BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ
Đề tài: Bối cảnh phát triển hệ
thống thông tin
Giáo viên: Võ Thị Kim Anh
Tp,HCM, ngày 25 tháng 08 năm 2016
Năm học: 2016-2017
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển hệ thống thông tin
Mục tiêu cuối cùng của những cố gắng phát triển hệ thống thông tin là cung cấp cho các
thành viên của tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất. Phát triển một hệ thống thông t
32 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 07/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển hệ thống thông tin quản lý - Đề tài Bối cảnh phát triển hệ thống thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin bao
gồm việc phân tích hệ thống đang tồn tại, thiết kế một hệ thống mới, thực hiện và tiến hành cài
đặt nó. Phân tích một hệ thống bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu và chỉnh đốn chúng để đưa ra
được chẩn đoán về tình hình thực tế. Thiết kế là nhằm xác định các bộ phận của một hệ thống
mới có khả năng cải thiện tình trạng hiện tại và xây dựng các mô hình lô gíc và mô hình vật lý
ngoài của hệ thống đó. Việc thực hiện hệ thống thông tin liên quan tới xây dựng mô hình vật lý
trong của hệ thống mới và chuyển mô hình đó sang ngôn ngữ tin học. Cài đặt một hệ thống là
tích hợp nó vào hoạt động của tổ chức.
Câu hỏi đầu tiên của việc phát triển một hệ thống thông tin mới là cái gì bắt buộc một tổ
chức phải tiến hành phát triển hệ thống thông tin? Như chúng ta đã biết trong chương trước, sự
hoạt động tồi tệ của hệ thống thông tin, những vấn đề về quản lý và việc thâm thủng ngân quỹ
là những nguyên nhân đầu tiên thúc đẩy một yêu cầu phát triển hệ thống. Nhưng cũng còn một
số nguyên nhân khác nữa như yêu cầu của nhà quản lý, công nghệ thay đổi và cả sự thay đổi
sách lược chính trị. Có thể tóm lược các nguyên nhân đó như sau:
Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển hệ thông thông tin
1. Những vấn đề về quản lý.
2. Những yêu cầu mới của nhà quản lý.
3. Sự thay đổi của công nghệ.
4. Thay đổi sách lược chính trị.
Những yêu cầu mới của quản lý cũng có thể dẫn đến sự cần thiết của một dự án phát
triển một hệ thống thông tin mới. Những luật mới của chính phủ mới ban hành (luật về thuế
chẳng hạn), việc ký kết một hiệp tác mới, đa dạng hoá các hoạt động của doanh nghiệp bằng sản
phẩm mới hoặc dịch vụ mới. Các hành động mới của doanh nghiệp cạnh tranh cũng có một tác
động mạnh vào động cơ buộc doanh nghiệp phải có những hành động đáp ứng. Ví dụ một ngân
hàng cạnh tranh
2
lắp đặt những quầy giao dịch tự động, thực tế, sẽ bắt các ngân hàng khác phải cùng vượt lên
phía trước trong việc tự động hoá.
Việc xuất hiện các công nghệ mới cũng có thể dẫn đến việc một tổ chức phải xem lại
những thiết bị hiện có trong hệ thống thông tin của mình. Khi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra
đời nhiều tổ chức phải rà soát lại các hệ thống thông tin của mình để quyết định những gì họ
phải cài đặt khi muốn sử dụng những công nghệ mới này.
Cuối cùng, vai trò của những thách thức chính trị cũng không lên bỏ qua. Nó cũng có thể
là nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một hệ thông tin. Chẳng hạn, không phải là không có
những hệ thông tin được phát triển chỉ vì người quản lý muốn mở rộng quyền lực của mình và
khi ông ta biết rằng thông tin là một phương tiện thực hiện điều đó.
Việc người ta nhận ra yêu cầu phát triển hệ thông tin rõ ràng là chưa đủ để bắt đầu sự
phát triển này. Trong phần lớn các tổ chức, có các cơ chế, ít nhiều chính thức đang tồn tại, để
xác định liệu một nghiên cứu phát triển về hệ thống thông tin có nên được thực hiện hay không.
Vấn đề có thể là một yêu cầu đơn giản gửi tới từ một bộ phận hoặc một phòng ban đến lãnh đạo
các bộ phận tin học của tổ chức, những người này chịu trách nhiệm quyết định liệu yêu cầu có
thể chấp nhận được không. Bởi vì tình trạng như vậy có thể thường được xem như là để ngỏ
cửa, nhiều tổ chức đặt ra một hội đồng tin học chịu trách nhiệm về những quyết định loại đó.
Trong đại đa số trường hợp hôị đồng tin học được cấu thành từ người chịu trách nhiệm về tin
học cùng với những người chịu trách nhiệm về các chức năng chính của tổ chức. Cách thức này
đảm bảo rằng mọi khía cạnh đều được xem xét khi một quyết định được đưa ra. Quyết định của
hội đồng hoặc của người chịu trách nhiệm tin học trong một số trường hợp, có thể không bắt
buộc phải dẫn tới việc cài đặt một hệ thống mới; nó chỉ mới khởi động một dự án phát triển.
Suốt quá trình của dự án, người ta phải xem lại quyết định này có nghĩa là phải xác định xem sẽ
tiếp tục dự án hay kết thúc nó.
Mặc dù nhóm em đã biên soạn, chọn lọc tài liệu, cách trình bày hợp lý nhất nhưng lượng kiến
thức còn hạn hẹp không tránh khỏi thiếu sót. Mong cô đọc và cho nhận xét về bài làm của nhóm
em.
Cảm ơn cô!
3
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
1* Lê Thị Tú Hoan 1354050029 Thương mại điện tử, phi thương mại, sự thay
đổi.
2 Phạm Thị Chiều 1354050011 Hệ thống thông tin, ví dụ minh họa, môi
trường & ngữ cảnh, nền kinh tế toàn cầu, nền
kinh tế kỹ thuật số.
3 Trần Thị Kim Loan 1354052153 Khía cạnh về nhân lực, tổ chức và chuyên
môn.
4
MỤC LỤC
--------------
I. Hệ thống thông tin. ............................................................................................................... 7
Có 2 loại hệ thống: ................................................................................................................ 7
Hoạt động của một HTTT bao gồm: ........................................................................................ 10
Đặc trưng của một HTTT: ........................................................................................................ 10
II. Minh họa về một hệ thống thông tin ................................................................................. 11
1) Hệ thống điểm danh HS-SV .......................................................................................... 12
2) Hệ thống thông tin sân bay ........................................................................................... 13
Minh hoạ về một mạng hệ thống thông tin sân bay ..................................................................... 13
III. Môi trường và ngữ cảnh ................................................................................................... 14
IV. Nền kinh tế toàn cầu ......................................................................................................... 14
V. Nền kinh tế kỹ thuật số ...................................................................................................... 16
1. Khái niệm: ........................................................................................................................... 16
2. Tương lai nào cho nền kinh tế kỹ thuật số? ..................................................................... 16
3. Các yếu tố quyết định thành công trong nền Kinh tế kỹ thuật số Trong nhiều năm,
kỹ thuật số luôn được coi là một phần của nền kinh tế. Nhưng ngày nay, vớ i sư ̣ tiến bô ̣không
ngừ ng của khoa hoc̣ , kỹ thuật số đã biến đổi tới mức đỉnh cao, vươṭ qua moị sư ̣ đoán trướ c
kia. Ky ̃ thuâṭ số giờ đây không chỉ là môṭ phần của nền kinh tế, nó chính là nền kinh tế. ..... 17
VI. Thương mại điện tử (TMĐT) .......................................................................................... 19
1. Khái niệm........................................................................................................................ 19
2. Các đặc trưng của thương mại điện tử ........................................................................ 19
3. Lợi ích của thương mại điện tử .................................................................................... 21
3.1. Thu thập được nhiều thông tin .................................................................................. 21
3.2. Giảm chi phí sản xuất ................................................................................................ 22
3.3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch ................................................................ 22
3.3. Xây dựng quan hệ với đối tác .................................................................................... 22
3.4. Tạp điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức ............................................................... 22
VII. Tác động của phi thương mại ....................................................................................... 23
5
VIII. Sự thay đổi ...................................................................................................................... 23
1. Đổi mới công nghệ và lợi ích ......................................................................................... 23
2. Các yêu cầu đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp ............................................... 24
Cập nhật thông tin công nghệ ............................................................................................ 25
Có chính sách kích thích tính sáng tạo trong doanh nghiệp ............................................ 25
Đầu tư đổi mới công nghệ ................................................................................................... 25
Đào tạo nguồn nhân lực ..................................................................................................... 25
IX. Về khía cạnh của nhân lực .............................................................................................. 26
XI. Khía cạnh chuyên môn ..................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 32
6
BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG THÔNG TIN
I. Hệ thống thông tin.
Ngày nay việc phân tích, xử lý thông tin trong các tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói
riêng cần chính xác, kịp thời để hỗ trợ cho việc ra quyết định cũng như công tác quản lý, lập kế
hoạch của ban quản trị. Việc vận hành và sử dụng hệ thống thông tin (HTTT) thay thế cho
phương pháp quản lý thông tin truyền thống trong nhiều doanh nghiệp hiện nay không còn là
điều quá mới mẻ. Hơn thế nữa, mục tiêu của HTTT lại luôn gắn chặt với mục tiêu của doanh
nghiệp. Vậy HTTT là gì?
Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn
nhau và có cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung. Ví dụ khái niệm hệ thống được sử
dụng trong cuộc sống hàng ngày như hệ thống giao thông, hệ thống truyền thông, hệ thống các
trường đại học v.vMục tiêu của hệ thống là lý do tồn tại của hệ thống. Để đạt được mục tiêu,
hệ thống tương tác với môi trường bên ngoài của nó (các thực thể tồn tại bên ngoài hệ thống).
Có 2 loại hệ thống:
Hệ thống mở: có tương tác với môi trường. Hệ thống chấp thuận các đầu vào,
biến đổi có tổ chức để tạo kết quả đầu ra nhất định.
7
Hệ thống đóng: không tương tác với môi trường (chỉ có trên lý thuyết).
Thông tin (Information): là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình xử lý (phân tích,
tổng hợp, v.v), phù hợp với mục đích cụ thể của người sử dụng. Thông tin có thể gồm nhiều
giá trị dữ liệu được tổ chức sao cho nó mang lại một ý nghĩa cho một đối tượng cụ thể, trong
một ngữ cảnh cụ thể. Thông tin giá trị có các đặc điểm: chính xác, xác thực, đầy đủ, chi tiết, dễ
hiểu, đúng lúc, thường xuyên, thứ tự.
Ví dụ: Với dữ liệu Nguyễn Bảo An, 12345, 18/08/16, 18 thì ta có thông tin sau: Thủ kho
Nguyễn Bảo An xuất mặt hàng có danh mục là 12345 vào ngày 18/07/2016 với số lượng
18 (Thông tin = dữ liệu + xử lý).
HTTT (hay còn gọi là IS – Information System) là tập hợp gồm con người, các thiết bị phần
cứng, phần mềm, dữ liệu thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông
tin trong tập hợp ràng buộc là môi trường.
HTTT có thể là thủ công nếu dựa vào các công cụ như bút, viết hay nó có thể là HTTT
hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ
thông tin khác. Khi so sánh với các HTTT thực hiện xử lý dữ liệu một cách thủ công thì có thể
rõ ràng thấy được các HTTT này hạn chế về tốc độ xử lý và khả năng xử lý khối lượng dữ liệu.
Tuy nhiên, các HTTT xử lý theo cách truyền thống (thủ công và không được sử dụng các
phương tiện số hóa) trong một số trường hợp lại phù hợp, ví dụ: các doanh nghiệp nhỏ và ở
những đơn vị còn quản lý theo cảm tính cá nhân và có tính linh động cao.
8
Dữ liệu đầu vào có 2 loại: tự nhiên và có cấu trúc. Trong khi loại dữ liệu tự nhiên
giữ nguyên dạng khi nó phát sinh như tiếng nói, công văn, hình ảnh v.v thì loại dữ
liệu có cấu trúc được cấu trúc hóa với khuôn dạng nhất định như sổ sách, bảng biểu
v.v
Thông tin đầu ra: được phân tích và tổng hợp từ dữ liệu vào và tùy thuộc vào từng
nhu cầu (quản lý) trong từng trường hợp cụ thể, từng đơn vị cụ thể thuộc tổ chức
(báo cáo tổng hợp, thống kê, thông báo)
Mọi đơn vị tổ chức đều có một hệ thống thông tin. Đơn vị tổ chức (organization) có thể là
một doanh nghiệp, cơ quan hay một tổ chức cộng đồng.
Ví dụ: HTTT tự động hóa công việc văn phòng
HTTT tự động công việc văn phòng là một hệ thống dựa trên máy tính nhằm thu thập, xử lý,
lưu trữ, và gửi thông báo, tin nhắn, tài liệu, và các dạng truyền tin khác giữa các cá nhân, các
nhóm làm việc, và các tổ chức khác nhau
Xử lý tự động hóa chỉ được thực hiện trên các dữ liệu có cấu trúc (số hóa), được trao nhiệm vụ
cho các hệ thống máy tính thực hiện xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác, đồng thời cung
cấp thông tin ở bất cứ khi nào và ở đâu.
9
Hoạt động của một HTTT bao gồm:
Thu thập: lọc, cấu trúc hóa dữ liệu để có thể khai thác trên các phương tiện tin học từ
nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài.
Xử lý: phân tích, tổng hợp, tính toán trên các nhóm chỉ tiêu, tạo thông tin kết quả hoặc
là cập nhật, sắp xếp, lưu trữ kết quả trong kho dữ liệu.
Phân phát: phân phát thông tin cho từng đối tượng sử dụng.
Đặc trưng của một HTTT:
Hệ thống thông tin được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại (CNTT).
Hệ thống thông tin được cấu thành bởi nhiều hệ thống con. Khi các hệ thống con này
được kết nối và tương tác với nhau, chúng sẽ phục vụ cho việc liên lạc giữa các lĩnh vực
hoạt động khác nhau của tổ chức.
HTTT hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định và kiểm soát. Hệ
thống chuyển giao cho từng thành viên trong tổ chức những thông tin cần thiết để xác
định, chọn lựa các hành động phù hợp với mục tiêu của tổ chức cũng như các hành động
giúp kiểm soát lĩnh vực mà thành viên đó chịu trách nhiệm.
10
HTTT là một hệ thống kết cấu mềm dẻo và có khả năng tiến hóa. Một HTTT rất có thể
trở nên lỗi thời nhanh chóng nếu không có khả năng thay đổi mềm dẻo và mở rộng được
để phù hợp với sự biến đổi và phát triển của tổ chức.
HTTT của một đơn vị/tổ chức giúp phân tích bên trong và bên ngoài môi trường của doanh
nghiệp. Đồng thời xây dựng và kiểm tra các mục tiêu đặt ra cho HTTT. Các mục tiêu này liên
quan đến: lợi nhuận, phát triển bền vững, dịch vụ chuyên nghiệp, phát triển doanh nghiệp, mở
rộng thị trường, làm hài lòng khách hàng và nhân viên.
HTTT mang lại hiệu suất hoàn thiện các hoạt động và đồng thời mang lại hiệu quả bằng các
quyết định đúng đắn. Ví dụ:
Hệ thống thông tin marketing
HTTT có vai trò trung gian giữa tổ chức kinh tế và môi trường, giữa hệ thống con quyết định
và hệ thống con tác nghiệp. Không cần bàn cãi khi HTTT ngày càng được xem như là một lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hay nói một cách khác nếu không có các HTTT thì doanh
nghiệp được xem như là bị bất lợi trong cạnh tranh. Do đó, HTTT là một nguồn lực quan trọng
của doanh nghiệp.
II. Minh họa về một hệ thống thông tin
Các HTTT trong tổ chức và doanh nghiệp là đặc thù ở các lĩnh vực khác nhau nhưng có
một số điểm chung. Ví dụ: các HTTT được thiết kế cho một lĩnh vực đặc thù
nhưng cũng có khả năng ứng dụng cho các loại hình của doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể là các hệ
11
thống “chấm công” có thể ứng dụng cho các trường học, thư viện, cửa hàng tiện lợi, qua thẻ
mã vạch, thẻ từ, thẻ proximity ( thẻ không tiếp xúc), dấu vân tay,
Xuất phát điểm của các HTTT ở ví dụ trên không phải lúc nào cũng được nhận biết
được trong quá trình xây dựng hệ thống bởi vì hệ thống này được phát triển cho một công ty
hay lĩnh vực cụ thể. Một số gói ứng dụng phần mềm (như xử lý văn bản hay quản lý dự án) là
một ngoại lệ và được xây dựng để phục vụ cho nhiều loại hình tổ chức (doanh nghiệp).
Hai ví dụ minh họa về hệ thống thông tin:
1) Hệ thống điểm danh HS-SV
Áp dụng hình thức quản lý HS-SV bằng “máy chấm công vân tay” là một HTTT. Đây là
một HTTT chưa được dùng phổ biến trong các trường học nhưng đây là cách vô cùng tiện
lợi, nhanh chóng và chính xác giúp cho nhà trường giảm được một lượng lớn thời gian thay
cho việc điểm danh trên giảng đường hay tránh không cho kẻ xấu thâm nhập vào học
đường.
Giải pháp sử dụng “máy chấm công vân tay” sẽ được ứng dụng trong trường học để có
thể nhận dạng tự động HS-SV qua thẻ từ hoặc vân tay, thay vì sử dụng thẻ HS-SV có in
theo truyền thống. Hệ thống chấm công này sẽ giúp tự động hóa được rất nhiều thứ trong
môi trường học đường và đảm bảo an ninh tốt nhất cho HS-SV.
Dữ liệu đầu vào cho HTTT điểm danh HS-SV bao gồm: Họ tên HS-SV, mã môn học,
số tiết, thời gian học, ngày đi trễ, ngày vắng, dấu vâu tay, tiền trong thẻ. HTTT cơ bản sẽ
tạo ra các danh sách điểm danh chứa các thông tin sau:
Kết quả đi học của HS-SV (qua lịch sử quét vân tay).
Lịch sử HS-SV ra vào các phòng lab, thư viện, mượn sách, dụng cụ thiết bị của
thư viện.
Các ghi chú.
Máy điểm danh HS – SV
12
2) Hệ thống thông tin sân bay
Màn hình trình chiếu lịch trình, thông báo của các hãng hàng không hay chỉ dẫn cửa đi và
đến... cho hành khách chỉ là một phần trong hệ thống thông tin sân bay.
Khác với hệ thống không lưu quản lý bay và điều hành máy bay, hệ thống thông tin sân bay
là dịch vụ mặt đất, hiển thị tại các màn hình, loa phát thanh cung cấp lịch trình chuyến bay,
thông báo của các hãng hàng không cũng như hướng dẫn cửa đi và đến cho hành khách và nhân
viên tại sân bay.
Hệ thống truyền thông tin cơ bản này có nguyên tắc hoạt động là sử dụng máy tính truyền
nội dung trực tiếp hoặc thông qua hệ thống mạng tới màn hình, bảng điện tử hay loa phóng
thanh.
Tuy nhiên, theo Aviation Pros, hệ thống thông tin sân bay hiện đại đang ngày càng phức tạp
hơn nhiều lần. Nó sử dụng hệ thống mạng nội bộ Intranet để truyền phát thông tin tại sân bay,
còn mạng Internet để cung cấp thông tin cho các hãng hàng không đưa lên website cũng như kết
nối dữ liệu tới sân bay khác. Nguồn thông tin được quản trị viên đưa vào máy chủ, thông qua
phần mềm quản lý sẽ tự động cập nhật tới mạng máy tính nội bộ hoặc server trên Internet.
Nhiều hệ thống hiện giờ được xây dựng dựa trên phương thức TCP/IP và HTTP, dễ dàng tích
hợp các giao tiếp công nghệ hiện đại như smartphone, máy tính bảng...
Minh hoạ về một mạng hệ thống thông tin sân bay
13
Hệ thống thông tin sân bay sử dụng mạng nội bộ và mạng Internet để phát thông báo, lịch
trình chuyến bay ra các màn hình, bảng điện tử hay hệ thống loa phóng thanh. HTTT sân bay,
đặc biệt là những sân bay hiện đại tuy có độ bảo mật cao nhưng không tránh khỏi những lần
xâm nhập của hacker, ví dụ điển hình gần đây nhất là hai sân bay quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn
Nhất đã bị tin tặc tấn công: phát tán thông tin hơn 400.000 thành viên, loa phát thanh bị chèn
âm thanh với nội dung xấu, màn hình hiển thị thông tin kích động,Như vậy, để một HTTT
hoạt động tốt, yếu tố an toàn bảo mật phải đặt lên hàng đầu, đó cũng là một bài toán khó dành
cho giới công nghệ trong mọi thời đại.
III. Môi trường và ngữ cảnh
HTTT không hiện diện trong một khoảng chân không, rõ ràng là các HTTT
được xây dựng và vận hành, đem lại tác động đến trong một môi trường nhất định.
Và môi trường này cũng liên tục biến đổi và có tính phức tạp. Doanh nghiệp ngày
nay được cho là đang phải đối diện với những cuộc cạnh tranh đang ngày càng
quyết liệt, với những thách thức của toàn cầu hóa và những thay đổi thị trường cùng
với sự phát triển không ngừng, nhanh chóng của công nghệ.
Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và hiệu suất
của các qui trình nghiệp vụ kinh doanh, quản trị ra quyết định, cộng tác nhóm làm
việc, qua đó tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong một môi trường
thay đổi nhanh. Tin học hóa công tác quản lý của các đơn vị kinh tế, hành chính...
(tin học quản lý) đang là lĩnh vực quan trọng nhất của ứng dụng tin học. Xây dựng
và phát triển hệ thống thông tin kinh tế và quản lý hiện đại là nội dung chủ yếu của
ứng dụng tin học trong việc tự động hóa từng phần hoặc toàn bộ các quy trình
nghiệp vụ, quản lý trong các tổ chức kinh tế.
IV. Nền kinh tế toàn cầu
Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. Nhân loại đang từng
bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức, sử
dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu của khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất
đời sống. Đó là điều mà Các – Mác đã tiên đoán cách đây 150 năm về khả năng đưa khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo đánh giá của các nhà tương lai học, thế giới đang
chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, trong đó khả năng hiểu biết của con người đặc biệt là
công nghệ thông tin và viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều mặt của đời sống xã hội.
14
Xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật
mới về chất - một nền văn minh hậu công nghiệp. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển,
trình độ công nghiệp hoá cao coi khoa học công nghệ là cốt lõi của biến đổi nền kinh tế. Các
nước này áp dụng nhiều biện pháp để dành được các ưu thế trong sáng tạo kỹ thuật công nghệ
như: tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện kế
hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ và tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, cải cách và
chấn hưng giáo dục, bồi dưỡng và thu hút nhân tài, thành lập các thành phố khoa học kỹ thuật
cao.
Thay đổi cơ cấu nền kinh tế với vai trò chủ đạo của ngành kinh tế dịch vụ và tăng cường
đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản
xuất. Những cải tổ trên là những dấu hiệu mới chưa từng có trong khuôn khổ của các nước
TBCN trước đây và có thể được xem là những yếu tố mới, những hình thức quá độ sang một xã
hội mới.
Do tác động của khoa học và công nghệ với cường độ lớn hơn và trình độ cao hơn làm
thay đổi cơ cấu ngành sản xuất và dịch vụ mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Các ngành công nghiệp “
cổ điển” giảm dần tỉ trọng và vai trò của nó trở nên “ mãn chiều xế bóng ”. Các ngành có hàm
lượng khoa học và công nghệ tăng nhanh, đặc biệt là các ngành dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản
xuất. Chúng giữ vai trò khớp nối, đảm bảo cho toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội được thông
suốt và phát triển với tốc độ cao.
Cơ cấu kinh tế trở nên mềm hoá, khu vực kinh tế phi hình thức được mở rộng, nền kinh
tế “ tượng trưng ” có quy mô lớn hơn nền kinh tế “thực tế” nhiều lần.
Cơ cấu lao động phân theo ngành có sự thay đổi sâu sắc, xuất hiện nhiều nghề mới với
sự đan kết của nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ.
Do sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, của sự phân công lao động quốc
tế, do vai trò và tầm hoạt động mới của các công ty xuyên quốc gia, quá trình quốc tế hoá nến
kinh tế thế giới ngày nay càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiếu sâu trên hai cấp độ
toàn cầu hoá và khu vực hoá và đã đưa đến nền chuyển biến nhanh chóng của thể chế kinh tế
thế giới, đưa nền kinh tế trên bước vào thời kỳ cạnh tranh toàn cầu bên cạnh sự đẩy mạnh tìm
kiếm hợp tác trong cạnh tranh.
Thể chế kinh tế thế giới chuyển biến theo thị trường hoá nền kinh tế của từng quốc gia,
quốc tế hoá thể chế nền kinh tế giữa các nước theo hướng mở cửa với sự xuyên suốt của thể chế
kinh tế thị trường theo hướng nhất thể hoá và tập đoàn kinh tế khu vực.
Công nghệ thông tin phát triển làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất và đời sống, đưa
đến sự tác động ngày càng lớn của kinh tế đến chính trị và xã hội. Quá trình toàn cầu hoá diễn
ra cả bề rộng lẫn bề sâu, một mặt đưa tới cơ hội cho sự phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng
như của toàn thế giới, giúp cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên hiện có trên Trái Đất
cũng như gây tác động ngược trở lại đối với sự phát triển của khoa học – công nghệ đối với việc
phân công lao động quốc tế.
15
Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế cũng đưa đến những thách thức lớn ở nhiều
góc độ khác nhau như sự gia tăng của các rủi ro kinh tế (khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu
vực, sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, việc hình thành các “bong bóng” tài chính và tiền
tệ) cũng như gây nên mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị và xã hội (làm suy giảm tính độc
lập chủ quyền quốc gia, gây nên sự phụ thuộc quá mức vào các trung tâm kinh tế lớn, phương
hại đến sự phát triển văn hoá dân tộc). Trong quá trình toàn cầu kẻ mạnh thu được nhiều lợi
ích hơn còn người yếu dễ bị thua thiệt. Những quốc gia có tiềm lực lớn, có điều kiện thuận lợi
trong cạnh tranh quốc tế sẽ tìm cách khai thác quá trình toàn cầu hoá và cài đặt lợi ích của họ.
Các quốc gia phát triển chậm hơn không thể bị động theo sau, cũng không thể tham gia quá
trình toàn cầu hoá một cách bị động và vô vọng được.
V. Nền kinh tế kỹ thuật số
1. Khái niệm:
Kinh tế kỹ thuật số (đôi khi được gọi là Kinh tế Internet, Kinh tế web, Kinh tế mới ) là
nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Kinh tế kỹ thuật số được đan xen với nền kinh
tế truyền thống tạo ra một miêu tả rõ ràng hơn.
Kinh tế kỹ thuật số bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để
tạo cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử. Việc mở
rộng các khu vực kỹ thuật số là một động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế những
năm gần đầy, và việc chuyển hướng đến một số thế giới kỹ thuật số có nhiều tác động với xã
hội được mở rộng hơn thay vì chỉ riêng công nghệ kỹ thuật số.
2. Tương lai nào cho nền kinh tế kỹ thuật số?
Nhiều người cho rằng các công nghệ thông minh có thể thay thế công việc của con người,
khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên,thực tế cho thấy cứ một công việc liên quan đến
công nghệ sẽ tạo thêm 5 - 7 công việc đi kèm.
"The Future of the Digital Economy" (tạm dịch: Tương lai của nền kinh tế kỹ thuật số) là
chủ đề của phiên thảo luận được thực hiện trong khuôn khổ hội nghị thường niên lần thứ 45 của
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ.
Các khách mời tham gia phiên thảo luận này gồm lãnh đạo của các doanh nghiệp công
nghệ tiên phong trên thế giới hiện nay: Satya Nadella, CEO Microsoft; Sheryl Sandberg, COO
Facebook; Eric Schmidt, Chủ tịch Google; Vittoria Colao: CEO Vondafone Group (UK).
Các khách mời đều rất lạc quan khi đưa ra dự đoán về tương lai của nền kinh tế kỹ thuật
số. Hiện nay có khoảng 40% dân số toàn cầu sử dụng Internet mỗi ngày. Sự phát triển mạnh mẽ
của Internet cùng với ứng dụng phổ biến của các thiết bị điện thoại thông minh hay máy tính
16
bảng giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối và tương tác với nhau từ bất kỳ nơi nào trên thế
giới. Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa công nghệ. Tuy nhiên, các
chính phủ cần đưa ra các qui định kiểm soát chặt chẽ để tránh lạm dụng thế giới ảo Internet và
sử dụng thông tin sai mục đích.
Khi đề cập đến những thay đổi do Internet mang lại, bà Sheryl Sandberg - COO của
Facebook – cho biết Internet giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm giảm các phân biệt bất
bình đẳng. Những người phải giữ “im lặng” trong quá khứ giờ đây có thể tự do thể hiện ý kiến
của mình thông qua các mạng xã hội. Tại một số nước đang phát triển như Ấn Độ, Internet giúp
phụ nữ tiếp cận với những tri thức giáo dục cần thiết về giới tính, quyền bình đẳng hay các kỹ
năng chăm sóc con cái. Từ đó giúp họ xây dựng cuộc sống ổn định và hạnh phúc hơn.
Ông Satya Nadella, CEO của tập đoàn Microsoft, cho rằng việc ứng dụng công nghệ
thông minh, qua ứng dụng điện thoại hay xây dựng các kho dữ liệu “đám mây”, sẽ đem lại
nhiều cơ hội kinh doanh mới và có thể tiết kiệm chi phí IT trong một số lĩnh vực kinh tế như
ngân hàng. Ông cũng khẳng định cuộc cách mạng công nghệ sẽ mang lại thay đổi trên thị
trường lao động.
Nhiều người cho rằng các công nghệ thông minh có thể thay thế công việc của con người,
khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, trong thực tế các công nghệ mới bao gồm Internet
giúp con người nâng cao tri thức với nguồn dữ liệu mở, dồi dào và gần như miễn phí, đồng thời
tạo thêm nhiều việc làm. Theo một ước tính, cứ một công việc liên quan đến công nghệ sẽ tạo
thêm từ 5 đến 7 các công việc liên quan đi kèm.
Ông Eric Schmidt, chủ tịch Google, cho rằng chúng ta cần tích cực xây dựng cơ sở hạ
tầng với hệ thống băng thông rộng để phục vụ cho sự phát triển công nghệ và Internet trong
tương lai. Ông Vittoria Colao đánh giá cao ý tưởng LTE-Baloon của Google - dùng kinh khí
cầu bay lơ lửng ở độ cao gấp hai lần máy bay để cung cấp tín hiệu mạng cho người dân sống tại
các khu vực nông thôn hẻo lánh. Tuy nhiên dự án này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Thách thức xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh công nghệ cần được chia sẻ giữa các tập đoàn lớn
đa quốc gia, chính phủ và người dân.
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ, bà Sheryl Sandberg hi vọng chi phí kết
nối và sử dụng Internet tại các nước đang phát triển sẽ tiếp tục giảm xuống, cho phép mọi người
có thể tiếp cận với những lợi ích từ Internet và các mạng xã hội sôi động hiện nay.
Kết thúc phiên thảo luận, các khách mời đều nhất trí rằng: “tin tưởng, hợp tác, kiểm soát
chặt chẽ và hỗ trợ toàn diện” là bốn định hướng quan trọng trong nỗ lực xây dựng tương lai
thịnh vượng cho nền kinh tế kỹ thuật số.
3. Các yếu tố quyết định thành công trong nền Kinh tế kỹ thuật số
Trong nhiều năm, kỹ thuật số luôn được coi là một phần của nền kinh tế. Nhưng ngày nay,
17
với sư ̣ tiến bô ̣không ngừ ng của khoa hoc̣ , kỹ thuật số đã biến đổi tới mức đỉnh cao, vươṭ qua
moị sư ̣ đoán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_he_thong_thong_tin_quan_ly_de_tai_boi_canh_phat_t.pdf