Tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Tây Hà Nội: ... Ebook Phát triển dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Tây Hà Nội
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ
Chuyªn ngµnh qu¶n trÞ kinh doanh quèc tÕ
&
chuyªn ®Ò thùc tËp
§Ò tµi:
ph¸t triÓn dÞch vô bao thanh to¸n xuÊt khÈu
t¹i ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn
n«ng th«n t©y hµ néi
Gi¸o viªn híng dÉn : ts. bïi huy nhîng
Sinh viªn thùc hiÖn : nguyÔn thÞ ngäc mai
Líp : KDQT A
Kho¸ : 46
HÖ : chÝnh quy
Hµ Néi - 2008
LỜI MỞ ĐẦU
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu mốc quan trọng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Một trong những kết quả tích cực của quá trình ấy là kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn tồn tại như một điều hiển nhiên. Nổi cộm lên là những khó khăn về vốn, về khả năng cạnh tranh cũng như thiếu thông tin về thị trường và đối tác. Hưởng ứng chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi tổ chức xã hội. Là một ngân hàng luôn sát cánh cùng khối khách hàng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng những sản phẩm của NHNo&PTNT Tây Hà Nội đến nay vẫn còn khá đơn điệu và chưa có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp nhiều. Hơn nữa, những năm gần đây, thị trường ngân hàng – tài chính phát triển chưa từng thấy dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên rõ rệt hơn. Vì vậy, đa dạng hóa sản phẩm, triển khai dịch vụ mới, tiện ích cho nhà xuất khẩu là vô cùng cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của chính ngân hàng. Một trong những dịch vụ mới khả thi với nhiều lợi ích cho cả nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng thương mại là dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu. Bao thanh toán không phải là một thuật ngữ hoàn toàn mới lạ. Những hình thức cơ bản của nó đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, và theo thời gian, theo đà phát triển của thương mại nói riêng và của loài người nói chung, bao thanh toán đã dần đạt đến trình độ ưu việt như hiện nay. Rất nhiều nước trên thế giới sử dụng bao thanh toán như một giải pháp tối ưu thúc đẩy quá trình buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Những lợi ích mà bao thanh toán đem lại cho thương mại trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi.
Đề tài được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Lý thuyết chung về nghiệp vụ bao thanh toán
Chương 2: Khả năng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Qua đề tài: “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Tây Hà Nội”, em hy vọng chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng quát hơn về nghiệpvụ bao thanh toán, đưa bao thanh toán gần gũi hơn với mọi người và sớm đưa dịch vụ này vào áp dụng tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DỊCH VỤ
BAO THANH TOÁN
1.1.Dịch vụ bao thanh toán và lợi ích của dịch vụ đối với các bên liên quan
1.1.1. Khái niệm bao thanh toán
Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát triển ở Anh vào thế kỷ 15 dưới hình thức ứng trả trước một phần cho người ủy nhiệm (nhà cung ứng sản phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỷ 19 thông qua các nhà đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, ngành công nghiệp điện, hóa chất, sợi tổng hợp… Với lịch sử lâu đời nên định nghĩa nghiệp vụ bao thanh toán cũng hết sức đa dạng.
Theo công ước về bao thanh toán quốc tế của UNIDROIT 1988, nghiệp vụ bao thanh toán được định nghĩa như là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng. Theo đó, tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: Tài trợ bên cung ứng (gồm cho vay và ứng trước tiền), quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng.
Theo khoản (a) Điều 2 Luật tiêu chuẩn chuyển nhượng khoản phải thu UNCITRAL (UNCITRAL Model Law on Assignment of Receivables), “chuyển nhượng khoản phải thu” là thỏa thuận, trong đó một bên (người chuyển nhượng) chuyển cho bên kia (người được chuyển nhượng) quyền thu hồi khoản tiền thanh toán từ bên thứ ba (người vay). Các quyền lợi liên quan đến khoản phải thu được xem là sự đảm bảo cho khoản nợ và các nghĩa vụ khác cũng được nhìn nhận là sự chuyển giao.
Còn theo từ điển kinh tế của Christopher Pass và Bryan Lones: Bao thanh toán là một sự dàn xếp tài chính, qua đó một công ty tài chính chuyên nghiệp (công ty mua nợ) mua lại các khoản nợ cảu một doanh nghiệp với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó. Lợi nhuận phát sinhtừ chênh lệch giữa số tiền thu được của số nợ đã mua và giá thực tế của món nợ đó. Lợi ích của doanh nghiệp bán nợ là nhận được tiền ngay thay vì phải chờ đến lúc con nợ thương mại trả nợ và hơn nữa là tránh được những phiền toái và các chi phí trong việc đuổi các con nợ chậm trả.
Từ điển thuật ngữ ngân hàng của Hans Klaus định nghĩa rằng “ Bao thanh toán là một loại hình tài trợ dưới dạng tín dụng chuyển nhượng. Một doanh nghiệp chuyển toàn bộ hay một phần khoản nợ cho một công ty tài chính chuyên nghiệp (thường là một công ty trực thuộc ngân hàng). Công ty này đảm nhận việc theo dõi và thu các khoản phải thu để hưởng phí và có lúc ứng trước các khoản nợ. Thông thường các công ty mua nợ phải chịu rủi ro khi con nợ mất khả năng thanh toán.”
Một khái niệm về bao thanh toán được nhiều người sử dụng nhất là khái niệm bao thanh toán của Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI). Theo Hiệp hội này, bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là bao thanh toán quốc tế.
Điều 1 Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản tháng 06/2004 của FCI (General Rules for International Factoring Verion FCI June 2004), hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì hoặc không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau đây:
- Kế toán sổ sách các khoản phải thu;
- Thu nợ các khoản phải thu;
- Phòng ngừa rủi ro nợ xấu.
Điều 2 Chương I Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring) còn bổ sung thêm một chức năng nữa của bao thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng tiền thanh toán trước.
Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 của Thống đốc NHNN, bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
Bao thanh toán là sự tổng hợp tính chất của các hoạt động tài trợ cho người bán, tài trợ dựa trên hóa đơn, tài trợ thương mại hay chiết khấu hóa đơn.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về bao thanh toán nhưng về cơ bản, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay.
Nói cách khác, bao thanh toán được hiểu là sự chuyển nhượng nợ của người mua hàng (con nợ) từ người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị bao thanh toán (chủ nợ mới). Đơn vị bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua. Đơn vị bao thanh toán có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng với một khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do người tài trợ gánh chịu.
Ngoài ra, nghiệp vụ bao thanh toán còn bao gồm một số dịch vụ như quản lý tài khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng và thương mại nhằm tăng thu và giữ tốt quan hệ với khách hàng lâu dài.
1.1.2.Các loại hình bao thanh toán
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, người ta sử dụng các căn cứ khác nhau để phân loại dịch vụ bao thanh toán. Nếu phân loại theo phạm vi trách nhiệm (hay rủi ro) với ý nghĩa là bao thanh toán nhằm bảo hiểm rủi ro thanh toán, có hai loại bao thanh toán: bao thanh toán có quyền truy đòi và bao thanh toán không có quyền truy đòi. Nếu phân loại theo phạm vi thực hiện bao thanh toán cũng có 2 loại bao thanh toán: bao thanh toán nội địa và bao thanh toán xuất nhập khẩu. Nếu phân loại theo phương thức bao thanh toán có 3 loại: bao thanh toán từng lần, bao thanh toán theo hạn mức và đồng bao thanh toán. Còn phân theo mức độ công khai sử dụng dịch vụ bao thanh toán giữa hai bên mua - bán thì có 2 loại: bao thanh toán có thông báo và bao thanh toán không thông báo
1.1.2.1.Phân loại theo quyền của đơn vị bao thanh toán
- Bao thanh toán có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.
Vì vậy, trong bao thanh toán truy đòi, tổn thất chỉ thực sự xảy ra trong trường hợp khoản phải thu không được thanh toán và người bán không thể bù đắp khoản thiếu hụt.
- Bao thanh toán không có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng
1.1.2.2.Phân loại theo phạm vi thực hiện bao thanh toán
Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 của Thống đốc NHNN:
- Bao thanh toán trong nước là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua bán, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng đều là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
- Bao thanh toán xuất nhập khẩu (bao thanh toán quốc tế) là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu.
Bảng 1.1. Phân biệt bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế
Chỉ tiêu
Bao thanh toán trong nước
Bao thanh toán quốc tế
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn xuất hàng, thư tín dụng, thương phiếu
Nguồn luật điều chỉnh
Nguồn luật của nước sở tại
Nguồn luật của hai nước xuất và nhập khẩu
Kỳ hạn
Ngắn hạn, thường không quá 180 ngày
Ngắn, trung và dài hạn
Phạm vi trách nhiệm
Có quyền truy đòi
Có quyền truy đòi hoặc không có quyền truy đòi
Trách nhiệm của đơn vị bao thanh toán
Chịu trách nhiệm quản lý tín dụng và chấp nhận toàn bộ rủi ro
Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chịu toàn bộ rủi ro còn tổ chức bao thanh toán nhập khẩu chịu trách nhiệm giám sát khoản tín dụng và thu nợ
Đồng tiền bao thanh toán
Chủ yếu là đồng bản tệ
Tùy thuộc vào điều kiện xuất hàng của nhà xuất khẩu, đồng tiền dùng trả trước cho nhà xuất khẩu được quy định trong các chứng từ có liên quan
1.1.2.3.Phân loại theo phương thức bao thanh toán
- Bao thanh toán từng lần: tổ chức bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng.
- Bao thanh toán theo hạn mức: tổ chức bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và đưa ra một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
- Đồng bao thanh toán: hai hay nhiều tổ chức tài chính bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng, trong đó một tổ chức chức bao thanh toán làm đầu mối thực hiện tổ chức đồng bao thanh toán.
1.1.2.4. Phân loại theo mức độ công khai sử dụng dịch vụ bao thanh toán
- Bao thanh toán có thông báo là hình thức bao thanh toán, trong đó người mua được thông báo là khoản thanh toán tiền hàng được chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán.
Trong bao thanh toán có thông báo, người bán có nghĩa vụ phải cung cấp cho đơn vị bao thanh toán biên lai giao hàng, giấy chuyển nhượng khoản tiền hàng và 2 liên hóa đơn, trong đó nêu rõ đơn vị bao thanh toán và chỉ ra rằng khoản tiền hàng đã được bán cho đơn vị bao thanh toán.
- Bao thanh toán không thông báo là hình thức bao thanh toán, trong đó người mua không biết việc khoản tiền hàng mình phải thanh toán đã được chuyển cho đơn vị bao thanh toán.
1.2.3.Quy trình thực hiện bao thanh toán
Hiện nay, bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất nhập khẩu được các ngân hàng áp dụng phổ biến. Cụ thể, cơ chế hoạt động của hai hình thức này được thực hiện như sau:
* Bao thanh toán trong nước:
Hình 1.1: Quy trình bao thanh toán trong nước
1.Bên bán hàng và ngân hàng ký kết hợp đồng bao thanh toán.
2.Bên bán hàng và ngân hàng cùng gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng, trong đó nêu rõ việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng.
3.Bên mua hàng xác nhận về việc đã nhận thông báo và cam kết thanh toán cho ngân hàng.
4.Bên bán hàng giao hàng cho bên mua.
5.Ngân hàng ứng trước cho bên bán hàng.
6.Bên mua hàng thanh toán khoản phải thu cho ngân hàng khi đến hạn.7.Ngân hàng thu phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán hàng.
* Bao thanh toán xuất nhập khẩu:
Hình 1.2: Quy trình bao thanh toán xuất nhập khẩu
1.Nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu với ngân hàng thanh toán xuất khẩu.
2.Nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu về việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu..
3.Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
4.Nhà xuất khẩu giao bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu..
5.Ngân hàng thanh toán xuất khẩu. ứng trước cho nhà xuất khẩu.6.Nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu. khi đến hạn thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu – đối tác của ngân hàng thanh toán xuất khẩu..
7. Ngân hàng thanh toán xuất khẩu. thu phần ứng trước và chuyển phần còn lại cho nhà xuất khẩu.
Trong đó, các chi phí liên quan đến việc ký kết hợp đồng bao thanh toán được hạch toán vào chi phí tài chính.Phí bao thanh toán trả cho ngân hàng bao thanh toán được hạch toán vào chi phí tài chính.Chứng từ liên quan đến việc bán hàng được chuyển giao cho đơn vị bao thanh toán. Số tiền người mua thanh toán cho ngân hàng bao thanh toán khi đến hạn. Ngân hàng bao thanh toán thanh toán phần còn lại cho doanh nghiệp. Số tiền mà ngân hàng bao thanh toán ứng trước cho doanh nghiệp mang tính chất của một khoản vay.Rủi ro liên quan đến việc thu hồi nợ từ người mua do ngân hàng bao thanh toán gánh chịu.
1.1.4. Lợi ích của bao thanh toán
1.1.4.1. Đối với người bán
Thứ nhất, cải thiện dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh hơn. Lượng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
Bao thanh toán là một quá trình chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền mặt. Đối với bất kỳ một người bán nào, tiền mặt là quyền lực và sức mạnh. Không có tiền mặt, người bán không thể tồn trữ nhiều hàng hơn, cũng không có tiền để trả lương cho công nhân viên. Bao thanh toán không phân biệt khách hàng là ai, đó có thể là một công ty in ấn, một cửa hàng bán công cụ máy móc, một nhà máy dệt may, một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hay bất cứ một chủ thể nào của nền kinh tế. Mỗi một đơn vị bao thanh toán, với kinh nghiệm dày dạn trong rất nhiều lĩnh vực, sẽ là một cộng tác đắc lực hỗ trợ cho công việc làm ăn của khách hàng ngày càng thuận lợi và phát triển hơn.
Người bán có thể yên tâm vì các đơn vị bao thanh toán hoàn toàn có đủ năng lực chuyên môn, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng như là sự hiểu biết thông thái về từng lĩnh vực chuyên môn để có thể thực hiện tốt công việc của mình.
Ở một số tổ chức bao thanh toán chuyên nghiệp, người bán thậm chí có thể nhận được tiền ngay trong ngày đề nghị bao thanh toán. Nói một cách ngắn gọn, các tổ chức bao thanh toán giúp người bán lấp được lỗ hỗng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khi được người mua thanh toán.
Thứ hai, điều kiện cấp tín dụng thương mại dễ dàng, hấp dẫn làm mãi lực tăng mạnh, từ đó nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào càng sẵn sàng hỗ trợ nhiều hơn.
Là một đối tác tài chính, các tổ chức bao thanh toán sẽ đem lại cho người bán nguồn lực tài chính để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn trữ thêm nhiều hàng tồn kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay chỉ đơn giản là tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới. Các tổ chức bao thanh toán luôn khẳng định mình sẽ luôn sát cánh với khách hàng, thấu hiểu mọi nhu cầu của họ, và thiết lập một chương trình hỗ trợ tài chính để giúp đỡ họ.
Rất nhiều chủ thể kinh tế rơi vào tình trạng càng phát triển kinh doanh lại càng thiếu tiền. Khi đó, bao thanh toán sẽ là phương tiện rất hiệu quả giúp họ vượt qua khó khăn. Người mua nào cũng mong muốn mua hàng từ một người bán đưa ra giá thấp nhất mà lại có nguồn hàng dồi dào nhất. Nhưng chính điều đó lại đẩy người bán vào tình thế khó xử, càng phát triển lại càng phải bán chịu nhiều hơn. Thật không may là phần lớn người bán không thể nào xoay xở được với tất cả các khoản bán chịu này. Dù việc buôn bán có phát đạt đến thế nào thì tới một lúc người bán cũng nhận thấy rằng mình đang rơi vào một tình thế rất nguy hiểm.
Các tổ chức bao thanh toán sẽ giảm thiểu rủi ro này bằng cách chuyển các hóa đơn chưa thu được tiền thành tiền mặt, nhờ đó mà người bán có thể tiếp tục cấp tín dụng thương mại cho người mua mà không cần phải lo rủi ro thanh khoản nữa. Hệ quả trực tiếp của việc này là người bán nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn sàng chấp nhận khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn.
Các tổ chức bao thanh toán cam kết tận dụng sự thông thạo trong lĩnh vực tín dụng, thu hồi nợ, cung ứng nguồn tiền mặt hay tài trợ giúp cho người bán nâng cao được hiệu quả hoạt động, vừa tăng doanh số vừa giảm được mất mát do không thu hồi được nợ, đồng thời cải thiện rõ rệt dòng lưu chuyển tiền tệ. Nhờ mọi rắc rối kể trên đã được chuyển sang cho tổ chức bao thanh toán nên người bán có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào việc sản xuất hay cung ứng hàng hóa.
Nói tóm lại, người bán càng thêm có nhiều cơ hội làm ăn nhờ:
- Sẵn sàng bán chịu cho người mua mà không sợ ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển tiền tệ;
- Tăng doanh số;
- Tăng tồn trữ hàng tồn kho;
- Cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ;
- Tận dụng thế mạnh của chiết khấu thương mại;
- Nâng hạng tín nhiệm;
- Tìm kiếm nhiều cơ hội mới.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chuyên môn hóa sản xuất.
Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh mặt hàng chính yếu, người bán còn phải mất thời gian quản lý các khoản phải thu từ người mua. Nếu người bán sử dụng bao thanh toán, công việc này sẽ được chuyển cho đơn vị bao thanh toán. Người bán không còn phải tốn chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét khách hàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các khoản nợ này nữa. Với kinh nghiệm, nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản của mình, các tổ chức bao thanh toán sẽ giải quyết nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả mọi vấn đề liên quan đến các hóa đơn và việc thu hồi nợ. Châm ngôn của các tổ chức bao thanh toán lúc này là “Hãy để chúng tôi làm những việc mà chúng tôi làm tốt nhất, còn bạn, hãy làm những việc mà bạn làm tốt nhất ! Chúng ta hãy cùng là đối tác tốt của nhau.”
1.1.4.2. Đối với người mua
Cho tới thời điểm hiện tại, L/C vẫn là biện pháp kiểm soát thương mại quốc tế được chấp nhận phổ biến nhất trên toàn cầu, bảo đảm rằng nhà xuất khẩu sẽ cung cấp hàng đúng như quy định trong hợp đồng hay đơn đặt hàng và nhà nhập khẩu sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Nhưng nếu hàng đến chậm hay ghé vào nơi không định trước, không theo lệ thường thì L/C sẽ gây khó khăn rất lớn cho nhà nhập khẩu. Nói tóm lại, sử dụng bao thanh toán quốc tế, nhà nhập khẩu có những lợi ích sau đây:
- Được mua chịu hàng dễ dàng;
- Không cần phải mở L/C;
- Tăng sức mua hàng mà vẫn không vượt quá hạn mức tín dụng cho phép;
- Có thể nhanh chóng đặt hàng mà không bị trì hoãn, không tốn phí mở L/C, hay phí thương lượng...
1.1.4.3. Đối với đơn vị bao thanh toán
Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán cũng có được một thuận lợi là được hưởng lợi ích kinh tế theo quy mô:
- Các đơn vị bao thanh toán cung cấp dịch vụ này cùng lúc cho nhiều khách hàng nên xét về quy mô sẽ giảm được chi phí cố định liên quan đến các khách hàng đó;
- Đơn vị bao thanh toán lớn nhất và nhiều kinh nghiệm nhất sẽ đứng ra làm đơn vị cung cấp thông tin về tín dụng quy mô nhất, bổ sung vào các dịch vụ tương tự hiện có của các trung tâm dữ liệu tín dụng thương mại tư nhân và quốc doanh. Đơn vị này cũng sẽ hưởng được lợi ích kinh tế theo quy mô nhờ trao đổi thông tin với các trung tâm trên;
- Trong trường hợp bao thanh toán chỉ là một nghiệp vụ của ngân hàng thì ngân hàng cũng đã đa dạng hóa được danh mục dịch vụ cung ứng, đem lại tiện ích mới cho khách hàng và nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng.
1.1.5.Rủi ro của hoạt động bao thanh toán
Tuy có rất nhiều điểm thuận lợi song hoạt động bao thanh toán cũng ẩn chứa nhiều rủi ro đối với các bên liên quan. Rủi ro trong bao thanh toán có thể đến từ người xuất khẩu, từ người nhập khẩu, từ các đơn vị bao thanh toán hay các yếu tố khác.
1.1.5.1.Rủi ro từ phía người xuất khẩu
Trong nghiệp vụ bao thanh toán, nhà xuất khẩu tham gia với tư cách là người đi vay vốn và điều kiện đảm bảo cho khoản vay là các khoản phải thu của họ đối với nhà nhập khẩu. Theo em, rủi ro từ phía người xuất khẩu có thể do chính nhà xuất khẩu cố tình gây ra hoặc do năng lực yếu kém của họ.
Hiện tượng rủi ro do chủ ý của người xuất khẩu xảy ra được cũng có nhiều cách và nhiều nguyên nhân của nó. Trong một số trường hợp, nhà xuất khẩu không trung thực trong hoạt động, thông đồng với đối tượng khác để gây rủi ro cho ngân hàng (đơn vị bao thanh toán). Nhà xuất khẩu là người sử dụng hóa đơn, chứng từ mua bán, họ có thể hợp lý hóa chứng từ, tạo ra hợp đồng ma hay đội giá hợp đồng… Vì thế, khoản mà đơn vị bao thanh toán ứng trước hay chiết khẩu cho họ sẽ nhiều hơn mức thực tế và thậm chí là ứng trước cho một hóa đơn khống. Người xuất khẩu và người nhập khẩu có thể móc nối với nhau tạo ra các chứng từ hợp lý và hợp lệ, tạo khống các khoản phải thu trên giấy tờ mà thực tế là không có.
Một nguyên nhân khác nữa gây rủi ro cho đơn vị thực hiện bao thanh toán là do năng lực yếu kém của nhà xuất khẩu. Năng lực này có thể là năng lực quản lý điều hành, năng lực sản xuất,... của nhà xuất khẩu khiến cho sản phẩm của bên xuất khẩu không đạt yêu cầu như trong hợp đồng mua bán quy định, làm giảm giá trị các khoản phải thu theo hợp đồng mua bán đã ký và tất nhiên là nhỏ hơn giá trị ứng trước của đơn vị bao thanh toán. Đây cũng là điểm cơ bản ảnh hưởng đến lợi ích của tổ chức bao thanh toán. Do đó, các khoản phải thu mà đơn vị thực hiện bao thanh toán đã mua lại là một khoản nợ khó đòi.
1.1.5.2.Rủi ro từ nhà nhập khẩu
Trong bao thanh toán, trách nhiệm và rủi ro của việc thu nợ được chuyển từ người xuất khẩu sang cho đơn vị thực hiện bao thanh toán. Mọi giao dịch được thực hiện chủ yếu giữa hai bên là đơn vị bao thanh toán và nhà nhập khẩu. Việc có thu nợ được hay không, mức độ rủi ro đến đâu có thể xuất phát từ 2 yếu tố: năng lực tài chính của nhà nhập khẩu và đạo đức của nhà nhập khẩu.
Năng lực tài chính của nhà nhập khẩu gắn liền với các đơn vị thực hiện dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu, vì lúc này rủi ro đã thuộc về đơn vị bao thanh toán, bất kể là bao thanh toán có quyền truy đòi hay không có quyền truy đòi. Thời gian bên nhập khẩu thanh toán cho đơn vị bao thanh toán đối với bao thanh toán xuất nhập khẩu tương đối dài, các khoản nợ được gọi là phải thu cũng chưa hẳn là dễ với bên xuất khẩu. Nếu cán cân tài chính của bên nhập khẩu không tốt, nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu và tài sản tương đối cao trong khi các khoản phải thu của chính bên nhập khẩu lại khó đòi hoặc nhỏ hơn nhiều so với các khoản phải thu của đơn vị này. Giả sử khi đó các khoản phải trả của nhà nhập khẩu vẫn phải thực hiện nhưng các khoản phải thu trở nên khó đòi sẽ dẫn bên nhập khẩu mất cân đối thanh toán, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện bao thanh toán. Lúc đó đơn vị bao thanh toán sẽ phải đối mặt với một loạt vấn đề và phát sinh chi phí, thậm chí cả việc khiếu kiện…gây tốn kém thời gian và tiền của, có thể bỏ lỡ cả cơ hội hoạt động kinh doanh.
Một rủi ro khác đến từ đạo đức của nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu là một bên thứ ba và cách xa nước xuất khẩu về mặt địa lý khiến cho việc tiếp cận với nhà nhập khẩu của đơn vị bao thanh toán không được thuận tiện và gặp nhiều hạn chế. Tổn thất cho đơn vị bao thanh toán xảy ra khi bên nhập khẩu cố tình lừa đảo, chiếm đoạt hàng mua, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Rủi ro về đạo đức là một rủi ro khó lường và thường để lại hậu quả lớn đối với bên xuất khẩu nói chung và đơn vị bao thanh toán nói riêng.
1.1.5.3.Rủi ro từ tổ chức thực hiện bao thanh toán
Rủi ro này thường xảy ra do khả năng thẩm định của đơn vị bao thanh toán còn chưa chuẩn xác. Trên khía cạnh là đơn vị thực hiện bao thanh toán xuất khẩu đòi hỏi đơn vị bao thanh toán phải thực sự hiểu và giám sát tốt các khoản phải thu của khách hàng. Từ đó đơn vị bao thanh toán mới có thể thực hiện tốt vai trò bao thanh toán của mình đối với bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Tuy nhiên, việc đánh giá khách hàng nhập khẩu cũng là cả một quá trình. Nếu công tác thẩm định không được thực hiện tốt và khách quan thì rủi ro xảy đến là điều tất nhiên. Chất lượng của công tác thẩm định có thể do trình độ của cán bộ thẩm định còn yếu kém, do thông tin khách hàng cung cấp có sai lệch và cũng có thể do ý thức, trách nhiệm của cán bộ thẩm định.
1.1.5.4.Rủi ro khác
Một số rủi ro khác như thiên tai, hỏa hoạn, rủi ro về chính sách, tỷ giá, rủi ro về chính trị, về kinh tế vĩ mô tại nước nhập khẩu gây khó khăn cho nhà nhập khẩu trong việc nhập hàng…
Bao thanh toán xuất nhập khẩu đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các bên nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để thực hiện bao thanh toán có hiệu quả cao mà vẫn đạt được mục tiêu an toàn đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định từ phía đơn vị bao thanh toán cũng như các yếu tố bên ngoài khác.
1.2.Điều kiện để ngân hàng thương mại thực hiện bao thanh toán xuất khẩu
Trên lý thuyết, bao thanh toán là một nghiệp vụ đơn giản nhưng giống như mọi dịch vụ và sản phẩm khác, điều kiện để triển khai nó vào thực tế cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây, em xin xem xét các điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài cần thiết để một tổ chức tài chính thực hiện cung cấp dịch vụ bao thanh toán.
1.2.1. Điều kiện bên trong
Thứ nhất, tình hình hoạt động kết quả kinh doanh của đơn vị bao thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định phát triển dịch vụ bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán phải có tình hình tài chính lành mạnh và vững chắc nhằm đảm bảo cho khả năng cung cấp dịch vụ bao thanh toán vì kỳ hạn bao thanh toán cũng khá dài. Hơn nữa, để có được sự chấp thuận hoạt động bao thanh toán của ngân hàng Nhà nước, đơn vị bao thanh toán cũng cần có các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Kết quả kinh doanh của đơn vị bao thanh toán cũng ảnh hưởng đến danh tiếng và mức độ tin cậy của khách hàng đối với đơn vị. Từ đó ảnh hưởng đến doanh số của chính đơn vị.
Thứ hai, có một nến tàng tài chính tốt chưa đủ nếu thiếu yếu tố con người. Đó là đội ngũ cán bộ của đơn vị bao thanh toán – những người trực tiếp thực hiện từng bước trong quy trình thực hiện bao thanh toán. Để có thể quản lý tốt và kinh doanh có hiệu quả, đơn vị bao thanh toán cần những nhân viên có trình độ chuyên môn, nắm chắc các bước thực hiện bao thanh toán cũng như mục đích của từng công đoạn. Trong bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán sẽ quản lý sổ sách kế toán cho doanh nghiệp nên cần những cá nhân vững vàng trong nghiệp vụ và có khả năng làm việc độc lập. Hơn nữa, do tính chất của nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu liên quan đến các đối tượng có quốc tịch khác nhau, ở những nước khác nhau nên trong hoạt động cần phải tuân thủ những thông lệ, tập quán quốc tế và luật pháp quốc gia đó. Điều này yêu cầu cán bộ của đơn vị bao thanh toán phải thành thạo ngôn ngữ nghiệp vụ, có sự am hiểu sâu sắc không chỉ về nghiệp vụ bao thanh toán mà còn những nghiệp vụ liên quan khác. Đội ngũ cán bộ này sẽ góp phần thực hiện tốt nghiệp vụ và tránh được những rủi ro trong nghiệp vụ này.
Thứ ba là quan hệ của đơn vị bao thanh toán với các tổ chức ngân hàng thương mại khác. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc liên kết tổ chức bao thanh toán cũng như thanh toán các khoản phải thu, phải chi. Mối quan hệ của đơn vị bao thanh toán đặc biệt quan trọng khi thực hiện bao thanh toán xuất nhập khẩu. Trong bao thanh toán xuất khẩu, các nhà nhập khẩu ở những quốc gia khác nhau gây khó khăn cho đơn vị bao thanh toán thực hiện thẩm định một cách chính xác năng lực của nhà nhập khẩu. Vì thế sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đại lý với tư cách là tổ chức bao thanh toán tại nước nhập khẩu là vô cùng cần thiết.
Thứ tư, đơn vị bao thanh toán phải có cơ sở hạ tầng tốt đảm bảo thực hiện dịch vụ bao thanh toán. Như ta đã biết, tất cả các ngân hàng trên thế giới đều nối mạng SWIFT để thực hiện các giao dịch liên ngân hàng với nhau và bao thanh toán cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hiện nay đã trở thành một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của một tổ chức tài chính này với tổ chức tài chính khác. Đơn vị bao thanh toán cần có hệ thống kĩ thuật và công nghệ hiện đại đảm bảo hoạt động thông suốt với hệ thống ngân hàng thế giới và đảm bảo được an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2. Điều kiện bên ngoài
Bên cạnh những điều kiện bên trong trên, để có thể thực hiện được hiệu quả hoạt động bao thanh toán xuất khẩu còn cần thiết phải có những điều kiện bên ngoài khác như hành lang pháp lý về bao thanh toán, trình độ nhận thức của khách hàng sử dụng dịch vụ, chính sách ngoại giao của nhà nước.
Điều kiện bên ngoài lớn nhất để thực hiện dịch._. vụ bao thanh toán là nó phải được sự hỗ trợ bởi một hành lang pháp lý minh bạch và đầy đủ về bao thanh toán của chính phủ. Để triển khai hiệu quả hoạt động bao thanh toán không chỉ cần một quyết định ban hành quy chế hoạt động mà còn cần nhiều luật khác liên quan như Luật thương phiếu để tài trợ và giải quyết mọi tranh chấp thương mại, các quy định về bảo hiểm tín dụng và bù đắp rủi ro tín dụng, môi trường thông tin kinh tế phải minh bạch hóa. Hoạt động bao thanh toán cũng đòi hỏi các quy định áp dụng với nó phải hợp lý để không gây trói buộc cho việc thực hiện hoạt động. Một hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính mạnh dạn phát triển dịch vụ này.
Điều kiện thứ hai không kém phần quan trọng đến từ phía doanh nghiệp – các khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh toán. Họ cần phải có một sự hiểu biết nhất định về thương mại quốc tế, về các hình thức tài trợ dành cho họ. Tâm lý dè dặt trước sản phẩm mới của doanh nghiệp góp phần làm thui chột đi sự năng động, sáng tạo và tìm kiếm sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng. Các doanh nghiệp vẫn quen sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống như chuyển tiền T/T, đặc biệt là L/C cần phải nhận biết được những lợi ích mà bao thanh toán có thể đem lại về lâu dài qua các dịch vụ phong phú, đa dạng của nó. Mặt khác, doanh nghiệp cần công khai tình hình hoạt động kinh doanh của mình tạo điều kiện cho đơn vị bao thanh toán có thể dễ dàng tiếp xúc với họ và đạt hiệu quả hơn trong quá trình thẩm định.
Thứ ba, chính sách ngoại giao của nhà nước đóng một vai trò then chốt trong việc mở rộng quan hệ đại lý của đơn vị bao thanh toán trên bình diện quốc tế và trong việc củng cố, đảm bảo mối quan hệ đó được thuận lợi, không bị gián đoạn bởi chiến tranh hay cấm vận. Vấn đề này ảnh hưởng đến hoạt động bao thanh toán trong việc cung ứng dịch vụ hay thu nợ từ phía nhà nhập khẩu.
1.3.Hoạt động bao thanh toán xuất khẩu tại Việt Nam thời gian qua
Nghiệp vụ Factoring hay còn gọi là nghiệp vụ bao thanh toán hiện nay tuy còn khá mới mẻ đối với nhiều tổ chức và doanh nghiệp, nhưng cũng không còn xa lạ với hệ thống ngân hàng thương mại VN. Sau một số bài báo giới thiệu về nghiệp vụ bao thanh toán như bài viết của ông Nguyễn Mạnh Dũng – Vụ các ngân hàng đăng trên Thị trường tài chính tiền tệ số tháng 7.1999, rồi bài viết của TS. Nguyễn Văn Hà đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế tháng 8.2004 thì đến tháng 9.2004 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN đã ký ban hành quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Quyết định này đã mở ra một hành lang pháp lý được coi là thông thoáng và thuận lợi cho sự phát triển loại hình dịch vụ mang lại nhiều tiện ích này. Hiện nay VN được đánh giá là thị trường tiềm năng và là một mảnh đất màu mỡ để phát triển dịch vụ, bởi vì đó là nhu cầu cấp thiết từ phía khách hàng – chính là đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, cũng như nhu cầu từ phía nhà cung cấp – các tập đoàn tài chính ngân hàng như City Group, HSBC Holdings Plc, DBS Group Holdings Limited và các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần của VN. Chính vì thế mà ở thời điểm cuối năm 2004, đầu năm 2005 diễn ra rất nhiều các cuộc hội thảo, báo cáo và quảng bá về dịch vụ này, như hội thảo về Bao thanh toán do ngân hàng FENB của Mỹ tổ chức vào tháng 9.2004 nhằm giới thiệu và vận động sự tham gia cung cấp dịch vụ của một số ngân hàng thương mại cổ phần (Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Kỹ thương…), Hội thảo bao thanh toán tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 7.3.2005 với sự tham dự của đại diện các ngân hàng thương mại tại VN và đại diện của Hiệp hội bao thanh toán thế giới, ông Jeroen Kohnstamm.
Đến cuối năm 2006 ở Việt Nam đã có 9 tổ chức tín dụng đăng ký và triển khai việc cung cấp dịch vụ bao thanh toán, trong đó có 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia bao gồm ngân hàng Deutsche Bank của Đức, ngân hàng Far East National Bank (FENB) của Mỹ, Ngân hàng Nhật UFJ Bank Limited, và có 6 ngân hàng trong nước gồm có Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN (TCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB), Công ty tài chính dầu khí (PVFC).
Hiện nay mới có khoảng 15% trong tổng số hơn 100 tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại ở Việt Nam thực hiện dịch vụ bao thanh toán. Một số ngân hàng thương mại đi đầu trong phát triển dịch vụ này có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank, ngân hàng Eximbank, ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội Habubank, ngân hàng Á Châu ACB, ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank, ngân hàng Đông Á,…và gần đây nhất là ngân hàng Hàng hải Maritime cũng đã gia nhập vào đội ngũ các tổ chức tài chính cung ứng dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng.
Tuy nhiên trong số đó chỉ có một số tổ chức tín dụng trong nước tham gia vào mạng lưới bao thanh toán quốc tế, đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng Kỹ thương VN, Ngân hàng Phương Đông thực hiện sản phẩm này với tư cách là đại lý cho Ngân hàng Far East National Bank – Sino Pac.
Gia nhập WTO hơn 1 năm, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành Tài chính Ngân hàng Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới. Chính vì thế, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới là một trong những chiến lược để tồn tại và phát triển của bất cứ ngân hàng nào.
CHƯƠNG 2:
KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI
2.1.Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội
2.1.1.Sự hình thành và phát triển NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật . Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay đang theo đuổi định hướng phát triển trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế, đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.
NHNo & PTNT Tây Hà Nội được thành lập theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT/TCCB (quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam). Theo đó quyết định:
Tên gọi: Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tây Hà Nội.
Trụ sở giao dịch: 115, phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Chi nhánh Tây Hà Nội được thành lập chính thức ngày 21/7/2003 và là chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT Việt Nam.
CN Hùng Vương
CN Trường Chinh
CN Bùi Thị Xuân
Hành chính
Kế toán ngân quỹ
Thẩm định
Kế hoạch, nguồn vốn
Thanh toán quốc tế
Kiểm toán nội bộ
Phòng tín dụng
Tổ thẻ
Hàng Trống
Hoàng Văn Thái
Hàng Lược
Số 6
Số 8
Số 9
Chi nhánh cấp 2
Phòng nghiệp vụ
Phòng giao dịch
Chi nhánh NHNo và PTNT Tây
Hà
Nội
Đông Đô
CN Nhân Chính
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức
Hiện nay, NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đang cung cấp 11 loại sản phẩm và dịch vụ. Phân theo mảng hoạt động kinh doanh thì có nhóm sản phẩm thuộc hoạt động huy động vốn và nhóm sản phẩm thuộc hoạt động sử dụng vốn.
Mảng hoạt động huy động vốn gồm có các sản phẩm sau: Tài khoản, tiết kiệm, chứng từ có giá, thẻ ngân hàng, thanh toán và các phương thức thanh toán.
Mảng hoạt động sử dụng vốn phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, gồm các sản phẩm: Dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chuyển tiền điện tử, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác.
2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng từ đó chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao hơn. Ngoài ra với công nghệ hiện đại, cán bộ công nhân viên được đào tạo liên tục, nhờ đó mà hoạt động huy động vốn của chi nhánh phát triển không chỉ ở chất lượng và còn phát triển cả số lượng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng nguồn
852.093
2.463.529
2.672.541
2.571.359
3.540.000
+ Nội tệ
600.331
1.788.820
1.995.386
2.244.235
3.194.000
+ Ngoại tệ
251.762
674.709
677.155
507.124
347.000
1.TG dân cư
17.599
713.956
1.016.296
1.425.077
1.438.000
2.TG TCKT
52.950
499.400
372.525
1.123.431
1.169.000
3. TGTCTD
637.555
972.847
963.720
202.851
933.000
4. TG khác
143.989
277.326
320.000
320.000
0
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 - 2007)
Tổng nguồn của chi nhánh liên tục tăng từ khi mới thành lập và cũng thay đổi theo cơ cấu nhất định đối với từng đối tượng khách hàng.
Tổng nguồn huy động được của chi nhánh tăng từ 825.093 triệu đồng năm 2003 lên 2.463.529 triệu đồng năm 2004, đến năm 2007 con số tăng đến 3.540.000 triệu đồng, gấp 5 lần so với năm 2003. Kéo theo đó là sự thay đổi về cơ cấu nguồn huy động của từng nhóm đối tượng khách hàng.
Biểu đồ cơ cấu huy động tiền gửi cho thấy việc huy động tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng một cách rõ rệt. Bên cạnh đó huy động từ các tổ chức tín dụng không ổn định, và có xu hướng giảm. Có được sự thay đổi này là do kết quả việc đáp ứng các nhu cầu của thị trường bằng việc tung ra các sản phẩm kích thích khách hàng là dân cư dựa vào ưu thế số lượng dân thành thị ngày càng tăng. Các sản phẩm phục vụ khách hàng là dân cư rất đa dạng như tiết kiệm điện tử, khuyến khích dân cư dựa vào dự thưởng….đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003 số vốn huy động từ dân cư là 17.599 triệu đồng, chiếm 2% trong cơ cấu nguồn huy động được. Đến năm 2007, con số này tăng lên 1.438.000 triệu, chiếm 41% tổng nguồn vốn. Việc huy động tiền gửi từ các đơn vị kinh tế (doanh nghiệp, công ty) tăng rất mạnh. Năm 2003, huy động tiền gửi từ các TCKT là 52.950 triệu đồng, chiếm 6,2% trong cơ cấu vốn huy động, năm 2004 là 499.400 triệu đồng chiếm 20% tổng nguồn vốn và tăng dần trong các năm tiếp theo. Đến năm 2007, vốn huy động từ TCKT là 1.169.000 triệu đồng, chiếm 33% tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã tạo được uy tín, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiện lợi cho khách hàng doanh nghiệp.
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Trong bất kỳ ngân hàng thương mại nào hiện nay, nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng. Đó là nền tảng trong sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Do đó, hoạt động sử dụng vốn được phản ánh qua tổng dư nợ của một ngân hàng. Dư nợ tín dụng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội không ngừng tăng trong những năm qua, đặc biệt trong hai năm 2006 và năm 2007.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ
409.020
966.384
1.270.077
1.496.963
1.908.000
- Dư nợ nội tệ
380.767
680.760
977.156
1.127.763
1.499.000
- Dư nợ ngoại tệ
28.253
285.624
292.920
369.200
409.000
1. Dư nợ theo thời gian
409.020
966.384
1.270.077
1.496.963
1.908.000
- Ngắn hạn
279.018
515.670
572.847
814.355
1.258.000
- Trung hạn
130.002
232.490
444.155
296.573
650.000
- Dài hạn
218.224
253.075
386.035
2. Dư nợ theo TPKT
409.020
966.384
1.270.077
1.496.963
- Dư nợ NN
318.565
495.304
473.207
666.224
348.000
- Dư nợ NQD
70.323
353.628
661.104
688.040
1.359.000
- Hộ KD, TN cá thể
20.132
114.867
133.842
141.494
201.000
- HTX
2.585
1.924
1.205
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 – 2007)
Tổng mức dư nợ đến năm 2007 đạt 1,908 tỷ đồng (không kể cho vay UTĐT và cho vay theo chỉ định) tăng 411 tỷ đồng, bằng 134 % so với năm 2006 và gấp 5 lần so với năm 2003. Trong đó cho vay trung và dài hạn 650 tỷ đồng (không bao gồm cả cho vay UTĐT và cho vay theo chỉ định là 100 tỷ). Mặc dù rất nhiều ngân hàng mới thành lập, thị trường ngân hàng có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng bằng kinh nghiệm, khả năng và uy tín của mình mà NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã có những giải pháp phát triển, từ đó nâng tỉ lệ dư nợ lên rõ rệt. Điển hình là năm 2007:
- Dư nợ theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ: 1,499 tỷ đồng, chiếm 79% tổng dư nợ
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ: 409 tỷ, chiếm 22% tổng dư nợ
- Dư nợ theo thời gian:
+ Dư nợ ngắn hạn: 1,258 tỷ, chiếm 54% tổng dư nợ
+ Dư nợ trung, dài hạn: 650 tỷ, chiếm 34% tổng dư nợ
- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Doanh nghiệp nhà nước: 348 tỷ, chiếm 18% tổng dư nợ
+Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1,359 tỷ, chiếm 71% tổng dư nợ
+ Hộ gia đình, cá nhân: 201tỷ, chiếm 11% tổng dư nợ
Một số dự án lớn đã được Hội đồng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt:
+ Dự án thủy điện Bắc Bình có hạn mức đầu tư 100 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 đã thực hiện 28.5 tỷ, tương đương 28.5% dự án.
+ Dự án Thủy điện Sê San 3A với hạn mức đầu tư 150 tỷ đồng, có dư nợ đến hết năm 2007 là 123.4 tỷ, thực hiện 82% dự án.
+ Dự án Thủy điện Bắc Hà có hạn mức đầu tư 200 tỷ đồng. Thực hiện đến 31/12/2007 được 8.4 tỷ đồng, khoảng 4.2% dự án.
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Trong những năm qua, việc nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh cùng với việc nước ta đã chính thức ra nhập WTO, các doanh nghiệp liên tục mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường các mối quan hệ kinh tế, thương mại với các công ty và đối tác nước ngoài. Do vậy, nhu cầu được cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều.
Cũng vì lý do đó, thanh toán quốc tế là một hoạt động kinh doanh quan trọng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Bên cạnh những khách hàng thường xuyên quen thuộc, số khách hàng mới cũng tăng theo từng năm, đến nay con số này tương đối ổn định với 64 khách hàng lớn.
Hiện nay NHNo&PTNT Tây Hà Nội đang áp dụng 3 phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu là : phương thức chuyển tiền, phuơng thức nhờ thu và tín dụng chứng từ:
Bảng 2.3: Doanh thu các phương thức thanh toán quốc tế giai đoạn 2005-2007
Phương thức
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
L/C
Hàng XK
Món
10
22
52
Giá trị
286.593,50
2.042.863,86
3.420.281,97
Hàng NK
Món
132
171
243
Giá trị
11.237.525,44
14.274.568,80
40.425.417,04
Nhờ thu
Số món
30
43
44
Chỉ tiêu
1.103.745,2
1.337.405,3
1.834.352,21
Chuyển tiền
Số món
459
378
419
Giá trị
12.018.874,35
9.797.377,59
6.209.685,89
Tổng giá trị ( ngàn USD)
24.646.738,5
27.452.155,5
51.889.737,11
- Phương thức chuyển tiền:
Phương thức này hiện đang được sử dụng khá rộng rãi, khách hàng thực hiện phương thức chuyển tiền chủ yếu là các doanh nghiệp đã có tài khoản thanh toán tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
Do đặc thù của phương thức nhờ thu là quyền lợi của nhà xuất khẩu không được đảm bảo trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng nếu thị trường có biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của họ, vì vậy các nhà xuất khẩu hiếm khi sử dụng phương thức này nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay.
Tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội, nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là chủ yếu. Phương thức đảm bảo quyền lợi nhà xuất khẩu hơn so với nhờ thu trơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua.
Xuất phát từ những đặc trưng trên mà hoạt động thanh toán nhờ thu của chi nhánh không chiếm tỷ trọng lớn trong TTQT.
- Phương thức tín dụng chứng từ (L/C):
+ Mở L/C nhập khẩu:
Các khách hàng thực hiện mở L/C nhập ở chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp Nhà Nước tham gia trao đổi mua bán với các đối tác nước ngoài. Với những thủ tục phức tạp hơn so với các phương thức khác nhưng đây là một phương thức có sự đảm bảo một cách tương đối cho các bên tham gia thanh toán nên phương thức này hiện nay được sử dụng nhiều. Doanh số mở L/C nhập qua các năm như sau:
Bảng tổng kết cho thấy doanh số mở L/C tăng đều trong các năm 2005, 2006 và tăng mạnh đột biến vào năm 2007. Điều này là dễ hiểu, do từ năm 2007, với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, các quan hệ thương mại của Việt Nam phát triển rộng chưa từng thấy, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất nhộn nhịp. Một loạt các mặt hàng ngoại nhập được giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết nên nhu cầu mở L/C nhập cũng tăng lên tương ứng. Trong khi năm 2005 và 2006 doanh số mở L/C nhập lần lượt là: 11.237.525,44 USD và 14.274.568,80 thì năm 2007 con số này đã tăng vọt và đạt tới 40.425.17,04 USD. Kết quả này có được cũng một phần nhờ vào việc phuơng thức thanh toán bằng L/C dần được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên do tính an toàn và sự đảm bảo công bằng quyền lợi của hai bên trong hợp đồng thương mại quốc tế.
+ Thông báo L/C xuất khẩu:
Cũng như nghiệp vụ mở L/C, nghiệp vụ thông báo L/C xuất khẩu cũng có sự tăng trưởng đều đặn cho đến năm 2006 và tăng đột biến ở năm 2007 cả về số món lẫn giá trị doanh số. Tuy nhiên, giá trị của hoạt động thông báo L/C xuất chiếm tỷ trọng không lớn so với hoạt động mở L/C nhập khẩu. Điều này được giải thích bởi Việt Nam hiện nay vẫn là nước nhập siêu, các doanh nghiệp nhập nhiều hơn xuất. Mặt khác, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng chưa có những chính sách ưu tiên hợp lý để thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu. Tình hình hoạt động thông báo L/C xuất khẩu cụ thể:
Nếu như từ năm 2004 đến 2005, giá trị L/C thông báo không biến động mạnh thì năm 2006 và 2007 lại có sự tăng mạnh, được lý giải chủ yếu bởi sự gia tăng hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước khi nền kinh tế nước ta mở cửa mạnh mẽ. Tuy nhiên giá trị của L/C thông báo lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu từ hoạt động tín dụng chứng từ.
Một nguyên nhân giải thích cho điều này là các khách hàng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội (chủ yếu ở phía Bắc) gồm nhiều doanh nghiệp xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng gia công nên giá trị của L/C thông báo không cao. Hơn nữa, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng chưa huy động được một lượng ngoại tệ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần thanh toán, cũng như chính sách tài trợ L/C xuất khẩu, cơ chế chiết khấu chứng từ xuất khẩu còn chưa linh hoạt.
Từ những phân tích trên có thể thấy nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội là hoạt động chủ đạo trong TTQT, trong đó thanh toán hàng nhập có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với thanh toán hàng xuất. Đây là thực trạng chung của nhiều ngân hàng thương mại trong nước khi hàng năm Việt Nam vẫn là nước nhập siêu.
2.2.Phân tích các điều kiện thuận lợi phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội
2.2.1.Điều kiện bên trong
2.2.1.1. Đáp ứng đủ điều kiện để được Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát triển hoạt động bao thanh toán
Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) là quy chế điều chỉnh hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam. Vì vậy những tổ chức tín dụng ở Việt Nam muốn phát triển hoạt động này đều phải tuân theo.
Theo Điều 7 của quy chế này: “Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán:
1. Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau:
a. Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán;
b. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng;
c. Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.
2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu:
Ngoài các điều kiện qui định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng xin hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.”
Những điều kiện này NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ.
2.2.1.2.Có kết quả hoạt động kinh doanh tốt
Năng lực tài chính của ngân hàng là yếu tố không thể thiếu để tạo lòng tin với khách hàng về dịch vụ, sản phẩm của mình. Một ngân hàng có tình hình kinh doanh tốt sẽ thu hút được khách hàng đến tiêu dùng dịch vụ của mình và từ đó đảm bảo cho doanh số thu được từ loại dịch vụ đó. Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội luôn cố gắng không ngừng để phục vụ tốt khách hàng những năm qua. Ban lãnh đạo chi nhánh chú trọng đổi mới về công nghệ, văn hóa kinh doanh nhằm giúp ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra.
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng thu
10.791
98.911
206.498
232.417
280.589
Tổng chi
14.429
80.459
176.353
159.631
243.900
Chênh lệch
-3.638
18.452
30.145
36.786
37.000
Quỹ thu nhập
3.638
18.452
30.145
36.786
37.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 – 2007)
Hình 2.1 : Tổng thu, tổng chi và chênh lệch thu - chi của chi nhánh
giai đoạn 2003-2007
Tổng thu của chi nhánh liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2004 – 2005 từ 98.911 triệu đồng lên tới 206.498 triệu đồng. Từ năm 2005 đến nay, tổng thu của
ngân hàng tăng đều đặn. Chỉ tiêu này đã phản ánh rõ rệt hiệu quả và chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Tổng thu 280.589 tỷ, tăng so với 31/12/2006 là 48 tỷ. Trong đó thu lãi 27 tỷ, thu dịch vụ là 4.5 tỷ.
Tổng chi 244 tỷ tăng so với 31/12/2006 là 45 tỷ. Trong đó chi trả lãi 175 tỷ, chiếm 72% trong tổng chi.
Chênh lệch thu nhập – chi phí đạt 37 tỷ, tăng so với kết quả năm 2006 hơn 4 tỷ đồng.
Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra là0.3%.
Hệ số tiền lương đạt được 1.37.
2.2.1.3. Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có khả năng tiếp thu kiến thức mới
Đội ngũ cán bộ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội có độ tuổi trung bình còn rất trẻ và đang ở độ chín của nghề. Trong đó có 93% cán bộ có trình độ đại học, trình độ trên đại học là 5%. Những cán bộ trẻ với trình độ chuyên môn vững chắc và nhiệt tình công việc cao sẽ giúp ngân hàng dễ dàng triển khai các sản phẩm mới. Chính sách đãi ngộ và bồi dưỡng cán bộ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội khá tốt với những khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong nước cũng như gửi cán bộ có năng lực đi đào tạo tại những nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Pháp,… đã làm cho trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao chất lượng, tỉ lệ cán bộ gắn bó với ngân hàng cũng rất cao.
Nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện đồng thời nhiều hoạt động liên quan, không chỉ tín dụng mà cả thanh toán quốc tế. Đội ngũ nhân viên của NHNo&PTNT Tây Hà Nội có đến hơn 70% có chuyên môn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định vay vốn, thu nợ và thanh toán quốc tế và đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên sâu của mình. Các cán bộ tín dụng và thanh toán quốc tế thường xuyên được cử đi học các lớp ngắn ngày để bồi dưỡng và cập nhật thông tin, kiến thức về ngoại thương, thông lệ quốc tế như UCP 600, IBPS, Incoterms… Các cán bộ đều có trình độ cao về ngoại ngữ và vi tính, thực hiện các nghiệp vụ hoàn toàn bằng máy.
2.2.1.4. Hệ thống công nghệ thông tin tương đối đầy đủ và hiện đại
Cùng với sự phát triển của Internet trên toàn thế giới và tại thị trường Việt Nam, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã xây dựng website riêng tại địa chỉ http//:www.agribanktayhanoi.com.vn để quảng bá hoạt động của chi nhánh mình cũng như cung cấp thông tin về tài chính, ngân hàng. Từ khi ra đời đến nay, website này đã được được thay đổi giao diện nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin về chính ngân hàng và các loại sản phẩm mà ngân hàng cung ứng trên thị trường.
Đối với hoạt động ngân hàng quốc tế, việc giao dịch với đối tác nước ngòai thực hiện chủ yếu qua mạng máy tính, qua Fax, mạng SWIFT, Telex… Tất cả các phòng ban trong ngân hàng đều được trang bị hệ thống máy tính hiện đại, nối mạng 100%.
Tính đến tháng 10 năm 2007, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng với toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam là một trong 15% của tổng số khoảng 100 ngân hàng thương mại, định chế tài chính, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài đầu tiên ứng dụng Core banking – phần mềm hiện đại nhất bây giờ để quản lý khách hàng
Core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng. Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có “core” hiện đại hoặc dùng “core” lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng. Thậm chí, khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiêu điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống. Ngoài ra, sự ưu việt của phần mềm mới còn ở chỗ chúng chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code chương trình. Đặc điểm này của Core banking vô cùng thuận lợi cho NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng như hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đưa thêm dịch vụ bao thanh toán vào kinh doanh và ứng dụng các phần mềm chuyên dụng cho hoạt động bao thanh toán như Factoring Softwear, Factoring Casestudy,…
Nhanh chóng đổi mới công nghệ tiên tiến giúp NHNo&PTNT Tây Hà Nội nói riêng và cả hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính.
2.2.2.Điều kiện thuận lợi bên ngoài
2.2.2.1.Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng đều
Những thành tựu kinh tế - xã hội gặt hái được trong những năm gần đây đã đánh dấu sự trưởng thành của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tháng 1 năm 2007. Tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức cao trong khu vực và thế giới từ 7-8%/năm. Các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn hơn trong việc vươn ra thị trường thế giới. Điều đó được thể hiện với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4% (tương đương 46,76 tỷ USD). Với kết quả này, quy mô xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bằng 68,1% tổng sản phầm quốc nội (GDP) năm 2007. Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 56,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 27,3% tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2006; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 23,1% so với năm 2006. Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,2% tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng 1,7% tỷ USD, nhóm nhiên liệu, khoáng sản tăng 0,2% tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,7% tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD. Về mặt hàng xuất khẩu, 10 mặt hàng và nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí. Trong đó, ngoài 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, thì 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ cũng đã đạt trên 2 tỷ USD. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm so với năm 2006 như: Dầu thô đạt 15,2 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ 7,4%; Hạt tiêu ước đạt 100 ngàn tấn, thấp hơn cùng kỳ 14,3%; Gạo ước đạt 4,5 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ 3,1%. Những mặt hàng chủ lực có lượng xuất khẩu tăng khá so với năm 2006 gồm: Gạo tăng 16%; Cà phê tăng 50%; Hạt tiêu tăng 73%; Nhân điều (30,8%); Hàng Dệt may (32%); Điện tử và linh kiện máy tính (28,8%); Sản phẩm gỗ 21,1%; Sản phẩm nhựa 45,8%; Dây điện và cáp điện tăng 27,7%...
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực do giá thế giới tăng mạnh nên về mặt trị giá tăng khá so với năm 2006 như: Cà phê tăng 50% mặc dù lượng xuất khẩu tăng 22,3%; Hạt tiêu tăng 73,3% trong khi lượng giảm 14,7%... Nhóm sản phẩm cơ khí đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 120% so với năm 2006, đem lại kim ngạch trên 2,2tỷ USD năm 2007.
2.2.2.2.Nhu cầu hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn
Hoạt động xuất khẩu những năm vừa qua tuy đã có những bước phát triển song còn nhiều hạn chế. Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều trở ngại khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo một điều tra được thực hiện năm 2005 của bộ Thương mại (nay là bộ Công thương) ta thấy nhu cầu về thông tin thị trường xuất khẩu, đối tác là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm 38%. Phần lớn những thông tin và doanh nghiệp có được đều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, không mang tính thống. Trong khi đó, các công ty chuyên cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài còn ít và hoạt động còn nhỏ lẻ. Thiếu thông tin khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó đánh giá đầy đủ về bạn hàng của mình. Thông tin cần phải tin cậy, chính xác mới đảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm hơn khi thực hiện xuất khẩu, tránh được rủi ro từ phía đối tác, đảm bảo thu nợ từ phía nhà nhập khẩu.
Bảng 2.5: Điều tra nhu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Đơn vị: Doa._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26447.doc