BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------------------------
NGUYỄN ĐÌNH THÔNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG
TRONG TÌNH HÌNH MỚI (GIAI ĐOẠN 2006-2015 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------------------------
NGUYỄN ĐÌNH THÔNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG
TRONG TÌNH HÌNH MỚI (GIAI ĐOẠN 2006-2015 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020)
Chuy
120 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Phát triển công nghiệp Tiền Giang trong tình hình mới (Giai đoạn 2006-2015 và định hướng đến năm 2020), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2007
LỜI CAM ĐOAN
----------------------
Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển công
nghiệp Tiền Giang trong tình hình mới (giai đoạn 2006-2015 và định
hướng đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu được sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh
mục tài liệu tham khảo và kết quả điều tra của cá nhân. Kết quả nghiên cứu
này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước
đến nay.
TP.HCM, ngày 15/11/2007
NGUYỄN ĐÌNH THÔNG
LỜI CẢM ƠN
----------------------
Sau thời gian nghiên cứu, với sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy
Cô, các sở, ngành cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,
người viết hoàn thành luận văn với đề tài: “Phát triển công nghiệp Tiền
Giang trong tình hình mới (giai đoạn 2006-2015 và định hướng đến năm
2020)”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức
trong học tập và trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, cho phép tôi được gửi lời
cám ơn đến các chuyên gia, các cơ quan, đơn vị Viện Chiến lược phát
triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách
phát triển công nghiệp - Bộ công nghiệp, Viện Nghiên cứu Kinh tế phát
triển - Đại học Kinh tế TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, sở
Công nghiệp Tiền Giang, Cục Thống kê Tiền Giang, Ban Quản lý Khu
công nghiệp Tiền Giang cùng các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn
Tiền Giang đã góp những ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Đặc biệt,
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Tấn Khuyên,
người đã hết lòng giảng dạy, giúp đỡ tôi rất nhiều trong nghiên cứu khoa
học và trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè đã đồng lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như nghiên cứu đề tài này.
Trân trọng.
TP.HCM, ngày 15/11/2007
NGUYỄN ĐÌNH THÔNG
MỤC LỤC
Đề tài: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG TRONG TÌNH HÌNH
MỚI (GIAI ĐOẠN 2006-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020)
-----------------------------
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. .................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu....................................... 2
4. Nội dung của đề tài. .................................................................................... 4
5. Kết cấu của đề tài. ....................................................................................... 5
6. Các đóng góp chính của luận văn ............................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP .................................................................................................................. 7
1.1. Lý thuyết về công nghiệp......................................................................... 7
1.1.1. Công nghiệp hóa. .................................................................................. 7
1.1.2. Vai trò công nghiệp với phát triển kinh tế. ........................................... 7
1.1.3. Các điều kiện tiền đề công nghiệp hóa. ................................................ 7
1.2. Các mô hình lý thuyết. ............................................................................. 8
1.2.1. Lý thuyết cất cánh................................................................................. 8
1.2.2. Mô hình hai khu vực. ............................................................................ 9
1.2.3. Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm và chuỗi sản phẩm - cung ứng. .......... 10
1.2.4. Mô hình tăng trưởng và phát triển công nghiệp. ................................ 11
1.2.5. Mô hình “Đàn sếu bay” ...................................................................... 14
1.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp trong và ngoài nước. ................... 15
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp các tỉnh, thành trong nước. ...... 15
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của các nước trên thế giới. ....... 17
Tóm tắt chương 1. ....................................................................................... 19
- 2 -
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN, NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 1995-2005.
2.1. Các điều kiện, nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Tiền Giang. ....... 20
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KT-XH ............................................ 20
2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH. .............................................................. 23
2.2. Tình hình phát triển công nghiệp Tiền Giang........................................ 34
2.2.1. Tổng quan về tình hình phát triển công nghiệp. ................................. 34
2.2.2. Hiện trạng công nghiệp phân theo địa bàn. ........................................ 35
2.2.3. Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp TG ................... 36
2.2.4. Thực trạng phát triển ngành hàng, sản phẩm. .................................... 41
2.2.5. Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp. ............................................... 49
2.3. Kết quả tham vấn doanh nghiệp trên địa bàn TG .................................. 50
2.3.1. Các yếu tố ảnh ưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp .......... 51
2.3.2. Về các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn của tỉnh TG................ 53
2.3.3. Môi trường đầu tư. .............................................................................. 54
2.3.4. Về các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. .............................................. 56
2.3.5. Về các hoạt động liên kết vùng KTTĐPN.......................................... 57
2.4. Phân tích SWOT đối với công nghiệp Tiền Giang. ............................... 59
Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 62
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG
3.1. Mục tiêu. ................................................................................................ 63
3.1.1. Mục tiêu tổng quát. ............................................................................. 63
3.1.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 63
3.2. Một số tình hình và dự báo .................................................................... 64
3.2.1. Về thị trường. ...................................................................................... 64
3.2.2. Về nguồn nguyên liệu của Tiền Giang. .............................................. 65
3.2.3. Về khả năng, năng lực của ngành công nghiệp .................................. 66
3.3. Gợi ý chính sách và giải pháp................................................................ 67
3.3.1. Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp chủ lực .... 67
- 3 -
3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực. .................................................................. 72
3.3.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 73
3.3.4. Giải pháp xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư........................................ 75
3.3.5. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp............................................................ 76
3.3.6. Liên kết hợp tác giữa Tiền Giang với các tỉnh trong Vùng KTTĐPN.77
3.3.7. Bảo vệ môi trường .............................................................................. 77
Tóm tắt chương III ..................................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................. 79
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 80
CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CN Công nghiệp
CCN Cụm công nghiệp
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐP Địa phương
EU Liên minh Châu Âu.
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
Khu vực I, II, III lần lượt là Nông lâm ngư nghiệp; Công nghiệp; Dịch vụ
KCN Khu công nghiệp
KT-XH Kinh tế - xã hội
KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam
NGTK Niên giám thống kê
ODA Viện trợ phát triển chính thức
QHTT Quy hoạch tổng thể
QL Quốc lộ
TG Tiền Giang
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TƯ Trung Ương
UBND Uỷ ban Nhân dân
VNĐ Việt Nam đồng
WTO Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Trang
I. Các biểu bảng.
Bảng 2.1: Dân số, mật độ dân số Tiền Giang và Vùng KTTĐPN 22
Bảng 2.2: Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996-2005 23
Bảng 2.3 : Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 -2005 24
Bảng 2.4 : Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo thành phần kinh tế 25
Bảng 2.5 : Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 1996-2005 26
Bảng 2.6: FDI vào Tiền Giang và Vùng KTTĐPN thời kỳ 1988-2005 26
Bảng 2.7: GTSX công nghiệp giai đoạn 1996-2005. 34
Bảng 2.8: Số cơ sở và GTSX công nghiệp theo tỉnh của Vùng KTTĐPN. 35
Bảng 2.9: Qui mô lao động, nguồn vốn, doanh thu bình quân/doanh nghiệp. 37
Bảng 2.10: Năng suất lao động, doanh thu/vốn, doanh thu/tài sản của
các doanh nghiệp CN Tiền Giang so với Vùng KTTĐPN. 38
Bảng 2.11: Các chỉ số lợi nhuận, thuế của doanh nghiệp CN TG 39
Bảng 2.12: GTSX các ngành công nghiệp chính giai đoạn 2001-2005 41
Bảng 2.13: Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết
định đầu tư của các doanh nghiệp ở Tiền Giang 51
Bảng 2.14: Các lý do đầu tư tại Tiền Giang 52
Bảng 2.15: Các điều kiện thuận lợi để TG chọn ngành công nghiệp. 53
Bảng 2.16: Các ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên. 53
Bảng 2.17: Điểm trung bình mức độ thực hiện của môi trường đầu tư 55
Bảng 2.18. Các hoạt động cần hỗ trợ cho DN khi TG hội nhập
vào vùng KTTĐPN và VN gia nhập WTO. 56
Bảng 2.19: Mức độ cần thiết của các hoạt động để Tiền Giang
hội nhập tốt vào Vùng KTTĐPN 58
Bảng 2.20: Bảng phân tích SWOT công nghiệp Tiền Giang 59
Bảng 3.1: Dự báo sản lượng nguồn nguyên liệu từ nông lâm ngư nghiệp 65
Bảng 3.2: Dự báo GTSX các ngành công nghiệp Tiền Giang đến năm 2020 66
- 2 -
II. Các sơ đồ, biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Thu nhập bình quân/người của TG, Vùng KTTĐPN và Việt Nam. 23
Biểu đồ 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tiền Giang (1995-2005). 24
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp- xây dựng và tăng trưởng
kinh tế Tiền Giang, giai đoạn 2000-2005. 29
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tiền Giang có vị trí địa lý thuận lợi, là địa bàn vừa thuộc Vùng KTTĐPN (từ
năm 2005) và nằm trong vùng trọng điểm về lương thực, thực phẩm-Vùng ĐBSCL;
có nhiều tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng của quốc gia chạy ngang qua địa bàn
như sông Tiền, kênh Chợ Gạo, QL1A, QL30, QL50, QL60, đường cao tốc TP.HCM
- Trung Lương ...; cạnh TP.HCM (cách 70 km theo đường QL1A) - trung tâm kinh
tế lớn nhất nước, có vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Ngoài ra, tỉnh còn có
nhiều nguồn lực khác cho phát triển kinh tế như còn quỹ đất để mở rộng, phát triển
thêm nhiều KCN, khu đô thị mới; nguồn lao động dồi dào, có trình độ tay nghề khá;
sản phẩm nông nghiệp đa dạng và qui mô lớn... Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao (8,5%/năm giai
đoạn 1996-2005), thu nhập bình quân đầu người thấp (475 USD/người năm 2005,
bằng 74,2% thu nhập/người của cả nước), cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp
(chiếm 48% năm 2005), đất hẹp người đông...
Vì vậy, để phát huy thế mạnh, tiềm năng, chủ động hội nhập Vùng KTTĐPN,
hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhanh chóng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đối với Tiền Giang, con
đường quan trọng nhất là đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn theo hướng
CNH-HĐH. Công nghiệp Tiền Giang 5 năm gần đây có bước tăng trưởng khá
(GTSX tăng bình quân 17,3%/năm) nhưng vẫn là sản xuất công nghiệp qui mô nhỏ
lẻ, sức cạnh tranh kém, chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương. Với mong
muốn tìm kiếm giải pháp hiệu quả trong việc phát triển công nghiệp của tỉnh, người
viết chọn đề tài “Phát triển công nghiệp Tiền Giang trong tình hình mới (giai
đoạn 2006-2015 và định hướng đến năm 2020)” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc
sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Thứ nhất: Từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn các nước, các địa phương của Việt
Nam để lựa chọn con đường phát triển công nghiệp Tiền Giang trong giai đoạn mới.
- 2 -
Thứ hai: Phân tích điều kiện, nguồn lực cho phát triển công nghiệp và thực
trạng phát triển công nghiệp Tiền Giang trước yêu cầu mới.
Thứ ba: Xây dựng (gợi ý) các giải pháp, chính sách cho phát triển công
nghiệp Tiền Giang trong giai đoạn mới.
Câu hỏi nghiên cứu chính là: Công nghiệp Tiền Giang nên phát triển theo
hướng nào? Và bằng cách nào?
3. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
Về mặt không gian, giới hạn trong địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Về thời gian, phân tích đánh giá số liệu trong giai đoạn 1995-2005.
Thuật ngữ “tình hình mới”: Tiền Giang gia nhập vùng KTTĐPN và Việt Nam
gia nhập WTO.
- Phương pháp nghiên cứu.
+ Khung phân tích
Báo cáo của luận văn được thực hiện theo khung phân tích sau đây:
Lý thuyết và mô hình phát
triển công nghiệp Điều kiện và nguồn lực
Đặt vấn đề
Mục tiêu nghiên cứu
Tổng kết điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ trong phát triển công
nghiệp của tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới
Giải pháp
Mục tiêu phát triển
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh
Tiền Giang (theo yêu cầu hội nhập vào Vùng KTTĐPN)
- 3 -
+ Cách tiếp cận của luận văn
Tiếp cận hệ thống: luận văn đặt phát triển công nghiệp Tiền Giang trong phát
triển công nghiệp tổng thể Vùng KTTĐPN, xác định các mối quan hệ, tác động qua lại.
Tiếp cận lịch sử: luận văn nghiên cứu các lý thuyết, mô hình phát triển công
nghiệp; kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở các tỉnh trong nước và ở các quốc gia;
nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp thời gian qua và các nguồn lực nội tại
cho phát triển công nghiệp.
Đề tài đặt doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở vị trí trung tâm và là lực
lượng chủ lực để thực hiện các đường hướng phát triển công nghiệp cũng như là đối
tượng chính chịu tác động bởi các chính sách phát triển công nghiệp nên cần phải
đánh giá và tham vấn các chủ doanh nghiệp.
+ Nguồn thông tin, số liệu:
Về thứ cấp: báo cáo đánh giá của các ngành; các huyện, thành phố, thị xã của
tỉnh Tiền Giang từ năm 1995 đến năm 2005.
Về sơ cấp: Để có thêm thông tin cập nhật và cụ thể phục vụ cho mục tiêu
nghiên cứu, tác giả luận văn tổ chức điều tra thu thập thông tin từ 38 doanh nghiệp
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2007, gồm 13 CTCP, 5 HTX, 3 DN
có vốn ĐTNN, 6 DNTN, 11 công ty TNHH; Lấy ý kiến từ các chuyên gia xây dựng
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020 - Viện Chiến lược phát
triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư; các chuyên gia tham gia hội thảo khoa học Tiền Giang
trong tiến trình hội nhập Vùng KTTĐPN tổ chức tại Tiền Giang năm 2006...
+ Phương pháp phân tích, xử lí
Phân tích thống kê:
• Đối với ngành, khu vực kinh tế: các chỉ tiêu chính như tốc độ tăng trưởng
kinh tế, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm các ngành, lĩnh vực,
GTSX công nghiệp...
• Đối với doanh nghiệp công nghiệp, các chỉ tiêu phân tích chính là: Qui mô
(vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận); doanh thu/lao động, doanh thu/vốn, doanh
thu/tài sản cố định, lợi nhuận/vốn.
- 4 -
Phương pháp phân nhóm ngành công nghiệp theo vị trí ưu tiên phát triển:
Theo Huỳnh Đắc Thắng1(2006), [11] tổng hợp nghiên cứu quan điểm của các
nhà khoa học và nhà nghiên cứu kinh tế, đã hình thành những tiêu chuẩn và cách
thức phân ngành công nghiệp theo 3 nhóm sau đây: ngành công nghiệp chủ lực,
ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp cơ bản:
Nhóm I
(Ngành mũi
nhọn)
Nhóm II
(Ngành chủ lực)
Nhóm III
(Ngành cơ bản)
Đặc điểm
Là ngành mới, có
tác động mở đường
thúc đẩy kinh tế
công nghiệp phát
triển đột phá
Là những ngành có tỷ
trọng cao trong
GTSX, đang tận dụng
lợi thế cạnh tranh của
địa phương
Là ngành hiện hữu
đang thu hút nhiều
lao động và có thị
trường ổn định.
Điều kiện, nguồn
lực phát triển của
địa phương
Công nghệ mới
hay kỹ thuật cao
Thâm dụng vốn và tài
nguyên, nguyên liệu
Thâm dụng lao
động
Mục tiêu
Tái cơ cấu công
nghiệp nhằm tạo
lợi thế tuyệt đối.
Tăng trưởng công
nghiệp, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế công
nghiệp trong GDP...
Gỉai quyết việc
làm, đa dạng hóa
thu nhập...
Phân tích SWOT: Phân tích, đánh giá tìm ra những mặt mạnh, điểm yếu, các
cơ hội và thách thức đối với phát triển công nghiệp Tiền Giang. Dùng ma trận
SWOT để xác định các vấn đề cần phải giải quyết để phát huy những điểm mạnh,
khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội cũng như để vượt qua những thách thức trong
giai đoạn mới.
4. Nội dung chính của đề tài.
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết và kinh nghiệm phát triển công nghiệp.
Chương này tập trung vào việc đưa ra các lý thuyết về công nghiệp như khái
niệm về công nghiệp hóa, vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế, các điều
kiện tiền đề công nghiệp hóa cũng như các mô hình lý thuyết về công nghiệp trong
các giai đoạn phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa 2 khu vực công nghiệp và nông
nghiệp, về chu kỳ sản phẩm và chuỗi sản phẩm cung ứng, mô hình tăng trưởng và
phát triển công nghiệp, mô hình “Đàn sếu bay”. Ngoài ra, chương này còn tập trung
[11] số tháng 10/2006.
- 5 -
vào phân tích, rút ra các kinh nghiệm phát triển công nghiệp của các nước Trung
Quốc, Thái Lan và các tỉnh công nghiệp phát triển Bình Dương, Đồng Nai để có thể
vận dụng cho phát triển công nghiệp Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng
như về tăng cường thu hút FDI cho phát triển công nghiệp, đào tạo và thu hút nguồn
nhân lực, chính sách thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, cải cách mạnh thủ
tục hành chính, đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp...
- Chương 2: Phân tích điều kiện, nguồn lực và thực trạng phát triển công
nghiệp Tiền Giang giai đoạn 1995-2005.
Chương này tập trung vào việc phân tích các điều kiện và nguồn lực nội tại
cho phát triển công nghiệp Tiền Giang như vị trí địa lý, các tài nguyên thiên nhiên,
địa hình, thời tiết, các tài nguyên về đất đai, con người, cơ sở hạ tầng, nguồn
nguyên liệu...những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực này
cho phát triển công nghiệp. Ở đây phân tích những đóng góp của công nghiệp vào
tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế, thu và chi ngân sách của tỉnh...Bên
cạnh đó, cũng tập trung phân tích đánh giá tình hình phát triển công nghiệp thời
gian qua kết hợp với việc điều tra doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, từ đó rút
ra được 7 vấn đề cần phải giải quyết.
- Chương 3: Kết quả thảo luận và đề xuất các giải pháp, chính sách phát
triển công nghiệp Tiền Giang giai đoạn 2006-2020.
Từ phân tích chương II, trong chương này tập trung gợi ý 07 nhóm giải pháp
phát triển công nghiệp TG gồm: (1) Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực và
công nghiệp mũi nhọn; (2) Phát triển nguồn nhân lực; (3) Xây dựng cơ sở hạ tầng
đồng bộ; (4) Xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư; (5) Hỗ trợ doanh nghiệp; (6) Liên
kết vùng; (7) Bảo vệ môi trường.
5. Kết cấu của đề tài. Bản luận văn có 79 trang, bố cục đề tài bao gồm:
Mục lục
Phần Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và kinh nghiệm phát triển công nghiệp.
Chương 2: Phân tích điều kiện, nguồn lực và thực trạng phát triển công nghiệp
Tiền Giang giai đoạn 1995-2005.
- 6 -
Chương 3: Kết quả thảo luận và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển
công nghiệp Tiền Giang.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.
6. Các đóng góp chính của luận văn:
- Về phương pháp: Luận văn sử dụng 3 phương pháp: (1) phương pháp thống kê,
đánh giá các chỉ tiêu phát triển các ngành, khu vực kinh tế trong có đều có so sánh, đối
chiếu với của vùng KTTĐPN, phân tích được các chỉ tiêu phát triển của các cơ sở công
nghiệp Tiền Giang như về vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận... (2) Phương pháp phân
nhóm ngành công nghiệp theo vị trí ưu tiên phát triển, trong đó xác định các đặc điểm,
điều kiện, nguồn lực phát triển của địa phương và mục tiêu của các nhóm ngành công
nghiệp mũi nhọn, chủ lực.(3) Phương pháp phân tích SWOT, từ cơ sở lí thuyết, kinh
nghiệm phát triển công nghiệp của các địa phương, các nước; điều kiện, nguồn lực và
thực trạng phát triển công nghiệp có đối chiếu với Vùng KTTĐPN để đưa ra được 07
vấn đề công nghiệp Tiền Giang phải giải quyết.
- Về lý luận: Tiếp cận của luận văn theo 2 cách là: (1) Tiếp cận hệ thống, luận
văn đặt phát triển công nghiệp Tiền Giang trong phát triển công nghiệp tổng thể vùng
KTTĐPN, xác định các mối quan hệ, tác động qua lại. (2) Tiếp cận lịch sử, luận văn
nghiên cứu các lý thuyết, mô hình phát triển công nghiệp; kinh nghiệm phát triển công
nghiệp ở các tỉnh trong nước và ở các quốc gia; nghiên cứu thực trạng phát triển công
nghiệp và các điều kiện, nguồn lực cho phát triển công nghiệp.
- Về thực tiễn: điều tra doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Tiền Giang; lấy ý kiến từ
các chuyên gia như Viện Chiến lược phát triển; các chuyên gia tham gia hội thảo khoa
học Tiền Giang trong tiến trình hội nhập Vùng KTTĐPN (2006)...Vì vậy, luận văn tiếp
cận đánh giá 2 chiều, là từ cơ quan quản lý nhà nước và từ thực tế doanh nghiệp nên
các giải pháp đưa ra là khả thi, gắn với thực tế hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa
bàn, giải quyết được 7 vấn đề trong phát triển công nghiệp Tiền Giang, góp phần thúc
đẩy phát triển công nghiệp, để ngành công nghiệp thực sự trở thành ngành chủ lực,
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- 7 -
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1. Lý thuyết về công nghiệp.
1.1.1. Công nghiệp hóa.
Theo Lê Cao Đoàn (2005), [5] tổng hợp tài liệu của Tổ chức Phát triển công
nghiệp của Liên Hiệp Quốc, đã khái quát bản chất của công nghiệp hóa là một quá
trình phát triển về kinh tế, mà trong đó một bộ phận nguồn lực này ngày càng tăng
của đất nước được huy động để phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành với công
nghệ hiện đại. Điểm nổi bật của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn
thay đổi, để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao.
1.1.2. Vai trò công nghiệp với phát triển kinh tế1.
Theo Đinh Phi Hổ (2006) thì công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế có
5 vai trò sau đây [3]:
(1) Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng thu nhập quốc gia do năng
suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn các ngành khác.
(2) Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế.
(3) Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư.
(4) Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội. Sự phát triển của công nghiệp
xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới, KCN mới và cả ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra sản
phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động và giải quyết việc làm cho xã hội.
(5) Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Vì công nghiệp cung cấp
nhiều yếu tố đầu vào quan trọng cho nông nghiệp như phân bón, thức ăn gia súc,
thuốc trừ sâu, máy móc...làm tăng năng suất. Hơn nữa, công nghiệp còn góp phần
tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp nhờ bảo quản, dự trữ, vận chuyển...
1.1.3. Các điều kiện tiền đề công nghiệp hóa:
Theo Đinh Phi Hổ (2006) [3], có 5 điều kiện tiền đề cần thiết để mở đường
công nghiệp hóa phát triển như sau:
[5]: từ trang 3 đến trang 7.
[3]: từ trang 286 đến 289.
- 8 -
(1) Các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, quy mô diện tích đất đai, trữ lượng
tài nguyên thiên nhiên, điều kiện thời tiết, số lượng dân số của một quốc gia. Nếu một
nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ công nghiệp hóa thuận lợi hơn các nước khác.
(2) Điều kiện cơ sở hạ tầng, một cơ sở hạ tầng hợp lý đáp ứng 3 yêu cầu: đồng
bộ, quy mô và đảm bảo tính phát triển. Tiềm lực kinh tế chỉ có thể phát huy tác
dụng khi xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lí.
(3) Điều kiện về lao động, để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, cần có đội
ngũ lao động với kỹ năng lao động, có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ.
(4) Điều kiện về chính sách mậu dịch nội địa và ngoại thương, chính sách
mậu dịch trong và ngoài nước càng cởi mở, thông thoáng càng thuận lợi hơn trong
quá trình công nghiệp hóa.
(5) Điều kiện về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ
hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa được thuận lợi. Đó là một môi trường kinh tế
có hệ thống luật pháp hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tốc độ lạm phát
và thất nghiệp thấp, Nhà nước nắm vững tình hình KT-XH kịp thời ban hành những
chính sách hợp lí, vận hành suông sẻ bộ máy Nhà nước.
Như vậy, công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế như thúc đẩy
kinh tế tăng nhanh, cung cấp tư liệu sản xuất, hàng hóa tiêu dùng, tạo ra nhiều việc
làm và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Vì vậy, phải đáp ứng tốt các điều kiện cần
thiết để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực, điều kiện về về môi trường kinh tế...
1.2. Các mô hình lý thuyết.
1.2.1. Lý thuyết cất cánh
Theo Đinh Phi Hổ (2006)1[3], tổng hợp lý thuyết cất cánh của Waet Walt
Rostow, chia quá trình phát triển kinh tế ra làm 5 giai đoạn: (1) giai đoạn xã hội
truyền thống; (2) giai đoạn chuẩn bị cất cánh (3) giai đoạn cất cánh; (4) giai đoạn
trưởng thành; (5) giai đoạn tiêu dùng cao. Trong phần nghiên cứu áp dụng đề tài
quan tâm 2 giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị cất cánh và giai đoạn cất cánh:
[3] từ trang 115 đến trang 120
- 9 -
- Giai đoạn “chuẩn bị cất cánh”: Các ngành khác nông nghiệp như công nghiệp,
dịch vụ, ngoại thương được phát triển. Đặc trưng giai đoạn này là: tồn tại song song cả
khu vực kinh tế truyền thống và khu vực kinh tế hiện đại, đồng thời cũng xuất hiện tầng
lớp chủ DN. Cơ cấu ngành kinh tế của giai đoạn này là nông-công nghiệp.
- Giai đoạn “cất cánh”: Đây là giai đoạn trung tâm trong sự phân tích các giai
đoạn phát triển của Rostow. Đặc trưng là nền kinh tế xuất hiện các ngành kinh tế mũi
nhọn có tác động thúc đẩy nhanh tăng trưởng nền kinh tế thông qua tác động dây
chuyền làm các ngành kinh tế khác phát triển theo. Tầng lớp chủ DN có khả năng
thay đổi phương pháp sản xuất và ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Cơ sở
hạ tầng phát triển nhanh. Tỷ lệ đầu tư giai đoạn này ở mức ít nhất chiếm 10%GDP.
Cơ cấu kinh tế là công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ, kéo dài 20-30 năm.
Trong các giai đoạn phát triển, giai đoạn cất cánh được coi là giai đoạn then
chốt nhất. Để chuyển qua giai đoạn này cần phải trải qua giai đoạn chuẩn bị cất
cánh. Điều kiện để giai đoạn cất cánh xuất hiện như sau:
(1) Tỷ lệ đầu tư trong tổng sản phẩm quốc gia phải trên 20%.
(2) Phải có ngành công nghiệp mũi nhọn tạo nên tác động dây chuyền phát
triển các ngành công nghiệp khác.
(3) Phải có một thể chế chính trị-xã hội phù hợp đảm bảo thúc đẩy mạnh mẽ
sự phát triển khu vực kinh tế hiện đại, mở rộng kinh tế đối ngoại và huy động mạnh
mẽ các nguồn vốn trong nước.
Các điều kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các chính sách
phát triển như chú trọng việc hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng cường huy
động vốn đầu tư kể cả trong và ngoài nước, nâng cao năng lực bộ máy quản lý kinh tế...
1.2.2. Mô hình hai khu vực. Theo Đinh Phi Hổ (2006),[3] tổng hợp các nghiên
cứu về quan hệ giữa hai khu vực có các mô hình đáng quan tâm sau1:
- Về mô hình Lewis:
Đối với khu vực nông nghiệp, do đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao
động ngày càng tăng. Hệ quả là có tình trạng dư thừa lao động trong khu vực nông
nghiệp. Đối với khu vực công nghiệp, mức tiền lương của khu vực công nghiệp cao
[3] Từ trang 29-37.
- 10 -
hơn khu vực nông nghiệp, có thể thu hút lao động dư thừa khu vực nông nghiệp.
Tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở tăng trưởng công nghiệp thông
qua tích lũy vốn từ thu hút lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp.
Mô hình này phản ánh được thực tế ở các nước trong bước đầu của quá trình công
nghiệp hoá, nhất là ở Việt Nam, công nghiệp bắt đầu từ những ngành thâm dụng lao
động sau sẽ chuyển đến thâm dụng vốn khi lao động trở nên đắt đỏ hơn.
- Về mô hình Harry T. Oshima. Cho rằng: nông nghiệp có dư thừa lao động,
nhưng chỉ lúc thời vụ không căng thẳng. Đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công
nghiệp là không khả thi vì nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang
phát triển. Mô hình này bao gồm 3 giai đoạn: (1) giai đoạn 1: đầu tư cho nông
nghiệp phát triển theo chiều rộng nhằm đa dạng hoá sản xuất; (2) giai đoạn 2: đồng
thời đầu tư phát triển theo chiều rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ; (3) giai đoạn 3: phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằ._.m giảm nhu cầu
lao động. Trong đó, ở giai đoạn 2 chỉ ra rằng: đồng thời đầu tư phát triển theo chiều
rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục đa dạng hoá sản xuất
nông nghiệp, sản xuất qui mô lớn...Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp cung
cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành công nghiệp thâm dụng lao động.
Như vậy, mô hình 2 khu vực cho thấy rằng: tăng trưởng của nền kinh tế được
thực hiện trên cơ sở tăng trưởng công nghiệp thông qua phát triển các ngành công
nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành công
nghiệp thâm dụng lao động.
1.2.3. Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm và chuỗi sản phẩm - cung ứng.
Theo Lê Cao Đoàn1(2005), [5] tổng hợp từ lý thuyết về chu kỳ sản phẩm và
chuỗi sản phẩm-cung ứng của R. Vermon cho rằng:
- Nước công nghiệp phát triển, là nước nắm giữ công nghệ, thị hiếu người tiêu
dùng, là nước sáng chế, phát minh ra sản phẩm mới, tạo ra chu kỳ sản phẩm, luôn ở
đỉnh làn sóng của sự di chuyển trong cơ cấu sản xuất và thương mại.
- Tới giai đoạn chín muồi trở đi, sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa và sản xuất
hàng loạt, lợi thế về công nghệ không còn nữa, thị trường cũ cũng bão hòa, các sản
[5] từ trang 133-136.
- 11 -
phẩm thay thế cạnh tranh, thị hiếu thay đổi, sản phẩm đi vào giai đoạn suy giảm do
đó phải chuyển sang chu kỳ sản phẩm mới. Tại lúc này, ở ngoài nước công nghiệp
sáng chế sản phẩm mới, thì những sản phẩm tới giai đoạn suy thoái đó lại đang trở
thành mốt, hơn nữa lại là nước có lợi thế nhân công rẻ, không đòi hỏi kỹ năng cao,
có thể tiếp nối chu kỳ sản phẩm ở các giai đoạn tiếp theo, tiếp tục sản xuất sản phẩm
đó để thỏa mãn nhu cầu ở khu vực kém phát triển hơn và xuất khẩu ngược lại nước
sáng chế. Khi chu kỳ sản xuất tiến triển qua giai đoạn mới thì nơi sản xuất tối ưu
cũng thay đổi. Tại đây xảy ra 3 trường hợp:
Một là, công ty xuyên quốc gia của các nước công nghiệp phát triển, di chuyển tư
bản, công nghệ hình thành các nơi sản xuất mở ở các nước kém phát triển hơn, nơi còn
thị trường và có lợi thế sản xuất dưới hình thức mở các công ty con và đầu tư trực tiếp.
Hai là, đây là cơ hội để các nước kém phát triển giành được lợi thế so sánh
trong việc sản xuất sản phẩm đó, trên cơ sở tiếp thu sự chuyển giao công nghệ, thậm
chí cả hệ thống sản xuất sản phẩm đó.
Ba là, thông qua những chu kỳ sản phẩm giữa các nước trong hệ thống thương
mại và mạng sản xuất - dịch vụ toàn cầu, các nước kém phát triển có thể hội nhập
vào hệ thống mạng sản xuất - dịch vụ toàn cầu.
Lý thuyết này có ý nghĩa quan trọng là cánh cửa để các nước chậm phát triển
bước vào mạng sản xuất - dịch vụ toàn cầu, có khả năng thực hiện một sự nhảy vọt
trong phương thức sản xuất, trong cơ cấu của nền sản xuất, tiếp nhận sự chuyển giao
công nghệ, vốn và thị trường từ các nước công nghiệp hiện đại. Đây là “hướng ra”
rất quan trọng đối với nước đang phát triển như Việt Nam nói chung hay Tiền Giang
nói riêng mà cụ thể trong việc thu hút vốn FDI. Vấn đề đặt ra là đối với các nước
đang phát triển, những nước đi sau là một mặt hội nhập vào mạng sản xuất - dịch vụ
toàn cầu và mặt khác, rút ngắn được khoảng cách của sự phát triển, bắt kịp và đuổi
kịp sự phát triển hiện đại của các nước tiên tiến.
1.2.4. Mô hình tăng trưởng và phát triển công nghiệp. Việc hiểu biết một
cách chính xác ngành công nghiệp nào sẽ phát triển trong từng giai đoạn phát triển
của một quốc gia là một thông tin rất có giá trị đối với các nhà kinh tế. Các kế
- 12 -
hoạch cần được soạn thảo sao cho có thể tập trung nguồn lực cho các ngành công
nghiệp riêng biệt trong các giai đoạn riêng biệt.
- Về mô hình ngành công nghiệp tập trung: Theo Đinh Phi Hổ (2006),1[3] tổng
hợp từ nghiên cứu về các ngành công nghiệp của Chenery và Taylor, đã sử dụng
thuật ngữ các ngành công nghiệp giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn sau.
Các ngành công nghiệp giai đoạn đầu là những ngành cung cấp hàng hóa thiết
yếu cho đời sống như chế biến lương thực - thực phẩm.
Các ngành công nghiệp giai đoạn giữa là các ngành cung cấp sản phẩm trung gian
cho các ngành kinh tế như gỗ, da, cao su.
Các ngành công nghiệp giai đoạn sau là những ngành cung cấp hàng tiêu dùng
lâu bền (tủ lạnh, ô tô, tivi...) và hàng tư liệu sản xuất (thép, máy móc, thiết bị...).
Thực tế rất khó xác định một ngành công nghiệp nào đó thuộc nhóm nào.
Phần tỷ lệ của các ngành công nghiệp riêng biệt trong GDP được xác định bởi tiềm
năng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản lịch sử về kinh nghiệm buôn bán,
ngoại thương và nhiều yếu tố khác nữa.
- Về mô hình phát triển cân đối và không cân đối.
Đinh Phi Hổ (2006), [3] tổng hợp mô hình phát triển cân đối từ Rognar
Nurkse và Paul Rosensten, cho rằng: tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào phát
triển nhiều ngành công nghiệp đồng thời trong một giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, Đinh Phi Hổ (2006) [3] tổng hợp các nghiên cứu sự phát triển
công nghiệp của các quốc gia từ Hirschman cho rằng: có rất ít chứng cứ chứng tỏ
rằng tất cả mọi quốc gia đều cần phải theo một mô hình có sẵn. Như vậy, đề nghị
một mô hình phát triển công nghiệp khác hẳn, các quốc gia có thể và cần tập trung
sức lực của mình vào một số ít ngành trong giai đoạn đầu của sự phát triển.
- Về mô hình kết hợp phía trước và phía sau. Đinh Phi Hổ (2005), [3] tổng
hợp tài liệu của Hirschman về các con đường phát triển công nghiệp cho rằng, phát
triển công nghiệp được mở rộng thông qua sự kết hợp phía trước và phía sau.
Các ngành công nghiệp có sự kết hợp phía trước là các ngành công nghiệp mà
các sản phẩm của nó sau đó trở thành đầu vào của các ngành công nghiệp khác.
[3] : từ trang 308-310.
- 13 -
Các ngành công nghiệp có sự kết hợp phía sau là những ngành công nghiệp sử
dụng đầu vào từ những ngành công nghiệp khác.
Cả 2 sự kết hợp phía trước và phía sau sẽ dẫn đến nhu cầu phát triển những ngành
công nghiệp mới và các ngành này lại tạo ra nhu cầu mới nữa và cứ tiếp tục phát triển.
Ngoài ra, còn có những tác giả khác khi nghiên cứu cách thức phát triển công
nghiệp đã đưa ra những con đường phát triển công nghiệp: Tổng hợp của Đinh Phi
Hổ (2006)1, [3] từ tài liệu nghiên cứu của Sang Sung Part cho thấy có 4 con đường
phát triển công nghiệp:
Con đường phát triển thứ nhất: tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào số
lượng lao động và qui mô vốn.
Con đường phát triển thứ hai: tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào năng
suất lao động.
Con đường phát triển thứ ba: tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào cả số
lượng lao động, qui mô vốn và năng suất lao động.
- Con đường phát triển thứ 4: tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào cả số
lượng lao động, quy mô vốn, năng suất lao động và dịch chuyển lao động.
Con đường phát triển thứ 4 là mô hình hiện thực và rất thực tế đối với quá trình
phát triển công nghiệp từ một nền kinh tế lạc hậu lên nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Điểm chung của quá trình công nghiệp hóa ở các nước có mức thu nhập thấp
là thường đi theo con đường phát triển bằng cách tăng số lượng lao động nhanh hơn
tăng năng suất lao động và con đường đó sẽ đảo ngược lại khi công nghiệp đạt trình
độ phát triển cao hơn. Một nền kinh tế kém phát triển, công nghiệp có thể đạt tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với nền kinh tế phát triển vì:
- Bổ sung lực lượng lao động từ khu vực thiếu việc làm sang khu vực công nghiệp.
- Tăng năng suất lao động công nghiệp do hiện đại hóa ngành công nghiệp
trên cơ sở có sự tài trợ vốn và công nghệ của các nước phát triển.
Trong khi tăng trưởng công nghiệp của các nước phát triển chỉ dựa chủ yếu
vào tăng năng suất lao động (con đường phát triển thứ 2).
[3] từ trang 310-314.
- 14 -
Vì vậy, đối với Việt Nam nói chung hay TG nói riêng, con đường công nghiệp
hóa phù hợp là tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào cả số lượng lao động, quy
mô vốn, năng suất lao động và dịch chuyển lao động.
1.2.5. Mô hình “Đàn sếu bay”.
Theo Trần Văn Thọ (2005),1[14] kiểu hình phát triển thường thấy ở Đông Á là
sự chuyển đổi liên tục từ nông nghiệp sang công nghiệp, trong đó bắt đầu từ những
ngành công nghiệp nhẹ cần ít vốn, sang những ngành công nghiệp nặng và hóa dầu,
rồi sang các ngành cơ khí chính xác và điện tử. Thay đổi cơ cấu trong công nghiệp
chính là động lực để duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Công nghiệp hóa cũng
được thúc đẩy bởi các tác động lan tỏa từ nước này sang nước khác do chuyển giao
công nghệ gắn với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thể hiện qua mô hình “Đàn sếu bay”:
- Sự dịch chuyển của Nhật Bản từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng, rồi
điện tử, công nghệ cao tạo ra cơ hội cho Hàn Quốc và Đài Loan có thể đi vào những
ngành mà Nhật đã rời bỏ.
- Đến khi Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore chuyển sang công nghiệp nặng
và điện tử thì cơ hội trong các ngành công nghiệp nhẹ được mở ra cho Thái Lan,
Indonesia và Malaysia.
- Thế hệ tiếp theo là Trung Quốc, Việt Nam.
Qua đó cho thấy, các nền kinh tế ngày càng đi lên cao hơn trong “bậc thang”
công nghệ và thâm dụng vốn; các ngành công nghiệp cơ bản chuyển từ nền kinh tế đi
đầu, sang nhóm thứ 2 và thứ 3. Hoàn toàn có thể vận dụng mô hình đối với phát triển
công nghiệp ở Vùng KTTĐPN những địa phương thế hệ đi đầu là TP.HCM rồi đến
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng tàu và thế hệ tiếp theo là Long An, Tiền Giang.
Từ các lý thuyết và mô hình như trên để công nghiệp Tiền Giang “cất cánh”
được cần quan tâm đến các vấn đề sau: tăng cường thu hút vốn đầu tư, có ngành
công nghiệp mũi nhọn cũng như có thể chế phù hợp đảm bảo thúc đẩy mở rộng kinh
tế đối ngoại và huy động mạnh mẽ các nguồn vốn trong nước. Khả năng thu hút lao
động nông nghiệp của khu vực công nghiệp cũng tác động tới tăng trưởng kinh tế;
chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông
[14] từ trang 49-52.
- 15 -
nghiệp và các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Công nghiệp hóa cũng được
thúc đẩy bởi các tác động lan tỏa do chuyển giao công nghệ gắn với đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Các nước, địa phương đi sau cần tập trung sức lực của mình vào một số ít
ngành trong giai đoạn đầu của sự phát triển phù hợp lợi thế so sánh của mình.
1.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp trong và ngoài nước.
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp các tỉnh, thành trong nước.
1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương.[12]
Từ thành tựu phát triển công nghiệp của Bình Dương, giá trị gia tăng GDP của
ngành công nghiệp bình quân tăng 20,4%/năm (1997-2004); tỷ trọng công nghiệp
liên tục tăng từ 45,5% (1996) lên 64,7% (2005), có 700 dự án FDI trong lĩnh vực
công nghiệp với tổng vốn đăng ký là 3,4 tỷ USD..., rút ra các bài học:1
(1) Mạnh dạn chọn công nghiệp làm động lực để phát triển kinh tế - xã hội,
gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và nông thôn, triển khai phát triển
công nghiệp phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của địa phương.
(2) Khai thác và phát huy lợi thế so sánh của địa phương, đi đôi với tập trung
đầu tư hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ
tục hành chính để thu hút vốn, lao động cho phát triển công nghiệp.
(3) Nhận thức rõ tình hình để đón bắt thời cơ. Làm quyết liệt, giải quyết kịp
thời, thỏa đáng những yêu cầu của nhà đầu tư và lợi ích chính đáng của người dân.
Đặc biệt coi trọng việc cải tiến thủ tục hành chính theo hướng tăng tính phục vụ.
(4) Chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng KCN
Một vấn đề có tính chung nhất đó là, nơi nào có vị trí thuận lợi, có chính sách
thông thoáng, cán bộ tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ các nhà đầu tư, tất yếu ở đó sẽ
đạt được kết quả. Đây là bài học tốt cho việc phát triển công nghiệp của các địa
phương đi sau, trong đó có Tiền Giang.
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai.[12]
Đồng Nai là tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN đã có những thành tích ấn tượng
trong phát triển công nghiệp, trong đó, đóng góp lớn vào phát triển công nghiệp
Đồng Nai là sự phát triển của các KCN. Giá trị công nghiệp của 16 KCN tỉnh
[12] số 88-2005 và số năm 2006.
- 16 -
Đồng Nai chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng giá trị ngành công nghiệp của tỉnh;
94% vốn đầu tư trong KCN là đầu tư nước ngoài. Qua nghiên cứu quá trình phát
triển công nghiệp ở Đồng Nai (từ năm 2001 đến nay), cho thấy có 7 kinh nghiệm,
trong đó có các kinh nghiệm đáng chú ý là:
(1) Có chủ trương đúng, chính sách cởi mở, tỉnh đã sớm nhận thức lợi thế so
sánh về vị trí địa lý so với các địa phương khác, nên đã sớm chọn KCN là trọng
điểm xây dựng phát triển kinh tế của địa phương.
(2) Ưu tiên cho việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN và khu dân cư cùng các
công trình dịch vụ phục vụ KCN. Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi
về mặt tài chính và quản lý thuận lợi của Nhà nước, kết cấu hạ tầng kỹ thuật các
KCN đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Việc chọn lựa
DN đầu tư hạ tầng có năng lực tài chính và kinh nghiệm tiếp thị đầu tư có ý nghĩa
quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào KCN.
(3) Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” là cơ chế giải quyết các công việc liên
quan đến thủ tục hành chính cho DN KCN, chỉ diễn ra một đầu mối.
(4) Phải có môi trường đầu tư thuận lợi và hỗ trợ DN. Có môi trường đầu tư tốt
cộng với uy tín rất quan trọng. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở ra cơ hội
để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới. Chú trọng việc tôn vinh doanh nghiệp, tích
cực hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn của DN, thường xuyên cải tiến thủ tục hành
chính và dịch vụ công theo hướng công khai, tận tâm, minh bạch.
(5) Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KCN luôn
là vấn đề cần thiết và cấp bách. Phát triển nguồn nhân lực cần đồng bộ các mặt:
giáo dục đào tạo, sử dụng và tạo việc làm. Chuẩn bị đồng bộ các loại cán bộ quản
trị kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ công nhân lành
nghề. Gắn công tác đào tạo với thị trường sức lao động. Tạo mối liên kết giữa Nhà
nước, trường học và DN trong quá trình đào tạo tuyển dụng.
Như vậy, từ kinh nghiệm của Bình Dương, Đồng Nai trong phát triển công
nghiệp là phải mạnh dạn chọn công nghiệp là động lực cho phát triển, đón bắt thời
cơ để khai thác và phát huy được lợi thế so sánh nhất là lợi thế về mặt vị trí địa lý,
- 17 -
đi đôi với tập trung đầu tư hạ tầng kinh tế - kỹ thuật kể cả hạ tầng các KCN, cải
thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực để thu hút vốn, lao động cho phát triển công nghiệp.
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của các nước trên thế giới.
1.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc.1[14]
Kinh tế Trung Quốc vừa lớn về quy mô vừa nhanh về tốc độ tăng trưởng, giai
đoạn phát triển và cơ cấu tài nguyên, cơ cấu kinh tế và các điều kiện KT-XH lại
tương đối gần với Việt Nam. Vì vậy, bài học phát triển kinh tế hay phát triển công
nghiệp Trung Quốc là bài học đáng giá đối với Việt Nam hay tỉnh Tiền Giang trong
quá trình công nghiệp hóa của mình. Nghiên cứu tài liệu về công nghiệp hóa của
Trung Quốc cho thấy có 2 bài học nổi bật được rút ra:
Thứ nhất, tiến nhanh vào cơ chế thị trường, nhất là trong lĩnh vực sản xuất.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước được tạo điều kiện về cơ chế để phát triển nhanh, có
thể nói là rất ngoạn mục. Đặc biệt, các DN hương trấn (town village entreprises –
TVEs) đóng vai trò đầu tàu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc,
tỷ lệ của TVEs trong tổng GTSX công nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 10% năm
1980 lên tới 58% năm 1997.
Thứ ba, vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhờ sự tích cực hưởng ứng
của tư bản Hoa kiều ở giai đoạn đầu và từ thập niên 1990, FDI từ Âu - Mỹ và Nhật
Bản tăng nhanh, góp phần vào việc thay đổi cả lượng lẫn chất của kinh tế Trung Quốc.
1.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển của Thái Lan2.[11]
Thái Lan duy trì tốc độ tăng trường GDP 9%/năm trong thời kỳ 1984-1994.
Thái Lan là nước thành công nhất trong khối ASEAN về việc thu hút FDI, bình
quân hàng năm thu hút được trên 6,5 tỷ USD vốn FDI. Qua nghiên cứu về phát triển
công nghiệp của Thái Lan giai đoạn từ 1984 đến nay rút ra 4 kinh nghiệm đáng quan
tâm, đó là: Đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài;
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và tăng cường thâm nhập vào các
nước mới mở cửa.
[14] từ trang 70-71.
[11] Trang 45, kỳ I, tháng 7/2006.
- 18 -
(1) Về đào tạo nguồn nhân lực, khẳng định nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực có học vấn cao thực sự là nhân tố thiết yếu cho sự phát triển công nghiệp
trong giai đoạn mới. Đồng thời, phát triển hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật,
nhằm tạo thêm cơ hội học tập, việc làm cho thế hệ thanh niên.
(2) Về tăng cường thu hút FDI, ngay sau khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu
Á, Thái Lan đã quyết tâm thay đổi những chính sách để tạo môi trường đầu tư hấp
dẫn hơn so với các nước trong khu vực. Thái Lan chú trọng phát triển mạng lưới ngành
công nghiệp hỗ trợ một cách thích ứng.
Thái Lan xây dựng một cơ cấu công nghiệp đa dạng (gồm 14 ngành), cố gắng
đảm bảo đầu tư vào việc xây dựng cơ cở hạ tầng, đảm bảo nguồn cung về lao động,
cũng như các yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp.
(3) Về nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, phần lớn các sản
phẩm dệt may, giầy dép, thực phẩm đóng hộp…là những sản phẩm xuất khẩu
truyền thống của Thái Lan. Thái Lan đưa ra chương trình nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng xuất khẩu. Hai trong số nhiều ngành công nghiệp được ưu tiên đầu
tư là công nghiệp dệt may và công nghiệp thực phẩm, được hỗ trợ về mặt tài chính
cho đổi mới công nghệ, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển....
(4) Về tăng cường thâm nhập vào các nước mới mở cửa, trong những năm gần
đây, Thái Lan chú trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là thâm nhập vào
các nước mới mở cửa như Campuchia, Lào, Trung Quốc và Việt Nam. Thái Lan đã
ký kết hợp tác kinh tế với tất cả các nước láng giềng, chẳng hạn như: Tam giác kinh
tế phía Nam, tứ giác kinh tế phía Bắc, lục giác kinh tế sông Mê Công.
Qua kinh nghiệm các nước, để thúc đẩy công nghiệp phát triển có rất nhiều
yếu tố cần phải thực hiện nhưng có những yếu tố không thể thiếu đó là tăng cường
thu hút vốn FDI cho phát triển công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cả về
số lượng lẫn chất lượng, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư hấp
dẫn...
- 19 -
Tóm tắt chương 1.
Kết quả tổng quan các tàu liệu về lý thuyết và kinh nghiệm phát triển công
nghiệp chỉ ra rằng:
(1) Công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế như thúc đẩy kinh tế
tăng nhanh, cung cấp hàng hóa chủ yếu cho xã hội, tạo nhiều việc làm và thúc đẩy
nông nghiệp phát triển. Vì vậy, để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa phải đáp
ứng tốt các điều kiện cần thiết về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,
điều kiện về về môi trường kinh tế...
(2) Các mô hình lý thuyết về phát triển công nghiệp cho rằng để có thể “cất
cánh” được phải: tăng cường thu hút đầu tư, có ngành công nghiệp mũi nhọn, có
thể chế phù hợp đảm bảo thúc đẩy mở rộng kinh tế đối ngoại và huy động mạnh mẽ
các nguồn vốn trong nước. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp của khu vực công
nghiệp cũng tác động tới tăng trưởng kinh tế; chú trọng phát triển công nghiệp chế
biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành công nghiệp
thâm dụng lao động; các quốc gia, các địa phương có thể và cần tập trung sức lực
của mình vào một số ít ngành trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Công nghiệp
hóa cũng được thúc đẩy bởi các tác động lan tỏa do chuyển giao công nghệ gắn với
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
(3) Từ kinh nghiệm phát triển công nghiệp các nước, để thúc đẩy công nghiệp phát
triển bên cạnh vai trò rất quan trọng của vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên...còn có nhiều
yếu tố khác như tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; cải cách thủ
tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng trong thu hút đầu tư trong và ngoài
nước; xác định đúng vị trí các khu, cụm công nghiệp, công tác đền bù giải tỏa, tái định
cư trong việc thu hồi đất cho phát triển công nghiệp...
Các cơ sở lí thuyết trên, các bài học kinh nghiệm rất có ích cho Tiền Giang
trong việc nắm bắt cơ hội, tận dụng vị trí địa lý, lợi thế so sánh về nguồn nguyên
liệu, lực lượng lao động... để thu hút vốn đầu tư, công nghệ phát triển những ngành
công nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh cũng như phù hợp hội nhập với
Vùng KTTĐPN và kinh tế quốc tế.
- 20 -
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN, NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 1995-2005.
Trong chương này những nhiệm vụ phải giải quyết là: Đánh giá điều kiện, nguồn
lực cho phát triển công nghiệp Tiền Giang như vị trí địa lý, đặc điểm về khí hậu, thỗ
nhưỡng cho phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, địa hình địa chất cho xây dựng, các
tài nguyên nước, khoáng sản, đất…phục vụ cho phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó,
đánh giá việc phát triển công nghiệp đã tác động đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển các ngành kinh tế khác…Xem xét đến các yếu tố cơ sở hạ tầng kinh tế,
xã hội mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp như hệ thống giao thông, điện,
nước, thông tin liên lạc, đào tạo nghề, nguồn nhân lực…Lấy ý kiến doanh nghiệp trên địa
bàn Tiền Giang về: lí do đầu tư; môi trường đầu tư; các yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp; và
mức độ cần thiết của các hoạt động để Tiền Giang hội nhập tốt vào Vùng KTTĐPN.
2.1. Các điều kiện, nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Tiền Giang.
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KT-XH .
2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế của tỉnh.
Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm 6% diện tích ĐBSCL,
8,2% diện tích Vùng KTTĐPN, 0,7% diện tích cả nước; dân số là 1,698 triệu người,
chiếm 10% dân số ĐBSCL, 11,4% dân số Vùng KTTĐPN và 2% dân số cả nước. Là
tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa thuộc vùng KTTĐPN, nằm trong vùng ảnh hưởng
trực tiếp của đô thị-TPHCM. Hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận lợi như QL1,
QL50, QL 60, QL 30, Sông Tiền, Sông Chợ Gạo, có bờ biển dài (32 km)...và sắp tới là
đường cao tốc TPHCM - Cần Thơ,...Như vậy, với thuận lợi về mặt vị trí đã tạo cho
Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, phát triển
sản xuất công nghiệp, tăng cường khả năng hợp tác với các tỉnh trong Vùng KTTĐPN.
2.1.1.2. Các đặc điểm chủ yếu về tài nguyên tự nhiên.
Về đặc điểm khí hậu, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm
nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây tình hình nhiễm mặn khá nghiêm trọng ở các huyện
phía Đông và 1 phần diện tích ở phía Tây (Tân Phước) bị nhiễm phèn.
- 21 -
Đặc điểm địa hình - địa chất, do đặc điểm bề mặt là nền đất là phù sa mới,
giàu bùn sét và hữu cơ (trừ các giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối
thấp, về địa chất công trình khả năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố
nhiều cho các công trình xây dựng....
Tài nguyên nước và đặc điểm thủy văn, trữ lượng nước mặt rất dồi dào, nhất là từ
sông Tiền. Lượng nước ngọt ngày càng hạn chế khi đi ra gần biển. Khi sản suất phát triển
cao hơn cũng như quá trình công nghiệp hóa tăng lên, cần phải đầu tư phát triển, cân đối
lượng nước ngọt phục vụ cho sản suất công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt là nước sạch.
Tài nguyên khoáng sản, gồm than bùn (ở Cai Lậy, Tân Phước) với trữ lượng
khoảng 5 triệu m3, có thể làm phân bón vi sinh; sét sử dụng cho công nghiệp được
tìm thấy trong phù sa cổ và mới, sét làm gốm sành, gạch ngói...; cát trên sông Tiền
trữ lượng khoảng 93 triệu m3. Như vậy, với điều kiện tài nguyên khoáng sản trên có
thể phát triển các ngành công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, làm gốm...
Tài nguyên đất đai và hiện trạng sử dụng đất, tổng diện tích đất tự nhiên là
248,2 ngàn ha, gồm các nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, chiếm 54,9% diện tích tự
nhiên, đất thuận lợi nhất cho trồng lúa, màu, cây ăn trái...; nhóm đất mặn, chiếm
14,6% diện tích, thích hợp trồng các loại cây như dừa, sơ ri, cói, nuôi trồng thủy hải
sản...; nhóm đất phèn, chiếm 19,4% diện tích, thích hợp trồng các loại cây như tràm,
bàng, khóm, mía và các loại cây trồng khác như lúa, màu, cây ăn quả...; nhóm đất cát
giồng, chiếm 3% diện tích, thích hợp cho xây dựng và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Với hiện trạng sử dụng đất cho vẫn còn có khả năng chuyển một phần đất sản xuất
nông nghiệp không hiệu quả, thích hợp cho xây dựng như đất phèn, đất mặn và đất
cát giồng sang sản xuất công nghiệp nhất là xây dựng các khu, cụm công nghiệp.
Nhìn chung, thuận lợi về mặt vị trí đã tạo cho Tiền Giang có nhiều lợi thế trong
việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất công nghiệp. Hơn nữa,
với các điều kiện tự nhiên cho thấy Tiền Giang có thể phát triển một nền nông
nghiệp đa dạng, sản xuất qui mô lớn tạo nguồn nguyên liệu rất quan trọng cho
ngành công nghiệp chế biến hàng nông thủy sản; có nguồn khoáng sản có thể phát
triển các ngành công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng và vẫn còn diện tích đất có
thể chuyển sang xây dựng các khu, cụm công nghiệp như đất phèn, đất mặn, đất cát
- 22 -
giồng...Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên còn có nhiều khó khăn cho phát triển công
nghiệp như nền đất yếu nên xây dựng các công trình phải tốn kém hơn các nơi
khác; thiếu nước ngọt cho sản xuất công nghiệp ở các huyện phía Đông...
2.1.1.3. Đặc điểm dân số và nguồn lao động.
Năm 2005, dân số là 1,698 triệu người, dân số đứng thứ 3/8 tỉnh, thành phố
trong Vùng KTTĐPN diện tích đứng thứ 6/8, mật độ dân số cao 685 người/km2,
đứng thứ 2/8, chỉ sau TP.HCM (bảng 2.1). Tỷ lệ đô thị hoá 15%, thấp hơn bình
quân của vùng ĐBSCL (20,7%) và Vùng KTTĐPN (48,4%).
Lao động trong độ tuổi trên 1,1 triệu người, chiếm 66,3% so với dân số. Trong
cơ cấu lao động năm 2005, lao động khu vực nông nghiệp chiếm 69,2%; lao động
khu vực công nghiệp - xây dựng 10,7%; và lao động khu vực dịch vụ 20,1%. Tỷ lệ
lao động nông nghiệp vẫn còn cao, so với bình quân chung của vùng ĐBSCL có cơ cấu
lao động tương ứng là 59,7%; 13,6% và 26,7% và của Vùng KTTĐPN tương ứng là
36,7%; 33,6% và 29,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 23% năm 2005, cao hơn bình
quân của vùng ĐBSCL (16,4%) nhưng thấp hơn bình quân cả nước (24,8%). Tỷ lệ lao
động chưa có việc làm khu vực thành thị là 4,3%.
Bảng 2.1: Dân số, mật độ dân số Vùng KTTĐPN, năm 20051.
STT Tỉnh, thành phố Diện tích (km2)
Dân số (103
người)
Mật độ dân số
(người/km2)
Vùng KTTĐPN 30.412,4 14.861 489
1 TP.HCM 2.095,2 6.062 2.893
2 Đồng Nai 5.984,8 2.385 377
3 Tiền Giang 2.481,8 1.698 685
% Vùng KTTĐPN 8,2 11,4 140
4 Long An 4.491,2 1.420 316
5 Tây Ninh 4.029,6 1.060 263
6 Bà Rịa – Vũng Tàu 1.982,2 934 471
7 Bình Dương 2.695,5 897 333
8 Bình Phước 6.857,3 814 119
Nguồn: [18]
Để phát triển công nghiệp, xét về mặt dân số-lao động cho thấy, Tiền Giang
có các mặt thuận lợi như có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động qua đào
tạo khá... nhưng bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn như mật độ dân số cao, dân số
[18] trang 12-13.
- 23 -
nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn gây áp lực rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc
làm, tái định cư đối với những gia đình bị mất đất sản xuất do quá trình công
nghiệp hóa, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn rất cao...
2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH.
2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 10 năm (1996-2005) bình quân 8,5%/năm;
trong đó, giai đoạn 1996-2000 là 8,1% (Vùng KTTĐPN là 9,2%) và giai đoạn 2001-
2005 là 9% (vùng KTTĐPN tăng 11,76%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tiền Giang qua
các giai đoạn đều thấp hơn Vùng KTTĐPN, nên tỷ trọng đóng góp GDP (giá hiện
hành) vào GDP toàn Vùng KTTĐPN giảm dần, từ 4,5% năm 2000 xuống còn 4,2%
năm 2005. Trong 5 năm gần đây, Tiền Giang đã có bước phát triển nhanh và tương đối
toàn diện, trong đó có sự đóng góp rất lớn của khu vực công nghiệp - xây dựng (tăng
cao hơn so với Vùng KTTĐPN 16,8% so với 13,76%).
Bảng 2.2 : Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996-20051
Nhịp độ tăng trưởng (%)
1996-2000 2001-2005 Chỉ tiêu
Tiền
Giang
Vùng
KTTĐPN
Tiền
Giang
Vùng
KTTĐPN
Tốc độ tăng trưởng GDP 8,1 9,2 9,0 11,76
- Khu vực I 4,6 8,17 5,0 5,53
- Khu vực II 10,2 9,77 16,8 13,76
- Khu vực III 14,6 8,76 11,4 10,87
Nguồn: [1], [2], [18]
3 0 2
3 6 4
4 7 5
8 1 4
1 0 7 3
1 3 2 1
3 6 5
4 8 1
6 4 0
0
2 0 0
4 0 0
6 0 0
8 0 0
1 0 0 0
1 2 0 0
1 4 0 0
2 0 0 0 2 0 0 3 2 0 0 5
T iề n G i a n g V ù n g K T T Đ P N V iệ t N a m
[1] & [2]: Niên giám thống kê TG 2000 & 2005; [18]: trang 15-17.
Biểu đồ 2.1: Thu nhập bình quân/người (ĐVT: USD) [18]
- 24 -
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có bước tăng trưởng khá, nhất
là 5 năm gần đây (2001-2005), nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Vùng
KTTĐPN, thu nhập/người ngày càng tụt hậu...Vì vậy, vấn đề đặt ra trong giai đoạn
tới là xây dựng các giải pháp phát triển KT-XH nhất là phát triển các ngành công
nghiệp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thu hẹp khoảng cách
về thu nhập so với cả nước, vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐPN.
2.1.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu theo ngành kinh tế, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ
15,3% năm 2000 tăng 22,5% năm 2005 nhưng vẫn còn rất thấp so với Vùng
KTTĐPN (chiếm 57,5%); tỷ trọng của ngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 56,5%
năm 2000 xuống còn 48,0% năm 2005, (Vùng KTTĐPN còn 8,1%, Vùng ĐBSCL
chiếm 47,1%); tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 28,2% năm 2000 tăng lên 29,5%
năm 2005. Cơ cấu kinh tế của Tiền Giang chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng
ngành công nghiệp ._.thuật và
phúc lợi xã hội như giao thông, thủy lợi, y tế, trường học, chợ ... phục vụ cho nhu
cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân ngày càng tăng, nâng chỉ số diện
tích đất chuyên dùng bình quân đầu người từ 83m2/người (1995) lên 105m2 /người
(2005). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao là đất giao thông 29m2/người, đất thủy lợi và mặt
nước chuyên dùng 57 m2/người.
+ Đất ở: Diện tích đất ở là 8.274 ha, chiếm 3,3% tổng diện tích tự nhiên.
Trong 10 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu diện tích đất ở
không ngừng tăng lên từ 4.597 ha (1995) lên 7.646 ha (2000) và 8.274 ha (2005),
tăng thêm 3.677 ha - tốc độ tăng bình quân 6%/năm, bên cạnh đó diện tích đất ở
bình quân đầu người cũng được cải thiện và nâng lên từ 29m2/người (1995) lên
49m2 /người (2005). Trong đó, đất ở đô thị là 616 ha - chiếm khoảng 7% tổng diện
tích đất ở, bình quân 22 m2/ người ( còn thấp so với tiêu chuẩn đất ở đô thi- khoảng
PHẦN PHỤ LỤC -12-
30 m2/ người); đất ở nông thôn là 7.204 ha chiếm 93% tổng diện tích đất ở, bình
quân 53m2/người (đạt tiêu chuẩn về đất ở nông thôn hiện nay).
Nhìn chung xu hướng đất nông nghiệp sẽ giảm dần những năm sau này do
nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, khu cụm công nghiệp và
nhà ở ngày càng tăng, trong khi tiềm năng đất có khả năng nông-lâm nghiệp không
còn nhiều (<3%), quỹ đất nông nghiệp của tỉnh đã khai thác sử dụng đến mức giới
hạn, điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sản xuất hàng hoá và tích lũy từ nội bộ
ngành nông nghiệp, cần có biện pháp tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, gắn với phát triển toàn diện nông nghiệp
- nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp
sang các khu vực khác theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá.
PHẦN PHỤ LỤC -13-
Phụ lục 2: Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2007.
Bảng 1: Danh sách 38 doanh nghiệp công nghiệp điều tra trên địa bàn Tiền
Giang.
STT Tên doanh nghiệp khảo sát Loại hình
Vốn
(Tỷ
đồng)
Lao
động
(người)
Năm
thành
lập
1 CTY CP Dược thú y cai lậy CTCP 14.5 132 1990
2 CTY TNHH GIA Phát TNHH 2.5 100 1995
3 CTY CP Vật tư nông nghiệp TG CTCP 10 125 1992
4 DNTN Trẻ DNTN 5 50 1993
5 CTY TNHH Hiệp Thành TNHH 25 200 1994
6 CTY UNIPRESIDENT VN tại TG CTNNg 270 228 2006
7 CTY CP Cơ khí TG CTCP 9 140 2006
8 CTY TNH SX EXCEL VN CTNNg 37.26 530 2006
9 HTX Cơ khí Hùng Vương HTX 0.3 10 1984
10 CTY CP lương thực TG CTCP 67 400 1992
11 HTX Thống Nhất HTX 0.385 60 1977
12 Công ty cổ phần may Tiền Tiến CP 70 2100 1994
13 HTX Rạch Giầm HTX 240 1000 1979
14 CÔng ty CP bao bì Tiền Giang CP 11.9 198 1997
15 Công ty CP dầu thực vật Tiền Giang CTCP 5 80 1983
16 Cong ty TNHH Tiến Phát TNHH 2.373 20 2000
17 Công ty TNHH thể thao Hải Yến TNHH 11 212 1991
18
Công ty TNHH sản xuất chế biến
nông thủy sản xuất khẩu Thuận
Phong
TNHH 400 2002
19 Công ty TNHH TMCB Nông thủy hải sản và TPXK Việt Phú TNHH 20 500 2002
20 Công ty TNHH XNK đồ hộp Á Châu TNHH 12 250 2005
21 Công ty TNHH chế biến thủy sản Gò Đàng Tiền Giang TNHH 3.8 359 2004
22 công ty CP thương mại Thuần Việt CTCP 0.8 22 2005
23 HTX Nhất Trí HTX 1 400 1973
24 HTX chế biến thức ăn công nghiệp Bình Minh HTX 6.5 52 1997
25 DNTN TCMN XK Vĩnh Thịnh DNTN 4.016 65 2000
26 Công ty CP may sông Tiền CTCP 13 1500 2003
27 Công ty liên doanh TNHH may xk Việt Tân TNHH 524 1998
28 Công ty CP may MỸ Tho CTCP 7 620 1987
29 Công ty TNHH SX và CB gỗ Thuận Phát TNHH 4.5 68 2006
30 DNTN may xuất khẩu Thành Tâm DNTN 3 65 2003
PHẦN PHỤ LỤC -14-
STT Tên doanh nghiệp khảo sát Loại hình
Vốn
(Tỷ
đồng)
Lao
động
(người)
Năm
thành
lập
31 Máy và thiết bị công nghiệp Thái Hòa DNTN 1 12 1999
32 Công ty CP nhựa Mêkông CTCP 12 500 2004
33 Công ty CP-XD-SX-XNK Nhật Quang CTCP 4 200 2005
34 C ty TNHH CN thiết bị chiếu sáng Duhal TNHH 10 400 2003
35 Công ty CP rau quả TG CTCP 20 1064 1977
36 Công ty cổ phần in Tiền Giang CTCP 20 103 2006
37 Công ty TNHH Nam of Lon Don CTNNg 1130 2003
38 DNTN dệt len Mỹ Thuận DNTN 0.2 190 2004
Bảng 2. Mẫu khảo sát phân theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình DN Số lượng Tỷ lệ (%)
Cty CP 13 34,2
HTX 5 13,2
DN có Vốn ĐTNN 3 7,9
DNTN 6 15,8
Cty TNHH 11 28,9
Tổng 38 100,0
Bảng 3: Các lí do doanh nghiệp đầu tư vào Tiền Giang.
STT Các lí do đầu tư vào Tiền giang Lượt ý kiến
Tỷ lệ
%
1 Lợi thế chi phí về giá cả sinh hoạt, tuyển dụng lao động tại địa phương, chi phí nhân công rẻ 16 21,6
2 Nằm trong khu vực ĐBSCL, nguồn nguyên liệu dồi dào 15 20,3
3 Được hưởng ưu đãi đầu tư (đào tạo lao động, hỗ trợ đầu tư hạ tầng KCN...) 10 13,5
4 Gấn Tp.HCM 5 6,8
5 Giao thông thủy, bộ thuận lợi 5 6,8
6 Thái độ niềm nở của lãnh đạo, tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp 6 8,1
7 Chính sách thuế ổn định 3 4,1
8 Thủ tục hành chính thuận lợi 2 2,7
9 Giá đất trong KCN rẻ hơn so với các tỉnh gần TPHCM 8 10,8
10 An ninh trật tự ổn định 2 2,7
11 Môi trường sinh thái ít ô nhiễm 2 2,7
Tổng cộng 74 100,0
PHẦN PHỤ LỤC -15-
Bảng 4: Lí do các doanh nghiệp chọn ngành công nghiệp ưu tiên.
STT Điều kiện Lượt ý kiến
Tỷ lệ
%
1
Có hệ thống sông ngòi nhiều và bờ biển thuận lợi
cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản và giao
thông thuận lợi
26 41,9
2 Gần Tp.HCM, lao động dồi dào, siêng năng, chăm chỉ và rẻ 14 22,6
3 Nguồn nguyên liệu nông nghiệp lớn và có sẵn 12 19,4
4 Thu hút đầu tư nước ngoài 8 12,9
5 Khác (vị trí thuận lợi) 2 3,2
Tổng cộng 62 100
Bảng 5: Các ngành công nghiệp có lợi thế phát triển.
Ngành có lợi thế phát triển nhất
STT Ngành Lượt ý kiến
Tỷ lệ
%
% số
DN trả
lời
1 Công nghiệp chế biến nông thủy hải sản và thực phẩm 32 84,2 86,5
2 Công nghiệp dệt và may mặc 2 5,3 5,4
3 Tiểu thủ công nghiệp 2 5,3 5,4
4 Khác 1 2,6 2,7
Total 37 97,4 100,0
Missing System 1 2,6
Total 38 100
Ngành có lợi thế phát triển thứ nhì
STT Ngành Lượt ý kiến
Tỷ lệ
%
% số
DN trả
lời
1 Công nghiệp chế biến nông thủy hải sản và thực phẩm 19 50,0 55,9
2 Công nghiệp dệt và may mặc 6 15,8 17,6
3 Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy 5 13,2 14,7
4 Tiểu thủ công nghiệp 2 5,3 5,9
5 Công nghiệp vật liệu xây dựng 1 2,6 2,9
6 Công nghiệp khai thác 1 2,6 2,9
7 Khác 0,0 0,0
Total 34 89,5 100,0
Missing System 4 10,5
Total 38 100
PHẦN PHỤ LỤC -16-
Ngành có lợi thế phát triển thứ ba
STT NGÀNH Lượt ý kiến
Tỷ lệ
%
% số
DN trả
lời
1 Công nghiệp chế biến nông thủy hải sản và thực phẩm 10 26,3 33,3
2 Công nghiệp dệt và may mặc 6 15,8 20,0
3 Tiểu thủ công nghiệp 6 15,8 20,0
4 Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy 7 18,4 23,3
5 Khác 1 2,6 3,3
Total 30 78,9 100,0
Missing System 8 21,1
Total 38 100
Bảng 6: Điểm trung bình mức độ thực hiện của môi trường đầu tư
STT CÁC YẾU TỐ Tiền Giang
Long
An
Vĩnh
Long
Đồng
Tháp
Bến
Tre
TP
HCM
Cần
Thơ
1 Chính sách, luật pháp
1.1 Các cơ quan quản lý hỗ trợ tốt cho cho các phương tiện giao thông 6.98 7.18 6.38 6.7 6.00 7.36 6.70
1.2 Dịch vụ hành chính, pháp lý nhanh chóng 7.31 6.70 6.83 6.2 5.63 8.00 7.00
1.3 Các văn bản pháp luật được triển khai nhanh đến doanh nghiệp 7.00 7.00 7.20 6.5 6.60 7.917 7.83
1.4 Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo khi DN cần 9.02 7.33 6.80 6.5 6.43 7.778 7.71
1.5
Chính sách về thuế luôn được chính
quyền tỉnh cập nhật và áp dụng
nhanh
8.28 7.60 6.67 6.3 6.80 7.889 7.33
1.6 Quy trình cấp giấy phép đầu tư cụ thể 8.06 8.33 7.17 6.8 7.00 8.300 8.00
1.7 Hệ thống thuế rõ ràng 8.07 8.00 7.17 7.0 7.29 8.500 8.14
1.8 Hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh 7.55 6.57 6.57 5.8 5.71 9.000 8.00
1.9 Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện 7.08 6.33 6.33 5.2 5.00 8.455 7.00
2 Ưu đãi đầu tư
2.1 Chính sách ưu đãi đến kịp thời 5.70 7.83 6.80 5.6 7.00 8.667 8.17
2.2 Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn 5.12 7.75 7.29 5.6 6.86 8.100 7.33
3 Đào tạo kỹ năng
3.1 Trường dạy nghề đáp ứng được y/c của DN 4.39 4.63 5.00 4.0 3.43 8.417 6.86
PHẦN PHỤ LỤC -17-
STT CÁC YẾU TỐ Tiền Giang
Long
An
Vĩnh
Long
Đồng
Tháp
Bến
Tre
TP
HCM
Cần
Thơ
3.2 Công nhân có kỷ luật lao động cao 6.72 6.00 6.33 5.0 5.00 7.917 6.83
3.3 Học viên tốt nghiệp trường đào tạo nghề có thể làm việc được ngay 4.63 5.25 5.50 4.8 5.00 7.929 6.43
3.4 Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương 4.49 5.89 6.29 5.2 4.56 8.250 7.29
4 Môi trường sống
4.1 Hệ thống trường học tốt 7.36 6.13 6.83 5.4 4.86 8.818 8.00
4.2 Hệ thống y tế tốt 6.82 5.75 5.67 5.4 5.13 9.000 7.43
4.3 Môi trường không bị ô nhiễm 7.52 6.50 7.50 8.6 7.71 4.417 5.83
4.4 Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn 4.22 5.22 5.63 4.7 5.33 9.000 7.38
4.5 Người dân thân thiện 8.40 7.33 8.13 8.0 8.00 5.917 7.00
4.6 Địa phương có nhiều nơi mua sắm 6.26 5.67 5.75 4.9 4.56 9.333 8.13
4.7 Chi phí sinh hoạt rẻ 7.98 7.11 7.63 8.6 8.11 4.750 5.75
Nguồn: Điều tra 38 doanh nghiệp, 2007.
Bảng 7. Các hoạt động cần hỗ trợ cho DN khi TG hội nhập vào vùng KTTĐPN
và VN gia nhập WTO.
STT Các hoạt động cần hỗ trợ doanh nghiệp Trung Bình
Độ lệch
chuẩn
1 Xét duyệt nhanh chóng DA ưu đãi đầu tư đ/với DN 4.48 0.90
2 Hỗ trợ nắm bắt chủ trương, pháp luật của nhà nước 4.46 0.75
3 Cung cấp thông tin về thị trường hàng hóa XNK 4.46 0.85
4 Hỗ trợ phát triển thị trường 4.44 0.87
5 Cung cấp thông tin chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành nhanh chóng, đầy đủ 4.34 1.07
6 Cung cấp thông tin về thị trường hàng hóa trong nước 4.33 0.86
7 Cung cấp thông tin về năng lực SX, KD trong nước và nhu cầu thị trường 4.31 0.89
8 Kiểm tra phòng cháy chữa cháy 4.30 0.87
9 Hỗ trợ về hành chính 4.27 0.95
10 Công nghệ liên quan đến sản xuất 4.21 1.01
11
Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực
hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán, thuế, chế độ
tín dụng theo chế độ hiện hành
4.21 0.92
12 Quản lý đăng ký nhãn hiệu tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản xuất kinh doanh 4.18 1.11
13 Xử lý nhanh chóng các tranh chấp về hợp đồng kinh tế 4.16 1.22
14 Hỗ trợ tài chính 4.08 1.10
15 Công nghệ liên quan đến sản phẩm 4.07 1.09
PHẦN PHỤ LỤC -18-
STT Các hoạt động cần hỗ trợ doanh nghiệp Trung Bình
Độ lệch
chuẩn
16 Cung cấp thông tin về công nghệ, trang thiết bị 4.07 1.14
17 Kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm 4.05 1.09
18 Hỗ trợ về đào tạo 4.02 1.22
19 Hỗ trợ về chiến lược phát triển 3.98 1.05
20 Hướng dẫn DN chọn lựa phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành 3.95 1.18
21 Hỗ trợ sản xuất 3.88 1.13
22 Hỗ trợ bán hang 3.80 1.29
23 Cung cấp thông tin về tuyển dụng đến người lao động 3.79 1.26
24 Kiểm tra điều kiện bảo hộ an toàn lao động 3.70 1.22
25 Kiểm soát tình hình cạnh tranh, độc quyền 3.70 1.33
26 Hỗ trợ tuyển dụng nhân lực 3.54 1.33
27 Hỗ trợ nguồn lực quản lý 3.43 1.46
28 Kiểm tra DN theo những nội dung đăng ký KD 3.35 1.38
Nguồn: Điều tra 38 doanh nghiệp,2007.
Bảng 8: Mức độ cần thiết của các hoạt động để Tiền Giang hội nhập tốt
vào Vùng KTTĐPN và phát huy lợi thế của TG trong Vùng KTTĐPN
STT Các hoạt động Trung bình
Độ
lệch
chuẩn
1
Tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện chính phủ
điện tử, thực hiện ISO trong quản lý hành chính 4.51 0.73
2
Phối hợp với các tỉnh/thành phố trong Vùng KTTĐPN để
thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại cho các
doanh nghiệp trong nước
4.37 1.01
3
Tạo kênh cung cấp thông tin hiệu quả về chính sách của các
địa phương trong Vùng KTTĐPN để giúp các doanh nghiệp
trên địa bàn nắm bắt cơ hội đầu tư
4.32 1.04
4
Khi xây dựng các chính sách của Tiền Giang có liên quan
đến các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐPN cần có sự
tham gia đóng góp ý kiến của lãnh đạo các tỉnh thành phố
trong Vùng KTTĐPN, có sự cam kết, giám sát của họ để
đảm bảo chính sách đó thực hiện có hiệu quả
4.28 0.93
5
Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường dạy nghề 4.27 1.23
6
Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, quy hoạch
phát triển ngành…phù hợp với quy hoạch phát triển Vùng, và
có sự tham gia của các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐPN
4.25 0.96
PHẦN PHỤ LỤC -19-
STT Các hoạt động Trung bình
Độ
lệch
chuẩn
7
Thực hiện chính sách thu hút lao động có trình độ cao từ các
địa phương khác về Tiền Giang làm việc 4.14 1.21
8 Đẩy mạnh tiếp thị địa phương 4.10 1.05
9
Phối hợp với các tỉnh/thành phố trong Vùng KTTĐPN để
thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại cho các
doanh nghiệp nước ngoài
4.05 1.14
10
Ký kết các chương trình hợp tác với TPHCM, Long An và
các tỉnh trong vùng KTTĐPN để thực hiện các chương trình
đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, khu công nghiệp…)
4.00 1.24
11
Tổ chức các hội chợ, triển lãm, chợ khoa học công nghệ để tăng
sự hiểu biết, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong Vùng
KTTĐN
3.83 1.07
12
Đặt văn phòng xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Tỉnh
ở nước ngoài 3.46 1.33
Nguồn: Điều tra 38 doanh nghiệp, 2007.
Phụ lục 3: Quy mô học sinh Tiền Giang và Vùng KTTĐPN năm 200529
STT Tỉnh/thành phố
Học
sinh
nhà trẻ
Học sinh
mẫu
giáo
Học sinh
tiểu học
Học
sinh
THCS
Học
sinh
THPT
1 TP.HCM 24.218 147.808 411.389 312.513 158.329
2 Đồng Nai 5.984 59.488 218.086 182.514 76.244
3 Tiền Giang 2.877 37.901 140.725 114.425 45.247
% Vùng KTTĐPN 5,7 10,5 11,3 11,7 10,5
4 Long An 7.290 28.869 123.125 100.603 38.672
5 Bà Rịa-Vũng Tàu 2.645 22.738 91.994 73.017 33.838
6 Bình Dương 3.058 24.684 69.909 55.747 26.818
7 Tây Ninh 1.427 17.824 95.137 74.832 26.634
8 Bình Phước 1.781 20.705 93.830 64.535 24.001
Vùng KTTĐPN 50.280 360.017 1.244.195 978.186 429.783
Nguồn: [18]
[18] trang 125.
PHẦN PHỤ LỤC -20-
Phụ lục 4: Qui mô giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học năm học 2004-200530.
STT Tỉnh/thành phố
Học sinh
TH chuyên
nghiệp
Sinh viên
cao đẳng
Sinh viên
đại học
1 TP.HCM 79.204 (1) 69.862 (1) 264.835
2 Đồng Nai 12.301 (2) 3.689 (2) 6.809
3 Bình Dương 6.533 (3) 1.762 (5) 4.757
4 Bà Rịa-Vũng Tàu 2.982 (4) 1.999 (3)
5 Tiền Giang 2.780 (5) 1.940 (4)
6 Bình Phước 1.837 (6) 830 (7)
7 Long An 1.567 (7) 434 (8)
8 Tây Ninh 1.211 (8) 1.146 (6)
Vùng KTTĐPN 108.415 81.662 276.501
Nguồn: [18]
Phụ lục 5: Kết quả điều tra của Tổng Cục Thống kê Tiền Giang về phát triển
doanh nghiệp.
Bảng 01: Số DN và qui mô bình quân DN CN Tiền Giang và Vùng KTTĐPN.
ĐVT: cơ sở, người, tỷ VNĐ.
2003 2005
S
T
T
Tỉnh/Thành
phố Số DN
LĐ/D
N
Nguồn
vôn/D
N
Doanh
thu/DN Số DN
LĐ
/DN
Nguồ
n vôn
/DN
Doan
h
thu/D
N
1 TPHCM 4.209 176,4 29,4 34,7 6.896 126,1 24,4 29,1
2 Bình Dương 1.214 223,5 34,7 35,0 1.712 218,1 39,7 45,4
3 Đồng Nai 766 290,1 73,8 80,2 1.001 304,8 90,7 102,5
4 Tiền Giang 435 44,5 3,4 6,9 502 52,1 4,6 10,6
5 Long An 278 169,4 23,4 21,4 365 170,4 27,0 28,0
6 Bà Rịa- VT 257 141,7 234,5 250,3 265 136,9 330,6 550,8
7 Tây Ninh 144 167,3 23,2 16,8 202 170,4 24,6 20,2
8 Bình Phước 76 144,4 6,3 13,1 102 120,9 9,6 19,2
Vùng KTTĐPN 7.379 186,2 39,9 44,3 11.045 155,6 39,2 49,7
Nguồn: [13]
[18] trang 125
PHẦN PHỤ LỤC -21-
Bảng 02: Năng suất lao động, doanh thu/vốn, doanh thu/tài sản của các doanh
nghiệp CN Tiền Giang và Vùng KTTĐPN.
2003 2005
S
T
T
Tỉnh/ thành phố Năng suất LĐ
(tr.VNĐ)
Doanh
thu/vốn
(lần)
Doanh
thu/TS
(lần)
Năng
suất LĐ
(tr.VNĐ)
Doanh
thu/vốn
(lần)
Doanh
thu/TS
(lần)
1 Bà Rịa- Vũng Tàu 1.766 1,07 1,40 4.022 1,67 2,46
2 Đồng Nai 276 1,09 2,19 336 1,13 2,19
3 TPHCM 197 1,18 2,51 231 1,19 2,63
4 Tiền Giang 154 2,02 3,69 203 2,32 4,77
5 Long An 126 0,91 1,80 164 1,04 2,19
6 Bình Phước 90 2,06 4,26 159 2,00 5,82
7 Bình Dương 100 1,01 1,94 119 1,15 2,32
8 Tây Ninh 100 0,72 1,08 119 0,82 1,41
Vùng KTTĐPN 238 1,11 2,03 319 1,27 2,44
Nguồn: [13]
Bảng 03: Các chỉ số lợi nhuận, thuế của doanh nghiệp CN TG và vùng KTTĐPN
Năm 2003 Năm 2005
STT Tỉnh/ thành phố
Lợi
nhuận
/lđ
(tr.đ)
Lợi
nhuận/
vốn
(%)
Lợi
nhuận/
TS
(%)
Thuế/
doanh
thu
(%)
Lợi
nhuận/
lđ
(tr.đ)
Lợi
nhuận/
vốn
(%)
Lợi
nhuận/
TS
(%)
Thuế/
doanh
thu
(%)
1 Bà Rịa- VTàu 823,8 49,8 65,3 34,4 1.259 52,1 77,1 25,7
2 Đồng Nai 14,5 5,7 11,5 6,7 9,7 3,3 6,3 4,9
3 TPHCM 10,0 6,0 12,7 9,0 8,5 4,4 9,7 7,8
4 Bình Dương 6,5 4,2 8,1 4,9 4,6 2,6 5,2 5,9
5 Long An -0,4 -0,3 -0,5 5,4 1,8 1,1 2,4 4,8
6 Tiền Giang -1,0 -1,3 -2,3 5,0 1,3 1,5 3,1 4,0
7 Tây Ninh -0,8 -0,6 -0,9 2,8 0,5 0,4 0,6 2,6
8 Bình Phước -0,02 0,0 -0,1 3,7 -8,1 -10,2 -29,8 2,9
Vùng KTTĐPN 30,8 14,4 26,3 12,9 33,6 13,4 25,7 11,6
PHẦN PHỤ LỤC -22-
Phụ lục 6: PHIẾU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp: .............................................................................................................
2. Loại hình doanh nghiệp: ....................................................................................................
3. Lĩnh vực kinh doanh: .........................................................................................................
4. Tổng nguồn vốn:................................................................................................................
5. Tổng số lao động: ..............................................................................................................
6. Năm thành lập:...................................................................................................................
I. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
Anh chị vui lòng cho điểm từ 0 đến 10 điểm (với 0: điểm là rất kém, …, 10 điểm là
rất tốt) về mỗi khía cạnh sau của môi trường đầu tư ở tỉnh Tiền Giang; và những
tỉnh khác mà anh chị có thể đánh giá được (các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp,
Bến Tre, TP.HCM và Cần Thơ không nhất thiết phải điền đầy đủ nếu các anh/ chị không
biết)
TT Các khía cạnh Tiền Giang
Long
An
Vĩnh
Long
Đồng
Tháp
Bến
Tre
TP
HC
M
Cần
Thơ
1 Các cơ quan quản lý hỗ trợ tốt cho cho các phương tiện giao thong
2 Dịch vụ hành chính, pháp lý nhanh chóng
3 Các văn bản pháp luật được triển khai nhanh đến doanh nghiệp
4 Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo khi DN cần
5 Chính sách về thuế luôn được chính quyền tỉnh cập nhật và áp dụng nhanh
6 Quy trình cấp giấy phép đầu tư cụ thể
7 Hệ thống thuế rõ rang
8 Hệ thống ngân hang hoàn chỉnh
9 Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện
10 Chính sách ưu đãi đến kịp thời
11 Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn
12 Trường dạy nghề đáp ứng được y/c của DN
13 Công nhân có kỷ luật lao động cao
14 Học viên tốt nghiệp trường đào tạo nghề có thể làm việc được ngay
15 Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương
16 Hệ thống trường học tốt
17 Hệ thống y tế tốt
18 Môi trường không bị ô nhiễm
19 Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn
20 Người dân thân thiện
21 Địa phương có nhiều nơi mua sắm
22 Chi phí sinh hoạt rẻ
PHẦN PHỤ LỤC -23-
Những câu hỏi mở trong trang 2 này rất quan trọng đối với tỉnh Tiền Giang, rất
mong được anh chị trả lời đầy đủ.
Lý do chính khiến anh chị chọn đầu tư tại Tiền Giang là gì ?
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
II. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1. Theo anh chị, Tiền Giang có lợi thế khi phát triển những ngành công nghiệp nhất,
nhì, ba nào? Vì sao?
Ngành thứ 1. ...............................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Ngành thứ 2 ................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Ngành thứ 3 ................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Theo anh chị, trong thời gian khoảng 10 năm tới, hai ngành công nghiệp mũi nhọn
nào mà Tiền Giang cần đón đầu? vì sao?
Ngành thứ 1. ...............................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Ngành thứ 2 ................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3. Để doanh nghiệp của anh chị phát triển, Tiền Giang cần phát triển những ngành
nào chính? vì sao?
Ngành thứ 1. ...............................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Ngành thứ 2 ................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Ngành thứ 3 ................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
PHẦN PHỤ LỤC -24-
III. HỘI NHẬP VÀO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
1. Để hội nhập tốt vào Vùng KTTĐ Phía Nam, phát huy lợi thế của Vùng, anh/ chị vui
lòng khoanh tròn mức độ cần thiết của các hoạt động sau trong thời gian từ nay đến
2010? Quy ước như sau:
1 điểm là rất không cần thiết
2 điểm là không cần thiết
3 điểm là phân vân, không biết có cần thiết hay không.
4 điểm là cần thiết
5 điểm là rất cần thiết
Các hoạt động Mức độ cần thiết
1 Phối hợp với các tỉnh/thành phố trong Vùng KTTĐPN để thực hiện
chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại cho các doanh nghiệp trong
nước
1 2 3 4 5
2 Phối hợp với các tỉnh/thành phố trong Vùng KTTĐPN để thực hiện
chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại cho các doanh nghiệp
nước ngoài
1 2 3 4 5
3 Đặt văn phòng xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Tỉnh ở nước
ngoài
1 2 3 4 5
4 Ký kết các chương trình hợp tác với TPHCM, Long An và các tỉnh
trong vùng KTTĐPN để thực hiện các chương trình đầu tư cơ sở hạ
tầng (giao thông, khu công nghiệp…)
1 2 3 4 5
5 Tổ chức các hội chợ, triển lãm, chợ khoa học công nghệ để tăng sự
hiểu biết, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong Vùng KTTĐN 1 2 3 4 5
6 Thực hiện chính sách thu hút lao động có trình độ cao từ các địa
phương khác về Tiền Giang làm việc 1 2 3 4 5
7 Đẩy mạnh tiếp thị địa phương 1 2 3 4 5
8 Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường dạy
nghề
1 2 3 4 5
9 Tạo kênh cung cấp thông tin hiệu quả về chính sách của các địa
phương trong Vùng KTTĐPN để giúp các doanh nghiệp trên địa
bàn nắm bắt cơ hội đầu tư
1 2 3 4 5
10 Tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện chính phủ điện tử,
thực hiện ISO trong quản lý hành chính 1 2 3 4 5
11 Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, quy hoạch phát
triển ngành…phù hợp với quy hoạch phát triển Vùng, và có sự tham
gia của lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ Phía Nam
1 2 3 4 5
12 Khi xây dựng các chính sách của Tiền Giang có liên quan đến các
tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐPN cần có sự tham gia đóng góp
ý kiến của lãnh đạo các tỉnh thành phố trong Vùng KTTĐPN, có sự
cam kết, giám sát của họ để đảm bảo chính sách đó thực hiện có
hiệu quả
1 2 3 4 5
13 Khác (anh chị vui lòng nêu ý kiến của mình, sau đó cho điểm về
mức độ cần thiết):
1 2 3 4 5
Khác (anh chị vui lòng nêu ý kiến của mình, sau đó cho điểm về
mức độ cần thiết):
1 2 3 4 5
Khác (anh chị vui lòng nêu ý kiến của mình, sau đó cho điểm về
mức độ cần thiết):
1 2 3 4 5
PHẦN PHỤ LỤC -25-
2. Khi Tiền Giang gia nhập Vùng KTTĐPN, và khi Việt Nam đã gia nhập WTO, anh
chị vui lòng đánh giá mức độ cần thiết của của các hoạt động sau của UBND tỉnh đối
với doanh nghiệp anh chị?
Với: 1 là rất không cần thiết; …; 5 là rất cần thiết
Các hoạt động của UBND Tỉnh Mức độ cần thiết
1 Hỗ trợ tài chính 1 2 3 4 5
2 Công nghệ liên quan đến sản phẩm 1 2 3 4 5
3 Công nghệ liên quan đến sản xuất 1 2 3 4 5
4 Hỗ trợ sản xuất 1 2 3 4 5
5 Hỗ trợ bán hang 1 2 3 4 5
6 Hỗ trợ nguồn lực quản lý 1 2 3 4 5
7 Hỗ trợ về hành chính 1 2 3 4 5
8 Hỗ trợ về đào tạo 1 2 3 4 5
9 Hỗ trợ về chiến lược phát triển 1 2 3 4 5
10 Hỗ trợ nắm bắt chủ trương, pháp luật của nhà nước 1 2 3 4 5
11 Hỗ trợ phát triển thị trường 1 2 3 4 5
12 Hỗ trợ tuyển dụng nhân lực 1 2 3 4 5
13 Cung cấp thông tin chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành nhanh chóng, đầy
đủ
1 2 3 4 5
14 Hướng dẫn DN chọn lựa phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
ngành
1 2 3 4 5
16 Cung cấp thông tin về công nghệ, trang thiết bị 1 2 3 4 5
17 Cung cấp thông tin về tuyển dụng đến người lao động 1 2 3 4 5
18 Cung cấp thông tin về thị trường hàng hóa trong nước 1 2 3 4 5
19 Cung cấp thông tin về thị trường hàng hóa XNK 1 2 3 4 5
20 Cung cấp thông tin về năng lực SX, KD trong nước và nhu cầu thị
trường
1 2 3 4 5
21 Kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung đăng ký kinh doanh 1 2 3 4 5
22 Xét duyệt nhanh chóng dự án ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp 1 2 3 4 5
23 Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ thống
kê, kế toán, kiểm toán, thuế, chế độ tín dụng theo chế độ hiện hành
1 2 3 4 5
24 Xử lý nhanh chóng các tranh chấp về hợp đồng kinh tế 1 2 3 4 5
25 Quản lý đăng ký nhãn hiệu tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa SX kinh
doanh
1 2 3 4 5
26 Kiểm tra điều kiện bảo hộ an toàn lao động 1 2 3 4 5
27 Kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm 1 2 3 4 5
28 Kiểm tra phòng cháy chữa cháy 1 2 3 4 5
29 Kiểm soát tình hình cạnh tranh, độc quyền 1 2 3 4 5
30 Khác (xin ghi rõ và cho điểm) 1 2 3 4 5
31 Khác (xin ghi rõ và cho điểm) 1 2 3 4 5
32 Khác (xin ghi rõ và cho điểm) 1 2 3 4 5
33 Khác (xin ghi rõ và cho điểm) 1 2 3 4 5
Anh/chị mong muốn được tỉnh hỗ trợ điều gì nhất khi Tiền Giang đã hội nhập vào
vùng KTTĐPN?
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1650.pdf