BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Lý Kim Thụy
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------***------
Lý Kim Thụy
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 39 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CÁM ƠN
“ Anh đến quê em đất biển Cà Mau
Có thấy xanh tươi đước rừn
129 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3626 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bát ngát…”
Câu hát ví von trên đã cho thấy vùng đất nơi cuối trời này có nhiều lợi thế về biển. Là người
con Cà Mau, tác giả đã quyết định chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “ Phát triển kinh tế biển
tỉnh Cà Mau – thực trạng và giải pháp” mong có cái nhìn mới hơn về biển quê hương.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả đươc sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều từ thầy
hướng dẫn, các cơ quan ban ngành có liên quan, từ nhà trường, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…..
Đầu tiên, tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn
khoa học : thầy Phạm Xuân Hậu, thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, sửa chữa để luận văn được hoàn
chỉnh như hôm nay.
Tiếp đến, tác giả xin cân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Địa lí, phòng SĐH trường
ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển và các đồng
nghiệp, đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ cho tác giả về thời gian, công việc để tác giả hoàn thành luận
văn đúng quy định.
Đồng thời, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến các cơ quan ban ngành
cấp tỉnh: Cục thống kê tỉnh Cà Mau, Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau, Sở
thủy sản tỉnh Cà Mau, sở nông nghiệp tỉnh Cà Mau, thư viện tỉnh Cà Mau…….đã giúp đỡ tác giả
trong việc thu thập thông tin, số liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người luôn sát
cánh cùng tác giả trong suốt hành trình học tập và hoàn tất luận văn.
Xin chân thành cám ơn!
Cà Mau, tháng 10/2011
Tác giả luận văn
Lý Kim Thụy
MỤC LỤC
4TLỜI CÁM ƠN4T ...................................................................................................................... 3
4TMỤC LỤC4T ............................................................................................................................ 4
4TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT4T .................................................................................. 7
4TMỞ ĐẦU4T .............................................................................................................................. 8
4T1. Lý do chọn đề tài4T .................................................................................................................................. 8
4T2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu4T ............................................................................................................ 9
4T3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu4T ........................................................................................................... 9
4T . Những công trình nghiên cứu liên quan4T ................................................................................................ 9
4T5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu4T ................................................................................... 10
4T6. Cấu trúc luận văn4T ............................................................................................................................... 12
4TChương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN4T ................................................................................................................................... 13
4T1.1. Một số khái niệm4T ............................................................................................................................. 13
4T1.1.1.Biển và đại dương4T ..................................................................................................................... 13
4T1.1.2. Phạm vi không gian biển.4T ......................................................................................................... 14
4T1.1.3. Quan niệm về vùng ven biển4T ................................................................................................... 16
4T1.1.4.Kinh tế biển4T .............................................................................................................................. 17
4T1.1.5.Cơ cấu kinh tế biển4T ................................................................................................................... 18
4T1.1.6. Tổ chức lãnh thổ kinh tế biển4T ................................................................................................... 19
4T1.1.7. Các loại hình kinh tế biển4T ......................................................................................................... 21
4T1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển4T ................................................................... 28
4T1.2. Kinh nghiệm các nước về phát triển kinh tế biển4T ............................................................................. 29
4T1.3. Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam4T ................................................................................................... 32
4T1.3.1.. Khai thác và nuôi trồng hải sản biển4T ........................................................................................ 32
4T1.3.2. Giao thông vận tải biển4T ............................................................................................................ 34
4T1.3.3.. Du lịch biển4T ............................................................................................................................ 35
4T1.3.4. Khai thác khoáng sản trên thềm lục địa và làm muối.4T ............................................................... 36
4T1.4. Bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững kinh tế biển4T ............................................................ 37
4TChương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH CÀ
MAU4T ................................................................................................................................... 39
4T2.1. Khái quát về tỉnh Cà Mau4T ................................................................................................................ 39
4T2.1.1. Vị trí địa lý4T .............................................................................................................................. 39
4T2.1.2. Đặc điểm tự nhiên4T .................................................................................................................... 39
4T2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên4T ............................................................................................................. 40
4T2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau4T ..................................................................... 40
4T2.2. Vị trí, vai trò của kinh tế biển trong phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau4T............................................ 43
4T2.3. Tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau4T ................................................................................ 46
4T2.3.1. Tiềm năng về tự nhiên4T.............................................................................................................. 46
4T2.3.2. Tiềm năng về kinh tế - xã hội4T ................................................................................................... 55
4T2.4. Những lợi thế so sánh4T ..................................................................................................................... 57
4T2.4.1. Về tự nhiên4T .............................................................................................................................. 57
4T2.4.2. Về nhân văn4T ............................................................................................................................. 58
4T2.4.3.. Khả năng hợp tác và đầu tư4T ..................................................................................................... 59
4T2.5. Những hạn chế4T ................................................................................................................................ 59
4T2.6. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển tỉnh Cà Mau4T .......................................................... 61
4T2.6.1. Ngành thủy sản biển4T ................................................................................................................. 61
4T2.6.1.4. Giá trị thu nhập4T .................................................................................................................... 68
4T2.6.2. Nông nghiệp:4T .......................................................................................................................... 72
4T2.6.3. Ngành lâm nghiệp4T .................................................................................................................... 74
4T2.6.4. Ngành vận tải4T ........................................................................................................................... 76
4T2.6.5. Ngành dịch vụ - du lịch4T ............................................................................................................ 76
4T2.6.6. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển4T ........................................................................... 78
4T2.7. Vị trí của kinh tế biển trong nền kinh tế tỉnh4T .................................................................................... 80
4TBảng 2.10: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của vùng biển, ven biển và của toàn
tỉnh Cà Mau năm 20094T ...................................................................................................... 81
4T2.8. Một số vấn đề phát triển kinh tế vùng biển và ven biển Cà Mau4T....................................................... 83
4T2.8.1. Vấn đề khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường4T ...................................................... 83
4T2.8.2. Vấn đề an ninh trật tự trên biển4T ................................................................................................ 85
4T2.8.3. Vấn đề bố trí tái định cư khu vực ven biển4T ............................................................................... 85
4T2.8.4. Về đầu tư xây dựng hạ tầng cụm đảo 4T ........................................................................................ 86
4TChương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH CÀ
MAU ĐẾN NĂM 20204T ....................................................................................................... 87
4T3.1. Căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp4T ....................................................................................... 87
4T3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước4T ................................................................................................ 87
4T3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế biển và vùng biển của Việt Nam đến năm 2020.4T ........................ 88
4T3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020.4T .......................................... 88
4T3.1.4. Tiềm năng và hiện trạng phát triển4T ........................................................................................... 90
4T3.1.5. Nhu cầu thị trường và trao đổi sản phẩm4T .................................................................................. 90
4T3.2. Các định hướng cụ thể4T ..................................................................................................................... 91
4T3.2.1. Tổ chức không gian phát triển kinh tế biển4T ............................................................................... 91
4T3.2.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế biển.4T .......................................................................... 93
4T3.2.2.1. Phát triển ngành thủy sản4T .................................................................................................... 93
4T3.2.2.2. Phát triển ngành lâm nghiệp4T ............................................................................................... 95
4T3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực4T ...................................................................................................... 97
4T3.2.4. Đầu tư phát triển4T ...................................................................................................................... 98
4T3.2.5. Xây dựng hệ thống chính sách quản lý, bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững.4T ........... 98
4T3.2.6. Xây dựng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và dự báo phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau đến năm
2020.4T ............................................................................................................................................... 100
4T3.2.7. Quốc phòng - an ninh4T ............................................................................................................. 101
4T3.3. Các giải pháp chủ yếu4T.................................................................................................................... 101
4T3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lí4T .................................................................................. 101
4T3.3.2.. Huy động vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh4T ............................................................................... 102
4T3.3.3. Tổ chức các loại hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 4T ................................................ 104
4T3.3.4. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế biển4T ............................................................... 104
4T3.3.5. Đẩy mạnh hợp tác liên vùng và liên quốc gia.4T ........................................................................ 105
4T3.3.6. Tiếp tục đổi mới kinh tế và đa dạng các hình thức phát triển kinh tế biển.4T .............................. 106
4T3.3.7. Hiện đại hóa phương tiện đánh bắt, bảo quản và chế biến4T ....................................................... 106
4T3.3.8. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm ưu thế.4T ........................................................... 107
4T3.3.9. Xây dựng thương hiệu, tiếp thị và mở rộng thị trường4T ............................................................ 107
4T3.4. Kiến nghị4T ...................................................................................................................................... 107
4TKẾT LUẬN4T ...................................................................................................................... 110
4T ÀI LIỆU THAM KHẢO4T ............................................................................................... 111
4TPHỤ LỤC4T ......................................................................................................................... 113
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VBVBCM Vùng biển ven biển Cà Mau
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
NGTK Niên giám thống kê
NTTS Nuôi trồng thủy sản
KTTS Khai thác thuỷ sản
BVMT Bảo vệ môi trường
HST Hệ sinh thái
BQL Ban quản lý
UBND Ủy ban nhân dân
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
QH Quy hoạch
BQGĐ Bình quân giai đoạn
HTX Hợp tác xã
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển mang trong mình một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, là môi trường nuôi sống
con người trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Kinh tế biển ngày càng chiếm một vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia có biển và kể cả các quốc gia không có biển.
Toàn bộ các biển và đại dương chiếm tới 361 triệu kmP2P,(khoảng 71% diện tích bề mặt Trái
đất). Thực sự, nhân loại đang sống trên những “hòn đảo khổng lồ” giữa các đại dương mênh mông
của một quả cầu nước. Hơn 6 tỷ người hiện nay đang dựa vào diện tích canh tác nhỏ hẹp của bề mặt
hành tinh để sinh sống, đồng thời chỉ mới nhận nguồn thức ăn rất nhỏ bé từ biển và đại dương.
Giờ đây nguồn của cải ở trên cạn không còn là vô tận nữa, đất liền đang mòn mỏi dần vì bị
khai thác kiệt quệ tài nguyên. Trong khi đó, cuộc sống con người đòi hỏi không chỉ nguồn thực
phẩm dồi dào mà cả các nguồn nguyên nhiên vật liệu phong phú, thậm chí cả nguồn nước ngọt. Cho
nên, chỉ có biển mới có thể mở lối thoát cho con người khỏi tình trạng bế tắc về nguyên liệu, nhiên
liệu cho sự phát triển. Và vì thế, biển trở nên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của
nhân loại. Nhiều nhà kinh tế học đã cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền
kinh tế gắn với biển”, “ thế kỉ XXI là thế kỉ vươn ra biển”. Chính vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả
các quốc gia có biển (kể cả những quốc gia không có biển) cũng điều chú ý đến việc nghiên cứu,
khai thác nguồn lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Với diện tích hơn 3,4 triệu kmP2P, Biển Đông là một bộ phận nhỏ của Thái Bình Dương nhưng
lại có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi qua lại của những đường giao thông huyết mạch đối với
nhiều nước, nối liền khu vực Đông Bắc Á với Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh
qua eo Malacca. Biển Đông là nơi có nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú và đa dạng.
Việt Nam có chủ quyền biển Đông theo công ước quốc tế, với diện tích vùng biển rộng
khoảng 1 triệu kmP2P (rộng gấp gần 3 lần diện tích đất liền), đường bờ biển dài 3260km. Từ bao đời
nay, biển đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta, và trở
thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Cà Mau, với chiều dài bờ biển từ biển Đông sang biển Tây (Vịnh Thái Lan) dài 254km, vùng
biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền trên 71.000 kmP2P là một trong những vùng biển có tiềm năng
kinh tế rất đa dạng và phong phú của Tổ quốc. Cà Mau có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển.
Tình hình kinh tế - xã hội vùng biển của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua đã có bước phát triển, vừa
đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, vừa kết hợp chặt chẽ với bảo
vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng biển chưa tương xứng với giá trị vốn
có của biển trong cơ cấu kinh tế tỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế biển trong tương lai với sự phát triển kinh tế
biển tỉnh Cà Mau, tôi quyết định chọn đề tài : “Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau – Thực trạng
và giải pháp” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế chung
của tỉnh.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận về biển và phát triển kinh tế biển của một số nước trên thế giới và
Việt Nam vào việc phân tích phần tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau. Từ
đó, đưa ra phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển – đảo đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cở sở lý luận và những nội dung lien quan về nghiên cứu phát triển kinh tế biển
- Thu thập thông tin, số liệu, tư liệu, khảo sát thực tế, đánh giá nguồn lực làm cơ sở để phân
tích hiện trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau.
- Căn cứ vào vào hiện trạng phát triển biển của Cà Mau (thành quả và hạn chế) để đưa ra
những định hướng nhằm phát triển kinh tế biển của tỉnh trong tương lai đồng thời đưa ra những giải
pháp phát triển kinh tế biển một cách bền vững.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu kinh tế biển trong khuôn khổ vùng biển tỉnh Cà Mau
- Về thời gian nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn này, chủ yếu tôi chỉ nghiên cứu kinh tế
biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2000 – 2009.
- Về nội dung nghiên cứu: Phân tích tiềm năng và thực trạng khai thác tiềm năng phát triển
các ngành kinh tế biển. Đánh giá những lợi thế so sánh về điều kiện phát triển, những kết quả đạt
được và những hạn chế trong các ngành kinh tế biển làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển đến
năm 2020 cho các ngành: thủy hải sản, du lịch biển, Công nghiệp khai thác và chế biến, vấn đề môi
trường biển.
4. Những công trình nghiên cứu liên quan
- Ở Việt Nam: Kinh tế biển có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế
của đất nước và càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện tại. Chính tầm quan trọng đó nên từ
trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này như: “Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về
biển ở nước ta” của Võ Nguyên Giáp; nghiên cứu về “Địa lý biển Đông” của Nguyễn Văn Âu; hay
tìm hiểu về nguồn lợi sinh vật biển Đông của Vũ Trọng Tạng …. Hoặc các nghiên cứu mang tính
chất ngành kinh tế biển có thể kể đến “Biển và cảng biển thế giới” của Phạm Văn Giáp; “Rừng –
biển và kinh tế thủy sản” của Quang Luyện; “Địa lý kinh tế vận tải biển” của Nguyễn Khắc Duật….
. Các công trình nghiên cứu kể trên sẽ là những tài liệu tham khảo để tôi nghiên cứu đề tài “Phát
triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau- thực trạng và giải pháp” được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
- Tỉnh Cà Mau: Trong tỉnh Cà Mau cho đến nay, đã có một vài nghiên cứu về kinh tế
biển, trong đó có thể kế đến nghiên cứu “Tổng quan nghề cá tỉnh Cà Mau” của Viện kinh tế
& Quy hoạch thủy sản…Ngoài ra, tỉnh đang thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh trong đó có nội dung về vùng biển và ven biển đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin là phương pháp
luận khoa học. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế biển
cần xem xét nó trong sự phát triển của các ngành kinh tế khác có liên quan và trong sự vận động,
phát triển của kinh tế - xã hội theo những quy luật khách quan, trong mối quan hệ biện chứng qua
lại chặt chẽ.
5.1.2 Quan điểm hệ thống
Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Kinh tế biển là một bộ
phận của nền kinh tế chung, nó có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác và trong nội bộ của
nó cũng có sự liên kết và gắn bó với nhau. Vì thế, khi nghiên cứu, chúng ta phải đặt vấn đề trong
mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy,
phải coi vấn đề kinh tế biển và phát triển như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội
hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
5.1.3 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Trong thực tế, các sự vật - hiện tượng luôn có sự phân hóa theo không gian làm cho chúng có
sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Và việc nghiên cứu các vấn đề về kinh tế biển tỉnh Cà Mau
không thể tách rời vấn đề phát triển kinh tế biển của vùng và cả nước.
5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Sự phát triển kinh tế biển và kinh tế - xã hội trong quá khứ, hiện tại ảnh hưởng lớn đến kinh
tế biển và kinh tế - xã hội tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề kinh tế biển trong mối liên hệ
quá khứ - hiện tại sẽ có cơ sở vững chắc để định hướng tương lai, làm rõ được bản chất của vấn đề
theo một chuỗi thời gian, đảm bảo tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu.
5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu vấn đề biển phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển
kinh tế biển, kinh tế - xã hội phải đi đôi với sử dụng hợp lý kết hợp với bảo vệ và tái tạo tài nguyên
thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ
và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người không chỉ hiện tại mà phải
không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp một cách
thuần thục sẽ mang lại nhiều lợi ích. Vì việc dựa trên việc phân tích tổng hợp nguồn tài liệu đa dạng
đã có cũng như thực tế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng ta
rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ và
mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.
5.2.2 Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và đặc
biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Vì vậy, trong
quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát trước khi nghiên cứu và
thực hiện kiểm tra độ chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được. Đồng thời, quan
tâm đến các dạng thông tin: trình bày bằng văn bản, số liệu thống kê, các bản đồ, các dạng khác
(trên mạng, những cuộc điều tra,…).
5.2.3 Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí, bởi vì mọi nghiên cứu
thuộc lĩnh vực địa lý kinh tế - xã hội đều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Trên cơ sở
số liệu, xây dựng các biểu đồ thích hợp sẽ góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu như đánh
giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng theo ngành và theo lãnh thổ. Sử dụng phương pháp này giúp
cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn.
5.2.4 Phương pháp toán học
Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số liệu có liên
quan đến nội dung nghiên cứu, chúng ta sẽ tính toán, so sánh để rút ra được các đặc điểm về kinh tế
biển cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác mối quan hệ giữa kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
5.2.5 Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý
Hệ thông tin địa lý (GIS) là hệ thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp,
điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin dưới
dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. Có thể coi đây là một công cụ hoặc là một phương pháp có
hiệu quả trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng. Nó cho phép
chồng xếp các thông tin địa lý để xác định được những đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu với
độ tin cậy cao.
5.2.6 Phương pháp dự báo
Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở xem xét, tính toán từ các số liệu đã thu
thập được và sự phát triển có tính qui luật của các sự vật, hiện tượng kinh tế biển trong quá khứ,
hiện tại và dự báo cho tương lai.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về biển và phát triển kinh tế biển
Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1.Biển và đại dương
Tất cả biển và đại dương trên Trái Đất đều thuộc một khối nước khổng lồ và liên tục, không
bị chia cắt chiếm tới 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất. Và có đôi lúc chúng ta gọi của khối nước ấy là
“biển” lúc khác lại gọi là “đại dương”. Vậy thế nào là biển và thế nào là đại dương?
Theo sự tưởng tượng của người Babylon và người Ai Cập cổ thì tên gọi “đại dương” bắt
nguồn từ tên riêng của con sông thần thoại Okêan. Con sông này bao quanh các vùng đất nổi mà
hình dạng như một cái đĩa bằng phẳng. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành hàng hải dần dần
cho thấy rõ ràng “đại dương” không phải là một con sông bao quanh các lục địa mà đó chính là
biển.
Ngày nay, chúng ta hiểu rằng: Biển là một bộ phận biệt lập của đại dương. nó được phân biệt
bởi những đặc điểm tự nhiên, chủ yếu là bởi những đặc điểm thủy văn và khí hậu. Biển có thể nằm
giữa hai lục địa, ăn sâu vào lục địa hoặc tách ra khỏi đại dương bởi các bán đảo, đảo và địa hình
ngầm.
Điểm khác nhau cơ bản giữa biển và đại dương là kích thước, biển thì nhỏ hơn đại dương.
Ngoài ra, người ta thường nói tới biển khi có một phần của chúng là đất liền - đường bờ biển. vì
vậy, biển thường là phần mở rộng của đại dương và là phần nối của đại dương với đất liền. Và khi
biển rời xa hẳn khỏi đất liền thì lúc này người ta gọi là đại dương.
Vào những ngày đầu tiên khi khám phá thế giới, những nhà thám hiểm hay sử dụng thuật
ngữ “the seven seas” (bảy biển lớn). Bảy biển lớn được những nhà thám hiểm thời xưa biết tới bao
gồm Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đông Phi, Biển Tây Phi, Biển Đông và phần mở rộng, Biển
Ấn Độ, Vịnh Ba Tư. Ngày nay, địa lý hiện đại chia bề mặt Trái Đất thành 5 đại dương lớn : Thái
Bình Dương (đôi khi được chia thành hai vùng Nam và Bắc), Bắc Băng Dương (hoặc đề xuất mở
rộng là Bắc Đại Dương), Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương (đôi khi được chia thành hai vùng Nam
và Bắc) và Nam Băng Dương (hoặc đề xuất mở rộng là Nam Đại Dương) cùng với rất nhiều các
biển. Cũng theo sự phân chia hiện đại này, nước từ biển sẽ chỉ được tiếp xúc với nước của một và
chỉ một đại dương (trừ trường hợp đặc biệt là biển Caspian không tiếp xúc với đại dương nào và
mọi người vẫn tranh cãi nó là hồ hay biển).
Cũng theo sự phân chia về đặc tính của sự tiếp xúc giữa lục địa và đại dương, các biển được
phân chia thành ba nhóm:
- Các biển giữa các lục địa. Các biển này được bố trí giữa hai lục địa. Cần chú ý rằng các
biển giữa các lục địa nằm ở các vòng đai đứt gãy của vỏ Trái đất, cho nên những nét đặt trưng của
các biển này là sự chia cắt mạnh mẽ của đường bờ, sự chênh lệch rõ rệt của độ sâu, hoạt động địa
chấn và hoạt động núi lửa mạnh mẽ.
- Các biển trong lục địa. Các biển này ăn sâu vào trong lục địa, nằm ở thềm lục địa và có độ
sâu không lớn.
- Các biển rìa lục địa. Các biển này được tách ra khỏi đại dương bởi các quần đảo hay bán
đảo, được nối với các đại dương trên những tuyến rộng. Các biển này được bố trí hoặc là ở thềm lục
địa với độ sâu nhỏ, hoặc là ở sườn lục địa với sự tăng nhanh đến độ sâu của đại dương.
* Như vậy, dù có những cách hiểu khác nhau về biển và đại dương nhưng nó vẫn là những
hòn nước khổng lồ bao quanh lấy lục địa. Và những quả bóng nước này đang ngày càng có vai trò
to lớn đối với sự sống và sự phát triển của xã hội loài người chúng ta.
1.1.2. Phạm vi không gian biển.
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã định ra khung pháp lý cho các
quốc gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng, xác định ranh giới, biên
giới trên biển giữa các quốc gia.
Theo công ước, mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển bao gồm: nội thủy, l._.ãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Dựa vào các quy định của công ước, quốc gia ven biển xác định ra đường cơ sở để từ đó
làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
6T- Nội thủy6T: Điều 8 của công ước Luật biển năm 1982 quy định nội thủy là toàn bộ vùng
nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền
của mình.
6T- Lãnh hải6T: là vùng biển nằm ngoài đường cơ sở. Chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý
(điều 3 công ước). Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối
với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía
trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội
thủy vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại
không gây hại.
6T- Vùng tiếp giáp lãnh hải6T: là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng
tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần
thiết nhằm ngăn ngừa các vi phạm đối với các luật và quy định về hải quân, thuế khóa, nhập cư hay
y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; và trừng trị những vi phạm các luật và quy định nói
trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình (điều 33 công ước).
6T- Vùng đặc quyền kinh tế6T: là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải
lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về
kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài
nguyên sinh vật (điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển
và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi
ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió…
Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế
phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt,
sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền
bảo vệ môi trường.
6T- Thềm lục địa6T: Thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối
thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Các quốc gia ven biển có
quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục
địa của mình. Cần lưu ý quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu
quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được
sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Điều cần nhấn mạnh là một mặt các quốc gia ven biển được hưởng các quyền tương ứng
như đã nêu trên đối với các vùng biển của mình, nhưng mặt khác họ có nghĩa vụ tôn trọng quyền
của các quốc gia ven biển khác.
Ngoài ra, còn có vùng biển quốc tế (là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các
quốc gia ven biển). Ở vùng biển quốc tế, các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng
không, đặt dây cáp và ống ngầm, đánh bắt cá, nghiên cứu khoa học… nhưng phải tôn trọng lợi ích
của các quốc gia khác cũng như phải tuân thủ các quy định có liên quan của công ước Luật biển
năm 1982; và đáy biển quốc tế (hay còn gọi là đáy đại dương) là di sản chung của nhân loại và
không quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể
cả tài nguyên ở đó.
1.1.3. Quan niệm về vùng ven biển
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về biển đã đưa ra các định
nghĩa khác nhau về vùng ven biển. Dưới đây là một số định nghĩa về vùng ven biển đã được lựa
chọn tùy theo từng quốc gia và từng lĩnh vực khoa học cụ thể.
- Vùng ven biển (theo các nhà khoa học Nga) là dải ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng
bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại. Định nghĩa này phù hợp với
nghiên cứu môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nhưng hạn chế khi nghiên cứu về địa lý, nhân
khẩu học và kinh tế học, không nêu được những ảnh hưởng của biển đến các hoạt động kinh tế
hướng tới biển.
- Vùng ven biển (theo Joe Baker – Viện khoa học biển Australia) là dải đất rộng khoảng 3km
dọc đường bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh giới ảnh hưởng của thủy triều vào
trong đất liền. Định nghĩa này đã đề cập đến tương tác biển và lục địa nhưng vẫn còn hạn chế khi
nghiên cứu về các tác động kinh tế - xã hội trong quá trình khai thác lợi thế của biển.
- Vùng ven biển (theo định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế) là vùng tính sâu
vào nội địa tới điểm ảnh hưởng của thủy triều lên các con sông, suối và các vùng đất ngập nước,
hoặc tính sâu vào nội địa 10 km, tùy theo khoảng cách nào lớn hơn. Định nghĩa này thiên về nghiên
cứu tài nguyên thiên nhiên. Các tác giả theo quan điểm này cũng chưa chú ý đến các vấn đề về kinh
tế - xã hội, dân cư sinh sống và khai thác các nguồn lợi biển.
Khi phân tích các tác động kinh tế - xã hội và môi tường của phần lãnh thổ sát biển với các
vùng bị nhiễm mặn cho thấy các hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư mang những sắc thái đặc thù
gắn với nguồn lợi ven biển. Quá trình khai phá thềm lục địa, phát triển các lĩnh vực kinh tế hướng
tới mở rộng kinh tế đối ngoại qua đường hàng hải của dân cư các quốc gia có biển cho thấy các định
nghĩa chung về vùng ven biển phải đề cập không chỉ đến những tiêu chí khách quan về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên vùng ven biển, mà còn phải phản ánh được các vấn đề về dân cư và các hoạt
động kinh tế - xã hội, đồng thời phải tuân thủ những điều luật Quốc tế và Quốc gia về xác định chủ
quyền, ranh giới và các vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia trên biển.
Như vậy, có thể phân định vùng ven biển là toàn bộ phần đất liền ven biển và các hải đảo
trên phần biển hải phận và vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Đó là một không gian để bố trí
các hoạt động kinh tế - xã hội hướng biển.
Thực tiển phát triển kinh tế biển nước ta cho thấy, vùng ven biển bao gồm dải các đơn vị
hành chính lãnh thổ có biển, vùng đảo và nội thủy thuộc đơn vị hành chính quản lí tương ứng và các
mối liên hệ không gian như mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, các cảng biển, cửa sông ven
biển, vùng bãi ngang, là cầu nối vùng nội địa với biển, đồng thời là cơ sở hậu cần cho quản lí và
khai thác các đảo – quần đảo xa bờ và ngoài khới.
1.1.4.Kinh tế biển
Kinh tế biển là một bộ phận của kinh tế chung. Và các ngành kinh tế biển ngày càng có vai
trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Vì thế, hiểu và định nghĩa cụ thể kinh tế
biển là việc làm rất có ý nghĩa.
Trước tiên, kinh tế biển phải được định nghĩa bằng cách tách ra giữa hoạt động biển và phi
biển.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Hường (Tạp chí hoạt động khoa học kỹ thuật – số 5 năm 1996) đã
viết: “Kinh tế biển là một lĩnh vực bao trùm gồm nhiều ngành hoạt động liên quan đến biển như:
thủy sản, du lịch, giao thông vận tải, dầu khí,…nhằm khai thác toàn bộ lợi ích mà biển có thể mang
lại để phát triển đất nước”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: kinh tế biển là những hoạt động kinh tế
dựa trên việc khai thác các nguồn lợi từ biển và môi trường biển.
Ngày nay, khi xem xét tới kinh tế biển, người ta thường đề cập đến kinh tế vùng ven biển ở
một mức độ cần thiết. Để có một khái niệm mang tính quy ước khi phân tích.
Quan niệm kinh tế biển theo nghĩa hẹp bao gồm 7 ngành kinh tế sau: Kinh tế Hàng hải (Vận
tải biển và Dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác Dầu khí ngoài
khơi; Du lịch biển; Làm muối;Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; Kinh tế đảo.
Quan niệm kinh tế biển theo nghĩa rộng ( quan điểm hiện nay thường dung trong phân tích
kinh tế biển): bao gồm cả các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp
liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển. Với quan niệm này các hoạt động kinh tế biển
gồm có 6 lĩnh vực sau : Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh
vực kinh tế hàng hải); Công nghiệp chế biến dầu, khí; Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; Cung
cấp dịch vụ biển; Thông tin liên lạc (biển); Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực
phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển.
Khác với kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế ở dải ven biển,
có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, các huyện ven biển hoặc cũng có thể là các tỉnh ven biển -
có biên giới đất liền tiếp giáp với biển. Nó bao gồm cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; công
nghiệp và dịch vụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ này
Hiện nay thế giới thống nhất kinh tế biển là nền kinh tế tổng thành của các ngành công
nghiệp do môi trường biển đem lại. Môi trường biển được định nghĩa là những vùng biển có chủ
quyền: mặt nước ven bờ, lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền. Nhưng trong các báo cáo tổng kết về
kinh tế biển hiện nay, ta chỉ thấy một bức tranh không toàn cục, chủ yếu là đánh bắt, dầu khí và vận
tải. Tại các hội thảo về kinh tế biển, người ta vẫn thấy những cái nhìn rời rạc, chưa có một nghiên
cứu tổng thể để từ đó lên kế hoạch cụ thể cho từng ngành công nghiệp biển vừa nêu. Ở các nước,
vẫn có nhiều tranh cãi trong các phép đo của từng ngành công nghiệp biển, cũng như sự đối kháng,
xung đột của các ngành, kể cả những xung đột nhất định trong nội bộ ngành. Chẳng hạn đánh bắt và
nuôi trồng xung đột với nhau vì một bên gây ô nhiễm môi trường, làm cho cá không sinh sản trong
những vùng nước gần bờ được. Chẳng hạn khai thác dầu khí, khoáng sản thường gây ô nhiễm nước
ảnh hưởng đến đời sống hải sản… nếu không tính đến bài toán phát triển bền vững qua bảo vệ môi
trường một cách hữu hiệu, biển sẽ trở thành sa mạc nước.
1.1.5.Cơ cấu kinh tế biển
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối
ổn định hợp thành. Cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế là một bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế
quốc dân. Đây là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của nền kinh tế được sắp xếp theo một tương quan
tỷ lệ nhất định. Nói cách khác, cơ cấu ngành thể hiện số lượng, tỷ trọng của ngành (lĩnh vực) tạo
nên nền kinh tế.
Có rất nhiều ngành tạo thành nền kinh tế. Về đại thể, chúng được phân thành ba nhóm ngành
sau: Khu vực I: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; Khu vực II : công nghiệp và xây dựng và
Khu vực III là dịch vụ.
Xét về cơ cấu kinh tế biển, từ nhiều nghiên cứu quốc tế về biển đã đi đến tổng kết cấu trúc
kinh tế biển gồm 6 chuyên ngành chính là:
- Kinh tế cảng
- Kinh tế đóng tàu
- Kinh tế dầu khí và khai thác khoáng sản biển
- Kinh tế hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản)
- Kinh tế du lịch và dịch vụ trên biển
- Kinh tế lấn biển
Đối với Việt Nam. Cơ cấu kinh tế biển đã dần hình thành từ đơn giản đến hoàn chỉnh như
ngày nay. Dựa vào nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng, qua các thời đại, người Việt Nam
đã biết khai thác và sử dụng tài nguyên phục vụ cho cuộc sống của mình, ở mức độ nhất định, trình
độ và quy mô khác nhau. Thời kỳ cổ đại, người Việt sử dụng tài nguyên biển cho đời sống, lợi dụng
thủy triều để thực hiện giao thông thương mại, trồng trọt, đánh giặc ngoại xâm. Đến thời kỳ nhà
nước phong kiến, kinh tế biển vẫn chủ yếu khai thác tài nguyên sẵn có phục vụ cuộc sống và cống
nạp cho giai cấp thống trị. Việc khai thác dần mở rộng và sâu hơn trong thời Trần và thời Lý qua
việc phát triển nghề làm muối, khẩn hoang vùng đất ven biển, đánh bắt cá và làm nước mắm. Đến
thời nhà Lê, việc phát triển giao thương qua các cửa khẩu được chú ý thông qua việc cho người
nước ngoài vào buôn bán theo các cửa khẩu Vân Đồn, Vạn Ninh, Tam Kỳ….Thời nhà Nguyễn giao
thương với nước ngoài đặc biệt được chú ý từ cách nhìn nhận đầy đủ về ý nghĩa của các cửa biển,
việc phát triển các đội thuyền vừa phục vụ cho phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh. Vào thời vua
Minh Mạng, một số đạo luật về khai thác phát triển kinh tế biển vùng ven biển đã được ban hành.
Từ đó, việc tổ chức khai hoang lấn biển lập nên các vùng đất mới mở rộng bờ cõi diễn ra khá mạnh
ở Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình). Từ sau năm 1945 đến 1975, kinh tế biển đã có
những bước tiến nhất định, song vẫn mang tính tự cấp, tự túc, các hoạt động chỉ diễn ra ở gần bờ với
phương tiện thô sơ, chỉ tập trung vào nghề khai thác thủy sản. Từ 1975 đến 1986 mặc dầu kinh tế
còn khó khăn nhưng Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm đến xác định chủ quyền biển và bảo vệ
tài nguyên biển, nền kinh tế biển đã thực sự được đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu.
Từ 1986 đến nay, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế biển được xác định với đầy đủ các lĩnh vực như: Nghề cá (đánh bắt,
nuôi trồng và chế biển), khai thác khoáng sản (dầu lửa, khí đốt, vật liệu xây dựng…), hàng hải
(đóng tàu, lập cảng, chuyên chở hàng hóa….), du lịch biển (tắm biển, lặn biển, nghỉ dưỡng….), an
ninh quốc phòng (bảo vệ, quản lí biên giới hải đảo…)
Ở nước ta, dưới quan điểm phân vùng kinh tế thì nước ta phân thành 3 loại hình kinh tế chính
là: Kinh tế đồi núi; kinh tế đồng bằng và kinh tế biển
Trong những năm gần đây, khi nước ta tiến hành quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế biển
đã xác định 2 vùng kinh tế chính là: vùng kinh tế nội địa và vùng kinh tế biển và ven biển.
1.1.6. Tổ chức lãnh thổ kinh tế biển
Trong sách “Địa lí kinh tế - xã hội: Từ điển khái niệm – thuật ngữ” (1983) của E.B.Alaev đã
đưa ra nhận thức chung của các nhà địa lí Xô Viết về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội như sau: “ Tổ
chức kinh tế - xã hội trong nghĩa rộng của từ này bao gồm các vấn đề liên quan đến phân công lao
động theo lãnh thổ, phân bố các lực lượng sản xuất, các sự khác biệt về vùng trong quan hệ tương
hỗ giữa xã hội và thiên nhiên, cũng như các vấn đề chính sách vùng về kinh tế - xã hội. Ở một nghĩa
hẹp hơn, nó bao gồm các phạm trù như tổ chức lãnh thổ hành chánh của Nhà nước, quản lí vùng về
sản xuất, sự hình thành các thành tạo lãnh thổ về tổ chức kinh tế, sự xác định các khách thể vùng
của quản lí, sự phân vùng về kinh tế - xã hội…”
Các nhà khoa học phương Tây theo hướng kinh tế thị trường thường sử dụng thuật ngữ tổ
chức không gian kinh tế - xã hội thì cho rằng: Có thể hiểu tổ chức không gian kinh tế - xã hội là sự
sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách
hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và
sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự
phát triển bền vững của một lãnh thổ.
Tổ chức lãnh thổ kinh tế biển với tư cách là một bộ phận của tổ chức không gian kinh tế - xã
hội, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ
môi trường đất nước. Ngoài ra, không gian biển là không gian đặc biệt chiến lược đặc biệt quan
trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị tiến ra biển lớn, việc tổ chức lãnh thổ kinh tế biển
trước hết thể hiện sự tương tác kinh tế lãnh thổ - lãnh hải diễn ra chủ yếu và trực tiếp ở vùng duyên
hải. Hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến hình thành các phức thệ kinh tế lãnh thổ - lãnh hải được tổ chức theo
hướng mở trong mối tướng tác với các nước trong khu vực có cùng lợi ích trên biển Đông.
Trên tinh thần đó, tầm nhìn đến năm 2020 khi nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, mô
hình tổ chức không gian kinh tế đất liền – biển có thể định hướng như sau:
- Vùng biển ven biển phía Bắc, gồm 23 huyện thuộc 5 tỉnh, từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.
Diện tích 9083 kmP2P, dân số 4,9 triệu người (2005). Định hướng phát triển khu vực biển Hải Phòng –
Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế mạnh mà nòng cốt là cảng, công nghiệp, du lịch, là đầu tàu kéo
toàn vùng phát triển. Bên cạnh đó phát triển khu kinh tế thương mại, xây dựng tuyến đường biển,
cảng biển, khu kinh tế, các thành phố, thị trấn ven biển.
- Vùng biển và ven biển Băc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, với 73 huyện thuộc 14
tỉnh, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Diện tích 36078 kmP2P, dân số 13,4 triệu người. Hướng phát triển
kinh tế biển là: Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển và trở
thành một trong 3 trung tâm kinh tế biển lớn nhất nước ta. Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở
tuyến cao tốc Bắc – Nam, xây dựng cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển,
xây dựng khu kinh tế tổng hợp, trong đó chú trọng đến hàng hải và du lịch.
- Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ, với 9 huyện, thị thuộc 2 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và
thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích 2279,5 kmP2P, dân số 1,9 triệu người (2005). Với định hướng phát
triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế hướng ra biển, xây dựng hành lang kinh tế, các
khu công nghiệp, đặc biệt là tuyến quốc lộ 51.
- Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ, là cửa ngõ của các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long,
với 33 huyện, thị thuộc 7 tỉnh, kéo dài từ Tiền Giang đến Cà Mau và Hà Tiên (Kiên Giang). Diện
tích 14923,6 kmP2P, dân số 5,6 triệu người (2005). Định hướng xây dựng Phú Quốc thành trung tâm
kinh tế lớn, là bàn đạp hướng ra biển của tiểu vùng, hướng đến 2020 Phú Quốc trở thành trung tâm
giao thương quốc tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp
xi măng, công nghiệp khí – điện – đạm, du lịch biển – đảo, nghiên cứu khoa học – công nghiệp
biển, đào tạo nhân lực và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, xây dựng trung tâm cứu hộ -
cứu nạn và bảo vệ môi trường biển, đảm bảo an ninh – quốc phòng vùng biển. Hình thành các hành
lang kinh tế ven biển phía Tây và phía Đông.
Như vậy, tổ chức kinh tế biển là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội, bộ phận
này càng có vai trò quan trọng và to lớn hơn khi không gian kinh tế nội địa ngày càng chật hẹp và
nó ảnh hưởng sâu sắc trở lại đến không gian kinh tế - xã hội chung.
1.1.7. Các loại hình kinh tế biển
- Kinh tế hàng hải: Đại dương, biển chiếm gần 71% bề mặt của hành tinh xanh. Lịch sử tiến
hóa của loài người luôn được gắn kết với biển. Văn minh nhân loại càng phát triển thì giá trị của
biển càng được tôn vinh. Ngành hàng hải ra đời, biển chẳng những là cầu nối giữa các châu lục, các
quốc gia mà còn là tài sản vô giá của Trái đất.
Từ sau những cuộc phát kiến địa lý lớn, ngành hàng hải mới chính thức ra đời và phát triển
khá nhanh cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Thế giới, với sự trao đổi hàng hóa giữa các
nước có chuyên môn hóa kinh tế khác nhau, giữa chính quốc và các nước thuộc địa, giữa các nước
có nền kinh tế phát triển và các nước kém phát triển.
Ngành vận tải biển là ngành mang tính chất kinh doanh, phục vụ trong khâu vận chuyển hàng
hải bằng đường biển và xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển. Khâu vận chuyển có nhiệm vụ tổ chức khai
thác và kinh doanh tàu biển hoạt động trên một địa bàn rộng lớn. Khâu xếp dỡ có nhiệm vụ tổ chức
khai thác và kinh doanh các hoạt động sản xuất, phục vụ ở cảng biển.
Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước
công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng
miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh và trở
thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không lớn, nhưng vì đường dài nên hiện
nay đường biển đảm đương tới 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận
tải trên Thế giới. Không chỉ có các tuyến viễn dương có ý nghĩa quan trọng, mà cả các tuyến vận tải
ven bờ cũng có ý nghĩa đối với các nước có đường bờ biển.
Các tuyến hàng hải thường được chia thành ba loại: từ cảng đến cảng (port – to – port), tuyến
con lắc (pendulum) và vòng quanh Thế giới (round the world). Các dịch vụ kiểu con lắc rất được ưa
chuộng do tính chất uyển chuyển trong dịch vụ và đặc biệt là trong thời đại chuyên chở bằng các tàu
container. Trong những năm gần đây, còn có khuynh hướng tích hợp và chuyên môn hóa các tuyến
đường biển nhờ các tàu chuyển tải đường ngắn nối các cảng lớn với nhau.
Đại dương bao la nhưng các tuyến đường hàng hải lại chỉ tập trung ở một số tuyến quan
trọng: Bắc Đại Tây Dương nối Châu Âu và Bắc Mỹ, Địa Trung Hải – Châu Á qua kênh Suez, thông
qua kênh Panama nối Châu Âu và bờ Đông Hoa Kỳ và Châu Á, đường biển Nam Phi nối Châu Âu
qua Châu Mỹ với Châu Phi, đường biển Nam Mỹ nối Châu Âu và Bắc Mỹ với Nam Mỹ, đường
Biển Bắc Thái Bình Dương nối Tây Hoa Kỳ với Nhật Bản và Trung Quốc, đường biển Nam Thái
Bình Dương từ Tây Hoa Kỳ đến Ôxtrâylia, Niu Dilân, Inđônêsia và Nam Á. Đường biển từ vùng
vịnh Pecxich qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi) đến Châu Âu và Châu Mỹ dành riêng cho các tàu chở
dầu khổng lồ không đi qua được kênh Suez.
Vận tải đường biển là loại phương tiện vận tải hàng hóa chủ yếu nhất trong thương mại quốc
tế. Trước khi Thế giới bước vào kỷ nguyên của các chuyến bay liên lục địa thì vận chuyển hành
khách bằng tàu biển khá quan trọng, nhất là ở Bắc Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mỹ. Vào
năm 1838, vượt Đại Tây Dương hết 15,5 ngày (tàu Great Western), thì đến đầu thế kỷ XX chỉ còn
4,5 ngày (tàu Mauritania, 1907) và đến năm 1952 chỉ còn 3,5 ngày (tàu United States, 1952). Nhưng
cũng từ thời điểm đó, vận tải hàng không đã chiếm mất vị trí độc tôn của tàu vận tải khách xuyên
Đại Tây Dương. Hiện nay, chỉ còn một số tàu chở khách viễn dương nhằm mục tiêu du lịch, các phà
biển (ferries) hay các tàu chở khách nhỏ như các nước quần đảo Inđônêxia, Philippin, các nước
vùng Caribê. Trong khi việc chuyên chở hành khách bằng đường biển giảm sút thì việc chuyên chở
dầu mỏ, các hàng hóa khác lại tăng lên mạnh. Việc chuyên chở các loại khoáng sản, gỗ, ngũ cốc,…
vẫn còn chiếm một khối lượng lớn, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, việc chuyên chở các loại
hàng chế biến ngày càng tăng mạnh.
Khoảng 1/2 khối lượng hàng vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu mỏ và các sản phẩm
dầu mỏ. Việc chở dầu bàng các tanke luôn đe dọa ô nhiễm môi trường. Toàn Thế giới có hàng trăm
tàu chở dầu có trọng tải trên 100 nghìn tấn đang hoạt động. Tàu chở dầu chở tới hơn 300 loại sản
phẩm dầu mỏ và mỡ. Mỗi khi lấy hàng, người ta xả nước, nước nóng vào các khoang để rửa sạnh
tàu rồi trút nước và cặn bẩn xuống biển. Theo đánh giá của UNEP (Chương trình môi trường của
Liên Hợp Quốc) năm 1987, thì mỗi năm các tàu chở dầu trút xuống biển 1,1 triệu tấn dầu mỏ từ
nước rửa tàu và nước trọng tải dầu, cộng thêm khoảng 500 nghìn tấn dầu do các sự cố tàu dầu.
Hiện nay, khoảng 100.000 tàu biển có trọng tải trên 100 tấn đang hoạt động khắp Thế giới,
trong đó 1/2 làm nhiệm vụ vận tải, còn 1/2 làm nhiệm vụ dịch vụ. Cùng với sự mở rộng buôn bán
quốc tế, đội tàu biển đã tăng lên cả về số lượng và trọng tải trung bình.
Trong đời sống ngành hàng hải Thế giới phổ biến hiện tượng chủ tàu mượn cờ của nước
khác, chẳng hạn gần như toàn bộ đội tanke của Libêria và Panama là thuộc về các chủ tàu Hoa Kỳ,
Hi Lạp và một số nước khác. Điều này giải thích tại sao có các quốc gia tuy không đóng vai trò lớn
trong nền kinh tế Thế giới nhưng lại có đội tàu buôn với trọng tải rất lớn.
Đội tàu buôn được chia thành tàu chở khách, tàu chở hàng (cargo ship) và tàu chở dầu
(tanke). Các tàu hàng thông thường có thể chở hàng được đóng gói, hàng rót (quặng, ngũ cốc) và cả
một số hàng lỏng (mủ cao su, dầu ăn,..). Có những tàu hàng được thiết kế chuyên dụng để chuyên
chở ô tô, ngũ cốc.
Đối với địa lý vận tải đường biển, mạng lưới các cảng biển có ý nghĩa căn bản. Cảng biển là
nơi tàu đỗ tiện lợi và an toàn, nơi có thể tiến hành bốc dỡ hàng hóa và xếp hàng mới. Thường thì các
cảng tự nhiên được xây dựng ở bờ vịnh nước sâu hay ở các cửa sông. Người ta thường phân loại các
cảng thành cảng địa phương, cảng khu vực hay cảng quốc tế, cảng chuyển tải, cảng bách hóa hay
cảng chuyên dụng.
Lịch sử của ngành đường biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được coi là ngành mũi
nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ là thành phố với kinh
tế, công nghiệp và giao thương phát triển. Cảng biển phồn vinh, kinh tế biển càng mạnh.
Cảng biển là kết cấu hạ tầng quan trọng của kinh tế hàng hải, nó phải đi trước một bước để
thúc đẩy các ngành kinh tế biển khác phát triển. Vì vậy cần phải có một quy hoạch cụ thể, phù hợp
vì hoạt động của một cảng biển tồn tại đến hàng trăm năm hoặc lâu hơn thế. Chẳng hạn cảng
Rotterdam của Hà Lan hình thành từ những năm 1860 đến nay đã gần 150 năm mà vẫn còn sầm uất,
hiện nay vẫn là cảng lớn nhất Châu Âu và còn một số cảng khác như: cảng London của Anh, cảng
Hamburg của Đức, cảng Antwerp của Bỉ cũng tương đồng ý nghĩa đó.
Cảng nằm trong một hệ thống phân phối hàng hóa. Vì vậy, để phân tích sự phát triển và hoạt
động của cảng, người ta phải quan tâm đến hậu phương (hinterland) và vùng trước cảng (foreland).
Hậu phương của cảng có thể được hiểu là một bộ phận lãnh thổ của đất nước tạo nên thị trường tự
nhiên và phục vụ cho cảng. Vùng trước cảng có thể được hiểu là vùng đất đối diện với hậu phương
của cảng qua vùng biển, nơi mà hàng hóa được chở từ đó đến cảng và ngược lại. Vùng trước cảng
xác định sự tham gia của cảng vào nền kinh tế Thế giới. Hiện trên Thế giới có khoảng 6000 – 7000
cảng đang hoạt động, nhưng chỉ khoảng 100 có ý nghĩa toàn cầu.
Cuối cùng, cần phải đề cập đến ba vị trí địa lý chiến lược cực kỳ quan trọng trong hàng hải
Thế giới hiện đại: kênh Suez (được đào cắt ngang eo đất Suez của Ai Cập, nối Đại Tây Dương với
Ấn Độ Dương), kênh Panama (cắt qua eo đất Panama rộng 50 km là con đường ngắn nhất nối Thái
Bình Dương và Đại Tây Dương) và eo biển Malacca.
- Hải sản: Nguồn lợi hải sản là thế mạnh đặc trưng của biển và khi nói về kinh tế biển không
thể không nhắc đến vai trò, vị trí của ngành. Ngành hải sản bao gồm các lĩnh vực như: khai thác,
nuôi trồng, chế biến.
Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú, đa dạng, bao gồm nguồn lợi động vật biển (cá, tôm,
cua, các loài động vật thân mềm (mực, bào ngư, trai ngọc,…) và nhiều động vật có giá trị cả về kinh
tế và nghiên cứu đa dạng sinh học biển như: rùa biển, sứa,…) và thực vật biển (rong biển). Sức sản
xuất nguyên khai của biển khoảng 500 tỷ tấn/năm và sản lượng hàng năm đạt khoảng 600 triệu tấn.
Đây là tiềm năng rất lớn đối với ngành khai thác thủy sản của Thế giới.
Theo thống kê của FAO, hiện nay toàn Thế giới có hơn 160 quốc gia làm kinh tế thủy sản,
trong đó có hơn 20 quốc gia có sản lượng đánh bắt cá biển trên 1 triệu tấn/năm thuộc Châu Á, Châu
Âu, Châu Mỹ.
Sản lượng khai thác thủy sản từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nay ngày càng tăng nhanh. Vào
những năm 1950, sản lượng khai thác gần 20 triệu tấn thì đến những năm đầu của thế kỷ XXI, sản
lượng thủy sản khai thác đạt gần 100 triệu tấn. Các nước có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn nhất
Thế giới là Trung Quốc (gần 18 triệu tấn), Pêru (gần 8 triệu tấn), Hoa Kì (5 triệu tấn), Nhật Bản (4,8
triệu tấn), Inđônêxia (4,3 triệu tấn), Chilê (4 triệu tấn), Ấn Độ (3,9 triệu tấn), Liên Bang Nga (3,7
triệu tấn), Thái Lan (2,9 triệu tấn) và Na Uy (2,8 triệu tấn). Đến năm 2009, Việt Nam được đánh giá
là một trong những quốc gia có tiềm năng khai thác hải sản trên biển, xếp thứ 12 trên thế giới về
năng lực đánh bắt với sản lượng luôn ổn định ở mức 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm.
Ngành khai thác thủy sản đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ. Đó là các đội tàu
đánh cá lớn với tàu chế biến đi kèm, lưới tốt, thiết bị hiện đại thăm dò luồng cá, các cảng cá, xí
nghiệp sửa chữa tàu, chế tạo ngư cụ, các cơ sở hậu cần dịch vụ,…
Tuy nhiên, việc khai thác thủy sản quá mức ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản. Vì vậy,
vấn đề khai thác hợp lý kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản có ý nghĩa to
lớn. Một số ngư trường, chẳng hạn bãi cá thu Grand Banks ngoài khơi phía đông Canada, đã bị khai
thác vượt quá khả năng phục hồi.
Đánh bắt cá quá mức đã trở thành một vấn đề lớn. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hơn 25% ngư
trường trên toàn thế giới bị khai thác quá mức, 50% bị đánh bắt hết công suất và 75% cần được cấm
hoặc giảm tốc độ đánh bắt ngay lập tức để đảm bảo nguồn cá cho tương lai.
Các ngư trường khai thác thủy sản chủ yếu trên Thế Giới là Biển Bắc, Đông Bắc Đại Tây
Dương, Tây Bắc Đại Tây Dương, Trung Tâm Tây Đại Tây Dương, Tây Nam Đại Tây Dương, Bắc
Địa Trung Hải, Đông Ấn Độ Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương, Đông và Đông Bắc Thái Bình
Dương, Tây Nam Thái Bình Dương
Tuy việc đánh bắt từ biển vẫn còn cung cấp cho Thế giới tới 2/3 sản lượng thủy sản, song
ngành nuôi trồng đã và đang phát triển nhanh với vị thế ngày càng cao. Rõ ràng, nguồn tài nguyên
biển là có giới hạn, lại đang bị con người khai thác quá mức. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của Thế giới, việc phát triển nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Thế giới từ năm 1950 đến nay tăng gấp 3 lần, đạt trên 48
triệu tấn. Các loài thủy sản được nuôi ở các vùng nước lợ và nước mặn ngày càng phổ biến với
nhiều loài có giá trị cao về thực phẩm, về kinh tế đã trở thành đối tượng nuôi trồng để xuất khẩu như
tôm (tôm sú, tôm hùm,..), cua, cá…
Ngành nuôi trồng phát triển mạnh ở các nước Châu Á như Trung Quốc._.ản tài nguyên và môi trường
biển, nghiên cứu khoa học biển, tổng hoạp tình hình quản lí, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường biển, các cụm đảo và tình hình hợp tác quốc tế về biển ; đề xuất triển khai các trương
trình, dự án quản lí, bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng biển, đảo của tỉnh.
Các Sở ban ngành , UBND các huyện ven biển tiến hành rà soát quy hoạch ngành, quy hoạch
tổng thể các huyện cho phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
biển và ven biển của tỉnh.
Hàng năm, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển, giao cho Sở kế hoạch và đầu tư làm
đầu mối tổng hợp, báo cáo cho UBND tỉnh.
Đồng thời, cần quán triệt tình thần, chủ trương của quy hoạch phát triển tổng hợp kinh tế
biển tỉnh đến năm 2020 đến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là người dân vùng biển, ven biển và
đảo để họ biết và nhận thức thực hiện.
3.3.5. Đẩy mạnh hợp tác liên vùng và liên quốc gia.
Vùng biển Cà Mau nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ, có chung đường biên giới trên biển
với một số nước trong khu vực nên việc tham gia thực hiện hợp tác phát triển với các nước trong
khu vực và các tổ chức quốc tế liên quan trong khuôn khổ đề án chung của cả nước là rất quan
trọng.
Theo Đề án hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 80/2008/QĐ-TTg ngày 13/6/2008 đã xác định những lĩnh vực cần tăng cường hợp tác
là: Thuỷ sản (điều tra, khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản, nhất là nguồn lợi ở các vùng biển
khơi, đánh giá những tác động có khả năng làm suy giảm các nguồn lợi hải sản); Thăm dò khai thác
dầu khí; Du lịch biển và ven biển; Nghiên cứu khoa học và công nghệ về biển; Nghiên cứu môi
trường biển và những tác động đối với môi trường biển (tăng cường hợp tác quốc tế để gìn giữ và
bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn); Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; Bảo đảm an toàn, an ninh trên biển
và nhiều lĩnh vực hợp tác khác.
Những lĩnh vực hợp tác tại vùng biển Cà Mau sẽ được thực hiện trên cơ sở phối hợp tổ chức
của các Bộ, Ngành Trung ương. Đối với tỉnh Cà Mau các hoạt động hợp tác quốc tế về biển cần tập
trung là:
- Về du lịch biển và kinh tế đảo: hợp tác với các nước trong khu vực (Campuchia, Thái lan)
mà điểm đến là du lịch đảo Hòn Khoai, bãi biển Khai Long hoặc du lịch theo tuyến đường ven biển
phiá Nam (dự án tiểu vùng Mekông mở rộng).
- Hợp tác khai thác nguồn lợi hải sản trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của các nước, đàm phán
đưa tàu cá sang khai thác kinh doanh ở vùng biển các nước theo thỏa thuận.
- Hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường (điều tra, đánh giá môi trường, dự báo
thiên tai, đánh giá tác động của các hoạt động khai thác nguồn lợi biển.v.v..). Ưu tiên hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực xử lý chất thải, xử lý các sự cố tràn dầu; tham gia "Hệ thống quan trắc trái đất toàn
cầu" để dược chia sẻ thông tin giám sát, cảnh báo thiên tai và môi trường, xây dựng hệ thống các
điểm quan trắc môi trường trên địa bàn của tỉnh...
- Hợp tác với các lực lượng chức năng của các nước liên quan trong lĩnh vực tìm kiếm cứu
nạn trên vùng biển, hợp tác phòng chống và ngăn chặn cướp biển, vận chuyển hàng hoá và buôn bán
bất hợp pháp.
- Dịch vụ phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí, dịch vụ kinh doanh dầu khí, nối mạng hệ thống
đường ống dẫn khí ASEAN (tăng cường nguồn cung cho khu công nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau
trong giai đoạn tiếp theo);
- Về Kinh tế hàng hải, tham gia hợp tác trong các dịch vụ cảng, góp phần mở rộng dịch vụ
hàng hải ra nước ngoài (sau khi cảng Năm Căn được nâng cấp), nâng cao tỷ lệ vận chuyển hàng hóa
xuất nhập khẩu qua cảng Năm Căn; tham gia vào thị trường cơ khí tàu thủy (đặc biệt các loại tàu
nhỏ và vừa), nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các tàu; tham gia vào thị trường lao động hàng hải (đào tạo
xuất khẩu thuyền viên, sỹ quan hàng hải...).
Tăng cường hợp tác quốc tế về biển theo Quyết định số 80/2008/QĐ-TTg ngày 13/6/2008
của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh cần tổ chức phối hợp giữa các huyện ven biển, với các huyện vùng
nội địa và thành phố Cà Mau, hợp tác với các địa phương khác trong vùng, trong nước, các Tập
đoàn kinh tế lớn để phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là đơn vị đã
và đang đầu tư các dự án lớn trên địa bàn tỉnh, thông qua hợp tác để triển khai các dự án đầu tư,
tranh thủ sự thu hút đầu tư (Tập Đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang hợp tác với nhiều tập đoàn
quốc tế lớn).
3.3.6. Tiếp tục đổi mới kinh tế và đa dạng các hình thức phát triển kinh tế biển.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần phải được coi là một trong những quan điểm
cơ bản của quá trình đổi mới kinh tế. Cần có những cơ chế chính sách khuyến khích và đảm bảo
quyền bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế biển
thuộc trong nước và ngoài nước với khuôn khổ pháp luật chung.
Có chính sách khuyến khích thực hiện đa dạng hoá các hình thức phát triển kinh tế biển để
thu hút được mọi nguồn vốn đầu tư trong xã hội.
Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể, hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã,
Liên minh hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã trong các loại hình kinh tế biển. Tạo điều kiện thuận lợi
cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển trong lĩnh vực kinh tế biển, không hạn chế về quy mô, ngành
nghề, lĩnh vực, địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn.
3.3.7. Hiện đại hóa phương tiện đánh bắt, bảo quản và chế biến
Việc đầu tư đóng mới tàu thuyền được căn cứ xác định trên thực tế tình hình hoạt động khai
thác, chế biến xuất khẩu thương mại và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Tập trung tiến hành
nâng cấp số lượng tàu hiện có, đóng mới các tàu có công suất lớn để đánh bắt.
Đầu tư phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, trang bị các thiết bị hiện đại, phương tiện đánh bắt
và bảo quản sản phẩm.
3.3.8. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm ưu thế.
Trong thời gian tới, tỉnh cần xây dựng một số nhà máy chế biến cá, nhuyễn thể, đồng thời
không ngừng cải tiến, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Có chính sách đầu tư thích đáng trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản
phẩm từ biển. Đặc biệt quan tâm đến sản phẩm tôm là mặt hang chủ lực của tỉnh, đáp ứng nhu cầu
thị trường đặc biệt là những thị trường lớn.
3.3.9. Xây dựng thương hiệu, tiếp thị và mở rộng thị trường
Tiến hành tuyên truyền, quảng bá các thế mạnh của vùng, quảng bá vị trí, vai trò và khả năng
thu hút đầu tư vào các khu, địa bàn kinh tế động lực, các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch
trọng điểm. Có chính sách khuyến khích (chính sách về đất đai, hỗ trợ vốn...) đối với các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn VBVBCM.
Không ngừng mở rộng thị trường, cả thị trường ttrong và ngoài nước thông qua các hoạt
động quảng cáo, tiếp thị và xây dựng thương hiệu…
Tích cực thực hiện quan điểm đa thị trường, đa sản phẩm, đa phương thức mua bán phù hợp
với quy luật thị trường, đáp ứng luật của WTO.
Tổ chức các hoạt động quảng cáo, tiếp thị tốt nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo các
thành phần dân cư trong địa phương và các vùng lân cận. Khuyến khích người dân tham gia vào các
hoạt động quảng bá. Hình thành câu lạc bộ các ngành nghề nhằm phối hợp trong thông tin thị
trường, có tác động như sàn giao dịch và thông tin mới về các loại sản phẩm, đặc biệt là những đặc
sản trên địa bàn các huyện trong tỉnh.
3.4. Kiến nghị
Dựa trên định hướng đã có, kiến nghị lãnh đạo và các cơ quan liên quan của tỉnh tiếp tục xây
dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cho các huyện ven sông, ven biển.
Trên cơ sở đó phát huy các tiềm năng của từng vùng và xác định nhu cầu và thứ tự ưu tiên cho việc
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hình thành các vùng chuyên canh, bố trí cụm dân cư, hình thành
các khu trung tâm xã.
Đối với các địa phương – huyện có biển cần thực hiện tốt quy hoạch của tỉnh, đồng thời tham
mưu cho các cơ quan có liên quan để hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội cho
từng xã có biển.
Đối với các ngành khai thác biển cần có sự quan tâm, kịp thời chỉ đạo phát huy những thuận
lợi và khắc phục những khó khăn nhất định.
Trong lĩnh vực thủy sản: triển khai xây dựng dự án quy hoạch các vùng nuôi thủy sản tập
trung nhằm tạo điều kiện cải tạo hệ thống môi trường, kiểm soát dịch bệnh, phát triển các giống loại
nuôi phù hợp với thị trường. Trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản: khuyến khích và có chính sách hỗ
trợ cho các tàu đánh bắt xa bờ đầu tư phương tiện để chế biến tại chổ, quản lý tốt chất lượng sản
phẩm sau đánh bắt. Hình thành các tổ hợp tác khai thác biển nhằm gia tăng hiệu quả đánh bắt kết
hợp với bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh vùng biển; hoàn thành các dự án neo đậu trú bão cho tàu
cá. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác mở rộng ngành nghề chế biến thủy sản. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng
dự án sử dụng vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Xây dựng và phát triển các làng nghề.
Tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế hợp tác phát triển- đặc biệt là đối với các khu vực nuôi trồng
và đánh bắt thủy - hải sản, phát huy hình thức liên doanh, liên kết, xây dựng các chính sách ưu đãi
đầu tư.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục mở rộng chương trình đào tạo kỹ thuật viên nuôi thủy sản trình độ
từ sơ cấp, trung cấp với hướng ưu tiên hỗ trợ cho các lao động trong độ tuổi trong vùng nuôi và đặc
biệt là phải có sự quan tâm đúng mức đối với các sinh viên thuộc ngành thủy sản đang theo học
cũng như việc thu hút họ sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương với các chính sách ưu đãi
thích hợp.
Về du lịch, cần đầu tư hoàn chỉnh các khu du lịch ven biển và đảo. Mở rộng và phát triển
thêm các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh ban hành chính
sách ưu đãi đầu tư về du lịch
Đối với sản xuất lâm nghiệp: kiến nghị việc xây dựng dự án thi công đê bao ven biển ngăn
triều cường, sạt lở ven hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Kết hợp làm ranh đai rừng phòng hộ và
các vùng nuôi thủy sản vừa đáp ứng được nhu cầu giao thông, quốc phòng và bảo vệ đai rừng phòng
hộ. Thực hiện trồng rừng trên các cồn (cồn Ngang, cồn Vượt) để hình thành rừng sinh thái ngập
mặn, bảo vệ môi trường ven sông – ven biển một cách bền vững.
Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường. Xây dựng
hoàn chỉnh hệ thống xử lý môi trường cho các vùng chuyên canh.Tiếp tục tiến hành điều tra và nghiên
cứu các chỉ tiêu cơ bản liên quan đến hiện trạng các vùng trên bờ và ngoài biển, làm cơ sở cho công
tác quản lý, khai thác các tiềm năng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khác: kiến nghị Tỉnh ưu tiên bố trí vốn xây dựng và
nâng cấp các công trình hạ tầng phúc lợi công cộng cho các huyện, xã ven biển.
Đối với nhân dân địa phương có biển, cần tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể bám biển, sống
với biển và làm giàu từ biển. Đồng thời nâng cao ý thức về bảo vệ biển đối với toàn thể nhân dân ở
biển và không ở biển.
KẾT LUẬN
Thế kỷ 21 được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”, nó được thể hiện qua sự quan tâm của tất
cả các quốc gia trên thế giới có biển hay không có biển.
Việt Nam ta là một quốc gia biển, xây dựng một nước mạnh về biển là chủ trương đúng đắn và
thiết thực nhằm khai thác tốt các tiềm năng giàu có của mình trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa.
Cà Mau, tỉnh cuối cùng cực nam tổ quốc, với nhiều lợi thế về vùng biển, ven biển và đảo đang
chuyển mình thay đổi cùng sự thay đổi của đất nước. Phần lớn sự phát triển của quê hương Cà Mau là nhờ
vào biển, nhưng vị trí đó chưa xứng với những gì vốn có của một vùng đất biển.
Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau, trước hết là phát triển khai thác và nuôi trồng thủy hải sản,
phát triển giao thông nói chung và giao thông biển nói riêng, khai thác khoáng sản thềm lục địa, đặc biệt là
dầu khí, mở mang du lịch và phát triển lâm nghiệp… Sau nữa là phát triển các ngành dịch vụ, đảm bảo
cho các hoạt động kinh tế biển hoạt động một cách đồng bộ. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở mang
công nghiệp đóng và sữa chửa tàu thuyền, chế biến hải sản, hoàn thành công trình khí điện đạm, xây dựng
bến bãi kho tàng cũng như phát triển các loại hình dịch vụ khác.
Để thực hiện thành công Chiến lược biển đã đề ra cũng như phát triển kinh tế biển tỉnh Cà
Mau, trước hết cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của biển và thực
hiện một số giải pháp đồng bộ sau: Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và khai thác biển; Huy
động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài huyện cho phát triển kinh tế biển; Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực; Đa dạng hóa phương tiện đánh bắt, bảo quản và chế biến; Quảng cáo, tiếp thị và
mở rộng thị trường; Tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế biển; Quy hoạch về du lịch biển; Đẩy
mạnh hợp tác liên vùng….
Thực hiện tốt những điều trên, đó là cơ sở cho kinh tế biển Cà Mau phát triển, đóng góp
tích cực vào nền kinh tế của tỉnh, của cả nước, tạo điều kiện trực tiếp đưa nền kinh tế nước ta
hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đức An (2008), Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam tài nguyên và phát triển, Nxb Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Âu (2002), Địa lý biển Đông, Nxb ĐHQG Hà Nội.
3. Bộ kế hoạch và đầu tư &Viện chiến lược phát triển(1996), Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.
4. Báo cáo tổng hợp tỉnh Cà Mau (2008): Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Cà Mau đến năm 2020.
5. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2006), Cà Mau thế và lực mới trong thế kỷ XXI ,
Nxb Chính trị Quốc gia.
6. Cục thống kê tỉnh Cà Mau, niên giám thống kê tỉnh Cà Mau từ năm 2000 đến 2011.
7. Nguyễn Khắc Duật (1987), Địa lý kinh tế vận tải biển, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
8. Võ Nguyên Giáp (1987), Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta, Nxb Nông
nghiệp.
9. Sở thủy sản tỉnh Cà Mau (2008), Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020.
10. Phạm Văn Giáp (chủ biên), Phan Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ (2002), Biển và cảng biển Thế
giới, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
11. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội.
12. Quang Luyện, Rừng – biển và kinh tế thủy sản, Viện kinh tế trung tâm khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia.
13. Sở Ngoại vụ & du lịch Cà Mau, Cẩm nang xúc tiến du lịch - thương mại và đầu tư Cà Mau, Nxb
Thông Tấn.
14. Tài liệu tập huấn: Phương pháp quy hoạch phát triển vùng ven biển, Chương trình hợp tác
Việt Nam – Thụy Điển (PCM), Tiểu dự án 5, Đồng Hới, 1997.
15. Vũ Trung Tạng (1979), Nguồn lợi sinh vật biển Đông, NXB KH&KT.
16. Dương Trí Thảo và Đoàn Nam Hải biên dịch (2004), Kinh tế học quản lý nghề cá, Nxb
Nông nghiệp.
17. Lý Thái Thuận (1990), Biển – Cái nôi của sự sống, NXB Long An.
18. Nguyễn Đức Tuấn (2001), Địa lý kinh tế học, Nxb Thống kê.
19. Nguyễn Minh Tuệ,Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa
lý du lịch, Nxb TP.HCM.
20. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại
cương, Nxb ĐHSP.
21. Vũ Bội Tuyền, Sản xuất muối biển theo phương pháp phơi nước, Bộ lương thực thực phẩm.
22. Vương Toàn Thuyên (2006), Kinh tế vận tải biển, trường đại học hàng hải Việt Nam 13. Luật
biển.
23. Trần Đức Thịnh (2008), Vũng vịnh ven bờ Việt Nam và tiềm năng sử dụng, Nxb Hà Nội.
24. Viện kinh tế & Quy hoạch thủy sản (2004), Tổng quan nghề cá tỉnh Cà Mau.
25. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 8/2007.
26. Trích từ tạp trí Biển Việt Nam, các số năm 2008,2009,2010, 6 tháng 2011.
27. Trích từ báo 28Sài Gòn giải phóng ngày 6/10/2000, trang 1, Hội thảo phát triển kinh tế biển
Việt Nam, hiện trạng, những mục tiêu và giải pháp.
28. Trích từ báo Tài nguyên và môi trường, ngày 1/9/2007, số 9, Bảo vệ môi trường biển cần một
hệ thống giải pháp đồng bộ.
29. Calinkin (G.F), Chế độ vùng biển, Nxb Giao thông vận tải.
30. Đubinxki, Những công nghệ tiên tiến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, Nxb Giao
thông vận tải.
31. L.P.Subaev (1982), Địa lý tự nhiên đại cương, tập 3, Đào Trọng Năng (dịch), Nxb Giáo dục.
32. Jaques Vernier (1992), Môi trường sinh thái, Trương Thị Chí, Trần Chí Đạo (dịch), Nxb
Thế giới, Hà Nội.
32. Tổng cục thống kê Việt Nam.
34. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH CÀ MAU
1.1. Băng truyền chế biến thủy sản xuất khẩu
1.2. Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu
1.3. Rừng đước Năm Căn và rừng tram U Minh
1.4. Cá khô Sông Đốc
1.5. Cá trình biển Cà Mau
1.6. Mũi Cà Mau
1.7. Tàu đánh Cá cửa biển Khánh Hội – U Minh - CÀ MAU
1.8. Muối và cánh đồng muối ở huyện Đầm Dơi – Cà Mau
1.9. Điểm du lịch Hòn Đá Bạc – Trần Văn Thời – Cà Mau
1.10. Du lịch Mũi Cà Mau
PHỤ LỤC 2: CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tỉnh Cà Mau giai đoạn 2000 – 2010 (nghìn tấn)
Năm SLKT-NT Nuôi trồng thủy sản
Tổng Tổng Cá Tôm
2000 197,836 73139 31597 35377
2001 214,742 87688 28949 55330
2002 209,627 88314 21927 60619
2003 223,330 91917 23481 62241
2004 241,195 103186 23509 72936
2005 254,259 120086 31530 81100
2006 276,010 138323 40530 88443
2007 291,359 149725 50530 89737
2008 313,115 174402 70575 94291
2009 334,420 188760 78159 99600
2010 387,070 233356 85312 108044
2.2.Sản lượng thuỷ sản khai thác phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2005 – 2010 (Tấn)
Tổng số
Chia ra
Khai thác biển
Khai thác nội địa
Tổng số
Trong đó:
Cá
Tôm
2005 134.173 134.173 105.259 11.784 -
2006 137.687 137.687 103.857 10.788 -
2007 141.670 141.670 98.081 12.911 -
2008 138.713 138.713 101.281 11.682 -
2009 145.750 145.750 103.453 14.950
2010 153.714 153.714 108.712 15.133
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2005- 2010).
2.3. Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động giai đoạn
2005 – 2009 ( triệu đồng)
Tổng số
Chia ra
Nuôi trồng
Khai thác
Dịch vụ thủy
sản
2005 9.671.144 7.383.644 2.196.978 90.522
2006 10.728.876 8.342.623 2.301.404 84.849
2007 11.755.775 9.227.459 2.423.286 105.030
2008 12.372.780 9.795.435 2.458.205 119.140
2009 13.725.105 10.7928.70 2.589.005 343.230
2010 15.915.088 12.460.602 2.850.036 604.450
2.4. Giá trị thủy sản theo giá thực tế giai đoạn 2000 – 2009 (tỷ đồng)
Năm
Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng
2000 26498.9 14737.7 11761.2
2001 32198.8 15356.6 16842.2
2002 37130.8 15848.2 21282.6
2003 43464.5 17279.7 26184.8
2004 53977.7 19706.6 34271.1
2005 63549.2 22770.9 40778.3
2006 74338.9 25144.0 49194.9
2007 89509.7 29411.1 60098.6
2008 110510.4 41894.9 68615.5
2009 125930.0 48450.0 77480.0
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2000 – 2009).
2.5. Bảng cân đối thu chi ngân sách tỉnh Cà Mau (Đvt: tỷ đồng)
Danh mục 2001 2002 2005 2006 2007 2009
Thu Ngân sách 333,02 585,38 795,669 955,026 1.132,384 1.859
Chi Ngân sách 667,87 785,96 1.515,567 1.820,023 1.819,83 2.863
Cân đối thu chi(%) 49,86 74,48 52,50 52,47 62,25 64,93
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2001- 2009).
2.6. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giai đoạn 2000 – 2009 ( nghìn tấn)
Tổng số Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
2000 2250.5 1660.9 589.6
2001 2434.7 1724.8 709.9
2002 2647.4 1802.6 844.8
2003 2859.2 1856.1 1003.1
2004 3142.5 1940.0 1202.5
2005 3465.9 1987.9 1478.0
2006 3720.5 2026.6 1693.9
2007 4197.8 2074.5 2123.3
2008 4602.0 2136.4 2465.6
2009 4847.6 2277.7 2569.9
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2000 – 2009).
2.7. Sản lượng thủy sản phân theo loại hình khai thác giai đoạn 2000 – 2009
(nghìn tấn)
Năm Tổng số
Chia ra
Khai thác biển
Khai thác nội địa
Tổng số Trong đó: Cá
2000 1660.9 1419.6 1075.3 241.3
2001 1724.8 1481.2 1120.5 243.6
2002 1802.6 1575.6 1189.6 227.0
2003 1856.1 1647.1 1227.5 209.0
2004 1940.0 1733.4 1333.8 206.6
2005 1987.9 1791.1 1367.5 196.8
2006 2026.6 1823.7 1396.5 202.9
2007 2074.5 1876.3 1433.0 198.2
2008 2136.4 1946.7 1475.8 189.7
2009 2277.7 2086.7 1568.8 191.0
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2000 – 2009).
2.8. So sánh một số tiêu chí của VBVBCM
Tiêu chí So với tỉnh
Cà Mau
Vùng biển Tây
Nam Bộ
Cả nước
Chiều dài bờ biển (km) 254 737 3.260
Tỷ lệ dân số các huyện ven biển (%) 59,8 30,43 33
Số km bờ biển /100kmP2 Pđất liền 4,76 1,85 1
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội VBVBCM đến năm 2020)
2.9. Tổng sản phẩm (GDP) và cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau (Đvt: tỷ đồng)
Stt Danh mục 2001 2005 2007 2009
BQ
‘01-09’
(%/năm)
1 GDP (giá 1994) 4.965.86
7.673.66
10.328.8
13.021.3
12,81
- Nông – lâm - ngư
2.671.56
3.563.48
4.225.02
4.661.63
7,21
- Công nghiệp - xây
1.114.44
1.992.07
3.245.84
4.823.42
20,10
- Thương mại - dịch vụ 1.179.85
2.118.10
2.857.98
3.536.32
14,71
2 GDP (giá hiện hành) 6.604.69
11.213.8
16.073.7
20.494.0
- Nông – lâm - ngư
3.825.00
5.882.27
7.324.55
8.505.81
- Công nghiệp - xây
1.400.52
2.715.22
5.042.14
7.043.20
- Thương mại - dịch vụ 1.379.17
2.616.39
3.707.00
4.945.07
3 Cơ cấu GDP (%) 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông – lâm - ngư
59,27 52,46 45,57 35,79
- Công nghiệp - xây
20,48 24,21 31,37 37,04
- Thương mại - dịch vụ 20,25 23,33 23,06 27,15
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2001, 2009).
2.10. Dân số năm 2010 chia theo huyện, thành phố
Số Địa bàn Dân số Tỷ trọng Mật độ DS
TT (Người) (%) (người/km2)
Toàn tỉnh 1212089 100.00 226
1 Thành phố Cà Mau 218443 18.02 863
2 Huyện U Minh 135034 11.14 210
3 Huyện Thới Bình 102215 8.43 129
4 Huyện Trần Văn Thời 187132 15.44 260
5 Huyện Cái Nước 137846 11.37 331
6 Huyện Đầm Dơi 104408 8.61 225
7 Huyện Năm Căn 182332 15.04 221
8 Huyện Phú Tân 66216 5.46 131
9 Huyện Ngọc Hiển 78418 6.47 107
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2010)
2.11. Các đô thị hiện có và dự kiến đến năm 2020
STT Tên đô thị Tính chất đô
thị
DS nội thị năm
2020 1000 ng
Loại đô thị
năm 2020
I Các đô thị hiện có
1 Thị xã Sông Đốc TX thuộc tỉnh 70-80 IV
2 Thị xã Năm Căn TX thuộc tỉnh 40-45 IV
3 Thị trấn U Minh huyện lỵ 12-13 V
4 Thị trấn Trần Văn Thời huyện lỵ 18-20 V
5 Thị trấn Đầm Dơi huyện lỵ 9-10 V
6 Thị trấn Cái Đôi Vàm huyện lỵ 18-20 V
II Các đô thị dự kiến
1 Thị trấn Tân Ân huyện lỵ 10-12 V
2 Thị trấn Đất Mũi Du lịch 14-15 V
3 Thị trấn Thanh Tùng huyện lỵ 7-8 V
4 Thị trấn Hàm Rồng Công nghiệp 6-7 V
5 Thị trấn Hố Gùi TS, DV 5-6 V
6 Thị trấn Khánh Hội TS, DV 8-10 V
7 Thị trấn Khánh An CN, DV 8-10 V
8 Thị trấn Tam Giang DV, TS 5-6 V
9 Khánh Bình Tây DL 7-8 V
( Nguồn: Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội VBVBCM đến năm 2020)
2.12. Cơ cấu sản lượng NTTS phân theo huyện/thị đến năm 2020 (Đvt: tấn)
Địa phương Loại hình nuôi Quy hoạch BQGĐ (%/năm)
2015 2020 2011-15 2016-20
Tp. Cà Mau
Tổng 20.600 22.000 13,8 1,3
Nuôi mặn, lợ 14.700 16.000 26,2 1,7
Nuôi nước ngọt 5.900 6.000 -1,0 0,3
Thới Bình
Tổng 71.400 76.800 1,8 1,5
Nuôi mặn, lợ 22.600 26.200 6,8 3,0
Nuôi nước ngọt 48.800 50.600 0,0 0,7
U Minh
Tổng 51.700 54.500 0,4 1,1
Nuôi mặn, lợ 8.100 11.100 5,5 6,5
Nuôi nước ngọt 43.600 43.400 -0,4 -0,1
Trần Văn Thời
Tổng 52.500 58.400 1,5 2,2
Nuôi mặn, lợ 12.500 16.700 7,8 6,0
Nuôi nước ngọt 40.000 41.700 -0,1 0,8
Cái Nước
Tổng 25.300 27.700 16,9 1,8
Nuôi mặn, lợ 25.300 27.700 16,9 1,8
Nuôi nước ngọt 0 0
Phú Tân
Tổng 20.900 25.100 9,6 3,7
Nuôi mặn, lợ 20.900 25.100 9,6 3,7
Nuôi nước ngọt 0 0
Đầm Dơi
Tổng 52.500 56.800 15,1 1,6
Nuôi mặn, lợ 50.700 54.800 15,7 1,6
Nuôi nước ngọt 1.800 2.000 3,7 2,1
Năm Căn
Tổng 15.600 19.200 11,1 4,2
Nuôi mặn, lợ 15.600 19.200 11,1 4,2
Nuôi nước ngọt 0 0
Ngọc Hiển
Tổng 31.400 51.600 16,6 10,4
Nuôi mặn, lợ 31.400 51.600 16,6 10,4
Nuôi nước ngọt 0 0
Tổng
Tổng cộng 341.900 392.000 6,5 2,8
Nuôi mặn, lợ 201.800 248.300 13,2 4,2
Nuôi nước ngọt 140.100 143.700 -0,2 0,5
2.13. Các chỉ tiêu phát triển ngành Thủy sản của VBVBCM đến năm 2020
TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2010
Năm
2015
Năm
2020
DT nuôi thủy sản các loại Ha 192000 193000 195000
+ Nuôi mặt nước biển đảo Ha 2000 3.000 5.000
+ Nuôi trong nội địa Ha 190000 190000 190000
Trong đó: Nuôi tôm Ha 166000 166000 166000
Nuôi cá Ha 24000 24000 24000
I Sản lượng thủy sản Tấn 330000 380000 445000
Trong đó: Tôm Tấn 115300 125000 158000
Sản lượng nuôi trồng thủy sản Tấn 180000 200000 265000
Trong đó: Tôm Tấn 96000 113000 137000
Sản lượng khai thác thủy sản
sông biển
Tấn 150000 180000 180000
Trong đó: Tôm Tấn 10.000 10.000 10.000
III Phương tiện khai thác sông
biển
Số lượng hàng đáy sông, biển Cái 3000 1000 -
Số tàu thuyền 3500 3300 3000
Trong đó: loại trên 90CV Chiếc 1050 1000 1000
Loại dưới 30CV Chiếc 800 600 500
(Nguồn: tính toán trên cơ sở Số liệu thông kê và quy hoạch phát triển KT-XH VBVBCM đến năm 2020)
2.14. Quy hoạch sản lượng khai thác và sản lượng cá biển theo huyện (Đvt: tấn)
Danh mục Ước 2010
Quy hoạch Tỷ trọng (%)
2015 2020 2010 2015 2020
Sản Lượng Khai Thác
Toàn Tỉnh 145.000 130.000 130.000 100 100 100
TP. Cà Mau - - - - - -
Huyện Thới Bình - - - - - -
Huyện U Minh 22.500 20.500 20.500 15,52 15,77 15,77
Huyện Trần V Thời 70.400 63.500 63.000 48,55 48,85 48,46
Huyện Cái Nước - - - - - -
Huyện Phú Tân 17.500 15.500 15.000 12,07 11,92 11,54
Huyện Đầm Dơi 9.900 9.500 9.500 6,83 7,31 7,31
Huyện Năm Căn 2.200 2.000 2.000 1,52 1,54 1,54
Huyện Ngọc Hiển 22.500 19.000 20.000 15,52 14,62 15,38
Sản lượng Cá biển
Toàn Tỉnh 103.000 100.000 100.000 100 100 100
TP. Cà Mau - - - - - -
Huyện Thới Bình - - - - - -
Huyện U Minh 6.050 5.700 5.500 5,87 5,70 5,50
Huyện Trần V Thời 57.000 55.000 55.000 55,34 55,00 55,00
Huyện Cái Nước - - - - - -
Huyện Phú Tân 13.850 13.500 13.500 13,45 13,50 13,50
Huyện Đầm Dơi 9.300 9.000 9.000 9,03 9,00 9,00
Huyện Năm Căn 1.700 1.600 1.600 1,65 1,60 1,60
Huyện Ngọc Hiển 15.100 15.200 15.400 14,66 15,20 15,40
( Nguồn: Quy hoạch thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2020)
2.15. Dân số và cân đối nguồn lao động
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2010 2015 2020
Tăng trưởng
bình quân
2006-
2010
2011-
2015
2016-
2020
1. Dân số trung bình 1000người 736.8 786.1 855.6 925.0 1.51% 1.71% 1.57%
Trong đó: Thành thị 1000người 96.47 118.36 158.24 202.43 4.7% 6.0% 5.05%
Tỷ lệ so tổng dân số % 13% 15% 18% 22%
Nông thôn 1000người 640.3 667.7 697.4 722.6 1.0% 0.9% 0.71%
Tỷ lệ so tổng dân số % 87% 85% 82% 78%
2.Dân số nông lâm ngư 1000người 491.8 534.2 557.9 564.5
3. Dân số trong tuổi l/đg 1000người 457.9 500.0 544.8 582.0 2.11% 1.73% 1.33%
(%) so tổng dân số % 62.1% 63.6% 63.7% 62.9%
4. Phân phối nguồn l/đg 1000người 485.4 530.0 577.4 617.0
- Không tham gia HĐ KT 1000người 64.7 75.1 81.8 87.4 3.38% 1.73% 1.33%
Tỷ lệ so lực lượng lao
động
% 13.3% 14.2% 14.2% 14.2%
+Trong đó: Học sinh, học
chuyên nghiệp
1000người 233.5 255.0 277.8 296.8
- Tham gia hoạt động k/
tế
1000người 420.7 454.9 495.6 529.5 1.91% 1.73% 1.33%
Tỷ lệ so lực lượng lao
động
% 86.7% 85.8% 85.8% 85.8%
+ Có việc làm 1000người 402.8 439.9 479.3 512.1 2.11% 1.73% 1.33%
Tỷ lệ so lực lượng lao
động
% 95.8% 96.7% 96.7% 96.7%
+Không có việc làm 1000người 17.9 15.0 16.3 17.5 -3.11% 1.73% 1.33%
Tỷ lệ so với lực lượng lao
động xã hội (thất nghiệp)
% 4.5% 3.5% 3.5% 3.5%
Hệ số sử dụng thời gian
lao động ở nông thôn b/q
% 90.0% 95.0% 95.0% 95.0%
( Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội VBVBCM đến năm 2020)
2.16. Đầu tư nâng cấp các phương tiện khai thác thủy sản
Stt Danh mục Đvt
Ước
2010
Quy hoạch
2015 2020
1 Tổng số tàu thuyền Chiếc 4.950 4.800 4.800
- Khai thác ven bờ " 3.750 3.400 3.000
- Khai thác Xa bờ " 1.200 1.400 1.800
* CS xa bờ Cv 240.000 308.000 450.000
2 Tổng Công suất Cv 367.903 450.000 600.000
Công suất BQ Cv/chiếc 74,3 93,8 125,0
Nhóm công suất
- < 50Cv Cv 3.450 3.000 2.600
- 50-<90 Cv " 310 400 300
- 90-<150 Cv " 185 200 300
- 150-<400 Cv " 970 1.050 1.200
- > 400 Cv " 35 150 400
3 Tàu cần đóng mới Ch/năm 100 90
Công suất Cv/năm 30.000 31.500
4 Tàu dịch vụ trên biển Chiếc 135 140 150
Công suất Cv 31.125 32.500 38.000
( Nguồn: Quy hoạch thủy sản đến năm 2020)
2.17. Các chỉ tiêu chính khai thác thuỷ sản Cà Mau đến năm 2020
Stt Danh mục Đvt 2010 2015 2020
BQGĐ (%/năm)
2011-2015 2016-2020
1 Sản lượng Tấn 145.000 130.000 130.000 -0,7% 0,0%
- Cá " 103.000 100.000 100.000 -0,6% 0,0%
- Tôm " 14.800 11.000 11.000 -0,7% 0,0%
- Hải sản khác " 27.200 19.000 19.000 -1,1% 0,0%
* Gần bờ Tấn 40.000 40.000 40.000 0,0% 0,0%
* Xa bờ Tấn 105.000 90.000 90.000 -3,0% 0,0%
2 GTSX (giá hh) Tỷ.đ 2.600 3.250 4.650 6,1% 7,4%
GT tăng thêm " 1.050 1.600 2.300 10,1% 8,0%
3 GTSX (giá 94) " 1.800 2.255 3.230 7,5% 7,4%
GT tăng them " 727 1.050 1.615 10,2% 8,0%
4 Lao động Ng 26.500 27.500 29.000 0,7% 1,1%
( Nguồn: Quy hoạch thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2020)
2.18. Quy hoạch cơ cấu nghề khai thác hải sản đến năm 2020
Danh mục Đvt
Ước
2010
Quy hoạch BQGĐ (%/năm)
2015 2020 2011- 20 2011- 15 2016-20
Tàu khai thác Chiếc 4.950 4.800 4.800 -0,34 -0,77 0,00
Họ lưới Kéo -nt- 435 430 430 -0,13 -0,29 0,00
Họ lưới Vây -nt- 90 95 100 1,18 1,36 1,29
Họ lưới Rê -nt- 2.635 2.545 2.600 -0,15 -0,87 0,54
Họ Câu -nt- 1.125 1.130 1.130 0,05 0,11 0,00
Họ Te, Xiệp -nt- 340 300 260 -2,94 -3,08 -3,51
Họ cố định -nt- 190 170 150 -2,59 -2,74 -3,08
Họ nghề khác -nt- 135 130 130 -0,42 -0,94 0,00
( Nguồn: Quy hoạch thủy sản đến năm 2020)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5746.pdf