Lời giới thiệu
Du lịch là một lĩnh vực phát triển tương đối muộn ở Trung Quốc, chỉ thực sự được chú ý từ sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa năm 1978. Tuy nhiên với ưu thế lớn về nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, cùng với nhu cầu tìm hiểu về một đất nước Trung Quốc đầy bí ẩn đối với thế giới đã trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy du lịch Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong suốt gần 30 năm từ khi bắt đầu tiến hành cải cách.
Trong những năm thá
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ 1978 đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cải cách mở cửa, du lịch đã trở thành ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất, mạnh mẽ nhất trong nền kinh tế Trung Quốc. Hiện nay du lịch Trung Quốc không những có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Trung Quốc, đóng góp 5,4% GDP cả nước mà còn là một phần quan trọng của du lịch thế giới.
Trung Quốc với ngành Du lịch quốc tế đến từ xuất phát thấp đã nhanh chóng trở thành quốc gia có lượng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch quốc tế đến đứng thứ năm trên thế giới. Vậy Trung Quốc đã làm như thế nào để có được thành tựu to lớn như vậy trong một thời gian ngắn? Liệu vấn đề có hoàn toàn phụ thuộc vào những tiềm năng du lịch sẵn có của Trung Quốc hay còn do nhiều yếu tố khác tích hợp lại? Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có quan hệ tương tác với nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, chính trị, môi trường…vì vậy muốn đánh giá đúng nguyên nhân tại sao du lịch quốc tế đến của Trung Quốc có được thành tựu này và liệu Trung Quốc có tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển như vậy cần có cái nhìn khái quát, xem xét khách quan trong quá trình phát triển du lịch Trung Quốc nói chung và du lịch quốc tế đến nói riêng.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, lại có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá và con đường phát triển kinh tế đất nước, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu Trung Quốc là một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Hơn nữa, những năm gần đây du lịch Việt Nam cũng đang là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đã xây dựng mục tiêu phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Do đời sống người dân Việt Nam còn thấp, thu nhập từ du lịch nội địa ở Việt Nam còn chưa cao, do đó phát triển du lịch quốc tế đến Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Xuất phát từ những điểm trên đây, là một sinh viên chuyên ngành Trung Quốc tôi muốn tìm hiểu về quá trình phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đến nay và đặc biệt là trong thời gian gần đây, qua đó bước đầu tìm hiểu một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch quốc tế đến ở Việt Nam. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ 1978 đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam”.
Bản thân khoa học du lịch là một ngành mới ra đời và phát triển. Hoạt động nghiên cứu về du lịch chỉ mới bắt đầu trở thành một nhu cầu quan trọng vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, khi mà hiệu quả kinh tế của du lịch, đặc biệt ở các nước đang phát triển được thừa nhận, du lịch Trung Quốc lại càng là một vấn đề mới. Tuy nhiên với sức phát triển thần kỳ của ngành du lịch Trung Quốc nó đã thu hút được sự quan tâm, chú ý, nghiên cứu của nhiều nhà du lịch học trên thế giới. ở Việt Nam vấn đề này cũng đã được bàn khá sôi nổi trên các tạp chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc và một số báo kinh tế. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có một công trình lớn nào đi sâu nghiên cứu du lịch Trung Quốc nói chung và du lịch quốc tế đến Trung Quốc nói riêng. Chính vì vậy tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm và tham khảo tư liệu. Với những tài liệu có hạn bằng tiếng Việt và tiếng Trung mà tôi thu thập được, tôi chỉ hy vọng đóng góp một phân nhỏ bé trong việc tìm hiểu về du lịch Trung Quốc nói chung và du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc nói riêng. Cũng bởi những hạn chế trên cùng với khả năng và trình độ có hạn của một sinh viên đại học bước đầu tham gia nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi nhiều sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến, nhận xét quý báu của thầy cô và bạn bè.
Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này tôi lấy hệ thống quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận chung của luận văn. Trong quá trình triển khai đề tài,do đặc điểm nghiên cứu về lĩnh vực du lịch nên tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của bộ môn khoa học du lịch như thu thập và xử lý tư liệu, phương pháp cân đối kinh tế, phân tích hệ thống, phân tích xu thế, các phương pháp xử lý bằng công cụ tin học...
Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp truyền thống như phân tích, tổng hợp, chứng minh…để lý giải vấn đề, xác lập luận điểm, luận cứ cho luận văn.
Kết cấu của luận văn gồm ba chương:
Chương I: Giới thiệu chung
Chương II: Quá trình phát triển du lịch quốc tế đến Trung Quốc 1978 đến nay.
Chương III: Một số kinh nghiệm đối với phát triển du lịch quốc tế đến ở Việt Nam.
Để hoàn thành luận văn này tôi đã được sự hướng dẫn tận tình, sâu sắc của thạc sĩ Ngô Tuyết Lan và thạc sĩ Nhâm Thanh Lý, giảng viên chuyên ngành Trung Quốc học, khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến hai cô.
Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Đông Phương, các thầy cô ở Viện nghiên cứu Trung Quốc đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học.
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung
I. Một số khái niệm
1. Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hoá thành tornus và sau đó thành tourisme trong tiếng Pháp, tourism trong tiếng Anh.
Do hoàn cảnh về thời gian, khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có cách hiểu về du lịch khác nhau. Có người đã nhận định “ đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Giáo sư viện sĩ Nguyễn Khắc Viện cho rằng “ du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của con người”
Tiến sĩ Trần Nhạn trong cuốn sách du lịch và kinh doanh du lịch định nghĩa: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng tiền” (2).
Hai học giả Thụy Sĩ Hunriker và Kraof cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ” (3). Định nghĩa này về sau đã được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận.
Các nhà kinh tế du lịch trường đại học kinh tế Praha lại định nghĩa: Tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân là du lịch.
Do đó, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội ( hiểu theo nghĩa từ đơn giản đến phức tạp ) mà còn là một hoạt động về kinh tế. Vì vậy nếu gộp định nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Các tác giả trong cuốn sách “Nhập môn Khoa học Du lịch” đã tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó cho đầy đủ, chính xác hơn:
Du lịch có thể được hiểu là:
Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích hồi phục sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh(
).
2. Du lịch quốc tế và du lịch quốc tế đến
Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà trong đó quá trình thực hiện nó có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía (du khách hay nhà cung ứng du lịch) phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Về mặt không gian điạ lý: du khách đi ra ngoài đất nước của họ. Về mặt kinh tế: có sự giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ.
Du lịch quốc tế đến là chuyến đi của người nước ngoài đến tham quan du lịch. Nói cách khác, du lịch quốc tế đến hay du lịch đón khách ( nếu nói theo cách của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch) là loại hình du lịch quốc tế phục vụ, đón tiếp khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong đất nước của cơ quan cung ứng du lịch.
II. Xu hướng du lịch thế giới ngày nay
Nếu như thời cổ đại hiện tượng du lịch chỉ là du lịch tôn giáo với những chuyến đi truyền giáo của các tu sĩ, với những cuộc hành hương tới các thánh địa, đền chùa, đến các nhà thờ Kitô giáo thì, ngày nay với các hình thức phong phú như: du lịch xanh, du lịch văn hoá, du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá, du lịch quốc tế, du lịch nội địa… du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội của đa số quần chúng nhân dân các nước.
Trong thời đại hiện nay, số lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên rất nhanh. Nếu năm 1950 trên toàn thế giới có hơn 25 triệu lượt khách du lịch quốc tế thì con số đó đã tăng lên gần 290 triệu vào năm 1980 và tăng lên thành 625 triệu vào năm 1998().
Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bùng nổ về lượng du khách quốc tế đó là: Mức sống của người dân ngày càng tăng lên, thời gian rảnh rỗi ngày càng nhiều. Trong khi đó giá cả các dịch vụ ngày càng hạ hơn, giao thông phát triển nhanh chóng, mức độ ô nhiễm môi trường ở nơi cư trú thường xuyên của du khách, đặc biệt là ở các thành phố và các khu đô thị ngày càng trầm trọng, trình độ dân trí ngày càng cao đã kích thích nhu cầu du lịch tăng lên nhằm mục đích nghỉ ngơi thư giãn, nâng cao hiểu biết, hồi phục sức khoẻ…
Sự phát triển nhanh chóng đa dạng của các phương tiện giao thông như ô tô, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ…cùng với giá cả dịch vụ và hàng hoá không đắt đã khiến du lịch không còn là một đặc quyền đặc lợi của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội nữa. Xu hướng quần chúng hoá thành phần du khách trở nên phổ biến ở mọi nước.
Một xu hướng mới phát triển nhưng đầy triển vọng là xu hướng chuyển động Tây-Đông. Theo các chuyên gia du lịch, thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của Châu á-Thái Bình Dương. Số lượng du khách đến các nước trong khu vực này thời gian gần đây không ngừng tăng lên. Nếu như năm 1960 số du khách quốc tế đến khu vực này chỉ có 704 nghìn lượt người thì năm 2000 số lượng du khách quốc tế đến đây đã lên tới trên 100 triệu lượt người. Một số đến đây tìm cơ hội làm ăn, ký kết hợp đồng, nghiên cứu điều kiện đầu tư do đây là khu vực kinh tế mới phát triển và có tốc độ phát triển rất cao. Một số khác đến đây vì cảnh quan thiên nhiên hay vì muốn tìm hiểu một số nền văn hoá Phương đông đầy bản sắc và phần nào kỳ bí đối với họ. Những công trình kiến trúc ẩn chứa những giá trị tinh thần to lớn, những phong tục tập quán khác lạ…đã góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn cho khu vực này.
Trung Quốc là một quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch vô cùng to lớn, điều kiện du lịch Trung Quốc phù hợp với xu hướng du lịch thế giới, giá cả du lịch ở Trung Quốc tương đối thấp so với giá ở các nước Châu Âu và Bắc Mĩ, phù hợp với lượng khách đông đảo thuộc tầng lớp trung lưu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc những năm gần đây cao vào loại bậc nhất trên thế giới. Trung Quốc còn là một quốc gia rộng lớn không chỉ có phong cảnh thiên nhiên mỹ lệ, kỳ vĩ, có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời mà còn có nền văn minh rực rỡ kéo dài suốt mấy nghìn năm lịch sử. Đây chính là những yếu tố vô cùng hấp dẫn thu hút khách du lịch quốc tế đến Trung Quốc.
III. tài nguyên du lịch của Trung Quốc .
Nói đến du lịch cần phải nói đến tài nguyên du lịch. Không có tài nguyên du lịch thì không thể phát triển du lịch được. Tài nguyên du lịch trên thế giới được chia làm hai loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Dưới đây tôi xin giới thiệu vài nét về hai nguồn tài nguyên này của Trung Quốc.
1.Tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên là một phần quan trọng đối với phát triển du lịch. Trong nhịp sống hối hả và căng thẳng của thời đại công nghiệp hiện đại, rất nhiều du khách có xu hướng tìm về với thiên nhiên, muốn hoà mình vào thiên nhiên hoang dã, ngắm nhìn khung cảnh tự nhiên mỹ lệ và tận hưởng không khí trong lành, dễ chịu.
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với lãnh thổ rộng 9,6 triệu km2, có địa hình đa dạng, khí hậu phức tạp, bờ biển dài giáp với đại dương lớn nhất thế giới -Thái Bình Dương, là yếu tố vô cùng thuận lợi, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch.
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo thì càng có sức hấp dẫn du khách. Các nhà nghiên cứu du lịch chỉ ra rằng trong các kiểu địa hình, kiểu địa hình Karst ( núi và hang động) là những tài nguyên du lịch rất có giá trị, bởi du khách thường có xu hướng ưa thích những nơi nhiều đồi núi.
Trung Quốc là một quốc gia có địa hình đa dạng với năm kiểu địa hình chính là núi, cao nguyên, bồn địa, đồng bằng và gò núi. Miền núi chiếm 2/3 diện tích toàn quốc với những đỉnh núi cao nhất nhì thế giới như ChôMôLungMa cao 8848m hay ChoiGơRi cao hơn 8000m so với mặt biển. Ngoài ra, còn có bộ phận gò núi gồm các núi cao dưới 500m so với mặt nước biển, chiếm 10% diện tích toàn quốc với các gò núi nổi tiếng như gò núi Giang Nam, Lưỡng Quảng, Liêu Đông… Cao nguyên Thanh Tạng với độ cao hơn 4500m được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới” đã tạo cho phong cảnh thiên nhiên đất nước Trung Hoa trở nên hùng vĩ và hoành tráng.
Cũng nhờ lãnh thổ trải rộng theo cả chiều Bắc - Nam, Đông - Tây nên khí hậu Trung Quốc cũng rất đa dạng, phức tạp. Khí hậu trên các vùng miền khác nhau tương đối rõ rệt. Nằm khoảng từ vĩ độ 20o đến vĩ độ 500 của nửa cầu Bắc, lại chịu tác động của địa hình cao, thấp khác nhau và hệ thống khí quyển hoàn lưu Đông á, Trung Quốc có tất cả các loại hình khí hậu trên thế giới: xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới nóng, ôn đới và ôn đới lạnh. Sự đa dạng về khí hậu đã khiến cho thiên nhiên Trung Quốc có muôn màu, muôn vẻ khác nhau, từ những rừng mưa nhiệt đới, những vùng thực vật xanh lá quanh năm ứng với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới phương Nam đến cảnh sắc mùa đông tuyết phủ khắp núi rừng ở phương Bắc mà đi liền với nó là hệ động, thực vật vô cùng phong phú. Tất cả tạo nên sức hấp dẫn lớn lao đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế từ các nước thuộc các miền khí hậu khác nhau.
Theo một thống kê của tổ chức du lịch thế giới WTO trung bình cứ 3 người đi du lịch thì có một người đi nghỉ biển. Trung Quốc có bờ biển kéo dài 32.000 km với các bãi biển tuyệt đẹp như bãi biển Bắc Hải, Đại Liên, những hòn đảo như những hòn ngọc quý như đảo Hải Nam, Hoàng Cầm…và hơn 5000 hòn đảo lớn nhỏ là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với sự nghiệp phát triển du lịch Trung Quốc.
Một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng không thể không nhắc đến của Trung Quốc đó là hệ thống sông hồ kết hợp với núi non tạo nên những bức tranh sơn thuỷ hữu tình vô cùng mỹ lệ.
Nhắc đến Trung Quốc hẳn không ai trong chúng ta không biết đến cảnh “sông nước Quế Lâm”, “Tây Hồ Hàng Châu”, “Tam Hiệp Trường Giang”…là các thắng cảnh tuyệt vời đã từng được bình chọn xếp trong mười phong cảnh đẹp nhất của Trung Quốc. Tất cả sự kết hợp hài hoà đến tuyệt vời của sông, núi, hồ (sơn và thuỷ) này là yếu tố hấp dẫn du khách thưởng ngoạn từ hàng bao thế kỷ đến nay vẫn không thay đổi.
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú đã giúp Trung Quốc có được bảy di sản thiên nhiên thế giới. Những di sản thiên nhiên này đã góp phần tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành du lịch Trung Quốc.
2.Tài nguyên văn hoá nhân văn
Có thể nói nếu như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là một yếu tố góp phần quan trọng trong sự phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc thì tài nguyên văn hoá nhân văn là yếu tố quyết định tạo điều kiện đưa ngành du lịch Trung Quốc trở thành “đại sản nghiệp”, trở thành ngành kinh tế trọng điểm quốc gia có vị trí thứ 3 trong các ngành kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc là một trong những cái nôi của loài người, cũng là quốc gia duy nhất có nền văn minh phát triển rực rỡ liên tục từ thời cổ đại, và cho đến tận ngày nay văn hoá văn minh Trung Quốc vẫn là một điểm sáng trong nền văn hoá thế giới.
Trải qua nhiều thiên niên kỷ xây dựng và phát triển, các dân tộc Trung Hoa đã không ngừng sáng tạo cống hiến cho toàn nhân loại rất nhiều báu vật tuyệt vời mà điển hình đến nay Trung Quốc đã được Unesco công nhận 26 di sản văn hoá thế giới.
Các thành phố văn hoá lịch sử
Đây chính là nguồn tài nguyên rất có giá trị trong các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Trung Quốc. Trải qua thời kỳ lịch sử hơn năm nghìn năm phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá từ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế trong truyền thuyết đến các triều đại phong kiến sau này người dân Trung Hoa đã tạo ra hàng loạt các thành phố văn hoá lịch sử nổi tiếng như Bắc Kinh, Tây An, Lạc Dương, Côn Minh, Tô Châu, Diên An, Quảng Châu, Thành Đô, Khúc phụ…Trong đó có “lục đại” cố đô gồm: Bắc Kinh, Tây An, Khai Phong, Nam Kinh, Hàng Châu, Lạc Dương và từ năm 1988 là “thất đại” cố đô ( Sau khi hội đồng thường vụ học hội cố đô Trung Quốc quyết định xếp thêm An Dương ( tỉnh Hà Nam) là một trong những kinh đô lớn trong lịch sử Trung Quốc). Tại những địa danh này, bên cạnh những toà nhà cao ốc, những khu phố sầm uất mới phát triển, thể hiện thành tựu của công cuộc đổi mới cải cách mở cửa phát triển kinh tế của Trung Quốc, vẫn còn đó những khu đô thị cổ kính, những ngôi nhà cổ với kiến trúc độc đáo mang đậm tính triết học sâu sắc và trình độ thẩm mỹ cao. Ngoài ra, những thành phố văn hoá lịch sử này đều là những nơi bảo tồn di vật cách mạng và di tích lịch sử với trữ lượng lớn thu hút sự chú ý của khách du lịch và đều là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của quốc gia, được xếp vào danh sách các “thành phố du lịch ưu tú của Trung Quốc”.
2.2. Nghệ thuật kiến trúc
Dành được sự quan tâm, tìm hiểu cũng như ngưỡng mộ rất nhiều từ các du khách quốc tế là các công trình kiến trúc như kiến trúc cung đình, lăng tẩm, chùa chiền, động đá… mang đậm phong cách văn hoá Trung Hoa. Các lăng tẩm của vua chúa luôn được xây dựng trên những vùng đất đã được lựa chọn kỹ càng theo thuật phong thuỷ của Trung Quốc; các động đá mang đậm phong cách Phật giáo Trung Hoa; các khu nhà xây dựng theo kiểu Tứ Hợp Viện…Tất cả đều vô cùng mới mẻ đối với du khách quốc tế, và đặc biệt càng kỳ lạ hơn đối với du khách Phương Tây - những người chưa hề tiếp xúc với văn hoá Phương Đông.
Đặc biệt, kiến trúc cung đình Trung Quốc lấy sự hài hoà với tự nhiên làm đẹp, nhưng vẫn luôn đảm bảo tượng trưng cho sự uy nghiêm và quyền lực trong các đường nét kiến trúc. Nghệ thuật kiến trúc thường chứa đựng những tư tưởng triết lý uyên thâm như “noi theo tự nhiên”, “lấy hư dẫn dắt thực, nâng đỡ thực”, “hư và thực đan xen”…khiến ta có thể cảm thấy nó chứa đựng quan niệm về “hữu và vô” của Lão Tử.
Đi du lịch Trung Quốc, đặc biệt là những người có hứng thú tìm hiểu về lịch sử hay về nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc cổ không thể bỏ qua những công trình thuộc hạng kỳ quan kiến trúc như Vạn Lý Trường Thành, Cố Cung, Thập Tam Lăng, Di Hoà Viên, động đá Đôn Hoàng, tháp chùa Báo Ân…
Các ngành nghề truyền thống
Một trong những nhu cầu cơ bản của khách du lịch là mua sắm, đặc biệt là mua những vật kỷ niệm, đồ lưu niệm mang đặc trưng văn hoá của vùng, miền hoặc quốc gia mà họ tới du lịch.Với bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, Trung Quốc có rất nhiều sản phẩm truyền thống nổi tiếng trên toàn thế giới như lụa, đồ gốm, hàng thêu, mực, chè, đồ chạm khắc, mỹ nghệ… Những sản phẩm mà từ thời cổ đại đã được ưa chuộng và nghề thì vẫn được lưu truyền cho tới tận ngày nay.
2.3.1. Dệt lụa
Nghề dệt lụa tơ tằm ở Trung Quốc đã xuất hiện từ trước công nguyên, trong các truyền thuyết. Trong tác phẩm Kinh Thi, Tả truyện đã nhắc đến nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa như một nghề chuyên biệt của nữ giới. Theo các tài liệu lịch sử thì từ thời Hán đã xuất hiện máy dệt hoa trên lụa là gấm vóc. Đến thời Đường tơ lụa phát triển mạnh và các sản phẩm làm ra rất đẹp, mềm nhẹ. Thời kỳ này nổi tiếng nhất là lụa Thiệu Hưng ( Chiết Giang), đây cũng là thời kỳ con đường tơ lụa sang các nước Trung Đông rất tấp nập, vải tơ lụa của Trung Quốc được truyền sang khắp các nước Châu Âu và được giới quý tộc ưa chuộng. Về sau có thêm nhiều vùng dệt lụa, gấm nổi tiếng như lụa Tô Châu, Hàng Châu, gấm ích Châu ( gấm Thục).
Hiện nay sản phẩm tơ lụa truyền thống Trung Quốc như sa tanh, the, gấm với các ưu điểm là màu sắc sáng, mỏng, mềm, nhẹ là một trong những mặt hàng được khách du lịch quốc tế ưa chuộng nhất.
2.3.2. Đồ thêu
Trung Quốc có bốn trường phái thêu lớn là Giang Tô, Quảng Đông, Hồ Nam và Tứ Xuyên. Trong đó hàng thêu Giang Tô nổi tiếng với các mẫu trang trí đẹp mắt, màu sắc hài hoà, nhẹ nhàng với những kiểu may mang nét sắc sảo, tay nghề cao. Sản phẩm thêu Quảng Đông nổi tiếng bởi những mẫu sinh động với đường may đơn giản, thường thêu các mẫu “rồng”, “phượng”…Đồ thêu Hồ Nam nổi bật bởi các mẫu sinh động, tươi sáng và thường mô tả các động vật như sư tử, hổ. Đồ thêu Tứ Xuyên thường có đường may dày, đều và phẳng với màu sắc sáng bóng. Mẫu thêu điển hình của đồ thêu Tứ Xuyên là “Hoa sen và cá chép”.
Ngoài ra một số dân tộc thiểu số Trung Quốc như người Thái, Choang còn có các sản phẩm thêu độc đáo, tinh tế trên chất liệu gấm cũng là những sản phẩm được du khách chú ý, ưa thích.
2.3.3. Đồ gốm sứ
Với lịch sử phát triển hàng vạn năm, kỹ thuật làm gốm sứ của Trung Quốc đã đạt tới trình độ thành thục mà điều then chốt là sự phát hiện ra một loại đất sét trắng thuần khiết, kết dính và tạo được nhiệt độ cao trong lò nung. Chất liệu làm men và kỹ thuật tráng men, đã đưa nghề gốm sứ Trung Quốc đạt tới đỉnh cao kỹ thuật và mỹ thuật.
Trong lịch sử đồ sứ Trung Quốc gồm ba loại men chính là men xanh, men trắng và men nhiều màu.
Gốm sứ men xanh ngọc là sản phẩm phát triển vào đời Đường với lò Long Tuyền nổi tiếng, đến đời Tống Nguyên đồ sứ trấn Cảnh Đức (Giang Tây) với chất men trắng được ưa chuộng nhất và đến thời Minh Thanh thì đã phát triển đồ sứ men nhiều màu mà nổi tiếng nhất là đồ sứ Thanh Hoa.
Hiện nay ngành nghề truyền thống lâu đời nhất trong lịch sử Trung Hoa này phát triển rất đa dạng với các sản phẩm nổi tiếng như: gốm vùng Quảng Tây có màu sắc tự nhiên, chất lượng bền, đẹp; gốm Giang Tô rất đa dạng với đồ gốm vẽ chất lượng cao; đồ gốm của tỉnh Quảng Đông có sự trang trí đơn giản; đồ gốm men ba màu ở Lạc Dương…
Đây cũng là một trong những sản phẩm được du khách nước ngoài rất chú ý.
2.3.4. Đồ chạm khảm
Với kỹ thuật trạm khảm lâu đời mà chủ yếu là trạm khảm kỹ thuật cao trên ngọc và đá quý với mục đích phục vụ cung đình, nay nghề trạm khảm Trung Quốc cũng được phát triển, mở rộng trên các chất liệu khác nhau như gỗ, đá nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách.
Ngoài ra Trung Quốc còn có một số ngành nghề truyền thống khác cũng được đưa vào khai thác trong du lịch như chè, mực, rượu…và đặc biệt là ngành y học cổ truyền, nhằm đáp ứng các nhu cầu phong phú, đa dạng của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Nghệ thuật vườn cảnh Trung Quốc
Vườn cảnh nghệ thuật cổ điển Trung Quốc cũng là di sản văn hoá phong phú và là bộ phận tổ thành quan trọng của tài nguyên du lịch nhân văn. Vườn cảnh Trung Quốc có thể phân làm hai loại: vườn cảnh hoàng gia của các hoàng đế và vườn riêng của các gia đình quý tộc, quan lại. Trong đó vườn cảnh hoàng gia là nơi cho vua chúa nghỉ ngơi, tránh nắng thường có quy mô lớn và nằm ở ngoại ô các thành phố trung tâm như Di Hoà Viên hay sơn trang Thừa Đức. Đặc biệt nổi tiếng là nghệ thuật làm vườn ở Tô Châu với danh hiệu “ Thế giới viên lâm tri mẫu”, với sự khéo léo tài tình của người thợ làm vườn, họ đã tạo ra nét đẹp mềm mại, uyển chuyển, sống động cho các khu vườn ở đây. Đây không những là nơi ngắm cảnh, tìm hiểu về một nghề mang tính nghệ thuật cao của Trung Quốc mà còn là một nơi du lịch sinh thái lý tưởng.
ẩm thực Trung Quốc
Trung Quốc có nền văn hoá ẩm thực hết sức xán lạn, huy hoàng với phong phú các món ăn và kỹ thuật chế biến món ăn đứng hàng đầu thế giới. “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây” đã trở thành câu nói cửa miệng của rất nhiều người trên thế giới. Trên thực tế, món ăn Trung Quốc không chỉ có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể ( “bổ” ) mà còn có đầy đủ các yêu cầu về thẩm mỹ, nghệ thuật cao.
Do diện tích rộng lớn với các điều kiện khác nhau về địa hình, khí hậu, dân tộc nên các món ăn Trung Quốc vô cùng phong phú, thay đổi khẩu vị và cách chế biến theo vùng miền , người Trung Quốc thường có câu “Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Tây chua”. Ngay cả món ăn chính hàng ngày của người Trung Quốc cũng không giống nhau vì người phương nam thường ăn món ăn từ gạo, còn người phương bắc thì thường ăn món ăn chế biến từ bột mì như bánh bao, mì sợi, suỉ cảo…
Món ăn Trung Quốc được chia thành bốn hệ lớn nổi tiếng nhất, đó là:
Món ăn Sơn Đông ở hạ du sông Hoàng Hà. Do thuộc phía Bắc đất nước Trung Quốc, khí hậu tương đối lạnh, rau xanh ít nên các món ăn ở đây thường có đặc điểm là nhiệt lượng cao, giàu prôtit như vịt quay, gà Đức Chân, lòng chín khúc… Món ăn Sơn Đông thường chú trọng cách phối hợp nguyên liệu, tạo món ăn ngon có mùi vị đậm đà, giàu dinh dưỡng vì vậy nó mang dư vị của món ăn cung đình.
Món ăn Tứ Xuyên ở thượng du sông Trường Giang. Đặc điểm của món ăn Tứ Xuyên là chế biến cầu kỳ, thường cho nhiều thứ gia vị phức tạp và chủ yếu sử dụng các loại nguyên liệu từ thực vật như dầu, vừng, ớt, các loại rau…
Món ăn Tô Châu (Chiết Giang) ở trung hạ du và Đông nam duyên hải sông Trường Giang. Vùng này còn được gọi là “ thuỷ hương” (làng trên nước), có rất nhiều sông hồ, có vùng giáp biển vì vậy đặc trưng các món ăn ở đây là các món chế biến từ hải sản đặc sắc với sự pha trộn ăn uống của cả miền nam và miền bắc. Do đó thức ăn ở đây đậm mà không béo, nhạt mà không chán, được khách du lịch rất ưa thích.
Món ăn Quảng Đông thường được sử dụng nguyên liệu rất rộng rãi, chế biến nhiều món ăn có mùi vị khác lạ với đặc sản là thức ăn chế biến từ các loại động vật hoang dã ( rắn, chó, khỉ), thường chế biến đơn giản, lấy sự tươi ngon làm tiêu chuẩn để đánh giá món ăn.
Do các điều kiện khách quan, Trung Quốc có được rất nhiều loại thức ăn và nhân dân Trung Quốc cũng sáng tạo chế biến ra đa dạng các món ăn. Vì vậy du khách đến bất kỳ đâu trên đất nước Trung Quốc cũng đều có thể thưởng thức đặc sản mang đậm phong vị địa phương.
Ngoài các món ăn chính, các vùng miền khác nhau, các dân tộc khác nhau còn có vô số các đồ ăn nhẹ như cháo gà yến mạch, bánh bao ngọt… với nhiều màu sắc, mùi vị, hình dáng độc đáo. Các loại món ăn chay làm từ rau xanh, hoa quả, nấm ăn…có giá trị dinh dưỡng cao. Các món ăn có tính chất trị bệnh, theo quan niệm của người Trung Quốc món ăn có vị mặn, ngọt, đắng cay, chua thuộc âm và dương, nếu sử dụng đúng vào cơ thể giúp cải thiện điều hoà âm dương thì có tác dụng cải thiện sức khoẻ.
Người Trung Quốc sành ăn và rất cầu kỳ trong ăn uống. ẩm thực Trung Quốc theo nguyên tắc “thập mỹ” gồm: “ chất, sắc, vị, hương” nhằm đáp ứng về sinh lý cho cơ thể và “hình, khí, thích, thời, cảnh, thú” nhằm đáp ứng về thưởng thức thẩm mỹ, nghệ thuật trong khi ăn uống.
Với nền ẩm thực phong phú, xán lạn khách du lịch sẽ có thêm rất nhiều sự khám phá, hiểu biết thêm về con người đất nước Trung Hoa cũng như được thưởng thức những món ăn độc nhất vô nhị trên thế giới.
Lễ hội truyền thống và các hoạt động giải trí
Bất kỳ một dân tộc nào cũng có những phong tục tập quán và những ngày lễ truyền thống riêng của mình. Chưa kể đến cùng một dân tộc nhưng sống ở địa bàn cư trú khác nhau, điều kiện sản xuất, sinh hoạt khác nhau cũng tạo ra những phong tục tập quán cũng như lễ hội riêng biệt. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với năm mươi sáu dân tộc, trải qua lịch sử mấy ngàn năm, các cư dân Trung Quốc đã sáng tạo ra rất nhiều lễ hội đặc sắc có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách nước ngoài. Có thể kể đến các lễ hội nổi tiếng khắp trong và ngoài nước như: Lễ hội Băng đăng ở Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang kéo dài suốt một tháng từ mùng năm tháng một đến mùng năm tháng hai; hội chợ xuân trên khắp đất nước vào trước dịp tết dương lịch với các cuộc triển lãm hoa, hàng mỹ nghệ, đồ ăn; hội hoa mẫu đơn ở Lạc Dương vào khoảng cuối tháng tư dương lịch; hội thuyền rồng sông Mịch La (tỉnh Hồ Nam) vào ngày 5 tháng 6 để tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên; lễ hội tơ lụa du lịch ở Tô Châu tỉnh Giang Tô từ ngày 3/9 đến ngày 12/9 hàng năm; tháng Tây Hồ mùa thu (tháng chín) là thời gian cảnh sắc Tây Hồ Hàng Châu đẹp nhất trong năm, thời gian này tổ chức các hoạt động nghệ thuật văn hoá dân gian giới thiệu văn hóa đặc sắc Trung Quốc; lễ hội du lịch Hoàng Phố của Thượng Hải (tháng 10), gồm hội đèn lồng, trình diễn nghệ thuật, ăn thử các món ăn địa phương…
Ngoài các lễ hội truyền thống lớn, ngày nay Trung Quốc còn tổ chức rất nhiều hoạt động giải trí kèm vào các tour du lịch nhằm giới thiệu nền nghệ thuật biểu diễn, đời sống tinh thần phong phú của người dân Trung Quốc làm cho các chuyến du lịch của khách quốc tế thêm phần hấp dẫn. Những bài hát dân ca, điệu múa dân gian các dân tộc khác nhau, nghệ thuật múa hát cung đình, nghệ thuật nhào lộn, múa rối, các buổi biểu diễn thời trang quần áo lụa dân tộc…đều là những sản phẩm du lịch độc đáo, giàu tính nhân văn và là một nguồn tài nguyên lớn có thể đưa vào khai thác, phát triển du lịch, đặc biệt là thu hút khách quốc tế.
Sẽ là một thiếu xót lớn nếu chỉ nhắc đến những cái hiện hữu mà du khách có thể nhìn ngắm mà không nhắc đến một hệ thống các giá trị vô hình vẫn tồn tại trong từng nếp sống, phong tục tập quán của cư dân một quốc gia với nền văn hoá văn minh năm nghìn năm rực rỡ. Cái gì đã khiến Trung Quốc trở nên huyền ảo, kỳ bí hơn trong con mắt du khách quốc tế mà đặc biệt là người phương Tây? Đó là tư tưởng Nho gia đã thấm sâu vào máu thịt của từng con người, đó là những tục lệ cưới hỏi, ma chay ở nhiều nơi vẫn giữ nhiều nét truyền thống, là luân lý trong từng gia đình hi._.ện đại, là cách nghĩ, cách sống trong từng con người…Tất cả tạo nên một sức hút kỳ lạ khiến những người tò mò muốn thực sự tìm hiểu, cảm nhận về một nền văn hoá Phương Đông điển hình không thể không ít nhất một lần tới Trung Quốc – một quốc gia cổ kính nhưng vẫn không kém phần hiện đại, đang hoà mình vào dòng chảy của thời đại mới.
Trung Quốc ngày nay không chỉ có thể để cho khách du lịch được đắm mình trong không gian của một nền văn hoá lâu đời, mà những thành tựu phát triển kinh tế gần đây của Trung Quốc cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với một bộ phận không nhỏ du khách quốc tế. Đó là các đặc khu kinh tế, thành phố hiện đại không kém gì các thành phố trung tâm của Châu Âu, Châu Mỹ như Thượng Hải, Thâm Quyến, Ninh Ba, Quảng Châu…Khách du lịch đến đây để chiêm nghiệm những thành tựu đạt được của nền kinh tế quốc dân sau một thời gian Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa. Đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu những bước đi ngoạn mục của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Có thể nói, Trung Quốc là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới có được nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hoá nhân văn vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là đối với thị trường du lịch khách quốc tế như vậy. Trên thực tế, người Trung Quốc đã biết tôn tạo, giữ gìn và khai thác những tiềm năng du lịch to lớn này một cách khá thành công. Cho tới nay du lịch Trung Quốc đã đưa về cho ngân sách nhà nước hơn hai mươi tỉ USD mỗi năm và doanh thu ngành du lịch chiếm 5,4% GDP toàn quốc. Trong chương trình phát triển ngành “ công nghiệp không khói” của mình đến năm 2020, du lịch Trung Quốc sẽ phấn đấu đạt tổng doanh thu lên tới 54 tỉ USD, chiếm 11% GDP (
) toàn quốc.
Chương II: Quá trình phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay
I. Vài nét về du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc trước cải cách.
Trong thời kỳ đầu thành lập nước Trung Quốc mới (những năm 50), du lịch chỉ là một phần của công tác đối ngoại, tiếp đón các đoàn ngoại giao. Cả nước vẫn chưa có cơ cấu hành chính quản lý chuyên môn, bên trên đều do các bộ phận có liên quan của Quốc vụ viện quản lý chung, bên dưới do Tổng công ty lữ hành quốc tế và các công ty dịch vụ du lịch Hoa kiều Trung Quốc kiêm nhiệm. Trong đó, trên thực tế Tổng công ty du lịch quốc tế Trung Quốc được Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập năm 1954 đảm nhiệm chức năng quản lý về du lịch quốc tế với nhiệm vụ chủ yếu là tìm hiểu về vấn đề ăn, ở và tham quan của khách nước ngoài.
Du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc nhờ sự phát triển quan hệ ngoại giao của Trung Quốc mới bắt đầu được khởi sắc. Tổng công ty du lịch quốc tế Trung Quốc đã bắt đầu ký kết các hợp đồng du lịch với các công ty du lịch của Liên Xô, các nước Đông Âu và xây dựng quan hệ với các công ty du lịch một số quốc gia phương Tây, tiếp đón khách du lịch tự túc. Trong hai năm 1956, 1957 Tổng công ty du lịch quốc tế Trung Quốc đã tiếp đón tới 4000 lượt người, trong đó có 15% là khách Phương Tây.
Năm 1964 cùng với chuyến đi thăm 14 nước và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước á, Phi, Âu của thủ tướng Chu Ân Lai thành công tốt đẹp, khách du lịch quốc tế từ các nước Phương Tây không ngừng tăng lên, đưa du lịch phát triển sang một giai đoạn mới. Lượng khách du lịch ngày càng tăng lên, dẫn đến đòi hỏi khách quan có một cơ cấu quản lý du lịch tương ứng.
Năm 1964, phiên họp thứ 124, Đại hội đại biểu toàn quốc Trung Quốc phê chuẩn thành lập cục quản lý khách du lịch nước ngoài, với nhiệm vụ lãnh đạo các cơ quan du lịch trực thuộc ngành, phụ trách tuyên truyền và liên hệ với bên ngoài. Nhờ đó du lịch quốc tế đến Trung Quốc ngày càng phát triển. Riêng năm 1965 số khách nước ngoài đến Trung Quốc đã đạt con số 12.877 lượt người.
Tuy nhiên ngành du lịch quốc tế Trung Quốc vừa bắt đầu phát triển chưa lâu thì năm 1966 với việc triển khai “ Đại cách mạng văn hoá”, cường điệu hoá tính chính trị trong hoạt động tiếp đón khách quốc tế, kịch liệt phản đối tư tưởng ngoại lai, cách ly với khách nước ngoài, ngành du lịch quốc tế đến của Trung Quốc chịu tổn thất nghiêm trọng. Ngay trong năm 1966 lượng khách quốc tế đến Trung Quốc chỉ còn 303 lượt người.
Sang thập niên 70 , trên cơ sở chỉ đạo “ kỳ vọng vào nhân dân, tiếp đón khách nước ngoài” và việc đích thân tổ chức, triển khai lại các hoạt động du lịch đối ngoại của thủ tướng Chu Ân Lai, công tác tiếp đón khách quốc tế dần được khôi phục.
Hệ thống du lịch địa phương và hệ thống quản lý du lịch cũng dần được khôi phục với việc lập lại tổng công ty du lịch Hoa Kiều ở các địa phương. Sau đó cùng với việc nối lại quan hệ ngoại giao với các nước và khôi phục lại địa vị trong Liên hiệp quốc, khách quốc tế đến Trung Quốc tăng lên rất nhanh. Năm 1976 số khách du lịch nước ngoài đến Trung Quốc đã đạt tới gần 50.000 lượt người.
Tóm lại, giai đoạn từ khi thành lập Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa mới đến trước thời kỳ cải cách mở cửa 1978, do điều kiện mức sống trong nước còn thấp, nhu cầu du lịch của nhân dân Trung Quốc gần như chưa có, và với chính sách đóng cửa của Trung Quốc, công tác du lịch chủ yếu là tiếp đón ngoại giao. Nguồn khách quốc tế của Trung Quốc trong giai đoạn này chủ yếu là các nước Phương Đông. Nhìn chung số lượng khách quốc tế rất ít, tuy nhiên giai đoạn này đã đặt nền tảng cũng như tích luỹ được những kinh nghiệm nhất định giúp cho du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc sau này từng bước lớn mạnh và trưởng thành trong những giai đoạn sau.
II. Quá trính phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ năm 1978 - nay.
1. Đường lối chính sách
Định hướng phát triển.
1.1.1. Giai đoạn từ 1978 - 1990
Sau bước đi sai lầm của “ Đại cách mạng văn hoá”, Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa trên mọi lĩnh vực. Ngành du lịch là một ngành mới phát triển, trước cải cách vẫn chỉ là một bộ phận của công tác ngoại giao nay đã được chú ý tích cực, phát triển trở thành một ngành kinh tế thu ngoại tệ về cho đất nước.
Trong hai năm 1978-1979, qua năm lần nói chuyện chuyên đề về du lịch, đồng chí Đặng Tiểu Bình đều yêu cầu phải nhanh chóng phát triển ngành du lịch, đồng chí chỉ rõ, phát triển du lịch trước tiên phải xây dựng khách sạn, phải hạ quyết tâm làm nhanh, đầu tiên có thể dựa vào nguồn vốn đầu tư của đồng bào Hoa Kiều, của nước ngoài sau đó tự mình phát triển.
Trên tinh thần chỉ thị của đồng chí Đặng Tiểu Bình, tháng 11 năm 1979 trong báo cáo của Tổng cục quản lý du lịch đã chỉ rõ: Đẩy mạnh phát triển ngành du lịch có thể thu hút lượng lớn ngoại tệ, xây dựng nguồn vốn tích luỹ, thúc đẩy phát triển các hạng mục, ngành nghề trong nước, vì bốn mục tiêu hiện đại hoá. Sự phát triển du lịch Trung Quốc phải kiên trì tự lực cánh sinh đồng thời kết hợp với việc tích cực thu hút vốn đầu tư và tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, tìm ra con đường phát triển riêng cho ngành du lịch Trung Quốc.
Năm 1985 nhằm khắc phục tình trạng thiếu thốn về cơ sở hạ tầng đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch quốc tế đến, tăng thu ngoại tệ phục vụ phát triển đất nước, Trung Quốc tiến hành đa nguyên hoá hoạt động kinh doanh du lịch. Cho phép các nhà đầu tư, kinh doanh không thuộc ngành du lịch được phép đầu tư kinh doanh du lịch, chấm dứt tình trạng trước đây không phải các cơ quan du lịch không được làm kinh doanh du lịch. Nhờ vậy, du lịch quốc tế đến của Trung Quốc ngày càng phát triển nhanh chóng. Ngành du lịch Trung Quốc, ngành mà trong thời gian này vẫn chủ yếu là tiếp đón khách du lịch nước ngoài ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Ngày 20/12/1985, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn mục tiêu qui hoạch phát triển du lịch của Cục du lịch quốc gia, đưa ngành du lịch thành ngành phát triển trọng điểm của quốc gia, chính thức đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Nhờ đó toàn ngành du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế đến được đẩy mạnh phát triển toàn diện, tạo ra một bước tiến lớn trên con đường phát triển kinh tế du lịch ở Trung Quốc.
Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Năm 1992, sau chuyến đi công tác miền nam của đồng chí Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường Xã Hội Chủ Nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Lúc này ngành du lịch được coi là trọng điểm của sản nghiệp thứ ba (ngành dịch vụ), đã có địa vị khá vững chắc trong nền kinh tế của Trung Quốc.
Tháng 6 năm 1992, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định việc nhanh chóng phát triển sản nghiệp thứ ba, Quốc vụ viện Trung Quốc xác định ngành du lịch là ngành trọng điểm của sản nghiệp thứ ba. Chính quyền các cấp và các cơ quan ban ngành có liên quan đã lần lượt đưa du lịch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, và đại đa số các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương đã đề nghị lấy ngành du lịch làm ngành trụ cột, trọng điểm hoặc ngành dẫn đường để phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cần phải phát triển du lịch bền vững. Tháng 3 năm 1994 Uỷ ban thường vụ Quốc vụ viện đã thông qua “ Nghị trình Trung Quốc thế kỷ 21”, trong đó chỉ rõ: một là, khi đưa vào khai thác một tuyến du lịch mới cần tăng cường các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, có biện pháp khống chế các nguồn gây ô nhiễm và giải quyết vấn đề xử lý nước thải cũng như việc thu thập và vận chuyển rác; hai là, cần cân đối các nguồn lợi (lợi ích kinh tế trước mắt và lợi ích phát triển du lịch lâu dài) trong khi thực hiện quy hoạch du lịch, đưa việc giáo dục bảo vệ môi trường du lịch (cả tự nhiên và nhân văn) vào trong hoạt động du lịch. Từ đó định hướng phát triển du lịch bền vững ngày càng được chú trọng.
Năm 1998 trong Hội nghị công tác kinh tế toàn quốc, ngành du lịch lại một lần nữa được xác định là ngành tăng trưởng kinh tế trọng điểm của nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch tiến thêm một bước theo hướng “ du lịch lớn, thị trường lớn, ngành nghề lớn”.
Thời kỳ này, toàn ngành du lịch tiến hành tinh giản và chuyển biến chức năng trên quy mô lớn, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện pháp chế du lịch, đi sâu cải cách hệ thống quản lý du lịch, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thực hiện chiến lược phát triển du lịch, tích cực khai thác tài nguyên du lịch theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú ý nhiều hơn vào miền trung và miền tây, đặc biệt chú ý công tác tuyên truyền quảng bá và thu hút khách du lịch quốc tế. Luôn luôn đặt ra mục tiêu nhanh chóng phát triển ngành du lịch.
Bước sang thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2000 – 2005), Trung Quốc đặc biệt chú đến việc phát triển du lịch để xúc tiến việc làm. Trong tương lai gần, cụ thể là giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 11, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thống nhất quan điểm là phải lợi dụng đầy đủ ưu thế về nguồn tài nguyên du lịch, thúc đẩy phát triển cả ba thị trường lớn là: thị trường du lịch quốc tế đến, thị trường du lịch trong nước và thị trường du lịch ra nước ngoài, nhằm từng bước phát triển mạnh về việc làm trong lĩnh vực du lịch và các ngành nghề có liên quan, góp phần giải quyết tình trạng dư thừa lao động ở Trung Quốc hiện nay. Đồng thời, trong những năm gần đây, trên cơ sở tinh thần chỉ đạo về việc tăng cường xây dựng, phát triển hài hoà “3 loại văn minh” (văn minh vật chất, văn minh tinh thần và văn minh chính trị) của Đảng và chính phủ Trung Quốc, ngành du lịch Trung Quốc tích cực xây dựng quy hoạch phát triển chương trình “du lịch đỏ”. Mục đích của chương trình này là nhằm thông qua hoạt động du lịch phát huy tinh thần dân tộc, tăng cường giáo dục chính trị cho thanh thiếu niên, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những khu căn cứ cách mạng, để du lịch thực sự trở thành trận địa vững chắc cho công cuộc xây dựng đất nước. Định hướng này có tác dụng nhất định trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc Trung Hoa trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khiến cho du lịch Trung Quốc luôn giữ được giá trị riêng của mình, xứng đáng là điểm đến được du khách quốc tế lựa chọn.
1.2.Cải cách hệ thống quản lý
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990
Sau cải cách mở cửa 1978, cơ quan cao nhất của ngành du lịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Tổng cục quản lý du lịch trực thuộc Quốc vụ viện do bộ ngoại giao quản lý chung. Nhằm tăng cường quản lý lãnh đạo, Chính phủ Trung Quốc thành lập Ban chỉ đạo công tác du lịch do Phó chủ tịch Quốc vụ viện làm trưởng ban và thành viên gồm các đồng chí lãnh đạo các ban ngành có liên quan như: xây dựng, ngoại thương, đường sắt, giao thông…Thời gian đầu, Trung Quốc vẫn trong giai đoạn khôi phục lại hệ thống quản lý hành chính du lịch bị tổn thất trong thời kỳ đại cách mạng văn hoá. Thời kỳ này việc quản lý, lãnh đạo, kinh doanh ngành du lịch vẫn được thực hiện thống nhất từ trên xuống. Tuy nhiên do nhu cầu phát triển của ngành, tháng 8/1978 Tổng cục quản lý du lịch đã được chuyển sang cho Quốc vụ viện trực tiếp quản lý. Hệ thống các công ty, đơn vị kinh doanh du lịch từ trung ương đến địa phương lần lượt dần dần chuyển sang thực hiện quản lý theo mô hình xí nghiệp.
Bước sang thời kỳ kế hoạch năm năm lần thứ 6 (1980 – 1985), hình thức quản lý, kinh doanh thống nhất từ trung ương đến địa phương trong ngành du lịch bị lên án. Sự tan rã của các xí nghiệp du lịch quốc doanh đã trở thành yếu tố quyết định chấm dứt của mô hình quản lý cũ, quản lý du lịch chuyển sang xu hướng đa nguyên hoá. Do đó đòi hỏi phải có sự thay đổi trong nguyên tắc quản lý kinh doanh du lịch.
Tháng 8 năm 1982 Tổng cục quản lý du lịch được đổi thành Cục du lịch Quốc gia Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa gọi tắt là Cục du lịch quốc gia do Quốc vụ viện trực tiếp lãnh đạo, không chịu sự quản lý của Bộ ngoại giao nữa. Cục du lịch quốc gia là cơ quan hành chính, thống nhất quản lý công tác du lịch toàn quốc, không trực tiếp kinh doanh và tiếp đón khách quốc tế. Nhiệm vụ kinh doanh du lịch đối với khách nước ngoài đến Trung Quốc được giao cho Tổng công ty du lịch quốc tế Trung Quốc đảm nhiệm và công ty này tiến hành quản lý theo mô hình xí nghiệp. Do đó, nguyên tắc quản lý du lịch trong giai đoạn này là “ lãnh đạo thống nhất, quản lý kinh doanh riêng rẽ”.
Bộ máy tổ chức ngành du lịch Trung Quốc trong giai đoạn này là: Quốc vụ viện lãnh đạo Cục du lịch quốc gia, Cục du lịch quốc gia phụ trách quản lý công tác du lịch trên phạm vi toàn quốc. Cục du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khu tự trị chịu sự lãnh đạo đồng thời của các chính quyền địa phương và Cục du lịch quốc gia. Nhà nước thông qua công ty du lịch quốc tế Trung Quốc quản lý vĩ mô về việc đón tiếp khách quốc tế, từ đó cân đối giao cho các địa phương tự liên hệ, hạch toán và có quyền xin cấp thị thực cho khách quốc tế đến địa phương mình. Các công ty du lịch trên toàn quốc đều chuyển sang thực hiện mô hình quản lý xí nghiệp hoá, trở thành các đơn vị kinh tế kinh doanh độc lập, tự hạch toán kinh doanh, tự chịu lỗ lãi. Các cơ quan chủ quản cấp trên không can thiệp vào hoạt động kinh doanh thông thường của các hãng du lịch.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành cải cách chế độ trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên chức, nâng cao tính tích cực nhằm giải quyết vấn đề hưởng lương bình quân trước kia, tiến hành thí điểm cải cách chế độ tiền lương ở một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Nhờ hàng loạt các biện pháp cải cách này, ngành kinh doanh du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc đã có cơ hội lớn, để năng động, chủ động phát triển nhanh, đạt được những kết quả đáng biểu dương, đem lại cho quốc gia hàng tỉ đô la từ kinh doanh du lịch quốc tế.
Song song với sự phát triển và công cuộc cải cách thể chế kinh tế của đất nước, bước sang thời kỳ kế hoạch năm năm lần 7 (1985-1990), hệ thống quản lý du lịch lại có chuyển biến lớn. Đó là cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường, quản lý ngành du lịch cũng chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý hành nghiệp, từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp, từ trực tiếp quản lý các đơn vị kinh doanh sang điều tiết, quản lý gián tiếp thông qua thị trường. Giai đoạn này, quản lý du lịch dựa vào nguyên tắc “ Nhà nước điều phối thị trường, thị trường điều phối xí nghiệp”. Tiến hành tách quản lý hành chính ra khỏi xí nghiệp, chuyển biến chức năng, giao quyền cho xí nghiệp, để các đơn vị kinh doanh du lịch các cấp trở thành những đơn vị độc lập, chủ động trong hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt, tháng 10 năm 1988 Cục du lịch quốc gia đã đồng ý với phương án cải cách hệ thống hoạt động của Tổng công ty du lịch quốc tế Trung Quốc nhằm cải cách hệ thống du lịch đối với khách nước ngoài, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch quốc tế đến, đẩy mạnh việc thu hút khách quốc tế.
Về vấn đề xin cấp thị thực cho khách nước ngoài của các công ty du lịch quốc tế, quy định: quyền thông báo xin cấp visa đưa hết về Cục du lịch quốc gia; cho phép ba tổng công ty gồm tổng công ty Lữ hành quốc tế Trung Quốc, tổng công ty Lữ hành Trung Quốc, tổng công ty Lữ hành Thanh niên có thể thông báo xin cấp visa; trao quyền cho Cục du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị phụ trách, quản lý các văn phòng đại diện du lịch của địa phương mình đặt ở nước ngoài tiến hành hạch toán, xin cấp visa cho khách nước ngoài.
Về việc mời chào, thu hút khách nước ngoài, cuối năm 1989 Cục du lịch quốc gia quy định tất cả các công ty du lịch có thể mời chào, thu hút khách du lịch nước ngoài. Khuyến khích các đơn vị độc lập hoặc liên hợp nhằm mở rộng thị trường khách du lịch của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên phải chấp hành nguyên tắc thống nhất đối với khách nước ngoài, tuân thủ chính sách và tiêu chuẩn thu phí, giá cả do nhà nước quy định,
Nhờ những cải cách mang tính tích cực này, các công ty lữ hành lớn, các văn phòng đại diện cho du lịch các địa phương ở nước ngoài đã có thể chủ động mời chào, hạch toán và xin cấp visa cho khách quốc tế. Tạo điều kiện mở ra cánh cửa rộng hơn cho khách nước ngoài muốn đến Trung Quốc du lịch, là nguyên nhân trực tiếp làm cho lượng khách quốc tế đến Trung Quốc ngày một đông hơn.
1.2.2.Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Tiếp tục thực hiện nguyên tắc “ thống nhất lãnh đạo, phân cấp quản lý” của giai đoạn trước, đồng thời nhằm xây dựng cơ chế quản lý ngành du lịch thích ứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy ngành du lịch phát triển một cách lành mạnh, liên tục với tốc độ cao, giai đoạn này toàn ngành du lịch Trung Quốc tiến hành tinh giản và chuyển biến chức năng hệ thống quản lý du lịch.
Năm 1994 Cục du lịch quốc gia Trung Quốc đưa ra phương án cải cách, xác định rõ bốn phương diện cần chuyển biến chức năng là: Tăng thêm quyền kinh doanh tự chủ của xí nghiệp, bãi bỏ chế độ nhà nước định giá, phí du lịch; giao việc bình xét cấp sao cho khách sạn ba sao trở xuống, việc xét duyệt thiết lập và quản lý công ty du lịch nội địa cho lãnh đạo cấp tỉnh, thành, khu đảm nhiệm; Đi sâu giao quyền cho cấp dưới, độc lập tự chủ trong hợp đồng kinh doanh du lịch; tăng cường quản lý điều tiết vĩ mô đối với toàn ngành trên phạm vi cả nước. Cục du lịch quốc gia chủ yếu nghiên cứu xây dựng chính sách và chiến lược phát triển du lịch chung cho cả nước.
Năm 1996 Quốc vụ viện ra điều lệ quản lý các công ty du lịch liên quan đến bên ngoài, cụ thể tách riêng công ty du lịch quốc tế và công ty du lịch nội địa. Cục du lịch quốc gia ngoài quản lý giám sát các công ty du lịch cấp trung ương, chịu trách nhiệm xét duyệt, thành lập các công ty du lịch quốc tế, đồng thời các công ty du lịch nước ngoài muốn đặt trụ sở thường trú tại Trung Quốc cũng phải được sự đồng ý của Cục du lịch quốc gia.
Bắt đầu từ năm 1995 Cục du lịch quốc gia bắt đầu thực hiện chế độ thu tiền đảm bảo chất lượng của các hãng du lịch. Cục du lịch quốc gia quy định thống nhất chế độ và tiêu chuẩn thu tiền đảm bảo chất lượng, đồng thời trực tiếp quản lý tiền bảo đảm chất lượng của các công ty kinh doanh du lịch quốc tế trên phạm vi toàn quốc. Việc thực hiện chế độ này đã gây ảnh hưởng tích cực, rộng rãi, nâng cao chất lượng các đơn vị kinh doanh cũng như tạo niềm tin cho du khách trong và ngoài nước.
Trung Quốc tăng cường quản lý đối với việc tuyên truyền du lịch Trung Quốc ra bên ngoài, việc tham ra các hoạt động nhằm mở rộng phát triển thị trường du lịch ở nước ngoài và việc tiến hành các hoạt động thúc đẩy, phát triển du lịch quốc tế mang tính toàn quốc, quy định các việc này đều phải do Cục du lịch quốc gia tổ chức. Các cơ quan thuộc cấp tỉnh, thành, khu muốn tiến hành những hoạt động phát triển du lịch quốc tế mang tính khu vực (liên tỉnh) hoặc những hoạt động lễ hội định kỳ mà mục đích chủ yếu là thu hút khách du lịch phải được sự xem xét, đồng ý của Cục du lịch quốc gia.
Các biện pháp trên đây đã tạo ra một cơ chế quản lý thống nhất đối với du lịch quốc tế mà đặc biệt là du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc, quản lý chặt chẽ hơn đối với việc kinh doanh du lịch liên quan đến khách nước ngoài, đảm bảo sự nhất quán đồng bộ từ khâu thu hút khách đến việc giữ uy tín với khách quốc tế nhằm phát triển du lịch quốc tế đến ổn định, lâu dài. Tuy nhiên không chỉ thống nhất quản lý, tăng cường quản lý vĩ mô, giao quyền cho cấp dưới…để tạo đà cho ngành du lịch phát triển năng động và sáng tạo, Trung Quốc còn ngày càng đa dạng hoá trong các biện pháp quản lý, không ngừng mở rộng các lĩnh vực quản lý, giảm nhẹ các thủ tục xét duyệt hành chính đối với các hoạt động trong ngành.
Năm 2001 cùng với việc giảm nhẹ thủ tục hành chính của các ban ngành trên toàn quốc, được sự đồng ý của Quốc vụ viện, ngành du lịch đã giảm bớt các hạng mục phải xét duyệt hành chính cụ thể: giữ lại 14 hạng mục, bỏ 7 hạng mục, thay đổi phương thức quản lý 7 hạng mục(
). Theo đó chuyển biến chức năng theo hướng chuyên môn hoá ví dụ như thành lập các uỷ ban chuyên bình xét, cấp sao cho khách sạn hay kiểm tra chất lượng các khu thắng cảnh…giảm nhẹ thủ tục hành chính xét duyệt rườm rà, bỏ đi một số khâu không thật cần thiết trong hệ thống xét duyệt, cấp phép du lịch như việc xét duyệt, phê chuẩn các hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm thuộc dịch vụ thương nghiệp, hay phê duyệt thành lập các chi nhánh nhỏ trực thuộc công ty du lịch…
Nhờ đó hệ thống quản lý du lịch Trung Quốc không những vẫn giữ được tính nhất quán mà còn mở ra thông thoáng hơn, thuận lợi hơn cho kinh doanh du lịch phát triển.
1.3. Quản lý giá cả
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990
Từ năm 1979, Trung Quốc đã không ngừng quản lý giá cả du lịch có liên quan đến người nước ngoài, nhằm tránh việc đưa ra giá cả không đúng hay thu phí bừa bãi đối với du khách quốc tế. Theo đó, yêu cầu các đơn vị kinh doanh du lịch trong quá trình mở rộng các hoạt động phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, vì mục tiêu tăng thu nhập ngoại tệ, phải làm theo phương châm “sinh tài hữu đạo”, “bạc lợi đa tiêu”( lãi ít tiêu thụ nhiều) nhằm nâng cao danh tiếng của ngành du lịch, phát triển hơn nữa du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc.
Cụ thể tháng 9/1979, Quốc vụ viện đã quyết định phương án điều chỉnh tiêu chuẩn phí dịch vụ tổng hợp đối với du lịch nước ngoài, quy định bất kỳ phương châm chính sách, nguyên tắc liên quan đến giá cả cho khách du lịch nước ngoài đều bắt buộc do trung ương thống nhất trên phạm vi cả nước. Giá cả và phí dịch vụ cụ thể do cấp tỉnh, thành, khu trên cơ sở căn cứ vào chính sách, nguyên tắc thống nhất từ trung ương quy định và quản lý trực tiếp, nhưng phải luôn chú ý cân đối với giá cả chung. Chú ý tăng cường quản lý giá cả cho khách du lịch theo các hình thức khác nhau như tính giá trọn gói cho khách đi theo đoàn, thu phí du lịch theo tuyến du lịch, thời gian, mùa vụ du lịch và điều kiện ăn uống. Quán triệt nguyên tắc “ thống nhất lãnh đạo, phân cấp quản lý, thống nhất giá đối với khách nước ngoài”.
Cục du lịch quốc gia trên cơ sở tham khảo giá cả du lịch trên thị trường quốc tế, dựa vào tình hình chất lượng dịch vụ du lịch trong nước đưa ra quy định mức phí và giá cả hợp lý. Theo đó, Cục du lịch quốc gia và Cục vật giá trung ương quy định cụ thể nguyên tắc và cách thức lập giá. Cục du lịch các tỉnh, thành, khu căn cứ vào tiềm năng du lịch của địa phương mình, tình hình nguồn khách đến và điều kiện tiếp đón, trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc quy định chung của nhà nước đối với giá cả du lịch, đưa ra quy định giá cả du lịch tại địa phương mình. Tuy nhiên, mức giá này không được trái với giới hạn quy định chung, gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích và danh dự quốc gia.
Đến cuối những năm 80, lượng khách quốc tế đến Trung Quốc ngày càng đông, hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng mở rộng trên phạm vi cả nước với nhiều loại hình du lịch khác nhau, đồng thời nền kinh tế thị trường cũng bắt đầu phát triển, các đơn vị kinh doanh du lịch lần lượt thực hiện quản lý theo mô hình xí nghiệp tự hạch toán kinh doanh. Do đó, về sau Cục du lịch quốc gia và Cục vật giá chủ yếu chỉ quy định đảm bảo mức giá cao nhất và thấp nhất.
Trên cơ sở lãnh đạo thống nhất chung của trung ương và quán triệt tinh thần thống nhất giá đối với khách nước ngoài, việc quản lý giá cả du lịch ngày càng được quản lý phân cấp rõ ràng hơn. Điều này một mặt đã góp phần thúc đẩy các đơn vị kinh doanh du lịch quốc tế chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác đối với khách quốc tế đến Trung Quốc, nó cũng tạo ra tác dụng tích cực là tạo niềm tin, uy tín đối với thương hiệu du lịch Trung Quốc.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Giai đoạn này, ngành du lịch kiên trì nguyên tắc “ thống nhất lãnh đạo, phân cấp quản lý, thống nhất giá với khách nước ngoài” trong quản lý giá cả du lịch. Năm 1994 Trung Quốc bãi bỏ chế độ nhà nước định giá phòng khách sạn, phí giao thông, phí tiếp đón…và bãi bỏ phân hoạch giá cả theo địa phương, khu vực. Từ nay về sau nhà nước chủ yếu chỉ đưa ra tiêu chuẩn tham khảo chỉ đạo giá phòng khách sạn du lịch được cấp sao và các nhà khách lẻ có khách nước ngoài. Đối với phí ăn uống, đi lại, thủ tục tiếp đón và các dịch vụ cơ sở, nhà nước không có quy định chung về tiêu chuẩn giá mà do các tỉnh đưa ra mức giá theo địa phương làm tiêu chuẩn tham khảo.
Các hãng du lịch quốc tế có thể tự do báo giá theo giá ngoại tệ cho khách nước ngoài, không nhất thiết phải báo giá theo đồng nhân dân tệ. Đồng thời, Trung Quốc cũng bỏ chế độ hai tỷ giá hối đoái, chấm dứt sự bất mãn lớn nhất của khách nước ngoài .
1.4. Phát triển cơ sở hạ tầng
1.4.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990
Thời kỳ đầu sau cải cách mở cửa, lượng khách quốc tế đến du lịch Trung Quốc tăng đột biến, đặc biệt là lượng khách Hoa Kiều về đại lục thăm người thân tăng quá nhanh. Ngành du lịch non trẻ mới phát triển còn chưa có đủ thời gian, kinh nghiệm cũng như vốn liếng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhìn chung thời kỳ này về cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho du lịch vô cùng thiều thốn, cung không đáp ứng đủ cầu. Khách sạn, sân bay, nhà ga, phương tiện giao thông đều thiếu thốn, và điều kiện chất lượng không đạt tiêu chuẩn đã luôn là vấn đề bị khách nước ngoài phản ánh, không hài lòng.
Trên quan điểm phát triển du lịch Trung Quốc phải kiên trì, tự lực cánh sinh, đồng thời kết với việc tích cực thu hút vốn đầu tư và tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, tìm ra con đường phát triển riêng của ngành du lịch Trung Quốc nhằm đưa ngành du lịch phát triển thành ngành phát triển trọng điểm của đất nước, Trung Quốc đã không ngừng tăng cường cải cách mở cửa theo hướng đa nguyên hoá hoạt động kinh doanh du lịch. Cho phép các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch chủ yếu do nhà nước triển khai dần dần được chuyển sang nhà nước, địa phương, các ban ngành, tập thể, cá nhân cùng làm theo phương châm: “Tự lực cánh sinh, đồng thời lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài và vốn của đồng bào Hoa Kiều, nhanh chóng trong xây dựng cơ sở hạ tầng”(
). Nhờ đó tình trạng cung không đủ cầu dần dần được khắc phục. Nếu như năm 1978 toàn quốc chỉ có 137 khách sạn với 15.539 phòng thì năm 1985 số khách sạn đã tăng lên 710 khách sạn với 107.513 phòng và năm 1990 là 1.987 khách sạn với 293.800 phòng.
Năm 1988 Cục du lịch quốc gia đưa ra quy định về việc bình xét, cấp sao cho các khách sạn du lịch trên toàn quốc. Trong đó Cục du lịch quốc gia phụ trách lãnh đạo việc bình xét cấp sao cho khách sạn du lịch trên phạm vi toàn quốc, trực tiếp bình xét cấp sao cho các khách sạn 3, 4, 5 sao. Cục du lịch các tỉnh dưới sự chỉ đạo của Cục du lịch quốc gia, phụ trách bình xét cấp sao cho các khách sạn du lịch tại địa phương, bình xét cụ thể cho các khách sạn 1, 2 sao, kết quả bình xét phải báo lên Cục du lịch quốc gia. Đối với khách sạn 3 sao ở địa phương sau khi xem xét phải đưa lên Cục du lịch quốc gia xác nhận, đồng thời Cục du lịch ở địa phương phụ trách việc tiến cử các khách sạn 4, 5 sao lên Cục du lịch quốc gia. Do đó tạo ra một hệ thống quản lý thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương đối với các khách sạn, đồng thời dần dần tiêu chuẩn hoá các khách sạn đặc biệt là các khách sạn cho khách quốc tế đến Trung Quốc. Tháng 5 năm 1989 Cục du lịch quốc gia đã phê chuẩn cấp sao lần đầu tiên cho 22 khách sạn trong nước.
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Với tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng của ngành du lịch Trung Quốc, đặc biệt là nhu cầu thu hút khách quốc tế đến du lịch, việc phát triển cơ sở hạ tầng không ngừng được chính phủ và các cấp chính quyền quan tâm.
Các khách sạn cấp sao không ngừng tăng lên. Năm 1990 Trung Quốc có 1987 khách sạn đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế, năm 1995 con số này đã tăng lên 3.720 khách sạn với 486.114 phòng nghỉ. Năm 1997 là 5.201 khách sạn với hơn 700.000 phòng, trong đó 2.724 khách sạn đã được cấp sao với 57 khách sạn 5 sao, 157 khách sạn 4 sao, 895 khách sạn 3 sao, 1.339 khách sạn 2 sao và 276 khách sạn 1 sao. Và tính đến năm 2000 thì số khách sạn được cấp sao đã lên tới 3.856 khách sạn. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ của các khách sạn và các khu du lịch, Trung Quốc quy định các tỉnh nửa năm một lần tổ chức cấp xét lại sao cho các khách sạn đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng các khu, điểm du lịch . Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, giao thông Trung Quốc cũng không ngừng phát triển. Trung Quốc có 142 sân bay, 25 hãng hàng không vận chuyển khách trên 876 đường bay định kỳ trong đó 757 đường bay trong nước, 98 đường bay quốc tế, 21 đường bay khu vực. Hệ thống đường bộ, đường s._.ở Irắc, đại dịch Sars, dịch cúm gà ở khu vực Châu á… Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn ngành, sự quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và sự hưởng ứng của toàn thể xã hội, việc phát triển du lịch quốc tế đến ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trừ năm 2003 do ảnh hưởng xấu của đại dịch Sars, lượng khách quốc tế của tất cả các quốc gia trong khu vực có dịch đều suy giảm, còn lại lượng du khách quốc tế đến Việt Nam vẫn đạt múc tăng trưởng trên dưới 10%. Năm 2004 số khách du lịch quốc tế đạt tới gần 3 triệu lượt người, tăng 20,5% so với năm 2003 và 8% so với năm 2002. Thu nhập từ du lịch đạt 26 tỷ đồng.
Cùng với việc tăng về lượng khách và thu nhập , toàn ngành du lịch cũng không ngừng nỗ lực phát triển cở sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực du lịch . Hiện nay toàn ngành đã có hơn 70 cơ sở đào tào nhân lực du lịch các cấp từ dạy nghề, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học. Ngày càng làm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo nhiều sản phẩm mới hấp dẫn hơn và phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương, chú trọng hơn đến công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến các hoạt động du lịch, đặc biệt là quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam ra thị trường quốc tế qua các phương tiện thông tin hiện đại, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch ở nước ngoài và xuất bản sách báo giới thiệu du lịch…nhằm tăng khả năng thu hút cũng như tiếp đón số lượng ngày càng nhiều du khách quốc tế.Tranh thủ điều kiện vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định, quan hệ ngoại giao ngày càng được mở rộng, ngành du lịch cũng tích cực đẩy mạnhhợp tác quốc tế về du lịch, tất cả vì mục tiêu phát triển du lịch mà trong giai đoạn hiện nay du lịch quốc tế đến vẫn là mục tiêu chiến lược nhằm tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng theo các chuyên gia đánh giá thì du lịch quốc tế đến ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng vốn có. Lượng khách du lịch nước ngoài quay trở lại Việt Nam du lịch lần 2 lần 3 hầu như không đáng kể. Làm sao để có thể phát huy có hiệu quả hơn các tiềm năng du lịch Việt Nam, phát triển mạnh du lịch quốc tế đến, để Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đói với khách du lịch quốc tế.
II. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc đối với Việt Nam .
Việt Nam là một quốc gia núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc, tiềm năng du lịch thiên nhiên và nhân văn cũng tương đối phong phú, đa dạng thuận lợi cho ngành công nghiệp du lịch phát triển. Đứng bên cạnh một người bạn lớn như Trung Quốc, một quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao trong công cuộc phát triển ngành du lịch nói chung và phát triển du lịch quốc tế đến nói riêng, trong khi đó quá trình phát triển kinh tế hai nước lại có nhiều điểm tương đồng, việc tìm hiểu quá trình phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc để rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam là một điều cần thiết.
1.Về đường lối chính sách
Lợi dụng các nguồn vốn khác nhau vào phát triển du lịch quốc tế đến
Để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế đến ở bất kỳ một quốc gia nào thì ngoài tiềm năng thiên nhiên và nhân văn sẵn có, vốn đầu tư để phát triển du lịch là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó quyết định điều kiện xây dựng cở sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành du lịch cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhằm cải thiện điều kiện cung ứng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Trung Quốc trong quá trình thúc đẩy, phát triển ngành du lịch đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh doanh du lịch. Ngay từ khi bắt đầu mở cửa, các nhà lãnh đạo du lịch Trung Quốc đã chỉ rõ: “ Phát triển du lịch Trung Quốc phải kiên trì tự lực cánh sinh, đồng thời kết hợp việc tích cực thu hút vốn đầu tư và tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài”(
). Những năm 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã từng bước tiến hành đa nguyên hoạt động kinh doanh du lịch, cho phép các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia đầu tư, kinh doanh du lịch. Nhờ đó, Trung Quốc có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu thốn, lạc hậu của cơ sở hạ tầng du lịch vào những năm 80 của thế kỷ trước đồng thời nhanh chóng thực hiện hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh du lịch, làm cho lượng khách quốc tế cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ du lịch Trung Quốc ngày càng nhiều. Theo điều tra năm 1998 đã có tới gần 80% du khách quốc tế hài lòng với chất lượng dịch vụ tại các khách sạn Trung Quốc.
Vốn đầu tư để phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch làm hài lòng du khách cũng chính là tạo động lực kích thích sự quay trở lại của du khách, tạo cơ hội cho du lịch quốc tế đến phát triển. Việt Nam cũng cần chú ý tác động tích cực của việc thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Việt Nam, đưa hình ảnh du lịch Việt Nam lên một vị thế cao hơn trên thị trường du lịch quốc tế, tạo thế và lực mới cho du lịch phát triển vững chắc, ngày càng đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với du khách quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế đến.
Thực tế cho thấy, Việt Nam trong những năm gần đây nguồn chi ngân sách cho hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng tăng tạo những hiệu quả nhất định cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế đến. Tuy nhiên trong những năm qua việc đầu tư nhà nước vẫn thiếu dàn trải. Vốn đầu tư nhà nước cho phát triển du lịch chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 1% tổng vốn đầu tư cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong giai đoạn 1996 – 2001(
), trong đó tập trung chủ yếu đầu tư cho các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam ra thị trường quốc tế, nghiên cứu khoa học, đào tạo, cải cách hành chính Nhà nước và chi cho đầu tư xây dựng cơ bản. Việc đầu tư xây dựng phát triển các loại hình lưu trú, khu du lịch, các tuyến điểm du lịch còn hết sức hạn chế. Trong khi đó, dân cư địa phương tại nơi có các khu điểm du lịch chưa mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, các nhà đầu tư trong nước do nhiều yếu tố như lãi suất tiền cho vay cao, cơ chế tiếp cận các nguồn tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế…vẫn chưa thực sự có điều kiện đầu tư phát triển du lịch. Do đó việc phát triển đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu dựa vào nguồn vốn nước ngoài trong khi nguồn vốn này đang có xu hướng giảm trong các năm tới nếu không có các chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả từ chính phủ.
Phát triển cơ sở hạ tầng.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, du khách quốc tế đến một địa điểm nào đó tiến hành hoạt động du lịch sẽ sử dụng đồng thời các dịch vụ như lữ hành, ăn uống, lưu trú… Sự hài lòng của khách về các yếu tố dịch vụ này quyết định rất lớn đến cảm nhận chung của khách về chuyến đi và đánh giá chung điểm du lịch đó có hấp dẫn hay không. Do đó việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch không chỉ kể đến việc phát triển của hệ thống các khách sạn, các hãng lữ hành mà còn phải kể đến sự phát triển đồng bộ của các ngành dịch vụ khác như giao thông, hàng không dân dụng, bưu chính viễn thông, ẩm thực…
Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế và nhu cầu hội nhập với thế giới cơ sở hạ tầng Trung Quốc đã phát triển toàn diện về nhiều mặt không chỉ tạo điều kiện phát triển du lịch nói riêng mà còn là hình ảnh hiện đại hơn, mới mẻ hơn về đất nước Trung Quốc đang trở thành một nền kinh tế khổng lồ trên thế giới.
Trung Quốc không những luôn chú ý đầu tư thích đáng để phát triển hệ thống thông tin, khách sạn, giao thông…sao cho có thể bắt kịp với sự phát triển của thế giới, thoả mãn tối đa nhu cầu của du khách, mà ngành du lịch còn luôn chú ý đến ý kiến phản ánh của du khách đặc biệt là du khách quốc tế để có những chính sách điều chỉnh kịp thời. Ví dụ như đầu những năm 1990 đứng trước hiện tượng du khách quốc tế không ngừng phê bình về các điểm vệ sinh công cộng cho khách du lịch vừa bẩn, vừa loạn…Cục du lịch quốc gia Trung Quốc đã nhanh chóng tổ chức chương trình xây dựng các công trình vệ sinh phục vụ du lịch trong ba năm liền (từ năm 1994 đến năm 1996) với sự tham gia tích cực của các địa phương và các đơn vị có liên quan. Tổng vốn đầu tư cho chương trình này đã lên tới 200 triệu nhân dân tệ, chương trình đã xây dựng hơn 2000 điểm vệ sinh công cộng tại các điểm, trên các tuyến du lịch. Do vậy, nhanh chóng cải thiện tình trạng khó khăn lúc trước.
Việt Nam là một quốc gia nghèo, lạc hậu còn đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển kinh tế vì vậy cơ sở hạ tầng vẫn là một khâu yếu trong nền kinh tế. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đều có nhận xét chung là tình hình giao thông và vệ sinh môi trường không tốt thậm chí quá lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Trong khi đó giá cả của các ngành như giao thông, viễn thông, ăn uống lại quá cao.
Lấy một ví dụ chỉ xét riêng hệ thống khách sạn ở Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Tính đến cuối năm 2004, Hà Nội có 378 cơ sở lưu trú với 11.697 phòng. Trong đó đã có 158 khách sạn với 7542 phòng được xếp hạng từ 1 đến 5 sao gồm: 7 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao với 2062 phòng, 5 khách sạn 4 sao với 817 phòng, 22 khách sạn 3 sao với 1542 phòng, 70 khách sạn 2 sao với 2320 phòng, 46 khách sạn một sao với 802 phòng và 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 85 phòng. Hầu hết các khách sạn 4-5 sao đều là những khách sạn có vốn đầu tư và quản lý nước ngoài. Trong phần lớn các khách sạn còn lại nhiều năm qua chưa có nhiều thay đổi gì về trang thiết bị, tiện nghi phòng khách, phòng hội nghị…khiến khả năng thoả mãn nhu cầu của khách giảm đi rất nhiều.
Do đó việc đầu tư nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước hội nhập được với kinh tế thế giới là biện pháp có tính chiến lược trong việc phát triển du lịch Việt Nam nói chung và phát triển du lịch quốc tế đến nói riêng. Hy vọng các nhà lãnh đạo du lịch Việt Nam sớm xem xét giải quyết vấn đề sao cho du lịch quốc tế đến oqr Việt Nam nhanh chóng có cơ hội phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực
Ngành du lịch là một ngành kinh tế xuất khẩu tại chỗ. Phát triển du lịch không những có thể tăng nguồn thu GDP cho đất nước mà còn có thể tạo ra rất nhiều việc làm cho xã hội. ở Việt Nam hiện nay, có khoảng gần 200.000 lao động trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch và khoảng hơn 300.000 người lao động gián tiếp liên quan đến hoạt động du lịch(
).
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở thành vấn đề nóng. Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước chịu tổn thất trong chiến tranh, lại chịu ảnh hưởng bảo thủ từ hệ tư tưởng nho gia truyền thống do đó ngành du lịch nói chung và đặc biệt là du lịch quốc tế phát triển tương đối muộn. ở Trung Quốc ngành du lịch chỉ mới khởi phát được khoảng hơn 20 năm từ sau khi đất nước tiến hành cải cách mở cửa còn ở Việt Nam thời gian này chưa được 20 năm. Do đó vấn đề nhân lực và chất lượng nhân lực du lịch là một khó khăn lớn.
Phát triển du lịch quốc tế đến không những đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ tốt mà còn đòi hỏi về kiến thức, sự hiểu biết cũng như khả năng sử dụng các công cụ trong quản lý kinh doanh hiện đại như computer, Internet, thương mại điện tử…Đồng thời hệ thống hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch cũng đòi hỏi có tính chuyên môn hơn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ. Có như vậy mới có thể nâng cao sức hấp dẫn của mình trong môi trường có tính cạnh tranh quốc tế cao.
Hiện nay Trung Quốc và Việt Nam đều đã rất chú ý, coi trọng công tác đào tạo nhân lực cho ngành du lịch. Tại Trung Quốc năm 2000 có tới 1195 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch , gần đây mỗi năm Trung Quốc đào tạo thêm gần 300.000 người có khả năng làm việc trong lĩnh vực du lịch từ chuyên ngành quản lý đến các nhân viên phục vụ. ở Việt Nam hiện nay cũng đã có hơn 40 cơ sở đào tạo nhân lực du lịch từ bậc cao học, đại học đến các trung tâm dạy nghề, mỗi năm cung cấp thêm khoảng 3000 nghìn người có thể tham gia làm việc trong lĩnh vực du lịch.
Tuy nhiên trước thực tế là cán bộ lãnh đạo quản lý các lĩnh vực hoạt động du lịch hoặc chưa được đào tạo cơ bản hoặc yêu cầu cần cập nhật tri thức, cũng như sự yếu kém về chuyên môn và vấn đề nổi cộm là trình độ ngoại ngữ của các nhà quản lý và các hướng dẫn viên du lịch, Trung Quốc đã xây dựng bốn trung tâm đào tạo bồi dưỡng nhân lực du lịch lớn cấp quốc gia do Cục du lịch quốc gia tổ chức, chỉ đạo: Trung tâm đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý du lịch các tỉnh thành; Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giám đốc khách sạn; Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lữ hành và Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch nhằm giải quyết tạm thời tình trạng thiếu cán bộ nhân viên chất lượng cao trong ngành du lịch.
Việc quản lý, kiểm tra hướng dẫn viên du lịch cũng được Trung Quốc hết sức quan tâm bởi hướng dẫn viên là người trực tiếp tiếp xúc với du khách, thái độ trình độ của hướng dẫn viên có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch Trung Quốc của du khách quốc tế. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được tiêu chuẩn hoá và gần đây Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra trình độ hướng dẫn viên du lịch trên phạm vi cả nước.
Trung Quốc cũng có những chính sách rất linh hoạt trong việc khắc phục tình trạng thiếu nhân lực tạm thời trong ngành du lịch song song với chiến lược phát triển nhân lực du lịch lâu dài. Một ví dụ điển hình là tình trạng thiếu nhân lực có chuyên môn để phát triển du lịch Tây Tạng (một tuyến du lịch thu hút nhiều sự chú ý của du khách quốc tế). Cục du lịch quốc gia Trung Quốc đã chỉ thị yêu cầu Cục du lịch 23 tỉnh thành trên toàn quốc tuyển chọn từ hơn 80 công ty du lịch và các học viện, trường đào tạo du lịch gần 200 nhân viên hướng dẫn ưu tú đến Tây Tạng làm việc nhằm giải quyết tạm thời, hữu hiệu vấn đề thiếu thốn hướng dẫn viên. Mặt khác, không chỉ giải quyết tạm thời Trung Quốc còn tăng cường dạy ngoại ngữ cho học sinh từ cấp tiểu học đến trung học ở Tây Tạng để từng bước tạo cơ sở lâu dài để bồi dưỡng, phát triển nhân tài trong lĩnh vực du lịch ở Tây Tạng. Đồng thời uỷ thác cho đại học Tứ Xuyên và Chiết Giang từ năm 2004 đến năm 2008 liên tục trong vòng 5 năm mở các lớp chuyên về quản lý du lịch Tây Tạng.
Việt Nam là một nước đang phát triển, không chỉ trong ngành du lịch nói riêng mà ở nhiều ngành nghề khác, vấn đề chất lượng của nguồn nhân lực đang là vấn đề rất đáng lo ngại. Tình trạng thừa lao động, thiếu chuyên môn diễn ra phổ biến. Phát triển du lịch quốc tế đến đòi hỏi hệ thống cán bộ nhân viên có trình độ tốt, để cán bộ thì có thể quản lý có hiệu quả ngành du lịch Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế , đồng thời nhân viên hướng dẫn, phục vụ sao cho tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách quốc tế. Cho đến nay Việt Nam trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lực lượng lao động cho lĩnh vực du lịch vẫn chưa được thống nhất. Hiện tổng Cục du lịch vẫn chưa có bản quy hoạch cụ thể cho việc phát triển nguồn nhân lực của ngành. Nội dung và chương trình đào tạo ở các trường chưa được thống nhất, nhất là ở bậc đại học. Quy mô đào tạo còn manh mún, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trong hầu hết các trường còn thiếu thốn, lạc hậu. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có chuyên môn và kinh nghiệm không nhiều. Trong khi đó, việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực du lịch thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Do đó chương trình đào tạo không đều, ảnh hưởng đến việc thực thi nghiệp vụ du lịch. Bên cạnh đó, vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị đào tạo và các đơn vị sử dụng nhân lực du lịch.
Từ những vấn đề tồn tại trên, ta có thể thấy việc đào tạo, phát triển nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện còn nhiều vấn đề tồn tại, tuy hình thức biện pháp phát triển nhân lực du lịch ở Trung Quốc chưa phải là lý tưởng song Việt Nam cũng có thể xem xét tham khảo một số cách làm của Trung Quốc nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất nhanh chóng khắc phục tình trạng nhân lực vừa thiếu vừa yếu của du lịch Việt Nam hiện nay.
Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế đến
Trong phiên họp lần thứ 11 ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ngày 26/08/2004 phó trưởng ban Võ Thị Thắng, tổng cục trưởng tổng Cục du lịch Việt Nam đã báo cáo tình hình hoạt động du lịch Việt Nam, trong đó có đoạn “ Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đã làm được nhiều việc. Tuy nhiên cần đánh giá hiệu quả của các hoạt động này vì một số lễ hội tổ chức tốn kém, thời gian tổ chức quá gần nhau” (
). Thực chất của vấn đề này là gì?
Ngoài các biện pháp như tuyên truyền theo chủ đề du lịch hàng năm, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế tại các thị trường nguồn khách, xuất bản sách, báo giới thiệu du lịch Việt Nam, thành lập website riêng của ngành du lịch trên mạng internet để quảng bá về du lịch Việt Nam thì việc tổ chức các lễ hội văn hoá du lịch đã trở thành một hoạt động quảng bá tiềm năng thúc đẩy phát triển du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo thu hút một lượng lớn du khách quốc tế.Theo phó tổng cục trưởng Tổng Cục du lịch Việt Nam Phạm Từ thì các sự kiện lễ hội văn hoá du lịch đang dần dần trở thànhmột trong những sản phẩm đặc thù của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế công tác tổ chức một số lễ hội, sự kiện du lịch lớn theo phó thủ tướng Vũ Khoan - Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch thì “ tính chuyên nghiệp chưa cao” và đặc biệt là chủ yếu “ ta diễn cho ta xem”. Đặc điểm dễ nhận thấy trong công tác tổ chức lễ hội văn hoá là sự trùng lặp về cách xây dựng nội dung và thời gian, địa điểm tổ chức lại quá gần nhau làm du khách dễ cảm thấy nhàm chán. Hơn nữa, thị trường khách quốc tế có đặc điểm là ở xa, do đó việc tuyên truyền quảng bá về các hoạt động lễ hội đến với nguồn khách cần có khoảng thời gian nhất định. Theo các nhà lãnh đạo của các công ty lữ hành quốc tế lớn ở Việt Nam thì việc tuyên truyền quảng bá này thường phải mất khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Và để hoạt động quảng bá tuyên truyền có hiệu quả thì các hãng cần có thông tinvề các sự kiện càng sớm càng chi tiết càng tốt. Nhưng thông thường, các sự kiện du lịch ở Việt Nam thường được quyết định tổ chức và công bố nội dung muộn hơn so với yêu cầu của các hãng lữ hành.
Trong cuốn sách “50 năm du lịch Trung Quốc”, các nhà lãnh đạo ngành du lịch Trung Quốc cũng đã tổng kết ra một số kinh nghiệm phát triển du lịch, trong đó có kinh nghiệm về hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, đó là việc xúc tiến quảng bá du lịch đến các thi trường khách phải dựa trên quy luật khách quan là phải có thời gian , quy mô và tạo tiếng vang nhất định, từ đó nắm chắc hiệu quả của hoạt động tiếp thị du lịch, đồng thời phải lựa chọn chủ đề tuyên truyền du lịch theo xu hướng du lịch của thị trường khách. Thiết nghĩ, Việt Nam cũng nên tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, rút kinh nghiệm từ thực tế hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, phát triển thị trường khách quốc tế của Việt Nam để có hướng giải quyết đúng đắn, tạo ra ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển du lịch quốc tế đến ở Việt Nam.
Vấn đề gia nhập WTO
Trung Quốc đã gia nhập WTO được ba năm. Ngành du lịch Trung Quốc đã cam kết khi gia nhập WTO sẽ cho phép các tổ chức lữ hành liên doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài ; sau ba năm gia nhập, cho phép thành lập tổ chức lữ hành do phía nước ngoài kiểm soát cổ phần; sau năm năm gia nhập, cho phép thành lập các tổ chức lữ hành 100 % vốn nước ngoài. Điều này có nghĩa là bên cạnh những thuận lợi về việc thu hút vốn đầu tư, trình độ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài thì các ngành nghề kinh doanh du lịch đặc biệt là bộ phận kinh doanh du lịch đối với khách nước ngoài ở Trung Quốc cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ. Đó là năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước còn kém, trong điều kiện gia nhập WTO việc hội nhập kinh tế quốc tế với cường độ cao sẽ bóp chết những đơn vị, công ty nhỏ trong nước thiếu sức sống, yếu về quản lý, kém về chất lượng dịch vụ và không đủ vốn đầu tư nâng cấp mở rộng hoạt động kinh doanh. Trung Quốc với những nỗ lực của mình đã áp dụng một số biện pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh, tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các đơn vị trong lĩnh vực du lịch như khuyến khích xây dựng, phát triển những công ty, khách sạn quy mô lớn, hoạt động xuyên quốc gia (có thể theo chế độ cổ phần) ; tăng cường liên kết giữa các công ty nhỏ và vừa nhằm mở rộng hoạt động của các công ty này…
Hiện nay Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực tế khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các công ty, khách sạn du lịch ở Việt Nam cũng còn yếu kém. Gia nhập WTO vừa là thời cơ vừa là thách thức cho chúng ta trong việc phát triển du lịch quốc tế đến. Cần tích cực theo dõi quá trình hội nhập này của Trung Quốc để nhanh chóng rút những kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam vững vàng hơn trên con đường hội nhập, phát triển, đảm bảo thực hiện thành công trong việc đưa ngành du lịch phát triển thành “ngành kinh tế mũi nhọn” mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra.
Ngoài ra còn rất nhiều biện pháp hay của Trung Quốc nhằm phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc đã mang lại hiệu quả thiết thực như :xây dựng “thành phố du lịch ưu tú” ; phát triển “du lịch đỏ”; việc giữ gìn môi trường, quản lý trật tự các khu thắng cảnh nổi tiếng; việc kết hợp văn minh vật chất, văn minh tinh thần và văn minh chính trị trong các hoạt động du lịch… Việt Nam trên cơ sở tìm hiểu quá trình phát triển, thực hiện của ngành du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc có thể tham khảo, tìm ra biện pháp phù hợp với điều kiện nước ta.
Kết luận
Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỷ trọng nông nghiệp tự chiếm vị trí quan trọng đã dần dần nhường chỗ cho công nghiệp và cuối cùng kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái. Các nước phát triển có thu nhập cao trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia, Anh… đều có trên 70% GDP do nhóm ngành dịch vụ đem lại, nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 3% – 5% tổng sản phẩm quốc gia.
Ngành du lịch là một ngành quan trọng trong hệ thống các ngành dịch vụ. Sự phát triển của du lịch thúc đẩy sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác như xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng và các ngành sản xuất vật chất khác. Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc thì phát triển du lịch quốc tế đến trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút ngoại tệ để cân bằng cán cân vãng lai, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước nhanh chóng phát triển, tăng khả năng hội nhập kinh tế thế giới.
Trong thập niên cuối của thế kỷ trước và những năm đầu của thế kỷ này, du lịch quốc tế đến ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều đã đạt những thành tựu to lớn. Tuy vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhưng nhìn chung tương lai triển vọng phát triển du lịch quốc tế đến cả hai nước là hết sức khả quan. Có điều không thể chủ quan trước những điểm thuận lợi. Đảng, Chính phủ hai nước cùng lãnh đạo ngành du lịch cần không ngừng đổi mới, tìm tòi những hướng thực tiễn phát triển của ngành để du lịch quốc tế đến ngày càng phát triển, phát huy được thế mạnh và vị trí của mình trong ngành du lịch nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung.
Thực tế đang chứng minh sức phát triển mạnh mẽ, hướng đi đúng đắn của ngành du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc. Theo thông tin mới nhất của Cục du lịch quốc gia Trung Quốc thì 4 tháng đầu năm 2005 Trung Quốc đã tiếp đón 38,46 triệu lượt khách quốc tế, tăng 14,07% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó lượng khách là người nước ngoài đạt 6,16 triệu lượt người, tăng 29,79% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng thu nhập ngoại tệ cũng tăng nhanh, đạt 9,23 tỉ đôla Mỹ, tăng 22,11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 08 tháng 04 năm 1994 lãnh đạo cao cấp ngành du lịch được sự uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ hai nước đã ký kết hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội nhằm khuyến khích và phát triển việc hợp tác du lịch giữa hai nước, thường xuyên định kỳ trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch. Tin tưởng trong tương lai du lịch quốc tế đến của cả hai nước sẽ có những bước phát triển mới, ngày càng đóng góp phần quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt.
Đặng Đức Siêu: “Văn hoá cổ truyền Phương Đông”, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2004.
Đường Đắc Dương (chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hiền (dịch): “Cội nguồn văn hoá Trung Hoa”, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2003.
Đinh Trung Kiên: “Một số vấn đề du lịch Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu: “ Du lịch bền vững”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Trương Tú Bình (chủ biên): “Trung Quốc đệ nhất danh thắng”, Nhà xuất bản Thế Giới, 2003.
Trần Đức Thanh: “ Nhập môn khoa học du lịch”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội,1999.
Trần Nhạn: “Du lịch và kinh doanh du lịch”, Nhà xuất bản Văn Hoá Hà Nội, 1996.
Trần Văn Mậu: “Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
Tạp chí.
Đào Trọng Tùng: “Du lịch Trung Quốc – những thành tựu và đánh giá mới nhất”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1/1999.
Đinh Trung Kiên: “Đảng Cộng Sản Việt Nam định hướng phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số báo Xuân 2001.
Đinh Trung Kiên: “Du lịch Trung Quốc - đôi điều suy nghĩ”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 10/2001.
Kim Thoa: “Du lịch – ngành trụ cột của Trung Quốc trong thế kỷ 21”, Tạp chí Con số & Sự kiện, số 8/2001.
Lâm Xích Hoa: “Du lịch Trung Quốc – xưa nay chưa từng có”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 10/1999.
Lê Thị Lan Hương: “Kinh nghiệm quản lý chương trình du lịch Bắc Kinh”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4/2004.
Nguyễn Mạnh Hùng: “ Thấy gì qua việc tổ chức các lễ hội văn hoá du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1/2005.
Nguyễn Phi Lân: “Huy động các nguồn vốn đầu tư cho du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12/2003.
Nguyễn Văn Xuân: “Tình hình du lịch Trung Quốc và bước đầu hợp tác du lịch Việt – Trung”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5/2000.
Phan Anh Dũng: “ Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch – Phiên họp lần thứ 11”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 10/2004.
Quốc Anh: “ Mấy suy nghĩ về kinh doanh lữ hành hiện nay”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2001.
Trịnh Xuân Dũng: “Tiêu chuẩn để đánh giá du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1/2004.
Việt Phương: “Du lịch 2004 - điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1/2005.
Một số báo và tạp chí khác: Báo Du lịch Việt Nam, Tạp chí điện tử Vnexpress…
Tài liệu tiếng Trung.
Cục du lịch quốc gia Trung Quốc: Báo cáo thống kê du lịch Trung Quốc năm 2001, 28/06/2002.
Cục du lịch quốc gia Trung Quốc: Tình hình thu nhập ngoại tệ và tiếp đón du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc năm 2001, 2002, 2003.
Cung Chiếm Khuê (chủ biên): “Quy tắc của WTO và vận mệnh các ngành nghề của Trung Quốc”, Nhà xuất bản Thiên Tân, 2000.
Hà Quang Vĩ (chủ biên): “ 50 năm du lịch Trung Quốc”, Nhà xuất bản Cục du lịch quốc gia Trung Quốc, tháng 9/1999.
Hà Quang Vĩ: Bài phát biểu của Cục trưởng Hà Quang Vĩ tại Hội nghị công tác du lịch toàn quốc năm 2005, 11/01/2005.
(1), (2), (3): Trần Đức Thanh: “Nhập môn khoa học du lịch”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,1999, tr.7,8.
(1) Trần Đức Thanh: “Nhập môn khoa học du lịch”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999, tr.14.
(1): Trần Đức Thanh: “Nhập môn khoa học du lịch”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999, tr.36.
(1) Trương Tú Bình (chủ biên): “Trung Quốc đệ nhất danh thắng”, Nhà xuất bản Thế Giới, 2003, tr.6.
(1): Cục du lịch quốc gia Trung Quốc: Báo cáo thống kê du lịch Trung Quốc năm 2001, 28/06/2002.
(1): Hà Quang Vĩ (chủ biên): “ 50 năm du lịch Trung Quốc”, Nhà xuất bản Cục du lịch quốc gia Trung Quốc, tháng 9/1999.
(1): Hà Quang Vĩ (chủ biên): “ 50 năm du lịch Trung Quốc”, Nhà xuất bản Cục du lịch quốc gia Trung Quốc, tháng 9/1999.
(1) Hà Quang Vĩ (chủ biên): “ 50 năm du lịch Trung Quốc”, Nhà xuất bản Cục du lịch quốc gia Trung Quốc, tháng 9/1999.
(*) Hà Quang Vĩ (chủ biên): “ 50 năm du lịch Trung Quốc”, Nhà xuất bản Cục du lịch quốc gia Trung Quốc, tháng 9/1999.
(1): “khách là người nước ngoài” ở đây ám chỉ khách quốc tế nhưng không phải đồng bào HồngKông, MaCao, Đài Loan.
(2) Hà Quang Vĩ (chủ biên): “ 50 năm du lịch Trung Quốc”, Nhà xuất bản Cục du lịch quốc gia Trung Quốc, tháng 9/1999; Cục du lịch quốc gia Trung Quốc: Tình hình thu nhập ngoại tệ và tiếp đón du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc năm 2001, 2002, 2003, 2004.
(1) Hà Quang Vĩ: Bài phát biểu của Cục trưởng Hà Quang Vĩ tại Hội nghị công tác du lịch toàn quốc năm 2005, 11/01/2005.
Đinh Trung Kiên: “Đảng Cộng Sản Việt Nam định hướng phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí “Du lịch Việt Nam” số báo Xuân 2001.
Nguồn: Bộ nội vụ, Bộ Thương Mại và Du lịch 1990, trích từ: Trần Đức Thanh: “ Nhập môn khoa học du lịch”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội,1999, tr.52.
Đinh Trung Kiên: “Đảng Cộng Sản Việt Nam định hướng phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số báo Xuân 2001.
Nguồn: Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch, trích từ: Trần Đức Thanh: “ Nhập môn khoa học du lịch”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội,1999, tr.56.
(1) Trịnh Xuân Dũng: “Tiêu chuẩn để đánh giá du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 1/2004.
(1): Hà Quang Vĩ (chủ biên): “ 50 năm du lịch Trung Quốc”, Nhà xuất bản Cục du lịch quốc gia Trung Quốc, tháng 9/1999.
(1): Nguyễn Phi Lân: “Huy động các nguồn vốn đầu tư cho du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 12/2003.
(1): Bùi Xuân Nhàn: “ Đào tạo nguồn nhân lực-thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4/2003.
(1) Phan Anh Dũng: “ Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch – Phiên họp lần thứ 11”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 10/2004.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2179.DOC