Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) khu vực Ba Đình

Tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) khu vực Ba Đình: ... Ebook Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) khu vực Ba Đình

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói cho vay tiêu dùng đang và sẽ đóng một vai trò chủ đạo trong các dịch vụ ngân hàng. Bởi vì cho vay tiêu dùng không chỉ là khoản mục mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà còn vì người tiêu dùng với trình độ dân trí và mức sống ngày càng cao sẽ vay nhiều hơn để tiêu dùng, để nâng cao mức sống bản thân và đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương lai. Nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy với tư cách là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mại cần phải thúc đẩy hoạt động đó. Hiện nay đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam thì tín dụng vẫn đang là hoạt động mang lại thu nhập chính, do đó trong thời gian tới họ cũng rất quan tâm phát triển cho vay tiêu dùng. Ngân Hàng Công Thương Ba Đình là một ngân hàng thương mại quốc doanh có mức dư nợ hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong những năm gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng của NHCT Ba Đình đã có những bước phát triển đáng kể, chất lượng cho vay được cải thiện dần qua từng năm. Qua thời gian thực tập tại NHCT Ba Đình, em đã có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Làm sao để cùng với việc tăng trưởng dư nợ là chất lượng CVTD không ngừng được nâng cao? Đây không chỉ là một vấn đề trăn trở với NHCT Ba Đình mà còn đối với các NHTM nói chung. Do vậy em chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình” để làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình nói chung trong những năm tới. Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì nội dung chính được chia thành 3 chương: + Chương 1: Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. + Chương 2; Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. + Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình. Ch­¬ng 1 Kh¸i qu¸t chung vÒ cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng Th­¬ng M¹i 1.1. Kh¸i niÖm, ®Æc ®iÓm & ph©n lo¹i cho vay tiªu dïng 1.1.1. Kh¸i niÖm cho vay tiªu dïng Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì ngân hàng được coi là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế. Sự hoạt động hiệu quả của nó sẽ là tiền đề cho việc luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Nhắc đến hoạt động chủ yếu của ngân hàng thì không thể không nói đến hoạt động cho vay. Đặc biệt là đối với các ngân hàng Việt Nam thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay đem lại chiếm một phần rất lớn trong tổng lợi nhuận. Do vậy có thể nói cho vay là hoạt động chủ chốt của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó thì hoạt động cho vay có thể được hiểu như sau: “ Cho vay là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”. Do đó dựa trên các tiêu thức khác nhau thì người ta có thể phân chia cho vay ra làm nhiều loại. Nếu dựa vào mục đích sử dụng vốn vay thì người ta đưa ra loại hình cho vay tiêu dùng. Và trên thực tế có nhiều cách định nghĩa khác nhau về CVTD. CVTD là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ… Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi CVTD. Nhưng nhìn chung “ CVTD được coi là khoản tiền vay cấp cho các cá nhân hộ gia đình để chi dùng cho các mục đích không kinh doanh”. Cho vay tiêu dùng cho phép cá nhân, các hộ gia đình được sử dụng trước khả năng mua của mình trong tương lai, tức là tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trước khi họ có khả năng chi trả. Do đó ngoài việc nâng cao mức sống về mặt vật chất thì nó còn gián tiếp kích thích sản xuất phát triển. Mặt khác ở CVTD thì người vay sử dụng tiền vay vào mục đích không sinh lời và nguồn trả nợ độc lập so với việc sử dụng tiền vay. Ở các nước phát triển thì hoạt động này đã rất phát triển và được sử dụng rất rộng rãi còn ở nước ta thì mới chỉ là giai đoạn ban đầu. Do đó việc nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của hoạt động cho vay này kết hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa cho việc thúc đẩy hoạt động này và đem lại hiệu quả thiết thực cho ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. 1.1.2. §èi t­îng cho vay tiªu dïng Tuỳ vào cách xác định của từng ngân hàng hoặc cách phân chia thì đối tượng cho vay tiêu dùng có rất nhiều dạng. Ta có thể chia đối tượng cho vay tiêu dùng theo mức độ tài chính của khách hàng. Có thể chia làm các nhóm như sau: + Các đối tượng có thu nhập thấp: Những người có thu nhập thấp thì thường nhu cầu vay để tiêu dùng không cao vì giới hạn bởi thu nhập hạn chế việc vay vốn nhằm tạo sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. + Các đối tượng có thu nhập trung bình: Đối với những người này nhu cầu vay vốn có xu hướng tăng mạnh. Đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là bỏ ra khoản tiền tiết kiệm tích luỹ của mình để đáp ứng được những mục đích đó. + Các đối tượng có thu nhập cao: Nhu cầu nảy sinh làm tăng thêm khả năng thanh toán và coi nó như một khoản nợ linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền vốn tích luỹ của họ đang được đầu tư trung và dài hạn. Hiểu theo cách khác thì khoản tiền vay tiêu dùng này được coi là nguồn ứng trước của lợi nhuận do đầu tư mang lại. Những người nhóm này là thường xuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng với số tiền lớn. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần phải chú ý quan tâm đến nhóm khách hàng này. 1.1.3. §Æc ®iÓm cho vay tiªu dïng 1.1.3.1. §Æc ®iÓm vÒ quy m« Đối với cho vay tiêu dùng ta có thể thấy một đặc điểm là số lượng khách hàng vay thì rất lớn những giá trị mỗi khoản vay thì thường là nhỏ. Mặc dù vậy thì tổng giá trị các khoản thì vẫn lớn. Bởi vì cho vay tiêu dùng là khoản vay cấp cho các cá nhân, hộ gia đình để chi dùng cho các mục đích không kinh doanh nên nó thường là các khoản vay có giá trị không lớn thậm chí còn rất nhỏ. Giá trị này được xác định trên cơ sở giá cả hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng mà những thứ này thì không quá đắt đỏ. Hoặc do những cá nhân, hộ gia đình họ cũng có một số tiền tích luỹ nhất định nên số tiền họ còn thiếu để vay sẽ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nhu cầu để tiêu dùng. Nhưng do số lượng khách hàng là lớn nên tổng khoản cho vay là rất lớn, điều này được phản ánh qua tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại lớn. Đây cũng là xu thế phổ biến, khi xã hội càng phát triển thì những nhu cầu để thoả mãn nhu cầu cá nhân và tiêu dùng càng trở nên phong phú và đa dạng hơn do đó số lượng vay tiêu dùng sẽ lớn. 1.1.3.2. §Æc ®iÓm vÒ l·i suÊt Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn và “cứng nhắc” với lãi suất các loại trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Ngoài ra chí phí của nó cũng thường cao hơn so với các khoản cho vay khác. Cho vay tiêu dùng từ khi ra đời và phát triển đã đem lại cho các ngân hàng lợi nhuận lớn, lãi suất cho vay tiêu dùng thường được cố định. Khi đưa ra mức lãi suất cho vay cố định đó, các ngân hàng thường phải dự tính đến yếu tố lãi suất huy động đầu vào sẽ thay đổi như thế nào để làm căn cứ đưa ra lãi suất cho vay tiêu dùng. Vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng không linh hoạt như các khoản cho vay kinh doanh khác hiện nay với lãi suất thoả thuận, tuỳ thuộc sự thay đổi của điều kiện thị trường. Đây cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng khi lãi suất huy động tăng, nhưng thông thường các khoản vay tiêu dùng thường được định giá rất cao. Lý do chính được đưa ra để lý giải cho mức lãi suất cao của các khoản vay tiêu dùng đó là cho vay tiêu dùng có chi phí lớn và rủi ro cao trong danh mục cho vay của ngân hàng. Mỗi hợp đồng vay thường có giá trị nhỏ hơn nhiều so với giá trị các hợp đồng vay của các đơn vị sản xuất. Do đó chi phí tổ chức cho vay cao. Ngoài ra nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, mọi người tin rằng mình sẽ có một thu nhập cao hơn trong tương lai từ đó nhu cầu người dân sẽ tăng lên dẫn đến tăng nhu cầu cho vay tiêu dùng. Ngược lại khi nên kinh tế suy thoái, sức mua của dân cư giảm sút, mọi người có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng nên họ sẽ hạn chế tìm kiếm các khoản vay từ ngân hàng. Do đó nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm. Người tiêu dùng thường kém nhạy cảm với lãi suất. Ta có thể thấy nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất. Họ thường chỉ quan tâm đến số tiền mà họ phải trả theo từng đợt (có thể là tháng, quý) hơn là lãi suất mà họ phải chịu. Bởi vì khi tiêu dùng một loại hàng hoá dịch vụ nào đó, có thể có giá trị lớn hoặc nhỏ thì họ chỉ quan tâm đến việc thu nhập của mình trong tương lai có thể trang trải được khoản vay hiện nay hay không, nếu phù hợp họ sẽ vay để thoả mãn nhu cầu của mình. Thu nhập và trình độ học vấn cũng có tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vay của người tiêu dùng. Những người có thu nhập cao và ổn định thường sẽ có nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, và những người có học vấn cao thì những nhu cầu hàng ngày của họ yêu cầu sẽ ngày càng phong phú và đa dạng như vêd giải trí, điều kiện sống, sinh hoạt … và ngược lại. Bên cạnh đó thì tư cách khách hàng là một yếu tố rất khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định đến sự hoàn trả của khoản vay. Nó là một khái niệm trừu tượng không dễ dàng gì xác định được rằng tư cách người đó là tốt hay xấu. Nếu họ là người có tư cách tốt thì họ sẽ có ý thức và trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn. Ngược lại, nếu khách hàng là người có tư cách không tốt thì việc nhận biết được con người thực của họ là rất khó và họ chỉ làm sao để vay được tiền ngân hàng mà rất ít quan tâm tới việc làm thế nào để trả nợ. Do vậy ngân hàng cho những đối tượng đó vay sẽ rất dễ gặp rủi ro khi thu nợ. 1.1.3.3. Rñi ro trong cho vay tiªu dïng Bản thân hoạt động cho vay của ngân hàng đã đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và cho vay tiêu dùng cũng không phải là ngoại lệ. Mà rủi ro trong hoạt động này lại tiềm ẩn rủi ro ở mức cao hơn các khoản vay kinh doanh. Ta có thể xem xét nó dưới 2 góc độ, đó là rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng. + Về rủi ro lãi suất: Cũng như đã nói ở trên do lãi suất cho vay tiêu dùng là cố định và nó thường được xác định giá dựa trên lãi suất cơ bản cộng với mức lãi suất cận biên và phần bù rủi ro. Nhưng khi lãi suất trên thị trường vốn tăng mà lãi suất của các khoản cho vay tiêu dùng là cố định và cứng nhắc như thế sẽ khiến cho ngân hàng phải bù đắp mức lãi suất huy động vốn mà không được thay đổi lãi suất cho vay tiêu dùng. + Về rủi ro tín dụng: Nguồn tài chính để chi trả cho khoản vay tiêu dùng không phải là dựa vào lợi nhuận hay bắt nguồn từ chính những khoản tiền vay đó đem lại mà nó lai phụ thuộc vào một nguồn khác độc lập hoàn toàn với nguồn vay đó chính là khoản thu nhập của người đó trong tương lai. Do đó nó sẽ bao gồm cả rủi ro khách quan và chủ quan. Ví dụ như tình trạng kinh tế tăng trưởng hay la suy thoái, bệnh tật, thiên tai, địch họa… nó đều làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ người vay, hoặc các rủi ro mang tính cá nhân về sức khoẻ, tai nạn, công việc nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn thu nhập của người đó và đương nhiên sẽ đe dọa đến nguồn trả nợ của ngân hàng. 1.1.3.4. §Æc ®iÓm lîi nhuËn trong cho vay tiªu dïng Chính vì rủi ro càng cao nên kỳ vọng lợi nhuận đem lại càng lớn, nên ta có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa rủi ro và lợi nhuận. Như ở trên đã nói cho vay tiêu dùng luôn tiềm ẩn rủi ro ở mức cao, điều này đồng nghĩa với một điều là lợi nhuận kỳ vọng mang lại từ nguồn cho vay tiêu dùng là cũng lớn. Thực ra có điều này là do chính vì rủi ro tiềm ẩn là cao do đó phần bù rủi ro được cộng vào để tính mức lãi suất cũng cao, ngoài ra khoản chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra thực hiện được một hợp đồng là cũng chiếm tỷ lệ lớn so với giá trị khoản cho vay nên nó cũng làm cho lãi suất trở nên cao hơn. Ngoài ra hầu như không có sự co dãn cầu tiêu dùng khi lãi suất thay đổi, vì mục tiêu của họ là thoả mãn nhu cầu lên hàng đầu chứ không phải là tính chuyện thu lợi nhuận lãi lỗ từ khoản đó như là trong kinh doanh. Chính vì những điều kiện trên nên mức lãi suất cho vay tiêu dùng thường được xác định cao hơn mức bình thường và quan trọng hơn là nó lại được người tiêu dùng chấp nhận, do đó lợi nhuận kỳ vọng mang lại sẽ ở mức cao hơn. 1.2. C¸c ph­¬ng thøc cho vay tiªu dïng Có nhiều phương thức cho vay tiêu dùng dựa trên những tiêu thức khác nhau để ta có những góc nhìn nhận khác nhau đối với loại hình cho vay tiêu dùng. 1.2.1. Ph©n lo¹i cho vay tiªu dïng dùa vµo môc ®Ých Căn cứ vào mục đích vay, cho vay tiêu dùng được chia làm 2 loại: - Cho vay tiêu dùng cư trú: cho vay tiêu dùng cư trú là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hộ gia đình. - Cho vay tiêu dùng phi cư trú: cho vay tiêu dùng phi cư trú là khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phi mua sắm, xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành , giải trí và du lịch… 1.2.2. C¨n cø vµo ph­¬ng thøc hoµn tr¶ Căn cứ vào phương thức hoàn trả thì gồm có cho vay tiêu dùng trả góp và phi trả góp. Trong đó thì cho vay tiêu dùng trả góp chiếm tỷ lệ rất lớn. Vì người ta thấy rằng định kỳ trả như vậy thì sẽ thuận lợi hơn là trả gốc và lãi một lần. - Cho vay tiêu dùng trả góp: nó là các khoản vay ngắn hoặc trung hạn được thanh toán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (có thể theo tháng hoặc quý). Khoản vay này thường được tài trợ cho nhu cầu mua sắm đối với những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Ví dụ như là ôtô, đồ dùng thiết bị gia đình hoặc để trả các khoản nợ cho gia đình. Cùng với nó thì trách nhiệm và thiện trí trả nợ của khách hàng cũng cao hơn. - Thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm (khoảng 20-30% giá trị hàng hoá). Đây là số tiền phải trả trước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay. Số tiền trả trước cũng cần phải đủ lớn để một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ tài sản, mặt khác nó còn làm nhiệm vụ hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Và tài sản đảm bảo khoản vay này chính là tài sản cần mua sắm. Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng phải chú ý một số vấn đề sau: + Số tiền thanh toán mỗi kì phải phù hợp với khả năng thu nhập xét trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng. + Giá trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi. + Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng, thường là theo tháng do nguồn trả nợ của người vay tiêu dùng chủ yếu là từ thu nhập nhận được hàng tháng. Đây chính là hình thức cho vay khuyến khích tiêu dùng, phù hợp với chủ trương kích cầu của Chính phủ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm. - Cho vay trả một lần: là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn. Qui mô của những khoản vay này tương đối là nhỏ, bao gồm cả phí tài khoản với yêu cầu thanh toán trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Phần lớn các khoản vay loại này được dùng để chi trả cho các chuyến đi nghỉ, tiền nằm viện, mua các vật dụng gia đình hoặc sửa chữa ôtô, nhà ở. - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là các khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời gian tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện cho vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn. Trong tất cả các lãi suất cho vay tiêu dùng, mức cao nhất là đối với tín dụng tuần hoàn. Bởi vì những khoản vay tín dụng không được đảm bảo, và chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàn tương đối cao: như dự trữ quỹ, xử lý thẻ tín dụng bao gồm kiểm tra tín dụng lừa đảo và những mất mát trong thu ngân. Lãi phải trả trong mỗi kỳ có thể dựa trên một trong ba cách sau: + Lãi trước được tính trên số dư nợ đã được điều chỉnh, theo phương pháp này số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi thời kỳ khi khách hàng đã được thanh toán nợ cho ngân hàng. + Lãi được tính trên số dư nợ trước khi điều chỉnh: theo cách này số dư nợ dùng để tính lãi là số dự nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán. + Lãi được tính trên cơ sở nợ bình quân. 1.2.3. C¨n cø vµo h×nh thøc ®¶m b¶o tiÒn vay (3 lo¹i) 1.2.3.1 Cho vay cÇm ®å. - Nó chính là một hình thức ngân hàng cho khách hàng vay để nhằm mục đích tiêu dùng nhưng ngân hàng giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng. - Danh mục các loại tài sản và điều kiện các tài sản được cầm đồ cũng được ngân hàng quy định cụ thể dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của ngân hàng 1.2.3.2. Cho vay thÕ chÊp l­¬ng. Cho vay thế chấp lương thường được áp dụng cho khách hàng có việc làm ổn định, thu nhập ổn định ngoài việc chi cho các khoản thường xuyên hàng tháng thì còn tích luỹ được để còn trả nợ vay. Và số tiền được vay sẽ dựa trên nhu cầu muốn vay của khách hàng, thu nhập thường xuyên của khách hàng đó và giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng. Do đó khi xét duyệt cho vay, ngân hàng cần thu thập đủ thông tin về các thu nhập khác nhau cũng như các khoản chi tiêu khác thường xuyên của khách hàng. 1.2.3.3. Cho vay cã ®¶m b¶o tµi s¶n h×nh thµnh tõ tiÒn vay. Nó thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua sắm và mức tối đa cho vay khoảng 50-60% giá trị tài sản mua sắm mà từ đó ngân hàng sẽ có mức cho vay thích hợp. 1.2.4. C¨n cø vµo nguån gèc cña c¸c kho¶n cho vay tiªu dïng Căn cứ vào nguồn gốc của các khoản cho vay thì ta có thể chia ra làm 2 loại: phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp và phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp. Bởi vì có 2 cách: đó là ngân hàng có thể thực hiện trực tiếp các khoản cho vay tiêu dùng này với khách hàng đến xin vay tại ngân hàng hoặc ngân hàng có thể mua lại các phiếu tiêu dùng từ những người bán lẻ hàng hoá cho khách hàng tiêu dùng hay từ những người cung cấp dịch vụ tiêu dùng. Ví dụ: các chứng từ của những người buôn bán xe ôtô, những người bán lẻ thiết bị dân dụng như máy điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, tivi… 1.2.4.1 Cho vay tiªu dïng gi¸n tiÕp - Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho nhà tiêu dùng. Nó được thể hiện qua sơ đồ sau: C«ng ty b¸n lÎ Ng©n hµng (1) (4) (5) (6) (2) (3) Ng­êi tiªu dïng Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chiu hàng hoá. Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng. Ngân hàng thanh toán tiền cho các công ty bán lẻ. Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng. - Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm như: + Cho phép ngân hàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng. + Cho phép ngân hàng tiết giảm được chi phí trong cho vay. + Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác. + Trong trường hợp có quan hệ với các công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp. - Ngoài ra nó còn có một số nhược điểm sau: + Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu. + Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hoá. + Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao. Do những nhược điểm này cho nên những ngân hàng tham gia vào hoạt động này đều phải có những biện pháp , cơ chế kiểm tra kiểm soát rất chặt chẽ. Trong khi đó một số ngân hàng thì lại không để ý đến nhiều hoạt động cho vay tiêu dùng gián tiếp này. - Cho vay tiêu dùng gián tiếp thường được thực hiện thông qua các phương thức như: phương thức được truy đòi hoàn toàn, phương thức truy đòi hạn chế, phương thức không truy đòi, phương thức mua lại. + Phương thức truy đòi hoàn toàn: Phương thức này nói rằng khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng nếu khi đến hạn mà người tiêu dùng không thanh toán được cho ngân hàng. Mặt khác nếu một số phiếu nợ trở thành quá hạn thanh toán các công ty bán lẻ buộc phải chi trả, thu xếp thời gian thực hiện chi trả. Do đó phương thức này mang lại ít rủi ro cho ngân hàng và như thế các công ty bán lẻ buộc phải quan tâm đến chất lượng các khoản bán chịu. + Phương thức truy đòi hạn chế: theo phương thức này trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ mà người tiêu dùng không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, nó phụ thuộc vào các khoản thoả thuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ. Các điều kiện thường được sử dụng là: * Công ty bán lẻ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần nợ trong trường hợp nếu người mua không đủ tiền để trả trước một số tiền nhất định khi mua hoặc không đủ tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng. * Công ty bán lẻ cam kết trả toàn bộ số đã bán chịu cho tới khi ngân hàng thu hồi được nợ. * Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ giới hạn trong phạm vi số tiền dự phòng gửi tới ngân hàng. + Phương thức không truy đòi: Là phương thức không yêu cầu sự bồi thường của công ty bán lẻ do vậy các công ty này sẽ không có trách nhiệm về các phiếu nợ bán cho ngân hàng. Đây là phương thức luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối với ngân hàng nên chi phí tài trợ thường được ngân hàng tính cao hơn so với phương thức truy đòi. Cũng chính vì có nhiều rủi ro hơn nên ngân hàng thường phải lựa chọn loại chứng từ nào được mua và các công ty bán lẻ sẽ không nhận được một phần chi phí được trích lập của khoản dự trữ. Chỉ có các công ty bán lẻ mà rất được ngân hàng tin cậy thì mới được áp dụng phương thức này. + Phương thức mua lại: Đây chính là phương thức thoả thuận không truy đòi hoặc truy đòi giới hạn, cho phép công ty bán lẻ mua lại số dư thực tế chưa thanh toán. Khi khoản cho vay quá hạn thi hàng hoá sẽ được ngân hàng tái sở hữu và phân phát cho công ty bán lẻ trong một thời gian đã được sắp xếp. Phương thức này phù hợp với các công ty bán lẻ mạnh về tài chính và có trách nhiệm. Vì công ty bán lẻ có ít rủi ro với phương thức mua lại hơn là phương thức truy đòi hoàn toàn, họ được một phần nhỏ hơn trong lợi tức tài chính. 1.2.4.2. Ph­¬ng thøc cho vay tiªu dïng trùc tiÕp - Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. Cho vay tiêu dùng trực tiếp thường được thể hiện theo sơ đồ sau: C«ng ty b¸n lÎ Ng©n hµng (3) (1) (5) (2) (4) Ng­êi tiªu dïng Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay. (2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua tài sản cho các công ty bán lẻ. (3) Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ. Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng thanh toán số tiền vay cho ngân hàng. - So với cho vay tiêu dùng gián tiếp thì cho vay tiêu dùng trực tiếp có một số ưu điểm như: + Ngân hàng có thể tận dùng được sở trường của nhân viên tín dụng. Đây là những người được đào tạo chuyên môn và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng nên các quyết định trực tiếp của ngân hàng sẽ có chất lượng cao hơn với trường hợp quyết định bởi các công ty bán lẻ. + Ngoài ra thì bản thân nhân viên tín dụng của ngân hàng luôn có ý thức và trách nhiệm tạo ra các khoản vay có chất lượng tốt (khả năng cho vay được nhiều nhưng phải kèm theo khả năng thu hồi cả gốc và lãi tốt) trong khi các nhân viên của các công ty bán lẻ thường chú trọng đến việc bán được nhiều hàng. + Tại điểm bán hàng, thì các quyết định thường được đưa ra vội vàng và có thể từ chối bỏ sót đối với một số khách hàng tốt, đương nhiên cũng sẽ có nhiều khoản cấp tín dụng không chính đáng. Điều này có thể sẽ hạn chế hơn nếu người cấp tín dụng là ngân hàng. Ta có thể phân thành các phương thức như sau: - Phương thức tín dụng trả theo định kỳ: Theo phương thức này thì toàn bộ số tiền vay được sẽ ghi nợ vào tài sản cho vay và ghi có vào tài sản tiền gửi cá nhân, hoặc được giao cho khách hàng một cách trực tiếp. Trong hợp đồng tín dụng của phương thức này giữa ngân hàng và khách hàng thường tồn tại điều khoản “ mục đích sử “ tức là thoả thuận về đối tượng cấp tín dụng. Thông thường thì kỳ hạn hoàn trả thường là một tháng, người vay tiêu dùng tiến hành trả dần dần theo tháng để giảm bớt số tiền nợ cho đến khi hết. Ngoài ra kỳ hạn hoàn trả còn tuỳ thuộc vào nhu cầu của người vay nữa. Tiền lãi được tính trên cơ sở số dư hàng tháng còn lại của khoản tiền vay. Nhưng cũng có sự linh hoạt trong phương thức hoàn trả, ví dụ trong trường hợp thì việc hoàn trả được tiến hành một lần vào thời điểm giao hạn khoản vay bao gồm cả gốc và lãi. Ngoài ra còn có sự linh động trong phương thức sử dụng khoản vay. Ngân hàng cung ứng những khoản ứng trước có tính chất dự phòng nghĩa là chỉ một phần khoản ứng trước này được đem ra sử dụng trong kỳ hạn đã cho phép. Khi đó ngân hàng sẽ áp dụng phí cam kết có thể tính cho toàn bộ số tiền trong suốt kỳ hạn kể từ khi ngân hàng trao quyền sử dụng, hoặc có thể tính cho số tiền còn lại thuộc phần chưa dùng đến của khoản ứng trước đã cho phép. Điều quan trọng đối với ngân hàng trong phương thức cho vay này là ngân hàng phải xác định được các nguồn thu nhập của khách hàng đồng thời với nó là các khoản cho chi phí cần thiết. Từ đó có thể đánh giá được năng lực hoàn trả của người vay cũng như hạn mức khoản tiền có thể vay. - Phương thức thấu chi: Thấu chi là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hợp đồng tín dụng hay còn gọi là hạn mức tín dụng, nó được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được sử dụng dư nợ trong một giới hạn nhất định. Cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai của họ vượt quá số dư cho tới một hạn mức cho phép. Nghiệp vụ này có lợi cho khách hàng hơn trong việc sử dụng nó. Nó chỉ đòi hỏi khách hàng chỉ phải trả lãi phần tiền của khoản tiền ứng trước đã sử dụng theo mức lãi suất đã thoả thuận, không qui định các đối tượng tín dụng là các mặt hàng cụ thể nào. Việc hoàn trả định kỳ không được thiết lập, khách hàng có thể hoàn trả một số tiền nào đó vào bất kỳ lúc nào, có thể bằng cách gửi tiền vào tài khoản. Hàng năm ngân hàng sẽ xem xét ấn định lại việc tăng hay giảm lượng tiền hoặc yêu cầu phải hoàn trả vào bất cứ lúc nào. Đối với ngân hàng thì việc kiểm tra kiểm soát thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì nó chính là lúc xem lại hoạt động này có thật sự đem lại hiệu quả cho ngân hàng không, sự rủi ro không thu hồi được có lớn hay không, số dư biến động ra sao. Khi cấp khoản tiền thấu chi, giám đốc hoặc cán bộ tín dụng có nhiêm vụ phát hành một thư nghiệp vụ. Trong đó nó qui định lượng tiền tối đa có thể thấu chi, lãi suất, các điều kiện yêu cầu đảm bảo, chi phí các loại có liên quan, thời điểm tái xét và kỳ hạn nợ. - Phương thức thẻ tín dụng: Đây là nhiệp vụ tín dụng mà trong đó ngân hàng sẽ phát hành thẻ cho những người có tài khoản ở ngân hàng phải có đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng. Ở đây sẽ có sự thoả thuận giữa 3 bên: người giữ thẻ, ngân hàng và người buôn bán. Tấm thẻ sẽ là bằng chứng đảm bảo để các nhà buôn bán thấy rằng ngân hàng đã bảo lãnh một mức tín dụng đối với người giữ thẻ. Mỗi thẻ có một mức tín dụng ấn định, và mức này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sự tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng và một phần phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng có những dấu hiệu làm ảnh hưởng đến lòng tin của ngân hàng như việc chậm chi trả, hoặc chi trả thiếu không đúng thời hạn thì có thể thẻ tín dụng sẽ bị thu hồi. Thẻ được tái phát hành định kỳ theo thời gian, đây cũng là điều hợp lý vì nó cho phép ngân hàng đánh giá lại khả năng của người giữ thẻ, xem người đó có thể giữ thẻ không và có phải thay đổi mức tín dụng cho phù hợp với tình hình tài chính của người đó trong hiện tại và tương lai hay không. Có hai cách để ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng cho khách hàng. + Ngân hàng có thể đưa ra loại thẻ tín dụng riêng mình và thoả thuận với các công ty bán lẻ là châp nhận loại thẻ đó như là một phương thức thanh toán. Khi khách hang sử dụng loại thẻ này để đi mua hàng hoá dịch vụ thì công ty bán lẻ sẽ chấp nhận và gửi hoá đơn bán hàng hoặc sử dụng dịch vụ có ký tên xác nhận của khách hàng cho ngân hàng phát hành thẻ, lúc đó ngân hàng sẽ ghi có vào tài khoản của công ty bán lẻ sau khi đã trử đi khoản tiền chiết khấu phù hợp. Với phương thức này khách hàng muốn thu được lợi nhuận thì số công ty bán lẻ chấp nhận thẻ của ngân hàng phải đủ lớn và số người sử dụng thẻ cũng phải đủ lớn. Để khắc phục nhược điểm này thì có thể đưa ra loại thẻ tín dụng thứ hai đó là thẻ tín dụng do công ty Visa, Master card phát hành. Thuận lợi mang lại từ phương thức phát hành này là ngân hàng sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ về nghiên cứu thị trường, sử lý và nâng cao chất lượng thẻ, cùng với nó là ngân hàng sẽ phải bỏ ra một chi phí thấp hơn nhiều so với trường hợp ngân hàng tự phát hành thẻ tín dụng của riêng mình. Ngoài ra do phát hành thông qua một chương trình độc quyền nên thẻ sẽ được nhiều biết đến được chấp nhận rông rãi của các công ty bán lẻ vô hình chung đã khuyến khích mọi người sử dụng thẻ nhiều hơn làm tăng số lượng người sử dụng từ đó tạo điều kiện để ngân hàng thu lại nhiều lợi nhuận hơn từ phương thức phát hành thẻ này. Thật vậy việc sử dụng thẻ mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi so với tiền mặt, séc và một số phương thức chi trả khác. Việc sử dụng thẻ làm giảm thiểu nhu cầu giữ tiền mặt (đang là một thói quen của người dân Việt Nam), nó cho phép người sử dụng thẻ trì hoãn việc chi trả cho các hàng hoá và dịch vụ mà họ tiêu dùng trong một thời gian ngắn. Mặt khác nó còn có giá trị như một tài sản đảm bảo dùng để tạm ứng tiền mà không cần nhữn._.g thủ tục rườm rà khác. Nhưng song song với nó thì việc kiểm tra kiểm soát thẻ tín dụng lại trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì việc các thẻ tín dụng bị đánh cắp, làm giả đã trở nên ngày càng phổ biến và nó gây tổn thất cho cả ngân hàng và người sử dụng thẻ. Và do đó thì thẻ tín dụng được sử dụng chủ yếu trong phạm vi mức bán lẻ và nó không phù hợp để sử dụng trong các cuộc mua bán hàng hoá dịch vụ có giá trị lớn như: xe hơi, tàu thuyền, các thiết bị gia dụng đắt tiền. 1.3. C¸c nh©n tè t¸c ®éng ®Õn cho vay tiªu dïng Có nhiều nhân tố tác động đến cho vay tiêu dùng, nhưng ta có thể chia nó ra làm hai loại nhân tố chính: đó là nhóm các nhân tố khách quan và nhóm các nhân tố chủ quan. 1.3.1. Nhãm nh©n tè kh¸ch quan Đây là nhóm các nhân tố mà bản thân ngân hàng không kiểm soát được, nó gồm có các nhân tố sau: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường xã hội, các chính sách của nhà nước. 1.3.1.1. M«i tr­êng kinh tÕ Đây là môt nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nó có thể là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động này hoặc ngược lại. Môi trường kinh tế bao gồm: trình độ phát triển kinh tế, thu nhập trung bình trên đầu người, mức sống của người dân. Khi mà nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì mức sống người dân cũng được nâng cao, khi đó thì những nhu cầu về tiêu dùng cũng gia tăng theo vì họ yên tâm về các khoản thu nhập của họ trong tương lai. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ có điều kiện để phát triển mạnh. Còn khi nền kinh tế bị khủng hoảng, trì trệ thì bản thân tâm lý người tiêu dùng cũng rất cẩn trọng trong chi tiêu vì họ muốn dự trữ cho tương lai, do đó mà nhu cầu tiêu dùng cũng chỉ dừng lại ở mức vừa đủ nên hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ gặp khó khăn hơn. 1.3.1.2. M«i tr­êng ph¸p lý Ta thấy bất kỳ một hoạt động của cá nhân hay tổ chức xã hội nào đều phải tuân theo pháp luật của đất nước và quốc gia đó. Có như vậy thì đất nước mới có sự ổn định lâu dài, và do đó hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dung nói riêng cũng nằm trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật, nó cũng phải tuân theo những qui định của nhà nước, luật của các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các qui định khác. Nếu luật qui định về cho vay tiêu dùng chung chung không rõ ràng, thiếu sự đồng bộ còn nhiều khe hở thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng, không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh. Còn nếu như bộ luật qui định đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ thì góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh các hoạt động của ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Và khi có luật về cho vay tiêu dùng thì nó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển hơn và mang lại hiệu quả cao. Nó chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến đường lối mục tiêu và chiến lược của từng ngân hàng. 1.3.1.3. M«i tr­êng x· héi Các nhân tố này gồm tập quán, trình độ dân trí, lối sống, thói quen… Nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu người tiêu dùng và từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ cho vay tiêu dùng giữa khách hàng và ngân hàng. Ví dụ tuỳ từng vùng với những tập quán sinh hoạt ăn uống chi tiêu khác nhau mà lượng tiền họ chi tiêu để thoả mãn nhu cầu hiện tại và tương lai là khác nhau. Có những nơi họ có xu hướng chi tiêu thu nhập của mình vào chủ yếu là ăn uống, nhưng cũng có những nơi họ chi tiêu cho ăn uống ít hơn và để tích luỹ mua sắm các đồ dụng thiết bị cho gia đình nhiều hơn. Hoặc cũng có nơi người dân là những người cần cù, cần mẫn tiết kiệm thì nhu cầu của những nơi này là không cao, và cũng có những nơi mọi người đến để vui chơi giải trí, để tiêu dùng thì những nơi này hoạt động cho vay tiêu dùng có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng. 1.3.1.4. Chñ tr­¬ng chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ nhµ n­íc Đây là những chính sách mang tầm vĩ mô và thường có thời gian tương đối dài. Nó thường được đề ra theo nhiệm vụ của từng năm. Ví dụ là khuyến khích đầu tư nước ngoài, hay gia tăng đầu tư vào một số ngành trong nước, kích cầu để tạo điều kiện hàng hoá tiền tệ lưu thông nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoặc là giảm qui định lãi suất trần của các ngân hàng… Tất cả những điều này đều nhằm mục đích làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, nếu thực hiện được đúng thì đời sống người dân sẽ được nâng cao, xã hội phát triển nhu cầu tiêu dùng và trình độ dân trí cũng thay đổi theo hướng thuận lợi cho phát triển cho vay tiêu dùng. Cùng với nó là các chính sách về thuế thu nhập, thuế về hàng hoá, dịch vụ, các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo… Những yếu tố như thế đều có tác động đến trước mắt và lâu dài đến cầu tiêu dùng của người dân Ngoài ra những mối quan hệ, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa các cơ quan cá nhân tổ chức đều ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Và những điều này lại chịu sự chi phối không nhỏ của những chính sách của Đảng và nhà nước, do đó ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng của những đường lối chính sách này tới hoạt động cho vay tiêu dùng. 1.3.2. Nhãm c¸c nh©n tè chñ quan Đây là nhóm nhân tố phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng. Do đó nó sẽ là những nhân tố ngân hàng có thể chi phối được. Nếu ngân hàng có một chính sách chiến lược tổng thể và lâu dài cho hoạt động cho vay tiêu dùng thì hoạt động này sẽ có điều kiện để phát triển và ngày một hoàn thiện hơn. Nhưng nếu ngân hàng không làm gì để khuyến khích thúc đẩy nó thì hoạt động này sẽ không có cơ hội và động lực để phát triển. 1.3.2.1 ChÝnh s¸ch tÝn dông Chính sách tín dụng chính là mức giới hạn cho vay đối với một khách hàng, lãi suất cho vay và mức phí, tài sản đảm bảo và hướng giải quyết những khoản nợ khó đòi. Do đó một chíng sách tín dụng phù hợp và đa dạng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến xin vay, và khi nó đáp ứng được mong muốn nhu cầu của người tiêu dùng thì chắc chắn ngân hàng sẽ thành công trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Ngược lại với chính sách tín dụng cứng nhắc kém linh hoạt thi sẽ hạn chế việc đi vay giảm tính canh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng. 1.3.2.2. ThÈm ®Þnh kh¸ch hµng Quá trình này là rất quan trọng đối với việc xem xét có cho khách hàng vay hay không, nhưng chính nó cũng là rào cản nếu nó quá ư phức tạp và rườm rà. Nó làm người di vay nản lòng trong khi quá trình này làm họ mất nhiều thời gian và công sức. Và để hạn chế được điều này thì việc thẩm định phải dựa trên các thủ tục cơ sở khoa học hợp lý và song song với nó thì việc thực hiện phải nghiêm chỉnh, nó là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định và chất lượng khoản tín dụng . Ngoài ra vốn huy động và vốn tự có giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình, nó cũng thể hiện phần nào độ tin cậy và khả năng sức mạnh của ngân hàng đó. 1.3.2.3. Th«ng tin tÝn dông Bản chất của ngân hàng là đi vay và cho vay, mà hoạt động cho vay lại phụ thuộc vào lòng tin của ngân hàng với khách hàng đó: họ có tình hình tài chính ra sao, có thể hoàn trả lãi và gốc trong khoảng thời gian nào. Mà để ra quyết định có cho vay hay không thì ngân hàng phải có được nhưng thông tin có thể tin cậy được nói khác đi đó chính là chất lượng thông tin tín dụng. Ví dụ: tư cách, uy tín, năng lực quản lý, tình hình xã hội, xu hướng phát triển kinh tế... Và việc yêu cầu của thông tin tín dụng đó phải chính xác, kịp thời và đầy đủ, vì mọi thông tin chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian xác định và một số ngân hàng do không nắm bắt được thông tin kịp thời nên đã không đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng, hạn chế việc mở rộng cho vay tiêu dùng. 1.3.2.4. ChÊt l­îng c¸n bé tÝn dông Chất lượng cán bộ tín dụng thể hiện qua trình độ nghiệp vụ chuyên môn đạo đức nghề nghiệp, cũng như khả năng giao tiếp của cán bộ tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn giỏi mà không có đạo đức nghề nghiệp thì lợi ích của ngân hàng sẽ bị tổn hại nhiều hơn là ích lợi mà họ mang lại. Nhưng bên cạnh đó, cán bộ tín dụng nhất thiết cần phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng, có như vậy thì việc thẩm định khách hàng mới chính xác, từ đó đưa ra quyết định mới đúng đắn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Do khách hàng là người tiếp xúc trực tiếp với cán bộ tín dụng nên theo họ thì cán bộ tín dụng sẽ chính là bộ mặt của ngân hàng. Sự thân thiện và cởi mở đúng mực sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn vào ngân hàng và từ đó dễ trở thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng. 1.3.2.5. C¬ së vËt chÊt thiÕt bÞ Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách hàng. Việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phù hợp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ giúp ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Mặt khác việc áp dụng các công nghệ tiên tiến giúp hoạt động của ngân hàng diễn ra chính xác và trôi chảy hơn rất nhiều. Trên đây là một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cho vay tiêu dùng, ngân hàng muốn duy trì hoạt động và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng thì không thể không để ý đến các yếu tố trên. Ch­¬ng 2 Thùc tr¹ng cho vay tiªu dïng t¹i chi nh¸nh ng©n hµng c«ng th­¬ng khu vùc Ba §×nh 2.1. Kh¸i qu¸t vÒ chi nh¸nh ng©n hµng C«ng th­¬ng khu vùc Ba §×nh 2.1.1. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959 lúc thành lập được gọi : Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội và đặt tại phố Đội Cấn – Hà Nội . Khi mới thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình được giao nhiệm vụ : Vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa củng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng. Lúc này hoạt động mang tính cung ứng cấp phát theo chỉ tiêu- kế hoạch được giao của nhà nước với mục tiêu hoạt động mang tính bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lí một cấp theo Nghị định 163/CP được Hội đồng chính phủ ban hành ngày 16/6/1977. Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 07 năm 1988 thì kết thúc. Ngày 01/07/1988, theo nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (hiện nay đổi thành chính phủ) ngành ngân hàng chuyển từ cơ chế quản lí hành chính, kế hạch sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lí ngân hàng hai cấp ( bao gồm : Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại ). Các ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đời, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận và an toàn. Nghị định 53/ HĐBT đã góp phần hình thành mô hình ngân hàng mới đem lại hình thức mới trong lĩnh vực huy động và chu chuyển vốn. Trong bối cảnh chuyển đổi đó, ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một Chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp – phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Từ năm 1988 đến năm 1993 chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lí NHCT ba cấp : trung ương – thành phố – quận dẫn đến việc quản lí cồng kềnh, chồng chéo. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành phố Hà Nội, các phương thức và nghiệp vụ kinh doanh chưa được triển khai có hiệu quả, cùng những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đi đến kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô. Trước những khó khăn vướng mắc từ mo hình tổ chức quản lí, cũng như từ cơ chế; bắt đầu từ 01/04/1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hai cấp. Trong mô hình này cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội bị xoá bỏ, chỉ còn hai cấp : Cấp trung ương – Cấp quận. Cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã có sức bật mới; hoạt động theo mô hình một ngânhàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trong công tác xây dựng, ổn định mô hình tổ chức, chi nhánh luôn coi trọng đội ngũ cán bộ, luôn bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn, năng lực quản lí điều hànhvà coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cụ thể: chi nhánh đã tự sưu tầm tài liệu, tự tổ chức các lớp học tại chỗ hoặc ngoài giừ làm việc,người biết kèm người chưa biết, người có kinh nghiệm truyền đạt cho người mới vào nghề. Công tác đào tạo nghiên cứu, học tập của mỗi cán bộ viên chức chi nhánh đã thực sự có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trênvị trí công tác được phân công, làm nòng cốt xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh trong những năm sau này. Sau năm 1993, hoạt độngkinh doanh tại chi nhánh đã có những thuận lợi nhất định. Sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa chi nhánh với các NHCT cùng hệ thống nhằm khai thác ưu thế từng đơn vị với mục tiêu cùng xây dựng và phát triển thị trường. Về mô hình tổ chức số cán bộ viên chức đã được tăng thêm cả về chất lượng và số lượng. 2.1.2. C¬ cÊu tæ chøc, nhiÖm vô c¸c phßng ban 2.1.2.1 C¬ cÊu tæ chøc c¸c phßng ban Theo quyết định số 151/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc chuyển mới mô hình của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình theo dự án hiện đại hóa NHCT, gồm có các phòng ban nghiệp vụ sau: + Phòng kế toán giao dịch + Phòng khách hàng 1 + Phòng khách hàng 2 + Phòng khách hàng cá nhân + Phòng tổ chức hành chính + Phòng tổng hợp và tiếp thị + Phòng tài trợ thương mại + Phòng tiền tệ kho quỹ + Phòng thông tin điện toán + Phòng kế toán tài chính + Phòng kiểm tra nội bộ + Các phòng giao dịch + Các quỹ tiết kiệm / Điểm giao dịch Các phòng ban của chi nhánh có sơ đồ cơ cấu tổ chức điều hành như sau: 2.1.2.2. Chøc n¨ng cña tõng phßng ban a/ Phßng kÕ to¸n giao dÞch. Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hoạch toán kế toán theo qui định của nhà nước và của NHCT Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo qui định của NHNN và của NHCT. Quản lí hệ thống giao dịch trên máy, quản lí quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng sản phẩm của ngân hàng. b/ Phßng kh¸ch hµng 1(doanh nghiÖp lín). Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lí các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT. c/ Phßng kh¸ch hµng 2(doanh nghiÖp võa vµ nhá). Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lí các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT. d/ Phßng kh¸ch hµng c¸ nh©n. Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lí các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT; quản lí hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. e/ Phßng tæ chøc hµnh chÝnh. Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiệncông tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. f/ Phßng tæng hîp vµ tiÕp thÞ. Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện hoạt động báo cáo hàng năm của chi nhánh. g/ Phßng tµi trî th­¬ng m¹i. Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam. h/ Phßng tiÒn tÖ kho quü. Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng quản lí an toàn kho quỹ, quản lí quỹ tiền mặt theo quy định của NHNNvà NHCT; ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. i/ Phßng th«ng tin ®iÖn to¸n. Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. k/ Phßng kÕ to¸n tµi chÝnh. Phòng kế toán tài chính là phòng tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác quản lí tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của NHNN và của NHCT. l/ Phßng kiÓm tra néi bé. Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước và cơ chế quản lí của ngành. 2.1.3. T×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng c«ng th­¬ng BA §×NH 2.1.3.1. B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh n¨m 2003 Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên cùng địa bàn hẹp có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động cạnh tranh hàng ngày về huy động vốn và khách hàng vay vốn. Chi nhánh đã có chính sách khách hàng linh hoạt và thích hợp, đảm bảo giữ vững được khách hàng truyền thống và nâng cao chất lượng trong công tác đàu tư vốn, tiết kiệm chi phí. Do vậy, kết quả kinh doanh năm 2003 đạt hiệu quả khả quan. - Doanh thu năm 2003 đạt: 236.897 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 73.977 triệu VNĐ (+45,4%). - Tổng chi phí: 176.066 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 42.583 triệu VNĐ (+32%). - Lợi nhuận hạch toán: 60.831 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 102,2%. So với kế hoạch NHCTVN giao vượt 76,8%. 2.1.3.2. B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh 2004 Nhờ phát triển đồng bộ có chất lượng về nguồn vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng…, lợi nhuận hạch toán cả năm 2004 đạt 78,157 tỷ đồng, tăng 17,326 tỷ đồng so với năm 2003 (+28,5%), tăng 20,2% so với kế hoạch NHCTVN giao. Năm 2004 Chi nhánh đã được NHCTVN xếp loại là một trong những đơn vị đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc của toàn hệ thống và đề nghị Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng hai. Các hoạt động tự vệ, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đều được cờ đơn vị dẫn đầu của quận Ba Đình. Công tác Công đoàn được đề nghị tặng cờ của Thủ tướng Chính phủ. 2.1.3.3 B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh n¨m 2005 Lợi nhuận đã đạt 90.681 triệu đồng, vượt 5.681 triệu đồng so với kế hoạc được giao, trích lập dự phòng rủi ro 32.899 triệu đồng đủ chỉ tiêu kế hoạch được giao, thu nhập người lao động được tăng lên rõ rệt, tạo đà phân khởi để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2006. 2.2. Thùc tr¹ng tiªu cho vay dïng t¹i chi nh¸nh ng©n hµng c«ng th­¬ng Ba §×nh 2.2.1. §èi t­îng vµ quy tr×nh cho vay tiªu dïng * Đối tượng cho vay tiêu dùng: của ngân hàng là tất cả các cá nhân có năng lực pháp lý và có năng lực hành vi dân sự. Tức là các cá nhân này phải có đủ tư cách thực hiện các giao dịch, có đủ sức khoẻ, độ minh mẫn. Ngân hàng tuyệt đối không cho vay đối với những người ở độ tuổi vị thành niên, đang trong thời gian chấp hành án hoặc mắc bệnh tâm thần. Trong đó, thông thường các khoản cho vay đối với cá nhân đều phải có tài sản đảm bảo mà giá trị của các tài sản này phải tương ứng với giá trị món vay. Và từ khi có công văn chấp nhận cho vay đối với một số đối tượng không có đảm bảo bằng tài sản, thì các cá nhân phải là: - Cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí được hưởng lương trợ cấp và các nguồn thu khác thường xuyên của Nhà nước. - Các cán bộ công nhân viên trong biên chế hợp đồng vô thời hạn hoặc thời hạn dài 5 năm trở lên. * Qui trình cho vay: - Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn + Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ + Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ - Thẩm định các điều kiện vay vốn + Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn + Điều tra, thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn + Kiểm tra xác minh thông tin + Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn + Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt + Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư + Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay - Xác định phương thức cho vay - Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay - Lập tờ trình thẩm định cho vay - Tái thẩm định khoản vay - Trình duyệt khoản vay + Trường hợp không phải qua hội đồng tín dụng cơ sở + Trường hợp phải thông qua hợp đồng cơ sở - Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm. + Soạn thảo nội dung hợp đồng, sổ vay vốn + Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay + Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay + Kiểm tra giấy tờ sau khi kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay + Công chức và đăng ký giao dịch bảo đảm - Giải ngân - Kiểm tra, kiểm soát khoản vay - Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh - Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay - Giải chấp tài sản bảo đảm - Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảm đảm tiền vay 2.2.2. Thùc tr¹ng cho vay tiªu dïng t¹i chi nh¸nh Trước đây ngân hàng này hoạt động theo hướng chuyên doanh mà chức năng chính của hệ thống ngân hàng Công Thương là cho vay đối với các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do đó các cá nhân, hộ gia đình không phải là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng. Nhưng chính vì thế đã tạo ra sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay thì nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày một tăng cao do đó NHCT cũng đã triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng. Do một số yếu tố khách quan và chủ quan mà hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn đang là một sân chơi mới mà các ngân hàng cùng bước vào, những năm gần đây do nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống người dân không ngừng được cải thiện do đó nhu cầu về tiêu dùng ngày một tăng cao đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. NHCT Ba Đình là một chi nhánh của NHCT Việt Nam nên trước năm 1988, ngân hàng cũng chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp. Nhưng hiện nay khi nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường đầy cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng phải chuyển đổi thành các ngân hàng đa năng, và do đó hoạt động cho vay tiêu dùng cũng được thực sự quan tâm, chú trọng phát triển. 2.2.2.1. VÒ d­ nî cho vay tiªu dïng Nhìn một cách tổng quan thì doanh số cho vay và dư nợ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây của NHCT Ba Đình là không ngừng tăng trưởng, kể cả trong từng khoản mục ngắn, trung và dài hạn. Để nhìn nhận rõ hơn tình hình tăng trưởng trong 3 năm gần đây ta xem xét số liệu sau: Bảng 2.1. TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Số tiền So với 2003 Số tiền So với 2004 +/- % +/- % * D/số cho vay 20.261 33.601 13.340 65,84 38.625 4.724 14,05 - Ngắn hạn 13.872 21.741 7.869 56,72 26.127 4.386 20,17 - Trung hạn 5.364 8.670 3.306 61,63 8.913 243 2,8 - Dài hạn 1.025 3.190 2.165 211,22 3.285 95 2,98 * Dư nợ 19.021 23.983 4962 26,09 27.700 3.717 15,5 - Ngắn hạn 13.841 15.164 1.683 12,48 17.753 2.589 17,07 - Trung hạn 5.150 5.639 489 9,5 6.687 1.048 18,58 - Dài hạn 390 3.180 2.790 715,38 3.260 80 2,52 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình CVTD của NHCT Ba Đình từ năm 2003 – 2005) Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt là có sự tăng trưởng vượt bậc từ 20.261 triệu đồng vào cuối năm 2003 lên 33.601 triệu đồng vào cuối năm 2004 tức là tăng 13.340 triệu đồng (+65,84%), và đến cuối năm 2005 thì đã đạt 38.625 triệu đồng tăng 4.724 triệu đồng (+14,05%). Tuy có thấp hơn năm 2004 nhưng tốc độ tăng trưởng như vậy là tương đối cao. Sự giảm sụt này một phần là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động này ngày càng gay gắt, mặt khác có thêm nhiều ngân hàng ra đời nên việc giảm sút về con số tương đối là có thể dự đoán. Ngoài ra ta cũng thấy được dư nợ cho vay tiêu dùng của từng năm cũng tăng một cách đều đặn. Năm 2003 đạt 19.021 triệu đồng so với dư nợ cho vay tiêu dùng đến 31/12/2004 là 23.983 triệu đồng tăng 4.962 triệu đồng (+26,09%), để rồi đạt 27.700 vào cuối năm 2005 tăng +15,5%. Trong đó nếu xét theo thời gian thì các khoản vay cho ngắn, trung và dài hạn chiếm những tỷ lệ rất khác nhau, nó được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CVTD Đơn vị: triệu đồng Qua biểu đồ trên ta thấy rằng hầu hết những khoản cho vay tiêu dùng hiện nay tại chi nhánh là những khoản cho vay ngắn hạn. Nó chiếm những tỷ trọng chủ yếu, ví dụ năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 70,87%. Đến năm 2004, 2005 mặc dù tỷ trọng này đã giảm bớt xuống những nó vẫn ở mức cao tương ứng là 63,23%, và 64,09%. Sở dĩ các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn nhu cầu của họ là tiêu dùng các mua bán các thiết bị gia đình phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày có giá trị nhỏ, không phải là để thực hiện thực hiện các dự án có chi phí lớn như là mua đất , xây sửa nhà cửa, mua ôtô… Vì với những khoản vay lớn thì họ không thể trả trong một thời gian ngắn, và một lý do nữa là ngân hàng vẫn còn hạn chế các khoản vay dài hạn (vì đi kèm theo nó là rủi ro cao hơn trong một thời gian dài, nhất là khi nguồn trả nợ không cùng nguồn với nguồn vay do đó sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố khách quan khác). Xu hướng của những năm này vẫn chủ yếu là gia tăng nguồn cho vay ngắn hạn, tuy nhiên nhìn biểu đồ ta có thể thấy có sự ra tăng rõ rệt của cho vay trong dài hạn. Con số tuyệt đối là tăng từ 390 triệu đồng vào năm 2003 đến 3.260 triệu đồng vào cuối 2005 (+835,89%), qua đó ta cũng thấy được ngân hàng đã chú tâm vào các đối tượng có nhu cầu vay các khoản dài hạn. Nhìn chung thì tổng doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ thời gian vừa qua tăng khá nhanh và ổn định, tuy vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh nhưng tốc độ tăng trưởng cũng thể hiện phần nào tiềm năng của ngân hàng trong lĩnh vực hoạt động này, do đó cần duy trì phát huy hơn nữa trong thời gian tới nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho ngân hàng mình. 2.2.2.2. VÒ nî qu¸ h¹n cho vay tiªu dïng Ta có thể thấy sự tăng trưởng dư nợ CVTD của chi nhánh trong những năm gần đây là khá cao, nhưng nó vẫn chưa nói lên hết chất lượng của các khoản cho vay tiêu dùng này. Một trong những chỉ tiêu phản ánh được điều này là nợ quá hạn. Vì không gì riêng trong hoạt động CVTD mà ngay cả trong các hoạt động cho vay khác thì việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ luôn là vấn đề nóng hổi. Trong thời gian qua thì NHCT Ba Đình đã tiến hành nhiều biện pháp giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và tăng cường thu hồi các khoản nợ khó đòi và cũng đã đạt được những kết quả nhất định, điều này được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.2. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CHO VAY TIÊU DÙNG Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ cho vay 1.717.000 1.894.000 2.816.000 Dư nợ cho vay tiêu dùng 19.021 23.983 27.700 Tỷ lệ dư nợ CVTD/ dư nợ cho vay(%) 1,1 1,27 0,98 Nợ quá hạn từ hoạt động cho vay 6.139 5.904 19.600 Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 751 273 0 + Ngắn hạn 484 202 0 + Trung, dài hạn 267 71 0 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng (%) 3,95 1,14 0 Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD/quá hạn CV(%) 12,2 4,62 0 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình CVTD của NHCT Ba Đình từ năm 2003 – 2005) Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn CVTD qua 3 năm đã có chiều hướng giảm dần. Từ 3,95% năm 2003 xuống còn 1,14% vào năm 2004 và 0% vào năm 2005. Có được điều này là do ngoài những nỗ lực của ngân hàng thì còn phải kể đến quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN trong việc thực hiện phân loại nợ. Từ năm 2005 thì việc phân loại nợ được chia thành 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợi dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Do đó ta có thể hiểu nợ quá hạn bây giờ là từ nhóm 2 đến nhóm 4 trừ mỗi nhóm 1. Trong đó nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn) gồm: + Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. + Là khoản nợ mà trong trường hợp khác hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn theo thời gian đã cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1. Do có thêm điều này mà một số khoản nợ quá hạn nhưng đã trả dần đầy đủ và được đánh giá vào nhóm nợ đạt tiêu chuẩn chứ không phải là nợ quá hạn, nó cũng giải thích phần nào năm 2005 hoạt động cho vay tiêu dùng không có nợ quá hạn. Ngoài ra ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn CVTD so với nợ quá hạn từ hoạt động cho vay chiếm tới 12,2% trong khi đó dư nợ CVTD chỉ chiếm 1,1% tổng dư nợ điều này nói lên rằng chất lượng chất lượng cho vay tiêu dùng năm 2003 là thấp. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, thu hồi xử lý nợ đọng và nợ khó đòi thì đến năm 2004 nợ quá hạn CVTD chiếm 4,62% tổng nợ quá hạn trong khi dư nợ CVTD chiếm1,27% tổng dư nợ tức là chất lượng các khoản vay đã được nâng cao hơn. Nhưng đến năm 2005 thì không còn nợ quá hạn nữa mà chỉ có các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, điều này chứng tỏ rằng chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng đã được cải thiện đến mức không ngờ. Qua bảng số liệu thì nợ quá hạn của các khoản vay trung và dài hạn không nhiều, mà chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn, một phần lý do là tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36472.doc
Tài liệu liên quan