BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
UOTHITPHANYA LOBPHALAK
PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI TỈNH CHAMPASAC
(Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số : ĐLKT-07-016
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến tất cả những người giúp
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasac, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đỡ tôi trong suất quá trình thực hiện luận văn.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng _ người đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suất quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Cảm ơn ban giám hiệu trường ĐHSP TP.HCM. cảm ơn phòng KHCN& SĐH, cảm ơn các thầy, cô
giáo trong khoa địa lí và các thầy , cô giáo trong trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suất quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cảm ơn các bạn học viên Việt Nam cùng lớp đã giúp đỡ tôi trong suất quá trình học tập và thực
hiện lậu văn.
Cảm ơn các cơ quan: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasac, sở giáo dục và đào tạo tỉnh
Champasac, sở y tế tỉnh Champasac, sở giao thông vận tải tỉnh Champasac, sở công thương tỉnh
Champasac.
Cảm ơn ban giám hiệu trường cao đẳng sư phạm Pakse tỉnh Champasac là nơi tôi công tác, cảm ơn
đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi trong suất quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
MỤC LỤC
1TLỜI CẢM ƠN1T .................................................................................................................................................. 2
1TMỤC LỤC1T ......................................................................................................................................................... 3
1TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T ................................................................................................................. 5
1TMỞ ĐẦU1T........................................................................................................................................................... 6
1T .Lý do chọn đề tài.1T ....................................................................................................................................... 6
1T2. Mục tiêu, nhiêm vụ, phạm vi nghien cứu1T .................................................................................................... 6
1T2.1. Mục tiêu1T .............................................................................................................................................. 6
1T2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu1T .......................................................................................................................... 6
1T2.3. Phạm vi nghiên cứu1T ............................................................................................................................. 7
1T3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề1T.......................................................................................................................... 7
1T4. Hệ quan điểm nghiên cứu1T ........................................................................................................................... 8
1T4.1. Quan điểm hệ thống1T ............................................................................................................................ 8
1T4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ1T............................................................................................................... 8
1T4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh1T ............................................................................................................. 8
1T5. phương pháp nghiên cứu1T ............................................................................................................................ 8
1T5.1. phương pháp sưu tầm1T .......................................................................................................................... 8
1T5.2. phương pháp phân tích - tổng hợp1T ....................................................................................................... 8
1T5.3. Phương pháp bản – biểu đồ 1T ................................................................................................................. 9
1T5.4.Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa1T ............................................................................................... 9
1T5.5. phương pháp dự báo 1T ............................................................................................................................ 9
1T6. Các đóng góp chính của đề tài1T .................................................................................................................... 9
1T7. Cấu trúc luận văn1T ....................................................................................................................................... 9
1TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN1T .................................................................... 10
1T .1.Dân số và phát triển dân số.1T.................................................................................................................... 10
1T .1.1.Các khái niệm dân số.1T ...................................................................................................................... 10
1T .1.1.1.Gia tăng dân số 1T ......................................................................................................................... 10
1T .1.1.2. Cơ cấu dân số :1T ........................................................................................................................ 15
1T .1.2. Học thuyết dân số1T ........................................................................................................................... 18
1T .1.2.1. Học thuyết quá độ dân số.1T ........................................................................................................ 18
1T .1.2.2. học tuyết dân số tối ưu1T ............................................................................................................. 18
1T .2. Các khái niệm về phát triển và chỉ số đo sự phát triển1T ........................................................................... 18
1T .2.1.Khái niệm phát triển1T ........................................................................................................................ 18
1T .2.2.Các chỉ số đo sự phát triển1T ............................................................................................................... 19
1T .2.1.1.Tổng sản phẩm quốc dân:GNP( Gross National Product) và tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross
Domestic Product):1T .............................................................................................................................. 19
1T .2.2.2. Kỳ vọng sống hay tuổi thọ trung bình (Life Expectancy At Birth):1T ........................................... 19
1T .2.2.3.Chỉ số calo bình quân theo đầu ngưới:1T ...................................................................................... 20
1T .2.2.4.Trình độ biết đọc, biết viết của dân cư:1T ..................................................................................... 20
1T .2.2.5.Cơ cấu kinh tế quốc dân.1T .......................................................................................................... 21
1T .3.Mối quan hệ giữa phát triển dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội.1T ....................................................... 21
1T .3.1.Sự thống nhất biện chứng giữa sản xuất vật chất và tái sản xuất con người.1T ..................................... 21
1T .3.2.Quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế.1T .................................................................................... 21
1T .3.2.1. Dân số với phát triển kinh tế.1T ................................................................................................... 21
1T .3.2.2. Dân số, nguồn lao động và vấn đề việc làm:1T ............................................................................ 23
1T .2.3.3.Dân số với giáo dục, Văn hóa.1T .................................................................................................. 23
1T .2.3.4.Dân số và ý tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng :1T........................................................................ 26
1TChương 2. DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CHAMPASAC1T ....................................... 29
1T2.1. Khái quát tỉnh Champasac.1T .................................................................................................................... 29
1T2.2 Tình hình phát triển dân số tỉnh Champasac.1T .......................................................................................... 31
1T2.2.1. Quy mô, cơ cấu dân số.1T .................................................................................................................. 31
1T2.2.1.1. Quy mô dân số.1T ........................................................................................................................ 31
1T2.2.1.2. Cơ cấu dân số 1T .......................................................................................................................... 34
1T2.2.2. Gia tăng dân số 1T ............................................................................................................................... 38
1T2.2.2.2 Gia tăng cơ học.1T ........................................................................................................................ 41
1T2.2.3. Mật độ dân số và phân bố dân cư1T .................................................................................................... 42
1T2.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac.1T ....................................................................................... 47
1T2.3.1. kinh tế.1T ........................................................................................................................................... 47
1T2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế.1T ................................................................................................................ 47
1T2.3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .1T ..................................................................................................... 50
1T2.3.1.3. Các ngành kinh tế.1T ................................................................................................................... 51
1T2.3.2. Xã hội.1T ........................................................................................................................................... 69
1T2.3.2.1 Giáo dục.1T .................................................................................................................................. 69
1T2.3.2.2. Y tế .1T........................................................................................................................................ 71
1T2.4. Mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế - xã hội Champasac.1T ...................................................... 73
1T2.4.1. Dân số và tăng trưởng kinh tế .1T ....................................................................................................... 73
1T2.4.2 Dân số và lao động.1T ......................................................................................................................... 74
1T2.4.3. Dân số và giáo dục.1T ........................................................................................................................ 75
1T2.4.4. Dân số và y tế.1T ................................................................................................................................ 76
1TChương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
CHAMPASAC.1T ............................................................................................................................................... 78
1T3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển1T .............................................................................................................. 78
1T3.1.1. Các quan điểm phát triển1T ................................................................................................................ 78
1T3.1.1.1 Quan điểm chỉ đạo chung .1T ....................................................................................................... 78
1T3.1.1.2 Quan điểm hội nhập kinh tế1T ...................................................................................................... 78
1T3.1.1.3. Quản điểm hiệu quả kinh tế - xã hội.1T ....................................................................................... 79
1T3.1.2. Các mục tiêu phát triển1T ................................................................................................................... 79
1T3.2. Định hướng phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Champasac.1T ......................................................... 82
1T3.2.1.Dự báo, định hướng phát triển dân số .1T ............................................................................................ 82
1T3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế1T ......................................................................................................... 83
1T3.2.2.1. Xây dựng các phương án phát triển.1T ......................................................................................... 83
1T3.2.2.2. Lựa chọn phương án phát triển .1T............................................................................................... 84
1T3.3. Các giải pháp phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Champasac đến năm 20201T................................. 85
1T3.3.1. Về dân số1T ....................................................................................................................................... 85
1T3.3.2. Về kinh tế - xã hội1T .......................................................................................................................... 86
1T3.3.2.1. Kinh tế1T..................................................................................................................................... 86
1T3.3.2.2. Xã hội1T ...................................................................................................................................... 89
1TKẾT LUẬN1T ..................................................................................................................................................... 92
1TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.1T ......................................................................................................... 94
1TPHỤ LỤC1T ........................................................................................................................................................ 96
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ.
GS : Giáo sư.
CBR : Tỉ suất sinh thô.
CDR : Tỉ suất tử thô.
IMR : Tỉ suất tử vong trẻ em.
PGR : Gia tăng dân số.
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân.
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội.
HS : Học sinh.
HSTHCS : Học sinh trung học cơ sở.
HSTHPT : Học sinh trung học phổ thong.
THCS : Trung học cơ sở.
THPT : Trung học phổ thong.
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Tỉnh Champasac là một trong 4 tỉnh nằm ở phía Nam Lào, cùng với tỉnh Salavan, tỉnh Xekong, tỉnh
Attapư. Tỉnh Champasac có đường biên giới tiếp giáp với hai quốc Campuchia và Thái Lan và tiếp
giáp 3 tỉnh trong nước, Salavan, Xekonh, Atatpư. Tỉnh có 10 huyện với diện tích tự nhiên là 15415
kmP2P và mật độ dân số trung bình là 41 người/kmP2P (năm 2007).
Do vị trí địa lý có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế văn hóa, khoa học với các tỉnh trong cả
nước và quốc tế. Đây là cũng là lợi thế thu hút các nhà đầu tư, dân cư , lao động đến làm ăn sinh sống .
Chính những đặc điểm này đã có ảnh hưởng đến sự phát triển dân số và tình hình kinh tế xã hội của
Champasac từ trước đến này. Do nhu cầu tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của các trường đại học
và cao đẳng, các nhà máy, xí nghiệp, … đã thu hút nhiều lao động và sinh viên các tỉnh đến sinh sống,
học tập, nhờ đó quy mô dân số Champasac ngày càng lớn và phần lớn do gia tăng cơ học. Vấn đề dân
số bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số có ảnh lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
và vấn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cả hiện tại và
trong tương lai.
Dân số và mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là một vấn đề cần được
quan tâm, nghìn nhận, phân tích và đánh giá. Làm được điều này sẽ góp phần lớn vào việc thực hiện tốt
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “
Phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac (CHDCND Lào)” để làm luận văn
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiêm vụ, phạm vi nghien cứu
2.1. Mục tiêu
- Phân tích đặc điểm dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac 1996-2008
- Phân tích mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac; định hướng sự
phát triển dân số của tỉnh trong tương lai, đưa ra giải pháp nhằm phát triển cân đối giữa dân số và sự
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về dân số, phát triển; mỗi quan hệ giữa dân số và sự phát triển.
- Phân tích các đặc điểm về dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. Từ đó rút ra mối
quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Căn cứ thực trạng dân số và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh để định hướng sự phát triển dân số của
tỉnh trong tương lai đồng thời đề xuất những giải pháp nhẳm tạo sự cân đối, hài hòa giữa phát triển dân
số và phát triển kinh tế - xã hội của Champasac.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu tác động dân số và kinh tế xã hội và ngược lại
- Về không gian: Đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Champasac trên địa bàn toàn tỉnh theo ranh giới hành chính hiện nay (gồm 10 huyện ).
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu của tình hình phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Champasac năm
1996 đến 2008. Đây là giai đoạn có những biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ về tình hình kinh tế - xã hội và
những thay đổi rõ rệt về quy mô và đặc điểm dân số của tỉnh.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội là một trong nghững vấn đề
được quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu nhân khẩu, chính trị, kinh tế trên thế giới.Nó là một
quá trình, trong đó mỗi yếu tố phát triển theo những quy luật riêng
và giữa chúng tồn tại những mỗi quan hệ chặt chẽ.
Ảnh hưởng của dân số tới phát triển của kinh tế - xã hội, đã được các nhà dân số, kinh tế, chính trị
trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Chẳng hạn trong các tác phẩm của R.C.Sharma – Population
Resources Environment and Quality of Life; Frank T.Denton và Byron G. Spener – Population and the
Economy; Parks.S Tăng trưởng và phát triển.
Ở Việt Nam, những năm cuối thập kỳ 80 đã có các công trình nghiên cứu của GS.TS. Đặng Thu,
PGS.TS.Nguyễn Thị Minh Tuệ, GS. Đào Thế Tuấn… về vấn đề mối quan hệ giữa dân số và sự phát
triển kinh tế - xã hội, tác phẩm “ Dân số và phát triển ở Việt Nam” của Patrick Gubry, Nguyễn Hữu
Dũng, Phạm Thúy Hương. Ngoài ra còn có luận án tiến sĩ với đề tài “ Phát triển dân số và mối quan hệ
của nó với phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM” của PG.TS. Nguyễn Kim Hồng trường Đại học Sư
phạm TP.HCM.
“Sự biến đổi dân số và phân bố dân cư nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” của Khămmani Suriđết
trường đại học sư phạm Viêng Chăn.
Tuy nhiên, ở tỉnh Champasac cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ
giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac, vì vậy, rất khó khăn để cho tôi thực hiện
tốt đề tài này.
4. Hệ quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm hệ thống
Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội. Sự
thay đổi về quy mô, đặc điểm dân số có thể chịu ảnh hưởng của sự phát của kinh tế - xã hội và ngược
lại. Vì vậy, phải coi các vấn đề dân số và phát triển như là một hệ thống kinnh tế - xã hội hoàn chỉnh,
luôn vận động và phát triển không ngừng.
4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Việc nghiên cứu các vấn đề dân số và phát triển của tỉnh không thể tách rời vấn đề dân số và phát
triển của các tỉnh lân cận, của phía Nam và của cả nước. Vì dân số và phát triển kinnh tế - xã hội của
tỉnh Champasac, có lien hệ không chỉ trong tỉnh mà còn có mối lien hệ với những lãnh thổ liên kề.
4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Sự tăng trưởng dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng rất lớn
đến quy mô, đặc điểm dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề
dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được
bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi
nghiên cứu .
5. phương pháp nghiên cứu
5.1. phương pháp sưu tầm
Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số liệu có liên quan đến nội
dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra được các đặc điểm về dân số tỉnh Champasac cũng như nhìn
nhận, đánh giá chính xác mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5.2. phương pháp phân tích - tổng hợp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp nhuần nhuyễn
mang lại nhiều lợi ích. Vì dựa trên việc phân tích tài liệu đã có cũng như thực tế, chúng ta mới có cái
nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đẩy đủ nhất đáp
ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.
5.3. Phương pháp bản – biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề
nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần
mền Arcview và Map info dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lý.
Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ.
5.4.Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Thực ra là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội. Vì
vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác,
tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được.
5.5. phương pháp dự báo
Đề tài sử dụng phương pháp dự báo trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được và sự
phát triển có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
6. Các đóng góp chính của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lí luận về dân số, phát triển và mối quan hệ giữa dân số và
phát triển.
- Phân tích các đặc điểm dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac.
- phân tích mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac.
- Dựa báo sự phát triển dân số của tỉnh trong tương lai và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển
cân đối mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Champasac
Kết luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.Dân số và phát triển dân số.
1.1.1.Các khái niệm dân số.
Khi nghiên cứu về dân số thì các nhà nhân khẩu học và địa lý thường chú ý đến số lượng, mật độ
cấu trúc tuổi…của dân số, tức là dân số là tổng số người dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định,
được tính ở thời điểm nhất định.
1.1.1.1.Gia tăng dân số
a.Gia tăng tư nhiên:
Là nguyên nhân trực tiếp quyết định tới sự gia tăng dân số, chủ yếu do hai nhân tố quyết định: sinh
đẻ và tử vong.
- Tỉ suất sinh thô :
Là tỉ số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình của cùng thời gian đó. Đơn vị tính là
phần ngàn (‰).
Công thức tính tỉ suất sinh thô:
1000*
p
BCBR =
CBR: Tỉ suất sinh thô ( Crude Birth Rate)
B: Số trẻ em sinh ra trong năm
P: Dân số trung của địa phương trong năm
Tỉ suất sinh hoàn toàn không giống nhau có sự thay đổi theo không gian và thời gian. Nó phụ
thuộc không chỉ cường độ của quá trình sinh đẻ, mà còn kết cấu dân số theo độ tuổi, giới tính và kết
cấu hôn nhân .
Trong nửa thế kỷ qua, tỉ suất sinh ở các nhóm nước đều có xu hướng giảm nhanh, trong năn thập
kỷ 1950 thì tỉ suất sinh ở các nước đang phát triển cao hơn nước có kinh tế phát triển là 19‰ và đến
năm 2004-2005 thì tỉ suất sinh của các nước đang phất triển giảm còn 13‰ so với các nước đã phát
triển.
Hình 1.1. Tỉ suất sinh thô thời kì 1950-2005 (‰).
31
27
23
17 15
12 11
42
36
26 2423 21
36
31
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
19
50
- 1
95
5
19
75
- 1
98
0
19
85
- 1
99
0
19
95
- 2
00
0
20
04
- 2
00
5
Toàn thế giới
các nước phát triển
Các nước đang phát
triển
Nhóm nước
- Tỉ suất tử thô :
Là tỉ số giữa người chết trong năm so với số dân trung bình của cùng thời gian đó. Đơn vị tính là phần
ngàn (‰).
Công thức tính tỉ suất tử thô :
P
DCDR = ×1000
CDR: Tỉ suất tử thô (Crude Death Rate)
D: số người chết trong năm của địa phương.
P: Dân số trung của địa phương trong năm.
Có nhiều nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tỉ suất tử vong. Tỉ suất tử thô chủ yếu do quy luật
của tự nhiên, kinh tế - xã hội, chiến tranh…
Vậy tỉ suất tử có sự khác nhau ở các nước trên thế giới, các nước có kinh tế đang phát triển có tỉ
suất tử cao hơn các nước có kinh tế phát triển. Trong những năm 1950-1955 các nước đang phát triển
có tỉ suất tử cao hơn các nước kinh tế phát triển 13‰ và trong năm 2004-2005 các nước có kinh tế
đang phát triển thì có tỉ suất tử giảm rất nhiều, thậm chí tỉ suất tử ở các nước đang phát triển thấp hơn tỉ
suất tử
các nước có kinh tế phát triển 2‰.
Hình 1.2. Tỉ suất tử thô thời kì 1950-2005 (‰).
25
15
11
9 9
15
9 9 10 10
28
17
12
9 8
0
5
10
15
20
25
30
1950-
1955
1975-
1980
1985-
1990
1995-
2000
2004-
2005
Toàn thế giới
các nước phát triển
Các nước đang phát triển
- Tỉ suất tử vong trẻ em
Tỉ suất tử vong trẻ em là tỉ suất tử vong dưới 1 tuổi, đơn vị tính là ‰ đứa trẻ sinh ra trong năm.
0
0
B
DIMR =
IMR: Tỉ suất tử vong trẻ em ( Infant Mortality Rate)
0D : Số tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi trong năm
0B : Số trẻ sinh ra trong năm.
- Gia tăng tự nhiên ( Natural Increase):
Là kết quả của mối tương quan giữa số sinh và số tử.
NI = B – D
NI: Số gia tăng tự nhiên
B: Số sinh
D: Số tử
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên ( Rate Of Natural Increase): là tỉ số giữa gia tăng tự nhiên và số dân trung
bình trong một thời gian nhất định.
P
DBRNI −=
Và tỉ suất gia tăng tự nhiên còn được tính theo tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn
vị tính là %.
RNI= CBR- CDR
CBR: tỉ suất sinh thô
CDR: tỉ suất tử thô
Từ trước đến nay, dân số luôn tăng với nhịp độ khác nhau. Vào thời bình minh của nhân loại hệ số
sinh và hệ số tử đều cao. Kết quả tất yếu của hiện tượng này là hệ số gia tăng tự nhiên rất thấp. Vào đầu
thế kỷ VII trước Công nguyên, mức gia tăng tự nhiên chỉ đạt 0.04%; từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ
XV sau Công nguyên tăng lên 0.1 % , còn thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVIII là 0.2% .
Cho đến thế kỷ thứ XIX hệ số gia tăng tự nhiên cao hơn nhiều do những thay đổi cơ bản về tình
hình kinh tế - xã hội trên thế giới song từ khi sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhịp độ gia tăng dân số
rất nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển dẫn đến hiện tượng mà các nhà dân số học gọi là “ Bùng
nổ dân số ” .
Cụ hể hơn có sự phân biệt 4 nhóm nước có hệ số gia tăng tự nhiên khác nhau
+ nhóm nước có dân số không phát triển hoặc phát triển giặt lùi. Đặc trưng của nhóm này là hệ số sinh
hầu như bằng hệ số tử.
+ Nhóm nước có hệ số phát triển chậm. Nết tiêu biểu của nhóm nước này là hệ số sinh thấp, hệ số tử
vong cũng thấp và mức gia tăng tự nhiên dưới 1 %.
+ Nhóm các nước có dân số phát triển ở mức trung bình. Với hệ số sinh tương đối cao hệ số tử trung
bình, tốc độ tăng tự nhiên của nhóm nước này dưới 2.%
+ Nhóm nước có dân số phát triển mạnh hoặc rất nhanh với hệ số gia tăng tự
Nhiên trên 2 % .
Thời kỳ
Các vùng
1900-
1950
1975-
1980
1985-
1990 1995 2005
Thế giới 0,8 1,9 1,7 1,5 1,2
Châu Phi 1,0 2,7 3,0 2,8 2,3
Châu Á 0,8 2,0 1,8 1,7 1,3
Mỹ Latinh 1,6 2,7 2,2 1,9 1,6
Bắc Mỹ 1,4 1,0 0,80,7 0,6
Châu Âu 0,6 0,6 0,2 0,1 0,1
Nguồn:World population Data Steet 2005
Bảng 1.1. Biến động tự nhiên dân số trên thế giới 1900- 2005
.
b. Gia tăng cơ học.
Nếu như gia tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số thì gia tăng cơ học có nơi có lúc giữ vai trò
quan trọng trong việc làm thay đổi dân số của một lãnh thổ.
- Khái niệm:
Bắt nguồn từ tiếng latin “migratio” ( nghĩa là di cư, chuyển chỗ ở). Di cư bao gồm có 2 bộ phận xuất
cư ( nghững người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư ( là nghững người đến nơi cư trú mới)
- Tỉ suất nhập cư (Immigration Rate- IR) là tỉ số giữa người nhập cư và dân số trung bình năm, đơn vị
tính %.
P
IIR =
I: Số người nhập cư trong năm
P: Dân số trung bình trong năm
- Tỉ suất xuất cư (Emigration Rate) là số người di cư ra ngoài vùng trên dân số trung bình trong năm
của vùng, đơn vị tính %.
P
EER =
E: Số người di cư ra ngoài vùng
P: Dân số trung bình trong năm của vùng
- Gia tăng cơ học(Net Migration Rate-NMR)là tỉ số giữa người nhập cư trừ tỉ số người xuất cư trên
dân số trung bình trong năm của vùng.
P
EIERIRNMR −=−=
c. Gia tăng dân số (Population Growht Rate)
là tổng đại số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học
PGR= RNI + NMI
Tỉ suất gia tăng dân số còn được tính theo công thức dưới với, đơn vị tính %.
0
0
P
PPPGR t −=
0P :dân số ở thời điểm điều tra ban đầu
tP : dân số ở thời điểm điều tra cuối
Nếu thời điểm điều tra cách nhau 1 năm thì công thức trên cho biết tốc độc gia tăng dân số trong một
năm. N._.ếu tốc độ gia tăng dân số theo thời gian nhiều năm giữa các lần điều tra dân số, các nhà dân số
học thường sử dùng công thức hàm số mũ để dự báo dân số .
rt
t ePP .0=
00
ln1ln
P
P
t
rrt
P
P tt ⇒=
0P :dân số ở thời điểm điều tra ban đầu
tP : dân số ở thời điểm điều tra t
R: tỉ lệ tăng trưởng dân số (%)
T : thời gian từ năm góc đến năm cần dự báo.
1.1.1.2. Cơ cấu dân số :
Kết cấu dân số là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh
thổ ( nhóm nước, từng nước hoặc từng vùng) được phân chia trên những tiêu chuẩn nhất định.
Nhìn chung kết cấu dân số bao gồm kết cấu sinh học ( Kết cấu theo độ tuổi và kết cấu theo giới
tính), kết cấu dân tộc ( kết cấu theo thành phần dân tộc và kết cấu theo quốc tịch) và kết cấu xã hội của
dân cư (kết cấu theo giai cấp, kết cấu theo lao động, kết cấu theo nghề nghiệp và kết cấu theo trình độ
văn hóa).
a.Cơ cấu sinh học:
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất đinh.
Nói cách khác đó là sự phân chia số dân theo từng nhóm tuổi và được định trước nhằm phục vụ cho
việc nghiên cứu các quá trình về dân số và các quá trình kinh tế - xã hội.
Có 2 cách phân chia độ tuổi với việc sử dùng các thang bậc khác nhau :
+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau. Sự chênh lệch giữa hai độ tuổi không tiếp nhau có thể là 1 năm, 5
năm hay 10 năm ( người ta thường sử dùng khoảng cách 5 năm)
+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau. Thông thường người ta chia thành 3 nhóm tuổi: dưới độ
tuổi lao động (0-14 tuổi), trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) và trên độ tuổi lao động( từ 60 tuổi trở
lên).
Cơ cấu dân số theo tuổi rất khác nhau giữa các nước ( hay nhóm nước). Những nước được coi là có
dân số “trẻ ” nếu tỉ lệ người dưới 15 tuổi vượt quá 35% và số người trong độ tuổi trên 60 tuổi dưới
mức 10% tổng số dân cả nước. Ngược lai nghững nước có dân số “ già ” khi độ tuổi 0-14 dao động
trong 30-35 %, độ tuổi trên 60 vượt quá 10% tổng số dân.
- Tháp tuổi:
Tháp tuổi là một loại biểu đồ thể hiện mọi số liệu có quan hệ trực tiếp với kết cấu dân số theo độ
tuổi và giới tính. Tháp tuổi phản ánh tất cả các sự kiện của dân số trong một thời điểm nhất định. Vì thế
khi nhìn tháp tuổi có thể thấy rõ được số dân theo độ tuổi theo từng giới.
Hiện nay, người ta phân biệt 3 kiểu hình tháp tuổi cơ bản phản ánh kết cấu tuổi của các kiểu dân số
khác nhau. Mỗi kiểu tháp tuổi có đặc điểm riêng và hình dạng.
+ Kiểu 1: Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp, tuổi thọ trung bình thấp. Tháp tuổi vẫn mang hình dáng rất nhọn,
đáy rộng càng lên phía đỉnh tháp càng nhọn. Đây là kiểu kết cấu dân số của các nước chậm phát triển.
+ Kiểu 2 : Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp, tuổi thọ trung bình đang tăng dần. Tháp tuổi vẫn mang hình
dáng nhọn song có chiều cao lớn hơn. Đây là kiểu kết cấu dân số của các nước dân số đang phát triển.
+ Kiểu 3: Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đều thấp, tuổi thọ trung cao. Tháp tuổi không còn hình dáng nhọn nữa.
Sự chênh lệch giữa đáy và đình tháp không đáng kể. Đây là kiểu kết cấu dân số của các nước kinh tế
phát triển.
- Cơ cấu dân số theo giới tính:
Trên lãnh thổ bao giờ cũng có cả nam giới và nữ giới cùng chung sống với nhau. Số lượng, tính tương
quan giữa giới này so với giới kia hoặc với tổng số dân được gọi là cơ cấu theo giới ( hay cơ cấu nam
nữ) .
Cơ cấu nam nữ được tính theo 3 cách .
+ Số lượng nam trên 100 nữ
+ Số lượng nữ trên 100 nam
+ Số lượng nam( hoặc nữ) so với tổng số dân ( tính bằng %)
Nói chung trên bình diện thế giới, trong số trẻ mới sinh ra bao giờ nam cũng nhiều hơn nữ với tỉ số
nam giới dao động từ 103-106 tùy theo từng châu lục, từng nước. Cơ cấu dân số theo giới tính không
giống nhau theo các nước, những nước có số nữ giới nhiều hơn thường là những nước có kinh tế phát
triển ( chuâ Âu, Bắc Mỹ) tuổi thọ trung bình của nam giới thấp hơn nữ giới.
Cơ cấu dân số theo giới tính còn có sự khác biệt giữa các thành thị và nông thôn.
- Cơ cấu dân tộc
+ Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, ranh giới các quốc gia có nhiều
thay đổi. Trong một nước bao gồm nhiều tộc người và chủng tộc với đặc điểm khác nhau về sinh hoạt,
tập tục, tập quán, ngôn ngữ…
Trên thế giới có rất nhiều tộc người, số dân và mỗi tộc người dao động rất lớn, từ hàng trăm, hàng
triệu người. Đa số các nước trên thế giới là các quốc gia nhiều tộc người, ở một số nước có từ vai chục
đến hàng trăm tộc người sinh sống như: Nga, Ấn Độ, Inđônêxia…
Quá trình hình thành dân tộc diễn ra theo hai chiều khác nhau:
• Hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở tự nhiên sinh sống bên nhau một lãnh thổ nhất định với mục
đích cùng xây dựng một đất nước, một xã hội chung.
• Hình thành do xâm chiếm đất đai của các dân tộc khác để xây dựng trên đó một nhà nước riêng của
mình.
• Cơ cấu dân số theo quốc tịch, trong một nước có thể có nhiều người từ các nước khác đến sinh sống
cơ lập nghiệp. Họ có thể được công nhận quốc tịch như người dân chính thức của nước đó, hoặc được
hưởng quy chế người nước ngoài.
- Cơ cấu xã hội.
Cơ cấu xã hội là phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ nhất định. Đây là
việc phân chia dân số theo các tiêu chuẩn khác nhau như : lao động, nghề nghiệp ,trình độ văn hóa…
+ Cơ cấu dân số theo lao động.
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, dân số hoạt động bao gồm không chỉ những người có việc
làm, mà còn cả những người không có việc làm .
Tình hình tăng giảm dân số theo lao động trong một nước diễn ra như thế nào tùy thuộc vào nhiều
yếu tố. Thí dụ số người ở lứa tuổi trẻ, thời gian quy định về tuổi học tập, hưu trí, địa vị, người phụ nữ
trong xã hội…
Việc phân chia của dân cư theo khu vực chủ yếu dựa vào tính chất và nội dung hoạt động sản xuất
và có nhiều cách phân chia khu vực lao động:
• Căn cứ vào thời gian ra đời, người ta phân biệt khu vực cổ truyền (nông nghiệp, thủ công nghiệp…)
và khu vực hiện đại ( công nghiệp , dịch vụ…)
• Dựa vào tính chất của quan hệ sản xuất, có khu vực nhà nước, khu vực tập thể và
khu vực gia đình;
• Trên cơ sở tính chất của sản xuất, có khu vực I ( nông, lâm,ngu nghiệp…), khu vực II ( công nghiệp
và xây dựng) và khu vực III ( các hoạt động còn lại )
Hiện nay trên thế giới đang phổ biến cách phân chia hoạt động lao động thành 4 khu vực với nội dung
hoàn toàn khác cách phân chia nói trên, khu vực IV ( lao động trí óc) đang được định hình và được
quan tâm một cách đặc biệt.
+ Cơ cấu dân số theo nghề nghiệp.
Nói tới nghề nghiệp nghĩa là nói tới từng cá nhân. Nhự vậy cớ cấu dân số theo nghề nghiệp có liên
quan tới đặc điểm lao động cụ thể của từng người.
Nghề nghiệp của từng người phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
tình hình kinh tế chính trị của từng nước. Lực lượng sản xuất càng phát triển, sự phân công lao động
xã hội càng sâu sắc thì số các ngành nghề càng tăng lên.
+ Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ học vấn của dân cư trong một nước. Ở mức độ
nhất đinh, nó còn gián tiếp thể hiện tình hình và khả năng phát triển kinh tế.
Có sự khác nhau về cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa giữa các nước, các khu vực trên thế giới. Ở
các nước đang phát triển tỉ lệ dân số có trình độ văn hóa trong tổng số
dân rất thấp. Ngoặc lại, tỉ lệ dân số có trình độ văn hóa ở các nước kinh tế phát triển cao hơn nhiều so
với các nước chậm phát triểm.
1.1.2. Học thuyết dân số
Từ xưa đến này, trong dân số học đã xuất hiện nhiều lí thuyết dân số nhằm mục đích giải thích sự
phát triển dân số của thế giới nói chung và của khu vực nói riêng.
1.1.2.1. Học thuyết quá độ dân số.
Quá độ dân số là một quan niệm được sử dụng rất rộng rãi trong dân số học, hiện nay để lý giải sự
thay đổi của các kiểu tái sản xuất dân cư trên thế giới. Vào cuối thế kỉ XIX, người ta đã nhận thức đúng
đắn rằng, chi phối mức sinh và mức tử của con người không phải chỉ do các quy luật sinh học, mà là cả
các điều kiện kinh tế - xã hội.
Sự gia tăng dân số thế là kết quả qua lại giữa mức sinh và mức tử và diễn ra khác nhau theo thời gian,
căn cứ vào sự thay đổi này, thuyết quá độ dân số phân biệt 3 giai đoạn.
- Mức sinh và mức tử đều cao, dân số tăng chậm.
- Mức sinh và mức tử đều giảm, nhưng mức tử giảm nhanh hơn, dân số tăng nhanh.
- Mức sinh và mức tử đều thấp, dân số tăng chậm.
1.1.2.2. học tuyết dân số tối ưu
Trước khi nghiên cứu dân số tối ưu, ta cần nghiên cứu dân số tối đa.
Dân số tối đa của một quốc gia hay một địa phương là dân số đã đạt đến mức giới hạn không được
vượt qua mức đó, nếu vượt qua dân cư sẽ đầm váo tình trang đói khổ…
Thuyết “ dân số tối ưu” ra đời nhằm xây dựng một dân số hợp lý có thể phát triển kinh tế - xã hội
thuận lợi.
Sự gia tăng dân số khác nhau sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Có hai
cách để giải quyết: một là tìm cách giảm sự gia tăng dân số, hai là đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã
hội.
Nếu sự gia tăng dân số không đi đôi với sự gia tăng sản xuất thì kết quả sẽ vô cùng tội tệ, bởi vì mức
sống của con người sẽ nhanh chóng giảm sút.
Như vậy, một quốc gia muốn phát triển kinh tế thuận lợi thì cần có một dân số phủ hợp, tức là “dân
số tối ưu”.
1.2. Các khái niệm về phát triển và chỉ số đo sự phát triển
1.2.1.Khái niệm phát triển
- Tăng trưởng kinh tế :
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm trong nước hoặc
mức tăng của sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm trong nước tính
theo đầu người. Bản thân sự tăng trưởng không bao hàm trong nó sự phân chia những
lợi ích vật chất đều cho mọi người.
- Phát triển kinh tế:
Theo các nhà kinh tế chính trị học thì sự phát triển là quá trình mà xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu
cầu về vật chất và tinh thần mà xã hội đó coi là cơ bản. Khi nói đến nền kinh tế phát triển là muốn nói
đến mức độ lớn lên của nền kinh tế về mặt chất lượng.
Phát triển không chỉ là đơn thuận là sự tăng trưởng, không phải là sự tăng trưởng đều dẫn đến sự
phát triển, nhưng không có một sự phát triển nào mà lại không bao hàm sự tăng trưởng. Ngoài tăng
trưởng, phát triển còn bao hàm nhiều yếu tố khác, trong đó phát triển phải đi kèm sự thay đổi về cơ
cấu kinh tế, lao động…
Đặc trưng của phát triển kinh tế là sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, tức là tăng tỉ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân. Đặc
trưng này ở từng nước, từng khu vực khác nhau. Đối với nước đang phát triển có thu nhập bình quân
thấp, số người làm việc trong khu vực nông nghiệp lớn chiếm đến 73 % trong cơ cấu kinh tế và các
nước có nền công nghiệp phát triển, có thu nhập bình qunh đầu người cao, số người làm việc trong khu
vực nông nghiệp chỉ chiếm 6% .
1.2.2.Các chỉ số đo sự phát triển
1.2.1.1.Tổng sản phẩm quốc dân:GNP( Gross National Product) và tổng sản phẩm quốc nội GDP
(Gross Domestic Product):
- GNP là tổng giá trị thị trường của mọi hàng hóa và dịch vụ được tạo ra ở một quốc gia trong một
thời gian nhất định, thường là một năm.
GNP danh nghĩa là đo lường GNP theo giá hiện hành.
GNP thực tế là đo lường theo giá cố định.
- GDP là tổng giá trị toàn bộ các sản phẩm cuối cùng và các hoạt động dịch vụ được sản xuất trong
nước của bất cứ ai có được thu nhập (tức là bao gồm cả phần giá trị của người nước ngoài) nhưng
không tính đến thu nhập của những người thuộc quốc gia đó sống ở nước ngoài.
1.2.2.2. Kỳ vọng sống hay tuổi thọ trung bình (Life Expectancy At Birth):
Là một trong những chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển kinh tế, điều kiện sống, mức thu nhập,
điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe của một quốc gia, một khu vực….
1.2.2.3.Chỉ số calo bình quân theo đầu ngưới:
Con người luôn luôn hoạt động và không ngừng tiêu hao năng lượng để duy trì sự sống. Vì thế để
duy trì các hoạt động con người cần được cung cấp năng lượng cho nó.
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho con người. Vì vậy con người cần phải ăn uống đấy đủ để
bù lại nguồn năng lượng đã tiêu hao, nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể.
Nhu cầu năng lượng còn thay đổi theo độ tuổi, giới tinh, mức độ lao động và trọng lượng cơ thể.
Những nước công nghiệp phát triển, lượng calo cung cấp hàng ngày vượt mức so với nhu cầu cơ
thể là 3373 calo đạt tới 116% so với nhu cầu tiêu thụ hàng ngày.
Ngược lai, ở những nước đang phát triển thì lượng calo cung cấp hàng ngày 2150 chiếm 75-93 %
so với nhu cầu tiêu thụ hàng ngày.
1.2.2.4.Trình độ biết đọc, biết viết của dân cư:
Trình độ học vấn của một nước phản ánh mức độ phát triển của một xã hội cũng như trình độ văn
minh của mỗi quốc gia. Trình độ học vấn cao là điều kiện rất quan trọng để con người phát triển toàn
diện, để thích ứng với những biến đổi trong công nghệ sản xuất cũng như những yêu cầu của xã hội,
trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay. Vì vậy, con người cần phải học để hiểu biết, để
theo kịp với đà phát triển của xã hội.
Để đo học vấn của một quốc gia người ta thường dùng chỉ số tỉ lệ phần trăm (%) người biết đọc,
biết viết của dân cư từ 15 tuổi trở lên hoặc sử dụng chỉ tiêu số năm học
trung bình cho một người ở trong độ tuổi đi học để đo trình độ tiến bộ của các dân cư
khác nhau.
Đối với nước đang phát triển, sản xuất trì trệ, dân số phát triển quá nhanh, chất lượng cuộc sống
còn thấp, cơ sở nghèo nàn, nên việc đầu tư cho giáo dục thấp, tỉ lệ người mù chữ cao.
Theo kết quả khảo sát của Liên Hiệp Quốc thì ở bất cứ quốc gia nào đầu tư cho giáo dục vẫn là cách
sinh lợi nhất vì người dân có học sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn những lao động không được đào
tạo.
Qua kết quả khảo sát 37 quốc gia, họ đã đi đến kết luận rằng: những người có trình độ học vấn cấp I
đã tạo ra năng suất bình quan hơn 8,7 % so với năng suất của những người không có học trong ngành
nông nghiệp. còn đối với ngành công nghiệp người ta điều tra ở các xí nghiệp từ Bang La Đét, Trung
Quốc… đều cho thấy số lao động có học vấn luôn tao ra năng suất lao động cao hơn.
1.2.2.5.Cơ cấu kinh tế quốc dân.
Chỉ tiêu về cơ cấu của nền kinh tế sản xuất là một trong những yếu tố đánh giá sự phát triển của các
quốc gia. Theo cách phân loại tiêu chuẩn Quốc tế của các hoạt động kinh tế thì nền kinh tế hiện đại
được hình thành từ 3 khu vực sản xuất :
nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Theo số liệu thống kê của các tổ chức trên thế giới thì chỉ tiêu về nền kinh tế sản xuất thì rất khác
nhau giữa các nhóm nước và phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế. Ở những nước công nghiệp hóa có
nền kinh tế phát triển cao, số người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất thấp. Đối với những nước
đang phát triển, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp khá cao, ở các nước này nông nghiệp giữ vị trí then
chốt trong nền kinh tế quốc dân.
1.3.Mối quan hệ giữa phát triển dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.1.Sự thống nhất biện chứng giữa sản xuất vật chất và tái sản xuất con người.
Nền sản xuất xã hội bao gồm hai mặt: sản xuất của cải vật chất và tái sản xuất con người, hai kiểu
sản xuất này có mối tương quan mật thiết có tác động lẫn nhau trong sự thống nhất biện chứng. Sản
xuất vật chất quyết định trực tiếp sự sống của con người, là cơ sở của tái sản xuất con người. Ngược lại,
tái sản xuất con người là tiền đề của sản xuất vật chất, có con người mới có sản xuất, không có sự tái
sản xuất con người thì không có sự thay thế, đổi mới tăng cường sức lao động. Sự phát triển của sản
xuất vật chất tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển dân số cả về số lượng cũng như chất lượng. Ngược
lại, sự phát triển về số lượng và chất lượng của dân số một cách hợp lý lại thúc đẩy sự phát triển của
sản xuất vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chỉ khi nào dân số phát triển hợp lý (số dân và tốc độ
tăng dân số phủ hợp với trình độ sản xuất) thì xã hội mới phát triển, chất lượng cuộc sống mới được
nâng cao. Ngược lại, nếu số dân và tỉ lệ tăng dân số cao hơn tốc độ sản xuất vật chất thì sự phát triển
của xã hội sẽ bị cản trở và kìm hãm.
1.3.2.Quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế.
1.3.2.1. Dân số với phát triển kinh tế.
Dân số và phát kinh tế xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự biến động dân số trong từng thời kỳ
ở mỗi quốc gia đều có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi lĩnh vực, trước hết là các hoạt động kinh
tế.
Nếu gia tăng dân số quá nhanh so với mức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ làm giảm sút mức sống
của người dân, đồng thời hạ thấp vai trò của nhân tố con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Ta thấy giữa dân số với đời sống và kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Số dân đông, sản xuất
tăng chậm đã dẫn đến thu nhập bình quân theo đầu người thấp và mức sống đôi khi còn bị giảm, tích
lũy không có điều kiện để tái sản xuất mở rộng, kéo theo là nạn thiếu việc làm.
Để cuộc sống mỗi người ngày càng được nâng cao cần phải có sự phát triển hài hòa giữa dân số và
kinh tế xã hội. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc(FAO): nếu
dân số tăng 1 % thì thu nhập quốc dân tăng ít nhất là 4 % thì mới đảm bảo việc làm cho số lao động
tăng thêm và giữ mức sống như cũ của dân cư. Khi nền kinh tế phát triển, của cải vật chất được sản
xuất ngày càng nhiều hơn, cuộc sống của con người ngày càng sung túc hơn và lúc đó tỉ suất gia tăng
dân số tự nhiên giảm xuống
Bảng: 1.2. Mức tăng dân số trung bình hàng năm ở các nhóm nước
Các nước 1950-1960 1960-1970 1970-1980 1995-2000 2002-2005
Thu nập cao 1,2 1,0 0,7 0,3 0,3
Thu nhập trung bình2,4 2,5 2,3 1,6 1,3
Thu nhập thấp 1,9 2,5 2,3 2,7 2,5
Nguồn: Nguễn Minh Tuệ- Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
Có thể thấy rằng ở các nước đang phát triển, gia tăng dân số hàng năm tăng gấp
2 – 3 lần các nước phát triển.
Ở nước Lào , mỗi quan hệ giữa gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế thể hiện rất rõ qua bảng sau:
1996 2000 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng trưởng kinh tế(%) 5.6 5.8 6.9 7.3 8.3 7.9
Tỷ suất gia tăng dân số 2.5 2.8 2.5 2.5 2.4 2.4
GDP/đầu người thực
tếUSD/người 350 297 360 445 606 701
Bảng 1.3: Tốc đô tăng trưởng kinh tế và tỷ suất gia tăng dân số ở Lào
trong giai đoạn 1995-2007
Nguồn:Niên giám thống kê Lào năm 1995-2007 và sách giáo khoa năm 1995
Ở nước Lào, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức dao động trên 5 % còn những năm 2005 trở lại đây
mức dao động của tăng trưởng kinh tế thì trên 7,5 %. Tỉ suất gia tăng dân số thì năm 1996 tăng 2.5 %,
năm 2000 mức tăng dân số tương đối cao là 2.8 % chủ yếu do mức gia tăng tự nhiên, còn từ năm 2001
trở lại đây mức tăng trưởng dân số ở Lào tương đối ổn định (khoảng 2.4 %) là do nhà nước có chính
sách hạn chế sinh đẻ, nhưng mà chính sách chỉ ở mức khuyến khích hạn chế sinh đẻ. Thu nhập theo
đầu người ở năm 1996 là 350 USD nhưng đến năm 2000 mức thu nhập là giảm xuống 297 USD là do
năm này dân số tăng nhanh hơn các năm và do sư tác động của biến đổi kinh tế trong năm 1997 ở các
nước Đông Nam Á và các nước Đông Á vì vậy đến năm 2000 kinh tế nước Lào vẫn trong giai đoạn
phục hồi.
1.3.2.2. Dân số, nguồn lao động và vấn đề việc làm:
Nguồn lao động là những người có lao động với một nghề nghiệp cụ thể và hưởng thụ theo công
sức của mình ( không tính những người nội trợ).
Khái niệm dân số hoạt động kinh tế là chỉ số người đang tham gia lao động trong các ngành kinh
tế, còn khái niệm nguồn lao động là gồm cả những người đang hoạt động kinh tế với những người có
khả năng làm việc và đang tìm kiếm việc làm.
Quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển dân số quyết định quy mô, cơ cấu và tốc độ lao động. Nếu dân
số nhóm tuổi 14-59 chiếm tỉ lệ lớn và sự gia tăng hàng năm cao thì sức ép về nhu cầu việc làm của dân
số đối với xã hội ngày càng lớn. Vì vậy mối quan hệ dân số - việc làm chính là mối quan hệ dân số với
lao động.
1.2.3.3.Dân số với giáo dục, Văn hóa.
- Dân số và giáo dục có tác động qua lại với nhau trong sự liên hệ và tác động qua lại của nhiều yếu tố
khác như kinh tế, truyền thống văn hóa, tôn giáo, khoa học Địa lí… Một sự thay đổi nào đó của giáo
dục không chỉ do tác động của dân số, mà còn do tác động của các yếu tố khác.
Dân số tăng nhanh và không cân đối với sự phát triển kinnh tế đã và gây sức ép to lớn đối với giáo
dục. Vì dân số vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa và giáo dục. Nó được xem là một nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến quy mô phát triển và chất lượng của giáo dục. Trình độ phát triển của giáo
dục phản ánh mức độ phát triển của mỗi xã hội cũng như trình độ văn minh của mỗi quốc gia. Trình độ
học vấn là điều kiện rất quan trọng cho con người phát triển toàn diện, thích ứng với những biến đổi
trong công nghệ sản xuất cũng như những yêu cầu của xã hội trong điều kiện cách mạng
khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển.
- Dân số ảnh hưởng đến giáo dục. Số lượng dân số, tốc độ tăng dân số hàng năm, cơ cấu dân số ( già
hay trẻ) phản ánh nhu cầu đi học của người dân. Nếu tốc độ tăng dân số ổn định số lượng trẻ em đến
trường tương đối ổn định thì việc mở rộng quy mô giáo dục sẽ tạo điều kiện thu hút thêm nhiều trẻ em
đến trường. Lúc đó tỷ lệ người đi học cao hơn. Nhưng nếu dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, đòi
hỏi phải mở rộng quy mô giáo dục với tốc độ tương ứng mới có thể giữ được tỷ lệ số người đi học như
trước, mặc dù về mặt tuyệt đối số người đi học có tăng hơn.
Dân số tác động đến giáo dục một cách tích cực hoặc tiêu cực là do chiều hướng và tính chất sự biến
đổi của dân số.
+ Dân số nếu phát triển hợp lí, cân đối thì sẽ trở thành điều kiện rất thuật lợi cho sự phát triển giáo
dục và về chất lượng cũng như số lượng.
+ Nếu dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng dân số trong độ tuổi đi học. Hậu quả là
chất lượng và quy mô của giáo dục đều sút kém do tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp của dân số.
Ở nước Lào từ mấy năm gần đây quy mô dân số tăng tiếp tục tăng dần, vì vậy làm cho số lượng
học sinh tăng lên, nhưng năm 2006-2007 vẫn tiếp tục tăng, nhưng phần trăm học sinh trên tổng số dân
không tăng.
1999-
2000
2000-
2001
2001-
2002
2002-
2003
2003-
2004
2004-
2005
2005-
2006
2006-
2007
Số lượng HS
(nghìn HS) 1092,3 1214,8 1168,5 1223,6 1259,0 1278,8 1282,5 1291,8
Dân số(nghìn
người) 5218,3 5377,0 5526,0 5679,0 5418,1 5621,9 5747,5 5873,6
% số HS/
tổng số dân 20,93 22,59 21,45 21,54 23,23 22,74 22,31 21,99
Bang1.4: sự phát triển dân số và số lượng học sinh ở lào thời kỳ 1999 -2007
Nguồn:Niên giám thống kê Lào năm 1999-2007
+ Cơ cấu dân số theo tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục. Cơ
cấu dân số trẻ dẫn đến số người trong độ tuổi đi học đông, nhu cầu giáo dục lớn và ngược lại. Ở hầu hết
các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên cơ cấu dân số trẻ. Do vậy, quy mô nền giáo dục tương
ứng với dân số học sinh cấp I(tiểu học) > cấp II (THCS)> cấp III(THPT). Và ngược lại đối với các
nước có kinh tế phát triển. Điều này cũng đúng với ở Lào.
Số lượng
HS(nghìn HS)
1999-
2000
2000-
2001
2001-
2002
2002-
2003
2003-
2004
2004-
2005
2005-
2006
2006-
2007
Tỷ lệ HS
theo các cấp
học năm học
2006-2007
(%)
Số HS tiểu học 831,5 930,1 852,8 875,3 884,6 890,8 891,8 891,8 69,03
HS Số THCS 117,5 121,5 213,4 229,0 239,5 123,1 243,1 248,5 19,23
Số HS THPT 143,3 163,3 102,2 119,2 134,8 144,9 147,5 151,5 11,74
Tổng số 1092 1215 1168 1224 1259 1159 1282 1292 100
Bảng 1.5. Số học sinh các cấp của Lào, thời kỳ 1999 -200
Nguồn:Niên giám thống kê Lào năm 1999-2007
- Ảnh hưởng của giáo dục đối với dân số.
Trong mối quan hệ giữa dân số và giáo dục, sự phát triển của nền giáo quốc gia có ảnh hưởng đến
các quá trình dân số. Mức độ ảnh hưởng của giáo dục đến dân số rõ ràng hay chưa rõ ràng, xu hướng
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, điều đó còn phụ thuộc vào yếu tố khác nữa.
+ Ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh. Mức sinh của một quốc gia hay địa phương phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Người ta phân các yếu tố thành 3 nhóm: các yếu tố với khả năng sinh đẻ như sức khỏe
của phụ nữ, tình trạng hôn nhân, tuổi kết hôn lần đầu…; các yếu tố về sử dụng các biện pháp tránh thai,
tránh đẻ; các yếu tố về kinh tế - xã hội, địa lý. Như vậy trình độ giáo dục của dân cư là một trong yếu tố
tác động đến mức sinh nhằm trong các yếu tố thứ 3 theo cách chia ở trên. Nó tác động tới mức sinh
không trực tiếp như hai yếu tố kia, nhưng rất quan trọng, bởi vì giáo dục cùng với các yếu tố kinh tế -
xã hội khác tạo nền cơ sở vững chắc cho sự phát triển dân số hợp lý.
Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, mức sinh phụ thuộc vào trình độ học vấn của dân cư mà
trước hết là trình độ học vấn của phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ.
+ Trình độ văn hóa là điều kiện quan trọng giúp cho phụ nữ tự nguyện thực hiện kế hoạch hóa gia
đình.
+ Có trình độ văn hóa, người phụ nữ có điều kiện để thực hiện địa vị xã hội của mình trong gia đình (
trong quan hệ kinh tế, quan hệ sinh đẻ….) và trong xã hội ( tiếp tục học, kiếm việc làm có thu nhập
cao hơn…) . Do đó họ thường lấy chồng muộn, sinh con muộn và sinh ít con hơn.
- Ảnh hưởng của giáo dục đến mức chết.
+ Giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ tử vong của trẻ em. Trình độ giáo dục của bà mẹ luôn là
nhân tố quan trọng quyết định đến tình hình tử vong của trẻ sơ sinh bởi vì đối với trẻ sơ sinh, việc nuôi
dưỡng, chăm sóc tốt, đảm bảo cuộc yêu cầu về sinh dưỡng, vệ sinh, tránh những bệnh tật do môi
trường gây ra là các điều kiện cho trẻ phát tiển. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy: nhìn chung
trình độ học vấn ( nhất là trình độ học vấn của các bà mẹ) được nâng cao thì tỷ lệ tử vong của trẻ giảm
xuống.
Bảng 1.6. Mối quan hệ giữa giáo dục và mức chết của trẻ em
Nhóm nước
Tỷ lệ nười lớn
biết chữ (%)
Tỷ lệ phụ nữ
biết chữ (%)
Tỷ suất chết
dưới 5 tuổi (‰)
Thế giới 78,6 68 84
Thu nhập thấp 60,2 51 119
Thu nhập trung bình 90,0 80 40
Thu nhập cao 91,1 98 7
Nguồn: Nguễn Minh Tuệ- Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
- Ảnh hưởng của giáo dục đến di cư.
Giáo dục thúc đẩy sự di cư từ nông thôn về thành thị. Ở các nước đang phát triển thành thị thường
có ưu thế về nhiều mặt để phát triển hơn là nông thôn. Vì thế những người có trình độ học vấn khá cao
đều có xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị. Xu
hướng này tác động đến lớp người trẻ mạnh hơn người già, đến những người có trình độ học vấn cao
mạnh hơn những người có trình độ học vấn thấp. Sở dĩ như vậy là vì những người trẻ có trình độ học
vấn cao thường năng động hơn, ở thành phố họ dễ kiếm việc làm có thu nhập cao hơn.
1.2.3.4.Dân số và ý tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng :
- Tác động của y tế đối với các quá trình dân số.
Y tế tác động to lớn đến mức sinh, mức chết và di dân.
+ Y tế tác động đến mức sinh.
Quá trình sinh đẻ của con người vừa mang tính sinh học, bản năng, vừa mang tính xã hội. Trong
điều kiệu kinh tế văn minh, y tế có vai trò quan trọng trong quá trình sinh đẻ của con người, đặc biệt là
trong hạn chết mức sinh. Có thể nói trong việc hạn chế mức sinh, y tế đóng vai trò trực triếp và quyết
định cuối cùng, bởi vì mọi giải pháp kinh tế - xã hội, tuyên truyền giáo dục, hành chính pháp luật mới
chỉ tác động đến ý thức, chỉ có y tế mới tác động, giúp đỡ trực triếp đến hành động hạn chế sinh đẻ.
Ngành y tế đã đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra phương tiện hạn chế sinh, phương pháp hạn chế
sinh và tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ.
Ý nghĩa trực triếp và quyết định của y tế trong viêc giảm mức sinh đã được nhiều công trình nghiên
cứu thông qua kết luận về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mức sinh và mức độ áp dụng các biện pháp tránh
thai của dân cư.
+ Y tế tác động đến mức chết.
Nếu sự tác động của y tế tới mức chết chỉ giới hạn đối với những người trong độ tuổi sinh đẻ thì
trong việc tác động làm giảm mức chết có liên quan đến mọi người, thuộc mọi lứa tuổi.
Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và y tế nói riêng, mức chết đã giảm nhiều, đặc biệt
đối với lứa tuổi trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngày nay, trẻ em dưới 12 tháng đã được tiêm vácxin phòng các bệnh sởi, lao, bạch hầu, ho gà, uốn
ván. Đối với các bệnh gây tử vong ở mức cao trong quá khứ như lao, sốt rét, uốn ván, tim mạch, viêm
não siêu vi trùng, bệnh dại… từ đó hạ thấp mức chết và tăng tuổi thọ bình quan.
+ Y tế tác động đến quá trình di dân.
Cũng như giáo dục, y tế góp phần làm tăng sự di chuyển dân từ nông thôn đến thành thị - nơi có
trình độ y tế cao hơn.
Ở Lào, sự mất cân đối về điều kiện y tế giữa thành thị và nông thôn khá rõ rét, nhất là giữa thành thị
và vùng cao, vùng sâu vùng xa.
Đối với người chuyển cư, nói chung, động lực chính yếu nhất thúc đẩy họ là nơi đến có thể phát
triển kinh tế tốt hơn. Tuy nhiên điều kiện đảm bảo sức khỏe, trình độ phát triển ở nơi đến cũng góp
phần thúc đẩy họ chuyển cư hoặc yên tâm hơn ở lâu dài khi đã chuyển cư đến nới mới.
- Tác động của dân số đối với hệ thống y tế.
+ Quy nô và tốc độ gia tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống y tế và các điều kiện chăm
sóc sức khỏe.
Giả sử rằng trình độ phát triển của xã hội không thay đổi nhiều lắm, muốn giữ được mức độ đảm
bảo y tế không giảm sút thì quy mô cán bộ y tế, số bệnh viện, trạm xã và các phương tiện y tế phải tỷ lệ
thuận với dân số. Còn để cải thiện mức độ dịch vụ y tế thì tỷ lệ phát triển cán bộ ngành y tế cũng như
các phương tiện, điều kiện phục vụ cho sức khỏe phải cao hơn tỷ lệ phát triển dân số.
Tuy nhiên sự phát triển của các quốc gia, các khu vực trên thế giới diễn ra không đồng đều. Trong
khi các nước phát triển đã trải qua thời kỳ quá độ dân số, đi vào thời kỳ ổn định, với nền kinh tế phát
triển cao và có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt thì ở các nước đang phát triển có nền kinh tế kém, tỷ lệ
phát triển dân số cao, nên tuy hệ thống y tế có sự phát triển khá nhanh nhưng điều kiện chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân còn cách xa các nước phát triển.
._. 4,24 11,39 3,71 7,00
Công nghiệp 1.220 1.659 3.051 7.463 15,36 12,18 17,88 15,09
Dịch vụ 1.363 1.849 3.366 6.116 15,24 11,98 11,94 12,51
Bảng 3.5. Tăng trưởng GDP phướng án 2.
Đơn vị: Tỉ kíp( tính theo giá hiện hành)
. Tốc độ tăng trưởng
2008 2010 2015 2020 2008-
2010
2010-
2015
2015-
2020
2008-
2020
Tổng GDP 4.696 5.682 9.572 14.725 9,52 10,43 8,61 9,52
Nông nghiệp 2.113 2.329 3.637 4.028 4,86 8,91 2,04 5,37
Công nghiệp 1.220 1.590 2.775 5.690 13,24 11,13 14,36 12,83
Dịch vụ 1.363 1.763 3.160 5.007 12,86 11,67 9,20 10,84
Nguồn: nhiên giám thống kê tỉnh và dự báo kinh tế tỉnh Champasac đến 2020
3.2.2.2. Lựa chọn phương án phát triển .
Dựa vào tình hình thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Champasac của trước đây: thời kỳ năm
2002-2005 đạt 6,73% /năm, thời kỳ năm 2005-2008 đạt mức 16,62% /năm.
Dựa vào chiến lựa phát triển kinh tế -xã hội. Đại hội đảng Nhân dân Cách Mạng Lào lần thứ VII
đề ra, nhằm xây dựng và giữ vững Champasac là vùng kình kinh tế trọng điểm của phía Nam Lào và cả
nước đòi hỏi phải có những bước đi bứt phá để có quy mô kinh tế lớn hơn, chuyển dịch cơ cấu lao động
nhanh hơn.
Xuất phát từ các lợi thế.
- Về vị trí địa lý: Nằm ở phái Nam của Lào với cao nguyên Boliven, khí hậu phù hợp với trồng cây
công nghiệp, ngoài ra Champasac là một trong hai tỉnh nằm ở cả 2 bên tả ngạn, hữu ngạn của sông
Mêkong, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực.
Phía Nam giáp với vương quốc Campuchia và phía Tây tiếp giáp với vương quốc Thái Lan, thuận
lợi trong việc mở rộng quân hệ hợp tác, trao đổi thương mại giữa các nước với nhau.
Những năm gần đây tỉnh Champasac đã có những chính sách tập trung thu hút, đầu tư hình thành
các xí nghiệp chế biến tại huyện Paksong, patumphon, Bachieng. Đặc biệt năm 2009 nhà máy bìa Lào
đặt tại km 19 quốc lộ 13 trên địa bàn huyện Pathumphon, đã đi vào hoạt đông chiếm gần 10% GDP
/năm, góp phần tăng ngân sách cho tỉnh.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Champasac vẫn tiếp tục phát huy lợi thế
và cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập vào quá trình phát triển kinh
tế trong nước cũng như trong khu vực trên thế giới.
Chọn phương án.
Trong 2 phương án nêu ra ở trên, có thể lựa chọn phương án 2 là phù hợp hơn phướng này có tính đến
thuận lợi và cả khó khăn, hạn chế trong thời gian tới. Với quan điểm phát triển gắn liền với bền vững.
Tỉnh Chapasac đang nhận được đầu tư cả ở trong và ngoài nước, với những thuận lợi về vị trí điều kiện
tự nhiên, đồng thời cũng gặp một số những khó khăn, hạn chế khi lựa chọn phương án này như, nguồn
vốn hạn hẹp trong khi có việc đầu tư cơ cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đòi hỏi lượng vốn lớn .
Theo kết quả tính toán của phướng án 2, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008-2010 là
9,52%/năm, thời kỳ 2010-2015 là 10,43%/năm, thời kỳ 2015-2020 là 8,61%/năm, như vậy tốc độ tăng
trưởng chung của toàn thời kỳ 208-2020 là 9,52 %/năm. Tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế
lần lượt theo các thời kỳ tương ứng là : nông nghiệp 4,86% năm, 8,91%/năm, 2,04%/năm, 5,37%/năm;
công nghiệp là 13,24% /năm, 11,13% %/năm, 14,36%/năm, 12,83%/năm; dịch vụ là 12,86%/năm,
11,67%/năm, 9,20%/năm và 10,08 %/năm.
3.3. Các giải pháp phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Champasac đến năm 2020
3.3.1. Về dân số
Xây dựng chính sách phát triển dân số theo phương hướng phủ hợp với mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cải tổ lại bộ máy cơ quan tổ chức dân số. Trước
hết là các thành phần cán bộ trong sở y tế, ủy viên ban kế hoạch và đầu tư, nhằm mục đích đưa ra
những chính sách cụ thể và phủ hợp.
Sự phân bố dân cư không đều giữa các địa phương trong tình nên tỉnh cần quy
hoạch, phân bố dân cư và phát triển kinh tế phủ hợp nhằm cân đối dân số giữa các địa phương .
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm do giảm mạnh tỉ lệ sinh. Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng
dân số vẫn ở mức cao, một phần là do nhập cư. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách thu hút người lao động
một cách hợp lý, không chỉ chú trọng về số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng nguồn lao động đáp
ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong tương lai.
Nâng cao chất lượng dân số bằng cách chú trọng phát triển về y tế, giáo dục. Đảm bảo hệ thống
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cáh rộng rãi. Tuyên truyền, việc xây dựng gia đình với
quy mô nhỏ, có ít con để nuôi dạy con tốt hơn.
Tỉnh cũng chú ý tăng nâng sách cho giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động
của tình trong giai đoạn tới bằng các chính sách:
- Tiếp tục tiến hành phổ cập ở các cấp.
- Ưu tiên phất triển giáo dục ở những vùng kém phát triển của tỉnh.
- Tăng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo cao đẳng và đại học một
cách hợp lí nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực khoa học cho tỉnh. Phát triển hệ thống đào tạo
nghề với nhiều hình thức: tại chức, ngắn hạn, dài hạn, quan tâm đến đào tạo nghề cho lao động nông
nghiệp, vùng nông thôn, tạo nhiều cơ hội cho người lao động có việc làm với thu nhập ổn đỉnh. Công
tác dạy nghề phủ hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ cao trên cơ sở lựa chọn những lao động đã qua thực
tế.
- Tăng cường xây dựng các trường vừa dạy nghề vừa dạy chương trình phổ thông để học sinh sau khi
tốt nghiệp trung học phổ thông có thể tham gia làm việc.
3.3.2. Về kinh tế - xã hội
3.3.2.1. Kinh tế
- Công nghiệp :
Dựa vào những đặc điểm tự nhiên của tỉnh cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước đến năm 2020, tỉnh để ra những chính sách phát triển công nghiệp vừa và nhỏ nhưng phải đạt
trình độ tiên tiến nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước và khu vực.
Tỉnh cũng chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghệ truyền thống ở các địa phương;
hình thành các tổ chức sản xuất đa dạng nhằm thu hút lao đọng và giải quyết việc làm.
Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an ninh công nghiệp.
- Giải pháp phát triển ngành công nghiệp
Tỉnh cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực và xác định các sản phẩm chủ yếu
của các ngành này. Trong thời gian tới, các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh là công nghiệp chế biến
thực phẩm, đồ uống ( chế biến cà phê, mủ cao su, hạt điều, hoa quả, nước giải khát …đáp ứng nhu cầu
nội địa và xuất khẩu); công nghiệp dệt may ( chú ý đến công nghiệp tạo mẫu, thời trang …) ; công
nghiệp da – giầy ( sản xuất theo hướng nhập công nghệ, cải tiến mẫu mã, chất lượng…); công ngiệp
hóa chất (sản phẩm phục vụ chăn nuôi, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng gia dụng, túi nhựa…); công
nghiệp chế biến gỗ, xây dựng các nhà máy sản xuất giấy ,…. Ngoài ra, tiếp tục nhiên cứu để thực hiện
các dự án về điện lực, khai thác quặng bô xít trong tương lai.
Riêng nhà máy bia Lào, với mục tiêu dữ vững vị trí trong nước và thế giới, yêu cầu đạt ra là không
ngừng đổi mới công nghệ, đảm vảo về chất lượng. Đồng thởi mở rộng sản xuất tạo thêm việc làm cho
nhân dân trong tỉnh.
Như vậy, các giải phát triển công nghiệp không những phụ vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế mà
còn góp phần lớn vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động phổ thông, tạo
sức hút để thu hút lao động có kỹ thuật.
- Nông nghiệp
Tập trung phát triển cây con có hiệu quả, phủ hợp với điều kiện sinh thái, điều
kiện tự nhiên của tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động. Yêu cầu đặt ra là có những giải phát phát
triển nông nghiệp với địa phương trong tỉnh, đồng thời hoạt động sản xuất đạt hiệu quả, tăng giá trị trên
một đơn vị diện tích .
+ Trồng trọt: phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa.
Các cây công nghiệp được tỉnh chú trọng phát triển là cà phê, cau su, điều, cây thuốc, cây ăn trái,
sầu riêng, chuối…tại các huyện Paksong, Bachiêngchalơnsúc, Pathumphon.
Trồng lúa : thâm canh tăng vụ, lựa chọn giống lúa tốt phủ hợp đất lai nhằm tăng năng suất lúa đáp ứng
nhu cầu cho các tỉnh phái Nam.
Cây ăn quả: Áp dụng kỹ thuật lai giống, ghép mẻ, đồng thời cải tạo vườn tạp…để tạo ra các loại cây ăn
quả chất lượng cao; tập trung phát triển các loại cây đặc trưng như sầu riêng, chôm chôm dâu…
Rau: Phát triển các giống rau trồng như cải báp, suplơ, susu, đậu… trồng theo quy trình rau sạch, chất
lượng cao cung cấp cho thị xã Pakse và các huyện lân cận.
+ Chăn nuôi: các sản phẩm chủ lực của ngành chăn nuôi trong tỉnh là thị bò, trâu, gia cầm. Từ 2005
tỉnh đã thí nghiệm nuôi đà diều tại khu vực núi Bachieng ( huyện Bachieng) và đã thu được những
thành công nhất định. Trong những năm tới tỉnh sẽ tiếp tục nuôi đà điều một cách đại trà hơn.
Nghề nuôi cá lồng trên sông cũng được phát triển mạnh ở các huyện theo sông Mekông như
huyện Mun, Champasac, Pakse đặc biệt là huyện Không việc nuôi cá trở thành hàng hóa, đem lại lợi
nhuận cao.
Tỉnh đề ra chính sách phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho
nông nghiệp với công nghiệp chế biến…
- Về phân bố không gian: xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng nông nghiệp trọng điểm để nâng
cao giá trị sản xuất nông nghiệp như:
+ Vùng chuyên canh cà phê: Paksong, bachieng
+ Vùng chuyên canh lúa : Phôn thong, Sukhuma, champasac
+ Vùng chuyên canh cao su: Phathumphon, Bachieng
+ Vùng chuyên canh cây ăn quả: bachieng, Paksong
+ Vùng chăn nuôi trâu, bò: Paksong , Pathumphon, Munlapamok, sukhumma.
+ Vùng đà điểu: Bachieng
+ vùng nuôi cá: Munlapamok, Khong
- Dịch vụ .
Với lợi thế về tự nhiên, Champasac được coi là mạnh đất 4 nghìn cù lao, có nhiều thác gềnh dọc
theo vùng sông Mekông, cùng với Chùa dá Vạtphu – di tích lịch sử thế giới nên đã thu hút được nhiều
du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Vì thế trong những năm tới, Champasac cần khai thác
những lợi thế về du lịch sinh thái, dịch vụ nhà ở, đào tạo nghề…
Để nâng cao tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP, tỉnh đề ra chính sách phát triển đi trước
một số ngành dịch vụ như vận tải, thương mại, ngân hàng. Đồng thời nâng cấp mở rộng dịch vụ nhà ở,
nhà nghỉ mát sinh thái.
+ thương mại:
- thương mại nội địa:
• Xây dựng các trung tâm thương mại tại các thị trấn, vùng biên giới, campuchia
• Hình thành các siêu thị.
• Sửa chữa, nâng cấp các chợ đầu mối, đồng thời xây dựng thêm chợ mới ở các vùng nông thôn,
vùng sâu, chợ tại cửa khẩu.
- xuất nhập khẩu : đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung
vào các bạn hàng Thái Lan, ASEAN, Trung Quốc ,…
+ Du lịch
Nhờ nhận rõ được du lịch đang và sẽ trở thành ngành kinh tế có đóng góp ngày càng lớn vào tăng
trưởng kinh tế, Tỉnh chủ trương phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch, mở rộng địa bàn hoạt động
du lịch đạt được các mục tiêu trên cần phải :
• Quảng bá du lịch với nhiều hình thức.
• Xây dựng thêm các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các khu du lịch nổi tiếng: Thác
Khonphaphieng, Khu vực cửa sông Mekông gần cầu hữu nghị Lào- Nhật. Đồng thời nâng cao
chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ đã có. Đảm bảo các điều kiện phục vụ như nhà hàng, khu
giải trí, ngân hàng, bưu điện…
• Đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết văn hóa – lịch sử, văn minh
lịch sự và thông thạo ngoại ngữ.
• Căn cứ vào tiềm năng du lịch trên địa bàn, tỉnh tập trung phát triển các loại hình du lịch như : du
lịch sinh thái, du lịch tham quan các tháng cảnh, di tích lịch sử, du lịch văn hóa, vui chơi, giải
trí, du lịch thể thao, rừng núi.
• Hình thành các cụm du lịch.
Cụm 1 : Cụm du lịch ĐonKhong, khu du lịch ghềnh Khonphapheng, khu nghỉ dưỡng, bơi thuyền, cầu
cá tại các cù lao
Cụm 2: Cụm du lịch Paksong, gắn liền với du lịch thác nước, leo núi, cắm trại, tham quan làng hoa,
rau, đậu…
Cụm 3 : Cụm du lịch Pakse, mua sắm, ăn uống tại các trung tâm thương mại, phố Việt kiểu, Chợ Đao
Hương, khu thể thao, du lịch văn hóa các Chùa trong thị xã,
Cụm 4 : Vườn cây ăn trá, vườn thú khu vực núi BaChieng.
Như vậy việc phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ ở hầu hết các địa phương nhất là du lịch
sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, qua đó khai thác hết tiềm năng về thị trường
tiêu thụ cũng như tiêm năng về du lịch ở tất cả các huyện trong tỉnh. Nhờ đó sẽ góp phần đạt được sự
phát triển hiệu quả ở các mặt : kinh tế - xã hội .
3.3.2.2. Xã hội
Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
- Giáo dục:
Tiếp tục đổi mới và thực hiện các dự án giáo dục bắt buộc bậc tiểu học và xóa nạn
mù chữ.
Thực hiện 3 chính sách đã được đề ra:
• Tăng ngân sách cho giáo dục
• Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, đề ra tiêu chuẩn cho giáo viên và cán bộ ngành giáo dục
• Nâng cao khả năng và trình độ của giáo viên nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, có những
chính sách hỗ trợ hợp lý để giáo viên yên tâm với công tác giảng dạy.
Phát triển hệ thống các trường học phổ thông tại các địa phương, cụ thể là các bản, vùng sâu vùng xa.
Tỉnh tập trung xây dựng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giáo dục.
Nâng cao ngân sách cho giáo dục không chỉ dừng ở mức 12% trong những năm tới, tỉnh sẽ tăng
lên khoảng 14-16% .
Nâng cấp xây dựng và cải tạo lại các trường đại học cao đẳng và trung học chuyên nghiệp công
lập:
+ Mở trường cao đẳng y tế miền Nam ( phát triển từ Trung học Y tế )
+ Mở trường đại học tài chính (phát triển từ Cao đẳng tài chính )
+ Mở trường cao đẳng nông nghiệp ( phát triển từ Trung học Nông nghiệp)
+ Mở trường Đại học sư phạm (phát triển từ Cao đẳng Sư phạm Pakse )
+ Mở thêm các chuyên ngành mới tại đại học Champasac
Đồng thời chủ trương phát triển thêm mô hình trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
công lập; kuyến khích các loại hình trường đào tạo kỹ thuật cao, công nghệ cao.
Tỉnh triển khai chương trình đưa cán bộ, công chứa, viên chức đang làm việc trong tỉnh đào tạo sau
Đại học cả trong nước và ngoài nước.
- Y tế
Tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm tăng cường sức khỏe đẩy đù bệnh tật và các dịch bệnh.
Đổi mới và nâng cao chất lượng việc điều trị, kết hợp Tây y và y học cổ truyền.
Có chính sách khám chứa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 7 tuổi, phát thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo và cán bộ công chức .
Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho các bệnh viện, các trung tâm y tế trạm xá, đồng thời có những
chính sách hỗ trợ cho cán bộ trong ngành, đặc biệt là cán bộ ở các vùng nông thôn, vùng xa.
Tỉnh cũng chú ý tăng ngân sách đầu tư cho y tế, cụ thể chi ngân sách cho y tế của tỉnh sẽ tăng lên
10% năm 2015 và 12% năm 2020.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các bệnh viện, trung tâm y tế, có hệ thống xử lý chất thải
bệnh viện đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường .
Thành lập bệnh viện phụ sản (từ khoa thuộc bệnh viện tỉnh Champasac ) và bệnh viện y học cổ
truyền ( từ khoa cổ truyền).
Tỉnh cũng cho phép mở các trung tâm khám chứa bệnh, xây dựng các bệnh viện theo hình thức xã
hội hóa đầu tư phát triển y tế, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chứa bệnh cho nhân
dân trong tỉnh, trong vùng. Phấn đấu để đảm bảo tất cả các bản đều có trạm xá.
- Phát triển cơ sở hạ tầng .
Huy động nguồn vốn từ nhân dân và các tổ chức quốc tế vào việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, đồng thời cũng tạo điều kiện thu hút đầu tư cũng như
nguồn lao động có chất lượng cao. Tỉnh Champasac tập trung các giải pháp về cơ sở hạ tầng như sau:
+ Giao thông
Đường bộ:
Tiếp tục thực hiện dự án phát triển trong khu đô thi và xây dựng nâng cấp lại các tuyến đường
huyết mạch của tỉnh nối sơn bây Pakse. Gồm các tuyến :
• Tuyến đường từ núi Salau đến Phaphin
• Tuyến đường từ ngã ba Vatphu đến Đontalat
• Tuyến đường từ Paksong – Nongluong,
• Tuyến đường từ bản Maysinsamphan đến Đon kum ( đến tỉnh Salavan)
Nâng cấp đại lộ 14B nối liền 4 huyện phái hữu ngạn sông Me kông ( Phonthong, Sukhumma.
Champasac. Munlapamok). Mở rộng đại lộ từ Paksong đi bản May (tỉnh At1tapư). Sửa chứa và nâng
cấp đường từ Văng Tâu đi Songmệch (Thái Lan) và Vơn Kham đi Campuchia. Nâng cấp quốc độ 13 đi
qua tỉnh
Khi mạng lưới giao thông trên hoàn chỉnh sẽ trở thành hệ thống giao thông xuyên các khu du lịch,
khu công nghiệp, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Đồng thời góp phần vào việc trao đổi
thương mại với các nước láng giềng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao mức sống cho nhân dân
trong tỉnh.
• Đường hàng không
Cải tạo, mở rộng sơn bay Pakse thành sơn bay quốc tế trong tương lai. Trước hết là mở tuyến bay
sang các thành phố, khu công nghiệp của Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc .
+ Điện lực.
Xây dựng, chuyển đổi điện áp của các vùng phụ tải nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân
dân, phát triển mạng lưới điện đến các vùng nông thôn. Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến khảo
sát và xây dựng các công trình thủy điện, khuyến kích nhân dân sử dụng điện năng lượng mặt trời.
+ Hệ thống cung cấp nước.
Để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng của nhân dân dụng và sản xuất, tỉnh cần đầu tư
cải tạo, nâng cấp các nhà máy nước tại thị xã Pakse, huyện Phôn Thong và huyện Khong. Trong những
năm tới sẽ phối hợp với bộ Giao thông - Công chính nhằm xây dựng mới các nhà máy nước tại 2
huyện: Huyện Champasac và huyện Paksong
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac(CHDCND
Lào)” đã đạt được một số kết quả sau:
1.Tổng hợp được những lý luận liên quan đến dân số, phát triển kinh tế - xã hội, mối quan hệ giữa dân
số và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nghiên cứu các vấn đề về dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac, giai đoạn 1998-2008,
qua đó rút ra được mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac.
Các đặc điểm về dân số của tỉnh Champasac có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh
trong thời gian qua. Trong giai đoạn từ 1998-2008, Tỉnh đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp dẫn đến
việc hình thành thêm nhiều các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước, nguồn lao động tăng làm cho dân số của tỉnh liên tục tăng, chủ yếu là do gia tăng cơ học. Bên
cạnh đó lao động nhập cư cũng làm cho dân số trong độ tuổi lao động tăng, tập trung các huyện thị
như: Pakse, Phôn thong, Phathumphon.
Sự chênh lệch trong cơ cấu lao động, phân bố nguồn lao động tương quan với sự chênh lệch cơ
cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP, là ngành công nghiệp sau
đó là ngành dịch vụ, tập trung ở các huyện phía Nam tỉnh. Trong những năm tới, tỉnh cần đẩy mạnh
phát triển công nghiệp sang các huyện phía Bắc.
Tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực y tế và giáo dục : Giảm tỉ lệ gia
tăng tự nhiên, giảm tỉ lệ sinh làm cho tỉ lệ dân số dưới tuổi lao động ngày càng giảm. Bên cạnh đó, chất
lượng lao động ngày một nâng cao đã phản ánh được thành quả của ngành giáo dục tỉnh. Trong tương
lai, y tế và giáo dục cần được đầu tư và phát triển nhiều hơn nữa vì đây là nhân tố quyết định chất
lượng con người và chất lượng nguồn lao động của tỉnh.
Trên cơ sở nghiên cứu về dân số sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac từ 1998-2008, tác
giả đã đưa ra những định hướng, dự báo về phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh đến
năm 2020.
Các định hướng tập trung vào vấn đề phát triển dân số, phát triển kinh tế, đô thị của tỉnh đến 2020.
Về dân số, phát triển dân số, nhằm đat quy mô dân số của đô thị của đô thị loại II vào 2020; đáp ứng
nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế bằng cách thu hút lao động có kỹ thuật,
tay nghề cao, nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua phát triển giáo dục và y tế. về kinh tế, tập
trung phát triển công nghiệp và dịch vụ để 2 ngành này chiếm tỉ trọng ngày càng cao, trong cơ cấu kinh
tế. Đồng thời, xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế - xã hội.
Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đề suất một số giải pháp nhằm phát triển hài hòa giữa dân
số và kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào việc phát triển bền vững,
gắn phát triển kinh tế - xã hộivới nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao chất lượng lao động; phát
triển kinh tế - xã hội đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh .
Do hạn chế về nguồn số liệu thu thập được và trình độ nghiên cứu của tác giả nên một số vấn đề
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát; các nội dung về dự báo, định hướng phát triển dân số
và phát triển kinh tế xã hội theo địa phương, chưa đi sâu phân tích và nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Pgs.Ts. Đặng Văn Phan(2007), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt nam, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Kim Hồng, (chủ biên), Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh,Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Giáo
trình địa lí kinh tế xã hội đại cương,Trường địa học sư phạm TP, Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Kim Hồng(1994), “ Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế - xã
hội TP, Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Địa lí địa chất, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1.
4. Nguyễn Kim Hồng(2001), Dân số học đại cương, Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Minh Tuệ (2008), Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản, Quỹ dân số LHQ thông
qua dự án VNM 7PG009 – Bộ giáo dục- đào tạo.
6. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức(1990), Cơ sở địa lý kinh tế - hội hội.
7. Pgs.Pts.Nguyễn Định Cử(1997), dân số và phát triển, NXb Giáo dục.
8. Phạm Trung Lương(2002), Du lịch sinh thái, NXB Giáo dục.
9. Phét Sạ Mon Sy Bun Hươn(2002), dân số học và sinh sản, NXB Giáo dục CHDCND Lào.
10. Sở kế hoạch và đầu tư, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010 của Champasac CHDCND
Lào.
11. Sinnavong Nunmany (1998), Giáo dục với sự phát triển cộng dân cư. NXB Giáo dục.
12. The World Bank(2004), Biên bản tổng kết về kinh tế- xã hội CHDCND Lào.
13. Trần Trọng Đức GIS căn bản. NXB Địa học quốc gia TP.HCM.
14. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2001) thống kê.
15. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2002) thống kê.
16. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2003) thống kê.
17. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2004) thống kê.
18. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2005) thống kê.
19 . Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2006) thống kê.
20. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2007) thống kê.
21. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasac (1995-2000) thống kê.
22. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasac (2001-2005) thống kê.
23. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasac(2007-2008),báo cáo tổng kết năm.
24. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasac(2007-2008), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2009-2010
của Champasac.
25. Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Champasac (1998 - 2000 ), biên bản thống kê giáo dục .
26. Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Champasac (2oo2 - 2005 ), biên bản thống kê giáo dục.
27. Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Champasac (2005- 2008 ), biên bản thống kê giáo dục.
28. Sở y tế tỉnh Champasac(1998-2008), biên bản thống kê y tế.
29. Sở y tế tỉnh Champasac(1998-2000), biên bản thống kê y tế.
30. Sở y tế tỉnh Champasac(2000), biên bản thống kê y tế.
31. Sở lao động Champasac(2007-2008), biên bản thống kê việc làm.
32. Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh champasac (1996-2000).
33. Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh champasac (2001-2005).
34. Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh champasac năm (2006).
35. Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh champasac (2007).
PHỤ LỤC
Bảng 2.1. Mật độ dân số người/kmP2P, bác sĩ/vạn dân, trẻ mẫu giáo/vạn dân,
HS tiểu học/vạn dân, HSTHPT/vạn dân (2008)
Đơn vị hành
chính
Diện
tích
kmP2
2008
Mật độ
dân số
người/
kmP2
Bác sĩ/
vạn dân
Trẻ mẫu
giáo/
vạn dân
HS tiểu
học/
vạn dân
HSTHPT/
vạn dân
Pakse 108 82042 760 44 686 1452 1163
Xanasomboun 1026 66296 65 10 11 1390 682
Bachiang 907 51322 57 16 13 1306 357
Pakxong 4038 68095 17 10 8 1156 346
Pathoumphon 2616 54728 21 18 10 1285 693
Phonthong 903 89732 99 12 23 1242 645
Champasac 867 58993 68 15 32 1427 845
Soukkouma 1232 52800 43 18 16 1366 447
Mounlapamok 2222 41040 18 14 13 1361 328
Khong 1496 77606 52 17 25 1325 420
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac (1996-2005)
và biên bản tổng kết kinh tế - xã hội tỉnh Champasac (2007-2008)
Đơn vị
hành chính
D tích
gieo trồng(ha)
Năng suất
tấn/hạ
Sản lượng
(tấn)
Bachieang 6977 5.44 13586
Xanasomboun 16449 5.89 55621
Pakxong 24686 8.03 66603
Phonthong 25386 7.23 87428
pakxe 2083 5.59 7359
Pathoumphon 8490 5.09 27545
Champasak 12724 6.64 42327
soukkhouma 12965 5.24 40034
Mounlapamok 8105 5.61 25090
khong 13484 5.38 45530
2007-2008
Nguồn: Biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac
Bảng 2.2. Diện trồng trọt, năng suất, sản lượng (2007)
Bảng 2.3. GDP/người, cơ sở thương mại
Đơn vị
hành chính GDP(USD)/người
Cơ sở thương mại
(khách sạn)
/đơn vị khách sạn
Bachieang 559 2
xanasomboun 630 2
Pakxong 621 3
phonthong 797 3
pakxe 1200 12
pathoumphon 581 1
champasak 771 4
soukkhouma 584 2
Mounlapamok 582 2
khong 701 4
2007-2008
Nguồn: Biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac
1996 1999 2002 2005 2008
Tổng số
Cây lương thực 81779 98113 92747 98260 101224
Tỉ trọng(%) 76.3 75.35 75.41 72.71 70.29
Cây công nghiệp 22608 29163 24705 29480 33938
Tỉ trọng(%) 21.09 22.39 20.08 21.81 23.56
Cây ăn quả 2467 579 1991 3390 3718
Tỉ trọng(%) 2.3 0.44 1.61 2.5 2.58
các cây trồng khác 320 2346 3538 4008 5124
Tỉ trọng(%) 0.29 1.8 2.87 2.96 3.55
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội
tỉnh Champasac 2007-2008
Bảng 2.4. Diện tích các cây trồng giai đoạn 1996-2008 (ha)
1996 1999 2002 2005 2008
Tổng giá trị đầu tư 12361 64121 55374 147846 826750
Nhà nước 2099 28906 39037 44974 241700
Tỉ trọng(%) 16.98 45.08 70.49 30.41 29.23
Nông nghiệp 598 23556 2970 10778 43506
Tỉ trọng(%) 4.83 36.73 5.36 7.29 5.26
Công nghiệp 1242 4003 8882 22858 125684
Tỉ trọng(%) 10.04 6.24 16.04 15.46 15.2
Dịch vụ 259 1347 27185 11338 72510
Tỉ trọng(%) 2.09 2.1 49.09 7.66 8.77
Nước ngoài 10262 35215 16337 102872 585050
Tỉ trọng(%) 83.01 54.92 29.51 69.59 70.77
Nông nghiệp 759 20527 2767 28558 216468
Tỉ trọng(%) 6.14 32.01 4.99 19.31 26.18
Công nghiệp 5999 2182 11094 43832 49729
Tỉ trọng(%) 48.53 3.4 20.03 29.64 6.01
Dịch vụ 3504 12506 2476 30482 318853
Tỉ trọng(%) 28.34 19.5 4.47 20.61 38.56
Bảng 2.5. Giá trị đầu tư của nhà nước và đầu tư của nước ngoài
vào các ngành kinh tế tỉnh Champasac 1996-2008
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh
Champasac 2007-2008
Đơn vị triệu Kíp (theo giá thực tế)
1996 1999 2002 2005
Tổng (tỉ Kíp) 11,72 91,99 216,37 365,95
Nông sản 89,24 94,03 68,79 54,13
Gia súc-gia cầm 1,79 1,31 5,36 14,46
SP cắt hái từ rừng 7.84 1.47 3.18 2,8
Chế biến gỗ 1,13 3,19 22,67 28,61
Bảng 2.6. Tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các sản phẩm
trong tỉnh Champasac 1996-2005
Đơn vị: %
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005
Các cấp học
GV Lớp HS GV Lớp HS GV Lớp HS GV Lớp HS GV Lớp HS
Đại học
Cao đẳng 80 21 206 81 13 249 73 14 336 72 15 471
Trung học nghề 74 8 123 74 8 153 74 9 55 80 15 409
THCS+THPT 1290 584 20,273 1,298 629 26,606 1,359 726 24,251 1,348 663 32,976 1,331 699 27,413
Tiểu học 3368 2,602 85,194 3,389 2,969 89,346 3,342 2,916 90,743 3,416 2,984 91,067 3,428 3,084 90,229
Mẫu giáo 315 143 4,165 324 156 4,514 314 180 4,595 293 176 4,279 298 178 4,335
Các cấp học
GV Lớp HS GV Lớp HS GV Lớp HS GV Lớp HS GV Lớp HS
Đại học 35 12 381 77 24 1,346 95 29 2,599
Cao đẳng 77 22 834 83 22 973 85 23 1,034 85 25 1,194 87 28 1,211
Trung học nghề 132 65 2,145 162 67 2,781 184 69 3,090 191 78 3,695 213 81 4,153
THCS+THPT 1,233 742 30,008 1,268 771 33,008 1,268 774 37,414 1,472 776 40,627 1,457 823 40,225
Tiểu học 2,920 2,864 87,980 2,970 2,891 77,681 2,922 2,815 87,039 2,983 3,179 88,291 2,803 2,789 87,251
Mẫu giáo 265 189 4,141 277 196 4,271 260 181 4,099 302 231 4,562 351 222 4,369
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005
20052001 2002 2003 2004
1996 1997 1998 1999 2000
Bảng 2.7. Số giáo viên, lớp học, học sinh
Bảng.2.8. Một số chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe trẻ em tỉnh Champasac
2000 2002 2004 2006 2008
Tỉ suất trẻ em dưới
1 tuổi tử vong(‰) 75 69 71 64 54
Tỉ suất trẻ em dưới
5 tuổi tử vong(‰) 126 114 97 93 86
Tỉ lệ trẻ em dưới
1 tuổi được tiêm chung(%) 58.2 85 87 100 100
Tỉ lệ trẻ em 60
tháng uống Vitamin A(%) 95.5 98.3
100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005
và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac
2007-2008
Bảng 2.9.tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế (1996-2000)
Đơn vị: tính theo giá hiện hành (%)
1996 1997 (%) 1998 (%) 1999 (%) 2000 (%)
GDP(triệu kíp) 178,068 300,500 68 333,555 11 371,914 11 409,262 10
Nông nghiệp 128,205 210,350 64 226,817 7 245,463 8 261,927 6
Công nghiệp 14,245 27,045 89 33,355 23 40,910 22 49,111 20
Dịch vụ 35,617 63,105 77 73,383 16 85,541 16 98,224 14
tỉ gía tiền đôla
(kíp/đôla) 950 1,500 2,500 5,500 8,000
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh năm 1996-2005
Bảng 2.10.tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế (2001-2005)
Đơn vị: tính theo giá hiện hành (%)
2001 (%) 2002 (%) 2003 (%) 2004 (%) 2005 (%) 2008
GDP(triệu kíp) 1,138,118 177 1,608,272 41 1,873,344 16 2,273,909 21 2,851,737 25 4.696,000
Nông nghiệp 641,122 144 917,829 43 1,116,416 21 1,365,844 22 1,788,661 30 2,113,200
Công nghiệp 139,601 184 274,223 96 306,220 11 336,454 9 401,107 19 1,220,960
Dịch vụ 357,394 163 416,219 16 450,709 8 571,610 26 662,058 15 1,363
tỉ gía tiền đôla
(kíp/đôla) 8,629 9,817 10,783 10,578 10,578 8,500
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh năm 1996-2005
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5519.pdf