LỜI MỞ ĐẦU
óóó
` Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đó là:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, kinh tế sản xuất phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Góp phần trong thành quả đó có sự nỗ lực không nhỏ của ngành ngân hàng. Ngân hàng với chức năng quan trọng là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán đã tác động và đóng góp phần to lớn cho sự phát triển của đất nước được mọi người công nhận. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngày càng có nhiề
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u doanh nghiệp đầu tư vào nước ta về lĩnh vực Ngân hàng, do đó sự cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ cũng ngày càng khốc liệt hơn trước.
Ngân hàng ngày càng nhiều thì người dân càng có nhiều sự lựa chọn. Người ta lựa chọn ngân hàng đó bên cạnh tính an toàn còn có chất lượng dịch vụ mà ngân hàng đó mang lại cho họ. Lợi ích của sản phẩm và dịch vụ càng có nhiều tính tiện lợi, sự mới mẻ thì sức thu hút khách hàng của ngân hàng đó càng cao. Một trong những hoạt động của Ngân hàng có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế và là cầu nối cho Ngân hàng tiếp cận với khách hàng đó là hoạt động thanh toán qua ngân hàng - hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà hình thức cụ thể em muốn đề cập trong chuyên đề này là thẻ ngân hàng.. Đây cũng là một “vũ khí” đắc lực để các ngân hàng thâm nhập thị trường.
Kinh doanh thẻ thanh toán hiện không còn là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Việc phát triển thẻ đồng nghĩa với một cuộc cách mạng trong phương thức giao dịch và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Để đẩy nhanh tốc độ "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" ngân hàng và nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới thì thẻ thanh toán chính là một trong những công cụ hữu hiệu.
Mặc dù vậy nhưng hiện nay, thị trường thẻ vẫn còn là mảnh đất tốt và rộng rãi cho việc phát triển thẻ của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Công Thương Việt Nam nói riêng. Hiện nay thị trường thẻ còn gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Đây là một vấn đề bức xúc đối với nhiều ngân hàng ở Việt Nam
` Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này đó là :
Thẻ thanh toán là sản phẩm có tiềm năng lớn trong tương lai. Vì:
+ So với 83 triệu dân thì con số 24 triệu thẻ mà các ngân hàng Việt Nam đã phát hành hiện nay là còn khiêm tốn.
+ Sắp tới việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ giảm đi thay vào đó là người dân sẽ chuyển sang dùng sản phẩm thẻ tiện lợi hơn và an toàn hơn.
Làm rõ tính tất yếu của việc thanh toán qua thẻ NH.
Nêu lên thực trạng thị trường thẻ hiện nay.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP Công Thương Việt.
Đánh giá hoạt động phát triển kinh doanh thẻ của NHCT VN.
Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa thương hiệu của sản phẩm thẻ Vietinbank. Đưa sản phẩm thẻ của Vietinbank đến được với nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội và có thể cạnh tranh được không chỉ với sản phẩm của các ngân hàng trong nước mà còn cả các ngân hàng nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam.
` Phương pháp nghiên cứu:
Với lòng cầu thị sự tiến bộ và say mê học hỏi, em đã tiếp cận với thẻ thanh toán qua :
- Sách báo, tài liệu trong quá trình học tập ở trường
Tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia những người trong ngành về việc phát triển sản phẩm thẻ.
Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan đến Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Thu thập, phân tích các số liệu thông tin liên quan đến việc phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng trong nước.
` Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Thẻ là vấn đề rộng lớn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam từ năm 2006 đến 2009 làm cơ sở minh chứng.
` Cơ cấu tổ chức chuyên đề:
Chuyên đề được chia ra làm 3 chương:
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHTM
- Chương 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
- Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHTM
1.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHTM:
1.1.1 Khái niệm NHTM.
Có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM, khái niệm NHTM gần đây nhất và mang nội dung bao hàm nhất là khái niệm theo Pháp lệnh TCTD ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định : “NH là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
1.1.2 Chức năng của NHTM.
Trong điều kiện kinh tế hàng hóa, NHTM thực hiện các chức năng sau:
1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng.
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Để thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay, một mặt sử dụng để cho vay nhằm đáp ứng nguồn vốn trong nền kinh tế. Như vậy, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.
1.1.2.2 Chức năng thủ quỹ và trung gian thanh toán.
NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Khi khách hàng gởi tiền vào NH, họ sẽ được NH đảm bảo an toàn trong việc cất giữ và thanh toán nhanh chóng tiện lợi.
1.1.2.3 Chức năng tạo tiền.
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Có thể nói bất cứ NH nào cũng có thể tạo tiền, việc này dựa trên chức năng tín dụng và trung gian thanh toán của NHTM. Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần để phát triển kinh tế trên cơ sở của một mức tăng trưởng vững chắc. Nền kinh tế cần có sự cung ứng tiền tệ vừa đủ phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo được việc làm. Và các NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách này. Chúng như một kênh mà qua đó lượng tiền tăng lên hoặc giảm xuống theo những mục tiêu quan trọng.
1.1.2.4 NHTM là trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia.
Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập song nó vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHTW về việc thực hiện chính sách tiền tệ.
Để ổn định giá trị của đồng tiền, lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế phải phù hợp với hàng hóa lưu thông. Do đó, NHTW sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và buộc các NHTM phải chấp hành. Như vậy, NHTM đóng vai trò là chủ thể quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.
1.2 TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ THẺ NHTM.
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của thẻ NH.
* Quá trình sản xuất xã hội luôn diễn ra một cách liên tục và không ngừng phát triển, trong đó có nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể của nền sản xuất, đặc biệt là mối quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa. Từ cổ xưa đến cách đây một vài trăm năm những kim loại quý có tác dụng như một phương tiện trao đổi trong xã hội. Nhưng vấn đề xảy ra là ở chỗ loại tiền này rất nặng và khó chuyển chở. Sự phát triển tiếp theo trong hệ thống thanh toán là tiền giấy. Đồng tiền giấy có lợi là nó nhẹ hơn nhiều so với tiền kim loại, nhưng chúng dể bị mất cắp và tốn kém khi chuyên chở.
* Để khắc phục khó khăn này, một bước tiến triển mới của hệ thống thanh toán đã xuất hiện: đó là sự ra đời của Séc. Lợi ích của Séc là chúng có thể viết ra với bất cứ lượng tiền nào cho đến hết số dư trên tài khoản khiến cho giao dịch với số tiền lớn trở nên dễ dàng, khả năng mất trộm giảm đi rất nhiều. Tuy vậy trở ngại của séc là cần thời gian để chuyển séc từ nơi này sang nơi khác và gặp nhiều rắc rối phức tạp về giấy tờ.
* Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, một hệ thống thanh toán điện tử trong đó việc sử dụng giấy tờ sẽ giảm thiểu đang được phát triển.Tiếp theo Séc là sự phát triển của Thẻ ngân hàng, ra đời từ thập kỷ đầu thế kỷ 20, phát triển mạnh từ thập kỷ 70 và trở thành công cụ phổ cập trong thời đại ngày nay.
* Có nhiều loại thẻ đã và đang được sử dụng trên thế giới, tiêu biểu trong số đó phải kể đến các loại thẻ do các tổ chức quốc tế có uy tín phát hành gồm: Diners Club, Amex, Visa, JCB và MasterCard.
Hình 1.1 Lịch sử phát triển thẻ Ngân hàng
1966 Master
1961 JCB
1960 Visa
1958 Amex
1949 Diners
Club
Thẻ Diners Club được phát hành lần đầu vào năm 1949, Diners Club lúc đầu chỉ được sử dụng để thanh toán tiền ăn tại các nhà hàng, nhưng sau dần dần trở thành loại thẻ du lịch và giải trí có mặt trên khắp thế giới.
Thẻ Amex là tên gọi tắt của thẻ American Express do tổ chức American Express phát hành năm 1958 với tổng số thẻ gấp 5 lần Diners Club. Nếu đứng trên phương diện du lịch và giải trí, hàng năm Amex là loại thẻ được khách hàng ưa chuộng nhất, có doanh thu lớn nhất trong lĩnh vực này với 3 loại thẻ chủ yếu là Amex Gold, Amex Platinum và Amex Optima.
Thẻ Visa được phát hành bởi Bank of America vào năm 1960, ban đầu có tên là Bank Americard. Bản thân Bank of America là một hiệp hội liên kết các ngân hàng trong các bang của nước Mỹ, do đó nó có mạng lưới phân phối rộng khắp. Năm 1977, thẻ Bank Americard chính thức đổi tên thành Visa, đã có mặt trên khắp thế giới và được biết đến như là thẻ có qui mô phát triển nhất toàn cầu.
Thẻ JCB là thẻ xuất phát từ Nhật Bản vào năm 1961 bởi ngân hàng San Wa, đến 1981 thì bắt đầu phát triển thành một cơ sở quốc tế. Mục tiêu chủ yếu là hướng vào thị trường du lịch và giải trí, đang là thẻ cạnh tranh với Amex.
MasterCard là thẻ ra đời năm 1966 với tên gọi MasterCharge do hiệp hội thẻ ngân hàng ICA (InterBank Card Association) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Năm 1979, MasterCharge đã đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức thẻ thanh toán lớn thứ hai trên thế giới sau Visa.
1.2.2 Khái niệm về thẻ NH.
Thẻ NH là một phương tiện thanh toán điện tử do một NH/tổ chức phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc để rút tiền mặt trong pham vi số tiền trên tài khoản của khách hàng hoặc trong hạn mức tín dụng của thẻ.
1.2.3 Phân loại thẻ thanh toán.
* Phân loại theo đặc tính kỹ thuật gồm có 3 loại thẻ: Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card); Thẻ từ (Magnetic stripe) ; thẻ chip (Smart Card).
* Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ có 2 loại thẻ: Thẻ tín dụng (Credit card) và thẻ ghi nợ (Debit card).
* Phân loại theo chủ thẻ phát hành gồm: Thẻ do NH phát hành; Thẻ do tổ chức phi NH phát hành.
* Phân loại theo hạn mức tín dụng có 2 loại thẻ: Thẻ Vàng (Gold card) và Thẻ Chuẩn (Standard card).
* Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ có 2 loại thẻ: Thẻ nội địa và Thẻ quốc tế.
1.2.4 Đặc điểm cấu tạo của thẻ.
- Hầu hết các loại thẻ đều có hình chữ nhật, bốn góc tròn, được làm bằng nhựa cứng cấu tạo bởi 3 lớp được ép với kỹ thuật cao, kích thước thông thường 95mm x 55mm x 0.76mm.
* Mặt trước của thẻ thường bao gồm:
- Nền thẻ, màu thẻ do NH chọn và tùy thuộc vào hạng thẻ do NH quy định.
- Tên và logo của NH phát hành, huy hiệu và biểu tượng của của tổ chức thẻ.
- Đối với thẻ chip thì chip sẽ được bố trí ở mặt trước.
- Số thẻ.
- Ngày hiệu lực của thẻ.
- Họ tên chủ thẻ, tên công ty (nếu là thẻ của công ty).
Hình 1.2: Mặt trước và sau của thẻ Visa
Biểu tượng của TCTQT
Số thẻ
Họ tên chủ thẻ
Logo của TCTQT
Ngày hiệu lực
Dãy băng từ
(Nguồn: NH TMCP Công Thương Việt Nam)
Ô chữ ký
* Mặt sau của thẻ bao gồm:
- Dãy băng từ (đối với thẻ từ): có khả năng lưu trữ các thông tin: Số thẻ, ngày hiệu lực, tên NH phát hành, tên chủ thẻ, mã số cá nhân của chủ thẻ (PIN).
- Ô chữ ký: dành cho chủ thẻ ký chữ ký mẫu để ĐVCNT kiểm tra khi sử dụng
- Một số hướng dẫn đối với chủ thẻ, điện thoại liên lạc...
1.2.5 Các chủ thể tham gia trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ.
1.2.5.1 Tổ chức thẻ quốc tế:
· Tổ chức thẻ quốc tế là Hiệp Hội các tổ chức tài chính tín dụng, tham gia phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Một số tổ chức thẻ quốc tế hiện nay như: tổ chức thẻ Visa, tổ chức Mastercard, Công ty thẻ American Express, Công ty thẻ JCB, Công ty thẻ Diners Club.
· Tổ chức thẻ quốc tế có nhiệm vụ đứng ra liên kết các thành viên, đặt ra các quy định bắt buộc các thành viên phải tuân theo, thông nhất thành một hệ thống toàn cầu. Bất cứ NH nào hiện nay tham gia trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế đều phải gia nhập vào tổ chức thẻ quốc tế.
1.2.5.2 NH phát hành thẻ:
· Là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế, là NH cung cấp thẻ cho khách hàng.
· NH phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng cho chủ thẻ.
1.2.5.3 NH thanh toán thẻ:
· Là NH trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một NH có thể vừa đóng vai trò thanh toán thẻ vừa đóng vai trò phát hành.
1.2.5.4 Đơn vị chấp nhận thẻ:
· Là các thành phần kinh doanh hàng hóa và dịch vụ có ký kết với NH thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn...
1.2.5.5 Chủ thẻ:
· Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để thực hiện mọi dịch vụ tiện ích của thẻ cung cấp. Chỉ có chủ thẻ mới sử dụng thẻ của mình mà thôi.
· Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ về hàng hóa dịch vụ, chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo quy trình và lập biên lai thanh toán.
1.2.5.6 Trung tâm thẻ:
· Là phòng quản lý thẻ Trung ương, đại diện của các NH trong quan hệ đối ngoại trực tiếp về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ với các tổ chức thẻ quốc tế và các NH khác.
· Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động phát hành, cấp phép, tra soát thanh toán thẻ và quản lý rủi ro. Đồng thời là trung tâm điều hành và thanh toán thẻ giữa các chi nhánh trong hệ thống của NH.
1.2.6 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ.
1.2.6.1 Quy trình phát hành thẻ:
Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ
Khách hàng
NHPH tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra thẩm định hồ sơ
Giao nhận thẻ, mã PIN
In thẻ, cấp mã PIN
Xử lý dữ liệu
(3)
(4)
(5)
(6)
(1)
(2)
- Bước 1: Khách hàng đến NHPH đăng ký sử dụng thẻ.
- Bước 2: NHPH tiếp nhận hồ sơ.
- Bước 3: NHPH kiểm tra hồ sơ, thẩm định hạn mức tín dụng đối với thẻ TDQT.
- Bước 4: NHPH xử lý dữ liệu của chủ thẻ vào hệ thống quản lý thẻ.
- Bước 5: NHPH tiến hành phát hành thẻ. Trước khi giao thẻ, NH yêu cầu khách hàng ký tên và đăng ký chữ ký mẫu ở NH. Bằng kỹ thuật riêng, các thông tin cần thiết về chủ thẻ được in lên bề mặt thẻ và được mã hóa, đồng thời ấn định mã PIN cho chủ thẻ.
- Bước 6: NHPH giao nhận thẻ, mã PIN và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ. Thời gian kể từ khi khách hàng đề nghị mua thẻ đến khi nhận được thẻ thường không quá 6 ngày.
1.2.6.2 Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ:
Đối với các loại thẻ khác nhau thì quy trình thanh toán có thể có một số khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung đều có những điểm giống nhau cơ bản.
Quy trình chấp nhận thanh toán thẻ qua NH:
Sơ đồ 1.2: Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ qua NH.
ĐVCNT
Chủ thẻ
NHPH
NHTT
Tổ chức thẻ quốc tế
(1)
(4)
(9)
(10)
(5)
(7)
(5)
(8)
(5)
(6)
(3)
(2)
Bước 1: Chủ thẻ đến ĐVCNT thực hiện giao dịch
Bước 2: ĐVCNT đưa thẻ vào máy quét để nhập thông tin, thông tin này được
gửi qua mạng thanh toán đến trung tâm xử lý của tổ chức thẻ quốc tế để xác định
điều kiện thanh toán của thẻ.
Bước 3: Khi thẻ được xác nhận có đủ điều kiện thanh toán, TCTQT sẽ cấp phép.
Bước 4: ĐVCNT cung cấp hàng hoá dịch vụ cho chủ thẻ.
Bước 5: ĐVCNT gửi hóa đơn, chứng từ đến NHTT để thanh toán. Đồng thời
NHTT truyền dữ liệu về TCTQT và TCTQT truyền dữ liệu đến NHPH.
Bước 6: NH thanh toán tạm ứng tiền cho đơn vị chấp nhận thẻ.
Bước 7: Tổ chức thẻ quốc tế gửi báo cáo và thu tiền từ NHPH.
Bước 8: Tổ chức thẻ quốc tế gửi báo cáo và thanh toán cho NHTT.
Bước 9: Vào một ngày qui định trong tháng, NHPH gửi sao kê cho chủ thẻ.
Bước 10: Để tiếp tục sử dụng, chủ thẻ phải thanh toán các khoản đã chi tiêu bằng
thẻ theo qui định cho ngân hàng phát hành.
Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tại máy ATM:
Sơ đồ 1.3: Quy trình rút tiền tại máy ATM.
(2)
(1)
(4)
(3)
(6)
(5)
(7)
(8)
NHPH
Máy ATM
Chủ Thẻ
Bước 1: Chủ thẻ đưa thẻ vào và nhập số pin.
Bước 2: Máy ATM hỏi dữ liệu tại trụ sở chính NHPH.
Bước 3: Nếu hợp lệ, NHPH thông báo về máy ATM.
Bước 4: Máy ATM yêu cầu khách chọn loại hình giao dịch.
Bước 5: Sau khi chủ thẻ chọn giao dịch, máy đưa ra chọn lựa tiếp theo cho từng loại giao dịch. Nếu là giao dịch rút tiền, máy ATM yêu cầu nhập số tiền rút.
Bước 6: Máy ATM báo về hệ thống ngân hàng lõi để trừ tiền trong tài khoản.
Bước 7: Sau khi trừ tiền, hệ thống gửi lệnh trả tiền đến máy ATM.
Bước 8: Máy ATM đếm tiền và chi trả cho khách hàng.
1.2.7 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của thẻ NH.
1.2.7.1 Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng:
- Trình độ của đội ngũ làm công tác thẻ: Đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động và có nhiều kinh nghiệm là một trong yếu tố quan trọng để phát triển dịch vụ thẻ. NH nào có sự quan tâm, có chính sách đào tạo nhân lực trong kinh doanh thẻ hợp lý thì NH đó sẽ có cơ hội đẩy nhanh hoạt động kinh doanh thẻ trong tương lai.
- Tiềm lực kinh tế và trình độ kỹ thuật công nghệ của NH thanh toán thẻ: Điều này gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại nếu hệ thống máy móc có trục trặc sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy NH phải đảm bảo một hệ thống thanh toán hiện đại, theo kịp yêu cầu của thế giới. Không những thế việc vận hành bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành và thanh toán thẻ có hiệu quả sẽ làm giảm giá thành dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng.
- Định hướng phát triển của NH: Một NH nếu có định hướng phát triển dịch vụ thẻ phải xây cho mình kế hoạch, chiến lược marketing phù hợp, tìm mọi cách nâng cao tính tiện ích của thẻ cũng như sự thuận lợi cho người sử dụng thẻ thì NH đó sẽ có thể mở rộng và phát triển việc kinh doanh thẻ một cách bền vững và ổn định.
1.2.7.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng:
- Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân: Trong một xã hội mà trình độ dân trí cao, các phát minh, ứng dụng của khoa học kỹ thuật công nghệ cao sẽ dễ dàng tiếp cận với người dân. Tiêu dùng thông qua thẻ là cách thức tiêu dùng hiện đại, nó sẽ dễ dàng tiếp cận và thâm nhập hơn đối với cộng đồng dân trí cao và ngược lại. Cũng như vậy, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển của dịch vụ thẻ. Khi người dân quen với việc thanh toán sử dụng tiền mặt họ sẽ ít có nhu cầu về thanh toán thông qua thẻ.
- Thu nhập của người dùng thẻ: Thu nhập của con người cao lên, những nhu cầu của họ cũng ngày càng phát triển, việc thanh toán đối với thẻ đòi hỏi một sự thỏa dụng cao hơn, nhanh chóng hơn, an toàn hơn. Việc sử dụng thẻ đáp ứng tốt nhu cầu này.
1.2.7.3 Nhóm nhân tố thuộc về cơ quan chức năng:
- Môi trường pháp lý: Việc kinh doanh dịch vụ thẻ tại bất kỳ quốc gia nào đều được tiến hành trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Các quy chế, quy định về thẻ sẽ gây ra ảnh hưởng 2 mặt: Có thể theo hướng khuyến khích việc kinh doanh, sủ dụng thẻ nếu có những quy chế hợp lý, nhưng mặt khác những quy chế quá chặt chẽ hoặc quá lỏng lẻo có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát hành và thanh toán thẻ.
1.2.7.4 Nhóm nhân tố thuộc về mội trường cạnh tranh-công nghệ:
- Môi trường cạnh tranh: Đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng hoặc thu hẹp thị phần của một NH khi tham gia vào thị trường thẻ. Nếu trên thị trường chỉ có một NH cung cấp dịch vụ thẻ thì NH đó sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng giá phí có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động. Nhưng nếu có nhiều NH tham gia vào thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì sẽ góp phần phát triển đa dạng hóa dịch vụ, giảm phí phát hành.
- Môi trường công nghệ: Hoạt động thanh toán thẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi trình độ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Một quốc gia có khoa học công nghệ phát triển, các NH nước này có thể cung cấp dịch vụ thẻ với sự nhanh chóng an toàn cao hơn. Chính vì thế việc đầu tư nâng cấp công nghệ là những việc làm vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như bảo mật cho hoạt động của NH.
1.2.8 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ:
1.2.8.1 Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh thẻ.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ, bao gồm hoạt động phát hành, và thanh toán thẻ. Đối tượng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ.
1.2.8.2 Một số trường hợp rủi ro trong kinh doanh thẻ.
Rủi ro trong phát hành thẻ:
* Đơn xin phát hành giả: Do không thẩm định kỹ thông tin của Khách hàng, NH có thể phát hành thẻ cho những khách hàng đăng ký với thông tin giả mạo.Và như vậy, NH có thể gặp rủi ro khi Khách hàng không có khả năng thanh toán.
* Chủ thẻ không nhận được thẻ đã phát hành: NH gởi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện nhưng bị thất lạc. Trong trường hợp này, NHPH phải chịu toàn bộ phí tổn đối với những giao dịch đã thực hiện.
Rủi ro trong thanh toán thẻ:
* Thẻ giả: Thẻ bị làm giả bởi các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ theo thông tin có được từ các chứng từ giao dịch của thẻ hoặc thẻ mất cắp. Thẻ giả tạo ra các giao dịch giả mạo gây tổn thất lớn cho NHPH.
* Đầu đọc thẻ giả (skimmer)
Đầu đọc thẻ giả là thiết bị ăn cắp dữ liệu trên dãy từ, có hình dạng giống như những chiếc đầu đọc thẻ ATM thông thường. Chúng thường được gắn sát hoặc ở phía trên đầu đọc thẻ thật. Một đầu đọc thẻ giả có thể đánh cắp và lưu thông tin về số tài khoản, số dư tài khoản, và mã xác nhận liên quan đến mỗi chủ thẻ của hơn 200 thẻ ATM. Thông thường, khách hàng sẽ lầm tưởng skimmer là một bộ phận của máy rút tiền. Kẻ gian sẽ hướng dẫn nạn nhân quẹt thẻ vào skimmer trước, sau đó mới tiếp tục các giao dịch khác, hoặc chúng sẽ nói rằng skimmer là dụng cụ làm sạch thẻ giúp tăng khả năng hoạt động cho những chiếc thẻ từ. Khi nạn nhân quẹt thẻ vào skimmer là lúc dữ liệu thẻ bị lấy cắp. Sau đó kẻ gian lợi dụng thông tin để thực hiện các giao dịch thanh toán không cần xuất trình thẻ.
* Rủi ro đạo đức: Đây là rủi ro khi nhân viên cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ cố tình in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ cho khách hàng, các bộ hóa đơn còn lại sẽ được giả mạo chữ ký của khách hàng đưa đến NH thanh toán để yêu cầu chi trả.
1.2.9 Lợi ích của việc phát triển kinh doanh thẻ:
1.2.9.1 Đối với nền kinh tế:
- Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông
Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Nhờ đó, các chi phí liên quan đến vận chuyển, kiểm đếm tiền mặt, khối lượng tiền giả trong lưu thông giảm đáng kể.
- Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán:
Hầu hết mọi giao dịch trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện trực tuyến nên tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều.
- Góp phần minh bạch tài chính, hỗ trợ chính sách quản lý của Nhà nước.
Trong thanh toán thẻ, các giao dịch đều được thực hiện qua NH. Với công nghệ hiện đại, mọi giao dịch đều nằm trong khả năng kiểm soát của NH, tạo nền tảng cho công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước, giảm thiểu những tác động tiêu cực.
- Đẩy mạnh du lịch quốc tế và đầu tư nước ngoài:
Thanh toán bằng thẻ góp phần giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với một phương tiện văn minh của thế giới. Cùng với quá trình Viêt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, làn sóng khách du lịch nước ngoài và các chủ đầu tư tiếp cận thị trường Việt Nam ngày càng tăng. Việc phát triển thẻ góp phần xóa bỏ khoảng cách về thanh toán giữa Việt Nam và thế giới.
1.2.9.2 Đối với NH phát hành:
- Với khoản lệ phí hằng năm mà chủ thẻ phải nộp để hưởng dịch vụ thanh toán mà NH cung cấp, chủ thẻ đã tạo nên một nguồn thu đều đặn cho NH phát hành. Ngoài ra, NH còn có thêm nguồn phí khác như: phí in lại sao kê, phí chuyển đổi tiền tệ, phí chậm trả…
- Ngoài ra, việc chủ thẻ nạp tiền vào tài khoản thẻ để sử dụng, NH cũng có thêm một nguồn huy động tiền gởi không kỳ hạn của khách hàng. Để sở hữu thẻ, thông thường khách hàng phải có thế chấp hoặc số dư tài khoản ở mức nhất định theo quy định của NH, điều này làm số dư tiền gởi của NH tăng một cách đáng kể.
- Việc phát triển thẻ giúp NH có thêm nhiều khách hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu của NH.
1.2.9.3 Đối với NH thanh toán:
- Trong quy trình thanh toán thẻ, các cơ sở phát hành thường mở tài khoản tại các NH thanh toán cho tiện việc thanh toán. Điều này đã làm tăng lượng số dư tiền gởi và nguồn huy động cho NH thanh toán.
- Nguồn thu của NH thanh toán: phí chiết khấu ĐVCNT; phí thuê thiết bị/đường chuyền; phí chuyển đổi tiền tệ; phí ứng trước tiền mặt…
1.2.9.4 Đối với ĐVCNT:
- Tăng hiệu quả kinh doanh:
Việc chấp nhận thẻ giúp ĐVCNT nhanh thu hồi vốn. ĐVCNT sẽ được ghi có vào tài khoản ngay khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến NH hoặc khi ĐVCNT nộp hóa đơn thanh toán thẻ cho NH. ĐVCNT sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn cho số dư duy trì trên tài khoản thanh toán thẻ tại NH. Việc chấp nhận thẻ cũng giúp cho các ĐVCNT thu hút thêm những khách hàng dùng thẻ; dẫn đếntăng doanh số bán hàng đồng thời giảm các chi phí như: kiểm đếm, bảo quản tiền…
- An toàn, đảm bảo, nhanh chóng:
Việc chấp nhận thẻ thanh toán giúp ĐVCNT đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch; giảm rủi ro tiền giả, nguy cơ bị mất cắp. Trong trường hợp xảy ra gian lận thẻ có thể nhận được sự hỗ trợ của NH và TCTQT trong việc bồi hoàn số tiền thanh toán.
1.2.9.5 Đối với chủ thẻ:
- Tiện lợi, linh hoạt và tiết kiệm thời gian trong thanh toán:
Đây là tiện ích nổi bật của việc sử dụng thẻ do chủ thẻ không cần phải mang theo tiền mặt mà vẫn có thể thanh toán hàng hóa dịch vụ và rút tiền khi cần 24/24h. Ngoài ra, dịch vụ thẻ còn tiết kiệm thời gian cho chủ thẻ khi mua hàng vì tránh được khâu kiểm đếm tiền mặt khi thanh toán số tiền lớn.
- Được hưởng lãi trên số dư tài khoản thẻ.
- Được chăm sóc và hưởng các chính sách ưu đãi của NH và TCTQT:
Để thu hút chủ thẻ, giữ chân khách hàng truyền thống, các NH thường đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng, các chương trình ưu đãi, miễn phí, tặng quà v.v…cho chủ thẻ. Các TCTQT cũng không ngừng đưa ra các giải thưởng hấp dẫn nhằm khuyến khích loại hình thanh toán không dùng tiền mặt này.
1.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THẺ TRÊN THẾ GIỚI:
Trong những năm tới đây, dịch vụ thẻ sẽ sẽ từng bước trở thành một trong những dịch vụ mang lại nguồn thu tương đối lớn và ổn định cho các NHTM. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay, thanh toán thông qua thẻ sẽ trở thành một phương thức thanh toán thông dụng nhất. Số lượng thẻ sẽ tiếp tục tăng ở các thị trường trên thế giới.
Theo bảng tổng kết dự báo, trong thời gian tới: · Mỹ vẫn là nước có doanh số thanh toán thẻ lớn nhất trên thế giới, mỗi năm tăng khoảng 30%. · Châu Âu là thị trường lý tưởng cho các tổ chức thẻ hoạt động và phát triển. Người dân ở đây sử dụng thẻ như một thói quen và bởi sự tiện lợi của nó. Vì vậy thẻ vẫn sẽ là phương tiện thanh toán được ưa chuộng. · Châu Mỹ Latinh là châu lục có sự phát triển kinh tế không đồng đều. Cho đến đầu thập niên 90, nền kinh tế ở đây mới bắt đầu ổn định và có đầu tư nước ngoài. Điều này mở ra một thị trường mới đầy hấp dẫn cho thẻ. Tốc độ tăng trưởng dự kiến trong 10 năm (từ 2000- 2010) là 825%, khu vực này với dân số chiếm 59% dân số thế giới sẽ trở thành thị trường lớn trên thế giới.
J Những con số ấn tượng về thị trường thẻ thanh toán:
Ø Theo khảo sát của SmartCard Systems AG – một công ty chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm trong TTKDTM, Hà lan là đất nước đã dùng thẻ thanh toán 65 năm qua. Người dân nước này thực hiện 1 tỷ giao dịch qua thẻ mỗi năm. Và nhìn chung ở các nước Châu Âu thì trung bình cứ 10km lại có một điểm chấp nhận thẻ.
Ø Vương quốc Hồi Giáo Oman có: 2,4 triệu dân nhưng có đến:
- 12 ngân hàng (Trung bình 1 NH/ 200.000 dân).
- 1,2 triệu thẻ (1/2 dân số dùng thẻ)
- 700 máy ATM đã được lắp đặt (trong đó có 100 máy có thể nhận gửi tiền mặt)
- 5.000 điểm bán hàng chấp nhận thẻ.
Thanh toán bằng thẻ phổ biến ở Oman một phần có lẽ do phí cho mỗi giao dịch bằng thẻ rất thấp, hiện chỉ là 2 ru-pi (khoảng 600 đồng Việt Nam). Ấn tượng nhất là Oman Arab Bank còn đưa vào sử dụng loại thẻ thanh toán có đầy đủ các thông tin về nhân thân của chủ thẻ như một chứng minh thư nhân dân. Ông Assan A.Ali- Phó tổng giám đốc Oman Arab Bank cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện mục tiêu đưa tỷ lệ tiền mặt trong thanh toán xuống bằng 0 và tất cả các ngân hàng trong nước buộc phải tham gia”.
1.4 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THẺ Ớ VN:
“Thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam rất tiềm năng”.
Ø Liên tục phát hành thẻ mới, tăng thêm tiện ích và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo. Các nhà băng đang tăng tốc đầu tư và khai phá mảng thị trường bán lẻ đầy tiềm năng vốn được xem là ít rủi ro nhưng hiệu quả và mang lại uy tín lớn cho ngân hàng.
Ø Trước sự bùng nổ nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực thẻ ngân hàng nói riêng, việc các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung ứng những sản phẩm đa dạng nhằm đến từng đối tượng định hướng khác nhau có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Với dân số trên 80 triệu người, nền kinh tế ổn định ở mức 7-8%/năm, cơ cấu dân cư tương đối trẻ, Việt Nam đang nổi lên như một thị trường rất giàu tiềm năng cho những sản phẩm thẻ mới.
Ø Do hạn chế về quy mô vốn cũng như hình thức hoạt động, khối ngân hàng cổ phần đang bị ép sân trên hầu hết các lĩnh vực tín dụng. Chính vì vậy, dịch vụ thẻ đang là một đích nhắm quan trọng của họ. Nếu như các ngân hàng quốc doanh phát triển mảng thị trường này theo diện rộng, đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng thì khối cổ phần lại có hướng đi riêng. Họ thiên về hướng phát triển nhiều loại thẻ ghi nợ, tăng thêm nhiều dịch vụ tiện ích cho thẻ và tận dụng cơ sở chấp nhận thẻ sẵn có của khối ngân hàng quốc doanh.
Ø Không phải bây giờ mà từ đầu nam 2006, ông Michael Cannon Tổng Giám Đốc phụ trách thẻ thương mại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương-Tập đoàn Visa đã nhận định: Nếu Việt Nam đạt được mức chi tiêu thương mại trung bình trong khu vực thì sẽ có hơn 200 triệu USD được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và khu vực chính Phủ. Cơ hội quan trọng này khiến Visa đáng giá cao thị trường Việt Nam.
Ø Quyết định 20 về việc trả lương qua tài khoản NH tạo động lực._. cho sự phát triển của thị trường thẻ nói riêng , TT KDTM nói chung.
ØTheo các chuyên gia, thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và các ngân hàng hiện mới khai thác được một góc nhỏ nhoi của cả chiếc bánh lớn vốn chưa thành hình hài trọn vẹn. "Thị phần còn rất nhiều. Nhiệm vụ của các ngân hàng lúc này không phải là cạnh tranh, dẫm lên chân nhau mà phải khai thác phần bánh chưa được khai phá đó một cách hiệu quả nhất và có bản sắc riêng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về NHTM và Nghiệp vụ thẻ NH, trong đó đã đưa ra khái niệm cơ bản về : NHTM; thẻ NH; phân loại thẻ; đặc điểm cấu tạo thẻ; các chủ thể tham gia trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ; các nhân tố tác động đến sự phát triển của thẻ NH; rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ; Lợi ích của việc phát triển kinh doanh thẻ.
Ngoài ra, chương 1 cũng đề cập đến những xu hướng phát triển dịch vụ thẻ trên thế giới; Triển vọng phát triển thẻ ở Việt Nam. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển thẻ thanh toán.
Như vậy, sau khi kết thúc chương 1, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận để sang chương 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ tình hình kinh doanh thẻ thanh toán của Ngân hàng Công thương trong những năm qua. Từ đó, đưa ra những nhận định cũng như tìm ra nguyên nhân hạn chế làm cơ sở đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giúp cho thẻ thanh toán của ngân hàng Công thương Việt Nam có một hướng đi bền vững - phát triển.
Chương 2:
THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1 THỊ TRƯỜNG THẺ VIỆT NAM.
2.1.1 Vài nét về thị trường thẻ ở Việt Nam hiện nay:
X Hiện nay, cả nước có 63 NH, trrong đó có 5 NHNN, 39 Ngân hàng TMCP, 13 NH 100% vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh NH nước ngoài tại VN, 5 NH liên doanh và 1 quỹ tín dụng.
X Các phương tiện và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát triển rất mạnh trong 5 tháng đầu năm nay, đặc biệt đối với dịch vụ thẻ.
2.1.1.1 ATM vẫn tăng “nóng” về Số lượng:
· SỐ LƯỢNG THẺ ATM PHÁT HÀNH QUA CÁC NĂM:
Bảng 2.1: Số lượng thẻ phát hành qua các năm.
ĐVT: 1000 chiếc
Năm
2006
2007
2008
2009
6 tháng đầu 2010
Số lượng thẻ
5.400
7.900
13.400
19.550
24.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thẻ phát hành từ các trang web)
Ø Số lượng thẻ phát hành trên thị trường tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2007 tăng 2,5 triệu thẻ so với năm 2006; Năm 2008 tăng 5,5 triệu thẻ so với năm 2007; Năm 2009 tăng 7,6 triệu thẻ so với năm 2008; Đến đầu tháng 6.2010, số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước đã đạt trên 24 triệu thẻ. Như vậy so với thời điểm cuối năm 2009, số lượng thẻ phát hành tăng thêm 14,3%.
· SỐ LƯỢNG MÁY ATM PHÁT HÀNH QUA CÁC NĂM
Bảng 2.2: Số lượng máy ATM phát hành qua các năm.
ĐVT: Máy
Năm
2006
2007
2008
2009
6 tháng đầu 2010
Số lượng máy
2.669
4.600
7.050
8.890
11.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thẻ phát hành từ các trang web)
Ø Số lượng máy ATM được các NHTM lắp đặt tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 tăng 1.931 máy; Năm 2008 tăng 2.450 so với năm 2007, Năm 2009 tăng 1.840 so với năm 2008; Đầu tháng 6.2010 số lượng ATM là 11.000, tăng 2.110 so với năm 2009. Như vậy so với thời điểm cuối năm 2009, số lượng máy ATM được lắp đặt thêm cũng tăng tới 22,2%.
· SỐ LƯỢNG THIẾT BỊ CHẤP NHẬN THẺ QUA CÁC NĂM:
Bảng 2.3: Số lượng thiết bị chấp nhận thẻ phát hành qua các năm.
ĐVT: máy.
Năm
2006
2007
2008
2009
6 tháng đầu 2010
Số lượng POS
11.532
17.020
24.760
34.000
37.000
Biểu đồ 2.3: Số lượng thiết bị chấp nhận thẻ phát hành qua các năm.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thẻ phát hành từ các trang web)
è Cùng với sự gia tăng số lượng về thẻ phát hành của các NHTM thì số lượng các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) cũng tăng qua các năm. Đến 5 tháng đầu năm 2010 thì cả nước có khoảng 37.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS, tăng khoảng 9% so với năm 2009.
X Như nhận định của các chuyên gia, mặc dù là phương thức thanh toán mới mẻ
nhưng thanh toán điện tử lại có sức phát triển nhanh chóng với nhiều phương thức khác nhau. Việc ra đời của thanh toán điện tử nhằm giảm áp lực việc lưu thông tiền mặt trên thị trường. Với phương thức thanh toán điện tử, các giao dịch được thực hiện nhanh chóng thông qua chuyển khoản, giúp mọi người tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
X Các ngân hàng ngày càng chú trọng đến hoạt động kinh doanh thẻ và tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ khá lớn, khoảng từ 150%-200%.
X Từ chỗ phục vụ khách du lịch và doanh nhân nước ngoài là chủ yếu, thẻ ngân hàng đã mở rộng tới các tầng lớp dân cư trong xã hội. Không chỉ phát triển về lượng mà mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ còn phát triển cả về chất. Nếu như trước đây các đơn vị này chủ yếu dùng máy cà tay thì đến nay, đã có 80-90% số đơn vị được trang bị máy chấp nhận thẻ điện tử (EDC).
X Bên cạnh mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, các kênh giao dịch tự động (ATM) cũng được các ngân hàng chú trọng phát triển để mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu giao dịch 24/24 giờ của khách hàng.
X Đáng lưu ý, dù vẫn còn đang trong giai đoạn triển khai thí điểm, việc cung ứng phương tiện thanh toán ví điện tử của các tổ chức không phải TCTD cũng đạt được các con số đáng kể. Ước tính số lượng phát hành ví điện tử hiện đạt gần 84.500 với 17 NH tham gia triển khai dịch vụ và được chấp nhận thanh toán tại 119 đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ.
X Cùng với sự phát triển nhảy vọt của thẻ ATM và điểm chấp nhận thẻ, thị trường thẻ NH Việt Nam đã xuất hiện xu thế liên doanh trong phát triển thẻ và thanh toán thẻ. Sự hợp tác này giúp phát triển một mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp. Nhằm góp phần giảm chi phí trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng, nhiều NHTM đã thực hiện hợp tác, xây dựng đối tác chiến lược. Tổng cộng trên thị trường đã có 4 liên minh thẻ ra đời. Đó là Liên minh thẻ của Vietcombank và 17 ngân hàng thương mại cổ phần, Liên minh thẻ VNBC, Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Việt Nam (BankNet), Liên minh thẻ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín-ANZ
X Cùng với việc xây dựng Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất, NHNN kỳ vọng sẽ nâng tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản từ 41,5% đến cuối năm 2009 lên ít nhất 55% vào cuối năm 2010.
2.1.1.2 Những vấn đề còn tồn tại:
Về phía Ngân hàng:
· Trước hết là hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ còn nghèo nàn và kém hiệu quả. Các máy ATM phân bổ chủ yếu tại các thành phố lớn, khu công nghiệp. Tỷ lệ bình quân 4.500 người/1 máy ATM là quá thấp so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Singapore.
· Bên cạnh đó, các máy ATM lại mới chỉ phục vụ chủ yếu cho từng ngân hàng chứ chưa có khả năng sử dụng chung cho nhiều ngân hàng. Tình trạng này cũng tương tự như với các điểm chấp nhận thẻ.
· Chưa có cách tiếp cận thị trường một cách bài bản, không khảo sát khách hàng .
· Chưa có chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhất quán: Hệ thống, sản phẩm dịch vụ hạn chế, các dịch vụ giá trị gia tăng chưa đa dạng, không có nhiều sản phẩm đặc thù.
· Thẻ giả và mất cắp tiền từ thẻ: Dịch vụ thẻ ATM đang dần trở thành sự lựa chọn của nhiều người với hàng loạt tiện ích của nó. Bên cạnh sự bùng nổ của ATM, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nạn thẻ giả của bọn tội phạm.
· Thiếu sự liên kết giữa các ngân hàng: thứ nhất gây lãng phí tiền bạc, các ngân hàng đã phải tốn một khoảng chi phí rất lớn cho việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ, nhân lực để quản lý và vận hành. Thứ hai, việc kết nối rời rạc tạo sự bất tiện cho người tiêu dùng, người sử dụng thẻ của ngân hàng này không thể giao dịch với thiết bị của ngân hàng khác. Thứ ba, có lẽ là lớn nhất đó là không thu hút người dân đến với dịch vụ thẻ.
Nhìn thấy được sự lãng phí và bất tiện đó, một số ngân hàng đã liên kết với nhau. Dù đây là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng đã có khuynh hướng hợp tác với nhau, song theo nhận xét của các nhà quản lý và của chính ngân hàng, sự liên kết này cũng chỉ mới mang tính tự phát. Việc kết nối vẫn mang tính cục bộ theo nhóm nên chưa phát huy hết những tiện ích của máy ATM.
· Hệ thống các điểm chấp nhận thẻ (POS) mới chỉ tập trung tại các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng cao cấp. Mạng lưới giao dịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, cộng với việc định hướng khách hàng chưa tốt.
Về phía doanh nghiệp:
· Ngoại trừ các doanh nghiệp lớn, đại bộ phận chưa thực sự nhận thức được lợi ích của thanh toán qua ngân hàng, vẫn còn tư duy thanh toán bằng tiền mặt để giấu doanh thu, trốn thuế.
Về phía khách hàng:
· Do thói quen, tâm lý của đại bộ phận dân cư – đã một thời gian dài quen với việc chi tiêu bằng tiền mặt.
· Ý thức tự bảo vệ còn kém, chưa được định hướng đúng về vấn đề sử dụng dịch vụ thẻ.
2.1.2 Các NHTM trên thị trường và thương hiệu thẻ đi cùng.
X Các NH phát hành và thương hiệu thẻ GHI NỢ NỘI ĐỊA:
Bảng 2.4: Thương hiệu thẻ ghi nợ nội địa của các NHTM
Vietcombank
Connect 24
Đông Á
Thẻ đa năng
Argibank
Success
VietinBank
E-partner G-Card, C-Card, S-Card, Pink-Card, 12 con giáp
Techcombank
FastAccess
ACB
Thẻ ghi nợ nội đại
Eximbank
Thẻ ATM Eximbank
Sacombank
Debit SacomPassport
Công thương Sài Gòn
Saigon Bank
Quân Đội
Active Plus
(Nguồn: Tổng hợp từ các trang Web của các NH)
X Các NH phát hành thẻ TÍN DỤNG QUỐC TẾ:
Bảng 2.5: Thương hiệu thẻ TDQT của các NHTM
Vietcombank
Visa, MasterCard, Amex
Vietinbank
Visa/Master Card Cremium
VPbank
Vpbank Platium MasterCard, VPBank MC2 MasterCard
BIDV
E-Trans 365, Vạn dặm, Power
Techcombank
Techcombank Credit Visa
ACB
ACB Visa/MasterCard
Eximbank
Eximbank Visa và MasterCard
Sacombank
Sacombank Visa Credit, Ladies frist
HSBC
HSBC Visa Credit
ANZ
ANZ Visa Credit
(Nguồn: Tổng hợp từ các trang Web của các NH)
X Các NH phát hành thẻ GHI NỢ QUỐC TẾ:
Bảng 2.6: Thẻ ghi nợ quốc tế của các NHTM.
Vietcombank
MTV, VCB Connect 24 Visa
Vietinbank
Đang triển khai
ABBbank
YOUcard
Techcombank
Techcombank Credit Visa
ACB
Visa Electron, MasterCard Electronic
Eximbank
Eximbank Visa Debit
Sacombank
Sacombankpassport
(Nguồn: Tổng hợp từ các trang Web của các NH)
Ngân hàng
Nhận định
Vietcombank
Vẫn là NH dẫn đầu trên thị trường về số lượng thẻ ATM phát hành, số lượng ATM lắp đặt, số chủng loại Sản phẩm và dịch vụ thẻ cũng như CSCNT.
ACB
Có chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm thẻ bằng việc hợp tác với nhiều đối tác. Đặc biệt mạnh trong mảng thanh toán quốc tế.
Đông Á
Sử dụng chiến lược đa dạng hóa các tiện ích dịch vụ (gửi tiền qua ATM, thanh toán trực tuyến, đổi ngoại tệ trên ATM…)
Techcombank
Tập trung mạnh chiến lược truyền thông tài trợ quảng bá truyền thông cho sản phẩm thẻ Fast@access và Visa Debit, Visa Credit thông qua các chương trình tài trợ trên truyền hình.
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sử dụng chiến lược giá để bao phủ thị trường.
BIDV
Là NH theo sau. Đã triển khai kết nối hệ thống ATM, hệ thống Visanet, đang có kế hoạch phát hành thẻ tín dụng quốc tế trong thời gian tới.
Banknetvn
Chính thức kết nối với 15 NH: BIDV; Vietinbank; ACB, Seabank; ABB; MHB; HBB; Trustbank…
VNBC
Hệ thống VNBC do Ngân hàng Đông Á thành lập kết nối 10 thành viên: DongA Bank, HabuBank, SaigonBank, CommonwealthBank, GP.Bank, DaiA Bank, PIBank, MaiLinh Group…
Smartlink
Techcombank; Quân Đội; Habubank; VIB; Phương Nam; Phương Đông; VP… đã kết nối vào hệ thống ATM Vietcombank tận dụng mạng lưới ATM sẵn có nhằm gia tăng lượng thẻ phát hành.
X Nhận định về một số NH và xu thế liên minh của các NTHM tại Việt Nam:
2.2 TỔNG QUAN VỀ NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển :
Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hà nội.
Điện thoại : 84-4-9.421.158/ 9.421.030
Fax : 84-4-9.421.032
Website :
* Slogan : “Nâng giá trị cuộc sống”.
* Giấy phép thành lập Ngân hàng Công Thương Việt Nam số 67/QĐ-NH5 của NHNN cấp ngày 27 tháng 3 năm 1995.
* Giấy phép thành lập và hoạt động Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam số 142/GP-NHNN của NHNN cấp ngày 03 tháng 07 năm 2009.
* Vốn điều lệ hiện tại: 11.252.972.800.000 đồng.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Tên gọi tắt là Vietinbank) được thành lập từ tháng 07 năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN (trước đây có tên là Incombank). NHCT VN được đánh giá là một trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam (bao gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank), với tổng tài sản chiếm 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Vietinbank có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch.Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. Ngoài ra NHCT VN còn bao gồm các đơn vụ sự nghiệp là Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin và các đơn vị thành viên như Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản.
Với vị thế là một trong những NHTM đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào hoạt động NH nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, NHCT VN là NH đầu tiên mở trang Website nhằm cung cấp thông tin và các tiện ích liên lạc phục vụ kinh doanh của NHCT VN và khách hàng. Hòa chung với xu hướng hội nhập với bạn bè quốc tế, NHCT VN hiện đang là thành viên chính thức của Hiệp Hội các NH Châu Á, Hiệp hội phát hành và thanh toán thẻ Visa/MasterCard, Hiệp hội tài chính viễn thông liên NH toàn cầu. Tính đến nay NHCT VN đã thiết lập quan hệ đại lý với 735 ngân hàng của 60 quốc gia trên thế giới.
2.2.2 Một số kết quả Vietinbank đạt được:
- Ngày 29/03/2009, trong Lễ trao giải 120 doanh nghiệp đón nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008 do Thời báo kinh tế phối hợp với Cục xúc tiến Thương mại, một lần nữa Vietinbank giành giải thưởng cho Doanh nghiệp có Thương hiệu mạnh năm 2008 .
- Năm 2010 là năm thứ hai liên tiếp VietinBank được nhận giải thưởng Sao Khuê cho đơn vị ứng dụng phần mềm và công nghệ thông tin xuất sắc. Sự kiện này đánh dấu nỗ lực không ngừng của VietinBank xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động quản trị, kinh doanh.
- Tháng 3/2010 tại Khách sạn Rex, Q.I, Tp.Hồ Chí Minh, VietinBank đã vinh dự đón nhận giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm thẻ ATM tốt nhất năm 2010” do báo Sài gòn Tiếp thị tổ chức, giải thưởng được bình chọn dựa trên số liệu điều tra tiêu dùng trong suốt năm 2009, từ người tiêu dùng trực tiếp, hệ thống phân phối, hồ sơ doanh nghiệp cho đến kết quả đánh giá của các cơ quan quản lý.
Bên cạnh những thành tựu đạt được,Vietinbank còn trích hàng trăm tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi xã hội do đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống đóng góp để thực hiện các chương trình đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội
Vietinbank là ngân hàng luôn đi tiên phong trong tìm kiếm, nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới để cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đưa đến cho khách hàng ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng. Vietinbank với phương châm hoạt động “Tin cậy - Hiệu quả - Hiện đại”.
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt dộng kinh doanh của NHCT VN đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt qua các chỉ tiêu về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro.
Mục tiêu phát triển của NHCT VN là "xây dựng NHCT VN thành một NHTM chủ lực và hiện đại của nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam". Với tầm nhìn chiến lược đến năm 2015, Vietinbank sẽ trở thành một tập đoàn tài chính lớn mạnh và vững chắc không chỉ của Việt Nam mà còn là của khu vực châu Á.
2.2.3 Các sản phẩm dịch vụ tài chính của NHCT VN:
v Huy Động Vốn
v Cho Vay, Đầu Tư
v Bảo lãnh
v Thanh toán và tài trợ thương mại.
v Dịch vụ ngân quỹ.
v Thẻ và Ngân hàng điện tử.
v Kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính.
2.2.4 Kết quả kinh doanh của NHCT VN giai đoạn 2006-2009:
Chỉ
Tiêu
2006
2007
2008
2009
2007 so với 2006
2008 so với 2007
2009 so với 2008
Số TĐ
%
Số TĐ
%
Số TĐ
%
Tổng TS
135.442
166.112
196.013
243.056
30.670
+22,64
29.901
+18
47.043
+24
Cho vay, Đầu tư
125.088
153.860
180.392
218.000
28.772
+33,00
26.532
+17,24
37.608
+20,84
NV huy động
126.625
151.459
174.662
221.700
24.834
+19,61
23.203
+15,32
47.038
+26,9
Vốn CSH
5.637
10.646
12.078
16.578
5.009
+88,86
1.432
+13,45
4.500
+37,00
LNST
603
1.149
1.563
3.213
546
+90,55
414
+36,03
1.650
+105,56
Bảng 2.7: Các chỉ số tài chính chủ yếu của NHCT VN
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHCT VN)
Số liệu trên cho thấy các chỉ tiêu tài chính của NHCT VN luôn tăng qua các năm. Cụ thể:
* Tổng tài sản: Tổng tài sản tăng hơn 250 lần so với ngày đầu thành lập, đạt 243.056 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 30%, điều này biểu hiện sự gia tăng về kết quả kinh doanh. Năm 2009 tổng tài sản là 243.056 tỷ đồng, tăng 47.043 tỷ đồng tương đương 24% so với năm 2008. Nguyên nhân tổng tài sản tăng do huy động vốn và dư nợ cho vay đều tăng trưởng tốt.
* Cho vay, đầu tư kinh doanh: Cho vay nền kinh tế là hoạt động chủ yếu của NHCT VN. Về số tuyệt đối thì tổng cho vay và đầu tư trong các năm qua liên tục tăng, nhưng với tốc độ tăng giảm dần. Cụ thể tăng so với năm trước liền kề của năm 2007 là 33%, năm 2008 là 17,24%. Dư nợ đến 30/12/09 là 218.000 tỷ đồng, tăng 37.608 tỷ đồng so với năm 2008. Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là những tháng đầu năm 2008 NHNN có chính sách thắt chặt tiền tệ nên NHCT VN đã sàng lọc khách hàng và lựa chọn đối tượng cho vay hiệu quả, từ đó dư nợ tăng với tốc độ giảm dần.
* Huy động vốn: Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của NHCT VN luôn tăng qua các năm. Để xác lập thị phần và tăng trưởng nhanh, đáp ứng cân đối thanh khoản, NHCT VN đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn. Tính đến cuối 2009, tổng nguồn vốn huy động là 221.700 tỷ đồng, tăng 47.038 tỷ đồng, tương đương 26,9% so với năm 2008. Trung bình giai đoạn 2006-2009 tăng 20% được đóng góp chủ yếu bởi sự tăng trưởng của tiền gửi khách hàng và nguồn vốn ủy thác của các tổ chức khác.
* Vốn chủ sở hữu: NHCT VN là ngân hàng thương mại 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước, nên vốn chủ sở hữu hình thành từ vốn nhà nước giao (vốn điều lệ) và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được cải thiện đáng kể. Tính đến cuối 2009, vốn chủ sở hữu là 16.578 tỷ đồng, so với năm 2008 tăng 37%. Vốn sở hữu tăng qua các năm phần nào đã tạo nên sự thành công trong việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của NHCT VN vào cuối năm 2009.
* Lợi nhuận sau thuế: Từ năm 2006 lợi nhuận sau thuế của NHCT VN luôn tăng, đặc biệt năm 2007 đạt 1.149 tỷ đồng, tăng 90,55% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 1.563 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 414 tỷ đồng, tương đương 36,03%. Năm 2009 đạt 3.213 tỷ đồng, tăng 1.650 tỷ đồng so với 2008. Lợi nhuận tăng nhờ vào việc thu thuần từ lãi tăng và thu được nợ đã xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này cho thấy với khả năng quản lý nhạy bén và kiểm soát phòng ngừa rủi ro tốt đã mang lại kết quả cao trong bối cảnh nhiều bất lợi của ngành ngân hàng.
Chỉ
Tiêu
2006
2007
2008
2009
2007 so với 2006
2008 so với 2007
2009 so với 2008
Số TĐ
%
Số TĐ
%
Số TĐ
%
Đầu tư KD
44.491
50.955
45.504
55.700
+6.464
+15
-5.451
-11
10.196
+22,4
DS mua bán ngoại tệ (1000USD)
4.100.000
4.300.000
4.600.000
5.100.000
+200.000
+5
+300.000
+7
+500,000
+10,9
DS thanh toán
1.965.000
2.178.000
2.811.000
3.561.000
+213.000
+11
+633.000
+29
+750,000
+26,7
Thanh toán XNK
(1000USD)
6.790.000
7.695.000
11.252.000
16.452.000
+905.000
+13
+3.557.000
+46
+5,200,000
+46.21
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu kinh doanh của NHCT VN giai đoạn 2006-2009
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHCT VN)
Qua số liệu trên cho thấy NHCT VN có tốc độ tăng trưởng đều trên hầu hết các mảng hoạt động chính. Cụ thể:
* Đầu tư kinh doanh: Trong giai đọan 2006-2009 NHCT VN giảm dần việc đầu tư vào lĩnh vực này do có nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Năm 2007 là 50.955 tỷ đồng, tăng 6.464 tỷ đồng so với năm 2006. Năm 2008 giảm 5.451 tỷ đồng, tương đương 11% so với năm 2007các NHTM cổ phần tăng lãi suất huyđộng, tình hình huy động vốn gặp khó khăn, để đảm bảo an toàn thanh khoản NHCT VN đã giảm đầu tư. Năm 2009 là 52.000 tỷ đồng, tăng 7.196 tỷ đồng ứng với 15% so với năm 2008.
* DS mua bán ngoại tệ: NHCT VN luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng, tổng doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm đều tăng. Năm 2007 đạt 4 tỷ 300 triệu USD tăng 200 tỷ USD so với năm 2006. Đến 31/12/2008 Tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 4 tỷ 600 triệu USD tăng 300 tỷ USD tương đương 7% so với năm 2007. Sự gia tăng này là do trong năm 2008 NHCT VN đã tăng cường các hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng cả trong nước và quốc tế, đẩy mạnh mua bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng khác. Năm 2009 doanh số đạt 5 tỷ 100 triệu USD tăng 500 tỷ USD tương đương 10.9% so với năm 2008
* Doanh số thanh toán: Với thế mạnh về mạng lưới chi nhánh rộng khắp và ứng dụng công nghệ, hoạt động thanh toán trong nước của NHCT VN vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh. Bình quân giai đoạn 2006-2009 tăng 27%. Nguyên nhân doanh số thanh toán tăng là do NHCT VN đã triển khai được nhiều sản phẩm, dịch vụ liên quan như: chuyển đổi giao dịch thẻ trực tiếp vào hệ thống, triển khai dịch vụ home banking với khách hàng doanh nghiệp lớn, ký kết thanh toán song phương mới với ngân hàng phát triển.
* Thanh toán XNK: Bình quân giai đoạn 2006-2009 tăng 26%. Đặc biệt trong năm 2009 đạt 16 tỷ 452 triệu USD, tăng 3.557 tỷ USD so với năm 2007, với tỷ lệ tăng 46%. Hiện nay NHCT VN đang nắm giữ khoảng 8% thị phần, Vietcombank đang chiếm thị phần lớn nhất, trên 30% trong lĩnh vực này. Như vậy đối với hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, NHCT VN vẫn còn ở vị trí khá khiêm tốn.
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHCT VN:
2.3.1 Trung tâm thẻ NHCT VN:
X Cơ cấu tổ chức:
* Trung tâm Thẻ NHCTVN trực thuộc NHCT VN, thực hiện quản lý tập trung tại trung ương thông qua các phòng nghiệp vụ.
* Giám đốc trung tâm thẻ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động thẻ. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, dưới sự điều hành của phó giám đốc trực tiếp, các phòng thực hiện nghhiệp vụ quản lý và hướng dẫn bộ phận thẻ tại chi nhánh.
* Mô hình hoạt động được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình hoạt động của trung tâm thẻ NHCT VN.
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam)
Hiện tại, Trung tâm thẻ có 7 phòng chức năng và 2 Bộ phận hỗ trợ sau:
X Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm thẻ:
- Tham mưu cho ban lãnh đạo NHCT VN trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện triển khai công tác phát hành và thanh toán thẻ trong toàn bộ hệ thống NHCT VN. Xây dựng quy trình vận hành của các nghiệp vụ thẻ tại các Phòng ban thuộc Trung tâm thẻ.
- Nghiên cứu thị trường thẻ, xây dựng kế hoạch Marketing cho các dịch vụ thẻ của NHCT VN. Thực hiện các hoạt động Marketing trực tiếp cho các dịch vụ hỗ trợ để thu hút khách hàng và ĐVCNT. Nghiên cứu các phương án phối hợp với các ĐVCNT trong việc cung cấp các tiện ích và các chính sách khuyến mãi cho chủ thẻ. - Thực hiện và kiểm soát các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Tổ chức quản lý và giám sát hoạt động của các ĐVCNT. Thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thẻ cho các bộ phận thẻ tại các chi nhánh.
- Tổng hợp các báo cáo về hoạt động phát hành, thanh toán thẻ của các chi nhánh, đại lý, ĐVCNT
- Quản lý các thông tin liên quan đến rủi ro thanh toán và phát hành theo quy định của NHCT VN và phù hợp với các quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế.
- Quản lý và vận hành hệ thống máy móc và thiết bị liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Xây dựng quy chế phối hợp với các đối tác, chi nhánh, trong việc xử lý những trục trặc, hỏng hóc… đảm bảo tính liên tục của hệ thống.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác khi ban lãnh đạo NHCT VN giao.
- Phát triển kênh phân phối cung cấp thẻ cho khách hàng (do Phòng Marketing thực hiện)
- Phát triển kênh phân phối cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ cho khách hàng (do Phòng Quản lý cơ sở chấp nhận thẻ & Cấp phép thực hiện).
2.3.2 Quá trình phát triển nghiệp vụ thẻ tại NHCT VN :
· Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, năm 1997 NHCT VN tham gia vào thị trường thẻ với tư cách là đại lý thanh toán thẻ Visa và MasterCard thông qua NH UOB TP Hồ Chí Minh. Tại thời điểm này, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu sôi động với sự tham gia của một số NH cổ phần và nước ngoài nên việc mợ rộng các ĐVNCNT trở nên rất khó khăn. Tuy vậy bằng các chính sách Marketing mềm dẻo, NHCT VN đã nỗ lực hết mình, đáp ứng nhu cầu khách hàng sử dụng và thanh toán thẻ tại một số tỉnh thành quan trọng như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng...
· Năm 1999 NHCT VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ Visa và đồng thời trở thành NH thanh toán thẻ tín dụng. Thời điểm này đánh dấu chặng đường phát triển mới của dịch vụ thẻ NHCT VN trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với việc triển khai thêm nhiều đại lý rút tiền mặt và ĐVCNT ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
· Năm 2001, NHCT VN chính thức giới thiệu ra thị trường sản phẩm thẻ ATM của mình.
· NHCN VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ MasterCard cuối năm 2002. Đây là cơ hội thuận lợi để NHCT VN chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và MasterCard vào năm 2004 với 2 loại thẻ vàng và thẻ chuẩn. Sau 6 tháng triển khai đã có 1.000 thẻ tín dụng được phát hành với doanh số hơn 1 tỷ đồng/tháng.
· Hiện nay, NHCT VN đang tích cực đa dạng hóa các loại thẻ ATM, tín dụng bằng cách xúc tiến liên kết với các công ty hàng không, taxi, siêu thị, mỹ phẩm...để đưa sản phẩm mới vào thị trường. Đồng thời bắt đầu tiếp cận với các tổ chức thẻ quốc tế như Amex, JCB để nhanh chóng phát triển các thương hiệu thẻ nói trên trong trong gian sớm nhất.
· Thẻ của NHCT VN được phát hành tại Trung tâm thẻ trực thuộc tại trụ sở chính ở Hà Nội, sau đó được chuyển xuống các chi nhánh để các chi nhánh này trực tiếp phân phối thẻ đến tay khách hàng. Đối với dịch vụ rút tiền mặt và thanh toán, hiện tại máy chấp nhận thanh toán thẻ (EDC) của NHCT VN cho phép rút tiền mặt từ thẻ Visa/MasterCard tại các chi nhánh, thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT do NHCT VN khai thác. Số lượng máy ATM chấp nhận thẻ của NHCT VN tăng lên đáng kể kể từ khi NHCT VN tham gia liên minh Banknetvn và mới đây, Banknetvn chính thức kết nối với liên minh Smartlink.
2.3.3 Các sản phẩm thẻ của VietinBank:
2.3.3.1 Thẻ ghi nợ E-partner:
Thẻ ghi nợ E-Partner của NHCT VN là phương tiện thay thế tiền mặt, dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt khi cần.
Hạn mức sử dụng của thẻ bằng với số dư có trên thẻ, do chủ thẻ nộp tiền trực tiếp vào. Số tiền trong thẻ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Tùy theo nhu cầu tiêu dùng, chủ thẻ tự quyết định số tiền và thời gian gởi tiền vào thẻ.
* Các thương hiệu thẻ đang lưu hành:
G Card C Card S Card PinkCard 12 Con giáp
- Thẻ E-Partner G Card (Gold Card): Là thẻ GHI NỢ thông dụng nhất, hạn mức cao nhất, dịch vụ ưu đãi hoàn hảo nhất dành cho khách hàng cao cấp là doanh nhân, lãnh đạo các bộ, ban, ngành và chủ doanh nghiệp.
- Thẻ E-Partner C Card (Classical Card): Đây là loại thẻ ATM chuẩn, đáp ứng cao nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt thích hợp cho Cán bộ nhân viên công ty, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi lương qua thẻ.
- Thẻ E-Partner S Card: là thẻ GHI NỢ với phí dịch vụ đặc biệt ưu đãi phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt dành cho các bạn Học sinh-Sinh viên-Giới trẻ.
- Thẻ E-Partner PinkCard: Dành cho phụ nữ hiện đại, đặc biệt thích hợp cho những phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực nghệ thuật, nữ doanh nhân, nhân viên văn phòng và phụ nữ có thu nhập cao trong xã hội, những người luôn khát vọng được khẳng định bản thân, được yêu thương và chia sẻ.
- Thẻ E-Partner 12 Con Giáp: Thẻ E-Partner mới nhất của VietinBank, được thiết kế với 12 màu sắc sinh động, cùng với cách viết thư pháp sẽ đạt được sự phá cách trong trí tưởng tượng của mỗi người.
- Thẻ E-Partner liên kết: Là thẻ được phát hành trên cơ sở hợp tác liên kết giữa
NHCT VN và các cơ quan, trường học.
* Chức năng của thẻ VietinBank E-Partner:
- Hiện nay chức năng trên thẻ ATM của NHCT VN bao gồm: Rút tiền, vấn tin, đổi số pin, thông tin ngân hàng, chuyển khoản mua thẻ cào của Mobiphone, Vinaphone và thanh toán hóa đơn điện, nước, bưu chính viễn thông, gửi tiền tiết kiệm, cung cấp thông tin ngân hàng qua hệ thống tin nhắn SMS, Internet Banking, tra cứu số dư tài khoản, tỷ giá, lãi suất bằng điện thoại di động…
- Đặc biệt dịch vụ thanh toán tiền bán vé tàu tại các điểm giao dịch và các máy ATM được ký kết giữa NHCT VN và Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
* Đối tượng sử dụng thẻ VietinBank E-partner: Công dân Việt Nam, người nước ngoài đang công tác hoặc định cư tại Việt Nam.
2.3.3.2 Sản phẩm thẻ tín dụng VietinBank:
* Các thương hiệu thẻ đang lưu hành:
Thẻ tín dụng quốc tế do NHCT VN phát hành với hai thương hiệu hàng đầu thế giới là Visa và MasterCard được sử dụng trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Gồm 3 loại thẻ: Thẻ vàng, thẻ chuẩn, thẻ xanh.
Cremium Visa Cremium MasterCard
* Tiện ích của thẻ:
Ø Thẻ tín dụng quốc tế của NHCT VN được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT tại Việt Nam và trên toàn thế giới, rút tiền mặt tại các điểm rút tiền mặt hoặc các máy giao dịch tự động (ATM).
Ø Được vay, hỗ trợ tài chính kịp thời từ ngân hàng đặc biệt khi đi công tác, theo học xa nhà, hoặc du học ở nước ngoài dễ dàng đặt tour du lịch, khách sạn, và nhà hàng.
Ø Tham gia thương mại điện tử, mua sắm hàng hoá dịch vụ qua mạng Internet Thay thế hiệu quả c._.g bị hệ thống camera, máy chiếu…
· Tăng cường phòng chống tội phạm thẻ: khi phát hiện các hành vi gian lận, NHCT VN cần phối hợp hiệu quả với các cơ quan an ninh địa phương để xử lý và công bố rộng rãi tình hình gian lận thẻ hiện nay.
· Nâng cao kiến thức và cập nhật thường xuyên các thông tin về sử dụng, bảo quản thẻ, các thông tin liên quan đến giả mạo thẻ cho tất cả các chủ thể tham gia nghiệp vụ phân phối thẻ như chủ thẻ, ĐVCNT, đại lý phân phối thẻ, các cán bộ thẻ tại trung ương cũng như chi nhánh.
W3T7: Phát triển đối tượng sử dụng thẻ.
ü Tỷ lệ thanh toán không dùng tiến mặt ở nước ta vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, đối tượng sử dụng thẻ của NHCT VN chủ yếu là người lao động có thu nhập cao, cán bộ đi công tác nước ngoài, công chức nhà nước, nhân viên các khu công nghiệp chế xuất, sinh viên, du học sinh đi nước ngoài… Trong khi đó Việt Nam còn hàng triệu người có thu nhập trung bình, sinh sống và làm việc tại các nông trang, điền trang, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, lẻ… thì hoàn toàn chưa được đề cập đến trong số lượng khách hàng sử dụng thẻ.
ü Nhiều khách hàng vẫn nghĩ thẻ TDQT chỉ dành cho giới thượng lưu và những người thường xuyên đi công tác, du lịch ở nước ngoài, hoặc thu nhập không cao thì không có cơ hội tiếp cận TTD quốc tế. Trong khi đó, TTD là sản phẩm dành cho tất cả mọi người. Khách hàng có thể sở hữu thẻ và được sử dụng một số tiền trong tài khoản mà không cần thế chấp.
ü Nguyên nhân thứ nhất là do tâm lý ưa chuộng tiền mặt hay như một thói quen sử dụng trong thanh toán của người dân. Thứ hai là họ không có thông tin về sản phẩm và cũng không có cơ hội để sử dụng thẻ trên địa phương mình.
ü Do đó, ngay từ bây giờ NHCT VN cần phải kịp thời đổi mới công nghệ, tích hợp các hệ thống thẻ, phát triển thêm các tính năng trên phần mềm sẵn có…đưa ra công tác tuyên truyền lợi ích cũng như những ưu đãi khi khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ Vietinbank. Từ đó thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân và tạo thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho mình.. Có như thế, NHCT VN mới không bị mất dần khách hàng, nghiệp vụ thẻ mới có cơ hội phát triển được
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN:
Trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM VN nói chung và NHCT VN nói riêng rất cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan ban ngành từ việc hỗ trợ chuyên môn, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như việc tạo một môi trường pháp lý chặt chẽ cho các giao dịch thẻ.
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
v Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định.
Một môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển thẻ nói chung và kênh phân phối thẻ nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật Từ một đất nước nghèo lạc hậu chúng ta đã phát triển thành một đất nước "rồng nhỏ" như chính lời nhận xét của các quan chức Chính phủ Mỹ khi Thủ tướng Phan văn Khải đến thăm nước Mỹ vào tháng 6/2005. Kinh tế xã hội ổn định và phát triển bền vững gắn liền với việc cơ sở hạ tầng được đầu tư, khi đó đời sống dân chúng được cải thiện, mới có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng, trong đó có dịch vụ thẻ. Kinh tế xã hội có phát triển thì ngân hàng mới có thể mở rộng đối tượng phục vụ của mình, nhờ thế kinh doanh thẻ mới có thời cơ để phát triển.
v Ban hành các văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia trong lĩnh vực thẻ.
· Chính phủ sớm ban hành các văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng kinh doanh thẻ, các ĐVCNT và các chủ thẻ. Mặt khác làm căn cứ cho các cơ quan hành pháp bảo vệ pháp luật, luận tội và xử phạt các tổ chức tội phạm giả mạo thẻ cũng như các cá nhân có hành vi lừa đảo thông qua thẻ để chiếm đoạt tài sản. Thực tế loại tội phạm về thẻ rất nguy hiểm và tinh vi. Chúng cấu kết với cán bộ ngân hàng và các tội phạm máy tính để tấn công kho dữ liệu khách hàng thẻ nhằm ăn cắp thông tin về khách hàng, tạo các thẻ giả mạo lấy tiền của khách hàng. Nhiều khi phạm vi hoạt động của chúng không chỉ dừng lại trong nội bộ một quốc gia mà ở phạm vi xuyên quốc gia, gây ra thiệt hại nặng nề cho các ngân hàng triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
· Do đó Việt Nam nên đưa ra các chế tài xử phạt hành chính và hình sự nghiêm khắc cho tội phạm thẻ để hạn chế tối đa các loại hình tội phạm này. Mặt khác nhanh chóng như xây dựng và đưa vào thực thi Luật tội phạm máy tính, Luật tội phạm thẻ, Luật tội phạm thương mại điện tử, Luật chữ ký điện tử, vv…Các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ công an, cảnh sát kinh tế, cảnh sát quốc tế cũng cần có những biện pháp phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm trong lĩnh vực này.
v Chỉ đạo phối hợp, giảm thuế GTGT và ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
· Thẻ là một phương tiện thanh toán cần được khuyến khích sử dụng ở Việt Nam hiện nay nhằm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế. Đây là một dịch vụ mới, chi phí dịch vụ tốn kém, với mức thuế GTGT 10% như hiện nay mà Nhà nước quy định là cao, khó khuyến khích loại hình dịch vụ này tiếp tục phát triển. Vì thế, Nhà nước nên có chính sách giảm thuế, điều này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm giá dịch vụ thẻ, đẩy nhanh tốc độ phát triển của cả kênh phân phối và dịch vụ thẻ.
· Đồng thời, nhà nước cần có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu cho hoạt động Thẻ mà trong nước chưa sản xuất được.
· Bên cạnh đó, Nhà nước nên chú trọng ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẻ nói riêng, tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân, khuyến khích họ sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng.
v Chỉ đạo các Bộ, Ngành, cơ quan cung ứng dịch vụ như: Bưu chính viễn thông, Điện lực, Bảo hiểm xã hội… tích cực phối hợp với ngành NH để đẩy mạnh việc chấp nhận Thẻ như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
3.3.2 Kiến nghị với NHNN.
v Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ.
· Hiện nay các ngân hàng trước khi thực hiện nghiệp vụ thẻ đều phải xin ý kiến từ NHNN. NHNN phải là khâu đầu tiên đánh giá nghiêm túc, cho nhận xét và gợi mở về hệ thống công nghệ, quy trình nghiệp vụ cũng như mô hình tổ chức của NHTM. Tuy nhiên, đến giờ NHNN cũng chỉ có duy nhất một cơ chế phát hành và thanh toán thẻ (Quyết định số 371 của Thống đốc NHNN). Trong đó quy định rất chung chung, không nêu rõ chế tài khen thưởng, xử phạt cũng như các nghiệp vụ thẻ cơ bản. Thực tế hiện nay mỗi NH xây dựng một quy trình nghiệp vụ thẻ riêng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, cạnh tranh không lành mạnh về giá, địa điểm lắp đặt ATM cũng như mở rộng mạng lưới thanh toán. Do đó trong thời gian tới, để chấn chỉnh và hỗ trợ tích cực các NHTM nói chung và NHCT VN nói riêng theo kịp nghiệp vụ thẻ các nước trong khu vực và thế giới, NHNN phải cập nhật và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ, tạo ra nguyên tắc chung và chuẩn mực thống nhất trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra.
· Ban hành khung pháp lý tạo điều kiện cho các công ty cung ứng dịch vụ chuyển mạch và hỗ trợ hoạt động thẻ hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh.
v Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan :
- Phối hợp Bộ Công thương để khuyến khích các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ chấp nhận và không thu phụ phí khi thanh toán thẻ và có chế tài cụ thể đi kèm.
- Phối hợp với bộ Tài chính đề xuất với chính phủ đưa ra các chế tài cụ thể để xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm túc. Chỉ thị số 20/2007/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản ATM ; đồng thời ban hành chính sách đãi ngộ về thuế để khuyến khích thực hiện giảm giá hàng hoá dịch vụ cho các đối tượng thanh toán qua thẻ hoặc làm ĐVCNT cho các NHTM.
v Nhanh chóng xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.
Vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ra Quyết định số 3113 phê duyệt đề án “Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất của Việt Nam”, trong đó lấy Banknetvn làm hạt nhân để phát triển đề án. Đề án sẽ được triển khai theo hướng củng cố năng lực công ty cả về cơ cấu, tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như vốn, nhằm thực hiện việc kết nối rộng khắp mạng lưới thẻ Việt Nam, tạo bước hội nhập nhanh.
· Trung tâm này là đầu mối xử lý các giao dịch cấp phép, thanh toán tra soát giao dịch thẻ của các NHTM Việt Nam, đảm bảo các loại thẻ do các NHTM khác nhau phát hành. Điều này sẽ làm giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong nước, tăng tốc độ thanh toán, giải quyết được các vấn đề chênh lệch tỷ giá, tiết kiệm khoản chi phí phải thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế và thống nhất chủ trương giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng VND…
· Đồng thời qua trung tâm, các thành viên sẽ có mối liên hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực: cập nhật nhanh nhất các thông tin về thẻ giả mạo tránh thất thoát cho các thành viên, kết hợp in ấn danh sách thẻ cấm lưu hành, thống nhất về đồng tiền thanh toán v.v…,qua đó tăng cường hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân.
v Có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
NHNN cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ.
NHNN cần cho phép các NHTM thành lập quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa rủi ro chung cho các ngân hàng nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN.
NHNN cần tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng quốc doanh nói riêng trong đó cần xây dựng các khung pháp lý và các chế tài quy định và xử lý các vi phạm của các ngân hàng có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích trục lợi và làm thương tổn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác.
3.3.3 Kiến nghị với Hiệp hội thẻ Việt Nam.
Trong thời gian qua, Hiệp hội thẻ đã phần nào làm tốt vai trò của mình là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng kinh doanh thẻ, thống nhất mức phí, quy định mức phí tối thiểu và tối đa, áp dụng chính sách chung nhằm đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng. Hội cũng nắm bắt được những khó khăn, thuận lợi của các ngân hàng trong hiệp hội để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục, bước đầu thực hiện tiêu chí diễn đàn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng về thẻ tại Việt Nam.
Để thực hiện tốt vai trò của mình, Hiệp hội thẻ nên:
- Phát huy vai trò liên kết hợp tác giữa các NH thành viên để cùng phát triển, thường xuyên thu thập thông tin và đánh giá về quy mô, chất lượng thị trường thẻ nhằm cập nhật và định hướng cho các thành viên, xây dựng các cơ chế tài chính cũng như các chế tài nghiêm ngặt để xử phạt, khuyến khích các ngân hàng kinh doanh thẻ.
- Phối hợp với các NH thành viên giải quyết tình trạng thu phụ phí tại các ĐVCNT, quản lý rủi ro và ngăn chặn tội phạm thẻ, thống nhất các nguyên tắc xây dựng chính sách phí của các thành viên nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH. Có như vậy mới mở ra các cơ hội phát triển cho nghiệp vụ thẻ của các thành viên, trong đó có NHCT VN.
- Ngoài ra, Hiệp hội thẻ phải thường xuyên làm việc với NHNN và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức thẻ quốc tế nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nghiệp vụ thẻ ở Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.
Trong chương 3 đã tập trung phân tích kết hợp SWOT để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ thẻ tại NHCT VN; đồng thời đưa ra kiến nghị với một số cơ quan chức năng như chính phủ, ngân hàng nhà nước, hiệp hội thẻ VN một số vấn đề cần sớm được giải quyết để từng bước phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ tại NHCT VN, góp phần tạo dựng vững chắc thương hiệu thẻ NHCT VN trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những giải pháp đưa ra và những kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Hy vọng rằng trong tương lai NHCT VN sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại về vật chất cũng như phi vật chất nhằm mang lại hiệu quả cao. Hướng tới mục tiêu đưa NHCT VN thành một tập đòan tài chính đa năng trong thời gian tới. Mặt khác góp phần phát triển hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng hiện đại và an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN CHUNG.
* * *
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ đã mang lại cho nghiệp vụ thẻ của NHCT VN không chỉ những cơ hội to lớn mà cả những thách thức không nhỏ. Trên nền tảng phát triển thẻ sẵn có, nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, chớp lấy cơ hội, vượt qua thách thức, đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, NHCT VN cần duy trì định hướng phát triển sản phẩm thẻ , thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Với tiềm năng to lớn của thị trường thẻ Việt Nam, chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự nỗ lực từ phía NHCT VN và quan trọng hơn cả là kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, chúng ta có quyền hi vọng và tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, NHCT VN sẽ có thể đạt được những kết quả ngày càng to lớn hơn và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thẻ Việt Nam.
Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nên đã đạt được những kết quả nêu trên. Tuy nhiên, việc phát triển nghiệp vụ thẻ của NHCT VN là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề nên bản luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để luận văn nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
***
Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
Ngân hàng Công Thương Viêt Nam(2008), chính sách tín dụng đối với thẻ quốc tế Visa, masterCard trong hệ thống NHCT VN.
Ngân hàng Công Thương Viêt Nam: www.vietinbank.vn.
Tạp chí NH các số tháng 6-12 năm 2009, NH nhà nước VN, TPHCM
Như Lan, “Ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán”,: www.toquoc.gov.vn, 12/1/2010.
Ngân hàng Vietcombank: www.vietcombank.com.vn
Ngân hàng Techcombank: www.techcombank.com.vn
Minh Bằng, “Liên minh thẻ ATM”, trang web: www.sggp.gov.vn, 10/8/2007
Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
Văn Trọng, “Thẻ Tín Dụng”, trang web: http:/tintuconline.com.vn, 05/08/2009
Vinacomm: www.vinacomm.com.vn
Tổng cục thuế : www.gdt.gov.vn
Minh Nhiên, “Đôi điều chia sẻ về thẻ thanh toán”, trang web: www.saga.vn, 20/05/2010
Bạch Huệ, “Thanh toán điện tử”, trang web: www.vietnamtoday.vn, 07/04/2009
Hiệp hội NH Việt Nam: www.vnba.org.vn
Văn Quỳnh, “Phân loại thẻ thanh toán”, trang web: www.picoplaza.com.vn, 07/07/2008
Công ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia VIệt Nam: www.banknetvn.com.vn
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: www.bidv.com.vn
Minh T, “Thêm lựa chọn tài chính cho khách hàng”, trang web: www.vneconomy.vn, 12/02/2010
A.Vũ, “Về thẻ thanh toán quốc tế”, trang web: www. vn.answers.yahoo.com, 16/05/2010.
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ THIẾT BỊ ỨNG DỤNG TRONG THANH TOÁN THẺ
1. Máy chà hóa đơn:
Máy chà hóa đơn được cấu tạo gọn, nhẹ, hình chữ nhật, kích thước khoảng 30cm x 20cm x 4cm, gồm 1 mặt phẳng nằm ngang, trên có những khắc qui định vị trí đặt thẻ và hóa đơn. Dọc hai bên cạnh là 2 rảnh nhỏ, trên có 1 tay cầm có thể trượt qua lại theo rảnh này. Máy chà hóa đơn là một thiết bị dùng để in lại những thông tin cần thiết được dập nổi trên thẻ lên hóa đơn như: số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ,… Vì vậy hoá đơn được xem như bằng chứng xác nhận việc tiêu dùng của chủ thẻ, đồng thời là cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp giữa các đối tượng có liên quan.
2. Máy cấp phép tự động
Máy cấp phép tự động được cấu tạo đặc biệt có bộ phận đọc giải phân từ trên thẻ. Việc đọc này giúp kiểm tra tính thật giả của thẻ. Đây cũng là thiết bị điện tử được trang bị cho các cơ sở chấp nhận thẻ để trực tiếp xin cấp phép từ các trung tâm cấp phép của các loại thẻ khác nhau trên thế giới. Máy hoạt động trong suốt 24 giờ và chỉ mất khoảng 30 giây là nhận được tín hiệu trả lời của ngân hàng phát hành.
3. Máy rút tiền tự động (ATM)
Máy rút tiền tự động (ATM) gồm một số bộ phận cơ bản như: Màn hình, bàn phím để nhập số pin, lựa chọn giao dịch và rút tiền, khe để đưa thẻ vào máy, khe nhận tiền do máy đưa ra. Muốn rút tiền chủ thẻ phải đưa thẻ vào và nhập đúng số Pin.m Máy sẽ không hiện số pin lên màn hình để đảm bảo tính bí mật và an toàn. Nếu chủ thẻ nhập số pin sai, máy sẽ báo lỗi trên màn hình và không thực hiện được lệnh rút tiền. Nếu nhập số pin 3 lần liên tục đều bị sai thì máy sẽ nuốt thẻ, đề phòng việc sử dụng thẻ bị mất cắp. Máy hoạt động 24 giờ trong ngày.
4. Điện thoại – Telex
Dùng để điện thoại hoặc telex các thông tin như mã số thẻ, thời gian thực hiện, tổng số tiền xin cấp phép đến ngân hàng để việc xin cấp phép được thực hiện nhanh chóng, thường chỉ tốn vài giây. Máy telex trong ngân hàng thường được nối trực tiếp với trung tâm điện báo địa phương và từ đó nối ra toàn thế giới. Hình thức này phù hợp với những cơ sở chấp nhận thẻ hoạt động theo giờ hành chánh và với điều kiện còn khó khăn về mặt kinh phí.
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ
1. Tài khoản thẻ (Card account)
Là tài khoản của chủ thẻ, do ngân hàng lập ra và quản lý các giao dịch, phí, lãi và các phát sinh có liên quan đến việc sử dụng thẻ. Tài khoản thẻ được mở riêng cho việc sử dụng và thanh toán thẻ của chủ thẻ.
2. Chủ thẻ chính (Principle Cardholder)
Là người đứng tên cấp thẻ cho mình và cho các chủ thẻ phụ nếu có. Chủ thẻ chính là người chịu trách nhiệm chính trong việc thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng phát hành.
3. Số dư nợ (Debit blance)
Số dư nợ tài khoản thẻ của chủ thẻ bao gồm giá trị các giao dịch, phí, lãi liên quan đến việc sử dụng thẻ được sao kê trong bảng thông báo giao dịch hàng tháng.
4. Hạn mức tín dụng ( Credit line)
Là giá trị tối đa mà chủ thẻ được ngân hàng phát hành cho phép sử dụng trong thời gian thẻ còn hiệu lực.
5. Mức trần hay trị số tối đa thanh toán (Floor limit)
Để hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán và nếu có xảy ra thì tổn thất cũng sẽ nhỏ. Hiệp hội thẻ quốc tế đã qui định mức giới hạn cho mỗi giao dịch được thực hiện mà không cần sự cấp phép của ngân hàng phát hành. Khi vượt mức qui định thì cơ sở chấp nhận thẻ phải xin cấp phép của giao dịch đó (áp dụng cho các cơ sở chấp nhận thẻ cà hóa đơn).
6. Qui trình cấp phép (Athorization)
Là quá trình cơ sở chấp nhận thẻ xin ý kiến của ngân hàng phát hành cho thực hiện giao dịch lớn hơn mức trần và được ngân hàng thanh toán trả lời chấp nhận hoặc từ chối giao dịch đó.
7. Danh sách đen (Warning Bulletin)
Là danh sách liệt kê những số thẻ không được cấp phép thanh toán hay không được phép mua hàng hóa, dịch vụ. Đó là những thẻ tiêu dùng quá hạn mức, thẻ giả mạo đang lưu hành, thẻ bị lộ mật mã cá nhân, thẻ bị mất cắp, thất lạc,… Danh sách được cập nhật liên lục và gửi đến tất cả các ngân hàng thanh toán để thông báo kịp thời cho các cơ sở chấp nhận thẻ.
8. Mã số PIN (Personal Identificate Number)
Là mã số cá nhân riêng của chủ thẻ để thực hiện giao dịch rút tiền tại các máy rút tiền tự động. Mã số này do ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN chủ thẻ phải giử bí mật.
9. Mã số BIN (Banking Identificate Number)
Là mã số chỉ ngân hàng phát hành thẻ, trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi ngân hàng thành viên có 1 mã số riêng giúp thuận lợi trong thanh toán và truy xuất.
10. Ngày hiệu lực
- Ngày sao kê (Statement Date): Là ngày ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng.
- Ngày đáo hạn (Due Date): Là ngày mà ngân hàng phát hành qui định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hoặc một phần trên giá trị sao kê.
11. Skimming:
Là sao lại trái phép thẻ tín dụng hay thẻ ngân hàng bằng một dụng cụ đọc và sao lại dữ kiện từ thẻ gốc.
12. Phishing:
Là việc gửi rất nhiều thư giả tạo đến người tiêu thụ, giả vờ như các thư nhắn đó là từ ngân hàng của người nhận, nhằm dụ nạn nhân tiết lộ chi tiết cá nhân, như số tài khoản ngân hàng.
PHỤ LỤC 3
PHÍ DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM THẺ
MÃ
PHÍ
DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ
MỨC PHÍ ÁP DỤNG(Chưa bao gồm VAT)
Mức phí đã bao gồm VAT
Mức phí
Số tiền tối thiểu
I. THẺ E-PARTNER
1. Số dư duy trì tối thiểu trên tài khoản thẻ Không yêu cầu KH nộp ngay khi mở TK nhưng khi phát sinh số dư lần đầu phải để lại số tiền làm số dư tối thiểu theo quy định
C001
1.1
S – Card, C – Card, 12 Con giáp
50.000
C002
1.2
G - Card
500.000
C003
1.3
Pink-Card
200.000
2. Phí phát hành
2.1. Phát hành và chuyển đổi hạng thẻ thông thường
C004
2.1.1
S - Card
45.454 đ
50.000 đ
C005
2.1.2
C - Card
45.454 đ
50.000 đ
C006
2.1.3
G – Card, Pink-Card
181.818 đ
200.000 đ
C007
2.1.4
12 con giáp
109.090 đ
120.000 đ
C008
2.1.5
Diamond
227.272 đ
250.000 đ
C009
2.1.6
PinkCard (Phí duy trì tài khoản năm thứ 2, thứ 3)
45.455 đ
50.000 đ
C010
2.1.7. Thẻ phụ
18.181 đ
20.000 đ
2.2 Phát hành nhanh
C011
2.2.1
S - Card
50.000 đ
55.000 đ
C012
2.2.2
C - Card
50.000 đ
55.000 đ
C013
2.2.3
G – Card
200.000 đ
220.000 đ
C014
2.2.4
PinkCard
200.000 đ
220.000 đ
3. Phí quản lý tài khoản theo tháng
C019
3.1.Thẻ G-card, Pinkcard, Diamond
10.000 đ/tháng
11.000 đ
C020
3.2.Thẻ C-card và S-card, 12 con giáp
2.000 đ/tháng
2.200 đ
4. Phí cấp lại thẻ
C021
S – Card, 12 con giáp
40.000 đ
44.000 đ
C022
C - Card
40.000 đ
44.000 đ
C023
G – Card, Diamond
100.000 đ
110.000 đ
C024
Pink-Card
100.000 đ
110.000 đ
C025
Thẻ phụ
10.000 đ
11.000 đ
6. Phí tất toán tài khoản
C026
Thẻ chính G-Card, PinkCard, Diamond và 12 con giáp
0,1% trên số dư trong thẻ
50.000 đ
55.000 đ
C027
Thẻ chính C-Card và S-card
20.000 đ
22.000 đ
7. Phí đổi PIN
C028
7.1. Tại quầy (do chủ thẻ quên PIN)
10.000 đ
11.000 đ
C029
7.2. Tại ATM
Miễn phí
0
8. Phí vấn tin và in sao kê giao dịch thẻ
C030
8.1. Tại quầy ( in sao kê )
Áp dụng theo mức phí A509 và A510
C031
8.2. Tại ATM (vấn tin kèm in sao kê )
1.000đ
1.100 đ
C032
8.3. Tại POS (vấn tin)
Miễn phí
0
9. Nộp tiền vào thẻ
9.1. Bằng tiền mặt
C033
- Chủ thẻ
Miễn phí
0
- Không phải là chủ thẻ
C034
Nộp tại CN quản lý TK thẻ
0.01%/số tiền nộp
1.000 đ
0.011%/số tiền chuyển
C035
Nộp tại CN khác CN quản lý TK nhưng cùng tỉnh, Thành phố
0.02%/số tiền nộp
2.000 đ
0.022%/số tiền chuyển
C036
Nộp tại CN khác CN quản lý TK khác tỉnh, Thành phố
0.05%/số tiền nộp
5.000 đ
0.055%/số tiền chuyển
9.2. Bằng chuyển khoản
- Từ tài khoản tiền gửi cá nhân (CA)
C037
Tại chi nhánh mở tài khoản CA và tối đa 04 món/ngày
Miễn phí
0
C038
Khác quy định ở trên (tại chi nhánh khác chi nhánh mở tài khoản CA, chuyển hơn 04 món/ngày)
4.000 đ/món
4.400 đ/món
C039
- Từ tài khoản tiền gửi doanh nghiệp (ngoại trừ trường hợp đã thu từ các thoả thuận khác) để trả lương và thu nhập khác vào TK
4.000đ/lần/ TK ATM
4.400 đ/ lần/TK ATM
10. Rút tiền mặt
C040
10.1. Phí rút tiền tại máy ATM
Miễn phí
0
C041
10.2. Phí rút tiền tại quầy (áp dụng với chi nhánh có máy trạm), tại máy EDC
0.055%/ tổng số tiền rút
10.000 đ
0.06%/ tổng số tiền rút
10.3. Rút tại quầy do hỏng thẻ, hết hiệu lực có nhu cầu rút tiền trước khi làm lại thẻ.
C042
- Trong hạn mức của thẻ
Miễn phí
0
C043
- Vượt hạn mức của thẻ
0.05%/ số tiền rút vượt hạn mức
0.055% số tiền rút vượt hạn mức
11. Chuyển khoản trong hệ thống NHCT tại máy ATM
C044
11.1. Chuyển khoản trong hạn mức của thẻ
Miễn phí
C045
11.2. Chuyển khoản trên hạn mức của thẻ
0.055%/số tiền chuyển khoản vượt hạn mức
10.000 đ
0.06%/số tiền chuyển khoản vượt hạn mức
C046
12. Chuyển khoản tại quầy
Áp dụng như phí chuyển khoản tại quầy của CA (Từ A101 đến A108)
C047
13. Rút tiền tại quầy để gửi tiết kiệm hoặc chuyển vào TK CA cùng CN
Miễn phí
0
C048
14. Tra soát, khiếu nại
Phí yêu cầu tra soát, khiếu nại (bao gồm cả yêu cầu bồi hoàn) chỉ thu khi chủ thẻ khiếu nại sai
80.000 đ
88.000 đ
15. Sử dụng dịch vụ thanh toán hoá đơn và mua sắm sản phẩm qua ATM
C049
- Với chủ thẻ
Miễn phí
0
C050
- Với nhà cung cấp dịch vụ
Theo thoả thuận
16. Phí sử dụng dich vụ nhờ thu từ tài khoản thẻ
C051
- Với chủ thẻ
Miễn phí
0
C052
- Với đơn vị nhờ thu
2.000 đ/TK
2.200 đ/TK
C053
17. Sử dụng dịch vụ thông báo biến động số dư qua hệ thống tin nhắn
4.545 đ/tháng
5.000 đ/tháng
C054
- Phạm vi toàn quốc
Theo thoả thuận
30.000.000 đ/ tháng
C055
- Phạm vi tỉnh/ thành phố
Theo thoả thuận
5.000.000 đ/ tháng
C056
Phí mở khóa thẻ theo yêu cầu (áp dụng nếu chủ thẻ bị nuốt thẻ tại máy ATM do nhập mã pin sai, bị khóa thẻ quên thẻ tạiATM)
30.000 đ/lần
33.000 đ
C057
20. Phí chuyển khoản bằng tin nhắn từ tài khoản ATM đến tài khoản ATM
Phí chuyển khoản
3.000đ/lần
3.300đ/lần
Phí dịch vụ tin nhắn
909đ/lần
1.000đ/lần
B. Nghiệp vụ thanh toán thẻ tại ĐVCNT
C101
1. Đối với chủ thẻ ghi nợ của Vietinbank
Miễn phí
C102
2. Phí thu tại đơn vị chấp nhận thẻ (áp dụng cho thẻ ghi nợ của Vietibank và các thẻ trong liên minh Banknetvn và Smartlink)
1%/số tiền giao dịch
1.1%/số tiền giao dịch
C. Giao dịch tại hệ thống Banknet vn và Smartlink
1. Giao dịch tại ATM
C201
1.1. Giao dịch rút tiền
5.000 đ
5.500 đ
C202
1.2. Giao dịch vấn tin, in sao kê, chuyển khoản nội bộ
1.500 đ
1.650 đ
2. Giao dịch tại EDC
C203
2.1. Giao dịch vấn tin
1.500 đ
1.650 đ
C206
2.4 Phí cung cấp thông tin
(Cung cấp các chứng từ liên quan đến tra soát, khiếu nại của chủ thẻ từ Ngân hàng thanh toán)
27.273 đ
30.000 đ
II. THẺ QUỐC TẾ
A. Nghiệp vụ phát hành Thẻ tín dụng quốc tế
1. Phí phát hành thẻ (áp dụng cho cả thời hạn 1 năm và 2 năm)
1.1.Thẻ chuẩn
C301
Thẻ chính
45.455 đ
50.000 đ
C302
Thẻ phụ
22.727 đ
25.000 đ
1.2.Thẻ vàng
C303
Thẻ chính
90.909 đ
100.000 đ
C304
Thẻ phụ
45.455 đ
50.000 đ
1.3 Thẻ xanh (hạn mức tín dụng dưới 10 triệu)
C305
Thẻ chính
45.455 đ
50.000 đ
C306
Thẻ phụ
22.727 đ
25.000 đ
1.4. Thẻ VIP(chỉ áp dụng khi NHCT chính thức ban hành sản phẩm này)
C307
Thẻ chính
181.818 đ
200.000 đ
C308
Thẻ phụ
90.909 đ
100.000 đ
2. Phí thường niên(thu hàng năm và chỉ áp dụng với thẻ 2 năm)
2.1.Thẻ chuẩn
C309
Thẻ chính
68.182 đ
75.000 đ
C310
Thẻ phụ
36.364 đ
40.000 đ
2.2.Thẻ vàng
C311
Thẻ chính
136.364 đ
150.000 đ
C312
Thẻ phụ
68.182 đ
75.000 đ
2.3 Thẻ xanh
C313
Thẻ chính
68.182 đ
75.000 đ
C314
Thẻ phụ
36.364 đ
40.000 đ
2.4. Thẻ VIP
C315
Thẻ chính
181.818 đ
200.000 đ
C316
Thẻ phụ
90.909 đ
100.000 đ
3. Phí gia hạn thẻ (áp dụng cho cả thời hạn 1 năm và 2 năm)
3.1.Thẻ chuẩn
C317
Thẻ chính
45.455 đ
50.000 đ
C318
Thẻ phụ
22.727 đ
25.000 đ
3.2.Thẻ vàng
C319
Thẻ chính
90.909 đ
100.000 đ
C320
Thẻ phụ
45.455 đ
50.000 đ
3.3 Thẻ xanh
C321
Thẻ chính
45.455 đ
50.000 đ
C322
Thẻ phụ
22.727 đ
25.000 đ
3.4. Thẻ VIP
C323
Thẻ chính
181.818 đ
200.000 đ
C324
Thẻ phụ
90.909 đ
100.000 đ
C325
4. Phí rút tiền mặt (ngoại tệ hoặc VND)
3.64%/số tiền giao dịch
50.000 đ
4%/số tiền giao dịch
C326
5. Phí thay thế thẻ, phát hành lại thẻ (do thẻ hỏng, mất cắp, thất lạc,… trừ trường hợp thay đổi hạng thẻ)
45.455 đ
50.000 đ
C327
6. Phí xác nhận hạn mức tín dụng
90.909 đ
100.000 đ
C328
7. Phí chậm thanh toán
3.63% /số tiền thanh toán tối thiểu
50.000 đ
4%/số tiền thanh toán tối thiểu
8. Lãi sử dụng Thẻ
C329
8.1 Tính trên tổng dư nợ
Theo lãi suất tín dụng ngắn hạn của NHCT
C330
8.2 Tính trên tổng giá trị giao dịch rút tiền mặt (kể từ ngày thực hiện giao dịch đến ngày thanh toán)
Theo lãi suất tín dụng ngắn hạn của NHCT
C331
9. Phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc
181.818 đ
200.000 đ
C332
10. Phí thay đổi hạn mức tín dụng, không thay đổi hạng thẻ
45.455 đ
50.000 đ
11. Phí chuyển đổi hạng thẻ
Đối với thẻ có thời hạn 1 năm
C333
11.1 Từ thẻ khác sang thẻ Vàng
90.909 đ
100.000 đ
C334
11.2 Từ thẻ khác sang thẻ Chuẩn
45.455 đ
50.000 đ
C335
11.3 Từ thẻ khác sang thẻ Xanh
45.455 đ
50.000 đ
Đối với thẻ có thời hạn 2 năm
C336
11.1 Từ thẻ khác sang thẻ Vàng
90.909 đ
100.000 đ
C337
11.2 Từ hạng thẻ khác sang thẻ Chuẩn
45.455 đ
50.000 đ
C338
11.3 Từ hạng thẻ khác sang thẻ xanh
45.455 đ
50.000 đ
C339
11.4. Từ hạng thẻ khác sang thẻ VIP
181.818 đ
200.000 đ
C340
12. Phí khiếu nại
- Yêu cầu khiếu nại
- Thu thêm khi kết luận khiếu nại sai
90.909 đ
181.818 đ
100.000 đ
200.000 đ
C341
13. Phí cấp lại bản Sao kê hàng tháng
27.272 đ
30.000 đ
C342
14. Phí cấp lại PIN
27.272 đ
30.000 đ
15. Phí cấp bản sao hóa đơn giao dịch
C343
15.1 Đối với ĐVCNT là đại lý của NHCT
18.182 đ
20.000 đ
C344
15.2 Đối với ĐVCNT không là đại lý của NHCT
181.818 đ
200.000 đ
16. Phí chuyển đổi tiền tệ
C345
16.1 Thẻ Visa
Theo quy định của tổ chức Visa/Master từng thời kỳ
+ 1.82%/giá trị giao dịch
Theo quy định của tổ chức Visa/Master từng thời kỳ
+ 2%/giá trị giao dịch
C346
16.2 Thẻ MasterCard
C347
17. Phí sử dụng thẻ đặt hàng, dịch vụ qua thư, điện thoại, Internet (tính cho 01 giao dịch)
18.182 đ
20.000 đ
C348
18. Phí chuyển đổi hình thức tài sản đảm bảo phát hành thẻ
45.455 đ
50.000 đ
C349
19. Phí ngừng sử dụng thẻ
90.909 đ
100.000 đ
C350
20.1 Phí đăng ký dịch vụ
Miễn phí
0
C351
20.2 Phí sử dụng dịch vụ
909,09 đ/tin
1.000 đ
C352
20.3 Phí hủy đăng ký dịch vụ
Miễn phí
0
21. Phí sử dụng dịch vụ Visa toàn cầu
C353
21.1 Phí ứng tiền mặt khẩn cấp
454.545đ/ lần
500.000 đ
C354
21.2 Phí thay thế thẻ khẩn cấp
454.545đ/ lần
500.000 đ
B. Phí áp dụng cho nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế
C401
22. Phí rút tiền mặt tại ATM của NHCT VN
18.182 đ / giao dịch
20.000 đ
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN_ pham nguyen thien an 106401001.doc