LỜI NÓI ĐẦU
Trong mấy chục năm trở lại đây nền kinh tế thế giới có bước phát triển vượt bậc. Trong đó có nền kinh tế Viện Nam, Việt Nam tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới từ 1986, có thể nói là hơi muộn, nhưng đó là giai đoạn đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là thập kỷ 90 của thế kỷ 20, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng chưa từng có, trong 10 năm từ 1990 - 2000 trung bình tốc độ tăng trưởng là 7,5 %. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 300.000 nghìn/ tháng/ người. N
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phát triển đa dạng hóa sản phẩm ở Công ty Cơ Khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền kinh tế phát triển mọi mặt và điều đáng mừng lớn nhất là sự thích nghi và lớn mạnh của từng công ty. Các công ty tư nhân phát triển với số lượng lớn và ngày càng chiếm lĩnh những lĩnh vực hoạt động mà trước kia của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước dần lấy lại được sự tự chủ của mình về kế hoạch, sản xuất kinh doanh đã hoạt động theo nhu cầu thị trường, khai thác tốt tiềm lực tài chính của mình, tối đa hoá lợi nhuận. Chấm dứt thời kỳ thụ động, gò bó, kìm hãm, thua lỗ. Đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua.
Đa dạng hoá sản phẩm là xu hướng khách quan một khuynh hướng phát triển không chỉ với doanh nghiệp nhà nước.Nó là một nhân tố bảo đảm cho các doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay để tồn tại và phát triển.
Trước xu hướng toàn cầu hoá, trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Đặc biệt là cơ khí, bởi sự lạc hậu về công nghệ. Tuy vậy nhiều doanh nghiệp đã vươn lên bằng sức mạnh nội lực, đổi mới trang thiết bị, hợp tác cùng công ty nước ngoài duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thu nhập cho người công nhân, công ty cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp như vậy. Đó là vì công ty luôn giữ hướng đi đúng " kết hợp phát triển chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản phẩm ".
Sắp tới kinh tế Việt Nam gia nhập AFTA đó là cơ hội nhưng đồng thời là khó khăn thử thách. Để chuẩn bị cho diều này công ty đầu tư đổi mới trang thiết bị, tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm thích ứng với những yêu cầu mới.
Qua quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và được thực tập tốt nghiệp tại công ty Cơ Khí Hà Nội. Từ thực trạng công ty hiện nay em chọn đề tài " Một số phương hướng biện pháp nhằm phát triển đa dạng hóa sản phẩm ở công ty Cơ Khí Hà Nội " làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn có kết cấu 3 chương:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về đa dạng hoá sản phẩm.
Chương II: Đánh giá thực trạng tình hình đa dạng hoá sản phẩm ở công ty Cơ Khí Hà Nội.
Chương III: Một số phương hướng và biện pháp nhằm phát triển đa dạng hóa sản phẩm ở công ty Cơ Khí Hà Nội.
Dù được sự tận tình giúp đỡ của thầy GS.TS Đỗ Hoàng Toàn giáo viên hướng dẫn và phòng tổ chức công ty Cơ Khí Hà Nội. Với kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi thiếu sót, kính mong thầy và công ty bỏ qua cho em.
Hà Nội, tháng 4 năm 2002
Sinh Viên thực hiện :
Lưu Văn Hưng
CHƯƠNG I
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM
I. THỰC CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM.
1. Thực chất của đa dạng hoá sản phẩm
Sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực rất phức tạp và đầy nhạy cảm. Trong quá trình này mỗi doanh nghiệp phải xác định cho mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý để thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội đã định. Đó là cơ cấu sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp, để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận trong từng giai đoạn cụ thể. Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, tức là chúng phải thường xuyên được đổi mới. Vì sao phải như vậy ? vì đó là một trong các điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Sự hoàn thiện và đổi mới cơ cấu sản phẩm của doang nghiệp được thực hiện theo hướng khác nhau, đó là:
Bổ xung thêm vào danh mục các sản phẩm, những sản phẩm mới phù hơp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ.
Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến hoàn thiện sản phẩm ấy về nội dung, hình thức, tạo thêm nhiều kiểu dáng và nhiều thế hệ sản phẩm mới.
Chuyển hoá vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp, đưa những sản phẩm ở vị trí hàng thứ lên vị trí hàng đầu và ngược lại bằng việc thay đổi định hướng sản xuất mỗi loại.
Trên đây là ba cách mà các doanh nghiệp thường làm. Tuy nhiên trên thực tế chúng được thực hiện xe kẽ với nhau nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp một cơ cấu sản phẩm hợp lý nhất và khả năng thích ứng cao nhất với nhu cầu thị trường. Chúng ta có thể thấy một số hãng như: HonDa với chủng loại sản phẩm phong phú và đa dạng hay sản phẩm của P/S vơi các loại kem và bàn chải đánh răng... Tất cả chúng thực hiện theo phương thức tổng hợp xem kẽ.
Như vậy, đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp là việc mở rộng danh mục sản phẩm, nó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm nhằm bảo đảm cho doanh nghệp thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh.
Đa dạng hoá sản phẩm là một nội dung cụ thể của đa dạng hoá sản xuất và đa dạng hoá kinh doanh. Khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm các doanh nghiệp công nghiệp chỉ mở rộng danh mục các sản phẩm công nghệ của mình, nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp vẫn chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khi thực hiện đa dạng hoá sản xuất thì ngoài lĩnh vực truyền thống là sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp còn có thể thâm nhập sang các lĩnh vực sản xuất khác. Chắng hạn sang lĩnh vực nông, lâm... khi thực hiện đa dạng hoá kinh doanh ( kinh doanh tổng hợp ) doanh nghiệp phát triển sang cả lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Tóm lại: bản chất của đa dạng hoá sản phẩm là quá trình mở rộng hợp lý danh mục sản phẩm nhằm tạo ra cơ cấu sản phẩm có hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác đa dạng hoá sản phẩm là một chiến lược làm giảm bớt rủi ro bằng cách góp chung rủi ro của nhiều loại tài sản có mưc lợi tức từng loại khác nhau.
2. Sự cần thiết phải đa dạng hoá sản phẩm
Vì sao các doanh nghiệp cần tiến hành đa dạng hoá sản phẩm ? câu trả lời là do thị hiếu thay đổi, công nghệ phát triển nhanh chóng, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các sản phẩm hiện có.
Ngày nay, đa dạng hoá sản phẩm là một khuynh hướng phát triển rất phổ biến của các doanh nghiệp công nghiệp, các tổ chức kinh tế lớn, nhiều tập đoàn kinh doanh với các quy mô khác nhau đều thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Sự phát triển khuynh hướng này được giải thích bởi các lý do sau:
2.1. Nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm công nghiệp rất phong phù, đa dạng và thường xuyên thay đổi.
Đó là một thực tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có đối sách thích ứng với thị trường. Doanh nghiệp phải theo sát thị trường nắm chắc và dự báo nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hoá. Trong cơ chế thị trường người mua ( tức là khách hàng ) đóng vai trò quyết định việc sản xuât cái gì? Sản xuất như thế nào? Và trao đổi ra sao? Tức là người bán giữ vai trò phụ thuộc. Người mua sẽ chỉ mua những cái mà họ cần và phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Để tối đa hoá độ thoả dụng họ không thụ động trước nhà sản xuất mà còn là lực lượng " đối trọng " với nhà sản xuất. Điều này buộc các nhà sản xuất khi tiến hành xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phương án sản phẩm của mình phải quán triệt. Chỉ đưa vào chiến lược kế hoạch sản xuất những sản phẩm đã ký kết hợp đồng tiêu thụ hoặc có khả năng tiêu thụ. Tức là phải quán triệt quan điểm Marketing "chỉ sản xuất kinh doanh những cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất kinh doanh những cái mà mình có sẵn".
Vậy, trước sự đòi hỏi của nhu cầu thị trường buộc các doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm và nhờ đó doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần và mở rộng thị trường tiêu thụ.
2.2. Tiến bộ khoa học công nghệ
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Làm cho xuất hiện những nhu cầu mới, rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm và tạo ra khả năng sản xuất mới. Do đó làm xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới buộc doanh nghiệp phải biết tranh thủ nắm bắt để phát triển.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì chu kỳ sống của sản phẩm giảm đi. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải xe xét, đánh giá xem sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống. Để có quyết định phù hợp, có lợi cho doanh nghiệp.
2.3. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và giữa các sản phẩm công nghiệp với nhau
Trong điều kiện sản xuất phát triển cao, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì đa dạng hoá sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng chiếm vị trí chủ chốt trong chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Đa dạng hoá sản phẩm giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
Ngược lại, đa dạng hoá sản phẩm đòi hỏi sự nhanh nhạy với thị trường và sự đổi mới, phát triển không ngừng của doanh nghiệp. Mặt khác, hoạt động trong cơ chế thị trường doanh nghiệp bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược, quyết định hiệu quả. Hàng hoá trước khi đưa ra thị trường phải được nghiên cứu thật kỹ cùng với những vũ khí như giá dịch vụ. Điều này nó giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt với các sản phẩm khác, phân tán rủi ro trong kinh doanh.
2.4. Đưa ra gợi ý mới cho người tiêu dùng
Chúng ta biết rằng không hẳn là khách hàng nào khi đi mua hàng cũng đã có sẵn những quyết định về loại sản phẩm mà mình sẽ mua.
Người tiêu dùng đôi khi họ mua sản phẩm chỉ là do sản phẩm mới với những ưu thế mới, tạo ra phong cách mới một cái gì đó là rất cá tính. Do đó nàh sản xuất cần luôn sáng tạo và cần đưa ra sản phẩm mới, kích thích họ gợi ý và đánh thức nhu cầu của khách hàng điều này sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế đi trước đạt được thành công.
Tóm lại, để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp tiến hành đa dạng hoá sản phẩm là xu hướng tất yếu khách quan.
3. Các hình thức đa dạng hoá sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm là vấn đề rất quan trọng có tác động trực tiếp tới sự phát triển doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức hoạt động thích hợp. Vấn đề phân loại các hình thức đa dạng hoá cần được nghiên cứu cụ thể và chính xác. Chúng ta sẽ nghiên cứu các hình thức đa dạng hoá sản phẩm.
3.1. Căn cứ vào tính chất thoả mãn nhu cầu sản phẩm trên thị trường
Đa dạng hóa theo chiều rộng nhu cầu các sản phẩm thể hiện ở chỗ là doanh nghiệp sản xuất ra một số loại sản phẩm có kết cấu, công nghệ sản xuất và giá trị sử dụng cụ thể khác nhau, để thoả mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan với nhau của một đối tượng tiêu dùng. VD: công ty Cơ Khí Hà Nội không chỉ sản xuất máy công cụ mà còn sản xuất kinh doanh thiết bị phụ tùng các ngành: mía đường, xi măng... Điều này cũng đòi hỏi công ty các vấn đề về vốn, khoa học công nghệ, quản lý...
Đa dạng hoá theo chiều sâu nhu cầu của mỗi loại sản phẩm tức là tăng thêm kiểu cách, mẫu mã của cùng một loại sản phẩm. VD: công ty Cơ Khí Hà Nội chuyên sản xuất các loại máy công cụ đáp ứng nhu cầu thị trường như: máy phay, máy tiện... trong đó công ty chế tạo nhiều loại máy tiện khác nhau như: T18L, T6302L... để đáp ứng nhu cầu sản phẩm.
Đa dạng hoá theo hường thoát ly với sản phẩm gốc, đưa ra sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này khắc hẳn hai hình thức trên, nó không liên quan tới sản phẩm ban đầu cả về giá trị sử dụng và công nghệ.
3.2. Căn cứ vào tính chất thay đổi danh mục sản phẩm
Biến đổi chủng loại, đó là quá trình hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập thị trường mới, nờ sự đa dạng hoá về kiểu cách ,mẫu mã, cấp độ hoàn thiện của sản phẩm thoả mãn khách hàng. Sự hoàn thiện này có thể chỉ là về hình thức ( kiểu dáng, mẫu mã ) hay chỉ thuần tuý về nội dung ( chất lượng, kỹ thuật ) hoặc cả hai.
Đổi mới chủng loại là việc loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm không còn khả năng tiêu thụ và thay vào đó là những sản phẩm mới bổ xung vào nó có thể là mới tuyệt đối. Việc thực hiện hình thức đa dạng hoá sản phẩm này gắn liền với việc doanh nghiệp rời bỏ một số thị trường cũ và gia nhập thị trường mới.
Hỗn hợp: đó là việc tiến hành đồng thời cả hai loại trên nhưng có chọn lọc. Tức là vừa cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đang sản xuất, vừa chọn loại bỏ những sản phẩm không sinh lời, bổ xung sản phẩm mới và danh mục sản phẩm của mình.
3.3. Căn cứ vào tính chất sử dụng nguyên liệu trong sản xuất
Đa dạng hoá trên cơ sở nâng cao trình độ sử dụng tổng hợp các chất liệu có ích chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác. VD: trong công nghiệp mía đường chúng ta có thể thấy rằng ngoài việc dùng mía làm đường thì người ta còn sử dụng bã mía làm giấy hoặc ván ép.
Đa dạng hoá trên cơ sở sản xuất sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhưng có chủng loại nguyên liệu gốc. VD: nhà máy sản xuất đồ sứ sản xuất cả sứ dân dụng, sứ điện, sứ vệ sinh. Các sản phẩm này đều sử dụng cao lanh và men làm nguyên liệu chính nhưng chúng có giá trị sử dụng khác nhau.
3.4. Căn vào phương thức thực hiện
Đa dạng sản phẩm trên cơ sở sử dụng các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Với việc này doanh nghiệp có thể tiết kiệm đầu tư, giảm bớt thiệt hại do rủi ro khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng kinh nghiệm sản xuất hiện có. Những việc làm này dần tới hạn chế khái niệm mở rộng dánh mục sản phẩm của doanh nghiệp.
Đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở sử dụng các nguồn lực hiện có có kết hợp với đầu tư bổ sung. Tức là việc mở rộng danh mục sản phẩm đòi hỏi có đầu tư, nhưng đó là đầu tư này ở dạng bổ sung, nhằm khắc phục khâu yếu hoặc cấc khâu sản xuất mà doanh nghiệp còn thiếu. So với hình thức trên, khả năng mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp được nâng cao.
Đa dạng hoá sản phẩm bằng đầu tư đổi mới: hình thức này thường được sử dụng khi doanh nghiệp triển khai sang sản xuất những sản phẩm mới mà khả năng sản xuất hiện tại không thể đáp ứng được. Trong trường hợp này nhu cầu đầu tư thường lớn và sắc xuất rủi ro sẽ cao hơn, nhưng sản xuất được mở rộng hơn
* Một số nhận xét:
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể tồn tại nhiều hình thức đa dạng hoá sản phẩm. Chúng cùng tồn tại sen kẽ và bổ sung cho nhau. Mỗi hình thức đa dạng hoá sản phẩm có những ưu nhược điểm riêng và chúng sẽ chỉ bộc lộ trong hoạt đốngản xuât kinh doanh khi doanh nghiệp bảo đảm được những điều kiện nhất định. Do vậy doanh nghiệp cần thận trọng mới bảo đảm hiệu quả cao.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM
Trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh vấn đề phương hướng và nội dung của đa dạng hoá sản phẩm có vai trò quan trọng. Do đó doanh nghiệp cần có hiểu biết chính xác về các vấn đề liên quan tới đa dạng hoá sản phẩm để từ đó có quyết định chính xác. Thường có những nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng hoá sản phẩm:
1. Nhu cầu của thị trường
Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải bám sát nhu cầu của thị trường, sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp. Công việc này cần có phòng ban riêng biệt đó là phòng Marketing, họ sẽ điều tra nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường trước khi kinh doanh. Tuỳ theo hướng phát triển của doanh nghiệp ở từng thời kỳ mà doanh nghiệp sẽ có những tiêu thức khác nhau để xác định đa dạng hoá sản phẩm cần tập trung vào.
0Kiểu cách mẫu mã, kích cỡ mỗi loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi. Việc phân tích nhu cầu thị trường co vai trò đặc biệt quan trọng giúp địng ra những căn cứ để ra quyết định sản xuất hay không? và sản xuất như thế nào?
0Nhu cầu các loại sản phẩm có liên quan đến người tiêu dùng, nghĩa là nghiên cứu bề rộng của nhu cầu sản phẩm. Để xác định phương hướng đa dạng hoá sản phẩm cần phải xem xét điều kiện để sản xuất sản phẩm đó, tính phức tạp, công nghệ...
0Các sản phẩm thay thế. Vấn đề này rất quan trọng nó giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình đa dạng hoá sản phẩm.
0Sự vận động của sản phẩm trong chu kỳ sống của nó. Cần lựa chọn thời điểm tốt cho việc đa dạng hoá sản phẩm tránh chu kỳ suy thoái để giảm rủi ro. Mặt khác doanh nghiệp khi đa dạng hoá sản phẩm cần xác định quy mô tổng lượng nhu cầu thị trường về mỗi loại sản phẩm. Sau đây chúng ta cỏ thể tính tương đối về nhu cầu sản phẩm với thị trường của doanh nghiệp.
Tóm lại việc nghiên cứu, phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố chủng loại và dung lượng nhu cầu sản phẩm trên thị trường giúp cho doanh nghiệp có quyết định chính xác về phương hướng và mức độ đa dạng hoá sản phẩm không chỉ ở mặt lượng mà còn ở cả tính chất, nhu cầu và quan hệ với sản phẩm khác.
2. Khả năng của mỗi doanh nghiệp.
Nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ rất đa dạng và thường xuyên vận động. Chính điều đó tạo nên các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cần năng động và nhạy bén nắm bắt các cơ hội kinh doanh, phản ánh chúng trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ. Trong quá trình ấy phải ddanhs giá đúng khả năng hiện có và có thể có của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng của doanh nghiệp được thực hiện theo nhiều góc độ khác nhau như: tài lực, vật lực. Trong môi trường cạnh tranh, việc phát triển chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm cần đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty. Nghĩa là xuất phát từ những nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả... Bỏ qua điều này sẽ khó tránh khỏi trong sự tồn tại và phát triển.
3. Các quan hệ kinh tế
Việc mở rộng các quan hệ liên kết kinh tế giữa chủ thể kinh tế là một xu thế khách quan. Việc tham gia các liên kết kinh tế tác động trực tiếp tới việc xác định phương hướng và nội dung thực hiện chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Điều đó thể hiện trên các mặt sau:
- Quy định trực tiếp khả năng ứng dụng một số hình thức chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Ví dụ doanh nghiệp không thể áp dụng hình thức chuyên môn hoá, đa dạng hoá theo giai đoạn công nghệ hay theo bộ phận chi tiết sản phẩm, nếu không tổ chức tốt các hình thức hiệp tác hoá sản xuất thích đáng.
- Tạo điều kiện tăng khả năng của doanh nghiệp qua việc tranh thủ sự hỗ trợ của bên ngoài. Việc tăng khả năng này thể hiện không những chỉ là khắc phục khâu yếu trên dây chuyền sản xuất, mà còn là sự hỗ trợ nhau về vốn, về năng lực nghiên cứu...để nắm bắt các cơ hội kinh doanh.
- Tạo thành một tổ chức để thực hiện sự phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp khắc phục tình trạng trùng lắp kém hiệu quả trong sản xuất, phát huy khả năng sở trường của doanh nghiệp.
4. Trình độ tiêu chuẩn hoá
Nhân tố mang tính chất tổ chức- kỹ thuật này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tổ chức sản xuất kinh doanh khi xây dựng nền sản xuất lớn trong công nghiệp. Nó đòi hỏi tất cả các sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường phải theo tiêu chuẩn thống nhất. Tiêu chuẩn này không những chỉ là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc kiểm tra giám sát mà còn là cơ sở để tổ chức mối liên hệ sản xuất của các doanh nghiệp có liên quan. Chẳng hạn, quan hệ giữa các doanh nghiệp chuyên môn hoá bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ.
5. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm - kỹ thuật của đội ngũ lao động
Sản xuất là sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó ba yếu tố cơ bản là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó vấn đề lao động là yếu tố quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, tới chất lượng sản phẩm, tới hoạt động của máy móc. Trình độ lao động tốt là cơ sở đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành tốt, liên tục là cơ sở nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Trình độ chuyên môn kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công tác đa dạng hoá. Để phát huy tối đa trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động thì quá trình sử dụng và bố trí lao động cần quan tâm:
+ Phân công và bố trí lao động cần đáp ứng và tuân thủ yêu cầu về năng lực và nguyện vọng của từng người.
+ Đảm bảo về trách nhiệm và quyền hạn.
+ Đảm bảo có sự thăng tiến.
+ Trong sử dụng lao động phải đi đôi với việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ để có thể đáp ứng nhu cầu mới của công việc.
Do vậy vấn đề lao động là đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề công ăn việc cho mọi người, không chỉ là vấn đề công việc thông thường mà nó đòi hỏi có sự nghiên cứu có được một quyết định sáng suốt về người lao động làm sao cho họ phát huy được mọi khả năng, nâng cao hiệu quả lao động
6. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ và khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Muốn đa dạng hoá sản phẩm, cần khoa học công nghệ hiện đại. Ngày nay tiến bộ nhanh của khoa học công nghệ, công nghệ mới ra đời rất nhanh, nguyên nhiên vật liệu cũng rất đa dạng từ tự nhiên và nhân tạo. Máy móc thiết bị có một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp. Máy thiết bị không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp mà còn quyết định điều kiện và khả năng sản xuất kinh doanh. Việc phát huy tối đa hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp có chỗ đứng chắc trên thị trường và sức mạnh cạnh tranh. Sử dụng máy móc một cách có hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Không những vậy, khia thác tốt công suất máy móc còn mang lại năng suất cao và giảm chi phí, giá thành, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Như vậy dưới sự tác động của tiến bô khoa học công nghệ cơ cấu ngành phong phú, đa dạng phức tạp hơn, các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ phát triển nhanh hơn so với các ngành truyền thống hao tổn nhiều nguyên liệu, năng lượng. Tiến bộ khoa học cùng với khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp sẽ cho phép nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu nhờ đó làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
7. Tính chất nguyên liệu đưa vào sản xuất.
Một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất đó là nguyên nhiên vật liệu đầu vào của các quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Chúng còn được gọi là đối tượng lao động một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất con người sử dụng tư liệu lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá của đối tượng lao động nhằm tạo ra những sản phẩm công nghiệp có chất lượng ngày càng cao thoả mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu thị trường.
Do vậy nguyên nhiên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp tạo nên thực thể của sản phẩm, thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc bị đình chệ bởi lẽ sản xuất trong mỗi doanh nghiệp là quá trình liên tục tác động vào đối tượng lao động, giá trị sử dụng của nguyên vật được gia tăng gấp bội khi chúng liên tiếp được chế biến trong các doanh nghiệp để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chúng ta có thể thấy điển hình như quặng sắt rồi thành sắt, sắt thành ôtô... sản phẩm của quá trình này lại là nguyên vật liệu của quá trình khác.
Chủng loại nguyên vật liệu đơn giản hay phức tạp, chất lượng cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả của việc phát triền đa dạng hoá sản phẩm và do vậy ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và kết quả của nó. Ngược lại, mức độ đa dạng hoá trong doanh nghiệp cao hay thấp, theo hình thức nào đi chăng nữa thì đòi hỏi việc cung ứng phải đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, số lượng, chủng loại, quy cách. Nhìn chung mối quan hệ giữa đa dạng hoá sản phẩm với tính chất nguyên vật liệu đưa vào sản xuất thay đổi theo những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp và thay đổi theo đà sản xuất kinh doanh. Do đó có được phương án đa dạng hoá sản phẩm hợp lý và có hiệu quả, mỗi doanh nghiệp phải chú ý và xác định chính xác sự ảnh hưởng của nguyên nhiên vật liệu tới quá trình sản xuất.
Tóm lại, nhu cầu thị trường vê các loại sản phẩm vật chất và các loại dịch vụ rất đa dạng, phong phù và thường xuyên thay đổi. Do đó vừa là những thách thức nhưng đồng thời tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải năng động, nhạy bén, phải nắm bắt được các cơ hội trong kinh doanh và phản ánh chúng trong cơ cấu sản phẩm của mình. Muốn làm điều đó cần đánh giá khả năng hiện tại của doanh nghiệp và trong tương lai, khả năng các yếu tố sản xuất (nhân tài, vật lực), khả năng của các tài sản hữu hình, vô hình (máy móc, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường). Từ đó đánh giá đúng mức độ cạnh tranh của mình.
III. VAI TRÒ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM
Hiện nay cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt các doanh nghiệp sử dụng mọi vũ khí để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. Người ta thường dùng câu nói “ Thương trường là chiến trường” để chỉ mức độ khắc liệt và quyết liệt của cạnh tranh. Đó là cuộc chiến không tiếng súng, sự tàn sát của cuộc chiến trên thương trường tuy không có hình dạng cụ thể nhưng mức độ và hậu quả của nó thì khó có thể đo lường hết. Do vậy đa dạng hoá sản phẩm là một vũ khí lợi hại để các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh. Dưới đây là một số vai trò của đa dạng hoá sản phẩm trong sự phát triển của Công ty.
1. Giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường
Thông qua quá trình đa dạng hóa sản phẩm số lượng sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng phong phú, do vậy cơ hội phục vụ khách hàng ngày càng lớn khả năng thích ứng với thị trường ngày càng cao hơn. Từ đó doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường.
2. Đảm báo lợi nhuận
Chúng ta biết là để có lợi nhuận thì trước hết doanh nghiệp phải bảo đảm doanh thu tăng, ngoài ra phải đảm bảo giảm chi phí. khi đa dạng hoá sản phẩm phát triển sự thích nghi với thị trường cao hơn do vậy khả năng doanh thu tăng cao là rất lớn. Đây là điều kiện đảm bảo lợi nhuận ổn định.
3. Bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động
Trên thị trường mỗi Công ty không những mong muốn tồn tại mà còn ngày càng phát triển. Số lượng công nhân và nhà máy ngày càng tăng, Đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp không những tồn tại mà còn ngày càng phát triển, số lượng công nhân viên ngày càng tăng cùng với sự tăng lên của các xí nghiệp sản xuất.
IV. MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM
1. Một số nội dung của đa dạng hoá sản phẩm.
Chúng ta đã nói tới đa dạng hoá sản phẩm vậy đa dạng hoá sản phẩm thường được thực hiện ở đâu, nội dung của nó ra sao? Hoạt động đa dạng hoá sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở công tác xây dựng phương án và thực hiện phương án đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp. Phương án đa dạng hoá sản phẩm là một bộ phận của phương án sản xuất kinh doanh. Xây dựng phương án đa dạng hoá sản phẩm bao gồm một số nội dung sau:
1.1. Hình thành ý tưởng về sản phẩm đa dạng hoá
Mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm các ý tưởng về sản phẩm có thể sản xuất và khai thác trong tương lai. Nó có thể được bắt đầu ngay khi một sản phẩm phẩm mới nào đó được xuất hiện trên thị trường, nhưng cũng có thể chỉ được tìm ra khi mà các sản phẩm đang sản xuất đã tỏ ra những ưu nhược điểm của chúng.
Việc thu thập những ý tưởng này có thể thực hiện qua công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, qua thông tin chuyên ngành, của trực tiếp cán bộ công nhân viên trong công ty, qua các hoạt động của các bộ phận có liên quan khác...
Tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm là bước đầu quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp. ý tưởng này thường hàm chứa những tư tưởng chiến lược của doanh nghiệp như: tạo ra một ưu thế đặc biệt nào đó so với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh, cống hiến một sự hài lòng hay thoả mãn nào đó cho khách hàng để thu được lợi nhuận cao hoặc chỉ có thể là một sự gợi ý cho khách hàng đánh thức nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng thức dậy, hoặc mưu tính trở thành công ty chính với chủng loại đầy đủ. Tất nhiên là ý tưởng đó phải phù hợp với thực lực của doanh nghiệp hiện tại.
1.2. Lựa chọn sơ bộ về ý tưởng sản phẩm
Công việc cần làm sau khi hình thành ý tưởng về sản phẩm sẽ sản xuất là doanh nghiệp cần chọn ra một số chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá xem xét sau đó lựa chọn ý tưởng phù hợp nhất với khả năng của công ty hiện tại và thoả mãn tốt nhất nhu cầu thị trường. Trong đó cần dựa vào các tiêu thức sau:
0Khả năng tiềm tàng của sản phẩm: đây là vấn đề rất cơ bản, câu hỏi đặt ra trước khi đưa ra quyết định cuối cùnglà sản phẩm đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tới đâu? Nếu khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng không tốt hơn trước đây hoặc không tạo ra được ưu thế cạnh tranh (dài hạn) thì nó không được chấp nhận.
0Tốc độ phát triển của sản phẩm và mức lợi nhuận dự kiến: Công việc cần làm là xác định xem cần khoảng thời gian là bao nhiêu thì sản phẩm sẽ được tung ra thị trường. Căn cứ của nó không chỉ là vấn đề thời gian dài hay ngắn mà còn vấn đề sản phẩm đó được đưa ra sớm hay muộn so với đối thủ cạnh tranh. Rồi vấn đề lợi nhuận dự kiến là bao nhiêu, tốc độ thu hối vốn ra sao? Tất cả những câu hỏi đó khi trả lời sẽ cho chúng ta một quyết định có căn cứ khoa học.
0Chi phí cho sản phẩm: để tính được đầy đủ các khoản chi phí cho sản phẩm đó cần có tính toán đầy đủ. Tính toán tổng chi phí cho toán bộ quá trình xây dựng một phương án sản phẩm. Yêu cầu chung cho việc xem xét cân nhắc là phải đảm bảo mức chi phí sao cho tính đủ trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm, chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm phải là thấp nhất.
0Tính toán khả năng của doanh nghiệp: đề có câu trả lời chính xác về phương án sản phẩm. Phân tích khả năng của doanh nghiệp được tiến hành trên các phương diện: kả năng hiện có về máy móc thiết bị, nguồn lực, vốn kinh doanh.
Tóm lại giai đoạn này nhằm loại bỏ ngay những ý tưởng không khả thi. Để có được một phương án khả thi trên cơ sở một dãy các chỉ tiêu.
1.3. Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật
Đây là giai đoạn mà việc phân tích đánh giá ở tầm vĩ mô và cả vi mô, tức là cần phân tích cả tổng quát và chi tiết, cụ thể và đặt trong trạng thái động. Tức là có tính các yếu tố bất định xảy ra. Để có được quyết định mang tính chắc chắn hơn của phương án được chọn. Do vậy mỗi ý tưởng về sản phẩm phải được trình bày bằng văn bản bao gồm: mô tả hàng hoá, thị trường mục tiêu, các chi phí có liên quan đến việc thiết kế, chi phí sản xuất sản phẩm, mức giá dự kiến, lợi nhuận sẽ đạt được và thời gian để sản xuất, mức độ phù hợp với công ty về các phương diện công nghệ,._. tài chính...
Mô tả hàng hoá: ý tưởng về sản phẩm sẽ lần lượt được cụ thể hoá bằng các thiết kế cụ thể: về kiểu dáng, kết cấu, tính năng tác dụng, vật liệu...
Thị trường mục tiêu: việc phân tích thị trường để từ đó lựa chọn một phân đoạn phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của sản phẩm sẽ đưa ra thị trường. Cần nghiên cứu về đặc tính tâm lý khách hàng, bề rộng thị trường để có cách đưa sản phẩm ra thị trường có hiệu quả.
Các đối thủ cạnh tranh
Xem xét động thái, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh khi tung sản phẩm ra thị trường:
Chi phí sản xuất sản phẩm:
Bao gồm chi phí về lao động sống và vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp. Hay chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp.
Chi phí là những chi phí có quan hệ trực tiếp với quá trình tạo ra sản phẩm và được tính trực tiếp vào giá thành của đơn vị sản phẩm hay loại sản phẩm.
Chi phí gián tiếp là những chi phí có quan hệ tới hoạt động chung của doanh nghiệp và được tính vào giá thành một cách gián tiếp bằng phương pháp phân bổ chi phí.
Giá bán đơn vị sản phẩm:
Có thể đưa vào giá bán đơn vị hoá vốn, giá thành sản xuất, giá thị trường. Với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì đó là giá thị trường. Ttrong một số trường hợp nhà nước tham gia can thiệp quá trình địng giá sản phẩm.
Cuối cùng là vấn đề tính lợi ích thu được nhờ sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng trên. Lợi nhuận bao giờ và ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng rất quan trọng, có rất nhiều cách xác định lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tính đơn giản là: LN = DT - CP
Để tính khoa học hơn đầy đủ hơn ta sử dụng công thức sau:
LNDN = [ ∑( Qitt ´ Gitt )] - [ ∑ Zitt + ∑ Titt ]
Trong đó: LNDN : là tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp
Qitt , Gitt , Zitt , Titt : lần lượt là số lượng, giá cả, giá thành, thuế loại hàng hoá i được tiêu thụ.
Tuỳ theo từng thời điểm khác nhau mà doanh nghiệp sẽ quan tâm tới chỉ tiêu nào hơn. Tuy nhiên trong đa dạng hoá sản phẩm việc quyết định sản xuất tung ra thị trường sản phẩm míơ hay không thì chỉ tiêu lợi nhuận là được quan tâm nhất, điều này dễ hiểu.
Chúng ta cùng xem xét một ví dụ điểm hình như sau: một doanh nghiệp dự định sản xuất sản phẩm theo ba phương án sau:
Nếu sản xuất sản phẩm X: thì xắc suất tiêu thụ trên thị trường là 50 % và lợi nhuận thu hàng năm là 100 triệu đồng.
Nếu sản xuất sản phẩm Y: thì xắc suất tiêu thụ trên thị trường là 30 % và lợi nhuận thu hàng năm là 120 triệu đồng.
Nếu sản xuất sản phẩm Z: xắc suất sẽ là 20 % và lợi nhuận là 90 triệu đồng.
Chúng ta nhận thấy rằng phương án 1 sẽ đều được chọn hơn vì nó rất gần so với lợi nhuận kỳ vọng. Lợi nhuận kỳ vọng: 100 ´ 0,5 + 120 ´ 0,3 + 90 ´ 0,2 = 104 triệu đồng.
Tóm lại để đưa ra một phương án sản xuất sản phẩm mới doanh nghiệp cần có nghiên cứu tỉ mỉ chính xác đồng thời lại phải phân tích tổng quát, tổng hợp các lĩnh vực kỹ thuật Marketing, tài chính...
2. Những yêu cầu chủ yếu của việc đa dạng hoá sản phẩm
Để việc đa dạng hoá sản phẩm có hiệu quả ngoài quá trình nghiên cứu nhận định đánh giá về thị trường về các vấn đề cơ bản khác. Đa dạng hoá sản phẩm cần tuân thủ một số các yêu cầu cơ bản sau:
2.1. Cần xác định đa dạng hoá sản phẩm là hoạt động thường xuyên, tất yếu trong kinh tế thị trường
Hoạt động đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện liên tục. Đó thực chất là quá trình tự tìm kiếm cách sử dụng mới với loại sản phẩm nào đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, gợi ý phát hiện cho khách hàng tức là đánh thức nhu cầu của khách hàng. Do đó mỗi doanh nghiệp cần xác định đó là hoạt động liên tục, có chế độ khuyến khích cho cán bộ công nhân viên trong việc đưa ra ý tưởng mới. Đây là điều cần thiết cho quá trình đa dạng hoá sản phẩm được hiệu quả.
2.2. Phát triển đa dạng hoá sản phẩm phải là nhân tố góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu tổng quát
* Mục tiêu lợi nhuận
Chúng ta biết rằng đa dạng hoá sản phẩm tức là đưa sản phẩm mới ra thị trường cần đạt mục tiêu lợi nhuận. Các nhân tố: chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và mức giá có thể bán được, mở rộng hay thu hẹp chủng loại sản phẩm sẽ được phân tích kỹ lưỡng trong đa dạng hoá sản phẩm bởi chúng có quan hệ hữu cơ với nhau ảnh hưởng tới thành bại của đa dạng hoá sản phẩm. Do đó nếu được đầu tư đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận.
* Mục tiêu chi phối thị trường
Trong đa dạng hoá sản phẩm để đạt hiệu quả thì doanh nghiệp cần nghiên cứu nhiều nhân tố ảnh hưởng có liên quan như điểm mạnh yếu của mình và của đối thủ cạnh tranh để có được kế hoạch tung sản phẩm vào thị trường có hiệu quả. Thông qua quá trình đa dạng hoá sản phẩm doanh nghiệp sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, chủng loại phong phú, là kéo nhiều khách hàng hơn, chiếm lĩnh thị trường rộng lớn hơn. Tăng khả năng chi phối thị trường của doanh nghiệp nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp.
* Mục tiêu an toàn
Trong kinh doanh thì việc rủi ro là không thể tránh khỏi, có điều là doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro ở mức độ nào nó phụ thuộc vào khách quan và cái chính là doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tính tới vấn đề này để xây dựng khu vực an toàn cho mình hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Qua đa dạng hoá sản phẩm sự rủi ro được san cho nhiều loại sản phẩm và thị trường.
2.3. Đa dang hoá sản phẩm phải bảo đảm tận dụng đầy đủ hơn nguồn lực sản xuất dư thừa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Đảm bảo tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có và nguyên nhiên vật liệu hiệu quả hơn:
Khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm doanh nghiệp ngày càng tạo ra đa dạng về sản phẩm tạn dụng công suất máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu tránh hiện tượng sử dụng không hết công suất máy móc và nguyên vật liệu chưa thật hiệu quả.
* Góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên:
Giải quyết công ăn việc làm, vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Đa dạng hoá sản phẩm - mở rộng hợp lý dang mục sản phẩm, sẽ là một trong những giải pháp để đảm bảo nhu cầu được lao động của người lao động. Góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất tinh thần cán bộ công nhân viên công ty. Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2010 của Việt Nam khẳng định " giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là mục tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ ".
2.4. Đa dạng hoá sản phẩm phải gắn liền với thị trường đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất những đòi hỏi của thị trường.
Việc nghiên cứu thị trường và quán triệt những quan điểm Marketing là vấn đề cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ " chỉ sản xuất kinh doanh những cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất kinh doanh những cái mà mình có sẵn ". Đó là quan điểm Marketing tiêu biểu mà mỗi doanh nghiệp đứng trong thị trường cần tuân thủ. Để từ đó có được những bước đi phù hợp với thị trường hơn. Doanh nghiệp nào càng tìm ra được nhu cầu khách hàng sớm bao nhiêu thì thành công nhiều bấy nhiêu.
Trên phương diện doanh nghiệp thì đó là vấn đề tồn tại của riêng họ. Nhưng với đất nước thì đó là cả vấn đề lớn. Xét nền kinh tế quốc dân là tổng thể các doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp mạnh nền kinh tế sẽ mạnh. Do đó việc phát triển doanh nghiệp ngoài ý nghĩa cục bộ nó còn là vấn đề quốc gia.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM.
1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển và phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty 1958-2002.
Khái quát chung
Công ty Cơ Khí Hà Nội (CKHN) có tên giao dịch quốc tế là HAMECO (Ha Noi Mechanic Company) là một trong những công ty chế tạo máy lớn nhất Việt Nam hiện nay.Tiền thân của công ty là nhà máy trung quy mô hay nhà máy cơ khí Hà Nội. Hiện nay công ty CKHN là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp (MIF), Bộ công nghiệp ,hoạch toán, kinh doanh theo chế độ độc lập, có tư cánh pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ) và sử dụng con dấu riêng theo quy định Nhà nước. Sản phẩm truyền thống của công ty là các loại máy công cụ, máy phục vụ cho các nghành Kinh Tế công nông nghiệp cả nước.
Tên thường gọi : côngty cơ khí HàNội
Tên viết tắt : HAMECO
Tài khoản tiền Việt Nam : số 710A-00006 tại ngân hàng công thương
Đống Đa.
Tài khoản ngoại tệ : số 362111307222 tại ngân hàng ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Địa chỉ giao dịch : số 24 Đường Nguyễn Trãi Quận Thanh Xuân –Hà Nội.
Điện thoại : 04_8584416_8584354_8583163.
Fax : 04_8583268.
Giấy phép kinh doanh : 1152/QĐ_TCNSQT cấp 30/10/1995.
Vốn lưu động : 8552000000VNĐ .
Quá trình hình thành và phát triển của công ty .công ty cơ khí Hà Nội được khởi công xây dựng ngày 15/12/55 trên diện trình rộng 51000m thuộc Xã Nhân Chính,Quận 6 ngoại thành Hà Nội,nay thuộc phường Nguyễn Trãi Quận Thanh Xuân Hà Nội. Nhà máy được hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động ngay12/4/1958. Công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất các máy công cụ có độ chính xác cấp 2 để trang bị cho nền kinh tế khi đó
Giai đoạn 1958 - 1965 .
Nhà máy có tên gọi là nhà máy trung quy mô nhiệm vụ chính tròng giai đoạn này là thực hiện kế hoạch sản xuất 3 năm và tiến hành xây dựng Kế Hoạch 5 năm với mục tiêu xây dựng, khôi phục nền kinh tế đất nước sau chiến tranh. Sản phẩm chủ yếu là các loại máy phục vụ nông nghiệp và chiến tranh. Sản lượng bình quân 600 – 1000 máy/năm .
Giai đoạn 1965 – 1973
Nhà máy đổi tên thành nhà máy cơ khí Hà Nội đi vào hoạt động với cơ chế bao cấp. Nhiệm vụ nhà máy này rất khó khăn và nặng nề đó là tiếp tục phục vụ sản xuất và góp phần thống nhất đất nước.
Giai đoạn 1975 – 1986
Nhà máy hoạt động trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất. Nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh và đi vào thực hiện kế hoạch sản xuất 5 năm lần thứ nhất. Thời kỳ này do sự cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên do vậy nhà máy được phong tặng là đơn vị anh hùng trong sản xuất và đổi tên thành nhà máy công cụ số 1.
Giai đoạn 1987 – 1993
Đó là giai đoạn đầu tiên kinh tế nước ta bước vào sự hội nhập với khu vực và thế giới vì vậy nhà máy này đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và trong kinh doanh qua bảng sau:
Năm
Tiêu thụ sản phẩm (máy)
1988
489
1990
92
1992
162
Do những khó khăn vậy nên nhiệm vụ của nhà máy là bằng mọi cách hướng ra thị trường đối mặt với cạnh tranh thị trường tìm bạn hàng, đối tác để hiện đại hoá trang thiết bị của nhà máy.
Giai đoạn 1994 – 2002
Tháng 10/1996. Nhà máy liên doanh với VINA – SHIRORI của nhật bản. sau đó đổi tên thành công ty cơ khí Hà Nội như tên gọi ngày nay. Tên giao dịch HAMECO.trong giai đoạn này công ty có bước phát triển khá tốt.
Năm
Doanh thu(triệu đồng)
2000
48047 (triệu)
2001
63413 (triệu)
Bước sang thế kỷ 21 doanh thu của nhà máy tăng rất cao tăng
63.413.48047
34,98%= *100%
48.047
Đó là con số doanh thu tuy nhiên không những tăng về con số doanh thu mà còn tăng cả về con số tổng thể (con số doanh thu SXCN và kinh doanh thương mại). Thu nhập bình quân đầu người tăng.
Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001
Đơn vị :tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Thựchiện 2000
Năm
2001
Kế hoạch
Thực hiện
Doanhthu SXCN
43,405
52.600
57,587
Trong đó:máy công cụ
6000
5.300
7,354
Phụ tùng các nghành
23,099
33,1000
32,168
Thép cán
14,306
14000
18,065
Kinh doanh thương mại
3,365
3000
5,825
Thu nhập bình quân/người
721.000
808000
940.300
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002)
Bước sang thế kỷ 21 công ty đã đạt được kết quả khá khả quan. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng nghành và trước ngưỡng cửa hội nhập AFTA. Sắp tới công ty cơ khí Hà Nội đặt ra chiến lược phát triển khoa học công nghệ và sản xuất từ 1998 – 2020
*Phương hướng phát triển:
- Đầu tư quy mô lớn để đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất, lấy xuất khẩu làm phương hướng phát triển lâu dài.
- Xây dựng mô hình sản xuất theo phương hướng đa dạng hoá sản phẩm cùng nhiều loại hình kinh doanh nhằm mục tiêu cung cấp các máy móc thiết bị cho các nghành kinh tế quốc dân. lấy định hướng sản phẩm xuấtt khẩu là chính.
- Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và kinh doanh nhập khẩu là mục tiêu phấn đấu để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong và ngoài nước.
* Năm chương trình sản xuất kinh doanh chính:
sản xuất máy công cụ phổ thông và chất lượng cao với tỷ lệ máy được CNC hoá ngày càng cao .
sản xuất sản phẩm xuất khẩu thiết bị toàn bộ, đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư cung cấp thiết bị toàn bộ dưới hình thức BOT hoặc BT.
Sản xuất sản phẩm xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu máy và phụ tùng máy.
Sản xuất thiết bị lẻ. Phụ tùng máy công nghiệp thép xây dựng và hàng kim khí tiêu dùng.
Sản xuất sản phẩm đúc cung cấp cho nhu cầu nội bộ cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu.
Đó là chương trình cơ bản cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ công ty để khẳng định mình trong thị trường nội địa và vươn ra thị trường quốc tế. Khẳng định vị trí nghành cơ khí Việt Nam.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức của công ty
2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngành nghề kinh doanh
Như đã giới thiệu công ty cơ khí Hà Nội: Là đơn vị kinh tế quốc doanh, một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động độc lập. Công ty có nhiệm vụ là sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn mới được thành lập thì nhiệm vụ chính của công ty trong những giai đoạn khác nhau thường vẫn là đáp ứng nhu cầu các cơ quan cấp trên phục vụ nhu cầu ngành công nghiệp và nhu cầu nền kinh tế lúc đó. Công ty cung cấp các sản phẩm chủ yếu là máy tiện, máy phay, máy cắt,… Tất cả hoạt động của công ty đều được nằm trong kế hoạch của cấp trên từ nguồn nguyên liệu đầu vào tơí bao tiêu sản phẩm. Từ năm 1986 tức là thời kỳ đổi mới của đất nước, cơ chế thay đổi Nhà nước không còn can thiệp quá sâu vào hoạt động của công ty như trước nữa. Công ty tự phải lập kế hoạch sản xuất, từ tìm kiếm khách hàng và thị trường để tiêu thụ sản phẩm, tự tìm cho mình nhà cung cấp nguồn nguyên vật liệu sao cho đảm bảo hiệu quả nhất. Do vậy từ một đơn vị sản xuất như cái máy tức là bảo gì làm đó, giờ phải tự lực tất cả công ty đã năng động tìm khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm thích nghi với nhu cầu thị trường hơn.
Ngành nghề kinh doanh và sản xuất chủ yếu hiện nay là:
Sản xuất các loại máy công cụ, các sản phẩm đúc, rèn, thép cán xây dựng, các loại phụ tùng thay thế cho máy công nghiệp như xi măng, đường mía, thuỷ điện, thiết kế các loại máy và lắp đặt các thiết bị đơn lẻ, dây chuyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong ngành công nghiệp.
Ngoài ra còn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị sản xuất Tole hình mạ mầu, mạ kẽm, nhất là hiệp định thương mại Việt Mỹ công ty đã xuất Contener hàng sang Mỹ và Nhật Bản…
Các sản phẩm của công ty:
Sản phẩm của công ty bao gồm sản phẩm truyền thống ngay từ khi mới thành lập đó là các loại máy công cụ và các sản phẩm mới không phải là truyền thống. Sau năm 1986 để đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trường công ty đã đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ và đầu tư cải tạo toàn bộ nhà máy. Hiện nay sản phẩm công ty rất đa dạng bao gồm:
Máy công cụ :
Các sản phẩm máy tiện của công ty như T630 , T630D, T18D , T14L, máy bào ngang B365, máy khoan cần K525.
Các sản phẩm máy phay vạn năng, máy mài tròn ngoài, máy mài phẳng.
Trong năm qua công ty bắt đầu chế tạo máy công cụ điều khiển số CNC.
Phụ tùng và thiết bị công nghiệp :
- Bơm và thiết bị thuỷ điện.
Các loại bơm thuỷ lực như bơm bánh răng, bơm piston hướng kính, hướng trục, bơm trục vít, áp suất đến 30Mpa.
Bơm nước đến 30000m3 /h.
Các trạm thuỷ điện với công suất 2000km
Phụ tùng và thiết bị đường:
các sản phẩm cho nhà máy đường công suất 2000TM/ngày và thiết bị máy đập mía công suất 2800km, nồi nấu chân không,…
Phụ tùng và thiết bị xi măng:
Các sản phẩm phục vụ cho toàn bộ nhà máy xi măng mức 8000T/năm.
Các thiết bị và phụ tùng thay thế cho nhà máy xi măng lò quay cỡ lớn.
Các phụ tùng và thiết bị lẻ cho các ngành công nghiệp khác như dầu khí, giao thông, hoá chất.
Thép cán xây dựng từ ỉ8 tới ỉ24 tròn hay vằn, thép góc các loại với công suất 5000 tấn/năm.
2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty CKHN(sơ đồ). Qua sơ đồ chúng ta nhận thấy cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Mô hình này có những ưu điểm nổi bật như đảm bảo chế độ một thủ trưởng và đồng thời thu hút được sự tham gia của đông đảo các cán bộ lãnh đạo các cấp vào việc ra quyết định. Đảm bảo quyết định đưa ra vừa dân chủ vừa hiệu quả kinh tế vì nó là của cả tập thể. Đồng thời nâng cao sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng, tạo không khí hoà đồng trong công việc điều này vô cùng quan trọng, nó là động lực cho công việc từ đó phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ công nhân viên, sáng tạo cống hiến cho sự phát triển của công ty.
Qua sơ đồ chúng ta nhận thấy ban lãnh đạo công ty bao gồm một Giám đốc và các Phó giám đốc. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm chính trước cấp trên về mọi kết quả hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người có quyền hành cao nhất trong công ty. Các Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực mình phụ trách. Dưới các Phó giám đốc là các Phòng ban chức năng.
Qua quá trình khoả sát chúng ta nhận thấy cơ cấu này là khá phù hợp với công ty. Công ty CKHN hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực rất phức tạp nó đòi hỏi mỗi quyết định đưa ra của công ty cần phải phù hợp và chính xác. Do vậy chỉ với cơ cấu mà có sự tham gia của đông đảo cán bộ trong công ty. Tất nhiên là không phải lúc nào cũng như thế và cũng không phải ai cũng được tham gia mà chỉ có một số cán bộ cấp cao. Điều này làm cho quyết định đưa ra không quá chậm. Cơ cấu này cũng bộc lộ một số nhược điểm nếu áp dụng quá triệt để tức là có sự tham gia quá đông không cần thiết của mọi người làm cho quyết định đưa ra chậm chạp không thích ứng nhanh với sự đòi hỏi của thị trường. Tuy nhiên trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí thì nhu cầu về sản phẩm đòi hỏi của thị trường về phản ứng nhanh của quyết định đưa ra không quá nhanh như một số lĩnh vực như điện tử thông tin nên nó khá phù hợp với công ty.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý công ty.
a-Giám đốc công ty
Giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất công ty, thống nhất quản lý mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Chức năng: Giám đốc công ty phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo điều lệ và trực tiếp điều hành: Văn phòng giám đốc, Tổ chức nhân sự, ban dự án. Trường THCN chế tạo máy.
+ Nhiệm vụ : Đề ra các chính sách, chỉ số chất lượng của công ty, quyết định xây dựng và xem xét định kỳ các hoạt động của công ty, quyết định xây dựng các phương án quan trọng khen thưởng và kỷ luật.
b-Phó giám đốc phụ trách máy của công cụ
+ Chức năng: Trực tiếp điều hành và kiểm tra công việc sản xuất của xưởng máy công cụ, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc của công ty về các mặt quản lý, tổ chức, điều hành, sử dụng các tiểm năng lao động, thiết bị và các nguồn lực khác.
+ Nhiệm vụ: Thực hiện các kế hoạch được giao, sử dụng lao động, thiết bị và phương tiện khác. Có quyền đình chỉ và báo cáo Giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm các quy định, quy phạm khác.
c-Phó giám đốc phụ trách sản xuất
+ Chức năng: Được Giám đốc công ty uỷ quyền tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất, vật tư cơ điện theo mục tiêu đã định.
+ Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc chỉ đạo các hoạt động khác thuộc lĩnh vực kế toán thống kê điều hành sản xuất, vật tư, cơ điện. Thay Giám đốc công ty ký hợp đồng gia công bên ngoài phục vụ sản xuất.
d-Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
+ Chức năng: Giúp Giám đốc quản lý các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học công nghệ và môi trường, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm.
+ Nhiiệm vụ : Đề ra các giả pháp kỹ thuật và xử lý các hiện tượng phát sinh, gây cản trở trong sản xuất và phục vụ sản xuất. Quyền đình chỉ và báo cáo Giám đốc xử lý với các hoạt động vi phạm nội quy.
e- Phó giám đốc KHKDTM và QHQT
+ Chức năng : Được Giám đốc uỷ quyền hoạt động kinh doanh thương mại và các quan hệ đối ngoại, xuất nhập khẩu của công ty.
+ Nhiệm vụ : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chỉ đạo các hoạt động thuộc các lĩnh vực kế toán thống kê tài chính kinh tế đối ngoài và kinh doanh thương mại chỉ đạo các quan hệ kinh tế trong và ngoài nước.
f- Phó Giám đốc nội chính
+ Chức năng : Được Giám đốc uỷ quyền quản lý, điều hành các hoạt động về nội chính, đời sống, xây dựng cơ bản.
+ Nhiệm vụ : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về điều hành giám sát thực hiện thuộc các lĩnh vực quản trị, bảo vệ, y tế và xây dựng cơ bản.
g- Các phòng chức năng
Bao gồm những cán bộ nhân viên kỹ thuật kinh tế, tài chính, được tổ chức, phân công theo chức năng quản lý. Đặc điểm lớn là: Các phòng ban chức năng không có quyền ra lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu để xuất rồi thủ trưởng thông qua và bộ phận dưới thực hiện.
Các xưởng và phân xưởng.
Giám đốc phân xưởng do giám đốc bổ nhiệm, điều hành, kiểm tra công việc và có thể bãi nhiệm. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động mình phụ trách.
3. Thực trạng nguồn lực của Công ty Cơ khí Hà Nội
3.1. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty đa số lạc hậu chưa được hiện đại hóa kịp thời, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì máy móc thiết bị là đặc biệt quan trọng. Nó ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động của công ty. Mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải đáp ứng được yêu cầu về nhu cầu và cạnh tranh được với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do vậy số lượng và chất lượng máy móc thiết bị của doanh nghiệp nó sẽ quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp., nó làm tăng năng suất, giảm nguồn nguyên nhiên vật liệu hao phí từ đó làm giảm giá thành của sản phẩm nếu được trang bị hiện đại và ngược lại nó sẽ làm giảm năng suất, nâng cao giá thành sản phẩm.
Hệ thống máy móc thiết bị của công ty CKHN chủ yếu do Liên Xô (cũ) chế tạo và lắp đặt. Đa số các thiết bị này được sản xuất từ năm 1960, hiên nay nó đã quá lạc hậu so với yêi cầu của thị trường đòi hỏi. Trong thiết bị hầu hết là cơ khí, chỉ một số lượng nhỏ là tự động và bán tự động. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc đa dạng hoá sản phẩm.
Cụ thể:
Đa số máy móc thiết bị của công ty đã qua nhiều năm sử dụng, giá trị sử dụng gần như đã hết, độ chính xác của chúng kém, dù được bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ nhưng hiện nay chúng ta không có phụ tùng thay thế vì vậy máy móc thiết bị xuống cấp nhanh gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm hiện nay.
Hệ thống lò luyện rất là cồng kềnh, cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ, đã quá xuống cấp cần được tu sửa thay thế. Mặt khác nó làm tiêu hao nguồn nguyên liệu đầu vào rất lớn làm ảnh hưởng tới đa dạng hoá sản phẩm.
Tuy nhiên, dưới sự tìm tòi sáng tạo, đam mê lao động của tập thể cán bộ nhân viên công ty đồng thời mua thêm một số máy móc thiết bị hiện đại bước đầu trang bị và một số bộ phận cơ bản và đã có kết quả bước đầu. Như máy hàn tự động(1990) của Mỹ, máy mài thẳng của ý, máy tiện SKJ 32-63 có thể tiện được chi tiết có đường kính 6,3m, máy tiện SUT 160CNC có thể doa lồ đường kính 2,5m dài 4m.
Mức độ tự động hoá của trang thiết bị công ty cũng dần dần được cải thiện rõ rệt trong mấy năm gần đây. Công ty đã nghiên cứu nâng cấp hệ điều khiển 30 máy công cụ và thiết bị nhiệt luyện. Cùng với việc mua thêm 02 máy tiện và phay CNC, hiện nay công ty có 4 máy CNC, 18 máy và thiết bị NC hoặc được trang bị chỉ thị số .
Như vậy, mặc dù đại đa số trang thiết bị của công ty là được sản xuất từ những năm 50 song việc đổi mới , và cải tạo nâng cấp máy móc thiết bị của một số ít máy móc đã giúp công ty có được kết quả ban đầu khả quan đã thực hiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ.
Hiện nay, tập thể cán bộ công nhân viên công ty đang nỗ lực cải tiến thiết bị đầu tư mua mới và trước sư cạnh tranh của thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi công ty cần đầu tư hơn nữa sắp tới việc hội nhấp AFTA.
Biểu 2. Bảng máy móc thiết bị công ty
TT
Chủng loại
Số lượng
(chiếc)
Đơn giá
(USA)
Mức độ(%)
Hao mòn
Năm
Chế tạo
1
Máy tiện các loại
147
7000
65
1956
2
Máy phay các loại
92
4500
60
1956
3
Máy bào các loại
24
4000
55
1956
4
Máy mài các loại
137
4100
55
1956
5
Máy doa
15
5500
60
1960
6
Máy cưa
16
1500
70
1956
7
Máy chót ép
8
1500
60
1956
8
Máy hàn(tiện hơi)
35
1200
50
1963
9
Máy nén khí
17
6000
60
1956
10
Máy cắt đồng
14
4000
60
1960
11
Máy cắt tôn
3
1500
40
1956
12
Máy khoan
64
2000
65
1956
13
Cần trục
65
8000
55
1956
14
Lò luyện
6
1150
55
1956
15
Máy lùa
5
5000
60
1956
Nguồn : Báo cáo tổng kết của công ty năm 2002
3.2. Nguyên liệu chính của công ty phải nhập từ nước ngoài gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Mỗi doanh nghiệp nguồn nguyên vật liệu là một vũ khí cạnh tranh tích cực nếu việc thu mua thuận tiện nhanh gọn. Chính vì vậy mà hiện nay các nhà máy xi măng được xây dựng thường là ở các vùng có nguồn nguyên liệu đầy đủ, gần và thuận tiện.
Các nhà máy đường được đặt ở các vùng trồng mía. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm. Đó là một trong ba yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp sản xuất. Thiếu nó sẽ làm cho quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn, hoặc không thể thực hiện được. Giá cả và chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và chất lượng sản phẩm của công ty.
Nguồn nguyên liệu của công ty cơ khí hiện nay là rất rộng tuy nhiên nguồn nguyên liệu chính chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm của công ty thì lại phải nhập khẩu không phải ở trong nước. Đây là bất lợi lớn cho việc sản xuất và ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Các nhà cung cấp cho công ty hiện nay rất đa dạng và có thể mua ngay ở Hà Nội như vật tư hoá chất, gỗ mùn, dầu mỡ các loại. Nhưng đó chỉ là những nguồn vật liệu phụ. Nguồn vật liệu chính ở công ty hiện nay là thép hợp kim các loại đòi hỏi về chỉ số độ cứng độ bền để làm nguyên liệu đầu vào thì hiện nay chưa có khả năng sản xuất. Trong nước ta hiện nay không phải là không có thép, không có tôn tấm. Nhưng với nguyên liệu thép và tôn tấm hay như than điện cực thì không thể sử dụng nguồn trong nước.
Trước những khó khăn đó công ty đã có những cố gắng và nhằm đảm bảo cho việc sản xuất của công ty diễn ra ổn định tuy nhiên việc phải nhập khẩu nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất đã gây ra những khó khăn và thiệt hại ảnh hưởng tới chất lượng, giá thành sản phẩm, tới sự đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành.
Thứ nhất là do phải nhập nguồn nguyên vật liệu chính từ nước ngoài nên công ty phải có ngoại tệ làm tăng thêm các hoạt đông chi phí đẩy giá thành nguyên vật liệu cao hơn so với mua ở trong nước.
Thứ hai là do phải nhập từ nước ngoài nên chúng ta lệ thuộc vào nguồn hàng của họ, chịu sự ép giá của họ khi “sốt giá” gây ra cảnh bị động sản xuất của công ty làm ảnh hưởng sự ổn định và phát triển.
Thứ ba là nguyên vật liệu phải nhập hiện nay của công ty phải nộp thuế nhập khẩu điều này cùng vơí việc phải vận chuyển đường xa làm cho nguyên vật liệu có giá thành cao, ảnh hưởng tới cạnh tranh sản phẩm công ty.
Tóm lại:
Với việc phải nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu chính cho sản xuất là bất lợi lớn cho công ty làm cản trở việc đa dạng hoá sản phẩm công ty, làm giảm sức cạnh tranh của công ty, nhất là tiến trình hội nhập AFTA sắp tới vào năm 2006.
Biểu 3. Bảng thống kê nguyên vật liệu công ty nhập khẩu
TT
Mặt hàng nhập khẩu
Số lượng(tấn)
Đơnvị (USD/tấn)
Thị trường
Cung ứng
1
Sắt thép chế tạo
100
450
Triều tiên
2
Tôn tấm các loại
200
350
Singapore
3
Than điện cực
20
120
Trungquốc
(Nguồn phòng sản xuất của công ty CKHN nâm 2001)
3.3. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty có độ tuổi trung bình cao, cơ cấu chưa phù hợp
Trong sản xuất kinh doanh vấn đề lao động được đặc biệt quan tâm. Cùng với nguyên vật liệu và máy móc thiết bị nó quyết định giá thành sản phẩm của công ty.
Tuy được mệnh danh là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam. Nhưng trong thời gian đầu cọ sát với cơ chế thị trường. Công ty CKHN gặp phải muôn vàn khó khăn đó là khó khăn của một doanh nghiệp cơ khí lớn số lượng CBCNVC có lúc hơn 2000 người trước khó khăn đó cán bộ lãnh đạo công ty đã phải đưa ra kế hoạch làm sao giải quyết được công ăn việc làm cho họ. Do vậy cần chuyển hướng để tận dụng nguồn lao động và đa dạng hoá sẩn phẩm sẽ giúo cho công ty có thể đứng vững đồng thời đảm bảo nhu cầu việc làm cho CBCNV của công ty.
Trong khi bước vào cơ chế thị trường công ty đã để mất đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ tay nghề cao dẫn tới việc thiếu hụt về lao động có kỹ thuật, trình độ thích ứng với những đòi hỏi của công việc sản xuất kinh doanh hiện nay. Vì chúng ta biết rằng để việc sản xuất diễn ra được tốt ngoài việc có đầy đủ nguồn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thì cái cơ bản là ở chỗ người trực tiếp sử dụng những công cụ để tạo ra sản phẩm. Chính họ sẽ góp phần làm giảm tiêu hao nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm. Khi đội ngũ công nhân được đào tạo có trình độ họ sẽ biết tự cải tiến trình độ sáng tạo không ngừng trong sản xuất làm lợi cho công ty. Ngược lại thì không những không thể cải tiến sáng tạo mà việc thiếu lao động có trình độ làm cho máy móc không sử dụng đúng công suất. Vấn đề hiện nay của công ty là ngoài việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cần có đội ngũ lao động có trình độ thích ứng nó như việc sử dụng tương thích trong mãy vi tính. Máy tốt cần có người b._. tiềm năng hơn. Chỉ giữ lại mức sản lượng ở mức ổn định và nâng chất lượng sản phẩm đó như sản phẩm truyền thống máy công cụ.
Hiện nay thị trường tiềm ẩn đầy triển vọng đó là ngành chế biến nông, hải sản, hiện tại nhu cầu về nhà máy chế biến nông nghiệp các sản phẩm trên là rất hạn hẹp, gây ra một sự lãng phí trong bảo quản sản phẩm nông, lâm hải sản bởi người nông dân làm ra sản lượng nhiều mà không bán được. Trong thời gian tới có nhiều nhà máy chế biến các sản phẩm như bánh làm từ gạo, mì, hay một sản phẩm tương tự được làm từ lương thực dư thừa.
* Thực trạng sản phẩm thép cán xây dựng đang có triển vọng với nhu cầu xây dựng là rất lớn dự đoán trước tình hình này công ty cần có kế hoạch sản xuất, cung ứng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian vừa qua. Bởi trong lĩnh vực này có đối thủ cạnh tranh lớn có truyền thống lâu đời và uy tín trên thị trường là thép thái Nguyên. Muốn vậy công ty cần khẳng định cạnh tranh bằng chất lượng và giá cả là chủ yếu để chiếm lĩnh thị trường.
Các công cụ và điều kiện thực hiện giải pháp.
Để thực hiện thành công giải pháp, cần có các công cụ và điều kiện hỗ trợ giúp sức, bổ sung làm nền tảng cơ sở cho giải pháp, nó như để làm thơ thì còn có giấy bút, mực, và có ý thức về thơ sau đây chúng ta cùng tìm hiểu các công cụ và điều kiện của giải pháp.
Một là: Thay đổi quan điểm mới về hoạt động marketing nghiên cứu thị trường. Quán triệt khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động marketing nghiên cứu thị trường ngay trong ban lãnh đạo cấp cao của nhà máy từ đó làm cái nền, cho cơ sở để mọi thành viên trong công ty hiểu đúng về nó. Từ đó có hành động đúng đắn và cần thiết không coi nhẹ và cũng không quá đề cao nó. Một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại phải đưa ra vấn đề này trước tiên ? đơn giản là vì tư duy là cha đẻ của hành động, do vậy cần đá thông về tư tưởng tư tưởng mà thông thì hành động cũng sẽ thông. Đã có một thời người ta nói nhiều về việc bình mới rượu cũ, về thời kỳ mới chuyển sang kinh tế thị trường các cán bộ quản lý kinh tế thì vẫn tự duy cũ, lối làm việc cũ nhưng lại mang danh nghĩa là làm kinh tế thị trường rút cuộc chỉ làm hại nhà nước. Do vậy để làm sự phát triển lâu dài cần làm trước mắt là thay đổi tư duy hành động.
Hai là: Thành lập phòng marketing với đầy đủ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về marketing hiện nay đội ngũ sinh viên chuyên ngành marketing là rất đông đảo. Thông thường mỗi phòng marketing gồm 6 người bao gồm trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên. Phòng marketing sẽ đảm nhiệm toàn bộ các công việc như:
Nghiên cứu dự báo nhu cần sản phẩm mới, thực trạng vòng đời các sản phẩm đang tiên thu.
Đánh giá các đối thủ cạnh tranh hiện tại là tiềm ẩn về tiềm năng của họ.
Thực hiện hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm đưa sản phẩm mới vào thị trường sao cho đạt hiệu quả.
Phụ trách mảng hoạt động về bao bì mẫu mã sao cho hợp lý nhất mà hiệu quả...
Ba là: Vấn đế lớn đó là vấn đề kinh phí cho hoạt động của phòng marketing có lương trả cho phòng marketing, nhưng lớn hơn vấn đề đó là nguồn kinh phí rộng rãi phải thực sự đủ để không bị kém hiệu quả . Bởi gần như độc lập của phòng. Có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nghiên cứu và chị báo. Do đó đầu tư là không nhỏ.
3. Phát triển đa dạng hoá sản phẩm hướng vào thị trường máy móc trang thiết bị phục vụ cho các ngành như: nông, lâm nghiệp.......
Mỗi đất nước trong tiến trình phát triển của mình dù sớm hay muộn họ cũng chỉ ra con đường phát triển của riêng họ phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đất nước và xu thế phát triển của thế giới.
Như Nhật Bản, Hàn Quốc... Đa số họ quan tâm tới ngành công nghiêp là nền tảng cơ sở cho sự phát triển và dù ở nước nào thì nó tỏ ra khá hợp lý. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước do vậy yêu cầu rất lớn vào sự phát triển của ngành công nghiêp nước nhà. Ngành công nghiệp nước ta đã có truyền thống từ lâu đời nhưng xem ra chúng ta vẫn đang ở mức phát triển thấp kém. Chúng ta chưa sản xuất ra một sản phẩm công nghiêp nào mang tính đặc thù của đất nước, chưa chiếm lĩnh một thị trường nào dù là rất nhỏ. Hình như cần nói “việc nhỏ chưa muốn làm còn việc lớn thì không thể làm nổi” đang rất đúng với ngành công nghiệp nước ta hiện nay. Tại sao hàng Trung Quốc cứ ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, và ngày càng làm những nhà sản xuất Việt Nam bất ngờ. Từ sản phẩm cái kim sợi chỉ, cái đồng hồ, cái đèn pin, cái xe máy... cái gì họ cũng làm được với cái giá rẻ bất ngờ. Mà chúng ta thì lại không làm được. Phải chăng chúng ta coi nhẹ lĩnh vực nhỏ nhất là cái kim sợi chỉ nhưng chúng ta lại là những người có thể tạo ra những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống như cái kim sợi chỉ. Đã đến lúc công ty cơ khí Hà Nội nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung cần phải nhìn nhận lại mình và thị trường các sản phẩm thiết yếu đó cần phải chiếm lại thị trường này và hơn thế nữa là các sản phẩm khác tương tự và sản phẩm mới.
3.1. Hướng vào thị trường máy nông nghiệp:
Chúng ta bước vào thế kỷ 21 với vị trí đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng xuất khẩu lương thực điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về nông nghiệp nước ta. Sản lượng xuất khẩu lớn như vậy nhưng khi xuất khẩu chúng ta bị coi là xuất khẩu gạo thô tức là chưa thực sự tạo ra được công nghệ đánh bóng, say sát gạo làm sao cho không vỡ. Tại sao chúng ta không nghiên cứu chế tạo thiết bị này? và còn những dây truyền công nghệ chế biến lương thực thực phẩm thành thức ăn đadạng hơn từ gạo, ngô, sắn,... và tạo thức ăn mà hiện nay còn bỏ ngỏ, gây thiệt hại về kinh tế cho chúng ta mỗi khi sản lượng xuất khẩu bị ép giá, và lượng dư thừa sử dụng không hiệu quả.
* Thực trạng thị trường:
Hiện nay thị trường máy sản xuất chế biến nông sản còn nhỏ hẹp hầu như trang thiết bị là tự tạo thủ công thô sơ, không hiệu quả. Vì như sản phẩm bành đa nem làm từ gạo đây là sản phẩm mà ở vùng nào hầu như cũng có nhưng là những công cụ thủ công chưa gọi là máy móc và sản phẩm này cũng đã nổi tiếng thế giới hứa hẹn xuất khẩu nước ngoài. Vậy tại sao chúng ta không nghiên cứu ra những máy móc dây truyền sản xuất ra bánh đa nem. Hay như sản phẩm tương, mắm, tương ở vùng nào hầu như cũng có nhưng chỉ là những hộ gia đình làm không hiệu quả kinh doanh.
* Tình hình thực trạng công ty hiện nay với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo có trang bị kiến thức chuyên ngành. Hệ thống máy móc đã được hiện đại hoá và nâng cấp cải tạo đủ khả năng chế tạo sản phẩm này, dây truyền sản xuất bánh đa nem hay sản phẩm dây truyền làm tương.Thay cho cách làm tương truyền thống và hướng xuất khẩu chúng ta phải đi từ cái rất gần gũi với chúng ta.
* Đặc điểm máy móc, dây truyền sản xuất bánh đa nem và sản xuất tương. Dây truyền máy móc này không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật quá khắt khe như máy tính điện tử hay tivi... mà chỉ là dây truyền làm bánh và tương... Do vậy hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay của công ty.
3.2. Hướng thị trường máy móc thiết bị phục vụ cho ngành chế tạo sản xuất đèn pin, đồng hồ treo tường,để bàn...
Nền công nghiêp nước ta còn yếu do vậy việc phát triển là rất cần thiết, để tồn tại và phát triển ngành cơ khí nói chung là công ty cơ khí Hà Nội nên bắt đầu từ những ngành có thị trường đầy hứa hẹn, đó là thị trường phục vụ cho những ngành sản xuất ra những sản phẩm như đèn pin, hay đồng hồ. Tất nhiên là công ty không sản xuất đèn pin, hay đồng hồ. Nhưng công ty sẽ là nhà sản xuất gián tiếp bởi để sản xuất ra những sản phẩm đó thì nhà sản xuất cần có trang thiết bị dây truyền sản xuất. Đó là thị trường của công ty có thể cung cấp. Do vậy công ty cần đa dạng hoá sản phẩm sang lĩnh vực thị trường này để tồn tại và phát triển chiếm lĩnh lại thị trường trong nước.
* Các công cụ thực hiện giải pháp.
Để giải pháp được thực hiện có hiệu quả điều cần thiết là phải có hệ thống các công cụ để hộ trợ. Sau đây chúng ta cùng nghiên cứu một số công cụ cơ bản.
Một là: Đầu tư đổi mới hiện đại hoá trang thiết bị máy móc hiện đại của công ty. Đồng thời đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện có đó là điều kiện cơ bản làm nền tảng cơ sở cho công ty có thể sản xuất những sản phẩm phục vụ cho những thị trường riêng lẻ, trong quá trình đa dạng hoá sản phẩm của mình với chất lượng cao và được thực hiện một cách thuận lợi. Công ty cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm dùng cho các ngành sản xuất vì như máy công cụ máy khoan... vì vậy việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị công ty cũng có những thuận lợi. Trong tương lai hy vọng công ty sẽ có thể tự trang bị cho mình dây truyền sản xuất mới hiện đại hơn.
Hai là: Nâng cấp chất lượng công tác tuyển dụng lao động. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên cần tuyển chọn nhân viên có thực lực, có thể đảm nhận được những nhiệm vụ quan trọng một cách độc lập. Như nhân viên về nghiên cứu thị trường đòi hỏi có nghiệp vụ về marketing giỏi giao tiếp. Cán bộ công nhân kỹ thuật, cần có năng lực chuyển môn, từ đó phát huy sáng tạo sáng kiến trong sản xuất sẽ rất quan trọng trong việc đa dạng hoá sản phẩm sang một lĩnh vực mới như phục vụ cho ngành chế biến lâm sản hay nông sản, sản xuất máy sản xuất pin, máy chế tạo đồng hồ.
Ba là: Thực hiện hợp tác liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài và tiến hành cấp học bổng cho các sinh viên các ngành như cơ khí và kinh tế.
Trong quá trình hội nhập với thế giới công ty cần có những thay đổi tích cực cho hoạt động đào tạo, hoạt động thu hút nhân tài thuộc các trường đại học về làm việc cho công ty.
Tiến hành liên doanh, hợp tác với nước ngoài nhằm tìm thị trường mới bên cạnh đó là việc trao đổi tìm sự trợ giúp trong đào tạo thu nghiệp sinh và công việc cho công ty đang là vấn đề lớn nó sẽ giúp cho việc sáng tạo, việc đa dạng hoá sản phẩm công ty sang các lĩnh vực trên là thuận tiện và hiệu quả.
Thực hiện việc cấp học bổng cho các trường đại học như Bách khoa, kinh tế ở một số chuyên ngành như chế tạo máy, luyện kim... quản lý kinh tế marketing nhằm thu hút những sinh viên có năng lực sáng tạo được tiếp cận nghiên cứu thực tập tại công ty từ rất sớm thuận tiện cho công tác thực hành và lý thuyết được thực hiện. Lâu nay đào tạo ở nước ta nặng về lý thuyết vì thế nếu được công ty cấp học bổng và giúp đỡ để họ được thực hành tại công ty từ sớm sẽ tìm ra và thu hút nhiều nhân tài cho công ty. Đây là điều rất quan trọng nó sẽ giúp ích cho cả công ty và ngành giáo dục.
4. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cơ bản quan trọng, sản phẩm đúc gang, sản phẩm đúc gang, sản phẩm đúc thép nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm công ty.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, điều cần làm cơ bản trước tiên là đầu tư vào dây truyền sản xuất ra sản phẩm ở dạng sơ chế làm nghiên vật hiện cho quá trình sản xuất sau trong dây truyền khép kín. Đối với công ty đó là sản phẩm đúc gang, thép. Hiện nay dây truyền đúc gang đang được lắp đặt và các hạng mục đầu tư khác trong dự án đầu tư chiều sâu khác, sẽ nâng cao cơ bản năng lực công nghệ của công ty. Tuy vậy đây mới chỉ là bước đầu chưa thực sự đồng bộ và hiện đại để cạnh tranh được với hàng ngoại ngay trên thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang các thị trường khác. Công ty tuy đầu tư trang thiết bị hiện đại từ bây giờ là hợp lý và làm sao tới năm 2004 thì hoàn tất để đủ lực phát triển trước biến động của thị trường sự khắc nghiệt của cạnh tranh.
Thực tế đã chứng minh chỉ có đổi mới trang thiết bị , đầu tư theo chiều sâu mới có thể tồn tại trong cạnh tranh khắc nghiệt này. Các công ty như Bánh kẹo hải hà. Công ty bia Hà Nội... Tưởng rằng không thể vượt qua những lúc khó khăn nhưng nhờ có nghiên cứu thị trường đối với dây truyền công nghệ, mà nay họ rất phát triển. Việc đầu tư điều kiện để thành công nhưng đầu tư sao cho hiệu quả thì lại là vấn đề khác. Công ty nên nghiên cứu để đầu tư đồng bộ theo chiều sâu và đầu tư khâu yếu trước làm cơ sở cho các hoạt động khác. Đảm bảo đầu tư hiện đại kết hợp với nâng cấp hiện đại hoá trang thiết bị. Đầu tư đổi mới đi đôi với quản lý hành chính sản xuất kinh doanh hiệu quả.
5. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty trong đó đặc biệt là chú trọng tới lao động quản lý và lao động kỹ thuật công ty.
Tiến vào thế kỷ 21 cùng với xu thế hội nhập khu vực và quố tế. Trước những cơ hội và thách thức đang trờ công ty ở phía trước cùng thực trạng công ty còn yếu kém công ty thực hiện đổi mới toàn diện trong đó có đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty. Nhận thức được con người là quan trọng công ty cần đổi mới từ tư duy của nhà lãnh đạo, năng động và linh hoạt hơn hiện nay trình độ công nhân kỹ thuật và, cán bộ quản lý thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu công ty. Để có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật công ty cần tập trung vào những lĩnh vực sau:
* Tập trung vào công tác tuyển dụng và đào tạo nâng cao công tác tuyến dụng để tuyển dụng được những người thực sự có năng lực, đảm nghiệm những vai trò vị trí quan trọng trong công ty chia công ty phát triển trong tương lai.
Trong đào tạo cần kết hợp hình thức đào tạo giữa lý thuyết và thực hành, nâng cao khả năng thực tế của cán bộ công nhân viên công ty, từ đó để tiếp thu, đảm nhiệm những công việc phức tạp.
Cần đào tạo và đào tạo lại nâng cao khả năng tự bồi dưỡng và tạo nhiều cơ hội cho cán bộ công nhân viên trong công ty được cơ hội học hỏi.
* Tập trung vào hình thức đào tạo
Tiến hành liên kết với các trường đại học tuyển chọn sinh viên giỏi cho thực tập tại công ty và gửi đào tạo học tập công nhân viên tại một số trường.
Tổ chức các khoá học và thực tập ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trao đổi tu nghiệp sinh với nước bạn và giữ đào tạo bồi dưỡng, cán bộ công nhân viên, kỹ thuật học tập mới.
* Tập trung và yêu cầu đào tạo
Thứ nhất: Là cán bộ quản lý:
Trong mỗi doanh nghiệp lực lượng cán bộ quản lý không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng là người lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất. Lực lượng này lúc nào cũng đạt yêu cầu về các lĩnh vực: các kiến thức về quản lý kinh tế khoa học công nghệ, nghệ thuật giao tiếp kiến thức marketing ... tất nhiên là với cán bộ quản lý thuộc lĩnh vực hoạt động nào thì đòi hỏi kiến thức lĩnh vực đó. Không thể một lĩnh vực mà đòi hỏi hội tụ cả các kiến thức rộng như vậy.
Thực hiện đào tạo tầng lớp kế cận cho công ty về các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau. Không thể thiếu hụt lao động quản lý, đồng thời trẻ hoá lao động quản lý.
Thứ hai: Đối với đội ngũ lao động kỹ thuật
Hiện nay công ty có trường công nhân kỹ thuật được thành lập 1989 nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 2/7 phục vụ cho công ty và ngành công nghiêp nói chung. Để đội ngũ lao động kỹ thuật công ty có trình độ cao công ty cần nâng cấp, cải tạo chương trình đào tạo trường công nhân kỹ thuật để sinh viên ra trường có trình độ 3/7. Tăng cường trang thiết bị cho nhà trường giúp việc thực hành được tiến hành tốt.
Bên cạnh đó cần tuyển chọn những công nhân kỹ thuật có triển vọng, sáng tạo cho đi học tập nâng cao tay nghề đặc biệt chú trọng lao động trẻ.
6. Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống thông tin trong công ty.
Hệ thống thông tin công ty có vai trò vô cùng quan trọng giúp công ty có được những thông tin quan trọng cần thiết trong tiến trình phát triển.
Một số nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản các công ty của họ có ý thức rất cao về vai trò quan trọng của hệ thống thông tin trong sự tồn tại và phát triển công ty. Do vậy ngay từ khi ra đời là công ty đã có hệ thống thông tin được trang bị hiện đại, được hoạt động độc lập với nguồn kinh phí lớn chiếm 3 – 5% lợi nhuận công ty.
Thực trạng các công ty trong nước nói chung và công ty cơ khí Hà Nội nói riêng vẫn còn chưa chú trọng. chưa thấy vai trò quan trọng của nó với sự tồn tại và phát triển công ty. Nếu có một hệ thống thông tin hiện đại và hoạt động hiệu quả, công ty có những thông tin về thực trạng tình hình hoạt động công ty, những khó khăn tồn tại, những thuận lợi và dự đoán tương lai một cách ít rủi ro nhất, biết được đối thủ cạnh tranh đang hoạt động ra sao và trong tương lai họ sẽ đưa ra những chiến lược gì? Còn mong muốn gì hơn nếu trong kinh doanh công ty biết rõ được những thông tin như trên một cách chính xác nhanh nhạy. Bởi trong kinh doanh đi sớm một bước là đủ để thành công trong chiến lược của mình và có thể sẽ thất bại nếu ta không kịp thời chớp thời cơ. Có thể nói mọi quyết định đó lớn hay nhỏ đều cần có những thông tin về vấn đề cần giải quyết. Mà trong kinh doanh thì vấn đề cần giải quyết nhiều không sao kể hết . Vì vậy có hệ thống thông tin mạnh là điều kiện cần vô cùng quan trọng để làm căn cứ, cơ sở cho quyết định đưa ra. Ngay ví dụ như nền có hệ thống thông tin mạnh mẽ hiệu quả công ty biết được thị trường cần gì và thị trường ở đâu? để có quyết định có lợi cho công ty và còn vô vàn các công việc khác.
* Các điều kiện thực hiện giải pháp
Để giải pháp phát huy hiệu quả chúng ta cùng nghiên cứu những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện giải pháp một cách khoa học, đồng bộ, tích cực.
+ Quán triệt: Giáo dục quan điểm tư tưởng hoạt động trong toàn công ty về tầm quan trọng của thông tin trong kinh doanh.
Công việc này nhằm trang bị cho toàn công ty từ cán bộ quản lý cao cấp đến tới người lao động nhận thức rõ về thông tin. Để có hành động tích cực với vấn đề thu nhận và giữ bí mật thông tin. Đồng thời trang bị cho họ tâm lý và cách làm việc hiện đại nhanh nhẹn, an toàn và luôn tự học hỏi để vươn lên trong công việc.
+ Thành lập trung tâm thư viện của công ty được tranh bị những phương tiện máy vi tính, sách báo tạp chí để toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên công ty có một nơi để nghiên cứu tham khảo và giải trí. Trong đó đặc biệt quan tâm sách báo, tạp chí công nghiêp, tạp chí cơ khí Việt Nam cho họ thấy được tình hình trong nước và thế về hoạt động cơ khí nói riêng và hoạt động kinh tế xã hội nói chung, giúp nâng cao khả năng tự học hỏi của cán bộ công nhân viên công ty.
+ Thành lập trang web riêng cho công ty và trang bị hệ thống máy tính điện tử hiện đại nhằm làm công việc quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty trên thị trường quốc tế và trong nước. Đồng thời qua đó tìm kiếm thị trường và bạn hàng một cach nhanh nhất. Mặt khác qua đó công ty có thể tìm kiếm thông tin về đối cạnh tranh để có đối sách phù hợp. Hiện nay trong kinh doanh hiện đại tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cũng là hoạt động cơ bản của công ty
+ Tạo mối quan hệ đội ngũ tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước trong khu vực và trong thế giới hiện nay hoạt động của các cơ quan tham tán thương mại Việt Nam hiệu quả hơn trước. Tổ chức này có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh và sản phẩm hàng Việt Nam ở nước mà tổ chức có trụ sở. Vì thế đây là cơ hội lớn nếu công ty biết khai thác hợp tác chặt chẽ với họ, có quan hệ thông tin quan lại công ty sẽ có được những thông tin quan trọng về thị trường nước ngoài và quan trọng hơn tổ chức tham tán thương mại sẽ tổ chức giới thiệu, triển lãm sản phẩm của công ty ở nước ngoài, nếu công ty có nhu cầu và quan hệ tốt. Họ là trung gian quan trọng trong tiến trình chiếm lĩnh thị trường ngoại
+ Nguồn vốn cho hoạt động của hệ thống thông tin
Chúng ta đều biết rằng để làm việc gì đó cũng cần có vốn nó là huyết mạch của hoạt động giúp cho quyết định từ trên giấy tờ thành hành động thực tiễn một cách hiệu quả. Điều cần thiết là trong quá trình thực hiện giải pháp cần có vốn nhưng điều quan trọng hơn là xác định số vốn giành cho mỗi bộ phận mỗi chương trình một cách hợp lý và hiệu quả.
7. Đa dạng hoá sản phẩm hướng vào sản phẩm chất lượng cao thép cỡ lớn f 28 – 32cm. Các nguyên liệu cho các sản phẩm xuất khẩu như: ốc, vít, phụ tùng các loại máy, que hàn...
Hiện nay cả nước có hơn 80 doanh nghiệp sản xuất thép, công suất hơn 2,6 triệu tấn/ năm và dự đoán có thêm 10 doanh nghiệp khác chuẩn bị đi vào hoạt động công suất 800.000 tấn/ năm. Như vậy thị trường thép xây dựng hạng thông thường đã bị hão hoà và để cạnh tranh mỗi công ty cần có chiến lược cạnh tranh sáng tạo mới có thể giảm giá thành thì công ty cần chú ý tới tính độc đáo của sản phẩm. Theo báo doanh nhân và doanh nghiệp thì hiện nay trong nước ta chỉ duy nhất một công ty có khả năng sản xuất thép chất lượng cao và thép cỡ lớn là công ty ViNa KYOEI sản xuất thép gân f 28 – 32cm cung cấp cho nhiều công trình cấp quốc giá và công trình quan trọng, điều này đã đưa VINA KYOEI vó lợi thế về uy tín trên thị trường độc tôn loại thép này. Từ đó công ty cơ khí Hà Nội cần học hỏi tham khảo cách làm ăn theo kiểu mới và nếu công ty cơ khí Hà Nội đa dạng hoá sản phẩm theo hướng này thì đây là một thị trường đầy hứa hẹn bởi đối thú cạnh tranh trực tiếp với công ty chỉ có một là công ty Vina kyoEi và thị trường còn rộng lớn. Bên cạnh đó nếu công ty tiến hành sản xuất thép chất lượng cao và cỡ lớn thì vị thế và uy tín công ty cũng được đánh bóng hơn nữa, đựơc khách hàng tin tưởng hơn nữa đó là lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Mặt khác công ty cũng nên đa dạng hoá sản phẩm vào lĩnh vực sự sản xuất nguyên liệu cho các sản phẩm như ốc vít, phụ tùng các loại máy, que hàn..vv.. Đa dạng hoá hướng vào thị trường theo chiều sâu một mặt hướng vào theo chiều rộng, với các sản phẩm như ốc vít, que hàn thì công ty không cần đầu tư quá lớn đó chỉ là việc vận dụng máy móc nguyên vật liệu và công nhân viên công ty với điều kiện cơ bản là dây chuyền đúc gang thép, phôi là hiện đại vì đây là gốc của vấn đề cần làm.
* Các điều kiện và công cụ thực hiện giải pháp
Giải pháp này đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và một diện tích đất đai cần thiết là nơi xây dựng mở rông dây chuyền sản xuất công ty. Dưới đây là một số điều kiện, công cụ cần thiết phục vụ cho giải pháp
+ Thực hiện liên doanh với các đối tác nước ngoài trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại. Đây là yêu cầu trước tiên của việc sản xuất thép chất lượng cao và thép cỡ lớn. Với dây chuyền hiện nay không thể sản xuất sản phẩm này, dù có sản xuất được thì cũng không thể cạnh tranh được với sản phẩm của công ty khác. Do đó cần liên doanh với đối tác nước ngoài để có vốn, công nghệ hiện đại để trang bị cho nhà máy. Hiện nay công ty đã liên doanh với đối tác Nhật Bản từ năm 1993 thành lập công ty Vi Na khi Roki nhưng đây không phải là một doanh nghiệp có thể làm được sản phẩm thép với những tính năng mới này. Vì vậy để có công nghệ hiện đại thì một là công ty nên đàm phán với Vi Na khi Ro ki cùng đầu tư dây chuyền sản xuất thép hiện đại. Hai là công ty tìm đối tác mới có đủ tiềm lực cùng công ty hợp tác thép chất lương cao, thép cỡ lớn và các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu như ốc vít phụ tùng...vv
+ Xây dựng phân xưởng thép mới tách riêng các hoạt động sản xuất các sản phẩm khác
Hiện nay sản phẩm được sản xuất ra từ công ty rất đa dạng từ máy công cụ truyền thống tới các phụ tùng các máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp mía đường, xi măng, thuỷ điện. vvv và trong tương lai là thép gân cỡ lớn chất lượng cao và sản phẩm xuất khầu như ốc vít. vv. Do vậy nếu không chuyên môn hoá cao hơn nữa thì có đạt được chất lượng cao. Vì thế chuẩn bị cho tương lai công ty cần xây dựng riêng một phân xưởng chuyên sản xuất thép các loại như thép gân cỡ lớn, thép chất lượng cao chuyên phục vụ công trình lớn cấp quốc gia và quốc tế. Để xưởng sản xuất máy hiện tại dùng làm nơi sản xuất các sản phẩm còn lại và trong tương lai chuyên môn hoá cao hơn nếu thấy cần thiết.
+ Đồng thời với hoạt động thép này công ty tiến hành cấp giấy chứng nhận từng lô thép. Đây là điều mà từ trước tới nay nhiều công ty chưa làm được. Vì sao chúng ta phải làm vậy? chúng ta biết là đây là một phương thức kinh doanh hiện đại của những nhà sản xuất thep tiến tiến trên thế giới. Làm vậy để đánh vào tâm lý khách hàng, tạo sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng. Trong kinh doanh thì ai cũng thấy vai trò quan trọng của điều này. Công việc này công ty nên giao cho phòng kỹ thuật và phòng Marketing đảm nhiệm.
+ Tất nhiên là để giải pháp này thành công thì các yếu tố như lao động quản lý, lao động kỹ thuật, vốn....là rất cần thiết.
8. Tăng cường hoạt động chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh hơn nữa trong công ty.
Chuyên môn hoá hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trước hết là xu hướng trong kinh doanh là như vậy. Thứ hai là hiện nay công ty chưa thực sự chuyên môn hoá trong sản xuất và kinh doanh dẫn tới năng suất chưa cao, các phòng ban chức năng hoạt động chưa hết sức mình, chưa đúng với năng lực chuyên môn của họ. Do vậy công ty cần chuyên môn hoá hơn, trao quyền quyết định cho họ nhiều hơn, phát huy năng lực từng phòng ban, quyền tự quyết định hoạt động thuộc thẩm quyền của họ, khuyến khích họ lao động sáng tạo. Như vậy trong sản xuất sản phẩm sẽ đa dạng và phong phú trong kinh doanh thì năng động và linh hoạt.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHỮNG CƠ QUAN QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CÔNG TY NÓI RIÊNG .
Công ty cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước. Do vậy nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là do ngân sách cấp. Công ty thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội theo sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng cấp trên. Vì thế hoạt động của công ty chịu nhiều ảnh hưởng của các quyết định cấp trên. Dưới đây em xin nêu một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giúp công ty hợp đồng có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Một là: Vấn đề về vốn trong giai đoạn hiện nay công ty đang quá trình đổi mới toàn diện về mọi mặt để đưa công ty tiến lên ngang tầm với tên gọi và vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân nên công ty cần được sự ưu tiên giúp đỡ trong vay vốn, trong việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân vay vốn, hoạt động vay vốn không diễn ra suôn sẻ không đúng với kế hoạch mong muốn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty. Do vậy nhà nước và các cơ quan có liên quan cần quan tâm hơn nữa giúp công ty trong việc vay vốn .
Hai là: Chính sách về tài chính
Ban hành chính sách tín dụng đặc biệt cho đầu tư công nghiệp hoặc tín dụng Nhà nước không có lãi suất hoặc lãi suất ưu đãi cho công nghiệp chế tạo máy
Đối với ngành chế tạo máy, Nhà nước cần nghiên cứu chính sách bổ sung vốn cố định để phát huy hiệu quả cơ sở vật chất hiện có
Cần có chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và chính sách khen thưởng phù hợp với ngành công nghiệp nặng
Cần có chính sách ưu đãi về vốn vay về khối lượng vốn vay, chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất công nghiệp.
Ba là: Một mặt nhà nước nên có chính sách cụ thể hơn nhằm giảm thuế hàng nhập khẩu là nguyên liệu của công ty , tạo lợi thế giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty. Mặt khác cần tăng cường kiểm tra thắt chặt việc nhập máy móc cũ từ nước ngoài vào gây cạnh tranh mất bình đẳng trong nước.
Bốn là: Nhà nước cần tăng cường hiệu quả hoạt động cơ quan tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước giúp ích cho việc cạnh tranh hàng Việt Nam với nước ngoài, tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm khách hàng vào thị trường mới. Việc này cần sự giúp đỡ của cơ quan nhà nước bởi việc mở văn phòng đại diện ở nước ngoài mà không có sự giúp đỡ của cơ quan tham tán thương mại thì sẽ rất khó khăn.
Năm là: Nhà nước cần có biện pháp cơ chế chính sách khuyến khích công ty đầu tư trang thiết bị hiện đại để công ty phát triển mạnh hơn nữa như giảm thuế nộp ngân sách, giảm một số thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
Sáu là: Nhà nước cần thường xuyên tổ chức cuộc giao lưu triển lãm sản phẩm cơ khí Việt Nam giới thiệu với các đối tác nước ngoài như hội chợ EXPO để tạo điều kiện cho sản phẩm cơ khí Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài.
KẾT LUẬN
Đa dạng hoá sản phẩm là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Là một hướng đi đúng đắn với tất cả mọi công ty trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay và với công ty cơ khí Hà Nội nói riêng.
Thông qua hoạt động đa dạng hoá sản phẩm công ty ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn với chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng được nâng cao. một tín hiệu đáng mừng của công ty nói riêng và của nền kinh tế nói chung bởi nền kinh tế là bao gồm nhiều doanh nghiệp khi từng doanh nghiệp hoạt động tốt có hiệu qủa thì cũng có nghĩa là nền kinh tế đang hoạt động tốt. Điều này là tất yếu. Mặc dù đa dạng hoá sản phẩm là xu hướng khách quan và là hướng đi đúng đắn nhưng tuy vậy công ty cũng không tránh khỏi một số những hạn chế nhất định đang làm giảm sút sức mạng phát triển của công ty. Như sản phẩm chất lượng tuy đã phần nào được cải thiện nhưng chưa có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực và thế giới, sự đa dạng hóa sản phẩm của công ty còn chưa tìm ra được lĩnh vực hoạt động sản phẩm phù hợp chưa khai thác hết tiềm năng và cơ hội của thị trường.
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu lý luận về đa dạng hoá sản phẩm và căn cứ vào thực trạng tình hình đa dạng hoá sản phẩm của công ty hiện nay, vào mục tiêu phương hướng sắp tới. Bài viết này đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động đa dạng hoá sản phẩm của công ty.
Trong quá trình thực hiện đề tài này em được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy Đỗ Hoàng Toàn giáo viên hướng dẫn và phòng tổ chức công ty cơ khí Hà Nội. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Hoàng Toàn và công ty cơ khí Hà Nội giúp em có được đề tài này.
Tuy vậy do kiến thức em còn non nớt không tránh khỏi sự sai sót nhất định kính mong thầy và công ty bỏ qua cho em!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 2002
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty cơ khí Hà nội : Báo cáo hoạt động của công ty năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002
2. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, Đoàn Thị Thu Hà ( đồng chủ biên)- giáo trình Quản lý kinh tế- NXB Khoa học kỹ thuật- Hà nội 2000
3. Harold Koontz : những vấn đề cốt yếu của quản lý – NXB khoa học - kỹ thuật năm 1999
4. Philip Kotler: Giáo trình quản trị marketing – NXB văn hoá 1999
5. Nguyễn Đình Phan: Giáo trình quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng cơ bản- NXB.Giáo dục1999
6. Báo doanh nhân và doanh nghiệp
Số 23 năm 2001
7. Báo khoa học và công nghệ
8. Tạp trí công nghiệp số 46,47,49 năm 1999
Số 30, 35, 39, năm 2001
Số 89, 90 năm 2001
9. Tạo chí cơ khí ngày nay
Số 32, 33, 36 năm 2000
10. Tạp chí cơ khí Việt Nam
Số 58 năm 2002
11. Tạp chí công nghiệp Việt Nam
Số 23 năm 2001
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8453.doc