Tài liệu Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương: ... Ebook Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng. Tương lai không xa, Hải Dương sẽ trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện đối với 8 tỉnh, trong đó có Hải Dương khẳng định: "Phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ một cách có hiệu quả và bền vững; đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, luôn giữ vai trò đầu tàu đối với cả vùng Bắc bộ và cả nước trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng khó khăn, cùng phát triển, đi đầu về hợp tác quốc tế, về thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường".
Để xứng đáng với vị thế và tầm vóc của mình trong hiện tại cũng như tương lai; thời gian vừa qua Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành nhiều nghị quyết và văn bản về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Ngành Y tế Hải Dương không chỉ đảm nhận trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh mà còn góp phần đáng kể trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân của khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc (gần 18 triệu người, chiếm 22% dân số cả nước). Để thực hiện được trọng trách này, ngành Y tế Hải Dương cần phải có một hệ thống y tế đủ mạnh, một mạng lưới y tế rộng khắp, một đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng cao với cơ sở và trang thiết bị hiện đại.
Trong thời kỳ đổi mới, ngành Y tế Hải Dương đã có một số chuyển biến tích cực, mạng lưới y tế của tỉnh đã từng bước được củng cố, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, các loại hình dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh, phòng bệnh và cung ứng thuốc ngày càng đa dạng. Cùng với các cơ sở của Bộ Y tế và các cơ sở Y tế của nhiều ngành khác đóng trên địa bàn tỉnh, ngành Y tế Hải Dương đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trên phạm vi toàn tỉnh, bước đầu đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Hải Dương và các tỉnh lân cận, góp một phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước.
Tuy nhiên, hệ thống y tế của Hải Dương vẫn còn những bất cập: cơ sở vật chất xuống cấp và lạc hậu; các trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh chưa hiện đại; mạng lưới các trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Đầu tư cho sự nghiệp y tế tỉnh còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới - thời kỳ đất nước bước vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tạo đà cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới cần thiết phải phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài "Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương" cho luận văn cao học của mình. Với mong muốn đề tài sẽ là cơ sở tham khảo để đầu tư ngân sách Nhà nước, huy động vốn từ nhiều nguồn, xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ Y tế một cách đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm xây dựng ngành Y tế Hải Dương vững mạnh về mọi mặt, từng bước đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đề xuất một số giải pháp: Phát triển hệ thống Y tế theo hướng công bằng - hiệu quả, kết hợp hài hoà giữa y tế chuyên sâu với y tế phổ cập, giữa phòng bệnh nâng cao sức khoẻ với chữa bệnh, phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại; phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ y tế theo địa bàn dân cư nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân được tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao...
Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động dịch vụ y tế trên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Phạm vi nghiên cứu
Các dịch vụ y tế cho mọi người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo các lĩnh vực, bao gồm: Y tế dự phòng - nâng cao sức khoẻ; khám chữa bệnh - Phục hồi chức năng; y dược học cổ truyền, mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm, phân phối thuốc...
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở luận về dịch vụ y tế và phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ y tế và kinh nghiệm phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và đất nước Singapore.
Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Chương I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ
VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ Y TẾ
1.1.1 Dịch vụ y tế và đặc điểm của dịch vụ y tế
Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Một dịch vụ chỉ tồn tại khi tạo ra được niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Dịch vụ ngày càng phát triển và đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mỗi quốc gia, người ta gọi là ngành kinh tế mềm ( SORT ECONOMICS).
Dịch vụ y tế là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ như: Khám chữa bệnh, phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ do các cơ sở y tế Nhà nước (Trạm y tế xã, Trung tâm y tế huyện/TP, các cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung ương) và các cơ sở y tế tư nhân ( Phòng khám, bệnh viện tư, hiệu thuốc) cung cấp.
Có quan niệm cho rằng dịch vụ y tế là hàng hoá y tế song không được sử dụng vì dễ bị lợi dụng để biện minh cho hoạt động y tế kiếm lời, trái đạo đức của thày thuốc, nhưng trên thực tế các dịch vụ y tế vẫn ít nhiều mang tính chất của hàng hoá: có nhu cầu, có người cung cấp và có người sử dụng thì phải trả tiền (có thể người trả tiền là cá nhân, có thể là tập thể, Nhà nước).
Trong cơ chế thị trường, nhà sản xuất để có lợi nhuận tối đa sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự động phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thị trường phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ và không bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lai v.v...Trong lĩnh vực y tế, cơ chế thị trường không thể vận hành một cách hiệu quả. Các nhà phân tích kinh tế đã thừa nhận trong thị trường y tế luôn tồn tại các yếu tố “thất bại thị trường”, cụ thể:
Thị trường y tế không phải là thị trường tự do. Trong thị trường tự do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do người bán quyết định.
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường dịch vụ y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.
Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Như trên đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế.
Dịch vụ y tế là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng” và mang tính chất “ngoại lai”. Đặc điểm “ngoại lai” của các dịch vụ này là lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền (Ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe). Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Lúc này, để đảm bảo đủ cung đáp ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng.
Do tính chất đặc thù của dịch vụ y tế và thị trường dịch vụ y tế, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Nhà nước cần giữ vai trò cung ứng đối với các dịch vụ y tế “công cộng” và dịch vụ dành cho các đối tượng cần ưu tiên còn để tư nhân cung ứng các dịch vụ y tế tư. Đồng thời với sự tạo điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình dịch vụ y tế tư, vai trò quản lý của Nhà nước rất cần thiết trong việc kiểm soát giá cả và chất lượng dịch vụ, tăng cường thông tin, thẩm định điều kiện hành nghề như đã nêu ở trên. Công cụ hữu hiệu nhất trong kiểm soát giá cả và dịch vụ cung ứng chính là phương thức chi trả phù hợp. Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy rất khó kiểm soát các yếu tố thất bại thị trường trong thị trường bảo hiểm y tế tư nhân. Mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế và tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản cho mọi người dân chỉ có thể đạt được thông qua con đường bảo hiểm y tế toàn dân với sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng như người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, người già…và sự tham gia tự giác của cộng đồng.
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ.
Cũng như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ y tế có đặc điểm sau:
- Tính chất vô hình của dịch vụ: Dịch vụ xuất hiện đa dạng nhưng không tồn tại ở một mô hình cụ thể như đối với sản xuất hàng hoá.
- Tính chất đúng thời điểm và không thể dự trữ, không thoả mãn hai điều kiện này dịch vụ trở nên không có giá trị.
- Do phụ thuộc quá nhiều yếu tố: Không gian, thời gian, trạng thái tâm lý, hoàn cảnh của các bên tham gia... nên chất lượng dịch vụ mang tính chất không đồng đều.
- Do tính chất không thể dự trữ và không đồng đều nên gặp khó khăn trong việc tiêu chuẩn hoá dịch vụ. Tuy nhiên vẫn có thể xác định được một mức độ phục vụ nhất định nào đó.
- Dịch vụ không thể tồn tại độc lập mà gắn liền với người tạo dịch vụ. Khác với hàng hoá, dịch vụ là sự gắn chặt song hành giữa dịch vụ với người tạo ra dịch vụ.
- Chính từ sự yêu cầu của người sử dụng mà dịch vụ hình thành và quá trình tạo ra dịch vụ cũng chính là quá trình tiêu dùng dịch vụ. Đó là sự ảnh hưởng mật thiết của người tiêu dùng tới sự tồn tại của dịch vụ.
Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, dịch vụ y tế có một số đặc điểm riêng, đó là:
- Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được.
- Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một cách khác, ngược lại với thông lệ “Cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”. Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không được chủ động lựa phương pháp điều trị.
- Dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với sức khoẻ, tính mạng con người nên không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải mua (khám chữa bệnh) đây là đặc điểm đặc biệt không giống các loại hàng hóa khác.
- Dịch vụ y tế nhiều khi không bình đẳng trong mối quan hệ, đặc biệt trong tình trạng cấp cứu: Không thể chờ đợi được và chấp nhận dịch vụ bằng mọi giá.
- Bên cung cấp dịch vụ có thể là một tổ chức hay cũng có thể là một cá nhân. Để được là bên cung cấp dịch vụ y tế thì phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Nhà nước.
1.1.2 Phân loại dịch vụ y tế:
a. Phân loại theo đối tượng phục vụ: Có ba loại dịch vụ y tế: dịch vụ y tế công cộng (public good), dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên (merit good) và dịch vụ y tế cá nhân (private good).
Dịch vụ y tế công cộng là các dịch vụ mà lợi ích của những dịch vụ này không chỉ giới hạn ở việc cung ứng trực tiếp (dịch vụ khám chữa bệnh) cho người sử dụng mà còn cung ứng gián tiếp cho cộng đồng như các dịch vụ phòng bệnh, giáo dục y tế.
Dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên: sẽ được dành cho một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, bà mẹ - trẻ em, người có công với cách mạng...
Dịch vụ y tế cá nhân là các dịch vụ y tế chỉ cung ứng trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ.
b. Phân loại theo phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh là những dịch vụ y tế mà các cơ sở y tế đăng ký với Nhà nước được cung cấp tại đơn vị mình. Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh được sắp xếp theo chuyên khoa, chuyên ngành như: Dịch vụ khoa ngoại, chấn thương, nội, sản, nhi...
Phân tuyến kỹ thuật là những quy định của cơ quan Nhà nước trong phạm vi chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến từ tuyến xã, huyện, tỉnh đến Trung ương (Phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh trong Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ y tế về việc ban hành Quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh).
Theo tiêu thức này dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động y tế dự phòng (Bao gồm cả lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm);
- Hoạt động khám chữa bệnh, phục hồi chức năng;
- Hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
- Hoạt động sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc.
c. Phân loại theo tiêu thức của WTO
- Các dịch vụ nha khoa và y tế: Các dịch vụ chủ yếu nhằm mục đích dự phòng, chẩn đoán và chữa bệnh qua tham vấn với các bệnh nhân mà không có chăm sóc tại bệnh viện...
- Các dịch vụ do hộ sinh, y tá, vật lý trị liệu và nhân viên kỹ thuật y tế cung cấp: Các dịch vụ như giám sát trong thai kỳ và sinh con... chăm sóc (không nhập viện), tư vấn và dự phòng cho bệnh nhân tại gia.
- Các Dịch vụ bệnh viện: Các dịch vụ được cung cấp theo chỉ dẫn của bác sỹ chủ yếu đối với các bệnh nhân nội trú nhằm mục đích chữa trị, phục hồi và/hoặc duy trì tình trạng sức khoẻ...
- Các dịch vụ y tế con người khác: Các dịch vụ ngoại trú; Các dịch vụ y tế kèm nơi ở thay vì các dịch vụ bệnh viện.
1.1.3 Tổ chức hoạt động dịch vụ y tế
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động dịch vụ y tế để đạt được tính công bằng và tính hiệu quả trong nền kinh tế xã hội. Các chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo kiểm soát các dịch bệnh lây lan, khuyến khích sự phát triển của khoa học. Bảo vệ người tiêu dùng tránh mua phải những dịch vụ không cần thiết, chất lượng kém hoặc chi phí cao.
Sức khoẻ tốt đang ngày càng được xem như một quyền cơ bản của con người trong xã hội. Đảm bảo sức khoẻ tốt cho mọi người là việc rất cần thiết của Chính phủ. Hiện nay ở Việt nam đang lấy dịch vụ y tế Nhà nước làm chủ đạo và phát triển từng bước hợp lý dịch vụ y tế tư nhân. Nhà nước nắm trong tay nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở tuyến huyện, tuyến xã và thôn bản. Nhà nước lấy nguồn NSNN làm nguồn tài chính chủ yếu cho y tế để chủ động điều chỉnh kinh phí cho vùng nghèo và các đối tượng nghèo cũng như các đối tượng hưởng chính sách (những người có công với nước), thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ và giải quyết những việc bức bách, cấp thiết của các dịch vụ hoặc những hậu quả do thiên tai, thảm hoạ gây ra... Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của khu vực y tế công là đảm bảo ba mục tiêu lớn:
+ Tăng cường sức khoẻ nhân dân,
+ Thực hiện công bằng xã hội trong CSSK,
+ Tăng cường hiệu quả và chất lượng trong chăm sóc sức khoẻ.
Tuy lấy dịch vụ y tế Nhà nước là chủ đạo nhưng hiện nay chúng ta vẫn kết hợp phát triển từng bước hợp lý dịch vụ y tế tư nhân vì dịch vụ y tế Nhà nước tuy có các ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm ở chỗ thiếu tính cạnh tranh. Trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay nguồn Ngân sách Nhà nước có hạn và tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, sự phát triển không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, có bộ phận dân cư giàu lên nhưng đại bộ phận vẫn ở mức nghèo, vì vậy việc huy động tài chính từ một bộ phận dân cư giàu lên để đỡ một phần gánh nặng NSNN, đó là việc làm cần thiết.
Xã hội hoá y tế là một chiến lược quan trọng nhưng muốn đảm bảo được sự công bằng theo hướng XHCN thì không thể lấy việc giải quyết khó khăn của nguồn NSNN cung cấp cho ngành y tế và làm giảm gánh nặng cho NSNN là mục đích đầu tiên của XHH, mà phải lấy việc giải quyết nhu cầu của công tác CSSK trong khi nền y tế công chưa thể thoả mãn được nhu cầu này làm mục đích chính.
Hệ thống y tế tư nhân (YTTN) ở Việt Nam bao gồm các phòng khám, bệnh viện của tư nhân, các hiệu thuốc tư nhân... hoạt động vì lợi nhuận cũng như không vì lợi nhuận, các tổ chức phi Chính phủ. YTTN hoạt động theo (luật HNYDTN năm 1993) chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB ngoại trú và một số dịch vụ chẩn đoán.
1.1.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động dịch vụ y tế
Với một nguồn lực nhất định, chúng ta đều muốn đạt được nhiều lợi ích hơn khi sử dụng nó. Trong thực tế nguồn lực luôn hạn hẹp, do vậy phải lựa chọn biện pháp tốt nhất để sử dụng. Để đạt được mục tiêu của mình, các cơ sở y tế và cả Cơ quan Bảo hiểm đều phải đối mặt với sự lựa chọn để tìm ra những giải pháp tốt nhất cho việc sử dụng các nguồn lực. Bất kể quốc gia nào, nguồn lực dành cho y tế luôn hạn hẹp và luôn phải cạnh tranh với lĩnh vực khác. Với mục đích như vậy, kiểm tra và đánh giá hoạt động dịch vụ y tế là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động dịch vụ y tế, song các phương pháp kiểm tra và đánh giá trở lên phức tạp vì dịch vụ y tế là hàng hoá công cộng được cung cấp cho tất cả mọi người trong xã hội nên không có giá cả trong thị trường.
Các phương pháp đánh giá kinh tế không phải là phương tiện thay thế quá trình ra quyết định. Đánh giá hoạt động dịch vụ y tế chỉ là một trong những phương tiện có sẵn và có ích làm cho sự lựa chọn trở lên rõ ràng hơn, tạo cho chúng ta khả năng sử dụng tốt nhất nguồn lực khan hiếm.
Để kiểm tra và đánh giá hoạt động dịch vụ y tế, những câu hỏi chung thường được đặt ra và cần được trả lời:
Chúng ta nên làm gì, làm như thế nào và làm gì cho ai?.
Nguồn lực nào cho từng hoạt động dịch vụ y tế?.
Chi phí bao nhiêu?.
Có các mối liên hệ nào với các dịch vụ y tế khác nhau?.
Người dân sẽ được hưởng những gì từ hoạt động này?.
Trả lời cho những câu hỏi trên thường bị ảnh hưởng bởi việc ước tính về giá trị thực của những hoạt động được đề ra. Để đánh giá đúng, các câu hỏi thường đặt ra:
Với các nguồn lực đang sử dụng thì dịch vụ y tế và trương trình y tế đang được thực hiện có giá trị hơn là các chương trình khác mà chúng ta đã bỏ qua không?.
Cách sử dụng nguồn lực để cung cấp dịch vụ y tế, thực hiện chương trình y tế đã phù hợp chưa?.
Do vậy đánh giá hoạt động dịch vụ y tế là công cụ giúp nhà hoạch định chính sách và nhà kế hoạch ra quyết định nhằm tối ưu hoá lợi ích và hiệu quả cho xã hội đã được phân bổ.
Các phương pháp đánh giá dịch vụ y tế:
1.1.4.1 Phân tích giảm thiểu chi phí ( Cost Minimization Anlysisa – CMA) dựa trên các phát hiện dịch tễ học, kỹ thuật này dùng để xác định các chi phí can thiệp nhỏ nhất.
1.1.4.2 Phân tích chi phí hiệu quả ( Cost Effectiveness Analysis- CEA) Phát hiện phương pháp tốt nhất để hoàn thành một mục tiêu đơn bằng cách so sánh chi phí với hiệu quả:
Loại can thiệp nào trong một số can thiệp sẽ hoàn thành với chi phí nhỏ nhất.
Với một ngân sách cố định, loại can thiệp nào sẽ tối đa hoá hiệu quả của chi phí.
Các kết quả đánh giá sẽ được biểu hiện bằng chi phí, hoặc hiệu quả tính bằng đơn vị tiền tệ.
1.1.4.3 Phân tích chi phí lợi ích ( Cost Bebefit Analysis – CBA) Đó là việc định giá cả chi phí và lợi ích thành tiền, so sánh chúng, lượng giá xem đề án, chương trình có phải là điều mong muốn không, qua cách sử dụng các tiêu chuẩn để ra quyết định: Nếu tỷ số Lợi ích/Chi phí>1 là khả thi.
1.1.4.4 Phân tích chi phí hữu dụng ( Cost Unitity Analysis-CUA) là một dạng của CEA nhưng nó đo lường hiệu quả của một dự án, chương trình bằng tính hữu dụng, có thể hướng vào việc tối thiểu hoá chi phí hoặc tối đa hoá hiệu quả.
1.2 NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ
1.2.1 Sự cần thiết để phát triển dịch vụ y tế
Sau 20 năm đổi mới với những thành tựu kinh tế ngoạn mục, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực ngày càng nâng cao, quan trọng hơn hết là việc Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.
Gia nhập WTO sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt cho nền kinh tế Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức lớn lao - đó là cạnh tranh quốc tế - một cuộc cạnh tranh tuy công bằng nhưng vô cùng khốc liệt. Ngành y tế Việt Nam nói chung và dịch vụ y tế của Việt Nam không nằm ngoài cuộc cạnh tranh này.
Sự đối mặt đầu tiên với cạnh tranh quốc tế của dịch vụ y tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO là ngày càng nhiều những người bệnh thu nhập cao ra nước ngoài khám và chữa bệnh. Số lượng này ngày càng tăng, lúc đầu chủ yếu từ các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, sau này thêm người bệnh từ các tỉnh khác như Nam Định, Ninh Bình, Lạng Sơn… Thành phần người bệnh cũng rất đa dạng, từ các vị lãnh đạo cao cấp trong Chính phủ, tới các doanh nhân và công chức. Nhu cầu dịch vụ y tế của người dân cũng rất đa dạng, từ kiểm tra sức khỏe định kỳ tới điều trị ung thư, phẫu thuật cho tới thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp.
Nếu cách đây 10 năm trở về trước, “xuất ngoại” là việc lớn của hầu hết các gia đình Việt Nam thì “xuất ngoại” đi chữa bệnh lại càng là chuyện lạ. Thì nay, đó lại trở nên bình thường khi đời sống của người dân ngày càng tăng. Việc cấp hộ chiếu trong nước ngày càng phổ biến, nhanh chóng và thuận tiện. Hàng rào visa đã hoàn toàn xóa bỏ trong khối ASEAN và sắp tới có thể với nhiều quốc gia khác. Sự ra đời gần đây của các hãng hàng không giá rẻ càng làm cho việc đi lại trở nên thuận tiện. Với sự vĩ đại của công nghệ thông tin, các bệnh nhân Việt Nam có thể tiếp cận rất dễ dàng với các chuyên gia y tế hàng đầu khu vực và quốc tế qua email và internet để hỏi ý kiến chuyên môn và chẩn đoán.
Trong khi đó, cung cấp dịch vụ y tế nói chung và đặc biệt là dịch vụ y tế chất lượng cao trong nền kinh tế thị trường là thoả mãn nhu cầu của khách hàng vẫn là khái niệm mơ hồ đối với nhiều bệnh viện tại Việt Nam, đặc biệt tại các bệnh viện công. Không nói quá khi nhiều bệnh viện công lập tỏ thái độ không cần bệnh nhân vì lúc nào họ cũng trong tình trạng quá tải. Nếu phải làm dịch vụ y tế chất lượng cao, họ chỉ quan tâm tới việc trang bị tivi, tủ lạnh, máy điều hoà cho một vài phòng bệnh chứ không ý thức xây dựng một chiến lược thông qua liên kết, quảng bá, tiếp thị nhằm thu hút bệnh nhân nước ngoài, Việt kiều hoặc người có điều kiện tài chính muốn được chữa trị và chăm sóc đúng mức.
Phải đối diện với cạnh tranh quốc tế về trình độ công nghệ và dịch vụ y tế chất lượng cao là một thực tế và thách thức của dịch vụ y tế Việt Nam. Dịch vụ y tế Việt Nam có truyền thống rất lâu đời và có nhiều thành tích tốt đẹp được thế giới ghi nhận như tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, kết hợp tốt hai nền y học cổ truyền và hiện đại, giải quyết tốt đại dịch SARS và dịch cúm gia cầm, thực hiện tốt ghép tạng trong điều kiện hết sức thiếu thốn và khó khăn. Do vậy vấn đề mang tính thời đại là phải có những giải pháp cần thiết trong đào tạo, nghiên cứu, quản lý, đặc biệt là việc xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ y tế thì ngành Y tế Việt Nam mới thực hiện tốt, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, tiến tới xuất khẩu dịch vụ y tế và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
1.2.2 Các biện pháp phát triển dịch vụ y tế
Tăng trưởng trong lĩnh vực y tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: Viện phí, công xuất sử dụng giường bệnh... thì phát triển dịch vụ y tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của ngành y tế, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội... Do vậy để phát triển dịch vụ y tế chúng ta cần phải:
1.2.2.1 Củng cố và phát triển y tế cơ sở
Củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Đảm bảo 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám chữa bệnh của từng vùng. Đảm bảo đến năm 2010, tại 100% các trạm y tế xã vùng đồng bằng, trung du và 50% số trạm y tế xã vùng miền núi, vùng sâu có bác sỹ... Nhà nước có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho các đối tượng này. Phát triển đội ngũ tình nguyện viên y tế tại các thôn ấp miền đồng bằng. Tăng cường công tác quản lý y tế cơ sở, triển khai các giải pháp quản lý mới đạy hiệu quả cao hơn như giải pháp lồng ghép chăm sóc trẻ ốm, nâng cao năng lực điều hành chăm sóc sức khoẻ ban đầu dựa vào cộng đồng...
1.2.2.2 Phát triển dịch vụ y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ nhân dân
Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ TW đến cơ sở, đặc biệt là các Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và đội vệ sinh phòng dịch của các huyện, quận. Củng cố các khoa y tế lao động và thành lập các phòng khám bệnh nghề nghiệp tại các tỉnh thành trọng điểm công nghiệp. Hoàn thiện mạnh lưới quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; kiện toàn hệ thống thanh tra liên ngành.
Thực hiện các mục tiêu Chương trình Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm, phấn đấu đến năm năm 2010: Giảm số mắc sốt rét xuống dưới 200 ca /100.000 dân; khống chế, tiến tới giảm tỷ lệ số lao mới mắc và và tổng số lao mới mắc và tổng số bệnh nhân còn 70% so với năm 2000...
Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Củng cố hệ thống báo cáo, giám sát dịch tễ, hiện đại hoá hệ thống quản lý số liệu để có các thông tin kịp thời cho việc xử lý các vụ dịch. Lãnh đạo chính quyền tỉnh, thành phố có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, cung cấp nguồn lực, huy động các ban ngành, đoàn thể và nhân dân tham gia phòng chống dịch và các chương trình như cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...
Triển khai thực hiện rộng rãi các trương trình phòng chống các bệnh không nhiễm trùng như: tim mạch, ung thư, đái tháo đương....
Tham gia tích cực trong việc phòng chống tai nạn thương tích, nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...
Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển đội ngũ thanh tra và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các tuyến..
Triển khai mạnh mẽ chương trình sức khoẻ sinh sản, làm mẹ an toàn, chăm sóc sản khoa thiết yếu và các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình...
Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em như: Phòng chống suy dinh dưỡng, sức khoẻ vị thành niên... Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ.
1.2.2.3 Phát triển hệ thống khám chữa bệnh và phục hồi chức năng
Đầu tư nâng cấp hệ thống khám chữa bệnh một cách đồng bộ, phù hợp với nhu cầu từng vùng và khả năng kinh tế xã hội. Tập trung nguồn lực cho việc nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở 2 trung tâm y tế chuyên sâu. Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và có quy định chuyển tuyến chặt chẽ hơn để giảm bớt tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Sớm hoàn thành quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh, chuẩn hoá các phương tiện và kỹ thuật thường quy, sử dụng có hiệu quả và khai thác hết công xuất các thiết bị trong chuẩn đoán và điều trị. Xây dựng danh mục thuốc điều trị phù hợp với nhu cầu của bệnh viện...
Tập trung triển khai tốt quy chế bệnh viện, cải cách các thủ tục hành chính trong khám bệnh và chữa bệnh để tạo điều kiện cho bệnh nhân. Đảm bảo điều kiện phục vụ các bệnh nhân tại cơ sở khám chữa bệnh như ăn, ở và sinh hoạt. Tiếp tục giáo dục cán bộ toàn ngành y tế thấm nhuần y đức xoá bỏ tiêu cực trong bệnh viện. Đổi mới cơ chế quản lý các dịch vụ y tế...
Đa dạng hoá các cơ sở khám chữa bệnh bao gồm các cơ sở của Nhà nước, y tế các ngành, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, bán công và tư nhân. Thống nhất quản lý về chuyên môn và nghiệp vụ của các cơ sở y tế nói trên với hoạt động của hệ thống y tế quốc gia nói chung bao gồm cả phòng bệnh và chữa bệnh.
1.2.2.4 Phát triển y dược học cổ truyền
Củng cố và phát triển hệ thống YDHCT từ trung ương đến trạm y tế xã phường. Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu và phổ cập về YDHCT. Tập trung nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp, xác định những bệnh ưu tiên chữa bằng y học cổ truyền để hướng dẫn các cơ sở điều trị. Phát triển vườn thuốc nam và các kỹ thuật không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt... có chính sách cụ thể về tăng cường sử dụng thuốc YHCT.
1.2.2.5 Phát triển công nghệ dược
Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc với các mục tiêu cơ bản là đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân, thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về dược từ trung ương đến địa phương.
Quy hoạch và tổ chức lại ngành công nghiệp dược theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và đầu tư có trọng điểm. Phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gen, công nghệ nhân giống và cấy mô để phục vụ cho sản xuất thuốc, sản xuất vắc xin... Tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư nâng cấp các công ty dược theo tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
1.2.2.6 Xã hội hoá công tác y tế
Đa dạng hoá các loại hình chăm sóc sức khoẻ, tìm kiếm và kha._.i thác các nguồn đầu tư khác nhau cho y tế như BHYT tự nguyện, viện trợ nước ngoài... Phát triển văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, xoá bỏ tập quán có hại cho sức khoẻ. Xây dựng điển hình tiên tiến về vệ sinh môi trường và an toàn cộng đồng.
Củng cố và phát triển các trung tâm truyền thông và giáo dục sức khoẻ. Phát triển mạng lưới tuyên truyền xuống tận tuyến xã. Phối hợp với các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng.
1.2.3 Những điều kiện để phát triển dịch vụ y tế
1.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng khám, phòng và chữa bệnh.
Về đầu tư:
Việc đầu tư cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân phải dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau, bao gồm: đầu tư của Nhà nước, đóng góp của cộng đồng và viện trợ quốc tế... trong đó đầu tư của nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Từng bước phấn đấu mức chi thường xuyên cho y tế đạt tỷ lệ 5% trong tổng chi ngân sách vào năm 2010.
Thực hiện phân bổ ngân sách dựa trên mức thu nhập và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, mức độ bao phủ của Bảo hiểm y tế và khả năng chi trả viện phí của người dân tại mỗi vùng. Ngân sách Nhà nuớc ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi và các hoạt động y tế dự phòng, y học cổ truyền, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế cơ sở, khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách.
Nhà nước cần phải đầu tư cho các mục tiêu chương trình y tế quốc gia và một số chương trình sức khoẻ ưu tiên để chủ động giải quyết các vấn đề sức khoẻ. Ngân sách nhà nước tập trung cho những chương trình có tác động rộng rãi đến sức khoẻ và đời sống kinh tế- văn hoá xã hội của công đồng. Bố trí, cân đối lại tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vay vốn hoặc viện trợ để đảm bảo tính bền vững của các chương trình.
Thực hiện cơ chế chính sách tài chính mới tại một số bệnh viện ở các thành phố lớn tiến tới tự cân đối thu chi thường xuyên dựa trên BHYT và viện phí. Nhà nước sẽ hỗ trợ cho đầu tư phát triển và thực hiện các chính sách của Nhà nước trong khám chữa bệnh.
Nhà nước cần thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ hợp tác quốc tế. Tăng cường huy động và điều phối các nguồn viện trợ, đặc biệt là các khoản viện trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay ưu đãi cho đầu tư phát triển; cùng với các khoản đầu tư cá nhân và liên doanh phù hợp với chủ trương và chính sách của Nhà nuớc. Thực hiện việc kết hợp các nguồn viện trợ với ngân sách Nhà nước trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân. Bên cạnh đó ngành Y tế phải nâng cao năng lực quản lý tài chính ở các cấp, giảm bớt đầu tư bất hợp lý, tránh thất thoát và tăng cường tiết kiệm.
Về trang thiết bị:
Trong thời gian qua, các bệnh viện tuyến tỉnh dù đã được đầu tư, nâng cấp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nhưng mức đầu tư này vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế. Nhiều bệnh viện mới chỉ có được 30% trên 30 loại thiết bị y tế thiết yếu (trong tổng số trên 200 loại trang thiết bị dùng cho tuyến tỉnh). Trong đó có đến 35% số lượng thiết bị hiện có đã sử dụng từ những năm 1985 trở về trước. Gần 40% thiết bị được đưa vào sử dụng từ những năm 1986. Qua một thời gian dài sử dụng như vậy số trang thiết bị hiện còn sử dụng được chỉ vào khoảng 25-30%.
Thêm nữa, trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã quá lạc hậu so với các nước trong khu vực nên nhiều cơ sở chưa đáp ứng kịp sự đổi mới về kỹ thuật - công nghệ, không ít cơ sở còn chưa khai thác hết trang thiết bị hiện có. Ở một số nơi, trang thiết bị ngoại nhập đắt tiền thậm chí vẫn được "đắp chiếu" do... quá hiện đại với khả năng của người vận hành, sử dụng.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, khai thác chưa hết tính năng, công suất hoặc không được sử dụng của TTBYT, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá ngành y tế, phấn đấu đạt trình độ ngang tầm với các nước trung bình trong khu vực, cần phải:
- Kiện toàn về tổ chức và xây dựng các trung tâm dịch vụ kỹ thuật trang thiết bị y tế, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về trang thiết bị y tế. Đầu tư trang thiết bị y tế theo phân tuyến kỹ thuật của hệ thống phòng bệnh và khám chữa bệnh, đảm bảo đến năm 2010 tất cả các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ thiết bị y tế theo danh mục tiêu chuẩn của Bộ y tế và được cấp đầy đủ vật tư và các dụng cụ thông thường.
- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực trang thiết bị y tế với các nước và các ngành, nhằm phát triển nền công nghiệp trang thiết bị y tế ở Việt nam.
1.2.3.2 Nhân lực y tế
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi hay thất bại của một hệ thống. Chính vì vậy các nước trên thế giới đều rất quan tâm tới việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Người ta ước tính mức chi hợp lý cho con người ở các nước phát triển là khoảng 50-70% tổng chi phí.
Việc đào tạo cán bộ y tế thường mất nhiều thời gian và tốn kém, ở các nước phát triển chi cho đào tạo bác sỹ thường từ 40.000-90.000USD cho một năm. Còn đối với nước ta chi cho đào tạo bác sỹ chính quy là 12.000USD/năm.
Nhân lực y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống y tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Do vậy yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ y tế phải ngày càng phát triển, chuyên môn hoá cao và sâu. Công tác quản lý ngành ngày càng đa dạng hơn do việc đưa các thiết bị hiện đại và các loại cán bộ kỹ thuật khác nhau vào trong công tác y tế, đặc biệt trong lĩnh vực cận lâm sàng.
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kỹ thuật cao và quy trình tự động hoá cao đòi hỏi phải đổi mới cơ chế quản lý nhân lực y tế, tiêu chuẩn hoá việc đào tạo các hình loại hình cán bộ cho từng tuyến. Cải cách trương trình giảng dạy, đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo hướng vào việc hình thành các năng lực và phẩm chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, thực hiện các chương trình y tế và sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật y dược hiện đại.
Phân bổ lực lượng cán bộ y tế phù hợp giữa các vùng theo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Sắp xếp lại nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện để có thể điều động luân phiên các bác sỹ về tăng cường cho y tế cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kỷ luật lao động và y đức của cán bộ y tế.
1.2.3.3 Cơ chế tổ chức, điều hành và quản lý
Trình độ quản lý, cơ chế điều hành và tổ chức cán bộ có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xây dựng một cơ chế vận hành và quản lý bộ máy nhà nước tường minh, hiệu quả trở thành đòi hỏi bức thiết trong đời sống kinh tế xã hội.
Đối với các hoạt động dịch vụ y tế cần: Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý các cấp về kiến thức tổ chức và quản lý trong lĩnh vực y tế; Nâng cao năng lực lập kế hoạch trong các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế; Điều hành, quản lý Nhà nước về y tế bằng pháp luật đi đôi với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Thực hiện tốt qui chế dân chủ tại tất cả các cơ sở y tế. Xây dựng phong trào thi đua trong ngành, đặc biệt là xây dựng những đơn vị cá nhân điển hình tiên tiến. Phong trào thi đua phải được duy trì để phát triển ngành và tăng cường y đức.
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức ngành y tế theo hướng tinh giảm đầu mối để đạt hiệu quả cao. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mạng lưới tổ chức trong các lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh, dược và đào tạo... Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Phát triển bệnh viện đa khoa khu vực (liên huyện) ở những địa bàn xa trung tâm tỉnh để dưa kỹ thuật khám chữa bệnh thích hợp xuống gần dân. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của phòng khám đa khoa cụm liên xã tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân ta. Thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là trách nhiệm của tất cả các Bộ, các Ngành và các địa phương, trong đó ngành y tế giữ vai trò làm lòng cốt trong việc tham mưu cho chính phủ tổ chức thực hiện.
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE
Theo các chuyên gia tâm lý, yếu tố tâm lý tác động rất nhiều đến sự chuyển biến của bệnh tật. Trong quá trình chữa bệnh, điều trị về tinh thần là vô cùng quan trọng. Có những người mắc bệnh nan y như ung thư, nếu được sống trong một môi trường thân thiện, thoải mái, tâm lý tốt, có thể kéo dài cuộc sống thêm vài năm, thậm chí là vài chục năm. Trong khi đó phần lớn bệnh nhân Việt Nam lại không tìm thấy không khí đấy tại các bệnh viện trong nước. Họ cho rằng ngoài sự quá tải đến ngột ngạt thì thái độ bác sỹ cũng khiến cho bệnh tật của họ nặng thêm. Nhiều người có tiền đã lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh ở nước ngoài, mặc dù giá cả khám chữa bệnh tại nước ngoài không rẻ chút nào (phẫu thuật điều trị tim bẩm sinh mất khoảng 250 triệu đồng/lần (bệnh nhân thường phải trải qua 2-3 lần), ghép gan cho người lớn hiến từ người sống hết khoảng 2,5 tỷ đồng, phẫu thuật u não bằng phương pháp xạ vi phẫu (tạo vết thương nhỏ) khoảng 200 đến 250 triệu đồng…), thế nhưng nhu cầu đang ngày càng tăng.
Ngoài các bệnh nhân có nhu cầu đi chữa bệnh ở nước ngoài đều mắc các bệnh nặng như ung thư, tim mạch, hoặc cần được ghép tạng… và phần lớn họ không tin tưởng vào chất lượng dịch vụ y tế trong nước nhưng trên thực tế, có rất nhiều người ra nước ngoài không phải vì bệnh hiểm nghèo mà chỉ muốn được tận hưởng một dịch vụ chăm sóc bệnh nhân hoàn hảo. Thế mới có chuyện, nhiều người có tiền tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần để sang Thái lấy cao răng?!
Vấn đề đặt ra ở đây là, giải pháp gì khi chúng ta đang để mất một lượng đáng kể bệnh nhân có khả năng chi trả cao?. Bao giờ các bệnh viện Việt Nam mới đáp ứng được nhu cầu dịch vụ y tế và bao giờ các bệnh viện Việt nam có dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế?
Theo nhận định của các chuyên gia cho rằng, để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ y tế của nhân dân hiện nay còn rất khó khăn chứ chưa nói đến dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao tại các bệnh viện trong nước. Song, về trình độ chuyên môn, các bác sỹ Việt Nam được đánh giá rất cao, họ có đủ khả năng để tiếp xúc với nền y học tiên tiến, hiện đại.
Đặc biệt, đến nay nhiều bệnh viện trong nước đã thực hiện thành công các ca ghép nội tạng. Trong đó, kỹ thuật ghép thận đã về đến các bệnh viện tuyến tỉnh, và có đến 5 bệnh viện tuyến trung ương có thể tiến hành ghép gan. Kỹ thuật ghép tim đang được bệnh viện Việt Đức tiến hành nghiên cứu thực hiện…
Tuy nhiên, để ngành y tế Việt Nam phát triển với hệ thống khám chữa bệnh chất lượng cao, chỉ chuyên môn thôi không đủ mà còn liên quan đến cả hệ thống. Đó là các bệnh viện Việt Nam chủ yếu được xây dựng theo mô hình bệnh viện công, vì thế luôn trong tình trạng quá tải. Đây chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng dịch vụ kém đi - một bác sỹ bình quân khám khoảng 20 bệnh nhân/ngày chắc chắn sẽ đủ “minh mẫn” hơn khi con số đó là 200. “Chất lượng hay không chính là ở chỗ đó”.
Mặt khác, chi phí y tế cho một đầu người tại Việt Nam vẫn đang ở mức quá thấp, 6 USD/người (tại Singapore, con số này là 2.000 USD, Mỹ trên 6.000 USD). Với chi phí đó, dịch vụ y tế nói chung, trang thiết bị, cơ sở vật chất nói riêng không thể đáp ứng được nhu cầu của những người có nhiều tiền.
Để khắc phục tình trạng này, có lẽ chỉ có thể bằng cách chuyển đổi mô hình các bệnh viện công sang viện tư, đặt kinh doanh, lợi nhuận lên hàng đầu. Đến lúc đó, phần lớn người dân có bệnh lại không dám đến bệnh viện vì không có khả năng chi trả.
1.3.1 Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Với quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thành phố Hồ chí minh trong những năm qua luôn duy trì khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/ năm. Để đạt được mức tăng trưởng như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể về phát triển các dịch vụ y tế.
Đó là xây dựng 5 khu điều trị kỹ thuật cao, gồm 1 khu trung tâm là các bệnh viện hiện nay, và 4 khu cửa ngõ vào TP: 1- Bình Chánh, Bình Tân, quận 8; 2- Thủ Đức, quận 9, quận 2; 3 - Củ Chi, Hóc Môn, quận 12; 4- Cần Giờ, Nhà Bè, quận 7. Thành lập công ty mẹ-con ngành dược. Xây dựng khu xét nghiệm kỹ thuật cao, trung y học cổ truyền TP hòa nhập với các quốc gia khu vực và thế giới. Xây dựng viện trường ở Củ Chi (quy mô 100 ha, vốn đầu tư khoảng 85 triệu euro) phục vụ lâu dài cho công tác đào tạo cán bộ y tế của TP.
Xác định nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng tăng, nhất là các dịch vụ y tế chất lượng cao, TP.HCM đã bắt đầu từ những thế mạnh sẵn có là phụ sản, hỗ trợ sinh sản, thẩm mỹ, nha khoa sau đó mở rộng sang một số lĩnh vực khác. Để phát triển chất lượng dịch vụ y tế trên địa bàn, TP.HCM đang tập trung đầu tư vào một số cơ sở nhất định, chuẩn hoá cơ sở vật chất, quản lý và nhân sự để đạt chuẩn quốc tế bằng việc thực hiện các chính sách:
- Thu hút đầu tư từ mội nguồn lực trong xã hội nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá y tế.
- Về nhân lực: Cơ sở y tế được phép mời chuyên gia về hội chẩn, mời chuyên gia của đơn vị khác, chuyên gia đến khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh viện, mổ các trường hợp khó.. tại đơn vị mình;
- Cho phép tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ theo hợp đồng và được thanh toán từ NSNN, như dịch vụ vệ sinh, giặt là, duy tu, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghệ cao, cung cấp thực phẩm... để ban lãnh đạo bệnh viện tập chung vào vấn đề quan trọng hơn của các dịch vụ y tế.
- Cho phép cùng tổ chức một bộ phận cung cấp dịch vụ y tế cùng hạch toán trong cơ sở y tế công.
- Bộ phận khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh viện công được phép giao cho một tổ chức y tế tư nhân phụ trách.
- Liên doanh góp vốn mở một khoa KCB theo yêu cầu với nước ngoài.
- Dịch vụ cung cấp thuốc ngoài danh mục thuốc thiết yếu trong bệnh viện.
Công tư phối hợp trong tạo nguồn tài chính cho các hoạt động CSSK.
- Tư nhân bỏ vốn mua thiết bị y tế đặt tại các cơ sở y tế công, tự lo cả kinh phí bảo dưỡng, được thu hồi vốn thông qua việc thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu được.
- Công tư góp vốn bằng hình thức cổ phần để xây dựng bộ phận bán công trong cơ sở y tế công hoặc hoạt động độc lập như một vệ tinh của cơ sở công lập đó.
- Tư nhân cho cơ sở y tế công lập vay tiền để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà, cơ sở hạ tầng. Đơn vị vay trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn
Chính cơ chế này đã và đang thúc đẩy sự phát triển dịch vụ y tế của thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm cung cấp dịch vụ y tế lớn nhất trong cả nước. Đánh dấu sự chuyển mình của ngành y tế Việt Nam phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay.
Ví dụ cụ thể là:
Tại TP.HCM có hai trung tâm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao đó là Trung tâm Medic Bình Tân, bệnh viện Chợ Rẫy đang được đầu tư dự án PET-CT có chức năng sản xuất chất đồng vị phóng xạ dùng chẩn đoán ung thư. Chi phí cho hệ thống trị giá 5 triệu USD. So với những kỹ thuật chẩn đoán khác, PET-CT có độ chính xác cao hơn, lên đến 93% trong xác định tính chất lành hay ác của khối u phổi, 92% trong phát hiện di căn gan. Trong bệnh lý thần kinh trung ương, PET-CT đánh giá được những tổn thương u còn sót lại sau điều trị bằng tia xạ hoặc hoá chất. Ngoài ra, PET-CT đánh giá tốt tiến triển điều trị bệnh mạch vành, xác định vùng cơ tim bị tổn thương có thể điều trị được hay không.
Hiện ở khu vực ASEAN, chỉ Singapore và Philippines có PET-CT. Như thế Việt Nam là nước thứ ba trong khu vực trang bị được kỹ thuật tiên tiến này. Chi phí chụp PET-CT tại Singapore khoảng 3.500 USD, nếu tính cả chi phí đi lại cũng mất 5.000 USD. Trong khi với PET-CT trong nước, người dân chỉ mất khoảng 1.000 USD. Dịch vụ y tế chất lượng cao này sẽ được TPHCM đưa vào danh mục kỹ thuật dùng trong BHYT nên nó đáp ứng không chỉ người có tiền, mà người nghèo cũng có thể tiếp cận được với kỹ thuật cao này.
Trong kế hoach lâu dài chủ trương của ngành y tế TP.HCM, một số bệnh viện như: Medic Bình Tân, bệnh viện Chợ rẫy, bệnh viện Tù Dũ... đã được đầu tư để đạt chuẩn quốc tế sẽ là nơi tiếp nhận các bác sĩ nước ngoài thực tập và điều trị bệnh nhân nước ngoài, biến y tế trở thành một dịch vụ kinh tế thu ngoại tệ. Đây là mô hình mà các quốc gia Ấn Độ, Singapore, Thái Lan đã áp dụng thành công.
1.5.2 Phát triển dịch vụ y tế ở Singapore
Có người nói, y học Singapore với tay sang những nước chung quanh vì người dân của họ được chăm sóc y tế quá tốt, nên không còn mấy người ốm đau, bệnh tật. Vì thế, để tồn tại, các cơ sở y tế nước này buộc phải đi kiếm bệnh nhân từ bên ngoài. Cách lý giải đó phần nào đúng, nhưng đúng hơn là trước sau như một người Singapore vẫn trung thành với chiến lược phát triển đất nước bằng việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao, trong đó y tế là mảnh đất phì nhiêu.
Là một quốc đảo nhỏ bé với bốn triệu dân, không có tài nguyên thiên nhiên, đến nước sinh hoạt còn phải nhập khẩu, Singapore chỉ dựa vào nguồn tài nguyên duy nhất là con người. Từ lâu Singapore đã xác định muốn tồn tại phát triển và phồn thịnh, họ phải tập trung mạnh vào công nghệ và dịch vụ chất lượng cao trong đó công nghệ sinh y học và dịch vụ y tế.
Trong chiến lược phát triển kinh tế từ nay và trong tương lai, công nghệ sinh y học và dịch vụ y tế được coi là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Singapore. Nói đi đôi với làm, trong những năm vừa qua, chính phủ Singapore đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ sinh y học, tăng cường hơn nữa việc “nhập khẩu chất xám” đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo, quyết tâm biến Singapore thành trung tâm hàng đầu thế giới về công nghệ sinh y học.
Dịch vụ y tế cũng được đẩy mạnh tạo điều kiện tốt hơn nữa cho bệnh nhân nước ngoài. Trong rất nhiều hội nghị, các vị bộ trưởng trong chính phủ Singapore luôn nhắc đến cụm từ: “bán kính 5 giờ bay” (5 hour flight radius) ý nói chỉ trong 5 giờ bay Singapore đã có một thị trường khổng lồ với hơn 2,7 tỷ dân trong đó có 560 triệu dân ASEAN, và hơn hai tỷ dân Ấn Độ và Trung Quốc với tiềm năng kinh tế lớn. Và đương nhiên Việt Nam được coi là một điểm sáng trong “bán kính 5 giờ” này.
Các tập đoàn y tế nhà nước và tư nhân của Singapore đã mở văn phòng đại diện ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng thị trường trọng điểm của họ vẫn là các nước ASEAN. Ở Việt Nam có các văn phòng như: Singhealth, NHG, Parkway, Raffles. Tạo thuận lợi cho người bệnh nước ngoài, tập đoàn Raffles mở cả văn phòng tại sân bay quốc tế Changi, để đón tiếp bệnh nhân sau khi hạ cánh.
Tại các bệnh viện Singapore, người ta thấy chung một công thức, đó là uy tín, trọng thị và rõ ràng. Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định, yếu tố tâm lý tác động rất nhiều đến sự chuyển biến của bệnh tật. Trong quá trình chữa bệnh, điều trị về tinh thần là vô cùng quan trọng. Có những người mắc bệnh nan y như ung thư, nếu được sống trong một môi trường thân thiện, thoải mái, tâm lý tốt, có thể kéo dài cuộc sống thêm vài năm, thậm chí là vài chục năm. Chính điều này đã được các bác sỹ tại Singapore áp dụng rất thành công và cũng chính như vậy đã làm cho đất nước Sigapore trở thành nước xuất khẩu dịch vụ y tế đứng đầu ASEAN. “Bệnh viện ở Singapore lộng lẫy như khách sạn, nó giống chỗ nghỉ ngơi du lịch hơn là nơi chữa bệnh. Bác sỹ nơi đây thân thiện như người trong gia đình, và đặc biệt là không hề có mùi của thuốc tẩy. Tôi không có cảm giác là mình đang bị bệnh...”. Đó là tâm sự của một bệnh nhân Việt nam đã từng đi chữa bệnh tại Singapore.
Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DUƠNG
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1.1 Vị trí của tỉnh Hải Dương
Hải Dương là 1 trong 11 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là 1 trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Dương nằm trong khu tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và liền kề với các thành phố loại 3 như: Bắc Giang, Thái Bình và các khu công nghiệp lớn như Bắc Ninh, Phố Nối - Hưng Yên... Đây là vùng kinh tế năng động của các tỉnh phía Bắc.
Nằm ở vị trí thuận lợi, Hải Dương có vai trò quan trọng là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng. Trong những năm tới, Hải Dương sẽ trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và trở thành một trong các đô thị lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng và là tỉnh kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc.
Bên cạnh những lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội; với vị trí là tâm điểm của vùng; tỉnh Hải Dương cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những bất lợi trong di biến động dân cư dễ gắn liền với sự lây truyền các bệnh dịch nguy hiểm.
2.1.2 Địa lý và khí hậu
Địa lý
Hải Dương có tổng diện tích là 1652,8 km2. Hệ thống sông ngòi khá dày đặc, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và giao thông đường thuỷ.
Tuy nhiên, nhiều sông ngòi cũng tạo nên sự chia cắt thành nhiều vùng sinh thái khác nhau làm cho việc đi lại không thuận lợi, nhất là vào mùa bão lũ, gây ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và sức khoẻ của người dân trong tỉnh.
Khí hậu
Hải Dương mang đặc điểm chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Các bệnh thường gặp vào mùa xuân là do vi rút gây nên như: cúm, sởi, sốt; mùa hè là các bệnh về nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hoá, viêm não Nhật Bản, mùa thu - đông các bệnh mạn tính, tim mạch, bệnh khớp...
2.1.3 Dân số và nguồn lao động
Dân số
Năm 2007, dân số tỉnh Hải Dương là 1.703,456 nghìn người, chiếm 2,05% dân số cả nước và 9,46% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 1042 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2007 là 9,71‰. Niên giám thống kê 2007, Tổng cục thống kê
Tuổi thọ trung bình trong toàn tỉnh năm 2007 đạt 72 tuổi.
Bảng 1: Tốc độ phát triển dân số tỉnh Hải Dương (2001 - 2007)
Năm
Tốc độ tăng DS tự nhiên (‰)
Tỷ lệ sinh thô (‰)
Tỷ lệ chết thô (‰)
2001
10,50
15.72
5,23
2002
9,79
14.96
5,17
2003
10,44
15.68
5,24
2004
10,09
15.39
5,30
2005
9,80
15.23
5,27
2006
9,36
14,09
5,43
2007
9,71
14,92
5,21
(Nguồn : Cục Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007)
Cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ trong độ tuổi lao động chiếm 62,8%. Tỷ lệ giới tính khá ổn định, nam luôn chiếm khoảng 50%, nữ chiếm 50%. Dân số chủ yếu ở nông thôn chiếm 84,43% (năm 2007). Dân số thành thị tăng nhanh, năm 1995 là 7,5% nhưng đến năm 2006 tăng lên 15,57% Niên giám thống kê 2007, Tổng cục thống kê
.
Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố với 263 xã/phường/thị trấn. Sự phân bố dân số tương đối đều ở các huyện đồng bằng. Thành phố Hải Dương có mật độ dân số cao nhất là 3.995 người/km2. Huyện miền núi Chí Linh là huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh, chỉ có 530 người/km2. Các huyện còn lại đều có mật độ dân số từ 1.000 - 1.200 người/km2
Bảng 2: Phân bố dân cư trong tỉnh
STT
Tên huyện/TP
Tổng số xã/phường
Dân số
1
Hải Dương
13
144610
2
Chí Linh
20
149425
3
Kim Thành
21
126344
4
Kinh Môn
25
166514
5
Nam Sách
23
140882
6
Thanh Hà
25
162778
7
Tứ Kỳ
27
164475
8
Gia Lộc
25
148567
9
Thanh Miện
19
128840
10
Ninh Giang
28
145621
11
Cẩm Giàng
19
121634
12
Bình Giang
18
103766
Tổng cộng
263
1.703.456
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, năm 2007)
Lao động
Số người trong độ tuổi lao động tăng từ 55,23% năm 2003 lên 62,8% năm 2007 trong tổng số dân.
2.1.4 Chính sách xã hội và việc làm
Trong những năm gần đây, cùng với phát triển kinh tế, Hải Dương đã quan tâm và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện, GDP/người tăng từ 3,7 triệu đồng năm 2001 lên 7,98 triệu đồng năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,36 % năm 2001 xuống còn 3,7% (năm 2005).
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao, thu nhập của người lao động, nhất là lao động nông nghiệp thấp. Việc chấp hành luật lao động và điều lệ BHXH cho người lao động của một số doanh nghiệp chưa tốt.
Thực trạng này cho thấy, trong thời gian tới; số đối tượng thuộc diện CSXH cần được hưởng chế độ ưu đãi trong CSSK của tỉnh nhà vẫn còn chiếm tỷ lệ đáng kể.
2.1.5 Kết cấu hạ tầng
Về hệ thống đường bộ: Hải Dương có 9205,96 km đường bộ, trong đó đường dành cho ô tô chiếm 23,9%, mật độ đường ô tô của Hải Dương cao nhất so với cả nước (0,47km/km2); 06 tuyến đường quốc lộ kết nối Hải Dương với các cực trong tam giác phát triển của cả nước. Toàn tỉnh có 13 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài là 253,9 km. Hệ thống này đang trong tình trạng cần được cải tạo nâng cấp, là một khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế.
Đường sắt: Hải Dương có 3 tuyến đường sắt đi qua, bao gồm tuyến Hà Nội - Hải Phòng có 44 km qua tỉnh, tuyến Kép - Bãi Cháy có 10 km qua tỉnh và tuyến Bến Tắm - Cổ Thành dài 16 km. Hệ thống nhà ga trên các tuyến đã được nâng cấp cải tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ.
Đường thuỷ: Hải Dương có nhiều sông lớn chảy qua, thuận lợi trong việc giao lưu trong, ngoài tỉnh và hệ thống cảng biển quốc gia. Toàn tỉnh có 12 tuyến đường sông do Trung ương quản lý dài 300 km, 6 tuyến đường sông do địa phương quản lý dài 119 km. Tuy nhiên, các hệ thống bến bãi, các đập chưa được cải tạo, luồng lạch chưa được nạo vét thường xuyên nên hạn chế khả năng lưu thông.
Hệ thống giao thông phát triển thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nhưng tai nạn giao thông cũng gia tăng hàng năm.
Hệ thống cấp và thoát nước
Hải Dương có nguồn nước mặt khá phong phú với hệ thống sông ngòi dày đặc, hồ, đầm, kênh mương phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan đạt từ 30 - 50m3/ngày. Chất lượng nước tốt, trữ lượng lớn là tiềm năng cung cấp nước ổn định phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
Tỷ lệ dân số ở thành phố, thị trấn được sử dụng nước máy còn thấp, chỉ đạt 50%. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ hộ dân ở nông thôn sử dụng nước sạch ngày càng tăng từ 48% năm 2001 lên 71,6% năm 2005, tỷ lệ dân số vẫn sử dụng nước giếng khơi là 9%, sử dụng nước mưa là 17% và tỷ lệ dân số sử dụng nước giếng khoan là 2,4%. Theo số liệu của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hải Dương thì tỷ lệ hộ gia đình trong toàn tỉnh sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2005 là 77,2%.
Hệ thống thoát nước thải: Hàng ngày toàn tỉnh có hàng vạn m3 nước thải được thoát ra từ các khu dân cư, khu công nghiệp, dịch vụ và bệnh viện. Do vậy, vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường hiện đang trở nên bức xúc. Tại thành phố Hải Dương hiện vẫn còn một số khu vực chưa có hệ thống thoát nước thải. Hệ thống hồ điều hòa gần như không phát huy được tác dụng, cống dẫn nước ngầm và 1 trạm bơm tiêu nước với công suất nhỏ khoảng 18.000m3/h đã xuống cấp không đảm bảo được yêu cầu thoát nước và vệ sinh môi trường.
Thông tin liên lạc
Hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc của Hải Dương đã được áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, các mạng nội bộ hiện có đã được nâng cấp với chất lượng dịch vụ khá tốt. Trên toàn tỉnh đã có hệ thống máy tính quản lý công tác phát hành báo chí và bưu phẩm. Công nghệ thông tin đã được chú trọng phát triển, được áp dụng trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Hải Dương đã có 11 mạng thông tin diện rộng, 900 mạng cục bộ liên kết hơn 10.000 máy tính, 800 điểm truy cập Internet với 1.775 máy tính, tại 100% xã, các doanh nghiệp và nhiều hộ gia đình, phục vụ tích cực cho công tác quản lý, điều hành, khai thác thông tin. Đây là một tiền đề thuận lợi giúp người dân tiếp cận dễ dàng với các thông tin về giáo dục sức khoẻ.
Tiềm năng du lịch, văn hoá
Hải Dương có hai huyện miền núi phía Đông Bắc là Chí Linh và Kinh Môn với khá nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều tiềm năng khai thác và phát triển du lịch của tỉnh. Hải Dương là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và khu di tích lịch sử văn hoá như: Khu danh lam thắng cảnh Phượng Hoàng - Kỳ Lân, Khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc, nhiều núi đá vôi với những hang động kỳ thú, những làng quê trù phú mang đậm nét văn hoá đặc sắc của làng quê Bắc bộ, các khu miệt vườn vải thiều nổi tiếng...
Hải Dương có nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch và dịch vụ đặc biệt là dịch vụ KCB bằng YDHCT trong những năm tới. Song mặt trái từ du lịch cũng tạo ra nhiều yếu tố tiềm ẩn làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2.1.6 Môi trường và sức khỏe
Trong những năm gần đây, công nghiệp Hải Dương đã phát triển khá nhanh chóng với nhiều ngành nghề sản xuất phong phú và đa dạng. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô khác nhau và rất đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Vì vậy, việc quản lý và giám sát quá trình sản xuất kinh doanh là hết sức khó khăn, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải.
Trong sản xuất, cùng với sinh hoạt của người dân, hàng ngày thải ra môi trường hàng chục tấn phế liệu rắn, hoá chất lỏng, khí độc.
Trong sản xuất nông nghiệp, theo tập quán của Hải Dương chủ yếu vẫn dùng phân tươi chưa được xử lý hợp vệ sinh. Thêm vào đó là tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học bất hợp lý, chưa đúng quy trình kỹ thuật cũng là yếu tố tạo nên sự ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn nhất là khu chăn nuôi tập trung, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm làm cho môi trường ở những khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại một số khu công nghiệp sản xuất xi măng, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí hiện đang ở trong tình trạng báo động. Vấn đề xử lý chất thải rắn, chất thải bệnh viện chưa được triệt để gây ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng dân cư. Đồng thời, Hải Dương lại là tỉnh nằm ở cuối nguồn của sông Thái Bình và sông Hồng nên ô nhiễm môi trường nước cũng là vấn đề nan giải hiện nay.
Nguyên nhân của tình trạng này là do các thiết bị xử lý môi trường không đồng bộ, kinh phí đầu tư cho xử lý môi trường là rất thấp. Các loại rác thải không được xử lý triệt để, đã ảnh hưởng đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và môi trường. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước ở Hải Dương hiện nay đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm nảy sinh các bệnh về tiêu hoá, hô hấp... Bởi vậy, ô nhiễm môi trường thực sự là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ._.ng và chữa bệnh bằng YDHCT có hiệu quả; có chính sách ưu đãi, khuyến khích việc nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp YDHCT với Y dược học hiện đại.
Khi có các đề án y tế được UBND tỉnh phê duyệt, cần chủ động bố trí ngân sách địa phương theo đúng định mức và tiến độ để các đề án đi vào hoạt động.
Đối với công tác xã hội hoá y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế bằng việc cho phép bệnh viện công và khu vực tư nhân phối hợp trong tạo nguồn tài chính cho các dịch vụ y tế:
+ Cho phép tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ theo hợp đồng và được thanh toán từ NSNN, như dịch vụ vệ sinh, giặt là, duy tu, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghệ cao, cung cấp thực phẩm... để ban lãnh đạo bệnh viện tập chung vào vấn đề quan trọng hơn của các dịch vụ y tế.
+ Cơ sở y tế được phép mời chuyên gia về hội chẩn, mời chuyên gia của đơn vị khác, chuyên gia đến khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh viện, mổ các trường hợp khó.. tại đơn vị mình.
+ Cho phép cùng tổ chức một bộ phận cung cấp dịch vụ y tế cùng hạch toán trong cơ sở y tế công.- Bộ phận khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh viện công được phép giao cho một tổ chức y tế tư nhân phụ trách.
+ Liên doanh góp vốn mở một khoa KCB theo yêu cầu với nước ngoài.
+ Dịch vụ cung cấp thuốc ngoài danh mục thuốc thiết yếu trong bệnh viện.
+ Cho phép tư nhân bỏ vốn mua thiết bị y tế đặt tại các cơ sở y tế công, tự lo cả kinh phí bảo dưỡng, được thu hồi vốn thông qua việc thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu được.
+ Cho phép tư nhân góp vốn bằng hình thức cổ phần để xây dựng bộ phận bán công trong cơ sở y tế công hoặc hoạt động độc lập như một vệ tinh của cơ sở công lập đó.
+ Các cơ sở y tế công lập được phép vay tiền để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà, cơ sở hạ tầng. Đơn vị vay trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn
+ Xây dựng chính sách thu một phần viện phí phù hợp với giá cả thị trường.
Ngoài ra cần tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích phát triển mạng lưới y tế ngoài công lập như: Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực y tế ngoài công lập, xây dựng các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh như thủ tục đầu tư, dành quỹ đất xây dựng bệnh viện tư nhân, miễn giảm giá thuê đất, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng... Ban hành các chính sách nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư cho hoạt động CSSKND: phát hành xổ số, trái phiếu…nhằm đa dạnh hoá các loại hình dịch vụ y tế khác mà y tế công lập chưa đáp ứng được, như: Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh phục vụ tại gia đình... đồng thời cho phép các bệnh viện tư nhân được thu viện phí theo mức thực tế của thị trường được UBND tỉnh phê duyệt.
Ban hành chính sách ưu đãi, bảo trợ việc nuôi trồng dược liệu, sản xuất thuốc YHCT và chính sách khai thác dược liệu tự nhiên hợp lý bảo đảm lưu giữ và phát triển các khu nuôi, trồng cây, con làm nguyên liệu sản xuất thuốc y học cổ truyền: Phối hợp với Sở NN&PTNT và các địa phương tổ chức nghiên cứu xác định danh mục, sự phân bố và hệ sinh thái cây, con làm thuốc hiện có trong tỉnh; nghiên cứu xây dựng đề án bảo vệ, tái sinh và tổ chức nuôi trồng dược liệu, đồng thời có kế hoạch nuôi trồng tập trung những dược liệu có nhu cầu sử dụng lớn và giá trị kinh tế cao. Đảm bảo đủ dược liệu thiết yếu và tiến tới xuất khẩu thuốc cổ truyền và dược liệu cho các tỉnh khác và nước ngoài.
3.2.4 Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ và đa dạng hóa các loại dịch vụ y tế
Để phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ và đa dạng hóa các loại dịch vụ y tế cần khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư kinh phí vào lĩnh vực dịch vụ y tế chất lượng cao, các dịch vụ y tế mà y tế công chưa đáp ứng được. Phấn đấu đến năm 2010 đạt bình quân 0,2 giường bệnh tư/ 10.000 dân.
Để cho người dân tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế thì cần phải củng cố và mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) theo hướng đa dạng hoá các loại hình BHYT, phát triển BHYT cộng đồng, khuyến khích BHYT tự nguyện. Mở rộng các cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh BHYT. Người đóng BHYT tự lựa chọn cơ sở KCB, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
Để phát triển dịch vụ y tế dự phòng: Lồng ghép các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, các chương trình, dự án phát triển kinh tế, tăng cường sự phối hợp liên ngành và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động dịch vụ y tế. Nâng cao chất lượng xã hội hóa hoạt động y tế thông qua nâng cao ý thức trách nhiệm và bằng hoạt động cụ thể của Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương, tăng cường đầu tư cho y tế từ ngân sách địa phương. Huy động cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bằng ý thức tự giác tham gia các việc làm cụ thể: cải thiện y tế môi trường, phòng bệnh tích cực, giáo dục sức khỏe, đóng góp nguồn lực xây dựng hệ thống y tế địa phương.
Để phát triển dịch vụ khám chữa bệnh bằng YDHCT: Hiện nay với chủ trương trở về với thiên nhiên, sử dụng phương thức khám chữa bệnh bằng YHCT đang được thịnh hành, bước đầu đã thu được nhiều thành công như các dịch vụ bắt mạch kê đơn, bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu... Cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, chủ động hội nhập quốc tế để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư về khoa học kỹ thuật khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đầu tư thành lập các loại hình khám chữa bệnh bằng YDHCT, đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thuốc và dược liệu y học cổ truyền theo quy định của pháp luật tạo điều kiện phát triển nền y dược cổ truyền của tỉnh. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân khôi phục phong trào sử dụng các "cây thuốc gia đình", vận động nhân dân trồng cây thuốc nam, hỗ trợ nhân dân về kỹ thuật và giống cây, con để phát triển nguồn dược liệu. Việc trồng "cây thuốc gia đình" cần gắn liền với phát triển kinh tế, cải tạo môi trường và xoá đói giảm nghèo của địa phương. Đây cũng là một hình thức nhằm đa dạng hoá các dịch vụ y tế trên địa bàn Hải Dương.
Để phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn nhất thiết phải phát triển công nghiệp Dược theo hướng hiện đại, nâng cao năng xuất sản xuất thuốc, ưu tiên các dạng bào chế công nghệ cao và nguyên liệu là dược liệu thế mạnh của địa phương theo tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO), đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Để có nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và không bị phụ thuốc quá nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại thì cần khôi phục và phát triển các vùng chuyên canh dược liệu quý, thế mạnh của địa phương đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ công tác y học cổ truyền tại địa phương và hướng tới xuất khẩu.
Để phát triển mạng lưới lưu thông cung ứng thuốc theo hướng đa dạng hoá và hiện đại hoá, đáp ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân cần xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống lưu thông cung ứng thuốc đạt các tiêu chuẩn: "Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP), thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) trong khâu bán buôn và thực hành tốt nhà thuốc (GPP) trong hệ thống bán lẻ thuốc.
Đối với các khoa Dược trong tất cả các đơn vị sự nghiệp y tế, bao gồm hệ thống các bệnh viện, hệ thống các đơn vị y tế dự phòng từ tỉnh tới cơ sở cần phải tạo nâng cấp hệ thống, thực hành tốt bảo quản thuốc và quản lý sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Và vấn đề cần quan tâm nữa đó là cần tăng cường đào tạo, thu hút cán bộ, phát triển nhân lực Dược đáp ứng nhu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng.
3.2.5 Nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế
Hiện nay tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thường xuyên trong tình trạng quá tải. Khu vực điều trị của một số cơ sở khám chữa bệnh xuống cấp hoặc vẫn còn nhà cấp 4; 100% các cơ sở y tế không đủ trang thiết bị y tế cơ bản theo danh mục của Bộ Y tế, đặc biệt là Bệnh viện huyện và Trạm y tế xã làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế.
Vấn đề về rác thải y tế cũng là một tồn tại lớn với việc phát triển dịch vụ y tế: 100% bệnh viện không có kho lưu giữ chất thải y tế nguy hại; 10,5% bệnh viện chưa có lò đốt rác thải y tế (BV Phong và BV ĐKKV Nhị Chiểu); 26,3% bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng (BV Y học cổ truyền, BV Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, BV Tâm thần, BV Phong, BV ĐKKV Nhị Chiểu). Nguồn chất thải ở các bệnh viện này chưa được xử lý chủ yếu vẫn thải ra cống thoát nước công cộng. Do vậy UBND tỉnh cần sớm phê duyệt và giải ngân kịp thời các đề án nâng cấp các bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân.
Phát triển dịch vụ y tế luôn phải đi đôi với việc phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ tiên tiến trong y học từng bước hiện đại hoá kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hóa sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử...trong phòng bệnh và khám chữa bệnh, điều hành quản lý bệnh viện và xử lý chất thải y tế. Do vậy các cơ sở y tế liên tục phải cập nhật thông tin về các tiến bộ y học trong nước và trên thế giới bằng cách định kỳ đưa cán bộ đi tham quan học tập tại các bệnh viện tuyến trên, liên doanh hợp tác với các bệnh viện trong và ngoài nước, chỉ có như vậy mới nâng cao được trình độ ngang tầm với các bệnh viện tuyến Trung Ương.
Hiện nay công nghệ thông tin trong nước và trên thế giới đã phát triển một cách vượt bậc, những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại không chỉ giúp cho các nhà quản lý trong tất cả các thành phần kinh tế mà cho cả người dân tiếp cận nhanh hơn với tin tức, thời sự của đời sống xã hội. Để không lạc hậu với thời cuộc, cần tăng cường tin học hóa trong các lĩnh vực: thống kê y tế, quản lý y tế, quản lý bệnh viện, quản lý nhân lực, quản lý tài chính y tế, cập nhật thông tin phòng chống dịch bệnh... Xây dựng wedside các dịch vụ y tế mà các cơ sở y tế trên địa bàn có khả năng đáp ứng. Công khai hoá các chi phí cần chi trả khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu, kể cả việc chỉ định bác sỹ khám chữa bệnh... đây cũng chính là hình thức quảng cáo mà hiện nay các cơ sở y tế đã và đang bỏ qua.
3.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.3.1 Điều kiện đối với các cơ sở y tế
- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án, dự án mới về phát triển y tế như:
+ Đề án qui hoạch đào tạo nguồn nhân lực y tế đến năm 2010.
+ Đề án nâng cao năng lực hệ thống Y tế dự phòng đến năm 2010.
+ Đề án nâng cao năng lực hệ thống điều trị đến năm 2010.
+ Kế hoạch hành động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương đến năm 2010.
+ Kế hoạch hành động phòng chống Suy dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến năm 2010.
+ Dự án xây dựng Trung tâm y tế chất lượng cao.
- Tổng hợp xây dựng dự toán chi hàng năm của các đơn vị y tế, phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng phương án phân bổ từ nguồn kinh phí cho các đơn vị y tế triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế xây dựng dự án triển khai thực hiện quy hoạch; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các đơn vị y tế triển khai thực hiện công tác đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Lập quy hoạch sử dụng đất cho phát triển sự nghiệp y tế: chủ động đề xuất về nhu cầu sử dụng đất cho các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trong những năm sắp tới
3.3.2 Điều kiện đối với Bộ Y tế, UBND tỉnh và các cấp ban ngành
3.3.2.1. Đối với Bộ Y tế và UBND tỉnh
- Đề nghị Trung ương sớm sửa đổi chính sách, chế độ phù hợp như: Mức giá thu một phần viện phí, trích 35% thu viện phí để chi trả lương và có chính sách mới thuận lợi cho phát triển y tế như: Có cơ chế lương mới phù hợp với công sức lao động của cán bộ y tế, cổ phần hoá các bệnh viện công, sửa đổi chế dộ thanh toán BHYT.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền các cấp với công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, coi trọng phát triển y tế là nhân tố tích cực góp phần đảm bảo an ninh chính trị, ổn định xã hội. Gắn liền trách nhiệm của các cấp Ủy đảng, Chính quyền với các chỉ tiêu y tế, sức khỏe tại địa phương. Phát triển hệ thống Y tế, nâng cao hiệu quả của hoạt động CSSKND phải trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quan tâm và chỉ đạo sát sao việc thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra theo định kỳ hàng quý, hàng năm kết hợp chặt chẽ với việc giám sát, đánh giá thực hiện.
3.3.2.2 Điều kiện đối với các sở ban ngành
a. Sở Kế hoạch & Đầu tư:
Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế trong việc cân đối vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh cho các đơn vị y tế trực thuộc thực hiện quy hoạch.
Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Y tế trong việc bố trí đảm bảo nguồn vốn chi hoạt động thường xuyên và thực hiện đề tài phát triển dịch vụ theo tiến độ hàng năm.
c. Sở Tài nguyên môi trường:
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các Sở có liên quan rà soát, điều chỉnh và phân bổ quỹ đất cho các hạng mục đầu tư thực hiện đề tài phát triển dịch vụ y tế đồng thời ban hành và giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường nhằm ngăn chặn nguy cơ gây bệnh tật, phối hợp cùng Sở Y tế tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng 2020.
d. Sở Nội vụ:
Phối hợp cùng Sở Y tế tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp với điều kiện lao động đặc thù của nhân viên y tế.
e. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm:
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và Sở Tài nguyên và Môi trường ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ y tế theo đề tài.
KẾT LUẬN
Bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ hội nhập, Ngành Y tế cũng như các ngành khác phải đối phó với những tác động của nền kinh tế, từng bước tháo gỡ những khó khăn để thích ứng với cơ chế thị trường.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhưng ngành y tế Việt Nam nói chung và y tế tỉnh Hải Dương khẳng định rằng vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức.
Thực tế cho thấy khi đời sống nâng cao thì mong muốn của người dân ngày càng nhiều và càng cao về chăm sóc sức khoẻ, người dân tìm đến các dịch vụ y tế không hẳn là những người bệnh, có thể họ chỉ cần tư vấn về sức khoẻ. Thế nên quan niệm về đối tượng phục vụ của các cơ sở y tế đã thay đổi, đó là những "khách hàng" cần được chăm sóc. Để đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng về dịch vụ y tế thì việc xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ y tế là vấn đề cấp bách, mang tính thời đại, nên tác giả đã chọn: "Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương" làm đề tài nghiên cứu. Do đặc trưng của ngành y là luôn đặt vấn đề công bằng, hiệu quả và đặc biệt là vấn đề y đức lên hàng đầu nên việc áp dụng những lý thuyết mang tính kinh tế vào đề tài thường không thỏa mãn như áp dụng quy luật giá trị, quy luật cung cầu... Càng đi sâu vào nghiên cứu, tác giả nhận thấy đây là vấn đề rất bức xúc không chỉ đối với Hải Dương, mà còn đối với hầu hết tất cả các tỉnh trong cả nước. Không phải ngẫu nhiên khi tình trạng quá tải tại tất cả các bệnh viện tuyến trên. Điều này nói nên rằng: Y tế liên quan trực tiếp đến tính mạng của con người nên việc lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ bảo đảm chất lượng rất quan trọng. Ở đâu chất lượng tốt thì ở đó sẽ được "khách hàng" tìm tới, thế lên mới có chuyện "khách hàng" phải bay sang tận Thailan chi để lấy...cao răng!. Như đã nghiên cứu trong đề tài, phát triển dịch vụ y tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như nhân lực y tế, cơ sở vật chất, thái độ phục vụ bệnh nhân và đặc biệt là các chính sách của địa phương dành cho y tế... Nhưng do thời gian và lượng kiến thức có hạn nên đề tài này còn rất nhiều thiếu sót cần phải bổ sung, rất mong được sự tham gia của thày cô để đề tài này được hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế thương mại các ngành dịch vụ.
GS.TS Đặng Đình Đào
PGS.TS Nguyễn Duy Bột
Giáo trình kinh tế thương mại dịch vụ
GS.TS Đặng Đình Đào
Giáo trình kinh tế thương mại
GS.TS Đặng Đình Đào
GS.TS Hoàng Đức Thân
4. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, Báo cáo Kết quả đề tài NCKH Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1998-2000, tháng 5/2001
5 Chương trình hành động số 40 của Tỉnh uỷ Hải Dương thực hiện NQ 46/TƯ của Bộ Chính trị về công tác Bảo vệ &CSSKND trong tình hình mới.
6 Chỉ thị 06 của Ban Bí thư TƯ Đảng ngày 22/1/2002 về ‘‘Củng cố và hoàn thiện màng lưới Y tế cơ sở’’.
7 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 32/1998 CT -TTg ngày 23/8/1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2000 đến 2010.
8. Kết quả nghiên cứu tình hình sức khoẻ và những thay đổi của ngành Y tế trong thời kỳ đổi mới từ 1986-2000.
9. Nghị quyết 46 NQ/TƯ của Bộ Chính trị về ‘‘Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới’’.
10. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2003, Nhà xuất bản thống kê, 2004
11. Quy hoạch phát triển sự nghiệp CSSKND đồng bằng Sông Hồng 2001-2010.
12. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020.
13. Quyết định 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - Xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2010 và tầm nhìn 2020.
14. Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 35/TTg ngày 19/3/2001 về phê duyệt ‘‘Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010’’.
15. Quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ số 255 ngày 09/11/2006 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về Y tế dự phòng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020.
16. Quyết định số 108/ 2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2010; Quyết định số 19/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" và "Thực hành tốt bảo quản thuốc"; Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý Nhà nước về Dược phẩm, VSATTP, Mỹ phẩm giai đoạn 2006-2015.
17. Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
18. Sở Y tế Hải Dương, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Hải Dương đến năm 2000, tháng 12/1999
19. Thông báo số 133TB/TƯ ngày 29/4/1998 của Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng khoá VIII về việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010.
20. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Đề án củng cố phát triển ngành Dược tỉnh Hải Dương năm 2010, tháng 6/2003
21. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Hải Dương trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng và quản lý chất lượng thuốc đến năm 2010
22. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020, tháng 5/2005
23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Báo cáo tổng kết hoạt động công tác y tế năm 2005 - Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2006, tháng 12/2005
24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề án củng cố, phát triển y dược học cổ truyền đến năm 2010, ngày 8 tháng 7 năm 2005
25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Quyết định về việc phê duyệt Đề án xây dựng xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010 ngày 24/8/2006
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
CĂN CỨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TẠI HẢI DƯƠNG
1- Thông báo số 133TB/TƯ ngày 29/4/1998 của Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng khoá VIII về việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010.
2- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 32/1998 CT -TTg ngày 23/8/1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2000 đến 2010.
3- Chỉ thị 06 của Ban Bí thư TƯ Đảng ngày 22/1/2002 về ‘‘Củng cố và hoàn thiện màng lưới Y tế cơ sở’’.
4- Nghị quyết 46 NQ/TƯ của Bộ Chính trị về ‘‘Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới’’.
5- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
6- Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về khuyến khích và phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế ngoài công lập.
7- Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 35/TTg ngày 19/3/2001 về phê duyệt ‘‘Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010’’.
8- Quyết định 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế- Xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2010 và tầm nhìn 2020.
9- Quy hoạch phát triển sự nghiệp CSSKND đồng bằng Sông Hồng 2001-2010.
10- Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
11- Quyết định số 108/ 2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2010; Quyết định số 19/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" và "Thực hành tốt bảo quản thuốc"; Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý Nhà nước về Dược phẩm, VSATTP, Mỹ phẩm giai đoạn 2006-2015.
12- Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 255 ngày 09/11/2006 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về Y tế dự phòng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020.
13- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020.
14- Chương trình hành động số 40 của Tỉnh uỷ Hải Dương thực hiện NQ 46/TƯ của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ CSSKND trong tình hình mới.
15- Các đề án của ngành Y tế Hải Dương trình UBND tỉnh về phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010, thực hiện chuẩn Quốc gia về Y tế xã, củng cố phát triển ngành Dược…
Phụ lục 2.
NHÂN LỰC Y TẾ HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Bình quân CBYT / 10.000 dân
21,39
21,47
21,8
22,2
22,0
Bình quân BS / 10.000 dân
3,88
3,96
4,1
4,1
4,29
Bình quân DSĐH / 10.000 dân
0,23
0,26
0,26
0,25
0,27
Tổng số NVYT (người)
3.537
3.614
3.711
3.753
3.856
Tổng số CBYT thôn (người)
1.539
1.594
1.706
1.706
1.706
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hải Dương
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NHÂN LỰC Y TỂ THỜI KỲ 2001 - 2005
Đơn vị tính: Người
Nội dung
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số NVYT
3.537
3.614
3.711
3.753
3.856
Tỷ lệ NVYT theo tuyến
Tuyến tỉnh
1.049
1.088
1.126
1.157
1.166
Tuyến huyện
1.370
1.393
1.430
1.463
1.447
Tuyến xã
1.118
1.125
1.115
1.133
1.143
Trong đó
+ Cán bộ y
2.867
2.887
2.968
3.036
3.036
+ Cán bộ Dược
195
215
205
217
217
+ Cán bộ khác
476
496
525
557
557
Trình độ chuyên môn
Tiến sỹ
2
2
1
1
1
Thạc sỹ
5
9
19
20
26
CKII
1
4
5
10
9
CKI
128
168
170
165
170
Đại học
690
761
793
811
871
Cao đẳng/trung cấp
2.293
2.257
2.323
2.315
2.598
Sơ học
80
85
83
90
90
Khác
338
328
317
300
300
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hải Dương
Phụ lục 3.
MÔ HÌNH BỆNH TẬT THỜI KỲ 2001-2005
Đơn vị tính: Người
STT
Tên bệnh
2001
2002
2003
2004
2005
I. Các bệnh nhiễm trùng
1
Tả
0
0
0
0
0
2
Thương hàn
10
0
5
2
1
3
Lỵ trực khuẩn
181
115
89
126
110
4
Lỵ Amip
391
363
264
272
286
5
Hội chứng lỵ
4.653
5.892
5.499
4.735
4.820
6
Tiêu chảy
16.120
14.697
14.249
14.009
12.878
7
Viêm não vi rút
80
98
86
83
70
8
Viêm gan vi rút
206
299
216
73
75
9
Sốt XH Dengue
0
0
01
0
0
10
Thuỷ đậu
185
205
426
789
688
11
Uốn ván sơ sinh
0
0
0
0
0
12
Cúm
45.516
38.579
38.731
41.567
42.904
13
Sởi
5
0
0
0
0
14
Quai bị
192
637
823
1.134
602
15
Liệt mềm cấp
11
8
4
5
7
II. Các bệnh không nhiễm trùng được điều trị
1
Bệnh huyết áp
615
625
893
1.105
1.345
2
Bệnh tim mạch
1.335
1.321
1.142
1.068
1.273
3
Bệnh khối u
694
601
512
1.252
1.321
4
Bệnh tâm thần
1.222
1.306
1.373
1.475
1.544
5
Tai nạn thương tích
4.932
4.005
4.297
6.317
7.963
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hải Dương
MƯỜI BỆNH CÓ SỐ NGƯỜI MẮC CAO NHẤT NĂM 2005
Đơn vị tính: Người
STT
Tên bệnh
Số mắc
Tỷ lệ (%)
1
Viêm phổi
9930
22,5
2
Viêm phế quản
5234
11,9
3
Bệnh đường hô hấp trên
5222
11,8
4
Tiêu chảy và nhiễm khuẩn ruột
5084
11,6
5
Bệnh lý dạ dày- tá tràng
4909
11,2
6
Tai biến mạch máu não
3119
7,1
7
Các tai nạn khác
2873
6,5
8
Bệnh lý gan, mật
2579
5,9
9
Tai nạn giao thông
2553
5,8
10
Bệnh lý khác của ruột
2504
5,7
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hải Dương
MƯỜI BỆNH CÓ SỐ NGƯỜI TỬ VONG CAO NHẤT THỜI KỲ 2001 - 2005
Đơn vị tính: người
STT
Tên bệnh
2001
2002
2003
2004
2005
1
Tai nạn giao thông
50
74
73
73
2
Viêm phổi
27
24
19
14
3
Suy tim
11
16
17
16
4
Tai biến mạch máu não
10
9
10
16
5
Ngộ độc thuốc và thực phẩm
1
8
9
15
6
Xuất huyết não
10
7
8
13
7
Tâm phế mạn
3
5
4
3
8
Các tai nạn khác
5
4
3
2
9
Hen phế quản
7
3
1
1
10
Nhồi máu cơ tim
5
3
2
1
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hải Dương
Phụ lục 4.
KẾT QỦA THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH
THỜI KỲ 2001 – 2005
STT
Nội dung
ĐV
2001
2002
2003
2004
2005
1
Tổng số lần khám bệnh
Lần
854.900
870.300
903.200
917.150
928.000
2
Tổng số BN điều trị ngoại trú
Người
138.250
139.560
141.390
144.550
147.010
3
Tổng số BN điều trị nội trú
BN
101.413
106.104
106.770
109.964
113.358
4
Tổng số ngày điều trị của BN nội trú
Ngày
819.855
823.613
864.007
883.819
904.940
5
Công suất sử dụng GB
%
105
106
111
114
116
6
Tổng số ca phẫu thuật
Ca
10.810
11.010
11.360
11.448
11.608
7
Số người được cấp cứu, điều trị tai nạn thương tích
Người
6.352
7.000
7.430
7.455
7.813
8
Tồng số lần xét nghiệm
Lần
892.400
918.700
946.700
1.043.400
1.021.000
9
Tổng số lần chụp XQuang
Lần
98.370
99.370
102.100
103.730
105.850
10
Tổng số lần siêu âm
Lần
175.100
175.860
187.830
188.830
195.000
11
Số lần khám bệnh tại CĐ
Lần
971.021
983.085
997.169
1.006.742
1.007.216
12
Số lượt BN điều trị tại các trạm y tế xã, phường
BN
226.206
232.456
237.571
247.283
253.026
13
Tỷ lệ xã thực hiện KCB cho người có thẻ BHYT
%
100
100
100
100
100
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hải Dương
Phụ lục 5.
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN DÂN SỐ HẢI DƯƠNG
ĐẾN NĂM 2010 VÀ NĂM 2020
Chỉ tiêu
2005
2010
2015
2020
Dân số trung bình (1000 người)
1.707
1.780
1.850
1.915
Dân số thành thị (1000 người)
256,05
443,25
549,0
1302,0
Số người trong độ tuổi lao động (1000 người)
1024,2
1063,8
1180,4
1192,6
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hải Dương
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐẾN NĂM 2010 VÀ NĂM 2020
STT
Chỉ tiêu
2010
2015
2020
1
Tuổi thọ trung bình ước tính tăng bình quân 0,8 tuổi/chu kỳ 5 năm.
73 tuổi
74 tuổi
75 tuổi
2
Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm đủ các loại vắc xin theo chương trình TCMR Quốc gia
>90%
>90%
>90%
3
Tỷ lệ trẻ em sinh ra có trọng lượng dưới 2500 gam
<1,8%
1,6%
1,5%
4
Tỷ lệ trẻ em từ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
<18%
16%
<15%
5
Tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư
<0,3%
<0,3%
<0,3%
6
Tỷ lệ mắc Sốt rét/100.000 dân
<15
13
12
7
Tỷ lệ trẻ em 8-12 tuổi bị bướu cổ
<4,6%
4,3%
4,0%
8
Tỷ lệ mắc Lao AFB (+)/100.000 dân
<40
38
35
9
Tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi
<7‰
6,5‰
6‰
10
Tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi
7,6‰
7,0‰
6,4‰
11
Số giường bệnh/10.000 dân
20 giường
22 giường
25 giường
12
Số bác sỹ/10.000 dân
5
6
6,5
13
Tỷ lệ DS ĐH/10.000 dân
0,5
1
14
Tỷ lệ cơ sở điều trị đạt 2-3 y tá/1bác sĩ
100
100
100
15
Duy trì TYT xã, phường có y sĩ sản nhi và nữ hộ sinh
100
100
100
16
Tỷ lệ TYT xã, phường có cán bộ làm công tác YDHCT
100
100
100
17
TYT xã phường có cán bộ có chuyên môn về dược
100
100
100
18
Tỷ lệ thôn có ít nhất 01 nhân viên y tế thôn
100
100
100
19
Tỷ lệ thôn có mạng lưới tình nguyện viên y tế
50
100
100
20
Tiêu dùng thuốc bình quân: USD /người/ năm
10
15
17
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hải Dương
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
Bảo hiểm y tế
BPTT
Biện pháp tránh thai
BV&CSSKND
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
BVSKBMTE
Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em
CBYT
Cán bộ y tế
DSĐH
Dược sỹ đại học
DSTH
Dược sỹ trung học
GB
Giường bệnh
KCB
Khám chữa bệnh
KHHGĐ
Kế hoạch hoá gia đình
KST
Ký sinh trùng
MTYTQG
Mục tiêu Y tế quốc gia
PHCN
Phục hồi chức năng
PKĐK
Phòng khám đa khoa
TCMR
Tiêm chủng mở rộng
TT - GDSK
Truyền thông giáo dục sức khỏe
TT PC HIV/AIDS
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
TTYT
Trung tâm y tế
TTYTDP
Trung tâm y tế dự phòng
TYT
Trạm y tế
YHCT
Y học cổ truyền
TT – GD – TV
Truyền thông – Giáo dục – Tư vấn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tốc độ phát triển dân số tỉnh Hải Dương (2001-2007) 32
Bảng 2: Phân bố dân cư trong tỉnh 33
Bảng 3: Chỉ tiêu về các ngành kinh tế Hải Dương 38
Bảng 4: Tình hình nhân lực y tế Hải Dương 41
Bảng 5: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế Hải Dương 42
Bảng 6: Nhân lực y tế theo tuyến 43
Bảng 7: Kết quả thực hiện công tác khám chữa bệnh thời kỳ 2001-2007 53
Bảng 8: Kết quả khám chữa bệnh YHCT hàng năm 55
Bảng 9: Giá trị sản xuất và kinh doanh thuốc của công ty Dược 57
Bảng 10: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của tỉnh Hải Dương 63
Bảng 11: Mười bệnh có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất của Hải Dương năm 2006 66
Bảng 12: Chỉ tiêu phát triển y tế qua các năm 68
Bảng 13: Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 76
Bảng 14: Nhu cầu nhân lực y tế 88
Sơ đồ 1: Mô hình hệ thống y tế tỉnh Hải Dương năm 2015 và định hướng đến năm 2020 78
Sơ đồ 2: Mô hình hệ thống dược Hải Dương năm 2010 85
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS-11.doc