Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang

đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang”. 2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 2.1. Mục đích Vận dụng cơ sở lí thuyết về du lịch và phát triển du lịch bền vững áp dụng vào phân tích tiềm năng, thực trạng và đề xuất định hướng phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững nhằm khai thác các thế mạnh về du lịch để đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và sử dụng bền vững tài nguyên, môi trư

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -Đúc kết cơ sở lí luận về du lịch, phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững. -Phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch của tỉnh trên quan điểm phát triển bền vững. -Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bắc Giang 2.3. Giới hạn 2.3.1. Về nội dung. -Phân tích thực trạng, tiềm năng du lịch của tỉnh gắn với phát triển bền vững 2.3.2. Về thời gian. -Dựa vào số liệu của năm: từ 1995 đến 2005 2.3.3. Về không gian. -Toàn bộ tỉnh Bắc Giang 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang 3.2. Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1. Phương pháp thống kê: Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến những lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, chỉ tiêu kinh tế… là những số liệu mang tính định lượng.Trên cơ sở khai thác từ những nguồn thuộc: Tổng cục du lịch, cục thống kê, sở thương mại và du lịch Bắc Giang, sở văn hóa thông tin Bắc Giang… các số liệu được đưa vào sử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất thực tiễn cao. 3.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép ta tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu giúp cho việc phát triển những vấn đề trọng tâm và những khía cạch cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết qủa phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. 3.2.3. Phương pháp thực địa Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động,trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm: + quan sát + mô tả + điều tra + ghi chép + chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu + gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại. 3.2.4. Phương pháp bản đồ Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác một cách triệt để các thông tin trên hệ thống bản đồ hiện có, đặc biệt là các thông tin về không gian nghiên cứu. Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng trong việc thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài lên bản đồ. 3.2.5. Phương pháp dự báo Phương pháp này để xác định, đánh giá các vấn đề trong nội dung có liên quan dựa trên các nguyên nhân, hệ quả và tính hệ thống.Đồng thời dự báo các chỉ tiêu của du lịch trong tương lai(số lượng, chất lượng, quy mô…) của tỉnh. [1] 4. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận: -Hệ thống những vấn đề lí luận về du lịch, phát triển bền vững và về phát triển du lịch bền vững để vận dụng vào nghiên cứu cụ thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. -Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển du lịch bền vững. -Sử dụng kết quả đánh giá thực trạng để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương: 5.1. Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài 5.2. Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững 5.3. Chương 3: Các giải pháp để phát triển du lịch bền vững có hiệu quả ở tỉnh Bắc Giang Phần II: Nội dung Chương 1 Cơ sở lý Luận của đề tài 1.1. Khái niệm du lịch. 1.1.1. Quan niệm Du lịch là một hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa, thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa. [16] Còn theo luật du lịch thì “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. [19] 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch. 1.1.2.1. Tài nguyên du lịch. a. Quan niệm về tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử và các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực, cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người [16] Còn theo luật du lịch thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn của du lịch”.[19] Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hóa vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. b. Phân loại tài nguyên du lịch. * Tài nguyên du lich tự nhiên: Tài nguyên du lich tự nhiên là các hiện tượng, đối tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch. [16] Tài nguyên du lich tự nhiên là các thành phần tự nhiên, các tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác, sử dụng tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. Trong số các thành phần tự nhiên có một số thành phần chính tác động trực tiếp và thường xuyên đối với các hoạt động du lịch và trong số các thành phần này cũng chỉ có một số yếu tố nhất định được khai thác như nguồn tài nguyên du lịch. Các thành phần trong tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn nước và sinh vật. +Địa hình: là một thành phần quan trọng của tự nhiên,là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đối với hoạt động du lịch, các loại địa hình tạo nền cho phong cảnh, một số kiểu địa hình đặc biệt và các di tích tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch. +Khí hậu: là thành phần của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài nguyên du lịch quan trọng. Các điều kiện khí hậu được xem xét như các tài nguyên khí hậu du lịch cũng rất đa dạng và đã được khai thác để phục vụ cho những mục đích du lịch khác nhau. Tài nguyên khí hậu được xác định trước hết là tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác như áp suất không khí, gió, ánh nắng, mặt trời… thích hợp nhất đối với sức khỏe của con người, tạo cho con người các điều kiện sống thoải mái, dễ chịu nhất. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động, số ngày có thời tiết tốt, nắng ráo, không có mưa hoặc không có những diễn biến thời tiết phức tạp nhiều khi cũng được xem như nguồn tài nguyên khí hậu có thể khai thác để phục vụ mục đích du lịch. Thời kỳ ở các nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi đối với sức khỏe của con người, và để triển khai các hoạt động du lịch thì khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách, khí hậu tạo nên tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch. +Nguồn nước: Cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước. Bề mặt nước, các hồ rộng, các dòng sông lớn, các điểm nước khoáng, suối nước nóng….có sức hấp dẫn rất cao đối với khách du lịch. +Sinh vật: Có giá trị tạo nên phong cảnh, làm cho thiên nhiên đẹp và sống động hơn. Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước hết là tính đa dạng sinh học, là sự bảo tồn được nhiều nguồn gen quý giá rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới, trong đó có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam; là việc tạo nên những phong cảnh đẹp mang dáng dấp của vùng á nhiệt đới và ôn đới lạ mắt đối với những người sống ở vùng nhiệt đới. Các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau và cùng được khai thác một lúc tạo nên các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh có tính tổng hợp cao. Vì thế các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn được xem xét dưới góc độ tổng hợp của các dạng tài nguyên với nhau tại mỗi một đơn vị lãnh thổ có không gian và thời gian xác định. Ngoài các tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất cố định kể trên cũng có thể xếp vào dạng tài nguyên này những tài nguyên du lịch tự nhiên không có tính chất cố định. Đó là các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, rất đặc sắc, có thể diễn ra định kỳ hoặc không định kỳ, có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch như sự xuất hiện của sao chổi, hiện tượng nhật thực, hiện tượng phun trở lại của núi lửa, hiện tượng cực quang hoặc mưa sao. Trong phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên, tùy vào mục đích sử dụng kết quả của việc phân loại mà người ta phân chia tài nguyên du lịch tự nhiên thành nhiều loại khác nhau theo các tiêu chí phân loại khác nhau. Nếu căn cứ vào đặc điểm và tính chất cũng như giá trị sử dụng thì tài nguyên du lịch tự nhiên có thể được chia làm các loại như trên hoặc một vài loại khác nữa. Song nếu căn cứ vào khả năng tái tạo của tài nguyên thì tài nguyên du lịch tự nhiên có thể được phân chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu như là liên tục và vô tận từ vũ trụ vào trái đất, dựa vào quy luật thiên nhiên đã hình thành để tiếp tục tồn tại và phát triển và chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin. Theo cách đơn giản hơn ta cũng có thể định nghĩa tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được khai thác và quản lý tốt: năng lượng mặt trời, năng lượng nước, gió, tài nguyên sinh học là những tài nguyên tái tạo được. Tài nguyên không tái tạo được thì tồn tại một cách hữu hạn, chúng sẽ bị mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng: Các loại khoáng sản, nhiên liệu khoáng, các thông tin di truyền bị mai một không giữ lại được cho đời sau là tài nguyên không tái tạo được. Về lý thuyết thì với thời gian hàng trăm triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng được tái tạo lại một cách tự nhiên, nhưng xét một cách thực tế theo yêu cầu của đời sống con người hiện nay thì các tài nguyên này phải được xem là không tái tạo được. * Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhận thức nhiều hơn giá trị giải trí, ít bị phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư và thu hút du khách có mức thu nhập , có trình độ văn hóa cũng như yêu cầu nhận thức cao hơn. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các loại di tích lịch sử, lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao và các hoạt động nhận thức khác. +Di tích lịch sử -văn hóa: là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Nhìn chung các di tích lịch sử- văn hóa dựa trên tính chất, đặc điểm hình thành, giá trị…. có thể được chia thành các nhóm: di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật và các loại danh lam thắng cảnh.... +Lễ hội: là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp, hết sức đa dạng và phong phú, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. +Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Có ý nghĩa đối với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…. +Các đối tượng văn hóa – thể thao và các hoạt động nhận thức khác có ý nghĩa đối với du lịch gồm các trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, triển lãm các thành tựu kinh tế, hội trợ, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, các cuộc thi hoa hậu, người mẫu….[16] 1.1.2.2.Các nhân tố kinh tế- xã hội- chính trị: Các nhân tố kinh tế- xã hội- chính trị có ảnh hưởng đến phát triển du lịch bao gồm dân cư và lao động, sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, điều kiện sống, thời gian rỗi và các yếu tố chính trị -Dân cư và lao động: là yếu tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Sự gia tăng dân số, gia tăng mật độ dân số, tăng tuổi thọ, sự phát triển đô thị hóa….một mặt làm tăng lực lượng lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ dẫn đến làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, mặt khác lại cung cấp nguồn lao động trong ngành dịch vụ du lịch, bảo đảm nguồn nhân lực cho du lịch phát triển. -Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Có tầm quan trọng hàng đầu đối với phát triển du lịch. Nó làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu đó thành hiện thực. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội trước hết là làm ra đời hoạt động du lịch, rồi sau đó đẩy nó với phát triển với tốc độ nhanh hơn. Giữa nhu cầu du lịch và hiện thực du lịch có một khoảng cách nhất định và khi trình độ của nền sản xuất xã hội càng cao thì khoảng cách ấy ngày càng rút ngắn. Sự phát triển của du lịch cũng bị chi phối bởi các ngành kinh tế khác, đặc biệt là một số ngành như nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vân tải…Đây là những ngành giúp cho đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của du khách đó là ăn, ở, đi lại… -Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: Là nhu cầu nghỉ ngơi của con người về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần trong quá trình sinh hoạt và lao động của con người. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch mang tính chất kinh tế, xã hội và là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nó được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế xã hội dưới tác động khách quan thuộc môi trường bên ngoài và phụ thuộc vào phương thức sản xuất. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển của du lịch. Khi nhu cầu này phát triển đến một mức cao nhất định của nó là mức nhu cầu xã hội thì có vai trò quyết định đến cấu trúc của ngành du lịch. -Điều kiện sống: Điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt đến một trình độ nhất định. Một trong những yếu tố chỉ thị mức sống là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội.Thực tế cho thấy ở những nước có nền kinh tế phát triển, mức thu nhập bình quân theo đầu người cao thì nhu cầu và hoạt động du lịchh phát triển mạnh mẽ. -Thời gian rỗi: là phần thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các hoạt động nhằm khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ và tinh thần của con người. Thời gian rỗi của con người tăng lên là yếu tố thuận lợi đối với du lịch. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch cuối tuần với những đóng góp quan trọng cho du lịch trong thời gian vừa qua là sự khẳng định cho tầm quan trọng của thời gian rỗi đối với du lịch. -Chính trị: Là điều kiện quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch của một quốc gia và cả thế giới. Hòa bình và sự ổn định về chính trị là đòn bẩy giúp đẩy mạnh hoạt động du lịch, du lịch cũng góp phần đến sự tồn tại của hòa bình và ổn định về mặt chính trị. Chiến tranh và sự bất ổn về mặt chính trị gây cản trở các hoạt động du lịch, phá hỏng các công trình du lịch và đe dọa đến tính mạng của du khách… 1.1.2.3.Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. a. Kết cấu hạ tầng: Giao thông đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông luôn được coi là những yếu tố quan trọng hàng đầu vì nó có vai trò đẩy mạnh hoạt động du lịch. Du lịch luôn gắn với sự di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác vì vậy nó phụ thuộc vào mạng lưới và phương tiện giao thông. Mỗi loại hình giao thông đều có những đặc điểm riêng biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng trong du lịch của du khách. Hơn nữa sự thuận lợi về mạng lưới giao thông còn cho phép khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Giao thông là một bộ phận của kết cấu hạ tầng kinh tế, có các phương tiện được sản xuất để phục vụ cho hoạt động du lich như ôtô, tàu thủy, máy bay, cáp treo… Thông tin liên lạc là phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch, nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho du khách trong nước và quốc tế. Đây là nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác nhau của xã hội, thông qua các loại hình thông tin khác nhau. Chính sự thuận lợi của các mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông góp phần vào việc thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các nước. Nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà các thông tin ngày càng đa dạng hơn. Không chỉ có vậy mà sự thuận tiện của mạng lưới thông tin liên lạc còn giúp cho việc giao dịch kinh doanh du lịch được thông suốt, nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, khiến cho hoạt động du lịch phổ biến hơn, hiệu quả hơn. Hệ thống các công trình cấp điện và cấp thoát nước đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của khách. Ngoài ra, các sản phẩm của chúng phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của khách. Xã hội càng phát triển, các phương tiện phục vụ cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu về điện càng lớn. Hoạt động du lịch- một hoạt động của con người mang tính hưởng thụ, nghỉ ngơi, giải trí…..để tái sản xuất sức lao động thì nhu cầu về điện là rất lớn và hiển nhiên, kể cả đối với những loại hình du lịch ít đòi hỏi tiện nghi nhất như du lịch sinh thái. Việc có hệ thống cấp và thoát nước tốt không chỉ có ý nghĩa riêng đối với hoạt động du lịch mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống, lao động và sản xuất của con người. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay, khi vấn đề suy thoái môi trường trở thành vấn đề toàn cầu thì yêu cầu có hệ thống cấp nước đủ tiêu chuẩn để cung cấp nước sạch cho nhu cầu sống và sinh hoạt cũng tương đương với yêu cầu có được hệ thống thoát nước đủ tiêu chuẩn và an toàn đối với con người và môi trường. Nhu cầu về nước sạch cuả khách du lịch trong các chuyến đi là rất lớn, hơn thế nữa các điểm du lịch lại thường ở xa các khu đô thị lớn nên đòi hỏi phải có hệ thống cấp nước sạch với mạng lưới đường ống phát triển mới đủ để đáp ứng nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó hoạt động du lịch cũng thải ra môi trường một lượng nước thải khá lớn với những hóa chất có hại cho môi trường. Điều này có thể dẫn đến suy thoái môi trường ở ngay tại các điểm du lịch hoặc xung quanh các điểm du lịch, làm hại môi trường và cảnh quan của khu du lịch và làm ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư địa phương. Một hệ thống thoát nước hợp lý với các trạm xử lý nước thải đúng công suất là giải pháp gần như duy nhất cho vấn đề này. Như vậy có thể nói kết cấu hạ tầng hoàn hảo chính là đòn bẩy cho các hoạt động kinh tế trong đó có hoạt động du lịch và đây là điều kiện quan trọng cho phát triển bền vững kinh tế, xã hội nói chung và du lịch nói riêng. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Du lịch là một ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vật chất kỹ thụât du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có hệ thống các cơ sở, các công trình đặc biệt….. Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, mạng lưới các cửa hàng thương nghiệp, cơ sở thể thao, y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác, trong đó khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là các phương tiện phục vụ cho việc ăn nghỉ của khách. Vì vậy quy mô và chất lượng của các cơ sở lưu trú phục vụ cho khách du lịch chính là cơ sở để đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của điểm du lịch. [16] 1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ 1.1.3.1. Điểm du lịch: Là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó(tự nhiên, văn hóa lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ khách du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Thời gian lưu lại của khách ở điểm du lịch tương đối ngắn vì sự hạn chế của đối tượng du lịch trừ một vài trường hợp ngoại lệ như điểm du lịch với chức năng chữa bệnh , nghiên cứu khoa học…..[16] Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ thăm quan của khách du lịch [19] 1.1.3.2. Khu du lịch Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch,đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch , đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. [19] 1.1.3.3. Cụm du lịch Là không gian lãnh thổ tập trung nhiều loại tài nguyên với một nhóm các điểm du lịch đang được khai thác hoặc được khai thác dưới dạng tiềm năng, trong đó hạt nhân của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc quốc tế có khả năng thu hút khách cao. 1.1.3.4. Tuyến du lịch Là các điểm du lịch nối với nhau tạo thành các tuyến du lịch. Các tuyến du lịch được xác định dựa vào: Sự phân bố tài nguyên du lịch, sự hấp dẫn của cảnh quan trên toàn tuyến và các điểm dừng tham quan du lịch, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong đó giao thông đóng vai trò then chốt, sự trong sạch về môi trường, các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, mối liên hệ giữa địa phương với các vùng lân cận, hướng phát triển không gian lãnh thổ du lịch đã xác định. [16] 1.2. Khái niệm phát triển bền vững. 1.2.1. Quan niệm: Lý thuyết về phát triển bền vững xuất hiện từ những năm 80 và chính thức được đưa ra tại hội nghị của ủy ban thế giới về phát triển và môi trường(WCED), nổi tiếng với tên gọi ủy ban Brudtland năm 1987. Trong định nghĩa Brudtland “Phát triến du lịch được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau” Tuy nhiên nội dung chủ yếu trong định nghĩa này là xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế. Tại hội nghị về môi trường toàn cầu RIO-92 và RIO-92+5, quan niệm về phát triền bền vững được các nhà khoa học bổ sung theo đó “ Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của ba hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa xã hội”. Dưới quan điểm phát triển này, phát triển bền vững được hiểu là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống trên, đồng thời phát triển bền vững mà gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với các hệ thống khác hay nói cụ thể hơn thì phát triển bền vững là sự dung hòa các tương tác và sự thỏa hiệp giữa ba hệ thống nói trên. Hệ Xã hội Hệ Kinh tế Hệ Tự nhiên Phát triển bền vững Hình 1:Quan niệm về phát triển bền vững 1.2.2. Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển bền vững: -Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng -Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người -Bảo vệ sự sống và tính đa dạng sinh học trên trái đất -Hạn chế tối đa khả năng làm suy giảm -Giữ trong khả năng chịu đựng được của tự nhiên -Thay đổi thái độ và hành vi của con người trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển -Mở rộng khả năng tự quản lý môi trường của cộng đồng nơi họ đang sinh sống -Tạo dựng sự thống nhất giữa các ban ngành, giữa các cộng đồng trong phạm vi quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững -Xây dựng khối liên minh toàn cầu phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường. [12] 1.3.Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 1.3.1. Quan niệm: Hiện nay đa số ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam cho rằng phát triển du lịch bền vững được hiểu là: “ hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới- WTO đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “ Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn trọng các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Như vậy có thể nói phát triển du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững đã được ủy ban Brundlant khẳng định năm1987. Hoạt động phát triển du lịch là một thực thể gắn liền với phát triển bền vững. ở Việt Nam, khái niệm du lịch bền vững còn là khái niệm mới, tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch xanh….Đây là những hình thức du lịch đã bước đầu thể hiện sự có trách nhiệm của con người với môi trường, nó có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng. Như vậy phát triển du lịch bền vững chú trọng giải quyết các vấn đề sau: -Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương -Đưa lại cho du khách những chuyến du lịch có chất lượng và có trách nhiệm -Đảm bảo duy trì chất lượng của môi trường( môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn) vì lợi ích không chỉ của cộng đồng địa phương mà cả du khách. Bên cạnh đó việc phát triển du lịch bền vững còn tập trung vào các khía cạnh khác của cuộc sống như: -Tăng cường hiểu biết của mọi thành viên trong xã hội về tác động từ hoạt động du lịch tới môi trường và tập quán sinh sống của cộng đồng -Bảo đảm phân phối công bằng các lợi ích có được từ hoạt động phát triển du lịch -Bảo đảm quyền quyết định của mọi thành phần trong xã hội đối với các nguồn lực mà du lịch và các ngành kinh tế khác cùng sử dụng trong quá trình phát triển. -Xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch nhằm đảm bảo việc phát triển các hoạt động du lịch phù hợp với khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái tự nhiên -Phản ánh tầm quan trọng của các nguồn lực tự nhiên và văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội -Kiểm soát các tác động của du lịch, phát triển các phương pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội. 1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững: Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững không tách rời những nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Nhưng tuy nhiên mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực trong cuộc sống lại có những mục tiêu, những đặc điểm riêng.Do vậy mà ngành du lịch cũng có những nguyên tắc riêng của mình. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao. Chính vì vậy mà sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội. Phát triển du lịch bền vững luôn hướng tới việc đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản sau: -Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế -Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường -Đảm bảo sự bền vững về xã hội [6] 1.3.3. Để đảm bảo được ba mục tiêu trên thì phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc sau: -Một là khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý: Đây là nguyên tắc hàng đầu đảm bảo khả năng tự phục hồi của tài nguyên du lịch được diễn ra một cách tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự tác động của con người thông qua việc đầu tư, tôn tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thế hệ. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở các nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá và quy hoạch sử dụng cho các mục tiêu phát triển cụ thể . -Hai là hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm thiểu chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường, đây là nguyên tắc quan trọng. Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường, mà hậu quả cuả nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng, của kinh tế xã hội nói chung. -Ba là phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoach phát triển kinh tế xã hội. Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác đối với việc sử dụng tài nguyên, môi trường. Ngoài ra đối với mỗi phương án phát triển cần tiến hành đánh giá tác động của môi trường nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường. -Bốn là phát triển du lịch phải luôn gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng tài nguyên và môi trường. Để đảm bảo tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch ngoài việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm thì tính đa dạng và phong phú của chúng đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Điều này c._.ho phép thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, làm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Ngoài ra nguyên tắc này còn phù hợp với quan điểm phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn các giá trị về văn hóa truyền thống, bảo vệ cảnh quan, môi trường vốn rất đa dạng và phong phú ở Việt Nam. -Năm là phát triển du lịch cần chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi coi du lịch là công cụ cho nỗ lực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. -Sáu là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ phát triển thêm thu nhập cải thiện đời sống mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối vơí sự phát triển của du lịch bởi lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển. Họ sẽ là người có trách nhiệm hơn với tài nguyên môi trường du lịch, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. -Bảy là thường xuyên trao đổi với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan đến việc phát triển du lịch. Thực tế cho thấy ở những mức độ khác nhau luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi trong khai thác tài nguyên phục vụ sự phát triển giữa du lịch với cộng đồng địa phương, giữa du lịch với các ngành kinh tế khác. Chính vì vậy việc thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo sự gắn kết và có trách nhiệm hơn với môi trường giữa các ngành kinh tế với địa phương và giữa các ngành với nhau góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của mỗi ngành trong đó có du lịch. -Tám là luôn chú trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Việc đào tạo cán bộ là một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch. -Chín là tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm. Xúc tiến, quảng bá luôn là một khâu quan trọng trong hoạt động du lịch đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh và điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển. Ngoài ra việc cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao được sự tôn trọng của du khách đến môi trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội và các giá trị nhân văn nơi thăm quan, đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự thỏa mãn của khách đối với sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường, tăng cường khả năng thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch. -Mười là đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác động cần phải nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát triển. Như vậy việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích chúng là rất cần thiết không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên môi trường…Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhằm phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường; tiết kiệm sử dụng năng lượng, nước sinh hoạt và hạn chế chất thải ra môi trường. [6] 1.3.4. Tiêu chí phát triển du lịch bền vững: - Sự phát triển bền vững về kinh tế: +Chỉ số về GDP du lịch tăng: Du lịch cũng như tất cả các ngành kinh tế khác đều cần được đánh giá sự phát triển thông qua sự gia tăng về doanh thu, về giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Với quan điểm phát triển thông thương, sự gia tăng các giá trị này của ngành kinh tế nào càng lớn thì ngành kinh tế đó càng được coi là phát triển mạnh. Tuy nhiên, trên quan điểm phát triển bền vững thì sự gia tăng các chỉ số này chưa phải là quyết định mà còn cần xem xét nhiều yếu tố khác nữa như: giá trị gia tăng đều qua các năm, tương lai phát triển của ngành trong nền kinh tế quốc dân, sự ảnh hưởng của sự phát triển ngành đến xã hội, đến môi trường… Mặc dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định nhưng sự tăng trưởng về GDP vẫn là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất để nhận biết sự phát triển của một ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP của cả nước. Tp Np M = Tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP của cả nước được biểu thị bằng chỉ số M và được xác định thông qua công thức sau: Trong đó: Tp = GDP du lịch Np = Tổng GDP của cả nước Chỉ số M phản ánh tình trạng phát triển thực tế của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Giá trị m càng cao, ổn định và tăng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó dấu hiệu để đánh giá mức độ bề vững của hoạt động du lịch có thể được xem xét thông qua mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành du lịch. + Các chỉ số về khách tăng: Trên quan điểm phát triển du lịch thông thường, người ta thường chỉ quan tâm đến chỉ số về lượng khách. Nhưng khi trên quan điểm phát triển du lịch bền vững thì các chỉ số về ngày lưu trú, khả năng chi tiêu, mức độ hài lòng và tỷ lệ quay lại một quốc gia, một vùng, một điểm du lịch nào đó của khách lại được quan tâm và đánh giá cao hơn. Xét về mặt hiệu quả kinh tế so với việc đông khách nhưng thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu thấp thì trường hợp ít khách mà khách có thời gian lưu trú dài hơn và mức chi tiêu cao hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi điều này cho phép vẫn đảm bảo sự tăng trưởng về doanh thu du lịch trong khi hạn chế được chi phí cho việc phải phục vụ một lượng khách lớn hơn và hạn chế được tác động đến môi trường. Việc nghiên cứu số lượng khách quay trở lại một quốc gia, một vùng hoặc một khu, điểm du lịch nào đó ngoài việc cho phép đánh giá được chất lượng sản phẩm du lịch của quốc gia, vùng, khu, điểm du lịch đó còn cho phép xác định lượng khách du lịch đến đó.Các kết quả này có một vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích, dự báo xu hướng phát triển luồng khách và giúp cho việc xây dựng nên các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách. Như vậy có thể thấy lượng khách quay trở lại là một trong những dấu hiệu quan trọng để xác định tính bền vững trong phát triển du lịch lich nhìn từ góc độ kinh tế. Sự hài lòng của du khách là tấm gương phản ánh chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng đội ngũ lao động bên cạnh những điều kiện thuận lợi khách quan như thời tiết, an ninh chính trị… Không những thế, mức độ hài lòng của du khách là yếu tố quan trọng quyết định thời gian lưu trú, mức độ chi tiêu cũng như việc quay trở lại của du khách. Chính vì vậy mức độ hài lòng của du khách sẽ là dấu hiệu quan trọng về trạng thái bền vững của hoạt động du lịch và là một trong các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững. + Chất lượng nguồn nhân lực du lịch luôn được nâng cao: Trong hoạt động du lịch, chất lượng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển. Điều này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt của hoạt động du lịch. Chất lượng đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng du lịch đứng từ góc độ kinh tế. Như vậy chất lượng của đội ngũ lao động không chỉ là yếu tố thu hút du khách, nâng cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút khách, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy mức độ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết sự phát triển bền vững của du lịch. +Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch: Điều này thể hiện trước hết ở sự trung thực trong việc giới thiệu các sản phẩm du lịch được chào bán. Đối với phát triển du lịch bền vững ngoài chức năng mở rộng thị trường giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách, hoạt động tuyên truyền quảng bá còn có trách nhiệm cung cấp thông tin, đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho du khách về thái độ ứng xử đối với cộng đồng với truyền thống văn hóa, với cảnh quan môi trường nơi du khách sẽ tới thăm quan. Điều này sẽ giúp hạn chế được những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới tài nguyên, môi trường thiên nhiên, tới các giá trị văn hóa bản địa, tạo ra sự gần gũi, hòa nhập giữa du khách với thiên nhiên và cộng đồng. Kết quả sẽ đem lại cho du khách chuyến đi bổ ích và ấn tượng để lại sau chuyến đi như vậy chắc chắn sẽ thu hút khách quay lại. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững không chỉ dưới góc độ bền vững kinh tế mà còn đảm bảo cho sự bền vững về tài nguyên môi trường và xã hội. +Số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ: Mục tiêu của việc phát triển bền vững là hạn chế tối đa việc khai thác quá mức và lãng phí các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên tự nhiên không tái tạo. Chính vì vật số lượng các khu, điểm du lịch được đầu tư, tôn tạo, bảo vệ được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết về sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch. Quốc gia nào càng có nhiều các khu, điểm du lịch được đầu tư, bảo vệ, tôn tạo chứng tỏ hoạt động phát triển du lịch ở quốc gia đó càng gần với mục tiêu phát triển bền vững. Theo tổ chức du lịch thế giới WTO, nếu tỷ số này vượt quá 50 % thì hoạt động du lịch được xem là trong trạng thái bền vững. Trong việc đầu tư, ngoài nguồn đầu tư từ nhà nước hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn đầu tư quan trọng là từ thu nhập du lịch. Nguồn đầu tư này càng lớn chứng tỏ rằng ý thức của ngành du lịch đối với tầm quan trọng của phát triển bền vững. Chính vì vậy quy mô đầu tư (tỉ lệ tái đầu tư) từ thu nhập du lịch sẽ được xem là dấu hiệu nhận biết quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch bền vững từ góc độ bền vững của tài nguyên, môi trường. +Số lượng các khu, các điểm du lịch được quy hoạch: Việc xây dựng quy hoạch làm căn cứ cho triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển cụ thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch. Quy hoạch là quá trình kiểm kê, phân tích các tiềm lực tài nguyên và các điều kiện có liên quan để xác định phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch và có được các biện pháp hạn chế tác động của hoạt động phát triển đến môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội. Chính vì vậy số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch sẽ là dấu hiệu nhận biết của quá trình phát triển du lịch bền vững từ góc độ đảm bảo sự bền vững về tài nguyên môi trường cũng như từ góc độ đảm bảo sự phát triển về kinh tế, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội chung của khu vực. +Mức độ quản lý tài nguyên tại các khu, điểm du lịch: Một trong những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững là việc tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lượng cơ bản như nước, điện, than, củi…. Phục vụ sinh hoạt của cộng đồng địa phương và du khách. Hoạt động phát triển du lịch tất yếu sẽ dẫn tới sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng kể trên nhưng nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng này đặc biệt cao tại các khách sạn được xếp hạng, tại các nhà hàng đặc sản. Điều này đưa đến sự thiếu hụt các nguồn năng lượng nói trên trong khi việc tìm ra các nguồn năng lượng thay thế còn chưa được đáp ứng. Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động của các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trường, tiêu thụ năng lượng và sức chứa. Việc giới hạn lượng khách đến trong một chu kỳ phát triển là một vấn đề quan trọng và cần thiết, điều này sẽ giúp cho việc duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng vừa phục vụ sinh hoạt của cộng đồng, vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu của du khách. -Sự bền vững về xã hội: +Tạo việc làm cho cộng đồng địa phương: Nếu như việc thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế thì việc thu hút khách du lịch nội địa còn có ý nghĩa tạo điều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chương trình cứu trợ của Chính Phủ như các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng….Như vậy đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu đặt ra của phát triển bền vững cả dưới góc độ về kinh tế và xã hội. +Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch: Hoạt động phát triển du lịch sẽ bền vững nếu có sự ủng hộ của cộng đồng, địa phương. Chính vì vậy mức độ hài lòng của cộng đồng với hoạt động du lịch sẽ phản ánh trạng thái bền vững của hoạt động du lịch trong phát triển. Để đạt được sự hài lòng của cộng đồng thì vai trò của cộng đồng phải được phát huy cũng như đem lại lợi ích cho cộng đồng, cụ thể là: Phát huy được vai trò của cộng đồng trong xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du lịch Phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tăng cường quy mô và mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch Phúc lợi chung của cộng đồng được nâng lên. Để xác định được dấu hiệu này cần tiến hành điều tra phỏng vấn cộng đồng. Từ đó sẽ căn cứ vào kết quả điều tra để điều chỉnh hoạt động sao cho phát triển hoạt động du lịch mang tính bền vững hơn từ góc độ xã hội. +Mức đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương: Hiện nay du lịch được xem là ngành kinh tế tạo nguồn thu ngoại tệ to lớn cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác có liên quan. Tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của du lịch là việc đóng góp phát triển kinh tế xã hội các địa phương nơi có du lịch phát triển. Chính vì vậy một trong những đấu hiệu nhận biết về tính bền vững trong phát triển du lịch là mức đóng góp cho phát triển xã hội ở các địa phương từ nguồn thu nhập du lịch. 1.4. Kết luận chương 1 Kết quả đạt được của chương này là một tập hợp theo hệ thống các vấn đề lí luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của các chương tiếp theo. Cơ sở lí luận về du lịch gồm: khái niệm du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch, các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Cơ sở lí luận về phát triển du lịch bền vững gồm: Quan niệm về phát triển bền vững, các nguyên tắc phát triển bền vững, quan niệm về phát triển du lịch bền vững, các nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững, các chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững. Chương 2 Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững 2.1. Tiềm năng 2.1.1.Tài nguyên du lịch 2.1.1.1. Khái quát chung Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong tiểu vùng du lịch trung tâm thuộc vùng du lịch Bắc Bộ, cách Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng trên 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp với Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh. Tổng diện tích tự nhiên là 3.822 km2 Dân số (2004) 1.563.468 người Về ranh giới hành chính thì Bắc Giang gồm 9 huyện và 1 thành phố: +Thành phố Bắc Giang(là trung tâm kinh tế, chính trị , xã hội của tỉnh) +Các huyện: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên Thế, Yên Dũng. Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc anh em với những truyền thống văn hóa đa dạng phong phú. Bắc Giang có hệ thống giao thông được phân bố đều và thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Tuyến quốc lộ 1A mới và cũ chạy qua Bắc Giang nối liền Hà Nội và Lạng Sơn, ngoài ra Bắc Giang còn có tuyến đường sắt liên vận Hà Nội-Đồng Đăng-Băc Kinh. Các quốc lộ 31,37, 279 là huyết mạch của tuyến đông bắc nối Bắc Giang với cụm du lịch Hạ Long và với tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh có ba con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài là 347km có lưu lượng nước khá lớn hình thành hệ thống đường thủy nối các tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng ninh. đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế xã hội , trong đó có du lịch của tỉnh.. Với lợi thế gần các trung tâm công nghiệp lớn của đất nước như khu tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và gần các nguồn năng lượng quan trong như than Quảng Ninh, nhiệt điện Phả Lại, gần các cảng biển, sân bay quốc tế và đất đai rộng lớn vì vậy trong tương lai Bắc Giang sẽ có bước phát triển nhanh trong đó có du lịch. [4] Bảng 2.1: Diện tích, dân số và đơn vị hành chính năm 2004 Địa điểm Diện tích tự nhiên(km2) Dânsố (người) Mật độ dân số(ng/km2) Chia ra Thị trấn Xã Phường Toàn tỉnh 3822 1563468 409 16 206 7 TP Bắc Giang 32,2 102140 3172 0 4 7 Huyện Lục Ngạn 1012,2 196516 194 1 29 0 Huyện Lục Nam 596,6 203356 341 2 25 0 Huyện Sơn Động 844,3 70447 83 1 21 0 Huyện Yên Thế 301 93083 309 3 18 0 Huyện Hiệp Hòa 201,1 212491 1057 1 25 0 HuyệnLạngGiang 245,8 197730 804 3 22 0 Huyện Tân Yên 203,7 165055 810 2 22 0 Huyện Việt Yên 171,4 158214 923 2 17 0 Huyện Yên Dũng 213,4 164436 771 1 23 0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2004 2.1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Địa hình Bắc Giang có địa hình của tỉnh miền núi và một phần trung du, trong đó miền núi chiếm diện tích chủ yếu. Diện tích miền núi là 3418,68km2 chiếm 89,43% diện tích toàn tỉnh. Diện tích trung du là 403,82km2 chiếm 10,57% diện tích toàn tỉnh Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Huyện Sơn Động, huyện Lục Nam, huyện Lục Ngạn, huyện Yên Thế, huyện Lạng Giang, huyện Tân Yên, huyện Yên Dũng. Địa hình ở đây chủ yếu là các núi đất có độ cao trung bình, chia cắt mạnh. Chính địa hình này đã tạo nên các hồ đập như: hồ Cấm Sơn, đập Khuôn Thần thuộc huyện Lục Ngạn, hồ Hố Cao huyện Lạng Giang, hồ Cầu Rễ, đập Suối Cấy huyện Yên Thế. Xung quanh những hồ này là những ngọn núi trùng điệp, cây cao bóng cả, thảm thực vật rất phong phú, không gian thoáng đãng, cảnh quan đẹp. Hơn nữa đây là nơi tập trung cư trú của đồng bào các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa… Chính vì vậy khu vực này thích hợp cho các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch thăm quan, dã ngoại, cắm trại, du lịch cuối tuần, du lịch chuyên đề và nghiên cứu truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số. Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên ảnh hưởng lớn cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở cho các công trình du lịch. Vùng trung du bao gồm thành phố Bắc Giang và 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên nơi đây bao gồm các gò đồi thấp xen lẫn các dải đồng bằng hẹp tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và trồng cây cây ăn quả. Tuy chỉ chiếm diện tích rất ít và ít có giá trị trực tiếp đối với hoạt động du lịch nhưng đây lại là nơi thuận lợi cho việc hình thành các khu vực dịch vụ cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng của tỉnh. b.Khí hậu -Đặc điểm chung về khí hậu: Bắc Giang chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu nhiệt đới gió mùa: gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Thời tiết phân theo 4 mùa rõ rệt. Khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giao thoa giữa khí hậu vùng đồng bằng và khí hậu miền núi, do vậy có sự khác biệt giữa khí hậu tiểu vùng miền núi và khí hậu tiểu vùng trung du của tỉnh. -Nhiệt độ: Bắc Giang có nhiệt độ không khí bình quân hàng năm ở mức trung bình 23,70C. Tháng có nhiệt độ không khí thấp dưới 170C chỉ có 2 tháng, rơi vào tháng1 và tháng 2. Tháng có nhiệt độ cao trên 270C là vào các tháng 7, 8, 9. Tuy vậy cũng có những năm nhiệt độ về mùa đông thấp, có ngày xuống tới 10 đến 20 ở miền núi, và mùa hè có ngày nhiệt độ cao tới 38 dến 390C. Nhưng nhìn chung khí hậu Bắc Giang mát mẻ, tác động gây hại do nhiệt độ tạo ra là rất nhỏ. Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm Đơn vị 0C Thời gian Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Bình quân cả năm 23,7 24 24,4 23,6 Tháng 1 18,1 17 16,2 16,7 Tháng 2 17,2 19 20,4 17,7 Tháng 3 21 21,9 21,3 20,1 Tháng 4 23,8 25,2 25,6 23,8 Tháng 5 27 27,3 28,3 26 Tháng 6 28,7 28,9 29,3 29 Tháng 7 28,8 29 29,3 28,4 Tháng 8 28,5 28,1 28,7 28,7 Tháng 9 27,9 27,2 27,4 27,7 Tháng 10 25,9 24,8 25,6 24,9 Tháng 11 20,4 20,7 22,8 22,3 Tháng 12 17 18,5 17,6 18,3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2004 -Độ ẩm: Độ ẩm không khí của Bắc Giang giao động trong khoảng từ 70 đến 90%. Tháng có độ ẩm thấp là tháng 11, 12, 1. tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7, 8.. Do vậy độ ẩm không khí tương đối thuận tiện cho các hoạt động du lịch. -Lượng mưa: Lượng mưa bình quân của Bắc Giang hàng năm trung bình đạt 1200mm đến 1700mm, cá biệt có năm đạt gần 2000mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 thường đạt 10 mm. Tháng có lượng mưa cao là tháng 6, 7, 8 thường đạt từ 200 đến 400mm. Do vậy lượng mưa của Bắc Giang phân bố không đồng đều gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác các tài nguyên du lịch cảnh quan. Bảng 2.3: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm Đơn vị tính % Thời gian Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Bình quân cả năm 83,3 83 81 81,1 Tháng 1 81 79 79 77 Tháng 2 81 86 84 83 Tháng 3 87 84 81 82 Tháng 4 89 85 83 86 Tháng 5 83 85 84 85 Tháng 6 84 85 80 80 Tháng 7 85 84 84 84 Tháng 8 85 84 86 85 Tháng 9 83 79 85 83 Tháng 10 83 80 78 75 Tháng 11 77 80 74 77 Tháng 12 81 83 70 76 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2004 -Chế độ chiếu sáng: Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm của Bắc Giang thường đạt từ 1600 đến 1800 giờ. Tháng có giờ nắng thấp là tháng 1, 2, 3. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7, các tháng còn lại đều đạt số giờ nắng bình quân trên 100 giờ do vậy Bắc Giang có chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho các cây nhiệt đới phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Bảng 2.4: Lượng mưa các tháng trong năm Đơn vị tính: mm Thời gian Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Bình quân cả năm 1684,5 1447,2 1374 1097,2 Tháng 1 18,8 28,1 38,7 10,1 Tháng 2 11,2 11 56,4 30,6 Tháng 3 146,7 15,2 12,3 89,7 Tháng 4 127,3 13 36,3 115,7 Tháng 5 113,5 287 213,2 177,3 Tháng 6 271 277,4 277,1 67,8 Tháng 7 339,9 331,3 215,1 293,7 Tháng 8 363,5 237,7 339,7 210,1 Tháng 9 83,6 87,2 134,3 51,5 Tháng 10 118,7 52,5 46,1 0,7 Tháng 11 30,9 62,8 2,1 15 Tháng 12 59,4 44 2,7 35 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2004 Bảng 2.5: Số giờ nắng các tháng trong năm Đơn vị tính: giờ Thời gian Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Bình quân cả năm 1418 1263 1797 1372 Tháng 1 51 87 114 30 Tháng 2 26 29 61 21 Tháng 3 51 29 75 31 Tháng 4 60 97 113 78 Tháng 5 142 161 182 131 Tháng 6 161 138 176 190 Tháng 7 175 117 247 111 Tháng 8 181 161 150 185 Tháng 9 167 144 157 165 Tháng 10 129 141 156 154 Tháng 11 188 104 252 118 Tháng 12 87 55 114 156 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2004 -Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: + Gió mùa đông bắc: Mỗi năm Bắc Giang có trung bình khoảng 21 đến 22 đợt gió mùa đông bắc tràn qua. Thời gian ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau. Mỗi lần gió mùa đông bắc tràn về thường làm cho nhiệt độ hạ đột ngột có giông đi kèm. Tuy nhiên gió mùa đông bắc cũng thích hợp với một số cây trồng cận nhiệt. Nếu được nghiên cứu kỹ tạo được giống cây trồng thích hợp, Bắc Giang có thể có những sản phẩm từ cây trồng cận nhiệt phục vụ cho nhu cầu thưởng thức những món ăn lạ của khách + Thời tiết nồm: Trong mùa lạnh xen giữa các đợt lạnh có ngày rất nóng nhất là vào một số ngày mùa xuân nhiệt độ cao trên 200C, độ ẩm trên 90%, đó là thời tiết nồm. Mỗi năm có tới 25 đến 30 ngày nồm, riêng tháng 3 đã có tới 12 ngày. + Thời tiết sương muối: Vào cuối tháng 12 và tháng 1 hàng năm có thể xuất hịên sương muối. Khu vực thường bị sương muối là Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang. Sau các đợt gió mùa đông bắc khô mạnh nhiệt độ không khí xuống dưới 80C, nếu ban đêm có gió nhẹ, trời quang mây, làm cho bức xạ mặt đất mạnh, mặt đất lạnh xuống dưới 50C, nước tầng không khí giáp mặt đất sẽ ngưng kết lại như tinh thể muối đó chính là thời tiết sương muối. Mức độ thuận lợi của thời tiết, khí hậu ở Bắc Giang đối với sức khỏe con người . Tháng i II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Toàn tỉnh Dễ chịu mát Dễ chịu ấm Hơi nóng Nóng nực c. Nguồn nước -Sông ngòi: Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam với tổng chiều dài 347km với lượng nước khá lớn, thuận lợi cho giao thông vận tải thủy và có khả năng cung cấp nước hàng năm khoảng 4 tỷ m3 đáp ứng cho nhu cầu phục sản xuất và sinh hoạt. -Hồ: Toàn tỉnh có 16348 ha mặt nước hồ, đập nhân tạo. Một số hồ, đập có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch như: +Hồ Cấm Sơn- Lục Ngạn +Hồ Khuôn Thần- Lục Ngạn -Hồ Hố Cao ở huyện Lạng Giang -Hồ Cầu Rễ, hồ Suối Cấy thuộc huyện Yên Thế -Hồ Làng Thum thuộc huyện Lục Ngạn (nằm trong một thảm thực vật xanh, “một thung lũng xanh”. Đó là tiềm năng to lớn để Bắc Giang phát triển du lịch vườn kết hợp cảnh quan sinh thái) -Đập suối Cấy xã Đồng Kỳ- Yên Thế gắn với đền suối Cấy là nơi có nhiều du khách tới thăm. +Đập Kè Tràn- Lạng Giang -Bên cạnh đó còn Bắc Giang có một số suối và thác nhỏ có giá trị du lịch: Suối Nứa (Lục Ngạn) Suối nước Vàng(Lục Nam) Suối Mỡ (Lục Nam). +Suối Nước Vàng và thác nước Vàng: thuộc xã Lục Sơn huyện Lục Nam, nằm trên dãy Phật Sơn Yên Tử. Từ thành phố Bắc Giang theo quốc lộ 31 đến ngã tư Thân rồi rẽ qua thị trấn Lục Nam, qua Mai Sưu, Đồng Đỉnh rồi vào trung tâm xã Lục Sơn đi tiếp 7 km nữa là tới. Qua 7 con suối đến khe Bãi Bắn là bắt đầu chuyến thăm quan. Dọc 2 bờ có đủ loại cây lạ rủ bóng dưới lòng suối. Những khối đá nhám kết tinh, tảng thì trắng bóng, tảng thì phủ vàng óng ánh ngổn ngang làm cho cảnh quan hạ nguồn vô cùng sinh động. Độ cao của suối cứ nâng dần theo độ cao của núi Phật Sơn. Từ hạ nguồn tới thượng nguồn suối Nước Vàng có hơn chục thác nước, thác nhỏ thì cao 5 đến 7 m, thác vừa thì cao 10 đến 15 m, có ngọn cao tới 30 đến 40 m. Vào mùa mưa nước nhiều, tiếng reo của thác ngân xa tới vài cây số. Nước chảy nhiều năm, những vách đá rộng quanh co dọc theo khe suối tạo nên những bồn tắm rất hấp dẫn. Đến đây du khách còn có thể đi thăm rừng nguyên sinh với nhiều điều kỳ lạ. Có thể vượt dãy Phật Sơn để đến Am Ngọa Vân, Thiền Viện Hồ Thiên nơi vua Trần Nhân Tông tu hành giảng đạo. Núi Phật Sơn- Yên Tử với những cánh rừng nguyên sinh xanh thẫm có nhiều loài thảo mộc, muông thú đồng thời lại vắt mình trên một dòng suối có sắc vàng lung linh với các thác nước, bồn tắm thiên tạo chắc chắn sẽ làm hài lòng khách thăm quan du lịch. [17, 25] Ngoài nguồn nước mặt chứa trên các sông, hồ, đập, suối, Bắc Giang còn có nguồn nước ngầm với trữ lượng hàng triệu m3, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt đời sống và du lịch. Đây là nguồn tài nguyên quý giá cần được quy hoạch, khai thác,bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý tránh lãng phí, ô nhiễm để đạt hiệu quả kinh tế trên nhiều mặt. d. Sinh vật Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh có124.654 ha, chiếm 32,6 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 83.496,5 ha rừng tự nhiên và 41.157,5 ha rừng trồng. Trữ lượng theo đánh giá còn khoảng 2 triệu m3. Cơ cấu rừng bồm: 58.941,9 ha rừng cung cấp gỗ, củi, chiếm 70,6%; 19.086,6 ha rừng phòng hộ, chiếm 22,9%; 5.468 ha rừng đặc dụng, chiếm 6,5%. Thành phần loài thực vật của rừng Bắc Giang tương đối phong phú có tới gần 600 loài, trong đó có nhiều loài quý như: lát, đinh, lim, sến, táu, ba kích, sa nhân… Các loài động vật hoang dã cũng khá phong phú như: gấu, khỉ, báo, hươu, nai, lợn, sóc, chồn, gà gô, tê, trăn, rắn, ba ba, rùa, các loại chim….. Các loài động vật, thực vật quý hiếm trên đây mặc dù còn lại không đáng kể, có loài có nguy cơ tuyệt chủng, song đây là những tài nguyên sinh vật só sức hấp dẫn, có thể đầu tư, bảo vệ, khai thác, phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. [17,19] ở Bắc Giang có rừng nguyên sinh Khe Rỗ: Đây là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động, được thành lập ngày 5-8-1995. Diện tích rừng là 7.153 ha trong đó rừng tự nhiên là 5.092 ha và rừng trồng là 111 ha. Đây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu nhất không chỉ của Bắc Giang mà còn điển hình cho cả vùng Đông Bắc Việt Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ nằm gọn trong lưu vực 2 con suối Khe Rỗ và Khe Đin. Phía bắc và phía tây là của xã An Lạc, phía đông và đông bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, phía nam và đông nam giáp huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. Độ cao của rừng tăng dần từ đông bắc đến tây nam, chênh lệch nhau tới 600 đến 700 m. ở đây đã phát hiện giám định và lập danh mục 786 loài thực vật có mạch thuộc 167 họ, 501 chi, 5 ngành, trong đó có 43 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ, chiếm 13% số loài quý hiếm của toàn quốc. Ngoài ra rừng còn có 236 loài gỗ, phân bố từ 500 đến 800 cây/ha và 225 loài dược liệu như sa nhân, ba kích, hoàng tinh, mực hoa trắng….Bên cạnh đó rừng còn có một lượng tài nguyên động vật khá đa dạng với 51 loài thú thuộc 20 họ, 8 bộ; 102 loài chim 41 họ, 13 bộ sống rải rác quanh khu bảo tồn, có 2 bản người Dao: Pac Duốc và Khe Đin, tổng cộng 11 hộ. Khu phục hồi sinh thái có 4 hợp tác xã nông nghiệp gồm 10 bản với 417 hộ dân các dân tộc Tày, Kinh, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao. Việc đi lại trong khu bảo tồn này không dễ, phải đi men theo đường mòn vắt qua các sườn núi, hoặc lội dọc qua các khe suối. Vì vậy nó chỉ thực sự là một điểm du lịch hấp dẫn với những ai thích mạo hiểm và muốn khám phá sự kỳ thú của thiên nhiên hoang dã.[4,24] Đánh giá chung nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên T._.n nhu cầu đầu tư trong những giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả đầu tư. Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế cả nước là 4,0 cho thời kỳ 2006- 2010. Đối với du lịch hiệu quả đầu tư thường cao hơn nên dự kiến tỉ lệ ICOR du lịch là 3,7 đến 3,1 cho thời kỳ 2005- 2020. Theo tính toán trên thì Bắc Giang cần đầu tư 20 triệu USD. Thời kỳ này cần đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có và tập trung đầu tư vào các cơ sở vui chơi, giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo, các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch . *Các chỉ tiêu về nhu cầu cơ sở lưu trú: Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách từ nay đến 2015, vấn đề dự báo và đầu tư cơ sở khách sạn là yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, số ngày lưu trú của khách, công suất sử dụng phòng trung bình. Số lượng phòng khách sạn được tính toán theo công thức sau: (số lượt khách) x (số ngày lưu trú trung bình Số phòng cần có = (365 ngày x (công suất sử dụng x (số giường trong năm) phòng trung bình năm) trungbình/phòng) -Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch năm 2005 là 1,5 ngày đối với khách quốc tế và 1 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp đẫn và chất lượng các sản phẩm du lịch được nâng cao, chắc chắn ngày lưu trú của khách sẽ tăng lên. -Công suất sử dụng phòng trung bình hiện nay của hệ thống khách sạn Bắc Giang là 65%. Theo tính toán của tổ chức du lịch thế giới để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất phòng phải trên 50%, chính vì vậy việc đưa công suất sử dụng phòng lên tối đa là biện pháp tổ chức kinh doanh tốt nhất. Và dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình thời kỳ 2005- 2015 là 68% với phòng quốc tế và 80% với phòng nội địa. -Số giường trung bình trong 1 phòng hiện nay là 2 giường. Đối với khách nội địa thì số phòng có từ 2 giường trở lên là cần thiết và chiếm tỉ lệ cao hơn so với phòng đơn. Chính vì vậy , trong định hướng xây dựng khách sạn cần chú trọng đến cơ cấu nói trên. Dự báo nhu cầu khách sạn của Bắc Giang thời gian 2005- 2015 là 516 phòng quốc tế, 2659 phòng nội địa. *Chỉ tiêu về nhu cầu lao động trong ngành du lịch: -Qua nghiên cứu quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997- 2010, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2006- 2010 và định hướng phát triển du lịch của tỉnh thì dự báo nhu cầu về nhân lực du lịch của tỉnh đến năm 2015 như sau: +Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Dự kiến năm 2015 Bắc Giang sẽ có 7 khu, điểm du lịch có ban quản lý khu du lịch, do vậy số người cần có 50 người. Lãnh đạo chuyên viên công tác tại sở thương mại và du lịch: 16 người. Lãnh đạo chuyên viên công tác 10 huyện và thành phố của tỉnh : 20 người. Lãnh đạo công tác tại ban quản lý khu, điểm du lịch: 14 người +Nguồn nhân lực cho cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng: Dự kiến năm 2015, Bắc Giang sẽ có 2 khách sạn 3 sao với khoảng 100 phòng nghỉ, 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao với khoảng 300 phòng, phục vụ ăn uống dự kiến sẽ có 33 nhà hàng (mỗi huyện sẽ có 3 nhà hàng, TP Bắc Giang sẽ có 6 nhà hàng). Do vậy dự kiến nguồn nhân lực là: Lễ tân cần có 120 người Nhân viên khác cần có 270 người làm việc tại các bộ phận khác trong khách sạn như quản lý gián tiếp, dịch vụ giặt là, tắm hơi, mậu dịch viên, bảo vệ… +Nguồn nhân lực cần cho hoạt động lữ hành: Dự kiến năm 2015 Bắc Giang sẽ có 25 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó sẽ có 2 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, vậy nguồn nhân lực cần có là 330 người. Trong đó hướng dẫn viên cần 80 người, nhân viên khác cần 140 người làm việc trong các bộ phận như: quản lý gián tiếp, lái xe vận chuyển khách, thợ sửa chữa, bảo vệ… +Nguồn nhân lực cho các dịch vụ khác: Đến năm 2015 Bắc Giang sẽ có một số khu vui chơi, giải trí và thể thao tại các khu, điểm du lịch của tỉnh như khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, hồ Cấm Sơn, TP Bắc Giang….Do vậy sẽ cần nhân lực cho hoạt động này theo dự kiến là 145 người. Như vây tổng cộng nguồn nhân lực dự kién cần cho năm 2015 là: 50 + 1380 +330 + 140 = 1900 người. -Dự báo về chất lượng nguồn đào tạo nhân lực du lịch năm 2015: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng cao và đặc biệt du lịch là ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của con người. Vì vậy chất lượng lao động phục vụ khách là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch. Chất lượng phục vụ khách phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kỹ năng, tay nghề, thái độ nghề nghiệp của đội ngũ lao động du lịch. Hay nói cách khác, lao động trong ngành du lịch phải có kiến thức xã hội, hiểu biết rộng về nhiều mặt lịch sử, địa lý của nhiều vùng miền, dân tộc khác nhau; có khả năng giao tiếp tốt, có nguyên tắc ứng xử phù hợp, yêu nghề, luôn hòa nhã, cởi mở và thân thiện…..thể hiện truyền thống văn hóa của địa phương và dân tộc. Muốn nâng cao chất lượng lao động du lịch của tỉnh yêu cầu về trình độ lao động phải đạt mức tối thiểu như sau: +Đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch: Trình độ chuyên môn: Trên đại học 25% = 12người Đại học 75% = 38 người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B trở lên là 50% = 25 người. +Đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp, khách sạn có sao là 37 người. Trình độ chuyên môn: Trên đại học 15% = 5người Đại học, cao đẳng 85% = 32 người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B trở lên là 50% = 18 người. +Đối với trưởng, phó các phòng, bộ phận có 173 người: Trình độ chuyên môn: Trên đại học 8% = 13người Đại học, cao đẳng 60% = 103 người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ C trở lên là 30% = 52 người. +Đối với lao động có nghiệp vụ có 1640 người: Lễ tân cần có 120 người: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 80% = 96người Trung cấp 20% = 24người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ C trở lên là 70% = 84người. Phục vụ buồng cần 240 người: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 25% = 60 người Trung cấp, bằng nghề 30% = 72 người Sơ cấp là 45% = 108 người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B trở lên là 50% = 120 người. Phục vụ bàn cần 410 người: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 20% = 82người Trung cấp, bằng nghề 40% = 164 người Sơ cấp là 40% = 164người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ A trở lên là 50% = 205 người. Nhân viên nấu ăn cần 340 người: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 40% = 136người Trung cấp, bằng nghề 40% = 136 người Sơ cấp là 20% = 68 người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ A trở lên là 50% = 170 người. Hướng dẫn viên du lịch cần có 80 người: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 80% = 64người Trung cấp, bằng nghề 20% = 16 người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ C trở lên là 100% = 80 người. Nhân viên lữ hành cần 110 người: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 60% = 66 người Trung cấp, bằng nghề 40% = 44 người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B trở lên là 60% = 66 người. Nhân viên khác cần 340 người: Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 20% = 68người Trung cấp, bằng nghề 38% = 132 người Sơ cấp là 42% = 140 người Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ A trở lên là 30% = 102 người. [18] 3.3. Một số giải pháp thực hiện Trên cơ sở phân tích về lí luận, thực trạng tài nguyên và thực trạng phát triển cùng một số chỉ tiêu dự báo phát triển đã được đưa ra, nhưng để hiện thực hóa các định hướng, các chỉ tiêu này cần phải có một loạt các giải pháp thực hiện. Các giải pháp này được xác định như một hệ thống có liên quan chặt chẽ với nhau và để thực hiện một cách có hiệu quả thì các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Bắc Giang trong thời gian tới dưới đây em xin đưa ra một số giải pháp: *Giải pháp 1:Tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, mang bản sắc của địa phương. Trên cơ sở tài nguyên vốn có và xu hướng của thị trường, để đạt được mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Bắc Giang thì cần chú trọng đến các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, với các trang trại vườn cây ăn trái; loại hình du lịch văn hóa như thăm các di tích văn hóa-lịch sử, các làng nghề truyền thống và đặc biệt là các tour du lịch thăm quan các bản làng dân tộc ít người như Tày, Nùng, Hoa, Sán Chay, Sán Dìu…Các sản phẩm du lịch này không những đáp ứng được nhu cầu của du khách mà còn là những sản phẩm có tỉ trọng đóng góp của cộng đồng rất cao. Phát triển loại hình du lịch này không những tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn kích thích xuất khẩu tại chỗ, duy trì các nghề thủ công truyền thống của người dân nơi đây. *Giải pháp 2: Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường. -Khuyến khích sự đóng góp về vật chất của du khách khi tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa được sử dụng cho công tác bảo vệ, tôn tạo và phát triển những giá trị này. -Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa bằng việc khuyến khích sự đóng góp vật chất của cộng đồng để tu bổ, nâng cấp các công trình văn hóa có sự hấp dẫn lớn đối với du khách. -Đối với các dạng tài nguyên du lịch thì cần có sự phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành quản lý chức năng, với chính quyền địa phương cấp dưới để xây dựng và ban hành những quy định cụ thể trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên. Nhưng chú ý rằng những quy định này cần đặc biệt chú ý đến quyền lợi gắn với trách nhiệm của cộng đồng địa phương. Trong nhiều trường hợp thì đây được xem là yếu tố quan trọng có tính quyết định đối với thành công của những nỗ lực bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. -Trong các biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên thì cần đặc biệt chú ý đến “sức chứa”. Mỗi khu, mỗi điểm du lịch cần đưa ra các quy định, các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế mức thấp nhất hiện tượng quá tải gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường ở các khu, điểm tham quan du lịch, đặc biệt ở những khu có tính đa dạng sinh học cao như rừng nguyên sinh Khe Rỗ. -Cấm săn bắt, khai thác các loài động vật quý hiếm để làm các món ăn đặc sản, hàng lưu niệm bán cho du khách. -Đối với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch thì cần thực hiện theo một quy trình để đạt hiệu quả cao nhất. Cần tiến hành xây dựng quy trình này với một số nội dung cơ bản sau: xác định mục đích của việc tôn tạo, phạm vi, đối tượng tôn tạo, nội dung tôn tạo cụ thể, chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư, chủ thể thực hiện. Và đối với mỗi loại tài nguyên, mỗi khu, mỗi điểm du lịch cụ thể thì quy trình này có thể có những điều chỉnh phù hợp với đặc điểm riêng. *Giải pháp 3: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch. Nhằm bù đắp những thiệt thòi mà cộng đồng có thể phải chịu đựng trong khi phát triển các dự án du lịch, đồng thời để giảm áp lực tác động của cộng đồng địa phương đối với tài nguyên và môi trường do việc khai thác cho cuộc sống sinh hoạt, cần thiết phải tạo cho cộng đồng cơ hội được tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch. Và những biện pháp cụ thể đó là: -Hướng các ngành nghề sản xuất truyền thống của cộng đồng phục vụ cho hoạt động du lịch như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ…đồng thời tổ chức sản xuất thu mua các thực phẩm, hoa trái nông sản phục vụ nhu cầu du lịch. ở các vùng đồng bào thiểu số ở một số huyện như Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động…cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương phát triển hơn nữa các loại rau, quả, chăn nuôi gia súc đảm bảo đầu vào cho dịch vụ ăn uống của khách du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các trang trại cây ăn quả đặc sản phục vụ nhu cầu du khách. -Để cộng đồng tham gia quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn, đón khách, phục vụ nhu cầu lưu trú của khách, tham gia các dịch vụ du lịch như ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm của địa phương…, tham gia vận chuyển khách, hàng hóa cho khách….với sự hỗ trợ của ban quản lý các khu du lịch, các công ty lữ hành và chính quyền địa phương. -Khuyến khích cộng đồng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng như hoạt động lễ hội, thể thao, ca nhạc….để phục vụ du lịch. -Các tổ chức phát triển du lịch nên đầu tư cho người dân để họ có điều kiện nâng cấp và khai thác ngay chính cơ sở vật chất của mình như nhà, phương tiện vận chuyển…. để phục vụ du lịch. -Mở các lớp tập huấn, đào tạo về du lịch để cộng đồng có thể được tham gia vào những công tác nghiệp vụ như hướng dẫn viên (đặc biệt trong hoạt động du lịch sinh thái), nghiệp vụ nấu ăn (đặc biệt là các món ăn đặc sản của địa phương), làm buồng hoặc những công việc khác như dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ…. -Cần hạn chế những tác động tiêu cực tới văn hóa truyền thống bản địa từ phía du khách và việc thương mại hóa những giá trị này từ phía các nhà tổ chức phát triển du lịch. -Tỉnh cần có những chính sách ưu đãi về tài chính đối với những dự án phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương, có phương án chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. -Khuyến khích và hỗ trợ đối với việc đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng khi tham gia vào hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử cho hoạt động du lịch. Ví dụ như hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng trong việc bảo vệ, tu sửa các di tích lịch sử, văn hóa; khôi phục và duy trì các làn điệu dân ca, các phong tục tập quán truyền thống của người dân…. *Giải pháp 4: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ Du lịch là ngành có định hướng con người rõ rệt. Nguồn nhân lực trong ngành là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của ngành và chất lượng dịch vụ cung cấp cho du khách. Muốn phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới cần phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyên môn cho từng loại hình lao động. -Đối với cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Cần phải thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch để có năng lực chuyên sâu, nhất là về công tác lập quy hoạch và công tác quản lý các khu, điểm, đô thị du lịch. Có kế hoạch đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ đương chức nhằm đáp ứng nhu cầu công tác trong xu thế hội nhập. -Đối với lao động quản lý doanh nghiệp ( cấp trưởng phó phòng, bộ phận trở lên) Cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, điều hành quản lý cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp. Đồng thời thường xuyên triển khai đầy đủ các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước để cán bộ doanh nghiệp thực hiện. -Đối với lao động nghiệp vụ. Các cơ sở kinh doanh du lịch cần có kế hoạch gửi lao động đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ khách du lịch ở các cơ sở đào tạo Tích cực giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn có uy tín. Hàng năm cần tổ chức thi tay nghề để nâng bậc lương xứng đáng cho những người có kỹ thuật cao nhằm tạo sự thi đua phục vụ khách ngày càng tốt hơn. Đồng thời cần đưa ra yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cho từng đối tượng lao động nhận thấy cần phải cố gắng học ngoại ngữ mới có thể công tác lâu dài trong ngành du lịch trong xu thế hội nhập. -Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí mở lớp học tại chức chuyên ngành du lịch tại tỉnh để tạo điều kiện cho người lao động theo học. Mặt khác có thể bổ xung thêm chức năng cho một số trường trung cấp của tỉnh như trường trung cấp văn hóa nghệ thuật được mở thêm lớp học trung cấp văn hóa du lịch để trang bị thêm kiến thức và kỹ năng hướng dẫn du lịch, kiến thức về văn hóa và lịch sử của các khu, điểm du lịch trong tỉnh để học viên theo học có đủ khả năng vừa làm công tác văn hóa, vừa kết hợp làm hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh khi cần thiết. -Tỉnh cần có quy chế tuyển dụng mới nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch, nhất là với sinh viên vừa tốt nghiệp đại học chính quy, cần sắp xếp công việc hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được phát huy hết khả năng, phát hiện những nhân tài để bồi dưỡng và đào tạo cán bộ kế cận cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà. *Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác đầu tư và thu hút đầu tư. Tỉnh cần đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt xây dựng các tuyến đường để tiếp cận các điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh. Không chỉ dừng lại ở đó mà tỉnh cần phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật (nâng cấp và xây thêm nhà nghỉ, khách sạn, nơi vui chơi giải trí, các nhà hàng phục vụ ăn uống…); và đặc biệt là đầu tư cho việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết về tài nguyên môi trường du lịch, về các phương pháp đánh giá tác động môi trường cho hoạt động phát triển du lịch nhằm có được đội ngũ quản lý, tác nghiệp đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên. Đồng thời cần tăng cường đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng về du lịch và lợi ích của du lịch; về tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến cuộc sống cộng đồng; về phát triển bền vững …nhằm có được những nỗ lực chung trong việc đảm bảo môi trường cho hoạt động du lịch. Trên cơ sở hệ thống luật pháp và điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh Bắc Giang cần có những chính sách ưu đãi phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư vốn, kỹ thuật dưới các hình thức đầu tư trực tiếp; liên doanh liên kết; kinh doanh phát triển du lịch theo quy hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư. Hệ thống các chính sách đầu tư cần có sự thống nhất và có chế độ ưu đãi, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư cho các dự án. ví dụ như: -Ưu tiên, miễn giảm thuế doanh thu cho các công trình du lịch mới đi vào hoạt động trong 2 năm đầu. -Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng đất ít thuận lợi về cơ sở hạ tầng, có tài nguyên du lịch chưa được khai thác thì có sự miễn giảm các sắc thuế thích đáng -Đối với các chính sách thuê đất và chính sách thuế đất thì tỉnh có chính sách thuê đất lâu dài, tối thiểu là 50 năm cho các doanh nghiệp du lịch để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư, đồng thời chỉ tính thuế đất trên các diện tích nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng trực tiếp kinh doanh, cần miễn giảm hoặc giảm thiểu các diện tích đất đai như mặt nước, đồi núi có quy hoạch kết hợp phục vụ cho du lịch. *Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá. Hoạt động tiếp thị, quảng bá là một công cụ rất quan trọng và cần thiết trong kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng. Với đặc tính là sản phẩm vô hình, sản phẩm du lịch càng cần phải có sự hỗ trợ của tiếp thị, quảng bá để tạo được hình ảnh về mình. Hiện nay công tác tiếp thị quảng cáo của du lịch Bắc Giang rất hạn chế, du khách đến Bắc Giang thiếu thông tin về địa phương, các nguồn thông tin chính thức quảng cáo gần như không có. Nhằm góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển du lịch Bắc Giang trong thời gian tới, cần có sự đầu tư cho công tác tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền, quảng cáo du lịch với các nội dung chủ yếu sau: -Biên soạn và phát hành những ấn phẩm như các tờ rơi, tờ gấp, các tập hình ảnh có chất lượng thông tin giới thiệu về địa lý và con người Bắc Giang, những tiềm năng du lịch nhân văn và thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh, các thông tin cần thiết như các khách sạn, hệ thống điểm thăm quan, điểm vui chơi, giải trí…Đồng thời cần có các biển quảng cáo về du lịch đặt ở các đầu mối giao thông quan trọng… -Đưa quảng cáo và tuyên truyền các tư liệu về lịch sử văn hóa, các di tích, làng nghề, lễ hội, các điều kiện và cơ hội đầu tư, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời tạo điều kiện cộng tác thường xuyên với tạp chí du lịch, hoặc một số tạp chí du lịch quốc tế để quảng cáo, kêu gọi đầu tư một số dự án lớn, gọi đầu tư nước ngoài. -Tận dụng triệt để mọi khả năng và cơ hội tham gia tích cực vào các hội thảo, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để tuyên truyền, tiếp thị những sản phẩm du lịch Bắc Giang và học hỏi những kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước, để dần dần tạo một hình ảnh , một ấn tượng, một sự quen thuộc của mình đối với người tiêu dùng và các đối tượng tham gia khác. -Liên kết với các văn phòng, các trung tâm đại lý lữ hành để xây dựng và chào bán các tour du lịch đến Bắc Giang. -Cùng với việc đầu tư phát triển một số môn thể thao mũi nhọn có khả năng giành thành tích cao trong toàn quốc như vật dân tộc, cờ vua, cầu lông, đá cầu, bóng chuyền nữ…tỉnh cần có hướng đầu tư cơ sở vật chất để có thể đăng cai một số giải toàn quốc và tiến tới đăng cai một số các giải quốc tế nhỏ trong khu vực nhằm quản bá và thu hút khách du lịch. 3.4. Kết luận chương Từ các kết quả của chương 1 và chương 2, nhiệm vụ chính của chương 3 là tính toán dự báo một số chỉ tiêu phát triển của du lịch Bắc Giang theo hướng bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Bắc Giang. Các chỉ tiêu phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Giang được tính toán bao gồm các chỉ số về khách du lịch cả quốc tế và nội địa, dự báo về doanh thu du lịch, về GDP du lịch, về nhu cầu cơ sở lưu trú, về nhu cầu lao động du lịch và xác định nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch bền vững ở Bắc Giang. Cuối cùng, để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở địa bàn tỉnh Bắc Giang thì 6 giải pháp đã được đề xuất cụ thể đó là: -Tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, mang bản sắc của địa phương. -Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường. -Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch. -Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ. -Đẩy mạnh công tác đầu tư và thu hút đầu tư. -Đẩy mạnh công tác tiếp thị và quảng bá. Phần III Kết luận và khuyến nghị của khóa luận. 1. Kết luận các vấn đề nghiên cứu Bắc Giang là một tỉnh miền núi trung du phía bắc, với địa hình chủ yếu là đồi núi đã tạo cho tỉnh một số danh lam thắng cảnh đẹp như khu du lịch Suối Mỡ, Suối nước Vàng, hồ Khuôn Thần, Cấm Sơn….Ngoài ra với bề dày truyền thống lịch sử, Bắc Giang là mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Không chỉ có vậy mà đây còn là nơi tập trung của rất nhiều các dân tộc thiểu số với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Thời gian qua sự phát triển của du lịch Bắc Giang chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh và quá trình phát triển còn nhiều bất cập, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu thiếu bền vững. Tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững phải thỏa mãn 3 mục tiêu: bền vững về tài nguyên và môi trường tự nhiên, bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội. Các chỉ tiêu phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên gồm các chỉ số về khách du lịch, dự báo về doanh thu du lịch, về GDP du lịch, về nhu cầu cơ sở lưu trú, về nhu cầu lao động du lịch và xác định nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch bền vững ở Bắc Giang. Để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang thì các giải pháp được đề xuất đó là: -Tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, mang bản sắc của địa phương. -Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường. -Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch. -Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ. -Đẩy mạnh công tác đầu tư và thu hút đầu tư. -Đẩy mạnh công tác tiếp thị và quảng bá. 2. Ưu và nhược điểm của khóa luận 2.1. Ưu điểm của khóa luận Khóa luận đã cho người đọc thấy được bao quát toàn bộ về đặc điểm về tỉnh Bắc Giang, từ đó thấy được tiềm năng để phát triển du lịch cũng như thấy được hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh đang diễn ra như thế nào dưới góc độ phát triển bền vững. Khóa luận này giúp cho những ai chưa một lần đến Bắc Giang sẽ hiểu được phần nào về mảnh đất, con người nơi đây. Có thể đây sẽ nơi gợi cho họ sự tò mò và thúc đẩy họ đến du lịch để khám phá. Và cũng có thể họ không chỉ đi du lịch ở Bắc Giang một lần mà là nhiều lần và đồng thời còn quảng cáo cho bạn bè, những người thân trong gia đình cùng đi. Qua quá trình làm khóa luận này mà em đẫ hiểu rõ hơn về mảnh đất quê hương mình bởi vì chính bản thân em được sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang nhưng thực sự em chưa biết nhiều về nó. Và để có thể viết được bài luận văn được xúc tích, chân thực thì em phải dành thời gian đi thực tế. Qua những lần như vậy, em mới vỡ lẽ ra nhiều điều, đặc biệt là em thấy thực sự tỉnh mình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhưng thực trạng hoạt động du lịch lại chưa xứng với tiềm năng ấy, điều đó càng thôi thúc em làm bài luận văn này. 2.2. Nhược điểm của khóa luận. Do hạn chế về thời gian, bài khóa luận này cũng chưa thể đưa ra cặn kẽ những tiềm lực cũng như thực trạng phát triển du lịch trên quan điểm bền vững của tỉnh Bắc Giang. Những giải pháp đưa ra cũng chưa thể bao quát hết được tất cả những việc cần phải làm để giúp cho du lịch Bắc Giang phát triển một cách bền vững. Do đó khóa luận mới chỉ là những khảo cứu bước đầu, khó tránh khỏi những điểm thiếu sót, hạn chế. Em rất mong muốn nhận được những ý kiến đánh giá , sự chỉ bảo của các thày cô giáo, sự đóng góp ý kiến của bạn bè và những người quan tâm tới đề tài. Em xin chân thành cảm ơn. 3. Khuyến nghị Đối với tỉnh Bắc Giang cần nhanh chóng xây dựng các quy hoạch phát triển của các huyện trên cơ sở định hướng chung của toàn tỉnh để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh cũng như trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp đó tỉnh cần nhanh chóng xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể, các quy định chặt chẽ làm cơ sở cho việc đầu tư và quản lý các dự án phát triển trên địa bàn. Các giải pháp đã được đưa ra trong khóa luận cần được các cấp, các ngành trong tỉnh xem xét, điều chỉnh và ứng dụng một cách đồng bộ để đảm bảo hiệu quả cao nhất. DANH MụC TàI LIệU tham khảo [1] Vương Thị Lan Anh, Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, khóa luận tốt nghiệp đại học, Hà Nội tháng 9/ 2001. [2] Bảo tàng Bắc Giang, Di sản văn hóa Bắc Giang, tr 781- 783. [3] Bảo tàng Bắc Giang, Di tích Bắc Giang. [4] Bắc Giang- thế và lực mới trong thế kỷ XXI, nhà xuất bản chính trị quốc gia, tháng 6/ 2002 [5] Lê Quỳnh Chi, Tổng quan du lịch, Viện đại học Mở, Hà Nội. [6] Thạc sĩ Phạm Huỳnh Công, Để bảo vệ môi trường du lịch, tạp chí du lịch Việt Nam, số tháng 6/ 2005. tr 22 - 23 [7] Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, tháng 4/ 2005. [8] Lê Đức Cương, Du lịch xanh ở xứ sở vải thiều, tạp chí du lịch Bắc Giang, tháng 3/ 2005, tr45 [9] [10] GS. Vũ Tự Lập, Địa lý tự nhiên Việt Nam [11] Nguyễn Văn Thanh, Nhận thức về du lịch sinh thái và phát triển bền vững trong chương trình giảng dạy bậc đại học, hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nôi- 1998 [12] Phạm Lê Thảo, Môi trường tự nhiên với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, tạp chí du lịch Việt Nam số tháng 8/ 2005 [13] Phạm Lê Thảo, Xây dựng hệ thống giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, đề tài nhánh, đề tài KHCNĐLNN cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội- 2000 [14] Trung tâm CNTT du lịch, Non nước Việt Nam, Hà Nội- 1998, tr 300- tr 304 [15] PGS.TS.Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS.Lê Thông, Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng. [16] PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.PTS. Lê Thông, PGS.PTS. Vũ Tuấn Cảnh, PTS.Phạm Xuân Hậu, PTS. Nguyễn Kim Hồng, Địa lý du lịch. [17] Sở thương mại và du lịch tỉnh Bắc Giang, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 1997- 2010. [18] Sở thương mại và du lịch tỉnh Bắc Giang, Tiêu chí phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005- 2015. [19] ủy ban thường vụ quốc hội, Luật du lịch, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội- 2005 [20] Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội- 2001 Mục lục Trang Phần i: Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 2 3.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3 4. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận 4 5. Kết cấu khóa luận 5 Phần ii: nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Khái niệm du lịch 6 1.1.1. Quan niệm 6 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch 6 1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ 14 1.2. Khái niệm phát triển bền vững 15 1.2.1. Quan niệm 15 1.2.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững 16 1.3. Khái niệm phát triển du lịch bền vững 17 1.3.1. Quan niệm……………………………………………………………… 17 1.3.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững…………………………….. 19 1.3.3. Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững…………………………………21 1.3. Kết luận chương 1……………………………………………………….27 Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang 28 2.1.1. Tài nguyên du lịch 28 2.1.2. Cơ sở hạ tầng 46 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững 51 2.2.1. Tình hình hoạt động du lịch của tỉnh 51 2.2.2.Các điểm, tuyến, cụm du lịch của tỉnh 67 2.3. Kết luận chương 2 84 Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang 3.1. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh thời kỳ 2005- 2015 85 3.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh thời kỳ 2005- 2015 86 3.3. Một số giải pháp thực hiện 94 3.4. Kết luận chương 3 101 Phần iii: kết luận và khuyến nghị của khóa luận 1.Kết luận các vấn đề nghiên cứu 102 2.Ưu và nhược điểm của khóa luận 103 3.Khuyến nghị của khóa luận 104 Danh mục tài liệu tham khảo 105 Phụ lục Thiếu nữ dân tộc bên suối nước Vàng Hồ Khuôn Thần Đồi vải mùa xuân Nghề mộc- Phố Kế- TP Bắc Giang Đua thuyền trên sông Thương Đồi vải thiều Lục Ngạn Hồ Suối Nứa Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm trang trại của anh Nguyễn Đắc Bích- Lạng Giang Nghề mây tre đan ở Việt Yên Cây Dã Hương nghìn năm tuổi- Lạng Giang Mùa vải chín Lễ kỷ niệm 115 năm khởi nghĩa Yên Thế Chùa Vĩnh Nghiêm- Yên Dũng Thiếu nữ Dao đi chảy hội ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1008.doc
Tài liệu liên quan