Tài liệu Phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội: MỤC LỤC
Lời mở đầu
Văn hoá là một sản phẩm do con người tạo nên, nó không do một cá nhân mà do cả một cộng đồng, tập thể người. Tương ứng với mỗi một thời kỳ phát triển của loài người là một nền văn hoá đặc trưng riêng có. Đồng thời văn hoá cũng đánh giá phần nào sự phát triển của văn minh nhân loại và ngày nay văn hoá còn là một yếu tố cấu thành thúc đẩy động cơ đi du lịch. Mỗi một quốc gia và một dân tộc có những nét đặc trưng văn hoá riềng do vậy để hiểu biết, giao lưu, tìm hiểu và thưởng ... Ebook Phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức buộc con người phải có hoạt động đi lu lịch và thông qua du lịch con người cảm thấy gần gũi thân thiện với nhau hơn.
Việt Nam bắt đầu từ nền văn hoá lúa nước trải dài theo thời gian thông qua năm tháng đã tích luỹ được một kho tàng văn hoá lớn và nó ngày càng có sức thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người ở các quốc gia khác nhau. Hơn bất cứ một ngành nào du lịch ngày càng có quan hệ mật thiết với văn hoá. Văn hoá không chỉ là động lực của sự phát triển mà còn được coi là điểm tựa, là nền tảng cho sự phát triển bền vững, văn hoá du lịch đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành du lịch thế giới.
Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ “phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá sinh thái, môi trường xây dựng các chương trình và điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh.
Lý do chọn đề tài.
Với 25 tỉnh thành Bắc Bộ được coi như là cái nôi văn hóa của cả nước nơi tập trung nhiều giá tị văn hoá gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần có sức thu hút lôi cuốn ngày càng nhiều khách du lịch.
Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hoá bởi vì du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm không phụ thuộc vào thời tiết có thể phát triển quanh năm. Nguồn thu từ du lịch văn hoá là nguồn thu ổn định với mức tăng trưởng ngày càng lớn nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh (những khu vực, những vùng phụ cận trong phạm vi quốc gia và trên thế giới.) Điều đó rất phù hợp với thời đại ngày nay quan trọng hơn việ khai thác tiềm năng văn hoá truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là một cách tốt nhất được tiến hành đồng thời với việc bảo vệ tôn tạo chúng. Phát triển một cách hiệu qủa các tiềm năng, khuyến khích sự phát triển của du lịch văn hóa trong giai đoạn mới.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cô đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Nội dung
I> Du Lịch Văn Hóa.
1.1. Những nét khái quát về du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá.
1.1.1. Du lịch văn hoá.
Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hóa giữa cộng đồng và các quốc gia trên thế giới được mở rộng dẫn tới việc giao lưu văn hoá tìm kiếm những kiến thức về nền văn hoá nhân loại đã trở thành một trong những nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, du lịch không còn là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần mà còn là nghỉ ngơi giải trí tích cực có tác dụng bổ sung tri thức làm phong phú thêm đời sống tinh thần cuả con người.
Có thể hiểu du lịch văn hóa là một loại du lịch mà mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự tìm hiểu qua các chuyến du lịch đến nhưngx vùng đất mới, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến du lịch hoặc kết hợp với nhiều mục đích khác nữa.
Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du lịch, vu lịch văn hoá nhằm chiuyển hoá các giá trị văn hóa, các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch - du lịch văn hoá là phương thức hấp dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quocó gia và du lịch văn hoá thường dành cho những du khách có trình độ cao trong xã hội. Du lịch văn hoá được xem như là tổng thể của du lịch, xem đó là một hiện tượng văn hoá. Những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang tính văn hoá. Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để ngỉ ngơi và giải trí.
1.1.2. Các loại hình Du Lịch Văn Hóa.
+ Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: khách đi tìm hiểu các nền văn hó chủ yếu . Mục đích chuyến đi tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên đó là những chương trình du lịch dã ngoại đến các bản làng dân tộc ít người (Như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu) để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của các dân tộc đó. Khách sẽ đi bộ khi tham quan các bản làng và thường nghỉ qua đêm ở các bản làng đó.
+ Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tìm hiểu văn hóa trong một chuyến đi. Đối tượng tham gia phong phú gồm cả khách đi vừa để tham quan, vừa để nghiên cứu và những khách chỉ đi để chiêm ngưỡng, để biết và thoả mãn sự tò mò có thể theo trào lưu. Do vậy, trong một chuyến đi du khách thường đi đến những điểm du lịch trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá vừa có nhữgn điều du lịch núi du lịch biển, du lịch dã ngoại, săn bắn... Đối tượng khách kà những người vừa phưu lưu mạo hiểm thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người tuổi trẻ.
+ Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác:
Mục đích chính của khách là đi công tác có kết hợp với tham quan văn hoá. Đối tượng là những người đi dự hội thảo, hội nghị, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm...
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng bởi vì nó ít chịu sự phối hợp củayêú tố d thời ụ, (thời tiết, khí hậu) nhưng nó phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tôn giáo của du khách.
1.1.3. Di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá.
Theo nghĩa rộng lớn nhất, di sản thiên nhiên và văn hoá thuộc về mọi con người. Mỗi một chúng ta có quyền và trách nhiệm phải hiểu, thưởng thức và bảo vệ giá trị toàn cầu của nó.
Di sản là một khái niệm rộng lớn gồm cả m«i trường thiªn nhiªn lẫn văn ho¸: Bao gồm cảnh quan, các tổng thể lịch sử, các di chỉ tự nhiên và do con người xây dựng, và cả tính đa dạng sinh học, các sưu tập, các tập tục truyền thống và hiện hành, tri thức và kinh nghiệm sống. Di sản ghi nhận và thể hiện quá trình phát triển lịch sử lâu dài vốn đã tạo nên bản chất của các thực thể quốc gia, khu vực, bản địa và địa phương và là một bộ phận hữu cơ của đời sống hiện đại. Nó là một điểm quy chiếu năng động và là một công cụ tác dụng cho phát triển và trao đổi. Di sản riêng và ký ức tập thể của mỗi địa vực hoặc cộng đồng là không gì thay thế được và là một nền tảng quan trọng cho ph¸t triển, h«m nay và cả mai sau.
1.1.4. Mối tương tác năng động giữa Du lịch và Di sản văn hoá
Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hoá, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm không chỉ những gì quá khứ còn để lại mà cả cuộc sống và xã hội đương đại của kẻ khác. Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hoá. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách. Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là một nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý hữu hiệu.
Bản thân du lịch đã thành một hiện tượng ngày càng phức hợp đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kính tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, lý sinh, sinh thái và thẩm mỹ. Để thành tựu được mối tương tác có lợi giữa mong đợi và ước muốn của khách tham quan và cộng đồng chủ nhà hoặc địa phương phương -mà có khi là xung đột nhau- là cả một thách đố và một cơ hội.
Di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như tính đa dạng của các nền văn hoá đang tồn tại là những hấp lực to lớn, một kiểu du lịch cực doan hoặc quản lý tồi và sự phát triển tuỳ thuộc vào du lịch có thể đe doạ tính toàn vẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di sản.
Sự viếng thăm thường hằng của khách du lịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn hoá và lối sống cộng đồng chủ nhà bị xuống cấp.Du lịch phải đem lại lợi lộc cho các cộng đồng chủ nhà và tạo cho họ một phương thức quan trọng và một động lực để chăm nom và duy trì di sản và các tập tục văn hoá của họ. Sự tham gia và hợp tác giữa các cộng đồng địa phương hoặc bản địa đại diện, các nhà bảo tồn, các điều hành viên du lịch, chủ sở hữu tài sản, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm kế hoạch phát triển quốc gia và các nhà quản lý di tích là cần thiết để thực hiện được một ngành kinh doanh du lịch bền vững và nâng cao việc bảo vệ các nguồn lực của di sản cho các thế hệ tương lai.ICOMOS, Hội đồng Quốc tế Di tích và Di chỉ, với tư cách là tác giả công ước này, các tổ chức quốc tế khác và ngành kinh doanh du lịch, sẵn sàng ứng đáp thách đố này.
1.2. Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá trong giai đoạn hiện nay.
1.2.1. Vị trí của du lịch văn hoá.
Du lịch văn hoá là xu thế chung của trào lưu phát triển du lịch văn hoá từ xa xưa tuy mức độ khác nhau nhưng luôn là nhu cầu của du khách. Đầu thời kỳ cận đại thì phương Đông rất hấp dẫn du khách vì ở đây có những đền đài nguy nga, lăng tẩm nhiều nơi được xét là kỳ quan thế giới. Cuối thế kỷ 20 đặc biệt là những năm 50 đến nay sự hấp dẫn lại là Châu Âu, Bắc Mỹ bởi vì ở đó có những ngôi nhà chọc trời, ôtô, rượu Sâm banh, Sữa. Thời kỳ này du khách rất chuộng vùng biển Địa Trung Hải, Italia, Pháp, Hawai... Con người có xu hướng xa lánh nhịp sống ồn ào ở các đô thị, sự ô nhiễm môi trường, sự huỷ diệt ở các vùng do hậu quả của chiến tranh và nạn phá rừng, việc chặt che trong đầu tư tôn tạo các vùng đô thị cổ, các di tích lịch sử chính là một trở ngại đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, ngành du lịch nói riêng vì vậy mà con người tìm đến du lịch văn hóa, trở về quá khứ của mình.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá hiện nay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là sợi chỉ đỏ trong đường lối văn hoá của Đảng ta, bởi vì nói đến Việt Nam vừa được thế giới công nhận là nước có tình hình an ninh chính trị ổn định nhất, điều đó sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thu hút du khách. Theo báo cáo của Sở du lịch Hà nội trong 6 tháng đầu năm 2001 có 310729 du khách quốc tế của 155 nước đến Hà nội trong đó 6851 Việt kiều chiếm 25,5% tổng số lượt khách quốc tế của cả nước nếu so cùng kỳ năm 2000 tăng 55,5% trong đó khách Trung Quốc vẫn là đông nhất với 97156 lượt khách, chiếm tỷ trọng 32,95%. Sau đó là khách người Pháp 42227 người chiếm tỷ trọng 14,3%. Khách Nhật 28961 người chiếm tỷ trọng 9,8%, Mỹ chiếm 19619 chiếm tỷ trọng 6,7%. Ngoài ra ảutalia, Anh, Đài Loan, Đức, Đan Mạch, Canada 4800 đến 14 600 chiếm 1,6-5%.Theo con số thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, kể từ năm 2000, số khách du lịch Việt kiều đến Hà Nội là 10.711 nghìn khách, đến cuối năm nay, lượng khách này đã tăng lên đến 57.753 nghìn, trong đó từ 2005-2006 tăng mạnh nhất, từ 29.486 - 57.753 nghìn khách.
Với tổng doanh thu đạt 2500 tỷ đồng. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay việc giữ gìn bản sắc dân tộc là sợi chỉ đỏ trong đường lối văn hoá của Đảng ta bởi vì nói đến văn hoá là nói đến dân tộc miền Bắc đã trải qua hàng ngàn năm sinh tử trong gian truân, vất vả nhân dân các dân tộc đã sáng tạo nâng cao, bảo tồn, chắt chiu để có những công trình kiến trúc đến chùa, miếu mạo, phong tục tập quán lế hội...
Ta có thể khẳng định rằng du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa vào một nền tảng văn hoá và ngược lại nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực rỡ của nền văn hoá nhân loại tạo ra sự cần thiết xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá làm cho các dân tộc ngày càng hiểu nhau hơn. Nhưng du lịch không chỉ dừng lại ở thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, ngắm nhìn các công trình văn hoá, tìm hiểu các di tích lịch sử để cảm thụ mà du lịch còn là một hoạt động khám phá sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá.
Khi nói đến văn hoá du lịch không có ý nghĩa rằng du lịch là chỗ dựa duy nhất của sự phát triển văn hoá, không nhận thức rõ rằng điều này thì vô tình phát triển chỉ có thể thành công xét về kinh tế, còn sẽ thất bại về việc giữ gìn bản sắc dân tộc do sự tiếp xúc với du khách từ các miền khác đến du lịch phát triển văn hoá là ngành kinh tế mũi nhọn đó là một định hướng đúng của Đảng và Nhà nước văn hoá chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch và du lịch văn hoá phải tạo ra một môi trường văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, làm sống lại các giá trị văn hoá truyền thống, giữ vững sự ổn định chính trị và an ninh xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm du lịch tốt... Nhằm tạo ra sức hấp dẫn với khách thập phương.
Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá thì càng phải làm giàu thêm bản sắc truyền thống dân tộc, nhưng văn hoá phải thật sự là yếu tố nhân bản, là những yếu tố vô hình và hữu hình cái gọi là vô hình đó chính là sự chuyển hoá các năng lực tinh thần của con người vào hoạt động kinh doanh, đó chính là văn hoá (tài sản vô hình trong du lịch bao gồm các yếu tố chính như thông tin và khoa học kỹ thuật trong điều kiện. Tổ chức bộ máy là một yếu tố nghệ thuật và quản lý du lịch, sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty sản phẩm du lịch, tuyệt nhiên văn hoá không phải là những gian hàng bán sách, bán văn hoá phẩm và đặc sản của mỗi vùng, mỗi miền. Văn hoá du lịch bền bỉ tích góp, gạn lọc muôn ngàn tinh hoà từ muôn nẻo, không ngừng chuyển tải, giao lưu, biến đổi và nâng cao để góp phần vào sự giàu có và cường thịnh về nền văn hoá, kinh tế xã hội của dân tộc, của đất nước. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy du lịch vươn lên, tạo đà cho du lịch ngày càng phát triển đem lại hiệu qủa to lớn và ổn định cho nền kinh tế. Nó có hiệu qủa là càng tăng giá trị văn hoá- văn minh bản sắc dân tộc thì hiệu qủa kinh doanh du lịch này càng cao. Nhận biết được vấn đề đó các nhà kinh doanh du lịch, các nhà quản lý kinh tế phải không những kiểm tra ngăn chặn những vật phi văn hoá bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là xây dựng tạo ra để hấp dẫn từ bản sắc dân tộc, thuần phong mỹ tục dân tộc được bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá kiến trúc.
1.2.3. Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá:
Sự phát triển du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung đòi hỏi phải c ó những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan cần thiết nhất định (xem sơ đồ sau)
điều kiện chung
điều kiện đặc trưng
điều kiện thời gian
điều kiện nguồn khách
điều kiện nền kinh tế đất nước
điều kiện cơ sở hạ tầng
điều kiện chính trị và an toàn
điều kiện tài nguyên du lịch
điều kiện sẵn sàng đón khách
điều kiện về môi trường v¨n ho¸
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Các tài nguyên du lịch nhân tạo
điều kiện về tổ chức
điều kiện về mặt kỹ thuật
điều kiện về mặt kinh tế
Các tài nguyên có giá trị lịch sử
Tài nguyên có giá trị kiến thức
Các tài nguyên có giá trị văn hoá
Các tài nguyên có giá trị nghệ thuật quần chúng
Các thành tựu sự kiện kinh tế chính trị xã hội
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ
Kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh cao cấp không thể tách rời văn hoá vì xét cho cùng thì du lịch là hoạt động văn hoá. Văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội đồng thời nó cũng là nhu cầu đặc trưng của con người khi đi du lịch do vậy văn hoá là yếu tố quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch vì nó giải quyết nhu cầu về nhận thức thẩm mỹ. Có nghĩa là điểm đến du lịch nên đi phải có cái gì cho người ta xem và người ta làm. Xét về hai khía cạnh: người đi du lịch và những nhà kinh doanh du lịch để phát triển du lịch văn hoá thì yếu tố đó là tài nguyên văn hoá.
- Khách du lịch: Với ước muốn tìm tòi, hiểu biết thêm về những giá trị văn hoá, tinh thần của một dân tộc, một vùng, một địa phương nào đó và do vậy họ sẽ đến với du lịch văn hoá, du lịch văn hoá chỉ có thể phát triển ở một vùng, một địa phương, một đất nước nếu ở đó đã có tài nguyên văn hóa đa dạng phong phú, độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc kết hợp với một số yếu tố khác tạo nên những địa điểm du lịch văn hóa đầy hấp dẫn thu hút. Chính những yếu tố đó đã đưa khách du lịch tìm đến những nơi có tài nguyên văn hoá lôi cuốn và do đó tài nguyên văn hoá là yếu tố quan trọng nhất đối với lưu lượng đi du lịch văn hoá ngày càng tăng của khách du lịch
- Nhà kinh doanh: mục đích là thu hút được nhiều khách tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu về các lĩnh vực văn hoá... để từ đó có được doanh thu cao, lợi nhuận lớn, muốn đạt được mục đích đó để phục vụ khách du lịch đến tham quan tìm hiểu thì điều kiện đầu tiên là phải có tài nguyên du lịch thì mới có thể điều kiện du lịch được . Khi có tài nguyên du lịch thì khách mới có ước muốn tham quan và do đó các nhà kinh doanh du lịch mới có thể thu hút được lợi nhuận từ đây, ngành du lịch cũng vì thế mà phát triển hơn.
Để phát triển du lịch văn hoá thì cũng cần phải có tài nguyên văn hóa, đây là yếu tố quyết định, tài nguyên văn hóa với đặc điểm kỳ diệu thú vị, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhằm thoả mãn trí tò mò cũng như phần nào đó đáp ứng được lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tài nguyên văn hoá bao gồm những tài nguyên có giá trị về văn hoá phi vật chất, nguồn tiềm năng du lịch phong phú đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống: tuồng, chèo, múa rối nước, dân ca, quan họ, hát xẩm, ca trù... hết sức độc đáo. Đó là những nét đặc sắc dân gian và huyền thoại của các lễ hội, điển hình nhất là những nét đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn, cốt cách của người Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng.
Khác với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá không hề bị can thiệp nếu chúng ta biết duy trì, tôn tạo, bảo vệ và phát triển đừng để chúng bị suy thoái theo thời gian và không gian, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên văn hoá cho phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn hiện nay và trong tương lai.
Vào thời đại toàn cầu hoá đang gia tăng như ngày nay, việc bảo vệ, bảo tồn, lý giải và giới thiệu di sản và tính đa dạng văn hoá của bất kỳ một nơi hoặc khu vực nào là một thách đố quan trọng đối với mọi người ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, việc quản lý di sản đó, trong một khuôn khổ các chuẩn mực được quốc tế thừa nhận và được áp dụng thoả đáng thông thường lại là trách nhiệm của một cộng đồng riêng biệt hoặc một nhóm trông nom.
Một mục tiêu đầu tiên để quản lý di sản là phải thông báo ý nghĩa của di sản đó và sự cần thiết phải bảo vệ cho cộng đồng chủ nhà và cho các khách tham quan. Việc quản lý vật chất tốt, hợp lý, việc tiếp cận di sản về mặt trí tuệ hoặc về cảm xúc và việc phát triển văn hoá vừa là quyền lợi vừa là đặc quyền của một người. Việc quản lý phải bao hàm nghĩa vụ tôn trọng các giá trị của di sản, các quyền lợi hợp tình hợp lý của cộng đồng chủ nhà hiện nay, những người bản địa đang trông coi hoặc những chủ nhân sử hữu các tài sản lịch sử, phải tôn trọng cảnh quan và những văn hoá đã sản sinh ra di sản đó.
1.2.4. Các nguyên tắc trong phát triển Du Lịch Văn Hóa.
Nguyên tắc 1
Vì du lịch nội địa và quốc tế là một trong những phương tiện tốt nhất để trao đổi văn hoá nên việc bảo vệ cần phải tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng chủ nhà và các khách quan tham gia để họ thấy được và hiểu được trực tiếp di sản và văn hoá của cộng đồng đó.
- Di sản thiên nhiên và văn hoá là một nguồn lực vật chất và tinh thần cung cấp một cách tường thuật sự phát triển lịch sử. Nó có một vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại và phải làm cho công chúng tiếp cận được về mặt hình thể, trí tuệ hoặc cảm xúc. Các chương trình nhằm bảo vệ và bảo tồn các thuộc tính hình thể, các hình thái không nắm bắt được, các tính hiển thị văn hoá đương đại và bối cảnh rộng lớn cần phải làm cho cộng đồng chủ nhà và khách tham quan dễ dàng hiểu được và đánh giá được ý nghĩa của di sản, một cách hợp tình hợp lý và trong khả năng có được của di sản.
- Những dạng cá thể trong di sản thiên nhiên và văn hoá có những cấp độ ý nghĩa khác nhau, có dạng thì có giá trị toàn cầu, có tầm quan trọng quốc gia khu vực hoặc địa phương, các phương trình thể hiện phải trình bày ý nghĩa đó một cách thích hợp và dễ tiếp nhận cho cộng đồng chủ nhà và khách tham quan quan bằng những hình thức thích đáng, hấp dẫn sôi động và tương lai về giáo dục, truyền thống, công nghệ và cách giải thích riêng về các thông tin lịch sử, môi trường và văn hoá.
-Các công trình thể hiện và giới thiệu phải khuyến khích và tạo điều kiện cho công chúng có nhận thức ở trình độ cao phải có sự hỗ trợ cần thiết cho di sản thiên nhiên và văn hoá được tồn tại lâu dài.
-Các công trình thể hiện phải giới thiệu được ý nghĩa của các nơi có di sản, các truyền thống và tập tục văn hoá theo kinh nghiệm xưa và trong những dị biệt hiện thời của cộng đồng chủ nhà ở trong khu vực, kể cả của các nhóm văn hoá hoặc ngôn ngữ thiểu số.
Nguyên tắc 2
Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có thể xxx giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau.
-Các di sản có ý nghĩa đều có một giá trị tự thân đối với mọi người như thể là một nền tảng quan trọng cho vẻ đa dạng văn hoá và phát triển xã hội. Việc bảo vệ và bảo tồn lâu dài các văn hoá tồn tại, các nơi có di sản, các sưu tập tính toàn vẹn hình thể và sinh thái và bối cảnh môi trường của những loại đó phải là một cấu thành thiết yếu của các chính sách phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, lập pháp, văn hoá và phát triển du lịch.
-.Mối tương tác giữa các nguồn lực hoặc giá trị di sản và du lịch là động và luôn biến đổi, làm nảy sinh cả cơ hội lẫn thách đố, và có khẳ năng cả những xung đột. Các dự án, hoạt động và phát triển du lịch phải đạt được những kết quả tích cực và phải giảm thiểu những tác động bất lợi lên di sản và lối sống của cộng đồng chủ nhà, mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu và ước mong của khách tham quan.
-Các chương trình bảo vệ, thể hiện và phát triển du lịch phải được căn cứ trên một sự hiểu biết toàn diện các mặt đặc thù, thường là phức tạp hoặc xung đột, của ý nghĩa di sản ở riêng một nơi. Việc tiếp tục nghiên cứu và tham vấn để nâng cao hiểu biết và đánh giá đúng giá trị ý nghĩa đó là quan trọng.
-Việc duy trì tính xác thực của địa điểm di sản và các sưu tập là quan trọng. Đó là một yếu tố thiết yếu của ý nghĩa văn hoá của những loại hình này, như có thể thấy được hiển thị trong vật chất hữu thể, trong ký ức được tích luỹ và trong các truyền thống mờ mờ ảo ảo còn lại từ thời xưa. Các chương trình phải giới thiệu và lý giải tính xác thực của địa điểm và các trải nghiệm văn hoá để nâng cao hiểu biết và đánh giá đúng di sản văn hoá đó.
-Các dự án phát triển du lịch và xây dựng cấu trúc hạ tầng phải lưu ý đến các chiều kích thẩm mỹ, xã hội và văn hoá, các cảnh quan thiên nhiên và văn hoá, các đặc trưng đa dạng sinh học, và phạm vi bao quát rộng lớn hơn cả các địa điểm di sản. Ưu tiên cần được dành cho việc sử dụng vật liệu địa phương và cần lưu tâm đến các phong cách kiến trúc địa phương hoặc các truyền thống bản xứ.
-Trước khi các địa điểm di sản được xúc tiến hoặc phát triển cho du lịch mở rộng, các dự án quản lý phải đánh giá các giá trị thiên nhiên và văn hoá của nguồn lực. Rồi phải xác lập thoả đáng những giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được, đặc biệt là về tác động của số lượng khách tham quan lên các đặc trưng hình thể, tính toàn vẹn, sinh thái và tính đa dạng sinh học của địa điểm, sự lui tới của người địa phương, hệ thống vận tải và phúc lợi xã hội, kinh tế và văn hoá của cộng đồng chủ nhà. Nếu mức độ có khả năng thay đổi mà không chấp nhận được thì dự án phát triển phải thay đổi.
-Phải có những chương trình đánh giá tiếp tục để đánh giá những tác động tiến bộ của hoạt động và phát triển du lịch trên riêng một địa điểm hoặc một cộng đồng.
Nguyên tắc 3
Lên kế hoạch Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản phải đảm bảo cho du khách sẽ cảm nhận được là bỏ công, là thoải mái, là thích thú.
-Các công trình bảo vệ du lịch phải giới thiệu có chất lượng cao để làm cho khách đến có một hiểu biết lạc quan về các đặc trưng có ý nghĩa của di sản và sự cần thiết phải bảo vệ chúng khiến cho người khách có thể thích thú đến một cách thoả đáng.
-Các khách đến tìm hiểu di sản có thể đi theo cách riêng của họ, tuỳ họ chọn. Những đường giao thông riêng có thể là cần thiết để giảm thiểu những tác động lên tính toàn vẹn và kết cấu hình thể của địa điểm, lên các đặc trưng thiên nhiên và văn hoá của địa điểm.
-Tôn trọng tính thiêng liêng của những nơi chốn thần linh, các tập tuc và truyền thống là một điều lưu ý quan trọng đến với những người quản lý di tích, các khách tham quan các nhà hoạch định chính sách các nhà lập kế hoạch và những người điều hành du lịch. Các khách đến sẽ được khuyến khích ứng xử như là những khách mời, tôn trọng giá trị và lối sống của cộng đồng chủ nhà, loại bỏ trộm cắp hoặc buôn bán phi pháp di sản văn hoá và xử lý đúng đắn để sẽ còn được chào đón lại lần sau, nếu họ trở lại.
-Lập kế hoạch cho các hoạt động du lịch cần phải cung cấp được những tiện nghi thoả đáng cho khách được thoải mái, an toàn, khoẻ khoắn làm tăng thêm thích thú cho khách song không được gây tác động có hại cho những nơi có ý nghĩa hoặc những đặc trưng sinh thái.
Nguyên tắc 4
Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch.
-Phải tôn trọng quyền và lợi ích của cộng đồng chủ nhà, ở cấp độ khu vực và địa phương, của chủ sở hữu tài sản và của những người bản địa nếu có quyền thực thi quyền và trách nhiệm có tính truyền thống trên khoảnh đất riêng của mình và trên các di chỉ có ý nghĩa trên khoảnh đất đó. Họ phải được tham gia vào việc xác lập mục đích, chiến lược, chính sách và thủ tục xác định, bảo vệ, quản lý, giới thiệu và thể hiện có nguồn lực di sản của họ, các tập tục văn hoá về các biểu thị văn hoá đương thời, trong phạm vi du lịch.
-Nếu di sản ở một địa điểm hoặc khu vực nào đó có một tầm cỡ toàn cầu, thì các yêu cầu và nguyện vọng của một số cộng đồng hoặc người dân bản địa muốn giới hạn hoặc hướng việc tiếp xúc vật thể, tâm linh hoặc trí tuệ vào những tập tục văn hoá, tri thức tín ngưỡng, hoạt động, di vật hoặc di chỉ nào đó cần phải được tôn trọng.
Nguyên tắc 5
Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà.
- Người làm chính sách phải đề xuất các biện pháp nhằm phân phối công bằng lợi lộc của du lịch cho đất nước hoặc khu vực liên quan để nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội ở nơi đó và để đóng góp vào việc xoá đói đâu cần thiết.
-Việc quản lý bảo vệ và các hoạt động du lịch phải cung cấp được lợi lộc và kinh tế, xã hội văn hoá cho nam và nữ của cộng đồng chủ nhà hoặc địa phương, ở tất cả các cấp, thông qua giáo dục, đào tạo và tạo ra các cơ hội có việc làm thường xuyên.
-Một tỷ lệ đáng kể của thu nhập có được từ các chương trình du lịch các địa điểm di sản phải được đem trợ cấp cho việc bảo vệ bảo tồn và giới thiệu các địa điểm đó, bao gồm cả khung cảnh thiên nhiên và văn hoá nơi đó. Nếu có thể, khách tham quan sẽ góp ý kiến về vấn đề trợ cấp thu nhập này.
-Các chương trình du lịch phải khuyến khích giáo dục và việc làm cho các hướng dẫn viên và chỗ đứng của các phiên dịch từ cộng đồng chủ nhà để nâng cao kỹ năng của người dân địa phương trong sự thể hiện và giải thích các giá trị văn hoá của họ.
-Các chương trình thể hiện và giáo dục về di sản cho dân chúng của cộng đồng chủ nhà cần khuyến khích sự tham gia của những người thể hiện ở địa phương. Những chương trình đó phải nâng cao được tri thức và lòng tôn trọng của dân chúng địa phương đối với di sản của họ, khuyến khích họ trực tiếp quan tâm đến việc chăm nom và bảo vệ di sản đó.
-Việc quản lý sự bảo vệ và các chương trình du lịch cần phải bao gồm cả những cơ hội giáo dục và đào tạo cho những người làm chính sách, những người lập kế hoạch, những nhà nghiên cứu, những người thiết kế, những kiến trúc sư, những người thể hiện, những người bảo vệ và các điều hành viên du lịch các người tham gia cần được khuyến khích tìm hiểu và giúp giải quyết kịp thời những biện pháp đối lập nhau, những cơ hội thuận lợi và những vấn đề khó khăn của đồng nghiệp mình.
Nguyên tắc 6
Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hoá.
-Các chương trình xúc tiến du lịch phải đưa ra được những dự tính hiện thực và chịu trách nhiệm thông báo cho các du khách có khả năng đến thăm và những đặc trưng di sản riêng của địa điểm hoặc đặc điểm của cộng đồng chủ nhà, qua đó khuyến khích du khách có ứng xử một cách thoả đáng.
-Các địa điểm và sưu tập di sản có ý nghĩa cần phải được quảng bá và quản lý tốt để bảo vệ tính xác thực của chúng và nâng cao hứng thú tìm hiểu của khách bằng cách giảm thiểu những cuộc viếng thăm lúc dày đặc lúc thưa thớt và tránh những cuộc viếng thăm quá ư đông đảo vào cùng một lúc.
-Các chương trình xúc tiến du lịch cần phải có kế hoạch phân bố rộng rãi lợi lộc để tránh sức ép lên những địa điểm có tính phổ biến hơn bằng cách khuyến khích du khách đếm thăm thú rộng rãi hơn các đặc trưng khác nhau của di sản thiên nhiên và văn hoá trong vùng hoặc trong địa bàn.
-Việc xúc tiến, phân bố và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm khác cần phải được tái phân phối về mặt xã hội và kế toán cho cộng đồng chủ nhà song phải đảm bảo tính toàn vẹn văn hoá của họ không được xuống cấp.
II> ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NÔI.
2.1. Văn hóa Thăng Long.
2.1.1. Hào khí Thăng Long.
Sống ở trung tâm và đầu não chính trị của cả nước, người Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử. Nhưng âm thanh chủ đạo của ngàn năm qua vẫn là tiếng nói hào hùng, là hào khí Thăng Long. Cái hào khí đó tạo nên cái âm vang chung từ bài thơ thần của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, "Hịch tướng sĩ văn" của Trần Hưng Đạo... cho đến “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Cái hào khí đó được thể hiện trong tinh thần “Sát thái” của quân sĩ thời Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, trong tinh thần của Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than (thời nhà Trần đánh Nguyên Mông), trong khẩu hiệu "Không gì quý hơn độc lập tự do" và trong tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" ở thời đại Hồ Chí Minh, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Sống trong môi trường vốn là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước, là nơi mà sự nghiệp giáo dục sớm phát triển, nơi có trướng đại học đầu tiên, nơi chế độ thi cử để tu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11839.doc