MỤC LỤC
Đặt vấn đề. 2
Giải quyết vấn đề. 3
1.Lí luận về phát triển kinh tế và môi trường sinh thái. 3
2.Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. 5
Những tác động tích cực. 5
Những tác động tiêu cực. 6
Với. môi trường đất. 6
Với. môi trường nước. 6
Với. môi trường không khí. 7
Rừng và độ che phủ thảm thực vật. 8
Đa dạng sinh học. 8
Môi trường đô thị và công nghiệp. 8
Nguyên nhân. 9
Công nghiệp lạc hậu, yếu kém gây lãng phí và thất thoát tài nguyên. 11
Sự gia tăn
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phát triển kinh tế và môi trường sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dân số và đói nghèo. 15
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường chưa trở thành ý thức hệ của mọi người. 17
3.Định hướng và giải pháp. 24
III. Kết luận. 26
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Con người chỉ là một sản phẩm của tự nhiên, là một phần của sự sống. Mọi.sự tác động không tốt tới. môi trường của con người đều có tác động trở lại tới.cuộc sống của chúng ta. Trong những thập kỷ qua, sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt là của các nước có nền kinh tế mới.nổi, các nước công nghiệp mới đã có những tác động không nhỏ tới. môi trường. Có những tác động tích cực nhưng phần nhiều là các tác động tiêu cực làm biến đổi. môi trường theo hướng ngày càng xấu đi. Chính phủ và người dân nhiều nước còn chưa có sự quan tâm thích đáng tới vấn đề này.
2. Ngày 1-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại.thế giới, WTO. Tháng 12-2006, tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, APEC…Tăng trưởng kinh tế đạt trung bình trên 7% một năm… Ở trong nước: các nhà máy, cơ sở sản xuất mọc lên “ như nấm sau mưa”; các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng diện tích; đô thị ngày càng phát triển, nhà cao tầng, siêu thị, khu vui chơi- giải.trí.. đời.sống của người.dân ngày một nâng cao.
Tất cả những biểu hiện trên chứng tỏ sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam và là mảng sáng của nền kinh tế sau hơn 20 năm chủ trương cải cách, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Song mặt trái.của sự phát triển kinh tế khiến chúng ta phải lo ngại. Đó là những hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của sự phát triển kinh tế. Và một khi đã được tạo ra chúng sẽ là những rào cản đối.với.sự phát triển. Một trong những vấn đề đáng lo ngại.nhất hiện nay là sự cạn kiệt tài.nguyên, sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường.
Cũng như trên thế giới.cái giá phải.trả cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng là môi trường Việt Nam đang có nguy cơ bị phá huỷ cao, bước vào tình trạng suy thoái. Ô nhiễm không khí, đất, nước, cháy rừng, sa mạc hoá, thu hẹp môi trường sống của động thực vật, … sự phát triển của công nghệ truyền thông và thông tin, cung cấp cho chúng ta ngày càng nhiều thông tin môi trường và những ảnh hưởng lớn tới đời sống, sức khoẻ con người cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Đã đến lúc, các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế và các nhà bảo vệ môi trường cần ngồi lại với.nhau để bàn các giải pháp tốt nhất vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường, nhằm tạo lập thế phát triển bền vững.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Lí luận về phát triển kinh tế và môi trường sinh thái
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Kalesnik trong “Các quy luật địa lý chung của trái đất” viết: “môi trường chỉ là một bộ phận của Trái Đất bao quanh con người mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với.nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với. đời.sống và hoạt động sản xuất của con người”.
Viện sĩ Gheraximov đưa ra định nghĩa môi trường: “môi trường là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”.
Báo cáo toàn cầu năm 2000, nêu ra định nghĩa môi trường sau: “Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh loài. người”. Trong “Địa lý hiện tại, tương lai. Hiểu biết về Quả Đất, hành tinh của chúng ta” nêu khá đầy đủ khái niệm về môi trường: “môi trường là tổng hợp- ở một thời. điểm nhất định-các trạng huống vật lý, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời.hay theo kỳ hạn đối.với.các sinh vật hay đối.với.các hoạt động của con người.
“Luật bảo vệ môi trường” được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 27-12-1993 có định nghĩa khái niệm môi trường: “môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với.nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới. đời.sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” Hiểu một cách khái quát:
+Với.các cơ thể sống thì môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới. đời.sống và sự phát triển của chúng.
+Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới.sự sống và sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng, toàn bộ loài.người.
Mở rộng khái niệm môi trường còn có khái niệm “hệ sinh thái”. Đó là hệ thống các quần thể sinh thể cùng sống và cùng phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác với.nhau và với. môi trường đó. Hiện nay, ta biết nhiều tới.các thuật ngữ như: ô nhiễm môi trường, suy thoái. môi trường, sự cố môi trường.
Hệ thống tự nhiên- xã hội là một chỉnh thể, trong đó chúng quy định sự tồn tại và phát triển của nhau. Do đó, phát triển kinh tế và môi trường có tác động qua lại lẫn nhau. Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện con người và xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội. Môi trường là nền tảng triển khai các hoạt động sản xuất- kinh doanh và phát triển kinh tế. Môi trường cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho các hoạt động sản xuất. Môi trường cung cấp vật liệu cho lao động, nhờ đó mà con người sản xuất ra sản phẩm. C.Mác khẳng định: “con người không thể sáng tạo ra cái gì nếu không có giới tự nhiên” tức phát triển kinh tế không thể diễn ra nếu không có môi trường.
Với vai trò cung cấp các yếu tố cần thiết nhất cho các hoạt động kinh tế, môi trường có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn, thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động kinh tế. Lao động là yếu tố cơ bản, đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Môi trường chính là nền tảng, là nơi cung cấp những yếu tố cơ bản nhất, cần thiết nhất để lao động được diễn ra. Cho đến nay, không ai có thể phủ nhận là môi trường cung cấp nguồn vật chất vốn có của sinh quyển như: nước ngọt, không khí… để con người sống và tồn tại; lao động sản xuất. Đó là vai trò quan trọng nhất, lớn nhất của môi trường. Không có con người thì không thể có các hoạt động sản xuất- kinh doanh, phát triển kinh tế. Môi trường vì thế trực tiếp ảnh hưởng đến sự mở rộng, phát triển các hoạt động sản xuất- kinh doanh.
Môi trường sinh thái là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Và v ì thế thường xuyên và tất yếu đối với sự phát triển kinh tế, song vai trò của nó ở những giai đoạn lịch sử khác nhau đuợc thể hiện một cách khác nhau. Ở thời kỳ sơ khai, con người chỉ biết chủ yếu hái lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người bị giới tự nhiên hoàn toàn thống trị hay môi trường chính là nguồn sống trực tiếp và hoàn toàn của con người, các hoạt động kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường.
Ở trình độ văn minh cao hơn, nhất là khi khoa học- kỹ thuật phát triển thì con người từng bước làm chủ tự nhiên môi trường, khai thác tự nhiên môi trường qua các hoạt động kinh tế phục vụ hco nhu cầu của mình. Nhiều ngành ngề được hình thành và tồn tại, tiến hành trên những điều kiện có sẵn của môi trường tự nhiên như: nông, lâm, ngư, nghiệp, ngành khai khoáng… Nhìn chung, môi trường vẫn giữ vai trò quan trọng, to lớn trong tổ chức, phân công lao động, phân bố lực lượng sản xuất và vẫn tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất lao động, tốc dộ phát triển kinh tế.
Khi con người với các hoạt động kinh tế bất chấp quy luật vi phạm những nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển bền vững, biến “khai thác” thành chiếm đoạt tự nhiên thì môi trường không những gây khó khăn cho sản xuất mà còn đe doạ sự sống còn của con người. Biểu hiện trước hết là sự khan hiếm và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên: rừng, đất, nước ngọt, động thực vật, khoáng sản…và nạn ô nhiễm nặng nề môi trường, các hiện tượng: “ hiệu ứng nhà kính”, lỗ thủng tầng ôzôn, sa mạc hoá….Vì vậy, kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái đảm bảo cho hệ thống tự nhiên- xã hội phát triển bền vững đang là vấn đề cấp bách toàn cầu.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế cũng có những tác động làm thay đổi môi trường sinh thái theo hướng tích cực. Bằng các chiến lược, chính sách, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường, tìm hiểu về môi trường… đệ trình lên các Chính phủ; bằng các lời kêu gọi, các thông cáo chung của các hội nghị quốc tế về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường đã bắt đầu được hình thành trên một cộng đồng người rộng lớn. Điều đó tạo nên sự thay đổi đáng kể trong việc sản xuất và bảo vệ môi trường.
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
Sau 11 năm đàm phán song phương và đa phương nhiều khó khăn và thử thách, ngày 1/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương maị thế giơí WTO. Sự hôị nhập kinh tế quan trọng cùng vơí quá trình quá trình mở cửa thương maị đã mở rộng quyền xuất nhập khẩu, cắt giảm thuế quan và phi thuế quan, khuyến khích xuất khẩu, kí kết các hiệp định thương maị song phương và đa phương…,đã làm nền kinh tế nước ta từng bước hôị nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giơí và khu vực. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng tơí 220 nước và vùng lãnh thổ.
Phát triển kinh tế trong những năm quacó những tác động tơí môi trường sinh thái. Tác động này có hai mặt: tích cực và tiêu cực.
Những tác động tích cực.
-Nhờ hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thương maị ta có điếu kiện thu nhập thông tin kiến thức về bảo vệ môi trường, nhận thức được mối quan hệ qua lại giữa thương mại quốc tế và môi trườnghọc hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý hài hoà giữa lợi. ích kinh tế và bảo vệ môi trường phù hợp với.mục tiêu phát triển bền vững.
-Việc cam kết thực hiện các hiệp định quốc tế về môi trường: những yêu cầu của các tổ chức thương mại.và môi trường về những sản phẩm thân thiện với.môi trường là áp lực để các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, phương thức tổ chức kinh doanh. Điều này một mặt tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam; mặt khác giảm bớt nguy cơ ô nhiễm môi trường trong nước.
-Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm qua đã nâng cao điều kiện sống của nhân dân, do đó nâng cao ý thức của người tiêu dùng về môi trường. Nhu cầu về sản phẩm sạch, thân thiện với. môi trường ngày càng cao,là sức ép để doanh nghiệp chú trọng hoen đến các hoạt động bảo vệ môi trường. Đó là thay đổi tích cực nhằm phát triển kinh tế bền vững.
-Hiệu quả kinh tế cao của một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản làm cho người sản xuất quan tâm hơn đến việc duy trì và phát triển chúng. Việc mở rộng diện tích canh tác trên những vùng đất trống như trồng rừng, cây ăn quả..góp phâng phủ xanh đồi.núi, khôi phục hệ sinh thái rừng, phòng chống thiên tai. Khai thác gắn liền với.bảo tồn các loài.cây có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu làm thay đổi.nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; duy trì và phát triển tài.nguyên đa dạng sinh học, đảm bảo cân bằng sinh thái.
-Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và nhà sản xuất đối với các vấn đề môi trường như hạn chế sử dụng nguyên liệu từ nguồn tài nguyên không tái tạo, sử dụng các loại hàng hoá thay thế, tạo áp lực đối với các hành vi vi phạm… Thói quen tiêu dùng của dân cư đã có nhiều thay đổi theo hướng thân thiện với. môi trường.
-Tăng trưởng kinh tế tạo thêm kinh phí để cải thiện môi trường, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, phân chia lợi. ích công bằng hơn trong việc khai thác các nguồn lợi.từ đa dạng sinh học.
Những tác động tiêu cực
Phát triển kinh tế, hội.nhập sâu rộng với. kinh tế thế giới đang có những tác động tiêu cực tới môi trường, làm cạn kiệt tài.nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường. Nhiều hoạt động kinh tế tiềm ẩn nguy cơ suy thoái môi trường, đe doạ tính mạng và sức khoẻ con người.
Với môi trường đất
Thoái hoá đất là xu thế phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ đồng bằng đến trung du, miền núi do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn và sa mạc hoá, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá v.v. Thoái hoá đất dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá.Việc lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước.Kết quả quan trắc môi trường cho thấy, một số vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm như là ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng CO tầng đất mặt dao động từ 9,9 - 15 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép về an toàn nông phẩm; Crom tầng đất mặt đạt 23 - 59 mg/kg, vượt ngưỡng an toàn; vùng rau Hóc Môn hàm lượng chì trong tầng đất mặt đạt 89 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép; vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) bị phú dưỡng nitơ (NH4 dao động từ 30,29 - 102,2 mgN/kg; NO3 6,49 - 7,7 mgN/kg). ở gần Nhà máy Phân lân Văn Điển có sự phú dưỡng phốt pho, các kim loại nặng như Cd, Cu, Pb và Zn đều xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép.
Với môi trường nước
Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Sông Đồng Nai : Vùng hạ lưu (tính từ sau hồ Trị An đến điểm hợp lưu với sông Sài Gòn), ô nhiễm hữu cơ chưa cao (DO = 4 -6 mg/l, BOD = 4 - 8 mg/l) nhưng hầu như không đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ rõ rệt, ô nhiễm kim loại nặng, phenol, PCB… chưa vượt tiêu chuẩn, nhiễm mặn không xảy ra từ Long Bình đến thượng lưu. Vùng thượng lưu nước có chất lượng tốt, trừ khu vực thành phố Đà Lạt đã bị ô nhiễm nặng do hàm lượng cao của các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh. Khả năng tự làm sạch của sông Đồng Nai khá tốt.- Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm là nghiêm trọng cả về hữu cơ (DO = 1,5 - 5,5 mg/l; BOD = 10 - 30 mg/l), dầu mỡ, vi sinh, không có điểm nào đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm cao nhất là ở vùng sông chảy qua trung tâm TP Hồ Chí Minh.
- Sông Cầu: Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Khu Gang thép Thái Nguyên... , chất lượng nước không đạt cả tiêu chuẩn A và B. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ lưu sông Công, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn A và một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn B. Yếu tố gây ô nhiễm cao nhất là các chất hữu cơ, NO2- và dầu. Ô nhiễm nhất là đoạn từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới cầu Gia Bảy, ôxy hòa tan đạt giá trị thấp nhất (0,4 - 1,5 mg/l), BOD5, COD rất cao (>1000mg/l); Colifom ở một số nơi khá cao, vượt quá tiêu chuẩn A tới hàng chục lần. Hàm lượng NO2 > 2,0 mg/l và dầu > 5,5mg/l,vượt quá tiêu chuẩn B tới 20 lần.
- Sông Nhuệ - sông Đáy: Hiện tại, nước của trục sông chính thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã bị ô nhiễm, đặc biệt là nước sông Nhuệ. Chất lượng nước sông Nhuệ từng lúc (phụ thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc), từng nơi vượt trên giới hạn cho phép đối với nước loại B. Các sông khác có chất lượng nước ở mức giới hạn cho phép đối với nước loại B. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý ô nhiễm kịp thời thì tương lai không xa nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy không thể sử dụng cho sản xuất được.
Ngoài ra, ô nhiễm nước ở các sông hồ ở nội thành Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Đà Nẵng đang ở mức trầm trọng, các chỉ tiêu quan trắc đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần.
Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do khai thác bừa bãi và không đúng kỹ thuật.
Với môi trường không khí
Chất lượng không khí nói chung còn khá tốt, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, ở các đô thị và khu công nghiệp, ô nhiễm bụi đang trở thành vấn đề cấp bách. Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở nhiều nơi. Tại một số nút giao thông lớn, nồng độ chì, khí CO khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của những người tham gia giao thông. Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần các đường giao thông lớn đều vượt trị số TCCP từ 1,5 đến 3 lần, ở những nơi đang diễn ra xây dựng nhà cửa, đường sá vượt TCCP tới 10-20 lần.
Chủ trương dùng xăng không pha chì của Chính phủ đã cơ bản khắc phục tình trạng gia tăng bụi chì trong không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.Ô nhiễm khí SO2, NO2 và CO nồng độ trung bình 1 giờ, cũng như trung bình ngày của khí SO2 , NO2 , CO trong không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều nhỏ hơn hoặc xấp xỉ trị số TCCP, tức là chưa bị ô nhiễm khí SO2, NO2 &CO . Tuy vậy ở các nút giao thông chính và ở gần một số KCN, một số xí nghiệp nung gạch ngói, nồng độ các khí này đã xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn trị số TCCP, có chỗ tới 2-3 lần.
Rừng và độ che phủ thảm thực vật
Theo số liệu thống kê, nước ta hiện có khoảng 11.575.400 ha đất có rừng, trong đó khoảng 9.700.000 ha là rừng tự nhiên và 1.600.000 ha rừng trồng. Do có chủ trương đúng đắn và những giải pháp kịp thời, từ năm 1990 đến nay, độ che phủ rừng trên toàn lãnh thổ tăng lên đáng kể, từ 27,2% năm 1990 lên 33,2% năm 2001. Mặc dù vậy, chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn còn bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giầu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng.
Đa dạng sinh học
Việt Nam là một trong 10 quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gien quý hiếm. Một số loài động vật lần đầu tiên trên thế giới được phát hiện ở Việt Nam như Sao la, Mang lớn,...Nhà nước đã chủ trương khoanh vùng bảo vệ đối với các hệ sinh thái đặc thù, phát triển các khu rừng đặc dụng,... để bảo vệ đa dạng sinh học. Hiện nay, cả nước có 25 vườn quốc gia, 59 khu bảo tồn thiên nhiên và 37 khu bảo vệ cảnh quan. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đa dạng sinh học ở Việt Nam bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của các giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường. Trong gần 5 thập kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rạn san hô đang bị đe dọa huỷ hoại nghiêm trọng, nhiều giống loài hoang dã đã vĩnh viễn biến mất.
Môi trường đô thị và công nghiệp
Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh ở các đô thị Việt Nam đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước và gây ra úng ngập; nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc; mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân ngoại thành; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng; đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà ổ chuột và khu nghèo đô thị. Ở các làng nghề, ô nhiễm môi trường đang hết sức bức xúc và là một trong các vấn đề môi trường cấp bách của nước ta.
Hiện nay, cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ (67,3%), miền Trung 20,5% và miền Nam là 12,2%.
Theo kết quả điều tra về môi trường làng nghề thì 100% các làng nghề được điều tra khảo sát đều bị ô nhiễm môi trường.
Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm : Sử dụng nhiều nước, lại kết hợp với chăn nuôi nên 100% nguồn nước mặt bị ô nhiễm, như ở làng nghề làm bún, làng sản xuất tinh bột, môi trường khí bị ô nhiễm bụi, SO2, đặc biệt hàm lượng H2S khá cao, gấp 25 - 33 lần tiêu chuẩn cho phép.
Làng nghề dệt nhuộm : ô nhiễm chủ yếu do nước thải sản xuất có hàm lượng hoá chất, thuốc nhuộm, COD cao gấp 3 - 8 lần tiêu chuẩn cho phép, độ màu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: ô nhiễm chủ yếu do sử dụng nhiên liệu là than. Khí thải chứa các chất ô nhiễm SO2, NO2, CO, bụi và gây ô nhiễm nhiệt khu vực lân cận. Tại một số làng nghề hàm lượng SO2 lên tới 0,75 mg/m3, hàm lượng bụi gấp 8,9 lần tiêu chuẩn cho phép.
Làng nghề thủ công mỹ nghệ: ô nhiễm chủ yếu là bụi và hơi dung môi hữu cơ. Tại làng nghề sơn mài Hạ Thái (Hà Tây) sử dụng sơn, hoá chất làm bóng, nồng độ hơi dung môi hữu cơ lớn hơn TCCP từ 10 - 15 lần. Các làng nghề có sử dụng hoá chất như chạm mạ bạc còn gây ô nhiễm nước về kim loại nặng. ở làng nghề mỹ nghệ sừng Đô Hải (Bình Lục, Hà Nam), nước mặt có độ pH = 4,4 (môi trường axit), hàm lượng cặn và COD vượt TCCP hàng chục lần.
Làng nghề tái chế chất thải: Môi trường khí, nước, đất, đều bị ô nhiễm nặng. Như, làng nghề sản xuất giấy Dương ổ (Bắc Ninh) nước thải có COD vượt TCCP từ 2 – 12 lần, hàm lượng Phenol vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10 lần. Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (Hưng Yên) mỗi ngày thải ra 50 - 60 tấn chất thải rắn, làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) nước ao, hồ có hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn cho phép 15 lần.
Nguyên nhân
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tính cấp bách của nó thể hiện qua hàng loạt các cảnh báo từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 của CLB Roma, qua thong điệp các hội nghị quốc tế từ suốt thập niên 70 của thé kỷ 20, mở đầu bằng Hội nghị quốc tế về con người và môi trường vào 6/1972 tại Stockholm với lời kêu gọi:”Hỡi loài người, hãy cứu láy cái nôi sinh thành dang bị chính bàn tay của mình huỷ hoại”. Vào năm 1987, trong báo cáo”TƯƠNG LAI CHUNG CỦA CHÚNG TA” của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển-WCED, phát triển bền vững được định nghĩa là:”sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng không gây trở ngài cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững ở Johannesburg( Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà 3 mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Tại Việt Nam, chỉ thị 36-CT/TW ra ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị nhấn mạnh:”Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp,các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợị sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001 đưa ra chiến lược, mục tiêu cụ thể là:” Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh trạnh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dung thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và xuất khẩu”.
Để thực hiện chiến lược này, nền kinh tế nước ta trong những năm tới sẽ tăng trưởng với nhịp độ nhanh khoảng 7,4%/năm. Trong bối cảnh đó,việc bảo vệ môi trường của nền kinh tế đang đặt ra những thách thức to lớn.
Vấn đề trên cũng được đề cập trong nhiều nghiên cứu quốc tế. GS.Joseph E. Stiglitz, người từng đoạt giải Noben về kinh tế, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2004 đã trình bày bài phát biểu về các thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bài phát biểu của mình, ông đã nhấn mạnh” trong vòng 15 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hàng loạt thách thức đã và đang được đặt ra đối với Việt Nam nhằm duy trì sự tăng trưởng như đảm bảo bền vững về môi trường, kinhtế,xã hội. Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn phát triển khó khăn cần sử dụng nhiều yếu tố môi trường. Nếu các tác động về môi trường không được tính toán đầy đủ trong các chính sách thì ảnh hưởng có thể sẽ rất thảm khốc và tăng trưởng sẽ không bền vững”
Kết luận tương tự cũng được các nhà khoa học Việt Nam rút ra từ mô hình nghiên cứu về tác động qua lại giữa kinh tế và môi trưòng. Dựa trên hệ số chất thải trực tiếp của các ngành do Tổ chức y tế thế giới(WHO) quy định và bảng cân đối liên ngành năm 2000 của Việt nam do Tổng cục thống kê công bố, tổng số chất thải từng loại trong quá trình hoạt động của nền kinh tế Việt Nam theo 3 khu vực được tính toán sơ bộ như sau:
Bảng số liệu ước tính tổng lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất
Đơn vị: kg/tỷ đồng
(Nguồn: Bùi Trinh và các cộng sự)
Chất ô nhiễm
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 3
Tổng lượng chất thải
SO2
144.867
252.4276
100.21827
497.5128914
NOX
111.9652
220.29062
110.39302
442.6487871
CO
170.2259
712.39308
234.70606
1117.325
VOC
126.625
424.4943
180.99773
732.1170261
Tổng cộng
553.683
1609.6056
626.31507
2789.603705
Như vậy, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đến 2010 là: 7,4%; với từng ngành là: Khu vực 1( nông, lâm, thuỷ sản) khoảng 3,4%; Khu vực 2( công nghiệp, xây đựng) khoảng 9,4%; Khu vực 3( dịch vụ) khoảng 7,5%, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vấn đề chất thải.
Kết quả tính toán từ mô hình còn cho phép dự báo tổng lượng chất thải phát sinh đến năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP đã đặt ra:
Chất ô nhiễm
Khối lượng chất thải ước tính(kg/tỷ đồng)
Tốc độ gia tăng chất thải(lần)
SO2
1027.486
2.065
NOX
924.097
2.088
CO
2466.516
2.208
VOC
1590.340
2.172
Đây là một kết quả đáng quan tâm. Nó cho thấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế là đúng đắn. Song mặt trái của các hoạt động này là các thiệt hại to lớn về môi trường do các hoạt động phát triển tạo ra.
Có thể nói để phát triển bền vững,Việt Nam càn vượt qua rất nhiều rào cản. Có rào cản xuất phát từ nguyên nhân khách quan, song cũng có nhiều vấn đề xuất phát từ chính nội tại nền kinh tế mà Việt Nam không dễ vượt qua trong một sớm một chiều.Nhìn nhận rõ, đánh giá đúng tầm quan trọng của những rào cản đó cũng là một trong những việc làm cần thiết nhằm góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Trong thời kỳ quá độ phát triển kinh tế như ở nước ta hiện nay, các vấn đề về môi trường nhìn chung do các nguyên nhân sau:
Công nghiệp lạc hậu, yếu kém gây lãng phí và thất thoát tài nguyên
Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2004-2005 của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF), thứ hạng của Việt Nam giảm 17 bậc so với năm 2003. Báo cáo thường niên về tính cạnh tranh toàn cầu được xây dựng dựa trên khảo sát đối với 8700 doanh nghiệp tại 104 quốc gia. WEF sử dụng chỉ số về cạnh tranh tăng trưởng để xếp hạng các nước. Theo chỉ số này,Việt Nam xếp ở vị trí 77/104 nước, trong khi thứ hạng này vào 2003 là 60/102 nước. Chỉ số về cạnh tranh tăng trưởng gồm: chất lượng môi trường kinh tế vĩ mô, tình trạng của các định chế quốc gia và sự sẵn sàng tiếp nhận công nghệ cao. Sự tụt hạng của Việt Nam liên quan tới sự sụt giảm quan trọng trong cả 3 lĩnh vực, đặc biệt là về định chế và công nghệ. Trong khi chỉ số về định chế của Việt Nam năm 2004 giảm đi 19 bậc so với năm 2003 thì chỉ số công nghệ bị sụt giảm 27 bậc. Có thể nói công nghệ lạc hậu là một rào cản lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam được xếp vào nhóm có năng lực công nghệ thấp nhất trong khu vực. Xét trên góc độ môi trường, các ngành công nghiệp của việt Nam hiện nay có chi phí về tài nguyên rất cao. Đơn cử với 2 loại tài nguyên chính là nước và năng lượng, bức tranh về hiện trạng sử dụng tài nguyên là rất đáng lo ngại và cần được quan tâm.
Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí, đặc biệt là khu vực tư nhân, rõ rang nhất là ngành bia. Trên thế giới để sản xuất 1l bia trung bình sử dụng khoảng 4l nước, song ở Việt Nam hệ số sử dụng nước trên 1 đơn vị sản phẩm cao gấp 3 lần, đạt mức 13l nước trên 1l bia. Các ngành dệt và ngành giấy cũng là 2 ngành sử dụng nhiều nước, thực trạng tiêu hao lãng phí nước cũng rất phổ biến.
Bảng chỉ tiêu thực tế sử dụng nước ở một số ngành công nghiệp
Ngành
Mức độ tiêu hao nước trên một đơn vị sản phẩm(m3)
Giấy
500m3/1 tấn giấy
Thép
3000m3/1 tấn thép thỏi
70m3/1 tấn gang tinh luyện
50m3/1 tấn Fero
23m3/1 tấn than cốc luyện
4,5m3/1 tấn thép cán
3,6m3/1 tấn sản phẩm sau cán
Hoá chất
200-230m3/1 tấn Urea 46%
>700m3/1 tấn NH3
Rượu
30l nước/1l rượu công nghiệp
10l nước/1l rượu nấu
40l nước/1l cồn
Bia
13l nước/1l bia
Dệt nhuộm
50-300m3/1 tấn sản phẩm
(Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp)
Tương tự như với ngành tiêu thụ điện năng: mức tiêu thụ điện năng ở các ngành rất cao. Các số liệu so sánh của Nhật Bản trong ngành thép cho thấy công nghệ sử dụng của Việt Nam hiện có thời gian nấu cao hơn 360% so với thế giới, các chỉ tiêu tiêu hao thép phế liệu, điện và điện cực đều quá cao, đặc biệt tiêu thụ điện năng bằng 257% so với các nước, công đoạn tán tốc độ chỉ bằng 12,7% tốc độ cán của các nhà máy trên thế giới.
Trong quá trình sản xuất phân đạm, tại nhà máy phân đạm Hà Bắc, công nghệ sử dụng vẫn là công nghệ cũ được cải tạo lại,quá trình khí hoá trong lò tầng cố định, thải xỉ rắn bằng ghi quay, mất mát than theo xỉ rất lớn. Tổng hợp NH3 và Urea đều ở áp suất rất cao, tiêu hao năng lượng cho bơm nén rất lớn. Do vậy tiêu hao vât chất quy về năng lượng lớn gấp 1,7 lần của các nhà máy tiên tiến trên thế giới.
Bảng chỉ tiêu thực tế tiêu hao năng lượng của một số ngành công nghiệp
(Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp)
Ngành
Mức độ tiêu hao năng lượng( than, điện, khí) trên một đơn vị sản phẩm
Giấy
1200 kwh và 1500 kg th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35875.doc