Phần mở đầu
Trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đổi mới nhận thức, quan điểm về vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế cho phù hợp với từng chặng đường phát triển kinh tế đất nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay bao gồm sáu thành phần kinh tế : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể , kinh tế cá thể,tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số đó kinh tế nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở h
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Kể từ năm 1990 khi nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân, đến nay kinh tế tư nhân đã hình thành và phát triển qua một chặng đường hình thành và phát triển khá dài.
Sự nhận thức cũng như định hướng phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân được nâng dần từ thấp đến cao qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX đã ra nghị quyết số 14 NQ/ TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ: “ Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp cả nước”. Đây là khu vực kinh tế có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giữ vững ổn đình chính trị - xã hội của đất nước.
Việc nhìn nhận đánh giá chặng đường phát triển của kinh tế tư nhân để có những giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước là vô cùng cấp thiết. Nó luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Vấn đề này cũng không nằm ngoài sự quan tâm của em. Chính vì vậy mà em chọn đề tài cho đề án kinh tế chính trị của mình là: “Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Nội dung chính
I. Khái niệm cơ bản về kinh tế tư nhân.
Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam nền kinh tế nước ta hiện nay bao gồm sáu thành phần kinh tế. Trong sáu thành phần kinh tế đó thì kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là thuộc về kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế mà hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê.
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phân kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệ sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế này còn có vai trò đáng kể xét về phương diện lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là thành phần kinh tế rất năng động nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng của kinh tế đất nước. Hiện nay kinh tế tư bản tư nhân bước đầu có sự phát triển nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ và kinh doanh bất động sản, đầu tư vào sản xuất còn ít và chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ. Chính sách của Đảng ta là khuyến khích tư bản tư nhân bỏ vốn vào đầu tư sản xuất, đáp ứng nhu cầu của dân cư. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ; xoá bỏ định kiến và tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng, về khoa học công nghệ và đào tạo cán bộ… cho thành phân kinh tế này. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có đoạn viết: “ Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của nhà nước kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích trở thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người lao động liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước xây dựng mối quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động”.
Kinh tế cá thể tiểu chủ là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
Kinh tế cá thể tiểu chủ cũng là hình thức dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn thêm lao động tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình từng lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ cần được khuyến khích.
Hiện nay, ở nước thành phần kinh tế này chủ yếu hoạt động dưới hinh thức hộ gia đình, đang là một bộ đông đảo, có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng, lâu dài. Đối với nước ta cần phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế này để tăng thêm của cải cho xã hội, vừa giải quyết việc làm cho người lao động - một vấn đề bức bách hiện nay của đời sông kinh tế xã hội. Trong những năm qua thành phần kinh tế này phát triển nhanh trong nông, lâm, ngư, nghiệp và thương mại dịch vụ. Nó đã góp phần quan trọng vào thành tựu kinh tế xã hội.
II. Vị trí của nền kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở đó tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều trình độ phát triển thuộc nhiều phương thức sản xuất khác nhau đan xen nhau, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu các hình thức kinh tế thời kỳ quá độ. Trong các hình thức kinh tế kinh tế tư nhân đã và sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Lịch sử phát triển hàng trăm năm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như hơn 70 năm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chứng minh điều đó. Sau mấy trăm năm phát triển, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa vẫn chủ yếu là nền kinh tế tư nhân; còn sau hơn 70 năm thử xây dựng nền kinh tế gồm hai thành phần chi phối là nhà nước và tập thể, phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa trước đây phải trở lại với kinh tế tư nhân. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua ở Việt Nam, trong khi chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trương địng hướng xã hội chủ nghĩa đã coi trọng sự phát triển của kinh tế tư nhân và điều đó đã đem lại những thành ccông ngoạn mục. Tuy nhiên chủ trương khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển vẫn còn nhiều tồn tại và vướng mắc. Trong các lãnh đạo Đảng và quản lý nhà nước vẫn còn băn khoăn, nghi ngại về sự phát triển của kinh tế tư nhân nên giữa chủ trương, chính sách và việc tổ chức thực hện trong thực tế còn khoảng cách, nhiều chính sách và quy định cụ thể còn phân biệt đối xử rõ rệt, dành lợi thế cho khu vực kinh tế nhà nước, gây phiền hà cho khu vực kinh tế tư nhân. Tuy vậy theo quan điểm của Đảng và nhà nước thì sự tồn tại và phát triển khu vực kinh tế tư nhân là nhu cầu tất yếu khách quan và lâu dài của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế.
Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình đổi mới có nhiều tác dụng tích cực:
Thứ nhất, khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, các nguồn nguyên liệu vật tư có sẵn trong nước, kể cả các phế liệu trong sản xuất cũng như máy móc, thiết bị cũ.
Thứ hai, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, đảm bảo đời sống và do đó góp phần đáng kể cho việc ổn định xã hội. Vai trò này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong điều kiện nước ta khi mà khả năng thu hút lao động của kinh tế nhà nước còn rất hạn chế.
Thứ ba, sản xuất ra nhiều hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, bảo đảm tính ổn định và bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thứ tư, giữ vai trò hỗ trợ, bổ xung cho kinh tế nhà nước, tạo thành mối liên kết hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Thứ năm, góp phần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiện quản lý đã được tích luỹ qua nhiều thế hệ của từng gia đình và dòng họ, phát huy truyền thống gắn liền với hiện đại.
Thứ sáu, tạo sự cân đối về sự phát triển giữa các vùng, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
Thứ bẩy, tuyển chọn cán bộ quản lý, phát triển kỹ năng lao động. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Đối với những nước đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân thực sự là một động lực đối với tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, khu vực kinh tế tư nhân là một khu vực kinh tế năng động, đầy riềm năng, có vai trò quan trọng đối với việc thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù sẽ có những hạn chế nhưng không thể phủ nhận vai trò to lớn của nó với nền kinh tế quốc dân.
III. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
1. Tình hình hoạt động của kinh tế tư nhân trước đổi mới( 1954 – 1986).
1.1. Giai đoạn từ 1955 đến 1975.
Trong giai đoạn đầu khi miền Bắc giải phóng và khôi phục kinh tế sau chiến tranh(1955 - 1957), trong nhận thức đã đặt ra vấn đề “ không thể dung thứ sự tồn tại của kinh tế tư doanh”. Nhưng trong thực tế vẫn “ hướng dẫn, khuyến khích, giúp đỡ kinh doanh tư nhân tư sản dân tộc. Tư sản ngoại quốc cũng được chiếu cố một cách đích đáng”( Báo cáo tại quốc hội lần thứ 4, tháng3 năm 1955). ở nông thôn sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất có 2 triệu hộ gồm 9,5 triệu người được chia ruộng đất, điều này đã tạo điều kiện cho kinh tế cá thể phát triển. Các cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp cũng tăng, kéo theo đó là sự tăng về nhu cầu sử dụng lao động. Trong lĩnh vực thương nghiệp, kinh tế tư nhân bị giảm do bị hạn chế. Năm 1955 thương nghiệp chiếm 71,9% trong tổng doanh số bán buôn và 79,7% doanh số bán lẻ, đến năm 1957 chỉ còn 47,3% doanh số bán buôn và 61,8% tổng doanh số bán lẻ. Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, năm 1955 nhà nước nắm 77% kim ngạch ngoại thương, năm 1995 tăng lên 95%.
Thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế(1958 -1960), kinh tế tư nhân là đối tượng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn này thiết lập chế độ cộng hữu nên mọi hình thức sở hữu cá thể, tư nhân về tư liệu sản xuất bị xoá bỏ. Đến cuối năm 1960 công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền bắc gần như được hoàn thành. 85,8% số hộ nông dân đã vào hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp( hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp là hợp tác xã có quy mô nhỏ, diện tích đất trung bình là 33ha ruộng, và 68 hộ trong một hợp tác xã), gần 100% số hộ tư sản thuộc quyền cải tạo đã được cải tạo, 87,9% số thợ thủ công đi vào con đường làm ăn tập thể, 45,6% số tiểu thương vào hợp tác xã mua bán, chuyển nhượng được 11.000 người sang sản xuất và số ít được tuyển vào làm nhân viên cho mậu dịch quốc doanh. Nhà nước nắm 100% ngoại thương. Việc tiến hành cải tạo vận dụng một cách chủ quan duy ý chí đã xoá bỏ gần như hoàn toàn kinh tế tư nhân.
Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 nằm lần thứ nhất, thực hiện nhất quán chủ trương xoã bỏ kinh tế tư nhân nên trong giai đoạn này kinh tế tư nhân ngày càng bị thu hẹp. Cùng với đó là sự gia tăng số hộ nông dân và hợp tác xã từ 85,8% năm 1960 lên 90,1% năm 1965; số hợp tác xã bậc cao tăng từ 10,6% năm 1960 lên 58% năm 1954. Quy mô hợp tác xã cũng lớn hơn, trung bình mỗi hợp tác xã có 85 hộ và 49ha.
Thời kỳ kháng chiến chống Mĩ mặc dù chiến tranh ác kiệt nhưng công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa vẫn dành được những thành tựu to lớn. Số hợp tác xã bậc cao tăng lên 77% vào năm 1967, số hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp tăng lên 92,5% vào năm 1975.
Tóm lại, trong cả giai đoạn này kinh tế tư nhân thủ tiêu thay vào đó là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.
1.2. Giai đoạn từ 1975 đến 1985.
Trong chiến tranh, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể đã phát huy được sức mạnh của nó, góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của toàn dân tộc. Nhưng khi hoà bình lập lại nó bộc lộ những yếu điểm của nó. Những yếu điểm này xuất phát từ sự phát triển không đồng đều giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất của ta sau chiến tranh còn yếu kém, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Quan hệ sản xuất triển cao, nó không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, cản trở lực lượng sản xuất phát triển. Trên thực tế mô hình tập thể hoá nông nghiệp không còn phù hợp thay vào đó là chỉ thị 100 về khoán sản phẩm ( 1/1981 Ban Bí thư trung ương Đảng). Hình thức này gắn với lợi ích cá nhân người lao động nhưng dựa trên cơ sở kinh tế tập thể chưa thừa nhận kinh tế cá thể. Sau khi ra chỉ thị này có tới 80% tổng số hợp tác xã đã khoán trắng cho nông dân.
Trong lĩnh vực thương nghiệp vẫn chủ trương “xoá bỏ thương nghiệp tư bản tư doanh”, “ tổ chức lại thương nghiệp nhỏ, chuyển phần lớn tiểu thương sang sản xuất”. Đến cuối năm 1978 có khoảng 9 vạn người buôn bán
nhỏ được chuyển sang sản xuất và 15.000 người được tuyển dụng vào thương nghiệp quốc doanh.
Trong giai đoạn này kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó nghị quyết Hội nghị TW lần thứ sáu( khoá IV) đã hé mở tư duy mới, đặt ra nhiệm vụ phải tận dụng các thành phần kinh tế quốc doanh, công ty hợp doanh, tập thể, cá thể, tư bản tư nhân được kinh doanh hợp pháp. Nhưng do sự quản lý của nhà nước còn non kém , tác động vào thị trường nên đã nảy sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực, làm cho tư thông trở nên rối ren nên lại nhấn mạnh xoá bỏ tư thương. chính sự không nhất như vậy nên kinh tế tư nhân trong thời kì này cũng chưa phát triển.
2. Tình hình hoạt động của kinh tế tư nhân sau đổi mới ( 1986 đến nay).
2.1. Sự phát triển về số lượng các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
Trước đổi mới kinh tế tư nhân là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa, không được luật pháp bảo vệ và khuyến khích phát triển.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI( tháng 12 năm 1986) và nhất là từ khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân năm (1990) cùng nhiều chỉ thị, nghị quyết và nhiều chính sách khuyến khích khác, kinh tế tư nhân đã được hồi sinh và phát triển trở lại. Năm 1991 sau một năm ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân mới có 414 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì đến năm 1992 là 5198 doanh nghiệp, tương tự các năm 1993, 1994, 1995, 1996, 1997 là : 6.808 doanh nghiệp, 10.811 doanh nghiệp, 15.276 doanh nghiệp, 18.840 doanh nghiệp. 25.002 doanh nghiệp và năm 1998 tăng lên đến 26.021( tăng 4%) gấp 62 lần so với doanh nghiệp năm 1991. Tính bình quân giai đoạn 1991 - 1998 mỗi năm tăng thêm 3252 doanh nghiệp khoảng 32% trong đó năm 1992 tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp đặc biệt cao. Năm1999 con số này tăng lên 28.700 doanh nghiệp, năm 2000 tăng lên 41.700 doanh nghiệp.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mức tăng về số lượng cũng khác nhau. Cụ thể:
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân: nếu như năm 1991 cả nước có 270 cơ sở thì sau 7 năm, năm 1998 tăng lên 18.750 cơ sỏ tăng gần 70 lần, trong đó năm 1992 tăng đột biến là 3676/270 = 1.360%, các năm 1994 và 1995 tăng trên 45%, từ năm 1996 nhất là năm 1998 tốc độ phát triển chậm lại. Đến nay tốc độ phát triển lại tăng lên rõ rệt. Năm 200 có 14.413 doanh nghiệp tư nhân được thành lập. Năm 201, số doanh nghiệp tư nhân ra đời là 18.000
- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn: năm 1991 có 122 công ty, năm 1998 tăng lên 7.100 công ty, tăng lên 58 lần trong đó năm 1992 tốc độ tăng về số lượng so với năm 1991 đặc biệt cao: 1444/122 = 1.183%, nhưng năm 1997 tốc độ tăng chậm lại, nhất là năm 1998 chỉ còn 3%.
- Loại hình công ty cổ phần: năm 1991 có 22 công ty, đến năm 1998 tăng lên 171 công ty - tăng 7,7 lần , giai đoạn tăng nhanh nhất là vào năm 1992: 526%, nhưng sau đó vào năm 1993 và năm 1995, 1996 châm lại, năm 1997 tăng lên nhưng năm 1998 lại giăm còn 12%.
Nhìn chung loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang tăng nhanh về số lượng trong giai đoạn 1992 - 1994, có nguyên nhân sâu xa là sự khuyến khích của các chính sách vĩ mô - đặc biệt là Luật doanh nghiệp và Luật công ty; còn sự suy giảm về số lượng doanh nghiệp năm 1997 - 1998 là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, sự phát triển hậm lại của nền kinh tế nước ta nói chung và những yếu kém của bản thân các doanh nghiệp, cùng với hạn chế của những chính sách, giải pháp vĩ mô chưa kịp với tình hình v.v…
2.2. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Các số liệu thống kê cũng như kết quả điều tra cho thấy: đa số các cơ sở kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân đều tập chung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, kế đó mới đến công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông
nghiệp.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 1995, trong tổng số 1.882.792 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ thì có đến 940.944 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng; 707.053 cơ sở hoạt động trong ngành nông nghiệp, xây dựng và chỉ có 234.751 cơ sở trong các lĩnh vực còn lại; nghĩa là lĩnh vực thương mại, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất(49%) sau đó đến công nghiệp(38%) và cuối cùng là các lĩnh vực khác(13%).
Những năm gần đây, xu thế trên vẫn được duy trì và có chiều hướng tập chung vào các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là: trong tổng số 2,2 triệu hộ cá thể, tiểu chủ được khảo sát thời kỳ 1997-1998 thì: lĩnh vực dịch vụ( bán lẻ, vận tải, dịch vụ cá nhân, khách sạn, nhà hàng, bán buôn và đại lý) có trên 1,2 triệu cơ sở, chiếm tới 55% tổng số; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng( chế biến thức ăn, dệt, may, sản phẩm gỗ, xây dựng, khai thác) với 527.000 cơ sở chiếm 26,3% và cuối cùng là lĩnh vực nông nghiệp
(ngư nghiệp, chăn nuôi lâm nghiệp và các doanh nghiệp khác) với khoảng 369 ngàn cơ sở, chiếm 18,8%.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì tình hình cũng tương tự trên. Cụ thể là:
Giai đoạn 1991-1996, trong tổng số 17.442 cơ sở: lĩnh vực thương mại,dịch vụ với khoảng 6.802 cơ sở, chiếm tỷ trọng 39%; công nghiệp chế biến với khoảng 6.105 cơ sở, chiếm tỷ trọng 35%; còn lại 4.534 cơ sở thuộc lĩnh vực khác và chiếm khoảng 26%.
Giai đoạn 1997-1998, trong tổng số 26.021 doanh nghiệp đã đăng ký năm 1998, có tới quá nửa doanh nghiệp thương mại dịch vụ; chỉ có 5.620 doanh nghiệp sản xuất trong đó 55% là chế biến thực phẩm và đồ uống, còn lại 7648 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác( xây dựng, vận tải v.v…). Như vậy doanh nghiệp thương mại vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp tư nhân.
Thương nghiệp tư nhân( gồm kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ) và đang làm chủ nhiều ngành hàng nhất là công nghệ phẩm, lương thực thực phẩm, chủ công mỹ nghệ, gốm sứ, bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cá nhân v.v.. trở thành đối thủ cạnh tranh và thay thế nhiều lĩnh vực trước đây vốn do thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã đảm nhận. Nhờ phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp tư nhân đã làm thay đổi cơ cấu tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ toàn xã hội: năm 199, tư nhân chiếm tỷ trọng 66,9% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội, thì đến năm 1998 đã tăng lên 78%; ngược lại quốc doanh tập thể từ 33,1% năm 1990, đến năm 1998 chỉ còn 22%; đồng thời tác động mạnh mẽ đến việc hình thành hệ thống marketing mơi ở nước ta trong đó thương nghiệp quốc doanh chỉ còn làm chủ trong những ngành hàng quan trọng, tư thương làm chủ bán lẻ hàng tiêu dùng xã hội.
Trong lĩnh vực sản xuất, khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng còn thấp, tiềm lực còn nhỏ, dễ bị tác động, thua thiệt trong cơ chế thị trường. Năm 1998, khối sản xuất khu vực nhà nươc( quốc doanh và tập thể) còn chiếm 54,1% tổng giá trị sản lượng( mặc dù so với năm 1995 đã giảm đi 7%), khối đầu tư nước ngoài tăng lên 18%( từ 15% năm 1995), khối kinh tế tư nhân
giảm xuống còn 27,8%( 28% năm 1995)- trong đó kinh tế tư nhân chính thức giảm xuống 9,6%( từ 10,5% năm 1995). Còn nếu xét về tốc độ tăng trưởng tổng giá trị thì: khu vực quốc doanh giảm từ 11,7% vào năm 1995 giảm xuống 5,5% vào năm 1998; khu vực kinh tế tư nhân giảm từ 16,8% năm 1995 xuống còn 9% vào năm 1998, riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 14,9% năm 1995 tăng lên 28,1% vào năm 1998.
2.3. Sự phát triển của kinh tế tư nhân theo vùng lãnh thổ.
Con số thống kê năm 1995 cho thấy: 55% số doanh nghiệp tư nhân tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, trong khi đó vùng đồng bằng Sông Hồng con số đó là 18,1%, vùng Duyên hải miền
Trung 10,1%. Trong các tỉnh phía Nam thì riêng thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai đã chiếm 63% các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.
Năm 1996, trong tổng số 1.439.683 cơ sở kinh doanh thuộc doanh nghiệp tư nhân( bao gồm 1.412.166 cơ sở của cá nhân và nhóm kinh doanh, 17.535 doanh nghiệp tư nhân và 6883 công ty trách nhiêm hữu hạn) thì : 24% tập trung ở đồng Bằng sông Cửu Long, 21% ở vùng đồng Bằng sông Hồng, 19% ở vùng Đông Nam Bộ, 13% ở Khu Bốn cũ, 10% ở vùng duyên hải miền Trung, 9% ở vùng núi và trung du Bắc Bộ và 4% vùng Tây Nguyên.
Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, mức độ phát triển mạnh và tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lên tới 40%; đồng bằng sông Hồng là 33%; và Đông Nam Bộ là 25%. Các công ty cổ phần lại phát triển ở vùng Đông Nam Bộ lên đến 54%, Đồng bằng sông Hồng 23%.
Sự phát triển và phân bố không đồng đều của kinh tế tư nhân vẫn diễn ra không đồng đều tên cả nước trong những năm gần đây. Năm 1997, trong tổng số 25.002 cơ sở kinh tế tư nhân( chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân) thì 18.728 doanh nghiệp tập trung ở miền Nam, chiếm tới 75%, trong khi đó ở miền Bắc chỉ có 4.178 doanh nghiệp, chiếm 17%, và miền Trung có 2.087 doanh nghiệp, chiếm 8,3%. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có số lượng 6.304 doanh nghiệp, chiếm 25%, bằng toàn bộ số doanh nghiệp của miền Bắc và miền Trung cộng lại. Năm 1998, các con số tương ứng là: ở miền Nam 73%, lớn gần gấp 3 lần miền Bắc và miền Trung cộng lại( 27%); thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa bàn có số lượng lớn nhất(25%), Hà Nội và miền Trung có số lượng tương đương nhau( khoảng 8%). Tính đến thời điểm hiện nay thì mặc dù các cơ sở kinh tế nhân đã phát triển ở tất cả mọi nơi trên đất nước nhưng sự chênh lệch giữa các vùng miền vẫn rõ rệt. Các cơ sở kinh tế tư nhân tập trung nhiều nhất là ở miền Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương…
3. Những đóng góp và những kết quả đạt được của khu vực kinh tế tư nhân cho nền kinh tế
3.1. Khơi dậy và phát huy tiềm năng của bộ phận lớn dân cư tham gia vào công việc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo việc làm.
3.1.1. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển.
Kinh tế cá, thể tiểu chủ tuy quy môm nhỏ nhưng với số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nên đã động viên được nhiều nguồn vốn vào phát triển kinh doanh từ 14.000 tỷ đồng năm 1992 tăng lên 26.500 tỷ đồng vào năm 1996. chiếm 8,5% tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh toàn xã hội. Các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã huy động được vốn kinh doanh là 20.665 tỷ đồng ( tính đến hết năm 1996), bình quân mỗi năm trong giai doạn 1991-1996 tăng thêm 3.904 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội và 6,9% vốn kinh doanh của các ngành. Tính đến thời điểm năm 1996, khu vực kinh tế tư nhân đã huy động được tổng lượng vốn đến 47.155 tỷ đồng, chiếm tới 15% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Mặc dù trong những năm vừa qua với chính sách mở cửa nhà nước kêu gọi thêm nguồn đầu tư FDI ngày một tăng, nhưng khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn đóng góp lượng vốn đầu tư rất đáng kể cho nền kinh tế. Năm 1999 vốn đầu tư phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là 131.171 tỷ đồng và đến năm 2000 con số này tăng lên 147,633 tỷ đồng.
3.1.2. Tạo việc làm, toàn dụng xã hội.
Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng tham gia tích cực và có hiệu quả đối vơi vấn đề giả quyết việc làm. Năm 2000, lao động của doanh nghiệp tư nhân là 21.017.326 người chiếm 56,3% lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước. Trong đó, lao đông trong các hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn lao động trong doanh nghiệp.
Trong các ngành phi nông nghiệp, số lượng lao động năm 2000 là 4.634.844 lao động, tăng 20,12% so với năm 1996, bình quân mỗi năm tăng thêm được 194.760 lao động, tăng 4,75%/năm. Trong 4 năm từ năm 1997 đến năm 2000, chỉ tính riêng các ngành phi nông nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút thêm được 997.019 lao động, gấp 6,6 lần so với khu vực nhà nước. So với năm trước, số lao động trong các doanh nghiệp phi nông nghiệp tăng lên như sau: 1997 là 11,7%; 1998 là 10,2%; 1999 là 23,8%; 2000 là 56%. Tỷ trọng lao động của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2000 chiếm 22,1% lao động trong các khu vực kinh tế tư nhân, 39,8% lao động phi nông nghiệp cả nước. Trong đó, lao động ở hộ kinh doanh cá thể chiếm 81,9%; ở doanh nghiệp chiếm 18,1% lao động phi nông nghiệp.
Năm 2000, lao động của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp có 16.373.428 người, chiếm 62,9% tổng số lao động nông nghiệp toàn quốc. Số lao động của các hộ ngoài hợp tác xã chiếm 99,67% tổng số lao động của khu vực kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Trong đó số lao động ở khu vực kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, các trang trại chỉ thu hút được 363.084 lao động, chiếm 22,2%, các doanh nghiệp nông nghiệp chỉ thu hút được 53.097 lao động chiếm 0,33%.
3.1.3. Đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh mục tiêu cơ bản là huy động tiềm năng về vốn và giải quyết việc làm cho toàn xã hội, khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư nhân còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm xã hội. Năm 2000, GDP của khu vực kinh tế tư nhân đạt 178.715 tỷ đồng, chiếm 42,3% GDP toàn quốc. Trong đó: hộ kinh doanh đóng góp được 154,562 tỷ đồng, chiếm 82,34%; donah nghiệp đóng góp được 33,153 tỷ đồng, chiếm 17,66% GDP của kinh tế tư nhân.
Trong các ngành phi nông nghiệp: năm 2000 đóng góp vào GDP được 119.337 tỷ đồng, chiếm 63,6% của khu vực tư nhân. Trong đó, hộ kinh doanh cá thể có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp; lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ có tỷ lệ lớn hơn nhiều so với sản xuất công nghiệp. GDP của các ngành phi nông nghiệp tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, nói chung xấp xỉ tốc độ tăng GDP toàn quốc. Năm 2000, GDP khu vực kinh tế phi nông nghiệp của kinh tế tư nhân đạt 86.929 tỷ đồng, tăng 28,94% so với năm 1996, bình quân tăng hơn 7%/năm.
Trong các ngành nông nghiệp: theo số liệu thống kê năm 2000, GDP của kinh tế tư nhân ngành nông nghiệp đạt 68.378 tỷ đồng, chiếm 15,4% GDP toàn quốc, 63,2% GDP của nông nghiệp, 36,4% GDP của kinh tế tư nhân. Trong đó, hộ cá thể chiếm 98% GDP kinh tế tư nhân trong nông nghiệp.
3.2. Thúc đẩy hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành sản xuất kinh doanh … đều do kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đảm nhận. Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc quyền, kinh tế tư nhân không được kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh káhc khu vực kinh tế tư nhân đều tham gia. Trong đó, nhiều lĩnh vực, nghành nghề, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm. Nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh cá, lâm nghiệp, hàng hoá bán lẻ, chế biến, sành sứ, giày dép, dệt may, … Lĩnh vực sản xuất lương thực, đặc biệt là xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông nghiệp,thủy hải sản, lĩnh vực dệt may, giày dép xuất khẩu; thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…đã mang về hàng tỷ đô la ngoại tệ cho nền kinh tế tư nhân. Thực tế nêu trên đang đặt ra vấn đề cần xem xét vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nứoc trong nhữn ngành nghề, lĩnh vực nào là thích hợp khi mà khu vựuc kinh tế tư nhân đã tham gia và chiếm tỷ trọng lớn trong không ít ngành nghề. Chính sự phát triển phong phú, đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịhc vụ, các hình thức kinh doanh … của khu vực kinh tế tư nhân đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp nhà nước, buộc khu vực kinh tế nhà nứoc phảI cảI tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ… để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đẫ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vựu kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên sức ép lớng buộc cơ chế quản lý hành chính của Nhà nước phải đổi mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng hình thành và xác lập vai trò, vị trí của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mở cửa hợp tác với bên ngoài.
3.3. Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ nhà doanh nghiệp Việt Nam, làm đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở của hợp tác với bên ngoài.
Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trước đây đã xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa và cả những doanh nghiệp tư nhân, chỉ còn lại các nhà doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Đội ngũ các nhà doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh đựơc đào tạo trong cơ chế cũ - mặc dù đã đựoc đào tạo, đổi mới, trưởng thành trong cơ chế thị trường những năm gần đây và đã đạt được những thành công đáng kể trong sản xuất kinh doanh, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém bất cập trước yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường nhất là trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời mở cửa nền kinh tế.
Nhờ đổi mới và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chúng ta đã từng bước hình thành được đội ngũ các nhà doanh nghiệp hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các nghành nghề của nền kinh tế quốc dân với số lượng ngày một lớn: khoảng trên 40.000 chủ doanh nghiệp và trên 120.000 chủ trang trại (trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp). Nếu so sánh với gần 6.000 giám đốc doanh nghiệp nhà nước được nhà nước đào tạo trong nhiêuù thập kỷ trước dây thì số lượng các nhà doanh nghịe t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30032.doc