Phát triển & mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông thời gian qua

lời nói đầu 1. Tính Cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Viễn thông Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Viễn thông Việt Nam đã nhanh chóng hiện đại hoá được mạng lưới, rút ngắn đáng kể khoảng cách về cơ sở hạ tầng Viênx thôngvới các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Đến hết năm 1998, đã có 61/61 tỉnh thành phố, 100% số huyện đã được trang bị tổng đài điện tử kỹ thuật số, gần 7000/9330 xã có máy điện

doc127 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát triển & mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thoại. Hầu hết các tỉnh, thành phố, thị xã đã liên lạc trực tiếp khắp cả nước và các nước trên thế giới qua 3 tổng đài, 6 trạm vệ tinh và các tuyến cáp quang biển. Đến nay Viênx thôngViệt Nam đã hoà nhập với mạng thông tin toàn cầu. Tuy nhiên so với thế giới, mật độ điện thoại của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Mật độ điện thoại năm 1997 ở nước ta mới đạt 1,58 máy/100 dân và trong khi đó ở Châu á trung bình 5 máy/100 dân, toàn thê giới trung bình 12 máy/100 dân, Hàn Quốc 43,04 máy/100 dân, Singapore là 55 máy/100 dân, Đài Loan là 46,62 máy/100 dân... Mục tiêu đến năm 2020 ngành Viễn thôngViệt Nam đã phấn đấu đưa mật độ điện thoại lên 30 - 35 máy/100 dân tức là gấp 10 - 15 lần hiện nay và phải tiếp tục phát triển và hiện đại hoá mang thông tin liên lạc quốc gia, mở liên lạc điện thoại đến hầu hết các xã do đại hội VIII đảng cộng sản Việt Nam đề ra. Để đạt được mục tiêu đó, trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2020, Viễn thông Việt Nam đòi hỏi một khối lượng vốn khổng lồ, (khoảng 25 tỷ USD) để phát triển. Bên cạnh đó, trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng: Từ sản xuất hàng hoá thuần tuý nay đã lan sang cả lĩnh vực dịch vụ trong đó có dịch vụ Viễn thông diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là một vấn đề, một đòi hỏi cấp bách đối với dịch vụ Viễn thông Việt Nam khi bước vào thế kỷ 21. Đứng trước những yêu cầu như vậy, thì từ nay đến năm 2020 dịch vụ Viễn thông Việt Nam phải có một chiến lược phát triển phù hợp với tình hình kinh tế xã hội đất nước, phù hợp với hiện trạng Viễn thông Việt Nam; để có thể phát huy được nội lực, thu hút vốn nước ngoài và hội nhập quốc tế. Từ tình hình đó, đề tài “Chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam trước xu thế hội nhập quốc tế” mang tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn quan trọng. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn: - Khái quát tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua, các xu hướng phát triển Viễn thông trên thế giới và kinh nghiệm mở cửa, hội nhập của một số quốc gia trên thế giới. - Phân tích thực trạng phát triển và mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian qua. - Xây dựng một chiến lược tổng thể về tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông từ nay đến năm 2020, từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cả về phía Nhà nước và các doanh nghiệp để thực hiện được chiến lược đã đề ra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Với tính đa dạng của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ trên phương diện tổng thể sau khi đã nghiên cứu một cách cụ thể tình hình hội nhập kinh tế nói chung và lĩnh vực dịch vụ Viễn thông nói riêng trên thế giới, và tình hình phát triển hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian qua. 4. Kết cấu nội dung của bài viết. Bài viết gồm 122 trang, được kết cấu thành 3 chương chủ yếu sau: Chương I - Tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực dịch vụ Viễn thông Việt Nam. Chương II - Tình hình phát triển và mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian qua. Chương III - Chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam trước xu thế hội nhập quốc tế. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan nội dung bài viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của các sinh viên khác. Các số liệu, tài liệu trong luận văn đều có nguồn dẫn trung thực và khách quan. Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường. Hà Nội, tháng 6 năm 1999. Ký tên Họ tên: Trần Anh Tuấn Chương I Tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực dịch vụ Viễn thông Việt Nam Mục đích của chương này đi vào tìm hiểu tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời nêu lên các xu hướng phát triển Viễn thông trên thế giới và nghĩa vụ tự do hoá dịch vụ Viễn thông của Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế. Để rút ra được những kinh nghiệm và bài học cho chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông của Việt Nam trong thời gian tới, trong chương này khái quát một số kinh nghiệm và bài học mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông của một số nước trên thế giới. Chương I bao gồm 4 vấn đề được trình bày sau: Hội nhập quốc tế -Một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới Viễn thông Việt Nam trước xu thế hội nhập Tính cấp thiết phải xây dựng chiến lược tự do hóa và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam Kinh nghiệm và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông các nước trong khu vực và trên thế giới I - Hội nhập quốc tế -Một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới Hội nhập đã trở thành một trào lưu không thể đảo ngược, và việc tham gia của các quốc gia vào tiến trình này là tất yếu với thực tế là các thể chế chính trị, kinh tế thương mại toàn cầu, liên khu vực vẫn không ngừng được củng cố và phát triển cả về lượng và chất 1.Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua Hai thập kỷ qua, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đã thực sự bước sang một giai đoạn mới -Giai đoạn toàn cầu hoá “Cơn lốc hoà nhập kinh tế “đã cuốn tất cả các nước trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Các nền kinh tế trên hành tinh xâm nhập lẫn nhau, liên kết với nhau, đưa nền kinh tế thế giới thành một nền kinh tế hoà nhập ngày càng đậm nét với một thị trường buôn bán toàn cầu sôi động. Đối với các quốc gia công nghiệp phát triển, hội nhâp kinh tế quốc tế là con đường ngắn nhất để họ nhanh chóng xác lập vị thế quốc tế, là phương thức phát triển giúp họ đẩy mạnh chi phối và dẫn dắt các xu thế kinh tế toàn cầu. Còn đối với các quốc gia đang phát triển hội nhập kinh tế quốc tế không những là chiến lược quan trọng thúc đẩy nhịp độ phát triển kinh tế xã hội mà còn là sự lựa chọn không thể tránh khỏi để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Hơn nữa ngày nay đông lực của hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ nhằm khai thác lợi thế so sánh mà còn là tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng cơ chế thị trường. Điều này càng làm cho các quan hệ đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ, quản lý...đan chéo hoà nhập vào nhau hơn trong một chỉnh thể thống nhất mà trong đó các nền kinh tế quốc gia chỉ là một bộ phận hợp thành của kinh tế toàn cầu 1.1 Tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy toàn cầu hoá. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong thời gian vừa qua đã làm cho hội nhập kinh tế bước vào một giai đoạn mới -Giai đoạn toàn cầu hoá và khu vực hoá. Những tiến bộ to lớn về công nghệ thông tin cũng như trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ khác đã cho phép tổ chức sản xuất và tiến hành buôn bán trên quy mô toàn cầu. Các máy Fax,cáp sợi thuỷ tinh,máy vi tính...tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đa quốc gia tổ chức điều khiển từ xa các chi nhánh bố trí chằng chịt của họ một cách nhanh chóng, kịp thời. Các phương tiện vận chuyển khổng lồ rất hiện đại có tốc độ cao giúp cho việc tổ chức sản xuất, chế tạo, lắp ráp, và buôn bán các sản phẩm làm ra ở nhiều địa bàn khác nhau, có khi xa nhau hàng nghìn, hàng vạn km, nhằm khai thác lợi thế so sánh ở mỗi nơi. Điều này đã làm cho biên giới quốc gia đặc biệt là về kinh tế ngày càng mất tác dụng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cộng với sức mạnh khổng lồ của các công ty xuyên quốc gia đã và đang làm thay đổi bộ mặt thế giới từng phút từng giờ 1.2 Thúc đẩy tự do hoá thương mại thế giới Từ những năm 1990, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá của nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho thương mại thế giới phát triển một cách nhanh chóng. Việc tự do hoá mậu dịch với biện pháp bãi bỏ hàng rào thuế quan đã giúp cho nền thương mại thế giới phát triển một cách ngoạn mục một sự phát triển “trong cạnh tranh gay gắt”, thị trường của các quốc gia trên thế giới được khai thông và mở rộng trên mọi lĩnh vực. Nếu như trước kia thương mại thế giới chỉ tập trung vào những mặt hàng truyền thống thì nay nó còn lan ra cả dịch vụ, bất động sản...Theo nhận xét của báo “Tấm gương” (Đức)tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới từ năm 1991 cho tới năm 1998 nhanh hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới ví dụ :Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới năm 1994 là 3,9% trong khi đó tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là 9,5%. Tương tự năm 1995:3,6%và 8%;năm 1996:4,1%và 7% ;năm 1997:4,1% và 9,4%. Mặc dù trong năm 1998,bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á nhưng tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới vẫn đạt 3,7%. Tổ chức thương mại thế giới - WTO và các tổ chức mậu dịch tự do khu vực như liên hiệp châu âu -EU, diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái bình dương - APEC, khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ-NAFTA, khu vực mậu dịch tự do ASEAN-AFTA..đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại thế giới. Trong đó tổ chức thương mại thế giới WTO ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng toàn cầu hoá thương mại. Tại hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ nhất của WTO họp ở xingapore với 128 nước tham gia đã thông qua được hiệp định công nghệ thông tin ITA bao gồm việc xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng bán dẫn, các sản phẩm thông tin Viễn thông và các thiết bị máy tính, phần mềm và các thiết bị khoa học. Tiếp nối các hiệp định ban đầu của vòng đàm phán uruguay, vòng đàm phán Singapore càng thúc đẩy hơn nữa trong quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu Như vậy toàn cầu hoá với việc ra đời của EU, NAFTA, AFTA...và đặc biệt là WTO đã đánh dấu thời đại của hàng rào thuế quan cao, của cách thức đóng cửa khác nhau ở các thị trường, của một số đặc quyền ít ỏi trong mậu dịch quốc tế dành cho các nước phát triển đã chấm dứt. Buôn bán quốc tế đã chuyển sang một thời đại mới, thời đại của tự do hoá thương mại thế giới 1.3 FDI và vai trò của các công ty đa quốc gia Vai trò ngày càng tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một nhân tố rất quan trọng để thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá. Tổng giá trị FDI toàn thế giới năm 1994 là 209 tỷ USD; năm 1995 là 260 tỷ USD; năm 1996 là 320 tỷ USD; năm 1998 là 450 tỷ USD. Với việc đầu tư ra nước ngoài đã góp phần làm tăng nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế Thế giới, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn thương mại quốc tế. Nhưng ngược lại chính xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế quốc tế càng thúc đẩy các công ty đa quốc gia đầu tư ra nước ngoài. Các nước G7 là các nước đứng đầu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. FDI vào châu á chiếm khoảng 1/3 FDI toàn thế giới Các công ty đa quốc gia MNCs là lực lượng chủ chốt đầu tư ra nước ngoài. Hàng năm các MNCs đầu tư ra khoảng 300-350 tỷ USD. Hoạt động của MNCs đã có vai trò to lớn trong phát triển thương mại quốc tế. Theo số liệu ước tính, những năm gần đây giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các MNCs đạt khoảng 6,5 đến 7 nghìn tỷ USD trong đó xuất khẩu nội bộ của MNCs đạt khoảng 2000 tỷ USD. Đến hết năm 1998 trên thế giới có khoảng 39000MNCs và có 300000 chi nhánh (công ty con) ở nước ngoài với tổng số vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài FDI lên tới 3000 tỷ USD Bên cạnh những đóng góp lớn về vốn cho phát triển sản xuất và thương mại quốc tế, các MNCs có vai trò to lớn trong chuyển giao công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ là điều kiện khách quan giúp cho các MNCs chiếm lĩnh thị trường và nâng cao lợi nhuận, đồng thời có khả năng chi phối các đối tác trong hoạt động kinh doanh. Các MNCs có thể chuyển giao kỹ thuật công nghệ hiện đại trong nội bộ công ty mà chuyển giao kỹ thuật công nghệ ở cấp thấp hơn cho các nước khác, công ty khác 1.4 Liên kết kinh tế quốc tế mở rộng trên các cấp độ khác nhau Hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian vừa qua theo nhiều chiều hướng và tầng nấc khác nhau: Song phương, tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Cùng với việc ra đời diễn đàn hợp tác kinh tế châu á Thái Bình Dương-APEC, khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA, khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA...đã chứng minh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng củng cố và phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu . Trong năm 1996, hội nghị cấp cao á -âu(ASEM) lần thứ nhất họp tại Băng cốc (Thái lan) với sự tham dự của vị nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ 10 nước châu á và các nước trong EU nhằm xây dựng thể chế liên kết kinh tế liên lục địa á-âu. Sự kiện này đã khép kín cạnh thứ ba của tam giác liên kết kinh tế liên lục địa trên thế giới, mà hai cạnh trước đã có từ trước là diễn đàn kinh tế châu á Thái bình dương APEC gắn liền với các nước châu á và châu mỹ ở ven hai bờ Thái bình dương, và khu vực mậu dịch xuyên Đại Tây Dưong TAFTA giữa Hoa Kỳ và Bắc Mỹ với EU và Tây Âu Trong những năm qua, các tổ chức liên kết tiểu khu vực và khu vực tiếp tục phát triển. ở châu Phi, cộng đồng kinh tế các nước Tây phi (ECOWAS) nằm trong khu vực nghèo nhất thế giới gồm 16 nước thành viên trong đó có Nigeria, Ghana, Mali, Senegan...đã xúc tiến từng bước việc thiết lập liên minh hải quan vào năm 2000 và liên minh kinh tế toàn diện vào năm 2005. Cũng tại lục địa đen, 12 nước thành viên Cộng đồng phát triển phía nam Châu phi -SADC đã ký nghị định thư vào năm 1996 thành lập khu vực mậu dịch tự do với 130 triệu dân và kêu gọi cắt giảm thuế quan trong thời hạn tối đa 8 năm Các nước ở Nam Mỹ đang tiến tới thiết lập khu vực buôn bán tự do châu Mỹ khổng lồ FTAA vào năm 2005, tạo ra một khối buôn bán tự do lớn thứ tư trên thế giới với 250 triệu người tiêu dùng và có GĐP là 800 tỷ USD. Các hàng rào thuế quan giữa các nước này dự định sẽ huỷ bỏ vào năm 2004 Tại châu á, trong những năm qua xu hướng hợp tác tiểu khu vực phát triển mạnh.Việc Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nga ký kết các hiệp định thành lập khu vực phát triển kinh tế vùng sông Turmen ở Đông Bắc A hồi tháng 12/1995 đã mang đến sinh khí mới cho hợp tác kinh tế ở vùng này. Tại hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh với chủ đề đẩy mạnh phát triển và hợp tác khu vực giữa các nước đông Bắc á trong thế kỷ 21, các học giả nhất trí cho rằng khi nền kinh tế khu vực Thái Bình Dương phát triển mạnh, vùng Đông Bắc á nên tăng cường hợp tác khu vực nhằm tạo một thị trường có tiềm lực lớn. Tại khu vực Nam á, 7 nước trong tổ chức SAARC -Hiệp hội các quốc gia Nam á vì sự hợp tác khu vực trong đó có ấn Độ, Pakistan đã đồng ý huỷ bỏ hàng rào buôn bán càng nhanh càng tốt nhằm tăng cường buôn bán và hợp tác khu vực trong các liên doanh, đầu tư và kỹ thuật với hy vọng thành lập được một khu vực buôn bán giống như ASEAN Việc tổ chức ASEAN chính thức kết nạp Lào và Myanmar trong thời gian vừa qua đã mở ra triển vọng to lớn hình thành Tổ chức hiệp hội các nước Đông Nam á ASEAN và khu vực mậu dịch tự do thương mại AFTA bao gồm toàn thể 10 nước ở trong khu vực. Hiện tại ASEAN với 9 nước thành viên là khu vực kinh tế lớn thứ tư trên thế giới, có diện tích 3,3 triệu km2 với 400 triêu dân, có GDP hơn 550 tỷ USD, xuất khẩu hơn 300tỷ USD/năm. AFTA đang đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch tự do buôn bán vào năm 2003 hoặc sớm hơn, thúc đẩy hình thành khu vực đầu tư tự do ASEAN và sau đó từng bước tiến tới nhất thể hoá ASEAN về kinh tế trong vùng vài ba chục năm tới Tóm lại, toàn cầu hoá đang tạo ra những tác động tích cực và có những ảnh hưởng tiêu cực, những cơ hội to lớn và những thách thức nghiêm trọng, nó kích thích sự phát triển đối với những ai biết khai thác lợi thế của xu hướng lịch sử mới này và khiến những ai chậm chân, đứng bên lề có thể bị tụt hậu ngày càng xa 2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là một xu hướng vừa là yêu cầu của các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tìm kiếm những nguồn lực và điều kiện thuận lợi bên ngoài để hỗ trợ cho sự nghiệp cải cách và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó, trong những năm vừa qua Việt Nam đã thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ để thực hiện từng bước hội nhập. Việt Nam tích cực mở rộng các mối quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế với nhiều nước và tổ chức quốc tế theo nhiều tầng nấc khác nhau: Song phương, tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Năm 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN và đang nỗ lực tham gia thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN, đặc biệt là chương trình khu vực mậu dịch tự do AFTA. Cùng với việc tham gia AFTA/ASEAN Việt Nam cũng đã tham gia diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) ngay từ khi hình thành vào tháng 3/1997 với tư cách là thành viên sáng lập. Đặc biệt, năm 1997 đánh dấu một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sau một thời gian nỗ lực vận động và chuẩn bị, Việt Nam đã được các nhà lãnh đạo APEC tuyên bố sẽ kết nạp làm thành viên vào năm 1998. Đối với tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam cũng đã đệ đơn xin gia nhập và trong hai năm 1997, 1998 Việt Nam đã chuẩn bị cho các vòng đàm phán gia nhập WTO với tổ công tác và các nước quan tâm. Trong thời gian qua, tiếp theo việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Việt nam và Mỹ, hai nước đã tiến hành nhiều vòng đàm phán để ký kết các hiệp định kinh tế song phương về các vấn đề về nợ , bản quyền, từng bước bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại. Song song với những việc trên, trong những năm qua Việt Nam tích cực hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF... nhằm tận dụng một cách có hiệu quả sự hợp tác của các tổ chức đó phục vụ tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của mình. Nhưng có một điều là tất cả sự hợp tác, quan hệ trên đều phải lấy các nguyên tác của WTO làm tiêu chuẩn. 3. Những cơ hội và thách thức với Việt Nam trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền kinh tế chuyển đổi, tham gia hội nhập với xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với nhiều nước trên thế giới.Vì vậy, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế một mặt đang mở ra nhiều cơ hội cho chúng ta, mặt khác cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức lớn lao. 3.1. Những lợi ích của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá đất nước. Việt Nam mở cửa và hội nhập vào kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam thay đổi cơ cấu kinh tế thích hợp hướng công nghiệp hoá và xuất khẩu, tạo cơ hội để phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. + Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế và mở rộng được nhiều thị trường xuất khẩu ra bên ngoài do việc được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và ưu đãi quốc gia (NT) của các nước thành viên, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu mà ta có lợi thế so sánh như gạo, cà phê, hải sản, may mặc, dày dép... Ví dụ: Việc Việt Nam tham gia vào APEC sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hợp tác về thương mại với các nước khu vực châu á - Thái Bình dương. Thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực châu á - Thái Bình Dương chiếm hơn 80% tổng lượng thương mại quốc tế của Việt Nam. Tham gia vào APEC sẽ giúp Việt Nam khai thác được lợi thế, tận dụng những ưu đãi của APEC dành cho các nước đang phát triển, tránh rơi vào thế bị cô lập trong xu thế hợp tác và cạnh tranh khu vực. + Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế Việt Nam phải tiến hành cải cách thể chế, chính sách, luật pháp cho phù hợp với yêu cầu của các tổ chức này. Điều này công với các lợi thế so sánh mà lâu nay Việt Nam có như lao động, vị trí địa lý... sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn. + Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực để các công ty trong nước đổi mới công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh và tồn tại trong điều kiện kinh tế mở. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện cho các công ty Việt Nam bước vào thị trường thế giới để mở rộng sản xuất kinh doanh, cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài. + Trong quá trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương để bảo vệ được lợi ích và giảm bớt được sức ép của các nước lớn trong thương mại. Đồng thời nâng cao được vai trò của Việt Nam trong các cuộc đàm phán thương lượng thương mại trong tương lai. 3.2. Những nghĩa vụ và thách thức của Việt Nam. Cùng với những lợi ích mang lại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thì bên cạnh đó quá trình hội nhập buộc Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ của mình theo những tiêu chuẩn quốc tế và tất yếu Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức. 3.2.1. Nghĩa vụ của Việt Nam. + Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ thông qua việc giảm thuế và các biện pháp phi thuế quan trong khi luật lệ, kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, nhất là lĩnh vực dịch vụ bao gồm: Ngân hàng, Bảo hiểm, Vận tải, Bưu chính - Viễn thông, Xây dựng và Tư vấn. + Việt Nam sẽ phải có sự bảo vệ hợp lý đối với quyền tác giả của các sản phẩm trí tuệ như: Mẫu mã, bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, chương trình máy tính và thu thanh thông qua các quy định pháp lý phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. + Việt Nam cần phải sửa đổi các qui định về đầu tư nước ngoài không phù hợp, phải thực hiện các nghĩa vụ đối với quốc gia và giảm hoặc loại trừ những hạn chế liên quan đến đầu tư nước ngoài như yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, phần trăm hàng xuất khẩu trong các dự án đầu tư. + Việt Nam phải tiếp tục cải cách hệ thống thương mại và kinh tế của mình phù hợp với các qui định của các tổ chức kinh tế quốc tế. Các khu vực cần phải cải cách hơn nữa gồm hệ thống giá, chế độ xuất nhập khẩu, hệ thống thuế và tài chính, các hoạt động thương mại của khu vực doanh nghiệp Nhà nước và bảo hộ quyền tác giả. Các nghĩa vụ khác Việt Nam sẽ phải thực hiện bao gồm: Minh bạch hoá chế độ thương mại, áp dụng thống nhất chính sách thương mại trên phạm vi cả nước; và có thời gian biểu cho quá trình cải cách kinh tế. 3.2.2. Những thách thức: + Nền kinh tế Việt Nam còn nhiều yếu kém. Việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều nội dung liên quan đến tự do hoá thương mại và đầu tư, và điều này trong thời gian đầu sẽ gây cho Việt Nam những khó khăn nhất định. Cùng với những khía cạnh tích cực của tự do cạnh tranh, thì mặt tiêu cực cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn nếu như cải cách trong nước không được thực hiện kịp thời và đúng lượng. + Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp vả lại đang trong quá trình chuyển đổi. Vì vậy việc hoạch định một chính sách kinh tế thương mại sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tạo được những điều kiện hợp lý để tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế vẫn là một điều nan giải khó có thể giải quyết được trong thời gian ngắn. + Một điều tất yếu là trong quá trình hội nhập Việt Nam sẽ phải giảm thuế xuất nhập khẩu. Việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách vốn thu đã không đủ chi. + Hội nhập kinh tế quốc tế là một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ đối với Việt Nam. Trong khi đó đội ngũ cán bộ của Việt Nam còn khá yếu kém cả về kiến thức chung, cũng như kiến thức chuyên ngành có liên quan đến vấn đề hội nhập. + Một thực tế cho chấy, hiện nay hầu hết các ngành kinh tế Việt Nam từ sản xuất đến dịch vụ chưa chuẩn bị hay chưa xây dựng một chiến lược thống nhất về hội nhập để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, biểu tượng Việt Nam trên thương trường quốc tế. + Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á có phần nào tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Do vậy trong thời gian tới quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ít nhiều gì cũng sẽ gặp khó khăn. II - Viễn thông Việt Nam trước xu thế hội nhập. Trong thời gian tới xu hướng hội nhập nói chung vẫn tiếp tục được củng cố và phát triển cả bề rộng và bề sâu, trong đó đáng chú ý là xu hướng đẩy nhanh việc mở cửa thị trường trong nhiều lĩnh vực. Kể cả lĩnh vực được coi là phức tạp và có nhiều gay cấn là lĩnh vực thương mại dịch vụ mà trong đó dịch vụ Viễn thông được đặt lên hàng đầu. 1. Các xu hướng phát triển Viễn thông trên thế giới. Trong 2 thập kỷ qua đã diễn ra những sự thay đổi mạnh mẽ trong Viễn thông, sự thay đổi công nghệ một cách nhanh chóng và đưa vào nhiều ứng dụng công nghệ mới. Thị trường Viễn thông tăng trưởng rất nhanh, theo dự báo số thuê bao điện thoại cố định vào năm 2005 sẽ gấp đôi năm 1994 (trên 1,2 tỷ), số thuê bao điện thoại di động từ 80 triệu năm 1994 tăng đến 400 triệu, số thuê bao Internet từ 65 triệu năm 1997 sẽ lên đến 570 triệu năm 2000. Tại hội nghị phát triển Viễn thông thế giới do ITU tổ chức tại Malta từ 23/3 - 1/4/1998, sau khi đánh giá môi trường Viễn thông hiện nay đã nêu bật lên các xu hướng phát triển Viễn thông là: 1.1. Xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá, mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông ở mức quốc gia, khu vực và quốc tế. Việc toàn cầu hoá về kinh tế đã thúc đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu, làm cho giao lưu kinh tế mậu dịch toàn cầu ngày càng sôi động. Vấn đề thương mại hoá dịch vụ được đặt ra trong tất cả các tổ chức thương mại toàn cầu và khu vực như WTO, APEC, ASEAN... trong đó có dịch vụ Viễn thông. Các tổ chức này đều nhằm mục đích là đến năm 2020 sẽ tiến tới việc tư do hoá hoàn toàn thương mại dịch vụ trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ (Ganeral Agreement on trade in servies - GATS) của WTO, các dịch vụ Viễn thông được chia làm hai loại - đó là các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ giá trị gia tăng trong đó các dịch vụ cơ bản đóng vai trò quan trọng hơn xét từ góc độ kinh tế, kỹ thuật cũng như chủ quyền an ninh quốc gia. Nói chung trong thời gian tới việc tự do hoá, mở cửa thị trường Viễn thông ở các quốc gia, các tổ chức khu vực đều dựa trên nguyên tắc của WTO về dịch vụ Viễn thông trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ. Phân loại dịch vụ Viễn thông trong WTO/ GATS I. Các dịch vụ Viễn thông cơ bản: 1. Các dịch vụ thoại. 2. Các dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói. 3. Các dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh. 4. Các dịch vụ TELEX. 5. Các dịch vụ Telegraph. 6. Các dịch vụ Facsimile. 7. Các dịch vụ cho thuê kênh riêng. 8. Các dịch vụ nhắn tin. 9. Các dịch vụ di động tế bào số/analogue. 10. Các dịch vụ thông tin vệ tinh. 11. Các dịch vụ thông tin các nhân (PCS) 12. Các dịch vụ dữ liệu di động. 13. Các dịch vụ khác. II. Các dịch vụ giá trị gia tăng. 1. Dịch vụ thư điện tử (E mail) 2. Dịch vụ thư thoại. 3. Dịch vụ khôi phục thông tin và cơ sở dữ liệu trực tuyến (on line) 4. Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). 5. Dịch vụ Facsimile gia tăng giá trị/cải tiến tính năng (gồm cả dịch vụ lưu trữ và tự động chuyển, lưa trữ và khôi phục). 6. Dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức. 7. Dịch vụ xử lý thông tin và / hoặc số liệu trực tuyến (kể cả dịch vụ xử lý các giao dịch kinh doanh). 8. Các dịch vụ khác. Đối với các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) là những dịch vụ Viễn thông đầu tiên được đưa ra đàm phán và cam kết trong GATT 93 (tiền thân của WTO). Kết thúc vòng đàm phát GATT93, đã có 68 nước trên thế giới có cam kết với cấc dịch vụ Viễn thông VAS . Sở dĩ các nước bàn và cam kết mở cửa các dịch vụ VAS trước vì đây là những dịch vụ dễ triển khai về kỹ thuật và ít ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế cũng như an ninh quốc gia của các nước. Tuy nhiên, hoạt động có ý nghĩa nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất về thương mại dịch vụ Viễn thông trong WTO chỉ bắt đầu khi có vòng đàm phán về mở cửa thị trường các dịch vụ Viễn thông cơ bản (Group on basis telecom -GBT). Đây là lĩnh vực dịch vụ Viễn thông quan trọng mà bất cứ quốc gia nào cũng muốn bảo hội vì lý do an ninh, chủ quyền quốc gia và lợi nhuận. Ngày 15/2/1997, 69 quốc gia thành viên WTO đã ký nghị định thư thứ 4 của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ liên quan đến dịch vụ Viễn thông cơ bản, có hiệu lực từ 5/2/1998. Cho tới nay con số các nước tham gia ký kết hiệp định về Viễn thông cơ bản đã tăng lên 72 nước, có thể nói thế giới Viễn thông đã thay đổi một cách căn bản nhớ kết quả của hiệp định này. 72 nước đã đưa ra cam kết trong hiệp định chiếm tới 93% giá trị thị trường Viễn thông thế giới. Trong hiệp định này, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, tiến trình phát triển Viễn thông của từng nước, các quốc gia đều đưa ra các cam kết về lộ trình hội nhập và mở cửa của thị trường dịch vụ Viễn thông từ nay đến năm 2020. Đối với nhóm các nước phát triển như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản... tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông bắt đầu từ năm 1998. Đây là những nước chiếm tới 75% thị trường dịch vụ Viễn thông trên toàn thế giới do vậy quá trình tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển dịch vụ Viễn thông của các nước còn lại. Các nước công nghiệp mới như Singapore, Hàn Quốc... mặc dù Viễn thông của các nước này không phát triển bằng các nước công nghiệp phát triển nhưng các nước này cũng đưa ra cam kết sẽ tự do hoa và mở cửa thị trường hoàn toàn trong một vài năm tới. Còn đối với các nước đang và chậm phát triển, mặc dù biết rằng tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông sẽ đem đến nhiều bất lợi nhưng trước xu thế toàn cầu hoá tất cả các lĩnh vực kinh tế đồng thời trước sức ép của các nước phát triển, các nước này cũng đã cam kết sẽ tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông từ nay đến năm 2020. Hiện tại giá trị doanh thu từ Viễn thông quốc tế chỉ chiếm khoảng trên 10% trong tổng số 670 tỷ USD của thị trường Viễn thông toàn cầu. Tuy nhiên, với kết quả đạt được của GBT trong WTO, với xu thế toàn cầu hoá ngày càng tăng, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xu thế cạnh tranh ngày càng tăng, tỷ lệ trên có thể tăng lên 15-20% vào đầu thế kỷ tới. 1.2. Xu hướng cải cách mạnh mẽ ngành Viễn thông theo hướng khuyến khích cạnh tranh và khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong khai thác dịch vụ Viễn thông. Hiện nay trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển, thị trường dịch vụ Viễn thông vẫn do một hoặc hai công ty khai thác Viễn thông duy nhất thống trị về mặt truy nhập nội hạt và lưu lượng đường dài trong nước và quốc tế. Đồng thời các công ty này cũng thống trị luôn trong lĩnh vực thông tin di động. Với việc độc q._.uyền đã làm cho giá cả thường mất cân đối, các công ty thống trị không khuyến khích giảm chi phí hay nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tất nhiên vấn đề độc quyền trong Viễn thông có liên quan đến an ninh quốc phòng. Nhưng trước xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá trong khai thác dịch vụ Viễn thông, hầu như Chính phủ các nước trên thế giới đã cho phép thêm nhiều công ty được tham gia vào thị trường dịch vụ Viễn thông. Các lĩnh vực khuyến khích các công ty tham gia khác thác thường là các lĩnh vực hấp dẫn, có lợi nhuận cao như là các dịch vụ đường dài quốc tế, di động, các thiết bị đầu cuối khách hàng và các dịch vụ giá trị gia tăng. Việc tăng số công ty được tham gia khai thác dịch vụ Viễn thông nhằm tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào quá trình cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy Viễn thông phát triển. Tuy nhiên việc đưa cạnh tranh vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông không phải là một quá trình xảy ra nhanh chóng kể cả những nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ, Pháp.... Thông thường lúc đầu Chính phủ chỉ cho phép hai hoặc ba công ty cạnh tranh khai thác các dịch vụ Viễn thông, và các công ty mới thành lập thường bị hạn chế về phạm vi khai thác.Ví dụ:Như ở các nước đang phát triển các công ty mới thành lập lúc đàu chỉ được khai thác dịch vu nội hạt, các dịch vụ giá trị gia tăng và thông tin di động.Sau một thời gian mới cho phép tham gia khai thác các dịch vụ cơ bản, có phạm vi đường dài và quốc tế. Tuy nhiên hầu như các nước đều duy trì một công ty chủ đạo như công ty NTT của Nhật Bản, BT của Anh, ATT của Mỹ ,FT của Pháp... Thông thường trên thế giới, dịch vụ thông tin di động, nhắn tin được khuyến khích sự tham gia của nhiều công ty, tại vì: + Dịch vụ thông tin di động và nhắn tin thường không ảnh hưởng đến nhiều doanh thu của thông tin cố định. + Việc xây dựng kết cấu mạng lưới của các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di động, nhắn tin thường không ảnh hưởng đến mạng cố định. Ngoài ra trong thời gian gần đây để khuyến khích cạnh tranh trong khai thác dịch vụ Viễn thông cũng như thu hút được nguồn lực để phát triển Viễn thông, chính phủ của nhiều nước đã cho phép khu vực tư nhân tham gia vào việc cho phép khu vực tư nhân tham gia vào hiện tại các nước sử dụng hai phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp thứ nhất: Cho các công ty tư nhân tham gia vào khai thác dịch vụ Viễn thông, cùng cạnh tranh với các công ty nhà nước. Tuy nhiên các dịch vụ này thường bị giới hạn ở các dịch vụ giá trị gia tăng và các dịch vụ bán lại, phương pháp này được sử dụng phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển đặc biệt là Mỹ, Anh, Canađa và Nhật Bản. Phương pháp thứ hai: Tư nhân hoá hay ở Việt Nam còn gọi là cổ phần hoá các công ty khai thác dịch vụ Viễn thông thuộc sở hữu Nhà nước, tất nhiên Chính phủ vẫn nắm cổ phàn khống chế. Việc cổ phần hoá nhằm giúp Chính phủ nhận được nguồn vốn cần thiết từ khu vực tư nhân và tận dụng ưu thế của thị trường cổ phiếu đang phát triển. Rất nhiều nước đang áp dụng phương pháp này và tất nhiên ở các thị trường Viễn thông tiên tiến và phát triển thì tốc độ tư nhân hoá càng nhanh chóng. Và các nước ở Đông Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG thường thực hiện theo phương pháp này. Ví dụ: ở Bungary Chính phủ bán 25% cổ phần của công ty BTC (công ty Viễn thông Bungary). Tốc độ tư nhân hoá những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng kể cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Xu thế này ngày càng tăng khi mà tự do hoá Viễn thông đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới Tóm lại, xu hướng cải cách mạnh mẽ ngành Viễn thông theo hướng khuyến khích cạnh tranh và khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong khai thác dịch vụ Viễn thông ngày càng phổ biến gần như toàn bộ các nước trên thế giới với mục tiêu tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về thông tin Viễn thông của xã hội và người sử dụng Khi xem xét hai xu hướng chủ yếu về Viễn thông kể trên phải kể đến vai trò của các công ty đa quốc gia - MNCs trong lĩnh vực khai thác dịch vụ Viễn thông. Chính các công ty này là chất xúc tác cho quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá Viễn thông. Các MNCs đã xây dựng một mạng lưới thông tin có tính toàn cầu từ đầu này đến đầu kia, không chia cắt, phục vụ thông tin quá "tất cả một cửa". Khi các hiệp ước, hiệp định về tự do hoá thương mại dịch vụ Viễn thông giữa các nước được thực hiện thì các MNCs thường thường hay liên minh với các công ty khai thác nhà nước ở nước sở tại để xâm nhập vào thị trường các nước này. Hiện tại, các MNCs trong Viễn thông chủ yếu tập trung ở các nước phát triển Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Với lợi thế về vốn, công nghệ, thị trường các MNCs ngày càng xâm nhập sâu vào tất cả các loại hình dịch vụ Viễn thông, từ dịch vụ giá trị gia tăng cho đến dịch vụ cơ bản. 1.3. Xu hướng hội tụ công nghệ Viễn thông - Tin học - Phát thanh truyền hình và đa phương tiện. Bước vào thập kỷ 90, đi đôi với sự tiến bộ và hoà nhập vào nhau của kỹ thuật Viễn thông và kỹ thuật tin học, đi đôi với việc thúc đẩy tin học hoá toàn cầu và dần dần nới lỏng việc quản chế thị trường Viễn thông, ngành Viễn thông, ngành tin học và phát thanh truyền hình trên thế giới đã hoà quyện, xâm nhập, chồng lấn nghiệp vụ lẫn nhau, ranh giới phân cách giữa các ngành nghề trước kia ngày càng không rõ ràng. Sự hoà nhập về kỹ thuật thúc đẩy sự hoà nhập về mạng lưới, hoà nhập về nghiệp vụ và hoà nhập về thị trường. Xu hướng này được chứng minh bởi sự sáp nhập và liên hợp ngày càng nhiều của các công ty khai thác Viễn thông, máy tính truyền hình và hữu tuyến. Ví dụ: + Tháng 1/1998 Công ty Bell Tây Nam SBC của Mỹ đã bỏ ra 4,4 tỉ USD mua lại Công ty New Southern England để tiến vào thị trường điện thoại nội hạt Đông Bắc nước Mỹ. + Ngày 15/9/1998 Công ty Bell Tây Nam SBC của Mỹ lại cùng với công ty Viễn thông lớn thứ bảy của Hoa Kỳ, cũng là nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất vào thị trường Viễn thông Châu Âu, là công ty Ameritech, đã chính thức sáp nhập với giá đến 62 tỉ USD, trở thành vụ sáp nhập với mức tiền lớn nhất trong lịch sử Viễn thông nước Mỹ. + Ngày 15/6/1998, Công ty Viễn thông phương Bắc - Vortel Canada bỏ ra 9,1 tỉ USD mua công ty Bell Net Works, là nhà chế tạo thiết bị mạng Internet mới và ưu tú của nước Mỹ, cho thấy quyết tâm của các nhà cung ứng dịch vụ Viễn thông truyền thông tiến quân vào thị trường tin học mà cụ thể là thị trường thiết bị mạng dữ liệu. + Ngày 26/6/1998, công ty điện báo điện thoại - ATT của Mỹ tuyên bố bỏ ra 4 tỉ USD doanh thu mua công ty truyền hình hữu tuyến (truyền hình cáp) lớn thứ hai của nước Mỹ là TCI, trở thành vụ mua bán sáp nhập quy mô lớn nhất giữa hai ngành Viễn thông và truyền hình hữu tuyến. Vụ việc này được coi như là sự bắt đầu quan trọng của công ty điện thoại đường dài tiến quân vào thị trường nội hạt, cũng là bằng chứng tốt đẹp về việc hoà nhập giữa Viễn thông và truyền hình hữu tuyến. Ngoài ra còn có nhiều vụ thu mua, sáp nhập khác nữa giữa các hãng Viễn thông (Chế tạo và khai thác, đường dài và nội hạt, trong nước và quốc tế )với các hãng máy tính - tin học, các hãng truyền hình trong một nước, và giữa các nước và các khu vực khác nhau. Sáp nhập, tổ chức lại và liên hiệp giữa các ngành Viễn thông-Tin học-Truyền hình đã làm cho tài nguyên, tư bản, kỹ thuật, thị trường... được tổ chức lại, bù đắp ưu thế cho nhau giữa các ngành, Ví dụ: Các công ty Viễn thông cần kỹ thuật ở các các công ty máy tính, còn các công ty máy tính thì cần thị trường ở các công ty Viễn thông. Điều này tạo điều kiện cho mạng Viễn thông phát triển nhanh chóng và trở thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ thông tin và trở thành nền tảng hết sức quan trọng để "Xã hội công nghiệp" chuyển sang thời kỳ của "Xã hội thông tin". 2. Tự do hoá dịch vụ Viễn thông - nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Năm 1995, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã mở ra một thời kỳ mới cho kinh tế đối ngoại đó là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đến tháng 8 năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào tổ chức kinh tế châu á - Thái Bình Dương - APEC. Và trong thời gian tới Việt Nam đang nỗ lực đàm phán, thương lượng để được gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, và cũng đang tiến hành thương lượng với Hoa Kỳ để đi đến ký hiệp định thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên để hội nhập đầy đủ vào các tổ chức này thì Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà các tổ chức kinh tế quốc tế yêu cầu trong đó có nghĩa vụ tự do hoá thương mại dịch vụ. Trước xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông trên thế giới, thì vấn đề tự do hoá Viễn thông là một yêu cầu, một nghĩa vụ cấp bách đối với Việt Nam khi mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt để được gia nhập vào WTO cũng như ký được hiệp định thương mại Việt Mỹ thì tự do hoá dịch vụ Viễn thông là một trong những vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu. 2.1. Trong tổ chức thương mại thế giới - WTO. Sau vòng đàm phán Uruguay, quá trình tự do hoá thương mại được mở rộng ra đối với cả thương mại dịch vụ. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS là nỗ lực đầu tiên để đưa lĩnh vực thương mại dịch vụ theo những nguyên tắc điều tiết của thương mại đa biên. GATS đưa ra một số quy định về nghĩa vụ chung và những yêu cầu cụ thể trong thương mại dịch vụ. GATS đề cập đến một số khái niệm, nguyên tắc và quy định cho phép các nước đang phát triển linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh quá trình tự do hoá thương mại dịch vụ. Trong vòng đàm phán Uruguay về thương mại đa biên, 11 ngành dịch vụ đã được đưa ra đàm phán trong đó có lĩnh vực dịch vụ Viễn thông. Hiện tại, thị trường dịch vụ Viễn thông ở Việt Nam vẫn được chính phủ bảo hộ ở mức khá cao. Chỉ có 3 công ty được phép khai thác dịch vụ Viễn thông đó là: Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam - VNPT; Công ty Viễn thông quân đội - VIETTEL; Công ty cổ phần Viễn thông Sài Gòn - SPT. Còn đối với các công ty nước ngoài chỉ được khai thác dịch vụ Viễn thông dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh - BCC. Quy chế đối xử quốc gia (NT) vẫn chưa được dành cho các công ty dịch vụ Viễn thông nước ngoài. Các công ty này đang phải tiếp tục đối mặt với những hạn chế hành chính trong quá trình hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng như các lĩnh vực khác, việc thiếu tính minh bạch và một cơ chế luật pháp thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng nhiều đến sự tiếp cận thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông ở Việt Nam. Vì vậy để được gia nhập vào WTO, Việt Nam phải đưa ra biện pháp cho phép các công ty nước ngoài xâm nhập thị trường dịch vụ Viễn thông. Việt Nam cần phải có các nghiên cứu về tác động của sự tự do hoá dịch vụ Viễn thông đối với nền kinh tế và đưa ra các quyết định dịch vụ Viễn thông nào sẽ được mở, cho phép cạnh tranh nước ngoài đặc biệt là các dịch vụ cơ bản. Việt Nam vẫn là một đất nước đang phát triển, dịch vụ Viễn thông còn non trẻ và yếu kém. Tuy nhiên, một khi đã tham gia vào cuộc chơi thương mại toàn cầu, Việt Nam không thể không tính tới phải mở rộng lĩnh vực dịch vụ thương mại nói chung và lĩnh vực dịch vụ Viễn thông nói riêng. Việc mở cửa hội nhập dịch vụ Viễn thông trước hết là vì lợi ích phát triển của Việt Nam, tạo thuận lợi cho Viễn thông Việt Nam phát triển phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện nay. 2.2. Trong ASEAN. Các quốc gia trên thế giới mở cửa và hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực như ASEAN, APEC, EU... đều lấy các nguyên tắc hoạt động của WTO làm tiêu chuẩn. Do vậy mở cửa và hội nhập dịch vụ Viễn thông trong ASEAN cũng đều dựa trên các nguyên tắc của GATS/WTO. Nhưng các cam kết tự do hoá dịch vụ Viễn thông trong ASEAN phải sâu và rộng hơn so với các cam kết của các nước thành viên đã đưa ra trong GATS/WTO. Thực tế cho thấy, hết vòng I (1996-1998) về đàm phán dịch vụ Viễn thông trong ASEAN khó có thể đạt được những gì cao hơn so với đàm phán trong WTO vì các nước ASEAN đã phải nhượng bộ đáng kể trong hiệp định Viễn thông cơ bản (GBT) nên không thể đưa ra được các cam kết sâu hơn nữa trong ASEAN. Đối với Việt Nam, hiện tại chưa phải là thành viên của WTO nên trong quá trình đàm phán về tự do hoá thị trường dịch vụ Viễn thông trong ASEAN, Chính phủ Việt Nam đã tham gia cam kết trên cơ sở thể chế hiện hành. Do vậy trong thời gian Việt Nam chưa trở thành thành viên chính thức của WTO thì Viễn thông Việt Nam chưa phải chịu sức ép gì lớn về mở cửa thị trường. 2.3. Trong tổ chức kinh tế châu á - Thái bình dương (APEC). Về tiến trình tự do hoá các hoạt động Viễn thông trong APEC đều nhằm vào mục tiêu như đã đặt ra trong hội nghị cấp cao không chính thức AELM lần 2 (Bogor, 1994) và AELM lần 3 (Osaka, 1995), tức là thực hiện liên tục giảm những hạn chế, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại dịch vụ, dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia đi theo tiến trình của hiệp định đàm phán Uruquay về thương mại dịch vụ GATS của tổ chức thương mại thế giới WTO. APEC hoạt động trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện thể hiện ở hai điểm:Thứ nhất, APEC chỉ là một diễn đàn tư vấn kinh tế liên chính phủ nhằm xúc tiến sự hợp tác, tăng trưởng và phát triển của khu vực. Thứ hai, APEC chỉ là một diễn đàn tư vấn kinh tế nên nó không đưa ra những chỉ thị, nguyên tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên, mọi hoạt động hợp tác đều dựa trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích của các bên. Do vậy trong quá trình hợp tác, Việt Nam có thể tham gia ở lĩnh vực và mức độ nào đó mà Việt Nam đủ khả năng. APEC đưa ra chương trình tự do hoá mậu dịch đối với cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng là năm 2010 với các nước phát triển và năm 2020 với các nước thành viên đang phát triển. Mỗi nước thành viên được tuỳ ý, căn cứ vào thực tiễn đất nước mình mà đưa ra một kế hoạch hành động trong đó vạch rõ lộ trình cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan khác gây cản trở thương mại và đầu tư. Vì vậy trước mắt Viễn thông Việt Nam sẽ không gặp nhiều khó khăn khi tham gia APEC vì Việt Nam có thể tạm thời dùng những cam kết của Việt Nam với ASEAN và trong hiệp định thương mại Việt-Mỹ để áp dụng với APEC. Ngoài ra một lợi thế khác là Việt Nam chưa gia nhập WTO. Tuy nhiên, xét về mặt lâu dài thì Việt Nam không tránh khỏi phải chịu một sức ép ngày càng tăng đối với tiến trình tự do hoá thương mại các dịch vụ Viễn thông, mốc cuối cùng đối với Việt Nam là 2020 - tức là đến 2020 Việt Nam phải tự do hoá thị trường dịch vụ Viễn thông dành cho nhau các ưu đãi tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Ngoài ra, do tính chất ràng buộc lẫn nhau của các nguyên tắc trong WTO, ASEAN và APEC, việc Việt Nam tham gia các hoạt động về Viễn thông trong APEC cũng sẽ gặp phải những thách thức lớn về mở cửa thị trường. Tại Hội nghị Vancouver APEC đã đề ra 9 lĩnh vực dịch vụ tự do hoá trong đó có dịch vụ Viễn thông . Do vậy lĩnh vực dịch vụ Viễn thông có thể được thúc đẩy tự do hoá sớm hơn thời hạn từ năm 2020. 2.4. Trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Việt Nam và Mỹ đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao từ tháng 7/1995. Hiện nay hai nước đang tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại song phương toàn diện, hiệp định này sẽ bao gồm nhiều vấn đề về thương mại dịch vụ trong đó có dịch vụ Viễn thông. Về cơ bản các điều khoản về thương mại dịch vụ Viễn thông trong dự thảo hiệp định này là chia theo các nguyên tắc của WTO. Trong dự thảo này, Mỹ yêu cầu Việt Nam phải mở cửa và tự do hoá tất cả các loại hình dịch vụ Viễn thông bao gồm cả dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ giá trị cơ bản, yêu cầu Việt Nam đưa ra phụ lục nêu rõ các quy định của Việt Nam về truy nhập thị trường, đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favored Nation - MFN), đãi ngộ quốc gia (National treatment - NT), và ngoài các hạn chế đó thì Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn cho các dịch vụ và công ty khai thác dịch vụ của Mỹ tham gia vào thị trường dịch vụ Viễn thông của Việt Nam. Đây là một khó khăn đối với Việt Nam khi Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu xem xét việc điều chỉnh chính sách theo các nguyên tắc của WTO. Các mối quan hệ thương mại và kinh tế song phương sẽ rất quan trọng đối với Việt Nam, bởi Mỹ không chỉ là một thị trường tiềm năng lớn cho các sản phẩm của Việt Nam và một nguồn cung cấp tài chính, kỹ thuật và kỹ năng quản lý mà còn là một trong những đối tác đàm phán quan trọng trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Tuy nhiên xét về thực trạng phát triển Viễn thông của Việt Nam hiện nay, thì những yêu cầu của Mỹ về mở cửa thị trường Viễn thông đối với Việt Nam là quá cao. Mỹ phải chấp nhận một khoảng thời gian chuyển đổi nhất định theo quy chế mà WTO cho phép Việt Nam khi đàm phán gia nhập tổ chức này. 3. Những thách thức và cơ hội đặt ra cho Viễn thông Việt Nam trước xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế về dịch vụ Viễn thông. 3.1. Những thách thức. Qua phân tích 3 xu hướng chủ yếu của Viễn thông trên thế giới cũng như yêu cầu của các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực, có thể thấy Viễn thông Việt Nam sẽ gặp phải một số thách thức chủ yếu khi tiến hành tự do hoá và hội nhập quốc tế về dịch vụ Viễn thông sau: + Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có Luật Bưu chính - Viễn thông, hệ thống luật và văn bản pháp lý có liên quan nói chung cũng chưa được hoàn thiện và đồng bộ. Điều này gây khó khăn rất lớn cho Việt Nam trong việc công khai hoá thể chế chính sách của Viễn thông Việt Nam khi tham gia đàm phán với các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như quá trình xây dựng lộ trình hội nhập về dịch vụ Viễn thông. Mặt khác với thể chế quản lý yếu kém và lạc hậu tồn tại trong một thời gian dài đã ảnh hưởng không ít tới sự phát triển của Viễn thông Việt Nam. + Hội nhập cũng đồng nghĩa với việc đứng trước những áp lực về mở cửa thị trường, dành ưu đãi tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cho các nước, các công ty và tổ chức kinh doanh khai thác dịch vụ Viễn thông nước ngoài. Trong khi đó các công ty trong nước nhất là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam do hoạt động trong một môi trường độc quyền với một thời gian dài sẽ gặp rất nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh từ việc mở cửa thị trường. Mặt khác so với các công ty khai thác dịch vụ Viễn thông trên thế giới thì các công ty của Việt Nam còn thu kém rất nhiều mặt: Công nghệ, tài chính, thị trường, kinh nghiệm quản lý... và một điều quan trọng là các công ty này được hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khá dài cho nên kinh nghiệm kinh doanh của họ hơn hẳn các công ty Việt Nam. Do vậy trong thời gian tới, việc tự do và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông đồng nghĩa với việc các công ty trong nước sẽ mất dần thị trường do không đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài. + Việc tự do và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông dẫn đến việc thành lập nhiều công ty trong nước cũng như cho phép các công ty nước ngoài cùng tham gia vào khai thác dịch vụ Viễn thông. Đối với các công ty, đặc biệt là các công ty nước ngoài, với họ lợi nhuận vẫn đặt lên hàng đầu. Do vậy các công ty khai thác dịch vụ sẽ tập trung tranh giành thị trường ở các vùng thành thị, khu công nghiệp và mảng thị trường sinh lợi cao trong khi những vùng sâu, vùng xa và các mảng thị trường không sinh lợi, mang tính chất công ích không ai làm, dẫn đến sự mất cân đối trong việc phát triển kinh tế - xã hội và làm cho Nhà nước mất dần quyền kiểm soát đối với thị trường Viễn thông, phải lệ thuộc vào các công ty mạnh (thường là các công ty nước ngoài). + Đội ngũ cán bộ chưa đủ trình độ năng lực nên trong thời gian đầu của quá trình hội nhập sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng như thị trường. 3.2. Những cơ hội. Bên cạnh những thách thức chủ yếu kể trên thì quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế sẽ mang lại những cơ hội cho Viễn thông Việt Nam. + Việc mở cửa và hội nhập hay nói chính xác hơn là việc tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO... Viễn thông Việt Nam có thể tận dụng được những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Viễn thông và vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Hiện tại đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông ở Việt Nam chỉ được hoạt động dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), tuy nhiên mở cửa và tự do hoá thị trường trong đó có việc cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường dịch vụ Viễn thông dưới dạng liên doanh - JV, hình thức BOT... sẽ thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư để phát triển Viễn thông, đa dạng hoá các dịch vụ. + Viễn thông vừa là một ngành kỹ thuật thuộc cơ sở kết cấu hạ tầng, là phương tiện giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển. Chính vì vậy sự hội nhập Viễn thông còn thúc đẩy sự tham gia của các ngành kinh tế khác như tài chính, ngân hàng, thương mại, đầu tư... và do đó gián tiếp tạo cơ hội thuận lợi cho các ngành cùng tham gia vào quá trình hội nhập. + Việc tự do hoá và hội nhập dịch vụ Viễn thông đồng nghĩa với việc Viễn thông Việt Nam sẽ nhận được những ưu đãi tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cung cấp dịch vụ Viễn thông Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. III - Tính cấp thiết phải xây dựng chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam 1. Bản chất của tự do hoá và mở cửa thị trường: Toàn cầu hoá hiểu theo nghĩa rộng là sự gia tăng trong giao lưu quốc tế về kinh tế xã hội, văn hoá và chính trị trên toàn thế giới. Về kinh tế nó có nghĩa là sự di chuyển ngày một tăng của các loại hàng hoá, dịch vụ tài chính và các yếu tố của quá trình sản xuất. Khi các quốc gia cùng tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá thì các quốc gia đó đang hội nhập với thế giới. Ngày nay quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá trong quan hệ quốc tế không còn là xu hướng mà đã trở thành quy luật khách quan. Tuy nhiên, để thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, trong đó việc hoạch định chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường đúng đắn cho mỗi ngành và các biện pháp thực hiện chiến lược đó có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền về kinh tế thế giới thực sự là một thử thách to lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với những điều kiện không thuận lợi như Việt Nam. Tự do hoá và mở cửa thị trường bắt nguồn từ quá trình phát triển về kinh tế của các nước có nền về kinh tế thị trường phát triển cao. Khi các thành phần kinh doanh trong nền về kinh tế đứng trước những áp lực gia tăng của thị trường do cạnh tranh gay gắt và đòi hỏi Chính phủ phải nới lỏng những ràng buộc cứng nhắc của các luật lệ, quy chế gây cản trở kinh doanh và bỏ dần sự can thiệp sâu. Điều này đã giúp cho các thành phần về kinh tế phát triển với quy mô toàn cầu bất chấp sự khác biệt về thể chế chính trị cũng như trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia khác nhau và trở thành chất xúc tác quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế thế giới trong quá trình toàn cầu hoá. Như vậy, tự do hoá và mở cửa thị trường là một chiếc “cầu nối” để giúp cho nền kinh tế nước đó hội nhập một cách đầy đủ vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá, mở cửa thị trường là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là tự do hoá và mở cửa thị trường góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngược lại hội nhập kinh tế quốc tế tác động tích cực tới việc tự do hoá và mở cửa thị trường. Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì việc tự do hoá và mở cửa thị trường là một nghĩa vụ, một yêu cầu cấp bách, và Việt nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ . 2. Tính cấp thiết phải xây dựng chiến lược: Trong thời gian đầu quá trình tự do hoá và mở cửa thị trường diễn ra ở lĩnh vực thương mại hàng hoá và đầu tư sau đó lan sang các lĩnh vực thương mại dịch vụ. Với đặc tính toàn cầu tự nhiên, Viễn thông là một trong những ngành dịch vụ sớm chịu tác động của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, dịch vụ Viễn thông còn là một ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh và đem lại lợi nhuận cao. Xét trên góc độ tài chính, ngành này chỉ đứng sau lĩnh vực Bảo hiểm và Ngân hàng. Chính vì vậy lĩnh vực dịch vụ Viễn thông đã trở thành đối tượng đàm phán thương mại rộng khắp trên toàn cầu. Tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra mục tiêu thực hiện thị trường tự do thương mại toàn cầu về hàng hoá và dịch vụ vào năm 2020, trong đó các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các sản phẩm công nghệ thông tin sẽ được cắt giảm từ 6/1997 và các dịch vụ Viễn thông cơ bản đã được 72 quốc gia trên thế giới cam kết mở cửa cho cạnh tranh với nước ngoài từ 01/01/1998. APEC có kế hoạch tương tự nhưng rút ngắn thời hạn thực hiện đối với các nước là 10 năm (2010 đối với các nước phát triển và 2020 đối với các nước đang phát triển) và cho phép mỗi nước có một lộ trình riêng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và đặc thù riêng của nước mình để đi tới đích cuối cùng. Hội nghị thường niên APEC 1997 đã ra tuyên bố chung về việc ưu tiên thực hiện tự do hoá 9 lĩnh vực, trong đó có dịch vụ Viễn thông, dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, thực hiện thoả thuận công nhận lẫn nhau và tăng cường hợp tác song phương, đa phương trong các dự án Viễn thông khu vực. ASEAN cùng xây dựng “tầm nhìn 2020” của mình, theo chương trình đến năm 2020 ASEAN sẽ mang dáng dấp của liên minh Châu Âu, tức là một thị trường không biên giới. Chương trình AFTA của ASEAN đã vạch ra lộ trình giảm thuế xuất nhập khẩu đối với các thiết bị Viễn thông xuống còn 0-5 % vào năm 2003, còn đối với các dịch vụ Viễn thông, các nước ASEAN đang cố gắng đạt được những thoả thuận mới trong thời gian tới. Trước xu thế tự do hoá và toàn cầu hoá dịch vụ Viễn thông diễn ra hầu hết các quốc gia trên thế giới và được đưa vào chương trình hành động của tất cả các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực: WTO, APEC, ASEAN ... đã đặt ra cho dịch vụ Viễn thông Việt Nam cần có một chiến lược phát triển phù hợp với xu hướng phát triển của Viễn thông thế giới, đồng thời phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như thực trạng Viễn thông Việt Nam. Vậy chiến lược tự do hoá và mở cửa dịch vụ viễn thông là gì? * Xét một cách tổng thể thì chiến lược là tập hợp những mục tiêu chiến lược có tính chất dài hạn và những nhiệm vụ của một doanh nghiệp, một ngành, một lĩnh vực nào đó với hệ thống các giải pháp, chính sách, kế hoạch hành động thực hiện đồng bộ để đạt được các mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất. Như vậy, một chiến lược bao giờ cũng có tính chất dài hạn thường từ 10-20 năm, nó luôn mang tính tổng hợp và linh hoạt cho phép khai thác một cách tối ưu nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện được chiến lược đó. * Trong các doanh nghiệp thì chiến lược được cụ thể hoá dưới góc độ là chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp đó. Chiến lược kinh doanh là sự tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược tổng thể nhất định. Chiến lược kinh doanh được xem xét như một quá trình ra quyết định trong đó các nhà quản lý, những người ra quyết định cần phải phân tích môi trường kinh doanh, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, xây dựng các mục tiêu và tìm kiếm các nguồn lực, các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu là sự cụ thể hoá định hướng chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu bao giờ cũng được phân thành mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, căn cứ vào đó để đề ra các nhiệm vụ thích hợp cho mỗi giai đoạn. Muốn mục tiêu đề ra sát tình hình thực tế và có tính khả thi phải đảm bảo các điều kiện sau: + Thứ nhất, các mục tiêu phải cụ thể hoá không được chung chung để các cấp có thể kiểm soát việc thực hiện chúng. + Thứ hai, mục tiêu đề ra cần được giới hạn thời gian hoàn thành cụ thể. Đây không chỉ là đặt ra cái mà Công ty phải đạt được mà đòi hỏi quy định thời hạn cho mỗi mục tiêu. + Thứ ba, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý và duy trì sự bền vững của Công ty thì mục tiêu là cái đích có thể đạt được. Việc xác định mục tiêu vượt quá khả năng (thiếu nguồn lực, không đủ điều kiện...) sẽ dẫn tới những hậu quả xấu. + Thứ tư, các mục tiêu phải thống nhất và hỗ trợ cho nhau: mục tiêu ngắn hạn và tiền đề thực hiện mục tiêu dài hạn. * Còn đối với chiến lược của một ngành mà cụ thể ở đây không phải là một chiến lược bó hẹp trong một Công ty mà nó mang tính toàn ngành và được tập trung vào vấn đề tự do hoá và mở cửa thị trường đối với dịch vụ Viễn thông Việt Nam. Dưới góc độ quản lý Nhà nước, thì chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông sẽ gồm: - Hoạch định chính sách để thực hiện chiến lược. - Tiến hành thực hiện các chính sách đó. - Kiểm soát tình hình thực hiện chính sách. Còn dưới góc độ kinh doanh của một doanh nghiệp thì chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông có thể là cổ phần hoá, đầu tư mở rộng sản xuất, liên doanh liên kết... Như vậy, chiến lược này nó mang tính tổng thể, các mục tiêu thực hiện được đưa ra dưới góc độ của một ngành. Do vậy, ngoài việc thoả mãn 4 điều kiện kể trên thì mục tiêu đề ra trong chiến lược phải tạo nên sự thống nhất giữa quản lý Nhà nước và hoạt động của các doanh nghiệp. Và việc thực hiện chiến lược đó cũng phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Vì là tự do hoá và mở cửa thị trường, do vậy chiến lược sẽ bao gồm những vấn đề chủ yếu sau: + Nới lỏng sự quản lý của Nhà nước và cho phép tự do cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông + Cho phép các thành phần kinh tế trong nước (tư nhân, Nhà nước) cùng tham gia vào kinh doanh khai thác dịch vụ viễn thông. + Mở cửa và cho phép các Công ty, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông. Tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông trở thành một đòi hỏi cấp bách trong xu thế hội nhập với khu vực cũng như thế giới hiện nay. IV. Kinh nghiệm và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuỳ thuộc vào tình hình phát triển Viễn thông cũng n._.áp khắc phục Những trở ngại khó khăn: + Chưa có quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể và dựa vào những luận cứ khoa học thực tiễn đầy đủ. Đến nay, chưa thể nói chúng ta đã nắm vững các nguồn lực phát triển của mình,nguồn lực được xem xét trong mối tương quan cần thiết giữa khối lượng cần thiết và tiềm năng, chất lượng, cơ cấu và mối ràng buộc giữa chúng + Môi trường vĩ mô, với hai yếu tố cấu thành chủ yếu là môi trường kinh tế và cơ cấu pháp lý, chưa phải đã hoàn toàn thuận lợi như yêu cầu đòi hỏi.Về môi trường kinh tế mức độ ổn định chưa cao, trình độ kinh tế của các nhà kinh doanh, người lao động chưa cao và không đồng đều giữa các vùng, tình trạng kém phát triển của môi trường tài chính, tiền tệ ...Về cơ cấu pháp lý cho sự vận động cuả dòng vốn nước ngoài; những trở ngại chủ yếu bao gồm sự rườm rà của các thủ tục hành chính trong việc thẩm định, xét duyệt dự án; tính chưa hoàn toàn nhất quán của các quy chế điều tiết kinh tế như thuế, thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu; sự ổn định của cơ cấu pháp lý + Trình độ thấp của các cán bộ quản lý và người lao động Việt Nam trong các công trình, dự án liên doanh là một hạn chế lớn đối với việc sử dụng vốn nước ngoài. Trong hoạt động đầu tư và tiếp nhận đầu tư nước ngoài, cái khó chuyển giao nhất là các bí quyết công nghệ và bí quyết quản trị kinh doanh. Với trình độ non kém về quản lý và kỹ thuật của cán bộ, công nhân, quá trình chuyển giao này sẽ trở nên khó khăn hơn, kém hiệu quả và kéo dài Những giải pháp khắc phục : + Xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển tổng thể, cụ thể có căn cứ khoa học và thực tiễn trong quy hoạch phát triển của Viễn thông. Đề nghị Nhà nước sớm phê chuẩn kế hoạch chiến lược phát triển tổng thể Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 + Bảo đảm môi trường vĩ mô ổn định và thuận lợi. Môi trường này bao hàm trong nó mặt chính trị - kinh tế- xã hội và pháp lý. Hai yếu tố quan hệ trực tiếp đến sự vận động dòng vốn nước ngoài là môi trường kinh doanh và cơ cấu pháp lý + Phát triển mạnh môi trường tài chính -tiền tệ nhằm mục tiêu hàng đầu là nâng cao tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trong nước. Chỉ trên cơ sở này mới có điều kiện tạo ra sự cân bằng giữa vốn nước ngoài và vốn trong nước trong quan hệ đối ứng; thu được hiệu quả cao hơn trong quan hệ hợp tác liên doanh, hạn chế khả năng bị phụ thuộc vào vốn nước ngoài + Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực điều hành các dự án và xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao kỹ năng và trình độ kỹ thuật của người lao động 1.7. Khuyến khích hơn nữa đầu tư trong nước vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông Đây là điểm mấu chốt quan trọng để thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước tham gia vào khai thác kinh doanh dịch vụ Viễn thông. Mặc dù hiện nay đã có luật khuyến khích đầu tư trong nước và có 13 văn bản hướng dẫn thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước nhưng đầu tư trong nước vẫn còn nhiều bước gian nan. Đặc biệt là đối với lĩnh vực dịch vụ Viễn thông, một lĩnh vực còn khá mới mẻ để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư. Do vậy trong thời gian tới Tổng cục Bưu điện phối hợp với các bộ ngành có liên quan ban hành các văn bản về khuyến khích đầu tư trong nước về dịch vụ Viễn thông. Cụ thể: +Xác định xem loại hình dịch vụ Viễn thông nào được khuyến khích đầu tư. Trong thời gian trước mắt khuyến khích các thành phần kinh tham gia đầu tư vào kinh doanh khai thác dịch vụ ở các khâu đầu cuối trực tiếp với thuê bao và người sử dụng như bán lại dịch vụ, đại lý ...theo hợp đồng với các nhà khai thác dịch vụ. Tại các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế, các thành phần kinh tế cũng được đầu tư xây dựng và khai thác mạng lưới Viễn thông đầu cuối theo hình thức BOT, BTO, BT theo luật khuyến khích đầu tư trong nước. Sau đó tuỳ thuộc vào chiến lược đã được xây dựng mà chính phủ khuyến khích dần đầu tư trong nước đối với các loại hình dịch vụ khác bằng những ưu đãi về thuế, lãi suất ngân hàng, trợ vốn... + Đối tượng được hưởng ưu đãi: Quy định chế độ ữu đãi như nhau đối với các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới và các dự án đầu tư mới ở các doanh nghiệp đã được thành lập. + Khuyến khích những dự án đầu tư vào những vùng dân tộc miền núi, hải đảo và những vùng còn có nhiều khó khăn bằng những ưu đãi, miễn giảm thuế hơn. + Tạo "sân chơi" bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, giữa người trong nước với đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài theo tinh thần động viên sức mạnh của cả dân tốc. + Thủ tục hành chính phải theo cơ chế "một cửa", hạn chế tối thiểu cơ chế "xin phép, cho phép". Cơ quan kế hoạch các cấp được giao nhiệm vụ làm đầu mối nhận đơn xin cấp giấy phép đầu tư, xin được hưởng ưu đãi, cùng làm việc với các cơ quan chức năng liên quan (thuế, đầu tư phát triển, các cơ quan quản lý chuyên ngành), trên cơ sở đó, trình uỷ ban nhân dân địa phương việc cấp cho nhà đầu tư các loại giấy nói trên. Cơ quan nào được hỏi ý kiến mà sau 10 ngày không trả lời được thì coi như là đồng ý. Vai trò của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố được quy định rõ là người quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ, có đủ thẩm quyên theo luật định; Các cơ quan chức năng phải thực hiện đúng nhưng ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng theo luật pháp đã được ghi trong quyết định của uỷ ban nhân dân. + Trong tương lai, cần xoá bỏ cơ chế xin phép thành lập doanh Nghiệp, thực hiện cơ chế đăng ký kinh doanh. Như vậy sẽ thể hiện được rõ quyền kinh doanh theo pháp luật của nhà đầu tư, đơn giản hoá được nhiều thủ tục, khắc phục được nhiều tiêu cực trong việc xin phép và cho phép. 1.8. Chính sách cổ phần hoá: Cổ phần hoá là một trong 3 nội dung của chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông. Tiếp theo Nghị định 109 về Bưu chính Viễn thông, trong thời gian tới Tổng cục Bưu điện và Chính phủ cần quy định rõ hơn nữa các lĩnh vực dịch vụ Viễn thông sẽ được cổ phần hoá, gồm 3 vấn đề sau: + Loại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông mà Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt. + Loại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt. + Loại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông mà Nhà nước không tham gia cổ phần. Trong các doanh nghiệp xác định cổ phần hoá thì mỗi pháp nhân, cá nhân nắm được bao nhiêu % cổ phần của doanh nghiệp?. Phân định rõ ràng như vậy sẽ giúp cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước biết để đề ra kế hoạch tham gia mua cổ phần ở doanh nghiệp nào, lĩnh vực dịch vụ nào phù hợp với khả năng vốn của họ. Và ngoài ra, trong quá trình cổ phần hoá cần đơn giản, chỉ những doanh nghiệp nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt mới phải lập phương án cổ phần hoá cụ thể, chi tiết. Còn những doanh nghiệp Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, không có cổ phần chỉ cần xác định số lượng lao động cần giữ lại sau khi cổ phần hoá. Những vấn đề khác như phương hướng tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, đầu tư, do đại hội cổ đông quyết định. Phương thức định giá doanh nghiệp cần linh hoạt hơn, những tài sản mà doanh nghiệp không cần sử dụng, cần xử lý kịp thời, không ép doanh nghiệp phải đưa vào giá trị doanh nghiệp. Cần mở rộng việc công khai bán cổ phần cho xã hội biết và tham gia đầu tư mua cổ phần. 1.9. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật chuyên môn lành nghề làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, có trình độ, kiến thức về quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần trong môi trường mở, quốc tế hoá là nhân tố quyết định cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đã đề ra. + Đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu đàn về kinh tế cũng như kỹ thuật, đội ngũ quản lý kinh doanh giỏi trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt chú trọng đến đội ngũ kỹ sư phần mềm Viễn thông thông tin học. + Có chính sách đào tạo cán bộ dài hạn, đào tạo cán bộ có năng lực, phẩm chất, trình độ để có thể đại diện Việt Nam tham gia các tổ chức Bưu chính - Viễn thông quốc tế, tiến tới việc có cán bộ trong các cơ quan điều hành, một mặt bảo vệ các quyền lợi của Việt Nam trong các tổ chức trên, mặt khác nâng cao uy tín của Bưu điện Việt Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Đồng thời đó cũng là đội ngũ được đào tạo nòng cốt chuẩn bị cho Việt Nam tham gia đầy đủ hơn vào các tổ chức kinh tế quốc tế, gia nhập WTO... mở cửa tự do hoá thị trường. + Xây dựng các cơ chế phát triển nguồn nhân lực hợp lý, có các chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động, khuyến khích phát triển tài năng. 2. Về phía các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp là những chủ thể của chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông. Hiện tại mới có 3 doanh nghiệp khai thác dịch vụ Viễn thông trong đó là VNPT, VIETEL, SPT và 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là SPT và NETNAM. Nhưng để thực hiện được chiến lược thì các doanh nghiệp cần: 2.1. Nhận thức đúng về việc tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông. Các doanh nghiệp phải hiểu rằng: Tự do hoá và mở thị trường dịch vụ Viễn thông là một yêu cầu cấp bách, một nghĩa vụ của Việt Nam khi hội nhập với kinh tế quốc tế. Từ đó để chủ động lập kế hoạch phát triển và triển khai một cách khẩn trương, vững chắc, hiệu quả và có một lộ trình hội nhập với các tổ chức kinh tế quốc tế đặc biệt là hiệp hội các quốc gia Đông Nam á - AFTA, diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương APEC, tổ chức thương mại quốc tế - WTO phù hợp với chiến lược đã đề ra. 2.2. Đối với tổng công ty Bưu chính - Viễn thông (VNPT). Trong thời gian tới phải xây dựng phương án củng cố và hoàn thiện về tổ chức và quản lý để thực sự trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, thực hiện tốt vai trò trong kinh doanh và phục vụ Bưu chính - Viễn thông. Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong Tổng công ty theo hướng sau đây: 2.2.1. Thành lập các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích. Các doanh nghiệp này thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao, mỗi doanh nghiệp phụ trách một vùng nhất định. Các dịch vụ công ích được Nhà nước điều tiết, trợ giá hoặc bằng các cơ chế thích hợp khác khi giao cho các doanh nghiệp này thực hiện. Việc tách và thành lập các doanh nghiệp công ích thì mới biết rõ được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. 2.2.2. Tách Bưu chính hoạt động độc lập với Viễn thông. Việc tách Bưu chính và Viễn thông là do yêu cầu tất yếu của sự phát triển bản thân bưu chính và cũng là yêu cầu phát triển của Viễn thông. Quá trình tách Bưu chính và Viễn thông được chia làm hai giai đoạn. + Giai đoạn I: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông phải tách về hạch toán kế toán Bưu chính riêng và Viễn thông riêng, tập trung đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho Bưu chính, phát triển mạnh các dịch vụ Bưu chính có doanh thu và lợi nhuận cao (dịch vụ tài chính Bưu chính, chuyển phát nhanh…) + Giai đoạn II: Tiến hành triển khai về tổ chức, cán bộ và bàn giao về tài chính. 2.2.3. Xác định đối tượng và hình thức cổ phần hoá các doanh nghiệp của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Đối với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông hiện tại, nhiều doanh nghiệp còn nhỏ, thiếu vốn trầm trọng không đủ khả năng tích tụ vốn nhanh để trang bị lại và hiện đại hoá và tăng sức cạnh tranh khi thị trường dịch vụ Viễn thông được tự do hoá và mở cửa. Quản lý doanh nghiệp nói chung còn nhiều nhược điểm yếu kém. Cơ chế quản lý không tạo được sự gắn bó giữa lợi ích kinh tế của người lao động với sự sống còn của các doanh nghiệp. Vì vậy cổ phần hoá là cần thiết và đúng đắn để làm cho hệ thống doanh nghiệp của Tổng công ty mạnh lên, tăng sức cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế. Việc cổ phần hoá Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam liên quan đến hai vấn đề sau: + Đối tượng cổ phần hoá :Trước hết các doanh nghiệp này phải có các phương án kinh doanh có hiệu quả, phải thấy được rằng cổ phần hoá là yêu cầu cấp thiết để cho doanh nghiệp phát triển trong môi trưoừng tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông. Ngoài ra những doanh nghiệp này không thuộc những doanh nghiệp cần thiết phải giữ 100%vốn đầu tư của nhà nước . + Hình thức cổ phần hoá: Trong thời gian tới có thể cổ phần hoá các doanh nghiệp trong tổng công ty Bưu chính Viễn thông dưới 3 hình thức sau: Thứ nhất, giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, nhưng phát hành trái phiếu, cổ phíếu để tăng vốn Thứ hai, bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho cả người trong và ngoài doanh nghiệp Thứ ba, tách một bộ phận của doanh nghịêp để cổ phần hoá Trong vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông của Tổng công ty sẽ có một số mâu thuẫn lớn giữa người bán và người có khả năng mua cổ phiếu cần giải quyết,đó là: Thứ nhất, những xí nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc do thiết bị lạc hậu, quản ký yếu kếm hoặc công nợ lớn thì người quản lý muốn bán cổ phiếu để có vốn nhưng người mua có khả năng mua cổ phiếu với vị trí nhà đầu tư không muốn mua cổ phiếu những xí nghiệp này. Để có thể cổ phần hoá các xí nghiệp đó cần phải đánh giá chính xác giá rị thực tế tài sản hiện có của xí nghiệp, chủ sở hữu của những xí nghiệp này phải hy sinh quyền lợi của mình bằng chính những giá trị danh nghĩa theo sổ sách kế toán nhưng đã mất đi giá trị thực tế của nó. Như vậy mệnh giá cổ phiếu mới có thể dược các nhà đầu tư chấp nhận Thứ hai, những xí nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi thì người quản lý không muốn bán cổ phiếu hoặc nếu có chỉ muốn bán trong nội bộ, nhưng những nhà đầu tư trên thị trường lại muốn mua cổ phiếu của những xí nghiệp này vì khả năng sinh lãi của cổ phiếu đó. Các doanh nghiệp phải hiểu rằng vấn đề cổ phần hoá ở đây là một yêu cầu bắt buộc đối với ban lãnh đạo xí nghiệp. Khi trên thị trường, cổ phiếu có khả năng sinh lời được bán ra thì khi đó việc mua cổ phiếu mới được thị trường hoá. Vấn đề cổ phần hoá sẽ được thúc đẩy với tiến trình nhanh chóng, hiệu quả hơn. 2.2.4. Cải tổ Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông theo mô hình tập đoàn Việc tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông tất yếu cạnh tranh sẽ tăng, trong khi đó tổ chức của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông hiện nay có rất nhiều khuyết điểm và bất cập. Còn có quá nhiều các đơn vị hạch toán phụ thuộc, mà các đơn vị này lại được quản lý theo địa giới hành chính do vậy không thể phát huy được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong thời gian tới, để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thì Tổng công ty cần cải tổ Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông theo mô hình tập đoàn. Cụ thể như sau: + Về tổ chức bộ máy quản lý: Giao cho hội đồng quản trị lựa chọn ban điều hành hoạt động của doanh nghiệp có thể do hội đồng quản trị bầu ra hoặc đi thuê ở các công ty quản lý. + Chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh doanh, mỗi lĩnh vực kinh doanh do một công ty con phụ trách với một tổng công ty mẹ là Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Tách các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thực hiện hạch toán độc lập với các đơn vị thành viên tiến tới thực hiện việc tổ chức quản lý sản xuất theo vùng. Có thể chỉ duy trì 5 – 6 công ty khai thác vùng. Và tất nhiên các công ty con này lại có các công ty con nhỏ hơn để chuyên môn hoá sâu hơn các lĩnh vực dịch vụ Viễn thông. Cụ thể: * Công ty Bưu chính. * Công ty điện thoại đường dài và quốc tế. * Công ty điện thoại di động và nhắn tin. * Công ty truyền số liệu và Internet. * Các công ty điện thoại vùng. * Các công ty tài chính. * Các công ty tư vấn thiết kế. + Và xa hơn nữa Tổng công ty viên thành lập những bộ phận nghiên cứu có thị trường các khu vực trên thế giới để tạo điều kiện cho Tổng công ty vươn ra hoạt động kinh doanh quốc tế. Việc phân chia theo mô hình trên sẽ giúp cho việc: - Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước lựa chọn đầu tư trong các lĩnh vực phù hợp. - Tập trung mỗi một ngành kinh đoanh vào các hoạt động chuyên môn chính của mình - Quản lý độc lập theo chuyên môn ngành dọc sẽ thông thoáng và nhanh nhạy hơn - Các cơ quan quản lý Nhà nước điều tiết vĩ mô và vi mô sẽ có điều kiện tốt hơn khi thực thi các chức năng, nhiệm vụ của mình xem thêm sơ đồ III 2.3. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông còn lại. Công ty điện tử Viễn thông quân đội - VIETEL, công ty dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn - SPT... cần nâng cao hiệu quả kinh doanh, đi sâu vào khai thác các dịch vụ mình có lợi thế. Tiếp tục huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia vào, tạo nên sự sinh động, phong phú của thị trường. Đến năm 2003, các công ty này có thể chiếm30% thị phần dịch vụ Viễn thông. Sơ đồ III. cơ cấu tổ chức của Tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tham khảo). Hội đồng quản trị (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên) Ban giám đốc (Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc) Marketing Sản xuất Nghiên cứu Tài chính Kế hoạch Nhân sự Công ty bưu chính CTy điện thoại đường dài và QT CTy điện thoại di động và nhắn tin CTy điện thoại di động và nhắn tin CTy truyền số liệu và Internet CTy tư vấn và thiết kế Các CTy tài chính CTy điện thoại vùng I CTy điện thoại vùng n .......... Ban giám đốc quốc tế Marketing Sản xuất Nghiên cứu Tài chính Kế hoạch Nhân sự Chi nhánh ở Bắc Mỹ Chi nhánh ở Châu Âu Chi nhánh ở Đông Nam á Chi nhánh ở Đông Bắc á Chi nhánh ở Trung đông ...... Các CTy liên doanh Các CTy con Kết luận Hội nhập quốc tế là một xu hướng không thể đảo ngược được với Việt Nam trong thời gian tới. Mặc dù, thời gian qua Việt Nam đã tham gia tích cực hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế, nhưng trước xu thế mở cửa và hội nhập ngày càng lan rộng sang các lĩnh vực dịch vụ trong đó có dịch vụ Viễn thông. Vì vậy đề tài “Chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam trước xu thế hội nhập quốc tế” với nhiều nội dung được nghiên cứu là rất cần thiết để Viễn thông Việt Nam có điều kiện phát triển nhanh chóng, hiệu quả đáp ứng được các mục tiêu phát triển từ nay đến năm 2020 và hội nhập thành công với Viễn thông khu vực và thế giới theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Trong khuôn khổ luận văn, bài viết chỉ tập trung đi vào những vấn đề chủ yếu sau: 1. Luận văn đã khái quát được quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời đã nêu lên được những xu hướng phát triển chính của Viễn thông thế giới hiện nay. Từ đó nhận thấy rằng, tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông là một yêu cầu cấp bách, một nghĩa vụ của Việt Nam khi hội nhập đầy đủ vào các tổ chức kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã khái quát được những kinh nghiệm và lội trình mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông của các quốc gia trên thế giới và nêu lên những bài học, khả năng vận dụng vào Việt Nam. 2. Luận văn đã phân tích một cách khá đầy đủ tình hình phát triển và mở cửa hội nhập dịch vụ Viễn thông Việt Nam trong thời gian qua trên tất cả các mặt: môi trường pháp lý, quản lý Nhà nước, hoạt động kinh doanh ... 3. Luận văn đã làm rõ các quan điểm về mở cửa và tự do hoá thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam. Đồng thời nêu lên được 3 nội dung chính của chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông đó là: Thứ nhất, cho phép cạnh tranh về kinh doanh, khai thác dịch vụ Viễn thông Thứ hai, thực hiện cổ phần hoá các Công ty cung cấp dịch vụ Viễn thông. Thứ ba, mở cửa thị trường và cho phép các tổ chức, các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ Viễn thông. Từ đó đề ra các mốc chính, mang tính tổng thể của chiến lược bao gồm từ nay đến năm 2020. 4. Luận văn đã nêu lên các kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện chiến lược. Kiến nghị và giải pháp được đề xuất từ cả hai phía là phía Nhà nước và phía các doanh nghiệp. Về phía Nhà nước Một là, Đổi mới và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về Bưu điện. Hai là, hoàn thiện hệ thống có thể chính sách xây dựng một môi trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích, thúc đẩy Viễn thông phát triển . Ba là, tăng cường nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phục vụ cho phát triển Viễn thông. Bốn là, thực hiện việc phân định rõ giữa kinh doanh và công ích. Năm là, trao quyền đầy đủ hơn cho các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh dịch vụ Viễn thông. Sáu là, tiếp tục khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông. Bảy là, khuyến khích hơn nữa đầu tư trong nước. Tám là, Chính sách cổ phần hoá. Chín là, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật chuyên môn lành nghề làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, có trình độ kiến thức về quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần trong môi trường mở quốc tế hoá. Về phía các doanh nghiệp Một là, nhận thức đúng về việc tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông. Hai là, đối với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cần: + Thành lập các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích. + Tách Bưu chính hoạt động độc lập với Viễn thông. + Xác định đối tượng và hình thức cổ phần hoá của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty, cải tổ Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn. Ba là, đối với các doanh nghiệp còn lại: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và huy động các thành phần kinh tế tham gia vào. Tuy nhiên chiến lược mới được xây dựng mang tính tổng thể chứ chưa đi vào xây dựng các bước cụ thể hơn. Chắc chắn rằng còn nhiều vấn đề khác cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ. Phụ lục kèm theo Phụ lục I Mô hình quản lý mạng Viễn thông của các nước (Tài liệu do WORLD BANK cung cấp ) STT Nước Chính sách Cơ quan quản lý Độc quyền Cạnh tranh Trực thuộc bộ Độc lập Nhà nước Tư nhân 1 Antigua DVCB VAS X 2 Argentina DVCB và mạng đến 1997 VAS, mạng tư nhân, cellular, số liệu một số dịch vụ vệ tinh X 3 Australia Cạnh tranh 1:1 Song quyền DVCB, Điện thoại di động và VAS X 4 Autria PSTN và DVCB VAS X 5 Bahamas BATELCO: tất cả X 6 Bangladesh BTTB: Vùng đô thị và quốc tế. BRTA: nông thôn BTL: thông tin di động X 7 Barbados Dịch vụ trong nước và quốc tế Paging X 8 Bỉ Thiết lập, bảo dưỡng, hiẹn đại hoá và khai thác mạng hạ tầng cơ sở X 9 Belize Belize Tel:LtD(37%NN) Hoàn toàn X 10 Bolivia Hoàn toàn X 11 Brazin Dịch vụ cơ bản Cellular, truyền thông tin, số liệu, Mạng chuyên dùng từ năm 1990 X 12 Brunei Hoàn toàn X 13 Bulgaria Thiết bị đầu cuối 14 Canada Telesat: vệ tinh trong nước Điện thoại đường dài trong nước từ 6/1992,quốc tế cạnh tranh 1:1 cellular Mobile X 15 Chile Hoàn toàn X STT Nước Chính sách Cơ quan quản lý Độc quyền Cạnh tranh Trực thuộc bộ Độc lập Nhà nước Tư nhân 16 Trung quốc Dịch vụ cơ bản VAS X 17 Columbia Dịch vụ cơ bản VAS X 18 Côte d’voire CI - Telecom(98%NN): Dịch vụ cơ bản VAS, thiết bị đầu cuối X 19 Đan mạch Tele Danmảk(94%): teleđiện thoại di động, cơ sở hạ tầng PSTN thiết bị đầu cuối X 20 Dominican X 21 Dominican Rep C & W hoàn toàn hoàn toàn X 22 Estonia Estonia Telephone Company. Ltd(51%NN): DVCB trong 8 năm X 23 Phần Lan hoàn toàn X 24 Pháp Dịch vụ cơ bản VAS, CPE, di động X 25 Đức Dịch vụ cơ bản Các thiết bị còn lại, Thiét bị đầu cuối từ 1/1992 X 26 Ghana DVCB, cơ sở hạ tấng PABXs, VAS, Thiết bị đầu cuối X 27 HY lap Toàn bộ X 28 Grenada GRENTEL(30%NN): Hoàn toàn X 29 Guyana GTTC(20% NN):Điện thoạihữu tuyến + quốc tế + telegraph Các dịch vụ còn lại X 30 Honduras Tất cả X 31 Hồng kông VAS, cellular, pasing X 32 Hungari Điện thoại đến Các dịch vụ còn lại X 33 ấn đọ DVCB VAS X 34 Indonesia Hầu hết các dịch vụ cellular X STT Nước Chính sách Cơ quan quản lý Độc quyền Cạnh tranh Trực thuộc bộ Độc lập Nhà nước Tư nhân 35 Ireland Điện thoại, telex, dịch vụ vô tuyến di động và vệ tinh Các dịch vụ còn lại X 36 ý Gần hết các dịch vụ Thiết bị đầu cuối Cellular X 37 jamaica TOJ( C&W, cổ đông21%): Hoàn toàn X 38 Nhật Bản Hoàn toàn , NTT cung cáp dịch vụ bắt buộc X 39 Jodanie Dịch vụ cơ bản VAS X 40 Hàn Quốc Dịch vụ cơ bản Truyền số liệu từ 1992 Di động VAS nội địa X 41 Kuwait Dịch vụ cơ bản VAS ( trừ di động) X 42 Lithuania DVCB đường sắt và quốc tế Mạng nội hạt X 43 Madagascar Dịch vụ cơ bản VAS X 44 Malaysia Dịch vụ cơ bản Cellular, pasing X 45 Malta Dịch vụ cơ bản, di động X 46 Mexico TELMEX(1990)DVCB đến 1996 Mạng tư nhân X 47 Montserrat Toàn bộ X 48 Morocco Dịch vụ cơ bản VAS X 49 Myanmar Hoàn toàn X 50 Nepal Hoàn toàn X 51 hà Lan Điện thoại cố định Truyền số liệu chuyển mạch góitừ năm 1993 hạ tầng cơ sở và dịch vụ điện thoại từ 1/1995 Di động X 52 Newziland Toàn bộ X 53 Nicaragua Toàn bộ X 54 Nigeria Dịch vụ cơ bản Dịch vụ di động Cellular X STT Nước Chính sách Cơ quan quản lý Độc quyền Cạnh tranh Trực thuộc bộ Độc lập Nhà nước Tư nhân 55 Nauy Dịch vụ Viễn thông công cộng Thiết bị đầu cuối, di động, Paging X 56 Pakistan Dịch vụ cơ bản Di động Cellular X 57 Panama Dịch vụ trong nước, quốc tế X 58 Paraguay Toàn bộ trừ di động celular Di động cellular 59 Peru Dịch vụ cơ bản trong 5 năm Các dịch vụ còn lại X 60 philipines hoàn toàn X 61 BaLan Mạng đường dài và quốc tế Các dịch vụ còn lại X 62 Bồ đào nha Điện thoại, truyền số liệu, hạ tần cơ sở X 63 Puerto Ric Dịch vụ trong và ngoài nước X 64 Romania Dịch vụ cơ bản Các dịch vụ còn lại X 65 Saint Kitts Nevis SKANTEL(C&W65%,NN17%, quốc doanh 35%): tất cả X 66 Saint Vincent và Grenadines C&W : hoàn toàn X 67 Singapore Dịch vụ trong nước Dịch vụ quốc té đến 2007 Paging và cellular đến 1997 VAS Thiết bị đầu cuối từ 1.7.1992 X 68 Tây ban nha Dịch vụ cơ bản VAS thiết bị đầu cuối từ 1.7.1992 X 69 Srilanka Dịch vụ cơ bản Cellular từ 1989 Paging từ 1982 Fax, vô tuyến di động X 70 Thuỵ điển Mạng và thiết bị đầu cuối từ 1988 X 71 Thuỵ sĩ Mạng dịch vụ cơ bản Thiết bị đầu cuối Dịch vụ vệ tinh,thông tin vô tuyễn X 72 Đài loan Dịch vụ cơ bản VAS X STT Nước Chính sách Cơ quan quản lý Độc quyền Cạnh tranh Trực thuộc bộ Độc lập Nhà nước Tư nhân 73 Tazania Hoàn toàn X 74 Thái Lan Cellular, paging, số liệu X 75 Trinidad và Tobago TSTT(NN 51%,C&W49%): Điện thoại trong nước và quốc tế Thiết bị đầu cuối X 76 Turkey Hoàn toàn X 77 Anh Hoàn toàn X 78 Mỹ Hoàn toàn X 79 Urugoay Dịch vụ nội địa quốc tế VAS X 80 Vanuatu Telecom Vanuatu (33%NN): Hoàn toàn X 81 Venezuela Dịch vụ cơ bản VAS, VSAT số liệu, Một soó dịch vụ di động cellular, monile, vệ tinh X 82 Zimbabwe Hoàn toàn X Tổng kết + 16 nước độc quyền tòn bộ (Châu Phi, các nước đảo...., Trung mỹ, Myanma, Nepan, Brunei .) + 57 nước độc quyền các dịch vụ cơ bản và cạnh tranh các dịch vụ giá trị gia tăng + 9 nước cạnh tranh toàn bộ. Phụ lục 2: Số hộ gia đinh có máy điện thoại. Tên nước Tổng số hộ gia đinh Tổng số máy điện thoại khu vực hộ gia đình Số máy điện thoại/100 hộ gia đình Mật độ điện thoại/100 dân. A. Các nước phát triển 1. Canađa 11600 12166200 71000 60,24 2. USA 101711 110698700 7100 63,99 3. Franch 22989 24724400 7100 56,36 4. Japan 44192 42499500 96,2 48,92 5. Germany 36957 53,84 6. Britain 23732 22775200 96 52,76 7. Italy 21192 19279700 91,1 44,01 B. Các nước đang phát triển khu vực 1. Korea 13305 15351500 7100 43,04 2. TaiWan 5854 6666400 7100 46,62 3. China 375450 41320100 4,46 4. India 167700 1,54 C. Các nước ASEAN 1. Singapo 774 947000 7100 55 2. Brunei 55 55900 7100 26,26 3. Malaixia 4090 2738400 67 18,32 4. Thailand 14300 2828800 19,8 7 5. Philipines 14000 902200 6,7 2,49 6. Indonesia 44970 3244200 7,2 2,13 7. VietNam 15195 593200 3,9 1,58 8. Myanmar 9113 128600 1,4 0,39 9. Laos 900 3700 0,5 0,56 Phụ lục 3: Mật độ điện thoại phát triển giai đoạn 1992 - 1997. Biểu đồ số xã có máy điện thoại giai đoạn 1991 - 1997 Biểu đồ số xã có máy điện thoại giai đoạn 1991 - 1997 Danh mục tài liệu tham khảo I. Sách : 1. Bưu điện Việt Nam đổi mới và hiện đại –Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1996 Các xu thế hiện tại của Viễn thông thế giới –Nhà xuất bản Bưu điện 1999 Giáo trình quản trị dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài –Chủ biên: GS.PTS Tô Xuân Dân, PTS Nguyễn Thị Hường, PTS Nguyễn Thường Lạng ,NXB Thống kê Hà Nội 1998 Giáo trình kinh doanh quốc tế –chủ biên PTS Đỗ Đức Bình, Nhà xuất bản giáo dục 1997 Hội nhập với AFTA cơ hội và thách thức –Chủ biên GS.PTS Tô Xuân Dân, PTS Đỗ Đức Bình, NXB thống kê Hà Nội 1997 Hướng dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam-Chủ biên PGS.TS Võ Thanh Thu ,Thạc Sỹ Ngô Thị Ngọc Huyền,NXB thống kê 4/1998 Marketing quốc tế - Biên soạn PTS Nguyễn Cao Văn NXB giáo dục Hà Nội 1997 Niên giám thống kê Bưu điện 1986-1995, NXB Bưu điện Hà Nội Tìm hiểu luật kinh tế - Trần Anh Minh ; Lê XuânThọ - NXB thống kê Văn kiện đậi hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII-NXB chính trị quốc gia 1996 Việt Nam hội nhạp kinh tế quốc tế - cơ hội và thách thức; kỷ yếu hội thảo khoa học ,khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế - Hà Nội 2/1999 II. Báo, tạp chí và các tài liệu khác 1. Báo cáo tổng kết công tác các năm của Tổng Công ty BC - VT Việt Nam giai đoạn 1995 - 1998. 2. Báo cáo tổng kết công tác của Tổng cục Bưu điện năm 1998. 3. Báo cáo tóm tắt chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam từ nay đến 2010 và định hướng đến năm 2020 - Tổng cục Bưu điện. 4. Các văn bản pháp quy các năm 1996, 1997 và 1998. 5. Công báo các năm 1996, 1997 và 1998. 6. Phát triển ngành Bưu điện phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Những vấn đề đặt ra và giải pháp. Vụ phó vụ KT - KH - tổng cục Bưu điện - Trần Mạnh Dũng. 7. Quy hoạch phát triển BC - VT Việt Nam 1996 - 2000, Tổng cục Bưu điện 12/1996. 8. Tạp chí: Những vấn đề kinh tế thế giới năm 1997, 1998 và 4 tháng đầu năm 1999. 9. Tạp chí nghiên cứu kinh tế năm 1997, 1998 và 4 tháng đầu năm 1999. 10. Tạp chí kinh tế Châu á - Thái Bình Dương năm 1998. 11. Tạp chí BC - VT năm 1998 và 1999. 12. Tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo tổng cục và các vụ chức năng trong công tác quản lý - Tổng cục Bưu điện năm 1998 và 1999. 13. Thời báo kinh tế Việt Nam các năm 1996, 1997, 1998 và 4 tháng đầu năm 1999. 14. Tuần báo quốc tế 1997 - 1998. Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0021.doc
Tài liệu liên quan