Phát triển kinh tế - Xã hội (kinh tế - xã hội) Vĩnh Phúc

Tài liệu Phát triển kinh tế - Xã hội (kinh tế - xã hội) Vĩnh Phúc: ... Ebook Phát triển kinh tế - Xã hội (kinh tế - xã hội) Vĩnh Phúc

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phát triển kinh tế - Xã hội (kinh tế - xã hội) Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ PHẦN 2. DỊCH VỤ Xà HỘI PHẦN 3. MÔI TRƯỜNG SỐNG PHẦN 4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nằm kề cận Hà Nội với chỉ số hấp dẫn đầu tư thời gian qua luôn đứng ở vị trí top ten trong thứ mục xếp hạng cả nước, với những nhận xét, đánh giá cao của các nhà đầu tư - Vĩnh Phúc, với những cơ chế, chính sách, đặc biệt sự đổi mới thật sự trong cải cách các thủ tục hành chính, hiện được coi là địa chỉ tìm đến, tin cậy của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngay cả thời điểm hiện tại, nhất là từ đầu năm 2008 đến nay, tuy nằm trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước bởi chỉ số lạm phát tăng ngoài dự kiến và nhiều yếu tố bất lợi cho phát triển kinh tế, nhưng với sự cố gắng mang tính bền bỉ, sáng tạo đột phá của tỉnh… tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) Vĩnh Phúc vẫn tiếp tục phát triển. Thậm chí, ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, nông nghiệp được mùa, thu ngân sách tăng cao, các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ, y tế, văn hoá, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội vẫn ổn định và phát triển. Việc phân tích các yếu tố phát triển của Vĩnh Phúc trong điều kiện hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận vừa mang tính thực tiễn cao, góp phần đánh giá tăng trưởng của tỉnh từ đó có được những chính sách thúc đẩy chuyển biến tích cực, vừa là tài liệu tham khảo cho các bên liên quan. 2. Mục đích-Phạm vi của báo cáo Mục đích của báo cáo là đánh giá một cách hệ thống các yếu tố phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, sử dụng công cụ ma trận SWOC, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của tỉnh. Báo cáo tập trung xem xét các yếu tố phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây (1998-2008) từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, ưu tiên xem xét nội dung phát triển kinh tế - nội dung có nhiều chuyển biến mạnh mẽ của tỉnh. 3. Kết cấu của báo cáo Báo cáo tập trung phân tích 4 nội dung phát triển cốt yếu của toàn tỉnh Vĩnh Phúc, đó là: Phát triển kinh tế Dịch vụ xã hội Môi trường sống Quản lý Nhà nước và Hành chính Phân tích dựa trên khung ma trận SWOC, báo cáo sẽ đánh giá từng nội dung phát triển về: Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức Qua trình bày, tổng hợp ý kiến đánh giá của các nhóm và của giảng viên hướng dẫn, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành lập ma trận tổng hợp tóm tắt cuối mỗi nội dung phân tích. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2004, 2005, 2006) Niên giám thống kê Việt Nam (2004-2006), Tổng cục thống kê Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc và các Sở ngành liên quan Một số vấn đề lý luận và phương pháp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, TS Lê Huy Đức(2005) Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2007 và 6 tháng đầu 2008) PHẦN 1 - PHÁ T TRIỂN KINH TẾ TỔNG QUAN Mục tiêu chiến lược của tỉnh là phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào năm 2020. Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu. Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông nghiệp (24,1%); Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 năm (1997-2004) là 16,6%. Với chiến lược đột phá, lấy công nghiệp làm nền tảng, phát triển công nghiệp để đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn . Vĩnh Phúc hôm nay, kể từ khi tái lập tỉnh đã 10 năm, từ một tỉnh thuần nông, với điểm xuất phát thấp, công nghiệp chỉ chiếm 12,2%, đã trở thành một tỉnh có những bước phát triển ngoạn mục Sau 10 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã hình thành được một hệ thống các khu công nghiệp được phân bố ở những vị trí thuận lợi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm /2008 của Vĩnh Phúc ước đạt 208,599 triệu USD bằng 96,1% so với cùng ký năm ngoái. Riêng tháng 8/2008, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,213 triệu USD, giảm 2,9% do tách huyện Mê Linh trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 0,250 triệu uSD; kinh tế tư nhân ước đạt 2,666 triệu USD; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 26,297 triệu USD Nền kinh tế của Vĩnh Phúc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bình quân trong 11 năm qua mỗi năm tăng trưởng 17,5%. Cơ cấu kinh tế có công nghiệp- xây dựng đã lên 61,06%, dịch vụ 24,69%, nông nghiệp 14,25%. Thu ngân sách tăng nhanh từ 114 tỷ đồng năm 1997 lên 5.642 tỷ đồng năm 2007; tám tháng của năm 2008 đã lên 6.700 tỷ đồng, ước cả năm có thể thu trên 10.000 tỷ đồng, đứng thứ nhì miền bắc, chỉ sau Thủ đô Hà Nội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.320 USD, cao hơn bình quân cả nước... I. ĐIỂM MẠNH 1. Hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị phát triển trải đều khắp Về giao thông : Thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ 12, 13 về phát triển giao thông vận tải và nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hàng năm, ngành giao thông vận tải Vĩnh Phúc sau 7 năm (1997 – 2003) đã thực hiện một bước tiến mới trong quá trình xây dựng và phát triển ngành. Tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản hạ tầng giao thông đã đạt 327.766 triệu đồng, trong đó vốn do địa phương làm đường tỉnh và đô thị chiếm 237.375 triệu đồng (chiếm 72,4% tổng vốn đầu tư xây dựng giao thông trong 7 năm qua). Khối lượng đã thực hiện bao gồm: + Xây dựng 128 km của 4 tuyến quốc lộ (2, 2B, 2C, và 23), trong đó tỉnh quản lý 89 km của 3 tuyến quốc lộ 2B, 2C và 23. + 251 km của 16 tuyến đường tỉnh có 60,6% đường nhựa và bê tông xi măng. + 45,8 km đường đô thị là mặt đường nhựa và bê tông xi măng. Xây dựng giao thông nông thôn: Là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh của tỉnh, bởi trước năm 1997, đường huyện và liên xã của tỉnh với trên 3.600 km chủ yếu là đường đất. Nhờ phong trào xây dựng giao thông nông thôn rộng khắp và vững chắc tỉnh đã làm được: 274 km đường huyện, đã nhựa hóa 161 km (58,8%) 3412 km đường xã, thôn đã nhựa hóa hoặc bê tông hóa 1035 km (30,3%). Về công nghiệp : Vĩnh Phúc đã hình thành được một hệ thống các khu công nghiệp được phân bố ở những vị trí thuận lợi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện tại Vĩnh Phúc đã đang xây dựng được 11 khu, cụm công nghiệp với diện tích trên 2500 ha, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đang được đầu tư đồng bộ. Từ nay đến năm 2010, Vĩnh Phúc sẽ mở thêm một số cụm và khu công nghiệp lên 5000 ha. Về thu hút đầu tư đến nay Vĩnh Phúc có trên 400 dự án có vốn trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD, trong đó có trên 70 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến cối năm 2004, trên địa bàn tỉnh có gần 1300 doanh nghiệp thuộc các loại hình, trên 40000 đơn vị kinh tế tập thể và cơ sở kinh doanh cá thể. Mạng lưới đô thị : Mạng lưới các điểm dân cư đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đang trong quá trình phát triển. Tỉnh có 2 thị xã (Vĩnh Yên và Phúc Yên), 7 thị trấn huyện lỵ (1) (Hương Canh, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Mê Linh, Hợp Hòa, Hợp Châu, Lập Thạch). Trong đó, thị xã Vĩnh Yên thuộc đô thị loại III, là trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị của tỉnh. Trong những năm gần đây, nhờ có vị trí địa lý giáp Thủ đô Hà Nội, có quỹ đất rộng lại có các tuyến đường giao thông thuận lợi và sự hình thành các khu cụm công nghiệp trên địa bàn các điểm dân cư đô thị đã được hình thành và phát triển. Đất đô thị hiện nay có 9.634,2 ha, trong đó đất nội thị 6.730,0 ha, chiếm 69.86%. Môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện hấp dẫn các nhà đầu tư Năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư hoàn thiện hơn, hấp dẫn hơn. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, hạ tầng khu công nghiệp và khu đô thị, hạ tầng nông thôn, nông nghiệp. Nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đang và sẽ được hưởng những ưu đãi ngoài những ưu đãi đầu tư theo quy định chung của chính phủ Việt Nam như được miễn và giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đền bù, giải toả mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng,..phù hợp với từng vùng đầu tư ở Vĩnh Phúc. Thời gian qua, việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ đã bước đầu được tỉnh thực hiện. Được sự trợ giúp của tỉnh Câu lạc bộ Doanh nghiệp Vĩnh Phúc mở các khoá tập huấn về hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, giới thiệu môi trường pháp luật, môi trường đầu tư và văn hoá kinh doanh Mỹ. Và thời gian tới, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đầy mạnh hoạt động này, đồng thời nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đi đầu trong việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ. Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn giải pháp đột phá về cải thiện môi trường đầu tư và vận động đầu tư như: chính sách ưu đãi về giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất, xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, nâng cấp mạng lưới giao thông, điện năng, cấp thoát nước và các dịch vụ khác như viễn thông, khám chữa bệnh, văn hoá, thể thao. Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp, có chế độ ưu đãi cho người có đất bị thu hồi như: giao đất cho làm dịch vụ lâu dài, ưu tiên tuyển chọn lao động và hỗ trợ tiền học phí đào tạo nghề cho lao động ở địa phương có đất bị thu hồi; trợ giúp địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế và dân sinh. Đặc biệt là Vĩnh Phúc đã biết tranh thủ thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh và từng bước biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển kinh tế. 3. Tỉnh có hệ thống giáo dục – đào tạo khá hoàn chỉnh đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để tỉnh nhanh chóng đẩy mạnh chất lượng nguồn lực II. ĐIỂM YẾU 1. Kinh tế phát triển chưa vững chắc, kim ngạch xuất khẩu còn thấp thể hiện khả năng cạnh tranh của hang hoá còn yếu. Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng quy mô giá trị sản xuất còn nhỏ bé, tỷ trọng dịch vụ thấp, sức mua hạn chế Trong 4 th¸ng ®Çu n¨m ®· thu hót ®­îc 15 dù ¸n DDI víi sè vèn trªn 713 tû ®ång, 12 dù ¸n FDI víi sè vèn ®¨ng ký ®¹t gÇn 85 triÖu USD. Song hiÖn nay, vÉn cßn mét sè dù ¸n ®¨ng ký nh­ng ch­a thùc hiÖn ®Çu t­, hoÆc ®Çu t­ Ýt, ®Çu t­ chËm 2. Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít Điều này đã hạn chế khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho nông nghiệp và tăng thu nhập của bộ phận nông dân. Ruộng đất giao cho nông dân còn manh mún, phân tán vì chưa thực hiện được dồn ghép ruộng đất, cho nên rất khó khăn cho qúa trình đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn. 3. Chất lượng nguồn lao động thấp Là một tỉnh công nghiệp nhưng nguồn lao động qua đào tạo chỉ chiếm 25% (2004), dân số nông thôn chiếm 86%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 80% tổng lực lượng lao động, áp lực về giải quyết việc làm còn lớn . Tổ chức bộ máy nhà nước mới hình thành nên đội ngũ quản lý mỏng thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và doanh nhân giỏi, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. III. CƠ HỘI 1. Vĩnh Phúc nằm ở vị trí thuận lợi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, đường không đường thuỷ ) Vĩnh Phúc cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50 km, là nơi gần sân bay quốc tế Nội Bài và là đầu mối giao thông lớn của cả nước. Điều này tạo cho Vĩnh phúc có lợi thế lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, có ưu thế tiếp nhận đầu tư từ Hà Nội và giao thương với các vùng trong cả nước từ đó có thể tiếp thu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản trị tiên tiến… Vĩnh Phúc nằm trên tuyến hành lang kinh tế hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng do đó có khả năng tham gia mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế (nhất là thương mại, du lịch, đầu tư) của tuyến hành lang này Gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, điều này đặc biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp, du lịch của Vĩnh Phúc. Đối với các lĩnh vực công nghiệp như hàng may mặc mang tính thời trang, hàng xuất khẩu… thì việc xuất khẩu theo đường hàng không sẽ vô cùng thuận lợi, nếu từ các địa phương ở xa như Hưng Yên (có thế mạnh về xuất khẩu hàng may mặc) hay Bắc Ninh (hiện đang như một tỉnh phát triển công nghiệp như Vĩnh Phúc) thì thời gian vận chuyển đến sân bay sẽ chậm hơn so với Vĩnh Phúc 1, 2 ngày. Đối với lĩnh vực du lịch, dịch vụ cũng vậy, khi mà khách du lịch có thể dừng chân ngay tại Vĩnh Phúc một khi Vĩnh Phúc có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng. Điều này đã tạo cho Vĩnh Phúc một lợi thế chắc chắn cạnh tranh so với các tỉnh khác. Khoảng cách từ Vĩnh Phúc tới cảng biển quan trọng nhất tại Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Cái Lân rất nhanh và thuận tiện. Tuy lợi thế này so với Bắc Ninh hay Hưng Yên thì Vĩnh Phúc không bằng nhưng điều đó không phải là yếu tố quyết định. Dưới góc độ lợi thế so sánh, điều này sẽ hỗ trợ các lĩnh vực khác của Vĩnh Phúc phát triển không kém các tỉnh trên. 2. Địa hình bao gồm cả đồi núi, trung du và đồng bằng là điều kiện thuận lợ cho tỉnh phát triển các loại hình sản xuất đa dạng, phong phú. Trong đó quỹ đất đai lớn phù hợp cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung, thu hút đầu tư Đất dành cho phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ không phải tranh chấp với đất nông nghiệp do Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vùng miền núi với sự đa dạng và phong phú về điều kiện tự nhiên sẽ thu hút các hoạt động lâm nghiệp. Vùng trung du với quỹ đất không thật màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp là điều kiện thuận lợi cho việc bố trí các khu công nghiệp tập trung. ở khu vực này không có nhiều dân cư sinh sống, nên thuận tiện cho việc giải phóng mặt bằng, dân cư thưa sẽ có ít áp lực đối với việc giải quyết việc làm ở nông thôn khi nhà nước thu hồi đất. Với việc giải quyết được bài toán đất đai một cách nhanh chóng và thuận tiện, Vĩnh Phúc đã có một sức hút rất lớn trong việc thu hút đầu tư. Bắc Ninh cũng có thể là một sự so sánh tương đương, trong khi đó Hà Tây hay Hưng Yên không có được điều này. 3. Thiên nhiên ưu đãi Vĩnh phúc nhiều cảnh quan và thiên nhiên kỳ thú phù hợp cho phát triển du lịch Thiên nhiên ưu đãi cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như danh thắng Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo, đền thờ Hai Bà Trưng, tháp Bình Sơn, … là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,…Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc  gia. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc còn có khu nghỉ mát Tam Đảo với độ cao trên 900 m so với mực nước biển, bao bọc bởi rừng nguyên sinh có nhiều động thực vật quý hiếm; những hồ, đầm lớn như Đầm Và, Đại Lải, Đầm Vạc – nơi nào cũng có 500 – 600 ha mặt nước, có rừng, có ruộng bao quanh. Đây là những địa điểm nghỉ cuối tuần lý tưởng. Ngoài ra, còn có những di tích lịch sử, văn hoá như chùa Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Hai Bà Trưng và hàng trăm di tích được Nhà nước xếp hạng; những làng nghề nổi tiếng như làng gốm Hương Canh, làng rèn Lý Nhân, làng mộc Bích Chu, làng thương mại Thổ Tang,… thực sự có sức hấp dẫn du khách, và đây cũng chính  là một trong những lợi thế của Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc còn có nhiều hố nước ở những địa thế đẹp, là điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn hơn nhiều so với các hồ khác ở Bắc Bộ. Điều kiện môi trường và sinh thái của Vĩnh Phúc cơ bản còn tốt, vẫn giữ được yếu tố mà thiên nhiên ưu đãi Tháng 10/2003, Vĩnh Phúc được Chính phủ quyết định là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, đặc biệt là khu vực trọng điểm về phát triển công nghiệp cơ khí, ngành du lịch 3. Trong giai đoạn 2006-2010, sự phát triển kinh tế ở Vĩnh Phúc diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi : Kinh tế thế giới và khu vực có khả năng phục hồi và phát triển với nhịp độ cao hơn . Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập tổ chức Thương mại thế giới là cơ hội cho quá trình hội nhập sâu hơn và có hiệu quả hơn. Điều kiện khách quan đó giúp cho Vĩnh Phúc có cơ hội mở rộng thị trường, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài , tạo ra thế và lực mới. IV. THÁCH THỨC Tuy nhiên một số khó khăn, thách thức đặt ra là: 1. Điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh thấp, quy mô kinh tế nhỏ và năng lực cạnh tranh còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn lạc hậu, thời tiết diễn biến phức tạp tác động bất thường đến sản xuất nông nghiệp... sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Quá trình phát triển kinh tế những năm vừa qua tuy đạt tốc độ cao nhưng vẫn còn tiềm ẩn yếu tố chưa ổn định và bền vững. 2. Gi¸ c¶ hµng ho¸, dÞch vô tiªu dïng t¨ng cao lµm cho l¹m ph¸t tiÕp tôc t¨ng ®· ¶nh h­ëng lín ®Õn s¶n xuÊt kinh doanh vµ ®êi sèng cña d©n c­ trªn ®Þa bµn tØnh 3. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO: cần phải xác định là thời cơ thì lớn và thách thức là không nhỏ. Điều đó yêu cầu người lãnh đạo phải có bản lĩnh để đối mặt với khó khăn, thách thức để thắng lợi. Với hội nhập, muốn thắng lợi phải nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ngoài ra, cần phải có bản lĩnh để ngăn chặn mặt trái của toàn cầu hóa, làm ảnh hướng đến văn hóa, chính trị, đạo đức và truyền thống,thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. MA TRẬN PHÂN TÍCH PHÁ T TRIỂN KINH TẾ ĐIỂM MẠNH Hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị phát triển trải đều khắp Môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện hấp dẫn các nhà đầu tư Tỉnh có hệ thống giáo dục – đào tạo khá hoàn chỉnh đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để tỉnh nhanh chóng đẩy mạnh chất lượng nguồn lực ĐIỂM YẾU Kinh tế phát triển chưa vững chắc, kim ngạch xuất khẩu còn thấp thể hiện khả năng cạnh tranh của hang hoá còn yếu. Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít Chất lượng nguồn lao động thấp CƠ HỘI Vĩnh Phúc nằm ở vị trí thuận lợi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, đường không đường thuỷ ) Địa hình bao gồm cả đồi núi, trung du và đồng bằng là điều kiện thuận lợ cho tỉnh phát triển các loại hình sản xuất đa dạng , phong phú. Trong đó quỹ đất đai lớn phù hợp cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung ,thu hút đầu tư Thiên nhiên ưu đãi Vĩnh phúc nhiều cảnh quan và thiên nhiên kỳ thú phù hợp cho phát triển du lịch Trong giai đoạn 2006-2010, sự phát triển kinh tế ở Vĩnh Phúc diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi THÁCH THỨC Điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh thấp, quy mô kinh tế nhỏ và năng lực cạnh tranh còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn lạc hậu, thời tiết diễn biến phức tạp Giá cả hànghoá dịch vụ tăng cao làm cho lạm phát tiếp tục tăng. Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều cơ hội và thách thức đặt ra. PHẦN 2 - DỊCH VỤ Xà HỘI I. TỔNG QUAN Qua mười năm tái lập, với sự cố gắng và năng động của toàn đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã có xác định được hướng đi đúng đắn, phấn đấu đạt được những thành tựu khá quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều đổi thay lớn lao, đặt tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau khi tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, thuần nông, với quy mô nền kinh tế nhỏ bé và manh mún. Kết cấu hạ tầng vừa thiếu vừa yếu. Đời sống các tầng lớp cán bộ và nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo chính quyền, các tổ chức đoàn thể và đông đảo cán bộ, nhân dân trong tỉnh tập trung phát triển công nghiệp, nhằm tạo sự tăng trưởng cao, giải quyết việc làm cho đa số lao động trong tỉnh; thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đồng thời thúc đẩy cơ cấu lao động trên địa bàn, tăng thêm thu ngân sách, qua đó có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt quan tâm dến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững; đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, lấy đô thị hỗ trợ cho nông thôn có điều kiện ngày càng phát triển hơn. II. ĐIỂM MẠNH 1. Cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội rộng khắp với nhiều loại hình đa dạng Lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông tiếp tục phát triển theo hướng thị trường, đa dịch vụ. Các nhà cung cấp mới : Viettel, VP Telecom, S-Telecom đẩy mạnh xây dựng hạ tầng thông tin. S-Telecom chính thức phát sóng thông tin di động công nghệ CDMA; Viettel mở rộng vùng phủ sóng, lắp thêm trạm thu phát sóng di động, tăng nhanh doanh thu và thuê bao, chiếm đa số thuê bao điện thoại di động phát triển mới. Lĩnh vực Công nghệ thông tin đã có những chuyển biến tích cực; nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức và nhân dân đã xác định đúng vị thế của công nghệ thông tin trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) được mở rộng và bước đầu đã được đầu tư đồng bộ; ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành và nghiệp vụ đã có xu hướng rất tích cực, từng bước thay đổi phong cách làm việc của cán bộ, công chức trong xử lý công việc theo hướng văn minh, hiện đại; công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT đã và đang được thực hiện nhằm trang bị cho cán bộ, công chức và nhân dân những kiến thức cơ bản để ứng dụng CNTT vào sản xuất và đời sống ... Về y tế, để củng cố và hoàn thiện mạng lới y tế cơ sở, ngành Y tế tỉnh đã tập trung đầu t xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo cán bộ cho các đơn vị y tế cơ sở, xóa xã trắng về y tế, nhà trạm, từng bớc củng cố và nâng cao chất lợng CSSK cho nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có 62/152 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Năm 2005, có 29 xã đạt chuẩn quốc gia như: Xuân Lôi, Tân Lập (Lập Thạch); Nam Viêm (Phúc Yên); Đại Thịnh (Mê Linh); thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên)… Về giáo dục, tỉnh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, đạt chuẩn quốc gia, khu vực về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Bên cạnh đó, công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn được ngành chú trọng. Đến nay, đã có 50% giáo viên ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp có trình độ thạc sỹ, giáo viên Trung học phổ thông đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn là 95,2%, Tiểu học là 98% (trong đó 25,5% trên chuẩn), Mầm non là 74% (trong đó trên chuẩn là 14%). Số giáo viên là thạc sỹ, tiến sĩ đã tốt nghiệp hoặc đang học tăng 7,4 lần so với năm 2001. Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học Ngành đã tăng cường đầu tư sửa sang, xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị trường học, theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Số phòng học kiên cố đến nay đạt 70%, tăng 1,5; đã có 82% trường PTTH có phòng thí nghiệm. Trang bị 1.000 máy vi tính phục vụ Chương trình tin học hoá và ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trường học. 2. Bộ máy quản lý cùng các cơ chế giám sát cơ bản đã được thiết lập Sở Bưu chính-Viễn thông đã chủ động phối hợp với Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin, cùng các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng BCVT&CNTT trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý nhà nước, đồng thời làm cơ sở cho việc lập các quy hoạch: Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020. Đã tổ chức các hội thảo nội bộ và hội thảo mở rộng xin ý kiến tham gia của các ngành, các cấp, doanh nghiệp BCVT&CNTT trên địa bàn. Hiện đang được hoàn chỉnh để báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan cấp trên theo quy trình. Trong khi đó, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; thực hiện tốt việc phân loại bệnh tật theo ICD-10; tăng cường công tác phối hợp và liên kết với các bệnh viện tuyến Trung ương; tích cực phòng chống độc từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm về chuyên môn cũng như thái độ phục vụ người bệnh; tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ. Công tác y tế dự phòng được triển khai tích cực và chủ động, khống chế kịp thời dịch bệnh trên địa bàn, các mục tiêu chương trình y tế quốc gia được triển khai sâu rộng và hiệu quả; chất lượng khám, chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng và từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân, tinh thần phục vụ người bệnh được nâng lên. III. ĐIỂM YẾU 1. Đầu tư cho các dịch vụ xã hội mới chỉ căn cứ nhu cầu trước mắt, chưa có kế hoạch, chiến lược lâu dài Về Bưu chính-Viễn thông, các doanh nghiệp BCVT&CNTT chưa quan tâm đầu tư phát triển các dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Chất lượng một số dịch vụ và thiết bị bưu chính viễn thông chưa đảm bảo; hạ tầng truyền thông và chất lượng đường truyền còn thấp, không đáp ứng được nhu cầu rất lớn của tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh. Về Y tế, hệ thống khám chữa bệnh chậm đổi mới, toàn tỉnh chưa có một bệnh viện đa khoa hay chuyên khoa nào đạt tiêu chuẩn của một bệnh viện hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhân dân trong khám chữa bệnh. Các cơ sở khám chữa bệnh còn mỏng và thiếu, mới chỉ có 11,6 giường bệnh trên một vạn dân (toàn quốc là 17/10.000 dân). Đội ngũ thầy thuốc và cán bộ, công nhân viên toàn ngành còn thiếu và cơ cấu chưa hợp lý, nhất là số có trình độ chuyên môn cao còn quá mỏng. Hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có 454 bác sỹ và dược sỹ đại học trở lên, trong đó Tiến sỹ 2 người, Thạc sỹ 3, chuyên khoa II: 2 người. Nền giáo dục của tỉnh cũng chưa thoát khỏi những điểm yếu chung của toàn ngành cả nước như chất lượng giáo dục thấp (giáo trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dậy, chấm điểm, thi cử lỗi thời; lạc hậu) do đó học sinh/sinh viên tốt nghiệp không đủ kỹ năng thích ứng với một xã hội thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt; học sinh/sinh viên học nhồi nhét, kém sáng tạo, thiếu trung thực, chỉ lo đậu lấy bằng là chính; sự nẩy nở các tổ chức giáo dục tư, các bằng cấp, học vị, học hàm thiếu tiêu chuẩn… 2. Các dịch vụ xã hội phát triển chậm so với nhu cầu Điều này có nguyên nhân chính từ việc đầu tư cho các dịch vụ xã hội chưa có kế hoạch, chưa có tầm nhìn lâu dài. Với ngành y tế, Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều bất cập trong việc chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao. Vấn đề vệ sinh môi trường đang là những nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe nhân dân. Đa số các trạm y tế chưa năng động trong việc tham mưu cho ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) xã, phường để xây dựng kế hoạch triển khai và vận động tranh thủ các cấp các ngành, tận dụng các nguồn lực ở địa phương trong phát triển công tác y tế và thực hiện CQGVYTX. Một số chuẩn quan trọng như về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhân lực, vệ sinh môi trường ở một số địa phương thực sự khó khăn khi triển khai... IV. CƠ HỘI 1. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ là động lực thúc đẩy phát triển các dịch vụ xã hội Nền kinh tế của Vĩnh Phúc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định đã tạo cơ hội lớn cho việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ xã hội, tăng thu ngân sách từ đó tăng đầu tư phát triển nông thôn, người dân ngày càng được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, viễn thông… Bên cạnh đó, kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng ấn tượng cũng gây sự chú ý của các nhà đầu tư bên ngoài, kết hợp với các chính sách khuyến khích phù hợp của địa phương, nguồn vốn thu hút cho các dịch vụ xã hội từ các dịch vụ công cộng đến các dịch vụ cá nhân sẽ ngày càng tăng. 2. Dịch vụ xã hội toàn tỉnh có cơ hội phát triển trong điều kiện thuận lợi chung của cả nước Trên thế giới, tình hình chính trị-kinh tế-xã hội đang trong chiều hướng ổn định. Bên cạnh đó, xu thế gia nhập ngày càng sâu rộng vào quan hệ quốc tế của Việt Nam (tham gia các tổ chức quốc tế về kinh tế-chính trị- xã hội) trở nên tất yếu cũng tạo ra những cơ hội cho việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ xã hội của tỉnh. V. THÁCH THỨC 1. Nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ xã hội Kinh tế tăng trưởng mạnh, đời sống vật chất của người dân được cải thiện, tất yếu dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ xã hội ngày càng cao. Trước tình hình đó, ngành dịch vụ xã hội tỉnh đứng trước thách thức lớn, khi mà hiện nay sự phát triển vẫn chưa theo kịp nhu cầu. Thực tế này đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục điểm yếu cơ bản, đó là đầu tư cho dịch vụ xã hội mới chỉ mang tính trước mắt, chưa có kế hoạch, tầm nhìn lâu dài. MA TRẬN PHÂN TÍCH DỊCH VỤ Xà HỘI ĐIỂM MẠNH 1. Cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội rộng khắp với nhiều loại hình đa dạng 2. Bộ máy quản lý cùng các cơ chế giám sát cơ bản đã được thiết lập ĐIỂM YẾU Đầu tư cho các dịch vụ xã hội mới chỉ căn cứ nhu cầu trước mắt, chưa có kế hoạch, chiến lược lâu dài Các dịch vụ xã hội phát triển chậm so với nhu cầu CƠ HỘI 1. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ là động lực thúc đẩy phát triển các dịch vụ xã hội 2. Dịch vụ xã hội toàn tỉnh có cơ hội phát triển trong điều kiện thuận lợi chung của cả nước THÁCH THỨC Nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ xã hội PHẦN 4 - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH TỔNG QUAN Sau khi tách ra khỏi tỉnh Vĩnh phú vào tháng 11/1996, cho đến nay tỉnh Vĩnh phúc đã thực hiện nhiều cải cách về quản lý nhà nước và tài chính. Sau hơn 10 năm, tinh Vĩnh Phúc đã đạt dược những kết quả bước đầu, tuy nhiên bên cạnh đó còn co nhiều thách thức đối với tỉnh, việc phân tích SWOC về quản lý nhà nước và tài chính sẽ cho thấy những điều đó. I. ĐIỂM MẠNH Tỉnh Vĩnh Phúc tích đã tích cực cải cách hành chính và cho đến nay đã đạt được những thành kết quả bước đầu : chức năng nhiêm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước của tỉnh đã được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường bộ máy hành chính của tỉnh đã được sắp xếp tinh gọn, hợp lý hơn, phương thức hoạt động của các cấp lãnh đạo có nhiều đổi mới cho đên nay tỉnh đã ban hành 221 văn bản ( trong đó có 65 Nghị quyết của HĐND, 87 Quyết định và 59 Chỉ thị của UBND tỉnh) và 345 văn bản của UBND cấp huyện. Do đã có những quy định cụ thể, trách nhiệm cũng như nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ đã được nâng cao nên phần lớn các văn bản ban hành đã đảm bảo đúng về thẩm quyền, nội dung phù hợp với quy định của cấp trên và tình hình thực tế ở từng địa phương, đơn vị Tính đến thời điểm này, 23/24 Sở, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc (trừ Sở Du lịch mới thành lập) đã thực hiện cơ chế “một cửa” ở 56 lĩnh vực; 9/9 huyện, thị xã trong tỉnh đã thực hiện ở 6 lĩnh vực; 152/152 xã, phường, thị trấn thực hiện ở 4 lĩnh vực. Tỉnh cũng tập trung thực hiện cơ chế “một cửa” hướng vào các lĩnh vực trọng tâm như: thu hút đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng…. Nhờ việc ngày càng hoàn thiện bộ máy hành chính và có những cơ chế chính sách phù hợp nên đã tạo điều kiện ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24949.doc
Tài liệu liên quan