1. mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị quyết VI của Trung Ương (khóa VI), chuyển đổi kinh tế nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Từ mốc tăng trưởng GDP năm 1987 là 4% , năm 1997 là 9%, đến năm 2007 là 8,48% (niên giám thống kê năm 2007).
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ
117 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trương phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân, tạo điều kiện thuận lợi để giúp nông dân chuyển sang làm ngành, nghề ngoài nông nghiệp và dịch vụ.Với chủ trương đó đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ phát triển tương đối cao, đời sống của người dân bước đầu được cải thiện.Tuy nhiên trong quá trình phát triển phần lớn các khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn thử thách như: diện tích đất canh tác trên đầu người thấp, sản xuất manh mún, lao động thiếu việc làm, thiếu kiến thức về kỹ thuật, lao động thủ công là chủ yếu, lúng túng trong việc định hướng sản xuất, sản xuất chưa gắn với thị trường, ngành nghề phi nông nghiệp chậm phát triển, phần lớn người nghèo hiện nay nằm trong khu vực nông thôn, sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng.
Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp(TCN) là một vấn đề quan trọng để giảm bớt sức ép về lao động nông nhàn trong nông thôn. Tạo ra nhiều việc làm cho lao động là vấn đề then chốt để tăng thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân góp phần phát triển nông thôn.
Trong những năm qua thực hiện chủ trương hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn, các ngành nghề, làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục và phát triển. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Lập Thạch nói riêng, từ thành thị đến nông thôn đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới, có quy mô, hình thức tổ chức khác nhau, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiến bộ và hiệu quả. Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là đối với vùng thuần nông trước đây.
Lập Thạch là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên là 32.307,17 ha, với dân số là 230.763 người, ngoài sản xuất nông nghiệp người dân trong huyện còn có các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: Mây tre đan, nghề đá, sản xuất gạch....đây là một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành nghề nói riêng. Nhưng trong những năm qua việc phát triển kinh tế nói chung, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói riêng còn có nhiều bất cập, chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế so sánh của huyện, hiệu quả kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, ngành nghề chậm phát triển, việc tổ chức sản xuất chưa phù hợp, sản xuất còn đơn lẻ, manh mún, tỷ lệ nghèo đói còn cao.
Để nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn thực trạng của việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương và đưa ra các giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thúc đẩy ngành nghề tại địa phương phát triển đúng hướng và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề TTCN nông thôn ở huyện Lập thạch, phân tích được hiệu quả kinh tế một số ngành nghề chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu, phát hiện được những vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường cần phải giải quyết và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn.
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc
- Phát hiện những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình phát triển từ nghiên cứu ở các điểm trên địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất TTCN nông thôn trên địa bàn nghiên cứu.Những vấn đề về tổ chức quản lý có liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Nghiên cứu tình hình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở huyện Lập Thạch, tập trung vào các nghề chủ yếu tại 3 xã: Nghề đá - xã Hải Lựu, Mây tre đan - xã Triệu đề, Sản xuất gạch xây dựng - xã Liên Hoà trên địa bàn huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc.
Về thời gian: đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2005 - 2007.Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 10/2007 đến 9/2008.
Về nội dung:
+ Nghiên cứu tình hình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn gồm những vấn đề: tổ chức quản lý, quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển, đầu tư sản xuất, nguồn cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, vấn đề về môi trường.
+ Đánh giá kết quả và hiệu quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nghề chủ yếu: nghề đá, nghề mây tre đan, nghề sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Lập thạch.
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và vị trí của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
ở Việt Nam trong chính cương của Đảng lao động Việt Nam(1951) lần đầu tiên nói đến thuật ngữ công nghiệp, thủ công nghiệp ban đầu thuật ngữ này là công dụng, măc dù các văn bản chính thức của Nhà nước chỉ dùng chung một thuật ngữ “thủ công nghiệp” nhưng đều hiểu rằng nó bao hàmcả công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhiều ngành nghề trước đây chủ yếu làm bằng tay, sử dụng các công cụ thô sơ.Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người đã biết sử dụng máy móc thiết bị vào nhiều khâu, công đoạn trong sản xuất thủ công nghiệp, chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu đề xuất ý kiến nên bỏ thuật ngữ “ thủ công nghiệp” mà dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp”.
Có quan niệm cho rằng; ngành nghề TTCN là ngành sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào đôi bàn tay khéo léo của con người, các sản phẩm thủ công được sản xuất theo tính chất phường hội, mang bản sắc truyền thống và có những bí quyết công nghệ riêng của từng nghề, từng vùng.Quan niệm này mang tính cổ điển.Trong điều kiện nay, do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật;cơ khí hóa, điện khí hóa, quá trình công ghiệp hóa, hiện đại hóa.Việc đưa máy móc thiết bị vào trong sản xuất TTCN là tất yếu, một số công đoạn sản xuất được đưa máy móc thiết bị vào thay cho lao động thủ công để nâng cao năng suất lao động, vì vậy những ngành sản xuất ó tính chất như trên được gọi là sản xuất TTCN.
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc(UNIDO) cũng đã đề nghị thay thế khái niệm nghề thủ công (handicraft) bằng khái niệm công nghiệp truyền thống (traditional industry) {54}. Như vậy đã chứng tỏ rằng ngành nghề TTCN cũng là mối quan tâm của nhiều tổ chức. Phát triển ngành nghề TTCN là một hướng đi cơ bản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thêm nữa, nghề thủ công là nơi gặp gỡ của nghệ thuật và kỹ thuật. Từ điển bách khoa của nhà xuất bản Mac Milan Conpany đã viết: “TCN vừa là một cách thức sản xuất có tính chất công nghiệp, vừa là một dạng hoạt động có tính chất mỹ thuật” {46}. Như vậy ngành nghề TTCN còn là một trong những nơi lưu giữ và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc một cách đầy đủ và tinh tế nhất.
Theo các nhà khoa học và các chuyên gia của Bộ NN & PTNT trong quá trình nghiên cứu, khảo sát ngành nghề nông thôn theo quy mô toàn quốc năm 1997 đã đưa ra một khái niệm khá đầy đủ về ngành nghề nông thôn như sau: “NNTT là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp bao gồm TTCN, các hoạt động dịch vụ sản xuất và đời sống, có quy mô vừa và nhỏ với các thành phần kinh tế như hộ gia đình, hộ sản xuất (gọi chung là hộ), các tổ chức kinh tế HTX, DNTN, Công ty TNHH,... (gọi chung là cơ sở sản xuất). Các tổ chức hộ và cơ sở này với mức độ khác nhau đều gắn kết mật thiết với nông thôn và có sử dụng các nguồn lực của nông thôn (đất đai, lao động, nguyên liệu và các nguồn lực khác) và có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của nông thôn”{9}.
Sản xuất TTCN đó là những ngành sản xuất bằng tay và bằng công cụ thô sơ hoặc cải tiến có từ lâu đời gắn với các làng nghề hoặc các hộ làm nghề, tạo ra những mặt hàng tiêu dùng truyền thống và có kỹ xảo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Căn cứ theo Quyết định số 132/2000/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn ngày 24/11/2000 thì Sản xuất TTCN ở nông thôn được quy định trong quyết định này bao gồm:
- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông thôn;
- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn
Ngành nghề TTCN nông thôn ở Việt Nam thường được phát triển trong các thôn, làng xã và đươc gọi là làng nghề. Làng nghề ở nông thôn Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời, nhưng nhìn chung thì quy mô sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu và lực lượng lao động trong làng nghề thường mang tính chất gia đình, không được đào tạo mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cha truyền con nối.
Như vậy, ngành nghề TTCN nông thôn luôn gắn với các làng nghề trong quá trình cùng tồn tại và phát triển, ngành nghề TTCN là một bộ phận của ngành nghề nông thôn. Những vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đều có thể được phản ánh trong mối quan hệ này.
Ngành nghề TTCN truyền thống: là những ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân làm nghề , là ngành nghề TTCN có từ thời thuộc pháp còn tồn tại đến nay (nghĩa là từ khi hình thành đến nay khoảng 100 năm trở lên), kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống.
Ngành nghề TTCN mới: là những ngành nghề phi nông nghiệp mới được hình thành do phát triển từ các ngành nghề truyền thống hoặc tiếp thu những nghề mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội phát sinh.
Theo một số tác giả mới nghiên cứu về ngành nghề TTCN gần đây có định nghĩa về ngành nghề TTCN như sau: “ngành nghề TTCN bao gồm những nghề TTCN có từ thời Pháp thuộc còn tồn tại đến nay, kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghiệp truyền thống và những nghề mới xuất hiện do sự nảy sinh hoặc du nhập từ nước ngoài vào nhưng đã thể hiện được trình độ đặc biệt của dân tộc Việt Nam” {31}.
2.1.1.2 Vị trí của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn
Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu và cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với gần 70% dân số ở khu vực nông thôn và trên 60% lực lượng lao động sống ở nông thôn. Hơn nữa sự phân bố và sử dụng lao động ở nông thôn nước ta hiện nay đang làm gia tăng những nghịch lý mà theo Phạm Ngọc Anh thì có ít nhất là ba nghịch lý lớn đáng lo ngại là:
- Nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng cần phải được khai thác như: đất trống, đồi núi trọc vào khoảng 10 triệu ha, các nguồn nước từ các ao hồ vào khoảng 1,4 triệu ha...
- Sự dư thừa và thiếu lao động giả tạo trong nông thôn đang là vấn đề nổi cộm: dư thừa lao động giản đơn, thiếu lao động được đào tạo và có kỹ năng nghề nghiệp cao, nhất là cho các khu công nghiệp, chế biến xuất khẩu và các xí nghiệp công nghệ cao.
- Một lực lượng lao động đáng kể ở nông thôn đặc biệt là phụ nữ đang phải làm việc rất vất vả và có nguy cơ thất nghiệp cao {1}.
Trong những năm qua “đất nước ta đã vươn lên trở thành nước có nền nông nghiệp mạnh, thuộc nhóm nước đứng hàng đầu về xuất khẩu nông sản” {41}. Tuy vậy so với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng nông sản ở nước ta còn ở mức độ thấp.
Tiểu thủ công nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp nông thôn, là tiền thân của ngành công nghiệp.Phát triển TTCN nông thôn sẽ góp phần sử dụng lao động tại chỗ, sử dụng nguyên liệu tại địa phương, sản xuất ra công cụ, sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại địa phương và thực hiện xuất khẩu các mặt hàng truyền thống có giá trị, thu ngoại tệ về cho đất nước.
Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự nghiệp CNH – HĐH nền kinh tế nước ta và tiến tới nền kinh tế tri thức thì “việc khôi phục và phát triển các ngành nghề TTCN là một phương hướng CNH ở Việt Nam” {27}.
- Phát triển ngành nghề TTCN nông thôn sẽ mang lại lợi ích to lớn cho đất nước không chỉ ở chỗ tận dụng được nguyên liệu tại chỗ mà còn giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.
- Góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, phân công lại lao động và sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn
- Hiện nay, ở nước ta có một lực lượng lao động dồi dào trong đó tỷ trọng lao động ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn. Nhưng một lực lượng không nhỏ lao động nông thôn rơi vào tình trạng thiếu việc làm (bán thất nghiệp), không có việc làm. Do đó vấn đề tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay.
- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn là một chủ trương đúng nhằm thu hút lao động nông thôn vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp và dịch vụ.
- Theo kết quả điều tra ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì ngành nghề TTCN đã thu hút hàng triệu lao động nông thôn, cho mức thu nhập cao và ổn định.Vì vậy phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn là một hướng đi đúng trong quá trình phát triển.
TTCN là một bộ phận của ngành công nghiệp, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ vị trí như vậy nên TTCN nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển nông thôn.
Ngành nghề TTCN nông thôn phát triển sẽ là động lực quan trọng cho sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và dư thừa ở nông thôn, tạo thu nhập thường xuyên và ổn định cho người lao động.
2.1.2 Lý luận về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn.
2.1.2.1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất định.Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về qui mô số lượng sản sản phẩm(sản lượng) của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân(GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội(GDP).
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được các nội dung; sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân, và tổng sản phẩm quốc dân tính trên đầu người;sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện tỷ trong của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống; mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người dân được hưởng.
2.1.2.2 Phát triển nông thôn
Theo Ngân hàng thế giới (1975): Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn.Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển.
Trong điều kiện hiện nay, phát triển nông thôn ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước, có thể hiểu phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện một cách tự giác và có ý thức các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường một cách bền vững, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. Để phát triển nông thôn cần phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân với Nhà nước với nhà khoa học với doanh nghiệp trong quá trình phát triển{6}.
2.1.2.3 Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định, đặc biệt là khi có sự phân công lao động xã hội phát triển và sản xuất đi vào chuyên môn hoá ngày càng sâu.Việt Nam là nước có nền văn minh lúa nước, ngành nghề TTCN đã xuất hiện và tồn tại hàng nghìn năm. Các nghề TTCN của Việt Nam lúc đầu được bắt nguồn từ những nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống mà phổ biến là việc sản xuất các công cụ sản xuất như: cày bừa, liềm hái, khung cửi, dao dựa và các công cụ phục vụ đời sống như bát đĩa, mâm chậu, giường tủ, bàn ghế... Sau này trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, sản phẩm của ngành nghề TTCN ngày càng được tăng lên về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay các sản phẩm của ngành nghề TTCN cần phải luôn được cải tiến về mẫu mã, phong phú về chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vì vậy mà các làng nghề của Việt Nam có điều kiện phát triển hơn, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của thị trường như làng gốm sứ - Bát Tràng, dệt tơ lụa - Hà Đông, Làng Nón - Phú Cam (Huế).
Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, nhiều mặt hàng TTCN đã từng nổi tiếng trên thế giới. Phạm vi tiêu dùng hàng truyền thống của nước ta ngày càng được mở rộng, không những chỉ được tiêu dùng ở trong nước mà còn được ưa chuộng ngày càng nhiều ở rất nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Hồng Kông, Thụy Điển, Na Uy, Đức.
Phát triển TTCN nông thôn là hoạt động thu hút nhiều người dân tham gia vào sản xuất TTCN, nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn.Đồng thời, phát triển TTCN nông thôn cũng là quá trình thực hiện CNH - HĐH nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa hoc và công nghệ.Một số quan niệm cho rằng, phát triển TTCN nông thôn sẽ góp phần nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn thông qua việc sử dung có hiệu quả các nguồn nhân tài vật lực của địa phương.
Phát triển ngành nghề TTCN nông thôn là đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, đảm bảo sức khoẻ của người dân và lao động làm nghề, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra cơ sở vật chất vững mạnh, cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng CNH nông thôn trên cơ sở giải quyết tốt việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn tiến lên một nền văn minh hiện đại hơn.
2.1.3 Đặc điểm của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn
2.1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm
Trước hết phải khẳng định rằng sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn là sản phẩm hàng hoá, sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt nhưng sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn lại được sản xuất đơn lẻ, thậm chí là độc nhất vô nhị. Những nét hoa văn tinh tế luôn được cải tiến, thêm thắt, uốn lượn tỷ mỉ như sự thách đố máy móc để sản xuất ra sản phẩm này. Hơn nữa những sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn lại luôn được tạo ra bởi bàn tay của các nghệ nhân tài hoa, sản phẩm ấy còn mang theo cả tính bí truyền của nghề nghiệp vào giá trị sản phẩm. Những sản phẩm ở mỗi nơi, mỗi làng nghề lại nổi tiếng với những nét độc đáo riêng. Gốm Phù Lãng nổi tiếng với màu gốm da lươn, sản phẩm của Bát Tràng nổi tiếng với màu men lam độc đáo… rồi cả những tên sản phẩm gắn liền tên làng nón Phú Cam, làng lụa Vạn Phúc, làng Gốm Thổ Hà, làng tranh Đông Hồ, làng Thêu Ninh Hải [30]…
Sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng, ít làm tư liệu sản xuất. Hàng hoá thường vượt ra khỏi những lợi ích kinh tế thông thường, nó chứa đựng cả những giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc, sản phẩm truyền thống là sự kết tinh của ý tưởng, tâm trí của những người thợ sản xuất tài hoa qua nhiều thế hệ “Những nghệ nhân đã thổi hồn cho những sản phẩm độc đáo của mình, tạo nên những sản phẩm tuyệt mỹ, thiêng liêng mà gần gũi, nhỏ bé mà uy nghi, dí dỏm mà chân thực, tinh sảo mà tinh tế, sâu thẳm mà chân quê. Cuộc sống của người dân việt đã được ngưng đọng lại ở nhiều tác phẩm vô giá ấy. Cái hồn của sản phẩm làm tăng thêm vẻ thanh tao của nghệ thuật, hướng tới cái thiện và sự yêu mến cuộc sống thanh bình” [18].
2.1.3.2 Đặc điểm về lao động và sử dụng lao động
Lao động trong ngành nghề TTCN là một dạng lao động thích hợp cho từng hộ gia đình, sự hình thành một nghề mới ở làng thường theo quy luật là từ một hộ gia đình nào đó biết nghề sẽ truyền dạy cho con cháu, họ hàng trong dòng tộc, chủ yếu là phương thức truyền nghề trực tiếp. Một khi hoạt động của nghề này (trước đây được coi là nghề phụ bởi lẽ những nghề TTCN thường đứng thứ hai sau nghề nông), mang lại lợi ích cao thì muốn hay không muốn các hộ khác ở làng thông qua mối quan hệ ruột thịt, láng giềng, họ cùng học cho được nghề đó để nâng cao đời sống gia đình. Khi số hộ trong làng làm nghề ngày một nhiều thì nghề đó trở thành mối quan tâm của cả dân làng.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có nhiều công đoạn phù hợp với các lứa tuổi lao động khác nhau nên có thể tận dụng được nhiều loại lao động trên địa bàn nông thôn. Lao động sản xuất tại các ngành nghề TTCN nông thôn được tổ chức giống như các xưởng sản xuất, có tính chất chuyên môn hoá cao trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Những nghệ nhân, thợ giỏi phải có con mắt nhìn nhận toàn diện, khói óc tưởng tượng phong phú trong việc chế tác sản phẩm mang tính mỹ thuật cao và phải có khả năng quản lý điều hành các lao động khác trong quá trình sản xuất.
Ngành nghề TTCN sử dụng lao động tại chỗ là chủ yếu, lao động làm việc tại các hộ gia đình là chủ yếu. Lao động chia ra làm 2 loại; lao động gia đình và lao động đi thuê. Quy mô lao động nhỏ, số lao động bình quân của 1 hộ có khoảng 3 - 4 lao động thường xuyên và 2 -3 lao động thời vụ, ở một cơ sở sản xuất thì bình quân có 10 -20 lao động thường xuyên và 10 -12 lao động thời vụ. Lao động phần lớn có trình độ văn hoá thấp và không được đào tạo, ở các cơ sở sản xuất chiếm khoảng 40%, còn ở hộ khoảng 70% [4].
Có những sản phẩm của ngành nghề TTCN mang tính nghệ thuật, do đó đòi hỏi người lao động phải là những nghệ nhân, những người thợ lành nghề có trình độ tay nghề cao như: chọn nguyên liệu, thiết kế, đục đẽo các hoa văn, hoạ tiết của sản phẩm…Ngược lại, có những công việc chỉ đơn giản như khuân vác, vận chuyển…lại không cần những thợ có tay nghề cao. Có những khâu công việc của nghề chỉ cần học theo cách truyền nghề, nhưng các khâu hoạ, marrketing... thì phải qua trường lớp, khoá đào tạo mới có hiểu biết một cách bài bản” [19].
Lao động trong các ngành nghề TTCN nông thôn chủ yếu là lao động thủ công. Lực lượng lao động được phân ra thành các loại khác nhau. Căn cứ theo trình độ tay nghề và công việc mà người ta phân lao động ra thành các loại: Nghệ nhân, thợ giỏi, lao động có kỹ thuật, lao động phổ thông và lao động tận dụng [26].
Như vậy, lao động trong các ngành nghề TTCN là những lao động vừa chuyên vừa không chuyên, là những lao động vừa có trình độ tay nghề cao, nhưng đồng thời cũng phổ biến những lao động có hoa tay, tỷ mỉ, say sưa sáng tạo và yêu nghề. Việc phát triển ngành nghề TTCN tạo việc làm cho lao động dư thừa và nhàn rỗi trong nông thôn.
2.1.3.3 Nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ
Nhà xưởng sản xuất của ngành nghề TTCN nông thôn nhìn chung còn rất đơn giản, nhỏ bé, chủ yếu theo hướng tận dụng mặt bằng hiện có của hộ, thậm chí nơi sản xuất cũng chính là nơi ở, nơi làm việc và nơi nghỉ ngơi. Công cụ phần lớn là thủ công và có sự khác biệt lớn giữa các có sở sản xuất ; các công ty và các hộ sản xuất.
Ngày nay, công cụ sản xuất TTCN có phần được cải tiến, máy móc thiết bị được sử dụng vào một số khâu của quá trình sản xuất. Đối với những nét văn hoa tinh tế vẫn sử dụng công cụ thủ công là chủ yếu. Theo số liệu báo cáo chung của Bộ NN&PTNT và của một số nhà nghiên cứu về NNNT và NNT nông thôn cho thấy sản xuất ở các làng nghề vẫn chủ yếu là thủ công chiếm đến 73% số hộ, mức độ cơ khí hoá còn thấp, mới chỉ đạt 37 – 40% nhưng chỉ là những thiết bị lạc hậu, 86% trong số các thiết bị ấy mà cơ sở sản xuất và hộ sử dụng đều là thiết bị loại thải từ công nghiệp thành thị [7].
Có những làng nghề phát triển đã ứng dụng một số công nghệ mới vào sản xuất, đã có tác dụng nhiều đến sản xuất, đặc biệt là giải phóng lao động khỏi những khâu nặng nhọc, độc hại, nâng cao năng suất lao động, giảm ô nhiễm môi trường. Việc cải tiến công nghệ sản xuất cần phải được nghiên cứu thận trọng và kỹ lưỡng bởi nó luôn gắn liền với tính truyền thống mà không thể phổ biến rộng rãi và có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.
2.1.3.4 Vốn và mối quan hệ tín dụng
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã ra đời và phát triển các hộ rất cần vốn, do đó phường, họ ra đời để tập trung vốn. Sản phẩm TTCN cần phải trao đổi nên hình thành các chợ làng, giao lưu kinh tế đòi hỏi quy định, an ninh trật tự, phú quý sinh lễ nghĩa, từ đó xuất hiện nhu cầu tôn vinh tổ nghề, lập nhà thờ tổ, thực hành các hình thức sinh hoạt tập thể như: giỗ tổ, thi tài, nhân những cuộc này bàn về những vấn đề cấp bách của làng nghề như hợp tác sản xuất, cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ, huy động vốn …
Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn là hết sức cần thiết, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn còn thiếu, đầu tư nhỏ giọt, cá biệt lại có những đơn vị vốn đầu tư tương đối lớn( hàng tỷ đồng) chủ yếu là ở các doanh nghiệp, các công ty. Đây là những cơ sở có nhu cầu trang bị mới thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất.
Quan hệ tính dụng tại các ngành nghề được thể hiện ở mức độ vay vốn của các cơ sở sản xuất. Nhìn chung thì tỷ lệ được vay vốn của các cơ sở sản xuất ngành nghề còn ít. Mức vay ở các cơ sở sản xuất của quốc doanh thường cao hơn ở các cơ sở tư nhân và các hộ gia đình.
2.1.3.5 Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu cung cấp cho sản xuất TTCN nông thôn chủ yếu được lấy tại địa phương và các địa phương khác trong nước, đó là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm sản, khai khoáng. Một phần nhỏ nguồn nguyên liệu được nhập từ nước ngoài, chủ yếu phục vụ cho việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm .Do quá trình khai thác cho sản xuất ngày càng nhiều lại không có biện pháp bảo tồn và tái tạo nên nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, nơi cung cấp nguyên liệu ngày càng xa nơi sản xuất, đặc biệt các nguyên liệu quý hiếm, các tài nguyên không tái sinh ngày càng trở lên cạn kiệt như các loại gỗ quý và đã gây cản trở không nhỏ đối với sản xuất của một số làng nghề gỗ... sự khai thác, không hợp lý, bất hợp pháp các nguyên liệu quý đã làm cho giá cả các nguyên liệu này không ổn định, sản xuất kém chủ động, từ đó kéo theo giá thành sản phẩm tăng lên.
2.1.3.6 Thị trường tiêu thụ của sản phẩm
Sản phẩm của TTCN chủ yếu được tiêu thụ trong nước, có đến trên 75% sản phẩm của ngành nghề được tiêu thụ ở trong nước. Số sản phẩm còn lại tham gia xuất khẩu thì chủ yếu thuộc hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Sản phẩm của ngành nghề TTCN nhìn chung còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, kiểu dáng, mẫu mã bao bì chưa phong phú, chưa theo kịp với sự phát triển của đời sống xã hội trong nước đặc biệt là chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài [6].
Người tiêu dùng sản phẩm này thì luôn tìm tòi, khám phá những nét tinh hoa, nét văn hoá độc đáo được thể hiện ở trên mỗi sản phẩm. Do sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn nên khi sản phẩm bị ứ đọng không bán được sẽ có tác động ngay đến sản xuất và đời sống của người dân làm nghề. Hơn nữa, sản phẩm của ngành nghề này luôn bị hiện tượng ép cấp, ép giá của tư thương gây thiệt thòi cho người sản xuất. Một điểm khác nữa đối với sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn là sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng và mang tính mỹ thuật cao, vì vậy việc nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được những thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng sẽ là vấn đề hết sức cần thiết cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.
2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn
Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn là một chủ trương đúng nhằm thu hút lao động nông thôn vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.Nhưng việc phát triển ngành nghề TTCN không thể áp dụng một cách dập khuân, máy móc và tùy tiện ở mọi nơi mà cần phải có định hướng đúng, có lộ trình và bước đi phù hợp, quy hoạch cho từng vùng, từng địa phương, bởi vì ngành nghề TTCN chỉ được hình thành và phát triển trong những điều kiện thuận lợi nhất định của từng địa phương.Việc xác đinh các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá đúng các tiềm để phát triển ngành nghề TTCN là hết sức cần thiết , đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, các sản phẩm hàng hóa phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt.Có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng và sự tác động của nó tới phát triển ngành nghề TTCN nông thôn như sau:
- Nhân tố về vốn:
Vốn được hiểu là toàn bộ số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho quá trình sản xuất. Đối với các hộ, cơ sở sản xuất ngành nghề TTCN thì vấn đề vốn hiện nay là tương đối khó khăn, vì trong sản xuất TTCN đò._.i hỏi một lực lượng vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn. Thực tế cho thấy, để phát triển nghề đá hoặc nghề cơ khí thì vốn là nhân tố cơ bản, rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất TTCN nông thôn nói riêng, vốn không những là điều kiên tiên quyết mà còn đảm bảo cho hoạt đông sản xuất diễn ra một cách thường xuyên liên tục.
- Trình độ kỹ thuật và công nghệ:
Ngày nay, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ đã trở thành lực lương sản xuất trực tiếp đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định tới năng xuất lao động, chất lượng, thẩm mỹ và giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá trên thị trường, và cuối cùng là sự quyết định tới sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất hay ngành nghề TTCN nông thôn .Phần lớn sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn sử dụng lao động thủ công, công nghệ cổ truyền là chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy mà năng suất lao động thấp, chủng loại không phong phú, hình thức và kiểu dáng ít được cải tiến, giá thành cao, hạn chế đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề TTCN nông thôn cần phải nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đổi mới trang thiết bị, cải tiến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Sản phẩm và thị trường tiêu thụ:
Sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn chủ yếu là sản phẩm hàng hoá.Đối với sản xuất hàng hoá thì thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hàng hoá đó. Hiện nay, việc tiêu thụ các sản phẩm TTCN gặp khó khăn do phải cạnh tranh với những sản phẩm công nghiệp trong nước và hàng nhập lậu từ nước ngoài. Ngoài ra còn một số nhân tố như sức mua của thị trường nông thôn còn thấp, sản xuất chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng, mẫu mã chưa được chú trọng đã ảnh hưởng không tốt đến việc tiêu thụ sản phẩm TTCN.
- Nguyên vật liệu cho sản xuất:
Đây là yếu tố rất quan trọng nó ảnh hưởng lớn tới sản xuất ngành nghề TTCN nông thôn. Khối lượng, chủng loại, phẩm chất và khoảng cách từ cơ sở sản xuất tới nơi có nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và giá thành sản phẩm của các đơn vị sản xuất. Nhìn chung, giá nguyên liệu đầu vào của các ngành nghề TTCN nông thôn đều tăng như: giá đá phôi, giá sắt cho ngành cơ khí, giã gỗ cho ngành mộc và nhiều ngành nghề khác đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển TTCN nông thôn.
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trong có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sản xuất phát triển.Giao thông vận tải là yếu tố rất quan tọng trong việc vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, vận chuyển các đầu vào cho quá trình sản xuất do vậy khi hệ thống đường xá và các phương tiện giao thông vận tải phát triển sẽ bảo đảm cho quá trình lưu thông hàng hoá được thông suốt, kịp thời. Về điện, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất làm tăng năng suất lao động trong sản xuất TTCN, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông thôn.
- Chính sách của Nhà nước:
Để phát triển ngành nghề TTCN nông thôn thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng.Nhà nước phải tạo ra hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi; hệ thống chính sách phải đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ,và là động lực thúc đẩy, kích thích ngành nghề TTCN nông thôn phát triển, góp phần khai thác một cách tốt nhất các tiềm năng của đất nước, bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc.Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiêm về phát triển ngành nghề TTCN nông thôn của một số nước trên thế gới:
Chính sách của Nhà nước nhằm điều tiết thị trường đầu vào, đầu ra, hỗ trợ các ngành TTCN cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu chính sách tốt phù hợp sẽ thúc đẩy TTCN nông thôn phát triển ngược lại nếu chính sách không sát thực, không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của các ngành TTCN nông thôn.
2.2 Cơ sở thực tiễn phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn
2.2.1 Tình hình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới.
* ấn độ
ấn độ là một quốc gia có dân số đông thứ hai thế giới, dân cư tập chung chủ yếu ở nông thôn, đời sông nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề phát triển TTCN ở ấn độ lúc đầu cũng có nhiều thiếu sót, chỉ quan tâm đến phát triển công nghiệp lớn. Sau khi nhận thức được thiếu sót đó, Chính phủ đã kịp thời quan tâm đến phát triển TTCN và đã lập lên mạng lưới các viện ( lúc đầu có 4 viện, sau đó đã lập lên 16 viện) để phụ trách chương trình phát triển TTCN
Đến năm 1990 chương này đã xây dựng được 36.457 cơ sở TTCN.Năm 1973 trở đi mỗi năm chính phủ lựa chọn ra thợ giỏi và cấp cho mỗi người 500rupi/ tháng để khuyến khích họ nâng cao tay nghề và đã có 227 nghệ nhân được hưởng khoản trợ cấp này [18].
Sự nỗ lực nhiều mặt đã đưa TTCN của Ân độ lên một vị trí chiến lược mới đối với nền kinh tế quốc dân. TTCN Ân độ đã góp phần to lớn vào công cuộc tạo dựng vào việc làm cho dân trong đó đa số là dân nông thôn, góp phần tạo ra thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đất nước đông dân số này. Hơn nữa, hiện nay chính phủ Ân độ đã xây dựng được một hệ thống tổ chức chuyên nghành có khả năng phát triển TTCN vững chắc, lâu dài trên phạm vi cả nước [44]
* Tại Trung Quốc
Ngành nghề TTCN của Trung Quốc có từ rất lâu đời và nổi tiếng như hàng tơ lụa, gốm sứ, dệt vải, luyện kim, làm giấy… với trên 500 triệu lao động ở nông thôn thì phát triển ngành nghề TTCN nông thôn là chính sách tất yếu của Trung Quốc cho việc giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn. Chủ trương “ly nông bất ly hương” đã tạo nên sự phân công lao động tại chỗ có hiệu quả, các xí nghiệp Hương trấn ra đời là một bước phát triển trong nông thôn Trung Quốc. Cái được lớn của các xí nghiệp hương trấn là tạo việc làm tại chỗ, chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp tạo ra việc làm tại chỗ, chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo ra quá trình thành đô thị hoá nông thôn, hạn chế sự di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực của nông thôn… [16]
Vào thế kỷ XX, Trung quốc đã có khoảng 10 triệu thợ thủ công truyền thống chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp làm việc ở các hộ gia đình và các làng nghề, phường nghề. Tính đến năm 1954, số người làm nghề thủ công truyền thống này được tổ chức vào HTX và sau này phát triển thành xí nghiệp hương trấn. Những năm 1980 các làng nghề xí nghiệp cá thể ở Trung quốc phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực trong việc tạo ra 69% giá trị sản lượng CNNT [2] Phát triển các xí nghiệp hưng trấn ở Trung quốc cũng là bài học cho Việt Nam trong quá trình phát triển ngành nghề TTCN nông thôn, khôi phục và mở rộng quy mô LNTT, hình thành những làng nghề mới (8).
* Nhật bản
Nhật bản là một trong những nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại vào bậc nhất thế giới, công nghiệp phát triển nhưng ngành nghề TTCN nông thôn vẫn được chú trọng duy trì và phát triển. Hơn nữa, Nhật bản lại chú trọng trong việc phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ, ở nông thôn để làm vệ sinh cho các xí nghiệo ở đô thị lớn. Ngành thủ công vẫn rất được quan tâm.
Ngành nghề TTCN của Nhật bản bao gồm: đan lát, dệt chiếu, chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dệt lụa, rèn công cụ.. Đầu thế kỷ XX, Nhật bản có 867 nghề thủ công cổ truyền. Những năm 1970 ở tỉnh OITA có phong trào “ Mỗi nông thôn một sản phẩm” nhằm phát triển nghề cổ truyền trong nông thôn… và ngay những năm đầu tiên của phong trào ấy họ đã có được 143 loại sản phẩm với doanh thu đạt 1,2 tỷ USD .Phong trào phát triển nghành nghề cổ truyền này đã nhanh chóng lan rộng khắp nước Nhật [33].
Biện pháp hàng đầu mà Nhật bản áp dụng để hiện đại hoá nghành TTCN là đầu tư để đào tạo các nhà cố vấn dưới sự hỗ trợ của trên 300 viện đào tạo nghề. Biện pháp thứ 2 mà chính phủ Nhật bản rất chú trọng là tài trợ vốn cho phát triển TTCN thông qua việc thành lập nhiều ngân hàng phục vụ TTCN phát triển… [3] có thể nói pháp luật Nhật bản rất quan tâm đến việc phát triển nghề thủ công cổ truyền và đến năm 1974 “ Luật nghề truyền thống” đã được ban hành.
Như vậy, cho dù là một đất nước công nghiệp hiện đại và phát triển rất mạnh như ở Nhật bản thì ngành nghề TTCN vẫn tồn tại, phát huy và phát triển trật tự trong nông thôn dưới sự hỗ trợ to lớn và hiệu quả trên mọi phương diện của chính phủ. Hiện nay Nhật bản đã có nhiều mặt hàng dân dụng được sản xuất bằng phương pháp kỹ thuật truyền thống, góp phần làm phong phú sản phẩm hàng hoá và phát triển kinh tế của đất nước, của khu vực.
* Thái lan
Trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, Chính phủ Thái lan đã chú ý phát triển các lĩnh vực phi Nông nghiệp, nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Do vậy mà các ngành nghề TTCN nông thôn được khôi phục và phát triển mạnh, đặc biệt lĩnh vực chế biến nông sản, chế biến nông sản đã trở thành thế mạnh của Thái lan, được thế giới biết đến. Đồng thời nghành chế biến nông sản truyền thống của Thái lan có tác dụng tốt đối với sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân giải quyết tốt đầu ra, nâng cao thu nhập cho nông dân nông thôn. [3]
Thái lan còn có ngành nghề TTCN nổi tiếng là chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, làm gốm sứ cổ truyền.. họ đã đặc biệt lưu ý đến công nghệ hiện đại. Do sự kết hợp tay nghề của những nghệ nhân tài hoa với những công nghệ kỹ thuật tiên tiến nên sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ chính sách xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, năm 1990 kim nghạch xuất khẩu đồ gốm của thái lan đạt 300 triệu bạt ( tương đương với 12 triệu USD) kim nghạch xuất khẩu sản phẩm trang sức mỹ nghệ vàng, bạc, đá quý đạt gần 2 tỷ USD. Nghề gốm cổ truyền Thái lan gần đây đã phát triển theo hướng CNH - HĐH và trở thành hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ hai sau gạo, cho đến nay 95% hàng xuất khẩu của Thái lan là đồ trang sức nội thất và lưu niệm [15] các ngành nghề phi nông nghiệp của Thái lan trong đó có ngành nghề TTCN đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn Thái lan.
* Indonêxia
ở Indônêxa chương trình phát triển TTCN được Chính phủ hết sức quan tâm, sự quan tâm ấy được thể hiện thông qua kế hoach 5 năm một lần, với 3 kế hoach như sau:
Kế hoach 5 năm lần thứ nhất là xây dựng các xưởng sản xuất, các trung tâm để tâm bán hàng TTCN.
Kế hoạch 5 năm lần thứ hai là thực hiện các dự án hướng dẫn và phát triển công nghiệp nhỏ, nhằm giáo dục, đào tạo, mở mang các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ.
Kế hoạch 5 năm lần thứ ba là chính phủ trực tiếp tổ chức một số cơ quan để quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cung cấp vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời chỉnh phủ Indônêxa đã đứng ra tổ chức các trung tâm hooxtrowj doanh nghiệp nhỏ, đề ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ công nghiệp phát triển như chính sách ưu đãi thuế,ưu tiên chế biến nông sản xuất khẩu.
“ Hội đồng TCN quốc gia” được tổ chức để chỉ đạo và thúc đẩy nghề TTCN phát triển với các việc lamf như: Tổ chức nghiên cứu và trưng bày mẫu mã, tổ chức hội chợ triển lãm ở nông thôn.
Sự nỗ lực của chính phủ Inđônêxia trong việc phát triển ngành nghề TTCN đã đem lại kết quả thiết thực. Theo ghi nhận của giáo sư Nguyễn Điền: ở đảo Java (Inđônêxia) có 10 làng nghề và 44% lao động nông thôn có tham gia hoặc ít nhiều có tham gia vào hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp này. Thu nhập của nông dân ở đây từ nguồn ngoài nông nghiệp tăng từ 12% đến 23% tổng thu nhập của họ [15].
* Philippin
Trên cơ sở phát triển ngành nghề TTCN và CNNT, chính phủ Philippin đã luôn quan tâm đến vấn đề CNH nông thôn. Từ 1978-1982, chính phủ đã đề ra chương trình dự án phát triển CNNT trước hết là tập trung vào nghề TTCN sản xuất hàng tiêu dùng đơn giản, chế biến thực phẩm và chế tạo công cụ cho sản xuất nông nghiệp. Với chính sách hỗ trợ hợp lý của chính phủ là tài chính, tín dụng, thuế, thông tin và xuất khẩu.
Ngành nghề chế biến nông sản và thực phẩm của Philippin được chú ý phát triển hơn cả, đặc biệt là ngành chế biến được gọi là NATA (chế biến nước dừa tinh khiết) đã là món ăn lâu đời của người dân nơi đây. Cả nước có trên 300 cơ sở chế biến NATA cung cấp cho công ty thực phẩm Inter Food để xuất khẩu. Năm 1993, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cổ truyền này của Philippin đạt 14 triệu USD trong đó 85% được xuất khẩu sang Nhật [31].
Tóm lại, phát triển ngành nghề TTCN ở các nước trên thế giới đã thành công khi đánh giá đúng vị trí của ngành nghề trong sự nghiệp phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho xã hội. Các nước mà chúng ta đề cập đến thường có chính sách phát triển ngành nghề TTCN như sau;
Một là: phát triển ngành nghề TTCN luôn gắn với quá trình CNH nông thôn, coi như bộ phận quan trọng trong quá trình CNH nông thôn.
Hai là: đề cao vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính để phát triển sản xuất kinh doanh.
Ba là: chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, đây cũng là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển ngành nghề TTCN.
Bốn là: Khuyến khích sự phát triển kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN .
2.2.2. Tình hình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam
Ngành nghề TTCN nông thôn ở nước ta có lịch sử phát triển rất lâu đời và đạt được những thành tựu nhất định. Khó có thể xác định được thời gian xuất hiện chính xác của các ngành nghề TTCN của Việt Nam, nhưng có thể khẳng định rằng đây là ngành nghề TTCN nông thôn những làng nghề truyền thống đã xuất hiện rất lâu và góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất nước [11].
Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy nền kinh tế thời Hùng Vương có hai thành phần chủ đạo là nông nghiệp và thủ công nghiệp. Về sản xuất thủ công nghiệp thì đồ đá là bạn cố chi sớm nhất của loài người, có mặt từ hàng vạn năm về trước, nhưng phải đến thời kỳ này đồ đá mới trở lên cực thịnh. Đồ gốm cũng thuộc loại ra đời sớm và là loại đồ dùng thiết yếu trong đời sống hàng ngày, và tiếp theo là các loại đồ khác như đồ đan lát bằng tre, giang, mai, nứa, xe tơ gai, đan lưới, nghề đúc đồng, luyện rèn sắt, nghề rệt vải, nghề mộc, chế biến thực phẩm…
Thời kỳ phong kiến từ thế kỷ thứ I trước công nguyên đến đầu thế kỷ X, những mặt hàng thiết yếu như đồ sắt và muối ăn nắm độc quyền, tuy nhiên cũng có một số ngành nghề phục vụ cho mục đích sử dụng được khai khác triệt để như: Đồ song mây, sản xuất gạch gói, dệt vải lụa…
Ngành nghề TTCN luôn gắn liền với những nét son truyền thống của nghề. Ngay trong kỳ xây dựng nền văn hoá Đông Sơn, vào khoảng 6-7 thế kỷ trước công nguyên, kỹ thuật chế tác đồ đồng của Việt Nam đã vươn lên trình độ khá cao và trống đồng Việt Nam khẳng định “chắc chắn thời đó đúc đồng đã trở thành một nghề chuyên môn bởi nghệ thuật tạo khuôn, pha chế hợp kim, đường nét văn hoa tinh vi, sống động” [32].
Vào thế kỷ XVII, các thương gia Phần Lan mua rất nhiều đồ gốm của Bát Tràng trong đó có những viên gạch nổi tiếng [55]. Những năm 1970 tàu Hà Lan đã trở đi 214.160 sản phẩm đồ gốm của Việt Nam.
Quá trình phát triển của ngành nghề TTCN ở nông thôn Việt Nam được chia ra thành các giai đoạn sau (3 giai đoạn):
- Giai đoạn trước năm 1960:
Nông thôn Việt Nam bên cạnh sản xuất nông nghiệp thì ở các làng xã dù ít hay nhiều đều có ngành nghề phi nông nghiệp tồn tại như đan lát, nghề mộc, cơ khí, dệt may, sành sứ, chế biến nông sản…tuỳ theo nhu cầu và đặc điểm của mỗi nơi sự phát triển có khác nhau. Ngay từ thời kỳ xây dựng nền văn hoá Đông Sơn rồi đến cả thời kỳ Pháp thuộc có những ngành nghề TTCN nông thôn của Việt Nam đã phát triển và chinh phục được cả người tiêu dùng ngoại quốc [47]. Rồi tiếng vang của gốm sứ Bát Tràng khiến cho người Nhật, người Hà Lan và người Malaixia đã phải ca ngợi và mua rất nhiều sản phẩm của Bát Tràng vào những năm 1970. Trong những năm 1749, tơ lụa Việt Nam đã khiến cho đất nước khởi nguồn của tơ lụa thế giới là Trung Quốc kính nể và đã đặt mua rất nhiều. Tài năng của những người thợ Việt Nam đã được giới nghệ thuật đánh giá rất cao. Năm 1985, một tác giả người pháp đã không tiếc lời ca ngợi thợ khảm của Việt Nam rằng “khi quan sát khiếu thẩm mỹ và sự chuyên tâm của người thợ khảm trong khi làm các vật phẩm của mình, người ta có thể cảm nhận được rằng đó là những nghệ nhân đã nắm vững những khái niệm công nghệ ở một trình độ cao nhất ” [45].
Từ thời Lý, Trần các ông vua thời này đã rất quan tâm đến ngành nghề TTCN của nước nhà. Nhưng dưới thời quân chủ, vào thế kỷ XVIII, người dân làm nghề bị đánh thuế rất nặng đến lỗi “bần cùng dân phải bỏ nghề” [8]. Trong gần một thế kỷ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp đã thi hành chính sách 2 mặt đối với ngành nghề TTCN của Việt Nam. Một mặt thì đối xử cởi mở, hỗ trợ cho phát triển với mục đích ác độc là nhằm thu hút dân ta vào công việc sản xuất để họ mải mê làm ăn mà quên đi cái nhục mất nước [37]. Mặt khác chúng hạn chế tối đa những ngành nghề mà động chạm tới lợi nhuận của tư bản Pháp, chúng chỉ tập trung đẩy mạnh những ngành nghề mà phục vụ cho quân đội viễn chinh cũng như phục vụ cho việc xuất khẩu để đem lại lợi nhuận cho Nhà nước bảo hộ.
Sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với TTCN trên cơ sở tận dụng lao động dư thừa của người nông dân là rất khéo léo. TCN đã phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngoài việc thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển các ngành nghề TTCN còn góp phần quan trọng vào việc dựng nước và giữ nước như rèn cung tên, giáo mác, vũ khí cho nghĩa quân chống giặc ngoại xâm (đó là làng đúc đồng Đại Bái), sản xuất giấy cho in báo Cứu quốc (giấy gió Phong Khê)
Vào đầu thế kỷ XX, các ngành nghề TTCN trong nông thôn có nghề đã rất phát triển như ngành dệt có làng Vạn Phúc, Nghĩa Đô; về gốm sứ có Bát Tràng, Phù Lãng, Hương Canh; làng đúc đồng có Đại Bái, Trà Đông, Cầu Nôm; làng rèn sắt có Vân Tràng, Kiên Lao, Đa Sỹ [37]…. Sự hình thành và phát triển của các làng nghề này chính là sự biểu hiện của sư phân công lao động xã hội đã phát triển. TCN đã từng bước tách khỏi nông nghiệp. ở các làng nghề trên đều xuất hiện lớp người buôn bán những sản phẩm do gia đình, phường hội của họ sản xuất ra. Vào những năm 1950-1959, các ngành nghề TTCN phát triển mạnh ở miền Bắc, có trên 15 vạn cơ sở với gần 45 vạn lao động. Mỗi làng có từ 5-10 hộ khá lớn có khả năng về vốn, kỹ thuật để thâu tóm sự hoạt động của các làng như: cung cấp nguyên vật liệu, mẫu mã sản phẩm, bao tiêu sản phẩm hay còn gọi là làm chủ thu mua. Ngoài ra còn có sự hợp tác phân công khá chặt chẽ giữa các hộ để thực hiện chuyên môn hoá từng khâu trong công việc sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên, sự phân công lao động này còn rất chậm chạp. ở thời kỳ này, các làng nghề vẫn còn một bộ phận đáng kể làm nông nghiệp. Xét về mặt hình thái kinh tế thì các làng nghề TCN vẫn là loại làng “công – nông – thương nghiệp”. Các làng nghề đã có ưu thế hơn hẳn so với những làng làm nông nghiệp thuần tuý. Từ đó cho thấy rằng, kinh tế gia đình trong các làng nghề đã sử dụng có hiệu quả sức lao động nông nhàn. “Lịch sử kinh tế nước ta đã chứng minh: bản thân nông nghiệp phải kết hợp với các ngành nghề khác. Đó là sự kết hợp đa thành phần kinh tế, mở rộng kinh tế gia đình kiểu này cho phép sử dụng 1/3 số lao động nông thôn chưa có việc làm” [37]
- Giai đoạn từ năm 1961 đến1985( trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế):
Những năm 1960 phong trào hợp tác hoá phát triển mạnh ở miền Bắc, HTX được coi là một đơn vị phát triển kinh tế trong khi đó kinh tế hộ, kinh tế tư nhân không được quan tâm đúng mức. Lúc này sản xuất hàng thủ công truyền thống được dựa trên chỉ tiêu kế hoạch. Các HTX trong đó có các tổ chức thương nghiệp nhận các hợp đồng với các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là tổ chức thương nghiệp quốc doanh sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch, các sản phẩm đó được bán tại các mậu dịch quốc doanh, cửa hàng bách hoá của Nhà nước và xuất khẩu. Người tiêu dùng trong nước thì mua hàng tại các cơ sở thương nghiệp của Nhà nước. HTX tập hợp lao động trong tổ đội ngành nghề để sản xuất sản phẩm theo hợp đồng [19]. Số lượng người sản xuất đơn lẻ rất ít, ngay cả các gia đình sản xuất hàng gia truyền cũng không có cơ sở sản xuất lớn.
Trong những năm này, nhờ ký được các hợp đồng bán hàng thủ công cho Liên Xô và các nước XHCN nên nhiều mặt hàng được làm từ nguyên liệu có giá thành rẻ như thảm bẹ ngô, thảm đay…. Và một số mặt hàng như gậy trượt tuyết, cần câu, hàng mây tre đan, hàng cói được xuất khẩu khá mạnh. Khách hàng của các ngành nghề lúc đó chưa “kén” lắm nên sản phẩm của các ngành nghề được sản xuất khá nhiều và các tổ đội ngành nghề trong HTX có điều kiện phát triển và tồn tại. Cơ chế kế hoạch hoá cao độ đã đưa đại bộ phận các hộ gia đình ở nông thôn vào HTX, trong đó có các hộ làm nghề thủ công truyền thống.
Những năm 1980-1985 sản xuất hàng thủ công truyền thống bị giảm xút nhanh chóng do sự cắt giảm lượng hàng xuất khẩu sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Từ đó hầu hết các đội nghề trong HTX bị giải thể hay phải bỏ nghề để kiếm kế sinh nhai. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ đã chuyển sang hình thức tổ chức sản xuất khác như xí nghiệp tập thể, HTX cổ phần nhằm phát huy tốt sức mạnh của kinh tế hộ gia đình kết hợp với kinh tế hợp tác mà bám trụ thành công trong cơ chế thị trường như: HTX cơ khí 2-9 (Bắc Giang), HTX Đoàn Kết (Thái Bình), HTX may Đại Đồng (Hưng Yên)… [26]
- Giai đoạn sau đổi mới 1986 đến nay:
Từ những năm 1986 đến nay, thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới của Nhà nước, theo đườg lối đổi mới của Đảng ta đã xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kinh tế nước ta phát triển theo kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Phát triển nhiều thành phần kinh tế đã tạo cơ hội cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế trong đó có sản xuất TTCN trong nông thôn. Nhà nước đã có những chủ trương chính sách phát triển TTCN nông thôn nên các ngành nghề TTCN có điều kiện phát triển. Nhiều làng nghề đẩy mạnh sản xuất, tăng nhanh sản phẩm hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu, tạo được nhiều công việc, giải quyết tốt công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.
Miền Bắc là nơi có số ngành nghề TTCN nhiều, tập trung và đa dạng hơn cả. Đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng có mật độ tập trung cao nhất với các ngành nghề TTCN nổi tiếng từ lâu đời. Riêng 7 tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có tới 398 làng nghề, chiếm gần 1/3 tổng số làng nghề của cả nước [31]. Theo kết quả nghiên cứu cuat tác giả Dương Bá Phượng năm 1988 thì tổng số làng nghề của 18 tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng là 731 làng nghề trong đó có 516 làng nghề mới với tổng số 594.303 lao động làm nghề [19].
Hiện nay, ngành nghề TTCN nông thôn tồn tại dưới nhiều hình thức kinh tế như: xí nghiệp quốc doanh, HTX, công ty TNHH, DNTN, hộ gia đình và cả lao động cá thể. Từ khi thực hiện “Đổi mới” nền kinh tế đã làm cho các ngành nghề, các làng nghề, các cơ sở sản xuất hàng truyền thống dần khẳng định được vị trí của mình trên thương trường, có nhiều nghề mới xuất hiện, đồng thời cũng có những nghề bị mai một, phải chuyển hướng. Tất cả đều chịu sự tác động của quy luật kinh tế thị trường. Tuy vậy, nhiều thợ thủ công vẫn kiên trì bám nghề gia truyền, giữ được những nét văn hoá truyền thống, rất nhiều người đã biết gắn kết giữa những nét truyền thống với hiện đại
Ngành nghề TTCN nông thôn phát triển đã làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân. Thu nhập bình quân của một lao động từ sản xuất ngành nghề TTCN ở các cơ sở chuyên là 1.000.000đ -1.500.000 đồng/tháng, ở hộ chuyên là 800.000đ - 1.000.000 đồng/tháng, ở hộ kiêm 500.000 – 750.000 đồng/tháng. gấp 1,6 đến3,9 lần so với lao động thuần nông [36]. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà ngành nghề nông thôn nói chung và các ngành nghề TTCN nông thôn nói riêng trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể, thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN dần được mở rộng, có những sản phẩm đã xuất khẩu sang nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Mỹ, các nước Đông Âu, Tây Âu, Bắc Âu…[26] và thị trường truyền thống Nga cũng dần được khôi phục trở lại.
Tuy nhiên sự phát triển của ngành nghề TTCN nông thôn đặc biệt là ở các khu vực làng nghề đã phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như ô nhiễm môi trường, tồn đọng sản phẩm do sản xuất ồ ạt, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, các mâu thuẫn nảy sinh với sản xuất nông nghiệp…
2.2.3 Xu hướng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nước ta
Xuất phát từ vị trí vai trò to lớn của ngành nghề TTCN nông thôn, nhiều làng ngành nghề TTCN đã được khôi phục và phát triển, các ngành nghề TTCN phát triển là xu hướng tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế đất nước, bởi phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nói chung và ngành nghề TTCN nông thôn nói riêng sẽ giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động thời vụ và thiếu việc làm trong nông thôn. Ngành nghề TTCN đã tạo điều kiện cho người dân nông thôn nâng cao thu nhập, đóng góp không nhỏ vào GDP của địa phương, làm cho cơ cấu kinh tế của địa phương biến đổi theo hướng tích cực là tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH.
Sau một thời gian lao đao tìm kiếm, chuyển đổi thị trường và tổ chức lại sản xuất để thích nghi với cơ chế thị trường, dần dần hàng truyền thống Việt Nam đã tìm ra lối thoát. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20 hàng thủ công truyền thống của Việt Nam đã tìm ra bước đi đúng hướng cho mình, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đã đạt hàng triệu USD.Hiện nay nhiều làng nghề TTCN đã được khôi phục và ngày càng nổi tiếng như gốm Vĩnh Long (Đồng Nai), đã cạnh tranh được với hàng gốm sứ của Trung Quốc, Thái Lan và đang có mặt ở trên nhiều nước trên thế giới là Đức, Pháp, Mỹ, Nhật…, thậm chí còn lọt cả vào thị trường Trung Quốc (13). Đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ (Bắc Ninh), một làng nghề có đến trên 80 công ty TNHH và trên 500 hộ làm đồ gỗ có quy mô lớn, doanh thu hàng vài tỷ đồng trên năm, mức thu nhập của mỗi người thợ chạm gỗ vào khoảng trên 1,5 triệu đồng/tháng (42). Cả “một làng nghề độc đáo” (14) của Hoài Đức (Hà Tây), khi nghề dệt the lụa không còn thị trường tiêu thụ thì người La Phù (Hoài Đức) chuyển sang làm tổng hợp: làm bún, miến, nấu nha, cất rượu, mây tre đan… sau khi kinh tế đã khá vững chắc do sản xuất kinh doanh tổng hợp mang lại, La Phù dựa trên kinh nghiệm truyền thống của mình đã chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển nghề dệt len, thu hút trên 10 ngàn lao động nông nhàn ở các xã bên cạnh (14), góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nông thôn Hoài Đức…
Để giúp cho nền kinh tế phát triển theo đúng quy luật của nó thì sản xuất ngành nghề TTCN cũng phải được vận động phát triển theo đúng xu thế kinh tế thị trường. Các ngành nghề sẽ tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phong phú về chủng loại. Trên cơ sở xác định hướng đi đúng đắn, hạn chế gặp phải những rủi ro trong quá trình kinh doanh, tự do phát huy thế mạnh, lợi thế của mình, đặc biệt là bí quyết gia truyền… Cơ chế kinh tế mới đã có tác động to lớn tới xu hướng phát triển của các ngành nghề TTCN, làm xuất hiện các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới, trong nông thôn đã xuất hiện các hộ kinh doanh, các Công ty TNHH, DNTN ...
Khuyến khích đầu tư, thu hút vốn cho các làng nghề sẽ tạo điều kiện cho các ngành nghề TTCN nông thôn có điều kiện phát triển, các cơ sở sản xuất được mở rộng. Đào tạo tay nghề, nâng cao dân trí của người lao động trong các làng nghề, ngành nghề, đồng thời tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Hướng kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá sẽ tạo ra bầu không khí mới, cách nhìn mới, cách tổ chức sản xuất mới trong phát triển tiểu thủ công nghiệp. Tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi để xuất khẩu, hội nhập để nâng cao hiểu biết, tiếp thu kinh nghiệm kỹ thuật hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Sự phát triển của ngành nghề TTCN sẽ dẫn đến sự hình thành và phát triển thị trường hàng hoá ngay trên địa bàn nông thôn, thúc đẩy mạnh quá trình đô thị hoá nông thôn. Đồng thời các ngành nghề TTCN nông thôn phát triển sẽ thực hiện nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và phân công lại lực lượng lao động theo hướng “ly nông bất ly hương” (16). Một số khâu sản xuất trong ngành nghề TTCN sẽ tiến tới cơ giới hoá, tạo điều kiện cho quá trình thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
Nhưng bên cạnh đó, ngành nghề TTCN nông thôn phát triển đã nảy sinh ra rất nhiều vấn đề đáng quan tâm. Để có thể phát triển ngành nghề TTCN nông thôn một cách vững chắc, có hiệu quả hơn thì một số vấn đề cần phải quan tâm nghiên cứu và có giải pháp tốt đó là : Thị trường cho sản xuất bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước, thị trường đầu ra, đầu vào; mặt bằng cho sản xuất và trang thiết bị nhà xưởng; vốn cho sản xuất; khoa học công nghệ; nguồn nhân lực phục vụ trong các làng nghề và cả vấn đề môi trường… Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, đồng thời cũng là vấn đề hết sức thời đại hiện nay. Sự ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở Việt Nam đang ở mức báo động, đặc biệt là các làng nghề tái chế lynon, rèn đúc kim loại, làm gốm sứ, chế biến nông sản… Nhiều nơi như: Bát Tràng, Phú Đô, Mễ Trì của Hà Nội; Vân Hà, Đại Bái, Đa Hội của Bắc Ninh… tình trạng ô nhiễm môi trường đã vượt quá mức báo động cho phép. Ô nhiễm không khí, nguồn nước, nhiệt độ tăng, lượng khí CO,CO2, SO2 tăng gấp 6 lần mức độ trung bình cho phép.
2.2.4 Một số kết quả nghiên cứu khảo sát ngành nghề TTCN nông thôn
Phát triển ngành nghề TTCN nông thôn có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với việc phát triển nông thôn, thúc đẩy tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Ngành nghề TTCN không chỉ phát triển ở các nước có nền kinh tế lạc hậu m._. phương.
Bên cạnh cái được do sản xuất ngành nghề mang lại thì cũng cần phải thấy được cái mất: Đó là sự phá huỷ môi trường tự nhiên trong lành; sự nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng, thậm chí đến cả tính mạng con người; sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng nông thôn; gây thiệt hại ngay cả đến sản xuất nông nghiệp... Môi trường tại các làng nghề sản xuất TTCN bị phá huỷ sẽ ảnh hưởng đến môi trường chung của cả cộng đồng. Việc tìm ra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục là việc làm hết sức cần thiết. Xác định rõ các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trong huyện và có biện pháp khắc phục tương ứng . Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý môi trường, hạn chế tối thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường; có chính sách khuyến khích đổi mới áp dụng công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất sạch trong các làng nghề.
- Giải pháp về ưu đãi đầu tư, tài chính tín dụng
+ Thực hiện chính sách về ưu đãi đầu tư của tỉnh: các chính sách về miễn giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư theo quy định của chính phủ, các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư trên địa bàn nông thôn của tỉnh còn được hưởng một số chế độ ưu đãi riêng theo cơ chế ưu đãi đầu tư của tỉnh như: Ưu tiên bố trí mặt bằng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề. Ngoài ra cần bổ sung thêm việc hỗ trợ kinh phí di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư.
+ Cho phép các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nông thôn được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp vay vốn ngân hàng.
+ Cần đơn giản các thủ tục cho vay đi liền với tăng cường dịch vụ thanh toán, bảo lãnh tín dụng, tư vấn cho doanh nghiệp.
+ Đi liền với phát triển công nghiệp nông thôn cần phát triển các quỹ tín dụng để có thể huy động được vốn nhàn dỗi trong dân để cho vay đầu tư phát triển sản xuất.
+ Tỉnh sớm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Giải pháp về nguyên liệu cho sản xuất
Đối với nguyên liệu tự nhiên, cần có sự thăm dò, đánh giá trữ lượng lập bản đồ quy hoạch, khuyến khích việc hình thành những doanh nghiệp chuyên nghành khai thác đầu tư công nghệ để khai thác đảm bảo chất lượng hàng hoá. Đồng thời khuyến khích một số cơ sở có khả năng kinh doanh hình thành doanh nghiệp chuyên thu mua và cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất TTCN nông thôn tạo ra sự phân công lao động chuyên môn hoá nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
4.2.2.2 Các giải pháp cụ thể
- Về tổ chức sản xuất
+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất tham gia các hình thức hợp tác sản xuất, đa dạng hoá các hình thức ( hộ, tổ hợp tác, công ty TNHH, DNTN, HTX) nhằm tăng sức cạnh tranh và củng cố quan hệ sản xuất.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho các làng nghề TTCN thành lập trung tâm ( hoặc doanh nghiệp, công ty TNHH…) đảm nhiệm giới thiệu đầu ra, đầu vào của sản phẩm; hoặc đảm nhận các việc đầu tư các khâu sản xuất mang tính chuyên môn hoá tập trung.
+ Tăng cường hợp tác, kinh doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong tỉnh, ngoài tỉnh và ngoài nước.
+ Thành lập các hiệp hội ngành nghề có nhiều thành phần kinh tế tham gia.
- Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn
+ Thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các xã có ngành nghề TTCN nông thôn, đặc biệt là đối với các làng nghề đạt chuẩn. Xây dựng phát triển làng nghề mới phải đầu tư thiết bị phù hợp, hỗ trợ mở rộng thị trường .Cần lựa chọn bồi duỡng một số doanh nghiệp trẻ năng động, làm nòng cốt thu hút các cơ sở ,cá nhân khác phát triển ngành nghề TTCN nông thôn.
+ Đối với nghệ nhân ,thợ giỏi , người có công đưa nghề mới huyện :
Nhằm khuyến khích phát huy vai trò của các nghệ nhân ,thợ giỏi và động viên người có công đưa nghề mới về địa bàn huyện để khôi phục và phát triển nghành nghề TTCN . Phải xây dựng tiêu chuẩn nghệ nhân .thợ giỏi, trìng tự , thời gian hồ sơ và những chế độ ưu đãi, đối với nghệ nhân, thợ giỏi có công đưa nghề mới về huyện để hàng năm hội đồng duyệt cấp tỉnh xét công nhận các danh hiệu trên.
- Giải pháp về đào tạo nghề và hỗ trợ sau đào tạo
Hiên nay trên địa bàn huyện Lập Thạch đang triển khai Nghị quyết 03 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh phúc về đào tạo nghề và nâng cao kiến thức cho người nông dân, nhưng phần lớn chỉ đào tạo nghề cho ngành nông nghiệp, còn đào tạo nghề cho công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, để phát triển nông thôn nói chung, ngành nghề TTCN nông thôn nói riêng thì việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho lao động ngành nghề là hết sức cần thiết, để hoạt động đào tạo nghề có hiệu quả cần phải thực hiện tốt các công việc sau:
+ Xác định đối tượng đào tạo: Bao gồm những chủ hộ có nguyện vọng thiết tha và có khả năng trở thành chủ hộ sản xuất nhành nghề TTCN quy mô lớn, đào tạo nghề cho những lao động trẻ tại địa phương như: Nghề mộc, nghề xây, nghề may...và tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho họ để tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
+ Xây dựng nội dung đào tạo: Như đào tạo kỹ năng về quản lý, các kiến thức kỹ năng của từng ngành nghề cụ thể...
+ Về hình thức đào tạo: Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn...tại đại phương.
- Đào tạo gắn với hỗ trợ sau đào tạo
+ Đào tạo gắn với các dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề tại địa phương, để tạo ra việc tại chỗ cho lao động đại phương.
+ Đào tạo gắn với việc chuyển giao KHKT đồng thời thực hiện việc xuất khẩu lao động để giảm bớt sức ép về dư thừa lao động tại địa phương.
5. kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận.
1.Phát triển ngành nghề TTCN nông thôn ở huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc được đặt ra xuất phát từ yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn. Đây là lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng trong qúa trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.
2. Ngành nghề TTCN nông thôn của huyện đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế của huyện: góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện theo hướng CNH-HĐH. Ngành nghề TTCN nông thôn phát triển kéo theo các hoạt động dịch vụ xã hội khác phát triển, các hộ nông dân không làm nghề cũng có thêm điều kiện để tăng thu nhập thông qua phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại.
3.Phát triển ngành nghề TTCN nông thôn ở huyện Lập Thạch không những có ý nghĩa về kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vấn xã hội trong nông thôn như: tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo và giảm mức độ chênh lệch về đời sống vật chất, tinh thần giữa nông thôn và thành thị. Ngành nghề TTCN nông thôn nông thôn của huyện đã tạo việc làm cho hơn 8 ngàn lao động với thu nhập bình quân là 1 triệu đồng/tháng.
4. Phát triển ngành nghề TTCN nông thôn đã đem đến cho nông thôn một bộ mặy mới với các mối quan hệ kinh tế mới được hình thành. Tại khu vực làng nghề phát triển đã xuất hiện các hình thức tổ chức kinh doanh mới đó là các công ty TNHH, các DNTN. Vai trò của các hình thức kinh tế này là rất lớn, đặc biệt là vai trò tiên phong trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã sản phẩm.
5. Vấn đề nguyên liệu cho sản xuất TTCN của huyện, đặc biệt là nguyên liệu thuộc tài nguyên không tái tạo như: đá mỹ nghệ, đất sản xuất gạch cần phải có kế hoach khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả, các nguyên liệu khác thuộc tài nguyên tái tạo được, song đòi hỏi phải được quan tâm có tính chiến lược nhằm đảm bảo đủ, chủ động, chất lượng nguyên liệu tốt cho sản xuất. Tránh tình trạng để giá cả nguyên liệu không ổn định dẫn đến chất lượng giảm và gây trở ngại cho sản xuất của các hộ.
6. Sự phát triển của ngành nghề TTCN nông thôn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường về sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ . Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm của các ngành nghề TTCN là rất lớn. Tuy nhiên cần phải nâng cao chất lượng, phong phú về chủng loại, cải tiến mẫu mã sản phẩm và tìm cách thâm nhập vào các thị trường, chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín sản phẩm cũng như các nội dung tiếp thị khác.
7. Số lương nghề và các xã có ngành nghề TTCN của huyện Lập Thạch là rất ít so với các khu vực khác, do đó xu hướng phát triển ngành nghề TTCN nông thôn là nhân nghề và phát triển nghề mới ra diện rộng của huyện nhằm giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho nông dân, song đang có những mâu thuẫn với các vấn đề như tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển làng nghề, vấn đề môi trường . Cần có sự quy hoạch và đặc biệt quan tâm tới đào tạo, bồi dương nâng cao trình độ cán bộ quảnlý ở các doanh nghiệp và các địa phương. Tăng cường đào tạo, hướng dẫn dạy nghề cho người lao động.
8. Lao động ở các ngành nghề TTCN nông thôn phần lớn là chưa qua đào tạo, chủ yếu là theo hình thức truyền nghề của các thế hệ trước, việc tổ chức và phân công lao động tại các ngành nghề còn mang tính tự phát, các lao động có tay nghề, những nghệ nhân, thợ giỏi chưa phát huy được vai trò của mình trong những công việc tạo ra giá trị của một ngày công lao động cao hơn. Việc đào tạo và tổ chức các lớp hướng dẫn dạy nghề cho các ngành nghề còn quá ít, nội dung đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nguồn nhân lực của các nghề.
9. Do khó khăn về vốn, phần lớn lao đông chưa có tay nghề cao, thị trường tiêu thu chưa được mở rộng, do đó hiệu quả kinh tế của các hộ làm nghề còn thấp. Trong những năm tới với chủ trương là tăng số lao động và số hộ nông dân tham gia làm nghề, đặc biệt là việc chuyển một lượng lớn số hộ thuần nông sang làm kiêm ngành nghề thì việcthực hiện các giảI pháp trên sẽ là tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững.
5.2. Kiến nghị
Để phát triển ngành nghề TTCN nông thôn huyện Lập thạch trong thời gian tới một cách bền vững.Qua nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển ngành nghề TTCN nông thôn của huyện, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm gợi ra những ý kiến đóng góp cho quá trình phát triển ngành nghề TTCN nông thôn.
- Tạo điều kiện cho các địa phương có nghề có được các dự án về phát triển ngành nghề TTCN và bảo vệ môi trường tại các làng nghề như xây dựng khu sản xuất, cụm công nghiệp, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thu gom chất thải, rắn...
- Cần có những chính sách phù hợp để khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi khi có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nghề, tạo điều kiện cho các địa phương và huyện mở được các lớp đào tạo nghề cho người lao động.
- Hỗ trợ điều kiện cho các cơ sở sản xuất và hộ sản xuất được vay vốn kinh doanh. Tạo điều kiện cho các hộ và cơ sở tiếp cận với các quỹ phát triển quốc gia để họ được vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Nghiên cứu, xem xét để đề nghị miễn, giảm thuế, đặc biệt là đối với các cơ sở có hàng xuất khẩu. Miễn, giảm thuế sẽ kích thích người sản xuất đầu tư cho mở rộng phát triển nghề và đầu tư cho cải thiện môi trường.
- Ngành nghề TTCN nông thôn phát triển đã góp phần tăng ngân sách địa phương, cho các quỹ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Địa phương và huyện nên trích từ nguồn kinh phí này để tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động và hỗ trợ thông tin về thị trường sản phẩm hàng hóa cho các nghề.
- Các địa phương cần có cơ chế quản lý thông thoáng để cho các cơ sở và hộ sản xuất kinh doanh được thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho các cơ sở và hộ sản xuất ngành nghề tiếp cận với khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại, phương hướng sản xuất mới, cần hỗ trợ họ trong việc tìm kiếm thị trường, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ nơi khác để họ có điều kiện chuyển hướng sản xuất sang các mặt hàng có thu nhập cao hơn.
- Các cơ sở sản xuất cần phát huy cao độ tính tự chủ trên cơ sở thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cần chủ động, sáng tạo trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường và tiếp cận những công nghệ mới trong việc bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và bảo vệ môi trường. Chủ động trang bị đầy đủ kiến thức quản lý sản xuất, kiến thức kinh doanh, kiến thức về pháp luật.... để chủ động kinh doanh trong kinh tế thị trường.
- Đề nghị tỉnh ưu tiên dành vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất TTCN, có chính sách hỗ trợ về chuyển giao khoa học, công nghệ, tăng cường cán bộ chuyên môn, hỗ trợ về vốn tín dụng, hỗ trợ và giúp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến kêu gọi đầu tư, giới thiệu cho huyện một số dự án phát triển cụm công nghiệp, xây dựng các cơ sở công nghiệp sản xuất gạch ốp lát cao cấp, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, sản xuất giày da, làm hàng gia công xuất khẩu, tạo điều kiện giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Các cơ sở, các hộ sản xuất ngành nghề nên mạnh dạn vay các nguồn vốn hỗ trợ để nâng cao khả năng đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cải tiến sản phẩm để tăng thu nhập, giải quyết việc làm và tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội.
Tài liệu tham khảo
1.
Ban biên tập Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam, (1994) - Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (8/2000) - Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010 tại Hội nghị phát triển ngành nghề nông thôn các tỉnh phía Bắc, Hà Nội.
3
Đảng cộng sản Việt Nam (2006)- Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia
4.
Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn, (1998) - Ngành nghề nông thôn Việt Nam , NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5.
Nguyễn Văn Đại và Trần Văn Luận (1997) - Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, NXB Nông nghiệp,Hà Nội.
6.
Phạm Vân Đình, (1998)- Phát triển xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
7.
Phạm Vân Đình, Đinh Văn Hiến và Nguyễn Phượng Lê, (4/2000)-Nghiên cứu những vấn đề cần giải quyết trong phát triển làng nghề truyền thống ở vùng đất cổ Kinh Bắc, đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội
8.
Huyện uỷ Lập Thạch, (11/2005) - Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, phương hướng nv nhiệm kỳ 2005-2010.
9.
Nguyễn Huy Phúc, (1996) - Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858-1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
10.
Trương Văn Phúc, (1997) - Vai trò ngành nghề nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, Hội thảo khoa học, Hà Nội.
11.
Liên minh hợp tác xã Việt Nam, (8/2000) - Báo cáo tham luận về lựa chọn các mô hình tổ chức sản xuất thích hợp là biện pháp quan trọng để thúc đẩy các ngành nghề ở nông thôn phát triển, Hà Nội
12. Nguyễn Điền(1997), CNH nông nghiệp nông thôn các nước châu á và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Phạm Văn Đình(1998), phát triển xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc, NXB Nông nghiệp, hà Nội.
14. Phạm Vân Đình (2002), “Một số vấn đề kinh tế nay sinh trong phát triển làng nghề vùng đất cổ kinh bắc”, Hoat j động khoa học, (10), tr. 23.
15. Phạm Vân Đình, Đinh Văn Hiến và Nguyễn Phượng Lê (2000), Nghiên cứu các vấn đề cần giả quyết trong phát triển LNTT ở vùng đất cổ kinh Bắc”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
16. Phạn Vân Đình, Ngô Văn Hải và cộng sự (2002), Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trong nước hàng thủ công nghệ truyền thông của Việt Nam, hà Nội, tr.5.
17. Đỗ Trà Giang (2001), Sứa sống mới của làng nghề mỹ nghệ truyền thống của, Báo Sài Gòn giải phóng, số ra ngày 18/12/2001.
18. Giáo trình kinh tế phát triển (1999) Tập I, Tr]ờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, NXB thống kê, Hà Nội, tr.5.
19. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nguyên lực đi vào CNH- HĐH- NXB Chín trị quốc gia, Hà Nội.
20. Tô Huy Hợp (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội.
21. HTX cơ khí Mỹ Đồng (2001), Dự án khôi khục và phát triẻn làng nghề đúc gang xã Mỹ Đồng, Hải Phòng.
22. Phương Khánh (2002), Làng nghề với môi sinh, môi trường, Báo Nhân dân số ra ngày 25/1/2003.
23. Trần Ngọc Khuynh (2001), Thực trạng và một số giả quyết chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành nghề mây tre đan xuất khẩu ở huyện chương Mỹ - Hà Tây, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Nông Nghiệp I,hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Kính ( 2002), “ Nghề và làng nghề với chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội”, Văn hoá dân gian,Viện nghiên cứu van hoá dân gian, 3(81),tr.21.
25. Hoàng Lan(2002), Sơn mài làng Hạ Thái Mài ra... bệnh,báo tiền phong số 231 ngày 19/11/2002, tr.3
26. “ Làng nghề Hà Tây- báo lao động môi trường” (2000), Khoa học và phát triển, (20) tháng,tr,10.
27. Nguyễn Thị Hoàng Đan (2003), Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành ngành nghề truyền thống trong nông thôn ở huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Nông Nghiệp I,hà Nội.
28. Trần văn luận, Nguyễn Văn Đại (1997), tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển NNTT, NXB Nông nghiệp, hà Nội.
29. Lê Hồng Lý, Trương Minh Hằng, Trương Duy Bích (1999), Nghề thủ công nghệ đồng bằng sông Hồng tiềm năng, Thực trạng và một số kiến nghị, Hà Nội .
30. Maaruoka (2000), “Chíng sách khôi phục và phát triển nghề thủ công Mỹ nghệ truyền thống ở nhật Bản” Nghiên cứu kinh tế, (267).
31. Lê Phú Quang (2000) Thực trang và giải pháp chủ yếu để bảo tồn và phát triển thủ công truyền thống ở một số làng nghề vên thành phố Huế, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nông Nghiệp I, hà nội, tr 21
32. Vũ huy phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1854-1945), NXB Khoa học xã hội, Hà nội.
33. Dương Bá Phượng và Phạm Văn Mai (1998), Kết quả nghiên cứu làng nghề của các Tỉnh đồng bằng Sông hồng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
34. Nguyễn Trần Quế, 1995, xác định hiệu quả kinh tế của nền kinh tế sản xuất xã hội, của doanh nghiệp và đầu tư, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr21
35. Quyết định số 132/2000/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển NNTT (2000) ngày 24/11/2000,Hà Nội
36. Vũ Thị Hoa (1999),phát triển CNTT ở đồng bằng sông Hồng theo hướng CNH - HĐH ở nước ta hiện nay, luận văn tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Chu Quang Trứ, Nguyễn Du Chi (1991),các nghề thủ công mỹ nghệ dan gian, Sở văn hoá thông tin Hà Nội.
48. UBND huyện Thuỷ Nguyên (2000), Báo cáo tình hình phát triển làng nghề huyện Thuỷ Nguyên tháng 9/200, Hải Phòng.
39. UBND huyện Lập Thạch (2007), Báo cáo tình hình phát triện làng nghề huyện Lập Thạch tháng 9/2007.
40. UBND huyện Thuỷ Nguyên, Phòng Công Thương nghiệp huyện (2002), báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - THCN-GTVT- KHCN huyện Thuỷ Nguyên tháng 8/2002, Hải Phòng.
41. UBND huyện Lập Thạch (2007), Báo cáo tình hình phát triện làng nghề huyện Lập Thạch tháng 12/2007.
42. Viện Ngôn ngữ học( 1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
43. Trần Quốc Vượng ( 2001), “ Làng nghề và đặc trưng văn hoá nông thôn Việt Nam”, Nguồn sáng tạo dân gian, (1), tr.7.
44. Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Thảo (2000), Làng nghề, Phố nghề Thăng Long- Hà Nội, Trung tân triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam xuất bản.
45. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thông Việt Nam, NXB, Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Phiếu phỏng vấn hộ nông dân
(nhóm hộ:………………………)
I.Các thông tin về hộ
1.1. Họ tên chủ hộ: 1,2, Nam,nữ: …………….
1,3. Tuổi: tuổi , 1.4.Dân tộc: …………….
1.5. Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp lớp: …………….
1.6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
- Công nhân kỹ thuật: - Cao đẳng:
- Trung cấp - Đại học
1.7. Địa chỉ của hộ:
- Xóm: ..... thôn …………….Xã: …………………Huyện: …………………....................
- Điện thoại:(nếu có) ……………………………………………………………………….
1.8. Tổng số nhân khẩu trong hộ: ……………………………………………………….….. người
- Số lao động chính trong hộ: ………………………………………………………...người
Trong đó: Lao động nam: ……..người. Đã tốt nghiệp lớp: ……….
Lao động nam: ……..người. Đã tốt nghiệp lớp: ……….
- Số lao động đang trong độ tuổi đang đi học: …………………………………….…người
1.9.Ước tổng TN năm 2002 của hộ thông qua LĐ của các thành viên trong hộ: ………….…đồng
Bình quân thu nhập năm 2002 theo đầu nhân khẩu trong hộ: ……………………………..….đồng
II.Tình hình việc làm, đầu tư cho sản xuất và thu nhập của hộ gia đình
2.1.Tình hình việc làm hiện nay của hộ:
- Không đủ việc làm cho LĐ của hộ - Đủ việc làm
- Đủ việc làm nhưng thất thường - Phải thuê LĐ ngoài
Nếu phải thuê lao động ngoài thì thuê thường xuyên hay thuê theo thời vụ
Số lao động thuê thường xuyên: …………người. Tiền công: ………đồng/tháng
Số lao động thuê thời vụ: ………………...người. Tiền công: ………đồng/1công
2.2. Các công việc sản xuất kinh doanh gia đình làm năm 2002;
+ Trồng trọt + Chăn nuôi + Nghành nghề phi N2
- DT lúa(sào) …… - Lợn(kg thịt hơi) …… ……………………………….
- NS lúa (tạ/sào) …... - Trâu, bò (con) …… ………………………………
- DT cây ăn quả(m2) …… - Gia cầm(kg) …… ………………………………
- Cây trồng khác …… - Thuỷ sản(kg) …… ……………………………...
Công việc thuộc nghề truyền thống của hộ: ………………………………………………………..
Thời gian bắt đầu nghành nghề này của hộ từ: …….../ ………./ ………….
Nghề truyền thống của hộ là lưu truyền của tổ tiên hay là đi học của hộ khác? ……….
Ước: + Thời gian hoạt động sản xuất bình quân của hộ trong 1 năm: ………tháng
+ Thời gian hoạt động sản xuất bình quân của hộ trong một tháng……… ngày.
Số lao động của hộ có kỹ thuật( được đào tạo, hướng dẫn học nghề): …. người.
Số lao động là thợ giỏi: ………………………………………………….người
Với hộ chỉ sản xuất trồng trọt và chăn nuôi thì trước đây có khi nào làm những nghề TTCN này không?
Có Không .. Nếu có thì tại sao bỏ nghề ……………………....................................
2.3. ước thu nhập từ nhà sản xuất kinh doanh của hộ ( năm 2002)
- Từ trồng trọt: ……………….. đồng
- Từ chăn nuôi: …………………đồng
- Từ nghành nghề TTCN: ………….đồng
- Từ công việc khác: ………….đồng
2.4. Mức thu nhập trên đối với gia đình là:
Đủ Tạm đủ Thiếu khác…………………………….
2.5. ước chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ ( năm 2002)
- Cho trồng trọt: …………..đồng
- Cho trồng trọt ……………………………….đồng
- Cho nghành nghề truyền thống: ……………….. đồng
- Cho công việc khác: ………………….đồng
* Tổng số: …………………đồng
2.6. Gia đình có ý định mở rộng sản xuất hay tìm kiếm việc làm mới để tăng thu nhập không?
Có Không Nếu có thì cách nào:……………………………
2.7. Để mở rộng sản xuất tạo thêm việc làm thì gia đình gặp khó khăn gì?
- Về vốn sản xuất: - Về tiêu thụ sản phẩm
- Về nguyên liệu - Về thuế và các khoản phải nộp
-Về kỹ thuật - Về chính sách hỗ trợ Nhà nước
- Về lao động
- - Các lý do khác ……………………………………………………………………………
2.8. Về vốn sản xuất: Hàng năm hộ có vay vốn để sản xuất không? ………………………………
- Nguồn vay từ đâu:…………………………………………………………………………
- lượng vay khoảng: ………………………………………………………………………...
* ước tổng số đầu tư cho sản xuất kinh doanh hiện nay của hộ là: …………………….đồng
Trong đó: Vốn cố địnhlà: ………………………………………………………đồng
Vốn lưu dộng là: ………………………………………………………đồng
ước vốn đầu tư cho nghành nghề của hộ là: ………………………………… đồng
Trong đó: Vốn cố định là:…………………………………………….đồng
Vốn lưu động là:…………………………………………...đồng
2.9. Về trang thiết bị công cụ của hộ
- Gia đình có sử dụng điện để sản không?.............................................................................
- Hệ thống công cụ của hộ: Làm thủ công hay bằng máy móc?
- Gia đình có áp dụng công nghệ mới và các kiến trong sản xuất hay không?......................
- Tài sản phục vụ cho sản xuất nghành nghề của hộ gồm những gì ………………………..
……………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………...
2.10. Về cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất
- Thiếu hay đủ……………………… - Có kịp thời không………………………………..
-Nguyên liệu thường mua ở đâu……....................................................................................
2.11. Về tiêu thụ sản phẩm
- Nơi tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của hộ: …………………………………
- Nơi tiêu thụ sản phẩm nghành nghề của hộ ………………………………………….
Trong đó: + Bán trực tiếp cho người tiêu dùng khoảng….%số sản phẩm bán ra
+ Bán cho tư thương mua: Khoảng….%Số sản phẩm bán ra
+ Bán trực tiếp cho xuất khẩu Khoảng ….% số sản phẩm bán ra
+ Hình thức tiêu thụ khác ……………Khoảng ….% số sản phẩm bán ra.
ở địa phương của mình có bao nhiêu chủ mua gom sản phẩm ngành nghề của hộ: ………
Có bao nhiêu chủ thương làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm ngành nghề của hộ: ……………
Như vậy là nhiều hay ít so với nhu cầu: ……………………………………………………
Hàng của hộ có được xuất khẩu không? ….. Nếu có thì thường được xuất khẩu đi những nước nào? ……………………………………………………………………………………………………...
Họ có ép giá(mua rẻ) sản phẩm hay gây khó khăn cho người sản xuất không? …………...
III. Các nguyện vọng của hộ
3.1.Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn đối với ngành nghề mà hộ gia đình đang làm thì theo hộ cần phải bồi dưỡng thêm về những vấn đề gì?
Phụ lục
- Kiến thức quản lý kinh doanh - Bồi dưỡng tay nghề kỹ thuật
- Kiến thức về khoa học công nghệ - Kiến thức về pháp luật
- Cung cấp các thông tin về thị trường, chính sách của Nhà Nước …
- Các vấn đề khác: ………………………………………………………………………….
3.2.Hình thức bồi dưỡng nào là phù hợp với gia đình, đánh số theo thứ tự ưu tiên, 1 là ưu tiên nhất
- Tham quan mô hình tiên tiến - Lớp tập huấn chuyên đề tại địa phương
- Hướng dẫn tại gia đình kèm theo tài liệu
- Hình thức khác: …………………………………………………………………………...
3.3.Nếu địa phương mở lớp bồi dưỡng theo đúng nguyện vọng của gia đình thì gia đình có tham gia không?
- Có nếu không phải đóng kinh phí - Không nếu phải đóng kinh phí
- Không vì các lý do khác là: ………………………………………………………………
IV. Các kiến nghị của hộ gia đình với Nhà nước và địa phương
Để mở rộng sản xuất ngành nghề hiện nay của hộ thì gia đình có những ý kiến nghị gì?
- Mở rộng quy mô, phát triển nghề mới - Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
- Hỗ trợ về vốn - Hỗ trợ đào tạo lao động kỹ thuật
- Hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật sản xuất - Hỗ trợ cung ứng vật tư
- Bảo trợ sản xuất NNTT - Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng
- Có cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ hợp đồng
- Các kiến nghị khác: ……………………………………....................................................
……………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn gia đình đã giành thời gian để trả lời phiếu điều tra này!
Chủ hộ
Ngày ….. tháng …… năm 2003
Người phỏng vấn
Xin cảm ơn ông (bà)!
Người điều tra
Chủ hộ
Ghi chú: Những nội dung đồng ý đánh dấu X vào ô trống □
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Nông nghiệp I
---------------
bùi văn dương
Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở huyện Lập Thạch - Vĩnh Phú
luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: ts. đinh văn đãn
Hà nội – 2008
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Bùi Văn Dương
Lời cảm ơn
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Đinh Văn Đãn hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn UBND huyện Lập Thạch, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Khuyến công tỉnh đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2008
Tác giả
Bùi Văn Dương
mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục viết tắt
TTCN – Tiểu thủ công nghiệp
TCN – Thủ công nghiệp
DNTN – Doanh nghiệp tư nhân
CTTNHH – Công ty trách nhiệm hữu hạn
HTX – Hợp tác xã
XHCN – Xã hội chủ nghĩa
HTX - Hợp tác xã
NNTT – ngành nghề truyền thống
CNNT – Công nghiệp nông thôn
CNH – Công nghiệp hóa
HĐH – Hiện đại hóa
THCS – Trung học cơ sở
THPT – Trung học phổ thông
KHKT – Khoa học kỹ thuật
SX – Sản xuất
SXKD – Sản xuất kinh doanh
ĐVT - Đơn vị tính
HC – Hộ chuyên
HK – Hộ kiêm
DN – Doanh nghiệp
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
2.1 Tốc độ tăng trưởng tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn 33
2.2 Quy mô và chất lượng lao động của hộ và cơ sở sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn năm 1997 34
2.3 Tình hình phát triển ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (giai đoạn 2002 – 2007) 35
3.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch 42
3.2 Kết quả đào tạo nghề của huyện Lập Thạch 43
3.3 Số lượng mẫu điều tra 49
4.1 Tình hình chung về hoạt động ngành nghề TTCN nông thôn của huyện Lập Thạch 56
4.2 Tốc độ phát triển định gốc một số chỉ tiêu của ngành nghề TTCN của huyên Lập Thạch 58
4.3 Thu nhập và cơ cấu thu nhập bình quân phân theo nhóm hộ năm 2007 61
4.3 Tình hình đầu tư vốn, diện tích nhà xưởng tại các cơ sở và hộ làm nghề đá ở xã Hải Lựu 63
4.4 Tình hình đầu tư vốn, diện tích nhà xưởng của các hộ làm nghề Mây tre đan 64
4.5 Tình hình đầu tư vốn, diện tích nhà xưởng của các hộ làm nghề sản xuất gạch xây dựng 65
4.6 Tình hình đầu tư về lao động của nghề đá. 67
4.7 Tình hình đầu tư về lao động của nghề mây tre đan. 68
4.8 Tình hình phát triển nghề SX gạch xây ở xã Liên Hoà. 69
4.9 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở sản xuất nghề đá 71
4.10 Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghề đá của các hộ năm 2007 72
4.11 Kết quả và hiệu quả SXKD nghề mây tre đan của các hộ năm 2007 73
4.12 Kết quả và hiệu quả SXKD nghề SX gạch của các hộ năm 2007 74
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van moi.doc