/1/2008, trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút kiều hối trong năm 2007, Ấn độ chiếm vị trí đầu tiên với 27 tỷ USD, đứng thứ hai là Trung Quốc 25,7 tỷ USD, thứ ba là Mehico 25 tỷ USD và đứng thứ tư là Philippines 17 tỷ USD. Điều này cho thấy các quốc gia tại Châu Á đã tiếp nhận được một lượng vốn khổng lồ từ kiều hối. Vậy các quốc gia Châu Á đã thực hiện những giải pháp nào để thu hút một lượng vốn lớn với chi phí thấp. Tại Ấn Độ. Khi Ấn Độ chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghệ cao, nhiều Ấn kiều đã tìm thấy ở quê nhà cái đã khiến họ ra đi: cơ hội kinh tế. Năm 2000, Chính phủ Ấn Độ thành lập Ủy ban cấp cao để nghiên cứu phương cách cải thiện quan hệ với cộng đồng Ấn kiều.Từ năm 2003, Ấn Độ thường xuyên tổ chức ngày Ấn kiều để các bộ, ngành đối thoại và thu hút đầu tư của người Ấn. Năm 2004, Ấn Độ thành lập Bộ các vấn đề Ấn kiều, để thường xuyên xử lý những mối quan tâm của Ấn kiều.Ấn Độ còn xây dựng nhiều thành phố dành riêng cho Ấn kiều khắp cả nước.Thái độ thiện chí của chính phủ Ấn Độ chẳng mấy chốc đã nhận được sự trả lời tích cực từ phía Ấn kiều. Trong một thập niên sau khi cải cách kinh tế và cải thiện quan hệ với cộng đồng Ấn kiều, Ấn Độ đã nhận một lượng kiều hối lên tới 154 tỷ USD, cao gấp rưỡi Trung Quốc. Thế mạnh lớn nhất của Ấn kiều chính là nguồn chất xám. Bằng chứng rõ rệt nhất là vô số người Ấn đang làm việc tại Silicon Valley, trung tâm công nghệ cao của thế giới. Nhờ sự thay đổi thái độ từ trong nước, rất nhiều tài năng công nghệ gốc Ấn đã lần lược rời bỏ Silicon Valley, để về nước tiếp “nhiên liệu” cho cuộc bùng nổ công nghệ cao đang diễn ra. Cụ thể, một tỷ phú của tập đoàn Gôgle là Ram Shriram đang cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp Ấn Độ. Người sáng lập Hotmail là Sabeer Bhatia có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào một dự án hạ tầng ở Haryana, mà ông tin rằng sẽ là Silicon Valley thứ hai của thế giới. Hiện nay 20 công ty phần mềm của Ấn Độ đang được hỗ trợ bởi các Ấn kiều ở khắp nơi trên thế giới, nền công nghệ thông tin đã trở thành mũi nhọn kinh tế của Ấn Độ, có khả năng canh tranh toàn cầu. Cùng trở về với chất xám là nguồn vốn khổng lồ của các Ấn kiều. Khi quan hệ giữa Ấn kiều và chính phủ chưa được cải thiện, 20 triệu Ấn kiều với thu nhập bình quân 160 tỷ USD mỗi năm, chỉ gởi về quê 4 tỷ USD. Nhưng lượng kiều hối đã tăng lên nhanh chóng theo nhịp trở về nước của Ấn kiều để kinh doanh: 11 tỷ USD năm 1995, 22 tỷ USD năm 2005, 24,5 tỷ USD năm 2006 và 27,5 tỷ USD năm 2007. Thêm vào đó, năm 2005, Ấn kiều cũng đã gởi 32 tỷ USD tiết kiệm vào các ngân hàng Ấn Độ để hưởng lãi suất ưu đãi. Số vốn này, bằng 23% dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ, giúp cân bằng cán cân thương mại và ngăn chặn lạm phát hiệu quả. Ngày nay, những Ấn kiều thành đạt thường có xu hướng thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền trong nước, để hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chính những con người này đã trự tiếp thu nhận kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh, khoa học công nghệ tiên tiến ở bên ngoài và khi trở về nước, họ trở thành “vũ khí tối thượng” của chính phủ Ấn Độ trong nỗ lực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đưa thương hiệu quốc gia ra quy mô toàn cầu. Tại Trung Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận người Hoa sống ở nước ngoài. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà doanh nghiệp gốc Hoa ở các nước Đông Nam Á, bởi lẽ họ có lợi thế về ngôn ngữ, nền văn hóa, cũng như tạo lập mối quan hệ với chính quyền địa phương. Tai đây các Hoa kiều được chính phủ Trung Quốc tạo nhiều ưu đãi như giá thuê đất thấp, giảm tiền điện, thuế kinh doanh thấp, cho vay vốn để kinh doanh lúc ban đầu … Chính phủ Trung Quốc tổ chức những buổi họp mặt để tuyên dương, để nghe những nguyện vọng, những suy nghĩ của những Hoa kiều hồi hương, qua đó có những điều chỉnh phù hợp. Nhưng chất xúc tác quan trọng nhất chính là vấn đề lợi nhuận, với một thị trường tiêu dùng lớn mạnh, ngày càng có nhiều doanh nhân gốc Hoa đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, tại thị trường đang rất sôi động này có nhiều cơ hội thành công hơn. Vơi sự hồi hương của đông đảo Hoa kiều cũng như sự gia tăng manh mẽ luồng đầu tư trực tiếp của các Hoa kiều, kiều hối của Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Cụ thể năm 2005 là 21,3 tỷ USD, năm 2006 là 23 tỷ USD, năm 2007 đạt mức 25,7 tỷ USD - đứng thứ hai về nhận kiều hối trong năm. Tại Philippines. Bị thu hút bởi những công việc làm được trả lương cao hơn ở nước ngoài, khoảng 8 triệu người Philippines đã xuất ngoại với gần 1 triệu người tìm việc ở nước ngoài mỗi năm. Lượng kiều hối do những công nhân này gởi về nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế khan hiếm tiền mặt của Phillipines và sự gia tăng lượng tiền gởi đã góp phần đẩy giá peso Philippines lên. Theo Ngân hàng trung ương Philippines, sở dĩ lượng tiền kiều hối tăng ổn định là do số người Philippines lo động ở nước ngoài tăng. Ngoài ra việc triển khai những công nhân có tay nghề cao hơn, tiền lương cao hơn cũng là một lý do khiến lượng kiều hối gia tăng. Đa số các khoản tiền được gởi từ Mỹ, Arab Saudi, Nhật Bản, Hồng Kông, Anh, các Tiểu Vương quốc Arab Thống Nhất và Singapore. Năm 2004, lượng kiều hối mà người lao động Philippines gởi về thông qua các ngân hàng chính thức 8,55 tỷ, năm 2005 đã lên tới 10,7 tỷ USD, năm 2006 là 12,8 tỷ USD, năm 2007 đạt con số kỷ lục 17 tỷ USD – đứng thứ 4 Thế giới về thu hút kiều hối trong năm 2007. Kết luận chương 1: Trong giai đoạn Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới – WTO được hơn một năm, cộng với sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng cao về kinh tế, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường làm ăn và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên, nên lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng cao. Và điều này cho thấy dịch vụ kiều hối là dịch vụ._. đầy tiềm năng vì kiều hối được xem như một kênh huy động vốn ngoại tệ đặc biệt mà Ngân hàng không cần phải trả nhiều chi phí. Do đó việc đẩy mạnh dịch vụ kiều hối là góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng, đồng thời góp phần đưa đất nước hội nhập nhanh với kinh tế Thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tuy nhiên, song song với việc thu hút mạnh kiều hối Ngân hàng Trung ương cần thực hiện cả mục tiêu điều hành tỷ giá và kiềm chế lạm phát. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ NGUỒN KIỀU HỐI TẠI BIDV HCMC 2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 2.1.1. Sơ lược về BIDV HCMC. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957, là một Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn trăm chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, có ba đơn vị liên doanh với nước ngoài (hai ngân hàng và một công ty bảo hiểm), hùn vốn với năm tổ chức tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh là một chi nhánh lớn của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phục vụ đầu tư phát triển các dự án, công trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty, không ngừng mở rộng quan hệ đại lý và quan hệ thanh toán với các ngân hàng trên thế giới. Nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, thị trường vốn đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Chính vì thế, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh một mặt vừa phải chuyển đổi các hoạt động đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, vừa chuẩn bị các tiền đề để xây dựng một ngân hàng hiện đại, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Về tín dụng, chi nhánh đã tập trung giải quyết hai vấn đề lớn. Một là, thực hiện huy động vốn trung dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển; hai là, vận dụng các công nghệ thẩm định hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đồng vốn đầu tư và tăng cường an toàn tín dụng. Các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn mà chi nhánh chú trọng tài trợ vốn đầu tư trung và dài hạn là: các dự án thuộc chương trình kích cầu của thanh phố, các công trình trọng điểm của kinh tế trung ương trên địa bàn thành phố, tài trợ các dự án đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp thành phố, tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, tài trợ xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư mới … Các hoạt động thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân quỹ, ngân hàng tại nhà (Home Banking)…ngày càng được nâng cao để phù hợp với sự phát triển của chi nhánh cũng như yêu cầu của khách hàng. Chi nhánh đề ra mục tiêu lâu dài là phấn đấu ngày càng tăng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận. Chi nhánh chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào trong tất cả các mặt hoạt động, tạo điều kiện phát triển sản phẩm mới, nâng cao khả năng điều hành quản trị, ra quyết định kịp thời cũng như kiểm soát tốt các hoạt động của chi nhánh. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chi nhánh coi Marketing là chức năng trọng tâm, là chức năng nối kết các chức năng khác để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đã thành lập tổ Marketing, ban Marketing tác nghiệp trong các hoạt động nghiệp vụ. Trong kế hoạch phát triển, chi nhánh xây dựng mô hình bộ máy tổ chức mới đáp ứng sự phát triển chiều rộng và đồng thời tạo tiền đề nâng cao về chất các hoạt động nghiệp vụ, áp dụng được các công nghệ mới trong tương lai, như thành lập phòng hỗ trợ tín dụng, thành lập các phòng giao dịch, chi nhánh trực thuộc tại các địa bàn kinh tế trọng điểm, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, thực hiện giao dịch một cửa thanh toán … Tất cả các hoạt động trên của chi nhánh vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phát triển theo hướng một Ngân hàng thương mại hiện đại, thể hiện sự tiến bộ trưởng thành của chi nhánh trong sự nghiệp đổ mới của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phát triển trong thời gian qua, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực trong thời gian tới. 2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức. 2.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ đang được cung ứng bởi BIDV HCMC. 2.1.2.1. Sản phẩm của nghiệp vụ huy động vốn. Trong sản phẩm huy động vốn BIDV HCMC có các hình thức khá phong phú, đa dạng như: - Tính chất tiền gởi: tài khoản thanh toán, tài khoản có tính chất giao dịch chứng khoán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu, trái phiếu,… - Kỳ hạn gởi: rất đa dạng như không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tuần, ..1 tháng,…60 tháng… - Đối tượng vốn huy động: VNĐ, USD, EUR,… - Phương thức lãnh lãi đa dạng: lãnh lãi trước, lãnh lãi cuối kỳ, lãnh lãi hàng tháng, hàng quý, … - Lãi suất huy động khá linh hoạt theo thị trường và nhu cầu của ngân hàng. - Ngoài ra để thu hút khách hàng, ngân hàng chấp nhận cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu,…để cho vay tạm. 2.1.2.2. Sản phẩm tín dụng. BIDV HCMC đã khá năng động, linh hoạt tạo ra đa dạng các loại hình sản phẩm tín dụng như: - Tín dụng cho vay: đây là loại hình đa dạng nhất, thay đổi theo nhiều tiêu chí: +Thời hạn cho vay ( ngắn, trung và dài hạn ) +Đối tượng cho vay (bổ sung vốn lưu động, tài trợ theo dự án, tài trợ ứng trước làm hàng xuất khẩu, đầu tư nhà xưởng, mua nhà, xây nhà, sửa chữa nhà, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng,…) +Phương thức cho vay (cho vay từng lần, cho vay hạn mức, cho vay trả góp,…) +Ngành nghề cho vay +Địa bàn cho vay - Tín dụng bảo lãnh: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,… - Tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá: bộ chứng từ L/C xuất khẩu, trái phiếu,… 2.1.2.3. Sản phẩm nghiệp vụ dịch vụ khác. Ngoài các sản phẩm huy động vốn và tín dụng cho vay, BIDV HCM còn có các sản phẩm dịch vụ khác khá đa dang như: - Dịch vụ tài khoản và phương tiện thanh toán: Mở, đóng tài khoản; Gởi, rút tiền mặt; phát hành và thanh toán thẻ ( thẻ nội địa và quốc tế ); séc; Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu; thu hộ hối phiếu, séc; Thu chi hộ tiền bán hàng, tiền lương; Xác nhận số dư, … - Dịch vụ thanh toán quốc tế: + Hoạt động nhập khẩu: Mở, tu chỉnh, hủy thư tín dụng; Thanh toán chứng từ L/C nhập khẩu trả ngay; Chấp nhận và thanh toán hối phiếu chậm trả; Thanh toán chứng từ nhờ thu; Bảo lãnh nhận hàng; Ký hậu vận đơn. + Hoạt động xuất khẩu: Phát hành, tu chỉnh, thông báo L/C; Xác nhận L/C do ngân hàng đại lý phát hành; Xử lý chứng từ nhờ thu trong xuất khẩu. + Dịch vụ chuyển tiền và kiều hối: Chuyển tiền đến và đi: từ khách hàng trong và ngoài nước; Thanh toán và phát hành hối phiếu (Bank’s draft); Điện chuyển tiền; Hủy, sửa đổi lệnh chuyểnh tiền, hối phiếu,… tiếp nhận và chi trả kiều hối. + Dịch vụ thu đổi và kinh doanh ngoại tệ: Đổi séc du lịch lấy tiền mặt, kiểm tra ngoại tệ; Mua, bán ngoại tệ. + Kinh doanh các sản phẩm phái sinh. + Dịch vụ khác: dịch vụ mobile banking, cất giữ hộ giấy tờ có giá, kiểm đếm hộ, giao nhận tiền tại nơi khách hàng yêu cầu…. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN LỰC KIỀU HỐI CỦA BIDV HCMC TRONG THỜI GIAN QUA. (2000->2007) 2.2.1. Tình hình hoạt động dịch vụ kiều hối của BIDV HCMC: Trong thời gian qua, ngoài việc BIDV- HCMC thực hiện chi trả kiều hối thông qua dịch vụ ngân hàng, BIDV-HCMC còn thực hiện dịch vụ kiều hối với các tổ chức tín dụng và công ty làm dịch vụ kiều hối thông qua việc chia phí với các chi nhánh đầu mối do BIDV chỉ định như sau: Trước năm 2006 BIDV HCMC ký hợp đồng đại lý phụ chi trả kiều hối với Ngân hàng Á Châu dựa trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc do BIDV ký với ACB. Trong đó BIDV HCMC được hưởng hoa hồng phí với tỷ lệ 0.7%/doanh số chi trả hằng tháng + 10% VAT và phí rút tiền mặt bằng ngoại tệ nếu khách hàng yêu cầu nhận tiền mặt bằng ngoại tệ. Nhưng đến năm 2006, BIDV-HCMC ký hợp đồng đại lý chính thức chi trả kiều hối với Western Union. Trong đó BIDV-HCMC hưởng phí trong dịch vụ kiều hối trên mỗi cuộc tiền thanh toán hoặc cuộc tiền chuyển đi. BIDV ký một thoả thuận chuyển tiền kiều hối với Ngân hàng Metropolitan, chi nhánh Đài Loan về chuyển tiền nhanh từ Đài Loan về Việt Nam. Theo đó các chi nhánh của Metropolitan tại Đài Loan sẽ tiếp nhận tiền của người có nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam. Số tiền này sẽ chuyển vào tài khoản ngoại tệ của BIDV, kèm theo là danh sách những người nhận tại Việt Nam. Căn cứ vào danh sách này BIDV sẽ thực hiện việc chi trả trong ngày. BIDV chỉ định Chi nhánh Hà Thành làm đại lý chi trả kiều hối và là đầu mối thu phí dịch vụ. Cuối mỗi tháng Chi nhánh Hà Thành sẽ tổng hợp và chuyển phí theo tỷ lệ 50/50 trên số phí thu được trên từng giao dịch cho Chi nhánh phục vụ người thụ hưởng. BIDV ký một thoả thuận chuyển tiền kiều hối về Việt Nam với Công Ty Kiều Hối VINA USA Inc. (có văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh). Chi Nhánh Sài Gòn làm đại lý chi trả kiều hối và làm đầu mối thu phí dịch vụ. Với dịch vụ chuyển tiền kiều hối VINA USA, người gửi tiền ở Mỹ và Canada có thể gửi thư nhắn, thư kiều hối cho người nhận và ngược lại người nhận có thể gửi lại lời nhắn, thư cho người chuyển tiền miễn phí. Phiếu nhắn tin và thư hồi âm miễn phí do VPĐD của VINA USA gửi trực tiếp đến các chi nhánh chi trả kiều hối của BIDV. Các chi nhánh chi trả thực hiện chi trả kiều hối theo đúng những thông tin do VINA USA cung cấp (bao gồm tên, địa chỉ, điện thoại hoặc số CMND). Hàng tháng Chi nhánh Sài Gòn sẽ đối chiếu danh sách chuyển tiền trong tháng với Công ty VINA USA Mỹ, tính phí dịch vụ được hưởng của BIDV và chuyển trả phí về cho các chi nhánh phục vụ người hưởng theo tỷ lệ 50/50. BIDV ký thoả thuận với Ngân hàng Korea Exchange Bank (KEB), chi nhánh Hà Nội về việc chuyển tiền kiều hối cho người lao động tại Hàn Quốc về Việt Nam. Theo đó các chi nhánh của KEB của Hàn Quốc sẽ tiếp nhận tiền của người có nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam. Số tiền này sẽ chuyển vào tài khoản ngoại tệ của KEB Chi nhánh Hà Nội mở tại Chi nhánh Đông Đô, kèm theo là danh sách những người nhận tại Việt Nam. Căn cứ vào danh sách này chi nhánh phục vụ của BIDV sẽ thực hiện việc chi trả trong ngày. BIDV chỉ định Chi nhánh Đông Đô làm đầu mối tổng hợp phí và chia 40% số phí thu được trên từng giao dịch cho chi nhánh thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối. BIDV ủy quyền cho Chi nhánh Đông Đô ký hợp đồng chuyển tiền Uniteller với công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tổng Hợp Việt Nam (GESEVIETNAM). Với dịch vụ chuyển tiền UNITELLER, khách hàng thụ hưởng sẽ trực tiếp đến chi nhánh của BIDV xuất trình mã số chuyển tiền (Folio), Chứng Minh Nhân Dân hoặc hộ chiếu (passport) còn hiệu lực (đối với người không cư trú) và yêu cầu nhận tiền theo hình thức Uniteller tại chi nhánh. Chi nhánh phục vụ hướng dẫn khách hàng điền các thông tin vào Phiếu lĩnh tiền (mẫu do GESEVIETNAM cung cấp), xác định người thụ hưởng đúng với chứng minh thư hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) và fax đến GESEVIETNAM. GESEVIETNAM sẽ kiểm tra mã số chuyển tiền để chấp nhận chi trả hoặc không. Trong trường hợp chi trả, GESEVIETNAM sẽ chuẩn chi đến Chi nhánh Đông Đô. Chi nhánh Đông Đô sẽ thực hiện chuyển tiền cho các chi nhánh phục vụ người thụ hưởng của BIDV. Chi nhánh phục vụ người thụ hưởng thực hiện chi trả nguyên số tiền theo đúng chỉ dẫn nhận được kể từ khi được chuẩn chi (trừ trường hợp khách hàng rút tiền mặt bằng ngoại tệ). Sau khi thực hiện chi trả, mỗi tuần chi nhánh phục vụ người thụ hưởng fax giấy biên nhận lĩnh tiền có chữ ký của người thụ hưởng về GESEVIETNAM. Chi nhánh Đông Đô xây dựng bộ ký hiệu mật giữa chi nhánh với GESEVIETNAM; giữa chi nhánh Đông Đô với các chi nhánh khác trong hệ thống. Chi nhánh Đông Đô sẽ tổng hợp phí dịch vụ và chuyển trả phí cho các chi nhánh phục vụ người thụ hưởng theo tỷ lệ 50/50. Ngoài ra, để mở rộng hoạt động chi trả kiều hối BIDV đã ký hợp đồng chuyển tiền từ Malaysia về Việt Nam với Ngân hàng VID-Public Bank. BIDV chỉ định Sở Giao Dịch I làm đầu mối chi trả kiều hối và tổng hợp. Sau đó Sở Giao Dịch I chia phí báo Có cho chi nhánh phục vụ người thụ hưởng theo tỷ lệ 50/50 trên giá trị thu phí không bao gồm thuế VAT. Ngoài ra, Chi nhánh phục vụ người thụ hưởng được hưởng thêm phí rút tiền mặt bằng ngoại tệ của khách hàng. 2.2.2. Kết quả đạt được của hoạt động kiều hối: Doanh Số Số món Doanh Số (1000 USD) Hình 2.1. Doanh Số Chi Trả Kiều Hối Tại BIDV-HCMC Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động TTQT của các năm của P. DVXNK Biểu đồ trên cho thấy tình hình hoạt động dịch vụ kiều hối tại BIDV-HCMC giảm mạnh trong suốt 06 năm từ 2000 đến 2005. Tuy nhiên trong 1 vài năm gần đây với tốc độ tăng trưởng kiều hối trong nước cộng với việc phát triển nhiều kênh chi trả kiều hối, BIDV HCMC đã có một bước tiến vượt bậc về dịch vụ kiều hối so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Cụ thể doanh số chi trả kiều hối trong năm 2004 (2.695.000 USD) của BIDV-HCMC chỉ bằng 1/7 doanh số chi trả kiều hối của năm 2001 (18.530.000 USD) và số món kiều hối giao dịch qua BIDV-HCMC cũng giảm dần tương ứng (từ 1040 món trong năm 2001 giảm hơn 2/3 chỉ còn 278 món giao dịch kiều hối trong năm 2005), nhưng đến năm 2007 đã tăng dần (lên lại 875 món với doanh số 9.335.000 USD; tăng hơn 60% so với năm 2006). Nếu so sánh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì doanh số chi trả kiều hối của BIDV-HCMC vẫn chiếm chưa nhiều trong tổng doanh số chi trả kiều hối được chuyển về Việt Nam qua kênh chính thức tại Tp. Hồ Chí Minh. Riêng đối với kênh chuyển tiền ra nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế về mặt thủ tục và tính chuyên môn của nhân viên, nên tính đến nay doanh số chuyển tiền vẫn là con số quá nhỏ chỉ khoảng vài trăm ngàn USD/ năm. Hình 2.2. Thị phần chi trả kiều hối của BIDV HCMC so với toàn hệ thống năm 2007 9,335 triệu USD chiếm 14,7 % Doanh số chi trả kiều hối tại BIDV HCMC Doanh số chi trả kiều hối của toàn hệ thống BIDV trong năm 2007 là 635 triệu USD Nguồn: Báo cáo cuối năm 2007 của BIDV HO. Hình 2.2 cho thấy dịch vụ chi trả kiều hối của BIDV HCMC vẫn còn yếu chưa tương xứng với vị trí là chi nhánh lớn mạnh trong hẹ thống BIDV. BIDV HCMC cần phát triển hơn nữa dịch vụ này. Còn xét cụ thể trong năm 2007, lượng kiều hối nhận được tại Tp. Hồ Chí Minh là khoảng 3 tỷ USD trong đó: Doanh số chi trả kiều hối của Vietcombank, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh trong năm là 550 triệu Đô La Mỹ. Doanh số chi trả kiều hối tại hội sở Sacombank TP. Hồ Chí Minh đạt 450 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP, Hồ Chí Minh đạt 300 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối của Công ty Kiều Hối Đông Á (Ngân Hàng TMCP Đông Á) đạt 622 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối của BIDV trên địa bàn TP. HCM đạt 200 triệu USD. Tuy nhiên tại BIDV HCMC chỉ đạt được một con số khiêm tốn là 9,335 triệu USD. (hình 2.1) Phần còn lại thuộc về doanh số chi trả của ngân hàng Eximbank và các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. (nguồn www.sggp.org.vn của báo Sài Gòn Giải Phóng và www.mot.gov của Bộ Thương Mại) Như vậy, qua việc phân tích tình hình về hoạt động của dịch vụ kiều hối của BIDV- HCMC cho thấy BIDV HCMC đã đạt được những kết quả khả quan như sau: BIDV được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ trong việc thiết lập hệ thống đại lý chi – trả kiều hối. BIDV được phép thiết lập hệ thống chi trả kiều hối với bất kỳ tổ chức kinh tế thông qua việc ký kết các hợp đồng làm dịch vụ chi trả kiều hối. Trong giai đoạn đầu đã thực hiện thành công hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Nguồn tài chính để hoạt động trong dịch vụ chi trả kiều hối mạnh và loại tiền để chi trả đa dạng. Biểu phí dịch vụ của BIDV HCMC mang tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Bảng 2.1. Bảng biểu so sánh tỷ lệ phí chuyển tiền nước ngoài tại một số hệ thống NHTM Việt Nam Đơn vị tính: triệu USD Phí chuyển tiền (%) Phí ch/tiền tối thiểu Phí chuyển tiền tối đa Điện phí Phí nước ngoài NH TMCP NGOẠI THƯƠNG 0,143 5 200 5 11 NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 0,150 5 200 5 20 NH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 0,150 5 200 5 25 NH TMCP ĐÔNG Á 0,150 5 200 5 25 NH TMCP Á CHÂU 0,200 5 300 5 25 NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG 0,150 5 200 8 30 Kết nối mạng thanh toán trong toàn bộ hệ thống của BIDV. Có uy tín nhất định trên trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. BIDV có hệ thống tài khoản tại các ngân hàng của các nước như: Đức, Australia, Thái Lan, Canada, Áo, Ý, Anh, Hongkong, Nhật, Singapore, Mỹ, Hàn Quốc .... Đây là một điều kiện thuận lợi trong hoạt động dịch vụ kiều hối vì hiện tại lượng kiều hối được chuyển về cho người thụ hưởng ở Việt Nam từ các nước Mỹ, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Malaysia, Đức, Singapore, Australia.. Mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp trên toàn thế giới (BIDV đã thiết lập và duy trì quan hệ đại lý với 800 ngân hàng trên thế giới tại 85 quốc gia) và mạng lưới giao dịch của BIDV rộng khắp cả nước với 122 chi nhánh cấp 1, 201 phòng giao dịch, 99 quỹ tiết kiệm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chi trả kiều hối. BIDV có chất lượng thanh toán qua SWIFT quốc tế tốt nên có thể xử lý các lệnh chuyển tiền nhanh, chính xác, an toàn, với chi phí thấp. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, nhanh nhẹn trong xử lý các giao dịch. Bảng 2.2. Bảng biểu so sánh nguồn thu kiều hối tại một số hệ thống NHTM Việt Nam Đơn vị tính: triệu USD TÊN NGÂN HÀNG 2006 TỈ LỆ (%) 2007 TỈ LỆ (%) NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 655 13.9 1.050 19.0 NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 593 12.6 635 11.5 NH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 500 10.6 750 13.6 NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 670 14.2 950 17.3 NH TMCP ĐÔNG Á 750 16.0 850 15.5 NH TMCP Á CHÂU 400 08.5 525 09.5 CÁC NHTM KHÁC 1.132 24.2 740 13.6 TỔNG LƯƠNG KIỀU HỐI 4.700 100.0 5.500 100.0 Nguồn: www.mot.gov.vn của Bộ Thương Mại Tuy nhiên qua bảng 2.2. cho thấy hệ thống BIDV cũng là một trong các hệ thống Ngân hàng thương mại có số thu về kiều hối lớn. Do đó cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao BIDV chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh lại không đạt được thành quả tốt. 2.2.3. Các mặt còn tồn tại và nguyên nhân: 2.2.3.1. Các mặt còn tồn tại: Dịch vụ kiều hối của chi nhánh chưa có tính khác biệt so với dịch vụ kiều hối của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Do vậy dịch vụ kiều hối của chi nhánh chưa tạo ra tính hấp dẫn đối với khách hàng. Chưa có chương trình khuyến mại nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đối với dịch vụ kiều hối của chi nhánh. Công tác điều tra thị trường, tiếp thị và chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, khách hàng đã từng có quan hệ giao dịch dịch vụ kiều hối với ngân hàng trong thời gian qua (dù chỉ là một lần) chưa được quan tâm, chưa có chiến lược chăm sóc, tiếp thị tốt dẫn đến thiếu thông tin về thị trường và nhu cầu của khách hàng và chưa tháo gỡ được tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng của khách hàng. Công tác tư vấn khách hàng liên quan đến các sản phẩm đi kèm dịch vụ kiều hối còn chưa tốt. Chưa có sự kết hợp đồng bộ giữa các sản phẩm khác (tín dụng, tiết kiệm, thẻ, dịch vụ thanh toán…) với dịch vụ kiều hối (bán kèm sản phẩm). Thương hiệu BIDV chưa thật sự nổi bật trong lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân. Công tác quảng bá thương hiệu chưa phát huy thương hiệu BIDV để mọi người biết đến. Chưa tạo ra hình ảnh quen thuộc của BIDV về dịch vụ kiều hối đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (các doanh nghiệp xuất khẩu lao động). Mạng lưới chưa thực sự gắn kết với phát triển dịch vụ ngân hàng mà chủ yếu nhằm vào mục tiêu cho vay và huy động vốn. BIDV HCMC chưa có mạng lưới các chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch mà theo đó cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ với quy mô nhân sự, điều kiện vật chất để tạo ra hình ảnh, phong cách về BIDV. Mạng lưới tiếp nhận kiều hối còn hạn chế. Chưa có các dịch vụ hỗ trợ đi kèm dịch vụ kiều hối để hấp dẫn khách hàng. Những tiện ích dịch vụ đi kèm dịch vụ chi trả kiều hối còn hạn chế về số lượng, chất lượng phục vụ và tiện ích phục vụ. Ví dụ: kênh phân phối tự động ATM, các loại hình tiền gửi tiết kiệm... (đối với khách hàng cá nhân thì những tiện ích dịch vụ đi kèm là một trong những yếu tố giữ khách giao dịch lâu dài với ngân hàng) BIDV-HCMC chưa phát hành những tờ bướm, chưa cập nhật và hoàn thiện thông tin giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ và tiện ích của ngân hàng trên website của ngân hàng, trong đó hướng dẫn chi tiết các thông tin cần thiết liên quan đến dịch vụ kiều hối (hướng dẫn làm thế nào chuyển tiền về Việt Nam, làm thế nào để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về, biểu phí dịch vụ, danh sách các ngân hàng mà ngân hàng phục vụ có mở tài khoản (tên ngân hàng, Swift Code, địa chỉ liên lạc, số tài khoản của ngân hàng phục vụ, mạng lưới chi trả kiều hối, …). Kết quả là hạn chế cơ hội dành cho khách hàng trong việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng ở mọi lúc mọi nơi. 2.2.3.2. Nguyên nhân: BIDV-HCMC còn bị động trong hoạt động dịch vụ kiều hối. Phần lớn lượng kiều hối giao dịch tại BIDV-HCMC do các các chi nhánh đầu mối chuyển về và chỉ được hưởng từ 40% - 50% số phí thu được trên từng giao dịch. Hơn nữa số lượng giao dịch kiều hối lại không nhiều. Toàn bộ tài khoản Nostro của BIDV-HCMC đã tập trung về BIDV H.O do đó BIDV-HCMC không chủ động trong việc trực tiếp nhận và chi trả kiều hối theo yêu cầu của khách hàng do có thể phải chờ xử lý báo Có từ BIDV. Thời gian xử lý thường phải mất 01 ngày dẫn đến chậm trễ trong việc chi trả kiều hối cho khách hàng. Mặc dù BIDV-HCMC làm đại lý phụ chi trả kiều hối cho ACB trong dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union nhưng do thiết bị tra soát Mã số giao dịch (MTCN) không còn hoạt động từ Quí II năm 2004 và đến cuối năm 2005 ACB chưa sửa chữa cho nên khi khách hàng đến nhận tiền kiều hối phải mất thời gian chờ nhân viên của BIDV-HCMC tra soát với bên ACB. Vì vậy khách hàng tự động chuyển sang giao dịch kiều hối với ACB hoặc với với các địa điểm chi trả kiều hối thuận lợi khác. Do vậy trong thời gian qua, doanh số kiều hối từ dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union là không có phát sinh. Chi nhánh chưa xây dựng chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch kiều hối với ngân hàng như các ngân hàng khác ở trên cùng địa bàn hiện đang làm. BIDV-HCMC chưa có chiến lược quảng cáo, tiếp thị đối với dịch vụ kiều hối và chính sách chăm sóc khách hàng đối với khách hàng có quan hệ về giao dịch kiều hối. Ngoài ra, trong lĩnh vực dịch vụ kiều hối, BIDV-HCMC phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh với mức phí dịch vụ rất cạnh tranh, mạng lưới chi trả kiều hối rộng khắp với các chương trình khuyến mại thu hút kiều hối hấp dẫn. Cụ thể: + Các ngân hàng hoạt động dịch vụ kiều hối trên cùng địa bàn Tp. Hồ Chí Minh + Các công ty kiều hối trên cùng một địa bàn + Dịch vụ chuyển tiền cá nhân không qua hệ thống ngân hàng và các công ty kiều hối + Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế Những đối tượng này vừa đóng vai trò là đầu vào và đồng thời cũng đóng vai trò đầu ra. Do đó khi tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tượng trên, BIDV-HCMC phải chịu sức ép về phí dịch vụ. Địa điểm chi trả kiều hối của BIDV-HCMC không nhiều. Chưa có đội ngũ chuyên viên thực hiện dịch vụ kiều hối chuyên nghiệp trong chi trả tận nhà người thụ hưởng và chăm sóc khách hàng. Dịch vụ chuyển tiền nhanh chưa có sự liên kết giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống. Điều này làm hạn chế mạng lưới chi trả kiều hối của BIDV nói chung và BIDV-HCMC nói riêng. Mặc dù BIDV có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng thế giới nhưng dịch vụ chi trả kiều hối không nổi bật và ít được biết đến so với các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. 2.3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO BIDV HCMC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC KIỀU HỐI. 2.3.1. Những cơ hội. 2.3.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội của TP.HCM trong những năm đầu tiên hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc năm 2007 với nhiều thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng phấn khởi. Mặc dù tình hình thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh gia cầm, gia súc diễn biến phức tạp, giá dầu thô và nhiều vật tư chủ yếu liên tục tăng cao gây bất lợi đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, nhưng với sự chỉ đạo xuyên suốt của Thành ủy, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân Thành phố, sự điều hành kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm của Ủy ban nhân dân Thành phố cùng với sự nỗ lực, năng động sáng tạo của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Thành phố đã thực hiện đạt và vượt 14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2007. Trong đó, nổi bật hơn cả là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt mức 12,6% cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 (12%) và chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo đã về trước Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 (giảm tỷ lệ hộ nghèo có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm chỉ còn 1,8%). Thành tựu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đạt được trong năm qua thể hiện trên những nét chủ yếu: -      Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Thành phố năm 2007 theo giá hiện hành đạt 228,697 tỷ đồng (tương đương 14,3 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 20% GDP của cả nước. GDP bình quân đầu người cũng có mức tăng trưởng đáng kể, đạt 2.180 USD. Trong 3 khu vực của nền kinh tế, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 14,1% và chiếm tỷ trọng 52,6% GDP của Thành phố. Bốn ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng, du lịch, bưu chính – viễn thông, vận tải – dịch vụ cảng – kho bãi có tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố đang đi đúng hướng nhằm gia tăng tỷ trọng của các nhóm ngành dịch vụ, phát huy tiềm năng thế mạnh của trung tâm tài chính, dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, đặc biệt là tận dụng cơ hội phát triển các lĩnh vực này trong năm đầu Việt Nam gia nhập WTO. Kết quả cụ thể trên một số ngành dịch vụ có thể ghi nhận như sau: (1) Xuất khẩu trên địa bàn có bước đột phá, đạt kim ngạch trên 17 tỷ USD. Nếu không tính dầu thô, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố đạt 35,8%. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, cơ cấu thị trường có chuyển biến tích cực, giảm dần phụ thuộc vào thị trường châu Á, thâm nhập được nhiều thị trường mới tiềm năng như Nam Phi, Úc, New Zealand…. (2) Du lịch của Thành phố là trong những ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao phù hợp với xu thế của thời kỳ hội nhập. Năm 2007, tổng doanh thu du lịch đạt trên 20.000 tỷ đồng (tương đương 1,25 tỷ USD), tăng 20%; số lượng khách quốc tế đến Thành phố đạt 2,65 triệu lượt, tăng 12% so với năm 2006. (3) Ngành bưu chính, viễn thông Thành phố phát triển khá tốt cả về doanh thu và số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Doanh thu ước cả năm đạt 14.000 tỷ đồng, tăng 16,7%; số lượng doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin được cấp phép trong năm là 1.053 doanh nghiệp, tăng 13,2%, nâng tổng số doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin đang hoạt động trên địa bàn là 6.685 doanh nghiệp. Người dân Thành phố ngày càng tiếp cận thuận lợi với công nghệ thông tin, kết quả trong năm có 9,54 triệu thuê bao điện thoại (trong đó có 7,94 triệu máy di động), chiếm tỷ lệ gần 20% số thuê bao điện thoại của cả nước và đạt 143 máy/100 dân. (4) Trên lĩnh vực tài chính ngân hàng, nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt 448.170 tỷ đồng (tương đương 28 tỷ USD), tăng 72,3%; tổng dư nợ tín dụng đạt 355.482 tỷ đồng, tăng 67,6%. Điều đáng ghi nhận là trong tổng dư nợ tín dụng, dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm đến 39,7%, tăng 71,9% cho thấy nguồn vốn tín dụng được huy động cho đầu tư phát triển kinh tế đã tăng khá. -      Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Ước cả năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất 18,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 13,5%, khu vực nhà nước tăng 8,9%. Một số ngành có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị truyền thông, hóa chất, sản phẩm từ cao su – plastic tiếp tục phát triển theo đúng định hướng. Bên cạnh đó, một số ngành dệt, may, sản xuất da giày có tốc độ tăng chậm hơn so với cùng kỳ. -      Ngành nông nghiệp Thành phố đang chuyển dần sang nông nghiệp gắn với đô thị và nông nghiệp sinh thái, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa, rau an toàn, cây công nghiệp hàng năm và các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ước cả năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 6,5%, diện tích rau đạt 10.000 ha, sản lượng 195.000 tấn; diện tích cỏ chăn nuôi 2.400 ha, đàn heo 380.433 con (tăng 26,4%), trâu bò 121.000 con (tăng 5%); tổng sản lượng thủy sản đạt 57.885 tấn các loại, tăng 2%; sản xuất 45 triệu con cá cảnh (tăng 50%); đàn cá sấu đạt 123.000 con, tăng 58,9%. -      Nhờ kinh tế phát triển, thu ngân sách Thành phố vượt dự toán và tăng cao, ước cả năm tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 83.435 tỷ đồng, tăng 20,44%; trong đó thu nội địa 41.600 tỷ đồng (tăng 19%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 33.000 tỷ đồng (tăng 25,71%), thu từ dầu thô 6.090 tỷ đồng (giảm 4,8%). Tổng chi ngân sách Thành phố đạt 22.554 tỷ đồng, tăng 14,51%. Chi đầu tư phát triển tăng 10,05% và chiếm 54,1% trong tổng chi ngân sách Thành phố. -      Một thành tựu quan trọng khác là vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng cao. Trong năm 2007, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 84.800 tỷ đồng, tăng 26,6%; trong đó đầu tư từ vốn nhà nước chiếm 32%, vốn dân doanh chiếm 51%, vốn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 17%. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng đầu tư nước ngoài đã dồn dập đổ vào Việt Nam. Nhờ môi trường đầu tư được cải thiện, trong năm Thành phố đã thu hút được hơn 400 dự án đầu tư mới. Nếu tính cả vốn đầu tư tăng thêm của các dự án đầu tư đang hoạt động thì tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút trên địa bàn Thành phố đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,9%. Đây cũng là mức thu hút cao nhất từ trước tới nay. -      Thành phần kinh tế dân doanh của Thành phố tiếp tục phát triển tích cực, năng động. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5lvhoanchinh.DOC
  • doc1BIA.doc
  • doc2CACCHUVIETTAT.doc
  • doc3mucluc.LV.DOC
  • doc4PHANMODAU.doc
  • doc6sodoBIDVHCM.doc
  • doc7PHAN CUOI.DOC