Tài liệu Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020: ... Ebook Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020
179 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM
W X
MAI THÒ AÙNH TUYEÁT
PHAÙT TRIEÅN DU LÒCH
TÆNH AN GIANG NAÊM 2020
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ
TP. HOÀ CHÍ MINH NAÊM 2007
2
MỞ ĐẦU
1/. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Con người có ba nhu cầu bao gồm nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ
và nhu cầu phát triển. Ngày nay, cuộc sống đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng
buộc của nhu cầu sinh tồn, hướng đến thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát
triển, là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người. Nền kinh tế phát
triển, thu nhập người dân nâng lên, sức sản xuất của xã hội hiện đại phát triển
nhanh chóng, tác động trực tiếp đến nhịp điệu sinh hoạt của xã hội con người
ngày càng mau lẹ. Vì vậy mọi người sau thời gian làm việc và học tập khẩn
trương, cần phải khôi phục thể lực, thư giãn tinh thần để nâng cao hiệu suất
công việc. Do đó hoạt động du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống xã hội. Với mức đóng góp của ngành du lịch hiện
nay, ngành du lịch được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mang lại
hiệu quả cao của thế giới. Đối với Việt Nam phát triển du lịch là giải pháp tốt
nhất trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, tăng thu nhập
người dân một cách hiệu quả.
Tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có cơ sở hạ tầng
phát triển, miền đất được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với
nhiều phong cảnh, chùa chiền đậm đà dấu ấn văn hóa và lịch sử cách mạng
như: Núi Sam-Chùa Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động, Thủy Đài
Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, Đồi Tức Dụp, Dốc Bà Đắt anh hùng trong
chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác. Với những tiềm
năng phong phú về lợi thế phát triển du lịch, tỉnh An Giang xác định từng bước
đưa ngành du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực
trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trên cơ sở tận
dụng tiềm năng sẳn có kết hợp sự đầu tư đúng mức và sự hỗ trợ, quan tâm của
nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển.
Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh An Giang có những bước phát
triển, nhưng so với lợi thế thì mức độ khai thác, phát triển chưa cao. Công tác
quản lý còn nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản
3
phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, nguồn nhân lực phục
vụ du lịch còn thấp và khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế...Các công trình
đã nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh An Giang như Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2010 và một số công trình nghiên cứu
khác có liên quan đến phát triển du lịch tỉnh An Giang chưa đi sâu vào nghiên
cứu một cách hệ thống và xây dựng phương pháp luận về phát triển du lịch,
chưa khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng du lịch tỉnh An Giang,
đặc biệt là chưa định hướng rõ nét phát triển du lịch tỉnh An Giang trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh
An Giang hiện nay thì việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển du lịch tỉnh An Giang
đến năm 2020 “ trên cơ sở khảo sát đánh giá và đề ra giải pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch tỉnh An Giang là điều rất cấp thiết. Nhằm nghiên cứu làm rõ nét
những vấn đề lý luận và thực tiển về phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu
hóa và nền kinh tế tri thức. Từ đó xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển
du lịch phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang, định hướng cho
ngành du lịch những bước đi hiệu quả nhất, tác động chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh thông qua việc xác định một cách đúng hướng về cách nhìn, cách
làm ăn và phải có cách đối phó đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
2/. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung cơ bản về du
lịch. Phân tích quá trình, thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang để
đề ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang đến
năm 2020.
- Đối tượng: Đề tài nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng phát triển
của ngành du lịch tỉnh An Giang trên cơ sở xác định ngành du lịch là ngành
kinh tế tổng hợp, liên ngành để đề xuất những giải pháp chiến lược nhằm phát
triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.
- Phạm vi:
+ Phạm vi không gian: Được giới hạn trên địa bàn tỉnh An Giang trong
mối quan hệ với các vùng lân cận.
4
+ Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu sâu về hoạt động du lịch của
tỉnh An Giang giai đoạn 2000-2005 và đề xuất các giải pháp thực hiện giai
đoạn 2006-2020.
Bên cạnh, do hoạt động du lịch chịu tác động mạnh và không ngừng
biến động theo thời gian và xu thế của thời đại. Vì vậy, đề tài sẽ cố gắng không
ngừng nắm bắt những vận động phát triển hệ thống du lịch theo hướng hội
nhập, toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức để đề xuất các giải pháp phát triển du
lịch tỉnh An Giang một cách hiệu quả nhất.
3/. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp nhiều phương pháp
khác nhau làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện luận án: Phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra, phương pháp thu
thập và xử lý thông tin, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tư liệu...
Nguồn tài liệu nghiên cứu gồm các thông tin, số liệu, văn bản có liên
quan đến phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa, bổ sung, vận dụng,
tổng hợp các kết quả đó để đưa ra nhận định chung có liên quan đến việc phát
triển ngành du lịch.
4/. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU:
- Luận án làm rõ nét những vấn đề lý luận và thực tiển về phát
triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức như : những lý
luận cơ bản về du lịch, khái niệm, đặc tính của phát triển du lịch, các loại hình
du lịch chủ yếu, khái niệm những điều kiện cấu thành các loại hình du lịch
...Từ đó, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch phù hợp với bối
cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang.
5
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch, để
đánh giá và sử dụng chúng như một công cụ trong xây dựng các giải pháp phát
triển du lịch của tỉnh An Giang.
- Tổng hợp những kinh nghiệm một số nước trên thế giới thành công
trong phát triển du lịch, liên hệ hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam cụ thể tỉnh
An Giang để đề xuất những giải pháp phát triển du lịch một các phù hợp và
hiệu quả nhất. Đồng thời, đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch
tỉnh An Giang trong thời gian qua làm cơ sở đề xuất giải pháp và kiến nghị
nhằm thúc đẩy ngành du lịch tỉnh An Giang
5/. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và vai trò của chúng đối với phát
triển kinh tế - xã hội.
Chương 2 : Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong thời
gian qua.
Chương 3: Các giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến
năm 2020.
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH.
1.1. DU LỊCH, PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
1.1.1. Khái niệm du lịch:
Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều
cách khác nhau. Quan niệm về du lịch theo cách tiếp cận phổ biến cho rằng du
lịch là một hiện tượng trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch hầu
như vẫn được xem là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ
xem đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế-xã hội. Trong thời
kỳ này, du lịch như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc
sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ
mục đích tìm kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi
khác.
Du lịch là một hệ thống tinh thần và vật chất trong đời sống xã hội, là
một loại hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp. Du lịch do ba yếu tố cơ bản là du
khách, tài nguyên du lịch và ngành du lịch cấu thành. Lữ hành và du lịch đã có
từ lâu, trãi qua quá trình phát triển lâu dài, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau,
hoạt động lữ hành và du lịch có các hình thức biểu hiện và đặc trưng khác
nhau. Lịch sử phát triển du lịch trên thế giới nói chung khái quát thành ba giai
đoạn: Lữ hành thời cổ ( trước những năm 40 của thế kỹ XIX), du lịch cận đại (
từ những năm 40 của thế kỹ XIX đến chiến tranh thế giới thứ hai), ba là du lịch
hiện đại ( sau chiến tranh thế giới thứ hai). Sau chiến tranh thế giới lần thứ II,
ngành du lịch phát triển mạnh và trở thành một trong những ngành có tốc độ
phát triển nhanh và ổn định của kinh tế thế giới.
7
Qua nhiều thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch có những thay đổi
để phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch. Có nhiều định nghĩa, nhưng
theo giáo sư Hangiker và Kraff định nghĩa tại Hội nghị lần thứ V của các nhà
khoa học trong lĩnh vực du lịch của thế giới thừa nhận là: “ Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời
của cá thể, nơi họ lưu trú không phải là nơi họ ở thường xuyên và là nơi làm
việc để kiếm tiền”.
Theo Luật du lịch Việt Nam: “ Du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định”.
Từ khái niệm trên, cho chúng ta nhận định rằng du lịch không chỉ đơn
thuần của một hoạt động mà là tổng hoà nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy
sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài
nguyên du lịch và ngành du lịch. Nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố
dẫn đến sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch. Đối tượng trực tiếp của
hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm. Sự tiếp xúc qua lại và tác
động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một cơ chế
thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm
trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch,
làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dùng của người du lịch và khai
thác có hiệu quả tài nguyên du lịch.
Bên cạnh, du lịch là một hoạt động của con người không phải nơi cư trú
thường xuyên, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ
dưỡng trong một thời gian nhất định. Đồng thời, từ khái niệm về du lịch cho ta
thấy rõ hơn du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa khách du lịch, tài nguyên
du lịch và ngành quản lý du lịch, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát
triển hoặc ngược lại của chủ thể này sẽ tác động trực tiếp đến các chủ thể còn
lại. Chính vì thế, ngành du lịch cần phải có những giải pháp đồng bộ tác động
lên các chủ thể này mới đảm bảo đưa hoạt động ngành du lịch phát triển một
cách bền vững.
8
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch :
Việc xác định ai là du khách ( khách du lịch) có nhiều quan điểm khác
nhau, để phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan và lữ khách dựa vào 3
tiêu thức: Mục đích, thời gian, không gian chuyến đi.
Theo nhà kinh tế học người Anh, ông Ogilvie cho rằng: “ khách du lịch
là tất cả những người thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong
khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà
không kiếm tiền ở đó”. Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa làm rõ được
mục đích của người đi du lịch và qua đó để phân biệt được với những người
cũng rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng lại không phải là khách du lịch.
Nhà xã hội học Cohen quan niệm: “ Khách du lịch là một người đi tự
nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới
lạ và sự thay đổi thu nhận được từ một chuyến đi tương đối xa và không
thường xuyên”.
Năm 1937 Ủy Ban Thống kê Liên Hiệp quốc đưa ra khái niệm về du
khách quốc tế như sau: “ Du khách quốc tế là những người thăm viếng một
quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là
24 giờ”.
Tuy nhiên, trong thực tế lượng khách tham quan giải trí trong thời gian ít
hơn 24 giờ ngày càng nhiều và không thể không tính đến tiêu dùng của họ
trong thống kê du lịch, do đó đã nãy sinh ra khái niệm về khách tham quan.
Khách tham quan là những người đi thăm và giải trí trong khoảng thời gian
dưới 24 giờ.
Từ những khái niệm trên, cho ta nhận định rằng khách du lịch (du khách)
là những người đi vì lý do giải trí, lý do sức khỏe, gia đình…, những người đi
tham gia các hội nghị, hội thảo của các tổ chức, các đại hội thể thao…hoặc
những người đi với mục đích kinh doanh công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kết
hợp đồng…). Những người không được xem là khách du lịch quốc tế là những
người đi sang nước khác để hành nghề, những người tham gia vào các hoạt
động kinh doanh ở nước đến (có thu nhập ở nước đến), những người nhập cư,
các học sinh sinh viên đến để học tập, những cư dân vùng biên giới, những
người cư trú ở một quốc gia và đi làm ở quốc gia khác, những người đi xuyên
qua một quốc gia và không dừng lại cho dù cuộc hành trình kéo dài trên 24 giờ.
9
Như vậy, với khái niệm này về mặt thời gian khách du lịch quốc tế là
những người có thời gian thăm viếng (lưu lại) nước đến ít nhất là 24 giờ. Sở dĩ
như vậy vì các du khách phải lưu lại qua đêm và phải chi tiêu một khoản tiền
nhất định cho việc lưu trú.
* Phân loại về du khách :
Từ ngữ “du khách” xuất hiện sớm nhất trong từ điển Oxford bằng tiếng
Anh xuất bản năm 1811, có ý nghĩa là “ du khách từ ngoài tới với mục đích
tham quan du ngoạn”.
Du khách là chủ thể của hoạt động du lịch, chiếm vị trí quan trọng trong
hoạt động du lịch là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản của khai thác
kinh doanh, phục vụ của ngành du lịch, đồng thời đây là nơi chủ yếu để ngành
du lịch thu được lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích văn hóa và là điều kiện
cơ bản và tiền đề để phát triển.
Căn cứ vào phạm vi khu vực, mục đích du lịch, độ tuổi khách du lịch,
mức chi tiêu của khách du lịch, mục đích đi du lịch, hình thức, phương tiện,
nguồn chi tiêu của khách du lịch. Từ đó, du khách được chia làm các loại như:
Phân theo phạm vi gồm du khách quốc tế, du khách trong nước; Phân theo mục
đích du lịch gồm du khách tiêu khiển, du khách đi công tác, du khách gia đình
và việc riêng; Phân chia theo tuổi tác gồm du khách cao tuổi, du khách trung
niên, du khách thanh thiếu niên; Phân chia theo mức chi tiêu gồm du khách
hạng sang, du khách kinh tế; Phân chia theo nội dung hoạt động gồm du khách
tham quan, du khách nghỉ phép, du khách hội nghị, du khách điều dưỡng, du
khách thể thao, du khách thám hiểm, du khách giao lưu văn hóa, du khách tôn
giáo ; Phân chia theo hình thức tổ chức gồm du khách tập thể, du khách cá
nhân, du khách bao trọn gói; Phân chia theo phương tiện giao thông được sử
dụng gồm du khách hàng không, du khách đường sắt, du khách ô tô, du khách
đường thủy; Phân chia theo nguồn chi phí gồm du khách tự túc, du khách được
tổ chức cấp kinh phí, du khách được thưởng.
Từ việc phân loại du khách trên, có ý nghĩa rất quan trọng sẽ giúp cho
các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch xác định rõ chủ thể du lịch là đối tượng nào để có sự phối hợp nhịp
nhàng, khai thác có hiệu quả, phù hợp của khách thể du lịch, môi giới du lịch,
10
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch và tác động cho hoạt
động du lịch có hiệu quả.
1.1.3. Phân loại du lịch :
Hiện nay chưa có tiêu chuẩn thống nhất để phân loại du lịch, ngành du
lịch thế giới đang phát triển nhanh, số người tham gia hoạt động du lịch ngày
càng đông. Mỗi người đều căn cứ vào điều kiện kinh tế, thời gian nhàn rỗi và
mục đích du lịch của mình để xác định hình thức du lịch khác nhau. Cùng với
sự phát triển không ngừng của du lịch, phạm vi hoạt động ngày càng có xu thế
phát triển, nội dung hoạt động ngày càng mở rộng và các loại hình du lịch cũng
dần dần tăng lên. Các loại hình du lịch có thể phân chia như sau:
- Phân loại theo mục đích du lịch: Theo sự phân loại về mục đích thăm
viếng của du khách ở Hội nghị du lịch quốc tế La Mã của Liên Hiệp Quốc, du
lịch được chia ra: du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng
bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch thăm viếng người thân, du lịch
tôn giáo, du lịch thể dục thể thao và các du lịch khác.
- Phân chia theo phạm vi khu vực: Căn cứ vào phạm vi khu vực có thể
chia du lịch thành: du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Du lịch trong nước là
chỉ du lịch do cư dân trong nước rời khỏi nơi cư trú của mình tới một nơi khác
trong nước để du lịch. Du lịch quốc tế là chỉ cư dân của một nước vượt đường
biên giới quốc gia tới một hoặc vài nước khác để tiến hành du lịch.
- Phân chia theo nội dung du lịch:
Du lịch công vụ: Khách nước ngoài nhận lời mời đến thăm viếng,
đàm phán ngoại giao... được xếp một hoặc vài hoạt động du lịch.
Loại du lịch này tuy chiếm tỉ trọng không lớn trong lợi ích kinh tế
của ngành du lịch quốc tế, nhưng cùng với sự tăng lên của sự giao
lưu quốc tế, số người có nhu cầu sẽ tăng lên, do đó cần xem đây là
một hình thức du lịch quan trọng.
Du lịch thương mại: Thương nhân nước ngoài đến một nước để
tìm hiểu thị trường, kết giao với các nhân sĩ, đàm phán mậu dịch,
trong đó có ăn ở khách sạn, mời tiệc, xã giao, du ngoạn đã trở
thành bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du lịch ngày
nay.
11
Du lịch du ngoạn: Đến nơi khác để thưởng ngoạn phong cảnh
thiên nhiên và phong thổ nhân tình, thông qua lữ hành đạt được sự
hưởng thụ cái đẹp, được vui vẻ, nghỉ ngơi. Đó là hình thức du lịch
chủ yếu nhất hiện nay.
Du lịch thăm viếng người thân: Nước ngoài còn gọi là du lịch
tìm cội nguồn. Những năm gần đây, số người du lịch tìm cội
nguồn và thăm viếng người thân ngày càng tăng, trở thành hình
thức du lịch đặc biệt.
Du lịch văn hóa : Những người tiến hành du lịch văn hóa phần
lớn là những người có học. Họ đến một nơi khác để tìm hiểu văn
vật cổ tích, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ
thuật giáo dục với mục đích khảo sát văn hóa và giao lưu văn hóa.
Du lịch hội nghị: Một số nơi tận dụng dịp tiếp đãi hội nghị gắn
hội nghị và du lịch với nhau tức là vừa hội nghị vừa du lịch. Đặc
điểm của loại du lịch này là địa vị của du khách cao, thời gian lưu
lại dài, khả năng mua sắm mạnh. Hình thức du lịch này đang phát
triển mạnh trên thế giới, trở thành một bộ phận chiếm tỉ trọng lớn
của thị trường du lịch quốc tế.
Du lịch tôn giáo: Đây là hình thức du lịch cổ xưa tiếp tục đến nay,
chủ yếu là kết quả của sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo phản
ảnh trên tư tưởng con người. Ở Trung Quốc và một số nước Đông
Nam Á có lịch sử lâu đời và hình thức kiến trúc phong phú đa
dạng đã thu hút các tín đồ tôn giáo tín ngưỡng khác nhau và đã thu
hút nhiều du khách đến tham quan du ngoạn.
Việc phân loại du lịch trên có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ giúp cho ta khai
thác lợi thế, tiềm năng du lịch, xác định được thế mạnh của cơ sở kinh doanh
du lịch, từ đó có thể xác định được cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du
lịch, tạo điều kiện đưa hoạt động ngành du lịch ngày càng phát triển tốt nhất.
1.1.4. Sản phẩm du lịch:
1.1.4.1. Khái niệm:
Khái niệm về sản phẩm du lịch cần được xác định một cách rõ ràng, đặc
biệt là trong những lĩnh vực du lịch. Một sản phẩm du lịch là một tổng thể
những yếu tố có thể thấy được hoặc không thấy được, nhưng lại làm thỏa mãn
cho những khách hàng nhất định.
12
Những đặc tính địa lý ( bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không gian
thiên nhiên…) cũng như hạ tầng cơ sở ( khách sạn, nhà hàng, đường bay…)
bản thân chúng không phải là một sản phẩm du lịch, nhưng chúng trở thành sản
phẩm du lịch trong những tình trạng nào đó.
Kotler và Turner đã định nghĩa về sản phẩm du lịch một cách rộng rãi
như sau: “ Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu,
sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể,
những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý
tưởng”.
Thường người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của sản phẩm du
lịch:
- Sản phẩm du lịch chính: Là nhu cầu cần thỏa mãn chính hoặc là phần
lợi ích của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn
một chỗ nghĩ mát, một điểm thể thao, một chuyến du hành đường thủy.
- Sản phẩm du lịch hình thức: Sản phẩm du lịch hình thức tương ứng với
sản phẩm du lịch mà nó có mặt lúc mua hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu
được cụ thể hóa những yếu tố hoặc những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà
hàng, trang thiết bị. Nó không còn là một sản phẩm ở trong khái niệm mà là
một thành phẩm có thương mại hóa và có ích hoặc được du khách tiêu thụ.
Chẳng hạn, nếu sản phẩm chủ yếu là một chỗ nghĩ mát, thì sản phẩm du lịch là
toàn bộ những khách sạn và dịch vụ thương mại ở trong khu nghĩ mát cũng như
những đặc tính kỹ thuật liên quan đến việc nghĩ mát.
- Sản phẩm du lịch mở rộng: Sản phẩm du lịch mở rộng là toàn bộ những
yếu tố liên quan đến người tiêu dùng, tức là du khách là tổng thể do các yếu tố
nhìn thấy cũng như không nhìn thấy cung cấp cho người du lịch, đặc biệt là
những lợi ích tâm lý như là cảm giác lạ, được xem là thành phần ưu tú, thượng
lưu…
- Sản phẩm du lịch mở rộng là một sản phẩm hoàn toàn thích hợp cho
khách hàng cuối cùng. Đó là hình ảnh hay cá tính của sản phẩm mà du khách
cảm nhận. Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố như kiến trúc, khí hậu, cảnh
quan…và những yếu tố tâm lý như bầu không khí, mỹ quan, cách sống, định
chế xã hội của khách hàng.
13
Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên
cứu vấn đề kinh tế du lịch. Trong hoạt động kinh tế du lịch, du khách bỏ ra một
thời gian và sức lực nhất định, chi tiêu một khoản tiền nhất định để mua của
người kinh doanh du lịch không phải vật cụ thể mà là sự thỏa mãn và hưởng
thụ nhiều hơn về tinh thần, là quá trình du lịch hoàn chỉnh một lần, trong đó
bao gồm nhiều loại dịch vụ do đích tới cung cấp. Quá trình du lịch một lần
như vậy tức là một sản phẩm du lịch, trong đó một hạng mục dịch vụ du lịch
như một giường ở phòng khách sạn, một bữa cơm trưa thịnh soạn được gọi là
sản phẩm du lịch. Có thể thấy sản phẩm du lịch là do nhiều hạng mục sản phẩm
du lịch hợp thành là sản phẩm vô hình mang đặc trưng hoàn chỉnh.
Theo chúng tôi, sản phẩm du lịch là một khái niệm tổng thể. Trong thực
tế kinh doanh, một loại sản phẩm du lịch thường do xí nghiệp và bộ phận du
lịch trực thuộc một số ngành nghề nhưng độc lập với nhau cung cấp, các xí
nghiệp và bộ phận này căn cứ vào tính chất của mình tự tổ chức dịch vụ đã
định xoay quanh thị trường mục tiêu riêng. Mặt khác, nhu cầu của du khách là
hoàn chỉnh, nơi du lịch chỉ thỏa mãn một số nhu cầu của họ về ở, ăn, đi lại, du
ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm…Nói cách khác, đối với quần thể du khách,
nơi đích tới du lịch chỉ có thể kết hợp một cách hữu cơ các sản phẩm du lịch
đơn lẻ mới có thể tạo ra sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu du khách. Sự ra
đời của Công ty du lịch và sự xuất hiện của du lịch trọn gói đã thích ứng với
yêu cầu khách quan này, họ kết hợp toàn bộ sản phẩm du lịch đơn lẻ thành sản
phẩm du lịch thỏa mãn các nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch.
Do đó, bất kể đối với cơ quan quản lý du lịch hay xí nghiệp du lịch, hiểu
được khái niệm du lịch một cách thiết thực và xây dựng ý thức sản phẩm du
lịch hoàn chỉnh đều hết sức cần thiết. Xét về nhu cầu, khi du khách tiến hành
quyết định nơi đích tới du lịch thì vấn đề họ quan tâm là sản phẩm du lịch hoàn
chỉnh chứ không phải sản phẩm du lịch đơn lẻ, sự đánh giá của du khách đối
với chất lượng sản phẩm du lịch cũng xuất phát từ điểm này. Vì thế thực sự
hiểu được khái niệm này sẽ có lợi cho việc phát triển lành mạnh của ngành du
lịch, có lợi cho sự tăng cường ý thức hợp tác của người kinh doanh du lịch,
cùng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra hình tượng du lịch hoàn
chỉnh tốt đẹp.
1.1.4.2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại yếu tố hợp
thành. Từ phía nơi đích tới du lịch , để thoả mãn các loại nhu cầu tiêu thụ của
14
du khách trong hoạt động du lịch, sản phẩm đơn lẻ do người kinh doanh du lịch
cung cấp cho thị trường du lịch chủ yếu bao gồm: nhà ở, giao thông du lịch,
cung cấp ăn uống, du ngoạn tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ
mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác.
Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, liên quan tới rất nhiều
ngành nghề, nhưng xét về ý nghĩa, các bộ phận hợp thành đều có thể chia ra:
vật hấp dẫn du lịch và dịch vụ du lịch …
Vật hấp dẫn du lịch: là vật đối tượng du lịch có sức thu hút hiện thực mà
người kinh doanh du lịch giới thiệu cho du khách, là nhân tố quyết định để hấp
dẫn du khách. Nó bao gồm tất cả mọi hiện tượng, sự vật, sự kiện tự nhiên và xã
hội tạo thành sức hấp dẫn đối với du khách, có thể mang lại nhiều hiệu quả và
lợi ích kinh tế và xã hội cho người kinh doanh du lịch .
Cơ sở du lịch: Là điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch. Để triển
khai hoạt động kinh tế du lịch cần xây dựng rất nhiều cơ quan lữ hành du
ngoạn, dựa vào điều kiện vật chất nhất định, trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp
dịch vụ cho du khách. Các cơ quan lữ hành du ngoạn này cùng với vật chuyển
tải vật chất của nó gọi chung là cơ sở du lịch. Cơ sở du lịch có thể chia thành
hai loại: cơ sở cơ bản du lịch trực tiếp phục vụ du khách và cơ sở hạ tầng du
lịch tuy không trực tiếp cung cấp dịch vụ cho du khách nhưng cung cấp dịch vụ
cho các bộ phận du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Từ đó cho thấy rằng, dịch vụ du lịch là hạt nhân của sản phẩm du lịch, sự
thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các dịch vụ mà
người kinh doanh du lịch cung cấp. Sản phẩm du lịch mà người kinh doanh du
lịch cung cấp cho du khách ngoài sản phẩm vật chất hữu hình như ăn uống,
phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ, tuy về tính chất có sự khác biệt,
nhưng về bản chất đều lấy sản phẩm vật chất hữu hình, vật tự nhiên và hiện
tượng xã hội vật thể chuyên chở để cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu
du lịch của du khách. Dịch vụ du lịch là một khái niệm hoàn chỉnh, là do các
dịch vụ đơn lẻ kết hợp làm thành, phải duy trì sự phối hợp tạo ra sự đánh giá
tốt của du khách về sản phầm du lịch hoàn chỉnh.
1.1.4.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, sản phẩm du lịch chủ
yếu có các đặc điểm:
15
- Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch : Được quyết định bởi tính xã
hội của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch. Hoạt động du
lịch là hoạt động trên nhiều mặt, bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn
hóa, chính trị, giao lưu dân gian và giao lưu quốc tế, ngoài ra nhu cầu của du
khách trong hoạt động du lịch cũng nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống
vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn. Tính
chất của hoạt động du lịch và đặc điểm khách quan trong nhu cầu của du khách
đòi hỏi sản phẩm du lịch phải có tính tổng hợp tương ứng trước thị trường du
lịch.
Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch biểu hiện trước hết là sản phẩm du
lịch kết hợp các loại dịch vụ du lịch liên quan cung cấp, nhằm thỏa mãn các
nhu cầu của du khách. Nó vừa bao gồm sản phẩm lao động và vật tự nhiên.
Đồng thời, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch còn biểu hiện ở chỗ việc sản
xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều ngành nghề và bộ
phận. Trong đó, vừa có giao thông du lịch và liên quan đến các bộ phận và
ngành nghề khác ngoài bộ phận du lịch, trong đó vừa có bộ phận sản xuất tư
liệu vật chất như kiến trúc, công nghiệp nhẹ, sản xuất nông sản phẩm, vừa bao
gồm một số bộ phận phi sản xuất vật chất như văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ
thuật…
- Tính không thể dự trữ: Là loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có
tính chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Do sản phẩm du
lịch không tồn tại trong quá trình sản xuất độc lập, kết quả sản xuất lại không
biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước
trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm. Sau khi du khách mua sản phẩm du
lịch, xí nghiệp du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời
gian quy định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán kịp thời thì không thể thực
hiện giá trị của nó tổn thất gây nên sẽ không thể bù đắp dược.
- Tính không thể chuyển dịch: Sản phẩm du lịch là hàng hóa có tính
tổng hợp do du khách tiêu thụ ở nơi đích tới du lịch. Trước hết do nội dung hạt
nhân của hoạt động du lịch biểu hiện thành hoạt động tham quan du ngoạn của
du khách ở đích du lịch, nên du khách chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản
xuất sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể
chuyển khỏi nơi sản xuất đi tiêu thụ ở nơi khác. Sản phẩm vật chất được
chuyển đến người tiêu thụ bằng phương tiện giao thông còn sản phẩm du lịch
16
lại thông qua phương tiện giao thông để chở người tiêu thụ tới. Trong quá trình
trao đổi sản phẩm du lịch không xãy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản
phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong
thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.
- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Khác với sản phẩm
nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch và lấy du khách tới đích du lịch làm
tiền đề. Chỉ khi du khách đến nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch
mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch
mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và
người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành. Trong ý nghĩa này, việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xãy ra trong cùng một lúc và cùng chổ.
- Tính dễ dao động: Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch
chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều
kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh
hưởng tới việc thực hiện giá trị sẩn phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm dễ dao động.
Như thế, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và
tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi._. sự kết hợp các yếu tố tự
nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương
nào đó. Do vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình ( hàng
hóa) và những yếu tố vô hình ( dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao
gồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Từ phân tích trên, theo chúng tôi có nhận định như sau :
- Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch, nơi đích tới du lịch tiến hành
quy hoạch toàn diện, sắp xếp điều chỉnh nhịp nhàng việc sản xuất và kinh
doanh sản phẩm du lịch là rất cần thiết. Mặc dù trong điều kiện kinh tế lấy điều
tiết thị trường làm chính nhưng vẫn không thể bỏ qua tác dụng thực hiện quản
lý toàn diện của ngành du lịch. Mỗi người kinh doanh du lịch đều phải nhận
thức được rằng chất lượng mỗi bộ phận của sản phẩm du lịch là cơ sở của hình
ảnh hoàn chỉnh của nơi du lịch.
- Đặc trưng tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong
sản xuất sản phẩm du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du
khách làm tiền đề, “Khách hàng là thượng đế”. Đồng thời phải tuân thủ quy
17
hoạch nhu cầu du lịch, tăng cường quan niệm kinh tế hàng hóa, vạch ra sách
lược kinh doanh đúng đắn, giải quyết tốt các quan hệ thị trường, cạnh tranh và
kiếm lãi.
- Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản
phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện qua việc thông tin về sản phẩm, nhờ thế dẫn
đến sự lưu động của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du
lịch sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lượng nhu cầu du lịch lớn hay nhỏ, Vì thế công
tác tuyên truyền và giới thiệu du lịch có ý nghĩa rất lớn, cần tận dụng phương
pháp khoa học và phương pháp hiện đại để đưa thông tin về sản phẩm du lịch
đến tay từng du khách tiềm năng, nâng cao hiệu quả và lợi ích của kinh tế du
lịch.
- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch khíến xí
nghiệp du lịch không thể kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm du lịch trước khi
du khách quyết định mua và tiêu thụ sản phẩm du lịch, điều đó đề ra yêu cầu
cao hơn đối với người sản xuất sản phẩm du lịch. Mặc dù tuyên truyền và thúc
đẩy tiêu thụ sản phẩm du lịch là nhân tố quan trọng của kinh doanh du lịch
thành công, nhưng công tác hạt nhân của kinh doanh du lịch vẫn là chất lượng
sản phẩm du lịch. Người kinh doanh du lịch phải tăng cường quản lý chất
lượng sản phẩm du lịch, không ngừng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và
năng suất hiệu quả dịch vụ, giữ vững sự thống nhất giữa hiệu quả xã hội và
hiệu quả kinh tế.
- Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản phẩm và tiêu thụ,
đích tới du lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ tệ, làm tốt quy hoạch
du lịch, xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố. Bộ
phận kinh doanh du lịch cần lấy sự thay đổi nhu cầu của thị trường du lịch làm
căn cứ, xác định sách lược kinh doanh, tiêu thụ linh hoạt, thúc đẩy việc thực
hiện giá trị sản phẩm du lịch.
Trong các nhân tố ảnh hưởng đặc điểm của chính sản phẩm du lịch tạo
nên. Bên cạnh, cũng chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài mà không thể
kiểm soát được tức hạn chế của nhân tố tạo nên. Trước hết, sản phẩm du lịch là
một loại sản phẩm mang tính tổng hợp, giữa các bộ phận kết hợp thành sản
phẩm du lịch có mối quan hệ tỷ lệ nhất định, sự tăng giảm của bất kỳ bộ phận
nào cũng đều ảnh hưởng đến sự vận hành thuận lợi của hoạt động kinh tế du
lịch, việc sản xuất sản phẩm du lịch có quan hệ mật thiết với các ngành nghề
18
liên quan, sự phát triển của ngành du lịch còn lệ thuộc vào sự phối hợp nhịp
nhàng lẫn nhau giữa ngành du lịch với các ngành nghề khác. Hơn nữa, việc sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch tất yếu liên quan tới các nhân tố nhiều mặt về
chính trị, kinh tế, xã hội, thiên nhiên của nơi đích tới du lịch và nơi nguồn
khách như cơ cấu nhân khẩu, trình độ phát triển của kinh tế quốc dân, quan hệ
quốc tế, chính sách của chính phủ, chiến tranh, hối suất, quan hệ mậu dịch. Đây
là các nhân tố mà ngành du lịch không kiểm soát được.
1.1.4.4. Sản phẩm đơn lẻ và sản phẩm tổng hợp:
Bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch. Sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp,
do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia
cung ứng.
Sản phẩm đơn lẻ: Là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thỏa
mãn một nhu cầu cụ thể của khách. Ví dụ một khách sạn có dịch vụ cho khách
du lịch thuê xe tự lái. Các nhà cung ứng có thể là khách sạn, có thể là nhà hàng,
có thể là hãng vận chuyển...Chẳng hạn như một sản phẩm cụ thể của khách sạn
Đông Xuyên-TP Long Xuyên khách du lịch có thể chỉ sử dụng bữa ăn trưa
hoặc cho thuê phòng ngủ qua đêm, sản phẩm của công viên nước ...Tuy nhiên
người du lịch không chỉ thỏa mãn bởi một dịch vụ mà trong chuyến đi du lịch
của họ phải được thỏa mãn nhiều nhu cầu do những sản phẩm đó tạo nên. Hay
nói cách khác là họ đòi hỏi phải có các sản phẩm tổng hợp.
Sản phẩm trọn gói : Là sản phẩm phải thỏa mãn đồng thời một nhóm
nhu cầu mong muốn của khách du lịch. Chẳng hạn chương trình ( tour) du lịch
trọn gói bao gồm nhiều dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú,
dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí...Sản phẩm tổng hợp cũng có thể do
một khách sạn cung ứng. Ví dụ khách đặt bữa tiệc tại khách sạn ngoài dịch vụ
chính là bữa tiệc, khách có thể có nhu cầu được phục vụ các dịch vụ khác như
vận chuyển, trang trí phòng tiệc, ca nhạc...Các dịch vụ trên tạo ra sản phẩm
tổng hợp thỏa mãn nhu cầu của khách vào khách sạn.
Theo chúng tôi, các dịch vụ trung gian là các dịch vụ phối hợp các dịch
vụ đơn lẻ thành dịch vụ tổng hợp và thương mại hóa chúng. Sản phẩm du lịch
gồm nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, do các doanh nghiệp khác nhau
đảm nhận. Để có một chuyến du lịch hoàn hảo cần có sự phối hợp này. Dịch vụ
thu gom sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.
Tức là xây dựng các chương trình du lịch từng phần hay trọn gói.
19
1.1.5. Thị trường du lịch:
1.1.5.1. Khái niệm và chủng loại thị trường du lịch:
Thị trường du lịch là phạm trù của kinh tế hàng hóa, nói về thực chất, nó
là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của mọi người phát sinh trong quá
trình trao đổi.
Kinh tế du lịch là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân, trong quá trình vận hành kinh doanh du lịch, thị trường du lịch phát huy
tác dụng. Sự hình thành thị trường du lịch là có quá trình, nó là sản phẩm của
hàng hóa, xã hội hóa hoạt động du lịch khi kinh tế xã hội phát triển đến trình độ
nhất định. Do sức sản xuất và trình độ khoa học được nâng cao, mặt khác dưới
sự thúc đẩy của nhiều động cơ về mậu dịch, giao lưu, xã hội, văn hóa, hình
thành nhu cầu xã hội to lớn. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa tạo điều kiện tất
yếu cho việc thỏa mãn nhu cầu du lịch, tức thông qua hình thức giao lưu hàng
hóa mà cung cấp các loại dịch vụ du lịch cho xã hội. Vì thế, thị trường du lịch
theo nghĩa hẹp là thị trường nguồn khách, tức trong thời gian nhất định, ở khu
vực nào đó tồn tại người mua hiện thực và tiềm tàng có khả năng mua hàng hóa
du lịch.
Theo nghĩa rộng, thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ
kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẩn cơ bản
của thị trường du lịch là mâu thuẩn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch.
Chức năng cơ bản của thị trường du lịch là làm cầu nối liên kết cung cấp du
lịch với nhu cầu du lịch.
Để phân tích nghiên cứu toàn diện xu hướng phát triển của thị trường du
lịch thế giới, cần nắm vững quy luật biến đổi của thị trường du lịch, căn cứ nhu
cầu để khai thác đúng hướng sản phẩm du lịch. Căn cứ vào sự khác nhau của
nhu cầu mà chia thị trường du lịch thành các loại khác nhau như sau:
- Các khu vực lớn trong thị trường du lịch:
Căn cứ vào điều kiện về các mặt kinh tế, văn hóa, tiếp đón du lịch, vị trí
địa lý của các địa phương... Tổ chức Du lịch tế giới chia thị trường du lịch thế
giới thành sáu khu vực lớn: Thị trường du lịch Châu Âu, thị trường du lịch
Châu Mỹ, thị trường du lịch khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, thị trường du
lịch Nam-Á, thị trường du lịch Trung Đông và thị trường du lịch Châu Phi.
Đây là phương pháp phân chia thị trường du lịch quan trọng truyền thống,
20
thông qua sự thống kê hàng năm theo khẩu độ của Tổ chức Du lịch thế giới
mọi người có thể hiểu được cục diện cơ bản và động thái phát triển của toàn
bộ thị trường du lịch thế giới.
- Phân chia thị trường du lịch trong nước và thị trường du lịch quốc
tế theo lãnh thổ quốc gia:
Du lịch trong nước là sự lưu động của nhân dân nước đó trong lãnh thổ
nước mình, tạo thành một bộ phận của thị trường tiêu thụ và thị trường dịch vụ
trong nước, ảnh hưởng đến sự lưu thông và thu hồi tiền tệ trong nước, còn du
lịch quốc tế thì ảnh hưởng đến thu chi ngoại tệ của một quốc gia. Thị trường du
lịch trong nước và thị trường du lịch quốc tế chế ước và ảnh hưởng lẫn nhau,
trở thành thể thống nhất liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Phân chia theo nội dung và hình thức của sản phẩm du lịch:
Có các thị trường du lịch như thị trường du lịch tham quan phong cảnh,
thị trường du lịch nghỉ phép, thị trường du lịch hội nghị, thị trường du lịch dịch
vụ, thị trường du lịch văn hóa, thị trường du lịch tôn giáo, thị trường du lịch du
học, thị trường du lịch thể thao...Các đơn vị du lịch khai thác nhằm vào việc
cung cấp sản phẩm du lịch khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của các thị trường
khác nhau.
- Phân chia theo hình thức tổ chức của hoạt động du lịch:
Gồm có thị trường du lịch đoàn thể và thị trường du lịch khách lẻ. Du
lịch bao gói đoàn thể là hình thức tổ chức du lịch truyền thống là kết quả của
việc phổ cập, phát triển hoạt động du khách, loại hình du lịch này sẽ phát triển
ổn định ở thời gian tới, đồng thời do con người ngày càng theo đuổi cuộc sống
tự do, cá nhân hóa, nên những năm gần đây thị trường du lịch khách lẻ phát
triển với tốc độ nhanh.
Ngoài ra, còn có thể từ các góc độ khác nhau để chia thị trường du lịch
như chia theo nước, theo tuổi, theo mùa vụ du lịch, chia theo khoảng cách du
lịch...
1.1.5.2. Đặc điểm của thị trường du lịch:
Thị trường du lịch có các đặc điểm chủ yếu như sau :
- Sản phẩm của thị trường du lịch phần lớn là dịch vụ mang tính phi vật
chất nên việc thực hiện chúng khác với thực hiện hàng hóa mang tính cụ thể.
21
- Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng hiện hữu
trước người mua. Trên thị trường du lịch người bán không có hàng hóa du lịch
tại nơi chào bán, không có khả năng mang được hàng hóa đến với khách hàng.
Việc thực hiện hữu hóa, vật chất đối tượng mua bán trên thị trường du lịch, chủ
yếu dựa vào xúc tiến quảng bá. Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá,
quyết định mua, bán sản phẩm thông qua quảng cáo và kinh nghiệm với việc
mua bán thông thường. Thậm chí ngoài hàng hóa vật chất và dịch vụ, thị
trường du lịch còn mua bán cả những đối tượng không hội đủ các thuộc tính
của hàng hóa, đó là các giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch thiên nhiên...
- Trên thị trường hàng hóa chung, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi
khách mua đã trả tiền-nhận hàng, nếu có kéo dài cũng chỉ là để bảo hành. Tuy
nhiên, trên thị trường du lịch, quan hệ thị trường giữa người mua và người bán
bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua hàng đến khi khách trở về nơi
thường trú của họ. Các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán
được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho.
- Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, thể hiện ở chổ cung hoặc
cầu du lịch chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định của một năm và điều
này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan và là một bài
toán rất khó tìm ra lời giải.
Toàn bộ những đặc điểm thị trường du lịch đã trình bày ở trên đòi hỏi
phải được nắm vững và lưu ý khi nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị
trường của doanh nghiệp, mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Toàn bộ các mối quan hệ
và cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch đều phải được liên hệ với vị trí, thời
gian, điều kiện và phạm vi của thực hiện hàng hóa. Điều quan trọng đối với du
lịch quốc tế là để bán được một sản phẩm du lịch cần phải xác định cơ chế
kinh tế, chính trị đối với một địa điểm cụ thể, một thời gian xác định và đối
tượng khách hàng rõ ràng. Thông qua đặc điểm của thị trường du lịch mang
tính thời vụ cao, trong việc xây dựng chiến lượng phát triển ngành du lịch cần
nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ để đa dạng hóa sản phẩm du
lịch, nhằm thu hút đối tượng khách du lịch ngoài thời vụ chính ngày càng cao
hơn.
22
1.1.6. Tài nguyên du lịch:
1.1.6.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Các nhân tố có
thể kích thích động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ
đó sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội thì đều được gọi là tài nguyên du
lịch. Có thể nói đó là những nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có sức thu
hút du khách thì gọi chung là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm
tài nguyên du lịch đã khai thác và tài nguyên du lịch tiềm năng chưa khai thác.
1.1.6.2. Phân loại tài nguyên du lịch:
Phân loại tài nguyên du lịch là cơ sở vật chất và điều kiện tiền đề quan
trọng nhất cho sự phát triển của ngành du lịch, tài nguyên du lịch thuộc loại
tương đối đặc thù trong các loại tài nguyên. Trên thực tế, tài nguyên ngành du
lịch là toàn bộ thế giới vật chất và toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại, bao
gồm:
- Tài nguyên du lịch cảnh quan: Xét về thuộc tính cơ bản của nó gồm
có tài nguyên du lịch thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du
lịch xã hội.
- Tài nguyên du lịch kinh doanh: Là những tài nguyên có liên quan với
hoạt động kinh doanh du lịch, ta có thể chia ra tài nguyên du lịch có hạn và tài
nguyên du lịch vô hạn. Tài nguyên du lịch có hạn và vô hạn bao gồm hai mặt
thời gian và không gian. Tài nguyên du lịch sinh vật, tài nguyên du lịch khí hậu
có thể nói là tài nguyên du lịch vô hạn, còn tài nguyên để ăn uống khi đi du
lịch, tài nguyên công nghiệp hàng tiêu dùng du lịch, tài nguyên kiến trúc du
lịch, tài nguyên nhân tài du lịch, cả thời gian hoặc không gian đều có hạn.
- Đổi mới tài nguyên du lịch: Về góc độ tận dụng tài nguyên, ta có thể
chia ra tài nguyên du lịch có tính chất đổi mới và tài nguyên du lịch có tính
chất không thể đổi mới. Loại tài nguyên du lịch có tính đổi mới chỉ các tài
nguyên du lịch bị tiêu hao hết trong quá trình hoạt động du lịch nhưng vẫn có
thể thông qua tác dụng của thiên nhiên hay tác động đến hoạt động kinh doanh
mà được sử dụng nhiều lần như tài nguyên khí hậu phong cảnh, sinh vật cảnh
và các sản phẩm du lịch…Tài nguyên du lịch không thể đổi mới là những loại
trong quá trình hoạt động du lịch bị phá hoại bởi con người, mặc dù có kế
hoạch khôi phục lại nhưng giá trị du lịch vốn đã có bị giảm rất nhiều, như đá
23
tượng hình thành tự nhiên và kiến trúc cổ, di vật còn lại trong quá trình phát
triển lịch sử lâu dài...
1.1.6.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch:
Thông qua quan sát và phân tích, đặc điểm của tài nguyên du lịch có thể
khái quát như sau:
- Tính đa dạng: Tài nguyên du lịch là một khái niệm có hàm ý rộng, nếu
cấu thành nhân tố môi trường hấp dẫn du khách thì đều có thể trở thành tài
nguyên du lịch. Về hình thức biểu hiện, tài nguyên du lịch cũng có đặc điểm đa
dạng, có thể là tự nhiên mà cũng có thể là nhân văn xã hội, có thể là lịch sử mà
cũng cò thể là đương đại, có thể là hữu hình và cũng có thể là vô hình.
- Tính tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên là do thiên nhiên hình thành,
văn vật lịch sử là do lịch sử để lại, truyền thống phong tục dân tộc được từng
bước hình thành, thành tựu kiến trúc hiện đại được sáng tạo nên nhằm thích
ứng với sự phát triển của xã hội và kinh tế.
1.1.7. Vai trò ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội :
Trong quá trình hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một số lượng lớn vật
tư hàng hóa để phục vụ du khách. Ngoài ra việc khách du lịch đem tiền kiếm
được từ nơi khác đến chi tiêu ở vùng du lịch, làm tăng nguồn thu của vùng và
của đất nước du lịch, góp phần làm cho kinh tế của vùng du lịch và của đất
nước phát triển.
Ngành du lịch phát triển còn là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh
doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như: ngành nông
nghiệp, ngành sản xuất vật tư xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng, ngành tiểu thủ công nghiệp…
Do nhu cầu của khách du lịch là rất đa dạng và phong phú cho nên ngành
du lịch tạo điều kiện cho các ngành đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường
tiêu thụ ngay tại chỗ giúp cho quá trình lưu thông được nhanh hơn, tăng vòng
quay của vốn, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Ngành du lịch phát triển còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành giao
thông vận tải, bưu điện, ngân hàng, xây dựng…thông qua việc du khách trực
tiếp sử dụng các dịch vụ của các ngành này như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ
bưu điện. dịch vụ đổi tiền. Còn các cơ sở kinh doanh du lịch cũng tiêu thụ phần
24
lớn các sản phẩm của các ngành này như các công trình xây dựng, dịch vụ bưu
điện…
Hoạt động của ngành du lịch còn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân,
thông qua việc sản xuất, chế biến các đồ ăn, thức uống phục vụ du khách và
bán các mặt hàng lưu niệm…mà hoạt động du lịch góp phần tạo ra thu nhập
quốc dân, làm tăng thu nhập quốc dân.
Phát triển du lịch quốc tế chủ động đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể
cho đất nước. Ở các nước du lịch phát triển, nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc
tế chiếm đến 20% trong tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Ngoại tệ thu
được từ du lịch quốc tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán thương mại của
quốc gia.
Ngoài ra, du lịch được xem là ngành xuất khẩu tại chỗ đem lại hiệu quả
kinh tế cao là do:
- Một phần lớn đối tượng mua bán trong du lịch quốc tế là các dịch vụ
(lưu trú, bổ sung, trung gian…). Do vậy “ xuất khẩu “ du lịch là xuất khẩu các
dịch vụ, đó là điều mà ngoại thương không thực hiện được. Ngoài ra, đối tượng
xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn uống, hoa quả, rau xanh, hàng lưu
niệm…là những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo đường ngoại thương. Việc
xuất khẩu bằng du lịch quốc tế luôn đem lại doanh thu cao hơn so với xuất
khẩu ngoại thương. Vì hàng hóa trong du lịch được bán theo giá bán lẻ, nhiều
khi còn bán theo giá độc quyền, trong khi đó hàng xuất khẩu ngoại thương thì
xuất theo giá bán buôn và nhiều nơi giá xuất còn thấp hơn so với giá thành, do
đó nhiều khi bị lỗ. Mặt khác, xuất khẩu du lịch quốc tế còn tiết kiệm được chi
phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, không phải chịu thuế xuất nhập khẩu và
tránh được rũi ro trên đường vận chuyển.
Xuất khẩu du lịch là xuất khẩu “vô hình” có ưu điểm là chỉ bán cho du
khách quốc tế quyền được cảm nhận giá trị tài nguyên du lịch tại một điểm du
lịch, còn các tài nguyên du lịch vẫn còn nguyên giá trị.
Du lịch phát triển còn kích thích đầu tư. Do du lịch là ngành được tạo
nên bởi rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau
nên sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (đường sá, công viên…) và một
số kiến trúc thượng tầng ( nghệ thuật, lễ hội, văn hóa dân gian…) nhằm tạo
điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp
nhân dân, của doanh nghiệp nhỏ và cả đầu tư từ nước ngoài.
25
Sự phát triển của du lịch sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người
lao động. Trong thời đại hiện nay các ngành sản xuất truyền thống một mặt do
tốc độ tăng trưởng chậm lại, mặt khác do việc hiện đại hóa trong các ngành này
sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng lao động. Trong khi đó ngành du lịch phát triển
nhanh chóng và do đặc thù của ngành du lịch là ngành dịch vụ nên có hệ số sử
dụng lao động cao, do đó du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
Hàng năm vào mùa du lịch chính, các cơ sở kinh doanh du lịch thường tiếp
nhận một số lượng lớn lao động vào làm hợp đồng trong doanh nghiệp tạo
nguồn thu nhập cho họ. Ngoài ra, sự phát triển của du lịch còn kích thích các
ngành khác phát triển, từ đó còn tạo nhiều việc làm cho ngành, lĩnh vực khác
trong nền kinh tế.
Sự phát triển của du lịch còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của
các địa phương. Thông thường tài nguyên du lịch thường có nhiều ở những
vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay các vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác và
đưa các tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt: giao
thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa…Do vậy, phát triển du lịch làm thay đổi bộ
mặt kinh tế xã hội ở những vùng có khách du lịch đến. Mặt khác, do khách du
lịch đem tiền từ nơi khác đến các vùng du lịch đó tiêu dùng, sẽ tạo điều kiện
cho kinh tế ở những vùng này phát triển.
Sự phát triển của du lịch quốc tế còn có vai trò to lớn trong việc mở rộng
và củng cố mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ kinh tế bao gồm: việc
ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức và các hãng du lịch.
Tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch để thúc đẩy sự phát triển của
những ngành có liên quan hoạt động du lịch. Phát triển du lịch nội địa và du
lịch quốc tế thụ động sẽ tăng cường sức khỏe cho người lao động, từ đó góp
phần tăng năng suất lao động xã hội.
1.1.7.1. Đóng góp của ngành du lịch trong GDP:
Đối với ngành du lịch, chi tiêu của du khách trước hết là tiêu dùng, tiếp
đó là chi tiêu của Chính Phủ và doanh nghiệp để xây dựng khách sạn, nhà
hàng, khu vui chơi, nhà máy điện, các cơ sở hạ tầng giao thông-viễn thông, các
trang thiết bị... Du khách chi tiêu cho các dịch vụ du lịch ở nước ngoài bao
gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm du lịch được xem là chi phí cho nhập
khẩu dịch vụ và ngược lại, những dịch vụ một nước cung cấp cho du khách từ
quốc gia khác đến thăm được xem là những dịch vụ xuất khẩu. Từ những khái
26
niệm trên, người ta thống kê và tính toán được mức đóng góp của ngành du
lịch vào GDP của một quốc gia rất to lớn.
Bảng 1.1 : Mức đóng góp của du lịch trong GDP một số quốc gia
Quốc gia
Thu nhập từ du
lịch quốc tế
( Triệu USD)
GDP
( Triệu USD)
Tổng số so với
GDP (%)
1/. Autralia 7.625 357.430 2,13
2/. Austria 10.118 188.680 5,36
3/. Canada 10.774 699.990 1,54
4/. China 17.792 1.158.700 1,54
5/. France 29.979 1.307.060 2,29
6/. Gemany 17.225 1.847.350 0,93
7/. Greece 9.219 116.900 7,89
8/. Italy 25.787 1.089.410 2,37
9/. Japan 3.301 4.148.650 0,08
10/. Malaysia 4.936 87.540 5,64
11/. Mexico 8.401 617.870 1,36
12/. Russian
Federation
7.510 309.950 2,42
13/. Singapore 6.018 88.230 6,82
14/. Spain 32.873 582.230 5,65
15/. Sweden 4.162 209.820 1,98
16/. Switzerland 7.618 264.950 3,08
17/. Thailand 6.731 114.770 5,86
18/. Netherlands 6.722 380.320 1,77
19/. United Kingdom 16.283 1.424.490 1,14
20/. United States 72.295 10.208.130 0,71
Trung bình 305.369 25.184.470 1,21
(Nguồn IMF World Economic Outlook Databasse, April 2003; Word Tourism
Organization 2004) [89]
Theo WTO, thu nhập du lịch nội địa tại hầu hết các quốc gia công
nghiệp phát triển thường thấp hơn du lịch quốc tế, ngược lại tại các quốc gia
kém phát triển, thu nhập du lịch quốc tế có xu hướng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng
sản phẩm quốc nội. Đối với một số nền kinh tế khu vực Caribbean như quần
đảo Cayman, Barbados, Curacao, Saint Martin, Bonaire, Aruba, Antigua và các
đảo nhỏ vùng Thái Bình Dương ngành du lịch chiếm từ 50-60% GDP. Những
quốc gia lớn cho thấy du lịch đã đóng góp phần lớn GDP của các quốc gia này.
Tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, thu nhập du lịch của Indonesia và
27
Philipines chiếm 8-10%, của Malaysia chiếm 12%, của Thái Lan chiếm 16%
GDP, của Singapore và Hong Kong đều chiếm 20% GDP [98].
Trên phạm vi toàn cầu, thu nhập của ngành du lịch tương đương 45,8%
tổng thu của toàn ngành dịch vụ trong giai đoạn 1990-2002, đặc biệt tại các
quốc gia đang phát triển tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch chiếm đến 60%
toàn ngành dịch vụ. Du lịch được xem là ngành công nghiệp to lớn, sử dụng
nhiều lao động, là một ngành chủ lực có mức đóng góp quan trọng cho ngân
sách của các quốc gia. WTO dự báo mức đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của
ngành du lịch vào GDP thế giới sẽ tăng lên tới tỉ lệ 12,5% vào năm 2010.
1.1.7.2.Ảnh hưởng ngành du lịch đối với sự tăng trưởng, phát triển
kinh tế:
- Sự tác động của thu nhập, giá cả hàng hóa và tỉ giá ngoại tệ:
Phát triển kinh tế quyết định trực tiếp đến việc phát triển du lịch. Những
yếu tố liên quan đến nhu cầu trong du lịch là mức thu nhập của dân cư, giá cả
hàng hóa và dịch vụ du lịch, tỉ giá ngoại tệ. Mức thu nhập của dân cư ảnh
hưởng đến đến mức nhu cầu trong khách du lịch. Nền kinh tế phát triển, người
dân có mức sống cao, từ đó tạo điều kiện cho người dân có khả năng thanh
toán nhu cầu du lịch càng cao và ngược lại. Người ta đã xác định được kết quả
ở các nước kinh tế phát triển là nến thu nhập quốc dân tăng lên 1% thì chi phí
của nhân dân về du lịch tăng 1,5%. Bên cạnh, nhu cầu của khách du lịch có
mối quan hệ chặt chẽ với giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa và dịch vụ càng cao
thì nhu cầu du lịch càng thấp và ngược lại. Tỉ giá ngoại tệ là nhân tố tác động
chủ yếu đến khối lượng và cơ cấu của nhu cầu du lịch quốc tế. Khách du lịch sẽ
lựa chọn những nơi có tỉ giá ngoại tệ có lợi cho khách du lịch.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của du lịch đối với nền kinh tế:
Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch người ta vận dụng nhiều phương pháp
khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay phương pháp chính vẫn áp dụng khái niệm
“Số nhân trong du lịch (tourism Multiplier)” và phương pháp “phân tích nhập
lượng-xuất lượng ( Input- Output analysis)“.
+ Phương pháp hiệu quả số nhân:
Khái niệm phương pháp hiệu quả số nhân do nhà kinh tế học nổi tiếng
người Anh tên John Mayard Keynes đưa ra. Một lượng tiền mới được đưa vào
nền kinh tế dưới hình thức đầu tư, chi tiêu của Chính Phủ, tiền do người lao
động làm thuê chuyển từ nước ngoài về hay là những chi tiêu của du khách sẽ
28
kích thích nền kinh tế không phải chỉ một lần mà nhiều lần vì khoản tiền đó
được tái chi tiêu qua nhiều vòng luân chuyển trong nền kinh tế. Chi tiêu du lịch
của những du khách quốc tế cũng chính là phần thu nhập từ xuất khẩu dịch vụ
du lịch của quốc tế. Một lượng tiền mới do du khách chi tiêu sẽ được duy trì
trong nền kinh tế thông qua việc chi tiêu và tái chi tiêu nhiều lần trong nội bộ
nền kinh tế, tạo ra ảnh hưởng dây chuyền và kích thích nền kinh tế phát triển.
+ Phân tích nhập lượng-xuất lượng (Input-Output Analysis):
Trong khi số nhân được dùng để ước tính hiệu quả tổng hợp từ một
khoản gia tăng chi tiêu của du khách quốc tế đối với nền kinh tế thì Wassily
Leontief, nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải Nobel năm 1973, bổ sung vào lý
thuyết số nhân bằng công trình phân tích nhập lượng-xuất lượng đã cho thấy
những hiệu quả này tác động như thế nào đối với một nền kinh tế dựa vào sự
tương tác giữa cung và cầu, giữa các ngành trong nền kinh tế. Phương pháp
nhập lượng-xuất lượng là một công cụ phân tích kinh tế được phát triển dựa
trên khái niệm các giao dịch giữa những “ người sản xuất” và “người tiêu
dùng” trong một nền kinh tế. Sản phẩm hàng hóa đầu ra của ngành này đồng
thời sẽ là nguyên liệu đầu vào của một số ngành khác và ngược lại.
Để xây dựng một ma trận các giao dịch kinh tế người ta phải định rõ các
ngành công nghiệp hay thành phần kinh tế, xác định tổng lượng đầu ra của mỗi
ngành kinh tế và phân tích chi tiết lượng đầu ra này sẽ được các ngành kinh tế
nào tiêu thụ, xác định tổng lượng đầu vào của từng ngành kinh tế thu được từ
các ngành khác và đặc biệt là lượng đầu vào cận biên thu được để làm gia tăng
lượng đầu ra cận biên.
Áp dụng phương pháp phân tích nhập lượng-xuất lượng để tính toán ảnh
hưởng của ngành du lịch đối với nền kinh tế người ta giả định rằng hoạt động
du lịch và lữ hành như là một ngành kinh tế riêng biệt, mặc dù đôi khi nó như
là một phần của nhu cầu cuối cùng. Giả sử một nền kinh tế giản đơn bao gồm 5
ngành: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch và ngành dịch vụ khác.
Giá trị giao dịch nền kinh tế được minh họa bằng một ma trận như sau:
29
Bảng 1.2: Ma trận các giao dịch của nền kinh tế
Ngành tiêu dùng
Ngành sản xuất
Nông
nghiệp
Công
Nghiệp
Xây
dựng
Du
lịch
Dịch
vụ
Nhu cầu
cuối
cùng
Tổng
đầu ra
1. Nông nghiệp 20 30 30 10 10 20 120
2. Công nghiệp 30 30 25 15 10 30 140
3. Xây dựng 10 25 30 10 20 25 120
4. Du lịch 6 6 10 8 10 40 80
5. Dịch vụ 10 8 12 10 10 50 100
Giá trị gia tăng 44 41 13 27 40 165 60
Tổng cộng đầu vào 120 140 120 80 100
Trong ví vụ trên ngành du lịch chiếm khoảng 14,3% GDP ( 80/560),
trong tổng giá trị đầu ra là 80 đơn vị, có 40 đơn vị là tiêu dùng cuối cùng.
Ngành du lịch bán 6 đơn vị cho ngành nông nghiệp, 6 đơn vị cho ngành công
nghiệp, 10 đơn vị cho ngành xây dựng, 8 đơn vị cho ngành du lịch và 10 đơn vị
cho ngành dịch vụ. Ngành du lịch như là một ngành sản xuất nhận được 10 đơn
vị từ ngành nông nghiệp 15 đơn vị từ ngành công nghiệp, 10 đơn vị từ ngành
xây dựng...với giá trị tăng thêm là 27 (80-53) thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị
đầu vào và giá trị đầu ra.
Tóm lại, ảnh hưởng kinh tế của ngành du lịch đối với một quốc gia phụ
thuộc vào tài nguyên và cơ cấu kinh tế của quốc gia đó. Nó xác định phần giá
trị thu được từ du khách quốc tế đến thăm thông qua những ảnh hưởng gián
tiếp và phát sinh đối với những phần khác của nền kinh tế. Một nền kinh tế lớn,
có nhiều ngành nghề đa dạng, với sự can thiệp hợp lý của Chính Phủ và năng
lực sản xuất không quá dư thừa sẽ thu được lợi ích nhiều nhất._.Châu âu, Châu Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản...để thực hiện c
lữ
- Nâng cấp nội dung và hình thức trang web của ngành để phục vụ cho
các doanh nghiệp du lịch. Đồng thời chú trọng phát triển và khai thác thị
trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế du lịch của địa phương, tích cực
quảng bá thương hiệu, chất lượng phục vụ, xây dựng sản phẩm du lịch có sức
hấp dẫn.
- Đẩy mạnh tiếp thị xúc tiến du lịch bằng các chiến lược sản phẩm và
phải được quảng bá đầy đủ với thị trường trong và ngoài tỉnh, bởi vì lượng
khách du lịch đến An Giang chủ yếu là khách nội
162
- Phối hợp, hợp tác các tỉnh Đờng bằng Sông Cửu Long để khai thác
hiệu quả
ảm bảo việc phục vụ tốt nhu cầu khách du lịch và tăng
số lượng khách du lịch đến tỉnh An Giang cũng như tăng hiệu quả hoạt động du
lịch của tỉnh trong thời gian tới.
tập trung vào một số thời điểm trong năm, đối tượng là
khách đ
như tác động không tốt về môi trường du lịch tại các
thời cao điểm tập trung khách.
phục vụ tốt nhu cầu khách du lịch
và tăng số lượng khách du lịch đến tỉnh An Giang cũng như tăng hiệu quả hoạt
động du
du lịch tỉnh An Giang và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3.2.2.3. Giải pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch:
Mục tiêu: Đa dạng các đối tượng du lịch ở các thời điểm trong năm để
khắc phục tính thời vụ, đ
Nội dung thực hiện:
Tỉnh An Giang tăng qua các năm ( năm 2000 là 2,5 triệu khách, năm
2003 là 2,7 triệu khách và năm 2005 là 3,8 triệu khách). Tuy nhiên khách du
lịch đến An Giang chỉ
i hành hương thời gian Vía Bà Chúa Xứ vào tháng 04 âm lịch hàng
năm và học sinh cùng gia đình đi du lịch vào tháng 06 là thời gian nghỉ hè. Do
tính thời vụ trong hoạt động du lịch tại tỉnh An Giang trong thời gian qua đã
ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của ngành du lịch và chất lượng phục vụ du
lịch đạt không cao cũng
Do đó, để đa dạng các đối tượng du lịch ở các thời điểm trong
năm khắc phục tính thời vụ, đảm bảo việc
lịch của tỉnh trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:
163
Xác định khả năng kéo dài mùa vụ du lịch của một loại hình du
lịch:
Đây là tiền đề quan trọng nhất để từ đó có thể vạch ra và áp dụng
chương . Muốn vậy
phải tiến hành xác định số lượng và cơ cấu nguồn khách triển vọng đi du lịch
ngoài m a du lịch chính. Chẳng hạn như khách công vụ, những người nghỉ hưu
có khả n
Đa dạng hóa các loại hình du lịch:
hông thường mỗi loại hình du lịch gắn liền với thời vụ nhất định.
Chẳng h
tiếp nhận các nguồn tài nguyên du lịch.
+ Quy mô khách du lịch đã có và khách du lịch triển vọng.
c.
+ Kinh nghiệm của tổ chức.
Xác định các điều kiện cho mùa du lịch thứ hai:
trình hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời vụ du lịch
ù
ăng đi du lịch, đi an dưỡng vào mùa yên tĩnh. Những người này có nhu
cầu đi du lịch ích liên quan đến mùa du lịch chính, ngành du lịch tỉnh An Giang
có thể tập trung khai thác để kéo dài mùa vụ của loại hình du lịch.
-
T
ạn loại hình du lịch nghỉ mát thường là mùa hè, du lịch lễ hội thì thời
vụ du lịch chính thường vào mùa xuân… để kéo dài thời vụ du lịch thì phải
phát triển thêm các loại hình du lịch tại cùng một khu du lịch. Chẳng hạn người
ta có thể phát triển thêm loại hình du lịch cho các đối tượng nghỉ hưu an dưỡng
ở các khu du lịch sinh thái. Để đa dạng hóa các loại hình du lịch, tỉnh An Giang
cần căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Giá trị và khả năng
+ Khả năng tiếp nhận và khả năng đáp của các cơ sở và điểm đến
du lịch.
+ Nguồn lao động trong vùng.
+ Khả năng kết hợp các thể loại du lịch có thể phát triển đượ
-
164
Một cách khác có thể làm giảm tác động của mùa du lịch là xác định
mùa vụ du lịch thứ hai. Có nghĩa là ngoài vụ du lịch chính cần tạo ra mùa du
lịch mớ
+ Khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai
thác
Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm cơ sở vật chất và
các trang thiết bị để thỏa mãn nhu cầu phục vụ khách du lịch quanh năm.
Kh
ịch, giảm thiểu khoảng cách giữa
giá trị m ách hàng thì các đơn vị cung ứng
dịch vụ hu
cầu của từng iệc nâng cao chất lượng phục vụ cần
triển khai theo nhiều hướng khác nhau như: việc nâng cao chất lượng và cải
tiến cơ vật chất kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của nhu khách,
tăng tín g, làm phong phú
thêm ch ơng trình du lịch bằng các biện pháp giải trí tiêu khiển…. phù hợp với
đặc điểm khách ở từng vùng du lịch.
i để tăng cường khả năng thu hút khách ngoài mùa vụ cao điểm. Để làm
được điều này ngành du lịch tỉnh An Giang cần dựa vào các yếu tố sau:
+ Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ngoài mùa du lịch chính. Thí dụ
một nơi nghỉ mát mùa hè ở Núi Cấm huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có thể
phát triển thêm loại hình du lịch sinh thái.
+ Số lượng và cơ cấu của khách du lịch triển vọng.
+ Chất lượng và cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và khả
năng sẵn sàng tiếp nhận khách du lịch.
+
- ắc phục những bất lợi đối với chất lượng phục vụ:
Để nâng cao chất lượng sản phẩm du l
ong đợi và giá trị cảm nhận của kh
cần nâng cao chất lượng phục vụ du khách trên cơ sở tìm hiểu kỹ n
đối tượng khách du lịch. V
sở
h chất tổng hợp hay đa dạng hóa các cơ sở cung ứn
ư
165
Ngoài ra cần tăng cường xúc tiến quảng bá, có chính sách ưu đải về giá
cho du khách lúc trái vụ. Việc tăng cường xúc tiến quảng bá nhằm nêu bậc
những điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng vùng du lịch trong từng mùa của
cả năm iảm giá toàn bộ sản phẩm du lịch. Sử dụng giá khuyến khích
đối với
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ:
3.2.3.1. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực:
đội ngũ ngành
du lịch ứng tốt nhu cầu phát triển và hội nhập.
u lịch là một ngành kinh tế tổng hợp đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và
trực tiếp
ướng
dẫn viên, lễ tân... hết sức cao.
kiện du lịch
Việt Nam đang mở rộng quan hệ hội nhập với du lịch thế giới và nhu cầu
hưởng t ụ du lịch của khách trong nước ngày càng nâng cao; chúng ta không
thể có m
tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
hay việc g
từng thành phần riêng của sản phẩm du lịch, sử dụng dịch vụ không
mất tiền…
Mục tiêu: Nhằm có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ
đáp
Nội dung thực hiện:
D
hơn đối với nhiều đối tượng khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong
cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là h
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, đặc biệt trong điều
h
ột đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch yếu kém về mặt nghiệp vụ,
bởi vì chất lượng sản phẩm con người trong du lịch là chất lượng cần thiết nhất
để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo.
Yêu cầu trong thời gian tới, ngành du lịch nói chung, từng doanh
nghiệp du lịch phải có chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ
thể về: đào tạo lại, bổ túc, đầu tư đào tạo mới lớp cán bộ thay thế. Đảm bảo
trong 5 năm tới không có cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực mà không
qua trường lớp. Phối hợp với Trường Đại học An Giang để đào tạo lại và đào
tạo mới cán bộ, nhân viên du lịch đạt
166
Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp
đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của
cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân và cả cộng
đồng của địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động ngành du lịch tỉnh An
Giang.
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực của lực lượng lao động ngành
du lịch:
lịch của tỉnh, đặc biệt
trong đi u kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN, du lịch Việt Nam đang vươn
tới hội nhập với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ
nghiệp
gia và quốc tế. Để đáp ứng
được yêu cầu bức xúc trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với
những k tạo và đạo tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình
độ nghi bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành
thuộc c
Hiện nay do yêu cầu phát triển ngành du
ề
vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên
để đạt được những chuẩn mục quy định của quốc
ế hoạch cụ thể về đào
ệp vụ của đội ngũ cán
ác khu vực nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những hướng đào tạo
chính của một chương trình như trên bao gồm:
+ Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán
bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh
du lịch trên địa bàn. Qua kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào
tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành gồm cả đào tạo và đào tạo lại để đáp
ứng yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch địa bàn.
+ Có kế hoạch liên kết với các tỉnh, thành phố tổ chức đào tạo
nghiệp vụ " Du lịch" để đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ nghiệp vụ du lịch phù
hợp với phát triển du lịch của tỉnh An Giang.
167
+ Thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao
động tr
lao động có trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây
sẽ là lực lượng lao động nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới
theo hư
ng tương lai.
+ Xây dựng và xúc tiến chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu
biết về du lịch, cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân trong
tỉnh thô
ân trí về du lịch. Việc thực
hiện chương trình này phải có sự chỉ đạo của UBND các cấp, sự ủng hộ và hợp
tác của các ban ngành trong tỉnh.
ong ngành du lịch ở các ấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác
nhau.
+ Khuyến khích mở rộng đào tạo chính quy về du lịch để có một
đội ngũ
ớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch trên địa bàn tỉnh An
Giang tro
+ Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có
năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học
cũng như để thực tập nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ chuyên ngành du
lịch.
+ Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua
các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các
nước có ngành du lịch phát triển.
ng qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các
trường Phổ thông trung học.
Đây là chương trình cần thiết để nâng cao d
168
Vấn đề giáo dục và phát triển cộng đồng:
- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, mở các buổi tập huấn ngắn hạn,
phương pháp sinh động để thu hút người địa phương tham nhằm nâng cao trình
độ giao tiếp, tạo sự thân thiện đối với du khách đến du lịch tạI tỉnh An Giang.
hoàn thiện hơn để thu hút khách du lịch.
Củng cố, hoàn thiện các làng nghề của tỉnh thành các điểm trong tour,
tuyến du lịch
.2.3.2. Giải pháp xây dựng môi trường du lịch an ninh-an toàn:
tốt hơn.
ội
du lịch nào dù có chất lượng cao, giá hạ , nếu
không có một môi trường du lịch an ninh-an toàn, trật tự, vệ sinh thì sản phẩm
du lịch đó cũng không thể chào bán được cho nhiều người cần mua.
lịch an ninh-an toàn cần thực hiện các việc
sau:
- Ban hành quy chế tổ chức và quản lý các khu, điểm du lịch trong toàn
tỉnh.
- Thực hiện xã hội hóa du lịch theo hướng phát triển bền vững để đa
dạng loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách và giảm bớt áp lực về vốn
đầu tư. Thông qua việc tham gia vào hoạt động du lịch sẽ tác động người dân
từng bước áp dụng các kiến kiến thức đã được hướng dẫn sẽ ứng xử đối với
khách du lịch ngày càng
-
, tổ chức các lớp huấn luyện để tạo sự tinh xảo trong sản phẩm du
lịch và nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách du lịch để tạo sức thu hút
khách du lịch ngày càng tốt hơn.
3
Mục tiêu: Đảm bảo vấn đề an ninh-an toàn phục vụ du khách để tạo sự
an tâm và thu hút khách ngày càng
N dung thực hiện:
Bất kỳ một sản phẩm
Xây dựng môi trường du
169
- Hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú với các thủ tục nhanh gọn,
chặt chẽ
ệ và tôn tạo tài nguyên du lịch đảm bảo
phát tri n du lịch một cách bền vững:
à do tình trạng quá tải các khu du
lịch.
Nội dung thực hiện:
. Để thực
hiện được vấn đề này ngành du lịch tỉnh An Giang cần phải sử dụng giải pháp
kinh tế ối với khách du lịch. Thông qua biện pháp thu các loại phí đối với
khách d
dục người dân vừa có nguồn kinh phí để tôn tạo và bảo trì các tài nguyên
du lịch.
- Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch để đảm bảo tính bền
vững: Là một ngành kinh tế tổng hợp có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên
vừa đảm bảo an toàn cho khách vừa đảm bảo được yêu cầu về an ninh
trật tự an toàn trong địa bàn.
- Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an toàn du khách tại các điểm
du lịch thông qua công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân. Đồng
thời phải kết hợp thực hiện nghiên túc giải pháp hành chính và giải pháp kinh
tế đối với những phần tử không chấp hành tốt vấn đề an ninh-an toàn.
3.2.3.3. Giải pháp bảo v
ể
Mục tiêu: Nhằm bảo vệ, tôn tạo, giảm thiểu các tổn hại về môi trường,
tài nguyên do khai thác phát triển du lịch v
- Nhà nước thực hiện công tác quản lý để việc khai thác, sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý và có kế hoạch tôn tạo tài nguyên du lịch
đ
u lịch hoặc đánh vào sản phẩm, thực hiện vấn đề này vừa mang tính
giáo
170
ngành,
ợng môi trường và tài nguyên tự nhiên cũng như
nhân vă . Do đó, bên cạnh những nổ lực chung của toàn xã hội, của các ngành
kinh tế khác, ngành du lịch trước hết phải có trách nhiệm với tài nguyên và môi
trường.
Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và phù
hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội:
ự phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói
riêng cầ
rước được hưởng. Nghĩa là, trong quá
trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên cần phải tính đến các giải pháp
ngăn ch n sự mất di của các hệ sinh thái có giá trị du lịch như rừng nguyên
sinh, các vùng đất ngập nước…và khả năng bảo tồn giá trị văn hóa, truyền
thống d
nguồn đầu tư cần thiết cho việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên, kiểm soát,
ngăn ch ự xuống cấp của môi trường và phát triển du lịch phải phù hợp với
quy hoạ ội của địa phương.
ần, thậm chí gấp 10 lần. Vì vậy ở nhiều khu du lịch tình trạng thiếu
nước sinh hoạt là nghiêm trọng, trong khi nguồn nước thải từ các khu du lịch
đó lại rấ
liên vùng và xã hội hóa cao. Vì vậy, du lịch muốn phát triển bền vững
đòi hỏi có sự đồng bộ và nổ lực chung của toàn xã hội. Đặc thù cơ bản của du
lịch là phụ thuộc vào chất lư
n
Để thực hiện được mục tiêu đó, hoạt động phát triển du lịch trong mối
quan hệ với tài nguyên-môi trường cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+
S
n đảm bảo việc lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không
kém hơn so với những gì mà các thế hệ t
ặ
ân tộc. Tài nguyên và môi trường du lịch không phải là “ hàng hóa cho
không” mà phải được tính vào chi phí đầu vào của sản phẩm du lịch. Do đó,
cần có
ặn s
ch tổng thể kinh tế-xã h
+ Nguyên tắc hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu
chất thải:
Hoạt động du lịch có nhu cầu cao đối với một số loại tài nguyên như
nước, rừng, động vật…Cụ thể như nhu cầu nước sinh hoạt cho một người dân
trung bình là 50 lít/ngày, song nhu cầu này đối với khách du lịch trung bình
gấp 04 l
t gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Ở những nơi hoạt động du lịch là chủ
yếu thì việc hạn chế việc tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm chất thải sẽ tránh
171
được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi những tổn hại về môi trường và
góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch.
Các khu, điểm du lịch cần quan tâm thực hiện trong giới hạn sức chứa
( gồm 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội). Nhất là thời điểm Vía Bà
Chúa Xứ hàng năm bị áp lức rất lớn về môi trường du lịch và một số lễ hội
trong năm của tỉnh. Để đơn giản trong việc xác định ” sức chứa“ của một khu
du lịch. Theo Boullon ( 1985) đề xuất một công thức chung :
Sức chứa Khu ═ Khu vực do du khách sử dụng
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân
ười
icnic : 50-60 m2/người
ạt động cắm trại ngoài trời : 100-200 m2/người
sẽ làm phong phú thêm tài nguyên và sản phẩm du lịch.
Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác
định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch.
Ví dụ: Hoạt động giải trí ở các khu du lịch:
Nghỉ dưỡng biển : 30-40m2 /ng
P
Thể thao : 200-400 m2/người
Ho
+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương:
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không
chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách
nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch. Bên cạnh, việc phát triển du lịch
đã mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và văn hóa cho cộng đồng và cộng đồng
172
+ Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu :
n cứu các vấn đề
liên quan. Đồng thời, trong quá trình phát triển nhiều yếu tố chủ quan và khách
quan nả ải pháp phù hợp nhằm
điều chỉnh sự phát triển. Như vậy, việc thường xuyên cập nhật các thông tin,
nghiên iệc hoạt động kinh
doanh có hiệu quả mà còn đảm bảo việc phát triển du lịch bền vững trong tổng
hợp các
.3. Mô hình phát triển du lịch tỉnh An Giang
Công tác nghiên cứu là yếu tố đạăc biệt quan trọng đối với phát triển
của bất cứ ngành kinh tế nào, đặc biệt là những ngành có nhiều mối quan hệ
phức tạp và phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hóa-xã
hội như ngành du lịch. Để đảm bảo cho việc phát triển bền vững ngành du lịch
cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiê
y sinh đòi hỏi phải nghiên cứu để có những gi
cứu và phân tích là cần thiết, không chỉ đảm bảo v
mối quan hệ.
3 :
Trên cơ sở phương pháp luận cũng như thực trạng phát triển du
lịch trên th đúc kết các yếu tố then
chốt tro g cho ta thấy rằng các
biện ph ng dụng khoa học và
công ng phát triển ngành du
lịch tỉnh An Giang theo hướng phát triển bền vững.
Từ những phân tích, đánh giá, giải pháp thực hiện ở các phần trước, đề
tài gói Mô hình gồm
những y u tố then chốt cho việc phát triển du lịch tỉnh An Giang cụ thể như
sau:
ế giới, cả nước và tỉnh An Giang. Đồng thời
ng các giải pháp phát triển du lịch tỉnh An Gian
áp về quản lý, tổ chức thực hiện, các dịch vụ, ứ
hệ...là những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình
gọn tất cả các yếu tố đó bằng “ Mô hình MASTER”.
ế
1/. Hệ thống quản lý (Management): Nghĩa là ngành du lịch tỉnh
An Giang muốn phát triển tốt phải có hệ thống điều hành tốt. Hệ thống điều
173
hành bao hàm cả vĩ mô và vi mô và hệ thống này tổ chức, quản lý phải thật sự
khoa họ ng bộ phận quản lý.
/. Khoa học và công nghệ ( Technologies): Phát triển du lịch tỉnh An
Giang p ộ khoa học và công
nghệ từ ản lý, khâu thực hiện, các dịch vụ... để đáp ứng tốt xu thế phát
triển hiện nay và phục vụ tốt yêu cầu của khách du lịch.
văn hóa-xã hội trong sạch,
môi trườ ạnh tranh lành mạnh.
c, hiệu quả từ Trung ương, đến ngành, Công ty, từ
2/. Hành động (Actions): Tức là vấn đề tổ chức thực hiện các giải
pháp phải đảm bảo chặt chẽ. Thực hiện tốt vấn đề phân công, phân trách nhiệm
rõ ràng và phối hợp nhịp nhàng của các đối tượng có liên quan. Đồng thời tổ
chức thực hiện phải đảm bảo tốt về không gian, thời gian, đối tượng và đúng
yêu cầu thực tế để đạt mục tiêu đã đề ra.
3/. Dịch vụ (Services): Các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch như:
dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi-giải trí, dịch vụ vận chuyển,
dịch vụ lữ hành...phải cải tiến không ngừng để đảm bảo chất lượng, đa dạng,
độc đáo, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch để tăng sức cạnh tranh và tạo
sự thu hút khách du lịch.
4
hải gắn liền với việc ứng dụng mạnh mẽ các tiến b
khâu qu
5/. Môi trường (Environment): Du lịch tỉnh An Giang muốn phát
triển tốt theo hướng phát triển bền vững thì phải xây dựng môi trường hoàn
thiện. Bao gồm môi trường tự nhiên trong lành, môi trường kinh tế thuận lợi,
môi trường chính trị-pháp luật ổn định, môi trường
ng c
6/. Tài nguyên ( Resources): Du lịch tỉnh An Giang phải khai thác tốt,
có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh và đảm bảo tính bền vững.
Do đó, với 6 yếu tố trên được ghép lại là: (M-A-S-T-E-R) có tính quyết
định sự phát triển du lịch tỉnh An Giang. Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ
174
với nhau, hỗ tương lẫn nhau và tạo thành hệ thống xuyên suốt của quá trình
điều hành phát triển nhành du lịch tỉnh An Giang.
thể rút ra một số kết luận cơ bản như
sau:
ỉ tiêu đánh giá hiện trạng
ngành d
vào tốc độ phát triển GDP của tỉnh, đồng thời nâng
cao đời người lao động ngày càng được tốt hơn. Bên cạnh, việc phát
triển du
iang trong những năm
qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả nước nói chung và của
tỉnh An Giang nói riêng, xứng đáng với vai trò là nơi thu hút lượng khách du
lịch lớn
hiêm túc thông qua các giải pháp đồng bộ.
phần chuyển
dịch cơ ấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hòa
cùng xu thế hội nhập quốc tế thông qua việc phát triển du lịch tỉnh An Giang
không t phát triển du lịch của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
nhất là
3.4. KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng và định hướng phát triển du lịch
của tỉnh An Giang thời lỳ 2001-2020 có
Qua đánh giá phân tích và thông qua các ch
u lịch tỉnh An Giang, cho thấy ngành du lịch An Giang hiện nay đang
trong quá trình phát triển. Đặc biệt từ năm 1996 trở lại đây, thể hiện qua số
lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở vật chất của ngành...Ngoài ra,
những hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch trên địa bàn trong những năm
qua đã góp phần tích cực
sống của
lịch đã tác động đến việc hoàn thiện về tính nhân văn của người dân
địa phương, thông qua sự giao lưu giữa người dân địa phương với khách các
tỉnh và khách quốc tế, giúp du khách hiểu rõ hơn về con người và đất nước của
tỉnh An Giang nói riêng. Phát triển du lịch của tỉnh An G
của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh An
Giang hoạt động trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế như khai thác
chưa tương xứng với tài nguyên địa phương, sản phẩn du lịch chưa đa dạng,
phong phú, khách du lịch đến An Giang mang tính thời vụ quá cao...Các vấn đề
này cần phải thực hiện một cách ng
Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2006-2020, du
lịch phải vươn lên để trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp
c
ách rời sự
các tỉnh lân cận là Kiên Giang, cần Thơ, Đồng Tháp và thành phố Hồ
175
Chí Minh. Mối quan hệ này hết sức mật thiết, có tác động hỗ trợ và thúc đẩy
lẫn nhau phát triển.
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, đem lại nhiều
lợi nhuậ iệc phát triển của nền kinh tế và tạo công ăn việc
làm, mở rộng giao lưu văn hóa trong và ngoài nước. Mục tiêu chủ yếu là thu
hút du khách ngày càng nhiều, thời gian lưu trú khách càng lâu, chi tiêu của du
khách d
, tri thức và lao động trong và ngoài nước nhằm đưa ngành du lịch phát
triển ng
ị
trường du lịch trong và ngoài nước.
n, góp phần vào v
u càng nhiều. Do đó, ngành du lịch tỉnh An Giang cần phải đẩy mạnh
việc xã hội hóa trong hoạt động du lịch tốt hơn nữa để thu hút vốn đầu tư, kỹ
thuật
ày càng tốt hơn.
Nhằm ứng dụng kết quả của đề tài vào thực tế, đề tài đề xuất một số
kiến nghị đối với các cấp quản lý như sau:
3.4.1. Đối với cấp quản lý vĩ mô:
- Nhà nước cần thực hiện định kỳ việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
ngành du lịch từ thể chế, chính sách... để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp
với thực tế để tạo điều kiện cho ngành du lịch tỉnh An Giang nói riêng và du
lịch cả nước nói chung phát triển ngày càng tốt hơn.
- Tăng cường công tác quản lý trong việc xét duyệt, kiểm tra việc cấp
và thực hiện giấy phép của các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch để đảm
bảo việc tuân thủ thực hiện các quy chế về du lịch, hạn chế những đối tượng
kinh doanh kém hiệu quả, không trung thực, cạnh tranh không lành mạnh làm
ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh An Giang trên th
- Kiến nghị các Bộ ngành Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ văn
hóa Thông tin và UBND tỉnh hàng năm đầu tư vốn để nâng cấp, bảo dưỡng các
khu di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trong tỉnh.
176
- Kiến nghị Chính Phủ và Tổng Cục Du Lịch thành lập quỹ phát triển
du lịch của tỉnh An Giang bằng một phần nguồn ngân sách nhà nước và nguồn
thu từ h
phần kinh tế khác tham gia đầu tư vào hoạt động du
lịch của ỉnh An Giang.
óa các khách sạn, nhà hàng thuộc
doanh n n vốn đầu tư và tăng hiệu quả kinh
doanh.
hội hóa sự phát triển của
ngành du lịch. Bằng nhiều hình thức, chính sách thỏa đáng để huy động các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư các điểm du lịch, theo quy hoạch, kế hoạch
của tỉnh
- Cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về du lịch thông qua
việc triể khai khảo sát, điều tra để thực hiện có hiện quả việc đa dạng hóa sản
phẩm du
- Cần có sự liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học. Các chuyên gia về
du lịch tư vấn về phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất và mở những lớp
oạt động kinh doanh du lịch, đóng góp của các tổ chức cá nhân kinh
doanh du lịch, các tổ chức cá nhân khác trong và ngoài nước. Quỹ phát triển do
Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch quản lý, sử dụng theo quy định của UBND tỉnh.
- Kiến nghị UBND tỉnh dành vốn ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ
thuật ở các khu du lịch trọng điểm như : Núi Sam, Núi Cấm và các tuyến du
lịch trọng điểm trong thời gian đầu để tác động tích cực đến việc huy động các
nguồn vốn của các thành
t
- Tiến hành nhanh việc cổ phần h
ghiệp nhà nước để tăng thêm nguồ
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch chi tiết các quy hoạch chung và công
bố rộng rãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước tham gia đầu tư theo phương châm xã
.
3.4.2. Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch tỉnh An Giang:
n
lịch và mang tính độc đáo, đột phá.
để
177
đào tạo
tỉnh với các huyện thị để thực hiện mục tiêu chung của tỉnh về phát triển ngành
du lịch.
ách hiệu quả nhất .
g trong thời gian tới. Nhằm đưa ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành
mũi nhọn và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương
ngày càng tốt hơn.
trong nước về du lịch hoặc liên kết một số trường đại học nước ngoài
để gửi cán bộ có triển vọng đi đào tạo.
- Cần phải có sự quản lý thống nhất và xuyên suốt của ngành du lịch
- Đẩy mạnh triển khai xã hội hóa trong hoạt động du lịch một cách
mạnh mẽ hơn để huy động các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển ngành du
lịch tỉnh An Giang một c
Bên cạnh, đẩy mạnh nhanh việc khắc phục những hạn chế của ngành
để chuẩn bị tốt cho những hoạt động phát triển tăng tốc của ngành du lịch tỉnh
An Gian
178
PHẦN KẾT LUẬN
Luận án ’’Giải pháp phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020 “
là công
nh tế toàn cầu. Luận án đã nghiên cứu và đạt được kết quả sau:
inh phát triển du lịch theo hướng
phát triể bền vững là một hiện tượng phát triển khách quan để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người.
/. Luận án đã phân tích rõ nét và toàn diện những nguồn lực tài
nguyên ể phát triển du lịch tỉnh An Giang. Đồng thời thông qua luận án đã
làm rõ t ực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang thời gian qua, nêu rõ những
thành công, hạn chế, những cơ hội, rũi ro cần tập trung giải quyết để phát triển
ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.
/. Nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số
nước trên thế giới để vận dụng vào phát triển du lịch tỉnh An Giang; Luận án
đã nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch và thực tiễn hoạt động
phát triể ịch một số nước phát triển mạnh về du lịch của thế giới. Thông
qua đó, đã đề ra định hướng và các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch tỉnh
An Giang đến năm 2020 gồm 3 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp cải thiện
các yếu tố bên ngoài: Gồm Giải pháp Quy hoạch Du lịch và quản lý quy
hoạch, Giải pháp cải thiện bộ máy quản lý và kinh doanh du lịch, Giải pháp
đẩy mạnh thu hút vốn phát triển ngành du lịch, Giải pháp phối hợp liên ngành,
địa phương và liên vùng, Giải pháp tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế
trong phát triển du lịch tỉnh An Giang, Giải pháp đầu tư xây dựng phát triển du
trình đã nghiên cứu với mong muốn là giúp ngành du lịch tỉnh An
Giang phát triển ngày càng hiệu quả hơn theo hướng phát triển bền vững trong
xu thế ki
1/. Nghiên cứu, xem xét về cơ sở lý luận về du lịch và vai trò của
ngành du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội thông qua những khái niệm, đặc
điểm, bản chất, động cơ... đồng thời chứng m
n
2/. Luận án đã nghiên cứu các quy trình xây dựng chiến lược và đề
xuất quy trình xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh An Giang.
3
đ
h
4
n du l
179
lịch. Nhóm giải pháp cải thiện : Gồm Giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh, Giải pháp tiếp thị và xúc tiến quảng bá, Giải pháp
khắc phục tính thời vụ. Nhóm giải pháp hỗ trợ: Gồm Giải pháp đào tạo nguồn
nhân lự
Cuối cùng để thực hiện tốt các mục tiêu, các giải pháp đã đề ra nhằm
đưa ngành du lịch tỉnh An Giang phát triển mạnh trong thời gian tới, luận án
đưa ra m
uy nhiên, kết quả này cũng là những thành công bước đầu bởi lẽ
ngành du lịch còn khá non trẻ và rất nhạy cảm trong quá trình phát triển kinh
tế-xã hộ
điều kiện
sử dụng một khối lượng lớn tài liệu để tiếp cận được vấn đề này. Vì vậy, tác
giả đã cố
các yếu tố bên trong
c, Giải pháp xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, Giải pháp
bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
-
ột số kiến nghị theo quan điểm mới và luận án đề xuất Mô hình phát
triển du lịch tỉnh An Giang là nền tảng để ứng dụng vào việc phát triển ngành
du lịch tỉnh An Giang trong tương lai.
T
i cũng như an ninh-quốc phòng. Vì thế, luận án sẽ khó tránh khỏi
những sơ xuất do thời gian và khả năng của tác giả còn hạn chế trong
gắng thực hiện với tất cả những khả năng, điều kiện có được. Tác giả
mong rằng với sự nổ lực, cố gắng này sẽ góp phần nhỏ vào phát triển ngành du
lịch tỉnh An Giang ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời góp phần vào công cuộc
phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tác giả rất mong được đón
nhận những lời nhận xét, góp ý của các Thầy-Cô và các nhà khoa học để luận
án đạt được những thành công hơn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2156.pdf