MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DNVVN, SMEs: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHTM : Ngân hàng thương mại
VP Bank : Ngân hàng thương mại và cổ phần các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh Việt Nam
DSCV : Doanh số cho vay
DN : Doanh nghiệp
A/O : Các bộ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
TSĐB : Tài sản đảm bảo
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: bộ máy tổ chức ngân hàng .....................................................23
Sơ đồ 2: quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp.................................32
Bả
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm 2005-2008.............26
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng 2005-2008.................................27
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008...............................29
Bảng 4: Qui trình về thời gian tín dụng đối với DNVVN.....................33
Bảng 5: Cơ cấu DNVVN theo ngành vay vốn tại VP Bank..................34
Bảng 6 : Cơ cấu DNVVN được phép vay vốn ở VP Bank....................35
Bảng 7: Hệ số thu nợ qua các năm.........................................................41
Bảng 8: Tỉ lệ nợ xấu................................................................................42
Bảng 9: Thu nhập từ hoạt động cho vay.................................................43
Bảng 10: Cơ cấu các khoản vay theo thời hạn........................................44
Biểu đồ 1: so sánh qui mô dư nợ cho vay DNVVN và tổng dư nợ các năm..........................................................................................................38
Biểu đồ 2: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trong tổng dư nợ..............39
Biểu đồ 3: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động.................................40LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại của toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển. Một đất nước muốn tồn tại và đi lên trong môi trường này, cần có một nền kinh tế mở, năng động, và bền vững. Để làm được điều đó không thể thiếu sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những hạt nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, DNVVN luôn chiếm tỉ lệ áp đảo trong nền kinh cả về số lượng và mức đóng góp: Chiếm 97% trong tổng số doanh nghiệp, đóng góp gần 40% tổng thu nhập quốc nội, hơn 30% giá trị sản lượng công nghiệp hàng năm, giải quyết hơn 50% việc làm ở nông thôn và gần 30% số lao động cả nước. Không chỉ là một nguồn thu đáng kể về thuế cho ngân sách nhà nước, các DNVVN còn là chất keo gắn kết các hoạt động của các thành phần kinh tế, là tấm nệm chống đỡ rủi ro, và là động lực của một nền kinh tế năng động. Chính vì vậy Đảng và Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho rằng đây DNVVN là một thị trường đầy tiềm năng. Hiểu được điều này VP Bank cũng đã lựa chọn DNVVN là khách hàng mục tiêu chiến lược của mình. Sự thua lỗ của các ngân hàng của DNVVN đã làm các nhà ngân hàng phải có cái nhìn tổng quan hơn về loại hình doanh nghiệp này. Chính vì lý do trên mà khi được thực tập ở VP Bank em đã chọn đề tài: “ Phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam”. Kết cấu chuyên đề gồm ba phần:
Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP Bank
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động hoạt động cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng thương mại cổ phần VP Bank
Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại.
1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ:
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ:
1.1.1.1. Trên thế giới:
Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ( Small and Medium Enterprises - SMEs ) không giống nhau ở từng quốc gia, từng khu vực trên thế giới. Nhưng nhìn chung, các khái niệm đưa ra đều thống nhất rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có số lao động hoặc vốn dưới một ngưỡng nhất định nào đó. Xin lấy thí dụ tại một vài quốc gia tiêu biểu:
Tại Mỹ, doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân biệt khá rõ ràng: doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp mà số lao động dưới 100 người. Giới hạn này ở EU lại thấp hơn rất nhiều, cụ thể: Doanh nghiệp có dưới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ, dưới 250 lao động là doanh nghiệp vừa. Tuỳ vào đặc điểm kinh tế từng vùng, từng quốc gia cũng như lịch sử phát triển nền kinh tế khác nhau dẫn đến những định nghĩa khác nhau về DNNNV. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho việc nghiên cứu về loại hình DNVVN trên diện rộng.
1.1.1.2. Ở Việt Nam:
Định nghĩa DNVVN tại Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra bởi Công văn số 681 /CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998. Theo đó DNVVN là các doanh nghiệp có số lao động dưới 200 người và nguồn vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng. Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách.
Tiếp sau đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 đã đưa ra chính thức khái niệm DNVVN như sau: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, Chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
1.1.2. Đặc điểm của DNVVN:
- Về vốn: Nguồn vốn của các DNVVN thường là vốn tự có, hoặc vay mượn từ người thân, các tổ chức tín dụng và phi tín dụng thường là trong nước. Do vậy loại hình doanh nghiệp này thường có qui mô vốn rất hạn chế. Điều này không cho phép các DNVVN đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh trung dài hạn, với số vốn khổng lồ như: xây dựng hay thi công… mà thường hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đây là những lĩnh vực có tốc độ quay vòng vốn nhanh và số vốn đầu tư không lớn.
- Về lao động: Do các DNVVN thường hoạt động trong lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, với qui mô vốn không lớn, nên các doanh nghiệp loại này thường sử dụng lao động giản đơn. Ở Việt Nam thường là các lao động được tuyển dụng từ các tình khác. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và yếu và trình độ, do đó rất khó để quản lý một tập thể nhân viên có qui mô lớn.
- Về trang thiết bị: Với qui mô vốn rất nhỏ bé so với các doanh nghiệp lớn, trang thiết bị của các DNVVN thường là các công nghệ lạc hậu, lỗi thời, có năng suất không cao. Việc đổi mới và đầu tư, cải tạo các trang thiết bị là khó khăn và không thường xuyên do hạn chế về trình độ và năng lực tài chính.
1.1.3. Những thế mạnh của DNVVN:
Những đặc điểm của DNVVN đã tạo ra nhiều thế mạnh cho loại hình doanh nghiệp này. Nhờ có những giá trị này mà hiện nay DNVVN đang là đối tượng được ưu tiên, khuyến khích phát triển hàng đầu trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Chính Phủ.
- Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ giúp cho doanh nghiệp năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường: Các DNVVN được đánh giá là bộ phận năng động, hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế. Điều này xuất phát từ lợi thế của quy mô nhỏ, gọn nên việc chuyển hướng trong kinh doanh của các DNVVN dễ dàng hơn các Doanh nghiệp lớn. Các DNVVN hoạt động trên hầu hết mọi địa bàn, mọi ngành nghề của nền kinh tế (trong đó tập trung lớn hơn vào các ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp). Thêm vào đó, phần lớn chủ DNVVN là lớp trẻ, rất năng động, nhạy bén với những thay đổi trên thị trường.
- Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, các lĩnh vực có độ rủi ro cao:
Thứ nhất, với qui mô vốn nhỏ bé, và phần lớn đầu tư vào các lĩnh vực có tốc độ quay vòng vốn nhanh nên các DNVVN có thể nhanh chóng và dễ dàng chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực mới. Thứ hai, sự nhỏ bé về qui mô vốn, lao động và trình độ đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNVVN trước các DN lớn với hệ thống trang thiết bị, dây truyển hiện đại đã khiến các DNVVN tìm kiếm các lĩnh vực khác mới hơn, rủi ro hơn và đương nhiên mức lợi nhuận kỳ vọng cũng cao hơn, mà các DN lớn chưa kịp tiếp cận nhằm giảm thiểu tính cạnh tranh. Thứ ba, DNVVN có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn (do quy mô doanh nghiệp nhỏ), sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, những khoảng trống vừa và nhỏ trên thị trường mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng vì mối quan tâm của họ đặt ở các thị trường có khối lượng lớn.
- Không có hoặc ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động.
Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ là không lớn lắm. Số lượng lao động trong một doanh nghiệp không nhiều, sự phân công lao động trong xí nghiệp chưa quá rõ rệt. Mối quan hệ giữa người thuê lao động và người lao động khá gắn bó. Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp. Dễ dàng tạo ra sự đoàn kết giữa lãnh đạo công ty và nhân viên, góp phần làm tăng chất lượng và năng suất lao động.
1.1.4. Những khó khăn của DNVVN:
DNVVN có nhiều lợi thế đến từ các đặc điểm của nó, nhưng chính những lợi thế này cũng mang lại nhiều khó khăn cho DNVVN.
- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của SMEs nằm trong chính đặc điểm của nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, nên các DNVVN thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị. Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, các DNNVV thường yếu về năng lực tài chính như: rất yếu trong khâu thiết kế và chuẩn bị các dự án vay vốn ngân hàng; Lập luận về sự cần thiết của các dự án cũng như việc tính toán các chỉ tiêu tài chính thường qua loa và thiếu tính khả thi, thiếu tính thuyết phục; Thiếu tài sản thế chấp; Hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của các DNNVV không rõ ràng, minh bạch, khiến các ngân hàng không nắm được thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp; Hiện nay việc tiếp cận với các nguồn tài chính từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng của các DNNVV tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn
- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tỏ ra bị động, hoặc bị ép vào thế bị động trong các quan hệ thị trường. Do việc chủ động tìm kiếm thị trường, chủ động đưa ra các chương trình marketing cho sản phẩm hàng hoá của mình chưa là thói quen của các DNVVN cũng như các kỹ năng kinh doanh khác như kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình và thuyết phục của người lao động và các chủ DNVVN là rất yếu kém, nên các doanh nghiệp này thường chịu thiệt thòi về lợi ích khi tiến hành làm ăn với các doanh nghiệp lớn. Trên thực tế nhiều DNVVN thường phải lệ thuộc rất nhiểu vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm.
- “Đặc điểm chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mới thành lập, ít kinh nghiệm kinh doanh, thiếu trầm trọng các nguồn lực cần thiết như vốn, tài nguyên, nhiều rào cản, ít được hỗ trợ và sự phân biệt đối xử còn nặng nề”(*). Do vậy, các doanh nghiệp dành hầu hết thời gian cho việc thích ứng với hoàn cảnh trước mắt và khắc phục những khó khăn nói trên hơn là đầu tư thời gian vào nghiên cứu những sự kiện chưa tới. Hậu quả là dẫn đến nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển,ít kinh nghiệm kinh doanh nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh.
- Do tính chất vừa và nhỏ của nó, SMEs gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương, đặc biệt với các đối tác nước ngoài. Cũng do tính chất vừa và nhỏ của nó, SMEs gặp khó khăn trong thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường. Khó khăn này sẽ là thách thức lớn để các DNVVN tồn tại khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn với WTO.
- Cuối cùng, do tính chất nhỏ bé về vốn, qui mô, sự thiếu thốn về năng lực quản lý, dự báo rủi ro, bị động và phụ thuộc nhiều vào đối tác, các SMEs thường có sức chống chịu kém trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế như: khủng hoảng, lạm phát, thay đổi chính sách lãi suất,... Dễ dàng thành lập nhưng cũng dễ dàng bị đổ vỡ khi gặp phải biến cố lớn.
1.2. Hoạt động cho vay đối với DNVVN của các ngân hàng thương mại Việt Nam:
1.2.3. Hoạt động cho vay đối với DNVVN của các NHTM Việt Nam:
Cho vay đối với các DNVVN là hoạt động tín dụng phổ biến của các NHTM. Trong đó các ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp thuộc nhóm các DNVVN có thể có hoặc không có tài sản đảm bảo, với các hình thức tài trợ khác nhau nhằm giúp doanh nghiệp có vốn để duy trì, mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình thức các khoản vay đối với DNVVN không nằm ngoài các loại hình cho vay của NHTM, bao gồm:
+, Cho vay theo hạn mức thấu chi: Thấu chi là một kỹ thuật cấp tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán của khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, thế chấp, có thể cấp cho doanh nghiệp tỏng vài tháng trong năm dùng để chi các khoản phải nộp, mua hàng. Tuy nhiên hình thức này thường sử dụng đối với các doanh nghiệp có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn, kì thu nhập ngắn.
+, Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay khá phổ biến ở các NHTM, áp dụng với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. Nghiệp vụ cho vay này đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt.
+, Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này áp dụng cho các đơn vị vay vốn có nhu cầu vay vốn phát sinh thường xuyên, liên tục. Và đơn vị vay vốn là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi ổn định, vững chắc, có uy tín trong giao dịch, thanh toán, có công tác quản lý tổ chức kế toán nề nếp, ổn định lập bảng cân đối kế toán hàng tháng, quý và có tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh
+, Cho vay luân chuyển: đây là loại nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Loại hình cho vay luân chuyển thường chỉ áp dụng với cá doanh nghiệp có chu kì tiêu thụ ngắn, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.
Ngoài ra còn một số loại hình cho vay khác như: Cho vay trả góp và cho vay gián tiếp. Tuy nhiên hai loại hình này phần lớn được áp dụng trong cho vay tiêu dùng đối với cá nhân hoặc cho vay đối với các doanh nghiệp rất nhỏ, kinh doanh cá thể hộ gia đình.
1.2.4. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho vay DNVVN:
- Vì sự phát triển của các DNVVN:
Vốn là yếu tố sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp, và thiếu vốn là căn bệnh kinh niên của doanh nghiệp. Vốn vay ngân hàng là lối thoát.
Vốn của các DNVVN đến từ nhiều nguồn như: Người thân bạn bè, vốn vay ngân hàng, từ các quĩ tín dụng hay tổ chức tín dụng khác, thị trường chứng khoán,... Do tính chất vừa và nhỏ về vốn và qui mô nên việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán là ngoài tầm với của gần như tất cả các DNVVN, nguồn từ gia đình và bạn bè là bộ phận thường xuyên trong thành phần vốn huy động của các DNVVN từ trước đến nay tuy nhiên, nguồn vốn này càng ngày càng thể hiện nhiều hạn chế như: số lượng nhỏ, chi phí cao và thời gian ngắn nên không thể tận dụng được trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn tiến hành đổi mới trang thiết bị, thay đổi vị trí cơ sơ sản xuất, xây dựng mặt bằng nhà máy,... cần vốn lớn, kịp thời trong thời gian tương đối dài . Những nhu cầu này ngày càng cần thiết và tần suất diễn ra ngày càng nhiều, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO . Vốn là vấn đề nan giải nhưng cũng chính là vấn đề quyết định sự sống còn, phát triển của các DNVVN nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Có vốn thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Trong khi đó vốn vay ngân hàng là nguồn tài trợ chính thức và phổ biến nhất, chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn của các DNVVN VN, bất cứ khi nào doanh nghiệp thiếu vốn đều nghĩ và tìm đến nguồn tài trợ này. So với các hình thức tài trợ khác thì hình thức vốn vay ngân hàng được các doanh nghiệp biết đến nhiều nhất, sẵn có nhất, chi phí có thể thương lượng và lựa chọn. Chính vì những ưu việt đó mà vốn vay ngân hàng là phần quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của DNVVN. Sự phát triển của các DNVVN cần song hành với sự phát triển tín dụng đối với DNVVN mà trong đó quan trọng nhất là hoạt động cho vay đối với DNVVN.
- Vì sự phát của triển kinh tế đất nước:
Như những đánh giá ở phần trước, sự phát triển của DNVVN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế đất nước: Theo Tổng cục Thống kê, trong số khoảng 230.000 doanh nghiệp, DNVVN chiếm tới gần 96% tổng số doanh nghiệp đăng kí kinh doanh, chiếm trên 50% tổng số lao động và nộp 22% tổng ngân sách thu từ các doanh nghiệp, đóng góp gần 50% GDP, giải quyết trên 15 triệu lao động. Mặc dù qui mô nhỏ nhưng với số lượng khổng lồ đã tạo ra một khối lượng việc làm lớn, tạo thu nhập cho người lao động nhất là những lao động phổ thông trong nền kinh tế, hạn chế hiệu quả tỉ lệ thất nghiệp đồng thời đóng góp trong tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, các DNVVN có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Sự phát triển của các doanh nghiệp này ở các vùng nông thôn tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân vì thế được thu hẹp dần.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp lớn thông qua việc cung cấp nguyên vật liệu, thực hiện các hợp đồng phụ, làm đại lý tạo lập các kênh phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm hạn chế sự độc quyền của các tập đoàn lớn, duy trì tính cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. DNVVN vừa tạo ra tính cạnh tranh năng động vừa là tấm nệm chống đỡ rủi ro của nền kinh tế.
Nền kinh tế muốn phát triển thì điều kiện tiên quyết là phải tạo ra sự phát của các DNVVN. Và để DNVVN phát triển thì phải giải quyết được khúc mắc lớn nhất của DN đó là: Vốn. Điều này có được khi phát triển tín dụng ngân hàng thông qua hoạt động cho vay đối với các DNVVN.
- Vì sự phát triển của chính ngân hàng: Đúng vậy, DNVVN là một thị trường béo bở đầy tiềm năng, là cơ hội phát triển, là tấm nệm chống đỡ rủi ro vì vậy tại sao không phát triển nó.
Thị trường tiềm năng:
Đa số các ngân hàng (ngay cả các ngân hàng nước ngoài ) gần đây cho biết, họ đã thay đổi nhận thức rất rõ rệt về khối DNVVN và đang hướng tới khu vực này như một khối khách hàng đầy tiềm năng. Với số lượng lớn khoảng 300.000 doanh nghiệp, lúc nào cũng trong tình trạng khát vốn, do vậy việc tìm kiếm khách hàng không phải là vấn đề nan giải. Chỉ cần một cơ chế cho vay thoáng một chút, với lãi suất cạnh tranh, cũng có thể thu hút số lượng lớn doanh nghiệp. Thậm chí với lãi suất hơi cao so với thị trường nhưng có thêm những dịch vụ và ưu đãi, với đặc tính mạnh dạn, mạo hiểm các DNVVN cũng sẽ tìm đến với ngân hàng mà không cần một chiến lược quảng cáo rầm rộ và tốn kém. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực này khoảng 10%- 15%, đây là một tỉ lệ tăng trưởng không tồi. Hứa hẹn mang lại những khách hàng chất lượng tốt. Với đặc tính hoạt động rộng khắp mọi lĩnh vực mọi địa bàn, năng động và nhạy bén. Phục vụ đối tượng khách hàng này cho phép các NHTM khai thác tối ưu mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành phố trên cả nước. Tạo điều kiện để tăng thu dịch vụ ngân hàng do tổng số lượng giao dịch lớn. Bên cạnh đó các DNVVN lại thường có xu hướng sử dụng trọn gói dịch vụ tại một ngân hàng do đó tạo cơ hội để NHCT nâng cao và thay đổi dần cơ cấu thu nhập. Những điều này ngược lại hoàn toàn với xu thế ngày càng đi xuống của các khách hàng là DN lớn khi Việt Nam đang trong xu hướng xoá bỏ độc quyền, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Trước sức ép của hội nhập, qui mô của một số Tổng Công ty đang độc quyền hiện nay sẽ thu hẹp, song song với việc cổ phần hoá từng phần hoặc toàn bộ các TCT này thì các công ty mới, nhỏ hơn cùng ngành ra đời. Chính bản thân một số doanh nghiệp được coi là lớn hiện nay không có tiềm lực kinh tế thực sự, điển hình là các Tổng Công ty khối Giao thông-Xây dựng cơ bản, khu vực Nhà nước, nơi tập trung hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay, đã và đang bộc lộ tính kém hiệu quả,
Cơ hội san sẻ rủi ro:
Khi cho vay các DN lớn (thường là các công ty và tổng công ty nhà nước ) các NH thường phải có nhiều ưu đãi như: Cho vay tín chấp là chính, cho vay với qui mô lớn, thời gian thường trung và dài hạn, và thường thì các DN nghiệp này được vay với lãi suất ưu đãi dưới sự bảo hộ của Nhà Nước. Chỉ cần một trong các khoản vay này thôi không thể thu hồi thì đã là có thể làm lung lay cả một ngân hàng. Với một ngân hàng, ngay cả các ngân hàng TMCPNN thì chỉ đủ vốn để cho vay vài ba khoản như vậy, là rủi ro đã cực kỳ cao. Một lựa chọn khác đó là ngân hàng có thể cho vay hàng trăm DNVVN trong một năm thay vì chỉ một vài doanh nghiệp lớn mà sắc xuất rủi ro lại nhỏ hơn rất nhiều. Do số lượng lớn, khoản vay nhỏ, và thời gian vay thường chỉ là ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đã san sẻ, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Đồng thời, do các DNVVN không có sự bảo hộ nào nên NH có thể yêu cầu TSĐB hợp lý chứ không bắt buộc phải cho vay tín chấp.
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh:
Do đặc tính hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, nên các DNVVN rất đa dạng về qui mô, ngành và lĩnh vực hoạt động, cũng như những nhu cầu về vốn: thời gian, lãi suất, cách thức trả và các nhu cầu tài chính phụ trợ. Các DN này có thể tham gia sử dụng rất nhiều loại sản phảm của NH. Để phục vụ ngày càng tốt các khách hàng DNVVN, NHTM cần không ngừng nghiên cứu và xây dựng các loại hình sản phẩm mới ngày càng sát và thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu của DN. Điều này về bản chất sẽ tăng tính năng động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
1.3 Phát triển hoạt động cho vay DNVVN:
1.3.1. Khái niệm phát triển hoạt động cho vay DNVVN:
Bắt đầu với khái niệm “phát triển”: Phát triển là sự gia tăng của đồng thời hai mặt: Mặt lượng và mặt chất. Nếu chỉ có sự tăng lên về qui mô, số lượng thì vẫn chưa phải là sự phát triển mà chỉ là sự tăng trưởng, sự tăng trưởng này phải đi kèm những thay đổi tăng về chất mới tạo nên sự phát triển. Do vậy có 2 khía cạnh cần xét đến trong việc đánh giá sự phát triển đó là: lượng và chất
Với khái niệm này thì phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN chính là việc tạo ra sự thay đổi tăng về lượng và về chất của các khoản vay.
Mặt lượng của hoạt động cho vay đối với DNVVN được thể hiện qua các con số tương đối và tuyệt đối về qui mô, số lượng các khoản vay. Nó là các kết quả, các chỉ tiêu bằng số (có thể tính toán, định lượng được) về dư nợ cho vay trong kỳ. Các kết quả này cho phép nhà quản lý nắm được một cách rõ ràng, xác thực về tình hình hoạt động cho vay, lấy đó làm cơ sở cho việc đề ra các bước phát triển tiếp theo của doanh nghiệp. Sự tăng trưởng về số lượng và qui mô các khoản vay là yếu tố cần, yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của hoạt động cho vay.
Mặt chất trong hoạt động cho vay đề cập đến chất lượng các khoản vay. Chất lượng các khoản vay được hiểu những đặc điểm của các khoản vay phù hợp với các nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự thỏa mãn đối với khách hàng, và mang lại lợi ích cho ngân hàng, và cả nền kinh tế. Có thể thấy đây là một khía cạnh rất khó để kiểm soát và nắm bắt một cách chính xác. Ở đây, các chỉ tiêu định tính và định lượng được kết hợp sử dụng, được đưa ra để đánh giá một cách chính xác nhất có thể về chất lượng các khoản vay.
Với tư cách của ngân hàng thì các khoản vay có chất lượng tốt phải là các khoản vay được sử dụng đúng mục đích, hoàn trả đầy đủ vốn và lãi đúng thời hạn, an toàn, đem lại lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh cao cho ngân hàng.
Với tư cách của khách hàng thì các khoản vay có chất lượng tốt phải có lãi suất phù hợp với khả năng tài chính, kỳ hạn vay phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng
Với nền kinh tế các khoản vay chất lượng tốt phải có tác dụng giúp các doanh nghiệp làm ăn có lãi góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tạo ra nền tài chính bền vững
Nâng cao chất lượng là yếu tố quan trọng nhất, yếu tố quyết định sự phát triển của hoạt động cho vay.
1.3.2. Những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay DNVVN
1.3.2.1. Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về lượng(Về qui mô )
* Quy mô dư nợ cho vay: Đây là chỉ tiêu trực tiếp nhất phản ánh mặt lượng của hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này tăng lên phản ánh có sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay.
* Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động: phản ánh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay do vậy tỉ lệ này càng gần 1 càng tốt vì :
Nếu tỉ lệ này quá lớn, >>1, có nghĩa là ngân hàng đang cho vay quá nhiều, và nguồn cho vay chính là từ vốn tự có và các loại nợ phải trả khác vì vốn huy động quá ít so với nhu cầu giải ngân, điều này làm giảm tính an toàn của ngân hàng
Nếu tỉ lệ này quá nhỏ, <<1, có nghĩa là ngân hàng đang khó khăn trong việc cho vay, số lượng huy động lớn không cho vay được sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng
* Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn: Đây là chỉ tiêu cho biết cứ một đồng vốn đi vào thì cho vay được bao nhiêu. Phản ánh mức độ sự dụng vốn trong tổng nguồn. Tỷ lệ này nhỏ cho thấy tình hình cho vay đang khó khăn, không sử dụng được vốn trong tổng nguồn, như vậy hạn chế thu nhập
* Tốc độ tăng trưởng cho vay:
Dư nợ cho vay kỳ này - Dư nợ cho vay kỳ trước
Dư nợ cho vay kỳ trước
Hỗ trợ cho chỉ tiêu về quy mô dư nợ, tỷ lệ này cho biết quy mô dư nợ tương đối, trong sự so sánh với kỳ trước nó để thấy được tốc độ tăng trưởng, và xu hướng tăng trưởng.
* Tỷ trọng dư nợ cho vay: Tỷ lệ này cho biết cơ cấu tín dụng ngân hàng, và là căn cư để điều chỉnh qui mô cho vay sao cho đảm bảo về an toàn và sinh lời.
Tỷ trọng dư nợ cho vay = Dư nợ cho vay / Tổng dư nợ
1.3.2.2. Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về chất ( Về chất lượng)
* Hệ số thu nợ : Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này cho biết tỉ lệ nợ thu được từ những khoản cho vay. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa rằng tỉ lệ các khoản vay được hoàn trả đầy đủ, các khoản vay tốt.
* Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất về phản ánh chất lượng khoản vay.
Tỉ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ
Tỉ lệ nợ có nguy cơ mất vốn = Dư nợ có nguy cơ mất vốn / Tổng dư nợ
Các tỉ lệ này cao cho thấy chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đang trong tình trạng không tốt . Các khoản cho vay ra có tỉ lệ khá lớn là bị quá hạn, hoặc có khả năng mất vốn. Ngân hàng cần xem xét lại cách thức đánh giá và thẩm định, phê duyệt các khoản vay, đồng thời cả việc theo dõi tình hình thu lãi và giám sát hoạt động sử dụng vốn của người vay, để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mụch đích và hiệu quả.Bên cạnh đó còn có các chỉ tiêu định tính để đánh gía độ thoả mãn của khách hàng về khoản vay:
* Sự nhanh chóng và thuận tiện của các DN trong việc nhận vốn. Thời gian là vàng bạc với các doanh nghiệp bởi vậy một khoản vay có chất lượng tốt phải đảm bảo tính chính xác kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
* Sự thoả mãn của khách hàng về chất lượng phục vụ, sản phẩm dịch vụ. Để có được những thông tin này yêu cầu ngân hàng cần phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng, thường xuyên có những bản điều tra phân tích nhu cầu của khách hàng.
* Chất lượng của hoạt động cho vay còn được thể hiện qua sự đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế địa phương, của đất nước. Thông qua việc cho vay các NH tạo điều kiện cho các DN phát triển và phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế địa phương, đất nước.
Đây là những tiêu chí khá khó đánh giá, mang tính chủ quan lớn.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay DNVVN
1.3.3.1. Nhân tố khách quan
* Môi trường kinh tế vĩ mô: Với số lượng lớn, các lĩnh vực kinh doanh của các DNVVN rộng khắp và bao trùm tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, thêm vào đó là qui mô vốn nhỏ bé nên khả năng chống chịu những biến động về kinh tế vĩ mô là rất yếu và khi điều này diễn ra nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các NHTM đối với loại hình doanh nghiệp này. Ví dụ trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007-2008, khi NHNN có nhiều biện pháp mạnh tay thắt chặt tín dụng trong nền kinh tế, hàng loạt các DNVVN đã phá sản, hoặc tạm ngừng hoạt động, các NH hầu như không thể cho vay, dư nợ tín dụng không tăng thậm chí giảm mạnh đối với khu vực các DNVVN. Có thể nói đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của hoạt động cho vay DNVVN.
* Môi trường pháp lý: Hệ thống hành lang pháp lý hợp lý, thông thoáng và linh hoạt sẽ tạo ra sự minh bạch và công bằng trong hoạt động kinh doanh:
- Các doanh nghiệp có nền tảng pháp lý vững chắc để tiến hành hoạt động kinh doanh trong sự bảo vệ của pháp luật.
- Thủ tục giấy tờ nhanh gọn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhanh chóng chính xác chớp thời cơ đầu tư
DN làm ăn có lãi, các khoản vay của ngân hàng có chất lượng tốt nghĩa là hoạt động cho vay của NHTM có hiệu quả.
* Sự phát triển của thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thị trường doanh nghiệp càng phát triển thì nhu cầu của doanh nghiệp về các sản phẩm của ngân hàng càng cao về cả chất lượng, chủng loại và số lượng. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến hướng và cách thức phát triển của hoạt động cho vay DNVVN của các NHTM
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan
* Đường lối, chiến lược kinh doanh của bản thân ngân hàng:
Đường lối hoạt động của ngân hàng là bảo thủ hay mạo hiểm sẽ quết định cách thức phát triển hoạt động cho vay đối với các DNVVN là chú trọng vào chất lượng khoản vay ( đường lối bảo thủ ), hay chú trọng vào sự tăng trưởng tín dụng ( chính sách cho vay dễ dãi và có nhiều nới lỏng).
Mặt khác, việc khách hàng mục tiêu của ngân hàng là DNVVN hay DN lớn ảnh hưởng rất nhiều đến những chính sách cho vay, sự quan tâm, đầu tư phát triển của ngân hàng tới hoạ._.t động cho vay đối với DNVVN
* Hệ thống thông tin tín dụng: Hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, minh bạch là cơ sở để ngân hàng đánh giá chính xác năng lực của doanh nghiệp. Có một hệ thống thông tin như vậy sẽ giúp cho ngân hàng có được những khoản vay tốt, nhanh chóng, có lợi cho cả DN và NH, từ đó là nền tảng cho sự phát triển lâu dài hoạt động cho vay DNVVN
* Chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách lương thưởng cho nhân viên: Đây là chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động cho vay DNVVN, một chính sách tín dụng hợp lý và linh hoạt trong từng thời kỳ, kết hợp chính sách khách hàng cụ thể, sát với nhu cầu sẽ thu hút DN đến với NH. Điều này kết hợp với chính sách lương thưởng hợp lý cho cán bộ tín dụng sẽ khuyến khích các cán bộ làm việc với hiệu suất cao nhất, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động cho vay DNVVN
*Qui trình nghiệp vụ cho vay, công tác thẩm định và đánh giá cũng như phê duyệt tín dụng.
Qui trình nghiệp vụ hợp lý, công tác thẩm định cũng như phê duyệt nhanh chóng và dứt khoát, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vốn ngân hàng, tiết kiệm thời gian, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của DN chính là sự phát triển của hoạt động cho vay DNVVN.
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP Bank
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh VP Bank
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
2.1.1.1. Sự ra đời của NHTMCP VP Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt động 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993,với thời hạn hoạt động là 99 năm từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo theo Giấy phép thành lập số 1535/QÐ-UB, cấp ngày 04 tháng 09 năm 1993.
2.1.1.2. Sự hình thành phát triển và lớn mạnh của ngân hàng :
Liên tục ra tăng vốn điều lệ: Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 2000 tỷ đồng vào tháng 1/2008, dự tính cuối 2008 con số này sẽ là 2500 tỷ đồng.
Mở rộng không ngừng mạng lưới hoạt động: Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank mới có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước. Thì đến tháng 6 năm 2008 VPBank đưa vào hoạt động thêm 29 điểm giao dịch trên phạm vi toàn quốc nâng số điểm giao dịch của VPBank lên 129 điểm giao dịch hoạt động trên tổng số 135 điểm giao dịch đã có giấy phép. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.
Ngày càng đa dạng hoá các dịch vụ sản phẩm: Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Trong xu hướng chung, và chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng để hướng tới là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, VP Bank không ngừng nghiên cứu và tìm tòi để cho ra các sản phẩm đa dạng, có tính năng linh hoạt và tiện lợi nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Về đội ngũ nhân viên, nguồn nhân lực: Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến tháng 8/2006 có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Từ đó đến nay, đội ngũ nhân viên của ngân hàng đã tăng lên nhiều lần không chỉ về số lượng mà về cả chất lượng. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành tựu và ghi nhận của xã hội: Chứng minh cho những thành công của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của ngân hàng chính là những ghi nhận, những đánh giá của các tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới và Việt Nam:
Cúp vàng “Doanh nghiệp vì tiến bộ xã hội và Phát triển bền vững”
Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2004 do Ngân hàng UNION BANK – Mỹ trao tặng
Ngoài ra còn có những đánh giá, công nhận và bằng khen của các tổ chức đoàn thể cho những đóng góp của VP Bank về lợi ích cộng đồng như:
Chứng nhận"Doanh nhân Văn hóa" của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam đối với TGĐ Lê Đắc Sơn năm 2007
Bằng khen và cúp Thăng Long "Nhà Doanh nghiệp giỏi thành phố Hà Nội" do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng cho TGĐ Lê Đắc Sơn
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức:
Đối với một ngân hàng , tổ chức bộ máy hợp lý, khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng năng suất công việc, tăng thu nhập, giảm rủi ro. Tổ chức bộ máy phải vừa đảm bảo quyền và hiệu quả kiếm soát của Ban giám đốc, vừa tăng tính độc lập tương đối của các thành viên. Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là ngân hàng có quy mô lớn với nhiều chi nhánh và có các công ty hạch toán độc lập.
Vì vậy, tổ chức bộ máy của ngân hàng mang tính chuyên môn hóa cao thể hiện qua các phòng ban chuyên trách:
Ban kiểm soát: Bộ phận này được Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, trong đó có 2 thành viên chuyên trách
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Đây là bộ phận trực thuộc Ban điều hành với nhân sự được phân bổ cho mỗi chi nhánh cấp 1 có từ 1 đến 2 nhân viên. Bộ phận kiểm tra kiểm toán có nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn trước, trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ của Ngân hàng. Việc kiểm tra kiểm toán nội bộ các chi nhánh được thực hiện theo sự chỉ đạo trực tiếp theo ngành dọc.
Hội đồng tín dụng và ban tín dụng: VPBank có hai Hội đồng tín dụng và mỗi chi nhánh cấp 1 có một ban tín dụng. Hai hội đồng tín dụng đặt tại Hà nội và thành phố Hồ chí Minh có nhiệm vụ giải quyết các khoản vay vượt hạn mức giao dịch cho các chi nhánh cấp 1 đóng tại khu vực phía bắc và phía nam. Để hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành
Hội đồng ALCO: để hạn chế rủi ro thị trường và thanh khoản, đã từ lâu VPBank thành lập hội đồng ALCO. Hội đồng có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả, quyết định triển khai các sản phẩm mới. Đồng thời, Hội đồng ALCO cũng có nhiệm vụ theo sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá và những khả năng có thể gấy rủi ro khác để có thể giải pháp phù hợp trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Shareholder’s Meeting
BAN KIỂM SOÁT
Supervisory Board
VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Board of Directors’ Office
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Board of directors
PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Internal audit Dept
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ
Assets and Liabilities Commitee
BAN ĐIỀU HÀNH
Board of Managements
CÁC BAN TÍN DỤNG
Credit commitees
HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
Credit council
PHÒNG KẾ TOÁN
Accounting Dept
PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ, KIỀU HỐI
International Banking Dept
PHÒNG PHÁP CHẾ
Legal Dept
PHÒNG NGÂN QUỸ
Budget Dept
VĂN PHÒNG
Office
PHÒNG TỔNG HỢP VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
General affairs - R&D Dept
TRUNG TÂM TIN HỌC
Informatics center
TRUNG TÂM WESTERN UINION
Oversea Remittance Western Union
TRUNG TÂM THẺ
Card Center
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
Training center
CÁC CHI NHÁNH
Branches
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VP
VP Bank Security
CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VP
VP Bank AMC
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
Transaction Offices
2.1.3. Tình hình hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây:
2.1.3.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội năm 2007-2008, và những ảnh hưởng đến NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Năm 2008 là một năm thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá, sau một giai đoạn 2005-2007 thuận lợi và tăng trưởng mạnh. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, các thị trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra khốc liệt.
Trước tình hình đó, Hội đồng quản trị VPBank đã thay đổi chiến lược từ phát triển nhanh chuyển sang phát triển thận trọng, ổn định, yếu tố an toàn và tăng cường quản trị đã được đưa lên hàng đầu; hạn chế các khoản đầu tư lớn, tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đã có; rà soát và thẩm định chặt chẽ các khoản cho vay; chú trọng thu hồi nợ cũ, nợ xấu
2.1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
* Tình hình hoạt động huy động vốn:
Năm 2008 là một năm cực kỳ khó khăn đối với hoạt động tín dụng, và huy động vốn. Những tháng đầu năm 2008 nền kinh tế có nhiều điều kiện bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, 6 tháng đầu năm nay thị trường tài chính-ngân hàng đã chứng kiến những cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam. Lúc đó mức lãi suất huy động vốn cao nhất của các ngân hàng thương mại phổ biến ở mức 18,5%/năm, thậm chí 24%/năm đối với tiền gửi bằng VND. VPBank đã liên tục tăng lãi suất huy động để phù hợp với diễn biến của thị trường (trong vòng 6 tháng đầu năm 2008, VPBank đã hơn 10 lần tăng lãi suất huy động vốn) hiện tại lãi suất huy động vốn của VPBank cao nhất chỉ còn ở mức 7.8%/năm đối với tiền gửi bằng VND và 2.5%/năm đối với tiền gửi bằng USD. Nhưng tính đến 31/12/2008, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.709 tỷ đồng, chỉ tăng 261 tỷ đồng so với cuối năm 2007 (tương đương tăng 1.68%), và đạt 65% so với kế hoạch đặt ra năm 2008. Mặc dù vẫn có sự tăng trưởng nhưng con số này rất nhỏ bé so với các năm trước đó: Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động tăng 61% so với năm 2005, và kỉ lục là 170% vào năm 2007.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm 2005-2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Số dư
Số dư
Số dư
Số dư
Nguồn vốn huy động
5.638.001
9.055.935
15.448.002
15.709.001
Phân theo thị trường
Huy động thị trường 1
3.209.771
5.630.373
12.764.366
14.350.971
Huy động thị trường 2
2.398.230
3.386.736
2.439.615
1.358.030
Phân theo kì hạn
Ngắn
4.397.641
7.244.548
11.756.345
13.752.399
Trung và dài
1.240.360
1.811.387
3.599.139
1.956.602
( Nguồn báo cáo tài chính năm 2008 _ VP Bank )
Cụ thể cơ cấu nguồn vốn huy động của VP Bank được thể hiện bảng 4. Có thể nhìn nhận được từ bảng này rằng cơ cấu vốn huy động có sự biến đổi lớn trong năm 2008 so với năm 2007 và 2006. Mặc dù qui mô vốn huy động không tăng nhưng cơ cấu các nguồn huy động có sự thiên lệch rõ ràng theo hướng nguồn huy động từ thị trường 1 và nguồn ngắn hạn chiếm tỉ trọng áp đảo.
* Tình hình hoạt động tín dụng:
2005-2007 là giai đoạn bùng nổ tín dụng của VP Bank, khi tỉ lệ tăng trưởng dư nợ năm sau đều tăng hơn 200% so vớí cùng kì năm trước. Đây cũng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này do kinh tế tăng trưởng mạnh và thị trường chứng khoán đang bủng nổ. Tuy nhiên không thể kéo dài mãi, xu hướng này đã bị chặn đứng vào năm 2008, với khó khăn chồng chất và bao phủ mọi phương diện. Bắt đầu từ đầu năm với những khó khăn về nguồn vốn, Hội đồng quản trị, Ban điều hành VPBank đã thống nhất chủ trương thu hẹp tín dụng, tập trung thu hồi nợ cũ, thận trọng đối với khoản cho vay mới do vậy dư nợ đến cuối năm 2008 đạt gần 13 ngàn tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 65% kế hoạch đã đề ra. Bảng 5: Tình hình hoạt động tín dụng 2005-2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Số dư
Số dư
Số dư
Số dư
Tổng dư nợ
3.297.883
5.006.598
13.323.681
12.973.626
Phân theo kì hạn
Ngắn
1.688.767
2.488.445
6.959.529
7.470.746
Trung và dài
1.607.058
2.518.153
6.364.152
5.502.880
Phấn theo loại tiền
VNĐ
3.191.649
4.736.694
12.726.831
12.324.944
Ngoại tệ
106.234
270.904
596.850
648.681
Trong đó theo đúng chủ trương của NHNN năm 2008, tỉ trọng tín dụng ngắn hạn tăng 6% so với 2007 để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn.
Về chất lượng tín dụng: Mặc dù VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ ở Hội sở và các chi nhánh, nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước các doanh nghiệp là khách hàng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ nợ xấu tăng cao là điều không tránh khỏi.Nợ xấu từ mức 0.49 % tại thời điểm cuối năm 2007 đã tăng lên 3.41% vào thời điểm 31/12/2008 (tỷ lệ nợ xấu trung bình của ngành là 3.5%).
* Tình hình hoạt động thu phí:
Những tháng đầu năm 2008, hoạt động thanh toán quốc tế của VP Bank vẫn có sự tăng trưởng ổn định, mặc dù đã có lúc nguồn vốn khó khăn khiến hoạt động Thanh toán quốc tế giảm sút cả về số lượng và doanh số, tuy nhiên so với 6 tháng đầu năm 2007 hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank vẫn có những thành tự đáng ghi nhận. Trị giá L/C nhập khẩu mở trong 6 tháng đạt gần 62 triệu USD tăng 44% so với 6 tháng đầu năm 2007( con số này của 6 tháng đầu năm 2007 chỉ đạt gần 36% so với năm 2006).Doanh số chuyển tiền TTR lũy kế 6 tháng đạt gần 100 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2007. Có thể nói trong năm 2008 thị trường ngoại tệ diễn biến khá bất thường, lúc thì dư thừa các NHTM từ chối không mua, lúc lại thiếu hụt nghiêm trọng không ai bán ra, vì vậy trong nhiều giai đoạn VPBank buộc phải thắt chặt điều kiện mở L/C (tăng tỷ lệ ký quỹ, yêu cầu khách hàng tự lo nguồn ngoại tệ thanh toán,…). Trước khó khăn đó, tổng thu phí dịch vụ TTQT trong năm 2008 cũng đạt hơn 10,4 tỷ đồng, chỉ giảm 4% so với năm 2007.
Doanh số chi trả Western Union tăng dần theo các năm 2006-2007: 18.2 triệu USĐ (2006) đến 30 triệu USĐ (2007). Doanh số chi trả Western Union năm 2008 đạt hơn 46,9 triệu USD, tăng 56,33% so với cùng kỳ năm ngoái, số đại lý phụ chi trả kiều hối trên toàn hệ thống đang hoạt động tăng 108 điểm so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 498 điểm. Phí thu được từ dịch vụ WU năm 2008 của VPBank đạt gần 640 ngàn USD (tương đương 10,8 tỷ đồng) tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Có thể nói mặc dù trong 3 năm vừa qua, kinh tế Việt Nam có nhiều biến động mạnh nhưng hoạt động thu phí của VP Bank hầu như không chịu tác động mạnh, hoạt động thu phí có bị ảnh hưởng giảm nhưng không nhiều, và nhìn chung vẫn tăng trưởng với tốc độ khá cao, và đều đặn suốt nhiều năm.
* Kết quả hoạt động kinh doanh thời kỳ 2005-2008:
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Các chỉ tiêu về tài sản
Tổng TS Có
6.090.163
10.111.216
18.137.433
22.105.326
Tiền huy động
5.638.001
9.055.935
15.448.002
15.709.001
Cho vay
3.297.883
5.006.598
13.323.681
12.973.626
Vốn cổ phần
309.389
750.000
2.000.000
2.117.474
Kết quả kinh doanh
Tổng thu nhập hoạt động
470.226
995.003
1.834.731
696.475
Tổng chi phí hoạt động
394.017
838.195
1.520.242
498.287
Lợi nhuận TT
76.209
156.808
313.523
198.188
Có thể thấy trong giai đoạn 2005-2008 VP Bank có sự tăng trưởng cực kì mạnh mẽ về mọi phương diện, tổng tài sản, dư nợ cho vay, quy mô huy động và lợi nhuận trước thuế tăng hơn 100% trong 2 năm liên tiếp từ 2005 - 2007. Tuy nhiên xu hướng này rõ ràng bị chững lại trong năm 2008, khi dư nợ cho vay cả năm 2008 chỉ đạt gần 13.000 tỷ, xấp xỉ 97% cùng kì năm 2007, do vậy mà lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm 37% so với năm 2007, còn 198 tỷ Điều này là tất yếu bởi những khó khăn đầy rẫy cuối năm 2007 và 2008: lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Mặc dù tốc độ tăng trưởng bị giảm sút nhưng tình hình kinh doanh của VP Bank vẫn có những thay đổi đáng ghi nhận như:
Việc tăng vốn điều lệ thêm 117.474 triệu so với mức 2000 tỷ năm 2007; Tổng nguồn vốn huy động 2008 tăng 261 tỷ so với cùng kì năm ngoái; tổng tài sản 6 tháng đầu năm 2008 cũng tăng, mặc dù mức tăng chỉ bằng 12-14% so với cùng kì năm ngoái.
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay DNVVN tại NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank)
Với chiến lược phát triển dài hạn được vạch ra là cung cấp tín dụng bán lẻ giống như nhiều NHTMCP khác trong cả nước, VP Bank lấy đối tượng các DNVVN làm khách hàng mục tiêu. Với một nền tảng pháp lý và qui trình tín dụng khoa học, những năm vừa qua tín dụng đối với các DNVVN mà cụ thể là hoạt động cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này đã gặt hái được nhiều thành công đáng ghi nhận. Với gần 100% các khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đều là các DNVVN, ngoài ra còn các hộ gia đình, kinh doanh cá thể, có thể thấy rằng sự phát triển của hoạt động cho vay đối với các DNVVN là cốt lõi hay chính là sự phát triển của cả ngân hàng.
2.2.1. Tính pháp lý của hoạt động cho vay đối với DNVVN của VP Bank:
Hoạt động cho vay DNVVN của VP Bank tuân thủ theo:
- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
- Qui chế cho vay của VP Bank đựơc ban hành vào 6/6/2002 theo Quyết định số 467-2002/QĐ-HĐQT.
2.2.2. Qui trình tín dụng : Qui trình này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhu cầu tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh gồm các bước
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn hồ sơ
- Nhân viên A/O doanh nghiệp tiếp thị, giới thiệu sản phẩm
- Khách hàng đến ngân hàng xin vay vốn
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
- Nhân viên A/O doanh nghiệp làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng
- Nhân viên A/O doanh nghiệp chuyển hồ sơ TSĐB sang phòng thẩm định TSĐB, và xem xét báo cáo tài chính
Bước 3a. Nhân viên A/O doanh nghiệp thẩm định khách hàng và mọi mặt trừ TSĐB
Bước 3b. Phòng thẩm định TSĐB thực hiện định giá TSĐB và lập tờ trình
Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng
- Nhân viên A/O doanh nghiệp tập hợp hồ sơ do khách hàng cung cấp và tờ trình các bộ phận lập để trình ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng quyết định.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng:
- Phòng thẩm định TSĐB lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản (nếu có).
- Nhân viên A/O doanh nghiệp nhập kho hồ sơ TSĐB, sau đó lập và trình hồ sơ tín dụng để ban tổng giám đốc/ giám đốc chi nhánh ký duyệt.
- Chuyển lên phòng tài sản nhập
Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Bước 7: Kiểm tra, xử lý nợ vay
- Nhân viên A/O doanh nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích sử dụng vốn, và tình hình tài chính cũng như hoạt động của khách hàng.
- Phòng thẩm định TSĐB kiểm tra về TSĐB
- Nhân viên A/O doanh nghiệp theo dõi thu gốc, lãi, phân tích rủi ro theo từng đối tượng khu vực khách hàng.
- Kiểm tra việc thu lãi, gốc ( số tiền và thời hạn ) giao cho phòng kế toán kiểm toán nội bộ
Bước 8: Kết toán hợp đồng tín dụng
- Phòng thẩm định xuất kho.
Dưới đây là sơ đồ rút gọn của qui trình tín dụng VP Bank:
Sơ đồ 2: quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp
Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ
Nhân viên A/O thẩm định khách hàng
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Phòng thẩm định TSĐB thực hiện định giá TSĐB và lập tờ
trình
Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng
Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Kiểm tra và xử lý nợ vay
Kết toán hoạt động tín dụng
Từng bước trong qui trình phải tuân theo thời hạn như bảng sau:
Bảng 7: Qui trình về thời gian tín dụng đối với DNVVN
Chỉ tiêu
Thời gian thực hiện tối đa
TD ngắn hạn SXKD
TD trung và dài hạn
TD tiêu dùng-trả góp
0. Tiếp xúc khách hàng
Không qui định
Không qui định
Không qui định
1.1. Thẩm định của nhân viên A/O
3
7
2
1.2. Thẩm định của phòng thẩm định TSĐB
2
5
2
2. Phản biện của C/O
0
7
0
3. Lãnh đạo phòng kiểm soát hồ sơ
Trong ngày
2
Trong ngày
4. Quyết định của ban TD
2
7
1
5. Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay, hoàn thiện hồ sơ TD
2
4
2
Tổng thời gian giải quyết
7
27
5
(Nguồn: Qui trình tín dụng VP Bank)
2.2.3. Qui mô, số lượng và cơ cấu các khoảng vay:
2.2.3.1. Cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn ở VP Bank:
Muốn đánh giá về sự phát triển của hoạt động cho vay đối với các SMEs của VP Bank, trước hết cần có cái nhìn tổng quan về hoạt động này thông qua xem xét qui mô, xu hướng các khoản vay của DNVVN tại VP Bank trong các năm gần đây.
* Cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại VP Bank:
Bảng 8: Cơ cấu DNVVN theo ngành vay vốn tại VP Bank
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nông nghiệp
13,7
11,2
10,8
11
Thương mại
38,9
42,6
46,2
38,2
Dịch vụ
31,1
34,7
36,3
40,8
Các ngành khác
16,3
11,5
6,7
10
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng VP Bank 2005-2008)
VP Bank cho vay các DNVVN thuộc nhiều thành phần kinh tế, và rất nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng theo thống kê ở bảng trên thì các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ là hai đối tượng có quan hệ với VP Bank nhiều nhất, thêm vào đó tỉ lệ các doanh nghiệp này có xu hướng tăng dần theo các năm. Các doanh nghiệp thuộc các ngành khác, và nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong quan hệ với VP Bank và tỉ lệ này có xu hướng ngày càng bị thu hẹp trong những năm gần đây. Do nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất: VP Bank tập trung vào việc phát triển các khách hàng mục tiêu là các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ có nhu cầu vốn thường xuyên, qui mô nhỏ, tốc độ quay vòng vốn nhanh phù hợp với năng lực tài chính và năng lực quản lý của VP Bank hiện nay.
- Thứ hai: Các chi nhánh và phòng giao dịch của VP Bank đa số tập trung trong các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế nên các DNVVN thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ hải sản khó tiếp cận. Đồng thời các doanh nghiệp loại này thường không đủ điều kiện để tiếp cận và được xét duyệt tín dụng ngân hàng.
* Cơ cấu doanh nghiệp đựơc phép vay vốn ở VP Bank
Bảng 9 : Cơ cấu DNVVN được phép vay vốn ở VP Bank
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
DNVVN được vay
424
443
756
520
DNVVN đề nghị vay
505
521
869
579
Tỉ trọng
83,9%
85,02%
86,9%
89,9%
(Báo cáo hoạt động tín dụng VP Bank 2005-2008)
Bảng trên cho ta thấy số lượng doanh nghiệp đến với VP Bank đề nghị vay vốn có xu hướng tăng dần qua các năm 2005-2007. Đặc biệt là vào năm 2007 số lượng doanh nghiệp đề nghị vay tăng đột biến, lên đến 869 doanh nghiệp, tăng 67% so với năm 2006, trong khi đó tỉ lệ này vào năm 2006 chỉ là 3% so với 2005.Điều này chỉ ra rằng hoạt động cho vay đối với các DNVVN của VP Bank đang ngày càng có uy tín và được biết đến rộng khăp trong giới doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên sau thời kì tăng trưởng tín dụng nóng vào 2007, năm 2008 là một gáo nước lạnh đối với ngân hàng. Khi mà tình hình kinh tế đầy rẫy những khó khăn. Số lượng doanh nghiệp đến đề nghị vay vốn ở ngân hàng sụp giảm mạnh có 579 doanh nghiệp, giảm 34% so với 2007 và trong đó số doanh nghiệp được vay vốn chỉ bằng 68% năm 2007. Sự sụt giảm này là không tránh khỏi do tình hình kinh tế vĩ mô biến động mạnh, lãi suất ngân hàng tăng cao kỉ lục làm các doanh nghiệp phần vì không đủ khả năng hoạt động, phần vì không kham nổi lãi suất ngân hàng nên số lượng đến vay chắc chắn bị ảnh hưởng . Nhưng có thể thấy mặc dù giảm sâu về số lượng các khoản xin vay nhưng tỉ lệ các khoản vay được châp nhận lại cao nhất trong vòng 4 năm 2005-2008: đạt gần 90%. Tỉ lệ các đơn vay có chất lượng tốt tăng hơn các năm bởi lẽ vào thời điểm đó các doanh nghiệp dám vay vốn và còn tồn tại để tiếp tục vay vốn nhìn chung đều là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tương đối tốt và ổn định.
Mặc dù từ khi thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của NHNN và trở lại hoạt động bình thường năm 2004, VP Bank luôn duy trì đường lối tín dụng bảo thủ, tuy nhiên doanh nghiệp được phép vay vốn ở VP Bank vẫn đạt một tỉ lệ cao cho thấy nỗ lực của toàn bộ ban quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc tìm kiếm những khách hàng tốt.
2.2.3.2. Chỉ tiêu về qui mô các khoản vay:
Bảng 10 cho ta cái nhìn tổng quan về qui mô hoạt động cho vay dối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chỉ số, chỉ tiêu của VP Bank giai đoạn 2005-2008:
Bảng 10: Chỉ số phản ánh qui mô các khoản vay đối với DNVVN tại
VP Bank
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng dư nợ
3.297.883
5.006.598
13.323.681
12.973.626
Dư nợ DNVVN (dư nợ)
1.731.388
2.953.893
8.393.919
7.784.175
Dư nợ/Tổng Dư Nợ
52,5%
59%
63%
60%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ
------
51,8%
166%
-2,6%
Vốn huy động
5.638.001
9.055.935
15.448.002
15.709.001
Dư nợ/vốn huy động
30,1%
32,62%
54,33%
49,55%
Tổng DN/vốn huy động
58,49%
88,9%
86,2%
82,6%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng VP Bank 2005-2008)
* Quy mô dư nợ cho vay DNVVN và tốc độ tăng trưởng dư nợ: nhìn chung tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay DNVVN có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2008, tuy mức tăng không đều. Giống như diễn biến của tổng dư nợ, dư nợ cho vay DNVVN tăng dần bắt đầu từ 2005 và đạt đạt đỉnh vào năm 2007 với mức 8.393 tỷ, tăng trưỏng 166% so với 2006. Năm 2008 đánh dấu sự sụt giảm mạnh của dư nợ cho vay DNVVN cũng như tổng dư nợ sau một chuỗi dài tăng trưởng mạnh.
Năm 2006, 2 năm kể từ khi VP Bank thóat khỏi sự kiểm soát đặc biệt thì hoạt động của ngân hàng đã dần đi vào ổn định, hoạt động cho vay có mức tăng trưởng khá tốt. Năm 2006 tốc độ tăng trưỏng cho vay DNVVN đạt 52% so với 2005, qui mô dư nợ tăng hơn 1000 tỷ. Đây là năm mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khá gay gắt, hiện tượng “bank by bank” đã khiến VP Bank liên tục mở thêm nhiều chi nhánh, tăng cường đội ngũ nhân viên và các đợt đào tạo nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng dư nợ ổn định.
Năm 2007 là sự bùng nổ của thị trường tín dụng, dư nợ cho vay tăng cao đột biến, các ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng dư nợ và qui mô tín dụng gây sửng sốt. VP Bank cũng nằm trong số đó, 2007 là đỉnh cao của qui mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN cũng như tổng dư nợ. Tổng dư nợ vào khoảng 13000 tỷ, lớn gấp hơn 2 lần khoản mục này năm 2006, trong đó dư nợ cho vay DNVVN tăng hơn 5000 tỷ, tức khoảng 166% so với 2006. Chính sự phát triển quá mạnh mẽ về mạng lưới và nhân lực năm 2006 của các ngân hàng kết hợp với những chính sách và điều kiện thuận lợi của kinh tế vĩ mô năm 2007 như Việt Nam gia nhập WTO, NHNN điều hành chính sách tiền tệ một cách ổn định, sự bùng nổ trở lại của thị trường bất động sản đã kích thích, tạo đà cho sự phát triển của các ngân hàng trong giai đoạn này, và là nguyên nhân của tình trạng tín dụng nóng năm 2007. Hậu quả của sự tăng trưởng nóng này đó là những khủng hoảng thanh khoản năm 2008.
Năm 2008, nỗi kinh hoàng của cả doanh nghiệp và ngân hàng với khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, tỉ lệ nợ xấu tăng, vốn huy động đắt đỏ, thiếu vốn, căng thẳng về thanh khoản kết hợp với những chính sách mạnh tay của Chính Phủ nhằm kiềm chế lạm phát, khó khăn chồng chất khó khăn. Trước tình hình đó hội đồng quản trị VP Bank đã quyết định hạn chế cho vay, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mà đặc biệt là cho vay DNVVN, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng. Việc đặt an toàn lên hàng đầu, tăng trưỏng là mục tiêu thứ yếu nên 2008 tổng dư nợ ngân hàng giảm từ hơn 13000 tỷ xuống còn hơn 12000 tỷ, trong đó dư nợ cho vay DNVVN giảm khoảng 600 tỷ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN là âm 2,6%. Kết quả này cho thấy, khả năng thích nghi và chống đỡ rủi ro của VP Bank trước tình hình kinh tế vĩ mô chưa thật tốt do đó dễ dàng bị tác động bởi những biến động bất thường.
Biểu đồ 1: so sánh qui mô dư nợ cho vay DNVVN và tổng dư nợ các năm
* Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trong tổng dư nợ:
Giai đoạn 2005-2008 chỉ ra xu hướng rõ ràng: dư nợ cho vay DNVVN ngày chiếm tỉ trọng càng tăng trong tổng dư nợ. Con số này qua các năm là 53%, 59%, 63%, 60%. Dư nợ cho vay DNVVN chiếm trung bình khoảng gần 59% tổng dư nợ. Được định hướng là giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát trỉên nền kinh tế nhiều thành phần, năng động và bền vững, DNVVN nhận được sự hỗ trợ nhiều phía từ Chính Phủ như: điều kiện và thủ tục nhanh gọn, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh,... nên giai đoạn 2005-2007 là thời kì DNVVN phát triển một cách rầm rộ, với sự thăng hoa của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, và nhiều chính sách hỗ trợ của Chính Phủ DNVVN trở thành một thị trường tiềm năng của các ngân hàng. Do tính chất vừa và nhỏ của mình, đây là đối tượng khách hàng rất thích hợp của các NHTM CP như VP Bank. Nhận biết được điều này ban lãnh đạo của VP Bank nhanh chóng đi sâu và mở rộng hoạt động cho vay DNVVN, tập trung phát triển thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu của mình do vậy qui mô và tỉ trọng dư nợ cho vay DNVVN qua các năm ngày càng tăng. Mặc dù qui mô và tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ và dư nợ cho vay DNVVN có tăng trưởng trong giai đoạn 2005-2007 nhưng có thể thấy tỉ trọng dư nợ cho vay DNVVN tăng lên khá thận trọng: 2008 là một năm đầy rẫy những khó khăn đối với hoạt động của._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2022.doc