Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và giải pháp

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Më ®Çu 1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi Qu¶ng TrÞ thuộc miÒn Trung Việt Nam, phÝa ®«ng gi¸p biÓn §«ng, phÝa t©y gi¸p n­íc CHDCND Lµo, phÝa nam gi¸p tØnh Thõa Thiªn-HuÕ vµ phÝa b¾c gi¸p tØnh Qu¶ng B×nh; diÖn tÝch tù nhiªn 4.745,77 km2, d©n sè tÝnh ®Õn 31/12/2005 lµ 628.954 ng­êi. Qu¶ng TrÞ tõng lµ vïng ®Êt bÞ tµn ph¸ nÆng nÒ trong 2 cuéc chiÕn tranh gi¶i phãng d©n téc. Sau ngµy ®Êt n­íc ®­îc gi¶i phãng, §¶ng bé vµ nh©n d©n Qu¶ng TrÞ ®· nç lùc phÊn ®Êu, kh¾c phôc hËu qu¶ chiÕn tranh, kh«i phôc vµ ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi, t¸i thiÕt quª h­¬ng. D­íi sù l·nh ®¹o cña §¶ng bé tØnh, kinh tÕ Qu¶ng TrÞ ®· cã b­íc ph¸t triÓn kh¸. Tèc ®é t¨ng tr­ëng GDP giai ®o¹n 2000-2005 ®¹t b×nh qu©n 8,5%/n¨m, cao h¬n tèc ®é t¨ng tr­ëng b×nh qu©n chung cña c¶ n­íc. KÕt cÊu h¹ tÇng ®­îc ®Çu t­, ®êi sèng nh©n d©n ®­îc c¶i thiÖn ®¸ng kÓ. Tuy vËy, Qu¶ng TrÞ vÉn lµ tØnh nghÌo. Nguy c¬ tôt hËu vÒ kinh tÕ ®ang lµ mét th¸ch thøc lín ®èi víi §¶ng bé vµ nh©n d©n Qu¶ng TrÞ. §Ó kh¾c phôc t×nh tr¹ng kÐm ph¸t triÓn, §¹i héi §¹i biÓu tØnh §¶ng bé lÇn thø XIV (nhiÖm kú 2005-2010) ®· ®Ò ra môc tiªu tæng qu¸t lµ: phÊn ®Êu tèc ®é t¨ng tr­ëng kinh tÕ b×nh qu©n ®¹t 11-12%/n¨m; ®Õn n¨m 2010 c¬ cÊu kinh tÕ cña tØnh: dÞch vô chiÕm tû träng 38-40%, c«ng nghiÖp-x©y dùng 33-35%, n«ng-l©m-ng­ nghiÖp 25-27%, thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ng­êi ®¹t trªn 10 triÖu ®ång (kho¶ng 620-650 USD), t¨ng gÊp 2 lÇn n¨m 2005; Đại hội đề ra mục tiêu phát triển công nghiệp-xây dựng của tỉnh đến năm 2010 là: “Phát triển công nghiệp-xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số một của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm tạo động lực quan trọng và cơ bản cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng đạt 25%/năm” [10]. NghÞ quyÕt sè 13-NQ/TU ngµy 05/01/2004 cña TØnh uû Qu¶ng TrÞ vÒ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp-tiÓu thñ c«ng nghiÖp ®Õn n¨m 2010 ®· nªu râ h­íng ­u tiªn ph¸t triÓn: “TËp trung ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ®Ó ®Èy nhanh t¨ng tr­ëng vµ chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ, t¹o ®éng lùc thóc ®Èy sù ph¸t triÓn nhanh c¸c ngµnh n«ng nghiÖp, dÞch vô-th­¬ng m¹i theo h­íng c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸” [9]. §Ó ®¸p øng yªu cÇu nhiÖm vô ®Æt ra, viÖc x©y dùng vµ tæ chøc thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ c¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn kinh tÕ-x· héi nãi chung vµ c«ng nghiÖp nãi riªng ®ang lµ nçi b¨n kho¨n, tr¨n trë cña §¶ng bé, chÝnh quyÒn vµ nh©n d©n trong tØnh. §Ò tµi “Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp trªn ®Þa bµn tØnh Qu¶ng TrÞ - Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p”, v× vËy, cã ý nghÜa thùc tiÔn rÊt lín, nh»m gi¶i quyÕt vÊn ®Ò bøc thiÕt hiÖn nay cña tØnh. 2. T×nh h×nh nghiªn cøu ®Ò tµi Thêi gian gÇn ®©y, ë nh÷ng møc ®é nhÊt ®Þnh víi nh÷ng gãc ®é kh¸c nhau, vÊn ®Ò ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ®· ®­îc nhiÒu nhµ khoa häc quan t©m. §Æc biÖt, khi ®Êt n­íc b­íc vµo thêi kú míi - thêi kú ®Èy m¹nh CNH, H§H th× c¸c vÊn ®Ò vÒ c¬ chÕ chÝnh s¸ch, biÖn ph¸p vµ vai trß t¸c ®éng cña c«ng nghiÖp ®· ®­îc ®Æt ra trong nhiÒu c«ng tr×nh nghiªn cøu. Gi¸o tr×nh "Kinh tÕ häc ph¸t triÓn" cña ViÖn Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn thuéc Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh ®· ®Ò cËp kh¸ s©u s¾c vµ toµn diÖn vai trß cña c«ng nghiÖp ®èi víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña ®Êt n­íc. Mét sè luËn ¸n tiÕn sÜ vµ luËn v¨n th¹c sÜ b¶o vÖ t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh trong thêi gian qua ®· bµn vÒ nh÷ng ®Ò tµi liªn quan ®Õn ph¸t triÓn c«ng nghiÖp, ®ã lµ c¸c ®Ò tµi: - Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp phôc vô n«ng nghiÖp, n«ng th«n tØnh §ång Nai cña NCS Ph¹m V¨n S¸ng. - Xu h­íng ph¸t triÓn cña ngµnh c«ng nghiÖp chÕ biÕn ë Thµnh phè Hå ChÝ Minh cña NCS Vò Anh TuÊn. - TÝch tô vµ tËp trung vèn trong n­íc ®Ó ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë n­íc ta hiÖn nay cña NCS NguyÔn Xu©n Kiªn. - Kinh nghiÖm c«ng nghiÖp ho¸ cña NIEs - §«ng ¸ vµ vËn dông vµo ViÖt Nam cña NCS TrÇn ThÞ Tri. - Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n ë ®ång b»ng s«ng Hång theo h­íng c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ë n­íc ta hiÖn nay cña NCS Vò ThÞ Thoa. - Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n ë ngo¹i thµnh thµnh phè Hå ChÝ Minh cña NCS Hµ V¨n ¸nh. - C«ng nghiÖp Thµnh phè §µ N½ng, thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn cña NCS Lª H÷u §èc. C¸c luËn v¨n ®ã ®· ¸p dông lý luËn vµo thùc tiÔn ph¸t triÓn c«ng nghiÖp cña c¸c ®Þa ph­¬ng còng nh­ trong c¶ n­íc; ®iÒu ®ã ®· kh¼ng ®Þnh mèi quan t©m cña x· héi ®èi víi viÖc ph¸t triÓn c«ng nghiÖp. §èi víi tØnh Qu¶ng TrÞ, tõ tr­íc ®Õn nay ch­a cã c«ng tr×nh nµo nghiªn cøu mét c¸ch cã hÖ thèng vÒ vÊn ®Ò ph¸t triÓn c«ng nghiÖp trªn ®Þa bµn, v× vËy t«i chän ®Ò tµi nµy víi mong muèn ®ãng gãp tri thøc cña m×nh ®Ó thùc hiÖn ch­¬ng tr×nh ph¸t triÓn c«ng nghiÖp cña tØnh nhµ. 3. Môc ®Ých vµ nhiÖm vô cña luËn v¨n 3.1. Môc ®Ých: VËn dông lý luËn vµ kinh nghiÖm thùc tiÔn cña mét sè ®Þa ph­¬ng trong n­íc vÒ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp vµ xuÊt ph¸t tõ môc tiªu ph¸t triÓn c«ng nghiÖp cña tØnh, luËn v¨n cã môc ®Ých x¸c ®Þnh ph­¬ng h­íng chñ yÕu vµ kiÕn nghÞ nh÷ng gi¶i ph¸p c¬ b¶n ®Ó ®Èy m¹nh ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë tØnh Qu¶ng TrÞ. 3.2. NhiÖm vô nghiªn cøu: - Ph©n tÝch lµm râ mét sè vÊn ®Ò chung vÒ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë mét tØnh n«ng nghiÖp. - Ph©n tÝch lµm râ thùc tr¹ng c«ng nghiÖp Qu¶ng trÞ giai ®o¹n 1995-2005. - §Ò ra ph­¬ng h­íng vµ mét sè gi¶i ph¸p c¬ b¶n nh»m ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë tØnh Qu¶ng TrÞ. 4. §èi t­îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu 4.1. §èi t­îng nghiªn cøu ®­îc giíi h¹n trong c¸c ngµnh c«ng nghiÖp tØnh cã ­u thÕ víi quy m« doanh nghiÖp võa vµ nhá trªn ®Þa bµn Qu¶ng TrÞ. §Ò tµi kh«ng ®Æt ra nhiÖm vô nghiªn cøu ph¸t triÓn nh÷ng c¬ së c«ng nghiÖp quy m« lín ®­îc ®Çu t­ theo quy ho¹ch vµ kÕ ho¹ch chung cña ChÝnh phñ. 4.2. Ph¹m vi nghiªn cøu VÒ kh«ng gian nghiªn cøu: ®Þa bµn tØnh Qu¶ng TrÞ. VÒ thêi gian nghiªn cøu: Trong ph¹m vi 25 n¨m, bao gåm ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng giai ®o¹n 1995 - 2005, ph­¬ng h­íng vµ gi¶i ph¸p ®Õn n¨m 2010, tÇm nh×n ®Õn n¨m 2020. 5. C¬ së lý luËn vµ ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu -VËn dông kiÕn thøc kinh tÕ chÝnh trÞ häc M¸c-Lªnin, t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ kinh tÕ vµ nh÷ng kiÕn thøc vÒ qu¶n lý kinh tÕ trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng XHCN ®Ó ph©n tÝch, lµm râ nh÷ng néi dung c¬ b¶n vÒ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë mét ®Þa ph­¬ng n«ng nghiÖp - tØnh Qu¶ng TrÞ. -LuËn v¨n sö dông sè liÖu thèng kª, b¸o c¸o cña c¸c ngµnh c¸c cÊp ë ®Þa ph­¬ng, c¸c NghÞ quyÕt cña §¶ng, c¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt hiÖn hµnh cña nhµ n­íc ®Ó ph©n tÝch, tæng hîp, kh¸i qu¸t ho¸ trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn. 6. §ãng gãp vÒ lý luËn vµ thùc tiÔn cña luËn v¨n - §Ò tµi hÖ thèng, kh¸i qu¸t nh÷ng xu h­íng chñ yÕu vµ lµm râ c¸c nh©n tè t¸c ®éng ®Õn ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë mét tØnh n«ng nghiÖp. - §Ò tµi nghiªn cøu ®Ò xuÊt mét hÖ thèng c¸c gi¶i ph¸p hç trî ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë tØnh Qu¶ng TrÞ. - Nh÷ng kÕt qu¶ nghiªn cøu cña luËn v¨n cã thÓ ®­îc sö dông lµm tµi liÖu tham kh¶o ®Ó x©y dùng c¸c ®Ò ¸n vµ thùc hiÖn c¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ®Þa ph­¬ng. 7. KÕt cÊu cña luËn v¨n Ngoµi phÇn më ®Çu, kÕt luËn vµ danh môc tµi liÖu tham kh¶o, luËn v¨n gåm 3 ch­¬ng, 8 tiÕt. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở MỘT TỈNH NÔNG NGHIỆP 1.1. NHỮNG XU HƯỚNG CHỦ YẾU VÀ VAI TRÒ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở MỘT TỈNH NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm công nghiệp - Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, bao gồm ba hoạt động chủ yếu: một là, hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ; hai là, hoạt động chế biến nguyên liệu từ công nghiệp khai thác và sản phẩm nông nghiệp thành các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội; ba là, hoạt động sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm công nghiệp được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của đời sống xã hội. - Công nghiệp là một ngành kinh tế chủ lực thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, là một hệ thống gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hoá với các đặc trưng cơ bản: + Trong sản xuất công nghiệp, đối tượng lao động là toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm của nông nghiệp, được khai thác và chế biến chủ yếu bằng phương pháp tác động cơ lý hoá lên đối tượng lao động tạo ra các sản phẩm khác về chất so với đặc tính ban đầu của chúng. Trong sản xuất nông nghiệp, phương pháp chủ yếu là áp dụng quy luật sinh học tác động vào những cơ thể sống để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp. Công nghệ sinh học cũng được sử dụng ở một số ngành công nghiệp nhất định nhưng chỉ với tác dụng là chất xúc tác cho quá trình sản xuất công nghiệp. + Các sản phẩm của nông nghiệp về cơ bản vẫn giữ nguyên những đặc tính tự nhiên của chúng. Trong khi đó, dưới sự tác động của khoa học - công nghệ, sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú về phương pháp sản xuất và cấu trúc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng của đời sống xã hội. + Công nghiệp là ngành chủ yếu tạo ra các công cụ sản xuất tiên tiến trang bị cho các ngành kinh tế. Đặc trưng này thể hiện vị trí chủ đạo của ngành công nghiệp trong nền kinh tế. Hơn nữa, trong công nghiệp, trình độ khoa học - công nghệ, tổ chức sản xuất ngày càng được nâng cao, một đội ngũ lao động có tính tổ chức kỹ luật, có tác phong lao động công nghiệp và năng suất lao động ngày càng cao. Vì vậy, công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. 1.1.2. Những xu hướng phát triển công nghiệp chủ yếu ở một tỉnh nông nghiệp Phát triển công nghiệp là tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với xu thế chung mang tính phổ biến là: khi giá lao động rẻ và tài nguyên phong phú thì các ngành sử dụng nhiều lao động và khai thác tài nguyên sẽ phát triển; khi trình độ công nghệ và lao động được nâng lên, các ngành có hàm lượng công nghệ và vốn cao sẽ phát triển. Tuy vậy, để thúc đẩy tiến trình phát triển đúng hướng và hiệu quả, cần xác định rõ những xu hướng phát triển cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của công nghiệp. Ở một tỉnh nông nghiệp còn nhiều hạn chế, xu hướng phát triển công nghiệp chủ yếu là: Thứ nhất, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chổ và phục vụ chế biến sản phẩm của nông nghiệp. Đây là những ngành nghề truyền thống vốn có, sản phẩm được sản xuất ra phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống của dân cư; chi phí đầu tư không lớn, kỹ thuật chủ yếu là thủ công nên có khả năng thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm, sớm tăng thu nhập cho dân cư. Khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo hướng tăng cường việc dạy nghề, truyền nghề, hình thành và mở rộng các làng nghề, xã nghề, vùng nghề; đồng thời từng bước hiện đại hoá kỹ thuật thủ công, công nghệ truyền thống theo hướng vừa tinh xảo, vừa hiện đại; duy trì và phát triển các đặc sản truyền thống địa phương. Thứ hai, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, bao gồm công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các xí nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, được đặt ngay tại vùng nguyên liệu, tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương. Các sản phẩm từ nông, lâm, ngư nghiệp được chế biến không chỉ nhằm tiện ích trong bảo quản và vận chuyển, tiêu dùng mà còn làm tăng giá trị sản phẩm, qua đó kích thích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực sẵn có tại địa phương, được thiên nhiên ban tặng cho con người. Việc khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển, giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách. Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm các ngành sản xuất các loại tư liệu sản xuất thông thường và sửa chữa tư liệu sản xuất phục vụ nhu cầu địa phương. Cùng với quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhu cầu trang bị các loại tư liệu sản xuất từ kim loại và sữa chữa máy móc, thiết bị tăng lên nhanh chóng. Tuy không hình thành các trung tâm lớn nhưng ở quy mô toàn tỉnh, ngành công nghiệp sửa chữa tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn. Thứ tư, phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có, phục vụ nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nhu cầu xây dựng của các tầng lớp nhân dân ở địa phương. Thứ năm, hình thành và phát triển các cơ sở công nghiệp gia công hoặc các cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp lớn ở trong và ngoài nước. Đây là hướng phát triển nhằm giải quyết vấn đề lao động chưa có việc làm của địa phương; đồng thời tranh thủ vốn, kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý và đào tạo nghề cho người lao động, chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới và hiện đại trong tương lai. Thứ sáu, phát triển công nghiệp trên cơ sở huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, bao gồm các cơ sở sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, được triển khai theo nhiều quy mô, nhiều trình độ khác nhau, từ kỹ thuật thô sơ đến hiện đại; vừa đi ngay vào hiện đại đồng thời vừa tận dụng những cơ sở hiện có. Vì vậy, sản phẩm của công nghiệp ở địa phương phong phú cả về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Thứ bảy, cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, công nghiệp ở địa phương luôn có sự vận động và chuyển hoá. Trình độ phát triển công nghiệp sẽ được nâng cao dần cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khi trình độ phát triển kinh tế - xã hội tăng lên, sẽ làm chuyển hoá các vùng kém phát triển thành các khu vực phát triển hơn. Đến lúc đó, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và vốn đầu tư cao sẽ phát triển, làm thay đổi cơ cấu công nghiệp ở địa phương. Như vậy, phát triển công nghiệp địa phương với mục tiêu xa hơn là để chuyển biến các khu vực kém phát triển trở thành các khu vực có trình độ phát triển cao, cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1.3. Vai trò của phát triển công nghiệp đối với một tỉnh nông nghiệp Phát triển công nghiệp có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nông nghiệp trên các mặt sau đây: Một là, công nghiệp phát triển thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp phát triển trước hết sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho dân cư hoạt động trong ngành công nghiệp, vừa chế biến nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, qua đó nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn mở rộng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Mặt khác, công nghiệp cung cấp các yếu tố “đầu vào” cần thiết để nâng cao trình độ công nghệ sản xuất nông nghiệp, nhờ đó, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Hai là, công nghiệp phát triển góp phần quan trọng vào vấn đề giải quyết việc làm, thực hiện xoá đói giảm nghèo. Sự phát triển của công nghiệp là điều kiện để thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp vào các ngành công nghiệp và gián tiếp tạo thêm việc làm mới ở các ngành có liên quan, thực hiện tổ chức và phân công lại lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nông thôn nước ta hiện nay đang đứng trước những yêu cầu kinh tế - xã hội bức thiết cần giải quyết, đó là: đất đai canh tác hạn chế, năng suất cây trồng vật nuôi có giới hạn, giá cả nông sản thấp, lao động nông thôn thiếu việc làm... Để phát triển nông nghiệp, nông thôn cần có một chương trình và giải pháp đồng bộ: vừa phải duy trì tăng trưởng nông nghiệp trong điều kiện giới hạn về đất đai, tài nguyên; đồng thời phải giảm bớt lao động nông nghiệp để tạo điều kiện tăng năng suất lao động nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, phát triển công nghiệp là giải pháp chủ đạo. Ba là, phát triển công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương sẽ tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi vùng lãnh thổ, đảm bảo sự phát triển cân bằng, hợp lý giữa các vùng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, làm giảm sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, miền; qua đó hạn chế di dân đến các đô thị lớn gây nên tình trạng quá tải về dân số, về cơ sở hạ tầng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội phát sinh không kiểm soát được gây mất ổn định xã hội... Bốn là, công nghiệp phát triển thúc đẩy mở rộng quy mô thị trường, đa dạng hoá mặt hàng xuất nhập khẩu, mở rộng hợp tác và liên kết quốc tế. Song song với quá trình phát triển công nghiệp, đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt và sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngoài việc tăng cường phát triển sản xuất trong nước, cần phải đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Việc gia tăng xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu đòi hỏi đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp chế biến, phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh theo hướng chuyển dần từ các ngành có giá trị thấp sang các ngành có giá trị gia tăng cao; qua đó mở rộng hợp tác, liên kết kinh tế khu vực và quốc tế. Năm là, công nghiệp phát triển đóng góp quan trọng và bền vững vào tích luỹ của nền kinh tế trên các mặt: vốn, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực và những nhân tố cơ bản khác. Công nghiệp là ngành có năng suất lao động và giá trị gia tăng cao nên công nghiệp phát triển sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng tích luỹ cho các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho nhân dân, tạo điều kiện tăng đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Công nghiệp phát triển còn làm tăng năng lực khoa học - công nghệ của đất nước; đồng thời vừa là yêu cầu đòi hỏi, vừa tạo môi trường rèn luyện, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của đất nước. Sáu là, phát triển công nghiệp trên các vùng, miền gắn liền với quá trình phân bố lực lượng sản xuất, tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, làm cơ sở cho quá trình hình thành các đô thị nhỏ và giảm sự khác biệt về trình độ phát triển, sự phân hoá xã hội và các tác động tiêu cực khác. Với lợi thế về đất đai, tài nguyên và chi phí lao động so với các thành phố, các tỉnh nông nghiệp có nhiều tiềm năng trở thành địa điểm lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vốn đầu tư từ nước ngoài và từ các thành phố trung tâm đổ đến, tạo ra quá trình công nghiệp hoá lan toả, hình thành các khu đô thị mới gắn với các khu công nghiệp tập trung, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệp. 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở MỘT TỈNH NÔNG NGHIỆP Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa rất lớn đến việc hoạch định đường lối, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp của địa phương. Sau đây là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp ở một tỉnh nông nghiệp: 1.2.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên - Về vị trí địa lý: Một quốc gia hay một địa phương bất kỳ nào cũng đều được xác định bởi một tọa độ địa lý nhất định, có quan hệ về khoảng cách, đường ranh giới và các quan hệ về chính trị, kinh tế, xã hội với các vùng, các quốc gia khác. Theo tiến sĩ Lê Văn Trưởng,“Vị trí địa lý là quan hệ của một địa điểm hoặc một khu vực phân bố đối tượng với những cứ liệu nào đó, lấy ở bên ngoài địa điểm hoặc khu vực phân bố đó” [55, tr. 355]. Vị trí địa lý là một nguồn lực quan trọng để định hướng phát triển các ngành, vùng kinh tế của từng địa phương cũng như của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Nếu có vị trí địa lý thuận lợi như ở đầu mối giao thông, đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế, gần các trung tâm phát triển, sẽ là lợi thế tạo khả năng cạnh tranh trong phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp. Từ lợi thế vốn có, có thể xác định vùng kinh tế trọng điểm để phát triển công nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các vùng khác và trở thành vùng động lực phát triển kinh tế của toàn vùng và của cả nước. Có thể xác định các vùng kinh tế trọng điểm ở các cấp độ khác nhau, có quy mô quốc gia và có quy mô cấp tỉnh. Có thể dựa vào lợi thế nằm trên một tuyến trục giao thông huyết mạch để tập trung xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, dịch vụ dọc hai bên tuyến trục đó. Với lợi thế về giao thông vận tải nên các hoạt động kinh tế có hiệu quả cao. - Về tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì thuộc về thiên nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng để thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Giáo trình kinh tế học phát triển đã định nghĩa: “Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên” [63, tr.158]. Tài nguyên thiên nhiên là một trong các nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất, song chúng chỉ có thể trở thành yếu tố của sản xuất khi được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Các loại tài nguyên thiên nhiên cơ bản cho phát triển công nghiệp bao gồm: đất đai, khoáng sản, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước. + Khoáng sản là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp, là loại tài nguyên không được phục hồi. Khi đánh giá tài nguyên khoáng sản phải chú ý tới chủng loại, công dụng, chất lượng, trữ lượng và khả năng khai thác, chế biến. + Tài nguyên sinh vật dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến là loại tài nguyên được phục hồi. Tuy nhiên không được khai thác vượt quá khả năng cho phép làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này. + Đất đai là một nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đất đai là yếu tố không thể thiếu vì nếu không có đất thì không thể có sản xuất nông nghiệp. Trong ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ... đất đai là nền móng để dựng nhà xưởng và các công trình thiết yếu khác mà nếu không có nó thì mọi hoạt động không thể diễn ra. So với các nguồn lực khác, nguồn lực đất đai có giới hạn về mặt diện tích và cố định về mặt địa lý. Song cùng với thời gian sử dụng và sự phát triển của khoa học - công nghệ, chúng không bị đào thải do hao mòn mà trái lại nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của nó không ngừng tăng lên. + Tài nguyên nước là một loại tài nguyên quan trọng, là yếu tố cơ bản của sự sống. Nước ngọt được sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và phục vụ sản xuất công nghiệp. Nguồn nước ngọt cạn kiệt sẽ là một nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển của con người. Do vậy, việc sử dụng, bảo vệ nguồn nước là đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Nước còn là nguồn thuỷ năng quan trọng. Cùng với các nguồn năng lượng hoá thạch (dầu mỏ, than đá) và năng lượng hạt nhân, thuỷ điện là nguồn năng lượng quan trọng của một quốc gia. Trong điều kiện nguồn năng lượng hoá thạch ngày càng khan hiếm và giá thành ngày càng cao, việc phát triển nguồn thuỷ điện là một trong những hướng chủ yếu để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. 1.2.2. Nguồn lực lao động Nguồn lực lao động được xem xét dưới hai góc độ là số lượng và chất lượng lao động. Trong đó, yếu tố chất lượng lao động quyết định năng suất lao động. Người lao động có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, trình độ tay nghề cao và sức khoẻ tốt sẽ làm việc có năng suất cao, mang lại lợi ích kinh tế nhiều cho xã hội và cho bản thân họ. Chất lượng lao động có thể nâng cao bằng giáo dục, đào tạo và rèn luyện sức khoẻ. Vai trò của nguồn lực lao động thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau: - Nguồn lực lao động là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Nguồn lực lao động là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học - công nghệ. Trong nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, nguồn lực lao động chất lượng cao là nhân tố quyết định. - Nguồn lực lao động là một bộ phận của các yếu tố “đầu vào” trong quá trình sản xuất. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao động trong hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tố cấu thành mức tăng trưởng của nền kinh tế. - Là bộ phận cấu thành của dân số, nguồn lực lao động tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội, trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa nguồn lực lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ đó gắn với các thể chế kinh tế - xã hội do con người tạo nên. Nền kinh tế càng phát triển cao đòi hỏi chất lượng nguồn lực lao động càng phải cao, điều đó buộc người lao động phải tự hoàn thiện mình nếu không muốn bị đào thải. Mỗi bước phát triển của nền kinh tế, sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển nguồn lực lao động, đồng thời cũng đòi hỏi mức độ cao hơn của nguồn lực lao động trong việc tổ chức sử dụng các nguồn lực, tổ chức và vận hành nền kinh tế. Như vậy, nguồn lực lao động không chỉ đơn thuần là một trong những nguồn lực sản xuất, mà nó còn là nguồn lực có khả năng quyết định việc tổ chức, sử dụng các nguồn lực khác, là chủ thể tích cực của tất cả các hoạt động kinh tế. Trong khi các nguồn lực tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, nếu không được con người khai thác thì sẽ trở thành vô dụng, thì nguồn lực lao động có khả năng phát hiện và cải biến các nguồn lực tự nhiên và xã hội khác. Thực tế cho thấy, có nhiều quốc gia nghèo tài nguyên nhưng kinh tế rất phát triển nhờ có đội ngũ lao động có học thức, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, được tổ chức và khuyến khích, được tạo động lực đúng lúc. Vì thế, để phát huy nguồn lực con người, ngoài việc tăng cường giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, cần phải có chính sách tạo động lực vật chất và tinh thần làm cho con người có tinh thần hăng say, phấn khởi, tự giác, sáng tạo và có trách nhiệm, nhờ đó mà công việc được hoàn thành với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Ngược lại, khi con người chán nản, mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh bị đình trệ, nền kinh tế lâm vào khó khăn, trì trệ. 1.2.3. Vốn đầu tư Trong nền kinh tế kém phát triển, sản xuất mang nặng tính tự nhiên, tự cấp tự túc, nguồn lực lao động với trình độ thủ công và nguồn lực đất đai giữ vai trò hàng đầu. Trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh của công nghiệp và dịch vụ, vốn đầu tư trở thành nguồn lực cơ bản nhất, đặc biệt đối với sự phát triển của ngành công nghiệp, bởi vì: - Có vốn, sẽ có điều kiện đầu tư mạnh mẽ cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của nền sản xuất có kỹ thuật và công nghệ hiện đại. - Có vốn, mới có điều kiện đầu tư cho việc nghiên cứu, tạo ra các kỹ thuật - công nghệ mới hiện đại; hoặc là đầu tư để nhập khẩu các công nghệ đó nhằm làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. - Có vốn, mới có điều kiện để xây dựng và hiện đại hoá nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị cho sản xuất ... - Có vốn, mới có điều kiện chuyển dịch cơ cấu các ngành, các lĩnh vực kinh doanh một cách nhanh chóng theo hướng hiệu quả và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để xem xét tác động của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, có thể sử dụng mô hình Harrod-Domar. Theo mô hình này, vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện bởi hàm sản xuất giản đơn: g = s/k hoặc k = s/g Trong đó, g: tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng đầu ra. s: tỷ lệ tiết kiệm so với sản lượng đầu ra. k: hệ số gia tăng vốn so với đầu ra (hệ số ICOR). Quan hệ g = s/k diễn đạt mối quan hệ: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế được quyết định bởi tỷ lệ tiết kiệm (s) và hệ số gia tăng vốn so với đầu ra (k) của nền kinh tế. Do đó, để tăng trưởng, nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một tỷ lệ nhất định so với GDP. Nền kinh tế có khả năng tiết kiệm và đầu tư càng cao sẽ tăng trưởng càng nhanh. Nhưng tỷ lệ tăng trưởng thực tế còn phụ thuộc cả vào hiệu suất của đầu tư, tức là mức sản lượng tăng thêm có được từ một đơn vị đầu tư tăng thêm, được tính bằng 1/k. Trong thực tế, hệ số k không cố định mà có xu hướng ngày càng tăng lên, nghĩa là xu hướng đầu tư ngày càng nhiều vốn hơn. Vì vậy, để giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cần đảm bảo sao cho hệ số k tăng chậm, trong khi vẫn gia tăng được tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư. Hệ số ICOR phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách. Kinh nghiệm cho thấy, hệ số ICOR phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ và hiệu quả của các chính sách kinh tế của nhà nước nói chung. Hệ số ICOR trong ngành nông nghiệp thường cao hơn trong ngành công nghiệp và thương mại-dịch vụ, do khu vực nông nghiệp bị hạn chế về đất đai, khả năng sinh học. Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tất yếu phải tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ. 1.2.4. Chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ Khoa học-công nghệ phát triển với sự ra đời của các công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, tức là thực hiện tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Vì vậy, khoa học - công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, phát triển nhanh các ngành công nghệ cao và sử dụng nhiều lao động trí tuệ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm mới, quy mô sản xuất được mở rộng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của hàng hoá tăng lên, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ là vô cùng to lớn, có thể có những bước tiến có tính đột biến làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất xã hội nói chung cũng như sản xuất công nghiệp nói riêng. Đối với công nghiệp, khoa học - công nghệ tác động trên 2 góc độ: tiến bộ khoa học - công nghệ trong nội bộ ngành công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ trong các ngành khác. - Tiến bộ khoa học - công nghệ trong nội bộ ngành công nghiệp tạo ra sự phát triển mới hiệu quả cao. Tiến bộ của khoa học - công nghệ trong khai thác tài nguyên sẽ nâng cao khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả kinh tế cao những nguồn tài nguyên của đất nước; tiến bộ trong ngành chế biến tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp ở nhiều vùng lãnh thổ trước đây không có điều kiện phát triển hoặc không tận dụng được nguồn tài nguyên. - Tiến b._.ộ khoa học - công nghệ trong các ngành khác tạo tiền đề cho phát triển và phân bố công nghiệp. Có thể thấy rõ điều này trong những bước phát triển vượt bậc về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và trong sản xuất nông nghiệp. Với công nghệ mới, hệ thống giao thông và phương tiện vận tải đã có bước phát triển nhanh chóng, cùng với hệ thống thông tin liên lạc rộng khắp và tiện dụng đã đem đến cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh cho nhiều nơi trước đây rất khó khăn. Công nghệ sinh học, công nghệ mới trong nông nghiệp đã tạo điều kiện phát triển những vùng nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản mới đủ lớn cho khai thác và chế biến công nghiệp. Việc phát triển tiềm lực kỹ thuật - công nghệ được thông qua dưới nhiều hình thức: nghiên cứu sáng tạo công nghệ và thực hiện tiếp nhận, ứng dụng công nghệ. Trong điều kiện địa phương năng lực hạn chế, không có các cơ sở nghiên cứu khoa học đủ sức thực hiện các sáng tạo công nghệ, thì thực hiện chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ là con đường chủ yếu để đổi mới công nghệ. Các kênh tiếp nhận kỹ thuật công nghệ mới gồm: - Kỹ thuật - công nghệ được chuyển giao “trọn gói” dưới hình thức đầu tư trực tiếp. Loại chuyển giao này luôn đi kèm với với quá trình đầu tư của các doanh nghiệp. - Kỹ thuật - công nghệ được chuyển giao dưới hình thức mua bán, trao đổi trên thị trường. Loại chuyển giao này mang tính chất bộ phận, hay từng nhóm công nghệ - kỹ thuật ở một khâu trong dây chuyền công nghệ. - Kỹ thuật - công nghệ được chuyển giao dưới hình thức trao đổi thông tin, đào tạo và huấn luyện cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật, công nhân lành nghề. - Ngoài các kênh chuyển giao kỹ thuật - công nghệ trên, cần khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật - công nghệ, qua đó làm tăng giá trị công nghệ được chuyển giao và góp phần tăng năng lực phát triển kỹ thuật - công nghệ của địa phương. Thực hiện chuyển giao và tiếp nhận công nghệ làm cho nền kinh tế vận động theo xu hướng giảm dần các yếu tố lạc hậu cổ truyền và tăng dần các yếu tố hiện đại, là con đường mở ra khả năng có thể đi nhanh vào hiện đại hoá. Song để đạt được điều đó, cần phải có chiến lược chuẩn bị nền tảng kỹ thuật để tiếp nhận kỹ thuật - công nghệ được chuyển giao, trong đó chú trọng nâng cao trình độ dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật - công nghệ, công nhân lành nghề đủ sức tiếp nhận và ứng dụng thành thạo kỹ thuật - công nghệ hiện đại được chuyển giao. 1.2.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện ở hai nội dung: một là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo những điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. Một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho các sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh hơn; hai là, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và các vùng của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng những tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội rộng khắp vùng lãnh thổ, giảm bớt sự khác biệt về dân trí, mức sống giữa các vùng. Như vậy, sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ. Xét trên bình diện tác động đến sự phát triển công nghiệp, vai trò của một số ngành, lĩnh vực cơ bản trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được thể hiện cụ thể: + Hệ thống giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, không những trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mà còn có tác dụng mở đường, là khâu đột phá để thực hiện phân bố lại lực lượng sản xuất xã hội, là nhân tố quyết định mở mang giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong nước và với thị trường thế giới. + Hệ thống năng lượng là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ ngành kinh tế nào. Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là yếu tố quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, phát triển năng lượng phải đi trước một bước. + Hệ thống cấp nước rất cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm. Nếu không có các giải pháp đồng bộ để bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn nước sẽ không thể đáp ứng nhu cầu nước sạch cho các đô thị, khu dân cư và cho phát triển công nghiệp. + Hệ thống các ngành dịch vụ đóng vai trò duy trì và hỗ trợ các ngành sản xuất bằng cách cung cấp các dịch vụ đầu vào. Sẽ không có một nền sản xuất công nghiệp phát triển nếu hệ thống các dịch vụ yếu kém. Mặt khác, các ngành dịch vụ phát triển tạo điều kiện cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí...qua đó tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển. Vì thế, hệ thống các ngành dịch vụ cần phải đi trước, trong đó cần chú trọng phát triển các ngành dịch vụ cơ bản, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho phát triển (thương nghiệp, khách sạn, thông tin liên lạc, kho bãi, tài chính, tín dụng, dịch vụ tư vấn, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao, hoạt động cứu trợ xã hội...). Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, vùng lãnh thổ là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển bền vững, có hiệu quả của công nghiệp nói chung, tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh thổ nói riêng. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng lại thúc đẩy sự phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong mối quan hệ này, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải đi trước một bước. Vì vậy, việc nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, do khả năng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, cần phải xây dựng kế hoạch phát triển có chọn lọc những kết cấu hạ tầng cơ bản, thiết yếu nhất. 1.2.6. Môi trường chính trị - xã hội, pháp lý, cơ chế chính sách kinh tế và sự vận dụng sáng tạo của chính quyền địa phương Khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển của các địa phương đối với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính...có ý nghĩa là một lợi thế so sánh khi thu hút đầu tư. Các yếu tố chính trị - xã hội, pháp lý, cơ chế chính sách của nhà nước lại có tác động rất lớn đến khả năng thu hút vốn đầu tư của các địa phương. - Môi trường chính trị - xã hội có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi của nhà đầu tư. Bất kỳ lý do nào có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu sinh lợi hoặc có khả năng gây rủi ro đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư coi yếu tố ổn định về chính trị - xã hội là một trong những yếu tố hàng đầu. Do đó, đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội thì mới thu hút được các nhà đầu tư, tăng vốn cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ cao. - Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn đầu tư, vì thế nó được các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt. Hệ thống luật pháp bao gồm các văn bản pháp luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư, khuyến khích đầu tư...phản ánh môi trường đầu tư của đất nước. Hệ thống pháp luật có thể tạo thuận lợi hoặc làm hạn chế hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh tế. Vì vậy, để tăng cường thu hút đầu tư, cần có một cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo, tạo thuận lợi cho đầu tư và sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Thủ tục hành chính là tất cả những thủ tục cơ bản mà nhà đầu tư cần phải thực hiện để được quyền đầu tư, bao gồm các thủ tục xét duyệt cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh, các thủ tục về đất đai, thẩm định dự án...Những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp cùng với bộ máy hành chính quan liêu, cồng kềnh là trở ngại lớn, cản trở nhà đầu tư và làm tê liệt mọi lợi thế về môi trường đầu tư. Vì vậy, thủ tục hành chính là một vấn đề cần quan tâm điều chỉnh cho phù hợp tình hình mới nhằm thu hút đầu tư. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thế giới có những chế độ chính trị khác nhau, nhưng hầu hết các nước đều có điểm chung là thực hiện nền kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường, đồng thời ngày càng coi trọng vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước. Mọi thành công trong phát triển kinh tế đều không thể thiếu được hoạt động trợ giúp của nhà nước. Do đó, nếu nhà nước thiếu thiện chí hoặc yếu kém trong quản lý kinh tế sẽ kìm hãm sự phát triển. Ở nước ta hiện nay, khi cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, nhiều loại thị trường mới hình thành và vẫn còn sơ khai, thì nhà nước còn phải làm các công việc đáng ra là của thị trường, vẫn thực thi không ít các biện pháp hành chính trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực. Để phát huy vai trò của mình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhà nước cần phải làm thật tốt những công việc sau: - Tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định, hoạch định và thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định cho phát triển kinh tế. - Xây dựng thể chế hành chính hữu hiệu, đảm bảo cung ứng dịch vụ công tốt nhất cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Muốn vậy, nhà nước phải thực hiện cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho giáo dục và đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu, thực hiện đào tạo đi liền với sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo; xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển khoa học - công nghệ, y tế, các chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường... - Huy động và phân bổ hợp lý các nguồn lực quốc gia. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. - Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập kỷ cương, trật tự trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội. Thực hiện sự phân cấp quản lý, nhà nước Trung ương thực hiện xây dựng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách, đảm bảo ổn định môi trường chính trị - xã hội, môi trường pháp lý trên phạm vi quốc gia; các cấp chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thực thi và vận dụng sáng tạo các chính sách của nhà nước Trung ương bằng các cơ chế chính sách riêng trong khuôn khổ pháp luật cho phép ở phạm vi địa phương. Hoạt động của chính quyền địa phương có thể tác động tích cực đến phát triển công nghiệp nếu có những chính sách hỗ trợ thực sự có hiệu quả. Công nghiệp trong điều kiện của một tỉnh nông nghiệp còn hạn chế về nhiều mặt muốn phát triển được, nhất thiết phải có sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước địa phương. Do đó, sự năng động của chính quyền địa phương có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp nói riêng của địa phương. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Tỉnh Phú Yên Phú Yên là tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực duyên hải miền Trung, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng đã có những giải pháp phát triển công nghiệp hiệu quả, tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao. Sự thành công của Phú Yên là một mô hình cần quan tâm nghiên cứu áp dụng. Phú Yên nằm liền kề khu kinh tế trọng điểm miền Trung về phía nam, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, phía đông giáp biển Đông; diện tích tự nhiên 5.045 km2 với hơn 70% diện tích là núi đồi; dân số đến cuối năm 2004 là 836.000 người, trong đó nông thôn là 669.000 người, chiếm 80% dân số. Tuy là một tỉnh quy mô không lớn, nguồn lực hạn chế, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng Phú Yên đã có nhiều nỗ lực phấn đấu khai thác các tiềm năng, phát huy các nguồn lực và đã có bước phát triển khá cao: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1995-2005 đạt 10,47%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục với tốc độ cao, bình quân 21,58%/năm. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh từ 8,51% năm 1995 tăng lên 24,87% năm 2005.[49] Để đạt được thành quả này, Phú Yên đã thực hiện các giải pháp: - Về định hướng phát triển công nghiệp: Theo xu hướng phát triển chung của một tỉnh nông nghiệp, Phú Yên chú trọng công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản sử dụng nguyên liệu địa phương và các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, thủ công mỹ nghệ. Các ngành khai khoáng phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng cho nhu cầu địa phương và phát triển thuỷ điện nhỏ là những ngành có nhiều tiềm năng cũng được ưu tiên đầu tư. - Về đầu tư kết cấu hạ tầng: Phú Yên ưu tiên tập trung giải quyết giao thông phục vụ đầu ra cho khu công nghiệp, ngoài sân bay Tuy Hòa và cảng Vũng Rô, tỉnh đang làm việc với ngành đường sắt để xây dựng ga hàng hóa Phú Hiệp, xây dựng cầu Đà Nông qua sông Bàn Thạch, đường Đông Tác-Vũng Rô để nối khu công nghiệp Hòa Hiệp với cảng nước sâu Vũng Rô. - Về quy hoạch và đầu tư các khu công nghiệp: Phú yên đã thực hiện quy hoạch và đầu tư 03 khu công nghiệp tập trung tại các vị trí thuận lợi với quy mô diện tích 985 ha (khu công nghiệp Hoà Hiệp ở phía nam tỉnh, gần cảng Vũng Rô và sân bay Tuy Hoà, khu công nghiệp An Phú nằm phía bắc thị xã Tuy Hoà và khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu gần cảng Qui Nhơn); thực hiện quy hoạch xây dựng mạng lưới các cụm, điểm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, góp phần tổ chức, bố trí lại lực lượng sản xuất hợp lý và khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. - Về đào tạo nguồn nhân lực: Phú Yên xây dựng một hệ thống các trường cao đẳng, dạy nghề, mỗi năm có thể đào tạo 600 học viên, 1.400 kỹ thuật viên và trên 800 công nhân kỹ thuật có tay nghề từ bậc 3/7 trở lên, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp của địa phương. -Về cơ chế chính sách thu hút đầu tư: Bên cạnh chính sách ưu đãi chung của cả nước, Phú Yên cũng đã ban hành một số chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, bao gồm: áp dụng mức giá thuê đất thấp nhất, thời gian miễn giảm thuế dài nhất; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng đến chân hàng rào công trình; hỗ trợ và hướng dẫn lập thủ tục đầu tư trong thời gian ngắn nhất; tạo điều kiện giải quyết việc cấp đất, đền bù giải phóng mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi; hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án sau khi được cấp giấy phép theo hướng thuận lợi và trong thời gian nhanh nhất; trích thưởng cho các công ty tư vấn, môi giới đầu tư tuỳ theo từng dự án... - Về phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Phú Yên đã ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển với nhiều ưu đãi về thuê đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm, điểm công nghiệp, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư vùng nguyên liệu, đào tạo truyền nghề và du nhập nghề mới, hỗ trợ đầu tư chiều sâu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và thông tin thị trường... - Về cải cách thủ tục hành chính: Phú Yên tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, tập trung đầu mối xét và cấp phép đầu tư cho sở Kế hoạch - Đầu tư với thủ tục nhanh, gọn; thực hiện công khai và minh bạch các quy trình thủ tục trong các hoạt động liên quan đến đầu tư như cấp quyền sử dụng đất và thuê đất, các chính sách ưu đãi đầu tư dưới nhiều hình thức. - Ngoài các giải pháp trên, lãnh đạo chủ chốt của tỉnh còn thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp trình bày các khó khăn của mình và tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp. Tuy đạt được nhiều thành tựu trong phát triển, nhưng Phú Yên cũng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đó là, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn thấp, chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, hạt điều, hải sản nhưng sản lượng ít. Nhiều dự án đã đăng ký nhưng chậm triển khai thực hiện. Hệ thống xử lý chất thải chưa được quan tâm dẫn đến ô nhiễm môi trường... Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) hợp tác xây dựng năm 2006, Phú Yên được xếp thứ hạng khá với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là 54,93, đứng thứ 21 trong tổng số 64 tỉnh thành trong cả nước. Chỉ số cạnh tranh khá cao trong điều kiện khó khăn về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, quy mô thị trường là một cố gắng lớn của chính quyền địa phương tỉnh Phú Yên. 1.3.2. Tỉnh Thừa Thiên - Huế Thừa Thiên - Huế là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước CHDCND Lào, phía đông giáp biển Đông; tổng diện tích tự nhiên là 5.054 km2, dân số năm 2005 là 1,136 triệu người. Thừa Thiên - Huế là tỉnh láng giềng có nhiều kinh nghiệm trong phát triển cần quan tâm nghiên cứu. Kinh tế Thừa Thiên - Huế tăng trưởng nhanh và khá toàn diện, thời kỳ 2001-2005 đạt bình quân 9,5%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng-dịch vụ- nông nghiệp năm 2000 là 30,9% - 45,0% - 24,1%; năm 2005 tương ứng là 37,7% - 42,1% - 20,2%; đạt mức trung bình trong cả nước [Phụ lục 2]. Được thiên nhiên ưu đãi và có một truyền thống văn hoá lâu đời, ngành du lịch của Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng và thế mạnh với 2 di sản văn hoá thế giới và một hệ thống các khu du lịch nổi tiếng. Thừa Thiên - Huế có đầy đủ điều kiện để xây dựng thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Vì thế, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng công nghiệp là ngành giữ vai trò động lực và có tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp từ 1.187 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 2.358 tỷ đồng năm 2005 (giá so sánh năm 1994), tăng bình quân hàng năm 14,7%. Thừa Thiên - Huế có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu, nhân lực và thị trường như công nghiệp chế biến thủy sản, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may, cơ khí sửa chữa và chế tạo, thuỷ điện nhỏ, công nghiệp phần mềm... Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, Thừa Thiên - Huế đã thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: - Ưu tiên đầu tư các công trình lớn về giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt giữa các vùng trong tỉnh, gắn với việc khai thác tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; xây dựng cảng Chân Mây thành cảng trung tâm phân phối quốc tế; xây dựng sân bay Phú Bài thành sân bay du lịch quốc tế; xây mới ga đường sắt tại Chân Mây, Lăng Cô và đường bộ cao tốc Huế - Đà Nẵng - Quảng Trị phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách qua lại khu kinh tế thương mại và khu du lịch quốc gia, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. - Đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Phú Bài, Chân Mây, Phong Điền và các cụm công nghiệp tạo thành các trung tâm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ. Khôi phục, phát triển nghề và làng nghề. - Ưu tiên phát triển hệ thống dịch vụ, đa dạng các loại hình dịch vụ chất lượng cao như du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, tư vấn, bảo hiểm, ngân hàng...để dịch vụ trở thành ngành kinh tế mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và các ngành khác. - Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, với hệ thống gồm 7 trường đại học thuộc đại học Huế, đại học dân lập Phú Xuân và các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Những ưu thế này cho phép Thừa Thiên - Huế nhanh chóng xây dựng được đội ngũ lao động có chất lượng. Ngoài ra, Thừa Thiên - Huế còn nỗ lực phát triển mạng lưới trường trung học chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề; thu hút thêm các trường trung học chuyên nghiệp thuộc các Bộ, ngành Trung ương, chú trọng các ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. - Cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước, Thừa Thiên - Huế đã ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư. Khác với Phú Yên, ngoài chính sách ưu đãi chung, Thừa Thiên - Huế quy định lĩnh vực ưu đãi đầu tư riêng của tỉnh rất hạn chế, tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ cao cấp; trong công nghiệp, ưu tiên các ngành công nghệ cao, hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến nông, lâm, thuỷ sản, với các hỗ trợ về giá thuê đất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề. - Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá, tỉnh đã triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2010 với nhiều nội dung thiết thực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị ở địa phương, thể hiện trên các mặt: Thực hiện đơn giản hoá và công khai hoá các thủ tục hành chính: đã rà soát bãi bỏ nhiều văn bản có chứa đựng các thủ tục hành chính không còn phù hợp; chủ động đổi mới qui trình, lề lối làm việc nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của cơ quan nhà nước; thiết lập trang Website và công khai 65 thủ tục liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Người dân được phản ánh ý kiến của mình và các ý kiến phản hồi, xử lý của các cơ quan nhà nước được đăng tải công khai trên trang Website của tỉnh. Nhằm tạo chuyển biến đồng bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, thành phố và các đơn vị cơ sở, tỉnh tăng cường công tác phân công, phân cấp, kiểm tra, giám sát, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính ở các cấp, các ngành, định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các cấp; đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân không làm đúng chức trách, vi phạm pháp luật, từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm, khả năng công tác. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" được tăng cường. Đã có 26/27 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 9/9 huyện thành phố, 111/150 phường, xã, thị trấn thực hiện cơ chế “một cửa”. Cơ chế này đã làm thay đổi theo hướng tích cực cách thức, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, tạo chuyển biến trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính với công dân và tổ chức, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ngoài ra, tỉnh còn đẩy mạnh việc đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, giao quyền tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính ở đơn vị hành chính, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy, hợp đồng lao động phù hợp, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức. Qua nghiên cứu thực tiễn của 2 tỉnh Phú Yên và Thừa Thiên-Huế, có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích cần suy nghĩ để vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Quảng Trị. Định hướng phát triển công nghiệp và các giải pháp chủ yếu ở các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau sẽ khác nhau, tuy nhiên, có những điểm chung cần quan tâm giải quyết là: - Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, trước hết là các công trình giao thông vận tải lớn và các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo mặt bằng sản xuất và giao thông thông suốt giữa các vùng trong tỉnh, các khu công nghiệp với các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia và thuận lợi cho giao lưu kinh tế quốc tế. - Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Vừa chú trọng đào tạo nghề chính quy, vừa coi trọng các hình thức đào tạo thực hành nâng cao tay nghề, truyền nghề, du nhập nghề mới. - Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, vừa chú trọng thu hút vốn đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vừa quan tâm phát huy nội lực, khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo thành một hệ thống các loại hình doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. - Thực hiện cải cách hành chính theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, công khai và minh bạch các quy trình thủ tục trong các hoạt động liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh; tiến hành phân công, phân cấp, kiểm tra, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp. - Vận dụng linh hoạt chính sách của nhà nước, xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong những lĩnh vực Chính phủ cho phép, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận dể dàng các yếu tố sản xuất và giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư nhanh nhất. Kết luận chương 1 Những nhân tố nêu trên tác động rất mạnh đến phát triển công nghiệp của một tỉnh nông nghiệp, tuy vậy chúng mới chỉ là yếu tố tiềm năng. Để thu hút đầu tư, cần nắm vững các xu hướng vận động phát triển của công nghiệp và xử lý tốt các vấn đề cụ thể sau đây: +Các chính sách quản lý, phát triển nguồn lực của chính quyền địa phương trực tiếp ảnh hưởng đến sức thu hút đầu tư của tỉnh. Khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản như đất đai, tín dụng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nguyên liệu...cùng với nguồn nhân lực có chất lượng sẽ ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp. +Các thủ tục hành chính phức tạp cùng với sự thiếu minh bạch và nhũng nhiễu khi thi hành công vụ của công chức nhà nước ảnh hưởng tới chi phí giao dịch của doanh nghiệp và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư. +Tính năng động của chính quyền ở các địa phương có thể hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Việc cán bộ thiếu năng lực, giải quyết không dứt điểm và các cơ quan chính quyền địa phương thận trọng quá mức có thể làm cho các doanh nghiệp nản lòng do phải tốn kém quá nhiều thời gian. +Mặt trái của các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt, “vượt rào” để cạnh tranh thu hút đầu tư là chúng thường không bền vững và thiếu nhất quán với chính sách chung của nhà nước, hơn nữa, chúng còn ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn thu ngân sách của địa phương. Vì thế, ưu đãi đầu tư đặc biệt không phải là biện pháp tốt nhất để thu hút đầu tư. Để giải quyết vấn đề trên, nhà nước đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Những cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp xu hướng phát triển trong điều kiện lịch sử cụ thể, cùng với sự điều hành kinh tế năng động, thích ứng với tình hình và được sự ủng hộ của toàn xã hội thì chắc chắn quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng sẽ gặt hái được nhiều thành công. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 1995-2005 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, Xà HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung bộ, có tọa độ địa lý 16018’ –17010’ vĩ độ bắc, 106032’ – 107024’ độ kinh đông, cách Hà Nội 582 km về phía bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía nam; phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía đông giáp biển Đông và phía tây giáp nước CHDC nhân dân Lào. Tỉnh Quảng Trị được tái lập vào ngày 01/7/1989 sau khi chia tách tỉnh Bình - Trị - Thiên. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính (gồm hai thị xã Đông Hà, Quảng Trị và 8 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ, Đăkrông, Hướng Hoá và huyện đảo Cồn Cỏ); diện tích tự nhiên 4.745,77 km2, dân số tính đến 31/12/2005 là 628.954 người (bằng 0,76 % dân số cả nước). - Về địa hình: có độ cao giảm dần từ tây sang đông với những vùng đặc trưng khác biệt: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Vùng địa hình đồi núi: phân bố chủ yếu phía tây và chiếm gần 78% diện tích toàn tỉnh. Gồm 2 tiểu địa hình: Tiểu địa hình vùng núi Trường Sơn: có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối và thung lũng hẹp. Tiểu vùng này thích hợp phát triển lâm nghiệp và nông lâm kết hợp. Đáng chú ý khu vực đỉnh Trường Sơn tương đối bằng phẳng, đất đỏ Bazan rất thích hợp trồng cây công nghiệp như cà phê. Tiểu địa hình vùng gò đồi, núi thấp: bao gồm các đồi bát úp và các dãy đồi thoải có độ cao từ 20-700 mét, độ dốc từ 8o-300, thích hợp phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, trồng rừng kinh tế và chăn nuôi gia súc. Đây là vùng còn nhiều tiềm năng khai thác phát triển. Vùng đồng bằng ven biển: là vùng có mật độ dân cư tập trung cao, kinh tế phát triển mạnh nhất tỉnh. Ở đây có 2 tiểu địa hình: Tiểu địa hình đồng bằng phù sa: phân bố ven các con sông, nằm kẹp giữa vùng gò đồi phía tây và vùng cát ven biển. Đây là vùng trồng cây lương thực chủ yếu của tỉnh. Tiểu địa hình cồn cát: thường tạo thành giải song song với bờ biển. Đây là loại đất nghèo kiệt dinh dưỡng, phần lớn được trồng các loại cây lâm nghiệp, phòng hộ ven biển và lấy chất đốt. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, vùng đất này có tiềm năng phát triển trong tương lai. - Về khí hậu: Quảng Trị có khí hậu khá khắc nghiệt: mùa mưa thường kèm theo gió bão, lượng mưa tập trung cao dễ gây ngập lụt cho các khu vực thấp trũng; mùa khô có gió tây-nam khô nóng dẫn tới hạn hán gay gắt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố bất lợi, chế độ khí hậu Quảng Trị cũng có những thuận lợi khá cơ bản: nền nhiệt trung bình tương đối cao, đảm bảo cho phát triển sản xuất nhiều vụ cây trồng ngắn ngày năng suất cao; có các tiểu vùng khí hậu theo độ cao địa hình, thích hợp cho phát triển một cơ cấu nông nghiệp đa dạng. 2.1.2.Tài nguyên thiên nhiên - Về tài nguyên đất đai: Thổ nhưỡng rất đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Sau đây là những nhóm đất chủ yếu, chiếm diện tích lớn: Đất phù sa: 40.492 ha, phân bố ven các sông Thạch Hãn, Bến Hải, Ô Lâu và các sông suối khác, thích hợp với các loại cây lương thực. Đất đỏ vàng: chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh với tổng số 357.191 ha, trong ._. ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, do đó có thể đưa vào đối tượng thu phí để có thêm nguồn thu phục vụ mục đích bảo vệ môi trường, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp cải tiến công nghệ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm. Để có cơ sở đánh giá mức thu phí hợp lý theo tiêu chuẩn môi trường, cần tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo cho bộ phận quan trắc và phân tích môi trường đáp ứng yêu cầu. - Khuyến khích các cơ sở sản xuất hiện có cải tiến công nghệ, chuyển sang sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu ít gây ô nhiễm, từng bước trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để xử lý chất thải và khói bụi, không được thải những chất độc hại khi chưa được xử lý vào môi trường và nguồn nước. - Có kế hoạch khai thác tài nguyên hợp lý, không vì lợi ích khai thác tài nguyên trước mắt mà làm suy giảm tài nguyên hiện có, đảm bảo bền vững các nguồn tài nguyên. Bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn các hệ thống sông chính, các công trình thuỷ lợi và rừng phòng hộ ven biển. Tiếp tục phát triển vốn rừng, nâng độ che phủ rừng từ 37,69% hiện nay lên 43% vào năm 2010 và ổn định độ che phủ rừng 50% vào năm 2020. - Có phương án bảo vệ môi trường dựa vào nguồn kinh phí địa phương, đóng góp của các cơ sở sản xuất để xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề. Có biện pháp trồng và bảo vệ cây xanh ở hai bên đường và khu vực sản xuất để môi trường được xanh, sạch, đẹp. Chuyển những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Thực hiện quy hoạch và đầu tư các khu, cụm công nghiệp và làng nghề theo hướng tập trung chuyên môn hoá để có điều kiện xử lý môi trường, đồng thời đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm, nhất là hàng thực phẩm chế biến. 3.2.3. Phát huy nội lực, khuyến khích các thành phần kinh tế và mở rộng các hình thức hợp tác kinh doanh với các địa phương trong cả nước Nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển, cần thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần; đảm bảo cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế được tự do đầu tư, kinh doanh bình đẳng trong các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm. Các giải pháp chủ yếu là: - Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý. Doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý còn nhỏ và yếu, vì vậy giải pháp hiệu quả nhất là cổ phần hoá, chuyển các doanh nghiệp này sang hình thức công ty cổ phần, trong đó nhà nước giữ cổ phần chi phối. Giải pháp cổ phần hoá tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, để vốn nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tăng lên, đồng thời tạo điều kiện thu hút mạnh các nguồn lực trong, ngoài nước cho phát triển. - Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý đầu tư vào địa bàn tỉnh là hướng ưu tiên để tạo động lực thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển. Có chính sách và tăng cường tiếp xúc các tổng công ty lớn do trung ương quản lý đầu tư, chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố sản xuất như đất đai, nguồn nguyên liệu, nhân lực, thị trường, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Tập trung nhân tài vật lực cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp nhà nước lớn mạnh trong các ngành được ưu tiên phát triển. Những doanh nghiệp nhà nước này sẽ là những chủ thể kinh tế quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và khả năng cạnh tranh quốc tế. Trước mắt, đảm bảo nguồn nguyên liệu và thị trường cho các nhà máy MDF, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tinh bột sắn làm ăn có hiệu quả. Nhanh chóng triển khai đầu tư và đưa vào sử dụng các dự án lớn đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XIV tỉnh Đảng bộ là: công trình thuỷ lợi - thuỷ điện Quảng Trị thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam, nhà máy nghiền xi măng 250.000 tấn/năm thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, nhà máy xi măng 350.000 tấn/năm của công ty Đông Trường Sơn, nhà máy may xuất khẩu 1 triệu sản phẩm/năm thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam... - Khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Để phát triển khu vực này, cần phải đổi mới môi trường chính sách, tạo thuận lợi về đăng ký kinh doanh, có chính sách về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ tiếp cận tín dụng, tiếp cận thị trường trong nước và thị trường quốc tế. - Thu hút mạnh mẽ nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian tới cần tranh thủ cơ hội, thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: cải thiện môi trường thu hút đầu tư, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài và nhà đầu tư khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ... - Khuyến khích các hình thức hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp của các địa phương khác trong cả nước nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường “đầu ra” và “đầu vào” cho sản phẩm, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thuận lợi trong hợp tác đặt hàng gia công và bao tiêu sản phẩm mà địa phương không có điều kiện sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm; đồng thời có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương vươn lên, trở thành đối tác bình đẳng trong hợp tác kinh doanh. - Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác khuyến công, phát triển công nghiệp ở nông thôn và làng nghề. Phát triển công nghiệp ở nông thôn là một bộ phận quan trọng, nó không chỉ phục vụ phát triển công nghiệp mà còn góp phần phục vụ phát triển bản thân nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 đã chỉ rõ phương hướng phát triển: Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chổ, cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ, dệt may, da giày, cơ khí lắp ráp, sửa chữa...để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên địa bàn, gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến công nghiệp [15]. Quán triệt quan điểm của Đảng, trên cơ sở thực trạng công nghiệp ở nông thôn hầu hết thuộc loại nhỏ và yếu kém về nhiều mặt, ngoài các giải pháp chung, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ công nghiệp ở nông thôn, tạo cho công nghiệp ở nông thôn có bước phát triển mạnh mẽ. Thứ nhất, thực hiện quy hoạch các các cụm, điểm công nghiệp ở nông thôn, làng nghề để phân bố sản xuất làng nghề tách khỏi các khu dân cư, tạo mặt bằng thuận lợi cho công nghiệp ở nông thôn phát triển, đồng thời giảm thiểu ô nhiểm môi trường. Trong giai đoạn đến năm 2010, mỗi huyện thị cần quy hoạch xây dựng từ 1 đến 2 cụm công nghiệp tập trung, quy mô mỗi cụm từ 15-20 ha, suất đầu tư khoảng 1 tỷ đồng/ha. Theo quy mô dân số và khả năng phát triển, dự kiến đầu tư 13 cụm công nghiệp tại các địa bàn: thị xã Đông Hà 02 cụm, thị xã Quảng Trị 01 cụm, Hướng Hoá 01cụm, Gio Linh 01 cụm, Đăk Rông 01cụm, Cam Lộ 01 cụm, Vĩnh Linh 02 cụm, Triệu Phong 02 cụm và Hải Lăng 02 cụm. Thực hiện quy hoạch các điểm công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển ngành nghề và quy hoạch sử dụng đất đai ở nông thôn, huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu đến năm 2010 mỗi xã có một điểm công nghiệp, làng nghề ở nông thôn. Thứ hai, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn. Cần xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với từng ngành nghề, từng đối tượng và điều kiện ở từng địa phương, gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành, tăng cường phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật, quản trị kinh doanh. Thứ ba, phát triển thị trường ở nông thôn. Triển khai xây dựng chợ trung tâm huyện, nâng cấp chợ các xã đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá, sản phẩm công nghiệp. Xây dựng các mối liên doanh, liên kết theo mặt hàng, theo địa bàn trong tổ chức sản xuất, cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp có khả năng về vốn, kinh nghiệm kinh doanh đứng lên tổ chức thu gom sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ. Thứ tư, thiết lập và phát triển mối quan hệ sản xuất gia công giữa khu vực sản xuất tiểu công nghiệp với khu vực sản xuất đại công nghiệp. Trong điều kiện công nghiệp của tỉnh còn yếu, khuyến khích hợp tác gia công với các doanh nghiệp trong cả nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời, các cơ sở sản xuất từng bước tiếp cận thị trường và công nghệ, tiến tới tự chủ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công. Hoạt động khuyến công đã được thực hiện từ năm 2001 và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, công tác khuyến công vẫn còn nhiều hạn chế như: kinh phí hoạt động còn ít ỏi so với nhu cầu thực tế, lực lượng cán bộ khuyến nông còn mỏng; hoạt động còn đơn điệu, thiếu tập trung. Thời gian tới, nhà nước cần tăng kinh phí cho hoạt động khuyến công; đồng thời phải đổi mới công tác khuyến công, tập trung vào các nội dung chủ yếu: Đẩy mạnh tuyên truyền vận động, giới thiệu chủ trương và chính sách của nhà nước, các kinh nghiệm và điển hình tiên tiến để khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất. Hỗ trợ đào tạo nghề giải quyết việc làm, đào tạo tập huấn nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ và tư vấn lập dự án, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, tạo điều kiện tham gia hội chợ trong và ngoài tỉnh, hỗ trợ các đề tài nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sơ chế, tái chế, bảo quản sau thu hoạch, xử lý môi trường... Hỗ trợ tư vấn pháp lý, xây dựng dự án khởi nghiệp, các thủ tục thành lập công ty, hợp tác xã, tư vấn về chính sách thuế, vốn, mặt bằng, an toàn vệ sinh công nghiệp... Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật. Hỗ trợ đăng ký kinh doanh và khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể, trong đó có nhiều hộ kinh doanh có doanh thu lớn, sử dụng nhiều lao động là những doanh nghiệp tiềm năng, khuyến khích họ chuyển thành doanh nghiệp. Có kế hoạch tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các ngành nghề TTCN giải quyết nhiều lao động, chú trọng du nhập nghề mới có nhiều triển vọng... 3.2.4. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư trên cơ sở cụ thể hoá chính sách của nhà nước cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương Quảng Trị là tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư theo định hướng ưu tiên một cách linh hoạt và hiệu quả trong một số lĩnh vực Chính phủ cho phép và không phạm luật theo hướng: - Chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, thuê đất và thuê mặt nước theo hướng áp dụng khung giá ưu đãi nhất. - Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề: các nhà đầu tư trong nước tổ chức đào tạo nghề lần đầu cho lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề. Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo tự chịu trách nhiệm quản lý người lao động sau khi đào tạo để đảm bảo tính hiệu quả của công tác đào tạo. - Chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin: nhà đầu tư được cung cấp thông tin miễn phí liên quan đến việc lập dự án đầu tư. - Chính sách hỗ trợ hướng dẫn thủ tục hành chính: nhà đầu tư được cơ quan tiếp nhận hồ sơ cung cấp miễn phí các văn bản mẫu và hướng dẫn các thủ tục cần thiết. - Chính sách hỗ trợ lựa chọn địa điểm đầu tư: trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt trong từng thời kỳ, các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giới thiệu, hướng dẫn, giúp đỡ nhà đầu tư lựa chọn vị trí phù hợp với đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của dự án. - Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp: tỉnh cân đối ngân sách hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. - Chính sách hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng: tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng dự án, nhà đầu tư được tỉnh hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng và thực hiện các thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư (nếu có) đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng. 3.2.5. Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương và sự tham gia của các đoàn thể Từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nhằm tạo dựng một kết cấu hạ tầng thể chế kinh tế toàn diện, trong đó tập trung các nỗ lực chủ yếu vào các vấn đề sau: - Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế. Phương thức quản lý nhà nước về kinh tế hiện còn nặng về can thiệp hành chính, nặng về “kiểm tra, kiểm soát” nhiều hơn là “hỗ trợ, tạo điều kiện” cho hoạt động kinh doanh. Việc tổ chức thi hành luật pháp kinh tế đã được ban hành còn nhiều yếu kém, vẫn còn một khoảng cách lớn giữa chủ trương và triển khai trên thực tế. Khẩn trương rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, các ngành, các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về kinh tế trong tình hình mới; khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, chính quyền địa phương; đồng thời định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của các ngành, các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế, hướng hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương tập trung nhiều hơn vào vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đại bộ phận cán bộ, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế hiện là những người đã được đào tạo trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, đã quá quen với các kinh nghiệm làm việc trong hệ thống này. Vì vậy, phong cách làm việc, tư duy và các thói quen còn mang nặng tính chất của kiểu điều hành kinh tế “mệnh lệnh hành chính” ban ơn. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức có biểu hiện thoái hoá, thiếu công tâm. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế là yêu cầu bức thiết hiện nay. Cần tiến hành điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở cho việc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ. Đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng, và quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính trong thời kỳ mới. - Thực hiện công khai và minh bạch hoá thủ tục hành chính. Kiên quyết cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng khi giải quyết công việc hành chính kinh tế theo luật định. Thực hiện triệt để nguyên tắc công khai hoá hoạt động công vụ, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước. + Đơn giản hóa thủ tục và quy định kinh doanh để môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Mặc dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực cải cách, nhưng các quy trình thủ tục vẫn còn rất nặng nề, phức tạp, là mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho những công chức thoái hoá, biến chất nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thời gian tới, cần khẩn trương rà soát loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo, ban hành các quy trình đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kinh doanh và công khai hoá để môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc ở các cơ quan nhà nước. Trong đó chú ý cải tiến thủ tục hành chính việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ưu đãi về thuế và thủ tục vay vốn, giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu, khắc dấu, thẩm định dự án ... + Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư. Để gây sự chú ý của các nhà đầu tư, cần thực hiện xúc tiến đầu tư hiệu quả và thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư có tiềm năng; củng cố trung tâm xúc tiến đầu tư và tăng kinh phí hoạt động, tạo điều kiện cho trung tâm hoàn thành nhiệm vụ là đầu mối cung cấp thông tin thực hiện quảng bá, tiến tới thực hiện cơ chế một cửa trong quản lý và cấp phép đầu tư; nâng cấp trang Website của tỉnh với các thông tin rất cụ thể, chi tiết, công khai và minh bạch về các chính sách hỗ trợ đầu tư, về ngành nghề được hưởng ưu đãi, về đào tạo lao động, cung cấp mặt bằng xây dựng, các thủ tục hành chính liên quan ... + Xây dựng và củng cố lòng tin của các doanh nghiệp bằng cách tăng cường các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo chủ chốt của địa phương và các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trình bày các khó khăn, bức xúc của doanh nghiệp; đồng thời trực tiếp giải quyết ngay các kiến nghị từ phía doanh nghiệp, tránh được khâu trung gian thường mất quá nhiều thời gian và phiền hà, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp. + Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp và sự tham gia của các tổ chức quần chúng. Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng là vấn đề quan trọng hàng đầu. Thực tế chỉ ra rằng, ở đâu có sự mất đoàn kết, nội bộ không thống nhất thì ở đó kinh tế - xã hội bị kìm hãm, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Vì vậy, nâng cao vai trò lãnh đạo và là hạt nhân đoàn kết của cấp uỷ các cấp là vấn đề quan trọng hàng đầu để thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Vai trò của các hội đoàn thể trong phát triển kinh tế cần được coi trọng. Vai trò quan trọng của người dân thể hiện ở tập hợp lực lượng đông đảo người tiêu dùng, người lao động, người tham gia và sáng tạo trong các hoạt động kinh tế. Để cải thiện môi trường đầu tư, sự nỗ lực của cơ quan nhà nước là hết sức quan trọng nhưng chưa đủ nếu thiếu sự ủng hộ của cộng đồng dân cư. Vì vậy, chính quyền cần hoạch định chiến lược phát triển phù hợp; các tổ chức đoàn thể cùng tham gia vận động và giáo dục, thúc đẩy vai trò tích cực của công chúng trong tiến trình phát triển. Trên đây là các giải pháp chủ yếu để hỗ trợ phát triển công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị. Tất cả các giải pháp đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện chúng phải đồng bộ, không thể xem nhẹ giải pháp nào. KẾT LUẬN Phát triển ngành công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp ở địa phương và vùng lãnh thổ nói riêng là vấn đề phức tạp và luôn là mối quan tâm của cả nước và các địa phương trong quá trình tìm tòi phương hướng phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo. Nhằm giải quyết vấn đề phát triển công nghiệp trên địa bàn, đề tài đã tập trung giải quyết những nội dung sau: 1. Hệ thống hoá các quan điểm, các lý thuyết khoa học, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp trên địa bàn một tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế; phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp ở một tỉnh nông nghiệp làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp. 2. Đã tổng hợp, phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng công nghiệp của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1996-2005, rút ra những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân làm luận chứng cho định hướng và giải pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị. 3. Đề xuất phương hướng và giải pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Qua nghiên cứu, luận văn rút ra những kết luận chủ yếu sau: - Phát triển công nghiệp trên địa bàn một tỉnh nông nghiệp là tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực địa phương, xây dựng nông thôn mới. - Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng phát triển công nghiệp, cho thấy bên cạnh những cố gắng, và thành tựu, thì cũng còn những rào cản sự phát triển công nghiệp cần phải tập trung tháo gỡ. - Luận văn đưa ra một hệ thống quan điểm cần quán triệt trong quá trình chỉ đạo phát triển công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần thứ XIV nhiệm kỳ 2006-2010. Với những vấn đề đã nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ lý luận về phát triển công nghiệp ở một tỉnh nông nghiệp; phân tích sâu những nguyên nhân, tồn tại của thực trạng công nghiệp Quảng Trị, từ đó xác định những ngành công nghiệp có tiềm năng ưu tiên phát triển và đề ra phương hướng, giải pháp để phát triển trong thời gian tới. Đóng góp của luận văn là đã chứng minh tính đúng đắn chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp ở địa phương gắn với phát triển các vùng miền, giải quyết việc làm, thực hiện xoá đói giảm nghèo; đồng thời luận văn cũng đã đề xuất một hệ thống các giải pháp để tham khảo trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách và chỉ đạo phát triển công nghiệp ở địa phương. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Đinh Văn Ân (tháng 1-2/2006), "Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam", Tạp chí Quản lý kinh tế, (6). Báo Đầu tư (7/2006), Ba mươi năm quan hệ và hợp tác kinh tế Việt Nam -Thái Lan, (Số đặc biệt). Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Tác động của hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PGS,TS Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam đến năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PGS,TS Nguyễn Cúc và PGS,TS Kim Văn Chính (2006), Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Cục thống kê Quảng trị (2001), Quảng Trị trước thềm thế kỷ XXI - con số và sự kiện, Tài liệu lưu hành nội bộ. Cục thống kê Quảng Trị, Niên giám thống kê các năm từ 1995-2005. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2004), Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 05/01/2004, về phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005-2010). Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2006), Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 12/12/2006, về đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế hành lang kinh tế Đông - Tây đến năm 2010, có tính đến năm 2015. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiêp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. TS. Lê Hữu Đốc (2004), Công nghiệp thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PGS,TS Phạm Hảo và PGS,TS Võ Xuân Tiến (2004), Toàn cầu hoá kinh tế, những cơ hội và thách thức đối với miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PGS,TS Trịnh Thị Mai Hoa (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội. PGS,TS Phan Thúc Huân (2003), Kinh tế học phát triển, Trường đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị (2006), Nghị quyết số 7.5/2006/NQ-HĐND ngày 22/7/2006, về việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 tỉnh Quảng Trị. TS. Mai Thế Hởn (2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, Nxb Lao động, Hà Nội. TS.Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. GS,TS Đỗ Hoài Nam và TSKH Võ đại Lược (2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, Nxb Thế giới, Hà Nội. Nguyễn Văn Oanh (2006), "Cải thiện môi trường đầu tư, bắt đầu từ đâu?", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (393). TS. Nguyễn Huy Oánh (2004), Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. GS.TSKH Lê Du Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. TS. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật đầu tư (Luật số 59/2005/QH 11). PGS,TS Bùi Tiến Quý (2000), Phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế dịch vụ, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Phạm Quang Riệu (2006), "Công nghiệp hoá lan toả-từ kinh nghiệm khu vực đến thực tiễn Việt Nam", Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, (1). PGS. Văn Thái (2003), Địa lý kinh tế Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. TS.Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lao Động- Xã hội, Hà Nội. PGS,TS Trần Đình Thiên (2005), Liên kết kinh tế ASEAN, vấn đề và triển vọng, Nxb Thế giới, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg ngày 104/6/2002: Về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Thủ tướng Chính phủ (2004), Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004, về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004: Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 1022/QĐ-TTg ngày 26/9/2005: Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005: Ban hành quy chế Khu Kinh tế-Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị. Thủ tướng Chính phủ (2005), Văn bản số 4947/VPCP-QHQT ngày 01/9/2005, Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Nxb Thống kê, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Thủ Tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004, Về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Thủ Tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006, Về phát triển ngành nghề nông thôn. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006, Về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 36/2006/QĐ-CP ngày 08/022006, Về việc ban hành “Quy chế quản lý chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp”. Trang thông tin điện tử Trang thông tin điện tử Trang thông tin điện tử Trang thông tin điện tử Bản tin môi trường kinh doanh số 3 (6) (tháng 8/2004), Vai trò của chính quyền địa phương đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trang thông tin điện tử (ngày 03/10/2006), Kinh nghiệm phát triển ngành TTCN trong nông thôn ở một số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam. Trang thông tin điện tử (Mạng thông tin khoa học - công nghệ TP Hồ Chí Minh), Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2006. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (12/2005), Dự báo kinh tế thế giới năm 2006, (số 15). TS. Lê Văn Trưởng (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Uỷ ban nhân dân tỉnh (2006), Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 26/01/2006, Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông-lâm nghiệp, thuỷ lợi tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 có tính đến năm 2020. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2003), Quyết định số 2423/ĐA-UB ngày 12/12/2003 về đề án phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2010. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2006), Quyết định số 53/2006/QĐ-UB ngày 14/6/2006 Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 có tính đến năm 2020. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) tỉnh Quảng Trị. Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Các văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO của Việt Nam, Hà Nội. Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2006), Báo cáo đề dẫn định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng bắc trung bộ và duyên hải trung bộ đến năm 2020. Viện Chiến lược phát triển và Ngân hàng phát triển châu Á (2005), Làm thế nào để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại miền Trung. Viện Kinh tế phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Viện Kinh tế nông nghiệp (2005), "Phát triển nông nghiệp nông thôn, nền tảng của quá trình cải cách và công nghiệp hoá ở Việt Nam", Bản tin Nông nghiệp, (7). Viện Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Viện Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Xây dựng lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Đồng Nai đến năm 2020, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Viện Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Việt Nam gia nhập WTO: tác động tới nền kinh tế Đồng Nai và những giải pháp để thích ứng với quá trình hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. PGS,TS Ngô Doãn Vịnh (2006), Hướng tới sự phát triển của đất nước - một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. TS.Lê Danh Vĩnh (2006), "Dự báo định hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đến năm 1010", Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, (1). ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2452.doc
Tài liệu liên quan