BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VĂN KIỀU
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO CÔNG CHỨC
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ PHÒNG CHUYÊN MÔN CẤP
HUYỆN Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VĂN KIỀU
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO CÔNG CHỨC
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ PHÒNG CHUYÊN MÔN
CẤP HUYỆN Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN
213 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển năng lực cho công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS,TS. VŨ DUY YÊN
2. TS. NGUYỄN TIẾN DĨNH
HÀ NỘI, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Phát triển năng lực cho công chức lãnh đạo,
quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu sử dụng trong luận án là
trung thực, chính xác, các ý kiến khoa học nêu trong luận án được tác giả kế
thừa và trích nguồn theo đúng quy định và tham chiếu đầy đủ.
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Kiều
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới Ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Lãnh đạo Ban Quản lý
đào tạo Sau đại học, cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những
kiến thức cơ bản, sâu sắc và đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS,TS. Vũ Duy Yên và
TS. Nguyễn Tiến Dĩnh đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức
cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I đã
tạo điều kiện và các Sở, Ban, và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở
các tỉnh miền núi phía Bắc đã tham gia trả lời và cung cấp tài liệu, các bạn đồng
nghiệp, những người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2020
Học viên
Nguyễn Văn Kiều
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG, MÔ HÌNH .................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...... 15
1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................... 15
1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành
chính nhà nước ..................................................................................... 15
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trong cơ
quan hành chính nhà nước .................................................................... 24
1.2. Giá trị của các nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề đặt ra cần
tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ .................................................................... 30
1.2.1. Giá trị của các nghiên cứu đã tổng quan dưới góc độ tiếp cận nghiên
cứu của đề tài luận án ......................................................................... 30
1.2.2. Những “khoảng trống” trong các công trình nghiên cứu đã được tổng
quan dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận án ..................... 31
1.2.3. Một số vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ ........... 32
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ PHÒNG
CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN ...................................................................... 35
2.1. Phòng chuyên môn cấp huyện và công chức lãnh đạo, quản lý phòng
chuyên môn cấp huyện ................................................................................... 35
2.1.1. Phòng chuyên môn cấp huyện ............................................................ 35
2.1.2. Công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ............... 37
2.2. Năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh đạo, quản lý phòng
chuyên môn cấp huyện ................................................................................... 44
iv
2.2.1. Khái niệm năng lực lãnh đạo, quản lý ................................................. 44
2.2.2. Năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh đạo, quản lý phòng
chuyên môn cấp huyện ......................................................................... 49
2.3. Phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý
phòng chuyên môn cấp huyện ........................................................................ 55
2.3.1. Khái niệm phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý ................................. 55
2.3.2. Phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý
phòng chuyên môn cấp huyện .............................................................. 58
2.3.3. Hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh
đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện .......................................... 61
2.4. Các yếu ảnh hưởng đến phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công
chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ................................. 69
2.4.1. Nhóm các yếu tố chủ quan .................................................................. 71
2.4.2. Nhóm các yếu tố khách quan .............................................................. 69
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ PHÒNG
CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ...... 79
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá, kinh tế - xã hội ở các
tỉnh miền núi phía Bắc ................................................................................... 79
3.2. Thực trạng đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh
đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện .................................................. 85
3.2.1. Hiện trạng quy định về đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý ............. 85
3.2.2. Kết quả khảo sát năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh đạo,
quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ................................................ 91
3.3. Thực trạng hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công
chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ................................. 96
3.3.1. Về hoạt động quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên
môn cấp huyện.................................................................................... 96
3.3.2. Về hoạt động luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên
môn cấp huyện.................................................................................. 101
v
3.3.3. Về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý cho công
chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện .................... 106
3.3.4. Về xây dựng và thực hiện chế độ đãi ngộ cho công chức lãnh đạo,
quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ............................................ 115
3.3.5. Về quá trình tự đào tạo, rèn luyện của công chức lãnh đạo, quản lý
phòng chuyên môn cấp huyện ....................................................... ..117
3.4. Đánh giá chung ...................................................................................... 122
3.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 122
3.4.2. Những hạn chế .................................................................................. 124
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................... 125
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ PHÒNG
CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ....... 129
4.1. Quan điểm phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh
đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc đến
những năm 2030 ........................................................................................... 129
4.2. Giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo,
quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc.............. 136
4.2.1. Đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh đạo, quản lý
phòng chuyên môn cấp huyện theo hướng vị trí việc làm........................136
4.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên
môn cấp huyện dựa trên cơ sở khoa học .............................................. 141
4.2.3. Tiếp tục luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn
cấp huyện gắn với quy hoạch, bố trí và sử dụng ............................ 146
4.2.4. Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý cho
công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện gắn chặt với
quy hoạch, bố trí và sử dụng ............................................................ 151
4.2.5. Đổi mới chính sách tiền lương theo hướng chức danh, chức vụ lãnh
đạo, quản lý ...................................................................................... 157
vi
4.2.6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực trách nhiệm của
công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện gắn với khen
thưởng, kỷ luật .................................................................................. 160
4.2.7. Phát huy tính tích cực, chủ động của công chức lãnh đạo, quản lý
phòng chuyên môn cấp huyện trong việc phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý của bản thân ........................................................................ 163
4.3. Một số kiến nghị .................................................................................. 166
4.3.1. Với Bộ Nội vụ .................................................................................. 166
4.3.2. Với Ủy ban Dân tộc .......................................................................... 166
4.3.3. Với cơ quan Tổ chức - Nội vụ ở các tỉnh miền núi phía Bắc ............. 166
KẾT LUẬN ................................................................................................... 169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................... 171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 172
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 182
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục các từ viết tắt Tiếng Anh
Chữ
viết tắt
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
ASK Attitudes – Skills – Knowledge Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức
USAID
United States Agency for
International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế của
Hoa Kỳ
CIPD
Chartered Institute Of Personnel
and Development
Cơ quan chuyên nghiệp cho nhân
sự và phát triển con người
LEAD
Leadership Execution –
Adminitration and Public
Management – Development
Phát triển lãnh đạo, quản trị và
quản lý khu vực công
UNDP
United Nations Development
Programme
Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc
Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt Giải nghĩa
HCNN Hành chính nhà nước
PCM Phòng chuyên môn
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DTTS Dân tộc thiểu số
TC - NV Tổ chức – Nội vụ
QLNN Quản lý nhà nước
PTNL Phát triển năng lực
UBND Uỷ ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
BTV Ban thường vụ
TCNL Tiêu chuẩn năng lực
BCH Ban chấp hành
viii
DANH MỤC BẢNG, MÔ HÌNH
Bảng 1: Mô tả mẫu khảo sát ............................................................................... 9
Bảng 2: Mô tả các cấp độ của năng lực ............................................................. 10
Bảng 3: Thang đo năng lực của lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN .......... 11
Bảng 2.1: Các biểu hiện của nhóm kiến thức trong năng lực lãnh đạo, quản lý
qua các nghiên cứu .................................................................................... 50
Bảng 2.2: Các biểu hiện của nhóm kỹ năng trong năng lực lãnh đạo, quản lý qua
các nghiên cứu ........................................................................................... 51
Bảng 2.3: Các biểu hiện của nhóm thái độ trong năng lực lãnh đạo, quản lý qua
các nghiên cứu ........................................................................................... 52
Bảng 2.4: Mô tả các cấp độ của năng lực .......................................................... 54
Bảng 2.5: Thang đo năng lực lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN .............. 55
Bảng 3.1: Diễn biến hộ nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2016 ................ 82
Mô hình 3.1: Năng lực lãnh đạo, quản lý cần thiết của công chức lãnh đạo, quản
lý phòng chuyên môn cấp huyện ................................................................ 93
Mô hình 3.2: Mức độ biểu hiện năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh
đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện................................................ 94
Mô hình 3.3: Khoảng cách năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh đạo,
quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ....................................................... 96
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Khảo sát về xây dựng nội dung, tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý cho
công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ........................................... 88
Biểu đồ 3.2: Khảo sát về công tác đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của công
chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ................................................... 89
Biểu đồ 3.3: Kết quả đánh giá, xếp loại của công chức lãnh đạo, quản lý phòng
chuyên môn cấp huyện năm 2017 ............................................................ 90
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tuổi của mẫu khảo sát ....................................................... 91
Biểu đồ 3.5: Khảo sát về tính hợp lý của quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý
phòng chuyên môn cấp huyện .................................................................. 99
Biểu đồ 3.6: Khảo sát về tính hiệu quả của quy hoạch công chức lãnh đạo, quản
lý phòng chuyên môn cấp huyện ............................................................ 100
Biểu đồ 3.7: Khảo sát về tính hợp lý của việc luân chuyển công chức lãnh đạo,
quản lý PCM cấp huyện ......................................................................... 104
Biểu đồ 3.8: Khảo sát về tính hiệu quả của luân chuyển công chức lãnh đạo,
quản lý PCM cấp huyện ......................................................................... 105
Biểu đồ 3.9: Khảo sát về việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo,
quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ...................... 108
Biểu đồ 3.10: Khảo sát về nội dung đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản
lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện .............................. 109
Biểu đồ 3.11: Đánh giá về thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tại nơi làm việc cho
công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ......................................... 113
Biểu đồ 3.12: Đánh giá về đào tạo, bồi dưỡng ngoài nơi làm việc cho công chức
lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện .......................................................... 114
Biểu đồ 3.13: Đánh giá về chế độ đãi ngộ công chức lãnh đạo, quản lý phòng
chuyên môn cấp huyện ............................................................................ 118
Biểu đồ 3.14: Đánh giá về tự đào tạo, rèn luyện của công chức lãnh đạo, quản lý
phòng chuyên môn cấp huyện ................................................................. 121
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước bối cảnh mới của đất nước, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN và mở rộng hội nhập quốc tế, việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước (QLNN) và phục vụ người dân là tất yếu khách quan, một yêu
cầu cấp bách của xã hội hiện nay. Để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) đáp ứng yêu cầu cải cách HCNN,
đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và uy
tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định, trong đó phát triển năng lực
cho công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN nói chung và năng lực lãnh
đạo, quản lý của đội ngũ này nói riêng càng có ý nghĩa quyết định hơn. Hồ Chí
Minh dạy rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [43, tr.269]. “Muôn việc
thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [43, tr.240].
Công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN, trong đó có công
chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn (PCM) cấp huyện có vai trò rất
quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan
HCNN. Họ là những người trực tiếp tham mưu xây dựng chính sách, tổ chức
triển khai các cơ chế chính sách và pháp luật trên các lĩnh vực của cơ quan
HCNN các cấp, đồng thời cũng là người trực tiếp quản lý, điều hành đội ngũ
công chức thuộc quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
đơn vị. Ngoài ra, đây cũng là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Theo mục 1, điều 5 của Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định: “Người đứng
đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện (sau đây
gọi chung là công chức lãnh đạo, quản lý) chịu trách nhiệm trước UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách” [115]. Chính
vì vậy, công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện là người đứng đầu tổ chức
thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của PCM, có nghĩa vụ, quyền hạn
2
và trách nhiệm đối với hoạt động của PCM do mình đứng đầu. Để thực hiện
chức vụ công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện bên cạnh năng lực chuyên
môn thì cần phải có năng lực lãnh đạo, quản lý. Theo các tác giả Nguyễn Thị
Lan Hương và Vũ Công Thương (2017) cho rằng: “Năng lực lãnh đạo, quản lý
là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ mà một nhà lãnh đạo, quản
lý cần có để tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu của tổ chức đề ra” [35,
tr.34 - 35]. Thực tiễn cho thấy, năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh
đạo, quản lý trong cơ quan HCNN, trong đó có công chức lãnh đạo, quản lý
PCM cấp huyện chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ, biểu hiện ở các mặt,
từ kiến thức đến thái độ và kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Nghị quyết số 26 -
NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó
có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất
chưa ngang tầm nhiệm vụ,” [10].
Các tỉnh miền núi phía Bắc gồm 8 tỉnh: Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên
Bái, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Quảng Ninh [16], là khu vực có
vị trí rất quan trọng trên phương diện địa – chính trị, địa – kinh tế của đất nước,
là địa bàn có nhiều dân tộc anh em đã cư trú từ lâu đời, có tiềm lực kinh tế, có
nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, đây lại là vùng có xuất phát
điểm thấp trong cả nước, hầu hết là đều thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các vùng trong cả nước.
Chính vì thế, việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp
thiết được Đảng và Nhà nước đặt ra. Để thực hiện được mục tiêu này, cần hệ
thống giải pháp đồng bộ áp dụng cho vùng. Trong đó, giải pháp trọng tâm là phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan
HCNN, trong đó có công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền
núi phía Bắc nhằm tháo gỡ nút thắt cho phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi
phía Bắc tương xứng với tiềm năng.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phát triển năng
lực cho công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các tỉnh
miền núi phía Bắc” làm luận án tiến sỹ, chuyên ngành Quản lý công của mình.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc làm rõ khung lý thuyết về năng lực lãnh đạo, quản lý và phát triển
năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện, để
đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý và thực trạng hoạt động phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp
huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ đó, đề xuất quan điểm và một số giải
pháp phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ này nhằm góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp
huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực
lãnh đạo, quản lý và phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN;
- Làm rõ cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo, quản lý và phát triển năng lực
lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện nói chung và
các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng;
- Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý và thực trạng hoạt động
phát triển năng lực cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các
tỉnh miền núi phía Bắc;
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực lãnh đạo, quản lý và hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản
lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Phát triển năng lực cho công chức
lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện là một vấn đề lớn với nhiều nội dung, trong
4
luận án chỉ tập trung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, quản lý trong năng lực
tổng thể của công chức lãnh đạo, quản lý và hoạt động phát triển năng lực lãnh
đạo, quản lý với phạm vi giới hạn vào khách thể là công chức lãnh đạo, quản lý
PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Khách thể khảo sát gồm 3 nhóm:
Công chức lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ Trưởng phòng chuyên môn thuộc
UBND huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh (gọi là công chức lãnh đạo, quản lý
PCM cấp huyện) tự đánh giá về năng lực lãnh đạo, quản lý và hoạt động phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho mình và trả lời phỏng vấn; Lãnh đạo cấp
huyện Chủ tịch – Phó Chủ tịch đánh giá về năng lực lãnh đạo, quản lý của công
chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện và trả lời phỏng vấn sâu; Cấp dưới, để
tìm hiểu ý kiến đánh giá của họ về năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức
lãnh đạo, quản lý và trả lời phỏng vấn sâu.
- Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu sinh điều tra thực trạng trên các khách
thể khảo sát từ năm 2010 đến 2018 và đề xuất một số giải pháp phát triển năng
lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh
miền núi phía Bắc đến những năm 2030.
- Giới hạn về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại UBND huyện, thị
xã và thành phố thuộc tỉnh (gọi là cấp huyện) ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc – Việt
Nam (trừ Quảng Ninh vì hiện tại địa phương này đang thực hiện thí điểm hợp nhất
các chức danh cấp huyện), là: Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, Bắc
Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên (theo Quyết định Số 42/UB-QĐ ngày 23-5-
1997 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3
khu vực miền núi, vùng cao) [16].
4. Phương pháp luận, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các nghiên cứu đánh giá thực tiễn còn dựa trên nền
tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản
5
Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với phát triển đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN.
4.2. Hướng tiếp cận hoạt động
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới
(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ
thể). Trong mối quan hệ đó có 2 quá trình [25, tr.499]:
+ Quá trình đối tượng hóa (xuất tâm): Chủ thể chuyển năng lực của mình
thành sản phẩm hoạt động; Khả năng của con người được bộc lộ, được khách
quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm.
+ Quá trình chủ thể hóa (nhập tâm): Chủ thể chuyển nội dung khách thể
như: quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng vào bản thân mình tạo nên năng
lực của bản thân; Là quá trình con người lĩnh hội thế giới.
Trong quá trình hoạt động, khi con người biến đổi hoàn cảnh xung
quanh thì chính bản thân họ cũng biến đổi, trưởng thành và phát triển. Tuy
nhiên, chỉ khi hoạt động một cách tích cực, chủ động thì năng lực của con
người mới được phát triển đầy đủ và toàn diện nhất. Chính trong quá trình
hoạt động tích cực, chủ động đó, năng lực của con người ngày càng hoàn
thiện và phát triển. Như vậy, chỉ có trong hoạt động tích cực, chủ động, con
người mới nhận thức được một cách đầy đủ nhất sức mạnh của mình, mới tiếp
thu được tri thức và kỹ năng, phát triển được năng lực, biết điều chỉnh tri
thức, kỹ năng, thái độ của mình phù hợp với yêu cầu khách quan cùa bản thân
hoạt động của tập thể trong đó có bản thân mình [23, tr.143]. Đồng thời, nhờ
hoạt động và thông qua hoạt động một cách tích cực, chủ động của cá nhân,
những tư chất di truyền, những khả năng của con người mới được bộc lộ,
được đánh thức, đồng thời, hình thành cho mình những thuộc tính còn chưa có
hoặc chưa phát triển tương xứng với yêu cầu của hoạt động, của thực tiễn.
C.Mác cho rằng: “Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự
vận động đó và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi
bản tính của chính nó. Con người phát triển những tiềm lực đang ngái ngủ
6
trong bản tính đó và bắt sự hoạt động của những tiềm lực ấy phải phục tùng
những tiềm lực của mình” [23, tr.266].
Sự quy định của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển năng lực
thể hiện ở chỗ: Chiều hướng hoạt động của một người quy định nên chiều hướng
hình thành và phát triển năng lực của người đó. Nghĩa là, con người hướng hoạt
động của mình vào lĩnh vực nào thì năng lực về lĩnh vực đó được hình thành và
phát triển. Hoạt động của con người càng toàn diện và đa dạng bao nhiêu, sẽ tạo
ra cơ sở vững chắc để phát triển nhiều năng lực phong phú bấy nhiêu.
Lãnh đạo và quản lý là một hoạt động. Trong đó, hoạt động lãnh đạo
là hoạt động mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết
phục người khác để họ đồng lòng với người lãnh đạo thực hiện đường lối,
chủ trương hoặc hệ thống mục tiêu nào đó. Nhà lãnh đạo thường được gọi là
những người hoạt động chính trị, xã hội, được người chịu sự lãnh đạo tự
nguyện trao quyền lãnh đạo cho họ hoặc thông qua bầu cử tôn vinh. Nhà lãnh
đạo cần phải có năng lực lãnh đạo để thuyết phục người khác tin vào những
gì họ tin và phải có đủ uy tín để tạo dựng sự tin cậy đối với người khác khiến
họ phải tự nguyện trao quyền lãnh đạo cho mình, đồng thời phải có kỹ năng
tổ chức, hướng dẫn những người khác hoàn thành mục tiêu chung nhằm củng
cố niềm tin của họ. Để phát triển năng lực lãnh đạo thì người lãnh đạo phải
rèn luyện qua hoạt động thực tiễn.
Hoạt động quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình được quy định rõ trong
khuôn khổ các thể chế xác định. Trong hoạt động quản lý, quan hệ quản lý thường
được xác định theo cách cấp trên quản lý cấp dưới. Vì vậy, hoạt động quản lý
được phân chia theo các cấp bậc trong bộ máy quản lý của mỗi tổ chức. Phổ biến
nhất là phân chia 3 cấp: Cấp cao; cấp trung gian và cấp cơ sở, trong đó cấp cao là
cấp có quyền lực hành chính cao nhất, có phạm vi bao trùm cả tổ chức, chịu trách
nhiệm về tổ chức trong mối quan hệ với tổ chức khác. Cấp trung gian chủ yếu làm
chức năng tham mưu hoặc quản lý theo lĩnh vực ủy quyền của cấp cao. Cấp cơ sở
7
quản lý toàn diện cấp mình nhưng thường có quy mô hạn chế trong cấu thành tổ
chức và là cấp quản lý thấp nhất, dưới đó không còn cấp quản lý nào nữa.
Lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điểm chung của
hai hoạt động này đều đạt đến mục đích thông qua hành động của người khác.
Theo các tác giả Andrew J. Dubrin, Carol Dalglish và Peter Miller (2010) cho
rằng: “Các nhà lãnh đạo thành công phải thực hiện hoạt động quản lý và ngược
lại, các nhà quản lý thành công cũng phải thực hiện hoạt động lãnh đạo” [3].
Tại mục 2, Điều 3 Nghị định 158/2007/NĐ - CP Quy định danh mục các
vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công
chức, viên chức quy định : Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý là người được bầu cử hoặc được người có thẩm quyền bổ nhiệm giữ
chức vụ có thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được hưởng phụ cấp lãnh
đạo [116]. Như vậy, công chức lãnh đạo, quản lý là người giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý. Chính vì vậy, công chức lãnh đạo, quản lý là người thực hiện đồng thời
vai trò “lãnh đạo” và vai trò “quản lý” đối với hoạt động của PCM mình đứng
đầu, gắn bó chặt chẽ và toàn diện với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ
quan mà mình là người đứng đầu.
Để làm việc có hiệu quả, yêu cầu cần phải có năng lực tương ứng nhằm
đảm bảo hiệu quả hoạt động. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý là người giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý thì ngoài những yêu cầu về năng lực chuyên môn còn
đòi hỏi phải có năng ...hiên cứu của Lê
Quân đã gợi mở cho tác giả luận án trên cơ sở cách tiếp cận nghiên cứu của mình
sẽ lựa chọn các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý từ khung năng lực
lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công cho một chức vụ cụ thể là công chức
lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện, cũng như kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu
trong địa bàn thực tế.
Tác giả Trần Đình Thắng (2013) trong bài viết: “Phẩm chất, năng lực của
người lãnh đạo, quản lý đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị”, tác giả xác
định rõ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực cần thiết của người lãnh đạo, quản lý
đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính tri cần có về phẩm chất tốt về chính trị,
nghề nghiệp, đạo đức, lối sống như: Có ý thức trách nhiệm chính trị trong thực
hiện chức trách, nhiệm vụ; đề cao cảnh giác, đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; gương mẫu về đạo đức, lối
sống; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, vì nhân dân phục vụ, và được
chứng minh ở chất lượng và hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trên thực
tế,Về năng lực cần có: Hệ thống kiến thức phục vụ cho lãnh đạo, quản lý vừa
rộng vừa sâu; có tầm nhìn xa trông rộng, tư duy thực tế và chiến lược, khả năng
đối sách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả; có năng lực dự báo, tiên lượng hợp quy
luật, hợp lòng dân, định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng
đường lối, chính sách, pháp luật; có năng lực ra quyết định, thuyết phục, tổ chức,
đoàn kết, quy tụ lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, nhân dân để
thực hiện, [59, tr.18-24]. Kết quả nghiên cứu đã gợi mở cho tác giả luận án trên
cơ sở cách tiếp cận nghiên cứu của mình sẽ lựa chọn các yếu tố cấu thành năng
lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện
24
Tác giả Trịnh Văn Khánh (2018) trong bài báo: “Các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực lãnh đạo của cán bộ, công chức”, Tác giả cho rằng, năng lực lãnh đạo
của cán bộ, công chức bao gồm các năng lực như: sáng tạo tầm nhìn, tìm kiếm
những người thực thi thích hợp, tạo động lực cho mọi người, truyền cảm hứng để
đạt mục tiêu, gây ảnh hưởng đến người khác, đấu tranh ủng hộ sự thay đổi, phát
triển nhân viên và tự tạo động lực”. Cán bộ, công chức giữ chức vụ khác nhau
đều thực hiện chức năng lãnh đạo với những cách thức, mức độ khác nhau [40,
tr.41-43]. Kết quả nghiên cứu đã gợi mở cho tác giả luận án trên cơ sở cách tiếp
cận nghiên cứu của mình sẽ lựa chọn các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo,
quản lý cho một chức vụ cụ thể là công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trong
cơ quan hành chính nhà nước
1.1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
Các nhà nghiên cứu ở nước ngoài dành rất nhiều quan tâm nghiên cứu về
phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN.
Nghiên cứu của Tony Bovaird và Elke Loffer (2009) [106], chỉ ra từ những
năm 70, khung năng lực được áp dụng như một trong những tiêu chí quan trọng
nhất cho việc tuyển chọn và phát triển lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính
công. Tác giả này nhấn mạnh việc đầu tư phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
khu vực hành chính công nên là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ. Khung năng
lực cho lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công thể hiện chuẩn cần đạt được
với mỗi chức danh lãnh đạo trong khu vực hành chính công. Như vậy, để phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý thì các cơ quan chức năng phải xây dựng được
khung năng lực lãnh đạo, quản lý là tiêu chuẩn bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng
phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý.
Theo báo cáo của MQO (2012) [97], tại Canada, phát triển năng lực lãnh
đạo khu vực hành chính công được tiếp cận theo mô hình khung năng lực. Chính
phủ đưa ra khung năng lực gồm 4 cấp, chi tiết hóa cho từng vị trí lãnh đạo từ
25
Thủ tướng, Bộ trưởng, Vụ trưởng cho đến các lãnh đạo địa phương, cơ sở. Mô
hình khung năng lực lãnh đạo của Canada gồm 4 nhóm năng lực: 1/Đạo đức và
chuẩn mực; 2/Chiến lược; 3/Cam kết và trách nhiệm; 4/Hiệu quả và năng lực
thực thi. Theo đó, đạo đức và chuẩn mực là nhóm năng lực nền tảng với tất cả
các cấp lãnh đạo. Năng lực thực thi hay khả năng quản lý điều hành hướng theo
mục tiêu của tổ chức được coi là phần ngọn.
Chính phủ Canada đã ban hành từ điển năng lực với lãnh đạo khu vực công.
Từ điển này giải thích từng năng lực và từng cấp độ, cách thức học tập để đạt
chuẩn. Trên cơ sở từ điển này, các chức danh lãnh đạo được xác lập rất rõ về tiêu
chuẩn và các năng lực cần đáp ứng. Dựa trên khung năng lực, đội ngũ lãnh đạo,
quản lý khu vực công được đào tạo và bồi dưỡng. Chính phủ Canada đã ban
hành mô tả công việc từng chức danh lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn năng lực và
hướng dẫn đánh giá và đào tạo năng lực để đạt chuẩn. Canada triển khai đào tạo
đạt chuẩn cho lãnh đạo theo 3 chương trình lớn: Chương trình Thực tập cho các
ứng viên tiềm năng (PSG); Chương trình Hoàn thiện năng lực (CAP); Chương
trình tăng cường năng lực cho lãnh đạo cao cấp (PPACS). Nghiên cứu là gợi mở
cho tác giả luận án tham khảo trong việc đề xuất hình thức đào tào, bồi dưỡng
phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ Công chức lãnh đạo, quản lý
PCM cấp huyện.
Nghiên cứu của OECD (2001) [98], về phát triển lãnh đạo, quản lý khu vực
hành chính công, khẳng định đây không phải là một chủ đề mới nhưng vẫn luôn
có tính thời sự cao. Theo OECD, chủ đề này đã dành được sự quan tâm lớn từ
chính phủ các quốc gia thuộc OECD trong suốt hai thập kỷ qua. Lý do là các
quốc gia OECD đã sớm nhận ra một khoảng trống lớn (big gap) giữa khả năng
đáp ứng của khu vực hành chính công và nhu cầu quốc gia trong tương lai, giữa
văn hóa khu vực hành chính công và kỳ vọng của người dân. Giải pháp là phát
triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công tốt, từ đó tạo ra các
chính phủ tốt.
26
Theo Malek & Liew (2002) [92, pp.1-15], phát triển năng lực của cán bộ khu
vực hành chính công ở Malaysia được xây dựng dựa trên khung năng lực của đội
ngũ này, gồm 03 nhóm năng lực: Năng lực cốt lõi, năng lực chuyên môn và năng
lực đặc thù theo vị trí. Mỗi cán bộ cần được đào tạo cả 03 nhóm năng lực trên. Tùy
theo vị trí mà yêu cầu cấp độ của mỗi năng lực sẽ khác nhau. Vị trí cao hoặc trách
nhiệm lớn đồng nghĩa với yêu cầu cấp độ cao. Kể từ năm 2002, mỗi cán bộ công tại
Malaysia đều phải tham gia các khóa đào tạo hàng năm để nâng cao năng lực.
Chính phủ Malaysia coi nâng cao năng lực công chức là chìa khóa (key element) để
cải tiến chất lượng dịch vụ và hiệu quả vận hành tổ chức công.
Hondeghem (2002) chỉ ra “phát triển lãnh đạo, quản lý là phát triển kỹ
năng, nâng cao kiến thức và cải thiện thái độ cho các cá nhân lãnh đạo trong tổ
chức” [87, tr.173 -180]. Khi đó, phạm vi của phát triển lãnh đạo là các chương
trình đào tạo, các công cụ hỗ trợ từ đào tạo (như thư viện, máy tính cá nhân,
mạng internet), các phương pháp hỗ trợ đào tạo (như làm việc nhóm), nhận
chuyển giao tri thức từ bên ngoài, các khóa tham quan, hội thảo.
Một nghiên cứu khác về phát triển lãnh đạo khu vực hành chính công tại
Malaysia của Ordiz & Fernandez (2005) [99, pp.1349-1373], đã chỉ ra mối liên
hệ tích cực giữa áp dụng khung năng lực vào quản trị nhân lực với chất lượng
của dịch vụ công.
1.1.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước về phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
Ở Việt Nam, quá trình đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý cán bộ trong cơ
quan HCNN đang là một trong những nhiệm vụ then chốt trong bối cảnh hội nhập
và phát triển hiện nay. Để thực hiện quá trình này, vấn đề phát triển năng lực lãnh
đạo, quản lý trong cơ quan HCNN rất được quan tâm. Các nghiên cứu về chủ đề
phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ
quan HCNN các cấp trở thành một trong những cụm chủ đề khá nóng hổi.
Tác giả Ngô Thành Can (2004) [24, tr.22-26], đã có nghiên cứu về đào tạo
phát triển năng lực cho công chức lãnh đạo ở Singapore. Tại quốc gia này, việc
27
phát triển năng lực được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo, gồm:
(1) Chương trình đào tạo của Trường Đào tạo công vụ Singapore áp dụng
cho bồi dưỡng, phát triển năng lực thực hiện công việc lãnh đạo cơ quan cấp sở,
vụ; (2) Chương trình LEAD (Leadership Execution – Adminitration and Public
Management – Development) phát triển nghề nghiệp của các công chức, bao gồm
3 phần cơ bản: lãnh đạo, điều hành và quản lý hành chính. Chương trình LEAD
nhấn mạnh tới các đặc tính và các giá trị cốt lõi của công việc ở các cơ quan Chính
phủ, xác định năng lực cốt lõi, thực hiện và thái độ mà các công chức cần phải
phát triển để thực thi có hiệu quả trong môi trường thay đổi liên tục; và (3)
Chương trình lãnh đạo cho công chức cao cấp có 3 loại: Chương trình nền tảng –
Dịch vụ hành chính; Các chương trình phát triển; Diễn đàn hay thảo luận.
Tác giả Trần Anh Tuấn (2009), Tiêu chuẩn công chức và vấn đề năng lực
trong quá trình tiếp tục cải cách công vụ, công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nước
[60, tr.11-15], tác giả đã đề xuất một số ý kiến về hoàn thiện tiêu chuẩn công
chức gắn với yếu tố năng lực, theo hướng chú trọng yếu tố năng lực, người có tài
năng, năng lực trong hoạt động công vụ sẽ góp phần tích cực nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tiếp tục đổi mới
chế độ công vụ, công chức ở nước ta hiện nay. Những kiến nghị này cũng gợi
mở cho tác giả trong nghiên cứu, đề xuất phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
cho khách thể nghiên cứu.
Trong bộ Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng của Bộ Nội vụ
ban hành năm 2013, đề cập đến kỹ năng phát triển nhân sự của lãnh đạo cấp
phòng đã chỉ ra các hình thức phát triển năng lực công chức: Tự phát triển; đào
tạo; kèm cặp, hướng dẫn; qua trải nghiệm. Tài liệu đã khẳng định để phát triển
năng lực cho công chức thì hình thức hướng dẫn là hình thức chủ yếu để phát
triển năng lực cán bộ công chức và tài liệu đã đề xuất quy trình hướng dẫn gồm 4
bước: Đánh giá năng lực nhân viên; lập kế hoạch kèm cặp, hướng dẫn; thực hiện
kèm cặp, hướng dẫn; theo dõi và điều chỉnh, hướng dẫn [14]. Đây là những gợi
mở cho nghiên cứu trong quá trình đề xuất các hình thức và giải pháp phát triển
năng lực lãnh đạo cho công chức lãnh đạo, quản lý.
28
Tác giả Trần Đình Thắng (2013) trong bài viết: “Phẩm chất, năng lực của
người lãnh đạo, quản lý đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị”, bên cạnh
việc xác định rõ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực cần thiết của người lãnh
đạo, quản lý đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính tri. Tác giả còn đề xuất
phương hướng rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo
quản lý đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị cần quán triệt sâu sắc và thực
hiện tốt nguyên tắc lãnh đạo, quản lý trong thực thi công vụ; xây dựng và phát
huy uy tín của người cán bộ lãnh đạo đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị
và người lãnh đạo, quản lý đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị cần tích
cực tu dưỡng, rèn luyện để thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
[59, tr.18-24]. Đây cũng là gợi mở cho tác giả luận án đề xuất quan điểm và giải
pháp về phát huy tính tích cực, chủ động của công chức lãnh đạo, quản lý PCM
cấp huyện nhằm phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho bản thân.
Tác giả Trần Nhật Duật (2016) trong bài viết: “Nâng cao năng lực lãnh
đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Bắc trong xây dựng nông
thôn mới”, tác giả đã chỉ ra 7 năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã bao gồm: Năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, năng lực ra quyết
định, năng lực triển khai thực hiện các quyết định, năng lực xử lý thông tin và
năng lực dự báo, dự đoán. Đây là những tham khảo hữu ích các năng năng lực
lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã [28, tr.100 -104]. Tuy nhiên,
nghiên cứu mới chỉ đề cập tới các năng lực lãnh đạo, quản lý trong tiêu chuẩn
năng lực lãnh đạo, quản lý chứ chưa đề xuất được những giải pháp nhằm phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ này. Thậm chí còn nhầm lẫn khi đưa
năng lực chuyên môn thuộc năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ này.
Tác giả Nguyễn Thuận An (2019) trong bài báo: “Nâng cao hiệu quả hoạt
động bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện hiện nay”, tác giả đã khái quát
chương trình đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý được xây dựng trên cơ sở những
yêu cầu về năng lực của chức danh lãnh đạo, quản lý cấp huyện nhằm đảm bảo
chuẩn chức danh theo quy định về năng lực chuyên môn, kỹ năng giải quyết công
29
việc của chức danh lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Trong đó, chú ý tới các kỹ năng
chuyên sâu cần có của một lãnh đạo, quản lý cấp huyện như: kỹ năng giải quyết
vấn đề và ra quyết định; kỹ năng chủ trì, điều hành cuộc họp; kỹ năng xử lý tình
huống khẩn cấp; kỹ năng kiểm tra, đánh giá; kỹ năng tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo; kỹ năng thuyết trình và trả lời chất vấn,[2, tr.51-53]. Tuy
nhiên, đối tượng bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở đây chỉ là những người
đang giữ chức vụ hoặc một số công chức lãnh đạo, quản lý được quy hoạch vào
chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND, HĐND nhằm chuẩn hóa năng lực lãnh
đạo, quản lý cho đội ngũ này, chứ chưa bao gồm tất cả công chức lãnh đạo, quản
lý PCM cấp huyện. Đây cũng là gợi mở cho tác giả luận án đề xuất giải pháp về
đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý
PCM cấp huyện.
Tác giả Nguyễn Viết Thảo (2019) trong bài báo: “Bồi dưỡng cập nhật kiến
thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tình hình mới”, tác giả đã khái quát nội
dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về những vấn đề sau: Những thành tựu nghiên
cứu mới về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức về lý luận
chính trị; Những vấn đề mới trong đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước; về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác dân tộc, tôn giáo và công
tác quần chúng của nước ta; Tình hình thế giới đương đại có tác động tới Việt
Nam; Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý;
Những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới về khoa học lãnh đạo, quản lý.
Thời gian bồi dưỡng, cập nhật kiến thức từ 5 đến 7 ngày/năm và chia thành
4 nhóm đối tượng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức như sau: Đối tượng 1: Ủy viên
Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội,
Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; Đối tượng 2: Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (ngoài
đối tượng 1); Đối tượng 3: Cán bộ thuộc diện Ban thường vụ (BTV) tỉnh ủy,
thành ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và tương
30
đương quản lý; Đối tượng 4: Cán bộ thuộc diện BTV huyện ủy, quận ủy, thị ủy,
thành ủy thuộc tỉnh và tương đương quản lý [61, tr.51-53].
Tuy nhiên, các cơ quan liên quan mới chỉ xây dựng nội dung chương
trình và triển khai bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được cho cán bộ lãnh đạo,
quản lý thuộc đối tượng 1, 2 và 3 còn đối tượng 4 là cán bộ thuộc diện BTV
huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh và tương đương quản lý cho
đến nay vẫn chưa có chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. Đây cũng là
gợi mở cho tác giả luận án đề xuất giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng năng lực
lãnh đạo, quản lý và kiến nghị cho các cơ quan liên quan sớm xây dựng
chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đối tượng 4, trong đó có đối
tượng thuộc khách thể nghiên cứu.
Có thể khẳng định, trong những nghiên cứu trên đây chưa có công trình nào
đưa ra một hệ thống toàn diện quan điểm và giải pháp trong việc phát triển năng
lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện. Song, từ
những lát cắt và những góc độ khác nhau, phần nào các công trình nghiên cứu đã
đưa ra một số quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN ở một số nội dung
cụ thể của năng lực. Đây chính là những gợi mở cho tác giả luận án trong xây
dựng cơ sở lý luận và giải pháp về phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công
chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện.
1.2. Giá trị của các nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ
1.2.1. Giá trị của các nghiên cứu đã tổng quan dưới góc độ tiếp cận
nghiên cứu của đề tài luận án
Một là, các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ trên nhiều phương diện
như: khung năng lực hay tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản
lý; phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý,Trong các công trình này, hầu hết
các tác giả đã phân tích những yêu cầu và tầm quan trọng của phát triển năng
lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN
31
trên một vài năng lực lãnh đạo, quản lý thông qua một số hoạt động cụ thể.
Thông qua đó, tác giả có những căn cứ để luận chứng những vấn đề lý luận của
mình trong đề tài, nhất là vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công
chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN.
Hai là, thông qua các nghiên cứu nêu trên, tác giả luận án đã phân tích
những đóng góp và khía cạnh còn hạn chế của việc phát triển năng lực lãnh
đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý, trong đó có công chức lãnh
đạo, quản lý PCM cấp huyện. Đồng thời, chỉ ra một số vấn đề cũng như
nguyên nhân cơ bản của hạn chế trong phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
cho lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN trên một vài năng lực lãnh đạo,
quản lý cụ thể. Qua đó, tác giả luận án có thể kế thừa ở mức độ nhất định việc
phân tích thực trạng phát triển một số năng lực cụ thể cấu thành năng lực lãnh
đạo, quản lý. Trên cơ sở đó, tác giả luận án có một số căn cứ để phân tích, lý
giải thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Ba là, các công trình nghiên cứu bước đầu làm rõ quan điểm trong phát
triển phát triển một số năng lực lãnh đạo, quản lý cụ thể của đội ngũ lãnh đạo,
quản lý trong cơ quan HCNN. Từ đó đã đưa ra một số quan điểm cơ bản, giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển một số năng lực cụ thể như: năng lực tổ chức, ra
quyết định, năng lực tư duy - là những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý
của lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN, trong đó có công chức lãnh đạo, quản
lý PCM cấp huyện. Đây là những cơ sở giúp cho luận án khái quát, tìm ra những
quan điểm và giải pháp cụ thể, phù hợp với vấn đề mà luận án cần giải quyết.
1.2.2. Những “khoảng trống” trong các công trình nghiên cứu đã được
tổng quan dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận án
Bên cạnh những giá trị nhất định về mặt khoa học của các công trình
nghiên cứu đã tổng quan nêu trên đối với đề tài luận án, dưới góc độ nghiên cứu
của đề tài luận án thì những công trình đó còn một số vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu làm sáng tỏ.
Nhìn chung, tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lý luận về năng lực
lãnh đạo, quản lý và phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trên nhiều bình diện,
32
nhiều góc độ khác nhau, nhưng những công trình nghiên cứu về năng lực lãnh
đạo, quản lý và phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo,
quản lý lại chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ tiếp cận năng lực, tiếp cận quy
trình, tiếp cận chức năng, v.vHầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu
về phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho một chức vụ cụ thể dưới góc độ tiếp
cận hoạt động.
Đồng thời, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề năng lực lãnh
đạo, quản lý của lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN, nhưng lại chỉ đi vào
một, hay vài năng lực nhất định và đề xuất các hoạt động phát triển những năng
lực đó như năng lực tổ chức, ra quyết định, năng lực tư duy,hay năng lực,
phẩm chất của cán bộ lãnh đạo, quản lýCó thể nói, cho đến nay chưa có một
công trình nghiên cứu có hệ thống về phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho
lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN, nhất là đối với công chức lãnh đạo, quản
lý PCM cấp huyện.
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực lãnh đạo, quản
lý và phát triển một số năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo, quản lý trong
cơ quan HCNN. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào mà đối tượng chỉ tập
trung vào năng lực lãnh đạo, quản lý và hoạt động phát triển năng lãnh đạo,
quản lý cho khách thể nghiên cứu là công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp
huyện. Do vậy, những vấn đề cần giải quyết về khái niệm, thực trạng và hệ
thống giải pháp nhằm phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức
lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở cá tỉnh miền núi phía Bắc còn là một
khoảng trống lớn
1.2.3. Một số vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ
Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên có giá trị và ý
nghĩa nhất định đối với tác giả luận án. Đó là những tài liệu góp phần gợi mở,
định hướng cho tác giả luận án một số vấn đề lý luận cần được làm sáng tỏ trong
điều kiện hiện nay. Một số công trình đã góp phần cung cấp cho luận án những
căn cứ khoa học để khái quát, vận dụng, luận giải vấn đề đặt ra cần giải quyết
trong đề tài luận án.
33
Tuy nhiên, vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trong cơ quan
HCNN dưới góc độ tiếp cận hoạt động một cách hệ thống vẫn chưa có công trình
nào nghiên cứu. Vì vậy, tác giả luận án đã chọn vấn đề “Phát triển năng lực cho
công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc” làm
đề tài nghiên cứu. Hướng nghiên cứu của đề tài luận án sẽ tập trung giải quyết
một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, nghiên cứu làm rõ lý luận về năng lực lãnh đạo, quản lý và phát triển
năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện nói
chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.
Hai là, đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý và thực trạng hoạt
động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý
PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc ở Việt Nam.
Ba là, đề xuất một số quan điểm và các giải pháp có tính khả thi, phù hợp
với điều kiện của các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm phát triển năng lực lãnh
đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.
Trên đây là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, cần phải tiếp
tục nghiên cứu cụ thể, đề ra những giải pháp phù hợp, khả thi nhằm phát triển
năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện
đáp ứng được yêu cầu công việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng
miền núi phía Bắc. Thực hiện đề tài luận án chính là góp phần vào giải quyết
nhiệm vụ trên.
34
Tiểu kết chương 1
Vấn đề năng lực lãnh đạo, quản lý và phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
cho lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN là chủ đề thu hút sự quan tâm của các
học giả trong và ngoài nước. Liên quan mật thiết và tác động trực tiếp tới quá trình
tồn tại và phát triển của tổ chức, việc lựa chọn và xác định các yếu tố cấu thành
năng lực lãnh đạo, quản lý phù hợp cho vị trí lãnh đạo, quản lý cũng như các hoạt
động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu
tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý.
Từ những nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN
của các học giả trong và ngoài nước đã làm rõ nhiều khái niệm như năng lực
lãnh đạo; năng lực lãnh đạo, quản lý. Nhất là các yếu tố cấu thành năng lực lãnh
đạo, quản lý cho các vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN nhằm gợi ý
cho tác giả luận án trên cơ sở cách tiếp cận nghiên cứu để lựa chọn, đề xuất các
yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý cho vị trí lãnh đạo, quản lý PCM cấp
huyện nhằm đánh giá cụ thể năng lực lãnh đạo, quản lý làm cơ sở cho hoạt động
phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ này.
Tổng quan những nghiên cứu về phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trong
cơ quan HCNN của các tác giả trong và ngoài nước đã làm sáng tỏ các khái niệm
về phát triển năng lực, phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý của luận án được
làm sáng tỏ. Đặc biệt là các hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý như
thông qua đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ,..và hoạt động tự đào tạo, rèn
luyện. Qua tổng quan cũng cho thấy, có mối liên hệ chặt chẽ giữa đánh giá năng
lực lãnh đạo, quản lý với hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trong
cơ quan HCNN.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả cũng đã chỉ ra các nội dung
nghiên cứu tương ứng, đây là cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu
phù hợp. Trên cơ sở phương pháp luận, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được
sử dụng như: phương pháp phân tích tài liệu, so sánh, điều tra xã hội học, phỏng
vấn sâu, phương pháp toán học.
35
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
PHÒNG CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN
2.1. Phòng chuyên môn cấp huyện và công chức lãnh đạo, quản lý
phòng chuyên môn cấp huyện
2.1.1. Phòng chuyên môn cấp huyện
2.1.1.1. Khái niệm phòng chuyên môn cấp huyện
Theo mục 1, Điều 1, Nghị định 37/2014/NĐ - CP quy định về tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện)
Theo mục 2, Điều 1, Nghị định 37/2014/NĐ - CP quy định cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương
phòng (sau đây gọi chung là phòng chuyên môn) [115].
Như vậy phòng chuyên môn cấp huyện được thành lập để: Thực hiện chức
năng tham mưu hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định của cấp trên trực
tiếp; Thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn và bảo đảm tính thống nhất, thông
suốt về quản lý ngành, lĩnh vực hoạt động từ Trung ương đến cơ sở; Giúp
UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở
địa phương; Phản ánh những yêu cầu, nguyện vọng của công dân với lãnh đạo
cấp trên [115].
Như vậy, tác giả luận án cho rằng: Phòng chuyên môn cấp huyện là đơn
vị nhỏ nhất trong cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN, là cơ quan tham mưu, giúp
UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về ngành, lĩnh vực ở cấp huyện
và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, uỷ quyền của cơ
quan nhà nước cấp trên.
2.1.1.2. Đặc điểm của phòng chuyên môn cấp huyện
Thứ nhất, là cấp trực tiếp. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công chức;
trực tiếp làm việc, quan hệ với người dân; trực tiếp triển khai thực thi công vụ về
36
chuyên môn cho cấp dưới (cấp xã); trực tiếp và triển khai áp dụng pháp luật và
chính sách vào đời sống xã hội.
Thứ hai, là cấp thừa hành. Trực tiếp triển khai thực hiện các công việc cụ
thể theo chỉ đạo, điều hành của cấp trên và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
cho cấp xã
Thứ ba, là cơ quan tham mưu. Điều 3, quy định về chức năng của cơ
quan chuyên môn là tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo
sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật. Qua thực
tế thực hiện công việc, phòng nắm được cái gì cần bổ sung, sửa đổi, hiểu được
công việc cần làm như thế nào cho tốt; từ đó, tham mưu cho cấp trên trong
QLNN về lĩnh vực hoạt động ở bộ, ngành, địa phương.
Thứ tư, là cơ quan chuyên môn. Triển khai nhiệm vụ chuyên môn, tổ
chức thực hiện các văn bản pháp luật, chỉ đạo của cấp trên, các kế hoạch được
duyệt và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của
PCM cấp trên.
Điều 7 của Nghị định này quy định [115], các PCM được tổ chức thống
nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bao gồm: Phòng Nội vụ;
Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi
trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông
tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra huyện; Văn phòng
HĐND và UBND hoặc Văn phòng UBND nơi thí điểm không tổ chức HĐND
Ngoài 10 PCM được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh quy định tại Điều 7 của Nghị định này, tổ chức một
số PCM để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện như sau:
Ở các quận (Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị); Ở các thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị); Ở các huyện (Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Dân tộc).
37
2.1.2. Công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện
2.1.2.1. Khái niệm công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện
Theo mục a, c thuộc Khoản 2, Điều 6, Nghị định Số: 06/2010/NĐ - CP
quy định những người là công chức trong cơ quan hành chính cấp huyện bao
gồm: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn
phòng HĐND và UBND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, huyện, Chánh
văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng UBND
quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức HĐND; Người giữ chức vụ cấp trưởng,
cấp phó và người làm việc trong PCM thuộc UBND cấp huyện [118].
Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 158/2457/NĐ - CP quy định [116]:
“Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý'' là người được bầu
cử hoặc được người có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ có thời hạn trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị và được hưởng phụ cấp lãnh đạo.
Theo mục 1, Điều 5, Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định: Trưởng phòng
là người đứng đầu PCM cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện,
Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của PCM do mình phụ trách [115]. Do đó, công chức lãnh đạo, quản
lý PCM cấp huyện là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, tác giả luận án cho rằng: “Công chức lãnh đạo, quản lý PCM
cấp huyện là người đượ...y-93395.html
122.
dao-tao-ren-luyen-can-bo-263332-46243.html
123.
luot-can-bo-cap-huyen-ve-lam-chu-chot-cap-xa-phuong-thi-tran-261964-205.html
124.
ctitle/259/Default.aspx?TopMenuId=6&cMenu1=259
125. https://vov.vn/nhan-su/luan-chuyen-can-bo-ve-co-so-yen-bai-uu-tien-
nhung-xa-kho-khan-942705.vov
126. https://baotainguyenmoitruong.vn/lang-son-dieu-dong-bo-nhiem-luan-
chuyen-nhieu-can-bo-chu-chot-295193.html
127.
chot-khong-la-nguoi-dia-phuong-o-tinh-Quang-Ninh-Thuc-tien-va-kinh-nghiem.html
128.
129.
ng_can_bo_o_Tuyen_Quangall.html
130.
cong_tac_quy_hoach_can_bo.htm
131. https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/12/31/mot-so-giai-phap-nham-dao-
tao-boi-duong-can-bo-cong-chuc-theo-nang-luc/
132.
dao-tao-ren-luyen-can-bo-263332-46243.html
133.
cua-dang/tin-hoat-dong/tuyen-quang-chu-trong-quy-hoach-can-bo-tre-can-bo-nu-
can-bo-dan-toc-thieu-so-546694.html
134.
bo-445
182
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU
Kính gửi: Các đồng chí
Tôi là Nguyễn Văn Kiều – Nghiên cứu sinh của Học viện Hành chính quốc
gia. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các
tỉnh miền núi phía Bắc” và mong muốn tìm hiểu thực tiễn vấn đề để phục vụ cho
luận án của mình.
Giải thích từ ngữ trong phạm vi đề tài:
- Công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện: là Người đứng đầu phòng
chuyên môn (PCM) cấp huyện;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý: là bao gồm những kiến thức, kỹ năng và thái độ
cần thiết để công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện thực hiện vai trò lãnh đạo,
quản lý tổ chức mà mình đứng đầu.
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết những hạn chế trong quy hoạch công chức lãnh đạo, quản
lý PCM cấp huyện:
......................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 2: Đồng chí hãy cho biết những hạn chế trong luân chuyển công chức lãnh đạo,
quản lý PCM cấp huyện:.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Mã phiếu
183
Câu 3: Đồng chí hãy cho biết những hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh
đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện
...................................................................................................................
...................................................................................................................
..
...................................................................................................................
Câu 4: Đồng chí hãy cho biết những hạn chế trong xây dựng và thực hiện chính sách
đãi ngộ công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện:..
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Ý kiến khác:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Cảm ơn đồng chí!
184
Phụ lục 2. PHIẾU XIN Ý KIẾN
(Công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện)
Tôi là Nguyễn Văn Kiều – Nghiên cứu sinh của Học viện Hành chính quốc
gia. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các
tỉnh miền núi phía Bắc” và mong muốn tìm hiểu thực tiễn vấn đề để phục vụ cho
luận án của mình.
Kính mong đồng chí dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây.
Mọi thông tin liên quan sẽ chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu đề tài và
sẽ được đảm bảo tính khuyết danh.
Giải thích từ ngữ trong phạm vi đề tài:
- Công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện: là Người đứng đầu phòng
chuyên môn (PCM) cấp huyện
- Năng lực lãnh đạo, quản lý: là bao gồm những kiến thức, kỹ năng và thái độ
cần thiết để công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện thực hiện vai trò lãnh đạo,
quản lý tổ chức mà mình đứng đầu.
Thông tin chung về người trả lời:
+ Độ tuổi: Dưới 40 tuổi Từ 40 đến dưới 50 Từ 50 trên lên
+ Giới tính: Nam Nữ
+ Thành phần dân tộc: Kinh Dân tộc khác:.........
+ Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đại học Sau đại học
+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và tương đương Trung cấp
+ Thời gian được bổ nhiệm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý của đồng chí:
Dưới 5 năm Từ 5 năm – dưới 10 năm
Từ 10 đến – dưới 20 năm Từ trên 20 năm
+ Thời gian giữ chức vụ Trưởng phòng trên cương vị hiện nay của đồng
chí:
Dưới 5 năm Từ 5 năm – dưới 10 năm
Từ 10 đến – dưới 20 năm Từ trên 20 năm
+ Đánh giá xếp loại của đồng chí năm vừa qua
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành nhiệm vụ nhưng Không hoàn thành nhiệm
còn hạn chế về năng lực Không đánh giá
Mã phiếu
185
Câu 1. Đồng chí hãy đánh giá về mức độ cần thiết của các năng lực lãnh đạo,
quản lý sau đây đối với Người đứng đầu PCM cấp huyện?
STT
Năng lực
MỨC ĐỘ CẦN THIẾT
Hoàn
toàn
không
cần thiết
Không
cần thiết
Trung
bình
Cần
thiết
Rất
cần
thiết
1 Am hiểu lĩnh vực hành chính nhà nước 1 2 3 4 5
2
Hiểu biết trong tham mưu thực hiện chính sách
trong lĩnh vực quản lý 1 2 3 4 5
3
Hiểu biết trong xây dựng các văn bản quản lý
điều hành 1 2 3 4 5
4 Hiểu tổ chức và nhiệm vụ của tổ chức 1 2 3 4 5
5 Am hiểu địa, chính trị, văn hóa địa phương 1 2 3 4 5
6
Am hiểu chiến lược, chính sách phát triển địa
phương 1 2 3 4 5
7 Am hiểu ngôn ngữ vùng, miền địa phương 1 2 3 4 5
8 Tư duy chiến lược 1 2 3 4 5
9 Quản trị sự thay đổi 1 2 3 4 5
10 Xây dựng văn hóa tổ chức 1 2 3 4 5
11 Phát triển cấp dưới 1 2 3 4 5
12 Phân quyền, ủy quyền 1 2 3 4 5
13 Ra quyết định 1 2 3 4 5
14 Lập kế hoạch và tổ chức công việc 1 2 3 4 5
15 Quản lý nguồn lực 1 2 3 4 5
16 Tạo động lực 1 2 3 4 5
17 Quản trị bản thân 1 2 3 4 5
18 Giao tiếp hiệu quả 1 2 3 4 5
19 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 1 2 3 4 5
20 Thực hành chí công vô tư 1 2 3 4 5
21
Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực
thi nhiệm vụ
1 2 3 4 5
22 Tấm gương phục vụ nhân dân 1 2 3 4 5
186
Câu 2. Đồng chí hãy đánh giá về mức độ đáp ứng của BẢN THÂN MÌNH đối
với từng năng lực lãnh đạo, quản lý sau đây:
STT
MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
NĂNG LỰC
Chưa
đáp ứng
được yêu
cầu và
không có
triển
vọng
Chưa
đáp ứng
được
yêu cầu
và cần
được
bồi
dưỡng
Cơ bản
đáp ứng
được
yêu cầu
công
việc và
cần
được
Đáp
ứng
yêu
cầu
công
việc
Đáp
ứng
vượt
trội so
với
yếu
cầu
công
1 Am hiểu lĩnh vực hành chính nhà nước 1 2 3 4 5
2
Hiểu biết trong tham mưu thực hiện chính sách
trong lĩnh vực quản lý
1 2 3 4 5
3
Hiểu biết trong xây dựng các văn bản quản lý
điều hành 1 2 3 4 5
4 Hiểu tổ chức và nhiệm vụ của tổ chức 1 2 3 4 5
5 Am hiểu địa, chính trị, văn hóa địa phương 1 2 3 4 5
6
Am hiểu chiến lược, chính sách phát triển địa
phương
1 2 3 4 5
7 Am hiểu ngôn ngữ vùng, miền địa phương 1 2 3 4 5
8 Tư duy chiến lược 1 2 3 4 5
9 Quản trị sự thay đổi 1 2 3 4 5
10 Xây dựng văn hóa tổ chức 1 2 3 4 5
11 Phát triển cấp dưới 1 2 3 4 5
12 Phân quyền, ủy quyền 1 2 3 4 5
13 Ra quyết định 1 2 3 4 5
14 Lập kế hoạch và tổ chức công việc 1 2 3 4 5
15 Quản lý nguồn lực 1 2 3 4 5
16 Tạo động lực 1 2 3 4 5
17 Quản trị bản thân 1 2 3 4 5
18 Giao tiếp hiệu quả 1 2 3 4 5
19 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 1 2 3 4 5
20 Thực hành chí công vô tư 1 2 3 4 5
21
Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực
thi nhiệm vụ
1 2 3 4 5
22
Tấm gương về thái độ và trách nhiệm phục vụ
nhân dân
1 2 3 4 5
187
Câu 3. Đồng chí có ý kiến như thế nào về việc xây dựng tiêu chuẩn năng lực lãnh
đạo, quản lý cho Người đứng đầu PCM cấp huyện ở địa phương mình hiện nay.
Đánh dấu (X) vào ô mà đồng chí cho là phù hợp
STT
Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1
Tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý cho Trưởng
phòng cấp huyện cần thiết phải được xây dựng
2
Tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý của Trưởng
phòng phải được hình thành từ các năng lực cấu thành
dựa trên lý luận về năng lực lãnh đạo, quản lý
3
Tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý cho Trưởng phòng
cấp huyện có mục tiêu rõ ràng, có thang điểm đánh giá về
các cấp độ năng lực
4
Tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý cho Trưởng
phòng cấp huyện được đánh giá và điều chỉnh cho phù
hợp với sự phát triển đất nước và bối cảnh của miền núi
phía Bắc
5
Tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý cho Trưởng
phòng cấp huyện cần phải công khai và việc đánh giá
thực hiện định kỳ dựa trên ý kiến của người dân và
những người làm việc trong cơ quan
Câu 4. Đồng chí đánh giá như thế nào về thực trạng xây dựng tiêu chuẩn năng lực
lãnh đạo, quản lý của Người đứng đầu PCM cấp huyện ở địa phương mình hiện
nay. Đánh dấu (X) vào ô mà đồng chí cho là phù hợp
STT Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn toàn
đồng ý
1
Vị trí Trưởng phòng cấp huyện phải có bản mô tả
công việc và yêu cầu về năng lực lãnh đạo, quan lý
cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
2
Tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý cho Trưởng
phòng cấp huyện đã được xây dựng
Câu 5. Đồng chí đánh giá như thế nào về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng năng lực
lãnh đạo, quản lý của Người đứng đầu PCM cấp huyện ở địa phương mình hiện
nay. Đánh dấu (X) vào ô mà đồng chí cho là phù hợp
STT
Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn toàn
đồng ý
1 Có kế hoạch cụ thể hàng năm
2 Được chỉ đạo thực hiện thường xuyên
188
Câu 6. Đồng chí đánh giá như thế nào về tính hợp lý và hiệu quả của công tác quy
hoạch phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho Người đứng đầu PCM cấp huyện
ở địa phương mình hiện nay. Đánh dấu (X) vào ô là phù hợp
STT
Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1
Hoạt động quy hoạch phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý là hợp lý
2 Hoạt động quy hoạch phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý là hiệu quả
Câu 7. Đồng chí đánh giá như thế nào về tính hợp lý và hiệu quả của công tác
luân chuyển phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho Người đứng đầu PCM
cấp huyện ở địa phương mình hiện nay. Đánh dấu (X) vào ô mà đồng chí cho là
phù hợp
STT Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn toàn
đồng ý
1
Hoạt động quy hoạch phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý là hợp lý
2
Hoạt động quy hoạch phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý là hiệu quả
Câu 8. Đồng chí đánh giá như thế nào về đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của
Người đứng đầu PCM cấp huyện ở địa phương mình hiện nay. Đánh dấu (X) vào ô
mà đồng chí cho là phù hợp
STT
Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít đồng
ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1
Đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý được thực
hiện thường xuyên
2
Các hình thức, phương pháp đánh giá năng lực
lãnh đạo, quản lý là hợp lý
3
Những tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, quản
lý là rõ ràng, đầy đủ
4
Việc đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý là công
bằng, chính xác
5
Việc đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý mang
tính tích cực, giúp người cán bộ tự hoàn thiện năng
lực của mình
189
Câu 9. Đánh giá về đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý cho Người đứng
đầu PCM cấp huyện ở địa phương mình hiện nay. Đánh dấu (X) vào ô mà đồng chí
cho là phù hợp
TT
Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít
đồng
ý
Trung
lập
Đồn
g ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1
Cung cấp đầy đủ kiến thức lãnh đạo, quản lý cần
thiết
2
Trang bị những kỹ năng lãnh đạo, quản lý cần
thiết
3 Cải thiện thái độ lãnh đạo, quản lý
Câu 10. Đồng chí đánh giá như thế nào về hoạt động đào tạo tại địa phương
nhằm phát triển năng lực cho Người đứng đầu PCM cấp huyện ở địa phương
mình hiện nay. Đánh dấu (X) vào ô mà đồng chí cho là phù hợp
STT
Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít
đồng
ý
Trung
lập
Đồn
g ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1
Hoạt động đào tạo tại chỗ nhằm phát triển năng
lực được thực hiện thường xuyên
2
Hoạt động đào tạo tại chỗ nhằm phát triển năng
lực được tổ chức hợp lý
3
Hoạt động đào tạo tại chỗ nhằm phát triển năng
lực được tổ chức hiệu quả
Câu 11. Đồng chí đánh giá như thế nào về hoạt động đào tạo ngoài địa phương
nhằm phát triển năng lực cho Người đứng đầu PCM cấp huyện ở địa phương
mình hiện nay. Đánh dấu (X) vào ô mà đồng chí cho là phù hợp
STT
Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1
Hoạt động đào tạo ngoài nơi làm việc nhằm phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý được thực hiện
thường xuyên
2
Hoạt động đào tạo ngoài nơi làm việc nhằm phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý được tổ chức hợp
lý
3
Hoạt động đào tạo ngoài nơi làm việc nhằm phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý được tổ chức hiệu
quả
190
Câu 12. Đồng chí đánh giá như thế nào về chế độ đãi ngộ đối với Người đứng đầu
PCM cấp huyện ở địa phương mình hiện nay. Đánh dấu (X) vào ô mà đồng chí cho
là phù hợp
STT
Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít đồng
ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1 Điều kiện, môi trường làm việc hiện nay rất tốt
2 Chế độ lương dành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp phòng hiện nay là hợp lý
3 Chế độ thưởng dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp phòng hiện nay là công bằng, thoả đáng
4 Chế độ phúc lợi dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp phòng hiện nay rất tốt
5 Chế độ kỷ luật dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp phòng hiện nay là hợp lý, nghiêm minh
Câu 13. Đồng chí đánh giá như thế nào về quá trình tự đào tạo, rèn luyện phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý của bản thân mình. Đánh dấu (X) vào ô mà đồng
chí cho là phù hợp
STT
Mức độ đánh giá
Nội dung
Không
đồng ý
Ít
đồng ý
Trung
lập
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1 Bản thân nhận thức rõ những hạn chế của bản thân
2 Có kế hoạch cụ thể khắc phục những hạn chế
3 Những hạn chế đã được khắc phục/cải thiện
Câu 14: Để phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt hơn yêu cầu công
việc, theo đồng chí bản thân mình cần làm những gì?
..
Cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí
191
Phụ lục 3: PHIẾU XIN Ý KIẾN
(Dành cho Lãnh đạo cấp huyện và cấp dưới)
Tôi là Nguyễn Văn Kiều – Nghiên cứu sinh của Học viện Hành chính quốc
gia. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các
tỉnh miền núi phía Bắc” và mong muốn tìm hiểu thực tiễn vấn đề để phục vụ cho
luận án của mình.
Kính mong đồng chí dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây.
Mọi thông tin liên quan sẽ chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu đề tài và
sẽ được đảm bảo tính khuyết danh.
Giải thích từ ngữ và thanh đánh giá
- Công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện: là Người đứng đầu phòng
chuyên môn (PCM) cấp huyện
- Năng lực lãnh đạo, quản lý: là bao gồm những kiến thức, kỹ năng và thái độ
cần thiết để công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện thực hiện vai trò lãnh đạo,
quản lý tổ chức mà mình đứng đầu.
- Thang đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý:
+ Cấp độ 1: Chưa đáp ứng được yêu cầu và không có triển vọng
+ Cấp độ 2: Chưa đáp ứng được yêu cầu và cần được bồi dưỡng nhiều
+ Cấp độ 3: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc và cần được đào tạo, bồi
dưỡng
+ Cấy độ 4: Đáp ứng yêu cầu công việc
+ Cấp độ 5: Đáp ứng vượt trội so với yếu cầu công việc
Mã phiếu
192
Đồng chí hãy đánh giá về mức độ đáp ứng của từng năng lực LĐ, QL sau đây
đối với Người đứng đầu PCM cấp huyện:
TT
MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
NĂNG LỰC
Chưa
đáp
ứng
được
yêu
cầu và
không
có triển
Chưa
đáp ứng
được
yêu cầu
và cần
được
bồi
dưỡng
Cơ bản
đáp ứng
được
yêu cầu
công
việc và
cần
được
Đáp
ứng
yêu
cầu
công
việc
Đáp
ứng
vượt
trội so
với
yếu
cầu
công
1 Am hiểu lĩnh vực hành chính nhà nước 1 2 3 4 5
2
Hiểu biết trong tham mưu thực hiện chính sách
trong lĩnh vực quản lý 1 2 3 4 5
3
Hiểu biết trong xây dựng các văn bản quản lý điều
hành 1 2 3 4 5
4 Hiểu tổ chức và nhiệm vụ của đơn vị 1 2 3 4 5
5 Am hiểu địa, chính trị, văn hóa địa phương 1 2 3 4 5
6
Am hiểu chiến lược, chính sách phát triển địa
phương 1 2 3 4 5
7 Am hiểu ngôn ngữ vùng, miền địa phương 1 2 3 4 5
8 Tư duy chiến lược 1 2 3 4 5
9 Quản trị sự thay đổi 1 2 3 4 5
10 Xây dựng văn hóa đơn vị 1 2 3 4 5
11 Phát triển cấp dưới 1 2 3 4 5
12 Phân quyền, ủy quyền 1 2 3 4 5
13 Ra quyết định 1 2 3 4 5
14 Lập kế hoạch và tổ chức công việc 1 2 3 4 5
15 Quản lý nguồn lực 1 2 3 4 5
16 Tạo động lực 1 2 3 4 5
17 Quản trị bản thân 1 2 3 4 5
18 Giao tiếp hiệu quả 1 2 3 4 5
19 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 1 2 3 4 5
20 Thực hành chí công vô tư 1 2 3 4 5
21
Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực thi
nhiệm vụ
1 2 3 4 5
22 Tấm gương về thái độ và trách nhiệm phục vụ
nhân dân
1 2 3 4 5
Cảm ơn đồng chí!
193
Phụ lục 4:
Mức độ cần thiết về năng lực lãnh đạo, quản lý của
công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện
KH Năng lực Mẫu
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
K1 Am hiểu lĩnh vực hành chính nhà nước 215 4.12 0,344
K2
Hiểu biết trong tham mưu thực hiện chính sách
trong lĩnh vực quản lý
215 4.13 0,335
K3
Hiểu biết trong xây dựng các văn bản quản lý điều
hành
215 4.21 0,309
K4 Hiểu tổ chức và nhiệm vụ của đơn vị 215 4.16 0,315
K5 Am hiểu địa, chính trị, văn hóa địa phương 215 4.39 0,304
K6
Am hiểu chiến lược, chính sách phát triển địa
phương
215 4.00 0,475
K7 Am hiểu ngôn ngữ vùng, miền địa phương 215 4.01 0,459
S8 Tư duy chiến lược 215 4.05 0,414
S9 Quản trị sự thay đổi 215 4.02 0,425
S10 Xây dựng văn hóa đơn vị 215 4.11 0,324
S11 Phát triển cấp dưới 215 4.22 0,335
S12 Phân quyền, ủy quyền 215 4.19 0,324
S13 Ra quyết định 215 4.04 0,415
S14 Lập kế hoạch và tổ chức công việc 215 4.22 0,328
S15 Quản lý nguồn lực 215 4.19 0,335
S16 Tạo động lực 215 4.07 0,434
S17 Quản trị bản thân 215 4.15 0,341
S18 Giao tiếp hiệu quả 215 4.13 0,334
A19 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 215 4.12 0,344
A20 Thực hành chí công vô tư 215 4.13 0,335
A21
Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện
nhiệm vụ
215 4.21 0,301
A22
Tấm gương về thái độ và trách nhiệm phục vụ
nhân dân
215 4.16 0,305
194
Phụ lục 5:
Khảo sát về mức độ biểu hiện năng lực lãnh đạo, quản lý
của công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện
STT
Năng
lực
Tự đánh giá
Cấp trên
đánh giá
Cấp dưới
đánh giá
Điểm
trung
bình N TB ĐLC N TB ĐLC N TB ĐLC
1 K1 215 3,15 0,325 35 3,16 0,333 245 3,03 0,473 3,21
2 K2 215 3,12 0,312 35 3,10 0,343 245 2,99 0,415 3,10
3 K3 215 3,07 0,395 35 2,65 0,313 245 2,91 0,457 2,91
4 K4 215 3,22 0,432 35 3,07 0,443 245 3,11 0,435 3,26
5 K5 215 3,85 0,425 35 3,65 0,433 245 3,71 0,337 3,73
6 K6 215 3,15 0,321 35 3,10 0,329 245 3,27 0,322 3,15
7 K7 215 3,06 0,452 35 3,01 0,253 245 2,25 0,425 2,97
8 S8 215 3,02 0,355 35 2,45 0,433 245 2,38 0,347 2,58
9 S9 215 3,00 0,325 35 2,41 0,421 245 2,51 0,383 2,64
10 S10 215 3,15 0,325 35 2,91 0,353 245 3,08 0,375 3,04
11 S11 215 3,75 0,310 35 3,45 0,323 245 3,61 0,447 3,60
12 S12 215 3,21 0,491 35 3,13 0,311 245 3,15 0,356 3,29
13 S13 215 3,57 0,435 35 3,23 0,439 245 3,24 0,475 3,34
14 S14 215 3,19 0,325 35 3,15 0,333 245 3,35 0,477 3,38
15 S15 215 3,45 0,441 35 3,25 0,431 245 3,31 0,481 3,33
16 S16 215 3,15 0,215 35 2,85 0,333 245 3,15 0,471 3,21
17 S17 215 3,21 0,491 35 3,09 0,321 245 3,12 0,356 3,19
18 S18 215 3,07 0,435 35 2,85 0,439 245 2,63 0,475 2,95
19 A19 215 3,75 0,310 35 3,45 0,323 245 3,61 0,547 3,51
20 A20 215 3,21 0,591 35 3,13 0,311 245 3,15 0,356 3,56
21 A21 215 3,57 0,435 35 3,23 0,439 245 3,24 0,475 3,78
22 A22 215 3,19 0,325 35 3,15 0,333 245 3,35 0,477 3,49
195
Phụ lục 6:
Kết quả phân tích về khoảng cách năng lực lãnh đạo, quản lý
của công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện
KH Năng lực
Cần thiết
năng lực
Thực tế
năng lực
Khoảng
cách năng
lực
(1) (2) (3) (4) (5) = 3-4
K1 Am hiểu lĩnh vực hành chính nhà nước 4.12 3,21 0,91
K2
Hiểu biết trong tham mưu thực hiện chính
sách trong lĩnh vực quản lý
4.13 3,10 1,03
K3
Hiểu biết trong xây dựng các văn bản quản
lý điều hành
4.16 2,91 1,25
K4 Hiểu tổ chức và nhiệm vụ của đơn vị 4.16 3,26 0,90
K5 Am hiểu địa, chính trị, văn hóa địa phương 4.39 3,73 0,66
K6
Am hiểu chiến lược, chính sách phát triển
địa phương
4.19 3,15 1,04
K7 Am hiểu ngôn ngữ vùng, miền địa phương 4.14 2,97 1,17
S8 Tư duy chiến lược 4.05 2,58 1,47
S9 Quản trị sự thay đổi 4.02 2,64 1,38
S10 Xây dựng văn hóa đơn vị 4.11 3,04 1,07
S11 Phát triển cấp dưới 4.22 3,60 0,62
S12 Phân quyền, ủy quyền 4.19 3,29 0,90
S13 Ra quyết định 4.04 3,34 0,70
S14 Lập kế hoạch và tổ chức công việc 4.22 3,38 0,84
S15 Quản lý nguồn lực 4.19 3,33 0,86
S16 Tạo động lực 4.07 3,21 0,86
S17 Quản trị bản thân 4.15 3,19 0,96
S18 Giao tiếp hiệu quả 4.13 2,95 1,18
A19 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 4.21 3,51 0,70
A20 Thực hành chí công vô tư 4.16 3,56 0,60
A21
Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong
thực hiện nhiệm vụ
4.39 3,78 0,51
A22
Tấm gương về thái độ và trách nhiệm phục
vụ nhân dân
4.19 3,49 0,70
196
Phụ lục 7: Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện
TT Tên năng lực Định nghĩa năng lực
Biểu hiện kiến thức trong năng lực lãnh đạo, quản lý (7 yếu tố) – Nhóm K
K1
Am hiểu lĩnh vực
hành chính nhà nước
Khả năng nắm bắt một cách có hệ thống về bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, các
nguyên tắc của chế độ công vụ và các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan, từ đó nhận
diện các yếu tố ảnh hưởng tới lĩnh vực, công việc đảm trách
K2
Hiểu biết trong tham
mưu thực hiện chính
sách trong lĩnh vực
quản lý
Khả năng nghiên cứu, phân tích và tham mưu cho lãnh đạo cấp trên trong thực thi chính sách tại
địa phương nói chung và liên quan đến lĩnh vực đảm trách nói riêng
K3
Hiểu biết trong xây
dựng các văn bản
quản lý điều hành
Khả năng nghiên cứu, xây dựng, ban hành/đề xuất ban hành các văn bản pháp lý, hướng dẫn triển
khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực đảm trách nhằm tạo sự đồng thuận, thuận tiện tối đa cho
người thực thi và giám sát thực thi
K4
Hiểu tổ chức và
nhiệm vụ của đơn vị
Am hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, hệ thống báo cáo, hệ thống phân công
công việc, phân định nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức nơi đang công tác (và các đơn vị, tổ chức trong
cùng ngành, lĩnh vực).
K5
Am hiểu địa, chính
trị, văn hóa địa
phương
Khả năng nhận biết, phân biệt những đặc thù riêng có về địa lý, chính trị và văn hóa của địa
phương để nhìn nhận rõ được những cơ hội, thách thức với địa phương và để vận dụng một cách
linh hoạt, hiệu quả những điểm mạnh gắn với đặc thù của đơn vị, tổ chức, khắc phục, hạn chế
những yếu kém với đơn vị, tổ chức để đạt được những mục tiêu của đơn vị, tổ chức và địa phương.
K6
Hiểu chiến lược,
chính sách phát triển
địa phương
Khả năng nắm bắt, phân tích, đánh giá chiến lược và chính sách phát triển của vùng, địa phương và
lĩnh vực công việc liên quan.
K7
Am hiểu ngôn ngữ
vùng, miền địa
phương
Khả năng nhận biết, sử dụng ngôn ngữ địa phương (bao gồm cả tiếng dân tộc) ở mức độ cần thiết
nhằm tạo thuận lợi trong công việc cũng như niềm tin, sự ủng hộ của cộng đồng nơi quản lý, công
tác.
Biểu hiện kỹ năng trong năng lực lãnh đạo, quản lý (11 yếu tố) – Nhóm S
S8 Tư duy chiến lược
Khả năng nhận diện được các vấn đề lớn như những thách thức, xu hướng phát triển mang tính dài
hạn và các cơ hội tiềm năng cho đơn vị; khả năng hỗ trợ, thúc đẩy và đảm bảo các hoạt động trong
tổ chức đi theo đúng khuôn khổ giá trị và tầm nhìn của đơn vị
S9 Quản trị sự thay đổi
Khả năng nhận diện, định hướng và thiết lập quá trình thay đổi trong tổ chức song hành với việc
giúp đỡ đồng nghiệp/cấp dưới thích nghi với thay đổi và giải quyết được các tác động xảy ra trong
quá trình thay đổi.
S10
Xây dựng văn hóa
đơn vị
Khả năng am hiểu sâu sắc tổ chức, tham gia xây dựng và duy trì các chuẩn mực giá trị văn hóa về
ứng xử nội bộ nhằm phát huy sức mạnh của cả tổ chức và tạo sự gắn kết, hài lòng của các thành
viên đối với tổ chức; khả năng truyền cảm hứng và huy động các thành viên khác tham gia xây
dựng văn hóa, đồng thời là một tấm gương về văn hóa tổ chức
S11 Phát triển cấp dưới
Khả năng đối thoại nhằm giúp cấp dưới xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp và cam kết gắn bó với tổ
chức; kỹ năng nhận diện điểm mạnh, hạn chế của cấp dưới và tư vấn lộ trình phát triển cá nhân; kỹ
năng huấn luyện cũng như tạo điều kiện để mở rộng và phát triển năng lực mới cho cấp dưới
S12
Phân quyền, ủy
quyền
Khả năng xây dựng được lộ trình phát triển cho các thành viên cấp dưới; đưa ra các cơ chế và chính
sách ủy quyền, phân quyền phù hợp với hoàn cảnh, động lực và năng lực của cấp dưới nhằm hoàn
thành nhiệm vụ chung của bộ phận, tổ chức; khả năng giám sát, đảm bảo việc phân quyền, ủy
quyền theo định hướng và giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, nảy sinh trong quá trình phân quyền, ủy
quyền.
S13 Ra quyết định
Khả năng xác định chính xác hạn chế tồn tại, các vấn để có thể phát sinh, kỹ năng thu thập, tổng
hợp và phân tích thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra các quyết định giải quyết được vấn đề
có mức độ phức tạp, rủi ro khác nhau.
S14
Lập kế hoạch và tổ
chức công việc
Khả năng xác định phạm vi, mức độ ưu tiên, khoảng thời gian hoàn thành công việc, các yếu tố ảnh
hưởng tiến độ và các yêu cầu nguồn lực cần thiết, từ đó tổ chức công việc hợp lý nhằm đạt được
mục tiêu đặt ra
198
S15 Quản lý nguồn lực
Là thể hiện sự linh hoạt trong việc kết hợp, tận dụng các nguồn lực bên trong và ngoài cơ quan, đơn
vị như tài chính, cơ sở vật chất, công nghệ, nhân lực, thương hiệu để thực hiện được các mục tiêu,
chiến lược đề ra.
S16 Tạo động lực
Khả năng dẫn dắt, khuyến khích cấp dưới tham gia tích cực vào việc chung; kỹ năng thúc đẩy sự hợp
tác và tương hỗ để đạt sự thỏa hiệp giữa các cá nhân khác nhau; kỹ năng phát hiện và đảm bảo điểm
mạnh của mỗi cá nhân được phát huy để có đóng góp vào mục tiêu của tập thể.
S17 Quản trị bản thân
Khả năng biểu lộ thái độ và hành vi giúp cấp dưới giữ được sự điềm tĩnh và thái độ tích cực trong
công việc; khả năng duy trì được nhiệt huyết và sự tập trung trong các tình huống căng thẳng; khả
năng kiểm soát hành vi, cảm xúc của bản thân trong giai đoạn khó khăn của tổ chức.
S18 Giao tiếp hiệu quả
Là khả năng làm chủ các kỹ thuật trình bày, lắng nghe, xử lý tình huống, đưa thông tin phản hồi,
tạo sự tin tưởng và tin cậy với người đang giao tiếp, khả năng thiết lập các mối quan hệ.
Biểu hiện thái độ trong năng lực lãnh đạo, quản lý (4 yếu tố) – Nhóm A
A19
Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí
Khả năng nhận biết những lãng phí có thể xảy ra trong quá trình thực thi công vụ và khả năng giảm
bớt hao phí trong sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu mà tổ chức đã xác
định một cách hiệu quả.
A20
Thực hành chí công
vô tư
Khả năng nhận biết những lợi ích của đất nước, của tập thể, của tổ chức và khả năng thực thi công vụ
với tư tưởng nghĩ tới đồng bào, đến toàn dân và với tổ chức, đơn vị, không đặt nặng lợi ích cá nhân.
A21
Tinh thần trách
nhiệm và phối hợp
trong thực thi nhiệm
vụ
Ý thức trách nhiệm và phối hợp trong thực thi nhiệm vụ trong quá trình thực thi công vụ
A22
Tấm gương về thái
độ và trách nhiệm
phục vụ nhân dân
Khả năng nhận biết và ý thức trách nhiệm trong quá trình thực thi công vụ hướng tới nền hành
chính công với mục tiêu phục vụ nhân dân