Tài liệu Phát triển kinh doanh các dịch vụ logistics của Công ty Sao Mai: LỜI MỞ ĐẦU
Đề tài: "Phát triển kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty Sao Mai" là đề tài gây được sự chú ý và quan tâm của tất cả mọi người. Dịch vụ logictis là dịch vụ rất mới mẻ đối với Việt Nam. Trên thế giới dịch vụ này đã có từ lâu, các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này hàng năm thu được nguồn doanh thu rất lớn.
Hiện nay dịch vụ này đã phát triển và được đưa vào Luật Kinh tế 2005. Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển loại hình dịch vụ này. Sau 5 tu... Ebook Phát triển kinh doanh các dịch vụ logistics của Công ty Sao Mai
102 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển kinh doanh các dịch vụ logistics của Công ty Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần thực tập tại công ty Sao Mai, tìm tòi và nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ logictis của Công ty em càng hiểu sâu hơn về lĩnh vực này và nó là nguồn kiến thức giúp em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp và phục vụ tốt cho công việc sau này.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
I. Khái quát chung về dịch vụ Logistics
1. Sự ra đời và phát triển của Logistics
1.1 Khái niệm về Logistics
Logistics có nguồn gốc từ hai chữ Logis và stic, có nghĩa là tính toán một cách "hợp lý". Như vậy nội dung của Logistics bao gồm việc hướng dẫn mọi người cách thức thực hiện công việc sao cho hợp lý nhất. Từ “Logistics” được giải nghĩa bằng tiếng anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” như sau: "Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó"
Logistic gồm có 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Công việc cụ thể là quản lý hàng tồn, giao hàng và nhận tiền theo đơn đặt hàng, phân phối hàng đến các đại lý… Công việc đòi hỏi phải lập kế hoạch tốt, có sự linh hoạt, nhạy bén về kinh doanh, điều phối tốt. Ngoài ra cần có một số kỹ năng tổng quát như: kỹ năng tính toán tốt, khả năng giao tiếp tốt. Biết tiếng Anh, vi tính là bắt buộc phải có.
Tuy nhiên hiện ở Việt Nam chưa có trường nào đào tạo chuyên về ngành này mà nó chỉ mới được đề cập rải rác trong một số môn học ở các ngành kinh tế. Chính vì thế, các công ty muốn tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ các ngành này về rồi đào tạo lại từ đầu. Điều đó đòi hỏi ứng viên phải có tinh thần ham học hỏi, không ngại khó, chấp nhận bắt đầu từ con số không. Bên cạnh đó, công việc logistic còn đòi hỏi ứng viên có tầm nhìn xa để dung hoà được nhu cầu của thị trường và khả năng cung ứng của công ty. Có được sự linh hoạt, nhạy bén về kinh doanh, cũng như khả năng phân tích, nắm bắt thị trường để có thể điều phối được hàng đến đúng nơi, đúng chỗ, tạo được hiệu quả kinh doanh
Trước đây, hàng hoá đi từ nước người bán đến nước người mua thường dưới hình thức hàng lẻ, phải qua tay người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau. Xác xuất rủi ro mất mát đối với hàng hoá do vậy rất lớn, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải thực sự, trách nhiệm của mỗi người vận tải theo đó chỉ giới hạn trong chặng đường, hay dịch vụ do anh ta đảm nhiệm mà thôi. Cách mạng container hoá trong vận tải vào những năm 60, 70 của thế kỷ này đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong di chuyển hàng hoá, là tiền đề cho sự ra đời của vận tải đa phương thức. Vì vậy, khách hàng rất cần một người tổ chức mọi công việc ở tất cả các công đoạn để tiết kiệm chi phí, tối thiểu hoá hao phí thời gian, từ đó nâng cao lợi nhuận. Những người làm nghề này không chỉ là làm giao nhận mà còn làm cả các công việc về lưu kho, dán nhãn hiệu, đóng gói bao bì, thuê phương tiện vận chuyển, làm thủ tục hải quan và có thể mua giúp bảo hiểm cho chủ hàng nữa, người này gọi là Logistics Service Provider (Người cung cấp dịch vụ tiếp vận).
Các công ty giao nhận kho vận trên thế giới nói chung, và ở các nước ASEAN nói riêng, ngày càng nhận thấy rằng chi phí của các dịch vụ lập kế hoạch, sắp xếp và chuẩn bị mọi mặt cho hàng hoá để sẵn sàng chuyên chở (inventory costs) và chi phí vận tải đơn thuần (transport costs) có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trên nhiều khía cạnh (perspective). Nếu biết tận dụng công nghệ tin học để tổ chức tốt và chặt chẽ các khâu này, thì giá thành của hàng hoá sẽ giảm đáng kể, do vậy năng lực cạnh tranh được nâng cao. Vì vậy, Logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ (do đó thuật ngữ này bao giờ cũng ở dạng số nhiều: LOGISTICS. Dù là danh từ, hay tính từ, không bao giờ người ta viết LOGISTIC). Logistics luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói ghi nhãn hiệu, lưu kho lưu bãi, phân phát hàng hoá (nguyên liệu hoặc thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá luôn luôn sẵn sàng trong trạng thái có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (inventory level). Chính vì vậy, nói tới Logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ (logistics system chain). Với hệ thống chuỗi dịch vụ này, người cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics service provider) sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phát hàng hoá (nguyên liệu, bán thành phẩm, hoặc thành phẩm), cũng như chi phí dịch vụ Logistics đã nói trên
Theo sách giáo khoa Logistics Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng
Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng
Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Tóm lại, Logistics có thể được định nghĩa như sau (Coyle, 2003): “Logistics là quá trình dự báo nhu cầu và huy động các nguồn lực như vốn, vật tư, thiết bị, nhân lực, công nghệ và thông tin để thỏa mãn nhanh nhất những yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng trên cơ sở khai thác tốt nhất hệ thống sản xuất và các mạng phân phối, cung cấp hiện có của doanh nghiệp, với chi phí hợp lý.”
1.2 Sự hình thành và phát triển Logistics
* Sự hình thành của Logistics
Logistics được coi là một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu, đó chính là việc vận chuyển và cung cấp lương thực, thực phẩm, trang thiết bị... đúng lúc, đúng nơi khi cần thiết cho lực lượng chiến đấu. Logistics đã giúp quân đội các nước tham chiến gặt hái được những chiến thắng. Điển hình là cuộc chiến đấu của quân đội Hoàng gia Pháp với Hải quân Anh ở thế kỷ XVII - XVIII. Mặc dù yếu thế hơn rất nhiều so với Hải quân Anh nhưng nhờ sự nỗ lực lớn về công nghiệp và sự ứng biến khéo léo trong Logistics, Pháp đã biến điểm yếu của mình thành sức mạnh và giành được thắng lợi. Hay thất bại chiến lược của Đức trong cuộc tấn công bằng đường biển vào Anh T7/1940, nguyên nhân chính là do thiếu "hậu cần" thích hợp. Ngược lại, cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie T6/1944 chính là nhờ một phần lớn vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai.
Ngày nay thuật ngữ "Logistics" đã được phát triển mở rộng và được hiểu với nghĩa là quản lý (management). Nó diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào - qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay người tiêu dùng.
* Sự phát triển của Logistics
Theo Jacques Colin - giáo sư về khoa học quản lý tại trường đại học Aix - Marseille II, giám đốc trung tâm nghiên cứu về vận tải và Logistics thì sự ra đời và phát triển của Logistics trải qua các thời kỳ sau:
- Giai đoạn những năm 50 và 60 của thế kỷ XX:
Đây là giai đoạn thử nghiệm, các chuyên gia Logistics trong quân đội đã phục viên thử áp dụng các kỹ năng Logistics của mình để giải quyết các vấn đề gặp phải trong doanh nghiệp. Giai đoạn thử nghiệm này được bắt đầu từ việc nghiên cứu các tác nghiệp và những kỹ thuật tối ưu hoá ứng dụng để giải quyết những vấn đề trong chuyên chở và kho hàng...
- Giai đoạn những năm 70 của thế kỷ XX:
Đây là thời kỳ khởi động Logistics trong doanh nghiệp. Trong thời kỳ này, Logistics trước hết là nghiên cứu việc tối ưu hoá các bộ phận tách biệt (quản lý kho bãi, quản lý hàng tồn kho, luân chuyển giao hàng...) và hợp lý hoá cơ cấu của doanh nghiệp. Nghiên cứu hiệu quả của việc giảm các chi phí hoạt động và người lao động. chuyển dần những hoạt động này sang cho những người chuyên chở và cung cấp dịch vụ. Sự tìm kiếm tính liên tục trong vận hành doanh nghiệp là đặc điểm chính của Logistics sản xuất ở thời kỳ này.
- Giai đoạn những năm 80 đến 90 của thế kỷ XX:
Giai đoạn này là giai đoạn phát triển của Logistics. Đây là giai đoạn Logistics hướng vào việc phối hợp các bộ phận chịu trách nhiệm lưu chuyển các luồng hàng trong doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăn cách giữa các bộ phận đó. Mối quan tâm của những người điều hành các luồng luân chuyển này tập trung vào khâu lưu thông hàng hoá. Cụ thể tăng cường quản lý các chi phí trong lưu thông, giảm hàng lưu kho, đẩy mạnh vận chuyển giữa các vùng sản xuất và phân phối. Dịch vụ Logistics đã làm ổn định và đảm bảo tính liên tục của các luồng luân chuyển hàng hoá.
- Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX đến nay:
Thời kỳ Logistics được phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng, huy động toàn bộ các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, nhất là các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp (nguồn lực của các đối tác) để xây dựng hệ thống Logistics phức tạp, đa chủ thể có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Hệ thống này cho phép thực hiện nhiều giao dịch dẫn đến sự hoà nhập của các chủ thể vào cùng một tiến trình hoạt động của doanh nghiệp.
Theo uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and Pacific - ESCAP) của Liên hiệp quốc thì quá trình hình thành và phát triển của Logisstics lại chia làm các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, người ta quan tâm đến việc quản lý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo hiệu quả việc giao hàng, thành phẩm và bán thành phẩm...cho khách hàng. Những hoạt động đó là: vận tải, phân phối, bảo quản, định mức tồn kho, bao bì đóng gói, di chuyển nguyên liệu... Những hoạt động này gọi là phân phối vật chất hay Logistics đầu vào.
- Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, các công ty kết hợp chặt chẽ sự quản lý của 2 mặt (đầu vào và đầu ra) để giảm tối đa chi phí cũng như tiết kiệm chi phí. Sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã đảm bảo tính liên tục và ổn định của các luồng vận chuyển.Sự kết hợp đó được mô tả là hệ thống Logistics.
- Giai đoạn 3: Quản lý dây chuyền cung cấp
Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Quản lý dây chuyền cung cấp - đây là khái niệm có tính chiến lược về quản lý dãy nối tiếp các hoạt động từ người cung ứng - đến người sản xuất - đến khách hàng cùng với dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản phẩm như cung ứng chứng từ liên quan, theo dõi, kiểm tra... Khái niệm này coi trọng đối tác, phát triển đối tác, kết hợp giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với người cung ứng, khách hàng cũng như những người liên quan đến hệ thống quản lý (các công ty vận tải, lưu kho, những người cung cấp công nghệ thông tin...). Như vậy Logistics được phát triển từ việc áp dụng các kỹ năng "tiếp vận", "hậu cần" trong quân đội để giải quyết những vấn đề phát sinh của thực tế sản xuất - kinh doanh và đến nay được hoàn thiện trở thành hệ thống quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.3 Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp
Trong chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh thế giới lần thứ II, rất nhiều kỹ năng của Logistics được biết đến nhưng lại bị lãng quên trong hoạt động kinh tế thời hậu chiến vì lúc này, sự chú ý của các nhà quản trị Marketing đang hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu hàng hoá sau chiến tranh. Phải đến thời kỳ suy thoái kinh tế và những năm 50 của thế kỷ XX thì họ mới bắt đầu nghiên cứu mạng lưới phân phối vật chất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1958 và việc thu hẹp lợi nhuận đã thúc đẩy các các doanh nghiệp tìm kiếm các hệ thống kiểm soát chi phí để đạt hiệu quả hơn. Và hầu như đồng thời rất nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng "phân phối vật chất" và "Logistics" là những vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ và chưa thực sự kết hợp với nhau để kiểm soát và giảm tối đa chi phí. Qua nghiên cứu thực tế, các doanh nghiệp đều cho rằng: Việc Logistics ra đời và phát triển trong doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu nếu doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính xuất phát từ các yếu tố sau:
* Thứ nhất, chi phí vận tải tăng nhanh
Các phương thức phân phối truyền thống ngày càng đắt đỏ hơn, dẫn đến cần phải chú ý việc kiểm soát chặt chẽ những chi phí này vào những năm 70 của thế kỷ XX, kiểm soát chi phí vận tải càng cần thiết hơn do giá nhiên liệu tăng vọt. Vận tải lúc này không được coi là một nhân tố ổn định trong phương án kinh doanh của các doanh nghiệp nữa. Như vậy thực tế đòi hỏi cần phải có nghệ thuật quản lý ở cấp độ cao hơn để can thiệp vào những lĩnh vực liên quan đến vận tải cả trong lĩnh vực chính sách cũng như quá trình thực hiện.
* Thứ hai, hiệu quả trong sản xuất đã đạt tới đỉnh cao
Trên thực tế, khi hiệu quả trong sản xuất đã đạt tới đỉnh cao rất khó tìm thêm những biện pháp nhằm tiết kiệm hơn nữa những chi phí từ sản xuất, nói khác đi là chi phí trong sản xuất đã được gạn lọc một cách tối đa. Vì vậy muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất vật chất, các doanh nghiệp phải tìm kiếm một giải pháp khác - "phân phối vật chất" và "Logistics", lĩnh vực hầu như chưa được khai phá.
* Thứ ba, trong nhận thức của các doanh nghiệp đã có sự thay đổi cơ bản về nguyên lý trữ hàng
Trước đây có thời kỳ các nhà bán lẻ nắm giữ khoảng một nửa lượng hàng thành phẩm, nửa còn lại do các nhà bán buôn và sản xuất nắm giữ. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, nhiều kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho đã được áp dụng, đặc biệt trong kinh doanh hàng tạp hoá, đã làm giảm lượng hàng hóa trong kho, thay đổi tỷ lệ nắm giữ hàng hoá của các nhà bán lẻ xuống còn 10% còn các nhà phân phối và sản xuất nắm giữ 90%. Như vậy, nhận thức của các doanh nghiệp đã có sự thay đổi rất lớn về nguyên lý trữ hàng. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác hậu cần trong doanh nghiệp.
* Thứ tư, các ngành hàng sản xuất gia tăng nhanh chóng
Đây là kết quả trực tiếp của nguyên lý Marketing cơ bản "cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mà họ yêu cầu". Một nhà buôn máy chữ không chỉ dự trữ loại dùng cho văn phòng 2 màu đen trắng như trước mà còn phải có khả năng cung cấp loại máy chữ màu có bàn phím phù hợp với nhu cầu của người mua. Điều này phản ánh nhu cầu đa dạng và phức tạp của khách hàng, đòi hỏi nhà sản xuất phải tìm cách để luôn hoàn thiện mình và hoàn thiện sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
* Thứ năm, công nghệ thông tin đã tạo nên sự thay đổi lớn trong sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc quản lý cách thức thực hành Logistics đòi hỏi phải có một khối lượng lớn chi tiết và dữ liệu. Ví dụ như: Vị trí của mỗi khách hàng; nhu cầu của từng đơn hàng; vị trí nơi sản xuất; nhà kho và các trung tâm phân phối; chi phí vận tải từ kho đến từng khách hàng; người chuyên chở săn sóc các dịch vụ mà họ cung cấp; vị trí của các nhà cung cấp và lượng hàng tồn kho tại các kho, trung tâm phân phối...Tất cả các thông tin này làm cho việc phân tích thủ công không thể thực hiện được. Nhưng ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mà đặc biệt là máy vi tính - vị cứu tinh toán học, việc hiện thực hoá khái niệm phân phối và Logistics không còn là vấn đề khó khăn nữa. Như vậy các thành tựu khoa học công nghệ đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên sự thay đổi vượt bậc trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
* Thứ sáu, yếu tố này cũng liên quan đến sự gia tăng của sử dụng máy vi tính
Như chúng ta đã biết máy tính có vai trò rất quan trọng. Hầu như tất cả các phòng ban trong các doanh nghiệp đều được trang bị hệ thống mạng lưới vi tính rất tiên tiến và hiện đại. Vi tính đi vào đời sống công sở như một sự thật hiển nhiên mà ai cũng nhìn thấy. Mặc dù có thể có một số doanh nghiệp không dùng máy vi tính nhưng các nhà cung cấp và các khách hàng của họ vẫn sử dụng. Điều này giúp cho doanh nghiệp nhận thấy được một cách có hệ thống chất lượng của các dịch vụ mà họ nhận được từ các nhà cung cấp. Dựa trên sự phân tích này, nhiều doanh nghiệp đã xác định được nhà cung cấp nào thường xuyên cung cấp các dịch vụ dưới mức tiêu chuẩn. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy sự cần thiất phải nâng cấp hệ thống phân phối của mình. Và khi các doanh nghiệp chuyển sang áp dụng hệ thống JIT (Just in time) thì họ cũng đặt ra cho các nhà cung cấp một yêu cầu rất chính xác về vận chuyển nguyên vật liệu hoặc giao hàng.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự ra đời và phát triển
Logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xã hội đã có sự biến đổi, muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất vật chất, giờ đây không phải chỉ chú trọng vào khâu sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều sản phẩm mà phải biết kết hợp tất cả các yếu tố có liên quan như vận tải, kho bãi, cách lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm và quá trình thực hiện đơn hàng... để tạo thành dòng chảy liên tục, đạt được một dịch vụ khách hàng đảm bảo về mặt thời gian đồng thời tiết kiệm được chi phí. Logistics đã ra đời và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu trên.
2. Đặc điểm,vai trò và tác dụng của Logistics
2.1 Đặc điểm của Logistics
Qua các nghiên cứu khoa học về Logistics chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản sau đây:
2.1.1 Logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn; logistics hoạt động và logistics hệ thống.
* Logistics sinh tồn có liên quan đến các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Tại bất kỳ thời điểm nào, trong bất cứ môi trường nào, Logistics sinh tồn cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Con người có thể nhận thức được về nhu cầu như: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu... Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của các xã hội sơ khai và là thành phần thiết yếu trong một xã hội công nghiệp hoá. Logistics sinh tồn cung cấp nền tảng cho Logistics hoạt động.
* Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các hệ thống sản xuất các sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanh nghiệp cần trong quá trình sản xuất, các dụng cụ sử dụng nguyên liệu đó trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có được từ quá trình sản xuất đó. Khía cạnh này của Logistics cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Nhưng Logistics hoạt động lại không thể dự đoán được khi nào máy móc có sự cố, để sửa chữa thì cần cái gì và thời gian sửa chữa như thế nào... Như vậy Logistics hoạt động chỉ liên quan đến sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong, qua và đi ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng cho Logistics hệ thống.
* Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ thống hoạt động. Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân lực và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ và nhà xưởng... Các yếu tố này không thể thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất hay lưu thông.
Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống không tách rời nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau và tạo thành chuỗi dây chuyền Logistics.
2.1.2 Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp.
Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất (Logistics hoạt động), hỗ trợ cho sản phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng (Logistics hệ thống). Điều này không có nghĩa là quá trình sản xuất không bao gồm các yếu tố của Logistics hệ thống hay hoạt động hỗ trợ sau khi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm không bao gồm các yếu tố của Logistics hoạt động. Trên thức tế các khía cạnh của Logistics được liên kết với nhau và được sắp xếp tuần tự với nhau. Sự liên kết tự nhiên của Logistics cho thấy những quan niệm cho rằng Logistics hoạt động độc lập với Logistics hệ thống là không đúng. Do vậy chỉ có một loại Logistics với các yếu tố như vận tải, kho bãi, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo nhân sự, tài liệu, thiết bị kiểm tra, hỗ trợ, nhà xưởng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố Logistics nào với nhau hay tất cả các yếu tố Logistics tuỳ theo cấp độ yêu cầu của doanh nghiệp mình.
Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp thể hiện: Sản xuất được Logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.
2.1.3 Logistics là một dịch vụ.
Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là các bộ phận tạo thành chuỗi Logistics.
Dịch vụ Logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy nhiên trong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu tố cơ bản mà dịch vụ Logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm các dịch vụ khác của Logistics.
Một doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động bình thường sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ từ các yếu tố Logistics. Một yếu tố Logistics cụ thể được cung cấp từ một nhà chuyên nghiệp chứ không phải từ trong doanh nghiệp. Nhưng trách nhiệm đối với chất lượng của dịch vụ hỗ trợ này lại là trách nhiệm của Logistics trong doanh nghiệp.
2.1.4 Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận; vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics.
Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao và hoàn thiện. Qua các giai đoạn phát triển, Logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt như: thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông quan... cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho (Door to Door) đúng nơi đúng lúc để phục vụ nhu cầu khách hàng. Từ chỗ đóng vai trò là đại lý, người được uỷ thác trở thành một bên chính (Pricipal) trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh đối với những hành vi của mình Không phải như trước kia chỉ cần dăm ba xe tải, một vài kho chứa hàng... là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng. ngày nay, yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra... Rõ ràng dịch vụ vận tải giao nhận không còn đơn thuần như trước mà được phát triển ở mức độ cao với đầy tính phức tạp. Người vận tải giao nhận trở thành người cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics Service Provider)
2.1.5 Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức.
Trước đây, hàng hoá đi từ nước người bán đến nước người mua dưới hình thức bán lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hoá rất lớn và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau, trách nhiệm của mỗi người vận tải theo đó chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà anh ta đảm nhiệm. Những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương thức ra đời, bây giờ người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng vận tải với một người (Người kinh doanh vận tải đa phương thức - Multmodal transport operator - MTO). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hoá từ khi nhận hàng cho đến khi giao hàng bằng một chứng từ duy nhất (Chứng từ vận tải đa phương thức - Multmodal transport document) cho dù anh ta có thể không phải là người chuyên chở thực tế (Actual Carrier). Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hoá, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hoá để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian. Người giúp chủ hàng chính là người tổ chức dịch vụ Logistics. Dịch vụ Logistics sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Tóm lại, Logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là dịch vụ hỗ trợ các hoạt động, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của Logistics.
2.2 Vai trò của Logistics
2.2.1 Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối; mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, Logistics được các nhà quản lý coi là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia chỉ là thứ 2 so với các hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như thị trường tam giác bao gồm ba khu vực địa lý: Nhật, Mỹ - Canada và EU. Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty bắt đầu mờ đi. Cụ thể như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổ đông của Toyota là người Nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng điều muốn nói ở đây là phần lớn xe Toyota được bán tại Mỹ là xe được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota. Như vậy quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi, nhưng đối với thị trường Mỹ thì lại rõ ràng - Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải chất lượng cao.
Hay liên minh Châu Âu là một thị trường nội địa mở rộng, đặc biệt với sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu, buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải áp dụng các phương pháp mang tính quốc tế đối với sản xuất, lưu thông và phân phối. Trong một thị trường thống nhất như EU thì mỗi quốc gia không cần thiết phải sản xuất một sản phẩm cụ thể hoặc dự trữ sản phẩm đó, miễn có một hệ thống vận tải hiệu quả có thể giao hàng nhanh chóng từ một quốc gia khác.
2.2.2 Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện…tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.
Kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Các giai đoạn lãi suất ngân hàng cao hơn cũng khiến các doanh nghiệp nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì hàng tồn kho. Vì vậy muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất phải cắt giảm tất cả những chi phí không chỉ trong hoạt động sản xuất mà cả trong những lĩnh vực khác như vận tải, lưu kho phân phối hàng hoá. Làm thế nào để cắt giảm được những chi phí này trong chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh. Tất cả những hoạt động này chỉ có thể kiểm soát bằng hệ thống Logistics tiên tiến có sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.
2.2.3 Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Nhưng trong quá trình thực hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, để giải quyết được phải có cơ sở để đưa ra những quyết định chính xác. Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thời gian nào, phương tiện vận tải nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển, địa điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hoá... tất cả những vấn đề này muốn giải quyết có hiệu quả không thể thiếu được vai trò của Logistics. Logistics cho phép người quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác những vấn đề như vật liệu cung ứng, lưu trữ trong kho, thời gian địa điểm cung ứng, phương thức vận chuyển... để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
2.2.4 Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm (Just in time - JIT).
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho hàng hoá và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt ._.chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệp tìm cách duy trì một lượng hàng trong kho nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông phân phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêu cầu giao hàng kịp thời đúng lúc (JIT), mặt khác phải tăng cường vận chuyển thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho. Để đáp ứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và có sự ăn khớp giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của tin học, cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn. Nó cho phép người giao nhận vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống càng cao bao nhiêu, người vận tải giao nhận càng có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường và mở rộng thị trường bấy nhiêu.
2.2.5 Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần.
Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưu chuyển của hàng hoá qua các giai đoạn - cung ứng - sản xuất - lưu thông phân phối. Vì vậy lúc này người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người giao nhận vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá như: lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, cung cấp kho hàng, lưu trữ hàng, xử lý thông tin... Thậm chí cả những hoạt động khác trong quá trình sản xuất như cung cấp thông tin hay tạo ra những sản phẩm phù hợp cho các thị trường cụ thể hay các quốc gia...
Hoạt động vận tải giao nhận thuần tuý đã dần chuyển sang hoạt động quản lí toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích "cung - cầu". Xu hướng đó không những đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn các phương thức vận tải (dịch vụ vận tải đa phương thức) mà còn phải kiểm soát được các lượng thông tin, luồng hàng hoá... Chỉ khi tối ưu được quá trình này mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất, vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo được lợi ích chung.
2.3 Tác dụng của dịch vụ Logistics
Tác dụng của Logistics được thể hiện trên các mặt sau đây:
2.3.1 Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Cho đến nay theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về Logistics như viện nghiên cứu Logistics của Mỹ cho biết chi phí cho hoạt động Logistics chiếm tới khoảng 10 - 13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15 - 20% (Trung Quốc là 16%, Ấn Độ là 15%). Điều này cho thấy chi phí cho Logistics là rất lớn. Vì vậy với việc hình thành và phát triển dịch vụ Logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi Logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giảm hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinh giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh đựoc nâng cao, góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế những năm qua tại các nước Châu Âu, chi phí Logistics đã giảm xuống rất nhiều và còn có xu hướng giảm nữa trong các năm tới.
2.3.2 Dịch vụ Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối.
Giá cả hàng hoá trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hoá, chủ yếu là chi phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá trên thị trường, đặc biệt là hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. C.Mac nói "Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hoá trong không gian được giải quyết bằng vận tải". Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hoá đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình là 10 -15% giá FOB, hay 8 - 9% giá CIF. Mà vận tải lại là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistics cho nên dịch vụ Logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại, sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông.
2.3.3 Dịch vụ Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.
Dịch vụ Logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần tuý. Trước kia người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần tuý và đơn lẻ. Ngày nay do phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau. Vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics Service Providers). Rõ ràng dịch vụ Logistics đã góp phần làm tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.
Theo kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng Logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5 - 6 tháng xuống còn 2 tháng. Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần sản xuất và gấp từ 1,2 - 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác.
2.3.4 Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
Sản xuất mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh vấn đề thị trường là vấn đề quan trọng luôn được các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm. Thị trường cung ứng và tiêu thụ sản phẩm càng rộng càng tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển. Sản xuất kinh doanh phát triển thì càng đạt được hiệu quả cao. Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc đã làm cho khoảng cách về mặt không gian giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng trải rộng. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải có sự hỗ trợ của dịch vụ Logistics. Dịch vụ Logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hoá trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng theo yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ Logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
2.3.5 Dịch vụ Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hoá chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế.
Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của liên hợp quốc cho thấy chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD. Và theo các chuyên gia buôn bán quốc tế thì riêng các giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10 % kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn đến các họat động buôn bán quốc tế.
Việc cung cấp các dịch vụ Logistics đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Người vận tải giao nhận ngày nay trở thành người cung cấp các dịch vụ Logistics như gom hàng, tổ chức giao nhận chuyên chở hàng. Tổ chức thực hiện việc giao nhận vận chuyển hàng từ kho người bán đến tận kho người mua (Door to Door) , trên các phương thức vận tải khác nhau mà chỉ cần một hợp đồng vận tải thể hiện trên một chứng từ với một chế độ trách nhiệm thống nhất. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ Logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, đồng thời nâng cấp và chuyển hoá chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.
Ngoài ra cùng với việc phát triển Logistics điện tử (Electronic Logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và Logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hoá càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ Logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hoá. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông.
3. Các loại dịch vụ logistics
Trong WTO phân loại các yếu tố cơ bản của dịch vụ logistics gồm:
Dịch vụ logistics chủ yếu (core logistics service): Dịch vụ thiết yếu trong hoạt động logistics và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ bao gồm: dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Dịch vụ có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có hiệu quả dịch vụ logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động của Logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đường biển, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ và cho thuê phương tiện không có người vận hành) và các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụ logistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và bán lẻ.
Dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (non core logistics service): Gồm dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý.
Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN, các nước thành viên đã nhất trí xây dựng Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics trong ASEAN để ký kết tại Hội nghị Không chính thức các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) vào tháng 5/2007. Việt Nam được cử làm nước điều phối chung về xây dựng Lộ trình này. Tháng 8/2006 và tháng 1/2007, Việt Nam đã tổ chức hai Hội nghị Tham vấn ASEAN về logistics tại Hà Nội với sự tham gia rộng rãi của đại diện các nước ASEAN, giới doanh nghiệp và các học giả liên quan trong khu vực. Trong ASEAN, bản dự thảo Lộ trình Hội nhập nhanh ngành logistics đã được thảo luận tại các diễn đàn khác nhau như Hội nghị các Quan chức kinh tế cao cấp (STOM), Hội nghị các Quan chức Cao cấp về viễn thông (TELSOM) và các Ủy ban chức năng của ASEAN như Ủy ban điều phối về Hải quan (CCC), Ủy ban điều phối về dịch vụ (CCS). Hiện nay, Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký ASEAN đã tổng hợp lấy ý kiến của các nước, các nhóm công tác để hoàn chỉnh dự thảo lần 3 (dự thảo cuối cùng) của Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics.
Theo nội dung của dự thảo lần 3 của Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics trong ASEAN, thời hạn cuối cùng để tự do hóa các phân ngành thuộc dịch vụ logistics là năm 2013,nhưng phương pháp tiếp cận để xử lý vấn đề tự do hóa sẽ được thảo luận và thống nhất trong khuôn khổ Ủy ban điều phối về dịch vụ ASEAN (CCS). Xét về phạm vi, dịch vụ logistics trong ASEAN được coi là gồm 11 phân ngành sau:
Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển (có mã phân loại trong Bảng phân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Liên Hợp Quốc là 741-CPC 741)
Dịch vụ kho bãi (CPC 742)
Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748)
Các dịch vụ bổ trợ khác (CPC 749)
Dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**)
Dịch vụ đóng gói (CPC 876)
Dịch vụ thông quan (không có trong phân loại của CPC)
Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, loại trừ vận tải ven bờ
Dịch vụ vận tải hàng không (được đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị các Quan chức Cao cấp về vận tải trong ASEAN)
Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế (CPC 7112)
Dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế (CPC 7213)
Như vậy, theo các khái niệm của các tổ chức, diễn đàn khác nhau có khá nhiều các yếu tố cấu thành nên dịch vụ logisitcs. Căn cứ trên các yếu tố chung nhất, ta có thể nêu bức tranh tổng thể về cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh dịch vụ logistics như sau:
3.1. Dịch vụ vận tải:
3.1.1. Dịch vụ vận tải biển: Việt Nam có cam kết trong 2 phân ngành vận tải hành khách và vận tải hàng hóa (trừ vận tải nội địa)
Phương thức 1: Ta chưa cam kết, chỉ không hạn chế với hàng hóa vận tải quốc tế
Phương thức 2: Không hạn chế.
Phương thức 3: Đến năm 2009, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam với vốn góp không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Thuyền viên nước ngoài được làm việc trên các tàu treo cờ Việt Nam hoặc đăng ký ở Việt Nam thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam. Đối với các loại hình công ty khác, ngay sau khi gia nhập, mức vốn góp cam kết là 51%, 2012 là 100%. Số lượng liên doanh được thành lập vào thời điểm gia nhập không vượt quá 5. Sau đó, cứ hai năm một sẽ cho phép thêm 3 liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập (đến năm 2012), không hạn chế số lượng liên doanh.
Phương thức 4: Chưa cam kết.
3.1.2. Vận tải đường thủy nội địa gồm hai phân ngành là vận tải hành khách và vận tải hàng hóa nội địa
Phương thức 1: Chưa cam kết
Phương thức 2: Không hạn chế
Phương thức 3: Chỉ cho phép thành lập liên doanh với vốn góp không vượt quá 49% vốn pháp định
Phương thức 4: Chưa cam kết
3.1.3. Vận tải hàng không gồm 3 phân ngành bán và tiếp thị sản phẩm hàng không, đặt, giữ chỗ bằng máy tính, bảo dưỡng và sửa chữa máy bay.
Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không: Phương thức 1 và 2: Không hạn chế. Trong Phương thức 3, các hãng hàng không nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thông qua văn phòng bán vé của mình hoặc các đại lý tại Việt Nam. Phương thức 4: Chưa cam kết
Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính: Phương thức 1, 2, 3 không hạn chế, ngoại trừ nhà cung cấp nước ngoài phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam. Phương thức 4: Chưa cam kết
Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay: Phương thức 1 và 2: Không hạn chế. Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài là 51% kể từ ngày gia nhập. Đến năm 2012 sẽ cho phép thành lập liên doanh 100% vốn nước ngoài.
3.1.4.Vận tải đường sắt: Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết, phương thức 2: Không hạn chế, phương thức 3 cho phép lập liên doanh với vốn góp nước ngoài không quá 49%.
3.1.5Vận tải đường bộ: Phương thức 1 và 4 chưa cam kết. Phương thức 2 không hạn chế. Phương thức 3 cho phép hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp nước ngoài không quá 49%. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, tùy theo nhu cầu thị trường được phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp nước ngoài không vượt quá 51%. 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam.
3.2. Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải:
3.2.1. Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ: Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết. Phương thức 2: Không hạn chế. Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài không vượt quá 50%.
3.2.2. Dịch vụ thông quan đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết. Phương thức 2: Không hạn chế. Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài không vượt quá 51% kể từ khi gia nhập, đến năm 2012 cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
3.2.3. Dịch vụ kho bãi công-ten-nơ đối với hàng hóa vận tải bằng đường biển: Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết. Phương thức 2: Không hạn chế. Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài không vượt quá 51% kể từ ngày gia nhập, đến năm 2014 cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
3.2.4. Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay: Phương thức 1 và 4 chưa cam kết. Phương thức 2 không hạn chế. Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với đối tác nước ngoài không quá 50%.
3.2.5.Dịch vụ đại lý kho bãi và đại lý vận tải hàng hóa: Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết. Phương thức 3: Kể từ ngày gia nhập cho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn nước ngoài không vượt quá 51%. Đến năm 2014 là không hạn chế.
3.3.Dịch vụ chuyển phát:
Phương thức 1, 2: Không hạn chế. Phương thức 3: Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập, cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài tối đa lên tới 51%. Tới năm 2012, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Phương thức 4: Không cam kết.
3.4.Dịch vụ phân phối:
Về cơ bản, Việt Nam giữ được như BTA, tức là khá chặt so với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trường phân phối sau 3 năm kể từ ngày gia nhập. Doanh nghiệp có có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được Việt Nam cho phép theo từng trường hợp cụ thể.
Xét về phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của WTO, trong cam kết gia nhập Việt Nam không cam kết Phương thức 1 (đồng nghĩa với việc kiểm soát bán lẻ theo đơn đặt hàng qua mạng), trừ phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân và các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp và 4 (không cam kết về việc công dân các nước thành viên WTO vào Việt Nam để phân phối hàng hóa với tư cách cá nhân độc lập), và không hạn chế Phương thức 2 (người Việt Nam sang các quốc gia thành viên WTO để sử dụng dịch vụ phân phối do các nhà phân phối của các nước đó cung cấp).
Trong Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giành quyền kinh doanh đầy đủ cho các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài (trong đó bao gồm quyền phân phối sản phẩm cho các cá nhân và doanh nghiệp được phép phân phối sản phẩm đó ở Việt Nam) kể từ ngày 1/1/2007, ngoại trừ một số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế thương mại nhà nước (thuốc lá, xăng dầu, báo, tạp chí chuyên ngành, băng đĩa hình, tàu vũ trụ, máy bay trực thăng), gạo (cho phép xuất khẩu kể từ ngày 1/1/2011), dược phẩm, phim điện
3.5.Dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính:
Việt Nam cam kết Không hạn chế trong Phương thức 1 và 2. Trong Phương thức 3, trong giai đoạn 2007-2009, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến năm 2010 doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Đối xử quốc gia trong Phương thức 3 chỉ được hưởng với điều kiện giám đốc của doanh nghiệp nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam. Phương thức 4 ta chưa cam kết.
3.6. Dịch vụ tư vấn quản lý:
Về diện cam kết, Việt Nam loại trừ dịch vụ trọng tài và hòa giải tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp và chưa cam kết đối với phân ngành này trong giai đoạn 2007-2010. Đối với Phương thức 1 và 2 ta Không hạn chế. Trong Phương thức 3, ta chỉ cho phép các công ty nước ngoài thành lập chi nhánh kể từ năm 2010. Trong giai đoạn 2007-2008, chỉ được thành lập doanh nghiệp dưới hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phương thức 4 ta chưa cam kết.
3.7. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (ngoại trừ việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải):
Phương thức 1 ta chưa cam kết về tiếp cận thị trường và không hạn chế về đối xử quốc gia. Việt nam không hạn chế đối với Phương thức 2. Trong phương thức 3, sau 3 năm kể từ khi Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được tham gia kinh doanh dịch vụ mà trước đó không có sự cạnh tranh của khu vực tư nhân, cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốn nước ngoài. Sau 5 năm, ta không không hạn chế. Việt Nam cũng bảo lưu việc tiếp cận một số khu vực vì lý do an ninh quốc gia. Phương thức 4 ta chưa cam kết.
Đánh giá chung các cam kết của ta khi gia nhập WTO, ta đã đạt mức tự do hóa có ý nghĩa với một lộ trình hợp lý đối với các phân ngành bổ trợ cho dịch vụ logistics. Ta cũng đã đạt được mức độ bảo hộ cần thiết đối với một số ngành/phân ngành dịch vụ nhạy cảm (dịch vụ chuyển phát, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải đường sắt và vận tải đường bộ nội địa, …). Một số phân ngành dịch vụ mà Việt Nam có lợi thế cung cấp như dịch vụ xếp dỡ container với hàng hóa vận chuyển đường biển, đại lý kho bãi và đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ thông quan, … ta đặt hạn chế vốn góp nước ngoài không vượt quá 50% (tỷ lệ khống chế) hoặc đặt ra lộ trình cho phép tăng vốn góp của phía nước ngoài từ 5-7 năm. Riêng trong nội bộ ASEAN, thời hạn 2013 đã được đặt ra để tự do hóa hầu hết các phân ngành chủ yếu trong dịch vụ logistics. Bước tiến đáng kể trong tự do hóa dịch vụ logistics trong ASEAN được thể hiện trong phân ngành dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không (dự kiến sẽ được tự do hóa hoàn toàn vào năm 2008).
Tới thời điểm này, các cam kết gia nhập WTO của ta mới có hiệu lực được hơn 3 tháng nên khó có thể đưa ra đánh giá chính xác về tác động của các cam kết tự do hóa đối với các phân ngành của dịch vụ logistics tại WTO. Tuy nhiên, có thể đưa ra một số nhận định sơ bộ như sau:
- Dịch vụ vận tải đường biển
Nhiều nước trên thế giới dè dặt khi tiến hành tự do hoá dịch vụ vận tải biển. Một số nước cho rằng tự do hoá dịch vụ vận tải biển là một “con dao hai lưỡi”. Nếu cho phép tự do hoá quá nhanh thông qua cho phép xây dựng một thị trường vận tải biển thực sự cạnh tranh với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp, kể cả các nhà vận tải nước ngoài thì có thể sẽ giúp làm giảm chi phí vận tải nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành vận tải biển quốc gia. Chi phí vận tải biển có thể giảm trong ngắn hạn nhưng về lâu dài nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào các nhà vận tải biển nước ngoài. Ngược lại, nếu bảo hộ ngành vận tải biển quá mức thì chi phí vận tải sẽ rất cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá quốc gia trên thị trường thế giới.
Cho tới nay, Việt Nam đã cho phép thành lập 14 công ty liên doanh vận tải biển và container với vốn góp của nước ngoài khá linh hoạt. Dù trên thực tế một số hãng vận tải biển nước ngoài đã bước đầu tham gia vào thị trường vận tải Việt Nam qua hình thức liên doanh nhưng các cam kết quốc tế của Việt Nam trong ASEAN, WTO còn tương đối chặt chẽ. Chẳng hạn, đối với phương thức cung cấp qua biên giới (Mode 1), ta chưa cam kết trong khi đây là phương thức cung cấp phổ biến và thực sự cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và chiếm tỷ trọng lớn. Đối với phương thức cung cấp hiện diện thương mại (Mode 3), cho tới 2009, Việt Nam mới cho phép thành lập công ty liên doanh với vốn góp của nước ngoài dừng ở mức 49%.
- Dịch vụ vận tải đường bộ
Đây là ngành dịch vụ có mức độ mở cửa khá cao và là loại hình vận tải năng động nhất hiện nay tại Việt Nam. Cho đến nay đã có trên 20 liên doanh vận tải đường bộ được cấp phép hoạt động, tạo ra một thị trường đầy cạnh tranh. Điều đáng chú ý vốn góp của phía nước ngoài trong một số liên doanh đã được đẩy lên trên mức 51% tức là mức trần quy định trong các cam kết quốc tế của ta. Trong cam kết gia nhập WTO, ta cho phép phía nước ngoài được thành lập liên doanh với nhà vận tải đường bộ Việt Nam với vốn góp của nước ngoài không quá 51% kể từ năm 2010. Có thể nói chính sách của ta trong lĩnh vực vận tải đường bộ cùng với chính sách cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước được cạnh tranh khá bình đẳng đã góp phần phát triển nhanh vận tải bộ trong thập kỷ qua.
- Dịch vụ vận tải đường sắt
Trước thời điểm ta gia nhập WTO, ngành dịch vụ này thuộc độc quyền Nhà nước. Chủ trương phát triển của ngành đường sắt trong một thời gian dài vẫn là tập trung nâng cao sức cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, chưa lo cạnh tranh với các nhà vận tải nước ngoài. Tuy nhiên trong cam kết gia nhập WTO, ta đã cho phép nước ngoài tham gia liên doanh với đối tác Việt Nam với vốn góp tối đa đạt 49%, nhưng không cam kết về dành đối xử quốc gia. Do ngành vận tải đường sắt đòi hỏi phải có mức độ đầu tư khá lớn về cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ nên dự kiến trong ngắn hạn chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Về dài hạn, Nhà nước ta vẫn chủ trương kiểm soát loại hình dịch vụ này cũng như tương tự như các loại hình dịch vụ vận tải nội địa khác.
- Dịch vụ vận tải hàng không
Ngành hàng không Việt nam đang phát triển theo hướng giảm dần độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh để nâng cao chất lượng phục vụ. Hiện nay, Việt nam có 4 hàng hàng không trong nước bao gồm Việt nam Airlines, Pacific Airlines, VASCO và SFC đang cung cấp dịch vụ. Về dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách trên các tuyến nội địa, các hãng hàng không nước ngoài chưa được phép tham gia mà hoàn toàn do các hãng hàng không trong nước thực hiện.
Tuy nhiên, đối với các tuyến vận chuyển quốc tế, các hãng hàng không nước ngoài được tham gia khá tự do và cạnh tranh rất mạnh với các hãng hàng không trong nước. Trong khuôn khổ cam kết quốc tế, dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách (thương quyền) chưa được đưa vào phạm vi điều chỉnh ở phạm vi đa phương mà vẫn thuộc phạm vi của các hiệp định song phương. Những dịch vụ chính được cam kết là dịch vụ tếp thị và bán sản phẩm hàng không, dịch vụ đặt giữ chỗ máy tính và dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay. Đối với các dịch vụ này, ta hiện nay cam kết rất thông thoáng khi cho phép các hãng hàng không nước ngoài có hiệp định song phương được tự do cung cấp dịch vụ này với điều kiện sử dụng hệ thống mạng của Việt Nam.
- Nhóm ngành dịch vụ hỗ trợ vận tải
Trên thực tế, ta chưa mở cửa nhiều cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ này. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam đảm nhận. Dù vậy, đã có một số công ty liên doanh trong lĩnh vực giao nhận, sửa chữa phương tiện vận tải được thiết lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, theo cam kết của ta khi gia nhập WTO, ta đã mở cửa có lộ trình một số phân ngành dịch vụ hỗ trợ vận tải với mục đích đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia thị trường và giúp các doanh nghiệp Việt Nam thêm cơ hội học hỏi và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Nhóm các ngành dịch vụ khác
Đối với một số phân ngành dịch vụ khác mang tính bổ trợ trong ngành dịch vụ logistics như dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật, dịch vụ máy tính và dịch vụ liên quan tới máy tính, dịch vụ tư vấn quản lý, Việt Nam đã cho phép thành lập liên doanh với vốn nước ngoài ngay từ thời điểm gia nhập. Riêng với dịch vụ tư vấn quản lý và dịch vụ máy tính, ta còn cho phép doanh nghiệp nước ngoài mở chi nhánh từ năm 2010 , nhưng chỉ dành đối xử quốc gia với điều kiện giám đốc chi nhánh phải là người cư trú tại Việt Nam. Đây là những phân ngành dịch vụ ta khuyến khích sự tham gia của phía nước ngoài để định hướng sự phát triển của thị trường trong nước cũng như học hỏi được những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và cung cấp dịch vụ ở trình độ cao của các doanh nghiệp nước ngoài.
II.Những nội dung cơ bản vê dịch vụ logistics
Nội dung cơ bản của dịch vụ logistics bao gồm:
2.1. Xác định nguồn cung cấp
Xác định nguồn cung cấp hay còn gọi là định nguồn. Nội dung của công việc định nguồn bao gồm việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất.
Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, thậm chí phải mua các chi tiết, linh kiện để lắp ráp sản phẩm.
Trên thị trường cũng có rất nhiều nhà cung cấp hàng hoá có thể đáp ứng được yêu cầu đó của doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi nhà cung cấp khác nhau lại đưa ra các sản phẩm có chất lượng có thể khác nhau, đồng thời giá bán cũng có sự khác biệt. Thông thường sản phẩm có chất lượng cao hơn thì có giá bán cao hơn và ngược lại. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải cân nhắc việc lựa chọn nhà cung cấp nào để cung cấp hàng hoá cho mình dựa trên các yếu tố, chỉ tiêu khác nhau như: chế độ bảo hành, dịch vụ hậu mãi hay các phương thức chiết khấu giảm giá.
Nói tóm lại, việc đánh giá các nhà cung cấp phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đưa ra chứ không thể chỉ dựa trên một chỉ tiêu duy nhất. Có nhà cung cấp có thế mạnh ở tiêu chuẩn này nhưng lại kém thế ở tiêu chuẩn khác, vì vậy định nguồn sẽ đưa ra phương pháp dùng để đánh giá các nhà cung cấp dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau đó.
2.2 Lập kế hoạch sản xuất tối ưu
Trước khi tiến hành sản xuất doanh nghiệp thường phải dự báo nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm do mình sản xuất ra.
Giả sử doanh nghiệp X dự báo nhu cầu về sản phẩm của mình trong 3 tháng cuối năm (10, 11, 12) như sau:
Bảng 1.2: Dự báo nhu cầu sản phẩm của công ty X
t
10
11
12
Dt
2
3
4
Như vậy nếu chu kỳ sản phẩm nhỏ hơn một tháng thì chúng ta cũng có rất nhiều kế hoạch sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu trên. Ví dụ:
Bảng 1.2: Các kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu đã được dự báo
t
10
11
12
Dt
2
3
4
KH1
2
3
4
KH2
2
7
0
KH3
9
0
0
Ở bảng trên ta có thể thấy có ít nhất 3 kế hoạch sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm ở bảng 1.2. Ở kế hoạch thứ nhất người ta sản xuất mỗi tháng một lượng đúng bằng nhu cầu của tháng đó. Kế hoạch thứ 2 người ta sản xuất 2 sản phẩm ở tháng 10; tháng 11 sản xuất 7 sản phẩm để bán ở tháng 11, 12; tháng 12 không sản xuất. Kế hoạch thứ 3 là sản xuất cả 9 sản phẩm ở tháng 10 để cung cấp ở các tháng 10, 11 và 12; tháng 11, 12 không sản xuất.
Trong thực tế các kế hoạch sản xuất khác nhau yêu cầu những chi phí khác nhau, và người làm công tác Logistics phải xác định được kế hoạch sản xuất nào cho chi phí ít nhất. Điều đó cần có một thuật toán để xác định.
2.3.Dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá
Trong sản xuất, dự trữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó nhằm hạn chế việc gián đoạn sản xuất và cung ứng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên người làm công ._.u ,phương hướng phát triển của nghành
mục tiêu của ngành công nghệ thông tin.
nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực vào năm 2010. Tăng hàm lượng khoa học và công nghệ trong các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tạo chuyển biến cơ bản về năng suất, chất lượng và hiệu quả ở một số nghành kinh tế quan trọng.
cung cấp đầy đủ và kịp thời các luận cứ khoa học cho các quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, phục vụ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực, thế giới.
Nâng cao trình độ , chất lượng và hiệu qủa của các công trình nghiên cứu trong nước, tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế tương đương với các nước trung binh tiên tiến trong khu vực.
Tập trung phát triển công nghệ cơ bản và công nghệ sản phẩm phục vụ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu. Bố trí 50% nhiệm vụ của các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước được ứng dụng và phục vụ trưc tiếp cho sản xuất , kinh doanh. Các nhiệm vụ còn lại phục vụ nâng cao năng lực lựa chọn, tiếp thu, làm chủ và cải tiến các công nghệ sẽ được ứng dụng cho giai đoạn sau năm 2010.
Phát triển thị trường công nghệ,bảo đảm gía trị giao dịch mua bán công nghệ đạt mức tăng trưởng bình quân 10% năm.
có bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới phục vụ trực tiếp cho việc triển khai thực hiện chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ cao và hình thành một số nghành công nghiệp công nghệ cao.
đẩy mạnh nhanh tiến độ xây dựng để sớm đưa vào vận hành khu công nghệ Hoà lạc. Tăng cường thu hút đầu tư và hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao, hoàn thành việc xây dựng khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh vào năm2010.
hình thành đôị ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, đủ sức tổ chức nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia ở trình độ quốc tế; vận hành có hiệu quả một số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Xây dựng khoảng 100 nhóm nghiên cứu, tìm kiếm bí quyết công nghệ làm cơ sở để hình thành và phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Năm 2010:
-đào tạo chuyên gia về công nghệ thông tin ở các trình độ khác nhau với mức trung bình khá trong khu vực ASEAN và đáp ứng đượcnhu cầu của thị trường về nhân lực công nghệ thông tin truyền thông.
- năng suất lao động trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông đạt mức trung bình khá trong khu vực ASEAN.
- phổ cập kiên thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông đến 100% số học sinh học nghề và trung học phổ thông , 50% học sinh trung học cơ sở.
Phấn đấu đến năm 2010, 100% các nghành công nghiệp chủ lực của tỉnh ứng dụng CNTT trong quản lý và sản xuất ;100%sở ban ngành , huyện ,thị xã có mạng cục bộ rộng của tỉnh; 25- 30% doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong giao dịch …sau 2015 nhu câu sử dụng Internet của người dân cơ bản đựoc đáp ứng. Phấn đấu đến năm 2015 , công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc tăng trưởng hàng năm trên 15-20%. Xây dựng cơ sở để hình thành công nghiệp phần mền, từng bước đáp ứng nhu cầu phần mền trong tỉnh vf đủ năng lực gia công xuất khẩu.
Năm 2020:
- đào tạo chuyên gia về công nghệ thông tin và truyền thông ở các trình độ khác nhau với chất lượng đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng được nhu cầu của thị trường về nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- năng suất lao động trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN +3 (hoặc bằng các nước công nghiệp phát triển trung binh trên thế giới).
- phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông đên 100% số cán bộ, công thức, viên chức; 100% sinh viên và cao đẳng; 100% sổ học sinh học nghề, trung học phổ thông và cơ sở.
b.phương hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin
- đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đặc biệt là lý luận cơ bản phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
- tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ trong nước, làm chủ công nghệ hiện đại ,nhanh chóng khả năng cạnh tranh.
- áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu vực nông thôn và miên núi, chú trọng các vùng đặc biệt khó khăn.
- tập trung đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt trình độ quốc tế. Đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá cơ sở hạ tần công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực.
2. Nhiệm vụ đặt ra cho công ty Sao mai.
Nghiên cứu, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin tương đương với trình độ của các công ty trong nước và thế giới.
thu hút, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường.
tăng khả năng cạnh tranh, tiếp tục hoàn thiện chính mình trên thị trường trong nước và thế giới.
năm 2008 công ty Sao Mai cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển 3 lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Xây dựng một Sao mai vững mạnh đoàn kết giữa các cá nhân trong công ty, tạo điều kiện phát huy khả năng sáng tạo của nhân viên trong công ty.
Cần mở rộng quy mô sản xuất về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực , vốn đầu tư.
Kiểm tra giám sát thường xuyên hoạt động sản xuất của công ty .
Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích người lao động về lương, thưởng nâng cao mức sống cho công nhân viên trong công ty.
Xây dựng văn hoá công ty đây là nhiệm vụ quan trọng mà không chỉ Sao mai mà tất cả các doanh nghiệp cần thực hiện quyết định đến hoạt động sản xuất của công ty.
3. Phương hướng phát triển sản xuất của công ty Sao Mai
Phương hướng sẽ là kim chỉ nam là con đường để công ty đạt được mục tiêu của mình đề ra, sự thành công hay thất bại có đạt được mục tiêu hay không chính là phương hướng , hướng đi có đúng hay không.
Nhận thức đựơc tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin , nâng cao được năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới. Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nứơc và xây dựng môi trường pháp lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những mục tiêu cụ thể của chương trình trọng điểm quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.
Giám đốc công ty Sao Mai - ông Nguyến Văn Tuyến đã khẳng đinh phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh: “ phát triển công ty sao mai thành một doanh nghiệp công nghệ cao là chiến lược lâu dài của công ty. Hiện nay, chúng tôi sẽ đi sâu vào gia công phần mền cho Nhật Bản, sau đó mở rộng cung ứng cả các phần mền hệ thống nghiệp vụ , phần mền đóng gói … để cung cấp cho thị trường Việt Nam.
Trong năm 2008 sao mai tiếp tục mở rộng thị trường với đối tác quan trong là Mỹ đẩy mạnh gia công cho các công ty ở Mỹ và đẩy mạnh hoạt động 2 lĩnh vực phần cứng và đào tạo đáp ứng nhu cầu trong nước.
Công ty sao mai chính thức trở thành thành viên hiệp hội phần mền việt Nam vinasa vào năm 2003 và được đánh giá là một trong những công ty có tiềm năng để xúc tiến gia công phần mền cho Nhật Bản. công ty hợp tác phần mền Nhật trong lĩnh vực sản xuất, gia công phần mền và hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cũng như cung cấp nguồn nhân lực CNTT cho Nhật và Việt Nam.
Sao mai sẽ tham gia các chương trình đào tạo nguồn nhân lực gửi các kỹ sư sang đào tạo tại Nhật. đây là một trong yêu cầu cấp thiết không chỉ sao mai mà tất cả các công ty trong nước khi mà nguồn nhân lực của chúng ta còn yếu về trình độ, đây là một trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty. Hiện công ty đang co được đội ngũ nhân viên trẻ giầu nhiệt huyết được đào tạo từ các trường lớn nhưng điều đó vẫn chưa đủ , mà đòi hỏi phải bắt kịp được với trình độ với các nước có nền công nghệ cao như Nhật, ấn Độ, Mỹ …
Sao mai cung cấp giải pháp phần mền Quản lý khách sạn – hotel software solution trong những năm tới.
Tư vấn xây dung các phần mền ứng dụng công nghệ GIS .
Tư vấn, xây dung giải pháp phần mền quản lý môi trường – trung tâm chuyển giao công nghệ và môi trường Hà Nội đây là một trong những vấn đề cấp bách của nước ta khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường là rất cao ở các thành phố lớn.
Công ty thực hiện giải pháp phân mền quản lý container áp dụng công nghệ GIS , giải pháp quản lý hệ thống thông tin đô thi dựa trên nên công nghệ GIS
Tư vân xây dựng website cho BGĐ và ĐT ( www. Hed.edu.vn, www.fltpe.com.www.quatang1233.com,...)
Xây dựng hệ thống quản lý trượt tuyết Sky Ver 1.0(language:VB&vc++), hệ thống quản lý, xử lý tín hiệu ồn sân bay, hệ thống xử lý tính điểm thể thao, thể dục dụng cụ,gymnastic 2.0.
Xây dựng hệ thống quản lý sản xuất mực in cho công ty Misubishi dic1.0 (vb.net).
Hệ thống xử lý olypic bơi lội Nhật bản swim 1.0.
Hệ thống tính điểm bang chày Nhât baseball 1.5.
Hệ thống hỗ trợ kinh doanh lẫn nhau trong hiệp hội ponpon Nhật.
Dự án chính phủ nông nghiệp tỉnh akita .ibmas 400, rpg/400.
Cung cấp thiết bị và xây dựng hệ thống mạng cho trung tâm eikoh education centre (japan).
Tư vấn, cung cấp, xây dựng mạng máy tính nse.
Để thực hiện được các dự định đó đòi hỏi công ty sao mai phải nổ lực hết sức mình, trong khi Sao mai vẫn chưa thực sự là một công ty lớn. Nhìn chung đó là những thuận lợi mà sao mai sẽ có trong quá trình kinh doanh của mình, để đạt được điều này công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn dài hạn cùng với những kế hoạch thực tế, mà mọi người trong công ty phải quyết tâm thực hiện, và vấn đề lớn đối với công ty là vấn đề về vôn, nhân sự , nguồn vốn của công ty chua đủ mạnh để có thế đầu tư vào những công trinh, dự án tầm cỡ, do vây công ty cần thúc đẩy hoạt động đầu tư, góp vốn không chỉ của các cổ đông mà cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng hợp tác cùng có lợi, hiện nay công ty vẫn tiếp tục tyển chọn nhân viên có chất lượng cao, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về gia công phần mền cho nước ngoài, công ty luôn hợp tác với các trường đại học trong nước như ĐH Bách Khoa, khoa học tự nhiên để có thể có được nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Khi mà việt nam chính thức gia nhập WTO thì có rất nhiều cơ hội và thức đối với công ty, đặc biệt là đối với những công ty hoạt động trong hoạt động công nghệ thông tin, để nắm bắt được sự thay đổi của thị trường, công ty cần xây dựng được hệ thống thông tin có khả năng đáp ứng nhu cầu tốt hơn, đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị hiện đại,
Hiện nay đối tác chính của công ty vẫn là Nhật trong lĩnh vực gia công phần mền, do vậy công ty rất coi trọng đối tác Nhật, để mối quan hệ truyền thống của công ty ngày càng phát triển bền vững , sao mai luôn thực hiện tốt các yêu cầu của đối tác, tạo được uy tín tin tưởng lẫn nhau mà điều này đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, về mẫu mã kiêu dáng, số lượng. Hoạt động phần mền đòi hỏi độ chính xác cao, có đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình và có trình độ.
Công ty dự đinh mở rộng các chi nhánh của mình trên địa bàn Hà Nội để đáp ứng tốt hơn cho khách hàng về lĩnh vực phần mền và phần cứng , đây cũng là 2 lĩnh vực mà công ty tập trung chung đầu tư .
Trong những năm tới Sao Mai định hướng đẩy nhanh phát triển các dịch vụ phần cứng, đa dạng hóa các dịch vụ này nhằm mở rộng thị phần , tăng doanh số bán; hướng phát triển trở thành một trong những công ty cung cấp lớn nhất, uy tín chất lượng trên địa bàn Hà Nội với các dịch vụ sau:
Dịch vụ vận chuyển theo yêu cầu khách hang
Mục đích chính kinh doanh của công ty khôn phải chỉ là bán các thiết bị đơn lẻ cho người tiêu dung, ma cung cấp thiết bị tin học, mạng và tích hợp mạng cho các công ty theo các gói thầu, công ty sẽ đáp ứng tốt hơn dịch vụ này về thời gian và địa điểm , vận chuyển đến nơi kịp thời hạn
Dịch vụ triển khai hệ thống
Khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, các công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực côn nghệ thông tin cạnh tranh nhau rất mạnh mẽ, để đứng vững được công ty Sao Mai định hướng phát triển dịch vụ triển khai hệ thống Cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ xây dựng hạ tầng hệ thống thông tin chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu tác nghiệp và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên. Dịch vụ bao gồm: Đánh giá, hoạch định, triển khai, Tối ưu và quản trị cho hạ tầng mạng LAN/WAN/Wireless, các hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi, các hệ thống quản trị, an toàn dữ liệu...cho các hệ thống thông tin của mọi quy mô và loại hình khách hang nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hang và nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình.
Tư vấn, thiết kế, triển khai hệ thống mạng LAN
Với hiểu biết trong xây dựng hệ thống mạng nội bộ LAN, các dịch vụ Sao Mai cung cấp tới khách hàng đảm bảo tuân theo các tiêu chuẩn công nghệ mạng LAN hiện đại với chất lượng cao nhất. Hệ thống mạng LAN điển hình được xây dựng trên công nghệ hiện đại sử dụng chuyển mạch IP hay ATM, bao gồm ba qui mô sau:
- Hệ thống mạng cỡ lớn(Enterprise): Có số lượng nút mạng từ 800-1000 nút mạng trở lên
- Hệ thống mạng cỡ trung bình(Medium): Có số lượng nút mạng từ 100-800 nút mạng
-Hệ thống mạng cỡ nhỏ(Small networks): Có số lượng nút mạng dưới100 nút mạng
Tư vấn, thiết kế, triển khai hệ thống mạng WAN
Dịch vụ cung cấp đảm bảo xây dựng hệ thống mạng WAN qui mô từ nhỏ, trung bình tới qui mô lớn phù hợp với hạ tầng viễn thông của Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu thông tin của khách hàng, tối ưu về chi phí ban đầu và chi phí hoạt động định kỳ. Công nghệ WAN tiên tiến nhất được sử dụng bao gồm: công nghệ Leased-line, Frame Relay, ATM, leased-IP, ISDN.
Tư vấn, thiết kế, triển khai Wireless
Với những tiến bộ mới trong công nghệ Wireless cho phép tạo ra các hệ thống mạng LAN Wireless tốc độ cao và có độ ổn định, an toàn cao. Đáp ứng nhu cầu xây dựng môi trường Wireless, dịch vụ tư vấn - thiết kế- triển khai hệ thống Wireless do chúng tôi cung cấp bao gồm:
- Dịch vụ xây dựng hệ thống LAN Wireless
- Dịch vụ xây dựng hệ thống kết nối point-to-point, point-to-multipoint sử dụng công nghệ Wireless
Tư vấn, thiết kế, triển khai các dịch vụ mạng thông tin
Dịch vụ tư vấn, thiết kế, triển khai các dịch vụ mạng thông tin(Network Services) nhằm xây dựng hệ thống các dịch vụ mạng thông tin theo yêu cầu khách hàng. Các dịch vụ mạng thông tin được xây dựng trên nền tảng Windows, Linux, UNIX tuỳ thuộc vào qui mô và yêu cầu riêng của khách hàng, cụ thể bao gồm:
-Dịch vụ hệ thống thư điện tử
-Dịch vụ hệ thống Web/FTP
-Dịch vụ hệ thống Active Directory
-Dịch vụ News, Forum
-Các dịch vụ mạng khác...
Tư vấn, thiết kế, triển khai hệ thống mạng đa dịch vụ
Xu thế hội tụ đa dịch vụ ngày càng phổ biến và là xu thể phát triển tất yếu của công nghệ thông tin và truyền thông. Bên cạnh các dịch vụ dữ liệu truyền thống các dịch vụ thoại, các dịch vụ Video, các dịch vụ Fax, truyền bản tin cũng được tích hợp trên nền tảng hệ thống IP. Dịch vụ tư vấn, thiết kế, triển khai hệ thống mạng đa dịch vụ là loại hình dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm:
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, triển khai hệ thống IP Phone và Unified Messaging
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, triển khai các hệ thống Video: Video Broadcasting và Video on Demand, Video Conference, Video Monitoring
- Triển khai các dịch vụ gia tăng(Value-added Services) khác
Tư vấtn, thiết kế, triển khai hệ thống quản trị hệ thống thông tin
Quản rị hệ thống thông tin là một trong những tác nghiệp cơ bản đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống thông tin. Dịch vụ công ty Sao Mai cung cấp cho phép xây dựng các hệ thống quản trị thống nhất dựa trên nhiều nền tảng khác nhau nhằm đảm bảo quản trị hệ thống thông tin hiệu quả và an toàn cao nhất. Dịch vụ bao gồm:
- Tư vấn, thiết kế các mô hình quản trị hệ thống thông tin
- Xây dựng các hệ thống quản trị mạng thông tin và dịch vụ mạng thông tin
- Xây dựng hệ thống quản trị hoạt động thống nhất của toàn bộ hệ thống thống thông tin
Dịch vụ bảo hành, bảo trì và thay thế thiết bị
Nhu cầu bảo hành các loại thiết bị, máy tính, máy in cũ rất lớn. Rất nhiều các cơ quan xí nghiệp khi bị hỏng máy không biết phải tìm đến nơi nào thích hợp để yêu cầu sửa chữa. Hoặc có chăng thì cũng tìm phải các công ty không chuyên nghiệp, gây chậm trễ và khó khăn trong vấn đề khắc phục và sửa chữa, công ty sẽ phát triển dịch vụ này bằng các hoạt động như:
- Hợp đồng trọn gói số lượng trên 10 máy cho đến 20 máy giá giảm 10%, số lượng trên 20 máy giá giảm 20%.
- Giá trên chỉ áp dụng cho địa điểm bảo trì trong nội thành TP. HN.
- Dịch vụ bảo trì định kỳ thực hiện mỗi tháng 01 lần và đáp ứng xử lý sự cố đột xuất trong giờ hành chánh (từ thứ Hai đến thứ Bảy).
- Dịch vụ bảo trì toàn phần thực hiện mỗi tháng 01 lần và được đáp ứng xử lý sự cố toàn thời gian (24/7).
Công ty đảm bảo cung cấp các thiết bị thay thế đối với các thiết bị được bảo hành gặp sự cố không thể khắc phục được bao gồm linh kiện, thiết bị, phụ tùng trong một thời gian quy định sau khi nhận được thông báo của khách hangfvaf xác định được sự cố của thiết bị
Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
Trong suốt thời gian của dịch vụ này, khách hang sẽ nhận được sự hỗ trợ của công ty về những vấn đề kỹ thuật xảu ra với hệ thống máy móc của họ. Nhân viên kỹ thuật sẽ luôn có mặt kịp thời để trợ giúp xủa lý các vấn đề như hỗ trợ kỹ thuật từ xa, nếu sự cố không sử lý được, tùy theo yêu cầu của dịch vụ mà các nhân viên kỹ thuật của công ty Sao Mai sẽ có mặt tại hệ thống của khách hang sau khi có yêu cầu (24h/ ngày * 7 ngày để khắc phục sự cố tại chỗ
Riêng đối với hoạt động gia công phần mền công ty cần có những hướng đi cụ thể.
Công nghệ gia công phần mềm việt nam vẫn phát triển mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều mắc phải đó là: có rất it doanh nghiêp, công ty việt nam tạo đuợc bản sắc gia công riêng, phần lớn chỉ lựa chọn những cộng nghệ và lĩnh vực phổ biến mà ai làm cũng được. Vấn đề muôn thủa khác là do các công ty thiếu vốn nên thiếu khả năng đầu tư hoặc đầu tư chưa đúng mức vào tiếp thị nên chưa tiếp cận được khách hàng lớn và không tạo được nguồn công việc ổn định. Cuối cùng là vấn đề nhân lực quản lý cấp cao. Một công ty muốn phát triển cần phải có một bộ máy quản lý chư không thể chỉ dựa vào một vài chuyên gia kỹ thuật .
Do đó có hai hướng tập trung phát triển đối với sao mai là: hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ,hỗ trợ công ty nâng cao năng lực cạnh tranh. để hỗ trợ hiệu quả , nên hình thành các các chương trình hỗ trợ hoặc gây dựng một quỹ hỗ trợ cụ thể.
Để phát triển nguồn nhân lực, công ty sao mai nên hình thành quỹ đào tạo phát triển nguồn nhân lực từ ngân sach nhà nước, vay vốn đào tạo với lãi xuất thấp, đối với học viên công ty có thể áp dụng cho vay học phí và trả sau nhầm cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế.
Công ty cũng nên lập bộ phận chuyên trách về gia công phần mền để thực hiện các mục tiêu đề ra, thực hiện chức năng quảng bá và thu hút các công ty lớn trên thế giới.
Muốn phát triển thành công không thể thiếu vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước, nhiều công ty nhận được sự hỗ trợ của nhà nước để phát triển như hỗ trọ mặt bằng, đất đai với giá ưu đãi, xây dựng các trung tâm phần mền. Tổ chức tốt bộ phận quản lý tài chính, nhân sự trong công ty.
III. Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của Sao Mai trong những năm tới
1. Tăng cường nhận thức về logistics
Logistics là một lĩnh vực còn rất mới. Vì vậy để có thể phát triển được dịch vụ Logistics trong công ty thì ta phải tăng cường sự nhận thức về Logistics của người lao động cũng như ban lãnh đạo công ty. Cho nên giải pháp tăng cường nhận thức về Logistics đối với côn ty hiện nay là hết sức cần thiết. Cụ thể cần có chương trình nghiên cứu về Logistics Kết quả nghiên cứu của công trình phải được công bố và phổ biến rộng rãi để các thành viên trong công ty biết. Ngoài ra, phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu về Logistics để thành viên công ty có sự hiểu biết về vai trò, ý nghĩa và tác dụng của Logistics
2. Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển dịch vụ logistics
Như tăng cường công tác nghiên cứu thị trường , việc nghiên cứu mọt cách chuyên nghiệp và có hệ thống sẽ giúp công ty
tìm kiếm các khách hàng mới
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó công ty mới có thể giữ được khách hàng truyền thống, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện cạnh tranh gay găt khi Việt Nam gia nhâp WTO
ứng phó tốt hơn trong cạnh tranh
thị trường máy tính ở thành phố và thị trường các tỉnh miền núi khác nhau, thong thường thị trường thành phố khách hàng mua đồng bộ, cả bộ bao gồm 8- 12 modul để lắp ráp thành một chiếc máy tính., ở miền núi,nông thôn khách hàng mua máy tính đã lắp ráp sẵn do đó ảnh hưởng đến sự thích nghi hợp lý của khách hàng. Với lĩnh vực phần cứng công ty xác định thị trường Hà Nội là thị trường chính vì thị trường này nhu cầu về chủng loại, mẫu mã các sản phẩm là đa dạng và phong phú. Đặc biệt là những sản phẩm mới nhất do đó công ty cần đẩy mạnh:
tiếp tục tăng tỷ trong bán buôn bằng việc thiết lập các đại lý của công ty, của hàng chuyên bán bôn bán lẻ, để mở rộng mạng lưới bán hàng thì trước hết phải thong qua đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty
đa dạng hóa các mặt hàng, linh kiện khác nhau kết hợp các linh kiện nhập khẩu
đối vói thị trường các tỉnh miền núi, nôn thôn nhu cầu về những loại máy tính không cao, tốc độ trung bình. Công việc nghiên cứu thị trường và linh kiện máy tính tỏ ra khá hiệu quả bằng cách thu thập thông tin hành vi lưới Webc của đối tác mà có thể phân tích thói quen nhu cầu của người tiêu dùng
3. Giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ logistics
bên cạnh kinh doanh hai dịch vụ chủ yếu là gia công phần mềm và phần cứng với các dịch vụ bảo dưỡng bảo trì, tư vấn khách hàng, hỗ trợ hệ thống công ty Sao Mai có thể mở rộng kinh doanh phát triển các dịch vụ như:
kinh doanh kho bãi bốc xếp, bảo quản và vận tải phân phối hàng hóa
vận tải đa phương thưc bằng đường sông, biển , hàng không, đường sắt, vận chuyển hàng hóa từ kho theo yêu cầu khách hàng
nhận ủy thác xuất khẩu hàng hóa các linh kiện điện tử, phần mềm tin học
đại lý mua bán ký gửi, hàng hóa mua bán, các thiết bị máy móc tin học phục vu cho người tiêu dung
để hướng tới mục tiêu cung cấp những dịch vụ logistics cho khách hàng, công ty cần phải quan tâm nghiên cứu bám sát biến động nhu cầu của thị trường để từ đó có kế hoạch mở rộng các loại hình dịch vụ này việc mở rông các dịch vụ logistics có tác dụng
thứ nhất: tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường với các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực của công ty
thứ hai: giảm chi phí , nâng cao hiệu quả kinh doanh
4. Giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến , khuyêch trương
Tăng cường các hình thức xúc tiến , khuyêch trương, quảng cáo khuyến mãi
Quảng cáo bằng hình thức giới thiệu về công ty và các dịch vụ cung cấp tới khách hang qua báo, vô tuyến mạng internet, qua đài phát thanh, pano apphich
Thực hiện các hình thức khuyến mại như chiết khấu , giảm giá, bốc thăm trúng thường, % hoa hồng..
Chào hàng qua phát tờ rơi, Email, chào hàng trực tiếp, vận động hành lang…
5. Giải pháp chăm sóc phục vụ khách hàng và quản lý khách hàng
xây dựng chính sách phục vụ khách hàng trên cơ sở nhu cầu của khách và khả năng của côn ty. Do đó cần xác định rõ các dịch vụ khách hàng và tiêu chuẩn của chúng, chính sách cũng nêu rõ chế độ kiểm tra, báo cáo việc thực hiện dịch vụ.
giới thiệu và cung cấp các văn bản về chính sách dịch vụ khách hàng cảu công ty cho khách hàng : văn bản này sẽ giúp khách hàng biết được các dịch vụ của công ty, đồng thời giúp bảo vệ công ty trước những sự cố ngoài dự kiến
tổ chức thực hiện các dịch vụ: cơ cầu tổ chức phải cho phép hỗ trợ, phối hợp các chính sách đối nội cũng như đối ngoại, giúp khách hàng tiếp cận một cách dễ dàng đến mỗi cá nhân trong tổ chức, những người có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như trả lời được các câu hỏi của họ
thông tin về hàng hóa giúp khách hàng biết rõ về hàng hóa họ cần mua. Như: lượng hàng tồn kho, tình hình thực hiện đơn hàng, ngày chuyển hàng dư kiến hoặc thực tế, vị trí của lô hàng, hàng bị trả về
thường xuyên theo dõi các sản phẩm, phát hiện những tình huống có thể xảy ra và thông báo kịp thời cho khách hàng, đồng thời giải quyết những than phiền của khách hàng nhằm thu thập kịp thời những dữ liệu từ phía khách hàng, xử lý và phản hồi lại cho khách
6. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị
Công ty Sao Mai hoạt động chủ yếu trong hai lĩnh vực là phần cứng và gia công phần mềm. Một hệ thống cở vật chất trang thiết bị hiện đại sẽ phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của côngty
Đầu tư các loại máy tính có cầu hình cao , tốc độ nhanh, nơi làm việc tiện nghi, sữa chữa thiết bị chiếu sang tại nơi làm việc , thay thế các loại máy có dấu hiệu đã cũ, mở rộng các khu vực đại lý của công ty về bán buôn, bán lẽ các thiết bị máy vi tính
7. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Để thực hiện việc cung cấp dịch vụ, nâng cao dịch vụ logistics ngoài điều kiện về cơ sở vật chất hiện đại cần có một đội ngũ nhân viên giầu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn. Do đó cần có kế hoạch đầu tư phát triển nguồn nhân lục một cách toàn diên.
Cán bộ quản lý : đào tạo bổ xung về nghiệp vụ quản lý, nâng cao trình độ lý luận chính trị pháp luật, đặc biệt cần có kế hoạch đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn còn yếu như ngoại ngữ, vi tính văn phòng, khả năng tổ chức tác nghiệp..
Cán bộ khai thác điều hành: bổ sung nâng cấp trình độ chuyên môn về marketing, khai thác và quản lý khách hang. Tập trung hướng dẫn làm công tác điều hành một cách độc lập để phát triển có khả năng tính toán và thực hiện các dự án trọn gói với đối tác, đặc biệt là các đối tác lớn trong lĩnh vực gia công phần mềm Nhật Bản, từ đó giảm áp lực công việc trực tiếp của khối quản lý.
Nhân viên trong công ty được đào tạo tuyển chọn từ các trường đại học có chất lượng như đại học Bách Khoa, Khoa Học tự nhiên tốt nghiệp nghành công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác gia công phần mềm và cung cấp các dịch vụ phần cứng như lắp đặt cài đặt, nâng cấp , bảo trì bảo dưỡng với đối tượng này thì phải hướng dẫn kỹ và bản thân phải tự mình ý thức việc đào tạo và tự hoàn thiện mình
8. Ứng dụng công nghệ thông tin
Để đáp ứng tốt hoạt động kinh doanh, khi sản xuất phát triển, lượng hàng gia công, cung cấp cho khách ngày càng nhiều về số lượng và phức tạp về chủng loại, rộng về thị trường đòi hỏi chặt chẽ về thời gian địa điểm, đơn hàng, báo giá, hợp đồng thì việc áp dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết
Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử, đây là xu thế tất yếu của thời đại, trong thời gian tới khi cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam tốt hơn, cơ sở pháp lý về thương mại điện tử được hình thành và phát triển, thanh toán điện tử và bảo mật đạt đủ trình độ thích hợp công ty có thể áp dụng để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình
9. Liên kết và phát huy vài trò của các hiệp liên quan đến vai trò của nghành công nghệ thông tin
Ở Việt Nam hiện nay, liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin có rất nhiều hiệp hội như: VINASA Thời gian qua các hiệp hội đã tham gia tích cực hoạt động bảo vệ quyền lợi của hội viên. Việc tham gia các
- Thiết lập các thủ tục và tiêu chuẩn kinh doanh cho các hội viên.
- Đại diện lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh.
- Tư vấn cho doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, thông tin thị trường
- Xử lý tốt việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty.
- Tư vấn cho các cơ quan nhà nước về biện pháp và chính sách quản lý và phát triển công nghệ thông tin
KẾT LUẬN
Với đề tài “Phát triển kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty Sao Mai” . Sau năm tuần thực tập, với những gì tích lũy và trao dồi em thực sự cảm thầy mình đã hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đợt thực tập này quả thực là rất hữu ích. Qua đó là động lực là nền tảng cho em hoàn thành tốt báo cáo chuyên đề thực tập và công việc mai sau, rèn luyện tác phong , phương pháp công tác của người cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh thương mại dịch vụ.Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cán bộ công ty và thầy giáo đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng logistics_Thầy Vũ Đinh Nghiêm Hùng_Trường ĐHBKHN.
Phát triển dịch vụ hậu cần giao nhận - cơ hội và thách thức_Báo Thương mại ngày 21/07/2006.
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics của công ty VINAFCO LOGISTICS giai đoạn 2003-2006” Trần Thị Minh Nguyệt – Khoa Thương Mại.
Logistics – Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam. NXB Giao thông vận tải_ PGS.TS. Nguyễn Như Tiến- HN 2006.
Phát triển hiệu quả dịch vụ Logistics_PGS.TS. Đặng Thị Hồng Vân- ĐHKTQD.
Phát triển Logistics khi Việt Nam gia nhập WTO_TSKH. Nguyễn Văn Chương_14/11/2006.
Dịch vụ Logistics nguồn lợi tỷ USD đang bị bỏ rơi_ Báo ViệtNamnet_ 18/04/2007.
Dịch vụ Logistics mới giới hạn ở thị trường nội địa_ Báo Thương Mại_ 19/04/2007.
Quyết định của thủ tướng chính phủ số 27/2007/QĐ – TTg ngày 15/02/2007 phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng phát đến năm 2020.
Dịch vụ giao nhận hàng hóa trong Luật Thương Mại
Tài liệu công ty Sao Mai cung cấp
Dịch vụ logistics – luật thương mại 2005
trang Web của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
www.google.com.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi tới thầy Đặng Đình Đào lòng biết ơn sâu sắc, Thầy đã giành thời gian tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo chuyên đề thực tập này. Cảm ơn thầy rất nhiều!
Chuyên đề báo cáo thực tập của em cũng sẽ không hoàn thành được nếu như không có sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty cổ phần Sao Mai , đặc biệt là giám đốc Nguyễn Văn Tuyến và Chị Nguyễn Thị Kiều Hương đã bố trí thời gian hợp lý giúp em làm rõ được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát triến kinh doanh các dịch vụ logistics của Công Ty Sao Mai cũng như tất cả các vướng mắc để hoàn thành tốt bài viết. Em xin chân thàh cảm ơn anh , chị cũng như tập thể công ty Sao Mai. Kính chúc công ty luôn phát triển vững mạnh
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20321.doc