Phát triển đa dạng hoá kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển biến ngày càng lớn mạnh, trên đà phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, nước ta đã có nhiều đổi mới quan trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng khả nă

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phát triển đa dạng hoá kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản xuất, khai thác tốt tiềm lực tài chính của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên để bắt kịp với sự biến động nhanh chóng của nền kinh tế thị trường không ít những doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn. Song nhiều doanh nghiệp đã vượt lên từ sức mạnh nội lực, luôn duy trì được sản xuất và đảm bảo được thu nhập ổn định cho người lao động. Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương là một doanh nghiệp như vậy. Có được điều này là do Công ty đã chọn cho mình một hướng đi đúng đắn: “Kết hợp phát triển chuyên môn hóa với đa dạng hóa kinh doanh”. Trong những năm tới Công ty cần tiếp tục nghiên cứu phát triển đa dạng hóa kinh doanh để đáp ứng tốt với nhu cầu đa dạng hóa của thị trường, tạo ra khả năng tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng sản xuất kinh doanh. Quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương, cùng với những lý luận được trang bị trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và xuất phát từ thực tế Công ty, em đã chọn đề tài: “Phát triển đa dạng hóa kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề được trình bày trong 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương. Chương II: Thực trạng đa dạng hóa kinh doanh ở Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương trong thời gian qua. Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm phát triển đa dạng hóa kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương thời gian tới. Để thực hiện được chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Th.S Mai Xuân Được cùng toàn thể các bác, cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương. Với thời gian thực tập không nhiều, khối lượng công việc khá lớn lại thêm nhiều bỡ ngỡ giữa lý thuyết và thực tế nên việc khiếm khuyết trong viết chuyên đề này là không thể tránh khỏi. Vì vậy em rất mong muốn được sự thông cảm của thầy cô và mong muốn tiếp thu những ý kiến đóng góp để cho em có điều kiện nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập và công tác sau này. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975 thống nhất đất nước, đất nước ta nói chung cũng như tỉnh Hải Dương nói riêng đều bước sang một thời đại mới, thời đại phát triển đất nước theo chế độ bao cấp. Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Hải Dương chủ yếu là sản xuất lương thực thực phẩm (trồng trọt và chăn nuôi). Hải Dương có những thửa ruộng rất lớn phù hợp với chuyên canh trồng cây lúa nước, khi đó lãnh đạo tỉnh nhà đã xác định được vấn đề là phải cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp như khâu làm đất và tưới tiêu nhằm mục đích giảm công sức lao động, tăng năng suất lao động, giải quyết được thời vụ. Do đó tỉnh Hải Dương đã hình thành cơ giới hóa phục vụ trong nông nghiệp. Đến năm 1962 hình thành chi cục máy kéo tình Hải Hưng. Sau đó phát triển thành Công ty Máy kéo của tỉnh Hải Hưng vào năm 1970. Lúc này trong Công ty đã phân ra các trạm trực thuộc như Bình Giang, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Ninh Giang, Gia Lộc, Kim Thành, Tứ Kỳ,…..Từ năm 1970 trở đi hình thành các xí nghiệp Cơ khí nông nghiệp trực thuộc quản lý của UBND các huyện, thị xã, mỗi huyện hình thành các xí nghiệp cơ khí nông nghiệp và sửa chữa. Chủ yếu như máy làm đất, máy vận chuyển, xan ủi, tuốt lúa, máy bơm nước, sửa chữa các dụng cụ cơ khí. Đến năm 1987 hình thành chi cục quản lý hành chính kỹ thuật, mỗi huyện có hàng trăm đầu máy. Đến năm 1992 hình thành Công ty Cơ điện nông nghiệp Hải Hưng, khi đó các xí nghiệp tập trung vào một mối. Trên là Công ty, dưới là các trạm cơ điện nông nghiệp của các huyện và có khoảng 250 máy kéo. Đến năm 1996 Công ty Cơ điện Nông nghiệp Hải Hưng đã tách thành hai Công ty là Công ty Cơ điện Nông nghiệp Hưng Yên, số lượng máy kéo có 100 máy và Công ty Cơ điện nông nghiệp Hải Dương, số lượng máy kéo có 100 máy. Công ty Cơ điện Nông nghiệp Hải Dương được thành lập theo Quyết định số: 1010/ QĐ- UB ngày 10 tháng 12 năm 1992 của UBND Tỉnh và Đăng ký kinh doanh số 111721 ngày 30/10/1997 do Sở kế hoạch đầu tư cấp. Đến tháng 10 năm 2004, UBND tỉnh Hải Dương đã ra quyết định số 4040/ QĐ-UB ngày 17/10/2004 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Cơ điện Nông nghiệp Hải Dương. Từ đây, Công ty chính thức đi vào hoạt động với một tên mới là Công ty Cổ phần Cơ điện Nông nghiệp Hải Dương. - Tên gọi: Công ty Cổ phần Cơ điện Nông nghiệp Hải Dương - Trụ sở chính: Số 95 Đường Nguyễn Lương Bằng – Thành phố Hải Dương - Số điện thoại: 03203.890.227 – 03203.891.750 Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hải Dương. Công ty đã có truyền thống và bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng do đặc điểm về quy mô sản xuất của Công ty chủ yếu là vừa và nhỏ nên nguồn vốn cũng còn có nhiều hạn chế. Với những bước đi thăng trầm đầy gian nan thử thách và khó khăn đặc biệt là quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liên bao cấp sang cơ chế thị trường, những yêu cầu bức thiết của nền kinh tế thị trường. Nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của các đồng chí lãnh đạo trong Công ty, do có sự đoàn kết trong nội bộ mà Công ty Cổ phần Cơ điện Nông nghiệp Hải Dương đã dần vượt qua được tất cả những khó khăn thử thách. Công ty đã và đang dần từng bước khẳng định mình , tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và uy tín của Công ty ngày càng lớn mạnh. 1.2 Các đặc điểm chủ yếu của Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương. 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh + Dịch vụ cơ giới nông nghiệp: Cầy bừa, san ủi cải tạo đồng ruộng, bơm nước, vận chuyển; + Xây dựng đồng ruộng; + Sửa chữa, cung ứng, lắp ráp thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp; + Đại lý dịch vụ xăng, dầu, mỡ; + Cải tạo, sửa chữa và xây dựng công trình thủy lợi nội đồng quy mô nhỏ; + Xây dựng công trình giao thông; - Công ty có mục tiêu và nhiệm vụ sau: + Duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh trong việc cơ giới hóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. + Tăng cường tìm kiếm, phát triển thêm thị trường mới, nhất là trong lĩnh vực làm đường giao thông nông thôn và các lĩnh vực khác như: Xây dựng đồng ruộng, san ủi, cung ứng phụ tùng…. + Bảo toàn và không ngừng phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. + Hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. + Thường xuyên bồi dưỡng tay nghề, trình độ quản lý cho đội ngũ công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý của Công ty. + Đảm bảo ổn định việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và các quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của bộ luật lao động. +Tổ chức tốt khâu máy móc thiết bị để phục vụ tốt nhất cho việc xuống đồng. Đồng thời, tìm hiểu thị trường, mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh. + Sắp xếp lại các phòng ban, Trạm, đội một cách phù hợp, đảm bảo tinh gọn v0à hợp lý, có hiệu quả cao, phát huy năng lực trình độ của cán bộ công nhân viên, giảm tối đa chi phí quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2 Đối tượng, địa bàn kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương - Đối tượng kinh doanh: Đối tượng phục vụ chủ yếu của Công ty là các Hợp tác xã, các hộ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh với mọi thành phần kinh tế khác. - Địa bàn kinh doanh: Công ty có một vị trí thuận lợi về giao thông, có địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh rộng rãi trong toàn tỉnh. Sau khi Đại hội cổ đông thành lập, Hội đồng quản trị đã nhanh chóng đi vào tổ chức kinh doanh theo phương án đã được thông qua Đại hội. Hội đồng quản trị đã quyết định thành lập các Trạm, xưởng, cửa hàng trên cơ sở vật chất của Công ty. Hội đồng quản trị đã thành lập 5 trạm, 2 cửa hàng và 3 xưởng cơ khí tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Bước đầu các Trạm, xưởng và cửa hàng đã có sự ổn định. Do địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rộng khắp trong toàn tỉnh nên Công ty đã tiến hành giao khoán doanh số để tạo điều kiện cho các Trạm, xưởng và cửa hàng kinh doanh chủ động. Ngoài ra, Công ty còn tận dụng các mặt bằng có thế đẹp, thuận lợi giao thông để kinh doanh dịch vụ. Đây cũng là một phương án tương đối hiệu quả mà Đại hội cổ đông đã chỉ rõ. 1.2.3 Vốn kinh doanh và đầu tư phát triển - Vốn kinh doanh: Công ty đã có truyền thống và bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng do đặc điểm về quy mô sản xuất của Công ty chủ yếu là vừa và nhỏ nên nguồn vốn cũng còn có nhiều hạn chế. Chia làm 2 loại: *. Phân theo cơ cấu vốn + Vốn cố định: 2.76 tỷ VNĐ ( 61.8% ) + Vốn lưu động: 1.71 tỷ VNĐ ( 38.2% ) *. Phân theo nguồn vốn + Vốn nhà Nước: 1.53 tỷ VNĐ bao gồm: Vốn Ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách ( 34.2% ) + Vốn doanh nghiệp tự bổ xung: 1.71 tỷ VNĐ ( 38.3% ) + Vốn vay : 1.23 tỷ VNĐ ( 27.5% ) - Đầu tư phát triển + Đầu tư mới: Căn cứ theo phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới, để có thể mở rộng sang lĩnh vực xây dựng đường giao thông, cần phải đầu tư thêm máy móc như sau: Máy lu SAKAI ( Nhật cũ ): Khoảng 200 triệu Máy ủi DT-75 ( Liên Xô ) : Khoảng 150 triệu Máy xúc ( Nhật hoặc Đức ): Khoảng 500 triệu Tổng số vốn mua sắm máy móc thiết bị khoảng 800-900 triệu đồng và vốn lưu động để kinh doanh khoảng 1 tỷ đồng. + Đầu tư nâng cấp máy kéo: Số máy kéo hiện nay của Công ty cổ phần ( hơn 50 đầu máy ) có tình trạng kỹ thuật kém nhưng với đồng đất của tỉnh nhà hiện nay, chưa có loại máy nào thay thế phù hợp hơn. Để giữ ổn định số lượng đầu máy kéo này, cần phải đầu tư nâng cấp để bảo đảm tình trạng kỹ thuật. Số lượng vốn cần đầu tư là 50 máy x 10 triệu = 500 triệu đồng. Khi đã ổn định sản xuất và có nhu cầu phát sinh về vốn, Công ty sẽ vay vốn hoặc có phương án phát hành thêm cổ phần. 1.2.4 Lao động Sau khi cổ phần hóa, đội ngũ lao động của Công ty còn lại khoảng 243 người, trong đó lao động Nam chiếm đa số. Số lao động trực tiếp tham gia sản xuất chiếm hơn 80%, còn lại là lao động gián tiếp. Lao động của Công ty có bậc thợ bình quân khoảng bậc bốn, bậc năm, điều này phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty bởi vì công việc của ngành không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà còn đòi hỏi có tay nghề cao. Định kỳ Công ty cũng tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên nhằm tạo sự nhạy bén trong cơ chế thị trường, do đó số lao động có trình độ chuyên môn ngày càng tăng; đồng thời tổ chức các kỳ thi nâng bậc cho công nhân nhằm nâng cao tay nghề. Đây là điều kiện tốt giúp Công ty phát huy hết những tiềm năng sẵn có và những nguồn lực chưa khai thác. *Phân theo trình độ + Trình độ đại học và cao đẳng: 18 người (7.41%) + Trình độ trung cấp : 16 người (6.58%) + Trình độ công nhân kỹ thuật : 209 người (86.01%) *Phân theo hợp đồng lao động + Công chức viên chức : 02 người (0.82%) +Lao động hợp đồng dài hạn :234 người (96.3%) + Lao động hợp đồng có thời hạn( 1-3 năm ): 07 người (2.88%) *Phân loại theo tuổi đời + Dưới 30 tuổi : 08 người (3.3%) + Từ 30 tuổi đến 40 tuổi: 20 người (8.23%) + Từ 40 tuổi đến 50 tuổi: 163 người (67.1%) + Trên 50 tuổi : 52 người (21.37%) 1.2.5 Tình hình tài sản của Công ty a. Máy móc thiết bị: - Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải cần sử dụng lại: + Trị giá trên sổ sách kế toán: 343.900.621 VNĐ + Giá trị đánh giá lại : 349.662.000 VNĐ - Máy móc thiết bị không cần sử dụng: Giá trị còn lại trên sổ sách: 532.674.542 VNĐ Chủ yếu gồm 23 máy kéo MTZ không ra sản xuất được vì tình trạng kỹ thuật đã xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả và không có địa bàn làm đất và Trạm xăng dầu + Biến thế ( Thuộc trạm Cẩm Giàng- trị giá trên sổ sách: 231.402.135 VNĐ ) do thiết bị không phù hợp. - Máy móc thiết bị chờ thanh lý: Giá trị còn lại trên sổ sách: 138.987.250 VNĐ. Chủ yếu gồm 20 máy kéo MTZ đã cũ nát hư hỏng từ lâu, không thể hồi phục để sản xuất ra được. Bảng 1.1: TỔNG HỢP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Đơn vị tính: Đồng Tên tài sản Theo sổ sách Theo xác định lại Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại A- TSCĐ cần dùng 2.395.529.036 1.145.335.705 3.467.345.260 1.250.746.750 1. Nhà cửa, vật KT 1.086.681.416 801.435.084 2.158.497.640 901.084.750 2. Máy móc thiết bị 1.308.847.620 343.900.621 1.308.847.620 349.662.000 3. TSCĐ khác B- TSCĐ không cần dung, chờ thanh lý 2.112.507.239 1.059.917.574 1. Không cần dùng 1.616.272.499 920.930.324 1.1 Máy móc 1.040.146.798 532.674.542 1.2 Nhà cửa, vật KT 576.125.701 388.255.782 2.Chờ thanh lý 496.234.740 138.987.250 2.1 Máy móc, thiết bị 489.710.740 136.998.510 2.2 Nhà cửa, vật KT 6.524.000 1.988.740 (Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp) Đất đai: Tổng số diện tích đất đang quản lý là 51.112,7 m2, Công ty phục vụ cho sản xuất kinh doanh là 25.585,7 m2 gồm: Văn phòng Công ty kiêm cửa hàng và xưởng máy thi công đường giao thông, các Trạm: Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Thanh Miện, Nam Sách và Thành phố Hải Dương ( có xưởng trung đại tu máy kéo ). Trong số diện tích trên có 1 số khu vực ở vùng sâu vùng xa cần giữ lại để bảo quản số máy kéo không cần dùng và chờ thanh lý. Sau này dự kiến sẽ phát triển cho máy kéo nhỏ và mở mang thêm một số dịch vụ như: cơ khí sửa chữa máy nông nghiệp, kinh doanh phụ tùng máy móc nông nghiệp.v.v. phục vụ cho nông dân vùng sâu, vùng xa. Số còn lại là 25.527m2 ở các Trạm: Chí Linh, Kinh Môn, Ninh Giang và một số cơ sở của các Trạm ( Đội Ngũ Hùng, Hồng Quang-Thanh Miện, khu vực Tiền Trung- Nam Sách ). Công ty xin đề nghị Tỉnh xem xét, thu hồi và giao cho các đơn vị khác có nhu cầu sử dụng. Trong đó có khu vực Tứ Kỳ là cơ sở mượn UBND Huyện Tứ Kỳ. 1.2.6 Bộ máy tổ chức quản lý. Sơ đồ 1.1 : PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Trạm Máy Kéo Cẩm Giàng Trạm Máy Kéo Nam Thanh Trạm Máy Kéo Gia Lộc Trạm Máy Kéo Thanh Miện Trạm Máy Kéo Bình Giang Xưởng cửa hàng Hải Dương PHÒNG TÀI VỤ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ – BAN KS – BAN GĐ * Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Chủ tịch HĐQT ( là người đứng đầu ) kiêm giám đốc Công ty, do các thành viên trong HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm. Có nhiệm vụ chỉ đạo các phòng ban và các Trạm trực thuộc. - Một Phó Chủ tịch HĐQT ( Kiêm Phó Giám đốc ): Có nhiệm vụ tham mưu và giúp Giám đốc trực tiếp điều hành công việc của Công ty khi Giám đốc đi vắng. Công ty có 3 phòng chức năng: - Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty trong việc bố trí sắp xếp cán bộ công nhân sao cho phù hợp với khả năng của mỗi người. Hàng năm, có nhiệm vụ nâng lương, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên, chăm lo sức khỏe và bảo vệ quyền lợi cho họ. - Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Lập và triển khai kế hoạch sản xuất cảu Công ty, lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị trong từng vụ sản xuất, nắm bắt thông tin kịp thời về thị trường và cùng các đơn vị trực thuộc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. - Phòng Kế toan- Tài vụ: Có chức năng nhiệm vụ ghi chép một cách đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời để báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh cho Giám đốc và các phòng chức năng. Ngoài ra các Trạm, Cửa hàng, Xưởng trực thuộc có nhiệm vụ báo cáo tình hình kinh doanh tại cơ sở mình cho Công ty theo quy định. Tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa một cách hợp lý trên cơ sở kế hoạch được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hiệu quả, hoạt động lợi nhuận của đơn vị trực thuộc. Mỗi phòng ban được tổ chức theo yêu cầu quản lý của Công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của HĐQT mà đứng đầu là chủ tịch HĐQT. 1.3 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương trong thời gian qua. 1.3.1 Tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương trong 5 năm: 2003-2007 Bảng 1.2: (Đơn vị tính: 1000 VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Vốn kinh doanh 3.076.270 2.752.800 3.171.200 3.564.725 4.465.996 Vốn tự bổ xung 1.636.943 1.302.400 1.704.437 2 Doanh thu 3.551.000 3.884.300 4.155.420 4.817.956 5.120.500 3 Các khoản nộp NS 30.840 15.000 12.809,11 19.000 25.000 - Thuế GTGT 20.000 15.000 12.809,11 15.000 20.000 - Thuế TNDN 1.840 0 0 4.000 5.000 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn KD 3,05% 4,2% 5,06 % 6,76% 7,05% 4 LN trước thuế 95.750 115.530 160.350 245.000 320.000 5 LN sau thuế 93.910 115.530 160.350 241.000 315.000 6 Số lao động (ng ) 305 288 269 250 243 7 Thu nhập bình quân /th 580 600 650 700 750 (Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp) ð Doanh thu qua các năm tăng với tốc độ chậm ( doanh thu năm 2007 là 5.120.500 tăng 6,2% so với năm 2006 ) là do sau khi chuyển sang cổ phần hóa Công ty mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh rộng khắp trên toàn tỉnh hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt. Năng xuất lao động tăng, máy móc thiết bị được cải thiện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do bộ máy vận hành Công ty còn cồng kềnh chưa phát huy được hết năng lực nội bộ, công tác phát triển thị trường chưa tốt. Lợi nhuận tăng đáng kể, từ trước khi cổ phần hóa Công ty ở trong tình trạng khó khăn nghiêm trọng tưởng chừng như không thể trụ nổi vậy mà với sự nỗ lực hết mình của các cán bộ trong Công ty lợi nhuận năm 2004 đã tăng 40 triệu VNĐ so với năm 2003. Năm 2007 tăng 75 triệu VNĐ so với năm 2006. Số lao động của Công ty giảm đồng thời thu nhập bình quân của người lao động tăng qua các năm. 1.3.2 Hiệu quả kinh doanh Bảng 1.3: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty CP Cơ điện Nông nghiệp Hải Dương Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 2,64% 2,97% 3,85% 5% 6,15% - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh 3,05% 4,2% 5,06 % 6,76% 7,05% ðNhìn chung qua hai chỉ tiêu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tốt dần qua các năm tuy nhiên với tốc độ phát triển chậm, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Lợi nhuận thu được so với lượng vốn bỏ ra quá thấp. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh là 7,05% cao hơn hẳn so với năm 2003 chứng tỏ năm 2007 Công ty đã sử dụng một cách hiệu quả hơn nguồn vốn bỏ ra. Lợi nhuận của Công ty tăng dần qua các năm là do sau khi Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương chuyển sang cổ phần hóa năm 2004, Công ty đã chuyển sang một giai đoạn phát triển hoàn toàn khác với sự ra đời của cổ phần phát hành cho các đối tượng của Công ty và ngoài Công ty mua ( công nhân viên chức, các đối tượng khác ngoài Công ty ). Khi đó công nhân viên chức là chủ thực sự của Công ty và quyết định sự phát triển của Công ty, đó là tác động lớn đến việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đồng thời các trang thiết bị cũng được cải tiến cho phù hợp hơn với tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn mà Công ty phục vụ và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên chính vì sự cổ phần hóa mà số lao động đã bị cắt bớt để tạo thu nhập về mọi mặt, tăng thu nhập cho người lao động, nhưng đã tạo ra sự thất nghiệp cho người lao động trước đó vẫn làm cho Công ty và có thể tạo ra sự mất ổn định trong xã hội. Thu nhập bình quân của người lao động đã tăng nhưng còn quá thấp. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp mở rộng thị trường, phát triển đa dạng hóa kinh doanh, tăng việc làm cho số lao động ít việc và tạo điều kiện thu hút lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh giúp Công ty đứng vững trên thị trường. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẨN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Thực trạng cơ cấu kinh doanh của Công ty thời gian qua; 2.1.1 Các ngành nghề kinh doanh của Công ty: - Dịch vụ cơ giới nông nghiệp: Cầy bừa, san ủi, cải tạo đồng ruộng, bơm nước, vận chuyển, xây dựng đồng ruộng; Những năm đầu thành lập, dịch vụ cơ giới nông nghiệp trở thành nghành kinh doanh chính của Công ty. Đối tượng phục vụ chủ yếu của Công ty là các Hợp tác xã, các hộ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh với mọi thành phần kinh tế khác nhau trong địa bàn tỉnh Hải Dương. Hàng năm, Công ty phục vụ khoảng 30.000 HaTc( Ha tiêu chuẩn ) diện tích đất nông nghiệp. Phương thức canh tác đất đai trở thành đồng ruộng thuận tiện cho việc trồng trọt thâm canh. Gồm có các việc: san đất mặt bằng thành từng vùng, khoảnh, lô, thửa, theo địa hình và đường đồng theo từng loại ruộng để trồng lúa nước hay cây trồng cạn; xây dựng kênh mương tưới tiêu nước; xây dựng đường giao thông trên đồng ruộng, kết hợp với bờ vùng, bở thửa, đường lô, mương máng; xây dựng đồng ruộng thay đổi theo địa điểm từng vùng đất: đất đồi núi, đồng bằng, hay ven sông. Công cụ máy móc xây dựng đồng ruộng thường dùng là mai, cuốc, xẻng, xe đẩy, quang gánh và các loại máy cày, máy san ủi, xúc, cạp đất, máy đào đắp mương, đắp bờ với máy kéo có động cơ 75 - 150 cv. Tuy nhiên những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp, đất cấy lúa của tỉnh đang giảm dần do phát triển công nghiệp, đô thị. Bên cạnh đó là diện tích đất thoái hoá, bạc màu, ảnh hưởng đến sản xuất. Do vậy nhiều hộ nông dân đã chuyển sang hình thức lập những trang trại chăn nuôi, bán đất nông nghiệp cho các dự án phát triển khu công nghiệp...Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Máy cày, máy xúc, máy san ủi...thời gian trước được sử dụng hết công suất thì hiện nay nhiều máy đã tạm ngừng hoạt động do nhu cầu của người dân giảm. Do vậy tìm ra hướng đi mới cho công ty là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. - Sửa chữa, cung ứng, lắp ráp thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp. + Sửa chữa, lắp ráp thiết bị phụ tùng nông nghiệp: Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp ở Hải Dương đã từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng như tăng cường cơ giới hóa ở các khâu phục vụ canh tác, chăm sóc, thu hoạch và chế biến nông sản. Các thiết bị phục vụ nông nghiệp như máy kéo, máy cày, máy thu hoạch, máy bơm nước, phương tiện vận chuyển nông thôn...sử dụng nguồn động lực là các động cơ diesel, động cơ xăng, qua quá trình sử dụng xuống cấp, hư hỏng hoặc không còn phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại. Bên cạnh đó, nhu cầu về các thiết bị, bộ phận canh tác theo sau máy kéo, máy cày, cũng như thiết bị phục vụ chế biến nông sản sau thu hoạch phù hợp với điều kiện và tập quán sản xuất nông nghiệp tại địa phương, đáp ứng nhanh và dễ đầu tư cũng ngày càng tăng. Những nhu cầu trên đã góp phần hình thành và phát triển ngành nghề cơ khí sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp ở Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương. Trong thời gian từ năm 2003 đến nay Công ty có 04 cơ sở cơ khí sửa chữa các loại máy nông nghiệp như: máy cày, máy bơm, máy phát cỏ...; chế tạo, cải tiến các loại bánh lồng, dàn xới, dàn bừa; thiết kế thủy lực phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê, năm 2006 Công ty đã sửa chữa, lắp ráp 1580 máy móc thiết bị nông nghiệp; đến năm 2007 số lượng máy móc, thiết bị sửa chữa lắp ráp giảm xuống còn 1210. Nhìn chung các cơ sở còn hạn chế về năng lực thiết bị, tay nghề và vốn nên không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Một số cơ sở có thể chế tạo rơmoóc và xe công nông đầu ngang (gọi chung là xe cải tiến ) phục vụ công việc chuyên chở phân bón, nông sản... Loại phương tiện này không được phép lưu thông trên quốc lộ nhưng người nông dân vẫn còn có nhu cầu trang bị xe cải tiến vì xe cải tiến phù hợp với địa hình giao thông nội đồng và giá cả vừa phải. Các cơ sở đều có qui mô nhỏ lẻ, chủ yếu là tiện hàn sửa chữa nhỏ, với số lao động từ 2-3 người; máy móc thiết bị cũ, trình độ tay nghề của người lao động chưa cao, chủ yếu là theo học nghề người đi trước và ở lại làm cho cơ sở nên rất khó khăn trong việc mở rộng qui mô. Nhìn chung, các cơ sở sửa chữa lắp ráp thiêt bị phụ tùng nông nghiệp của công ty chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. + Cung ứng máy móc, thiết bị phụ tùng nông nghiệp: Công ty tạo điều kiện thuận lợi trong cung ứng máy móc thiết bị nông nghiệp cho bà con nông dân như: bán máy trả chậm, phát triển mạng lưới cơ khí bảo dưỡng, sửa chữa máy và thiết bị nông nghiệp, tăng cường các dịch vụ hậu mãi...Danh mục máy móc thiết bị nông nghiệp cung ứng theo bảng sau: Bảng 2.1: Số lượng máy móc thiết bị đã cung ứng của Công ty Cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2007 TT DANH MỤC Đơn vị tính Số lượng 1 Máy cày lớn 40 c.v ha/vụ 20 2 Máy cày cầm tay 12 c.v ha/vụ 14 3 Máy gặt đập liên hợp ha/vụ 2 4 Máy lu m2/h 8 5 Máy tiện T6-16 4,5 Kw 12 6 Máy khoan cần 2,8 Kw 17 7 Máy hàn xoay chiều 1,4 Kw 21 8 Máy cuốn BL 9 9 Máy kéo MTZ50 ha/vụ 35 10 Máy tuốt lúa tấn/năm 10 11 Máy sấy lúa tấn/năm 3 12 Máy chà gạo các loại tấn/năm 7 13 Máy lẩy bắp tấn/năm 4 14 Thiết bị sấy bắp tấn/năm 9 15 Máy bơm các loại m3/h 23 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật) - Đại lý dịch vụ xăng, dầu, mỡ; Từ năm 2005 đến nay, để mở rộng thị trường cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, Công ty đã đầu tư xây dựng thêm 3 trạm xăng dầu đặt tại 3 huyện: Thanh Miện, Cẩm Giàng, và Gia Lộc. Xăng gồm các loại: Xăng Mogas 90, Xăng Mogas 92, Xăng Mogas 95 Dầu Diezen 0,5% Dầu hỏa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng Dầu mỡ nhờn của các hãng nổi tiến trên thế giới như Castrol, Caltex, Shell, ESSO,... bao gồm: Dầu lon hộp dùng cho động cơ ôtô, xe máy Dầu mỡ nhờn dùng cho xe vận tải lớn, xe vận tải hành khách, tàu sông,... Dầu mỡ nhờn dùng cho các loại máy công nghiệp Các trạm xăng dầu mang lại doanh thu khá lớn và ổn định cho Công ty. Doanh thu từ kinh doanh xăng dầu mỡ năm 2005 là 836 triệu đồng, đến năm 2006 doanh thu tăng lên 1192 triệu đồng, năm 2007 doanh thu là 1513 triệu đồng. - Cải tạo, sửa chữa và xây dựng công trình thuỷ lợi nội đồng quy mô nhỏ; Hệ thống thủy lợi tỉnh Hải Dương có những hạn chế cần điều chỉnh, do cơ bản được xây dựng từ những năm 1960-1970. Hiện nay, toàn tỉnh có 904 trạm bơm, điểm bơm với 1.144 máy bơm công suất mỗi máy từ 1.000-8.000m3/giờ; tổng công suất là 2.624.000 m3/giờ. Hệ thống tưới tiêu gồm 3.500 km kênh dẫn tiêu, hơn 300 km kênh Bắc Hưng Hải và hàng nghìn km bờ vùng, bờ bao... Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương của uỷ ban tỉnh, từ khi thành lập đến nay Công ty đã xây dựng được 225,2 km kênh mương kiên cố với tổng kinh phí hơn 80 tỷ đồng. Năm 2006 doanh thu từ xây dựng các công trình thủy lợi là 557 triệu đồng, năm 2007 là 535 triệu đồng. Những năm gần đây, số hợp đồng xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng của Công ty giảm hẳn, chủ yếu là các hoạt động sửa chữa nhỏ lẻ do vậy doanh thu từ hoạt động này không đáng kể. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đã góp phần rất quan trọng để sản xuất nông nghiệp nhiều năm liên tục được mùa, năng suất và sản lượng lương thực ngày một tăng. Hiện nay hệ thống công trình thủy lợi trong tỉnh đã được xây dựng về cơ bản, hệ thống kênh mương đã đi vào ổn định đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất, nên các hợp đồng xây dựng công trình thuỷ lợi của Công ty giảm dần. - Xây dựng công trình giao thông nông thôn; Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã và đang trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn và mang tính xã hội hóa rất cao. Nắm bắt được nhu cầu bức thiết đó, từ năm 2005 công ty chính thức đảm nhận thêm ngành kinh doanh mới: xây dựng công trình giao thông nông thôn. Từ 2005đến nay, Công ty đã xây dựng gần 500km đường giao thông nông thôn, trong đó năm 2005 xây dựng 114 km, năm 2006: 170 km, năm 2007 xây dựng 216 km. Trong đó, đường có kết cấu mặt nhựa gần 40km, bê-tông xi-măng gần 223km, vỉa gạch nghiêng 193km, còn lại chủ yếu là đường chất lượng thấp gồm gạch vỡ, xỉ lò, đá thải, đất núi. Các loại đường có kết cấu mặt đường chất lượng thấp, chiếm 74% tổng khối lượng thực hiện; riêng đường bê-tông và nhựa chỉ chiếm 11,6%. Hầu hết các công trình đều có giám sát 3 bên là Ban Quản lý dự án GTNT, chính quyền xã và giám sát của Công ty. Trong thực hiện các công trình, chất lượng công trình GTNT được đặc biệt quan tâm ở hầu hết các huyện, xã, thị trấn, nhân dân đã nhận thức đúng đắn về đầu tư xây dựng các loại đường chất lượng cao, bảo đảm khả năng khai thác và tuổi thọ lâu dài của con đường, do đó đã hăng hái đóng góp để làm đường. Nhiều huyện như Gia Lộc, Kim Thành, Chí Linh quan tâm xây dựng mặt đường bê-tông xi-măng phù hợp với khả năng khai thác và sử dụng ở vùng nông thôn trong điều kiện kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên hạn hẹp. Một số xã như Cổ Dũng (Kim Thành), ĐoànThượng và Thạch Khôi (Gia Lộc), Cộng Hòa (Nam Sách), Cao An (Cẩm Giàng)... Công ty đã xây dựng các tuyến đường bê-tông xi-măng vượt so với tiêu chuẩn kỹ thuật đề án như làm mặt đường rộng 5m, chiều dày 25cm. Phát triển mạnh GTNT đã góp phần làm khởi sắc nông thôn trong tỉnh đồng thời đem lại doanh thu lớn cho Công ty. Do đó, trong thời gian tới, Công ty cần tiếp tục tìm kiếm nhiều hợp đồng xây dựng công trình giao thông hơn nữa, ''xóa'' đường đất ở các tuyến đường huyện, liên xã và đường xã, tăng số đường nhựa và bê- tông xi-măng, để đường xá nông thôn trong tỉnh đã đẹp lại bền vững. 2.1.2 Phân tích cơ cấu kinh doanh của Công ty theo doanh thu Bảng 2.2: Doanh thu và tỷ lệ % doanh thu các ngành kinh doanh chính Ngành kinh doanh Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ % doanh thu (%) Tỷ lệ Bình quân 2003 2004 2005 2006 2007 2003 2004 2005 2006 2007 Dịch vụ cơ giới nông nghiệp: Cày bừa, san ủi, cải tạo đồng ruộng, bơm nước, vận chuyển, xây dựng đồng ruộng 1248 1126 743 715 670 61,21 51,58 23,29 19,02 16,06 34.23 Sửa chữa, cung ứng, lắp ráp thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp 265 274 344 350 393 13,00 12,55 10,78 9,31 9,42 11.01 Cải tạo, sửa chữa và xây dựng công trình thủy lợi nội đồng quy mô nhỏ 526 783 480 557 535 35,8 35,87 15,05 14,81 12,82 15.71 Đại lý dịch vụ xăng dầu mỡ 787 946 1062 24,68 25,17 25,45 25.10 Xây dựng công trình giao thông 836 1192 1513 26,19 31,70 36,26 31.38 Tổng số 2039 2183 3190 3760 4173 100 100 100 100 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kế toán-Tài vụ) Để thấy rõ cơ cấu kinh doanh của Công ty, ta theo dõi bảng số liệu về doanh thu và tỷ lệ doanh thu của từng ngành kinh doanh so với tổng số các ngành trong bảng trên. Tỷ trọng ngành dịch vụ cơ giới nông nghiệp theo số liệu 5 năm tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33364.doc
Tài liệu liên quan