Phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn, tỉnh bắc ninh (Thực trạng và giải pháp) Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu Chữ và ký hiệu viết tắt Giải thích BQ Bình quân CC Cơ cấu CN Công nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CT Công ty DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc nội GO Giá trị sản xuất GT Giá trị HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian lđ Lao động MI Thu nhập NN Nông nghiệp Pr Lợi nhuận SL Số lượng SX Sản

doc149 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất TC, CĐ, ĐH Trung cấp, cao đẳng, đại học TCN Thủ công nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCN Tiểu thủ công nghiệp tr.đ Triệu đồng UBND ủy ban nhân dân VA Giá trị gia tăng Danh mục các biểu. Số thứ tự Tên biểu Trang 2.1 Giá trị sản xuất một số ngành nghề thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh qua các năm. 24 3.1 Đặc điểm đất đai của huyện Từ Sơn qua các năm (2000-2002). 29 3.2 Tình hình dân số – lao động của huyện qua các năm (2000-2002). 31 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện từ Sơn qua các năm (2000-2002). 34 3.4 Số cơ sở thủ công nghiệp năm 2002 và số cơ sở điều tra. 38 4.1 Sự phân bố một số ngành nghề thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Từ Sơn. 42 4.2 Một số sản phẩm thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn (2000-2002). 46 4.3 Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn (2000-2002). 50 4.4 Đất đai cho ngành nghề ở các cơ sở điều tra . 52 4.5 Quy mô lao động tại các cơ sở điều tra. 56 4.6 Trình độ kỹ thuật của lao động ở các cơ sở điều tra. 58 4.7 Tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra. 60 4.8 Vốn cho ngành nghề của các cơ sở điều tra (Tính bình quân 1 cơ sở). 62 4.9 Kết quả sản xuất bình quân 1 cơ sở điều tra. 70 4.10 Hiệu quả kinh tế sản xuất bình quân của một cơ sở điều tra. 72 4.11 Hiệu quả kinh tế theo qui mô lao động (Tính bình quân 1 cơ sở) 74 4.12 Hiệu quả kinh tế theo qui mô vốn (Tính bình quân 1 cơ sở). 77 4.13 Hiệu quả kinh tế bình quân của hộ điều tra theo tính chất làng nghề. 79 4.14 Vấn đề môi trường và bảo hộ lao động ở các cơ sở điều tra. 82 4.15 Khó khăn đối với ngành nghề thủ công nghiệp qua điều tra các cơ sở. 87 4.16 Dự kiến tình hình phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp huyện Từ Sơn năm 2005 và năm 2010. 92 4.17 Dự kiến tình hình tiêu thụ sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp huyện Từ Sơn. 94 4.18 Dự kiến thị trường tiêu thụ sản phẩm một số ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn trong thời gian tới. 95 4.19 Dự kiến nguyên vật liệu chính cho phát triển ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn trong thời gian tới. 98 4.20 Dự kiến các cụm công nghiệp làng nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn. 100 4.21 Dự kiến nhu cầu vốn cho một số ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn năm 2005 và năm 2010. 103 4.22 Dự kiến các làng cấy nghề mới trong những năm tới ở Từ Sơn. 110 Danh mục các sơ đồ Số thứ tự Tên sơ đồ Trang 4.1 Các kênh cung cấp nguyên liệu chính. 65 4.2 Các kênh tiêu thụ sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp . 68 4.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm một số ngành thủ công nghiệp ở Từ Sơn thời gian tới. 93 4.4 Kênh cung cấp nguyên vật liệu cho một số ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn thời gian tới. 98 Danh mục các biểu đồ Số thứ tự Tên biểu đồ Trang 3.1 Cơ cấu kinh tế của huyện Từ Sơn qua các năm. 35 4.1 Sự gia tăng lao động một số ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn giai đoạn 2002-2005 và 2010. 108 Danh mục các ảnh Số thứ tự Tên ảnh Trang Bản đồ phân bố một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn. 44 ảnh 1 – 2: Sản phẩm của nghề mộc mỹ nghệ ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 48 ảnh 3 – 4: Sản phẩm của nghề dệt ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 48 ảnh 5 – 6: Sản phẩm của nghề sắt thép ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 48 ảnh 7: Cụm công nghiệp làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn) đang xây dựng. 54 ảnh 8: Cụm công nghiệp làng nghề sắt thép Châu Khê (Từ Sơn) đã hoàn thành và đi vào hoạt động. 54 Mục lục Nội dung tra tìm Trang Mở đầu…………………………………………………………… 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………….. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………….. 3 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn…………………………………………. 4 2.1. Khái quát chung về ngành nghề thủ công nghiệp …………… 4 2.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển ngành nghề thủ công nghiệp nông thôn …………………………………………… 12 2.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề thủ công nghiệp nông thôn………………………………….. 14 2.4. Tình hình phát triển ngành nghề thủ công nghiệp một số nước trên thế giới, ở Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh………………….. 16 2.5. Tổng quan các đề tài nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp ở nước ta. 25 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu…………………… 27 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu………………………………... 27 3.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………….. 36 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………….. 39 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận………………………………….. 41 4.1. Tình hình phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn………………………………………………… 41 4.2. Định hướng và giải pháp phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn……………………………….… 89 5. Kết luận và kiến nghị……………………………………………... 118 5.1. Kết luận……………………………………………………… 118 5.2. Kiến nghị…………………………………………………….. 119 Tài liệu tham khảo…………………………………………………... 121 Phụ lục………………………………………………………………. 125 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, vị trí địa lý của tỉnh thuận lợi, tiềm năng kinh tế, văn hóa phong phú đa dạng. Bắc Ninh đã và đang khai thác nhiều nguồn lực của một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm năng động (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Tỉnh Bắc Ninh gồm 7 huyện và 1 thị xã. Từ xưa đến nay, Bắc Ninh không những là nơi đã sản sinh và giữ gìn những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn là nơi có các ngành nghề thủ công nổi tiếng trong cả nước. Hiện nay Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 50 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Trong những năm gần đây, nền kinh tế Bắc Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (BQ) giai đoạn (1996-2001) là 12,4%. Một trong những huyện đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh là Từ Sơn. Từ Sơn là huyện tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Cùng với công cuộc “đổi mới” của tỉnh, những năm qua Từ Sơn luôn là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất tỉnh (18,7%). Đóng góp không nhỏ trong tổng giá trị (GT) sản xuất (SX) của Từ Sơn là các ngành nghề thủ công nghiệp (TCN), ở đó làng nghề tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò nòng cốt [29, 22]. Một số ngành nghề TCN chủ yếu ở Từ Sơn như sản xuất sắt thép, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, dệt... Sự phát triển của một số ngành nghề TCN đã thu hút hàng vạn lao động (lđ) tại địa phương, góp phần đáng kể vào giải quyết lao động dư thừa và thiếu việc làm trong nông thôn; nâng cao mức sống cho người dân; khơi dậy những tiềm năng vốn có tại địa phương, góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu (CC) kinh tế nông thôn. Tuy nhiên những năm qua, sản xuất của một số ngành nghề TCN vẫn còn những tồn tại như: - Thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. - Quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán do mặt bằng sản xuất chật hẹp. - Tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa ở các ngành nghề chưa cao; chậm cải tiến về mẫu mã, công nghệ, kỹ thuật... - Quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường có xu hướng ngày càng tăng. - Trình độ quản lý của đa số các chủ doanh nghiệp, các chủ hộ sản xuất ngành nghề TCN chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. - Công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành gặp nhiều khó khăn. Trước những khó khăn trên thì một số ngành nghề TCN ở Từ Sơn đã và đang lâm vào tình trạng sản xuất không ổn định, thiếu bền vững (ngay cả đối với một số ngành nghề TCN chủ yếu như: sắt thép, đồ gỗ mỹ nghệ, dệt). Những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến vấn đề làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung sâu và làm rõ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn nhằm phát triển một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Để góp phần nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển một số ngành nghề TCN chủ yếu ở huyện Từ Sơn, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Thực trạng và giải pháp)”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành nghề TCN. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển, tìm các nguyên nhân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. - Định hướng và đề ra các giải pháp chủ yếu có căn cứ khoa học để phát triển một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những lý luận và thực tiễn, các vấn đề kinh tế, tổ chức sản xuất, cơ chế quản lý nhằm phát triển một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu các cơ sở sản xuất: Công ty (CT) trách nhiệm hữu hạn (TNHH), hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất, các cấp quản lý một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung kinh tế, tổ chức, quản lý, sản xuất liên quan đến một số ngành nghề TCN: sắt thép, mộc mỹ nghệ, dệt. (Đây là 3 ngành nghề chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị sản lượng của ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn). * Về thời gian: + Đánh giá thực trạng giai đoạn từ khi huyện Từ Sơn được tái lập là chủ yếu (2000- 2002 ); tìm hiểu thêm một số năm trước đó. + Đưa ra định hướng và giải pháp cho đến năm 2010. * Về không gian: Đề tài thực hiện trên điạ bàn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh; Ngoài ra đề tài có liên hệ với các địa bàn khác ngoài huyện để so sánh. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1. Khái quát chung về ngành nghề TCN 2.1.1. Một số khái niệm và phân loại - Ngành nghề. Ngoài nông nghiệp (NN), trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn nhiều ngành nghề khác đã xuất hiện. Trong đó mỗi ngành, mỗi nghề lại tạo nên những sản phẩm nhất định trên cơ sở những điều kiện nhất định về hệ thống công cụ lao động, kỹ năng lao động, công nghệ...[7, 9] - Ngành nghề thủ công là ngành nghề tạo nên những sản phẩm trên cơ sở lao động đôi bàn tay của con người kết hợp với hệ thống công cụ lao động thô sơ (Nó được quan niệm là nằm ngoài nghề nông nghiệp). Các sản phẩm thủ công được sản xuất theo tính chất phường hội, mang bản sắc truyền thống có những bí quyết riêng của từng ngành. Ngành nghề thủ công đầu tiên xuất hiện trong các hộ nông dân nhằm tận dụng lao động dư thừa, tranh thủ thời gian nông nhàn để sản xuất ra các dụng cụ hoặc vật phẩm tiêu dùng cho đời sống . - Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có nền tảng cơ bản là ngành nghề thủ công, ở đó hệ thống công cụ lao động thô sơ đã được cải tiến và thay thế một phần bằng máy móc mang tính chất công nghiệp quy mô nhỏ. (Nó bao gồm các hộ, cơ sở sản xuất mang tính chất công nghiệp quy mô nhỏ, có trang bị máy móc hoặc thủ công)[33]. - Ngành nghề TCN bao gồm các ngành nghề TTCN, thêm vào đó là sự mở rộng quy mô sản xuất, kỹ năng lao động, công nghệ sản xuất được cải tiến nhờ áp dụng khoa học công nghệ mới, sản xuất ra sản phẩm nhiều hơn, năng suất cao hơn, tính chất công nghiệp quy mô vừa. (Nằm trong ngành công nghiệp). - Làng nghề là những làng nông thôn có những nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông.[32, 7] - Tiêu chí xác định làng nghề TTCN Một là: Biên độ dao động số hộ làm nghề TTCN chiếm tỷ lệ từ 60 – 80% số hộ của làng. Hai là: Tên của làng nghề được gọi bằng tên của chính nghề đó. Ba là: Sản phẩm do nghề TTCN tạo ra chiếm tỷ trọng trên 50% tổng giá trị kinh tế của làng nghề trong một năm. Bốn là : Có địa điểm là trung tâm sinh hoạt của làng nghề liên quan đến hoạt động của nghề như: Đền thờ tổ nghề, câu lạc bộ nghề.. Bốn thành tố trên cũng là bốn tiêu chí cơ bản giúp các cấp chính quyền căn cứ vào đó lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận làng nghề TTCN.[20, 7] - Phân loại làng nghề. Làng nghề được phân thành làng nghề truyền thống và nghề mới. Làng nghề truyền thống được duy trì phát triển và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Còn làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu do sự lan tỏa từ làng nghề truyền thống, hoặc do sự du nhập trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước. Ngay trong các làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa những nghề mới và nghề truyền thống. Thực tế, khi phân loại các làng nghề cho thấy: có những làng nghề chỉ gồm một nghề như lụa Vạn Phúc, gồm Bát Tràng... và làng nhiều nghề như: Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Trai Trang, Đình Bảng... Nhất là Ninh Hiệp, ngoài nghề sản xuất chế biến dược liệu, còn phát triển nghề buôn bán, may mặc... - Phân loại ngành nghề TCN. Dựa vào nguyên vật liệu hoặc quy trình công nghệ có thể phân thành: Nghề đan: đan mây, song, tre, nứa, giang, lá, cỏ, cói... Nghề sắt thép: cán thép, đúc phôi, sản xuất sản phẩm sắt thép… Nghề dệt: dệt vải, thổ cẩm, sợi, lanh, chiếu cói, thảm đay, thảm len... Nghề chạm khắc: chạm khắc trên gỗ, sừng, đá... Nghề gốm, sứ, thủy tinh... Nghề sơn: sơn mài, sơn thiếp vàng... Nghề kim hoàn: chạm vàng, bạc, đồng... Nghề đồng: đúc đồng, gò đồng... Nghề da, giả da... Ngoài ra còn có những ý kiến khác nhau trong việc xác định ngành nghề TTCN nông thôn. Phân theo nhóm như sau: - Nhóm ý kiến cho rằng công nghiệp (CN)-TTCN nông thôn là bộ phận của nền công nghiệp nhưng đóng trên địa bàn nông thôn: “Công nghiệp nông thôn hay còn gọi là công nghiệp nông thôn ở trình độ thấp là một bộ phận của hệ thống công nghiệp mà trong đó quá trình lao động chủ yếu dựa vào lao động chân tay sử dụng các công cụ sản xuất giản đơn để chế biến nguyên liệu tạo ra sản phẩm ”.[27, 6] - Nhóm ý kiến xác định CN-TTCN nông thôn là những công nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn, phục vụ cho nông thôn và do địa phương quản lý. - Nhóm ý kiến xác định CN-TTCN nông thôn là công nghiệp phục vụ cho nông thôn, nó có thể đóng cả ở địa bàn nông thôn và thành thị.[13] - Nhóm ý kiến xác định CN-TTCN nông thôn là một bộ phận quan trọng của công nghiệp cả nước được phân bố ở nông thôn, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ cùng với TCN thuộc nhiều thành phần kinh tế, có hình thức tổ chức và trình độ phát triển khác nhau, hoạt động gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn.[1] Ngày nay, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, ngành nghề TCN không đơn thuần chỉ là lao động kinh nghiệm, sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay, với những công cụ thủ công truyền thống, mà đã có sự đan xen giữa thủ công truyền thống và thủ công có trình độ chuyên môn cao, kết hợp giữa công nghệ cổ truyền với công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm vừa mang tính dân tộc cao, lại có mẫu mã đẹp, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của dân cư. (Ví dụ: trước kia chỉ cưa gỗ, đục gỗ bằng tay và công cụ thủ công, nhưng nay đã dùng cưa máy, đục máy; hoặc trước kia nung sành, sứ bằng than, nay đã sử dụng lò tuy nen...) 2.1.2. Đặc điểm sản xuất ngành nghề thủ công nghiệp 2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp rất đa dạng và phong phú, nó có thể được sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hoặc vừa (như ở làng nghề dệt Tương Giang, làng nghề sắt thép Đa Hội). Bên cạnh đó, sản phẩm mang tính đơn chiếc thường là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, bởi những nét hoa văn, những phần tinh của chúng luôn được cải biến thêm thắt nhằm thu hút sự thưởng thức của những người sành chơi (như sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc...). Nhìn chung, trong sản phẩm của ngành nghề TCN vẫn tồn đọng những hao phí lao động sống, đó là lao động thủ công của con người. Sản phẩm của ngành nghề TCN thường được chia làm 3 loại: - Sản phẩm dân dụng được tiêu dùng phổ biến trong dân. - Sản phẩm mỹ nghệ được tiêu dùng bởi những người sành chơi, những người thuộc tầng lớp thượng lưu và những người có thu nhập cao. - Sản phẩm xuất khẩu. 2.1.2.2. Đặc điểm về công nghệ, công cụ Hệ thống công cụ của ngành TCN xưa thường là các công cụ thủ công và đơn giản. Nhưng nay nhiều khâu trong sản xuất của ngành TCN đã được trang bị máy móc như máy cưa, máy bào, máy lộng... (nghề mộc), máy dệt (nghề dệt), máy cán thép, máy tuốt (nghề rèn)... Các công nghệ hiện đại hơn được trang bị như lò nung tuy nen (nghề gốm sứ), lò đúc cao tần (nghề rèn), dây truyền sản xuất giấy (nghề giấy)... Mặt khác, trong các làng nghề, các nghệ nhân với các bí quyết nhà nghề đã tạo nên sản phẩm độc đáo của riêng mình. Việc “học mót” công nghệ rất khó khăn và các công nghệ thường được duy trì lâu bền một cách bí mật trong từng gia đình hoặc từng dòng họ, thậm chí qua nhiều hế hệ và các làng nghề mới chỉ có thể tạo ra được các sản phẩm thông dụng cấp thấp hoặc phần thô của sản phẩm. 2.1.2.3. Đặc điểm về lao động Lao động ngành nghề TCN trong nông thôn có nhiều loại hình và nhiều trình độ khác nhau. Lao động ngành nghề TCN trong nông thôn và lao động nông nghiệp có gắn kết chặt chẽ với nhau; do quy mô hộ gia đình là chủ yếu mà lao động TCN gắn kết với lao động nông nghiệp. Lúc này, giờ này làm TCN nhưng lúc khác giờ khác lại làm nông nghiệp; có những nơi ngành nghề TCN được quan tâm chú trọng hơn trong thời điểm nông nhàn; Nhiều nơi ngành nghề TCN mặc dù tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn . Do nhu cầu mở rộng quy mô, trong nguồn lao động nông thôn có một bộ phận lao động được tách ra chuyên làm ngành nghề TCN. Ngoài lao động gia đình, các cơ sở sản xuất còn phải thuê lao động (Bát Tràng, Ninh Hiệp, Đồng Kỵ, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê... là những nơi có nhiều lao động làm thuê). Điều đặc biệt, trong các làng nghề TTCN tỷ suất sử dụng lao động rất cao và hầu như tất cả mọi người (từ trẻ em đến người già) đều có việc làm. 2.1.2.4. Đặc điểm về nguyên, nhiên liệu Tính chất đa dạng của sản phẩm ngành nghề TCN tạo nên sự phong phú về các loại nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất. Mỗi loại sản phẩm cần có một hệ thống nguyên liệu tương ứng. Trong đó những nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn về khối lượng vật chất và chi phí sản xuất như: gỗ trong nghề mộc, đất sét cao lanh trong nghề làm gốm sứ, đồng trong nghề đúc đồng, sợi trong nghề dệt, phôi thép trong nghề cán thép... và một số nguyên liệu khác tuy không lớn nhưng không thể thiếu cho một sản phẩm trọn vẹn (ốc, trai trong khảm trai, men trong sản xuất đồ gốm sứ, các chất nhuộm trong nghề dệt... mà việc sử dụng chúng đã thành bí quyết nhà nghề). Bên cạnh đó là các nhiên liệu (than cho nghề sắt thép, nghề gốm; gas cho nghề gốm; điện cho hầu hết các nghề…) 2.1.2.5. Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất Trước đây hình thức tổ chức sản xuất ngành nghề TCN thường đơn giản, nhưng ngày nay đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới: * Xét theo hình thức sở hữu có các loại: Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, liên doanh, hộ sản xuất... * Xét theo phương hướng sản xuất có: Các cơ sở chuyên sản xuất hàng TTCN; các cơ sở vừa làm hàng TTCN vừa làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm; các cơ sở vừa sản xuất hàng TTCN vừa sản xuất sản phẩm nông nghiệp. * Xét theo hình thức tổ chức sản xuất có: cơ sở sản xuất toàn bộ mọi chi tiết của sản phẩm, sản xuất gia công một bộ phận sản phẩm hay một công đoạn sản phẩm.[7, 16] 2.1.2.6. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề TCN được hình thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thường được phân chia thành các nhóm sau: * Sản phẩm tiêu dùng dân dụng được tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng lớp dân cư. Đối với loại sản phẩm này do công nghệ sản xuất thấp, dễ bắt trước nên nhiều nơi có thể sản xuất được. Vì vậy cung về sản phẩm ngày một tăng, dẫn đến tình trạng ùn tắc sản phẩm, ảnh hưởng dến sự phát triển của một số ngành nghề. * Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp. Khi cuộc sống nâng cao, người ta tiêu dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày càng cao, không chỉ về số lượng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất lượng sản phẩm. * Sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Người nước ngoài rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và trầm trồ về những nét đẹp hài hoà, chứa đựng nhiều điển tích, hoa văn tinh tế và tính chất dân gian của sản phẩm làng nghề qua bàn tay khéo léo của thợ thủ công. Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn ở Đài Loan, úc, Nhật... Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, ốc, mây tre đan được tiêu thụ rộng khắp ở Châu Âu... Khách du lịch nước ngoài thường bỏ ra hàng giờ, nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những món quà đặc sắc được làm từ hòn đất, cành tre, khúc gỗ, xương thú, sừng, thổ cẩm, sợi đay, bẹ ngô, kim loại... đơn sơ như cuộc sống đời thường của người Việt Nam nhưng rất có hồn.[7, 16-17] 2.1.3 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển; phát triển ngành nghề thủ công nghiệp 2.1.3.1. Tăng tưởng và phát triển Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển không những nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú về chủng loại và chất lượng, về cơ cấu và phân bổ của cải. Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nếu như sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia. Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bên cạnh thu nhập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác. Sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hoá, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của sự phát triển. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường.[6, 88] 2.1.3.2. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là quan niệm mới của sự phát triển. Nó lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường: đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của tương lai. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất ra của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên và nghèo đói. Cần phải để cho các thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường. Tăng thu nhập kết hợp với các chính sách môi trường và thể chế vững chắc có thể tạo cơ sở cho việc giải quyết cả hai vấn đề môi trường và phát triển. Điều then chốt đối với phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà sản xuất khác đi, sản xuất phải đi đôi với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.[6, 89] 2.1.3.3. Phát triển ngành nghề thủ công nghiệp Trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển, chúng ta thấy: Phát triển ngành nghề TCN là sự tăng lên về qui mô ngành nghề TCN và phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất của ngành nghề TCN. Sự tăng lên về qui mô ngành nghề TCN được hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng ngành nghề TCN và số lượng ngành nghề được tăng lên theo thời gian và không gian, trong đó ngành nghề TCN cũ được củng cố, ngành nghề TCN mới được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng của ngành nghề TCN không ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của ngành nghề TCN. Sự phát triển ngành nghề TCN yêu cầu sự tăng trưởng của ngành nghề TCN phải đảm bảo hiệu quả kinh, tế xã hội và môi trường. Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển ngành nghề TCN còn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, qui hoạch; sử dụng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất...đảm bảo hợp lý có hiệu quả; nâng cao mức sống cho người lao động; không gây ô nhiễm môi trường; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc... 2.2. Vai trò và ý nghĩa của phát triển ngành nghề thủ công nghiệp nông thôn 2.2.1. Sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn Đồng bằng sông Hồng là nơi đất hẹp người đông, bình quân diện tích đất canh tác 400-500 m2/ người. Mặc dù người dân đã có nhiều cố gắng đầu tư thâm canh, tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi... ngoài ra còn được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho đi lao động hợp tác với nước ngoài, vận động hỗ trợ nhân dân vùng đất hẹp, khó khăn đi xây dựng vùng kinh tế mới. Nhưng thực tế tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao, chiếm từ 30-35% lao động nông thôn. TCN nông thôn với nhiều ngành nghề, không đòi hỏi nhiều vốn, yêu cầu kỹ thuật cao, chủ yếu là tận dụng lao động và có khả năng làm việc phân tán trong hộ gia đình. Hơn nữa lao động sống trong giá thành sản phẩm TCN chiếm tỷ lệ cao, thường chiếm từ 40 - 60%. Do vậy nếu ngành nghề TCN phát triển mạnh mẽ sẽ thu hút được nhiều lao động nông thôn. Sự phát triển của TCN sẽ góp phần thực hiện phân bổ hợp lý lao động. Nhiều lao động sẽ kết hợp phát triển nông nghiệp với ngành nghề ở nông thôn, thậm chí nhiều hộ sẽ chuyển hẳn sang làm nghề TTCN. Những hộ kiêm và chuyên sẽ là trung tâm thu hút lao động của địa phương và những vùng xung quanh, từ đó dần dần hình thành các làng nghề nông thôn, thực hiện “ly nông bất ly hương ”. 2.2.1. Tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Để tồn tại và phát triển, ngành nghề TCN đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước giảm bớt lao động ở những khâu công việc nặng nhọc, hoặc lao động độc hại. Từ đó các công cụ sản xuất được tăng cường, đổi mới, hạ tầng được hoàn thiện góp phần làm tăng năng suất lao động. Một khi cơ sở - vật chất kỹ thuật được tăng cường, trình độ người lao động được nâng cao lại là điều kiện ứng dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống của người dân nông thôn. 2.2.3. Tăng thêm giá trị hàng hoá, thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp Ngành nghề TCN nông thôn sử dụng các công nghệ truyền thống hoặc tiến bộ đã chế biến những nguyên liệu, tận dụng các nguồn tài nguyên, các phế phụ phẩm, phế liệu để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua quá trình chế biến này đã làm tăng giá trị của hàng hoá. Từ đó cơ cấu kinh tế được chuyển dịch từ nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế có công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế quốc dân. 2.2.4. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc Các làng nghề và ngành nghề TTCN gắn liền với lịch sử phát triển nền văn hoá Việt Nam. Các sản phẩm làng nghề chứa đựng phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng của dân tộc Việt Nam. Nhiều sản phẩm làng nghề có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thành tựu, phát minh mà con người đạt được. 2.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề thủ công nghiệp nông thôn 2.3.1. Chủ trương của Trung ương Sau khi nước ta hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy tầm quan trọng của TCN trong nền kinh tế quốc dân, vì vậy Đại hội Đảng IV(1976) khẳng định: “TTCN có vị trí, tầm quan trọng lâu dài trong nền kinh tế quốc dân, cần đặc biệt chú ý phục hồi phát triển mạnh các ngành nghề thủ công truyền thống của các địa phương”. Tại các đại hội V, VI, VII, VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục có chủ trương coi trọng phát triển ngành nghề TCN, phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Đại hội IX một lần nữa chú trọng đến phát triển ngành nghề TTCN ở nông thôn: “Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các trọng điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu, chuyển một phần doanh nghiệp gia công (may mặc, da - giầy) và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng qui mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn”.[5, 172] 2.3.2. Chủ trương phát triển ngành nghề thủ công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và huyện Từ Sơn: * Tỉnh Bắc Ninh. Ngay từ những ngày đầu tỉnh Bắc Ninh được tái lập (1997) do nhận thức và đánh giá đúng vai trò phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp làng nghề nói riêng, Tỉnh ủy - Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các cấp các ngành xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (năm 1997) định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch phát triển chuyên ngành, trong đó có quy hoạch phát triển công nghiệp thời kỳ 1997- 2010- 2015 (xác định mục tiêu phấn đấu đưa Bắc Ninh đến năm 2015 trở thành tỉnh cơ bản về công nghiệp. Đề tài “Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá” đã được Tỉnh ủy- UBND tỉnh giao cho Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với 10 ban ngành liên quan khảo sát đánh giá, nghiên cứu đề xuất chủ trương, giải pháp đã trình Tỉnh ủy. + Ngày 25/05/1998 Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ra Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển làng nghề TTCN (bao gồm 3 định ._.hướng và 7 giải pháp).[22] + Ngày 03/02/2000 Ban thường vụ tỉnh Bắc Ninh ra Nghị quyết số 12-NQ/TU về xây dựng phát triển khu công nghiệp, cụm CN - TTCN.[23] + Ngày 03/01/2001 tại Báo cáo của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV trình đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI [24, 55], phần nhiệm vụ chủ yếu của lĩnh vực kinh tế chỉ rõ: “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp- TTCN. Triển khai xây dựng các cụm CN- TTCN làng nghề và đa nghề ở các huyện. Tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế của địa phương. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nhằm phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân”. + Ngày 04/05/2001 Tỉnh ủy Bắc Ninh ra Nghị quyết số 02-NQ/TU về xây dựng và phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp (đa nghề và làng nghề).[25] + Ngày 26/06/2001 UBND tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định số 60/2001/QĐ-UB quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.[30] + Trên cơ sở các chính sách của Đảng và Nhà nước, Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI. Sở Công nghiệp và TTCN Bắc Ninh đã trình Tỉnh ủy ra Nghị quyết về “Chủ trương mở mang ngành nghề mới, đưa khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất – TTCN, giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh”.[18, 3] * Huyện Từ Sơn. Báo cáo của Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện Từ Sơn tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV, phần phương hướng nhiệm vụ chỉ rõ: “Sản xuất công nghiệp – TTCN cần được đẩy mạnh, mở rộng sản xuất nhằm phát huy thế mạnh của huyện có nhiều tiềm năng, trước hết phải khai thác có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, đồng thời phải cải tạo tăng cường đổi thiết bị công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá”. “Phát huy nội lực phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nông thôn để tận dụng lao động dư thừa. Củng cố và phát triển các cụm công nghiệp và TTCN làng nghề Đa Hội, Đình Bảng, Đồng Kỵ, Tương Giang...”. “Chú trọng xây dựng và từng bước cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước sạch, mặt bằng sản xuất, khắc phục ô nhiễm môi trường... để sản xuất diễn ra thuận lợi tăng hiệu quả. UBND huyện và các ngành chức năng của huyện cần tăng cường cùng các cơ sở và doanh nghiệp tháo gỡ, giải quyết các khó khăn trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm”.[11, 33] 2.4. Tình hình phát triển ngành nghề thủ công nghiệp ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 2.4.1. Phát triển ngành nghề thủ công nghiệp ở một số nước trên thế giới Việc phát triển TCN đã được các nước trên thế giới và trong khu vực xem đó là một giải pháp phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân nông thôn. Hơn nữa các nước cũng còn xem xét phát triển TCN như là một biện pháp để thực hiện công nghiệp hoá (CNH)- hiện đại hoá (HĐH) nông nghiệp nông thôn. * Nhật Bản. Ngành nghề TTCN của Nhật Bản bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm, nghề đan lát, nghề dệt chiếu, nghề thủ công mỹ nghệ... Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tuy tốc độ CNH nhanh và phát triển mạnh, song một số làng nghề vẫn tồn tại và các nghề thủ công vẫn được mở mang. Họ rất quan tâm chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho các cho các xí nghiệp lớn ở đô thị. Đi đôi với việc thúc đẩy các ngành nghề thủ công cổ truyền phát triển. Nhật Bản còn chủ trương nghiên cứu các chính sách, ban hành các luật lệ, thành lập các viện nghiên cứu, viện mỹ thuật và thành lập nhiều văn phòng cố vấn khác. Nhờ đó các hoạt động phi nông nghiệp hoạt động một cách tích cực, thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp chiếm tới 85% tổng thu nhập của các hộ. Năm 1993 các nghề thủ công và các làng nghề đạt giá trị sản lượng tới 8,1 tỷ đô la. * Hàn Quốc. Sau chiến tranh kết thúc, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến CNH nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống. Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt hàng được tập trung chủ yếu là: hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu, ngành nghề TCN và sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền. Chương trình phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ năm 1997. Chương trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất quy mô nhỏ khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp, ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nghề thủ công truyền thống được triển khai từ những năm 1970-1980 đã có 908 xưởng thủ công dân tộc, chiếm 2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23 nghìn lao động theo hình thức sản xuất tại gia đình là chính với 79,4% là dựa vào các hộ gia đình riêng biệt và sử dụng nguyên liệu địa phương và bí quyết truyền thống. * Đài Loan. Trong quá trình CNH Đài Loan đã xây dựng các cơ sở công nghiệp nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm trong nông thôn. Ngoài ra các làng xã vẫn phát triển các ngành nghề cổ truyền, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ du lịch và xuất khẩu. Do CNH nông thôn và ngành nghề truyền thống phát triển mà số hộ nông dân chuyên làm ruộng đến nay chỉ còn trên dưới 9%, trong đó cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân thu nhập từ hoạt động ngoài nông nghiệp chiếm 60 - 62%. * Trung Quốc. Nghề thủ công của Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim và nghề làm giấy... Sang đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã có khoảng 10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên làm việc trong các hộ gia đình, trong các phường nghề và các làng nghề. Đến năm 1954, các ngành nghề TTCN được tổ chức vào các HTX, sau này trở thành các xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn tồn tại một số làng nghề. Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung các xí nghiệp công thương nghiệp, xây dựng và hoạt động ở khu vực nông thôn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa. Xí nghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Vào những năm 1980 các xí nghiệp cá thể và làng nghề đã phát triển nhanh, góp phần tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn. * Thái Lan. Thái Lan là nước có nhiều ngành nghề TTCN và làng nghề truyền thống. Các ngành nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ như chế tác vàng, bạc, đá quý và đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới. Do kết hợp được tay nghề của các nghệ nhân tài hoa với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nên sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mỹ nghệ vàng bạc đá quý năm 1990 đạt gần 2 tỷ đô la. Nghề gốm sứ cổ truyền của Thái Lan trước đây chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng gần đây ngành này đã phát triển theo hướng CNH, HĐH và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ 2 sau gạo. Vùng gốm truyền thống ở Chiềng Mai đang được xây dựng thành trung tâm gốm quốc gia với 3 mặt hàng: gốm truyền thống, gốm công nghiệp và gốm mới, được sản xuất trong 21 xí nghiệp chính và 72 xí nghiệp lân cận. Cho đến nay 95% hàng hoá xuất khẩu của Thái Lan là đồ dùng trang trí nội thất và quà lưu niệm. Bên cạnh đó, nghề kim hoàn, chế tác ngọc, chế tác gỗ vẫn tiếp tục phát triển đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. * ấn Độ. Là nước có nền văn hoá, văn minh rất lâu đời được thể hiện rất rõ trên các sản phẩm thủ công truyền thống. Bên cạnh nghề nông, hàng triệu người dân sinh sống bằng các nghề TTCN với doanh thu hàng năm gần 1000 tỷ rupi. ở nông thôn ấn Độ trong thời kỳ CNH nhiều cơ sở công nghiệp mới, công nghiệp sản xuất công cụ cải tiến, công nghiệp cơ khí chế tạo và công cụ chế biến được phát triển. Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích các ngành công nghiệp cổ truyền và TTCN cùng phát triển. Vào những năm 1980 lực lượng thợ thủ công hoạt động trong các làng nghề là 4-5 triệu người chuyên nghiệp, chưa kể hàng chục triệu nông dân làm nghề phụ, có những nghề sản xuất ra hàng tiêu dùng thủ công mỹ nghệ cao cấp như kim hoàn, vàng, bạc, ngọc ngà, đồ mỹ nghệ...[10] * Kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống của các nước trên thế giới mà Việt Nam quan tâm - Theo Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và ấn Độ thì muốn phát triển TCN trước hết phải chú ý phát triển làng nghề và ngành nghề truyền thống. Từ đó tạo thị trường nông thôn rộng lớn cho các sản phẩm phi nông nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy làng nghề phát triển theo hướng CNH. Để tăng năng suất lao động và giảm lao động nặng nhọc, nhiều ngành nghề cổ truyền đã trang bị một phần máy móc thiết bị cơ khí và nửa cơ khí, kết hợp bàn tay điêu luyện và và khối óc sáng tạo của các nghệ nhân. Vì thế các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền đang có điều kiện phát triển mạnh. Chính điều này đã tạo điều kiện để nông dân tiếp cận kỹ thuật tiên tiến, làm quen với tác phong sản xuất công nghiệp. - Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của ngành nghề TTCN. Các nước đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Các nước đều sử dụng triệt để các phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn, theo phương châm thiếu gì huấn luyện đấy. Đồng thời tiến hành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo nghề một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu. Ngoài ra các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời các nhà kinh doanh, nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc CNH nông thôn để báo cáo những chuyên đề hoặc mang các sản phẩm đi triển lãm, trao đổi... - Vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tài chính, vốn cho các làng nghề truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh. Sự hỗ trợ về vốn, tài chính của Nhà nước thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng, bù giá đầu ra cho người sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡ này mà các làng nghề truyền thống lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho các ngành, nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. - Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển. Đi đôi với việc hỗ trợ về tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trường của nhà nước để khuyến khích ngành nghề truyền thống phát triển. - Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN, giữa trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Sự kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống là thể hiện sự phân công lao động, thông qua hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong vấn đề lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướng sản xuất. Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống.[10] 2.4.2. Tình hình phát triển thủ công nghiệp ở Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh 2.4.2.1. Tình hình phát triển thủ công nghiệp ở Việt Nam Ngành nghề TCN ở nước ta xuất hiện từ rất sớm. Từ thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ 1 trước công nguyên đến đầu thế kỷ 10) ngoài sản xuất nông nghiệp đã hình thành và phát triển các ngành nghề TTCN. Các ngành nghề này chủ yếu sản xuất các công cụ và vật dụng làm bằng sắt, đồng, giấy, thủy tinh, mộc, xây dựng... Vào thế kỷ IV, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của ấn Độ, người Việt Nam đã thổi những bình, bát thủy tinh nhiều màu sắc. Dưới thời Ngô đô hộ, hàng nghìn thợ thủ công Việt Nam bị bắt đưa sang Trung Quốc để xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh). Vào thời kỳ Lý-Trần (thế kỷ X-XIV) ngoài việc phát triển nông nghiệp như khai hoang vùng ven biển, củng cố đê điều thì TTCN và thương nghiệp cũng được triều đình chú trọng phát triển. Nổi bật nhất là nghề dệt ở vùng Thăng Long, nghề gốm ở Bát Tràng, nghề đúc đồng Đại Bái, Đê Cầu, Đông Mai (Bắc Ninh), làng rèn sắt Vân Chang (Nam Định)... Thời kỳ hậu Lê đến nhà Nguyễn, nông nghiệp phục hồi phát triển tạo điều kiện cho nghề TTCN phát triển mạnh và rộng khắp. Thời kỳ này riêng ở vùng đồng bằng sông Hồng có hàng trăm nghề như nghề dệt phát triển mạnh ở Hà Nội và Hà Tây, đúc đồng ở Ngũ Xã - Hà Nội, chế tác vàng bạc ở Châu Khê - Hải Dương, chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, dát vàng quỳ Kiêu Kỵ - Hà Nội, gốm Hương Canh- Vĩnh Phúc, gốm sứ Quan Cậy - Hải Dương, sắt Đa Hội - Bắc Ninh. Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) các ngành nghề phát triển phong phú hơn, các sản phẩm gốm, tơ lụa không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được đem ra trao đổi với các thương nhân nước ngoài như: Bồ Đào Nha, Hà Lan,Tây Ban Nha, Trung Quốc... Thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) nhiều sản phẩm công nghiệp xâm nhập vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh và chiếm ưu thế về chất lượng và công nghệ làm cho một số nghề truyền thống bị mai một và thất truyền. Nhưng mặt khác lại kích thích một số ngành nghề khác phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Cũng trong thời kỳ này, một số nghề mới được du nhập từ Pháp và một số nước khác. Theo Nguyễn Huy Phúc, thời gian này TTCN Việt Nam có khoảng 102 phương pháp công nghệ khác nhau, trong đó có 44 loại công nghệ cổ truyền, 42 loại công nghệ mới du nhập và 16 loại công nghệ kết hợp. Các nghề mới xuất hiện và du nhập vào đầu thế kỷ XX như tráng gương bằng bạc, bàn ghế mây, chế biến trà... Giai đoạn từ hoà bình lập lại đến trước những năm 1986 (Miền Nam từ 1976-1996) giai đoạn này các ngành nghề được chú trọng phát triển và thị trường chủ yếu là các nước Đông Âu. Mọi cá nhân, hộ làm ngành nghề được vận động vào làm trong các tổ hợp tác, các hợp tác xã. Đồng thời để hỗ trợ cho ngành nghề phát triển, nhà nước còn hình thành các xí nghiệp công tư xuất nhập khẩu để thu mua, trao đổi hàng hoá lấy sản phẩm trong các ngành nghề để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vào năm 1986-1987 kim ngạch xuất khẩu đạt 246 triệu Rúp - Đôla. Ngành nghề TTCN phát triển đã thu hút hàng triệu lao động như ở Hà Tây năm 1986 làm nghề TTCN là 95771 người, đến năm 1988 tăng lên tới 111693 người, tăng 44,17%. Vào đầu những năm 1990 khi thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ bị biến động nên hàng TTCN của Việt Nam không tiêu thụ được, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở phải đóng cửa ngừng hoạt động, lao động TTCN giảm mạnh: Hà Tây năm 1988 có 111693 lao động TTCN, đến năm 1991 chỉ còn 63313 lao động, giảm 43,31%. Trong thời kỳ này ở Hải Phòng, trong 6 nghề thủ công đã giảm 11.000 người, ở Thái Bình, nghề mây tre đan sản phẩm tiêu thụ năm 1991-1992 chỉ bằng 10-15% so với giai đoạn 1988-1989. Từ năm 1993 trở lại đây, đường lối đổi mới kinh tế đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Chúng ta đã thực hiện chiến dịch mở rộng thị trường bằng tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chính vì vậy đã chuyển từ thị trường các nước Đông Âu, Liên Xô truyền thống trước đây sang các nước khác, ưu tiên các nước trong khu vực. Giai đoạn này ngành nghề TTCN lại được phục hồi, chuyển hướng và phát triển.[9, 22-24] 2.4.2.2. Tình hình phát triển thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh Trong quá trình phát triển ngành nghề TCN ở Bắc Ninh, làng nghề đóng vai trò làm nòng cốt. Các làng nghề của Bắc Ninh xuất hiện khá sớm, dần dần hình thành các làng nghề truyền thống. Theo một số tài liệu thì từ thời nhà Lý cả nước có 64 làng nghề, riêng Bắc Ninh có 14 làng nghề.[28, 2] Trong từng thời kỳ phát triển, có những sản phẩm phù hợp với thị trường được mở rộng dần ra các làng trong xã thành xã nghề. Nói đến đồng Đại Bái là cả xã Đại Bái làm nghề gò rát đồng, gốm Phù Lãng là xã Phù Lãng (cả hai làng Đoàn Kết và Phấn Trung) đều làm gốm… Gần đây hàng mộc mỹ nghệ phát triển ở 3 xã Phù Khê, Hương Mạc và Đồng Quang. Đây lại là hình thức mới: một cụm xã liền nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm và nó vẫn tiếp tục lan sang một số xã xung quanh. Hiện nay ở Bắc Ninh đang hình thành các cụm sản phẩm: Cụm hàng mộc mỹ nghệ, cụm sắt thép, cụm dệt (Từ Sơn); cụm giấy, cụm hàng nhôm (Yên Phong); cụm hàng đồng, hàng nhựa (Gia Bình); cụm gốm (Quế Võ)… Trong quá trình vận động, ngành nghề TCN nói chung và sản xuất trong các làng nghề nói riêng cũng bộc lộ dần các hạn chế, mà sang thời kỳ kinh tế thị trường đã phân hoá rõ: Những làng nghề trải qua nhiều thăng trầm mà vẫn giữ được nghề, chuyển đổi sản phẩm hoặc đầu tư trang thiết bị công nghệ mới thì không những tồn tại mà còn phá triển mạnh hơn (giấy Phong Khê, thép Đa Hội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc…); Những làng nghề chậm đổi mới về sản phẩm và công nghệ thì mất dần thị trường, sản xuất bị thu hẹp, mai một.[28, 2] Những năm qua một số ngành nghề ở Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng khá, trong đó phải kể đến các ngành: Dệt, sản xuất giấy, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giường tủ bàn ghế (Xem số liệu biểu 2.1). Từ năm 1999 trở lại đây, nhờ có một loạt chính sách ưu tiên phát triển ngành nghề và khôi phục các làng nghề của tỉnh, một số ngành nghề TCN phát triển vượt bậc và đã đóng góp 49,4% trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chiếm 37,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh (năm 2001). Các cụm công nghiệp làng nghề được hình thành là bước đột phá trong sự phát triển TCN của Bắc Ninh (Cụm công nghiệp làng nghề sắt thép Châu Khê, mộc mỹ nghệ Đồng Quang, giấy Phong Khê, đồng Đại Bái…). Biểu 2.1. Giá trị sản xuất một số ngành nghề thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh qua các năm (Theo giá cố định năm 1994). [3] Đơn vị tính (ĐVT): triệu đồng (tr.đ) Ngành nghề 1995 1996 1999 2000 2001 1. Nghề dệt 1029 2118 9437 15041 25179 2. Sản xuất trang phục 3824 6516 4831 6488 8708 3. Chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ 3724 2210 2075 8179 16137 4. Sản xuất giấy 14748 24219 69343 113430 128614 5. SX sản phẩm từ phi kim loại 48202 48011 83312 121434 137402 6. Sản xuất kim loại 26032 25931 160032 246312 343023 7. SX sản phẩm từ kim loại 21876 25778 54896 60928 126021 8. SX giường, tủ, bàn ghế 5510 60906 148227 190442 241402 9. Thuộc da sơ chế da - - 2781 4813 9124 2.5. Tổng quan các đề tài nghiên cứu về thủ công nghiệp ở nước ta Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về TCN: * Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong báo cáo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010” cho kết quả nghiên cứu như sau: Trong nông thôn Việt Nam, hộ nông nghiệp thuần (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) chiếm 62,22%, hộ kiêm chiếm 26,49% và hộ, cơ sở chuyên phi nông nghiệp chiếm 11,29%. Ngành nghề nông thôn rất đa dạng, có hàng trăm nghề, việc phân loại nhóm nghề thường căn cứ vào nguyên liệu đầu vào hoặc công nghệ sản xuất. Ngành nghề nông thôn được chia làm 3 nhóm ngành chính: nhóm chế biến nông lâm thuỷ sản, nhóm TTCN, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên ngành nghề trong nông thôn cũng nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm: - Tốc độ phát triển ngành nghề tương đối cao nhưng chủ yếu là loại hình kinh tế hộ (97,1%) quy mô nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu và khả năng hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng CNH. - Tốc độ phát triển hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn cuối năm 1996 và trong năm 1997 có xu hướng giảm do hộ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển. - Tốc độ phát triển ngành nghề không đồng đều giữa các vùng. Giá trị sản lượng TTCN trong 5 năm 1991-1995 bình quân tăng 7,8% trong đó Miền Bắc tăng 3,7%, Miền Nam tăng 10,1%, vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ tăng cao nhất 18,2%. * Theo Đỗ Quang Dũng: Phát triển ngành nghề trong nông thôn là một trong những biện pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Nó thu hút và giải quyết việc làm cho khá đông số lao động nông thôn ở các vùng nông thôn, từ đó góp phần tăng thêm thu nhập từ phi nông nghiệp cho người nông dân.[4] * Theo Nguyễn Ty. Việc hiện đại hoá công nghệ truyền thống, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, kết hợp nhiều ngành, nhiều công nghệ trên một đơn vị sản phẩm sẽ tạo cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn vừa tinh sảo, vừa hiện đại, cạnh tranh được trên thị trường là yếu tố quyết định đưa tiểu thủ công nghiệp nông thôn lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.[27,18] * Theo Phạm Đức Minh và đồng sự. Việc phát triển ngành nghề TTCN vùng đồng bằng sông Hồng phải trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm, gìn giữ những sản phẩm mang tính truyền thống, đồng thời phải có sự chuyển đổi phù hợp trong nền kinh tế thị trường. Sẽ không thể tồn tại khi chỉ sản xuất nhưng cái ta có, mà phải nắm được nhu cầu thị trường để đầu tư khoa học công nghệ phù hợp, nâng cao giá trị các sản phẩm mang tính truyền thống.[9, 52] * Theo PGS.TS Phạm Vân Đình, KS Đinh Văn Hiến, KS Nguyễn Phượng Lê: “Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có vị trí quan trọng và có tác dụng trực tiếp nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn trên cơ sở sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong sản xuất.”[7, 8] * Kết quả điều tra ở 9 tỉnh trong cả nước “Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam” của nhà xuất bản thống kê năm 1998 cho kết luận: Sự phát triển TTCN ở nông thôn trong giai đoạn từ 1991-1996 có tốc độ tăng trưởng chậm và không ổn định. 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Từ Sơn là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13km, phía Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội. Có vị trí địa lý ở vào khoảng 21005’50“ - 21010‘05“ độ vĩ bắc và 105056’00“-106000‘00” độ kinh đông. Về địa giới hành chính: Từ Sơn tiếp giáp các tỉnh sau: - Phía Bắc giáp huyện Yên Phong - Bắc Ninh. - Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - Hà Nội. - Phía Đông giáp huyện Tiên Du - Bắc Ninh. - Phía Tây giáp huyện Gia Lâm và Đông Anh - Hà Nội. 3.1.1.2. Địa hình Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình của huyện Từ Sơn tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích đất tự nhiên có độ dốc nhỏ hơn, địa hình có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc-Đông Nam mang nét đặc trưng và chuyển tiếp từ trung du xuống đồng bằng. Toàn huyện có độ cao trung bình khoảng 2,5-6,0m so với mặt nước biển. Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, TTCN … 3.1.1.3. Khí hậu và thời tiết Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên khí hậu thời tiết của Từ Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với hai mùa rõ rệt. Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa mưa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Một số chỉ tiêu về khí hậu thời tiết năm 2002 của huyện thể hiện qua phụ lục 1. Ngoài ra ở Từ Sơn vào các tháng mùa hạ còn bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn kéo dài nhiều ngày gây ngập úng cho một số vùng trũng của huyện gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của dân cư. Vào mùa đông đôi khi có sương muối xuất hiện làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện khí hậu như trên Từ Sơn có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, nhưng lượng mưa lớn tập trung theo mùa là yếu tố hạn chế đến sản xuất nông nghiệp. 3.1.1.4. Đặc điểm đất đai của huỵên Huyện Từ Sơn có tổng diện tích (DT) đất tự nhiên là 6140,15 ha (chiếm 7,64% diện tích tự nhiên của tỉnh), phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính xã. Toàn huyện có 10 xã và một thị trấn, xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Đình Bảng có 852,12 ha chiếm 13,87%, thị trấn Từ Sơn có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là 29,44 ha chiếm 0,47%, diện tích đất tự nhiên bình quân trên đầu người khoảng 0,05 ha, đây là mức thấp so với toàn tỉnh (bình quân toàn tỉnh khoảng 0,09 ha/người).[14] Biểu 3.1 cho thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện Từ Sơn qua các năm 2000- 2002. Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất, chiếm 4091,50 ha (chiếm 68,93%), tiếp đó là đến đất chuyên dùng, đất thổ cư, đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp trong những năm qua giảm bình quân mỗi năm 1,70%, diện tích đất này có xu hướng giảm qua các năm là do nhu cầu về đất thổ cư và đất chuyên dùng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế của huyện, năm 2002 giảm so với năm 2000 là 143,12 ha. Đất chuyên dùng có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện, đặc biệt là đối với sự phát triển ngành nghề CN-TTCN nông thôn. Biểu 3.1. Đặc điểm đất đai của huyện Từ Sơn qua các năm (2000-2002) [17] Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh (%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) 01/00 02/01 BQ 1. Tổng DT tự nhiên 6140.15 100.00 6140.15 100.00 6140.15 100.00 100.00 100.00 100.00 1.1. Đất nông nghiệp (NN) 4234.62 68.97 4168.32 67.89 4091.5 66.64 98.43 98.16 98.30 a. Đất cây hàng năm 4041.40 95.44 3978.27 95.44 3897.64 95.26 98.44 97.97 98.21 b. Đất vườn tạp 10.25 0.24 10.25 0.25 11.06 0.27 100.00 107.90 103.88 c.Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 182.97 4.32 179.8 4.31 182.8 4.47 98.27 101.67 99.95 29 1.2. Đất lâm nghiệp 4.30 0.07 4.30 0.07 4.30 0.07 100.00 100.00 100.00 1.3. Đất chuyên dùng 1158.84 18.87 1220 19.87 1294.56 21.08 105.28 106.11 105.69 1.4. Đất thổ cư 567.44 9.24 572.79 9.33 575.05 9.37 100.94 100.39 100.67 1.5. Đất chưa sử dụng 174.95 2.85 174.74 2.85 174.74 2.85 99.88 100.00 99.94 2. Một số chỉ tiêu BQ 2.1. Đất NN BQ/hộ NN 0.188 0.185 0.178 98.09 96.54 97.31 2.2. Đất NN BQ/Khẩu NN 0.037 0.036 0.035 96.81 97.12 96.96 2.3. Đất NN BQ/LĐ NN 0.105 0.103 0.100 97.96 96.80 97.38 (Nguồn: Phòng Địa chính huyện Từ Sơn) Trước tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, việc tăng lên của diện tích đất chuyên dùng là tất yếu và việc lấn sang đất sản xuất nông nghiệp là không tránh khỏi. Từ năm 2000 đến năm 2002 đất chuyên dùng tăng bình quân 5,69% mỗi năm. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2002 trên hộ nông nghiệp (0,178) và trên một lao động nông nghiệp (0,10 ha) là tương đối thấp. Đây chính là sức ép và cũng chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển CN- TTCN nông thôn và dịch vụ, trong đó có các làng nghề. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1. Đặc điểm dân số lao động Tình hình dân số – lao động của huyện qua các năm 2000 – 2002 được thể hiện qua biểu 3.2. Hiện nay, toàn huyện có 28720 hộ với 120456 nhân khẩu; số hộ nông nghiệp là 20545 hộ (71,54%), hộ phi nông nghiệp là 8175 hộ (28,46%), trong đó hộ ngành nghề TCN là 7053 hộ (chiếm 86,28% số hộ phi nông nghiệp). Trong những năm qua, hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, năm 2000 là 4535 hộ (16,78%) thì năm 2002 là 8175 hộ (155.36%), bình quân mỗi năm tăng 34,26%. Mặt khác, số hộ nông nghiệp có xu hướng giảm, bình quân mỗi năm giảm 4,42%. Điều này cho thấy số hộ làm nông nghiệp đã chuyển dần sang các lĩnh vực khác, chủ yếu là ngành nghề TCN. Về nguồn lao động, năm 2002 toàn huyện có 66952 lao động chiếm 55,58% dân số toàn huyện, lao động phi nông nghiệp chiếm 38,79%. Lao động ngành nghề TCN chiếm 87,53% lao động phi nông nghiệp. Từ năm 2000đến năm 2002 lao động phi nông nghiệp không ngừng tăng lên, bình quân mỗi năm tăng 8,19%, lao động ngành nghề TCN cũng không ngừng tăng lên, bình quân mỗi năm tăng 20,60%. Điều đó phần nào phản ánh sự phát triển của ngành nghề TCN của huyện trong những năm qua. Biểu 3.2. Tình hình dân số – lao động của huyện qua các năm (2000-2002) [17] Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh (%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 01/00 02/01 BQ 1. Tổng số hộ hộ 27022 100 27832 100 28720 100 103.00 103.19 103.09 1.1. Hộ nông nghiệp hộ 22487 83.22 22567 81.08 20545 71.54 100.36 91.04 95.58 1.2. Hộ phi nông nghiệp hộ 4535 16.78 5265 18.92 8175 28.46 116.10 155.36 134.26 Trong đó: Hộ ngành nghề TCN hộ 2437 53.74 4116 78.18 7053 86.28 168.90 171.36 170.12 2. Tổng số nhân khẩu khẩu 117390 100 119152 100 120456 100 101.50 101.09 101.30 2.1. Theo giới tính: Nam khẩu 57900 49.32 59367 49.82 59997 49.81 102.53 101.06 101.79 Nữ khẩu 59490 50.68 59785 50.18 60459 50.19 100.50 101.13 100.81 31 2.2. Theo khu vực: Thành thị khẩu 3761 3.20 3613 3.04 3685 3.06 96.06 101.99 98.98 Nông thôn khẩu 113629 96.80 115539 97.16 116771 96.94 101.68 101.07 101.37 3. Tổng số lao động (lđ) lđ 62412 100 64217 100 66952 100 102.89 104.26 103.57 3.1. Lao động nông nghiệp lđ 40221 64.44 40415 62.94 40981 61.21 100.48 101.40 100.94 3.2. Lao động phi nông nghiệp lđ 22191 35.56 23802 37.06 25971 38.79 107.26 109.11 108.18 Trong đó: Lđ ngành nghề TCN lđ 15630 70.43 200016 84.09 22733 87.53 128.06 113.57 120.60 4. Một số chỉ tiêu BQ/hộ 4.1. Số nhân khẩu BQ/hộ khẩu/hộ 4.34 4.41 4.46 101.50 101.09 98.26 4.2. Số lao động BQ/hộ lđ/hộ 2.31 2.31 2.33 100.00 100.87 100.46 3.1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất - Giao thông: Huyện có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh: quốc lộ 1A có chiều dài 10 km, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua huyện, quốc lộ 1B đi qua với chiều dài 7 km. Ngoài ra, huyện còn có khoảng 30 km đường liên xã và 35 km đường liên thôn tạo điều kiện cho các loại xe có thể đi vào dễ dàng tới các trung tâm xã, hơn 90% số thôn, xã trong huyện có đường làng ngõ xóm được lát gạch hoặc đổ bê tông. - Thuỷ lợi: Đê sông Ngũ huyện khê được nâng cấp và rải phối được 36 km mặt đê đảm bảo an toàn mùa mưa lũ và thuận lợi về giao thông cho các xã có đê. Toàn huyện đã kiên cố hoá được 25 km kênh mương cấp 3 và 5 km kênh mương cấp 2. Với hệ thống kênh mương như vậy đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu mùa vụ từng bước được bố trí hợp lý. - Điện._.Mộc mỹ nghệ 3 Doi sóc (Phù Chẩn) Thuần nông Mộc mỹ nghệ 4 én la (Tân Hồng) Nông nghiệp và chạy chợ Mộc mỹ nghệ 5 Tân Lập (Đình Bảng) Nông nghiệp và Buôn bán nhỏ Sắt thép 6 Vĩnh Kiều Bé (Đồng Nguyên) Nông nghiệp và Buôn bán nhỏ Sắt thép 7 Lễ Xuyên (Đồng Nguyên) Thuần nông Dệt Hầu hết các làng trên có vị trí gần với làng nghề (có nghề cùng với nghề sẽ mở mang) và có đặc điểm kinh tế xã hội phù hợp để phát triển nghề đó. Các hình thức mở mang nghề mới như: - Mở nghề mới trong các làng thuần nông theo hình thức “Vết dầu loang” từ các làng nghề phát triển. Thực tiễn những năm gần đây đã có một lực lượng lao động ở những làng thuần nông sang làm nghề cho các cơ sở sản xuất ở những làng nghề có ngành nghề phát triển (thường trong cùng một xã hoặc có vị trí địa lý tiếp giáp nhau). Những lao động này từ chỗ học nghề, sau đó làm gia công, tiến đến hoàn chỉnh sản phẩm, dần dần tách ra khỏi cơ sở làm thuê trước đây để đầu tư tiến hành sản xuất độc lập tại làng mình. Điều này dễ nhận thấy như ở làng Dương Sơn xã Tam Sơn đã có trên 300 hộ làm vệ tinh cho các cơ sở sản xuất ở Đồng Kỵ, ngoài ra nghề mộc mỹ nghệ còn lan sang một số xã khác như Tân Hồng, Đồng Nguyên; nghề sản xuất thép ở Châu Khê đã phát triển lan rộng sang các xã khác như Đình Bảng, Đồng Nguyên. - Cấy nghề mới bằng cách: đưa người đi học nghề sau đó đưa nghề về làng làm dưới các hình thức: tự sản xuất, tự tiêu thụ hoặc gia công một số công đoạn cho các làng nghề phát triển hoặc sản xuất sản phẩm dưới sự bao tiêu của các làng nghề khác. Mô hình này phù hợp cho việc cấy nghề mộc mỹ nghệ vào các làng thuần nông ở xã Phù Chẩn trong thời gian tới. Nó đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt của cấp xã, huyện trong quá trình tổ chức thực hiện. *2 Đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh Đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh ở các ngành nghề TCN theo hướng tận dụng lao động, khai thác vốn tự có, phát huy khả năng sáng tạo của các hộ sản xuất và các tổ chức kinh tế nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay ở Từ Sơn, các thành phần kinh tế đều có điều kiện thuận lợi và đều được sản xuất, kinh doanh. Song ở các ngành nghề TCN hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là các hộ gia đình (doanh nghiệp nhỏ, cực nhỏ), các loại hình hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã xuất hiện song số lượng còn ít. Trên thực tế, qua khảo sát ở một số làng nghề cho thấy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành nghề TCN. Đồng thời, nhu cầu hợp tác, liên kết giữa các gia đình với nhau, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp Nhà nước ở thành thị và các khu công nghiệp tập trung đã trở nên rất cần thiết. Điều này đòi hỏi một mặt, cần có nhiều hình thức sản xuất kinh doanh với các quy mô khác nhau; mặt khác, cần có những hình thức hợp tác kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ, các cơ sở sản xuất trong làng nghề tham gia các hình thức hợp tác sản xuất, nhằm tăng sức cạnh tranh củng cố quan hệ sản xuất. Thành lập các hội nghề nghiệp có nhiều thành phần kinh tế tham gia để trao đổi, rút kinh nghịêm, giúp nhau thông tin về khoa học, công nghệ, thị trường, phân công hợp tác sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh doanh. *3 Chính sách khuyến khích đầu tư Tăng tỷ trọng đầu tư của tỉnh, huyện cho các ngành nghề TCN. Xây dựng hệ thống quản lý và hỗ trợ phát triển ngành nghề TCN từ Trung ương xuống tỉnh, huyện, xã, như hệ thống khuyến nông, khuyến công hiện có. Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Để triển khai được các chính sách đầu tư như trên cần tập trung vào những giải pháp cụ thể sau: - Cho miễn, chậm nộp tiền và giảm giá thuê đất xuống mức thấp nhất theo quy định của pháp luật hiện hành. - Nghiên cứu giảm một phần thuế cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư vào các làng nghề TCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khu dịch vụ ngoài hàng rào từ 1-2 năm đầu khi mới vào sản xuất. - Đa dạng hóa các loại hình cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế được quyền vay vốn tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. - Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ ngoài hàng rào, khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. - Khuyến khích đầu tư cho đào tạo nghề đa dạng hóa các loại hình đào tạo; khuyến khích các tổ chức đào tạo ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong làng nghề... - Khuyến khích liên kết, liên doanh, mở rộng các loại hình đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, cải thiện môi trường đầu tư đảm bảo công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, phát huy nguồn nội lực của các thành phần kinh tế. - Khuyến khích các cơ sở sản xuất ngành nghề TCN đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ cổ truyền theo phương trâm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền. Hàng năm, tỉnh giành một tỷ lệ nhất định trong nguồn quỹ hỗ trợ phát triển để cho vay với lãi suất ưu đãi với những cơ sở sản xuất kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước khuyến khích phát triển, nhất là đối với những cơ sở mới làm nghề. Chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển của tỉnh xem xét, phối hợp giúp đỡ một số hộ ở các làng nghề lập dự án và cho vay từ nguồn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi. Các ngành chức năng lập dự án đổi mới công nghệ, giải quyết môi trường, việc làm để tranh thủ sự giúp đỡ của bộ, ngành Trung ương. *4 Về thuế Thuế và các chính sách thuế là bộ phận khăng khít của chính sách tài chính, là nguồn thu cơ bản nhất trong ngân sách Nhà nước; đồng thời là công cụ chủ yếu để điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư và có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho ngành nghề TCN phát triển, chính sách thuế phải trở thành đòn bẩy kích thích sản xuất và là công cụ điều tiết có hiệu quả của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần bổ sung, hoàn chỉnh một số vấn đề về chính sách thuế theo hướng sau: - Đảm bảo tính công bằng, nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể kinh doanh, giảm dần và tiến tới xóa bỏ hình thức thuế khoán. - Tích cực giúp đỡ và thúc đẩy các doanh nghiệp ở các ngành nghề thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán làm cơ sở để thực hiện tính thuế khách quan công bằng. - Tiếp cận cách thức quản lý thuế hiện đại hóa dựa trên công nghệ thông tin, bao gồm từ khâu kế toán đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài chính của doanh nghiệp. - Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về thực hiện nghĩa vụ thuế trong các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và dân cư trong các làng nghề. Đồng thời xử lý nghiêm túc đối với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và cán bộ thuế. Cần bàn biện pháp thu thuế đối với các làng nghề hợp lý để tránh đánh thuế trùng lặp; xóa bỏ các khoản phí và các khoản thu ngoài quy định. - Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách thuế theo hướng đơn giảm hóa hệ thống thuế, công khai hóa tình hình thu nộp thuế, tăng tính minh bạch rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; bảo đảm tính ổn định tương đối của hệ thống thuế ít nhất từ 3-5 năm, ưu đãi thuế cần được chọn lọc theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, làng nghề mới được cấy nghề, nghề mới vừa được phát triển, sản xuất chưa ổn định. Khuyến khích đầu tư theo chiều sâu mở rộng quy mô doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, khuyến khích các xu hướng tích cực trong kinh doanh. - Thực hiện đúng đắn các quy định về thuế nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề TCN. - Thực hiện chính sách miễn giảm thuế trong thời gian đầu đối với những cơ sở sản xuất mới được thành lập, làng nghề mới sản xuất chưa ổn định, những cơ sở sản xuất thực hiện áp dụng công nghệ mới. Đối với những cơ sở này nên miễn thuế trong vòng 2-3 năm đầu, sau thời gian miễn thuế có thể tiếp tục giảm khoảng 50% thuế trong 2-3 năm tiếp theo. Nhà nước cần xem xét lại thuế suất giá trị gia tăng cho các hộ, các doanh nghiệp trong làng nghề, vì các đơn vị này không có được hóa đơn hợp lệ do mua nguyên liệu thu gom, mua lẻ, chi phí vận tải ngoài và một số vật liệu phụ khác, đồng thời có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ, vì điều kiện sản xuất còn lạc hậu, công nghệ chắp vá nên lợi nhuận thấp. Nghiên cứu lại một số thuế suất giá trị gia tăng không hợp lý, ví dụ ở nghề mộc mỹ nghệ thuế suất tranh tượng là 5% nhưng thuế suất rễ cây làm tượng mỹ nghệ lại là 10%, bàn ghế giường tủ thuế suất 0%. *5 Về môi trường sinh thái Việc mở rộng và phát triển ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, ảnh đến sức khoẻ, đời sống và sản xuất. Vì vậy trước hết cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin, về kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác Nhà nước cần sớm có quy hoạch xây dựng cho các làng nghề các cụm công nghiệp nhỏ tập trung với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, sẽ dễ dàng cho việc kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Các làng nghề Đa Hội, Đồng Kỵ, Hồi Quan cần sớm được quan tâm giải quyết vấn đề này. *6 Tăng cường quản lý Nhà nước Tăng cường quản lý Nhà nước đối với một số ngành nghề TCN nói chung và các làng nghề nói riêng, coi việc hướng dẫn giúp đỡ phát triển ngành nghề, làng nghề là trách nhiệm của các cấp và các ngành, trực tiếp là huyện. Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng các chính sách phát triển sản xuất của Nhà nước, của tỉnh, của huyện để nhân dân thông suốt yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất làm giàu cho mình, góp phần làm giàu cho xã hội. Chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật, hướng dẫn tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, vay vốn, thủ tục hành chính, thông tin kỹ thuật, đào tạo, chính sách xã hội... để phát triển ngành nghề. UBND huyện phối hợp với các ban ngành chức năng của tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng quy hoạch, lập các dự án, kế hoạch đầu tư, hỗ trợ vốn, tạo thị trường tiêu thụ, xử lý môi trường nước sạch, cải tạo lưới điện, đào tạo nhân lực, thuế, vốn... Nhà nước sớm hoàn thiện thiện hệ thống pháp luật và kinh doanh cho các làng nghề. Ngoài luật và chính sách chung liên quan đến phát triển làng nghề, nên có hệ thống chính sách riêng cho làng nghề TTCN. Chính sách đầu tư phát triển phải đồng bộ và hướng vào mục tiêu đã định. Từ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh ở các làng nghề, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách trợ giúp cho các làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hoá nhưng đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước sửa đổi, bổ sung các quy định để các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng xuất khẩu vốn dĩ nhỏ lẻ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, được miễn giảm thuế, thưởng khuyến khích xuất khẩu nhằm khích lệ các làng nghề nâng cao chất lượng kỹ thuật, sử dụng nhiều lao động, tỷ lệ xuất khẩu cao cần được ưu đãi hơn. Cần có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các ngành của tỉnh và huyện, đảm bảo trên từng địa bàn đều có sự quản lý thống nhất, có một đầu mối thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các làng nghề. Trong hệ thống quản lý Nhà nước, cấp huyện là cấp quản lý trực tiếp đối với các làng nghề. Vì vậy cần tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ, tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, kinh tế thị trường, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, trước hết là cán bộ cấp huyện. Năm 2003 cần khẩn trương thành lập Ban quản lý các cụm công nghiệp làng nghề Từ Sơn, có chức năng quản lý: trước, trong và sau đầu tư, để đưa công tác xây dựng, quản lý các cụm công nghiệp làng nghề đi vào nền nếp. Nâng cao vai trò chức năng nhiệm vụ quản lý của cấp xã, thường xuyên kiẻm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất nhằm uốn nắn kịp thời những mặt yếu kém, lệch lạc và có hình thức xử lý thích đáng đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Đồng thời khắc phục tình trạng kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà, cản trở sản xuất kinh doanh. Về phía các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp quản lý cho phù hợp, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nâng cao khả năng tiếp thị, kiến thức thị trường và công tác quản lý: nâng cao chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh. Hàng năm báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật với cơ quan quản lý chuyên ngành của huyện, tỉnh. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Nghiên cứu đề tài “Phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Thực trạng và giải pháp)”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 5.1.1. Một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn: nghề sắt thép, nghề mộc mỹ nghệ, nghề dệt những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh (bình quân khoảng 30% một năm), có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện Từ Sơn (chiếm hơn 50% trong tổng giá trị sản xuất của huyện), góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tích cực. Tuy nhiên hiện nay, các ngành nghề: sắt thép, mộc mỹ nghệ, dệt vẫn đang gặp phải một số khó khăn về thị trường, vốn, công nghệ, mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý, chất lượng lao động, ô nhiễm môi trường, cơ chế chính sách và công tác quản lý Nhà nước. 5.1.2. Đạt được kết quả này là do Từ Sơn là huyện có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế; Các làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời; Người lao động cần cù, năng động... Bên cạnh đó phải kể đến các chính sách hợp lý của tỉnh và huyện trong việc phát triển ngành nghề TCN. Nguyên nhân hạn chế chủ yếu là do nhiều cơ sở năng lực sản xuất còn yếu, chưa phát huy hết nguồn lực, chậm thích ứng với nền kinh tế thị trường; thiếu sự quan tâm của cơ quan quản lý Nhà nước và các ngành chức năng trong việc vạch chiến lược phát triển ngành nghề, trong việc hướng dẫn và giải quyết các khó khăn đang gặp phải. 5.1.3. Định hướng phát triển một số ngành nghề TCN ở Từ Sơn trong thời gian tới là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề; phát triển nghề ở các làng thuần nông; sử dụng các nguồn lực vốn, lao động hợp lý, hiệu quả hơn; hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển ngành nghề. 5.1.4. Để phát triển một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn trong thời gian tới, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp về: Thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu; Tạo mặt bằng cho sản xuất ngành nghề; Vốn cho ngành nghề; Khoa học công nghệ; Đào tạo và phát triển nguồn lực và một số giải pháp khác. 5.1.5. Sự hỗ trợ về chính sách của tỉnh Bắc Ninh và huyện Từ Sơn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành nghề TCN ở Từ Sơn trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, sự hỗ trợ này cần tiếp tục tăng cường và củng cố cho phù hợp, đặc biệt là ở cấp huyện. 5.2. Kiến nghị Đối với Nhà nước - Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong các khâu nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu, xuất khẩu hàng hóa, nộp thuế... giảm phiền hà trong việc thanh tra kiểm tra. - Hiện nay hệ thống quản lý Nhà nước về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Trung ương, các tỉnh và các huyện, thị xã theo Nghị định 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ và Thông tư số 18/LB-TT ngày 29/6/1996 liên Bộ công nghiệp và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ công nghiệp, các Sở công nghiệp có nhiều điều không còn phù hợp, thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể... nên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đối với tỉnh Bắc Ninh và huyện Từ Sơn - Thành lập Ban quản lý các cụm công nghiệp trực thuộc UBND huyện Từ Sơn vì hiện nay một số cụm công nghiệp do cấp xã quản lý đang gặp khó khăn về năng lực và trình độ. - Tăng cường sự chỉ đạo quản lý Nhà nước của UBND tỉnh và UBND huyện đối với ngành nghề TCN; đặc biệt tăng cường chức năng của các cấp chính quyền cơ sở trong việc quản lý hành chính trực tiếp đối với các làng nghề, các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Đối với các cơ sở sản xuất - Các hộ có qui mô sản xuất tương đối lớn ở nghề sắt thép và nghề mộc mỹ nghệ nên chuyển sang loại hình công ty TNHH hoặc hợp tác xã sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh. - Tăng cường tính tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước./. TàI liệu tham khảo Hà Văn ánh (1999), “Bàn về khái niệm công nghiệp nông thôn”, Tạp chí hoạt động khoa học (5), tr 43-44. Ban quản lý dự án cụm công nghiệp sản xuất thép xã Châu Khê (2003), Báo cáo tổng kết cụm công nghiệp sản xuất thép xã Châu Khê, Bắc Ninh. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2002), Niên giám thống kê năm 2001, Bắc Ninh. Đỗ Quang Dũng (1997), Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn ở Hà Tây, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Trung (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Vân Đình, Đinh Văn Hiến, Nguyễn Phượng Lê (2000), Nghiên cứu những vấn đề cần giải quyết trong phát triển làng nghề truyền thống ở vùng đất cổ Kinh Bắc, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Phạm Vân Đình, Ngô Văn Hải và các cộng sự (2002), Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trong nước hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Phạm Minh Đức, Lê Thị Nghệ, Nguyễn Văn Thăng (2000), Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao và đa dạng hóa thu nhập cho hộ gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng, Báo cáo khoa học, Viện kinh tế nông nghiệp, Hà Nội. Mai Thế Hởn (1999), “Tình hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở một số nước Châu á, những kinh nghiệm cần quan tâm đối với Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế thế giới (3), tr 40-60. Huyện ủy lâm thời huyện Từ Sơn (2000), Báo cáo của Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện tại Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Nguyễn Thị Phương Loan (1997), “Hòa nhập các vấn đề môi trường với phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam”, Tạp chí hoạt động khoa học (8), tr 24-26. Nguyễn Đình Phan (2000), “Phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí kinh tế và phát triển (12), tr 27-30. Phòng công nghiệp huyện Từ Sơn (2000), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996- 2000 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001-2005 ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Phòng địa chính huyện Từ Sơn (2001), Báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn thời kỳ 2001-2010, Bắc Ninh. Phòng kinh tế huyện Từ Sơn (2002), Danh sách doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. Phòng thống kê huyện Từ Sơn (2003), Số liệu thống kê năm 2002, Bắc Ninh. Sở Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh (2001), Báo cáo chủ trương, giải pháp phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh và làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. Sở Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh (2002), Báo cáo về ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh qua các năm 2000, 2001, 2002, Bắc Ninh. Hoàng Huy Tập (2002), Khôi phục, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới, Sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Ninh. Thu Thủy (2001), “Thực trạng và định hướng kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Bắc Ninh”, Nông thôn mới (65), tr 17-23. Tỉnh ủy Bắc Ninh (1998), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/05/1998 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về việc phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Ninh. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2000), Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Bắc Ninh. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2001), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2001), Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/05/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Bắc Ninh. Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2002), Bắc Ninh thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Ty (1991), Một số vấn đề cơ bản về sự phát triển thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Hà Bắc, Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (1998), Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Bắc Ninh. ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2000), Giải pháp nhằm khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề gắn với phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tham luận hội thảo quốc gia, Bắc Ninh. ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2001), Quyết định số 60/2001/QĐUB ngày 26/06/2001 của ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. ủy Ban nhân dân huyện Từ Sơn (2002), Báo cáo tình hình nhiệm vụ kinh tế - xã hội và sự điều hành của ủy ban nhân huyện năm 2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003, Bắc Ninh. Viện Kinh tế học (1999), Bảo tồn và phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hoá, Hà Nội. Hoàng Văn Xô (2000), “Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển (12), tr 31-33. Phụ lục Phụ lục 1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu trung bình của huyện Từ Sơn năm 2002 [18] Tháng Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm TB Tổng số 125 1. Nhiệt độ TB(0C) 16.2 17.6 19.7 24.1 26.9 27.4 28.8 28.6 27.7 24.6 21.0 18.4 23.4 - 2. Lượng mưa (mm) 32.1 35.0 45.6 51.1 212.1 243.3 348.3 237.2 150.7 84.2 29.4 28.1 - 1533.1 3. Giờ nắng (giờ) 14.4 28.2 13.6 110.5 230.5 209.4 263.4 217.6 217.6 201.9 204.1 145.9 - 1832.6 4. Độ ẩm (%) 80 83 87 89 85 84 85 83 83 79 78 77 83 - (Nguồn: Phòng kinh tế huyện Từ Sơn) Phụ lục 2. Giá trị sản xuất CN-TTCN ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân theo huyện, thị xã (Theo giá cố định năm 1994) [3] 1999 2000 2001 So sánh (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 00/99 01/00 BQ Tổng số 578124 100.00 835339 100.00 1149214 100.00 144.49 137.57 140.99 Bắc Ninh 50227 8.69 69152 8.28 74351 6.47 137.68 107.52 121.67 Yên Phong 57535 9.95 94967 11.37 122054 10.62 165.06 128.52 145.65 Quế Võ 26934 4.66 31557 3.78 37425 3.26 117.16 118.59 117.88 Tiên Du 31665 5.48 52503 6.29 95052 8.27 165.81 181.04 173.26 Từ Sơn 320545 55.45 441656 52.87 642332 55.89 137.78 145.44 141.56 Thuận Thành 47800 8.27 87181 10.44 90016 7.83 182.39 103.25 137.23 Lương Tài 21562 3.73 33267 3.98 37205 3.24 154.29 111.84 131.36 Gia Bình 21856 3.78 25056 3.00 50779 4.42 114.64 202.66 152.43 Phụ lục 3. Trình độ văn hoá của lao động ở các cơ sở điều tra Chỉ tiêu Công ty TNHH Hợp tác xã Hộ sản xuất Tổng số BQ (lđ) Tổng số BQ (lđ) Tổng số BQ (lđ) SL (lđ) CC(%) (%) SL (lđ) CC(%) (%) SL (lđ) CC (%) 1. Sắt thép 1.1. Tổng số lao động 112 100.00 37.33 90 100.00 30.00 242 100.00 13.44 1.1.1. Số người có trình độ cấp I 44 39.29 14.67 55 61.11 18.33 110 45.45 6.11 1.1.2. Số người có trình độ cấp II 46 41.07 15.33 23 25.56 7.67 98 40.50 5.44 1.1.3. Số người có trình độ cấp III 16 14.29 5.33 10 11.11 0.33 33 13.64 1.83 1.1.4. Số người có trình độ TC,CĐ,ĐH 6 5.36 2.00 2 2.22 0.67 1 0.41 0.06 2. Mộc Mỹ nghệ 127 2.2. Tổng số lao động 432 100.00 61.67 365 100.00 33.18 576 100.00 11.05 2.2.1. Số người có trình độ cấp I 107 24.77 15.29 127 34.79 11.55 215 37.33 5.24 2.2.2. Số người có trình độ cấp II 220 50.93 31.43 133 36.44 12.09 248 43.06 6.05 2.2.3. Số người có trình độ cấp III 94 21.76 13.43 84 23.01 7.64 111 19.27 2.71 2.2.4. Số người có trình độ TC, CĐ, ĐH 11 2.55 1.56 11 3.01 1.00 2 0.35 0.04 3. Dệt 3.3. Tổng số lao động 25 100.00 25.00 92 100.00 30.67 35 100.00 2.50 3.3.1. Số người có trình độ cấp I 8 32.00 8.00 26 28.26 8.67 9 25.71 0.64 3.3.2. Số người có trình độ cấp II 10 40.00 10.00 40 43.48 13.33 16 45.71 1.14 3.3.3. Số người có trình độ cấp III 5 20.00 5.00 20 21.74 6.67 8 22.86 0.57 3.3.4. Số người có trình độ TC,CĐ,ĐH 2 8.00 2.00 6 6.52 2.00 2 5.71 0.14 Phụ lục 4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở điều tra ĐVT: % Chỉ tiêu CTTNHH Hợp tác xã Hộ sản xuất 1. Sắt thép 1.1. Theo khu vực tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 1.1.1. Tiêu thụ trong tỉnh 8.25 10.22 11.80 1.1.2. Tiêu thụ ngoài tỉnh 71.69 80.35 88.20 1.1.3. Xuất khẩu 20.06 9.43 - 1.2. Theo hình thức tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 1.2.1. Tiêu thụ trực tiếp 20.06 9.43 - 1.2.2. Tiêu thụ qua trung gian 79.94 90.57 100.00 1.3. Tỷ suất hàng hoá 85.78 86.36 88.62 2. Mộc mỹ nghệ 2.1. Theo khu vực tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 2.1.1. Tiêu thụ trong tỉnh 10.25 11.42 65.52 2.1.2. Tiêu thụ ngoài tỉnh 29.53 54.25 29.12 2.1.3. Xuất khẩu 60.22 34.33 5.36 2.2. Theo hình thức tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 2.2.1. Tiêu thụ trực tiếp 37.34 39.15 26.75 2.2.2. Tiêu thụ qua trung gian 62.66 60.85 73.25 2.3. Tỷ suất hàng hoá 88.36 85.15 96.28 3. Dệt 3.1. Theo khu vực tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 3.1.1. Tiêu thụ trong tỉnh 25.30 12.54 100.00 3.1.2. Tiêu thụ ngoài tỉnh 74.70 87.46 - 3.1.3. Xuất khẩu - - - 3.2. Theo hình thức tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 3.2.1. Tiêu thụ trực tiếp 74.70 87.46 - 3.2.2. Tiêu thụ qua trung gian 25.30 12.54 100.00 3.3. Tỷ suất hàng hoá 86.35 94.21 100.00 Phụ lục 5. Phiếu điều tra (Ngành nghề TCN năm 2002) 1. Họ và tên chủ cơ sở: ………………………... 2.Tuổi: ………3. Nam (nữ). 4. Thôn (phố) …………………. 5. Xã (thị trấn) ……………………… 6. Trình độ văn hóa: …………. 7. Trình độ kỹ thuật……………………… 8. Loại hình cơ sở: Công ty TNHH [ ] DNTN [ ] HTX [ ] Hộ [ ] 9. Ngành nghề sản xuất: ……………………………………………………… 10. Tình hình cơ bản của cơ sở, hộ, về nhân khẩu, đất đai: Chỉ tiêu Đ.V.T Số lượng Ghi chú I. Số khẩu II. Đất đai 1. Diện tích đất canh tác 2. Diện tích đất cho ngành nghề: - Trong đó diện tích đất thuê + Cụm công nghiệp + Ngành khác - Theo chủ cơ sở: + Mặt bằng sản xuất: - Đủ [ ] - Thừa [ ] - Thiếu [ ] + Cơ sở hạ tầng: - Đáp ứng [ ] - Không đáp ứng [ ] - ý kiến của chủ cơ sở: + Thuận lợi: + Khó khăn: - Đề xuất của chủ cơ sở: 11. Tình hình lao động của cơ sở: Chỉ tiêu Đ.V.T Số lượng Ghi chú Tổng số lao động 1. Theo giới tính - Nam - Nữ 2. Theo nguồn gốc - Lao động tại chỗ - Lao động đi thuê 3. Theo trình độ văn hóa - Mù chữ - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Trung cấp - Cao đẳng - Đại học 4. Theo trình độ kỹ thuật - Nghệ nhân - Thợ kỹ thuật - Thợ chính, thợ cả - Thợ phụ, học việc Lao động phổ thông - Theo chủ cơ sở: + Số lượng lao động: - Đủ [ ] - Thừa [ ] - Thiếu [ ] + Chất lượng: - Đáp ứng [ ] - Không đáp ứng [ ] - ý kiến đề xuất về lao động:12. Tình hình trang thiết bị của cơ sở: Chỉ tiêu Đ.V.T Số lượng Nguyên giá Năm mua Năm sử dụng Nghi chú 1. Diện tích nhà xưởng - Xưởng sản xuất - Nhà kho - Cửa hàng 2. Thiết bị công cụ - - - - - - 3. Máy móc sản xuất - - - - - - - Theo chủ cơ sở: + Trang thiết bị: - Đủ [ ] - Thiếu [ ] - ý kiến của chủ cơ sở: + Thuận lợi: + Khó khăn: - Đề xuất: 13. Tình hình vốn cho sản xuất ngành nghề: Chỉ tiêu Đ.V.T Số lượng Ghi chú 1. Tổng vốn sản xuất a1. Vốn cố định. a2. Vốn lưu động b1. Vốn tự có b2. Vốn vay - Nhà nước - Vay tư nhân - Theo chủ cơ sở: + Vốn cho ngành nghề: + Vốn vay Nhà nước: - Đủ [ ] - Đáp ứng [ ] - Thiếu [ ] - Không đáp ứng [ ] - ý kiến của chủ cơ sở: + Thuận lợi: + Khó khăn: - ý kiến đề xuất của chủ cơ sở: 14. Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất: Tên NVL Nhu cầu Thực tế cung cấp Nơi cung cấp SL Đơn giá SL Đơn giá 1. - Quý I - Quý II - Quý III - Quý IV 2. - Quý I - Quý II - Quý III - Quý IV 3. - Quý I - Quý II - Quý III - Quý IV - Thuận lợi: - Khó khăn: - ý kiến đề xuất: 15. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tên sản phẩm ĐVT SL SX Bán buôn Bán lẻ Xuất khẩu Nơi tiêu thụ SL Giá SL Giá SL Giá 1. 2. 3. 4. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: + Thuận lợi: + Khó khăn: - ý kiến đề xuất: 16. Hoạt động môi trường của cơ sở : - Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất chưa: + Có [ ] + Không [ ] - Đã áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường : + Có [ ] + Không [ ] - Chi phí/ năm cho hoạt động bảo vệ môi trường: - Có hình thức bảo hộ lao động để phòng tránh tai nạn: + Có [ ] + Không [ ] - Chi bao nhiêu cho công tác bảo hộ lao động: - ý kiến đề xuất: 17 .Công tác quản lý Nhà nước các cấp đối với cơ sở ngành nghề: - Thuận lợi: Khó khăn:18. Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm: Loại chi phí ĐVT Tên sản phẩm SL GT SL GT SL GT SL GT 1. NVL 2. Điện xăng dầu 3. CP vận chuyển 4. Trả công LĐ thuê 5. KH nhà xưởng,TBMM 6. Trả lãi tiền vay 7. Các khoản chi DV khác - Điện thoại - Sửa chữa nhà xưởng - Thuê nhà, đất, TBMM - Quảng cáo, DV tư vấn 8. Chi khác - Thuế - Tiếp khách - Mua văn phòng phẩm - Các khoản lệ phí khác 9. Công LĐ(ngày/ người) - ý kiến đề xuất của chủ cơ sở: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH-0041.Doc
Tài liệu liên quan