Tài liệu Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Việt Nam: ... Ebook Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Việt Nam
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chập chững bước những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng, hoàn thiện và tự khẳng định mình. Con đường đó còn rất dài, đầy chông gai và có rất nhiều việc cần phải làm. Chính vì vậy, nếu chúng ta không xác định cho nó những định hướng, chiến lược, mục tiêu cụ thể và rõ ràng trong từng giai đoạn và các bước để có thể thực hiện nó thì rất dễ dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán như đã tường xảy ra ở một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan,… Thị trường chứng khoán ở các nước khác nhau thì sẽ có những đặc điểm khác nhau, nhưng về cơ bản thì chúng đều phải trải qua những bước phát triển căn bản để có thể hoàn thiện mình, và thị trường chứng khoán Việt nam cũng thế.
Một trong những nhân tố không thể thiếu đối với một thị trường chứng khoán phát triển đó chính là các nhà tạo lập thị trường. Chính các nhà tạo lập thị trường này góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán. Khi tìm hiểu về hoạt động của thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua, cũng như tiếp xúc thực tế tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, cùng với những kiến thức có được trong quá trình học tập và nghiên cứu cộng với sự giúp đỡ của thầy giáo TS Trần Đăng Khâm, em đã quyết định chọn đề tài: "Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam". Qua việc nghiên cứu đề tài này em muốn tìm hiểu những tiền đề cần thiết cũng như những việc cần phải làm của một công ty chứng khoán khi muốn gia nhập vào thị trường chứng khoán với tư cách là một nhà tạo lập thị trường, mà cụ thể ở đây là Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Với nội dung nghiên cứu như vậy thì chuyên đề này của em sẽ gồm có 3 chương chính như sau:
* Chương 1: Tổng quan về hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán
* Chương 2: Thực trạng hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
* Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tạo lập thị trường tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………1
NỘI DUNG………………………………………………………………5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN………………………………………………………5
1.1/ Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán……………………………...5
1.1.1) Khái niệm, vai trò của công ty chứng khoán (CTCK)………………………...5
1.1.2) Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán………………………………8
1.1.3) Vai trò của hoạt động tạo lập thị trường trong hoạt động của công ty chứng khoán………………………………………………………………………………...14
1.2/ Hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán……………………15
1.2.1) Khái niệm, vai trò hoạt động tạo lập thị trường……………………………...15
1.2.2) Nội dung hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán……………17
1.3/ Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán………………………………………………………………………………..18
1.3.1) Các nhân tố chủ quan………………………………………………………...19
1.3.2) Các nhân tố khách quan………………………………………………………20
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (NHCTVN)…………………………………………………………………………25
2.1/ Khái quát về Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam…25
2.1.1) Lịch sử hình thành và phát triển của CTCK NHCTVN……………………...25
2.1.2) Cơ cấu tổ chức nhân sự………………………………………………………34
2.1.3) Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây…………………...37
2.2/ Thực trạng hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán NHCTVN…………………………………………………………………………...39
2.3/ Đánh giá thực trạng hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán NHCTVN…………………………………………………………………………..41
2.3.1) Kết quả……………………………………………………………………….41
2.3.2) Hạn chế và nguyên nhân……………………………………………………..42
2.3.2.1) Hạn chế…………………………………………………………………….42
2.3.2.2) Nguyên nhân……………………………………………………………….43
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NHCTVN……………………………………..47
3.1/ Định hướng phát triển Công ty chứng khoán NHCTVN…………………..47
3.2/ Giải pháp………………………………………………………………………48
3.3/ kiến nghị……………………………………………………………………….49
KẾT LUẬN……………………………………………………………..53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống văn bản pháp luật về Chứng khoán và thị trường chứng khoán - Bộ Tài chính Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
2. Giáo trình thị trường chứng khoán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
3. Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán - Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán.
4. Nghề môi giới chứng khoán - TS Trần Thị Thái Hà.
5. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam.
6. Báo Đầu tư chứng khoán.
7. 5 năm thị trường chứng khoán Việt Nam - Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Luận văn tốt nghiệp "Phát triển hoạt động tạo lập thị trường trái phiếu tại Công ty Chứng khoán NH NO&PTNT Việt Nam" - Lưu Quý phương.
9. Bản tin chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1/ Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
1.1.1) Khái niệm, vai trò của công ty chứng khoán (CTCK)
Công ty chứng khoán có thể được hiểu đó là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. (Theo Giáo trình thị trường chứng khoán của trường đại học Kinh tế quốc dân.)
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17-6-2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Theo điều 65 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán được thực hiện các loại hình kinh doanh chính bao gồm:
- Môi giới chứng khoán;
- Tự doanh chứng khoán;
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán;
Ngoài các loại hình kinh doanh chính trên thì công ty chứng khoán còn được thực hiện các dịch vụ lưu ký chứng khoán và dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Để thị tường chứng khoán thực hiện tốt chức năng chính của mình là tích tụ, tập chung và phân phối vốn hiệu quả thì một chủ thể không thể thiếu được của thị trường chứng khoán đó chính là các công ty chứng khoán. Nhờ có các công ty chứng khoán mà chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành tới nhà đầu trở nên thuận lợi hơn, qua đó làm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán và nguồn vốn được chuyển từ nơi nhàn rỗi sang những nơi sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Ngoài ra, công ty chứng khoán còn có một số chức năng khác đó chính là cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch đồng thời góp phần điều tiết và bình ổn thị trường.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, vì vậy vai trò quan trọng hàng đầu của công ty chứng khoán là vai trò trung gian. Do chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt vì người ta không thể dựa vào tính chất, đặc điểm, công dụng,…hay thông qua giác quan (như thị giác, xúc giác,…) hoặc dựa vào kinh nghiệm đã từng mua mà có thể biết được chất lượng của nó; mà chất lượng của loại hàng hoá này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như môi trường kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,… Chính vì thế, dù thị trường chứng khoán có phát triển đến đâu thì nguyên tắc này vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển. Ngay cả ở những thị trường chứng khoán phát triển như Mĩ, Nhật, Tây Âu,… thì vai trò này vẫn không thay đổi mà ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đối với các chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán thì vai trò của công ty chứng khoán cũng thể hiện ở những khía cạnh khác nhau:
* Đối với các tổ chức phát hành: mỗi tổ chức phát hành khi tham gia vào thị trường chứng khoán thì đều có mục tiêu riêng như nâng cao uy tín hình ảnh, nâng cao năng lực quản lí,… Tuy nhiên, mục tiêu chính của tổ chức phát hành khi tham gia vào thị trường này vẫn là huy động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt phục vụ các tổ chức phát hành, thông qua hoạt động đại lí phát hành, bảo lãnh phát hành.
* Đối với các nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động của công ty chứng khoán như: môi giới, tư vấn đầu tư, quản lí danh mục đầu tư đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch, qua đó giúp các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư của mình. Do giá cả chứng khoán là thường xuyên biến động cũng như độ rủi ro cao nên sẽ làm cho các nhà đầu tư tốn kém chi phí, thời gian, công sức để tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nếu thông qua công ty chứng khoán thì với trình độ chuyên môn cao cộng với uy tín nghề nghiệp đồng thời lại tận dụng được lợi thế về quy mô khi thu thập và xử lí thông tin nó sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư có hiệu quả hơn.
* Đối với thị trường chứng khoán:
- Góp phần tạo lập giá cả qua đó giúp điều tiết và bình ổn thị trường, mặc dù đa số các thị trường chứng khoán khống chế mức độ giao động để tránh sự biến động quá mạnh của giá chứng khoán. Tuy giá cả là do thị trường quyết định nhưng để đưa ra mức giá cuối cùng thì các nhà đầu tư vẫn phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Đối với công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường thì vai trò này càng trở nên quan trọng hơn. Để bảo vệ các khoản đầu tư của khách hàng cũng như bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều công ty chứng khoán thường giành một tỷ lệ nhất định trong các giao dịch của mình để thực hiện vai trò bình ổn thị trường.
- góp phần làm tăng tính thanh cho thị trường: Do vai trò trung gian của mình mà công ty chứng khoán dễ dàng kết nối cung cầu về chứng hơn, giúp những người có nhu cầu chuyển đổi chứng khoán thành tiền hoặc ngược lại trở nên dễ dàng hơn Bởi vì, công ty chứng khoán tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường sơ cấp, với hoạt động bảo lãnh phát hành thì công ty chứng khoán đã giúp nhà phát hành thu hút một lượng vốn lớn vào sản xuất kinh doanh. Sau đó công ty chứng khoán sẽ mua đi bán lại trên thị trường thức cấp, chính điều này dã làm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán.
* Đối với các cơ quan quản lí thị trường: Một trong những yêu cầu của thị trường chứng khoán là các thông tin cần phải được công khai hoá và minh bạch hoá dưới sự giám sát của cơ quan quản lí thị trường. Và chính công ty chứng khoán là nơi cung cấp thông tin đa dạng và phong phú về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lí. Các công ty chứng khoán có thể thực hiện được vai trò này là vì họ vừa người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới của tổ chức phát hành, đồng thời họ còn là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện giao dịch thông qua thị trường. Vì vậy, các công ty chứng khoán thường có trang web cung cấp thông tin về thị trường để nhà đầu tư nắm bắt thông tin dễ dàng hơn; ngoài ra các công ty chứng khoán còn phải thực hiện cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. Các thông tin mà công ty có thể cung cấp thường là thông tin về: các giao dịch mua bán trên thị trường, các tổ chức phát hành, các nhà đầu tư,…Chính nhờ các thông tin này mà cơ quan quản lí thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường, qua đó giúp quản lí thị trường có hiệu quả hơn.
1.1.2) Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
a) Hoạt động môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán: là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khác hàng để hưởng phí. Nghĩa là công ty chứng khoán đại diện cho các khách hàng của mình tiến hành giao dịch thông qua phương thức giao dịch được quy định tại sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) hoặc thị trường phi tập chung (OTC) mà khách hàng phải là người chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của chính mình.
Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng hai phương thức giao dịch:
- Phương thức khớp lệnh: là phương thức được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh mua và bán chứng khoán của khách hàng theo nguyên tắc xác định giá thực hiện trên cơ sở ưu tiên theo thứ tự: giá, thời gian, khối lượng.
- Phương thức thoả thuận: là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch.
Môi giới là một trong những hoạt động quan trọng của công ty chứng khoán, ở một số thị trường chứng khoán phát triển thì hoạt động này có thể chiếm tới 60% doanh thu của công ty chứng khoán. Nếu như hoạt động môi giới của công ty mà phát triển thì nó sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động khác của công ty phát triển theo. Thông qua hoạt động môi giới, thì nó sẽ giúp chuyển đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Không những thế, nếu như khách hàng thấy tin tưởng vào công ty thì họ còn giới thiệu bạn bè, người thân,… của họ làm khách hàng mới cho công ty, khi đó công ty sẽ có thêm được các khách hàng mới. Đồng thời nó còn là cầu nối kết nối cung và cầu trên thị trường. Nếu hoạt động môi giới mà kèm theo hoạt động tư vấn đầu tư thì khi đó nó sẽ giống như một người bạn để có thể chia sẻ những lo âu cũng như căng thẳng và giúp nhà đầu tư đưa những quyết định tỉnh táo hơn, những lời động viên kịp thời cho các nhà đầu tư.
b) Hoạt động tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán: là việc công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán cho chính mình. Cũng như hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện cũng thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc tại thị trường OTC. Đối với các thị trường quản lí theo kiểu tập chung thì hoạt động tự doanh của của các công ty chứng khoán cũng gần giống như hoạt đông kinh doanh chứng khoán của các nhà đầu tư. Còn đối với thị trường quản lí không tập chung hoặc theo kiểu nửa tập chung thì vai trò của hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thể hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Hoạt động này bên cạnh việc mang lại lợi ích cho chính công ty thì nó có ý nghĩa rất lớn đối với thị trường. Để thực hiện tốt vai trò của mình thì công ty chứng khoán phải nắm giữ một số lượng chứng khoán đủ lớn của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với khách hàng để hưởng chênh lệch giá. Khi thị trường chứng khoán có quá nhiều người mua (hoặc bán) một loại chứng khoán nào đấy mà công ty là nhà tạo lập thị trường cho loại chứng khoán đấy thì công ty buộc phải bán (hoặc mua) một số lượng tối thiểu chứng khoán đó để tạo tính thanh khoản cho chứng khoán đấy. Hoạt động này của công ty chứng khoán một mặt được hưởng một số ưu đãi từ phía các tổ chức quản lí thị trường thì mặt khác nó cũng phải chịu những tàng buộc từ chính các tổ chức này.
Mục đích của hoạt động tự doanh chính là thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua việc mua, bán chứng khoán với khách hàng. Nếu nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, thì trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa khách hàng và bản thân công ty trong việc ưu tiên thực hiện lệnh. Và một trong những nguyên tắc cơ bản nhất cho hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán đó là phải đặt lợi ích của khách hàng cũng như của thị trường lên trên. Pháp luật của các nước đều yêu cầu các công ty chứng khoán phải tách bạch rõ ràng nghiệp vụ môi giới và nghiệp vụ tự doanh, ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của mình. Thậm chí luật pháp của một số nước còn không cho 2 loại hình hoạt động này cùng tồn tại trong một công ty chứng khoán. Ở Việt Nam cũng đang xem xét việc tách 1 trong 2 loại hình hoạt động này ra khỏi công ty chứng khoán, nhưng hiện tại vẫn chưa có kết quả cuối cùng vì các công ty chứng khoán vẫn có những ý kiến trái ngược nhau nhưng đa phần đều phản đối.
c) Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng. Thực chất đây chính là việc công ty chứng khoán quản lí vốn uỷ thác của khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư. Khách hàng và công ty chứng khoán sẽ thống nhất với nhau một số điều kiện như: mức độ rủi ro mà khách hàng có thể chấp nhận được và lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro đó, quyền quyết định số tiền của nhà đầu tư, tiêu chí về loại chứng khoán sẽ giao dịch,… Công ty chứng khoán và khách hàng phải xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng bên khi tham gia hợp đồng uỷ thác, đồng thời phải nêu rõ cách xử lí khi có sự cố xảy ra như công ty bị phá sản, một trong hai bên không làm theo đúng những gì ghi trong hợp đồng,… Cũng như hoạt động môi giới hay tự doanh, trong hoạt động này công ty vẫn phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước, mặt khác công ty còn phải tách bạch giữa vốn của công ty và vốn của khách hàng. Khi hợp đồng tất toán, thì tuỳ theo kết quả đạt được đối với phần vốn uỷ thác của khách hàng mà công ty sẽ nhận được những khoản phí và hoa hồng hoặc phải bồi thường tuỳ theo những thoả thuận từ trước giữa công ty và khách hàng đó.
Hoạt động Quản lý danh mục đầu tư đã được Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (NHCTVN) triển khai thí điểm vào tháng 09/2004 và đến tháng 05/2005 đã được công ty đăng kí thương hiệu BESTFITinvestmentTM cho sản phẩm của mình. Một số sản phẩm quản lý danh mục đầu tư mà công ty đang thực hiện gồm:
Sản phẩm số.
Lợi nhuận/ năm.
Yêu cầu đảm bảo tài sản của KH sau 1 năm/ tiền uỷ thác.
Chia phần lợi nhuận [LSTK.
Chia phần lợi nhuận >LSTK.
Tiền uỷ thác tối thiểu (trđ).
Thời gian uỷ thác tối thiểu.
Phí quản lý.
KH
CT
KH
CT
1
Theo thực tế
tối thiểu 50%
100%
0%
75%
25%
20
1 năm
0%
2
Theo thực tế
tối thiểu 80%
100%
0%
65%
35%
30
1 năm
0%
3
Theo thực tế
tối thiểu 100%
100%
0%
40%
60%
50
1 năm
0%
4
tối thiểu 5%
tối thiểu 105%
100%
0%
30%
70%
100
1 năm
0%
Trong đó: - LSTK: Lãi suất tiết kiệm NHCT cùng kì hạn tại thời điểm uỷ thác.
- KH: Khách hàng.
- CT: Công ty.
- trđ: Triệu đồng.
(Khách hàng không phải chịu phí giao dịch và phí lưu kí).
d) Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toán bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Các công ty chứng khoán thường rất có kinh nghiệm trong việc này. Vì vậy, để đợt chào bán chứng khoán thành công thì tổ chức phát hành cần phải nhờ đến các công ty chứng khoán tư vấn cho các vấn đề liên quan đợt phát hành như: Phương thức chào bán chứng khoán, thời gian của đợt chào bán, cách thức thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng,… Trên thị trường chứng khoán, tổ chức đứng ra thực hiện việc này không chỉ có CTCK mà còn bao gồm các định chế tài chính khác như ngân hàng, nhưng thông thường các công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành thường kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còn các ngân hàng chỉ đứng ra đảm nhận việc bảo lãnh phát hành (hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành) sau đó thì chuyển việc phân phối chứng khoán cho các công ty chứng khoán.
e) Hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: là dịch vụ mà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Cũng như các loại hình tư vấn khác, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán chính là việc các công ty chứng khoán dựa vào các phân tích của mình để đưa ra các lời khuyên đối với khách hàng, giúp khách hàng quản lí vốn một cách có hiệu quả nhất, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc ra quyết định đầu tư.
Thường thì các công ty chứng khoán có một bộ phận chuyên thu thập và xử lí thông tin, sau đó các thông tin này được chuyển tới các phòng ban trong công ty, các phòng ban này tuỳ từng mục đích sử dụng mà có các hướng phân tích riêng. Do đó, đối với hoạt động tư vấn và đầu tư chứng khoán của các công ty chứng khoán thì các nhân viên này luôn nắm giữ một lượng thông tin khổng lồ. Tuỳ theo sự phân tích của mỗi người mà họ đưa ra các lời khuyên khác nhau đối với các khách hàng, và khách hàng sẽ là người quyết định cuối cùng trong việc sử dung thông tin đó như thế nào. Nhưng thường thì các quyết định của khách hàng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các lời khuyên này. Chính vì thế mà các nhà tư vấn đầu tư chứng khoán đòi hỏi phải hết sức thận trọng đối với các lời tư vấn của mình với khách hàng, vì những lời khuyên đó có thể đem lại cho khách hàng khoản lợi nhuận khổng lồ nhưng cũng có thể làm cho họ thua lỗ, và thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Dù kết quả của các lời tư vấn đó như thế nào thì nhà tư vấn vẫn thu về cho mình khoản thu phí về dịch vụ tư vấn. Chính vì lẽ đó, hoạt động tư vấn đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: giá trị chứng khoán không bao giờ là một số cố định, nó luôn thay đổi theo các biến số như: yếu tố tố kinh tế, tâm lí của các nhà đầu tư,…
- Phải luôn luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố lí thuyết, những diễn biến trong quá khứ, có thể không hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng trong việc sử dụng thông tin từ nhà tư vấn để đầu tư, nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do những lời khuyên đó gây ra.
- Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó. Những lời tư vấn phải từ những đánh giá khách quan, cơ sở khách quan đó chính là quá trình phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề cần nghiên cứu.
f) Các nghiệp vụ phụ trợ
Ngoài các nghiệp vụ chính nêu trên thì công ty chứng khoán còn thực hiện một số nghiệp vụ phụ trợ khác như:
* Lưu kí chứng khoán: là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán.
*Quản lí thu nhập của khách hàng: xuất phát từ việc lưu kí chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
*nghiệp vụ tín dụng: thường thì đối với các thị trường chứng khoán phát triển, ngoài việc môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, các công ty chứng khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ kí quỹ (margin purchase). Cho vay kí quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho khách hàng của mình, khách hàng sẽ dùng số tiền đó để mua chứng khoán và sau đó dùng chính các chứng khoán làm vật thế chấp cho khoản vay. Khách hàng chỉ cần kí quỹ một phần số tiền, phần còn lại sẽ do công ty chứng khoán ứng trước tiền thanh toán. Đến thời điểm thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ số gốc vay và lãi cho công ty chứng khoán. Trường hợp khách hàng không trả được nợ thì công ty chứng khoán sẽ phát mãi số chứng khoán đó để trả nợ.
*nghiệp vụ quản lí quỹ: ở một số thị trường chứng khoán thì pháp luật còn cho phép công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ quản lí quỹ đầu tư. Theo đó công ty chứng khoán cử đại diện của mình để quản lí quỹ, sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. Công ty chứng khoán được thu phí dịch vụ quản lí quỹ đầu tư.
1.1.3) Vai trò của hoạt động tạo lập thị trường trong hoạt động của công ty chứng khoán
Khi một công ty chứng khoán tham gia vào thị trường với tư cách là nhà tạo lập thị trường thì họ có rất nhiều lợi thế như nhận được sự ưu đãi từ phía nhà nước, lợi thế về mặt thông tin, mở rộng thêm được các mối quan hệ,… Đặc biệt thị trường chứng khoán còn được mệnh danh là thị trường của niềm tin, vì thế việc mở rộng các mối quan hệ sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động của công ty chứng khoán.
Nếu công ty chứng khoán nào càng mở rộng được nhiều mối quan hệ thì càng thuận lợi trong việc tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ mới cũng như phát triển các sản phẩm, dịch vụ cũ của công ty. Qua đó nâng cao được uy tín cũng như hình ảnh của công ty trên thị trường. Một khi công ty đã tạo được niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng thì lúc công ty gặp khó khăn khách hàng cũng không rời bỏ họ mà đi, đôi lúc họ còn động viên hoặc có thể giúp đỡ để công ty vượt qua giai đoạn khó khăn. Có những lúc sự động viên của khách hàng là rất quan trọng; chẳng hạn như câu chuyện của một nhà môi giới nọ: khi mới vào nghề họ được khách hàng giao cho một khoản tiền lớn để đầu tư, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên nhà môi giới này đã tư vấn sai và làm cho người khách hàng này mất một khoản tiền không nhỏ. Tuy nhiên, vị khách hàng này không những không tức giận mà còn giao tiếp tiền cho nhà môi giới đó để tiếp tục đầu tư. Cảm kích trước lòng tin của khách hàng đối với mình mà nhà môi giới nọ đã không ngừng phấn đấu, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để không tái phạm sai lầm một lần nữa. Sau này nhà môi giới đó đã trở thành một nhà môi giới rất giỏi. Nhằm thể hiện sự biết ơn của mình, nhà môi giới này đã cố gắng chăm sóc thật tốt tài khoản của vị khách hàng đó và giúp họ kiếm được rất nhiều tiền. Sau đó, người khách hàng này còn giới thiệu cho nhà môi giới nọ những người quen của mình khi họ muốn đầu tư.
1.2/ Hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán
1.2.1) Khái niệm, vai trò hoạt động tạo lập thị trường
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhà tạo lập thị trường trong lĩnh vực chứng khoán, nhưng hiểu một cách đơn giản, nhà tạo lập thị trường đối với một loại chứng khoán nào đó thì nhà tạo lập đó phải đảm bảo duy trì tính thanh khoản cao cho loại chứng khoán đó. (Trong đó tính thanh khoản của một tài sản được đặc trưng bởi thời gian để chuyển đổi tài sản đó ra tiền mặt, nếu thời gian này càng ngắn thì tính thanh khoản của tài sản đó càng cao, và ngược lại). Tính thanh khoản cũng là một trong những tiêu chí để đo mức độ phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán nào càng phát triển thì tính thanh khoản của thị trường đó càng cao, và ngược lại.
Theo định nghĩa trên trang web http:// www. Investopedia.com, là một trang chuyên cung cấp kiến thức cơ bản về tài chính, họ định nghĩa như sau: Nhà tạo lập thị trường là một công ty môi giới - giao dịch chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định để nhằm hỗ trợ, thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó. Mỗi nhà tạo lập thị trường sẽ cạnh tranh trên thị trường để nhận lệnh đặt từ phía khách hàng bằng cách báo các mức giá chào mua, chào bán đối với một khối lượng chắc chắn có thể giao dịch của loại chứng khoán nhất định. Khi nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng, nhà tạo lập thị trường sẽ gần như ngay lập tức bán những chứng khoán mà tổ chức đó nắm giữ trong kho hoặc tìm kiếm lệnh đối ứng phù hợp. Toàn bộ quá trình này điễn ra trong khoảng vài giây.
Công ty môi giới - giao dịch ở đây được hiểu là: các công ty này tiến hành đồng thời cả hoạt động mua hoặc bán chứng khoán kết hợp với vai trò là nhà môi giới và đơn vị giao dịch, tuỳ thuộc vào đặc tính của giao dịch được tiến hành.
Còn theo Tổ chức Quốc tế các uỷ ban về chứng khoán (IOSCO) thì họ quan niệm rằng: Những thành viên tham gia trên các thị trường mua bán các công cụ tài chính hoạt động theo phương thức khớp giá, thực hiện chức năng đặt các lệnh chào mua, chào bán. Những nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường có tính thanh khoản cao bằng cách thường xuyên yết lên các mức giá chào mua, chào bán, qua đó đảm bảo một thị trường hai chiều (mua bán liên tục).
Vai trò quan trọng hàng đầu của hoạt động tạo lập thị trường đó là duy trì tính liên tục của thị trường, thông qua việc đảm bảo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán đang giao dịch trên thị trường đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thị trường chứng khoán phát triển, bởi vì khi thị trường càng phát triển thì số lượng các công ty tham gia thị trường chứng khoán ngày càng nhiều, và không một nhà đầu tư nào có thể hiểu biết rõ về tất các công ty đó được, mặt khác do điều kiện về vốn và thời gian không cho phép, chính vì thế mà họ chỉ có thể quan tâm đến một vài loại chứng khoán nhất định phù hợp với mục tiêu đầu tư của họ. Do đó sẽ có loại chứng khoán được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến, nhưng cũng có những loại hầu như không nhận được sự để ý từ phía các nhà đầu tư. Để đảm bảo tính liên tục cho thị trường cũng như tính thanh khoản cho các loại chứng khoán thì không thể thiếu được các nhà tạo lập thị trường. Do các nhà tạo lập thị trường thường là các tổ chức tài chính lớn nên họ có lợi thế về vốn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại, …nếu họ tham gia vào việc mua bán chứng khoán trên thị trường thì các nhà đầu tư sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Đặc biệt, những người nào có kiểu 'Đầu tư theo đại gia' (nghĩa là mua bán theo những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, hay những nhân vật nổi tiếng trên thị trường) thì điều đó sẽ thu hút được sự chú ý của họ, nhờ vậy mà làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán đó. Ngoài ra, khi muốn làm nhà tạo lập thị trường cho bất kì một loại chứng khoán nào họ đều phải cam kết sẽ phải mua (hoặc bán) một lượng tối thiểu chứng khoán đó khi thị trường có sự chênh lệch quá lớn về mặt cung (hoặc cầu) tại mức giá của thị trường, nhằm duy trì tính liên tục của thị trường. Nhờ đó nó cũng góp phần làm giảm rủi ro cho các chủ thể khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
1.2.2) Nội dung hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán.
Để có thể thực hiện tốt vai trò của một nhà tạo lập thị trường thì các nhà tạo lập thị trường phải liên tục yết các mức giá mà mình sẵn sàng mua và bán loại chứng khoán mà mình đăng kí làm nhà tạo lập thị trường cho nó. Với những thị trường nào mà cho phép nhiều nhà tạo lập thị trường cùng có thể tạo lập thị trường cho cùng một loai chứng khoán, khi đó sẽ có sự cạnh tranh giữa các nhà tạo lập thị trường để thu hút lệnh từ phía khách hàng. Khi khách hàng gửi các lệnh của mình tới cho nhà tạo lập thị trường thì nhà tạo lập thị trường sẽ phải thực hiện một tro._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32625.doc