Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ

Tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ: ... Ebook Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ

pdf258 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i MỤC LỤC MỞ ĐẦU:........ .......................................................................................................... i CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG ................................. 11 1.1. Phát triển công nghiệp trong phát triển kinh tế địa phương..............11 1.1.1. Địa phương và phát triển kinh tế địa phương................................... 11 1.1.2. Một số lý thuyết và mô hình thực tiễn về phát triển công nghiệp trong phát triển kinh tế địa phương .................................................. 14 1.2. Nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phát triển kinh tế địa phương...................................................................20 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò công nghiệp chế biến nông, lâm sản .. 20 1.2.2. Nội dung cơ bản của phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phát triển kinh tế địa phương .................................................. 29 1.2.3. Phương pháp đánh giá sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương ........................................................................... 37 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phát triển kinh tế địa phương.........................................41 1.3.1. Các yếu tố đầu vào ........................................................................... 42 1.3.2. Các nhóm yếu tố về thị trường địa phương ...................................... 44 1.3.3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ của địa phương ................................ 45 1.3.4. Chiến lược của doanh nghiệp và đặc điểm cạnh tranh trong ngành. 46 1.3.5. Yếu tố sự thay đổi .............................................................................. 48 1.3.6. Vai trò của Nhà nước........................................................................ 48 1.4. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN trong phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản ........................................................49 1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia............................................................... 49 1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore ............................................................. 50 1.4.3. Kinh nghiệm của Indonesia .............................................................. 51 1.4.4. Kinh nghiệm của Philippines............................................................ 53 1.4.5. Kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................... 55 Kết luận chương 1 .............................................................................. 58 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ......................................................................... 59 ii 2.1. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ .....................................................................59 2.1.1. Những kết quả đạt được trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ............................ 59 2.1.2. Những hạn chế trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ ......................................... 74 2.2. Phân tích, đánh giá nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ .............................81 2.2.1. Xác định lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ........................................................................................... 81 2.2.2. Tạo lập lợi thế cạnh tranh thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ ..................................................................................................... 91 2.2.3. Công tác ban hành chính sách và quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ............... 120 2.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ................................. 123 Kết luận chương 2 ............................................................................ 126 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ....... 127 3.1. Các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội, thách thức đối với sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ..............................127 3.1.1. Các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ....................................................... 127 3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO............................................................................................... 134 3.2. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020......................140 3.2.1. Quan điểm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ .................................................... 140 3.2.2. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ .................................................... 148 3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ............................159 3.3.1. Giải pháp nâng cao khả năng sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ................ 159 iii 3.3.2. Giải pháp về hệ thống lưu thông phân phối sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ ................................................................................................... 171 3.3.3. Giải pháp về thị trường - thông tin và xúc tiến thương mại ........... 180 3.3.4. Giải pháp cho doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản và kiến nghị với Nhà nước ........................................................................................ 186 Kết luận chương 3: ........................................................................... 196 KẾT LUẬN: ........................................................................................................ 197 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................................... 200 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 201 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 207 iv DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số bảng Tên bảng Trang 1 1.1 Các giai đoạn phát triển kinh tế địa phương 13 2 1.2 Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 22 3 2.1 Doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2005 phân theo hình thức sở hữu 58 4 2.2 Số lượng doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2005 59 5 2.3 Lao động trong doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001-2005 61 6 2.4 Doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ có lãi hoặc lỗ (2001-2005) 62 7 2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng vốn sản xuất kinh doanh của DN công nghiệp trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ phân theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp (2001-2005) 65 8 2.6 Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 65 9 2.7 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo giá so sánh 1994 phân theo ngành công nghiệp chế biến NLS (2001-2005) 67 10 2.8 Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số nông sản chính vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn (2001-2005) 69 11 2.9 Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp công nghiệp các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001-2005 70 12 2.10 Thuế và các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 71 13 2.11 Doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2005 phân theo qui mô nguồn vốn 73 14 2.12 Doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ theo quy mô lao động (2001 - 2005) 74 15 2.13 Tỷ lệ vốn đầu tư thiết bị trong năm trong tổng vốn đầu tư của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ phân theo hình thức sở hữu và ngành công nghiệp 2001-2005 75 16 2.14 Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đóng BHXH, BHYT, công đoàn phí cho người lao động 78 v 17 2.15 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ 80 18 2.16 Các khu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ 88 19 2.17 Đặc điểm chung của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 91 20 2.18 Mức độ đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 92 21 2.19 Tốc độ tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 92 22 2.20 Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 93 23 2.21 Mức độ cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 97 24 2.22 Thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 100 25 2.23 Các đặc điểm chung của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 104 26 2.24 Mức độ đổi mới của của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 105 27 2.25 Tốc độ tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 106 28 2.26 Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm chế biến của doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 107 29 2.27 Mức độ cạnh tranh trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 110 30 2.28 Thiết kế sản phẩm trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 112 31 2.29 Tài chính/ kế toán của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 113 33 3.1 Tóm tắt mức cam kết cắt giảm thuế của nước ta khi gia nhập WTO 127 34 3.2 Mức thuế cam kết cắt giảm đối với một số nông sản 128 35 3.3 Bảng phân tích SWOT phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 135 vi 35 3.4 Phương hướng phát triển các sản phẩm chính của ngành chế biến nông sản - thực phẩm đến năm 2020 149 36 3.5 Phương hướng phát triển các sản phẩm đồ uống đến năm 2020 149 37 3.6 Phương hướng phát triến các sản phẩm chế biến gỗ, lâm sản đến năm 2020 151 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ STT Số sơ đồ, đồ thị Tên sơ đồ, đồ thị Trang 1 1.1 Mô hình hình thoi về lợi thế cạnh tranh của M. Porter 30 2 1.2 Vai trò Nhà nước trong phát triển công nghiệp chế biến của địa phương 35 3 1.3 Sơ đồ kim cương của M. Porter trong phân tích và đánh giá lợi thế cạnh tranh của một ngành 40 4 2.1 Doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2005 phân theo nhóm ngành 60 5 2.2 Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước 64 6 2.3 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ theo giá so sánh 1994 66 7 2.4 Mức trang bị vốn cho 1 lao động công nghiệp CBNLS phân theo hình thức sở hữu 76 8 2.5 Nguồn cung ứng đầu vào của các doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 94 9 2.6 Dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 95 10 2.7 Lãnh đạo/ chiến lược của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 98 11 2.8 Văn hóa doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 98 12 2.9 Marketting và dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 99 vii 13 2.10 Tài chính, kế toán của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 100 14 2.11 Kỹ thuật công nghệ sản xuất của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 101 15 2.12 Hệ thống thông tin quản lý của các doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 101 16 2.13 Kiểm soát cho phí và chất lượng của các doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 102 17 2.14 Cung ứng đầu vào của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 108 18 2.15 Dịch vụ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 108 19 2.16 Lãnh đạo/ chiến lược của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 111 20 2.17 Văn hóa doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 111 21 2.18 Kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 112 22 2.19 Kiểm soát chi phí và chất lượng của DN chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 113 23 2.20 Marketting và dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 114 24 2.21 Hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 115 viii BẢNG QUI ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ADB Ngân hàng Phát triển châu Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BTA Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ CB Chế biến CN Công nghiệp DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNNN Doanh nghiệp ngoài Nhà nước ĐT Đầu tư HTX Hợp tác xã FAO Tổ chức lương thực thế giới FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài IFAD Tổ chức phát triển nông nghiệp thế giới MFN Qui chế đãi ngộ tối huệ quốc NLS Nông, lâm sản SPS Hiệp định vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật SWOT Ma trận kết hợp phân tích chiến lược bên trong, bên ngoài SP Sản phẩm SX Sản xuất XTTM Xúc tiến thương mại XK Xuất khẩu VSIC Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WB Ngân hàng Thế giới UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Thế giới UPOV Công ước Rome về quyền bảo hộ giống cây trồng mới TRQ Hạn ngạch thuế quan 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiếm gần 1/6 diện tích tự nhiên cả nước, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế, quốc phòng quan trọng, có hệ thống đường giao thông, cảng biển thông thương. Ở đây thành phố và thị xã là các trung tâm thương mại có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh kế của vùng. Đặc điểm tự nhiên đa dạng với các tiểu vùng khí hậu khác nhau có hệ thống động thực vật và tài nguyên thiên nhiên phong phú cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhìn chung còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghiệp chậm phát triển, nông lâm, ngư, nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của các tỉnh trong vùng. Trong những năm gần đây, trong khuôn khổ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đề ra những chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Theo đó ngành công nghiệp các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ đáng kể, góp phần quan trọng để nền kinh tế của cả vùng giữ được mức tăng trưởng khá, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh trong trong vùng còn nhiều yếu kém, chưa phát huy được đầy đủ lợi thế so sánh. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản một số tỉnh trong vùng có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng thiếu bền vững; Khoảng cách trình độ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản giữa các tỉnh trong vùng có xu hướng tăng, nhiều nơi còn rất khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên, một phần do những bất cập trong hoạch định chính sách và tổ chức quản lý phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh trong vùng, nhưng chủ yếu là do những yếu kém trong xác định chiến lược phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản từ góc độ lợi thế 2 so sánh, đánh giá xác định lợi thế, bất lợi thế để đề ra định hướng và các giải pháp phát huy lợi thế trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh trong vùng. Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh trong vùng lãnh thổ theo yêu cầu bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi chọn đề tài: "Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ". 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá và vận dụng lý luận phát triển công nghiệp gắn với phát triển vùng làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của công nghiệp chế biến nông, lâm sản đối với sự phát triển vùng địa phương; xác định nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong chiến lược phát triển vùng; Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam thời gian qua; đồng thời, định hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh này trong thời gian tới. 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài Lý thuyết về phát triển kinh tế vùng địa phương, phát triển công nghiệp gắn với phát triển vùng địa phương đã có nhiều công trình, tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu và đề cập tới. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự phát triển của một ngành công nghiệp cụ thể như công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với sự phát triển kinh tế địa phương thì hầu như chưa có công trình nào đề cập và nghiên cứu một cách đầy đủ. Luận án, tổng quan lại một số vấn đề liên quan như sau: - Các lý thuyết nghiên cứu về vấn đề phát triển công nghiệp gắn với phát triển vùng địa phương, có thể nêu ra như: + Lý thuyết phát triển vành đai nông nghiệp của I.G. Thunen (Đức, 1833). Lý thuyết này cho rằng: Do ảnh hưởng của thành phố (trung tâm thị trường), dẫn đến 3 phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng sử dụng đất khác nhau. Cơ sở của mô hình này dựa trên nguyên tắc của cực tiểu hoá chi phí và cực đại hoá lợi nhuận. Sau đó, A. Weber cũng có đóng góp nhiều cho lý thuyết này. Lý thuyết này coi thành phố là những nút trọng điểm của lãnh thổ có sức ảnh hưởng lan toả lớn [64]. + Lý thuyết điểm trung tâm của Christaller (Mỹ, 1933). Lý thuyết này cho rằng: Vùng nông thôn chịu cực hút của thành phố và coi thành phố là cực hút và hạt nhân của sự phát triển [32]. Từ đó, đối tượng đầu tư có trọng điểm cần được xác định trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và ảnh hưởng của một trung tâm và cũng sẽ xác định bán kính vùng tiêu thụ các sản phẩm của trung tâm. Trong giới hạn bán kính vùng tiêu thụ, xác định giới hạn của thị trường ngoài ngưỡng giới hạn không có lợi trong việc cung cấp hàng hoá của trung tâm. Lý thuyết này được Alosh (Đức) bổ sung. Điểm đáng chú ý của lý thuyết điểm trung tâm là xác định được quy luật phân bố không gian tương ứng giữa các điểm dân cư, từ đó có thể áp dụng quy hoạch các điểm dân cư trên lãnh thổ mới khai thác [32]. + Lý thuyết cực phát triển được F.Perroux (Pháp) đưa ra vào những năm 1950 [64]. Lý thuyết này cho rằng, một vùng không thể phát triển kinh tế đều đặn ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó, có những điểm phát triển nhanh trong khi ở những điểm khác lại chậm phát triển hoặc trì trệ. Các điểm phát triển nhanh này là những trung tâm có lợi thế so sánh với toàn vùng. Như vậy, có thể chú trọng tác động vào những khu vực trọng điểm làm đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ. Đó là, ngành công nghiệp và dịch vụ có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng của vùng và đi kèm theo với điểm tăng trưởng là một ngành công nghiệp then chốt. Ngành công nghiệp then chốt phát triển, lãnh thổ được phân bố cũng phát triển [64]. + Lý thuyết về phân bố doanh nghiệp trong phát triển lãnh thổ của A.Schoon (Universite’ Libre de Bruxelles) [32], cho rằng, ở địa phương tồn tại một hoặc nhiều doanh nghiệp coi như động lực phát triển và quanh đó người ta tập trung một số doanh nghiệp khác thường là nhỏ hơn trong mối quan hệ kỹ thuật hay quan hệ chủ thầu - gia công (được gọi là các thị trường tăng trưởng). 4 Nhà nước tác động đến phát triển các doanh nghiệp thông qua các bộ luật, đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh,... Quá trình phát triển nhằm tạo ra trung tâm tăng trưởng trong vùng, đồng thời sẽ tác động đến các vùng khác, và các vùng không được hưởng sự quan tâm đầu tư sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng kém phát triển. Sau những năm thập kỷ 80, vai trò doanh nghiệp trong vùng có sự thay đổi, phát triển vùng lãnh thổ có tính ưu tiên cao hơn và vai trò của vùng lãnh thổ theo đúng tên gọi của thực địa, của môi trường. Làm thế nào để lãnh thổ phù hợp với sự phát triển kinh tế ? Mục tiêu bây giờ không còn tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp mà là tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào lãnh thổ mong muốn. Tức là, phải xác định các điểm mạnh và điểm yếu của lãnh thổ đó và tìm cách quy hoạch để các doanh nghiệp đến tổ chức sản xuất kinh doanh theo lãnh thổ. Từ đó, vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương ngày càng trở nên quan trọng. Chính quyền cũng phải sáng tạo để hỗ trợ, cổ vũ sự sáng tạo của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp lại đặt các vùng vào tình thế cạnh tranh với nhau theo các tiêu chí như nhân công tại chỗ, dịch vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng,... - Trong thực tế, một số quốc gia trên thế giới đã thành công với việc phát triển công nghiệp gắn với phát triển vùng và đã đem lại những thành công cho vùng và cả các quốc gia đó, như Vùng Emillie - Romagne (Italia); Vùng Baden - Wurttemberd, Đức; Thành phố công nghiệp Worcester, Masachusett (Mỹ); Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Hải Nam (Trung Quốc). - Ở Việt Nam, về lý thuyết đề cập tới vấn đề phát triển kinh tế vùng địa phương, phát huy lợi thế so sánh trong phát triển vùng địa phương đã được đề cập trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”; và nhiều bài viết được đăng tải trên nhiều tạp chí và báo chuyên ngành. Đến nay, cũng đã có một số địa phương trong nước áp dụng thành công mô hình phát triển kinh tế vùng, như Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương... 5 - Nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, cũng có nhiều cuộc hội thảo, đề án, công trình, bài báo của các cơ quan nghiên cứu và các học giả đề cập đến, như: + Qui hoạch phát triển các ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, đã làm công tác qui hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp cho 6 vùng lãnh thổ (theo cách phân vùng của Bộ Công nghiệp), trong đó có ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản. + Sách của Đặng Văn Phan (chủ biên) (1991), Đánh giá hiện trạng kinh tế (công nghiệp, nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến các tỉnh giáp biển miền Trung), Nxb Chính trị Quốc gia. Tác giả thu thập và xử lý số liệu từ các niên giám thống kê của Trung ương và địa phương, từ tài liệu điều tra cơ bản, từ các dự án qui hoạch của 7 tỉnh giáp biển miền Trung, hệ thống theo 4 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến. Mỗi lĩnh vực đều có đánh giá hiện trạng. Đáng lưu ý nhất là báo cáo hiện trạng nông nghiệp về: diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, gia súc, đất đai, thuỷ lợi, hệ thống trạm trại, vốn đầu tư, vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, các dự án phát triển nông nghiệp và một số chỉ tiêu chung. Ngoài ra, còn có phần phụ lục kết quả nghiên cứu, trong đó nêu: đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất vùng Bắc Trung Bộ, quan điểm, phương hướng phát triển và phân bố lực lượng sản xuất khu vực thời kỳ 1991-2005. + Đề tài của TS. Lê Thế Tiệm - Viện Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001) “Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp”. Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện quá trình bảo quản và chế biến các loại nông sản chủ yếu. + Đề tài nghiên cứu cấp bộ (Bộ Thương mại) (2005) của GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ “Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2005”. Đề tài đã nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về giá trị gia tăng. Trong đó, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng giá trị gia tăng 6 của một số nông sản xuất khẩu chủ yếu như gạo, chè, cà phê, thuỷ sản. Từ đó, đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho những ngành hàng tương ứng. Đây được coi là một hướng tiếp cận lý luận mới trong phát triển ngành hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. + Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Kim Anh “Phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa” (2002). Đề tài nghiên cứu một nhóm ngành cụ thể trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Khánh Hoà - tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản. Tác giả cho rằng, công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu là một trong các ngành được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư phát triển (nhất là các quốc gia có lợi thế về biển) vì các ưu thế về vốn đầu tư không quá lớn, tận dụng được nguồn nhân công trong nước và tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu có những đặc trưng rất cơ bản, nó chi phối và tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành kinh tế - kỹ thuật này, buộc các nhà sản xuất và quản lý phải quan tâm đến nó. + Đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, do TS. Bùi Thị Minh Hằng làm chủ nhiệm. Đề tài đã đề xuất những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các giải pháp thực hiện, các chính sách và biện pháp hỗ trợ cần thiết. + Bài viết “Lao động ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trước hội nhập kinh tế” của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nêu quá trình phát triển và những thành tựu đạt được của ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trong nền kinh tế hàng hoá. Tác giả đi vào phân tích thực trạng lao động trong ngành chế biến nông, lâm sản; đồng thời, đề xuất định hướng phát triển của ngành chế biến nông, lâm sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 7 + Nghiên cứu của GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khẩu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 82, tr.68. Bài viết trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình phát triển một số nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khẩu Việt Nam thời gian tới. Ngoài ra còn có nhiều hội thảo, hội nghị,... liên quan đến vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói chung, như: “Hội thảo về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản - năm 1994”; “Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản đến năm 2010” của Cục Chế biến nông, lâm sản và nghề muối;... và các bài viết khác của các tác giả đăng tải trên tạp chí, báo, trang web,... trong nước và quốc tế có liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản nước ta. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển kinh tế địa phương (cấp tỉnh) thuộc vùng, như vùng Bắc Trung Bộ; Với công trình này, chúng tôi nhằm đi sâu nghiên cứu đề tài đó. Qua đó đánh giá thực trạng tình hình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp này gắn với phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hội nhập quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những vấn đề kinh tế trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển kinh tế của địa phương trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ._., thời gian từ 2001 - 2006. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống, tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp,... 8 Luận án cũng đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và trao đổi, đối thoại với lãnh đạo các địa phương, nhà khoa học, quản lý doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn các tỉnh trong vùng,... để thực hiện việc nghiên cứu thực trạng nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn từ 2001 đến 2006. Nghiên cứu đã dựa trên phân tích môi trường chung các tỉnh trong vùng về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ (mô hình phân tích PEST) để phân tích cơ hội và thách thức đối với một số ngành lựa chọn xem xét; mô hình 5 lực lượng cạnh tranh áp dụng cho phân tích môi trường ngành (five forces model); mô hình kim cương (diamond model) để xác định lợi thế cạnh tranh ngành. Nghiên cứu áp dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị (value chain analysis) để xác định điểm mạnh và điểm yếu. Phân tích chiến lược của một số doanh nghiệp trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản được cho là có tiềm năng trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, nhằm xác định việc chính quyền các tỉnh tạo lập lợi thế cạnh tranh các ngành này như thế nào. Nghiên cứu phân tích các nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản có khả năng tăng trưởng được tiến hành thông qua ba bước: (i) Thu thập, rà soát các văn bản hiện hành và số liệu thống kê, các văn bản lưu trữ tại các sở, ban, ngành các của tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, bao gồm các qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được xây dựng triển khai; kết quả đạt được của các chiến lược, kế hoạch đã triển khai; các qui hoạch, kế hoạch phát triển các chuyên ngành kinh tế của tỉnh trong thời gian tới cũng được nghiên cứu xem xét và đánh giá. Đồng thời, dựa trên số liệu thống kê về ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong giai đoạn 2001-2005, tiến hành phân tích và xác định một số ngành công nghiệp có triển vọng phát triển; với nguồn số liệu điều tra doanh nghiệp trong 5 năm liên tục của Tổng cục Thống kê đã cho phép đánh giá một cách tương đối đầy đủ các mặt hoạt động của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh. (ii) Gặp gỡ, trao đổi với một số chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý của một số tỉnh trong vùng nhằm thu thập những thông tin cơ bản, một bức tranh lớn về các vấn đề quan tâm từ những cá nhân được coi là những nguồn thông tin quan trọng 9 phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đây là phương thức bổ sung cho phương thức thứ ba: điều tra, khảo sát doanh nghiệp thông qua phiếu hỏi. Quá trình gặp gỡ trao đổi với các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý của một số tỉnh đã đưa ra những đánh giá về việc lựa chọn các nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản có tiềm năng tăng trưởng để lựa chọn nghiên cứu. Sự lựa chọn này xem xét tính khách quan và khoa học trong việc lựa chọn các ngành có tiềm năng tăng trưởng. (iii) Điều tra bằng phiếu một số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành lựa chọn nhằm xác định những cơ hội phát triển của ngành tiềm năng tăng trưởng; những thách thức có thể kìm hãm sự phát triển của ngành này trong tương lai; những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp; nhu cầu cần hỗ trợ của các doanh nghiệp trong ngành. Dựa trên mô hình phân tích 5 lực lượng cạnh tranh, mô hình chuỗi giá trị, nghiên cứu đã phát triển phiếu khảo sát doanh nghiệp. Phiếu khảo sát năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được thiết kế nhằm thu thập những thông tin cụ thể sau:  Đặc điểm sản phẩm/dịch vụ  Các điều kiện về thị trường  Các nguồn cung cấp đầu vào  Các dịch vụ phát triển kinh doanh tại địa phương  Những cơ hội và các nhân tố cản trở đến tăng trưởng của doanh nghiệp  Năng lực công ty và các điểm mạnh, điểm yếu  Nhu cầu được hỗ trợ từ các cơ quan chức năng cấp tỉnh Nghiên cứu đã điều tra bằng phiếu phỏng vấn các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn các tỉnh trong vùng gồm: 81 doanh nghiệp chế biến gỗ, các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (tổng số 182 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này), và 21 doanh nghiệp chế biến thực phẩm (tổng số 47 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành). Sự phân bố lượng mẫu điều tra được căn cứ theo số lượng thực tế để đảm bảo tính đại diện của mẫu đối với mỗi nhóm ngành. Với qui mô mẫu đạt trên 44% tổng thể các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc hai nhóm ngành tiềm năng, kết quả khảo sát có thể đại diện cho các doanh nghiệp trong từng nhóm ngành được lựa chọn. 10 6. Những điểm mới của Luận án - Hệ thống hoá lý luận về nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển vùng địa phương (cấp tỉnh) trong quá trình công nghiệp hoá, hội nhập quốc tế; Trong đó trọng tâm là sử dụng mô hình hình thoi của Micheal Porter và lý luận về phát triển kinh tế địa phương để luận giải các nội dung cơ bản phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phát triển địa phương; xác định mối quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương; đồng thời xác định phương pháp và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ từ 2001 đến 2006; xác định những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. - Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế. 7. Kết cấu chung của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu thành ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phát triển kinh tế địa phương Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 11 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 1.1. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 1.1.1. Địa phương và phát triển kinh tế địa phương Thuật ngữ “địa phương” (local) được sử dụng đề cập đến khu vực hành chính, kinh tế - xã hội mà trên thế giới gọi là vùng địa phương (cấp bang, tỉnh). Vùng địa phương có đặc điểm: là đối tượng phát triển kinh tế tổng hợp có những đặc điểm về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội làm cho nó có thể phân biệt được với nhau; có một bộ máy hành chính, là một thực thể riêng biệt, chịu chi phối chung của cả nước; có hệ thống số liệu thống kê đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu. Vùng hành chính, kinh tế - xã hội (cấp bang, tỉnh) là cấp vị vùng quan trọng nằm trong vùng kinh tế - xã hội. Vùng kinh tế - xã hội là đơn vị lãnh thổ có vị trí địa lý rõ rệt, có ranh giới xác định (hoặc là có tính pháp lý - theo địa giới hành chính hoặc là có tính ước lệ - đường địa giới quy ước), trong đó chứa đựng các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng, có cư dân và các hoạt động kinh tế - xã hội của họ, dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và giao lưu với bên ngoài. Đặc tính và trình độ phát triển của nó được phản ánh bởi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội - đó chính là thuộc tính quan trọng nhất của vùng. Vùng này khác với vùng kia là bởi cơ cấu của nó; trong đó, mỗi vùng đều có một số tác nhân quyết định đặc điểm và trình độ phát triển của vùng, có vai trò như trung tâm tạo vùng. Vùng kinh tế - xã hội có các đặc trưng cơ bản là: qui mô của vùng rất khác nhau; sự tồn tại của vùng là khách quan và có tính lịch sử, do các yếu tố tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội, chính trị quyết định một cách khách quan phù hợp với sức chứa hợp lý của nó. Các vùng liên kết với nhau rất chặt chẽ thông qua giao lưu kinh tế, kỹ thuật, văn hoá và những mối liên hệ tự nhiên. 12 Ở Việt Nam, qua nhiều giai đoạn, có nhiều cách phân chia vùng và thực hiện phân vùng kinh tế. Giai đoạn 1976 - 1993, Việt Nam phân vùng kinh tế dựa vào phương pháp luận của Liên Xô, tư tưởng chủ đạo là mong muốn xây dựng vùng kinh tế - xã hội quy mô lớn, lấy sản xuất chuyên môn hoá của vùng làm yếu tố quyết định. Phát triển vùng là phát triển các ngành chuyên môn hoá và các ngành hỗ trợ, các ngành phụ. Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986 - 2000 tuy được tiến hành công phu, song phương pháp tiến hành thiếu tính thích ứng, chậm đổi mới, mang nặng tính chủ quan và thiếu nguồn lực đầu tư nên đã không thành công [44]. Rút kinh nghiệm, sau năm 1994, Chính phủ bước đầu đã có đổi mới, công tác quy hoạch phát triển vùng dần dần thích ứng với cơ chế mới. Cả nước được chia thành 8 vùng kinh tế - xã hội lớn: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. Có nhiều quan điểm khác nhau đề cập tới phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, đều thống nhất ở chỗ, phát triển kinh tế địa phương là tổng hợp các nỗ lực của địa phương nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các địa phương khác (thành phố, tỉnh, vùng) để tạo ra việc làm và gia tăng thu nhập. Những hoạt động này tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương, tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, xoá bỏ các rào cản hoạt động không hiệu quả, tạo ra lợi thế cho vùng và các doanh nghiệp trong vùng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền địa phương, các hiệp hội kinh doanh, các doanh nghiệp địa phương và những tác nhân khác cũng đóng một vai trò quan trọng. Các hoạt động phát triển kinh tế địa phương nhằm hoàn thiện sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng năng lực và thu hút đầu tư mới theo cách gắn kết với nhau, bao gồm cả kết hợp với hoạt động phát triển cộng đồng. Từ những năm 60 cho đến nay, phát triển kinh tế địa phương đã trải qua 3 giai đoạn được thể hiện ở Bảng 1.1: 13 Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển kinh tế địa phương Giai đoạn Các lĩnh vực tập trung đầu tư theo các giai đoạn Công cụ chủ yếu của các địa phương theo các giai đoạn Giai đoạn 1: Từ thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 80  Đầu tư vào sản xuất ô tô, thu hút đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Đầu tư vào cơ sở hạ tầng  Tiền tài trợ  Các khoản vay để đầu tư cho các nhà sản xuất  Miễn thuế  Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng Giai đoạn 2: Từ thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90  Việc duy trì và phát triển những doanh nghiệp địa phương  Thu hút đầu tư, nhưng chú trọng vào một số ngành và khu vực địa lý  Các khoản thanh toán trực tiếp cho các doanh nghiệp địa phương  Tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ  Hỗ trợ về kỹ thuật  Hỗ trợ sự kinh doanh  Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Giai đoạn 3: Cuối thập kỷ 90 đến nay  Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp:  Đầu tư vào cơ sở hạ tầng  Hợp tác giữa khu vực tư nhân và Nhà nước  Mạng lưới đầu tư tư nhân cho những sản phẩm công cộng  Đầu tư để tạo lợi thế so sánh cho vùng, địa phương  Phát triển chiến lược tổng thể nhằm phát triển các doanh nghiệp địa phương  Tạo môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh  Hỗ trợ và khuyến khích sự hợp tác  Khuyến khích phát triển của các nhóm doanh nghiệp  Khuyến khích phát triển lực lượng lao động và giáo dục  Hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn [43], [44], [47], [49], [64]. 14 Phát triển kinh tế địa phương khác với phát triển kinh tế quốc gia ở một số khía cạnh, như công cụ, các tác nhân và quản lý, cụ thể: Công cụ: Xét ở cấp độ quốc gia, có nhiều công cụ khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế mà không nằm trong chương trình, sáng kiến của địa phương. Chẳng hạn, tất cả các điều kiện liên quan đến khuôn khổ chung (tỷ giá hối đoái, thuế suất, chính sách chống độc quyền và luật lao động,…). Tác nhân: Các chương trình phát triển kinh tế quốc gia được hình thành và thực hiện bởi Chính phủ. Các tác nhân phi Chính phủ thường tham gia vào quá trình này. Song về vấn đề thực hiện chính sách, họ thường là đối tượng hơn là những người thực hiện. Tại cấp độ địa phương, có những đề xuất phát triển kinh tế địa phương được đưa ra bởi tư nhân. Quản lý: Trong các chương trình phát triển kinh tế quốc gia, thường xác định rõ ràng vai trò giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Các đề xuất và sáng kiến phát triển kinh tế địa phương thường liên quan đến việc xác định vai trò các bên, và việc xác định vai trò các bên thường là một trong những thách thức của các chương trình phát triển kinh tế địa phương. 1.1.2. Một số lý thuyết và mô hình thực tiễn về phát triển công nghiệp trong phát triển kinh tế địa phương Phát triển công nghiệp gắn với phát triển kinh tế địa phương là một trong những nội dung quan trọng không chỉ riêng đối với phát triển địa phương đó, mà còn đối với vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Phát triển công nghiệp địa phương một mặt làm gia tăng giá trị của địa phương đó, mặt khác là tìm cách phát huy các mặt mạnh, tìm kiếm và tạo ra những thế mạnh mới, tạo ra các giá trị gia tăng trên phương diện kinh tế - xã hội, văn hoá, cơ sở hạ tầng, tài chính, môi trường, con người,... Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển công nghiệp gắn với phát triển địa phương, trong đó những quan điểm đáng được các nhà nghiên cứu và quản lý chú ý là: - N. N. Koloxopski, nhà khoa học Nga, trong những năm 1950 đã đưa ra lý thuyết về phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ (viết tắt là TPK) [5]. Koloxopski và 15 các đồng nghiệp của ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận với nhiều khái niệm, định nghĩa cơ bản cho nghiên cứu tổ chức sản xuất lãnh thổ cũng như những giải pháp thực tiễn về tổ chức sản xuất cho các vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, trong đó có tổ hợp nông - công nghiệp như những tế bào hạt nhân. Lý thuyết của Koloxopski đã được phát triển và ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu phân bố lực lượng sản xuất nói chung và phân bố công nghiệp nói riêng trên toàn lãnh thổ Liên Xô và đã được vận dụng vào Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ xây dựng tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất lần thứ nhất. Khác với các nhà khoa học Liên Xô trước đây, các nhà khoa học phương Tây không đưa ra nhiều định nghĩa có tính chất hàn lâm, mà đi vào những hình thái thực tiễn của tổ chức sản xuất công nghiệp, nhấn mạnh vào quá trình hình thành một khu công nghiệp. - A. Weber - một học giả về tổ chức sản xuất lãnh thổ công nghiệp cho rằng, phân bố công nghiệp và hình thành công nghiệp phải dựa trên nguyên tắc cực đại hoá lợi nhuận và cực tiểu hóa chi phí [32], [64]. Theo A. Weber, giảm tối đa chi phí vận chuyển là một yếu tố quan trọng góp phần làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Chi phí vận chuyển một phần liên quan đến những chi phí chuyên chở nguồn lực đầu vào cho doanh nghiệp, phần khác, liên quan đến chi phí chuyên chở sản phẩm từ doanh nghiệp đến thị trường tiêu thụ. Sự phân tích định hướng này dự báo sự phát triển của hai loại hình thành phố (hoặc cụm dân cư). Các doanh nghiệp định hướng theo nguồn lực sẽ nằm gần các nguồn nguyên liệu thô, khi đó sẽ tạo ra sự phát triển của thành phố dựa vào nguyên liệu; đồng thời, một khi thành phố ra đời sẽ hấp dẫn các doanh nghiệp định hướng theo thị trường; khi đó, sẽ tạo ra các thành phố có chức năng như những trung tâm tiêu thụ của vùng. Cùng với lý thuyết định vị công nghiệp, A. Weber cũng đề cập đến những ưu điểm và hạn chế của việc tập trung các doanh nghiệp tại một địa điểm mà trong ngôn ngữ kinh tế học hiện đại chúng được gọi là các "lợi ích ngoại ứng" và "chi phí ngoại ứng" của lãnh thổ trong phạm vi quyết định đầu tư. Sự tập trung phát triển 16 của công nghiệp dẫn tới tăng cường tiềm lực kinh tế cho những vùng hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển. - Hai nhà khoa học người Đức là W. Christaller và A. Losch đưa ra lý thuyết vị trí trung tâm vào năm 1933, góp phần to lớn vào việc tìm kiếm những tính quy luật về không gian của sự phát triển lực lượng sản xuất và lĩnh vực phi sản xuất [64]. Lý thuyết vị trí trung tâm thừa nhận những ưu thế của tập trung hoá theo lãnh thổ khi hai hay nhiều doanh nghiệp phân bố gần nhau. Sự tập trung như vậy giúp các doanh nghiệp có thể chia sẻ gánh nặng bằng việc sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ tầng (trong đó đặc biệt là đường giao thông, công trình cung cấp điện, nước,...) và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động của mình, tăng năng suất lao động, thực hiện chuyên môn hoá, hợp tác hoá, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên liệu, năng lượng. Điểm đáng chú ý của lý thuyết vị trí trung tâm là xác định quy luật phân bố không gian tương quan giữa các điểm dân cư và khả năng áp dụng để quy hoạch các điểm dân cư và các vùng mới khai thác. Tuy nhiên, quan điểm này cũng bị phê phán. Theo W.J. Reilly, hoạt động thương mại của hai trung tâm đô thị sẽ được chia đều tại một điểm mà ở đó tỷ số bình phương các khoảng cách từ mỗi đô thị tới điểm phân chia bằng tỷ lệ dân số của hai đô thị đó [28]. W.J. Reilly cũng cho rằng ảnh hưởng của một trung tâm nào đó có thể bị loại trừ hoặc chồng chéo lên trung tâm khác trong cùng một khu vực, một vùng; các thông số về khoảng cách không giống nhau đối với tất cả các loại hình buôn bán và dịch vụ; mô hình mới chỉ tính đến khoảng cách về vật lý mà chưa tính đến chi phí cơ hội khác; ngoài ra, trên thực tế, sức hút đô thị và khả năng cung của đô thị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng và các yếu tố văn hoá. - Nhà kinh tế học người Pháp Francois Perroux đưa ra lý thuyết cực phát triển vào năm 1950, sau đó được Albert Hirshman, Myrdal, Friedman và Harry Richardson tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Lý thuyết này cho rằng, một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các khu vực trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian mà luôn có xu hướng phát triển mạnh nhất ở một vài khu vực, 17 trong khi các khu vực khác lại phát triển chậm chạp, hoặc kém phát triển [28], [64]. Chính tập trung công nghiệp và dịch vụ tại các đô thị tạo ra hạt nhân phát triển của vùng. Một cực phát triển được hiểu trước hết là một tập hợp các ngành công nghiệp có khả năng tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế, có quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau thông qua các mối liên hệ đầu vào - đầu ra xung quanh một ngành công nghiệp dẫn đầu hay công nghiệp mũi nhọn. Ngành công nghiệp này nhờ những ưu thế về công nghệ hiện đại, tốc độ đổi mới cao, sản phẩm có độ co giãn cầu theo thu nhập cao và có phạm vi thị trường rộng lớn nên sẽ phát triển nhanh và kéo theo các ngành liên quan đến nó tăng trưởng nhanh hơn các bộ phận khác của vùng và nền kinh tế, tạo ra tác động ảnh hưởng lan toả theo cấp số nhân đối với các bộ phận khác của vùng và nền kinh tế. Xét về mặt lãnh thổ, sự phát triển của một ngành công nghiệp mũi nhọn như vậy làm cho lãnh thổ nơi nó phân bố sẽ phát triển và hưng thịnh theo, do số lượng việc làm tăng, thu nhập tăng, dẫn đến sức mua tăng; các ngành công nghiệp mới, các hoạt động dịch vụ và các hoạt động phát triển mới được thu hút vào nơi đó ngày một nhiều hơn. Sự tập trung hoá về lãnh thổ đạt tới mức độ nhất định và sau đó hiệu ứng lan toả sẽ làm cho các cơ hội phát triển của một cực như là một lãnh thổ trọng điểm sẽ có tác dụng như những "đầu tàu" lôi kéo theo sự phát triển của các vùng khác, tạo ra điều kiện cho nền kinh tế cả nước phát triển nhanh và mạnh hơn. Trong thực tế, một số quốc gia đã thành công với việc phát triển công nghiệp gắn với phát triển địa phương và đã đem lại những thành công cho vùng và cả các quốc gia đó, như: - Vùng Emillie - Romagne (Italia) là vùng có nguồn lực đa dạng, và chủ yếu được đặc trưng bởi sự cân bằng giữa các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Sức mạnh của vùng nằm trong sự đa dạng. Đa dạng là đặc trưng mà người ta tìm thấy trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất, nhất là một nền nông nghiệp đặc trưng bởi sự có mặt của những cụm công nghiệp thực thụ. Hệ quả của hiện tượng này là một khối lượng lớn nguồn lực đa dạng được sẵn sàng sử dụng và làm tăng mạnh 18 khả năng thích nghi, độ linh hoạt, cho phép thực hiện những dự án mà cơ sở của nó là tính tự chủ, sự năng động và kết quả cụ thể. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp tầm trung, doanh nghiệp muốn khẳng định khả năng cạnh tranh của mình là chìa khoá cho phép lý giải điều làm cho vùng Emillie - Romagne trở thành hiện tượng riêng biệt trong thế giới doanh nghiệp. Mô hình phát triển doanh nghiệp mà vùng Emillie - Romagne đã theo đuổi không chỉ thuần tuý dựa vào một hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Mặt khác, đó còn là sự thống nhất giữa chính phủ tiến bộ, liên kết xã hội và thành công doanh nghiệp”. Đặc biệt, sáng tạo, yếu tố đã quyết định sự thành công của vùng, nằm trong sự thống nhất này. Nói một cách cụ thể, các yếu tố nền tảng của mô hình Emillie - Romagne là: tổ chức sản xuất được phân công lao động rất cao và hợp tác liên kết cao xác định theo khu vực; kết hợp cân đối giữa nông nghiệp, công nghiệp và sản xuất chế biến; cơ cấu công nghiệp có xu hướng xuất khẩu mạnh; một tinh thần doanh nhân năng động và chia sẻ; không có trung tâm đô thị lớn, ngược lại, có hàng loạt khu đô thị rải rác trong vùng; sự ổn định của các quan hệ công nghiệp đã làm giảm thiểu tác động của những sự xung khắc và căng thẳng trong quá trình hiện đại hoá; sự có mặt của các cơ quan chính quyền địa phương hiệu quả và năng động, hỗ trợ phát triển kinh tế và chất lượng đời sống cũng như sáng kiến của các địa phương trong phối hợp thực hiện chính sách công nghiệp vùng. - Đối với thành phố công nghiệp Worcester, Masachusett (Mỹ): Cách đây khoảng 20 năm, thành phố có xu hướng giảm các ngành công nghiệp chế tạo như mài, đúc và các dụng cụ cơ khí. Vào năm 1982, lo lắng về mất việc làm, một nhóm các nhà hoạt động cộng đồng đã đề cao chiến lược cơ cấu tại các ngành kinh tế. Nhóm này đã đặt hy vọng vào ngành vi sinh. Để phát triển, những người ủng hộ kế hoạch phải giải quyết hai vấn đề khác nhau: sự lo lắng của nhân dân về những rủi ro sức khoẻ và của các chủ doanh nghiệp về sự thay đổi các quyết định. Chính quyền thành phố đã ban hành hàng loạt các quy định trong nước liên quan đến công nghệ vi sinh. Để thu hút sự đầu tư của các công ty công nghệ sinh học, thành phố đã hình thành các khu công nghệ vi sinh chuyên nghiệp, trang bị phòng thí nghiệm, đầu tư 19 cơ sở hạ tầng và đào tạo các nhà kỹ thuật và kỹ thuật viên các phòng thí nghiệm. Sự chuyển hướng của Worcester là rất thành công. Đến nay, thành phố này có 20 công ty vi sinh và có trụ sở của các công ty công nghệ vi sinh lớn nhất thế giới. - Đối với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Hải Nam, Trung Quốc: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến là một trong bốn khu vực lãnh thổ đông dân thuộc hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến được lựa chọn để hình thành các đặc khu kinh tế từ năm 1979 cùng với Châu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. Ngay từ khi mới thành lập Chính phủ Trung Quốc đã cho áp dụng nhiều chính sách đặc biệt tại các đặc khu kinh tế này như: phi tập trung hoá quản lý hành chính, ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến rộng 327km2 có vị trí địa lý hết sức ưu việt chỉ cách Hồng Kông một con sông và một chiếc cầu. Mục tiêu phát triển chính của Thẩm Quyến là thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, trong đó tỷ lệ ngành dịch vụ tương đối lớn; lựa chọn các loại hình kỹ thuật "tương đối tiên tiến" để không biến đặc khu thành nơi tập kết các ngành công nghiệp "xế bóng"; phương hướng phát triển của Thâm Quyến là hướng ngoại nhưng có sự kết hợp hướng nội chặt chẽ. Trên thực tế, Thâm Quyến đã liên kết với 28 tỉnh, thành phố trong nước, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường có sự chỉ đạo của Nhà nước, xây dựng loại hình thành phố "hiện đại hoá, có tính quốc tế, đa chức năng". Chỉ sau 15 năm xây dựng, Thâm Quyến đã trở thành khu công nghiệp phát triển với 30 ngành kỹ thuật cao, sản xuất trên 1.000 mặt hàng trong đó hơn 800 mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tổng giá trị công nghiệp của các đặc khu này đã tăng 193 lần (từ 60 triệu NDT lên 11.650 triệu NDT) kim ngạch xuất khẩu tăng 232 lần (từ 9 triệu NDT lên 2.170 triệu NDT). Như vậy, nghiên cứu các lý thuyết về phát triển công nghiệp gắn với phát triển vùng địa phương của các nhà khoa học và các mô hình thực tiễn thành công, cho thấy: - Phát triển công nghiệp của một địa phương không thể tách rời với phát triển công nghiệp của quốc gia và khu vực. - Phát triển công nghiệp gắn với phát triển địa phương phải dựa trên lợi thế so sánh của địa phương so với các địa phương khác. Trong đó, lợi thế về vị trí địa lý 20 được đánh giá cao. Đối với các nước đang phát triển, việc phát triển công nghiệp vẫn là chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế vùng địa phương. - Phát triển công nghiệp gắn với phát triển địa phương phải dựa trên cơ sở khai thác được nguồn lực của địa phương đồng thời phải thu hút được nguồn lực của các vùng và địa phương khác (trong và ngoài nước), trong đó đặc biệt chú ý tới nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ và thị trường. - Mỗi địa phương cần có chính sách phát triển công nghiệp phù hợp với đặc thù của địa phương. Phát triển công nghiệp của địa phương đi sau cần tránh trở thành nơi thu hút "công nghệ rác thải" của các đô thị hoặc khu vực kinh tế lớn gần đó. Đồng thời, ngành công nghiệp của địa phương muốn đi nhanh hơn và đi trước so với các địa phương khác cần phải có những chính sách riêng thông thoáng, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là chính sách thu hút đầu tư. Để làm được điều đó, Chính phủ cần phải có sự phân cấp phù hợp cho cấp tỉnh trong việc ban hành chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp. - Phát triển công nghiệp của địa phương không chỉ tập trung thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài mà còn là sự khuyến khích đầu tư, phát triển kinh doanh của dân cư trong vùng. - Phát triển công nghiệp của địa phương, vùng không thể không quan tâm tới giải quyết các vấn đề về môi trường, các vấn đề xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò công nghiệp chế biến nông, lâm sản Kinh tế học phân chia hệ thống kinh tế thành nhiều thành phần khác nhau tùy theo mục đích và giác độ nghiên cứu. Một trong những cách phân chia là các hoạt động của nền kinh tế được chia thành ba nhóm ngành lớn: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, công nghiệp được xác định là “một ngành sản xuất vật chất độc lập có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ khai thác tài 21 nguyên thiên nhiên, chế biến tài nguyên và các sản phẩm nông nghiệp thành những tư liệu sản xuất và những tư liệu tiêu dùng” [37]. Khi xét theo công dụng của sản phẩm, ngành công nghiệp chế biến được chia làm ba nhóm ngành: công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng; công nghiệp sản xuất đối tượng lao động; công nghiệp sản xuất công cụ lao động. Dựa trên các phân ngành nhỏ của công nghiệp chế biến, thì công nghiệp chế biến nông, lâm sản thuộc nhóm ngành công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng, gồm các ngành chủ yếu, đó là: công nghiệp bảo quản và chế biến lương thực; công nghiệp chế biến đường; công nghiệp chế biến cà phê; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp chế biến chè và các loại đồ uống khác; công nghiệp chế biến rau quả; công nghiệp chế biến thịt, sữa và thức ăn chăn nuôi; và công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác. Xét theo quá trình tác động vào đối tượng chế biến, công nghiệp chế biến nông, lâm sản có thể chia thành ba giai đoạn: - Nguyên liệu đầu vào: gồm có động, thực vật có nguồn gốc từ thu hoạch từ sản xuất nông nghiệp (sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi); và khai thác từ rừng (sản phẩm của ngành trồng rừng và khai thác gỗ và lâm sản). - Sơ chế bảo quản: Giai đoạn này được tiến hành ngay sau khi thu hoạch, nằm ngoài nhà máy, cơ sở chế biến; chủ yếu sử dụng lao động thủ công với các phương tiện bảo quản, vận chuyển truyền thống, chuyên dùng. Phương pháp, thiết bị bảo quản có tính quyết định đến mức tổn thất sau thu hoạch và chất lượng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm công nghiệp chế biến. - Chế biến công nghiệp: Giai đoạn này diễn ra trong các cơ sở công nghiệp chế biến, sử dụng công nghệ, thiết bị, lao động kĩ thuật để chế biến nguyên liệu động, thực vật ra sản phẩm. Ở giai đoạn này trình độ công nghệ, thiết bị, tay nghề của công nhân có vai trò quyết định chất lượng của sản phẩm và mức độ tăng giá trị của nông, lâm sản qua khâu chế biến (phương pháp, trình độ, bí quyết công nghệ, máy thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân). 22 Tại Việt Nam, theo đặc trưng công nghệ của ngành hay sản phẩm, công nghiệp được chia ra những phân ngành nhỏ để nghiên cứu. Theo cách phân loại truyền thống trước đây do Tổng cục Thống kê áp dụng, công nghiệp được phân chia thành 19 phân ngành cấp II, để thống kê số liệu, phục vụ nghiên cứu. Hiện nay, Tổng cục Thống kê chuyển sang sử dụng hệ thống phân lo._.bộ doanh nghiệp 2002-2006, Tổng cục Thống kê. 227 Bảng 5: Cơ cấu lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản phân theo thành phần kinh tế 2001-2005 % 2001 2002 2003 2004 2005 TOÀN QUỐC 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước 36.53 32.14 28.50 32.92 28.64 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 43.05 45.57 48.14 46.66 50.53 Doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài 20.42 22.29 23.36 20.42 20.82 Riêng: Bắc Trung bộ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước 67.95 62.91 58.92 48.13 32.64 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 22.59 24.24 28.55 38.70 56.44 Doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài 9.46 12.86 12.53 13.18 10.92 Phân theo tỉnh Thanh Hoá 47.96 45.23 41.80 46.04 46.57 Nghệ An 24.74 22.20 29.30 21.58 20.68 Hà Tĩnh 9.05 9.42 7.11 7.98 7.92 Quảng Bình 4.27 5.68 6.79 7.04 6.34 Quảng Trị 2.68 3.17 2.98 3.98 4.86 Thừa Thiên - Huế 11.30 14.30 12.02 13.38 13.63 Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2002-2006, Tổng cục Thống kê. 228 Bảng 6: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp công nghiệp Bắc Trung bộ 2001-2005 Tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng bq 2001-2005 (%) Công nghiệp khai thác mỏ 24875 37279 37936 51570 62380 25.8 Công nghiệp chế biến 735912 933248 1069907 1196328 1458710 18.7 CN CB nông, lâm sản 446418 488548 607180 738835 898770 19.1 Sx thực phẩm và đồ uống 339374 361088 473541 576291 716570 20.5 Sx các sp thuốc lá, thuốc lào 89683 99836 107102 138212 144320 12.6 CB gỗ, các sp từ gỗ, tre, nứa 4836 7744 8196 10957 20710 43.9 Sản xuất giấy và sp giấy 12050 19141 17355 11867 14450 4.6 Sản xuất bàn ghế, giường tủ 475 739 986 1508 2720 54.7 Công nghiệp chế biến khác 289494 444700 462727 457493 559950 17.9 SX và PP điện, khí, nước 10029 8827 9223 11648 13270 7.3 Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2002-2006, Tổng cục Thống kê. Bảng 7: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp CB nông, lâm sản Bắc Trung bộ theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế và tỉnh 2001-2005 % 2001 2002 2003 2004 2005 TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Phân theo thành phần kinh tế DN Nhà nước 44.78 46.66 44.89 42.25 37.94 DN ngoài Nhà nước 12.41 13.90 15.59 18.07 22.54 DN có vốn ĐT nước ngoài 42.81 39.44 39.52 39.68 39.52 Phân theo tỉnh Thanh Hoá 46.32 45.86 44.51 45.89 46.53 Nghệ An 25.65 24.26 28.11 25.19 22.28 Hà Tĩnh 5.87 5.79 5.99 7.51 8.74 Quảng Bình 6.41 7.12 5.38 4.02 5.01 Quảng Trị 2.69 3.97 3.87 3.85 4.19 Thừa Thiên - Huế 13.06 13.00 12.14 13.54 13.25 Nguồn: Tính toán trên cơ sở GO. 229 Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng vốn sản xuất kinh doanh của DN công nghiệp Bắc Trung bộ phân theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp 2001-2005 % 2001 2002 2003 2004 2005 TỔNG SỐ 4.04 0.50 0.76 3.17 2.74 Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước 3.78 -0.59 -2.00 -0.17 1.45 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 4.61 1.15 1.69 1.97 1.79 Doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài 4.27 1.68 4.58 8.28 9.42 Phân theo ngành công nghiệp Công nghiệp khai thác mỏ 7.31 7.89 10.09 13.20 17.64 Công nghiệp chế biến 3.99 0.28 0.46 2.79 4.53 Công nghiệp CB nông, lâm sản 5.93 1.35 0.20 8.66 9.53 Sx thực phẩm và đồ uống 6.16 1.20 0.03 9.99 11.35 Sx các sp thuốc lá, thuốc lào 2.37 0.19 1.16 2.11 0.91 CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa 3.10 0.92 1.51 6.61 3.45 Sản xuất giấy và sp giấy 5.46 4.65 0.60 -1.32 2.67 Sản xuất bàn ghế, giường tủ 3.61 -0.61 1.62 3.08 2.41 Công nghiệp chế biến khác 3.25 -0.09 0.55 0.56 2.38 SX và phân phối điện, khí, nước 3.10 1.70 1.85 1.93 1.31 Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2002-2006, Tổng cục Thống kê. 230 Bảng 9: Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản phân theo thành phần kinh tế và vùng kinh tế (Năm trước = 100) % 2001 2002 2003 2004 2005 BQ 01- 05 TOÀN QUỐC 111.22 119.92 114.48 115.57 115.32 116.30 Phân theo thành phần kinh tế DN Nhà nước 107.97 113.38 106.18 107.38 107.03 108.46 DN ngoài Nhà nước 134.09 141.15 135.81 134.16 134.61 136.40 DN có vốn ĐT nước ngoài 107.08 117.60 111.79 111.84 108.87 112.48 Phân theo vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng 106.25 125.25 143.27 130.30 112.26 127.28 Đông Bắc 111.17 116.66 121.33 116.29 116.34 117.64 Tây Bắc 104.60 112.18 111.66 116.89 113.55 113.55 Bắc Trung bộ 107.92 113.82 119.78 112.61 109.00 113.74 Phân theo thành phần kinh tế DN Nhà nước 83.94 118.62 115.23 105.98 97.89 109.13 DN ngoài Nhà nước 119.58 127.41 134.38 130.51 135.97 132.03 DN có vốn ĐT nước ngoài147.93 104.85 120.02 113.09 108.54 111.48 Phân theo tỉnh Thanh Hoá 92.59 112.69 116.27 116.11 110.53 113.87 Nghệ An 157.80 107.68 138.75 100.92 96.40 109.80 Hà Tĩnh 115.96 112.42 123.78 141.20 126.83 125.64 Quảng Bình 105.35 126.43 90.49 84.23 135.69 106.94 Quảng Trị 86.73 167.34 117.00 112.08 118.62 127.02 Thừa Thiên - Huế 107.64 113.28 111.89 125.53 106.66 114.13 Duyên hải Nam Trung bộ 112.53 104.01 122.43 106.44 106.54 109.62 Tây Nguyên 90.31 147.04 112.52 127.03 128.09 128.09 Đông Nam bộ 115.37 121.54 109.20 115.11 118.14 115.91 Đồng bằng sông Cửu Long 101.53 117.40 105.31 102.75 105.23 107.53 Nguồn: Tính toán trên cơ sở GO. 231 PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ TẠO LẬP LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP NÔNG - LÂM SẢN TẠI CÁC TỈNH THUỘC VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Phiếu dành cho doanh nghiệp chế biễn gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; doanh nghiệp chế biến thực phẩm) Họ và tên người được phỏng vấn:......................................................................................................... Tuổi...................................... Giới tính.......................................... Dân tộc.......................................... Chức vụ: ............................................................................................................................................... Trình độ chuyên môn:........................................................................................................................... Trình độ tin học:.................................................................................................................................... Tên doanh nghiệp: ............................................................................................................................... Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: ..................................................................................... Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................................... Điện thoại: ....................................................................Fax: ................................................................ E-mail: .......................................................................Website: ............................................................ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1. Doanh nghiệp của Ông/Bà thành lập:.................ngày.............tháng..........năm.......................... - Giấy chứng nhận ĐKKD số:............................................................................................................. - Vốn điều lệ (vốn đăng ký) khi thành lập?...............................................................triệu đồng 2. Xin Ông/Bà cho biết loại hình doanh nghiệp của mình 1  Công ty TNHH 2  Công ty cổ phần 3  Doanh nghiệp tư nhân 4  Công ty hợp danh 3. Xin Ông/Bà cho biết ngành sản xuất kinh doanh nông - lâm sản chính của mình: 1  Sản xuất thực phẩm , cụ thể là:  Sản xuất, chế biến và bảo quản thịt, thuỷ sản, rau quả, dầu và mỡ  Sản xuất, chế biến, bảo quản thịt và sản phẩm từ thịt  Chế biến, bảo quản thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản  Chế biến và bảo quản rau quả  Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật  Sản xuất sản phẩm bơ, sữa  Xay xát, sản xuất bột và sản xuất thức ăn gia súc  Xay xát và sản xuất bột thô  Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột  Sản xuất thức ăn gia súc  Sản xuất thực phẩm khác  Sản xuất các loại bánh từ bột  Sản xuất đường  Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo  Sản xuất các sản phẩm khác từ bột  Sản xuất các thực phẩm khác chưa được phân vào đâu 232 2  Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất các sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện, cụ thể là:  Cưa, xẻ và bào gỗ  Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và các vật liệu tết bện  Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác  Sản xuất đồ gỗ xây dựng  Sản xuất bao bì bằng gỗ  Sản xuất các sản phầm khác từ gỗ; sản xuất các sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện  Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy  Sản xuất bột giấy, giấy và bìa  Sản xuất giấy nhãn và bao bì  Sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu  Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế  Khác 4. Doanh nghiệp của Ông/Bà có xuất khẩu sản phẩm của mình không? 1  Có 2  Không 5. Xin Ông/Bà cho biết số lượng lao động bình quân /năm trong doanh nghiệp của Ông/Bà: 1  ít hơn 20 2  20-49 3  50-99 4  100-299 5  Từ 300 trở lên II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGÀNH 6. Ông/Bà đánh giá như thế nào về đặc điểm sản phẩm kinh doanh của mình Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1 -5, (1 = Đơn giản, 5 = rất phức tạp) Mức độ Các đặc điểm Đơn giản Tương đối đơn giản Tương đối phức tạp Phức tạp Rất phức tạp ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ b. Đặc điểm công nghệ/kỹ thuật c. Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng d. Đặc điểm của hệ thống kênh phân phối 233 7. Ông/Bà đánh giá mức độ đổi mới của doanh nghiệp mình như thế nào Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Không đổi mới, 5 = rất nhanh) Mức độ Sự đổi mới Không có đổi mới Rất chậm Chậm Nhanh Rất nhanh ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Mức độ đổi mới/cải tiến sản phẩm b. Mức độ đổi mới/cải tiến kỹ thuật - công nghệ sản xuất c. Mức độ đổi mới trong quản lý/điều hành doanh nghiệp 8. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ tăng trưởng sản phẩm của mình trên các loại thị trường trong tương lai Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Suy giảm mạnh, 5 = Tăng trưởng cao) Mức độ Loại thị trường Suy giảm mạnh Suy giảm Không tăng trưởng Tăng trưởng thấp Tăng trưởng cao ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Thị trường trong tỉnh b. Thị trường ngoài tỉnh c. Thị trường xuất khẩu 9. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Rất thấp, 5 = Rất gay gắt) Mức độ Loại thị trường Rất thấp Thấp Bình thường Tương đối gay gắt Rất gay gắt ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Thị trường trong tỉnh b. Thị trường ngoài tỉnh c. Thị trường xuất khẩu 234 10. Ông/Bà đánh giá như thế nào về yêu cầu khách hàng đối với sản phẩm của mình Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Rất dễ tính, 5 = Rất khắt khe) Mức độ Yêu cầu của khách hàng Rất dễ tính Dễ tính Bình thường Khắt khe Rất khắt khe ý kiến khác 1) Trong tỉnh 1 2 3 4 5 a. Về kiểu dáng thiết kế sản phẩm b. Về các tính năng hoạt động của sản phẩm c. Về mức độ tin cậy của sản phẩm d. Về điều kiện bán hàng e. Về giá cả Rất dễ tính Dễ tính Bình thường Khắt khe Rất khắt khe ý kiến khác 1 2 3 4 5 2) Ngoài tỉnh a. Về kiểu dáng sản phẩm b. Về các tính năng hoạt động của sản phẩm c. Về mức độ tin cậy của sản phẩm d. Về điều kiện bán hàng e. Về giá cả 3) Xuất khẩu a. Về kiểu dáng sản phẩm b. Về các tính năng hoạt động của sản phẩm c. Về mức độ tin cậy của sản phẩm d. Về điều kiện bán hàng e. Về giá cả 235 11. Ông/Bà đánh giá như thế nào về các nguồn cung cấp đầu vào cho sản phẩm của mình trên địa bàn tỉnh Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Rất khan hiếm, 5 = Rất sãn có) Mức độ Đầu vào Rất khan hiếm Khan hiếm Không khan hiếm Sẵn có Rất sẵn có ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Nguyên liệu chính b. Nguyên liệu phụ c. Bao bì d. Máy móc thiết bị e. Chi tiết phụ tùng thay thế f. Kỹ sư kỹ thuật g. Công nhân lành nghề h. Nhà quản lý chuyên nghiệp i. Lao động phổ thông 12. Ông/Bà đánh giá như thế nào về các dịch vụ phát triển kinh doanh trên địa bàn tỉnh đối với sản phẩm của mình Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Rất khan hiếm, 5 = Rất sẵn có) Mức độ Dịch vụ phát triển kinh doanh Rất khan hiếm Khan hiếm Không khan hiếm Sẵn có Rất sẵn có ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Các dịch vụ đào tạo nghề b. Các dịch vụ tư vấn kỹ thuật/chuyển giao công nghệ c. Các dịch vụ tư vấn chất lượng d. Các dịch vụ tư vấn tài chính/kế toán e. Dịch vụ cung cấp thông tin thị trường f. Các dịch vụ xúc tiến thương mại (quảng cáo, khuyến mại, khuyếch trương, ...) g. Các dịch vụ tư vấn pháp luật h. Các dịch vụ vận tải i. Các dịch vụ cung ứng, kho bãi 236 III. ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 13. Theo Ông/Bà vấn đề thiết kế sản phẩm của mình ở mức độ nào Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Còn rất hạn chế, 5 = Rất tốt) Mức độ Thiết kế sản phẩm Còn rất hạn chế Còn hạn chế Bình thường Tốt Rất tốt ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Khả năng đổi mới kiểu dáng sản phẩm b. Khả năng cải tiến, bổ sung các tính năng mới của sản phẩm c. Khả năng phát triển sản phẩm mới 14. Ông/Bà đánh giá như thế nào về kỹ thuật/công nghệ sản xuất của doanh nghiệp mình Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Còn rất hạn chế, 5 = Rất tốt) Mức độ Kỹ thuật, công nghệ Còn rất hạn chế Còn hạn chế Bình thường Tốt Rất tốt ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Khả năng thiết kế/lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp và hiệu quả b. Khả năng kiểm soát quy trình - công nghệ sản xuất Còn rất hạn chế Còn hạn chế Bình thường Tốt Rất tốt ý kiến khác 1 2 3 4 5 c. Khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất d. Khả năng cải tiến quy trình sản xuất e. Khả năng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật/công nghệ mới g. Khả năng phát triển công nghệ sản xuất mới h. Khả năng đa dạng hoá sản phẩm 237 15. Ông/Bà đánh giá như thế nào về vấn đề kiểm soát chi phí và chất lượng sản phẩm của mình Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Còn rất hạn chế, 5 = Rất tốt) Mức độ Kiểm soát chi phí và chất lượng Còn rất hạn chế Còn hạn chế Bình thường Tốt Rất tốt ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ ổn định và lâu dài với các nhà cung cấp b. Khả năng kiểm soát giá mua các các đầu vào c. Khả năng phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu mới hiệu quả hơn d. Khả năng quản lý máy móc thiết bị e. Khả năng hạ giá thành sản xuất g. Khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm 16. Ông/Bà đánh giá như thế nào về hoạt động marketing và dịch vụ khách hàng của mình Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Còn rất hạn chế, 5 = Rất tốt) Mức độ Marketing và dịch vụ Còn rất hạn chế Còn hạn chế Bình thường Tốt Rất tốt ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Khả năng phát hiện nhu cầu mới b. Khả năng thâm nhập thị trường mới c. Khả năng quảng bá hình ảnh/sản phẩm của công ty d. Khả năng kiểm soát kênh phân phối e. Khả năng cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng 238 17. Ông/Bà đánh giá như thế nào về hoạt động tài chính/kế toán của doanh nghiệp mình Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Còn rất hạn chế, 5 = Rất tốt) Mức độ Hoạt động tài chính/kế toán Còn rất hạn chế Còn hạn chế Bình thường Tốt Rất tốt ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Khả năng huy động vốn b. Khả năng sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả c. Khả năng quản lý các dự án đầu tư một cách hiệu quả d. Khả năng xây dựng hệ thống hoạch toán chi phí một cách hiệu quả 18. Ông/Bà đánh giá như thế nào về hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Còn rất hạn chế, 5 = Rất tốt) Mức độ Hệ thống thông tin quản lý Còn rất hạn chế Còn hạn chế Bình thường Tốt Rất tốt ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Hệ thống thông tin tài chính/kế toán b. Hệ thống thông tin quản lý dự trữ c. Hệ thống thông tin về các nhà cung cấp d. Hệ thống thông tin về nhu cầu khách hàng e. Hệ thống thông tin về các kênh phân phối g. Khả năng áp dụng liên kết điện tử trong kinh doanh 239 19. Ông/Bà đánh giá như thế nào về công tác lãnh đạo và xây dựng chiến lược của doanh nghiệp Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Còn rất hạn chế, 5 = Rất tốt) Mức độ Lãnh đạo và xây dựng chiến lược Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Có mục tiêu chiến lược rõ ràng b. Các mục tiêu chiến lược có gắn với các kế hoạch hành động c. Chiến lược đã làm rõ thứ tự ưu tiên trong điều hành doanh nghiệp d. Việc ra các quyết định quản lý được thực hiện dựa trên chiến lược e. Việc xác định mục tiêu, xây dựng chính sách và các quy trình được thực hiện ở tất cả các cấp g. Có tuyên bố sứ mệnh, tôn chỉ mục đích hoạt động chính thức h. Có quy trình xem xét cập nhật chiến lược định kỳ i. Có khả năng áp dụng các thực tiễn quản lý tốt vào trong điều hành công ty 240 20. Ông/Bà đánh giá như thế nào về văn hoá doanh nghiệp Đề nghị Ông/Bà xếp thứ tự 1-5, (1 = Còn rất hạn chế, 5 = Rất tốt) Mức độ Văn hoá doanh nghiệp Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý ý kiến khác 1 2 3 4 5 a. Cảm giác thống nhất và gắn bó mà doanh nghiệp đã tạo ra cho mỗi thành viên b. Có sự thống nhất giữa văn hoá của các đơn vị nhỏ với văn hoá chung của toàn doanh nghiệp c. Văn hoá trong doanh nghiệp đã khuyến khích đổi mới, sáng tạo và cởi mở với ý tưởng mới của người lao động d. Có khả năng thay đổi và phù hợp với yêu cầu của môi trường và chiến lược e. Các nhà điều hành, các nhà quản lý và công nhân đều được khuyến khích Người điều tra Đại diện doanh nghiệp 241 PHỤ LỤC 4 : DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ Thanh Hoá 1 Công ty cổ phần súc sản xuất khẩu Thanh Hoá 2 Công ty TNHH Hoa Mai 3 Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Như Thanh 4 Công ty TNHH Huy Hoàng 5 Công ty XNK rau quả Thanh Hoá 6 Công Ty Green More Việt Nam 7 Công ty cổ phần chế biến tinh bột ngô Thanh Hoá 8 Xí nghiệp Thành Công 9 HTX Đại Hải 10 Công ty TNHH Hiệp Hưng 11 Công ty cổ phần nông sản Thanh Hoa 12 Công ty cổ phần công nông nghiệp Việt Mỹ 13 Công ty đầu tư phát triển Tư Hùng 14 Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Thắng Lợi 15 Công ty chế biến thực phẩm Lam Sơn 16 HTX sản xuất bánh kẹo Toàn Thành 17 Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan 18 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 19 Công ty đường Nông Cống 20 Công ty TNHH Đăng Hoà 21 Công ty TNHH Lạch Trường 22 Công ty chế biến XNK thương mại 23 Công ty cổ phần bia Thanh Hoá 24 Công ty cổ phần thực phẩm và khách sạn Hà Nội - Phục Hưng 25 Công ty TNHH Xuân Thuỷ Trúc Lâm 26 Công ty TNHH Sữa Milas 27 Công ty cổ phần Hoàng Gia 28 Công ty TNHH Linh Minh Nhật 29 Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá 30 Doanh nghiệp Liên Minh 31 Công ty Quang Lan 242 32 Công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu 33 Chi nhánh công ty cổ phần thương mại Khánh Trang 34 Công ty sản xuất chế biến lâm sản Đại Thắng 35 Công ty cổ phần Me Lu Da 36 Doanh nghiệp tư nhân Quang Quyết 37 Doanh nghiệp tư nhân Đại An 38 Doanh nghiệp Minh Hội 39 Doanh Nghiệp mộc Nam Thanh 40 Xí nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Bến Chếch 41 Doanh nghiệp Ngọc ấn 42 Công ty TNHH Vinh Phát 43 Công ty TNHH Liên Anh 44 Công ty TNHH Đức Chinh 45 Công ty TNHH mộc Đức Thành 46 Công ty TNHH Ngọc Huy 47 Công ty TNHH Tăng Lực 48 Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Kỳ Anh 49 Xí nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu 50 Xí nghiệp Việt Hưng 51 Doanh nghiệp khai thác VLXD và XD hạ tầng Nông Cống 52 Doanh nghiệp tư nhân Lan Sinh 53 HTX thủ công Tiền Phong 54 Doanh nghiệp Thành Công 55 Doanh nghiệp Duy Hải 56 Xí nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu Việt Trang 57 Xí nghiệp chiếu cói Hoàng Long 58 Doanh nghiệp tư nhân Tiến Sơn 59 Cơ sở sản xuất cót ép Thoa Nụ 60 HTX Bình Minh 61 HTX chế biến lâm sản Quan Hoá 62 HTX Hà Long 63 HTX tiểu thủ công nghiệp vận tải Quyết Tâm 64 Công ty TNHH Tre Việt 65 Công ty thương mại Nam Thịnh 66 Công ty THHH Từ Thiện Thanh Hoá 67 HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Tam Sơn 243 68 Công ty TNHH Minh Anh 69 Công ty TNHH Bình Nam 70 Công ty TNHH Lam Sơn 71 HTX dịch vụ Hoàng Long 72 Công ty cổ phần giấy và bao bì Bỉm Sơn 73 Công ty cổ phần giấy Mục Sơn 74 Công ty cổ phần giấy Lam Sơn 75 Doanh nghiệp Mạnh Thành 76 Doanh nghiệp chế biến bột giấy Hoà Hà 77 HTX chế biến bột giấy Phú Toàn 78 Công ty Hoàng Đông 79 Công ty cổ phần bao bì Lam Sơn 80 Công ty cổ phần giấy bao bì Thanh Hoá 81 Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn 82 Công ty sản xuất thương mại Phương Hoa 83 Công ty bao bì và dịch vụ thương mại Thanh Sơn 84 Doanh nghiệp Đặng Vũ 85 Doanh nghiệp Sơn Hà 86 Doanh nghiệp tư nhân Nam Hải 87 HTX tiểu thủ công nghiệp Hồng Kỳ 88 HTX mộc dân dụng và dạy nghề Quang Bân 89 Công ty Hợp Lực 90 Công ty TNHH Hùng Thịnh 91 Công ty Hoàng Hà 92 Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Tân Việt 93 Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức 94 Công ty Delta Nghệ An 1 Công ty chế biến và xuất khẩu súc sản 2 Công ty cổ phần dầu thực vật Nghĩa Đàn 3 Nhà máy bột sắn Intimex 4 Công ty TNHH Hòn Ngư 5 Công ty cổ phần chế biến và kinh doanh thực phẩm Hương Phúc 6 Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle 7 Công ty cổ phần mía đường Sông Dinh 8 Công ty mía đường Sông Lam 244 9 Công ty mía đường Sông Con 10 Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hoàng Long 11 Công ty TNHH Mỹ Quốc 12 Doanh nghiệp Hoa Mỹ Phú Ngọc Loan 13 Công ty TNHH Hoàng Ngọc 14 Công ty TNHH Việt Hùng 15 Công ty TNHH Hà Vinh 16 Công ty cổ phần Bia Nghệ An 17 Công ty Hà An 18 DNTN Minh Nguyệt 19 Công ty TNHH Hoàng Mỹ 20 Công ty cổ phần thực phẩm Nghệ An 21 Công ty TNHH Féi Thành Vinh 22 Doanh nghiệp tư nhân Tứ Cường 23 Doanh nghiệp tư nhân chế biến lâm sản mộc dân dụng 24 Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An 25 Xí nghiệp mộc Thống Nhất 26 Công ty TNHH Giang Sáng 27 Công ty TNHH Hoàng Cầm Dung 28 Công ty TNHH Lâm Nguyên 29 Công ty cổ phần Công Dung Hoá 30 Công ty TNHH tấm gỗ nhân tạo Việt - Trung 31 Công ty TNHH chế biến nông lâm sản Việt Phương 32 HTX Quyết Thắng 33 Công ty TNHH Hoa Cương B và A 34 Doanh nghiệp tư nhân Trung Khiêm 35 Công ty TNHH Minh Chiến 36 Doanh nghiệp tư nhân Tám Oanh 37 Doanh nghiệp tư nhân Phong Cảnh 38 Công ty TNHH nguyên liệu giấy Nghệ An 39 Công ty Lam Hồng - Bộ Quốc Phòng 40 Doanh nghiệp tư nhân tre đũa Thành Hưng 41 Công ty chế biến lâm sản và phát triển nông nghiệp 42 Công ty TNHH Xuân Ngọc 43 Công ty TNHH Quang Triều 44 Doanh nghiệp tư nhân Song Thắng 245 45 Công ty TNHH Nam Thanh 46 Công ty liên doanh trồng và chế biến công nguyên liệu giấy 47 DNTN Đình Triều 48 Công ty TNHH An Châu 49 Doanh nghiệp Long Thành 50 Công ty cổ phần giấy Sông Lam 51 Doanh nghiệp tư nhân sản xuất bột giấy Nhật Minh 52 Công ty TNHH Thiên Phú 53 Công ty cổ phần sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu 54 Xí nghiệp sản xuất giấy và bao bì Thiên Phú 55 Công ty TNHH thương mại và sản xuất tiêu dùng Việt Trung 56 DNTN Đức Lan 57 Công ty TNHH Phúc Hoa 58 DNTN thương mại Quang Thắm 59 Công ty TNHH Thái Lộc An 60 Doanh nghiệp mộc Ngọc Thạch 61 DNTN Hải Lý 62 Công ty TNHH Nguyên Nghĩa 63 HTX Mộc dân dụng và mỹ nghệ Nghĩa Quang 64 DNTN Hoàng Quán 65 HTX tiểu thủ công nghiệp cổ phần Quyết Thắng 66 Công ty TNHH sản xuất bật lửa ga Trung Lai 67 Công ty TNHH xuất khẩu Hùng Hưng 68 Công ty cổ phần bao bì Nghệ An 69 Công ty cổ phần Đức Tiến Hà Tĩnh 1 Công ty rau quả Hà Tĩnh 2 Công ty cổ phần chế biến kinh doanh nông lâm sản Kim Thành 3 Công ty TNHH muối ăn Hà Tĩnh 4 Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh 5 Công ty TNHH 19-8 6 Công ty bia nước giải khát Hà Tĩnh 7 Công ty cổ phần hợp tác đầu tư Việt Trung 8 Công ty cổ phần nước khoáng và du lịch Sơn Kim Hà Tĩnh 9 Xí nghiệp chế biến lâm sản Thanh Ngợi 10 Công ty Chế biến thức ăn gia súc Thiên Lộc 246 11 Xí nghiệp chế biến lâm sản tư nhân Liên Hoà 12 Xí nghiệp chế biến lâm sản Hương Phố 13 Công ty TNHH Chế biến gỗ Hào Quang 14 Công ty TNHH Vạn Thành 15 Công ty TNHH Lài Thân 16 Công ty cổ phần gỗ Linh Cảm 17 Công ty TNHH Xuân Lâm 18 Công ty TNHH Huy Hoàng 19 Xí nghiệp chế biến lâm sản Minh Hà 20 Công ty TNHH La Giang (Yên Trấn cũ) 21 Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp và chế biến lâm sản Huy Cảnh 22 Xí nghiệp chế biến nông lâm sản 19/8 23 Công ty TNHH Thương mại Lâm sản Hoàng Anh 24 Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng áng 25 Công ty TNHH Trường An 26 Xí nghiệp chế biến đồ mộc tư nhân Phúc Sơn 27 Công ty TNHH Long Yên 28 DNTN Trường Thanh 29 Công ty cổ phần Thái Phát Đạt 30 Công ty cổ phần Quỳnh Giao 31 Công ty cổ phần thương mại Huy Hoàng 32 HTX mây xiên xuất khẩu Tiến Đạt 33 Công ty cổ phần Việt Hà Hà Tĩnh 34 Công ty Chế biến Rau quả Đức Thọ Quảng Bình 1 Công ty TNHH chế biến bột cá Quảng Bình 2 Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình 3 Công ty DI và nước uống Dd Cosevco 4 HTX An Hải 5 Công ty TNHH Thiên Hương 6 Xí nghiệp đóng tàu thuyền Hoàng Lường 7 Xí nghiệp cưa xẻ gỗ Hoàng Gia 8 Xí nghiệp Xây dựng và VLXD Thanh Long 9 Xí nghiệp cưa xẻ gỗ Thống Nhất 10 Xí nghiệp sản xuất mộc Hùng Thảo 11 Xí nghiệp chế biến gỗ Tuấn Thanh 247 12 DNTN Tuyết Châu 13 Xí nghiệp sản xuất mộc Hoà Thảo 14 DNTN chế biến lâm sản Ngọc Tường 15 DNTN Nguyễn Xuân Hoà 16 Xí nghiệp chế biến gỗ Lương Ninh 17 Công ty TNHH cưa xẻ gỗ Trường Anh 18 Công ty TNHH Đại Phúc 19 Doanh nghiệp chế biến lâm sản Đức Thượng 20 DNTN Nhâm Quý 21 Công ty TNHH Phú Quí 22 Công ty TNHH Hùng Phú 23 Công ty TNHH xây dựng chế biến gỗ Ngọc Long 24 Doanh nghiệp dịch vụ Việt Trung 25 HTX cưa mộc xây dựng Lệ Ninh 26 Công ty TNHH tổng hợp Xuân Mai 27 Xí nghiệp XDTH Thượng Lào 28 Công ty TNHH sản xuất mộc Hoà Ninh 29 Công ty TNHH chế biến lâm sản Phương Bắc 30 Công ty TNHH Hùng Dũng 31 DNTN chế biến gỗ Đức Bắc 32 DNTN chế biến gỗ Đức Duy 33 Xí nghiệp gỗ Lê Minh Vững 34 Doanh nghiệp Cao Sơn 35 Doanh nghiệp chế biến gỗ Hoa Mai 36 Xí nghiệp cưa xẻ gỗ Hoàng Anh 37 Doanh nghiệp sản xuất mộc Long Hồng 38 DNTN chế biến gỗ Quảng Hà 39 HTX mộc mỹ nghệ Tân Tiến 40 HTX mộc Hồng Hải 41 DNTN Tấn Phương 42 Công ty TNHH Trí Dũng 43 Xí nghiệp sản xuất mộc Trịnh Hà 44 DNTN Huyền Quang 45 DNTN Thiệp Hương 46 DNTN Hà Nhung 47 Xí nghiệp mộc và xây dựng Hoàng Nghĩa 248 48 DNTN mộc Văn Thịnh 49 Công ty TNHH Thiên Vân Quảng Trị 1 Công ty TNHH Thảo Nguyên 2 Công ty TNHH Xi Ka R 3 Công ty bia Đông Hà 4 DNTN Quỳnh Hương 5 Công ty TNHH Hồng Đào 6 Công ty TNHH Chaicha Reon Việt Thái 7 HTX dịch vụ Việt Hải 8 DNTN Nguyên Phong 9 DNTN Nhật Minh 10 DNTN chế biến gỗ Quang Thạnh 11 DNTN cưa xẻ gỗ ái Tử 12 Công ty TNHH Giáo Sơn 13 DNTN Lê Vĩnh Hiền 14 Công ty TNHH Hiếu Tuấn 15 DNTN Quảng Phú 16 Công ty TNHH công nghệ xử lý nước Sao Vàng 17 DNTN Mạnh Triều 18 Công ty TNHH Nam Việt 19 Công ty TNHH Tam Hiệp 20 HTX chế biến gỗ Tấn Phát 21 Công ty TNHH Mai Hoàng 22 DNTN Quang Huy 23 Công ty cổ phần gỗ Mdf-geruco Quảng Trị 24 DNTN Hải Thịnh 25 DNTN Lạc Quan 26 Công ty TNHH Bắc Hiền Lương 27 Công ty TNHH tình thương người mù Đông Hà 28 Công ty TNHH nghĩa tình hội người mù Hải Lăng 29 Công ty TNHH nghĩa tình hội người mù Triệu Phong 30 Công ty TNHH hội người mù Cam Lộ 31 Công ty TNHH Bắc Trung Bộ 32 Công ty TNHH Ha Si Na To 33 Công ty TNHH Nghệ Phát 249 34 Công ty TNHH Anh Tuấn 35 DNTN Hiệp Thu 36 Công ty TNHH Nam Phú 37 Công ty TNHH Hồng Kỳ 38 Công ty TNHH Tia Sáng Thừa Thiên Huế 1 Công ty TNHH An Khang 2 Công ty cổ phần chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico Huế 3 Công ty TNHH cà phê Hải Đăng 4 Nhà máy tinh bột sắn Fococev TTHuế 5 Công ty thực phẩm Huế I 6 Công ty TNHH Thiên Hương 7 Doanh nghiệp muối hầm Phú Hiệp 8 DNTN Vị trai lá Bồ Đề 9 Công ty thực phẩm Huế II 10 Công ty bia Huế 11 DNTN Phú Cát 12 Công ty cổ phần Thanh Tân 13 Công ty TNHH Joli 14 Xí nghiệp nước đá Hoà Hiệp 15 Công ty TNHH Kim Cương 16 Xí nghiệp nước đá Ngọc Bích 17 DNTN gỗ Tứ Hạ 18 HTX mộc 1/5 19 Xí nghiệp Như Hoa 20 Công ty TNHH Đại Thành 21 Xí nghiệp cưa xẻ mộc Hoa Lan 22 DNTN Liên Hoa 23 DNTN Tiến Đạt 24 DNTN Việt Hà 25 DNTN Hoài Ân 26 DNTN Toàn Thắng 27 DNTN mộc Văn Hoà 28 DNTN Quý Khương 29 Xí nghiệp Hoàng Thành 30 Xí nghiệp Ngọc Giàu 250 31 DNTN Lâm Sơn 32 Xí nghiệp Tấn Lộc 33 Xí nghiệp cưa xẻ mộc Phú Bình 34 DNTN Thuận Phú 35 DNTN Xuân Thảo 36 DNTN Thanh Thanh 37 Công ty liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế 38 DNTN Hoàng Tân 39 Công ty TNHH Ngọc Anh 40 DNTN Thuỷ Xuân 41 HTX Nhân Đạo 42 DNTN Thanh Lam 43 Công ty cổ phần Hoàng Mai 44 Công ty cổ phần Phú Hoàng 45 DNTN Tân Kim Sơn 46 HTX tăm tre chổi đót Tình thương 47 HTN Niềm tin 48 DNTN Hoài Phát 49 DNTN Huy Dũng 50 DNTN Nguyên Thư 51 Công ty TNHH Nhà Xưa 52 Công ty sản xuất giày và hàng tiêu dùng Huế 53 Công ty TNHH sản xuất giấy Như ý 54 Công ty TNHH Hà Xuyên 55 Xí nghiệp mỹ nghệ sơn mài Sông Hương 56 DNTN Vĩnh Thanh 57 Xí nghiệp mộc mỹ nghệ Thuỷ Dương 58 Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang 59 DNTN Phú Thành 60 Xí nghiệp mộc Đức Tín 61 Công ty TNHH XNK Tara 62 DNTN Hương Long 63 DNTN Tân Tiến 64 DNTN trống Trường Sơn 65 DNTN Đạt Thành ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA2203.pdf
Tài liệu liên quan